Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

tiểu luận marketing quốc tế chiến lược marketing quốc tế của xe máy yamaha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576 KB, 25 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ YAMAHA
1.1.

Lịch sử hình thành
Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam là mô hình kinh tế Liên Doanh hợp

tác giữa ba nước Nhật, Việt Nam và Malaysia. Chính thức được thành lập vào ngày
24/01/1998, nhưng phải đợi đến ngày 02/10/1998, nhà máy đầu tiên tại Sóc Sơn, Hà
Nội mới chính thức được khởi công xây dựng.
Ngày 07/10/1999 là cột mốc đáng nhớ đánh dấu chiếc xe máy đầu tiên của
Yamaha được ra mắt tại Việt Nam với tên gọi Sirius. Với trên 20 năm xây dựng, phát
triển và trưởng thành, đến nay Công ty Yamaha Motor Việt Nam đã trở thành công ty
hàng đầu trong lĩnh vực lắp ráp xe máy. Từ khi bắt đầu sản xuất với chỉ có một đời xe
máy, đến nay Yamaha có trên 15 đời xe các loại để đáp ứng nhu cầu sử dụng xe máy
ngày một cao của người dân. Dòng xe số có: Sirius, Exciter, Jupiter,... Dòng xe ga có:
Grande, Latte, Freego, Janus,... Dòng xe thể thao có: YZF-R3, MT-03, TFX,... Bên
cạnh việc cung cấp sản phẩm thì Yamaha cũng cung cấp nhiều linh kiện và dịch vụ liên
quan đến bảo dưỡng, bảo trì xe máy.
1.2.

Cơ cấu tổ chức
Công ty Yamaha Motor Việt Nam trong tuyên bố thành lập của mình hứa hẹn

bằng mọi nỗ lực phấn đấu trở thành một thành viên tích cực của cộng đồng Việt Nam
nhanh chóng góp phần vào sự nghiệp phát triển công nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực
sản xuất xe gắn máy.
Công ty Yamaha đã có chặng đường phát triển với mục tiêu con người là yếu tố
nền tảng. Sản phẩm và các hoạt động của công ty luôn hướng đến mục tiêu: “Chinh
phục trái tim khách hàng”, “Mang lại những trải nghiệm mới mẻ và làm cho cuộc
sống tốt đẹp hơn cho mọi khách hàng trên toàn thế giới”. Yamaha Motor nỗ lực
phấn đấu nhằm hiện thực hóa giấc mơ của mọi khách hàng với niềm đam mê và khát


khao sáng tạo, luôn đi tiên phong mang lại những sản phẩm tuyệt hảo và giá trị vượt
trội thỏa mãn sự mong đợi của khách hàng.
Phương châm của Yamaha dựa trên cơ sở “Hướng vào thị trường và hướng
vào khách hàng”. Phương châm này bắt nguồn từ chính các ý kiến phản hồi của
khách hàng và sẽ chuyển tới các đại lý và các bên có liên quan của Yamaha Motor Việt
1


Nam. Với phương châm này, Yamaha sẽ thỏa mãn bội phần sự mong đợi của khách
hàng về cả chất lượng và các dịch vụ hậu mãi. Nhờ đó mà trở thành công ty tạo ra
KANDO.
*KANDO là một từ tiếng Nhật diễn tả cảm xúc vừa hài lòng vừa phấn khích mạnh mẽ
khi trải nghiệm một điều gì đó có giá trị vượt trội.

1.3.

Tình hình hoạt động hiện nay
Ngày 07/10/1999 là cột mốc đáng nhớ đánh dấu chiếc xe máy đầu tiên của

Yamaha được ra mắt tại Việt Nam với tên gọi Sirius cùng khẩu hiệu đầy tự tin và thách
thức “Are You Stylish” thế hiện chất lượng bền bỉ và thiết kế đột phá.
Đến năm 2002, Yamaha giới thiệu Nouvo tại Việt Nam và nó trở thành mẫu xe
tiên phong trong phân khúc xe ga thể thao. Nouvo nhanh chóng đưa Yamaha chiếm
lĩnh thị phần của phân khúc này với ưu điểm về thiết kế đẹp, động cơ bốc và dần trở
thành một trong những dòng xe bán chạy nhất trong hơn một thập kỷ qua tại Việt Nam.
Sau 5 năm hình thành và phát triển, đến năm 2003 Yamaha Motor Việt Nam đã
đạt được cột mốc quan trọng với 100.000 xe bán ra thị trường. Hai năm sau đó (tháng
1/2005), Yamaha chính thức khánh thành nhà máy sản xuất phụ tùng xe máy tại Hà
Nội.
Tháng 2/2006 đánh dấu sự xuất hiện của Yamaha Exciter với động cơ 135cc

mạnh mẽ cùng kiểu dáng ấn tượng, nó nhanh chóng trở thành biểu tượng của dòng xe
số thể thao cao cấp và cho đến nay vẫn là một trong những dòng xe thành công và nổi
tiếng nhất của Yamaha tại Việt Nam, được mệnh danh là “Ông Vua Đường Phố”.
2


Năm 2008, nhà máy thứ 2 của Yamaha Motor Việt Nam chính thức đi vào hoạt
động, hướng đến mục tiêu bản được 1 triệu xe máy/năm, cùng năm đó hệ thống đại lý
Yamaha 3S cũng chính thức cán mốc 300 cửa hàng trên toàn quốc. Tháng 9/2011, mẫu
xe tay ga dành cho phái nữ Nozza được ra mắt với hình ảnh “For the beauty of Viet
Nam”, đánh dấu hướng đi mới của Yamaha khi mở rộng thị trường ra phân khúc xe tay
ga thời trang.
Tháng 6/2014, mẫu xe tay ga Grande ra mắt mang thiết kể châu Âu thời thượng
và quan trọng hơn là mẫu xe đầu tiên được trang bị công nghệ động cơ Blue Core tiên
tiến nhất của hãng, là nền tảng cho tất cả các dòng xe tay ga Yamaha thế hệ mới sau
này.
Năm 2016, Yamaha giới thiệu concept Yamaha Café dành cho phân khúc xe tay
ga nữ và lấy đó làm tiền đề cho sự ra mắt của dòng xe tay ga mới Janus hướng đến các
bạn gái trẻ năng động, phong cách.
Tháng 12/2016, Yamaha tiếp tục tung ra siêu xe tay ga thể thao NVX với các
phiên bản động cơ 125cc và 155cc, góp phần khẳng định dấu ấn thể thao tiên phong và
đột phá của Yamaha.
Tháng 7/2017, Yamaha Motor Việt Nam đặc biệt tự hào tổ chức chuỗi sự kiện
và hoạt động hoành tráng kỷ niệm 1 triệu xe Exciter đã bán ra thị trường Việt Nam
trong suốt một thập kỷ kế từ khi xe ra mắt. Đặc biệt, hành trình dài 3.000 km xuyên
qua 4 nước Đông Nam Á là chuyến phượt quốc tế đầu tiên của một mẫu xe duy nhất
với hành trình dài nhất tại Việt nam được tổ chức bởi Yamaha.
Cũng nằm trong chuỗi sự kiện đặc biệt này, ngày 30/7, hai kỷ lục Guinness thế
giới bao gồm: Hình logo “Kỷ niệm 1.000.000 Exciter” được xếp bằng xe máy lớn nhất
(554 xe xếp thành hình) và Hình xe máy được xếp bằng người lớn nhất (1.325 người

tham gia) đã được trao cho ông hoàng đường phố Exciter, đánh đầu cột mốc lịch sử lần
đầu tiên một dòng xe côn tay thể thao Việt Nam được xứng danh trong sách kỷ lục
Guinness thế giới.
Bên cạnh việc sản xuất, Yamaha Motor Việt Nam cũng rất tích cực tham gia và
tổ chức những hoạt động cộng đồng bổ ích, đặc biệt là dành cho giới trẻ, cùng với
nhiều đóng góp thiết thực cho sự phát triển bền vững của xã hội thông qua các chương
trình như “Yamaha Kid Donation”, “YSRS Hướng Dẫn Lái Xe An Toàn”, “giải đua xe
chuyên nghiệp Yamaha GP”…
3


Sau 20 năm tồn tại và hoạt động, Yamaha trở thành một trong những thương
hiệu dẫn đầu trong ngành công nghiệp xe máy tại Việt Nam. Tính đến hết quý 1 năm
2018, thị phần của Yamaha hiện đang chiếm khoảng 25% tại thị trường xe máy Việt
nam.
Hãng xe máy Nhật Bản hy vọng với việc không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm và dịch vụ, thị phần của Yamaha sẽ tiếp tục được nới rộng và ngày càng tạo lập
được chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.
Sau nhiều năm tăng trưởng, năm 2019, thị trường xe máy đang cho thấy xu thế
đi xuống. Ước tính cả năm 2019, các DN thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt
Nam VAMM bán được khoảng 3,2 triệu xe máy các loại, thấp hơn con số 3,38 triệu xe
của năm 2018. Trong đó, Liên doanh đứng thứ 2 thị trường là Yamaha Việt Nam có sự
sụt giảm nhiều, doanh số chỉ đạt khoảng 400.000 xe, giảm trên 20% (còn 13% thị
phần). Số lượng đã ít, để kéo khách, các đại lý của Yamaha Việt Nam hầu hết đều bán
xe với mức giá thấp hơn hoặc bằng so giá hãng công bố.

4


CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ

PHƯƠNG THỨC THAM NHẬP THỊ TRƯỜNG XE MÁY VIỆT
NAM CỦA YAMAHA
2.1.

Nghiên cứu môi trường kinh doanh tại Việt Nam

2.1.1. Môi trường kinh tế
 Tốc độ tăng trưởng GDP

Trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm, kinh tế Việt Nam năm
2019 tiếp tục tăng trưởng nhanh, thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất
trong khu vực và trên thế giới. Theo đó, năm 2018, Việt Nam có quy mô kinh tế gần
2500 tỷ USD lớn gấp 9,3 lần so với thời điểm bắt đầu đổi mới năm 1986 và gấp gần
1,3 lần so với năm 2015. GDP bình quân đầu người bình quân tăng lên mức gần 3000
USD/năm. Tuy nhiên, nếu như năm 2016 chỉ tăng trưởng 6,21% thì năm 2019 đạt tăng
trưởng lên đến 7,02%, đưa quy mô nền kinh tế đạt hơn 262 tỷ USD, cao nhất từ trước
đến nay.

5


Việt Nam là một nước đang phát triền với tốc độ tăng trưởng mạnh và tương đối
cao. Các năm gần đây tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam dao động trong khoảng 6
– 7%/năm.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2019 vượt mốc 500 tỷ USD, trong
đó ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực kinh tế trong nước với tốc độ cao
hơn rất nhiều so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cán cân thương mại hàng hóa
năm 2019 ước tính xuất siêu 9,9 tỷ USD, mức cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu.
 Tốc độ lạm phát
Năm 2019, lạm phát cơ bản (lạm phát cơ bản phản ánh sự thay đổi mức giá chung

mang tính dài hạn sau khi đã loại trừ những thay đổi mang tính chất ngẫu nhiên, tạm
thời của CPI) đã thấp hơn CPI (2.01% so với 2,79%). Lạm phát không cao nên đã góp
phần ổn định kinh tế vĩ mô như bội chi ngân sách/GDP, nợ công, tỷ giá ổn định, ….
Với một tốc độ tăng trưởng khá ổn định cùng với việc nhà nước đang thực hiện tốt
việc kiểm soát lạm phát đã và đang thúc đẩy các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường
Việt Nam.
 Chính sách phát triển kinh tế của chính phủ
Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung cải thiện môi trường
đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong
thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận
dụng có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
 Chính sách khuyến khích đầu tư khác
-

Chính sách ưu đãi tài chính về thuế Thu nhập doanh nghiệp, về thuế xuất
nhập khẩu và ưu đãi về tài chính đất đai.

-

Cải thiện môi trường kinh doanh. Tập trung đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục
hành chính, điều kiện kinh doanh, cải cách hoạt động kiểm tra chuyên
ngành, tiết giảm chi phí, hỗ trợ tiếp cận thị trường và các nguồn lực.

-

Giảm thuế thu nhập các nhân, khuyến khích tiêu dùng trong dân.
6



-

Những chính sách này đã tạo ra hiệu ứng tích cực cho cá nhân nhà đầu tư
lẫn người tiêu dùng.

2.1.2. Môi trường nhân khẩu học
 Quy mô, cơ cấu tuổi tác
Quy mô, cơ cấu tuổi tác của dân cư là yếu tố quy định cơ cấu khách hàng tiềm
năng của một doanh nghiệp. khi quy mô, cơ cấu tuổi tác dân cư thay đổi thì thị trường
tiêm năng của doanh nghiệp cũng thay đổi, kéo theo sự thay đổi về cơ cấu tiêu dùng và
nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ. Do vậy, các doanh nghiệp cũng phải thay đổi các chiến
lược Marketing để thích ứng.

Theo như số liệu thống kê, tỉ lệ dân số từ 15 – 64 tuổi của Việt Nam chiếm đa số
(khoảng 68% tổng dân số) và đang có xu hướng ngày càng tăng. Điều này tạo điều
kiện thuận lợi và phù hợp với phân khúc khách hàng mục tiêu của thị trường xe máy
nói chung và của Yamaha.
 Quy mô và tốc độ tăng dân số

7


Theo kết quả chính thức được công bố, tổng số dân của Việt Nam năm 2019 là 96,2
triệu người. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ
15 trên thế giới. Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2009 – 2019 là 1,14%/năm,
giảm nhẹ so với giai đoạn 1999 – 2009 (1,18%/năm).
Với quy mô và tốc độ tăng dân số như vậy, Việt Nam là thị trường tiêm năng của
các doanh nghiệp sản xuất xe máy. Xe máy là phương tiện di chuyển chủ yếu của
người Việt, chiếm hơn 85% tổng số phương tiện. Tính đến cuối năm 2019. Việt Nam

có khoảng 60 triệu xe máy đang lưu thông.
Thị trường xe máy ở Việt Nam đã bước sang giai đoạn bão hòa. Tuy nhiên, Việt
Nam vẫn đang nằm trong top 4 thị trường tiêu thụ xe máy lớn nhất thế giới, đứng sau
Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ. Năm 2019, tổng dung lượng thị trường xe máy Việt
Nam đạt khoảng 3,37 triệu xe. Trung bình thị trường xe máy có quy mô 3 triệu
chiếc/năm.
 Thu nhập và trình độ văn hóa của dân cư
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, thu nhập và đời sống của người dân
ngày càng được nâng cao. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam lag
gần 3000 USD/năm. Tuy nhiên sự chênh lệch giàu nghèo của Việt Nam khá lớn. Vì
vậy, các doanh nghiệp xe máy cần sản xuất các sản phẩm ở các phân khúc giá cả khác
nhau để phù hợp với mọi người dân.
Hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào trình độ văn hóa,
giáo dục của họ. Trình độ văn hóa của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao.
Họ có nhu cầu cao hơn đối với các sản phẩm xe máy có mẫu mã đẹp, sử dụng công
nghệ kỹ thuật hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường, …

8


2.1.3. Môi trường cạnh tranh

Honda và Yamaha cùng 3 hãng xe khác là Piaggio, Suzuki và SYM là 5 thành viên
hình thành nên Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam – VAMM. So với 2 doanh
nghiệp dẫn đầu thì quy mô của 3 doanh nghiệp còn lại rất khiêm tốn và hầu như không
tăng trưởng. 2 doanh nghiệp dẫn đầu là Honda và Yamaha đã nắm gần như toàn bộ lợi
của cả ngành. Honda chiếm ưu thế hơn hẳn với 70% thị phần và ngày càng tăng, bỏ xa
các đối thủ còn lại. Trong khi đó, Yamaha nắm giữ hơn 25% thị phần nhưng thị phần
này liên tục giảm trong những năm qua. Thị trường xe máy Việt Nam đang có nguy cơ
bước sang giai đoạn bão hòa. Theo dự đoán của giới chuyên môn, sức mua xe máy tại

Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì trên dưới 3 triệu xe, đòi hỏi các hãng phải tiếp tục có
nhiều chiến lược để cạnh tranh nhằm giữ thị phần. Và một khi dung lượng thị trường
không được "nở ra", thì nguy cơ thị phần của hãng này sẽ chạy sang hãng khác nếu các
hãng giậm chân tại chỗ như được chứng kiến trong năm 2019.
Đặc điểm của các hãng xe máy lớn ở Việt Nam:
- Honda: là thương hiệu đến từ Nhật Bản, đối thủ lớn nhất của hãng Yamaha, là một
trong những thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe máy. Ưu điểm các dòng
xe của Honda đó là tiết kiệm nhiên liệu, khả năng vận hành bền bỉ, hợp thời trang và
có đủ phân khúc từ rẻ đến sang. Hiện hãng có rất nhiều dòng xe và mẫu mã cho khách
hàng lựa chọn như Cub, Wave Alpha, Airblade, Vision, SH, …
9


- Yamaha: Những chiếc xe của Yamaha được biết đến với kiểu dáng trẻ trung, khỏe
khoắn, cá tính đi kèm màu sắc bắt mắt. Mặc dù độ tiết kiệm nhiên liệu không bằng
Honda nhưng xét về độ bền thì Yamaha không hề kém cạnh. Yamaha phù hợp với nhu
cầu của giới trẻ. Hiện dòng xe nổi bật nhất của Yamaha là chiếc Exciter hầm hố, thể
thao.
- Piaggio: là thương hiệu đến từ Italy. Piaggio được biết đến với thiết kế thờ thượng,
gọn nhẹ, sang trọng và đậm chất Châu Âu. Hiện hãng có 4 dòng sản phẩm cao cấp là
Vespa, Liberty, Fly và ZIP. Ngoài dòng xe tay ga, hãng còn sản xuất dong phân khối
lớn như Aprilia, Derbi, Gilera và Môt Guzzi. Với những điểm trên, Piaggio xứng đáng
là thương hiệu của khởi nguồn đam mê cho người sành xe và yêu thích sự đổi mới.
- Suzuki: Là một thương hiệu đến tư Nhật Bản. Năm 1996, Suzuki mới chính thức đặt
chân vào thị trường Việt Nam với dòng sản phẩm Suzuki Viva. Các sản phẩm của
Suzuki được biết đến với kiểu dáng tinh tế và động cơ mạnh mẽ.
- SYM: là công ty đầu tiên và duy nhất sản xuất xe hơi và xe máy ở Đài Loan. SYM
bắt đầu đặt chân vào thị trường Việt Nam vào năm 1998 với dong xe tay ga. SYM
được biết đến với thẩm mỹ tốt, chất lượng cao và giá thành rẻ. Các dong xe SYM
chiếm lĩnh thị trường Việt Nam có thể kể đến như Attila Elizabeth, Attila Passing,

Attila Victoria và Attila Venus.
2.2.

Phương thức thâm nhập thị trường xe máy Việt Nam

Yamaha chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam từ năm 1999 khi Công ty
Yamaha-Motor (Nhật Bản) kết hợp liên doanh với 2 doanh nghiệp là Tổng công ty lâm
nghiệp Việt Nam trong nhà máy cơ khí đỏ (Việt Nam) và Công ty công nghiệp Hong
Long Industris Berhad (Malaysia).
Với nguồn vốn pháp định: 24.250.000 USD trong đó:
-

Công ty Yamaha Motor (Nhật Bản) 46%

-

Công ty Lâm nghiệp và nhà máy cơ khí cờ đỏ (Việt Nam) 30%

-

Công ty công nghiệp Hong Long Industris Berhad (Malaysia) 24%
Liên doanh là một trong những phương thức quan trọng của quan hệ hợp tác hoặc

liên minh chiến lược nhằm thâm nhập thị trường toàn cầu có hiệu quả, giảm thiểu
10


được những rủi ro kinh tế và chính trị, đồng thời khắc phục được những rào cản về
pháp luật và văn hóa khác biệt của nước ngoài.
Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp muốn được chia sẻ quyền sở hữu trong

một cơ sở kinh doanh hơn là nắm quyền sở hữu toàn bộ. Một doanh nghiệp riêng biệt
được thành lập và đồng sở hữu bởi ít nhất hai pháp nhân độc lập để đạt những mục
tiêu kinh doanh chung được gọi là một doanh nghiệp liên doanh. Các đối tác trong liên
doanh có thể là các doanh nghiệp tư nhân, hoặc các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu.
Mỗi bên có thể đóng góp bất kể thứ gì được các đối tác đánh giá là có giá trị, bao gồm
khả năng quản lý, kinh nghiệm marketing, khả năng tiếp cận thị trường, công nghệ sản
xuất, vốn tài chính, kiến thức hoặc công cụ ưu việt trong thực hiện công tác nghiên
cứu phát triển.
-

Ưu điểm:
Liên doanh là phương thức thâm nhập ít rủi ro hơn so với chi nhánh sở hữu toàn bộ

– mỗi bên đối tác chỉ chịu rủi ro đối với phần vốn đóng góp của mình. Như vậy lựa
chọn liên doanh là đặc biệt sáng suốt khi việc thâm nhập thị trường đòi hỏi phải đầu tư
lớn, hay khi có sự bất ổn lớn về chính trị và xã hội trên thị trường mục tiêu.
Khai thác được tối đa các khả năng của đối tác địa phương. Việt Nam là một thị
trường đầy tiềm năng bởi nhu cầu sử dụng xe máy là rất lớn, nằm trong top 4 thị
trường tiêu thụ xe máy lớn nhất thế giới. Vì vậy, khi Yamaha lựa chọn liên doanh để
thâm nhập vào thị trường này sẽ khai thác được tối đa các cơ hội.
Sử dụng được hệ thống phân phối của đối tác địa phương. Yamaha khi thâm nhập
vào thị trường Việt Nam có thể tiếp cận với mạng lưới phân phối tại Việt Nam, nhằm
tăng khả năng cạnh tranh của cả hai bên đối với các đối thủ khác.
Thị trường được bảo hộ bởi hàng rào thuế quan và hạn ngạch. Việc liên doanh của
Yamaha đã góp phần bảo hộ thị trường xe máy trong nước. Hàng rào thuế quan và hạn
ngạch được đưa ra nhằm hạn chế nhập khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên
doanh phát triển tại thị trường trong nước. Bên cạnh đó Yamaha Việt Nam cũng đã và
đang đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu xe máy ra các thị trường nước ngoài.
11



Khắc phục được hạn chế về vốn và nhân sự. Trước đây, thị trường xe máy trong
nước còn kém phát triển do thiếu vốn và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, khi thực hiện liên
doanh với Nhật Bản thành lập Yamaha Motor Việt Nam, những hạn chế này đã được
khắc phục. Các bên liên doanh hỗ trợ nhau bằng việc góp vốn cổ phần và chia sẻ
nguồn nhân lực, tạo nên một môi trường kinh doanh vững chắc.
-

Nhược điểm:
Một trong những nhược điểm cơ bản của liên doanh là vấn đề quyền sở hữu có thể

gây ra tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp còn có thể xảy ra do có sự không nhất
trí về các khoản đầu tư trong tương lai và chia lợi nhuận.
Bước đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam Yamaha còn gặp nhiều khó khăn khi
phải đối mặt với nhiều đối thủ mạnh. Dù đến sau nhưng Yamaha đã chiếm được vị trí
tương đối vững chắc trong thị trường xe máy Việt Nam. Từ khi bắt đầu thực hiện liên
doanh, Yamaha đã tung ra thị trường với nhiều loại xe từ xe số, xe phanh đĩa, xe gaz
với kiểu dáng màu sắc trẻ trung và đa dạng, cùng với đó là những chiến lược quảng
cáo, tiếp thị rộng rãi. Như vậy trong một thời gian hoạt động, đến nay Yamaha Motor
Việt Nam đã tìm thấy thế mạnh trên thị trường xe máy Việt Nam.

12


CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX QUỐC TẾ CỦA
XE MÁY YAMAHA TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
3.1.

Chiến lược Marketing Mix


3.1.1. Chiến lược sản phẩm
Công ty Yamaha Motor Việt Nam chuyên sản xuất các sản phẩm xe máy, các
sản phẩm xe máy mà công ty đưa ra thị trường có nhiều kiểu dáng, màu sắc, chức năng
và có giá thành đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng khác nhau. Xe
máy là phương tiện giao thông phổ biến ở Việt Nam nên người tiêu dùng có yêu cầu
cao về tính năng và độ an toàn khi sử dụng, bên cạnh đó người tiêu dùng còn yêu cầu
về tính thẩm mĩ, thời trang nên Công ty Yamaha thường xuyên thay đổi kiểu dáng và
cho ra những mẫu mã mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Với Yamaha thì chiến lược sản phẩm rất quan trọng, nếu công ty không thay đổi
sản phẩm, không có những bước đột phá sản phầm thì khó có thể chinh phục được các
đối tượng khách hàng. Vì vậy, công ty luôn nỗ lực đổi mới sản phẩm, hoạt động theo
hướng thay đổi công nghệ, bổ sung các tính năng mới thay thế tính năng cũ, đưa ra
những dòng sản phẩm mới thay thế những dòng sản phẩm cũ đã đến giai đoạn bão hòa.
Khi các sản phẩm mới ra đời kèm theo các chiến lược xúc tiến để quảng cáo sản phẩm
cũng luôn phải thay đổi. Sự đổi mới liên tục sản phẩm thể hiện sự nỗ lực sáng tạo
không ngừng thay đổi của công ty, tạo niềm tin cho khách hàng và phù hợp với nhịp
sống hiện đại.
Các dòng sản phẩm chính của Yamaha
-

Xe tay ga Yamaha: có 6 loại xe là Grande, Acruzo, Janus, Latte, Free Go, NVX.
Người tiêu dùng có thể lựa chọn từ các dòng xe cao cấp như Grande, tới dòng tầm
trung như Acruzo, Latte và giá rẻ là Janus.

-

Xe máy số Yamaha: có 2 loại xe là Jupiter và Sirius và người tiêu dùng đặc biệt ưa
chuộng hai loại xe này.

13



-

Xe tay côn Yamaha: nổi tiếng nhất là xe Exciter 150 có giá cả phù hợp với nhiều
đối tượng khách hàng. Ngoài ra còn có một số loại xe cao cấp hơn là MT-15,
TFX150,R15, R3, MT-03.

Vòng đời sản phẩm của xe máy yamaha
Giai đoạn 0: Đổi mới trong nước
Xe máy Yamaha được sản xuất và tiêu thụ tại thị trường nước khởi xướng là
Nhật Bản. Sản phẩm mới sau quá trình đầu tư và sản xuất đều được tiêu thụ ở ngay thị
trường Nhật Bản trong suốt giai đoạn này. Thời gian này, chi phí sản xuất của sản
phẩm bước đầu còn tương đối cao do công ty phải đầu tư, nghiên cứu sản phẩm. Cần
chú ý rằng, trong giai đoạn này, điều hiển nhiên là không có xuất khẩu và cũng không
có nhập khẩu. Sản xuất tăng mạnh nhưng vẫn chưa có sản phẩm dư thừa. Toàn bộ thị
trường nội địa Nhật Bản vẫn là thị trường mục tiêu bao trùm của các công ty khởi
xướng sản phẩm mới.
Giai đoạn 1: Đổi mới ở nước ngoài
Đây là pha bắt đầu xuất khẩu sản phẩm mới của Nhật Bản, gắn liền với nó là
việc đẩy mạnh quảng cáo quốc tế ở các thị trường xuất khẩu mục tiêu. Sau khi nhu cầu
của thị trường nội địa đã được đáp ứng tương đối đầy đủ, công ty Yamaha bắt đầu tiến
trình đổi mới sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài bằng con đường xuất khẩu.
Thị trường mục tiêu: Thông thường là các nước phát triển cao và tương đồng
với Nhật Bản về kinh tế – văn hoá – xã hội và phần còn lại là nội địa của nước khởi
xướng.
Giai đoạn 2: Chín muồi
Việc xuất khẩu xe máy Yamaha tăng nhanh và đạt mức cao nhất. Thị trường
mục tiêu là các nước phát triển và một số nước đang phát triển. Đối với thị trường Việt
Nam, xe máy Yamaha thâm nhập vào thị trường Việt Nam năm 1999 với chiếc xe máy

Sirius, cùng lúc đấy thì doanh nghiệp cũng đưa ra những chiến lược xúc tiến để quảng
cáo cho sản phẩm. Yamaha cũng xây dựng nhà máy tại Việt Nam và sản xuất xe máy
tại Việt Nam.
14


Giai đoạn 3: Khắp nơi bắt chước
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh và bước vào giai đoạn suy thoái. Do công
ty Yamaha đã xây dựng nhà máy ở Việt Nam nên công ty Yamaha ở Việt Nam đã đẩy
mạnh sản xuất và bán ra ở ngay trong nước nhằm thu lợi nhuận cao. Mặt khác, công ty
Yamaha tại Việt Nam còn tranh thủ xuất khẩu sang nhiều nước đang phát triển khác
và cạnh tranh gay gắt với công ty Yamaha tại Nhật Bản
Giai đoạn 4: đổi mới ngược chiều
Công ty Yamaha tại Nhật Bản không còn xuất khẩu sản phẩm xe máy nữa. Sản
phẩm được xuất khẩu trở lại Nhật Bản theo hướng đổi mới ngược chiều. Nhật Bản
nhập khẩu trở lại sản phẩm mới trước đây là điều tất yếu bởi vì, thứ nhất, hầu hết tầng
lớp bình dân do khả năng thanh toán có hạn nên vẫn có nhu cầu sản phẩm mới với
mức tiêu thụ khá lớn, thứ 2, công ty Yamaha tại Nhật Bản đã chủ động chuyển sang
kinh doanh sản phẩm mới khác nên lượng cung giảm mạnh.
3.1.2. Chiến lược giá
Chiến lược Marketing của Yamaha về giá cả là một điểm rất sáng trong trên thị
trường Việt Nam, bắt đúng tâm lý của khách hàng.
Đối với các sản phẩm mới thì nên áp dụng chiến lược định giá sản phẩm mới
“Định giá hớt váng” là bán sản phẩm ở mức giá cao nếu sản phẩm có lợi ích hoặc đặc
tính độc đáo. Sau đó, khi sản phẩm không còn tính độc đáo do có các sản phẩm hoặc
dịch vụ tương tự thì sẽ giảm dần giá bán. Ví dụ, đối với xe Yamaha Exciter sau nhiều
năm xuất hiện tại thị trường Việt Nam, Yamaha Exciter đã tạo nên một vị thế riêng
trong phân khúc xe số thể thao vốn còn đang bị hạn chế trên thị trường Việt Nam. Với
thiết kế độc đáo, mạnh mẽ nam tính, Yamaha Exciter đã khẳng định được vị thế của
mình. Các dòng xe Exciter đều bán ở mức giá dao động từ 42-45 triệu tại các đại lý.

Đây là mức giá phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam. Hoặc là Yamaha có thể
áp dụng “chính sách giá thâm nhập thị trường” là việc định giá cho sản phẩm đủ thấp
để giành lấy thị phần nhưng chính sách này nên áp dụng khi sản phẩm dễ bị bắt chước,
chi phí giảm khi gia tăng quy mô sản xuất.
15


Khi xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường thì nên áp dụng chiến lược
điều chỉnh giá có chiết khấu và có giảm giá: nên có những dịch vụ chăm sóc cho
những khách hàng mua, sử dụng xe máy của công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam.
Tất cả khách hàng sẽ được hưởng những ưu đãi như là:
-

Được chiết khấu % giảm giá khi mua hàng phụ tùng tại hệ thống và cửa hàng
của Yamaha hoặc các trạm bảo hành và dịch vụ (YFS) của Yamaha trên toàn
quốc.

-

Thường xuyên được mời tham dự các hoạt động thường niên của công ty
Yamaha Motor Việt Nam (Christmas, Valentine…). – Được nhận những phần
quà đầy ý nghĩa vào dịp sinh nhật.

-

Được chiết khấu và giảm giá khi mua nhiều xe của Yamaha.

Ngày nay, các đối thủ cạnh tranh rất gay gắt nên Yamaha có thể định giá theo mức
giá thị trường là phân tích mức giá bán, giá chào hàng của đối thủ cạnh tranh như
Honda, Piaggio…

BẢNG 1: Chi phí sản xuất của 1 số xe máy Yamaha (Đơn vị: Triệu đồng)

Chi phí

Yamaha
Janus

Yamaha
Go

Free Yamaha
Jupiter

Yamaha
Exciter

Nguyên vật liệu

13

17

13,5

21

Sản xuất

1,4


2

1,4

5

Bán hàng

2

2

2

2

Quản lý

0,7

0,7

0,7

0,7

Lưu
kho,
chuyển


vận 0,2

1

0,4

2

Chi phí khác

2,9

5

3

8

Tổng chi phí

20,2

27,7

21

38,7

16



BẢNG 2: so sánh giá xe của Yamaha và Honda (Đơn vị: VNĐ)

Xe Yamaha

Xe Honda

Janus: 27.990.000

Vision: 29.990.000

Free
32.990.000

Go: Air Blade: 41.190.000

Jupiter: 29.400.000

Wave: 17.790.000

Exciter: 47.990.000

Winner X: 45.990.000

Có thể thấy giá xe của các xe có tính năng tương tự nhau có mức giá tương
đương nhau. Yamaha cũng căn cứ vào giá của đối thủ của mình là Honda để định giá
xe của mình. Nhưng chính những chính sách về giá trong chiến lược Marketing của
Yamaha đã tạo ra được những lợi thế rất lớn ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần của
doanh nghiệp. Vì vậy Yamaha thu lại được rất nhiều thành tựu từ những mức định giá
khôn ngoan của mình.

3.1.3. Chiến lược phân phối
Do đặc thù là sản phẩm lâu bền, có mức độ tiêu chuẩn hóa cao nên quá trình lựa
chọn diễn ra dài, người mua với khối lượng nhỏ. Do đó, Yamaha đã áp dụng phân phối
gián tiếp theo hai kênh:
 Kênh phân phối cấp 1: chiếm 80% lượng hàng hóa bán ra của doanh nghiệp.
Chỉ có sự xuất hiện của 1 trung gian thương mại là đại lý chính hãng của công
ty.
 Kênh phân phối cấp 2: có sự xuất hiện của 2 trung gian thương mại là đại lý và
người bán lẻ. Người bán lẻ có thể kinh doanh các mặt hàng của Yamaha với các
nhãn hiệu hàng cùng chủng loại.
Hiện nay kênh phân phối của Yamaha có tới 300 đại lý toàn quốc, và hàng nghìn
trung tâm bảo hành.

17


Thực hiện chiến lược khác biệt hóa tại những kênh phân phối, Yamaha áp dụng hệ
thống tiêu chuẩn 3S lên toàn bộ các đại lý, cửa hàng có phân phối độc quyền sản
phẩm. Hệ thống Yamaha 3S (Sales - Service - Spare Part) ra đời vào năm 1999, là máu
thịt của Công ty Yamaha Motor Việt Nam, chiếm đến hơn 90% tổng hệ thống cửa
hàng, đại lý của Yamaha VN, giúp cho mọi nhu cầu, ý kiến của tất cả khách hàng được
ghi nhận để không ngừng đổi mới cải tiến sản phẩm.
Không những thế, Yamaha còn tạo ra một phòng trưng bày mang tên “Yamaha
Town” với xe máy, đồ chơi, phụ kiện, thời trang Yamaha – Chăm sóc khách hàng –
Fans Club mang lại sự hài lòng nhất cho khách hàng bằng những sản phẩm chất lượng
cao, chế độ hậu đãi tốt, phục vụ cho mọi yêu cầu của khách hàng.

3.1.4. Chiến lược xúc tiến
Yamaha dùng nhiều hình thức đề xúc tiến hoạt động kinh doanh để tạo ra một
thương hiệu in đậm trong tâm trí khách hàng bằng cách xây dựng phong cách trẻ

trung, năng động, mạnh mẽ. Yamaha đã rất mạnh tay trọng việc tạo ra những sự kiện
và chương trình truyền thông mang độ phủ sóng mạnh mẽ.
 Quảng cáo: Yamaha tập trung vào những TVC quảng cáo những dòng sản phẩm
mới, những chiến lược của hãng nhắm tới sự nhận biết những sản phẩm của
mình đối với khách hàng.
 Tương tác trên kênh truyền thông: Yamaha cũng rất bắt kịp xu thế của thời đại
khi chọn các mạng xã hội để tiếp cận người dùng một cách hiệu quả, những bài
đăng tải trên Facebook, Instagram, YouTube… thu hút hàng nghìn lượt like và
trăm lượt share khiến sức lan toả trong mỗi sản phẩm ra mắt được gia tăng.
 PR ngôi sao:
-

Yamaha đã kết hợp với những ngôi sao ca sĩ nổi tiếng, đình đám như
Issac, Chipu, Thanh Duy, Miu Lê… làm gương mặt đại diện, cho ra mắt
những MV ca nhạc quảng bá hình ảnh, tạo nên cú hích lớn cho các hoạt
động, sự kiện ra mắt sản phẩm mới.

-

Cầu thủ Quang Hải trở thành đại sứ thương hiệu của YAMAHA, khẳng
định một thương hiệu với "DNA thể thao" đặc trưng, khích lệ giới trẻ
sống tự tin, bứt phá, dũng cảm theo đuổi đam mê.
18


 Truyền thông sự kiện:
-

Chuỗi sự kiện Yamaha Ravolution Music Festival đã tạo nên cơn địa
chấn âm nhạc đỉnh cao giữa sự kết hợp giữa âm thanh ánh sáng của dòng

nhạc EDM với những trải nghiệm đa dạng trên mọi dòng sản phẩm xe
máy.

-

Hội thi Đại lý Yamaha xuất sắc (The Yamaha Excellent Dealer Contest)
được tổ chức hàng năm với mục đích giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa
các đại lý ba miền và chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân viên trong hệ
thống Yamaha toàn quốc.

-

Yamaha tổ chức cuộc thi ảnh "Khoe ảnh đón xuân, nhận quà may mắn"
(17/1-7/2/2020) chụp ảnh cùng xe máy Yamaha mang tinh thần của chủ
đề đón xuân với phần thưởng hấp dẫn là 10 chiếc điện thoại Samsung J8
trị giá 7.290.000đ cho 10 khách hàng có lượt bình chọn cao nhất.

 Tri ân khách hàng:
-

Chuỗi 33 sự kiện “Muôn nẻo đồng hành” (2018) nhằm cảm ơn tới những
khách hàng đã ủng hộ sản phẩm của Yamaha Motor Việt Nam, bao gồm
hàng loạt những hoạt động hấp dẫn như thay dầu miễn phí cho hơn 480
khách hàng đầu tiên, chương trình ca nhạc sôi động, lái thử xe tay ga của
Yamaha, trưng bày xe, tham gia trò chơi rinh quà thú vị như móc gấu
chìa khoá, túi vải thời trang và nón Yamaha.

-

Buổi Dạ tiệc Hoa Hồng đã được tổ chức bởi Yamaha ngày 16/10/2019,

nhằm mục đích tri ân các khách hàng nữ đang sử dụng dòng xe tay ga
Yamaha Grande.

 Chương trình khuyến mại: Để kích thích lượng tiêu thụ sản phẩm, Yamaha đã tổ
chức chương trình “LƯỚT FREEGO/JANUS SÀNH ĐIỆU, RINH QUÀ
HÀNG HIỆU” diễn ra 15/2-15/4/2020, khách hàng khi mua xe máy Yamaha
FreeGo hoặc Janus sẽ được tặng ngay 01 điện thoại Samsung Galaxy A01 trị
giá 2.790.000 đ.
 Hoạt động xã hội: Với khẩu hiệu “Vì tương lai bóng đá Việt Nam”, từ năm
2007, cùng với các giải thi đấu bóng đá thiếu niên – nhi đồng toàn quốc,
Yamaha Cup U11 – U13 đã trở thành cái nôi nuôi dưỡng đam mê cho những tài
19


năng bóng đá ngày hôm nay như Quang Hải, Đình Trọng, Duy Mạnh, Thành
Chung, Lương Xuân Trường, Đức Chinh, Văn Toàn, Bùi Tiến Dũng…
---> Những chiến dịch truyền thông của Yamaha đã thành công vang dội, tạo bước đà
cho sự lớn mạnh và phát triển của doanh nghiệp.
3.2.

Đánh giá chiến lược Marketing Mix

Mô hình SWOT:

20


Phân tích mô hình SWOT
Strengths:
 Chất lượng dịch vụ: dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty tốt, luôn thỏa

mãn nhu cầu tốt nhất cho khách hàng.
 Hiệu quả định giá: có chính sách giá phù hợp với từng túi tiền của khách hàng,
đặc biệt là nhu cầu đổi xe của khách hàng.
 Hiệu quả phân phối: kênh phân phối rộng khắp.
 Chương trình khuyến mãi, hậu mãi: có các chương trình khuyến mãi hấp dẫn
khách hàng hiện tại và khách hàng mục tiêu.
 Đổi mới sản phẩm: liên tục đổi mới sản phẩm về chất lượng, màu sắc nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
 Tài chính: tiềm lực tài chính lớn mạnh.
 Trình độ kỹ thuật sản xuất: có đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, năng động, sáng
tạo.
 Về tổ chức: bộ máy lãnh đạo sáng suốt, luôn đưa ra các quyết định phù hợp với
tình hình của công ty.
 Xây dựng thương hiệu tốt, thị phần đưngs thứ 2 tại Việt Nam (25%)
 Mạng lưới phân phối rộng khắp đất nước Việt Nam.
 Sản phẩm đa dạng, chất lượng sản phẩm cao, giá cả cạnh tranh, dây chuyền sản
xuất hiện đại.
Số liệu cụ thể:
 Đội ngũ tiếp thị và nguyên cứu sản phẩm giàu kinh nghiệm.
 Số lượng nhân viên toàn thế giới tới 27828, tính tới 31/03/2015.
 Số lượng công ty con: 75, tính tới 31/03/2015.
 Số công ty liên kết: 6, tính tới 31/03/2015.
Weaknesses:
 Hình ảnh, thương hiệu: thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, nhưng một số thị trường
nhỏ còn xa lạ với nhiều người.
 Khả năng sản xuất: việc sản xuất sản phẩm vẫn còn hạn chế, chưa sửa dụng hết
công suất của máy móc, sử dụng chi phí chưa hiệu quả.
 Chất lượng: độ bền, tiết kiệm năng lượng không phải là điểm mạnh của hãng.
21



Opportunities:
 Nhu cầu xe máy trên thị trường chưa có dấu hiệu sụt giảm.
 Vẫn còn các lỗ hổng thị trường để công ty khai thác vùng nông thôn và miền
núi.
 Thị trường tay ga: người tiêu dùng luôn muốn sử dụng những chiếc xe phong
cách, hợp cá tính,…tâm lý người tiêu dùng là muốn mình sở hữu chiếc xe sang
trọng và “độc”
 Sản phẩm sáng tạo.
 Các ngân hàng liên kết cho vay mua xe máy.
Threatens:
 Sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ: Honda, Suzuki, SYM,..
 Thời gian gần đây xe máy Trung Quốc tràn vào thị trường thông qua xe tay ga
với kiểu dáng và giá thành hết sức cạnh tranh.
 Nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi, việc tìm hiểu nhu cầu tốn một
lượng chi phí lớn. Người tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm thay thế.
Kết hợp S-O:
 Phát triển toàn diện sản phẩm nhằm hướng tới thị trường rộng hơn.
 Phát triển các loại xe khác nhau: xe tay ga, xe số, xe chạy bằng điện,..
 Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng
sản phẩm.
Kết hợp S-T:
 Tận dụng thương hiệu mạnh và có truyền thống lâu đời cũng như mạng lưới
phân phối rộng rãi để giành thêm thị trường.
 Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.
Kết hợp O-W:
 Tận dụng hiệp định TPP về giảm thuế nhập khẩu các linh kiện để chủ động hơn
về giá và ổn định thị trường.
 Tận dụng thị trường khá lớn là nông thôn và đô thị nhỏ
Kết hợp W-T:

Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp linh kiện để chủ động hơn trong tấn
công thị trường
22


3.3.

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động MKT cho sản phẩm xe máy
của công ty Yamaha VN
Bên cạnh những mặt tích cực của hoạt động MKT cho sản phẩm xe máy của

công ty yamaha VN, thì hoạt động MKT còn có những mặt hạn chế. Vì vậy nhóm em
đưa ra một số giải pháp sau để hoàn thiện hoạt động MKT cho sản phầm:
Đầu tiên, Yamaha cần dự báo như cầu thị trường một cách chính xác, bài bản.
Vì hiện nay công ty Yamaha VN chưa có một phương pháp dự báo nhu cầu về sản
phẩm một cách chính xác, bài bản. Chủ yếu dựa vào số liệu trong lịch sử bán hàng của
công ty và số liệu thu thập được từ đối thủ cạnh tranh để dự báo nhu cầu thị trường. Vì
vậy một số mặt hàng sản xuất ra tồn kho rất cao, dẫn đến chi phí tồn kho tăng cao,
nhưng cũng có những sản phẩm không đủ số lượng để tiêu thụ. Điều này không những
làm mất đi những cơ hội kinh doanh quý giá mà còn làm mất uy tín trong việc giao
hàng đối với các đại lý và làm giảm hiệu quả của hoạt động phân phối chỉ vì dự báo
nhu cầu không chính xác. Để khắc phục tình trạng này, công ty có thể thuê một công ty
nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp để hỗ trợ công ty trong việc dự báo. Công ty này
sẽ nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của thị trường, cung ứng số liệu về sản lượng tiêu thụ
của thị trường xe máy để có thể dưa ra một dự báo chính xác về nhu cầu thị trường.
Thứ hai, hoạt động marketing của Yamaha cần làm làm ngay ở đây là phải thay đổi
dư luận, thay đổi nhận thức của khách hàng về các sản phẩm của yamaha. Theo em
cách hiệu quả nhất là dùng dư luận để thay đổi dư luận. Đầu tiên là cần xóa bỏ suy
nghĩ “xe của yamaha ăn xăng lắm” đó là:



Tung ra một dòng sản phẩm tập trung vào tiết kiệm xăng (thuộc chiến lược đa
dạng hóa sản phẩm)



Cam kết với hãng về mức tiêu hao nhiên liệu, đồng thời mỗi sản phẩm bán ra có
kèm một sách hướng dẫn sử dụng xe tiết kiệm xăng, bởi mức tiêu hao nhiên
liệu phụ thuộc nhiều vào vào cách sử dụng xe mà điều này thì không phải ai
cũng biết. Như vậy một khách hàng được sử dụng sản phẩm tiết kiệm xăng đến
không ngờ, người ta chắc chắn sẽ đi khoe với người thân, bạn bè, đồng nghiệp.

Thứ 3, đối với chiến lược cạnh tranh bằng giá, tuyệt đối không nên giảm giá sản
phẩm để cạnh tranh. Việc giảm giá sẽ gây tâm lí nghi ngờ cho khách hàng, làm giảm
23


giá trị thương hiệu của công ty. Nên đa dạng hóa sản phẩm với nhiều mức giá,. Như đã
nói ở trên, canh tranh bằng giá không có nghĩa là để giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh
mà để mức giá mà khách hàng muốn mua nhất. Có những khách hàng thích phô
trương sự giàu sang thì chúng ta đưa ra sản phẩm cao cấp với mức giá trên dưới 100
triệu. Chú ý ở đây nếu để giá cao quá sẽ pản tác dụng, bởi với múc giá đó người ta sẽ
chọn ô tô thay vì đi xe máy. Đối với nhóm khách hàng có thu nhập trung bình chắc
chắn họ sẽ hướng tới sản phẩm giá phổ thông hơn. Công ty cần tính toán đưa ra sản
phẩm có mức giá phù hợp.
Với các đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động MKT ở trên nếu được thực hiện,
em tin chắc rằng công ty sẽ tham gia được hầu hết các phân khúc, các mảng thị trường,
tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.

24



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trung Vãn, Nguyễn Thanh Bình, Phạm thu Hương, Nguyễn Thu Hương
(2008). Giáo trình Marketing quốc tế. Nhà xuất bản Lao động xã hội.
2. Tạp chí tài chính (2019). “Quy mô nền kinh tế năm 2019 cao nhất từ trước đến
nay”.
< />3. Tạp chí tài chính (2019). “Kiểm soát lạm phát – kết quả kép của năm 2019, thách thức
cho năm 2020”.
< />
4. Quantri.vn. “Môi trường Marketing vĩ mô”.
< />5. CafeF (2018). “Sức hấp dẫn đưa Vinfast đến thị trường xe máy: Doanh thu 120.000 tỷ,
lợi nhuận 20.000 tỷ đồng/ năm”.
< />6. Marketing AI (2018). “Cuộc phiêu lưu trên đất Việt dưới góc nhìn từ Chiến lược
Marketing của Yamaha”
< />
7. Trang chủ Yamaha
< />
25


×