Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế tính hai mặt của toàn cầu hóa đối kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.63 KB, 19 trang )

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ
1.1.

Khái niệm và biểu hiện:

1.1.1. Các khái niệm:
1.1.1.1. Toàn cầu hóa:
Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng, tác
động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc
trên thế giới, làm nổi bật hàng loạt biến đổi có quan hệ lẫn nhau mà từ đó chúng có thể
phát sinh một loạt điều kiện mới.
1.1.1.2. Toàn cầu hóa kinh tế:
Toàn cầu hóa kinh tế có thể hiểu là xu hướng đi tới hình thành một thế giới thống
nhất trên phạm vi toàn cầu, trong đó có sự tham gia (hội nhập) của tất cả các quốc gia
trên thế giới. Các quốc gia liên kết chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau trong sự phân
công và hợp tác kinh tế trên quy mô toàn cầu, có sự lưu thông của các luồng hàng hóa,
dịch vụ, vốn, công nghệ, nhân lực trên phạm vi toàn cầu, dưới sự điều tiết của các
nguyên tắc toàn cầu. Trên thực tế, toàn cầu hóa kinh tế về cơ bản là sự gia tăng nhanh
chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới của các nước, châu lục, khu vực.
1.1.2. Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế:
Toàn cầu hóa kinh tế diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, quy mô ngày càng lớn,
mở rộng ra hầu hết các lĩnh vực, lôi kéo hầu hết các nước trên thế giới. Biểu hiện của
sự gia tăng này là sự mở rộng về quy mô và mức độ của mậu dịch thế giới, sự lưu
chuyển của dòng lao động và vốn trên phạm vi toàn cầu, cụ thể:
Tính thẩm thấu lẫn nhau giữa các nền kinh tế gia tăng, sản phẩm mang
tính quốc tế hóa cao.
Những rào cản kinh tế ngăn cách giữa các quốc gia dần được dỡ bỏ.
Sự ra đời và mở rộng của nhiều tổ chức, liên kết kinh tế khu vực toàn cầu.



Thương mại thế giới phát triển:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng.
Quá trình gia nhập vào xu hướng đó của các quốc gia trên thế giới được gọi
chung là hội nhập kinh tế.
Xu hướng toàn cầu hóa bao gồm nhiều phương diện: chính trị, văn hóa, xã hội
kinh tế,… trong đó thì phương diện kinh tế vừa là trung tâm vừa là cơ sở cũng như đòn
bẩy cho các lĩnh vực khác của toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa kinh tế là sự kết nối giữa
nhiều nước có cùng chiều hướng phát triển, cùng tham gia một thị trường chung. Toàn
cầu hóa kinh tế góp phần thúc đẩy nhanh chóng quan hệ thương mại trên phạm vi toàn
cầu. Nó chứa đựng đồng thời nhiều cơ hội cùng những thách thức lớn.
1.2. Xu hướng toàn cầu hóa và toàn cầu hóa kinh tế trên thế giới
Tác phẩm “những giới hạn của sự tăng trưởng” của câu lạc bộ Rome

(1)

vào năm

1972 đã cho rằng sự sụp đổ kinh tế toàn cầu sẽ diễn ra sau một thập kỷ nữa. Đó là một
dự báo bi quan về nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, kinh tế thế giới không
những trụ vững chắc mà còn phát triển mạnh mẽ hơn dù có tồn tại trục trặc. Sự bùng
nổ kinh tế thế giới bắt đầu từ sự gia tăng buôn bán giữa hơn 160 quốc gia. Sự trao đổi
buôn bán này dần biến những mảng thị trường thế giới riêng lẻ thành một khối thống
nhất. Từ đó một xu hướng mới hình thành, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế.
Năm 1998 Mỹ và Canada đã ký hiệp ước tháo dỡ mọi rào cản trong việc buôn bán
giữa 2 nước. Sau đó, 12 nước cộng đồng Châu Âu tham gia vào xu hướng trên, biến
Tây Âu trở thành một khu vực kinh tế thống nhất rộng lớn. Bên cạnh đó là sự xuất hiện
của WTO cùng rất nhiều tổ chức tiểu vùng như AFTA, NAFTA, EU, APEC, … Các
nước lớn nhỏ đều dành ưu tiên cho sự phát triển kinh tế, theo đuổi chính sách kinh tế
mở như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Mỹ,… và cả một số nước vốn khép kín theo mô
hình tự cung tự cấp cũng đang mở cửa, từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới.

Đặc biệt, ở khu vực Đông Nam Á đã diễn ra nhiều biến đổi sâu sắc. Sau nhiều cuộc
chiến tranh, đối đầu kéo dài hàng thập kỷ, Đông Nam Á đã trở lại hòa bình, xu thế hợp


6

tác không ngừng gia tăng. Nhất là cuối thiên niên kỷ thứ hai đầu thiên niên kỷ thứ 3
hàng loạt biến cố chính trị, xã hội đã diễn ra khiến cho thế giới xích lại gần nhau hơn,
mà trước hết là kinh tế. Đó là sự mở rộng của ASEAN, sự liên kết của ASEAN với ba
nước đối thoại EU.
1.3. Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa ngày nay đã trở thành một xu thế trên toàn thế giới, trong đó, kinh
tế chính là lĩnh vực trọng tâm nhất. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Toàn
cầu mở ra cánh cửa cho Việt Nam bước ra thế giới, song song với đó là đặt ra không ít
cơ hội và thách thức, buộc nước ta phải thay đổi không ngừng để tận dụng tối đa lợi thế
trong điều kiện hiện nay.
Toàn cầu hóa ở nước ta bắt đầu từ năm 1986, kể từ khi văn kiện Đại hội VI chính
thức có hiệu lực. Kể từ đó đến nay Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn:
Về ngoại giao: Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991; Gia
nhập ASEAN và bình thường hóa quan hệ với Mỹ năm 1995; đến nay đặt đặt
quan hệ ngoại giao với 164 quốc gia và vùng lãnh thổ (theo website Viện Y học
biển Việt Nam)
Về Ngoại thương: Gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương APEC năm 1998; trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới
WTO năm 2006; trở thành thành viên Công đồng kinh tế ASEAN năm 2015 (theo
VnExpress)
Về tình hình kinh tế nội tại: Từ một nền kinh tế lạc hậu kém phát triển
những năm đầu giải phóng, Việt Nam đã chuyển mình vượt bậc, vươn lên mức thu
nhập trung bình khá. Trước đó, Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu lương thực trầm
trọng nhưng đến năm 1990 đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu.

Sản lượng lương thực năm 1988 đạt 19,5 triệu tấn (vượt năm 1987 hơn 2 triệu tấn)
và năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn. Tính chung cho cả giai đoạn 1990 - 2000 GDP tăng
bình quân gần 7%, trong đó có tới 20 năm liên tục GDP tăng bình quân 7,43%. Đến
năm 2016, quy mô nền kinh tế đã đạt khoảng 217 tỷ USD. Việt Nam đang đứng thứ
6 tại Đông Nam Á và top 50 nền kinh tế quy mô nhất thế giới.


7

Quá trình toàn cầu hóa đi kèm với đó là sự hội nhập ngày càng sâu rộng, việc
hợp tác giữa các quốc gia, đầu tư của các doanh nghiệp quốc tế vào Việt Nam và ngược
lại diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Đi kèm với đó là những lợi ích và không ít vấn đề cần
phải giải quyết để quá trình toàn cầu hóa diễn ra thuận lợi và sử dụng được hiệu quả lợi
thế so sánh của quốc gia:
Nền kinh tế Việt Nam chưa bắt kịp so với các nước trên thế giới, phụ
thuộc nhiều vào nông nghiệp, chưa sử dụng hiệu quả nguồn lực vốn có. Các
doanh nghiệp trong nước hầu hết đều vừa và nhỏ, khả năng cạnh tranh còn thấp,
trong khi các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều, khiến
cho doanh nghiệp trong nước gặp nhiều bất lợi.
Trình độ tri thức, khoa học công nghệ chưa cao, trong khi nước ta lại
chưa đầu tư nhiều vào nghiên cứu và phát triển, chuyển giao khoa học công nghệ,
khiến cho điều kiện để phát triển sản xuất còn thấp, không khai thác được hiệu
quả nguồn lực trong nước.
Nhân lực: Toàn cầu hóa khiến cho việc luân chuyển lao động giữa các
quốc gia ngày càng phổ biến. Điều đó tạo sức ép lên nguồn lao động Việt Nam
khi mà lao động có trình độ cao ở nước ngoài đổ vào trong nước ngày càng nhiều,
trong khi đó trình độ lao động trong nước còn chưa cao.
Cơ sở hạ tầng trong nước chưa đáp ứng kịp cho quá trình phát triển, tốc
độ xây dựng còn chậm và chưa đồng bộ.
Thủ tục pháp lý còn nhiều vấn đề, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong

nước và khiến các doanh nghiệp nước ngoài ngần ngại khi đầu tư vào Việt Nam.
Các vấn đề được đặt ra đòi hỏi Việt Nam cần phải có những sự thay đổi mạnh mẽ

hơn nữa để thích ứng được với môi trường, đồng thời thúc đẩy toàn cầu hóa diễn ra
nhanh hơn và tận dụng được lợi thế vốn có một cách hiệu quả. Những chính sách đã
được Việt Nam áp dụng sẽ được đề cập đến tại chương 3. Tuy nhiên, chúng ta còn phải
cố gắng nhiều hơn nữa và cần có thêm thời gian để quá trình toàn cầu hóa đối với Việt
Nam được diễn ra thuận lợi và thành công.


8

CHƯƠNG 2
TÍNH HAI MẶT CỦA TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ
Toàn cầu hóa nói chung và toàn cầu hóa kinh tế nói riêng đã trở thành xu thế tất
yếu. Và bởi vì tất yếu, nên dù chúng ta ủng hộ hay phản đối, nó vẫn đã, đang, và sẽ tiếp
tục diễn ra, với tốc độ ngày càng nhanh hơn, đem đến những thay đổi ngày càng lớn
hơn cho nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, mỗi vấn đề luôn có hai mặt của nó và toàn cầu
hóa kinh tế cũng không ngoại lệ. Các tác động tích cực và tiêu cực mà toàn cầu hóa
kinh tế đem đến cho bản thân các quốc gia và toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung
cũng là những vấn đề đang rất được quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ
nền kinh tế nội bộ, khu vực và cả quốc tế.
2.1. Những tác động tích cực
Thứ nhất, toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản
xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao cho nền kinh tế thế giới. Trong đó, cơ cấu kinh tế thế
giới có bước chuyển dịch mạnh, cụ thể: tỷ trọng các ngành công nghiệp chế tạo và dịch
vụ dựa vào công nghệ cao và tri thức tăng mạnh. Đây là cơ hội và tiền đề hết sức quan
trọng cho sự phát triển và hiện đại hóa xã hội loài người. Các nước có nền kinh tế chậm
phát triển, nhờ tham gia toàn cầu hóa kinh tế, họ có điều kiện tiếp nhận các nguồn lực
phát triển từ bên ngoài như vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ chuyển giao, kinh

nghiệm tổ chức quản lý… khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước
như lao động, đất đai, tài nguyên… thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế trong nước.
Một trong số các tác động mạnh mẽ nhất vào lực lượng sản xuất là lực lượng lao
động. Nhờ vào toàn cầu hóa kinh tế, thị trưởng lao động được mở rộng quy mô. Giờ đây,
người lao động tiếp cận thị trường lao động quốc tế và tham gia vào hệ thống phân công
lao động đó. Theo như nghiên cứu của ủy ban Châu Âu, ước lượng rằng số lượng công
việc xuất khẩu hàng hóa trong nước ra ngoài của EU tăng từ 18.5 triệu (1995) lên 31 triệu
(2011), tăng tới 67%, và đặc biệt là lượng việc kỹ năng cao cũng tăng mạnh. Các doanh
nghiệp cũng có thể tối ưu hóa lao động và tăng năng suất nhờ vào lực lượng lao


9

động đa quốc gia. Ví dụ như một công ty ở Mỹ có thể thuê kĩ thuật viên ở Ấn Độ. Do lệch
múi giờ nên công ty có thể nâng thời gian lao động trong một ngày từ 8 giờ lên 16 giờ
hoặc hơn. Và nếu sắp xếp hợp lí, công ty đó có thể đẩy năng suất lao động lên đến 24 giờ/
ngày – điều khó có thể làm được nếu chỉ gói gọn thị trường lao động trong nước.

Ngoài ra, toàn cầu hóa kinh tế còn là nền tảng để chuyển giao công nghệ và vốn
đầu tư nhanh chóng giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Dưới tác động của quá trình
toàn cầu hóa, những thành tựu của khoa học – công nghệ được chuyển giao nhanh
chóng và ứng dụng rộng rãi tạo điều kiện cho các nước đi sau trong sự phát triển kinh
tế có điều kiện tiếp cận với những thành tựu mới của khoa học – công nghệ để phát
triển. Cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế, nguồn vốn đầu tư quốc tế tăng mạnh góp
phần điều hòa dòng vốn theo lợi thế so sánh tạo điều kiện cho các nước tiếp cận được
nguồn vốn và công nghệ từ bên ngoài, hình thành hệ thống phân công lao động quốc tế
có lợi cho cả bên đầu tư và bên nhận đầu tư, điển hình như tổng số vốn đầu tư ra nước
ngoài năm 1997 gấp 800 lần năm 1914.
Thứ hai, toàn cầu hóa kinh tế mở rộng và phát triển thị trường toàn cầu, thúc đẩy
thương mại quốc tế và cải cách sâu rộng nền kinh tế quốc gia cũng như sự hợp tác khu

vực. Biểu đồ bên dưới mô tả tổng giá trị xuất khẩu trên thế giới đến năm 2014. Thông qua
biểu đồ bên dưới ta có thể thấy việc trao đổi hàng hóa trên toàn cầu trước 1950 có giá trị
khá thấp và không có chuyển biến rõ rệt qua các năm, nhưng kể từ sau 1950 (sau chiến
tranh thế giới thứ II), các hoạt động này tăng vọt một cách đáng kể và có xu hướng tiếp tục
duy trì ở mức cao vào giai đoạn sau đó. Sự giao lưu hàng hóa thông thoáng hơn, hàng rào
quan thuế và phi quan thuế bị dỡ bỏ, nhờ đó trao đổi hàng hóa tăng mạnh, có lợi cho sự
phát triển của các nước. Nửa đầu thế kỷ XX, kim ngạch buôn bán của thế giới tăng 2 lần,
đến nửa sau thế kỷ XX, do cắt giảm hàng rào quan thuế và phi quan thuế nên kim ngạch
buôn bán của thế giới đã tăng 50 lần. Sự phát triển mạnh mẽ thị trường toàn cầu dưới tác
động của toàn cầu hóa đã cho phép các nước đang và chậm phát triển có thể tận dụng các
nguồn lực của mình, nhất là nguồn lực lao động dồi dào để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong
một số ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ. Giá trị xuất khẩu toàn


10

cầu đã tăng lên theo cấp số nhân trong giai đoạn hậu chiến tranh cũng tạo điều kiện cho
việc thành lập GATT, WTO và các hiệp định thương mại tự do song phương.

Ảnh: EACC Insights: Graphic Insights, European American chamber of commerce
New York.
Một khi thương mại quốc tế phát triển, kéo theo áp lực phải thay đổi và cải cách
của nền kinh tế quốc gia để tìm chỗ đứng cho mình trên thị trường quốc tế. Có thể kể
đến một số nỗ lực chuyển mình của các quốc gia như: sự thành công của chính sách
Abenomics

(2)

– Nhật Bản, Kì tích sông Hán


(3)

(còn gọi là Huyền thoại sông Hàn) –

Hàn Quốc,… Song song với việc giao thương toàn cầu phát triển, sự hợp tác khu vực
cũng ngày càng mở rộng và liên kết chặt chẽ với nhau. Hiện nay, có khoảng trên 20 tổ
chức kinh tế quốc tế và khu vực chưa kể đến các liên mình và các quỹ, hiệp hội, liên
minh vì cộng đồng.


11

Thứ ba, các cơ hội kinh doanh mới rộng mở cho doanh nghiệp, đồng thời cũng là
cơ hội để người tiêu dùng tiếp cận những sản phẩm trên toàn thế giới. Đây là một hệ
quả của phát triển tự do thương mại thế giới, khi mà các sản phẩm của một nước có thể
xuất khẩu sang nhiều nước khác và ngược lại, ở tại một nước có thể nhập khẩu và tiêu
dùng hàng hóa của nhiều nước trên thế giới. Dưới sức ép của thị trường cạnh tranh, đặc
biệt là cạnh tranh giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu, sản phẩm ngày càng chất lượng
hơn, đồng thời giá thành cũng giảm đi đáng kể nhờ vào mạng lưới thông tin và hệ
thống giao thông vận tải bao phủ toàn cầu.
2.2. Những tác động tiêu cực
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội và ảnh hưởng tích cực, toàn cầu hóa kinh tế
còn có những mặt trái ảnh hưởng đến các quốc gia cũng như đem đến thách thức. Xu
thế toàn cầu hóa kinh tế diễn ra không trôi chảy, dễ dàng mà phải trải qua quá trình hợp
tác lẫn đấu tranh giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, trong sự thống
nhất và mâu thuẫn giữa toàn cầu hóa và liên kết khu vực, giữa tự do hóa và bảo hộ mậu
dịch….
Thứ nhất, toàn cầu hóa kinh tế khiến các quốc gia khai thác nguồn tài nguyên
thiên nhiên hữu hạn ngày càng nhiều hơn, nhanh hơn. Khi các quốc gia cùng nhau hợp
tác, khoa học công nghệ sẽ có bước tiến đáng kể, nhưng đi kèm cùng với bước tiến đó

là sự hao hụt của các nguồn tài nguyên, nhiên liệu và nguyên liệu cần thiết để đáp ứng
nhu cầu sản xuất và phát triển. Ví dụ điển hình mà ta có thể thấy ở đây là một trong
những cường quốc thế giới hiện nay - Trung Quốc. Cụ thể hơn, vào tháng 12/2001,
Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới - WTO, và chỉ trong một năm sau đó,
sản lượng than khai thác ở nước này đã bắt đầu tăng mạnh.


12

Với việc nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác với tốc độ chóng mặt, những
làn khói khí thải từ các nhà máy chế biến là không thể tránh khỏi. Việc đó đã làm tăng
lượng carbon dioxide trên thế giới, khiến hiệu ứng nhà kính ngày càng trở nên nghiêm
trọng hơn, gây ra sự biến đổi khí hậu, môi trường sống của con người và sinh vật sẽ
tiếp tục bị hủy hoại nặng nề hơn.
Ngoài ra, khi tài nguyên Trái Đất – nguồn tài nguyên thiên nhiên tích lũy hàng tỉ
năm cạn kiệt do khai thác quá mức thì nhân loại sẽ phải đứng trước sự diệt vong hay sự
đánh đổi sự an toàn khi khai thác sâu hơn dưới lòng đất. Việc đẩy giá thành của các
loại nhiên liệu là hiển nhiên khi loài người đứng trước sự khan hiếm; những nước
không có nguồn tài nguyên dồi dào sẽ phải gặp nhiều khó khăn về vấn đề kinh tế khi
phải nhập khẩu nhiên liệu từ những nước khác.
Thứ hai, trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, khoảng cách giữa giàu nghèo hay giữa
hai nhóm quốc gia Nam – Bắc càng chênh lệch rõ rệt. Hầu như chỉ có những nước phát
triển mới có thể tận dụng được tối đa các mặt tích cực và hưởng thụ lợi thế đó. Điều này
dẫn đến khoảng cách về kinh tế giữa các nước sẽ ngày càng lớn dần, gây ra nhiều


13

bất công trong xã hội cả trong nội bộ lẫn giữa các nước với nhau. Ở Việt Nam, số liệu
Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam tăng trong hai

thập kỷ qua và đáng chú ý hơn là số người giàu đang chiếm phần thu nhập quá lớn.
Vào năm 2012, tỷ lệ Palma của Việt Nam là 1,74 - nghĩa là nhóm 10% giàu nhất có thu
nhập cao gấp 1,74 lần nhóm 40% thu nhập thấp nhất. Có thể nói, toàn cầu hóa kinh tế
tạo ra một thị trường rộng mở - một cuộc đua mà những cường quốc giàu có, những tập
đoàn lớn,… là những người làm chủ, khó có cơ hội cho những nước đang và kém phát
triển để có thể vươn lên làm giàu. Lí do cho sự mất cân bằng này là bởi vì những tổ
chức lớn mạnh ấy đã có nền tảng, chỗ đứng vững chắc: danh tiếng, công nghệ tiên tiến,
những sản phẩm chất lượng cao với mẫu mã đẹp, dễ chiếm lĩnh thị trường. Đồng thời,
trong quá trình chuyển giao công nghệ giữa các nước, các nước đang phát triển hiếm
khi được chuyển giao những thành tựu công nghệ tiên tiến nhất. Bởi lẽ, những thành
tựu khoa học công nghệ ấy là phương tiện đi đến sự thịnh vượng của quốc gia. Đây
cũng là một nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tụt hậu xa hơn giữa các nền kinh tế. Một ví
dụ điển hình là 2 công ty Cocacola và Pepsi đã và đang dẫn đầu trong ngành công
nghiệp chế biến nước giải khát, và khó có thể có cơ hội nào cho những công ty nhỏ lẻ
mới khởi nghiệp mà có thể cạnh tranh với họ cả.
Theo báo cáo của chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), toàn thế giới vẫn
còn hơn 1,2 tỷ người nghèo. Hiện tại, dân chúng ở 85 quốc gia có mức sống thấp hơn so
với cách đây 10 năm. Các nước công nghiệp phát triển, với khoảng 1,2 tỷ người, chiếm 1/5
dân số thế giới hiện đang chiếm tới 86% GDP toàn cầu, trong khi đó các nước nghèo
chiếm 1/5 dân số thế giới nhưng chỉ tạo ra 1% GDP toàn cầu. Năm 1985, thu nhập bình
quân tính theo đầu người ở các nước giàu chỉ gấp 76 lần so với các nước nghèo thì đến
năm 1997, sự chênh lệch này đã tăng 288 lần. Theo tổng kết của UNDP, từ khi diễn ra quá
trình toàn cầu hóa đến nay, trên thế giới có 10 nước giàu lên, 130 nước nghèo đi, trong đó
60 nước GDP bình quân đầu người thấp hơn trước khi tham gia toàn cầu hóa

Thứ ba, xu thế toàn cầu hóa khiến việc qua lại giao lưu giữa các quốc gia không
còn là vấn đề khó khăn, tình trạng chảy máu chất xám ở các nước đang phát triển càng


14


trầm trọng. Các nước phát triển cùng với các tập đoàn đa quốc gia với đề nghị về mức
lương hậu hĩnh và những điều kiện phúc lợi xã hội tốt khiến những lao động ở các
nước đang phát triển khó mà từ chối. Chính những ưu thế đó giúp họ có thể dễ dàng
hơn trong việc tìm kiếm và thu hút nhân tài. Theo nghiên cứu mới nhất của Ngân hàng
Phát triển châu Á (ADB), số lượng những người nhập cư có bằng đại học vào các nước
giàu trong nhóm nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) trong 10
năm tính đến hết năm 2011 tăng đột biến 66% lên 2,8 triệu người.
Hơn một nửa trong số đó đến từ Philippines. Người Philippines không chỉ tìm đến
các nước trong OECD mà họ còn đến một số nước thuộc khu vực Trung Đông.
Xu thế này vẫn tiếp diễn trong thập niên gần đây. Từ năm 2011 đến năm 2015, số
lượng người Philippines rời đất nước đi làm ở nước ngoài tăng 27%.
Khá đông nhân lực nhập cư có trình độ cao tại các nước phát triển đến từ các
nước bao gồm Philippines, Singapore, Việt Nam, Lào, Campuchia.
Những thập niên gần đây, chính phủ nhiều nước Đông Nam Á đã tăng cường đầu
tư phát triển giáo dục, tuy nhiên tình trạng người có học thức rời khỏi đất nước vẫn
chưa dừng lại.
Thứ tư, nền kinh tế toàn cầu được nối với nhau bởi những mắt xích vô hình, khi
một quốc gia có trục trặc toàn nền kinh tế thế giới cũng sẽ bị chấn động. Một ví dụ lớn
là vụ khủng hoảng tài chính châu Á 1997. Mặc dù chỉ bắt đầu ở Thái Lan nhưng nó đã
lan truyền đến các thị trường chứng khoáng, trung tâm tiền tệ lớn và giá trị tài sản ở
những quốc gia khác như Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia,… Cuối cùng, nó lan truyền
và tạo nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với tác động lớn lan rộng đến cả các
nước như Nga, Brasil và Hoa Kì.
Thứ năm, toàn cầu hóa kinh tế là khía cạnh quan trọng nhất của toàn cầu hóa, nó tác
động sâu sắc đến lĩnh vực chính trị. Những thay đổi về chính trị lại tác động về kinh tế và
văn hóa, tạo ra mối liên hệ đời sống kinh tế - xã hội và an ninh – chính trị. Quá


15


trình toàn cầu hóa kinh tế có xu hướng thống nhất các thị trường quốc gia thành các thị
trường khu vực toàn cầu, làm cho sự phân công lao động trở nên sâu rộng. Nguy cơ cho
các nước đang phát triển về việc lệ thuộc phải lệ thuộc chính trị, ảnh hưởng đến chủ quyền
dân tộc, an ninh quốc gia. Các khu vực kinh tế quốc tế, đặc quyền cũng có thể dễ bị tranh
chấp, can thiệp từ các nước khác, đặc biệt khi sự phát triển của các công ty đa quốc gia siết
chặt mối liên kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ. Vì vậy sự phát triển và an ninh tất cả
các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau. Khi việc giao lưu giữa các công dân trở nên thuận tiện,
cần thiết phải phát triển song song kinh tế và vấn đề an ninh để bảo vệ quá trình hội nhập
khỏi các tổ chức khủng bố, phản động,… nhân cơ hội xâm nhập vào các quốc gia gây náo
loạn, phá hoại, khủng bố, gây mất an toàn cho công dân.

CHƯƠNG 3
VIỆT NAM TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ
3.1. Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa kinh tế đến Việt Nam
Không ai có thể phủ nhận được rằng toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và đang
tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế
thế giới để trên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ.

Việt Nam từ khi mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, có nguồn vốn nước ngoài vào đầu tư. Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và
Đầu tư) vừa cho biết tính đến ngày 20/6/2018, cả nước có 1.366 dự án mới được cấp
giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 11,8 tỷ USD, bằng 99,7% so với cùng
kỳ năm 2017; có 507 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký
tăng thêm là 4,43 tỷ USD, bằng 86,2% so với cùng kỳ năm 2017.


16

Đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế

giới và khu vực như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội đối tác kinh tế
xuyên Thái BÌnh Dương (TPP), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn
đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Á – Âu (ASEM),
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB). Việt Nam đã tích cực đóng góp
vào các hoạt động của các tổ chức, diễn đàn quốc tế và từng bước góp phần nâng cao
vị thế và uy tín của mình trên trường quốc tế. Đây là cơ hội mà để ngành kinh tế Việt
Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có điều kiện phát triển và có sức cạnh tranh trên thị
trường quốc tế.Các doanh nghiệp có được môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định
kể cả trên thị trường thế giới và trong nước. Các nguyên tắc, quy định của các tổ chức
liên kết kinh tế quốc tế đều bảo đảm cho các doanh nghiệp có được cơ hội tiếp cận thị
trường xuất khẩu, đầu tư và sản xuất, kinh doanh với các điều kiện ổn định, minh bạch
và có khả năng dự đoán trước.
Điển hình là khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO - Tổ chức thương mại thế
giới ngày 11/01/2007, tính đến nay, chúng ta có thể thấy những ảnh hưởng lớn trên cả
cấp vĩ mô và vi mô. Lợi ích lớn nhất mà Việt Nam thu được từ hội nhập là thị trường
xuất khẩu thuận lợi cho Việt Nam mở rộng. Do Việt Nam được hưởng quy chế MFN
vô điều kiện, theo đó hàng hóa Việt Nam sẽ được cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ
khác, không còn vướng nhiều rào cản về thuế và hạn ngạch. Từ đó sẽ tăng cường tiềm
lực kinh tế thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài.
Tuy vậy, trong quá trình hội nhập, các cơ hội và thách thức luôn đan xen nhau.
Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi nói trên, tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đó là:
- Các doanh nghiệp sẽ phải chịu gia tăng sức ép cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu
và các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài ngay tại thị trường nội địa. Bởi vì, khi hội nhập
với nền kinh tế khu vực và thế giới, thị trường nội địa phải "mở cửa", các rào cản thuế
quan cũng như phi thuế quan bị giảm bớt và loại bỏ, các doanh nghiệp nước ngoài được tự
do tham gia buôn bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ như doanh nghiệp trong nước trên


17


cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử. Bên cạnh đó, các hình thức hỗ trợ truyền
thống rất phổ biến của Nhà nước cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế bao cấp như:
trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu ưu đãi, thưởng xuất khẩu, độc quyền kinh
doanh... cũng phải từng bước cắt giảm, xóa bỏ. Trong khi các hàng hóa, dịch vụ nhập
khẩu do nước ngoài cung cấp đa dạng, phong phú với chất lượng và giá cả thấp hơn,
các nhà cung cấp "trường vốn" hơn và dày dạn kinh nghiệm trong cạnh tranh quốc tế,
chưa nói tới tâm lý chung của người tiêu dùng vẫn chủ yếu là "sính hàng ngoại". Nhiều
doanh nghiệp trong nước có nguy cơ bị mất thị phần của mình, thậm chí bị phá sản.
- Khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập là khả năng
cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu so với các
nước trong khu vực và thế giới. Điều này được phản ánh ở hàm lượng tri thức và công
nghệ trong sản phẩm thấp, yếu tố vốn trong cơ cấu giá thành sản phẩm không cao, chủ
yếu dựa vào yếu tố lao động hoặc điều kiện tự nhiên, trong khi lợi thế về lao động hiện
nay đang giảm dần. Chất lượng hàng hóa, dịch vụ nhìn chung chưa tốt; chưa đa dạng
phong phú về chủng loại; chưa có sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ nào có ưu thế rõ rệt
trên thị trường thế giới nhờ vào chất lượng và những thương hiệu mạnh...
- Trình độ công nghệ và trang thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp lạc hậu. Hiện
nay tỷ trọng số doanh nghiệp công nghiệp thuộc nhóm ngành công nghệ cao chỉ có 20,6%
(thấp nhất trong số các nước ASEAN, trừ Lào, Cam-pu-chia và My-an-ma), nhóm ngành

công nghệ trung bình 20,7%, còn thuộc nhóm ngành công nghệ thấp chiếm tới 58,7%,
dẫn tới năng suất lao động thấp, tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu nhiều, hiệu quả thấp,
giá thành sản xuất của nhiều sản phẩm cao hơn giá nhập khẩu.
- Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, trừ một số doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, phần lớn (90%) là doanh nghiệp nhỏ và vừa với tiềm lực rất hạn chế về tài
chính, lại khó tiếp cận được các nguồn vốn chính thức, thường phải vay từ các nguồn
không chính thức với lãi suất cao, nên chi phí vốn trở nên đắt đỏ, hạn chế việc đầu tư
đổi mới công nghệ và mở rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh.



18

- Khả năng nắm bắt thông tin thị trường và thích ứng với những yêu cầu, thay đổi
của thị trường quốc tế còn hạn chế, nên cản trở những cơ hội thị trường do quá trình hội
nhập mang lại. Theo kết quả một cuộc điều tra của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt
Nam về năng lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp, chỉ có 23,8% doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, 13,7% doanh nghiệp có

triển vọng xuất khẩu và 62,5% hoàn toàn chưa có khả năng tham gia xuất khẩu.
- Thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn hình thành, hệ
thống luật pháp, chính sách kinh tế chưa hoàn chỉnh cũng là một khó khăn không nhỏ
đối với các doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, cùng với việc thị trường xuất khẩu được rộng mở, hàng hóa của Việt
Nam ngày càng vươn rộng ra thị trường quốc tế, thì nguy cơ phải đối mặt với những vụ
kiện chống bán phá giá của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp
Việt Nam cũng càng tăng lên. Theo thống kê, từ năm 1994 - 2005, các doanh nghiệp Việt
Nam đã phải đối phó với 25 vụ kiện chống bán phá giá của các nước. Điển hình là những
vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu liên quan đến mặt

hàng cá da trơn, mặt hàng tôm, xe đạp, giày, mũ da...
3.2. Các chính sách của Việt Nam trước với xu thế toàn cầu hóa kinh tế
Trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, Việt Nam cũng đã có những chính sách để
từng bước biến mình trở thành cường quốc để cùng nhau phát triển với các nước trên
thế giới. Báo cáo chính trị – Đại hội IX (2001) và Nghị quyết 07 – Bộ Chính trị (tháng
11/2001) bàn về Hội nhập kinh tế quốc tế, nhấn mạnh: Nước ta chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ gìn
an ninh quốc gia, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường.
Về đường lối đối ngoại, Việt Nam chú trọng tăng cường đối thoại hợp tác với các

quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đẩy mạnh đàm phán và tham gia ký kết các hiệp
định thương mại song phương và đa phương nhằm tiếp tục tạo thị trường năng động, thu
hút vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.


19

Cụ thể, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia sâu rộng và ngày càng có hiệu quả vào
các tổ chức quốc tế và khu vực trên thế giới (các tổ chức và liên kết khu vực đã đề cập
ở mục 3.1).
Về nền kinh tế trong nước, với mục tiêu trở thành nền kinh tế mạnh mẽ, năng
động, Việt Nam đang nâng cao sức cạnh tranh của trong các lĩnh vực nông nghiệp,
công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Cụ thể hơn, một mặt, chính phủ đang có những
biện pháp để giữ vững và phát triển ngành kinh tế có ý nghĩa sống còn, đảm bảo tính
ổn định của nền kinh tế đất nước, mặt khác cũng đang hỗ trợ và khuyến khích đầu tư
vào các ngành mũi nhọn để có thể tạo ra đột phá trong công cuộc cạnh tranh toàn cầu.
Về nông nghiệp, chính phủ đang có chính sách khuyến khích đầu tư mạnh mẽ và
thúc đẩy sự hợp tác của các tập đoàn lớn. Gần đây nhất là sự hợp tác của tập đoàn Thaco
chuyên sản xuất ô tô và kinh doanh địa ốc với tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) kinh
doanh đa ngành. Đây là sự hợp tác để sản xuất ra hàng nông nghiệp chất lượng cao gây
tiếng vang lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Và quan trọng hơn trong sự hợp tác này là khả
năng phát triển nông nghiệp từ HAGL-Thaco sẽ trở thành bàn đạp cho phát triển nông
nghiệp của Việt Nam thời đại công nghiệp 4.0. Về công nghiệp, Việt Nam cũng có những
chính sách để khuyến khích các tập đoàn lớn phát triển trong thời đại 4.0, dẫn đầu là các
tập đoàn như: tập đoàn Vingroup đang xây dựng nhà máy sản xuất ô tô Vinfast, tập đoàn
FLC chuẩn bị ra mắt hãng hàng không Bamboo Airways, tập đoàn Viettel với chiến lược
mở rộng mạng không dây 4G hiện nay và 5G trong tương lai…

Về thương mại và dịch vụ, chính phủ cũng phê duyệt chiến lược phát triển ngành
ngân hàng Việt Nam, giảm tỉ lệ sở hữu nhà nước tại 3 ngân hàng lớn: Vietcombank,

Vietinbank và BIDV để có thể tìm kiếm cổ đông chiến lược nước ngoài, chuẩn bị đầy
đủ các tiền đề, tiến tới niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài để
nâng cao quá trình hội nhập quốc tế.
Việt Nam là quốc gia có xuất phát điểm là nền kinh tế thấp, vì vậy nên cũng chịu sức
ép rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu vào trong nước . Vì vậy, bên cạnh
những chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế cũng có những chính sách để


20

ủng hộ của các doanh nghiệp trong nước. Đối với hơn 97% doanh nghiệp vừa và nhỏ,
Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Luật Hỗ trợ nhằm đưa ra những chính sách ưu
đãi cụ thể là khuyến khích doanh nghiệp vay vốn, tham gia đầu tư vào khoa học công
nghệ, ưu đãi các hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng, xúc tiến tìm kiếm thị trường; ưu
đãi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có nhiều sáng tạo; hỗ trợ tư vấn và giảm chi phí
cho hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp. Chính phủ cũng đã triển khai mạnh
mẽ các giải pháp cụ thể về cải thiện hành lang pháp ký, đơn giản hóa các thủ tục thành
lập doanh nghiệp, nộp thuế và cắt giảm hàng loạt các điều kiện đầu tư kinh doanh
không còn phù hợp.

KẾT LUẬN
Tóm lại, toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng phát triển khách quan, mang tính quy luật
trong quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa kinh tế đang tác động sâu
sắc đến nền kinh tế của tất cả các quốc gia, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế mang lại
những cơ hội phát triển to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cũng đặt ra những
thách thức, khó khăn không nhỏ không chỉ đối với kinh tế mà còn các lĩnh vực khác như
chính trị, văn hóa, xã hội,... Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhận thức thật đầy đủ
và sâu sắc để có những giải pháp phù hợp nhằm tận dụng được những cơ hội, vượt qua
thách thức, biến những khó khăn thành động lực để phát triển, đổi mới công nghệ, nâng
cao năng lực cạnh tranh, đứng vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đưa

quốc gia phát triển, hòa vào dòng chảy của phát triển kinh tế toàn cầu.


21

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nicolas Gregory Mankiw, 2010, Kinh tế học vĩ mô - Principles of Macroeconomics
th

(6 edition), Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh dịch.
2. Bùi Thị Lý, 2010, Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Phạm Quý Long, 2017, “Cải cách Abenomics ở Nhật Bản”, NXB Khoa học xã hội.
4. Gail Tverberg, 2013, Twelve Reasons Why Globalization is a Huge Problem, trang
Our Finite World.
5. Trung Mến, 2017, Tình trạng “chảy máu chất xám” tại Đông Nam Á đang tồi tệ
hơn?, BigLive (truy cập 15/08/2018).
6. Mike Collins, The Pros And Cons Of Globalization, May 2015 (truy cập vào
16/08/2018).
7. Lê Ngọc Tòng, Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước đang phát triển,
Đặng Minh Sang’s Blog (truy cập vào 18/08/2018).
8. International Monetary Fund, “How to Reload Abenomics”, August 2, 2016 (truy
cập ngày 16/08/2018).
9. Tính hai mặt của toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, April 8,
2016 (truy cập ngày 12/08/2018).
10. EACC Insights: Graphic Insights, European American chamber of commerce New
York. (truy cập 19/08/2018).
11. Báo động khoảng cách giàu - nghèo: Mỏng manh thu nhập, trực diện nghịch cảnh,
12/4/2017, báo Sài Gòn Giải Phóng Online (truy cập 16/08/2018).
12. Tác động của toàn cầu hóa đến Việt Nam, 18/05/2017, Đại học Duy Tân – Duy Tan
University (truy cập 18/08/2018).

13. Toàn cầu hóa vẫn là xu thế tất yếu, 14/06/2017, VGPNews (truy cập 18/08/2018).
14. Toàn cầu hóa, Wikipedia (truy cập vào 17/08/2018).
15. Phạm Văn Đức, Toàn cầu hóa và sự tác động của nó đối với Việt Nam hiện nay,
tháng 3/2016, Tạp chí Triết học (truy cập 18/08/2018).
16. Thể loại: Tổ chức kinh tế, Wikipedia (truy cập 19/08/2018).


22

17. Lực lượng sản xuất, Wikipedia (truy cập 18/08/2018).
18. Thủ tướng: 'Toàn cầu hóa là tất yếu, dù chúng ta ủng hộ hay phản đối', 5/6/2017,
VnEpress (truy cập 18/08/2018).

PHỤ LỤC: GIẢI THÍCH MỘT SỐ TÊN RIÊNG
(2)

Câu lạc bộ Rome là một think tank toàn cầu nhằm giải quyết nhiều vấn đề

chính trị quốc tế, tự mô tả là "một nhóm công dân thế giới, chia sẻ mối quan tâm chung
về tương lai của nhân loại". Câu lạc bộ gồm những nhà cựu và đương kim lãnh đạo
quốc gia, các quan chức Liên Hiệp Quốc, các chính trị gia cấp cao, các quan chức
chính phủ, các nhà ngoại giao, các nhà khoa học, các nhà kinh tế học và những nhà
lãnh đạo kinh doanh trên toàn cầu.
(3)

Các chính sách kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, còn gọi là

Abenomics được triển khai từ năm 2013, gồm một tập hợp các cải cách tiền tệ, tài
chính, cơ cấu kinh tế, hướng tới thúc đẩy tăng trưởng và đưa Nhật Bản thoát khỏi tình
trạng giảm phát kéo dài trong nhiều thập kỷ qua.

(4)

(Nguyên văn tiếng Hàn: [한한한 한한), đề cập tới thời kỳ tăng trưởng kinh tế do

xuất khẩu mang lại, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh chóng, thành tựi công nghệ
to lớn, sự phát triển nhanh chóng về chất lượng giáo dục, sự tăng lên nhanh chóng của
mức sống và quá trình đô thị hóa nhanh, bùng nổ xây dựng cao ốc, tiến trình dân chủ
hóa và toàn cầu hóa nhanh đã chuyển Hàn Quốc từ đống tro tàn của cuộc Chiến tranh
Triều Tiên thành một quốc gia phát triển và thịnh vượng với tổng sản phẩm nội địa
(GDP) cán mốc 1.000 tỷ USD cũng như nhiều tập đoàn lớn nổi tiếng
như Samsung, LG và Hyundai cũng như việc chủ trì Olympic Mùa hè 1988 và FIFA
World Cup 2002.



×