Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.06 KB, 5 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong bối cảnh hiện nay: khoa học công nghệ phát triển với một tốc
độ rất nhanh và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nhu cầu của khách
hàng ngày càng đa dạng và có nhiều đòi hỏi cao hơn, áp lực cạnh tranh ngày
càng lớn… Để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi
trường kinh doanh như trên thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải dành được lợi
thế cạnh tranh so với các đối thủ. Một trong những phương pháp giúp doanh
nghiệp dành được lợi thế cạnh tranh là doanh nghiệp phải nghiên cứu và
phát triển được các loại sản phẩm mới.
Hiểu rõ tầm quan trọng của công tác nghiên cứu và phát triển sản
phẩm mới đối với doanh nghiệp, vì vậy mà tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên
cứu và phát triển sản phẩm mới tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội”.
Nội dung chính của đề tài bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan.
Trong chương đầu tiên tác giả đã nghiên cứu một số các công trình
nghiên cứu có liên quan như:
1.

“Phương hướng và biện pháp xây dựng lựa chọn chiến lược sản

phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam hiện nay”–
Luận án tiến sĩ– Tác giả Phạm Văn Minh, Trường đại học Kinh tế Quốc dân.
2.

“Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại Công

ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà” – Luận văn thạc sỹ - Tác giả Phạm Hồng
Quang, Trường đại học Kinh tế Quốc dân (2010).
3.

Tên đề tài: Phát triển sản phẩm mới tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt



may Hòa Thọ – Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Tác giả Trần Thúy
Kiều (2010).
Qua đó, tác giả đã xác định được những vấn đề còn tồn tại đó là các
luận văn ở trên thường chỉ tiếp cận theo hướng tập trung vào vấn đề định


hướng chiến lược sản phẩm từ đó đi vào phân tích các yếu tố ý tưởng, công
nghệ sản xuất, chiến lược marketing để quảng bá sản phẩm mới của mình.
Tuy nhiên tác giả nhận thấy chưa có luận văn nào đi sâu phân tích các yếu tố
về ảnh hưởng của thị trường,mô hình tổ chức và yếu tố con người có ảnh
hưởng như thế nào đối với việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Cho
nên trong luận văn này tác giả sẽ đi sâu khai thác vào khía cạnh đó. Từ đó
xác định được hướng nghiên cứu như sau:
Trước tiên tác giả sẽ hệ thống cơ sở lý luận về nghiên cứu và phát triển
sản phẩm mới làm cơ sở cho việc đánh giá hoạt động nghiên cứu và phát
triển sản phẩm mới tại TĐ VTQĐ. Từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh
hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại Tập đoàn Viễn thông
Quân đội.
Tuy nhiên, Tập đoàn Viễn thông Quân đội là một Tập đoàn kinh tế lớn,
vấn đề nghiên cứu rất phức tạp đòi hỏi cả kiến thức tổng hợp trong nhiều
lĩnh vực bao gồm cả kiến thức về khoa học kỹ thuật và kiến thức về kinh tế
học. Vì vậy trong phạm vi luận văn này tác giả chỉ Tập trung vào lĩnh vực
nghiên cứu và phát triển sản phẩm điện thoại di động mới tại Tập đoàn Viễn
thông Quân đội.
Để thực hiện được các công việc trên tác giả sẽ tiến hành thu thập số
liệu lịch sử trong giai đoạn 2010-2014.
Trên cơ sở các số liệu thu thập được tác giả sẽ tiến hành phần tích số
liệu và so sánh với các chỉ tiêu đánh giá trong phần cơ sở lý luận để thấy
được hiện trạng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của Viettel. Từ đó

tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục nếu có thể.
Chương 2: Cơ sở lý luận về nghiên cứu và phát triển sản phẩm
mới.


Trong chương này tác giả đã khái quát cơ sở lý luận về công tác
nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, điều này thể hiện ở những khía cạnh
sau:
- Làm rõ được thế nào là sản phẩm mới, phân loại sản phẩm mới. Nêu
bật được vai trò của sản phẩm mới đối với sự phát triển của doanh nghiệp
trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.
- Khái quát được công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của
doanh nghiệp bằng cách chỉ rõ các hình thức nghiên cứu và phát triển sản
phẩm mới; tầm quan trọng của nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; quy
trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; các chỉ tiêu phản ánh hoạt
động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; các nhân tố ảnh hưởng đến
nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để tác
giả tiến hành phân tích đánh giá hoạt động nghiên cứu và phát triển sản
phẩm mới tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội trong Chương ba.
- Ngoài ra, trong chương này tác giả cũng tìm hiểu một số kinh nghiệm
thành công trong công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại một số
doanh nghiệp điển hình trên thế giới cũng như Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng hoạt động nghiên cứu và phát triển sản
phẩm mới tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
Trong chương này tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động
nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội
dựa trên cơ sở lý luận đã xây dựng ở chương 2.
- Tác giả giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn
Viễn thông Quân đội, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh.

- Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại Tập đoàn Viễn
thông Quân đội bao gồm tình hình thực hiện các chỉ tiêu đánh giá hoạt động


nghiên cứu và các biện pháp Tập đoàn đã thực hiện về nghiên cứu và phát
triển sản phẩm mới.
- Tác giả đã đánh giá chung hoạt động nghiên cứu và phát triển sản
phẩm mới của Tập đoàn Viễn thông Quân đội bao gồm ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân.
Chương 4: Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát
triển sản phẩm mới tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
Dựa trên định hướng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại TĐ
Viễn thông Quân đội, tác giả đã đưa ra 04 giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt
động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại Tập đoàn. Đồng thời đưa ra
một số kiến nghị với các cơ quản lý nhà nước. Các giải pháp đó là:
-

Tăng cường công tác nghiên cứu, phân tích và dự báo nhu cầu thị
trường.

-

Đầu tư thêm dây chuyền mới.

-

Xây dựng nguồn lực chất lượng cao cho công tác nghiên cứu và phát
triển sản phẩm mới.

-


Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu và
phát triển sản phẩm mới.
Những kiến nghị đề xuất của tác giả đối với cơ quan quản lý nhà nước

đó là:
-

Miễn, giảm thuế xuất nhập khẩu; Tăng cường hợp tác, chuyển giao
công nghệ với các nước tiên tiến;.
Xây dựng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất

thiết bị điện tử viễn thông, công nghệ thông tin.
Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong lĩnh vực công
nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất thiết bị điện từ viễn thông, công nghệ
thông tin.


Trên đây là những kết quả nghiên cứu của tác giả được trình bày trong
luận văn. Tuy vậy, do nội dung nghiên cứu phức tạp và thời gian nghiên cứu
ngắn nên luận văn còn có những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo để luận văn hoàn thiện
hơn và có thể đem lại những đóng góp thực tế cho Tập đoàn Viễn thông
Quân đội trong thời gian tới.



×