Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Sự lan tỏa của làn sóng hallyu và tác động của nó đến nền kinh tế hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.75 KB, 22 trang )

Đề tài: Sự lan tỏa của làn sóng Hallyu và tác động của nó
đến nền kinh tế Hàn Quốc
1. Khái quát chung về làn sóng Hallyu
Thuật ngữ “Hallyu” hay còn gọi là "Làn sóng Hàn Quốc" mới xuất hiện vào cuối thế kỷ
20 đầu thế kỷ 21, được dùng để chỉ hiện tượng văn hóa Hàn Quốc được hâm mộ trên toàn
cầu, đặc biệt tại các nước Đông Á bao gồm cả Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và một
số nước Đông Nam Á.
Hallyu hiện nay đã trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu, song không thể phủ
nhận sự thật rằng nguồn gốc của làn sóng này bắt đầu từ khu vực Châu Á, với trọng tâm
là Trung Quốc và Nhật Bản.
Trước đây người ta được biết đến là gió nóng Hallyu thổi trên lục địa châu Á là các bộ
phim truyền hình. Có thể kể đến những bộ phim “quốc dân” đưa là sóng Hallyu đến với
moi người đó là: Trái tim mùa thu, Bản tình ca mùa đông hay Nàng Dae Jang Geum. Sự
thành công nhanh chóng của phim truyền hình Hàn Quốc kéo theo sự nổi tiếng của phim
nhựa, âm nhạc đại chúng Hàn Quốc (gọi tắt K-pop), Ẩm thực và tiếng Hàn Quốc. Đặc
biệt trong số đó là K-pop. Từ khi văn hóa đại chúng hay chính là âm nhạc đại chúng Hàn
Quốc và phim truyền hình theo xu hướng phát triển nhanh chóng từ nửa cuối những năm
1990 và mở rộng sang toàn bộ các khu vực như Việt Nam, Singapore, Hồng Kông, Thái
Lan, Indonesia chứ không chỉ giới hạn ở Trung Quốc, Nhật Bản, đồng thời đón nhận
được sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp, Hallyu đã liên tục được mở rộng thành văn


hóa Hàn Quốc, con người Hàn Quốc, đất nước Hàn Quốc và trở thành một hiện tượng
văn hóa có vị trí vững chắc.
Đặc biệt, hiện nay âm nhạc đại chúng của Hàn Quốc đã thu hút được sự quan tâm của
khán giả trên toàn thế giới trong đó cá cả các quốc gia ở Trung Nam Mỹ, Châu Phi và
Trung Đông.
Làn sóng Hallyu nhanh chóng lan rộng nhờ sự phát tiển nhanh chóng của công nghệ kỹ
thuật số và truyền thông. Những rào cản, ranh giới khu vực đã dễ dàng hơn. Cùng với sự
nổi tiếng của nền văn hóa nhạc Pop mà cũng có nhiều fan hâm mộ, phóng viên báo chí
nước ngoài tập trung đưa tin về Hàn Quốc và sự phát triển cũng tăng lên rất nhiều.


Các thương hiệu quốc gia Hàn Quốc cũng đươc thay đổi rất nhiều nhờ làn sóng Hallyu ,
trong đó phải kể đến những doanh nghiệp lớn như Samsung, Huyndai… Có thể nói rằng
sự xuất hiện của các ngôi sao Hallyu trong các quảng cáo góp phần không nhỏ vào việc
tăng doanh số bán hàng, tạo hiệu quả tích cức trong nghành kinh tế nước nhà.
Bên cạnh đó làn sóng Hallyu cũng góp phần không nhỏ trong việc phát triển du lịch ở đất
nước xinh đẹp này. Không chỉ yêu thích phong cảnh mà du khách còn yêu thích nền văn
hóa nên chắc chắn sẽ dành mức độ quan tâm tăng cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc
du lịch Hàn quốc cũng sẽ đón tiếp niều lượt du khách hơn nữa.
2. Nền âm nhạc và điện ảnh Hàn quốc đã được "toàn cầu hóa" như thế nào
2.1 Mức độ phổ biến của làn sóng Hallyu


[Cơn sốt phim truyền hình Hàn Quốc trên toàn châu Á]

Bộ phim truyền hình nổi tiếng "Bản tình ca mùa đông" lần đầu tiên được phát sóng tại
Hàn Quốc vào tháng 1 năm 2002. Sau đó, vào tháng 4 cùng năm, phim được xuất khẩu
sang Đài Loan rồi tiếp đó là Hồng Kông, Singapore và Nhật Bản, châm ngòi cho một
“cơn sốt” phim truyền hình Hàn Quốc trên toàn châu Á. Đặc biệt, vào tháng 4 năm 2004
tại Nhật Bản, bộ phim đã lên sóng vào giờ vàng, tức là lúc 11 giờ đêm thứ Bảy hàng tuần
và luôn đạt tỷ lệ người xem bình quân lên tới 14%. Con số này nhiều gấp ba lần tỷ lệ
người xem của các bộ phim truyền hình nước ngoài cũng đã từng được phát sóng vào giờ
vàng trước đó. Riêng tỷ lệ người xem tập cuối của bộ phim "Bản tình ca mùa đông" thì
đã đạt kỷ lục khi vượt quá 20%.
Sự hâm mộ cuồng nhiệt dành cho "Bản tình ca mùa đông" đã đưa tới một kết quả khác là
một số lượng lớn khách du lịch nước ngoài, đặc biệt là từ Nhật Bản và Đông Nam Á, đổ
xô đến tham quan các địa danh vốn là bối cảnh trong phim, chẳng hạn như thành phố
Chuncheon, đảo Nami và khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Yongpyeong. Nối bước “Bản tình
ca mùa đông”, bộ phim “Nàng Dae Jang-geum” kể về cuộc đời của Jang-geum, nữ y sĩ
của triều đại Joseon, đã trở thành hiện tượng Hallyu tiếp theo. Ước tính khoảng 3 triệu
người ở 89 quốc gia trên khắp thế giới bao gồm cả Trung Quốc, Nhật Bản, các nước

Trung Đông đã ngồi trước màn hình dõi theo diễn biến cuộc đời của nàng Jang Geum.
Đặc biệt, ở Hungary và Iran, tỷ lệ người xem luôn đạt rất cao, tương ứng là 40% và 90%.

Không chỉ thu hút sự quan tâm của khán giả châu Á, danh tiếng của "Nàng Dae Jang-


geum” đã vươn sang cả các nước Trung Đông, châu Phi như Zimbabwe và Tanzania, khu
vực Trung Nam Mỹ và châu Âu, góp phần quảng bá ẩm thực và vẻ đẹp của Hàn Quốc ra
thế

giới.

Nhà bình luận văn hóa đại chúng Kim Heon-sik cho biết: “"Nàng Dae Jang-geum” bao
hàm nhiều giá trị mang tính phổ quát. Thay vì chỉ tập trung vào một số khía cạnh
độc đáo về kinh tế hay văn hóa của triều đại Joseon, bộ phim đã hướng tới một giá
trị lớn hơn, đó là mang tới niềm hy vọng về nghị lực sống để mọi người đều cảm
thấy đồng cảm. Thêm vào đó, bộ phim còn đề cập đến ẩm thực, một yếu tố quan
trọng trong thành công của nhân vật nữ chính trong phim và đây là điều có thể thu
hút bất kỳ khán giả nào ở bất kỳ nền văn hóa nào. Quan trọng hơn, bộ phim thành
công còn nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tâm tư tình cảm của người châu Á với
kỹ xảo, cách thực hiện của phương Tây, qua đó đã đến được với một thế giới rộng
lớn.”

Kể từ sau “Nàng Dae Jang-geum”, các bộ phim truyền hình khác của Hàn Quốc như
“Nấc thang lên thiên đường”, “Ngôi nhà hạnh phúc”, “Hoàng cung”, "Vườn sao băng”
phiên bản Hàn Quốc đã lần lượt được xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,
Philippines, Singapore khiến cho Làn sóng văn hóa Hàn Quốc lại tiếp tục dậy sóng ở
những nơi này.

[Sự trỗi dậy của K-Pop - âm nhạc đại chúng Hàn Quốc]



Cùng với phim ảnh, một yếu tố khác cũng góp phần thúc đẩy Hallyu tăng trưởng mạnh,
đó chính là K-Pop hay âm nhạc đại chúng Hàn Quốc. Năm 2002, album đầu tiên của nữ
ca sĩ BoA được phát hành tại Nhật Bản, mang tên "Listen to My Heart" (Lắng nghe trái
tim tôi), đã nhanh chóng leo lên vị trí số một trên bảng xếp hạng âm nhạc Oricon của
Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên một ngôi sao nhạc pop Hàn Quốc đạt được thành tích này,
khởi đầu cho một cơn sốt hâm mộ âm nhạc Hàn Quốc. Trên đà này, BoA đã tiến công
sang các thị trường khác như Trung Quốc và Đông Nam Á và chinh phục công chúng nơi
đây bằng khả năng vũ đạo và giọng hát tuyệt vời của mình.

Nối tiếp thành công của BoA, các nhóm nhạc DBSK (TVXQ), Super Junior, SHINee,
Thời đại thiếu nữ SNSD và 2NE1 đã nhanh chóng tiến ra thị trường quốc tế và trở thành
các ngôi sao hàng đầu tại nhiều nước châu Á. Một cảnh tượng quen thuộc khi các nhóm
nhạc này hạ cánh đến thăm một quốc gia, là sân bay sẽ gần như bị tê liệt với đám đông
người hâm mộ chào đón và la hét tên họ. Các bài hát quen thuộc của thần tượng cũng sẽ
được các fan học thuộc và hát theo tại nơi trình diễn.

Giữa lúc Làn sóng văn hóa Hàn Quốc bước vào thời kỳ hoàng kim, có một ca sỹ mới xuất
hiện nhưng tên tuổi anh đã vượt xa ngoài phạm vi Hàn Quốc. Đó chính là nam ca sĩ Bi Rain. Anh ra mắt lần đầu tiên vào năm 2002, và đã nhanh chóng trở thành siêu sao ở cả
Trung Quốc, Đông Nam Á, tham gia đóng phim bom tấn Hollywood và sau đó được nêu
tên trong số “100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới” do tạp chí Time bầu chọn vào năm


2006.

Tầm ảnh hưởng của K-pop không chỉ giới hạn ở đó. Thông qua YouTube, Facebook và
các dịch vụ mạng xã hội khác, K-pop đã phủ sóng sang cả khu vực châu Âu và Nam Mỹ.
Nhà bình luận văn hóa đại chúng Kim Heon-sik nói: “K-pop cuốn hút cả thế giới cũng
là nhờ internet. Hàn Quốc đã là nước dẫn đầu về internet từ giữa những năm 1990,

nhờ đó những video K-pop đã được truyền tải dễ dàng đến không gian mạng ở châu
Âu và Trung Nam Mỹ, qua đó tăng cường sức ảnh hưởng trong giới trẻ vốn rất
nhạy bén về công nghệ thông tin.”

[K-pop vươn ra toàn thế giới]

Và đến năm 2012, sự xuất hiện của ca khúc “Gangnam Style” (Phong cách Gangnam) do
ca sỹ Psy thể hiện đã tạo nên một cơn sốt càn quét toàn thế giới.
Giai điệu và điệu nhảy ngựa gây nghiện trong "Gangnam Style" đã khiến video này ghi
dấu ấn kỷ lục hai tỷ lượt người xem trên YouTube, đứng thứ hai trên bảng xếp hạng đĩa
đơn Billboard (Mỹ) trong bảy tuần liên tiếp và đứng đầu bảng xếp hạng đĩa đơn của Anh.
Bài hát đã nhanh chóng lan tỏa ra khắp nơi trên thế giới, giúp hâm nóng lại tên tuổi của
tay rap Psy, đồng thời đưa K-pop trở thành một thương hiệu riêng trong nền âm nhạc thế
giới.

=>> Làn sóng văn hóa Hàn Quốc Hallyu khởi đầu từ các bộ phim truyền hình và K-pop


giờ đây đã trở thành đại diện cho nền văn hóa Hàn Quốc nói chung, lôi kéo sự quan tâm
và ngưỡng mộ của thế giới. Giáo sư Kim Chang-nam của khoa Báo chí và Phát thanh
truyền hình thuộc trường Đại học SungKongHoe cho rằng Hallyu đã góp phần đáng kể
trong

việc

quảng



hình


ảnh



văn

hóa

Hàn

Quốc

ra

bên

ngoài

Âm nhạc và phim truyền hình Hàn Quốc đã vượt qua ranh giới của quốc tịch, tôn
giáo và lãnh thổ để chiếm lĩnh trái tim hàng triệu người trên toàn cầu. Đã hơn một thập
kỷ kể từ khi làn sóng văn hóa Hàn Quốc bắt đầu xuất hiện, nhưng sức hút của nó chưa
bao giờ giảm và vẫn tiếp tục đóng vai trò cầu nối để thu hút sự chú ý của người dân các
nước đối với nền văn hóa đặc sắc của Hàn Quốc. Có thể nói Hallyu chính là hạt giống
ươm mầm cho sự lớn mạnh và sức ảnh hưởng của nền văn hóa Hàn Quốc đối với thế
giới.
2.2. Các yếu tố dẫn đến sự lan tỏa toàn cầu của làn sóng Hallyu
Hàn Quốc là một trong top 10 nước xuất khẩu văn hóa hàng đầu thế giới, làn sóng
Hàn Quốc - Hallyu - bắt đầu với việc xuất khẩu các sản phẩm phim truyền hình như Trái
tim mùa thu, Vì sao đưa anh tới, Hậu duệ mặt trời khắp Đông và Đông Nam Á. Sự thành

công nhanh chóng của phim truyền hình Hàn Quốc kéo theo sự nổi tiếng của phim ảnh,
âm nhạc đại chúng Hàn Quốc (K pop), ẩm thực và tiếng Hàn. Nền kinh tế của Hàn Quốc
đã được hưởng lợi từ ngành công nghiệp truyền thông và Hallyu đã mở ra nhiều cánh cửa
cơ hội cho Hàn Quốc bước ra thế giới. Sự thành công của Hallyu có sự tham gia không
nhỏ của công nghệ truyền thông, nhờ sự hợp tác giữa văn hóa và các phương tiện truyền
thông Hàn Quốc.


Mô hình trên cho thấy Hallyu là sự tích hợp giữa hai tầng vĩ mô và vi mô.
Ở tầng vĩ mô: là một tương tác mạnh mẽ giữa các mối quan hệ bao gồm giới truyền
thông, các nhà sản xuất và xuất khẩu văn hóa, các học giả khoa học có liên quan và các
nhà nghiên cứu; chính phủ Hàn Quốc.
Ở tầng vi mô: là sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống được phổ biến qua các nhà
phân phối địa phương. Qua các luồng thông tin, các sản phẩm này thu hút được các công
ty nước ngoài tham gia tài trợ tại một cấp độ vi mô. Khi đó, nội dung truyền thông mới
được sản xuất qua các công ty, tập đoàn đa quốc gia, biến đối thành sản phẩm văn hóa
cung cấp thị trường toàn cầu.
2.2.1. Sự hợp tác của các công ty viễn thông và các nhà cung cấp nội dung truyền
thông.
Năm 2013, Công ty Viễn thông Hàn Quốc (Korea Telecommunication - KT), đã
quyết định hợp tác cùng Công ty Olive Nine với số tiền đầu tư lên tới 200 triệu USD, trở
thành cổ đông lớn nhất trong Olive Nine với thị phần 19,12%. Sự phối hợp này đã tạo ra
một cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc hoành tráng với mô hình hội tụ của công nghệ truyền
thông và sản phẩm văn hóa, giúp Hàn Quốc có cơ hội tốt hơn trong việc thâm nhập thị
trường toàn cầu. KT còn mua lại một bộ phận sản xuất phim của Sidus FNH, tổ chức các
buổi biểu diễn lớn và sản xuất được hơn mười bộ phim truyền hình, các chương trình giải
trí trong một năm. Đây là trường hợp minh họa cho sự hợp tác giữa các công ty viễn
thông và các công ty sản xuất nội dung như một mô hình kinh doanh mới cần được xem
xét cho môi trường phương tiện truyền thông kỹ thuật số để tối đa hóa lợi nhuận và tận
dụng lợi thế của hiện tượng Hallyu



Chính phủ Hàn Quốc và Viện Phát thanh truyền hình Hàn Quốc (KBI) còn thường
xuyên tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa và hợp tác sản xuất. Ví dụ như Công ty
phát thanh truyền hình Munhwa Broadcasting Corporation (MBC) - một công ty chi
nhánh của đài MBC, đã ký một thỏa thuận hợp tác sản xuất với một công ty sản xuất
truyền hình địa phương tại Singapore, Sweet Rain Productions để hợp tác sản xuất các
chương trình truyền thông cho địa phương và phân phối ra toàn cầu. Tiêu chí của việc
tăng cường hợp tác nhằm địa phương hóa các chương trình giải trí Hàn Quốc, giảm thiểu
tình trạng các đài địa phương, đài nước ngoài cắt giờ phát sóng các chương trình made in
Korea.
Tương tự, ở Thái Lan, các tập đoàn, công ty giải trí Hàn Quốc cũng hợp tác với các
công ty sản xuất truyền thông Thái Lan với hy vọng rằng các nỗ lực hợp tác sẽ giảm xung
đột văn hóa giữa hai nước. Việc khuyến khích trao đổi văn hóa hai chiều giúp Hallyu nhẹ
nhàng thâm nhập và được chào đón tại các nước mà không bị kỳ thị như một dạng xâm
lược văn hóa. Nói cách khác, chiến lược tăng cường hợp tác giữa tư nhân, quốc gia, địa
phương và toàn cầu là một trong những thế mạnh làm nên thành công cho công nghệ xuất
khẩu văn hóa của Hallyu trên toàn thế giới trong lĩnh vực truyền thông.
2.2.2. Tận dụng thành tựu trong công nghệ truyền thông.
Ngoài ra, Hallyu còn tận dụng những thành tựu mới trong công nghệ truyền thông
để phân phối nội dung chương trình. Sự phát triển công nghệ kỹ thuật số và toàn cầu hóa
nhanh chóng đã khiến người tiêu dùng của nền văn hóa pop TK XXI có khả năng hưởng
thụ văn hóa, nội dung chương trình giải trí trên nhiều loại phương tiện đồng bộ. Theo
thống kê, Youtube có 1 tỷ người dùng mỗi tháng và trung bình, mỗi ngày Youtube có đến


2 tỉ tỉ lượt xem. Với facebook, trên toàn thế giới, có hơn 1,94 tỷ tài khoản Facebook
hoạt động mỗi tháng (cập nhật vào tháng 3/2017). Do đó, việc truyền thông qua các
phương tiện mạng xã hội như Youtube, Facebook, Instagram cũng rất dễ sử dụng và tiếp
cận các đối tượng khách hàng . Chẳng hạn, khi PSY phát hành ca khúc Gangnam Style,

clip này chỉ mất 159 ngày sau khi lần đầu tiên xuất hiện trên Youtube để cán mốc 1 tỷ
lượt xem vào ngày 22/12/2012 và giữ vững vị trí MV được xem nhiều nhất trên youtube
cho đến tận ngày 11/7/2017 với 2,985 tỷ lượt xem. Hay sự trở lại của BTS với MV DNA
18/9 vừa rồi. Đúng 7 tiếng sau khi trở lại. BTS đã vượt qua những tên tuổi hàng đầu thế
giới như Ed Sheeran, Taylor Swift, Justin Bieber… để leo lên #1 Global Digital Artist
Ranking. Ngoài ra, BTS cũng chính thức phá kỷ lục MV có lượt xem nhiều nhất trong
24h đầu tại Youtube của Hàn Quốc, MV DNA đã đạt đến con số 25 triệu lượt xem chỉ
trong 24 giờ đầu. Có thể nói ngoài việc giúp quảng bá các sản phẩm mới, Youtube còn
tiết kiệm được cho các nghệ sĩ các chi phí marketing. Năm 2016, khoảng 24 tỷ lượt xem
các chương trình Kpop đã diễn ra trên Youtube và 80% số đó đến từ thị trường ngoài Hàn
Quốc. Số liệu của IFPI cho thấy Hàn Quốc với hơn 51 triệu dân là thị trường lớn thứ 8
thế giới về doanh thu từ mảng âm nhạc, cao hơn cá các nước như Trung Quốc hay Ấn
Độ. Trong khi đó, báo cáo của KFICE cho biết doanh thu âm nhạc từ thị trường ngoài
Hàn Quốc đã đóng góp hơn 1 nghìn tỷ Won cho GDP của nước này trong năm 2016. Nếu
như trước đây khi phân tích về sự hình thành và phát triển của truyền thông đại chúng,
người ta không thể bỏ quan vai trò của tivi và radio, đặc biệt là trong quá trình thương
mại hóa các sản phẩm văn hóa đại chúng như phim ảnh hay các album nhạc, thì nay, bên


cạnh tivi và radio, người ta không thể bỏ qua vai trò của internet toàn cầu, nhất là trong
bối cảnh hội tụ truyền thông hiện nay.
2.2.3. Phối hợp các loại hình quảng cáo
Bên cạnh đó, sự thành công của Hallyu cũng là do truyền thông Hàn Quốc còn biết
cách phối hợp loại hình quảng cáo với nhau rất tốt. Khi quảng cáo truyền hình thực tế
đang dần bị gạt ra trong lựa chọn của khán giả thì các kênh mua sắm tại nhà đang dần
được thay thế quảng cáo riêng lẻ xen kẽ trong các chương trình. Hơn nữa, khán giả sẽ có
thể xem một bộ phim và mua các sản phẩm mà họ đã thấy trong các chương trình thông
qua phụ đề hoặc thông báo trước và sau chương trình. Ngoài ra, nội dung và sản phẩm
quảng cáo chương trình còn được kết hợp trong nội dung bộ phim hay chương trình thực
tế, làm mờ ranh giới nội dung tách ra từ quảng cáo. Vì vậy, khi họ tiêu thụ sản phẩm văn

hóa Hàn Quốc qua các hình thức chuyển tải trên phương tiện truyền thông như xem bộ
phim truyền hình, phim điện ảnh hay nghe nhạc, người tiêu dùng dễ bị tác động bởi
những yếu tố văn hóa liên hệ một cách vô ý nhưng lại tiêu thụ các sản phẩm trong vô
thức.
Do đó, Hallyu đã không sử dụng ngành công nghiệp giải trí để công khai quảng bá sản
phẩm của Hàn Quốc, mà lồng ghép vào trong từng sản phẩm văn hóa khi trình chiếu ra
công chúng. Điển hình nhất là trên phim truyền hình, âm nhạc, các sản phẩm được lồng
ghép để quảng bá như du lịch, thực phẩm, điện thoại, điện thoại di động, máy ảnh, máy
tính, mỹ phẩm, quần áo,… Đây là chiến lược mang lại hiệu quả, bởi vì, tiếp thị văn hóa
được gắn liền với một hình thức hữu hình trong một chương trình hoặc trong phim, tạo ra
một hiệu ứng gần như vô thức cho người xem. Ví dụ, Etude House là một trong những


thương hiệu nổi tiếng nhất Hàn Quốc, đặc biệt là cho lứa tuổi từ 15 đến 25. Đa phần các
sản phẩm của hãng có giá cả hợp lý và chất lượng không hề kém các dòng mỹ phẩm cao
cấp. Sản phẩm son "Dear My Blooming Lipstick" của Etude đã trở thành phiên bản "bình
dân" của YSL mà Jun Ji Hyun sử dụng trong bộ phim "Vì Sao Đưa Anh Tới". Các thương
hiệu mỹ phẩm khác cũng rất ưu ái các ngôi sao ca nhạc, diễn viên để trở thành đại sứ
thương hiệu của mình. Lee Min Ho cùng YoonA (SNSD) với Innisfree, Lee Jong suk với
Skin food. Daesang, một công ty thực phẩm Hàn Quốc đã thuê một nhóm nhạc nữ K-pop
phổ biến làm mẫu cho sản phẩm nước giải khát ở Nhật và doanh thu tăng 35 lần từ năm
2010 đến năm 2011. Lotte Chilsung Liquor cũng thuê một nam diễn viên Hàn Quốc nổi
tiếng làm người mẫu cho sản phẩm rượu gạo và doanh thu tăng gấp đôi so với doanh thu
mục tiêu của năm tại Nhật Bản. Hay Ahn Jae wook, diễn viên chính trong bộ phim truyền
hình Ước mơ vươn tới một ngôi sao, được đại diện cho TV LCD của Samsung. Kết quả
là, Samsung chiếm vị trí số một trong thị trường màn hình LCD của Trung Quốc, thay thế
Philips. Hay tại Việt Nam, sản phẩm Debon của LG được đại diện bởi nữ diễn viên Hàn
Quốc Kim Nam Joo trong một chương trình quảng cáo và nhanh chóng chiếm giữ hơn
70% thị trường mỹ phẩm Việt Nam, đánh bại đối thủ Lancôme (Pháp), một trong những
công ty mỹ phẩm lớn nhất thế giới. Khi đó, diễn viên, ca sĩ, những người biểu diễn có vai

trò như đại sứ thương hiệu cho sản phẩm made in Korea.
Nhìn chung, chiến lược xuất khẩu các sản phẩm văn hóa, đang dần trở thành một
dạng quyền lực có khả năng chi phối các mặt đời sống xã hội của một quốc gia theo một
cách tự nguyện và tự nhiên từ người nhận, đó là loại quyền lực mềm. Thông qua chiến


lược này, khán giả ngành công nghiệp giải trí đang dần dần tiếp xúc với nền văn hóa khác
một cách thoải mái, tự nguyện thông qua bộ phim truyền hình, phim ảnh, hoặc các bản
nhạc. Theo thời gian, cùng với sự quan tâm ngày một tăng của khán giả, việc tiếp xúc với
các sản phẩm còn lại sẽ trở nên hiển nhiên cần có trong các chương trình. Điều đó giải
thích vì sao các sản phẩm Hàn Quốc có khả năng gây nên sự thích thú và gần gũi với
người xem.
Tóm lại, sự thành công của Hallyu có thể giải thích ở hai cấp độ. Ở cấp độ vi mô,
các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc có sự phong phú về thể loại, thu hút được nhiều đối
tượng người tiêu dùng. Ở cấp độ vĩ mô, là những nỗ lực phối hợp không ngừng để tạo ra
một sức mạnh tổng hợp giữa các ngành công nghiệp truyền thông văn hóa (các công ty
viễn thông và nhà cung cấp sản phẩm văn hóa…), cộng đồng khoa học, và chính phủ.
Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ, định hướng linh hoạt và đưa ra các chiến lược phát triển
ngành công nghiệp sản xuất văn hóa. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp truyền thông Hàn
Quốc cũng đã có những thành tựu nhất định khi tạo ra được cơ sở hạ tầng viễn thông tốt
nhất thế giới để truyền thông sâu rộng Hallyu trên thị trường toàn cầu. Sự thành công của
Hallyu trong chiến lược truyền thông văn hóa toàn cầu là một bài học đáng để cho Việt
Nam suy nghĩ.

3. Tác động của làn sóng Hallyu đến nền kinh tế Hàn Quốc
3.1 Chiến lược tận dụng làn sóng Hallyu của các doanh nghiệp Hàn Quốc


Trước tiên là việc các doanh nghiệp tận dụng làn sóng mới đang thu hút được sự quan
tâm rất lớn tren toàn thế giớ - Kpop. Hiện nay, Kpop là sản phẩm văn hóa tiêu biểu của

Hàn Quốc đang tạo ra giá trị gia tăng to lớn. Do đó, doanh nghiệp Hàn Quốc cần phải xây
dựng những chiến lược nhằm tận dụng hiệu quả của làn sóng này vào các ngành công
nghiệp khác, dựa trên cơ sở các yếu tố cấu thành nên Kpop như bài hát, ca sỹ và fan yêu
thích.
Phương pháp đầu tiên là sáng tạo giá trị gia tăng bằng sản phẩm phái sinh. Ngành công
nghiệp game và hoạt hình có thể xây dựng nhân vật từ hình tượng ca sỹ và nội dung
chương trình Kpop, hoặc có thể kết hợp ca sỹ và bài hát Kpop vào trong các sản phẩm
văn hóa sẵn có như nhạc kịch và phim truyền hình nhiều tập. Hơn thế, giới kinh doanh
cần phải phát triển sản phẩm du lịch biểu diễn phù hợp gắn kết với hoạt động mua sắm,
du lịch và các nội dung Kpop, hoặc tạo ra không gian riêng để giới thiệu văn hóa Kpop
nhằm thu hút khách du lịch.
Tiếp đến, doanh nghiệp Hàn Quốc có thể nâng cao hiệu quả giới thiệu sản phẩm thông
qua những quảng cáo có sự hợp tác với giới ca sỹ Kpop.
Phương pháp cuối cùng cũng khá quan trọng là cần tập trung vào tầng lớp fan hâm mộ
Kpop nhằm tạo cầu nối cho sản phẩm Hàn Quốc thâm nhập vào thị trường mới nổi.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ cần phải sử dụng phương tiện truyền
thông xã hội như trang web Youtube - con đường truyền bá chủ yếu của Kpop, và phải
xây dựng chiến lược kỹ lưỡng hơn nữa để xúc tiến vào thị trường nước ngoài theo từng
khu vực.


Bên cạnh đó, sự thành công của Hallyu cũng là do truyền thông Hàn Quốc còn biết cách
phối hợp loại hình quảng cáo với nhau rất tốt. Khi quảng cáo truyền hình thực tế đang
dần bị gạt ra trong lựa chọn của khán giả thì các kênh mua sắm tại nhà đang dần được
thay thế quảng cáo riêng lẻ xen kẽ trong các chương trình. Hơn nữa, khán giả sẽ có thể
xem một bộ phim và mua các sản phẩm mà họ đã thấy trong các chương trình thông qua
phụ đề hoặc thông báo trước và sau chương trình. Đặc biệt, nội dung và sản phẩm quảng
cáo chương trình còn được kết hợp trong nội dung bộ phim hay chương trình thực tế, làm
mờ ranh giới nội dung tách ra từ quảng cáo.
Các ý tưởng quảng cáo trên đều dựa theo tâm lý thông thường của người tiêu dùng. Khi

người tiêu dùng mua sản phẩm, họ không chỉ muốn được sở hữu sản phẩm đó mà còn
mong muốn tiếp cận tới cả một nền văn hóa được chứa đựng bên trong sản phẩm đó. Vì
vậy, khi họ tiêu thụ sản phẩm văn hóa Hàn Quốc qua các hình thức chuyển tải trên
phương tiện truyền thông như xem bộ phim truyền hình, phim điện ảnh hay nghe nhạc,
người tiêu dùng dễ bị tác động bởi những yếu tố văn hóa liên hệ một cách vô ý nhưng lại
tiêu thụ các sản phẩm trong vô thức. Do đó, Hallyu đã không sử dụng ngành công nghiệp
giải trí để công khai quảng bá sản phẩm của Hàn Quốc, mà lồng ghép vào trong từng sản
phẩm văn hóa khi trình chiếu ra công chúng. Điển hình nhất là trên phim truyền hình, âm
nhạc, các sản phẩm được lồng ghép để quảng bá như du lịch, thực phẩm, điện thoại, điện
thoại di động, máy ảnh, máy tính, mỹ phẩm, quần áo,… Đây là chiến lược mang lại hiệu
quả, bởi vì, tiếp thị văn hóa được gắn liền với một hình thức hữu hình trong một chương
trình hoặc trong phim, tạo ra một hiệu ứng gần như vô thức cho người xem.


Một ví dụ điển hình là con số10 tỉ won doanh thu (khoảng 196.89 tỉ đồng) của dòng son
môi của hãng mỹ phẩm cao cấp Hera. Co số doanh thu đáng mơ ức này có được là nhờ sự
đóng góp không nhỏ của nữ diễn viên Jun Ji Huyn. Khi cảnh quay nữ diễn xinh sử dụng
thỏi son của hãng mỹ phẩm Hera trong bộ phim “Vì sao đưa anh tới”được phát sóng đã
tạo nên một cơn sốt không hề nhỏ. Tại tất cả các cửa hàng, các trang web bán hàng online
đều đoòng loạt hết hàng. Jun Ji Hyun vốn là ngôi sao quảng cáo đắt giá nhất Hàn Quốc,
nhờ vẻ ngoài đẹp vượt thời gian, cùng với sự thành công vang dội của bộ phim “Vì sao
đưa anh tới” năm 2014 mà bất cứ sản phẩm nào mà cô sử dụng đều cháy hàng.
Hay như bộ phim đã gây nên cơn sốt toàn Châu Á năm 2016 “Hậu duệ mặt trời”, bộ phim
đã góp phần thúc đẩy lượng xuất khẩu mỹ phẩm tăng 22% trong 3 tháng đầu năm. Riêng
thỏi son Two Tone Lip Bar của Laneige do nữ chính Song Hye Kyo sử dụng liên tục cháy
hàng. Riêng ở Hàn Quốc doanh thu của hãng mỹ phẩm Laneige đã tăng tới 360% so với 1
năm trước. Còn tập đoàn Huyndai đã công bố rằng, nhờ bộ phim này mà doanh số của
dòng xe Tucson đã tăng lên đến 10% khi bộ phim vẫn đang được công chiếu, thu về tổng
cộng 100 tỷ won cho nhà sản xuất. Và còn rất nhiều các hãng khác tăng doanh thu nhờ
các chiến dịch quảng bá thương hiệu này. Khi đó, diễn viên, ca sĩ, những người biểu diễn

có vai trò như đại sứ thương hiệu cho sản phẩm made in Korea.


Ju
n Ji Hyun trong quảng cáo dòng son môi
thương hiệu Hera

của Song Hye Kyo là gương mặt đại diện
cho hãng mỹ phẩm Laneige

Nhìn chung, chiến lược xuất khẩu các sản phẩm văn hóa, đang dần trở thành một dạng
quyền lực có khả năng chi phối các mặt đời sống xã hội của một quốc gia theo một cách
tự nguyện và tự nhiên từ người nhận, đó là loại quyền lực mềm. Thông qua chiến lược
này, khán giả ngành công nghiệp giải trí đang dần dần tiếp xúc với nền văn hóa khác một
cách thoải mái, tự nguyện thông qua bộ phim truyền hình, phim ảnh, hoặc các bản nhạc.
Theo thời gian, cùng với sự quan tâm ngày một tăng của khán giả, việc tiếp xúc với các
sản phẩm còn lại sẽ trở nên hiển nhiên cần có trong các chương trình. Điều đó giải thích
vì sao các sản phẩm Hàn Quốc có khả năng gây nên sự thích thú và gần gũi với người
xem.
3.2. Tác động của làn sóng Hallyu đến kinh tế Hàn Quốc


Có thể nói làn sóng Hallyu và kinh tế Hàn Quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trên
thực tế, làn sóng Hallyu được cho là tài sản chiến lược của Hàn Quốc không những trực
tiếp tạo ra giá trị gia tăng mang tính kinh tế lớn, mà còn có hiệu quả nâng cao mức độ
nhận thức sản phẩm và thương hiệu quốc gia. Nó có hệ số liên kết ngược cao đối với các
lĩnh vực như bán buôn bán lẻ, nhà hàng, dịch vụ truyền thông, mỹ phẩm, du lịch. Trong
đó ngành sản xuất, buôn bán mỹ phẩm và ngành du lịch là 2 ngành nhận được sự tác
đông mạnh nhất từ làn sóng Hallyu.
3.2.1. Sản phẩm mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da

Sự phổ biến rộng rãi của làn sóng Hallyu đã làm tăng doanh thu của các sản phẩm Hàn
Quốc, cho thấy tiềm năng kinh doanh khổng lồ đối với các công ty sản xuất và mang lại
lợi nhuận đáng kể cho các doanh nghiệp giải trí của đất nước này.
Theo thống kê do Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) đưa ra từ tháng 1 đến
tháng 6 năm 2016, xuất khẩu mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da đạt 6,7 tỷ USD tăng
15,2% so với năm trước. Trong đó riêng với mỹ phẩm, lượng hàng xuất khẩu tăng 38,5%
đạt 1,81 tỷ USD trong nửa đầu năm 2016.
Các nhà nghiên cứu cho biết sự tăng trưởng này bắt nguồn từ sự bùng nổ của giới giải trí
Hàn Quốc, bao gồm K-pop, phim điện ảnh và phim truyền hình lãng mạn dẫn đến làn
sóng văn hoá "Hallyu" ở Trung Quốc và các nước châu Á khác. Sự phổ biến của Hallyu
đã biến người hâm mộ trở thành người tiêu dùng các sản phẩm của Hàn Quốc..


Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) cho biết danh mục sản phẩm đa dạng về
mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp của Hàn Quốc đã đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở các thị
trường nước ngoài.
Xét trong 5 năm từ 2011 đến năm 2015, trong năm năm qua lượng xuất khẩu các sản
phẩm này đã tăng gấp ba lần. Tổng khối lượng xuất khẩu mỹ phẩm đạt 90.494 tấn vào
năm 2015, so với 31.606 tấn năm 2011.
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc (KCS), riêng với với các sản phẩm trang
điểm, các chuyến hàng xuất khẩu đã đạt 2,45 tỷ USD vào năm 2015, tăng 53,1% so với
1,56 tỷ đô la một năm trước đó. Con số này năm 2015 tăng vọt lên gấp ba lần so với 698
triệu USD trong năm 2011, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 36,9% trong giai
đoạn 2011-2015.
Trong đó, Trung Quốc là nước mua lớn nhất các sản phẩm làm đẹp của Hàn Quốc, vào
năm 2015, nhập khẩu 999,5 triệu USD hay 40,6% tổng lượng mỹ phẩm xuất khẩu của
Hàn Quốc.
3.2.2. Ngành du lịch
Không chỉ làm tăng doanh thu của các sản phẩm Hàn Quốc, làn sóng Hallyu đã thúc đẩy
sự phát triển của ngành du lịch trong nước và góp phần định vị hình ảnh đất nước Hàn

Quốc trên toàn cầu. Khi các bộ phim điện ảnh, các nhóm nhạc và các thước phim truyền
hình dài tập lãng mạn đã trở nên phổ biến, người dân từ nhiều quốc gia đã đổ xô vào Hàn
Quốc để trải nghiệm văn hoá của đất nước này.


Một cuộc khảo sát ý kiến được thực hiện bởi Tổng cục du lịch Hàn Quốc (KTO) vào
tháng 10 năm 2013 cho thấy gần 60% khách du lịch đến Hàn Quốc bởi làn sóng Hallyu.
Chính vì vậy chính phủ đã cho xây dựng công viên lấy chủ đề Hallyu-wood với kỳ vọng
về sự gia tăng lưu lượng khách thăm quan đối với công viên lấy chủ đề Hallyu-wood sẽ
thúc đẩy sự tăng trưởng của làn sóng Hàn Quốc.

Như trên website của KTO giới thiệu, khi đến với công viên lấy chủ đề Hallyu-wood du
khách có thể tìm thấy những địa điểm quay của hơn 67 bộ phim truyền hình như My love
from the star, Uncontrollably Fond, … Cùng với đó, KTO đưa ra các tour trọn gói đầy
hấp dẫn bao gồm chuyến đến thăm các địa điểm chụp hình, các thị trấn và các khu nghỉ
mát nổi tiếng khác nhau từng xuất hiện trong các bộ phim ăn khách.


Nguồn: “Visitor Arrivals, Korean Departures, Int’l Tourism Receipts & Expenditures”
trong

số

lệu

thống



của


KTO:

/>Năm 2015, Hàn Quốc thu được 15,2 tỷ đô la từ du lịch, thu hút tổng cộng 13,2 triệu du
khách được thống kê bởi Tổng cục Du lịch Hàn Quốc. Với con số du lịch quốc tế đạt 1,1
tỷ vào năm 2014 và tăng trưởng du lịch quốc tế được dự báo ở mức 3,3% / năm, đạt 1,8
tỷ người vào năm 2030, chính phủ Hàn Quốc đang có kế hoạch tăng doanh thu du lịch lên
10 tỷ USD / năm. Một tác động tích cực của sự bùng nổ du lịch này là làm tăng tính phổ
biến của ẩm thực Hàn Quốc. Nhiều nguồn tin cho rằng chính phủ Hàn Quốc đang có kế
hoạch về một dự án " Chuyến thăm Hàn Quốc 2016 - 2018", kết nối với Thế vận hội mùa
đông PyeongChang 2018.


Tài liệu tham khảo

/> /> />320F.html
/> />id=cVAtDQAAQBAJ&pg=PA155&lpg=PA155&dq=export+of+hallyu
%27s+products&source=bl&ots=CBKNKg1JDw&sig=6jbnZNqm5vQOfLmrW1wgYieH
cs4&hl=vi&sa=X&ved=0ahUKEwj79dm_4bvWAhVLe7wKHb81D58Q6AEISzAF#v=o
nepage&q=export%20of%20hallyu's%20products&f=true



×