Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

HUY ĐỘNG NGUỒN lực xã hội TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG tại HUYỆN mộc CHÂU TỈNH sơn LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.51 KB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HOÀNG XUÂN PHƯƠNG

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN MỘC CHÂU TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, NĂM 2020
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HOÀNG XUÂN PHƯƠNG

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN MỘC CHÂU TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã ngành: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phó Đức Hòa

2



HÀ NỘI, NĂM 2020

3


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài:

1.1 Ngày nay, du lịch đã là một nhu cầu cần thiết trông đời sống văn hóa –
xã hội của mọi người dân. Du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, là
ngành kinh tế chính của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là một ngành dịch
vụ quan trọng của nền kinh tế và là xu hướng phát triển kinh tế chung của thế
giới hướng tới các ngành dịch vụ.
Ở Việt Nam những năm qua, ngành du lịch đã có những đóng góp đáng
kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, việc huy động nguồn lực để
phát triển du lịch, lựa chọn phương hướng phát triển du lịch phù hợp với tiềm
năng tạo ra các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh để thu hút khách du lịch
là hết sức cần thiết và cấp bách. Trong đó, du lịch cộng đồng là một trong những
loại hình du lịch được ưu tiên phát triển để hướng tới phát triển du lịch xanh,
sạch và bền vững.
Đây là loại hình du lịch mang tính bền vững, mang lại lợi ích kinh tế
cho cộng đồng địa phương vừa bảo vệ môi trường cũng như giữ gìn yếu tố
văn hóa địa phương, đồng thời cung cấp cho du khách những trải nghiệm
mới qua đó góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Mục đích chính của du lịch cộng đồng là tạo điều kiện cho mọi

thành viên trong cộng đồng, dân cư bản địa được tham gia vào hoạt động
du lịch, gắn hoạt động du lịch với phát triển kinh tế và đời sống của người
dân, tạo công ăn việc làm, gia tăng thu nhập, nâng cao đời sống của cộng
đồng dân cư địa phương nhằm xóa đói giảm nghèo; hoạt động du lịch cũng
nâng cao ý thức của người dân về công tác bảo tồn, giữ gìn những giá trị
văn hóa và cảnh quan tự nhiên của vùng. Phát triển du lịch cộng đồng đang
nắm giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của các
4


quốc gia với mục tiêu mang lại lợi ích chung cho cộng đồng địa phương,
đặc biệt cho cộng đồng các làng quê xa xôi ở nông thôn, vùng núi, hải đảo.
1.2 Khu du lịch quốc gia huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La từ lâu là một
điểm đến du lịch lý tưởng cho mọi du khách, cả khách du lịch nội địa và
khách du lịch quốc tế. Trong những năm vừa qua, nhờ vào giá trị nguồn tài
nguyên du lịch phong phú và đa dạng, cả về tài nguyên tự nhiên và nhân văn,
hoạt động du lịch tại Khu du lịch quốc gia huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La cũng
có được những thuận lợi nhất định; tuy nhiên, bên cạnh đó, điểm đến này
cũng tồn tại một số khó khăn, làm hạn chế không nhỏ tới sự phát triển du lịch
tại đây. Do đó, việc nghiên cứu huy động nguồn lực để phát triển du lịch cộng
đồng tại huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La sẽ tìm ra những giải pháp nhằm thúc
đẩy Khu du lịch quốc gia Mộc Châu phát triển hơn nữa, tạo thành điểm nhấn
trong phát triển du lịch tỉnh Sơn La nói riêng và phát triển du lịch Việt Nam
nói chung.
1.3 Với mong muốn đó đã thúc đẩy tôi thực hiện đề tài: “Huy động
nguồn lực xã hội trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu
tỉnh Sơn La” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
Mục đích nghiên cứu:

2.


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn nghiên cứu thực trạng huy
động nguồn lực xã hội trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu
tỉnh Sơn La, đề xuất biện pháp thu hút nguồn lực xã hội để phát triển du lịch
cộng đồng.
3.
3.1

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu
Nguồn lực xã hội sử dụng trong đầu tư du lịch cộng đồng

3.2

Đối tượng nghiên cứu
5


Biện pháp huy động nguồn lực xã hội trong phát triển du lịch cộng đồng
tại huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La.
4.

Giả thuyết khoa học

Nguồn lực sử dụng cho phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu
tỉnh Sơn La chủ yếu là nguồn lực của chính phủ. Nguồn lực xã hội huy động
cho phát triển du lịch cộng đồng chưa nhiều và chưa hiệu quả. Nêu đề xuất các
biện pháp huy động được nhiều nguồn lực xã hội cho phát triển du lịch cộng
đồng thì ngành du lịch địa phương sẽ phát triển hơn và kinh tế địa phương sẽ

phát triển bền vững hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Lý luận huy động nguồn lực xã hội cho phất triển du lịch cộng
đồng
5.2 Thực trạng về huy động nguồn lực xã hội cho phát triển du lịch
cộng đồng tại huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La.
5.3 Đề xuất các biện pháp huy động nguồn lực xã hội phát triển du
lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn địa bàn : Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu trên địa bàn
huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La
6.2 Giới hạn khách thể khảo sát: Số lượng 112 người bao gồm cán bộ
và cộng đồng dân cư làm du lịch tại khu du lịch Mộc Châu tỉnh Sơn La.
6.3 Thời gian tiến hành : Từ tháng 05/2019 – 02/2020
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp tìm kiếm tài liệu
6


- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp quy nạp và diễn dịch
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp tổng kết
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê, mô tả

8. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực xã hội trong phát
triển du lịch cộng đồng.
Chương 2: Thực trạng huy động nguồn lực xã hội trong phát triển du
lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La.
Chương 3: Biện pháp huy động nguồn lực xã hội trong phát triển du
lịch cộng đồng tại huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La.

7


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÃ HỘI TRONG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Tổng

quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Trên thế giới
Huy động nguồn lực xã hội trong phát triển du lịch cộng đồng là vấn
đề được nhiều tác giả trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu, tiếp
cận dưới nhiều góc độ khác nhau, ở các phạm vi, địa bàn khác nhau. Trong
thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng có liên quan, tiêu biểu có
thể kể đến như:
Tác giả Sue Beeton (2006) với Community Development through
Tourism (Landlinks) đã cung cấp hệ thống lý thuyết cơ bản về du lịch và các
vấn đề liên quan đến cộng đồng trong việc phát triển du lịch do vậy cuốn sách
này được xem là tài liệu vô cùng cần thiết cho các nghiên cứu về du lịch cộng
đồng. Tác giả phân tích sự phát triển của cộng đồng địa phương thông qua
việc kết hợp hiệu quả giữa quy hoạch cộng đồng, lập kế hoạch kinh doanh và

quy hoạch du lịch. Từ đó đưa ra những lý thuyết xác đáng nhất về du lịch và
hoạt động kinh doanh nhằm chuyển từ khâu lập kế hoạch chiến lược sang trao
quyền cho người dân tạo điều kiện để họ tham gia vào hoạt động du lịch.
Khi nghiên cứu về thái độ tham gia du lịch cộng đồng thì tác giả
Jamal, T.B & Getz, D. (1995) trong Collaboration Theory and Community
Tourism Planning (Annals of Tourism Research) đã chỉ ra rằng ý kiến của
người dân về việc phát triển du lịch trong một cộng đồng địa phương phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như là mức độ phát triển du lịch của địa
8


phương đó, sự nhận thức của người dân về lợi ích và tính bền vững của điểm
đến nói chung.
Nhóm tác giả Tosun, C. and Timothy, D. (2003) với Arguments for
Community Participation in the Tourism Development Process (Journal of
Tourism Studies) đã đưa ra mô hình chuẩn để quy hoạch du lịch cộng đồng
bằng việc kết hợp ba chiến lược - viết tắt là “PIC” (Planning, Incremental,
Collaborative), tuy nhiên nhóm tác giả cũng nhấn mạnh mô hình này không
dùng để thay thế cho phương thức lập kế hoạch theo kiểu truyền thống mà nên
ứng dụng trong một bối cảnh rộng hơn giúp các bước lập kế hoạch diễn ra một
cách hợp lý, toàn diện. Thêm vào đó, nhóm tác giả cũng khẳng định những
nguyên tắc của mô hình sẽ đem lại hiệu quả hơn khi các thành viên trong cộng
đồng được phép và được khuyến khích tham gia vào việc quy hoạch phát triển
du lịch, sự cộng tác diễn ra và hoạt động du lịch phát triển theo chiều hướng
tích cực.
Nhóm tác giả Shalini Singh, Dallen J. Timothy & Ross K. Dowling
(2003) với Tourism in Destination Communities (CABI) thì đề cập đến những
tác động của 5 hoạt động du lịch lên ba khía cạnh của điểm đến bao gồm môi
trường tự nhiên, văn hóa – xã hội và kinh tế trong đó trình bày mối quan hệ
giữa du lịch với cộng đồng điểm đến – khái niệm cộng đồng điểm đến đã

được làm rõ trong nghiên cứu này. Ngoài ra, tác giả cũng nhấn mạnh những
tác động của du lịch lên cộng đồng điểm đến từ đó chỉ ra những cơ hội và
thách thức đối với cộng đồng điểm đến trong phát triển du lịch. Dựa trên
những tác động tích cực và tiêu cực của du lịch, đề tài xây dựng bảng câu hỏi
khảo sát người dân nhằm tìm hiểu nhận thức của người dân và mức độ ủng hộ
của họ đối với việc phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Tuy nhiên,
để quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng có định hướng và mang tính lâu dài
thì không hề đơn giản, vướng mắc ở đây chính là những mâu thuẫn nảy sinh
trong chính cộng đồng địa phương hay với người bên ngoài, do đó tác giả
9


Rocharungsat Pimrawee (2005) đã phân tích một cách cặn kẽ, rõ ràng hơn về
khái niệm du lịch cộng đồng, tìm ra những quan điểm khác nhau của các bên
tham gia trong hoạt động du lịch cộng đồng dựa trên Thuyết các Bên Liên
quan và Thuyết Đại diện Xã hội nhằm phát triển du lịch cộng đồng thành công
hơn trong tương lai, đặc biệt đối với các nước đang phát triển qua công trình
Communitybased Tourism: Perspectives and Future Possibilities (Luận án tiến
sỹ, trường Đại học James Cook, Úc).
Từ góc độ lý thuyết để đi vào vận dụng thực tiễn tác giả Etsuko
Okazaki (2008), Đại học Kobe, Nhật Bản (Kobe university) đã xuất bản công
trình nghiên cứu A Community-based Tourism Model: Its conception and Use
với đề xuất mô hình du lịch dựa vào cộng đồng trên cơ sở tổng hợp hệ thống
lý luận cơ bản về cộng đồng, sự tham gia của cộng đồng, du lịch dựa vào cộng
đồng, và đặc biệt tác giả đề cập đến lý thuyết Vốn xã hội trong nghiên cứu của
mình từ đó áp dụng mô hình lý thuyết vào tình huống thực tế ở Palawan,
Philippine.
Mặc dù cũng nghiên cứu về du lịch cộng đồng nhưng tác giả
Liedewij van Breugel (2013) lại tập trung nghiên cứu sâu hơn về sự tham gia
của các thành viên cộng đồng vào dự án du lịch, phân tích mối quan hệ giữa

sự tham gia với sự hài lòng của cộng đồng thông qua kết quả hoạt động du
lịch trong đó nghiên cứu tình huống với cộng đồng Mae La Na và Koh Yao
Noi ở Thái Lan (Community-based 6 Tourism: Local Participation and
Perceived Impacts, a Comparative Study between two Communities in
Thailand). Như vậy, việc nghiên cứu trường hợp điển hình về phát triển du
lịch cộng đồng ở các nước đang phát triển, trong đó đối tượng cộng đồng là
đồng bào dân tộc thiểu số giúp tác giả có cái nhìn bao quát hơn về đề tài
nghiên cứu và có cách tiếp cận phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
Trong khi đó, tác giả Phạm Hồng Long (2012) với Local Residents’
Perceptions of Tourism Impacts and Their Support for Tourim Development:
10


the Case of Ha Long Bay, Quảng Ninh, Việt Nam (Luận án tiến sỹ, trường đại
học Rikkyo, Nhật Bản) đã dựa trên Thuyết trao đổi xã hội để giải thích và xây
dựng mô hình về nhận thức và thái độ của người dân địa phương đối với việc
phát triển du lịch từ đó khẳng định nhận thức của người dân về tác động của
du lịch và thái độ của họ đối với việc phát triển du lịch là yếu tố cơ bản quyết
định sự thành công và bền vững của hoạt động du lịch: nghiên cứu trường hợp
vịnh Hạ Long, Việt Nam.
Tác giả Sotear Ellis (2011) cho rằng phát triển du lịch bền vững thông
qua mô hình du lịch cộng đồng thường gặp phải thách thức bởi vấn đề nhận
thức của các bên liên quan. Sự hiểu biết về mặt lý thuyết của các bên liên
quan đối với loại hình du lịch cộng đồng bị ảnh hưởng bởi sự am hiểu, diễn
giải của số đông các nhà nghiên cứu mà trong đó phải kể đến là vô vàn các
khái niệm, thuật ngữ trong tài liệu học thuật. Tác giả nghiên cứu hai nhóm liên
quan chính trong việc triển khai thực tế mô hình du lịch cộng đồng gồm nhóm
bên trong (Internal: NGOs, Supranational agencies, Acamendia, Government
(national), Industry (global)) và nhóm bên ngoài (External: NGOs (onsite),
Tourists (onsite), Industry (local), Community, Government (local)); nhận

thức về du lịch cộng đồng của nhóm bên ngoài thì gây ra thách thức về mặt lý
thuyết trong khi đó nhóm bên trong thì gây ra thách thức về mặt thực hành bởi
phụ thuộc vào đặc điểm riêng biệt về điều kiện tự nhiên cũng như bản sắc văn
hóa của mỗi cộng đồng. Từ những thách thức đó, tác giả rút ra các tác động
của 02 bên liên quan đối với du lịch cộng đồng và đề xuất mô hình phù hợp để
triển khai du lịch cộng đồng thông qua việc khắc phục những thách thức đã
nêu, nghiên cứu tình huống tại hai địa điểm ở Campuchia với Community
based Tourism in Cambodia: Exploring the Role of Community for Successful
Implementation in 7 Least Developed Countries (Luận án tiến sỹ, trường đại
học Edith Cowan, Australia). Với Community-based Tourism Standard
Handbook (Thailand: REST project, 2013) của tác giả Potjana Suansri thì
11


được xem là tài liệu hướng dẫn chuẩn để quy hoạch, phát triển du lịch cộng
đồng cho các quốc gia thuộc khu vực ASEAN trong đó Thái Lan được chọn
làm mô hình mẫu. Tài liệu này hướng dẫn chi tiết từng bước chuẩn bị và thực
hiện để phát triển du lịch cộng đồng cho một địa phương nhằm cải thiện chất
lượng dịch vụ, đáp ứng những tiêu chuẩn bền vững và tăng khả năng tiếp cận
thị trường trong phát triển du lịch có trách nhiệm
Bên cạnh đó, tác giả Jane L. Brass và các cộng sự (1996) đã xuất bản
cuốn cẩm nang hướng dẫn về việc quy hoạch, phát triển và đánh giá du lịch
cộng đồng thông qua Community Tourism Assessment Handbook (Oregon
State University). Cuốn cẩm nang này được xây dựng dành cho các thành viên
trong cộng đồng sử dụng, gần gũi với thực tế và được xem như là cuốn tài liệu
“cầm tay chỉ việc” cho bất cứ một cộng đồng nào muốn phát triển du lịch
cộng đồng với chín thành tố cơ bản đồng thời cũng là chín bước trong quy
trình phát triển du lịch cộng đồng gồm tổ chức cộng đồng; dữ liệu về tình hình
kinh tế và khách du lịch đến địa phương; khảo sát thái độ của người dân; thiết
lập sứ mạng và mục tiêu của việc phát triển du lịch cộng đồng; nghiên cứu và

lập kế hoạch marketing du lịch cộng đồng; kiểm kê, đánh giá tài nguyên du
lịch và cơ sở hạ tầng của địa phương; chọn lựa và sắp xếp thứ tự ưu tiên thực
hiện từng hạng mục trong dự án, phác thảo sơ bộ dự án: doanh thu, chi phí và
phân tích tác động của du lịch cộng đồng bao gồm lợi ích và chi phí về ba mặt
kinh tế, xã hội và môi trường.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu có liên quan, tất cả đều đi sâu
vào nghiên cứu du lịch cộng đồng và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.
Các đề tài nghiên cứu đã chỉ ra điểm thuận lợi cũng như khó khăn trong phát
triển du lịch cộng đồng thông qua việc nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch
của điểm đến gắn với yếu tố cộng đồng địa phương; nghiên cứu tác động nhận
thức, thái độ của cộng đồng đối với việc phát triển du lịch hoặc nghiên cứu sự
tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động chủ yếu đồng bào dân tộc
12


thiểu số và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn từ đó đưa ra những giải
pháp phát triển du lịch cộng đồng.
1.1.2 Tại Việt Nam
Các nghiên cứu của các tác giả ở Việt Nam, tiêu biểu như: tác giả
Nguyễn Thị Hường (2011) đã nghiên cứu Du lịch cộng đồng miền núi phía
Bắc Việt Nam (nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai
và bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình) trong luận văn thạc sỹ ngành
Dân tộc học. Tác giả nhấn mạnh giá trị văn hóa tộc người trong việc khai thác
du lịch, tác động của du lịch cộng đồng đối với hoạt động kinh tế, văn hóa xã
hội và môi trường tại hai địa phương đồng thời phân tích rõ phản ứng và sự
thích ứng của người dân địa phương trước trào lưu phát triển du lịch cộng
đồng;
Tác giả Nguyễn Thị Thu Nhàn (2010) đã nghiên cứu Phát triển du lịch
gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sapa theo hướng phát triển bền vững
trong Luận văn thạc sỹ ngành Du lịch học. Ở đây, tác giả hệ thống hóa cơ sở

lý thuyết về du lịch, dân tộc thiểu số và phát triển bền vững từ đó phân tích
thực trạng phát triển du lịch ở Sapa để đưa ra các giải pháp phát triển du lịch
Sapa gắn với đồng bào dân tộc thiểu số. Nhìn chung, một số địa phương khu
vực phía Bắc đã khai thác thành công loại hình du lịch cộng đồng trong đó
nhấn mạnh giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số cho nên các đề tài
nghiên cứu về du lịch cộng đồng ở những địa phương này chủ yếu đi vào phân
tích thực trạng phát triển DLCĐ, chỉ ra được những mặt được và hạn chế của
các mô hình trên cơ sở đó giúp đề tài nghiên cứu đưa ra các giải pháp phù hợp
với địa phương và rút kinh nghiệm từ những mô hình trước.
Tác giả Phạm Trung Lương và cộng sự (2002) đã nghiên cứu nhấn
mạnh vào sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường du lịch, ở
đây nêu rõ quyền và nghĩa vụ của từng thành phần tham gia để đưa ra một mô
hình cụ thể áp dụng cho đảo Cát Bà – Hải Phòng với đề tài nghiên cứu khoa
13


học cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia
của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà – Hải
Phòng.
Mặc dù cũng nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng gắn với đồng
bào dân tộc thiểu số Thái và Mường nhưng trong đề tài Nghiên cứu phát triển
du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa của
tác giả Vũ Văn Cường (2012), phạm vi nghiên cứu là khu bảo tồn thiên nhiên
Pù Luông, mặt khác nơi đây đã đi vào khai thác loại hình du lịch cộng đồng
với sự tham gia của hầu hết các hộ dân sinh sống trong vùng lõi khu bảo tồn,
hàng năm tiếp đón, phục vụ gần 90% là khách quốc tế.
Còn với đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù
lao Ông Hổ, An Giang (2014) tác giả Phạm Xuân An đã phân tích hiện trạng
hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ bao gồm cơ cấu tổ
chức quản lý, quy hoạch, các dịch vụ DLCĐ, đặc điểm nguồn khách. Đặc biệt,

tác giả đã phân tích sự tham gia của các bên liên quan vào hoạt động du lịch
dựa vào cộng đồng tại địa phương bao gồm CĐĐP, khách du lịch, công ty du
lịch, chính quyền địa phương và các tổ chức cá nhân trong khi đó luận văn
tiếp cận và phân tích 04 bên tham gia chủ yếu vào du lịch cộng đồng tại địa
bàn nghiên cứu gồm CĐĐP, khách du lịch, chính quyền địa phương và thành
phần tư nhân.
Ngoài ra, cùng nằm trong khu vực Tây Nguyên, có điều kiện tự nhiên
tương đồng và tài nguyên du lịch văn hóa gắn với đồng bào dân tộc thiểu số,
huyện Buôn Đôn tỉnh Đắk Lắk đã trở thành điểm đến được nhiều du khách
biết đến tuy nhiên việc khai thác loại hình du lịch cộng đồng chưa thực sự
hiệu quả do vậy tác giả Nguyễn Thị Mai (2013) với Phát triển du lịch cộng
đồng ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sỹ ngành Du lịch học
đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng; phân tích, đánh giá thực
trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk bằng ma
14


trận SWOT để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển loại hình du lịch này cho
địa phương; tuy nhiên đối với đề tài luận văn trước hết là nghiên cứu và phân
tích kỹ lưỡng điều kiện phát triển DLCĐ địa phương, sự tham gia của 04 bên
liên quan, đặc biệt là cộng đồng địa phương sau đó phân tích ma trận SWOT
để đưa ra các giải pháp phát triển DLCĐ trong đó đề xuất mô hình DLCĐ gắn
với điều kiện tự nhiên, văn hóa cũng như nhu cầu và mong muốn của người
dân địa phương.
Tóm lại, đối với những công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng ở
trong nước, các tác giả đã nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch của điểm
đến một cách kỹ lưỡng đồng thời phân tích thực trạng hoạt động du lịch cộng
đồng tại mỗi địa phương, nhất là sự tham gia của người dân vào hoạt động du
lịch thông qua việc điều tra bằng bảng hỏi. Thêm vào đó, các công trình
nghiên cứu cũng đi vào phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn hoặc

điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mỗi địa phương trong việc
phát triển du lịch cộng đồng từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch
cộng đồng địa phương. Cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu
về “Huy động nguồn lực xã hội trong phát triển du lịch cộng đồng tại
huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La” . Vì vậy đây là công trình nghiên cứu độc lập
của tác giả dựa trên việc tiếp cận lý luận của các công trình đi trước.
Các khái niệm cơ bản:

1.2.

1.2.1 Cộng đồng
“Cộng đồng – một khái niệm lý thuyết cũng như thực hành xuất hiện
vào những năm 1940 tại các nước thuộc địa của Anh. Năm 1950, Liên hiệp
quốc công nhận khái niệm phát triển cộng đồng và khuyến khích các quốc gia
sử dụng khái niệm này như một công cụ để thực hiện các chương trình viện
trợ quy mô lớn về kĩ thuật, phương pháp và tài chính vào tập kỷ 50 – 60.

15


Trước hết, quan điểm về cộng đồng đề cập đến các yếu tố con người với
phạm vi địa lý, mối quan hệ và mục đích chung trong phát triển và bảo tồn
cộng đồng đó. Theo Keith và Ary, 1998 thì “Cộng đồng là một nhóm người,
thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng
một nhóm. Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết
thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp
chính trị”
Như vậy, mặc dù các cộng đồng có thể có nhiều cái chung, nhưng sẽ trở
nên phức tạp nếu cho rằng họ là một nhóm đồng nhất. Các cộng đồng có thể
bao gồm nhiều nhóm riêng như nông dân và thị dân, người giàu và ngườ

nghèo, người định cư lâu và người mới định cư... Các nhóm quyền lợi khác
nhau trong một cộng đồng dường như bị các thay đổi liên quan đến du lịch tác
động đến một cách khác nhau. Các nhóm ấy phản ứng trước những thay đổi
đó như thế nào phụ thuộc vào mối quan hệ họ hàng, tôn giáo, chính trị và các
mối ràng buộc mạnh mẽ đã được phát triển giữa các thành viên qua nhiều thế
hệ. Tùy thuộc vào một vấn đề, một cộng đồng có thể đoàn kết hay chia rẽ về
tư tưởng hay hành động (United Nation Food and Agriculture Organisation,
1990).
Khái niệm Cộng đồng (community) là một trong những khái niệm xã
hội học. Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng được sử dụng một cách
tương đối rộng rãi, để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khác
nhau về quy mô, đặc tính xã hội. Từ những khối tập hợp người, các liên minh
rộng lớn như cộng đồng châu Âu, cộng đồng các nước Ả Rập,... đến một
hạng/kiểu xã hội, căn cứ vào đặc tính tương đồng về sắc tộc, chủng tộc hay
tôn giáo,... như cộng đồng người Do Thái, cộng đồng người da đen tại
Chicago. Nhỏ hơn nữa, danh từ cộng đồng được sử dụng cho các đơn vị xã
hội cơ bản là gia đình, làng hay một nhóm xã hội nào đó có những đặc tính xã

16


hội chung về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thân phận xã hội như nhóm
những người lái xa taxi, nhóm người khiếm thị,..
Khái niệm cộng đồng bao gồm các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức
chặt chẽ cho đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt chẽ, là một nhóm xã hội có lúc
khá phân tán, được liên kết bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời,
dài hay ngắn như phong trào quần chúng, công chúng, khán giả, đám đông,...
Bên cạnh đó, còn có một cách nhìn nhận khác, coi cộng đồng như một
đặc thù chỉ có ở nền văn minh con người, ở đó con người hợp tác với nhau
nhờ những lợi ích chung

Tại Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm phát triển cộng đồng được giới
thiệu vào giữa những năm 1950 thông qua một số hoạt động phát triển cộng
đồng tại các tỉnh phía nam, trong lĩnh vực giáo dục. Từ ngành giáo dục, phát
triển cộng đồng chuyển sang lĩnh vực công tác xã hội. Đến những năm 1960,
1970, hoạt động phát triển cộng đồng được đẩy mạnh thông qua các chương
trình phát triển nông thôn của sinh viên hay của phong trào Phật giáo.
Từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước cho đến nay, phát triển cộng đồng được
biết đến một cách rộng rãi hơn thông qua các chương trình viện trợ phát triển
của nước ngoài tại Việt Nam, có sự tham gia của người dân tại cộng đồng như
một nhân tố quyết định để chương trình đạt được hiệu quả bền vững. Các
đường lối và phương pháp cơ bản về phát triển cộng đồng đã được triển khai
trên thực tiễn ở Việt Nam, bằng các nhân sự trong nước với cả những thành
công và thất bại.
Như vậy, “Cộng đồng là tập thể người sống trong cùng một khu vực, một
tình hoặc một quốc gia và được xem như một khối thống nhất”; “Cộng đồng
là một nhóm người có cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng loại hình nghề
nghiệp, hoặc cùng mối quan tâm”; “Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ,

17


hoặc có tài nguyên chung, hoặc có tình trạng tương tự nhau về một số khía
cạnh nào đó””. (Võ Quế, Du lịch cộng đồng –lý thuyết và vận dụng,tr.12)
1.2.2 Huy động nguồn lực cộng đồng
“Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ
thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị
trường… ở trong và ngoài nước có thể được khai thác để phục vụ cho sự phát
triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định”. (Sách giáo khoa Địa lí 10, NXB Giáo
dục Viêt Nam, tr 102).


Huy động nguồn lực là một hoạt động nhằm điều chuyển hoặc kêu gọi
toàn bộ các nguồn lực từ vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản,
nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường… cả bên trong và
bên ngoài có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển của một
vùng hoặc lãnh thổ nhất định.
Huy động nguồn lực cộng đồng là một hoạt động nhằm điều chuyển
hoặc kêu gọi toàn bộ các nguồn lực từ trong cộng đồng có thể được khai thác
nhằm phục vụ cho việc phát triển của một vùng hoặc lãnh thổ nhất định.
1.2.3 Phát triển du lịch cộng đồng
Theo khái niệm trong tiêu chuẩn của ASEAN về du lịch cộng đồng, về
mặt quốc tế, kinh tế du lịch chủ yếu dựa vào doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các
doanh nghiệp này cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch tới tham
quan. Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch tìm kiếm cơ hội trao quyền
cho cộng đồng trong việc quản lý mức độ tăng trưởng của du lịch và đạt được
những mục tiêu có liên quan tới phúc lợi và phát triển bền vững về kinh tế, xã
hội và môi trường. Vì thế, du lịch cộng đồng không chỉ bao gồm mối quan hệ
đối tác giữa doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương để phân bổ lợi ích
cho cả hai bên, mà còn bao gồm cả việc cộng đồng giúp đỡ doanh nghiệp du
lịch và ngược lại, doanh nghiệp cũng hỗ trợ cộng đồng phát triển để cải thiện
18


phúc lợi tập thể. Như vậy, du lịch cộng đồng sẽ trao quyền cho cộng đồng địa
phương để xác định và đảm bảo tương lai của nền kinh tế, xã hội tại địa
phương thông qua các hoạt động có thu phí dịch vụ và thường là việc tổ chức
trình diễn, kỷ niệm các truyền thống, phong tục và lối sống tại địa phương;
bảo tồn các nguồn lực tự nhiên và văn hóa; nuôi dưỡng sự tương tác công
bằng, có lợi giữa cộng đồng chủ và khách. Du lịch cộng đồng cũng phục vụ
các thị trường tiềm ẩn ví dụ như du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa, du lịch
sinh thái, du lịch nông thôn, hướng tới các sản phẩm và dịch vụ địa phương để

phân chia đều các lợi ích kinh tế từ các hoạt động mới nổi trong du lịch.
Từ đó có thể định nghĩa về du lịch cộng đồng: Du lịch cộng đồng được
hiểu là hoạt động du lịch do cộng đồng làm chủ, thực hiện, quản lý hoặc điều
hành tại địa phương. Hoạt động này đóng góp vào phúc lợi của cộng đồng
thông qua việc hỗ trợ sinh kế bền vững và bảo vệ các truyền thống văn hóa-xã
hội có giá trị và các tài nguyên di sản văn hóa. Du lịch cộng đồng mang lại
cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các cộng
đồng địa phương tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch và thu được các
lợi ích kinh tế - xã hội từ các hoạt động du lịch và chịu trách nhiệm bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương.
Nguyên tắc của du lịch cộng đồng:
- Cộng đồng phải tham gia trực tiếp và được trao quyền để đảm bảo
quyền sở hữu và minh bạch trong quản lý;
- Thiết lập mối quan hệ đối tác với các bên liên quan;
- Đạt được những chứng nhận tiêu chuẩn từ các cơ quan ban ngành và
tổ chức có liên quan;
- Cải thiện phúc lợi xã hội và đảm bảo về nhân phẩm;
19


- Đảm bảo sự công bằng và cơ chế phân chia lợi ích minh bạch
- Tăng cường kết nối với nền kinh tế địa phương và khu vực
- Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương;
- Đóng góp vào việc bảo tồn nguồn tài nguyên tự nhiên
- Cải thiện chất lượng trải nghiệm của khách du lịch thông qua việc
tăng cường những hoạt động tương tác có ý nghĩa giữa cộng đồng địa phương
và khách du lịch.
- Tác nghiệp hướng tới việc tự chủ về tài chính
Phát triển du lịch cộng đồng là một loại hình phát triển du lịch do chính
cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích

kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du
khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hóa,...). [ Võ quế, Du
lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng,tr.32].

Phát triển du lịch cộng đồng dựa trên sự tò mò, mong muốn của
khách du lịch để tìm hiểu thêm về cuộc sống hằng ngày của người dân từ các
nền văn hóa khác nhau. Du lịch cộng đồng thường liên kết với người dân
thành thị đến các vùng nông thôn để thường thức cuộc sống tại đó trong một
thời gian nhất định.
1.2.4. Cách thức phát triển du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng thực chất là các loại hình phát triển du lịch bền vững,
có trách nhiệm với tài nguyên môi trường cũng như sự phát triển của cộng
đồng – chủ thể của các hoạt động du lịch và nguồn lợi từ các hoạt động này là
hướng vào cộng đồng. Vì thế, phát triển du lịch cộng đồng thường thực hiện
theo cách thức:
20


- Thừa nhận, ủng hộ và thúc đẩy mối quan hệ sở hữu của cộng đồng về
du lịch.
- Lấy ý kiến của các bên tham gia, tôn trọng ý kiến của cộng đồng, bảo
đảm những kiến nghị của cộng đồng được chuyển đến những người có trách
nhiệm xem xét và giải quyết;
- Ngay từ đầu thu hút, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào tất
cả các lĩnh vực hoạt động du lịch và bảo tồn;
- Phát triển du lịch như một công cụ giúp cộng đồng sử dụng để phát
triển trong khi vẫn duy trì sự đa dạng kinh tế không làm giảm các ngành nghề
truyền thống;
- Tăng cường giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực địa phương;
- Hỗ trợ địa phương trong hoạt động du lịch và phát triển kinh tế - xã

hội
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng;
- Thúc đẩy niềm tự hào của cộng đồng bảo ồn, phát huy các giá trị văn hóa;
- Tăng cường giao lưu văn hóa truyền thống;
- Khai thác, bảo tồn các nguồn lực theo hướng thận trọng, tiết kiệm, bền
vững;
- Giảm tiêu thụ và giảm xả thải;
- Tôn trọng những giá trị văn hóa và phương cách sống của con người;
- Phân chia lợi nhuận một cách công bằng giữa các thành viên của cộng
đồng. Phần lớn nguồn thu từ du lịch dành cho phát triển cộng đồng;
- Hòa nhập quy hoạch phát triển du lịch vào phát triển kinh tế - xã hội
và quy hoạch môi trường;
-Tiếp thị trung thực và có trách nhiệm;
21


- Tăng cường nghiên cứu thống kê, hợp tác phát triển du lịch
1.3. Các nguồn lực xã hội trong phát triển du lịch cộng đồng.
1.3.1 Nguồn lực tài nguyên
Các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, quy hoạch và phát triển tài
nguyên du lịch thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể. Hiện nay,
nhiều di sản vật thể, phi vật thể được nghiên cứu, bảo tồn và được công nhận
là di sản văn hóa các cấp từ Trung ương đến địa phương. Nhiều danh thắng,
tài nguyên thiên nhiên được công nhận là khu bảo tồn và các vườn quốc gia,
đang được quản lý và bảo vệ trên khắp cả nước. Gần 20 di sản thiên nhiên và
văn hóa đã được tổ chức UNESCO công nhận và vinh danh, có những giá trị
tài nguyên đã được phát hiện tại Việt Nam có giá trị đặc biệt, duy nhất trên
phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, ngành Du lịch đã triển khai xây dựng quy
hoạch tổng thể phát triển Du lịch của Việt Nam các giai đoạn 1995 đến 2000,
giai đoạn 2001 đến 2010, và quy hoạch tổng thể đến năm 2020 tầm nhìn đến

năm 2030, trên cơ sở đó, ngành Du lịch đã triển khai xây dựng quy hoạch phát
triển du lịch theo đặc điểm tài nguyên của từng vùng.
1.3.2 Nguồn lực vốn
Ngành Du lịch Việt Nam đã có các cách thức huy động, khai thác và
phát huy nguồn lực vốn thông qua các phương thức cụ thể: tăng cường đầu tư
theo phương thức các chương trình hành động quốc gia, các năm du lịch,
trong đó có việc tập trung đầu tư đồng bộ quy hoạch phát triển, đầu tư cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch và triển khai các hoạt động
xúc tiến quảng bá cho vùng hoặc địa phương theo từng chủ đề; thu hút các
nguồn vốn đầu tư nước ngoài thông qua các nguồn đầu tư trực tiếp FDI, các
nguồn vốn viện trợ phát triển ODA. Nhiều khu du lịch, khách sạn cao cấp,
khu nghỉ dưỡng cao cấp (resorts), nhiều hãng lữ hành quốc tế được đầu tư và
khai thác kinh doanh hiệu quả. Một số thương hiệu du lịch lớn như Accor,
22


Sheraton, Hilton, Prince, Nikko… đến từ các cường quốc về du lịch đã đầu tư
tại Việt Nam, qua đó, diện mạo của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại Việt
Nam đã thay đổi. Nhiều cơ sở kinh doanh du lịch có chất lượng đạt chuẩn
quốc tế được vận hành và dần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của Việt
Nam.
Ngoài ra, phương thức xã hội hóa trong huy động các nguồn lực tài
chính đã được triển khai trong giai đoạn vừa qua; các doanh nghiệp đã chủ
động tham gia đầu tư quy hoạch, phát triển tài nguyên, sản phẩm du lịch của
ngành và địa phương, như trường hợp tỉnh Ninh Bình đã triển khai rất tốt
phương thức này.
1.3.3

Nguồn lực khoa học công nghệ


Trong lĩnh vực du lịch, việc sử dụng công nghệ xanh - sạch phục vụ phát
triển bền vững bắt đầu được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Mô hình
khách sạn xanh đang và sẽ mở rộng trên phạm vi khắp cả nước. Việc sử dụng
công nghệ thông tin trong phát triển du lịch, đặc biệt là việc sử dụng công
nghệ thông tin trong marketing, xúc tiến quảng bá du lịch được sử dụng phổ
biến thông qua các trang thông tin điện tử, các ấn phẩm thông tin du lịch. Bên
cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng e-marketing để tổ chức kinh doanh
và hình thức này đang triển khai rộng rãi ở Việt Nam.
Ngành công nghiệp 4.0 ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động du lịch,
các loại hình liên kết, thông tin liên lạc, mạng xã hội ảnh hưởng đến mục đích
cũng như quyết định đi du lịch của nhiều người. Khách du lịch cũng dễ dàng
hơn trong việc sử dụng dịch vụ, thanh toán dịch vụ, tìm kiếm thông tin du
lịch, chia sẻ các hoạt động du lịch của bản thân với người khác.
1.3.4

Nguồn lực con người

Nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt
bậc cả về số lượng lẫn cơ cấu nguồn nhân lực, tính chuyên nghiệp được nâng
23


cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển ngành. Du lịch Việt Nam đã
được thụ hưởng các nguồn lực từ nhiều quốc gia trên thế giới thông qua
những nguồn vốn viện trợ phát triển cho việc đào tạo nhân lực chất lượng cao
như Nhật Bản, Australia…, đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực như các Dự án
Luxembourg, Dự án EU - ESRT, Dự án của Ngân hàng phát triển châu Á
(ADB)…
Hiện nay, Việt Nam đã có rất nhiều nguồn lực về đào tạo nhân lực phục
vụ cho ngành du lịch cơ bản đó là hệ thống các trường đại học cũng như các

trường nghề tổ chức đào tạo, bên cạnh đó các trường dạy nghề về du lịch cũng
liên kết hợp tác với các doanh nghiệp làm du lịch tổ chức đào tạo tay nghề và
kỹ năng cho nhân viên của cơ sở du lịch. Hoạt động du lịch cộng đồng hiện
nay được cho là xu hướng phát triển bền vững cho người dân ở các vùng nông
thôn, miền núi.
1.3.5 Nguồn lực mềm
Nguồn lực mềm là nguồn lực thuộc về các chính sách ngoại giao hoặc
văn hóa, tiềm năng phát triển tạo nên sức hấp dẫn của bản thân ngành du lịch
đối với khách du lịch trong và ngoài nước cũng như thu hút các nhà đầu tư
tiến hành đầu tư vào du lịch.
Với chính sách ngoại giao rộng mở, Việt Nam tăng cường quan hệ
ngoại giao song và đa phương, thông qua đó để phát triển kinh tế văn hóa.
Việt Nam cũng thực hiện và tăng cường thực hiện các hoạt động ngoại giao
kinh tế và ngoại giao văn hóa, góp phần không nhỏ cho phát triển ngành Du
lịch. Ngành Du lịch Việt Nam, cũng như các địa phương đã coi trọng việc hợp
tác liên kết quốc tế trong phát triển du lịch, đã tham gia Tổ chức Du lịch thế
giới của Liên Hợp quốc vào năm 1981, đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế trên
thế giới về du lịch như: Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA),
Hiệp hội Du lịch các nước Đông Nam Á (ASEANTA) và các tổ chức khác
như: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM).
24


Theo Tổng cục Du lịch, Việt Nam đã ký các hiệp định hợp tác, liên kết
song phương với khoảng 43 quốc gia và có quan hệ hợp tác du lịch với các
nước như Bỉ, Luxemburg, New Zealand…; hợp tác đa phương với các quốc
gia ASEAN, ký thỏa thuận nghề chung ASEAN (MRA). Các địa phương cũng
đã chủ động trong việc hợp tác với các địa phương của các nước trên thế giới.
Ở cấp độ doanh nghiệp, đơn vị, nhiều hãng lữ hành quốc tế và các
khách sạn lớn của Việt Nam đã tham gia và là thành viên của các hiệp hội du

lịch của các quốc gia như: Hiệp hội Lữ hành Nhật Bản (JATA), Hiệp hội Lữ
hành của Hoa Kỳ (ASTA)… Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở
đào tạo du lịch Việt Nam cũng đã chủ động có những hoạt động hợp tác mang
tính riêng biệt, ký kết các hợp đồng hoặc thỏa thuận với các đối tác là doanh
nghiệp, hoặc các địa phương, các cơ sở đào tạo du lịch nước bạn, như
Vietravel đã ký thỏa thuận hợp tác với tỉnh Aichi của Nhật Bản, hợp tác giữa
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế với đối tác vùng Poitou Charentes - Pháp,
hợp tác giữa Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội với các đối tác Luxembourg,
Hungary, Đài Loan… Các doanh nghiệp du lịch chủ động thu hút các nguồn
lực vốn và kinh nghiệm theo phương thức liên doanh, liên kết với các đối tác
nước ngoài hoặc thực hiện phương thức nhượng quyền thương hiệu để triển
khai tổ chức kinh doanh. Bước đầu, nhiều hoạt động liên doanh, liên kết và
nhượng quyền thương hiệu đã thu được hiệu quả nhất định.
Nguồn lực mềm cho ngành du lịch còn tập trung ở lĩnh vực văn hóa,
văn hóa đa dạng của Việt nam là một nét độc đáo hấp dẫn trong con mắt
khách du lịch quốc tế. Nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực, văn hóa đời sống,
sự đa dạng trong từng vùng miền tại Việt nam tạo ra sự đa dạng trong các sản
phẩm du lịch tại địa phương.
Trong thời gian tới, ngành Du lịch Việt Nam cần có những cải thiện để
có thể phát triển du lịch đúng hướng và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế

25


×