Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận pháp luật KTĐN tìm hiểu một số quy định của LDN năm 2014 về doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.58 KB, 16 trang )

I.

NỘI DUNG

1. Doanh nghiệp nhà nước
1.1. Khái niệm
Doanh nghiệp nhà nước đã phổ biến lâu trong nước ta. Nhưng mãi đến năm 1995, khái
niệm về doanh nghiệp nhà nước mới được nêu rõ trong Luật Doanh nghiệp nhà nước
1995, tuy đến năm 2003 đã sửa đổi. Nhưng đến năm 2005-2006 để đáp ứng xu thế tham
gia WTO, hàng loạt các đạo luật được sửa đổi và bổ sung và Luật Doanh nghiệp 2005 đã
ra đời trong hoàn cảnh đó và đưa ra khái niệm: “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp
trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.”
Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã nêu: “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.”
Từ đó có thể thấy điểm khác biệt giữa hai đạo luật này là quyền sở hữu vốn điều lệ của
Nhà nước trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 là tối đa.
Một số doanh nghiệp hiện nay được xem như là Doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh
nghiệp năm 2014 là:
* Công ty thuốc lá Việt Nam- Vinataba

1


-

Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN

-

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam –VNPT


1.2. Đặc điểm
1.2.1. Thành viên
Với đặc điểm của công ty 100% vốn đầu tư của Nhà Nước và hình thành theo hình thức
công ty TNHH (điều 89), các doanh nghiệp Nhà nước được thành lập bởi và thuộc sở hữu
của 1 tồ chức đặc biệt (cũng chính là thành viên duy nhất): Nhà nước
Để tham gia quản lý hoạt động doanh nghiệp, nhà nước đã có những quy định về cách
thức tỏ chức cũng như quyền và nghĩa vụ cho từng vị trí sẽ được trình bày sau đây
1.2.2. Vốn

2


Theo khoản 8 điều 4 luật Doanh Nghiệp 2014, doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa là
“là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”
Phần vốn được góp để thành lập nên doanh nghiệp Nhà nước được lấy từ Ngân sách Nhà
nước do thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ quản lý ngành (bộ tài chính, bộ kế
hoạch và đầu tư), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Đồng thời, việc thành
lập doanh nghiệp Nhà nước dựa trên nguyên tắc chỉ thành lập theo những ngành, lĩnh vực
then chốt, xương sống của nền kinh tế dựa trên những đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế
thời điểm dó và chủ trương của Đảng và ngành nghề lĩnh vực đó theo định hướng của
Nhà nước.
Do bản chất của DNNN là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với 100% vốn nhà
nước nên vốn điều lệ có thể được bổ sung hoặc chuyển nhượng dựa trên quyết định của
các Thủ tướng chính phủ hoặc cơ quan ban ngành có trách nhiệm, tuy nhiên không được
giảm vốn điều lệ, chi tiết được quy định trong nghị định số 71/2013/NĐ-CP.
=> Việc quy định lại điều kiện tỷ lệ góp vốn của thành phần Nhà nước để được gọi là
DNNN được đánh giá là sẽ có tác động tích cực thông qua việc giảm bớt các áp lực về
thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội mà các doanh nghiệp với hơn 50% vốn nhà nước
trước đây phải gánh chịu. Đồng thời, kích thích đầu tư từ tư nhân thông qua tạo sự cạnh
tranh công bằng hơn giữa các doanh nghiệp để phù hợp hơn với định hướng về nền kinh

tế thị trường của Chính Phủ.
Bên cạnh đó, dưới hình thức là công ty TNHH, doanh nghiệp Nhà nước không được
quyền phát hành cổ phiếu nhưng được phát hành trái phiếu.
3


1.2.3. Chế độ trách nghiệm
Theo luật doanh nghiệp 2005, tất cả doanh nghiệp nhà nước thành lập và hoạt động theo
luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 sẽ phải chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công
ty cổ phần theo quy định của luật doanh nghiệp 2005. Tuy nhiên đến năm 2014, luật
doanh nghiêp mới lại quy định tại điều 89 với việc hình thành doanh nghiệp nhà nước
dưới hình thức công ty TNHH (do yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước phải có 100% vốn
điều lệ của Nhà nước) theo một trong 2 mô hình:
a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
Như vậy có thể thấy dù là trong luật doanh nghiệp 2005 hay 2014 thì doanh nghiệp nhà
nước đều cho thấy chế độ trách nhiệm hữu hạn của mình
1.2.4. Tư cách pháp nhân
Về mặt hình thức, doanh nghiệp nhà nước được tổ chức thành xí nghiệp, nhà máy, công
ty, tổng công ty, tổng công ty, liên hiệp công ty, nông trường, lâm trường, cửa hàng… hoạt
động độc lập, có tư cách pháp nhân. Đồng thời so với các loai hình doanh nghiệp khác,
doanh nghiệp nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi về sở hữu, tài sản về vốn, nhành nghề
kinh doanh …
1.2.5. Tổ chức công ty

4


Điều 89. Cơ cấu tổ chức quản lý Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý
doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn theo một trong hai

mô hình quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này.
Điều 78. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ
chức làm chủ sở hữu
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức
quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên
Cơ cấu tổ chức công ty theo mô hình

a)

CHỦ TỊCH CÔNG
TY

GIÁM ĐỐC,
TỔNG GIÁM
ĐỐC

KIỂM SOÁT VIÊN

5


Cơ cấu tổ chức công ty theo mô hình
b)

HỘI ĐỒNG
THÀNH VIÊN
GIÁM ĐỐC,
TỔNG GIÁM

ĐỐC



KIỂM SOÁT VIÊN

Hội đồng thành viên:

Hội đồng thành viên bao gồm Chủ tịch và các thành viên khác, số lượng không quá 07
người, làm việc theo chế độ chuyên trách. Quyền và nghĩa vụ theo điều 91 luật DN 2014


Chủ tịch hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm.

Chủ tịch Hội đồng thành viên không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty
của công ty mình và các doanh nghiệp khác.
Thành viên hội đồng thành viên phải đáp ứng đủ điều kiện:
+ Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc lĩnh
vực ngành nghề của doanh nghiệp;

6


+ Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi,
anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó
của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên, Giám
đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công
ty, Kiểm soát viên công ty.
+ Không phải là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội hoặc không phải là người quản lý, điều hành tại doanh nghiệp

thành viên.
+ Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành
viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng
giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.
+ Các tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
(Điều 92)
Nhiệm kỳ của Chủ tịch và thành viên khác không quá 05 năm, có thể được bổ nhiệm lại
nhưng chỉ được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên của một công ty không quá
02 nhiệm kỳ. (Điều 90 luật DN 2014).
Quyền và nghĩa vụ chi tiết quy định tại điều 94, 95 Luật này

 Chủ tịch công ty:
Chủ tịch là người đại diện chủ sở hữu trực tiếp của công ty, do cơ quan đại diện chủ
sở hữu bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch công ty sử dụng bộ máy quản lý, điều hành, bộ phận giúp việc (nếu có) và
con dấu của công ty để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch công ty có nhiệm
kỳ không quá 05 năm, có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ (Điều 98
luật DN 2014)
 Giám đốc, tổng giám đốc:
7


Giám đốc, tổng giám đốc điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty, do Hội
đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự đã
được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
Giám đốc, tổng giám đốc phải đáp ứng các điều kiện tương tự như thành viên của
hội đồng thành viên đồng thời không được kiêm Giám đốc, tổng giám đốc doanh nghiệp
khác (Điều 100)
Công ty có một hoặc một số Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc. Số lượng,
thẩm quyền bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc quy định tại Điều lệ công

ty. Quyền và nghĩa vụ của Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc quy định tại Điều lệ
công ty hoặc hợp đồng lao động. (Điều 99)



Ban kiểm soát:

Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm 1
Kiểm soát viên hoặc thành lập Ban kiểm soát gồm 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ
Kiểm soát viên không quá 05 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ
nhiệm làm Kiểm soát viên của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ. (Điều 102)
Kiểm soát viên có quyền xem xét sổ sách kế toán, báo cáo, hợp đồng, giao dịch và
tài liệu khác của công ty; kiểm tra công việc quản lý điều hành của Hội đồng thành viên,
thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi xét thấy cần thiết
hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.theo điều 104 luật DN 2014. Thành
viên Hội đồng thành viên, chủ tich công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản
lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện quyền quản lý,
điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên
Kiểm soát viên phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn:

8


- Được đào tạo một trong các chuyên ngành về tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị
kinh doanh và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít
nhất 05năm kinh nghiệm làm việcliên quan đến chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm
toán, luật, quản trị kinh doanh được đào tạo.
- Không phải là người lao động của công ty.
- Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh
ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của

người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty, thành viên Hội đồng thành viên;
Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng; Kiểm soát viên khác của công ty.
- Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
- Không được đồng thời là Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên
Hội đồng quản trị của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước.
- Các tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
(Điều 103)
Ban kiểm soát có quyền tham gia các cuộc họp của Hội đồng thành viên, cuộc tham
vấn, trao đổi giữa cơ quan đại diện của sở hữu với Hội đồng, có quyền chất vân Hội đồng,
Tổng giám đốc, Giám đốc; xem xét sổ sách, tài liệu của công ty; yêu cầu thành viên Hội
đồng thành viên, ban quản lý công ty cung cấp thông tin, báo cáo thực trạng tài chính,
kinh doanh công ty.
2. Doanh nghiệp tư nhân
2.1. Khái niệm

9


Theo quy định tại khoản 1 điều 183 có nêu “doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do
một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt
động của doanh nghiệp”
2.2. Đặc điểm
2.2.1. Thành viên
Theo điều 183 luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân chỉ do 1 cá nhân làm chủ
nên số lượng thành viên trong doanh nghiệp này chỉ có 1 cá nhân duy nhất.
Đồng thời mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh
nghiệp tư nhân không đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
 Như vậy 1 cá nhân đã là thành viên của công ty hợp danh hay trong vai trò chủ hộ
kinh doanh thì không được thành lập doanh nghiệp tư nhân nữa. Còn trong trường hợp là
thành viên của cổ phần, công ty TNHH thì vẫn có thể thành lập được.

 Do chỉ có một người đứng ra tổ chức thành lập nên đây là loại hình công ty có quy
mô nhỏ, nguồn vốn có hạn và thường mang tính chất gia đình.
 Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất nên người chủ sở hữu này
hoàn toàn chủ động trong việc quyết định bất cứ vấn đề liên quan đến hoạt động kinh
doanh.
2.2.2. Vốn
Điều 36: Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
2. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không
phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
10


Điều 183: Doanh nghiệp tư nhân
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần
vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Điều 184. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp
1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh
nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn
bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn
bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài
sản.
2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính
của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu
tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư
của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn
đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm
vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh
Bên cạnh đó, doanh nghiệp tư nhân không có khả năng phát hành mọi loại chứng khoán

giống như công ty hợp danh. Chính quy định này đã hạn chế đi khả năng tài chính để mở
rộng phạm vi kinh doanh của DNTN khi khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp là có hạn.

11


Bởi vậy, đây cũng là một quy định gây bất lợi cho nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào
loại hình này.
 Doanh nghiệp tư nhân có thể tự do lựa chọn mức vốn đầu tư để hoạt động, và cũng
do tính chất tự do này nên việc thành lập doanh nghiệp tư nhân rất đơn giản và dễ dàng
trong thị trường hiện nay
2.2.3. Chế độ trách nghiệm
Theo khái niệm tại Điều 183 khoản 1 Luật Doanh nghiệp 2014 qui định thì chủ doanh
nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá
trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân. Do không có sự tách biệt giữa tài sản của
doanh nghiệp tư nhân với chủ doanh nghiệp tư nhân nên chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ
phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản.
Chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đầu tư đã đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh
mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong trường hợp phần vốn đầu tư
đã đăng kí không đủ để trang trải các khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân.
Ví dụ: doanh nghiệp tư nhân B của ông A có số vốn đầu tư là 1 tỉ đồng. Trong quá trình
kinh doanh bị lỗ một 2 tỉ đồng thì ông A phải lấy tài sản dân sự của mình để trả nốt số nợ
của doanh nghiệp


Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho

đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật
như các loại hình doanh nghiệp khác, các loại hình có quy mô lớn hơn.

12


2.2.4. Tư cách pháp nhân
Thuật ngữ "pháp nhân" dùng để phân biệt chủ thể pháp luật là tổ chức với cá nhân. Nếu
một tổ chức có tư cách pháp nhân thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của pháp
nhân mà pháp luật dành cho.
Theo quy định tại Điều 84, Bộ Luật Dân sự 2005, một tổ chức được công nhận là pháp
nhân khi thỏa mãn 4 dấu hiệu sau đây:
 Phải được thành lập một cách hợp pháp: phải tồn tại dưới một hình thái xác định
và phải được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc
công nhận.
 Phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: cấu trúc bên trong của pháp nhân bao gồm cơ
quan lãnh đạo, bộ phận chuyên môn, đảm bảo cho tổ chức có khả năng thực tế để
hoạt động và điều hành đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động của pháp nhân.
 Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
đó. Điều này có nghĩa là tài sản của pháp nhân độc lập với tài sản của người thành
lập, thành viên của tổ chức, pháp nhân tự chịu trách nhiệm tài sản của mình và
trong giới hạn tài sản của mình.
 Pháp nhân nhân danh mình than gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
So với năm 2005, luật 2014 cũng không có thay đổi trong quy định này
Về phần doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp
2014:
"Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp."
13


 Như vậy, theo luật doanh nghiệp và các điều kiện quy đinh về pháp nhân trong luật
dân sự thì doanh nghiệp tư nhân thì không có tư cách pháp nhân. Về cơ bản việc có tư

cách pháp nhân sẽ tách bạch tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp với pháp nhân là doanh
nghiệp đó còn doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân thì không có sự tách bạch này.
Vì vậy doanh nghiệp có tư cách pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn còn doanh
nghiệp không có tư cách pháp nhân thì phải chịu trách nhiệm vô hạn.
 Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ
doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của
chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh
nghiệp.
2.2.5. Tổ chức công ty
Trong quản lý công ty


Khoản 1 điều 185 : “chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định với tất cả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực
hiện các nghĩa vụ tài chính theo các qui định của pháp luật” .
Ví dụ như, doanh nghiệp tư nhân B do ông A là chủ có mức lợi nhuận hàng năm là 500
triệu đồng thì khoản tiền này thuộc về ông A và ông A không có nghĩa vụ phải chia một số
% nhất định trong lợi nhuận cho ai.
 Khoản 2 điều 185: “chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp điều hành hoặc thuê
người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh . Trường hợp thuê người khác quan

14


lý làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp”
=> Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền thuê người quản lý, thay mặt chủ sở hữu quản lý
và kí kết hợp đồng nhưng chủ sở hữu mới là người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp tư nhân, có quyền định đoạt đối với tài sản của doanh nghiệp và không phải chia

sẻ quyền lực với bất cứ đối tượng nào khác trong doanh nghiệp. Ngược lại, người được
thuê quản lý hoạt động của doanh nghiệp cũng được chủ doanh nghiệp trả công từ chính
tài sản của doanh nghiệp. Khoản tiền này hai bên thỏa thuận với nhau thông qua hợp
đồng.
 Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hoặc thực hiện nghĩa vụ do hoạt động của
doanh nghiệp thì theo khoản 3, 4 , điều 185, chủ doanh nghiệp là đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp và là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trước Trọng tài hoặc Tòa án
Cho thuê, bán doanh nghiệp
 Trường hợp cho thuê doanh nghiệp (Điều 186): Chủ doanh nghiệp tư nhân có
quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm
theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đền Cơ quan đăng kí kinh doanh, cơ quan
thuế trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực thi hành.
- Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm
-

trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp.
Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê.
 Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong hoạt động bán doanh nghiệp (điều 187)
15


Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác
-

Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian
trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và


-

chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác
Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về

-

lao động
Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo
quy định của Luật này
II.

KẾT LUẬN

Luật doanh nghiệp 2014 đã có những bước cải tiến quan trọng so với năm 2005
hướng tới sự phù hợp với thực tế kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và tháo gỡ nhiều
khó khăn, hạn chế góp phần tạo điều kiện mở ra một môi trường kinh doanh thuận lợi phù
hợp với xu hướng chung của thế giới. Chính vì vậy việc nghiên cứu luật doanh nghiệp
2014 có ý nghĩa thiết thực trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh tại Việt Nam hiện nay cho
các doanh nghiệp. Với việc tiếp cận luật thông qua hai lĩnh vực là doanh nghiệp tư nhân
và doanh nghiệp nhà nước, nhóm chúng em đã có những cái nhìn tổng quát và những hiểu
biết cần thiết góp phần phục vụ môn học Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại cũng
như trang bị kiến thức luật hiện hành. Do việc tiếp cận còn nhiều thiếu sót, nhóm mong
thầy và các bạn có thể bổ sung và góp ý thêm những thông tin hữu ích khác liên quan đến
vấn đề này.

16




×