Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

tiểu luận quản lý rủi ro quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của siêu thị big c việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.54 KB, 36 trang )

1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG KINH DOANH
1.1. Rủi ro và rủi ro trong kinh doanh
1.1.1. Khái niệm rủi ro
Rủi ro được định nghĩa theo nhiều phương diện và theo nhiều trường phái, giữa
các trường phái rủi ro thì có một vài điểm khác nhau nhỏ.
Theo trường phái truyền thống: rủi ro được coi là sự không may, tổn thất, mất
mát, nguy hiểm, hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm khó khăn, hoặc điều không
chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
Theo trường phái trung hòa: rủi ro là những bất trắc có thể đo lường trước được,
và bao gồm cả hai mặt tích cực và tiêu cực.
1.1.2. Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ những hoạt động, sự kiện
xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có khả năng hoặc thực tế đã gây
nhiều thiệt hại về mặt lợi ích cho doanh nghiệp.
Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm cả những rủi ro có thể lường
trước được và những rủi ro bất ngờ.
1.2. Phân loại rủi ro trong kinh doanh
1.2.1. Rủi ro từ môi trường bên trong của doanh nghiệp
Xét đến môi trường bên trong của doanh nghiệp, ta có thể chia rủi ro thành 3 loại
chính: rủi ro trong quá trình quản trị, rủi ro trong hoạt động marketing và rủi ro trong
các hoạt động khác (tài chính, sản xuất,..):
Rủi ro xuất phát trong quá trình quản trị bao gồm các hoạt động: hoạch định, tổ
chức, thúc đẩy, nhân sự và kiểm soát. Nếu trong quá trình quản trị doanh nghiệp không
tốt, lựa chọn những phương thức, hướng đi và thực hiện sai dễ xảy ra những mất mát
nghiêm trọng, thiệt hại lớn đến doanh nghiệp.


2



Rủi ro trong quá trình marketing bao gồm các hoạt động nghiên cứu thị trường,
sản phẩm/ dịch vụ, giá cả, phân phối, quảng cáo và tiếp thị. Rủi ro có thể xảy ra khi mà
thực hiện sai hoặc không phù hợp trong các hoạt động trên, dẫn tới quá trình marketing
không hiệu quả, doanh nghiệp không thu lại được lợi ích từ nguồn vốn đã đầu tư, gây
tổn thất nghiêm trọng.
Rủi ro trong các hoạt động khác như tài chính kế toán, sản xuất, hệ thống thông
tin. Các hoạt động khác của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp
nên trong quá trình thực hiện và sau khi các hoạt động đều có thể sinh ra các rủi ro cho
doanh nghiệp.
1.2.2. Rủi ro từ môi trường bên ngoài
1.2.2.1. Môi trường vĩ mô
Rủi ro do yếu tố kinh tế xảy ra khi khủng hoảng kinh tế, suy thoái, lạm phát hay
thay đổi tỷ giá hối đoái. Các yếu tố kinh tế trong và ngoài nước ảnh hưởng trực tiếp
đến doanh nghiệp dù doanh nghiệp đó có thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế hay
không.
Rủi ro do môi trường chính trị do doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chính
trị trong nước khi kinh doanh trong nội địa và ảnh hưởng trực tiếp bởi chính trị của
nước đến kinh doanh. Hoạt động chính trị bất ổn định hoặc liên tục thay đổi chính
quyền gây đảo lộn đến nhiều hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức.
Rủi ro luật pháp được thể hiện ở chỗ luật pháp có thể không phù hợp với sự phát
triển của xã hội hay luật pháp thay đổi quá thường xuyên gây nhiều bất cập trong kinh
doanh của doanh nghiệp; hoặc luật pháp khác nhau giữa các nước khác nhau gây ra
nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
Rủi ro do môi trường văn hóa, xã hội có thể xảy ra khi doanh nghiệp thiếu hiểu
biết về các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, có sự thay đổi các chuẩn mực giá
trị, hành vi của con người, nghệ thuật, sự phát triển khoa học công nghệ… của từng
vùng trong đất nước hoặc của từng dân tộc (với hoạt động kinh doanh quốc tế) mà dẫn
tới những hành xử không phù hợp, đưa ra những hướng đi không đúng đắn hay cách



3

quản trị nhân lực không phù hợp dẫn đến những thiệt hại, mất mát, mất cơ hội kinh
doanh của doanh nghiệp.
Rủi ro xảy ra do môi trường thiên nhiên như các thiên tai, động đất, hạn hán,
sương muối… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, nhân lực của doanh nghiệp.
1.2.2.2. Môi trường vi mô
- Rủi ro từ nhà cung cấp: có thể xảy ra các trường hợp như hàng hóa không được
giao đúng thời hạn, hoặc không đúng phẩm chất…
- Rủi ro từ khách hàng: có thể xảy ra khi khách hàng cũ theo doanh nghiệp khác.
- Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh: doanh nghiệp có thể gặp phải rủi ro cạnh tranh khi
không bán được hàng hóa, khi các doanh nghiệp sẵn có hoặc các doanh nghiệp mới mở
trên thị trường, đối thủ đưa ra các sản phẩm có chi phí thấp hơn, khiến cho quá trình
buôn bán hàng hóa trở nên khó khăn hơn.
1.3. Quản trị rủi ro trong kinh doanh
1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh
Quản trị rủi ro là quá trình xử lý các rủi ro thuần túy một cách có hệ thống, khoa
học, toàn diện thông qua các hoạt động nhận diện và đánh giá rủi ro, xây dựng và thực
thi các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, thực hiện việc kiểm soát, giảm
thiểu những tổn thất gây ra cho doanh nghiệp một khi xảy ra rủi ro cũng như dự phòng
về tài chính để bù đắp cho các tổn thất đó.
1.3.2. Mục đích và vai trò của quản trị rủi ro trong kinh doanh
1.3.2.1. Mục đích
Doanh nghiệp dùng các biện pháp quản trị rủi ro để có thể né tránh hoặc tối thiểu
hóa tổn thất và hậu quả của rủi ro gây ra trong doanh nghiệp.
1.3.2.2. Vai trò
Quản trị rủi ro trong kinh doanh đối với một doanh nghiệp mà nói có vai trò hết
sức quan trọng. Quản trị rủi ro một cách đúng đắn có thể giúp doanh nghiệp tránh khỏi
nguy cơ phá sản, đạt được mục tiêu tối đa hóa doanh thu, cũng như lợi nhuận của



4

doanh nghiệp. Ngoài ra, áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro có thể giúp doanh nghiệp
tránh được những giảm sút về thu nhập hoặc thiệt hại về tài sản bằng cách ngăn chặn
kịp thời các tổn thất.
1.3.3. Nội dung của quản trị rủi ro trong kinh doanh
1.3.3.1. Nhận dạng, phân tích và đo lường rủi ro
a. Nhận dạng rủi ro:
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro nảy sinh
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để phát hiện rủi ro, ta cần làm theo bốn bước: định hướng, phân tích tài liệu,
phỏng vấn và khảo sát (rõ những thông tin còn thiếu), điều tra trực tiếp.
b. Phân tích rủi ro
Khái niệm: Phân tích rủi ro là quá trình xác định nguyên nhân gây ra rủi ro cũng
như các nhân tố làm gia tăng khả năng xảy ra rủi ro cho doanh nghiệp để tìm ra phương
pháp phòng ngừa.
Các công cụ phân tích rủi ro một cách hiệu quả có thể kể đến như: bảng hỏi phân
tích rủi ro, danh mục các nguy cơ, danh mục các rủi ro được bảo hiểm và các hệ thống
chuyên gia.
c. Đo lường rủi ro
Khái niệm: Đo lường rủi ro là quá trình thu thập số liệu, phân tích, đánh giá theo
hai khía cạnh: tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro, từ đó lập ma
trận đo lường rủi ro, chia ra các nhóm theo mức độ nghiêm trọng của rủi ro.
Ta có thể đo lường rủi ro bằng phương pháp định tính, định lượng, hoặc dùng cả
hai phương pháp trên.
Với phương pháp đo lường định lượng. người ta có thể sử dụng hai phương pháp
cụ thể là thông qua xây dựng các mô hình tính xác suất xảy ra tổn thất trên cơ sở các số
liệu quá khứ về tổn thất đó hay sử dụng các mô hình giả lập để tích hợp cả những thay

đổi của môi trường vào các phân phối xác suất cần xác định.


5

Với phương pháp đo lường định tính thì dựa trên những đánh giá của các chuyên
gia để từ đó xếp hạng các rủi ro và đưa ra một báo cáo tổng hợp, áp dụng đối với rủi ro
khó lường.
1.3.3.2. Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro
Khái niệm: là việc sử dụng các chiến lược, các chương trình hành động, công cụ,
kỹ thuật...nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng
không mong đợi của rủi ro đối với doanh nghiệp.
Các biện pháp kiểm soát rủi ro có thể kể đến bao gồm: các biện pháp né tránh rủi
ro, các biện pháp ngăn ngừa tổn thất, các biện pháp giảm thiểu tổn thất, các biện pháp
chuyển giao rủi ro, các biện pháp đa dạng hóa rủi ro.


6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ BIG C VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 2019
2.1. Khái quát về siêu thị Big C
2.1.1. Lịch sử hình thành
Big C Việt Nam có tiền thân là hệ thống siêu thị Cora, dưới sự quản lý của Tập
đoàn Bourbon (Pháp). Năm 1998, sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm,
đường tinh chế, dịch vụ hàng hải..., Bourbon thành lập Công ty Vindémia và khai
trương siêu thị đầu tiên ở Việt Nam mang phong cách Pháp với thương hiệu Cora tại
Đồng Nai. Công ty này cũng có một phần vốn của Casino Group.
Năm 2000 và 2001, 2 siêu thị tiếp theo của Cora lần lượt ra đời tại TP HCM và
cũng đón lượng khách hàng tương đương như ở Đồng Nai. Không có số liệu thống kê

cụ thể trong giai đoạn này nhưng một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực cho biết,
doanh thu ước tính của chuỗi siêu thị này vào khoảng 500 triệu đồng mỗi ngày. Tốc độ
tăng doanh thu hàng năm vào khoảng 10%.
Năm 2003, Bourbon thông báo hệ thống siêu thị Cora tại Việt Nam đổi tên do chủ
sở hữu thương hiệu này tại Pháp ngừng ký kết hợp đồng cho mượn tên. Siêu thị chính
thức được mang tên Big C - thương hiệu thuộc sở hữu của Casino Group. Vào thời
điểm đó, thương hiệu Big C đã trở nên rất phổ biến tại Thái Lan nhưng nhiều chuyên
gia từng lo ngại, Cora đã có tiếng tăm khá tốt tại Việt Nam nhiều năm qua, việc đổi tên
thành Big C sẽ khiến hệ thống siêu thị này kém sức cạnh tranh so với các đối thủ đang
nổi lên rất nhanh. Mặc dù vậy, cuối năm đó, Vindémia vẫn quyết định Bắc tiến với
thương hiệu mới và khởi công siêu thị thứ 4 của mình có tên gọi Big C Thăng Long
(Hà Nội). Đây là liên doanh giữa đơn vị này và Công ty Thăng Long GTC với vốn đầu
tư khoảng 30 triệu USD.
Hiện nay, tại Việt Nam, các cửa hàng BigC hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn
như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, Cần Thơ, TP.HCM. Siêu thị BigC Việt
Nam có tổng cộng 26 siêu thị BigC trên toàn quốc, gồm 8000 nhân viên và kinh doanh


7

khoảng 50000 mặt hàng khác nhau. Hầu hết hàng hóa bán tại BigC đều là hàng Việt
Nam (khoảng 95%).
2.1.2. Triết lí kinh doanh:
- Slogan: “Giá rẻ cho mọi nhà”, Là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ
tốt nhất làm hài lòng quý khách hàng.
- Thương hiệu “BigC” thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong định hướng kinh
doanh và chiến lược để thành công:
● “Big” trong tiếng Anh có nghĩa là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớn
của các siêu thị Big C và sự lựa chọn đa dạng về hàng hóa cho khách hàng.
● “C” là cách viết tắt của chữ “Customer” (Tiếng Anh), có nghĩa tiếng Việt là

“Khách hàng”. Chữ “C” đề cập đến những Khách hàng thân thiết của Big C, họ là
chìa khóa đóng vai trò to lớn dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh của
siêu thị BigC. Xem khách hàng là trọng tâm chiếm vị trí trung tâm trong các chiến
lược kinh doanh của BigC.
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động và danh mục sản phẩm
Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương
mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được tập đoàn
Casino– Tập đoàn mẹ của siêu thị BigC triển khai. Tại các trung tâm thương mại và đại
siêu thị Big C, phần lớn không gian được dành cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với
giá rẻ và chất lượng cao. Sản phẩm kinh doanh tại các siêu thị Big C có thể được chia
ra thành 5 ngành chính, như sau:
- Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực
phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì,…
- Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh kẹo, snack, hóa
phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện.
- Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em, trẻ sơ sinh, giày dép và
túi xách.


8

- Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trong
nhà bếp,
- Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà,
những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện, đồ dùng thể
thao và đồ chơi.
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMDV BigC GĐ
2015 – 2019
Sau khi vượt qua hàng loạt các đối thủ sừng sỏ khác như Berli Jucker (Thái Lan),
Lotte Group (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản), Dairy Farm (Singapore) và Saigon Co.op

(Việt Nam) để sở hữu Big C Việt Nam, Central Group nhanh chóng tiến hành tái cơ cấu
lại chuỗi siêu thị này, đưa Big C vào trong hệ thống của Central Group tại Việt Nam.
Hệ thống Big C Việt Nam bị Tập đoàn Central Group đến từ Thái Lan thâu tóm với
tổng giá trị giao dịch 920 triệu euro (1,05 tỉ USD) vào tháng 4/2016. Điều khiến giới
kinh doanh bất ngờ là vì tập đoàn này đã bán toàn bộ số cổ phần của mình tại Big C
Thái Lan để thâu tóm Big C Việt Nam.
Tính tới năm 2018, Big C có khoảng 32 siêu thị trên toàn quốc, 10 cửa hàng tiện
lợi tại Tp. Hồ Chí Minh.

Doanh số bán hàng của BigC Việt Nam so với tổng doanh số hơn 48 tỷ euro từ các thị
trường toàn cầu của Casino trong năm 2014
Nguồn: Groupe Casino


9

Dù luôn đứng thứ 2 thị trường về doanh thu, nhưng thực chất đóng góp vào tổng
doanh thu của Big C Việt Nam vào tập đoàn mẹ là rất nhỏ. Con số 546 triệu USD
doanh thu 2014 của Big C Việt Nam, chỉ tương đương với hơn 1% tổng doanh thu tập
đoàn.
Xét về mạng lưới, đến hết năm 2014, BigC Thái Lan đã có 123 cửa hàng lớn (Big
C Supercenter, Extra, và Jumbo), 37 Big C Market, 324 Mini Big C và 152 cửa hàng
thuốc. Trong khi đó, Big C Việt Nam mới có 32 siêu thị, 10 cửa hàng tiện lợi. Số lao
động làm việc tại Big C Thái Lan cũng lên tới hơn 26.600, gấp hơn 3 lần số nhân viên
tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2015, Casino ghi nhận
doanh số của Big C Việt Nam đạt 312 triệu euro (khoảng 7.700 tỷ đồng), tăng 26% so
với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng trưởng của tập đoàn tại châu Á (23%). Lợi
nhuận tại Việt Nam cũng tiếp tục đi lên và được hãng đánh giá “hài lòng” trong một
bối cảnh suy thoái kinh tế đang diễn ra. Tuy nhiên, so với doanh thu ở các quốc gia

khác trong bản đồ kinh doanh của Casino, thị trường Việt Nam lại yếu thế khi chỉ đóng
góp chưa đầy 2% cho Tập đoàn. Đó cũng là một trong những lý do khiến Casino lựa
chọn Việt Nam để bán lại.
Tuy nhiên, 2 năm sau ngày chuyển giao, sự hiện diện của Big C tại Việt Nam lại
đang có dấu hiệu mờ nhạt dần. Big C Thăng Long, một trong những siêu thị Big C có
quy mô lớn nhất tại Việt Nam có kết quả kinh doanh đi xuống trong những năm gần
đây.


10

Nguồn: Groupe Casino
Năm 2015, trước khi về tay người Thái, Big C Thăng Long ghi nhận doanh thu
2.811 tỷ đồng. Doanh thu giảm liên tiếp trong năm 2 năm tiếp theo, lần lượt là 2.717 tỷ
đồng năm 2016 và 2.698 tỷ đồng năm 2017.
Cùng với doanh thu, lợi nhuận của Big C Thăng Long cũng giảm mạnh từ 164 tỷ
đồng năm 2015 xuống còn 84 tỷ đồng năm 2016. Sang năm 2017, lợi nhuận có sự tăng
trưởng trở lại, đạt 150 tỷ đồng.
Hoạt động của Big C Thăng Long kém đi ngay trong giai đoạn nền kinh tế phục
hồi mạnh và nhu cầu mua sắm trên các kênh bán lẻ hiện đại của người tiêu dùng thủ đô
tăng lên phần nào phản ánh cuộc cạnh tranh khốc liệt trong ngành bán lẻ.


11

Nguồn: Groupe Casino
Theo một số thông tin nhiên cứu thị trường, 7 năm trước, Big C từng nằm trong
top 3 nhà bán lẻ của thị trường Việt Nam, với doanh thu trên 10.000 tỉ đồng một năm.
Nhưng gần đây, nhất là từ khi về tay Central Group, tình hình kinh doanh liên tục
xuống dốc.

Ba chuỗi Big C Hải Phòng, Bình Dương và Đồng Nai cũng không còn tăng
trưởng nổi bật.
Tình hình kinh doanh của hệ thống Big C Việt Nam giảm sút sau khi Central
Group thâu tóm là điều khá bất ngờ, trong bối cảnh ngành bán lẻ vẫn đang tăng trưởng
tích cực. Trong 2 năm 2017-2018, doanh thu của các siêu thị đồng loạt đi xuống. Big C
Thăng Long - chuỗi siêu thị lớn nhất của hệ thống, doanh thu chỉ giậm chân ở mức
2.700 tỉ đồng. Lợi nhuận của Big C Thăng Long giảm từ 211 tỉ đồng (năm 2015) xuống
còn 131 tỉ đồng (năm 2016).


12

Nguồn: Vietnamnet
Big C đứng thứ 4 trong top 10 công ty bán lẻ uy tín nhất năm 2019 theo đánh giá
của các chuyên gia kinh tế tại Việt Nam đăng tải trên báo Vietnamnet.
Tháng 7 năm 2019, Tập đoàn Central Group đơn vị sở hữu hệ thống Big C tại
Việt Nam đã tuyên bố công chúng và cũng gửi thư đến các nhà cung cấp sản phẩm may
mặc Việt Nam sẽ tạm dừng mua các sản phẩm may mặc của các đối tác này. Thông báo
này làm dấy lên sự phẫn nộ của không chỉ các nhà cung cấp mà còn từ phía người tiêu
dùng. Đã có những phong trào kêu gọi tẩy chay Big C trên các trang mạng xã hội một
cách rầm rộ. Ngay sau thông báo, hàng trăm chủ doanh nghiệp dệt may tập trung đến
văn phòng đại diện Central Group - chủ sở hữu hệ thống siêu thị Big C, ở TP. HCM
căng băng rôn phản đối động thái từ chối nhập hàng may mặc Việt Nam của Central
Group.


13

Việc tạm ngừng đặt hàng tạm thời nói trên được Central Group lý giải là do có sự
thay đổi chiến lược trong phát triển mô hình ngành hàng may mặc cho phù hợp với chỉ

đạo của Tập đoàn Central tại Thái Lan.
Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương chiều 4/7/2019, Phó thủ
tướng Trương Hòa Bình giao Bộ Công thương tìm hiểu thông tin Big C từ chối nhận
hàng may mặc Việt Nam, kiểm tra liệu có tình trạng phân biệt đối xử với hàng hóa Việt
Nam ngay trên lãnh thổ không?
Kết thúc buổi làm việc, Central Group cam kết ngay trong ngày 4/7/2019 sẽ mở đơn
hàng cho 50 trong số 200 nhà cung cấp hàng may mặc Việt Nam.

Tuy nhiên, trên phương diện về độ bao phủ các điểm bán trên cả nước, hiện tại
Big C vẫn đang đứng ở vị trí khá thấp, chỉ với chưa đến 60 điểm bán trên cả nước trong
khi Vinmart và Vinmart+ tuy mới xuất hiện trên thị trường nhưng độ bao phủ cực lớn.
Có thể, Big C chú trọng chất lượng các điểm bán với quy mô lớn, hàng hóa đa
dạng, chất lượng hàng hóa đảm bảo.


14

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh của BigC (giai đoạn 20152019)
2.3.1. Rủi ro về hàng hóa
2.3.1.1. Nhận dạng rủi ro
Việt Nam là quốc gia có dân số đông với tỷ lệ người trẻ chiếm đa số và họ thường
xuyên thay đổi thói quen tiêu dùng. Khi đã thay đổi thói quen tiêu dùng, người trẻ sẽ có
thời gian gắn bó với thương hiệu mới lâu hơn, sẽ xảy ra hiện tượng “có mới nới cũ”.
Nếu BigC khó bắt kịp xu thế thì sẽ khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa. Hàng hóa không
được tiêu thụ như kỳ vọng làm lượng hàng tồn kho cao, tốn kém trong chi phí mặt
bằng, bảo quản sản phầm…
Trên thực tế, BigC đã từng đối mặt với những rủi ro về hàng hóa. Từ đầu năm
2019 đến nay, hệ thống siêu thị BigC đã 2 lần bị khách hàng phát hiện bán thực phẩm
hỏng, mốc đen, có giòi. Phản ánh báo chí, một số khách hàng đã “tố” siêu thị BigC
Nam Định có địa chỉ tại xã Lộc Hòa, TP Nam Định, tỉnh Nam Định bán hàng không

tem mác, xuất xứ, rau xanh bị hư hỏng, mỹ phẩm nhái giả tràn lan.
Cụ thể, tại quầy rau trong siêu thị BigC Nam Định, nhóm phóng viên đã phát hiện
rất nhiều bịch rau xà lách giòn của Đà Lạt được bọc trong túi nilon đã bị héo úa, hư
hỏng nặng nhưng vẫn được bày bán trên kệ, không bị tiêu hủy.
BigC bán xúc xích tiệt trùng Vissan mốc đen dù còn hạn sử dụng.
2.3.1.2. Phân tích rủi ro
Hàng hóa hết hạn sử dụng: Khi hàng hóa nhập về nhiều bán không hết hoặc một
số hàng hóa mới mua về được đặt trên hàng hóa cũ, do sơ ý nên để nó ở bên dưới và
quên không chất trở lên trên và dẫn đến tồn đọng không bán được nên bị hết hạn sử
dụng. Khi đó BigC sẽ bị thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Thậm
chí, trong trường hợp không kiểm tra chặt chẽ về hạn sử dụng của sản phẩm thì sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới thương hiệu của BigC khi khách hàng mua những sản phẩm này.
Hàng hóa bị hư hỏng: Hàng hóa có thể bị hỏng trong quá trình vận chuyển, hoặc
nhiều khách hàng trực tiếp chạm vào sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa,


15

nhất là những mặt hàng dễ vỡ, hoặc thực phẩm. Ngoài ra, cách bảo quản không đúng
làm hàng hóa hết hạn trước hạn sử dụng hoặc bị hư hỏng có khả năng dễ xảy ra, gây
ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính của công ty.
Thiếu hàng hóa: Số lượng khách hàng sẽ tăng đáng kể vào những thời gian nhất
định trong năm, việc BigC không đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng là điều
không thể tránh khỏi, vì nhu cầu của thị trường luôn thay đổi tùy vào thời điểm.
Tồn kho: Trái ngược với “bệnh” hết hàng, tồn kho cao là trạng thái hàng hóa
không được tiêu thụ như kỳ vọng. Trên thực tế, nhu cầu của khách hàng đối với từng
loại mặt hàng và trong từng thời điểm là khác nhau đồng thời việc nhập hàng hóa là
dựa trên những dự báo không thể đúng một cách tuyệt đối, cho nên không thể tránh
khỏi việc tồn đọng một số mặt hàng. Hàng tồn kho có thể khiến một lượng tiền lớn của
BigC bị mắc kẹt trong vốn lưu động, đồng thời làm tăng các chi phí lưu kho, bảo quản.

Hàng hóa kém chất lượng: Bộ phận kiểm soát không kiểm soát chặt chẽ để một số
mặt hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc lưu thông trong hệ thống siêu thị, rủi ro
này thì rất hiếm khi xảy ra, nhưng khi xảy ra thì mức độ ảnh hưởng rất nghiêm trọng
nó có thể làm ảnh hưởng đến danh tiếng của BigC.
2.3.2. Rủi ro từ phía nhà cung cấp
2.3.2.1. Nhận dạng rủi ro
BigC là một doanh nghiệp bán lẻ, là cầu nối giữa các nhà sản xuất và khách hàng.
Bởi vậy, BigC có thể gặp phải những rủi ro bắt nguồn từ phía nhà cung cấp như việc
cung cấp sản phẩm không đúng hạn, đúng số lượng; giá cả thất thường; mối quan hệ
không tốt đẹp với nhà cung cấp…
2.3.2.2. Phân tích rủi ro
Mối quan hệ giữa BigC và các nhà sản xuất chưa thật sự gắn kết. Tại BigC, nhân
viên thu mua làm việc chưa thật sự chuyên nghiệp và công bằng. Khâu tiếp nhận đầu
vào của siêu thị chưa minh bạch. Nhiều nhân viên thu mua thích làm khó dễ nhà cung
cấp.


16

Nếu cùng sản phẩm và chất lượng, họ sẽ ưu tiên nhà cung cấp thân thiện hơn.
Còn một số nhà sản xuất lại sẵn sàng phá bỏ hợp đồng khi thị trường có biến động.
Ngoài ra, việc hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng phụ thuộc lớn vào thiện
chí và sự trung thực của các nhà sản xuất.
Giá cả hàng hóa là một trong những rủi ro từ phía nhà cung cấp. Giá cả qua mỗi
thời kì thay đổi lên xuống biến động theo giá cả thế giới tác động đến Việt Nam, xu
hướng tăng giảm khối lượng và giá trị hàng hóa. Vì vậy, nếu BigC không chủ động dự
báo sớm về thị trường để cân đối cung cầu những mặt hàng thiết yếu thì rất có thể
BigC sẽ phải thu mua sản phẩm với mức giá tăng cao bất ngờ.
Một rủi ro khác là nhà cung cấp thường giao hàng muộn, gây không ít khó khăn
cho BigC. Bởi thứ nhất, đơn đặt hàng của BigC yêu cầu thời gian quá ngắn; thứ hai, do

hạn chế về công nghệ nên các doanh nghiệp không theo dõi thường xuyên được lượng
hàng mình bán tại đây.
2.3.3. Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh
2.3.3.1. Nhận dạng rủi ro
Từ ngôi vị quán quân thế giới năm 2008, ngành bán lẻ Việt Nam đã “rớt không
phanh” xuống thứ 5 năm 2009, năm 2010 đứng thứ 14, năm 2011 xuống thứ 23 và năm
2012 bị bật ra khỏi top 30 các thị trường bán lẻ tốt nhất trên thế giới theo báo cáo đánh
giá xếp hạng các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới năm 2012 của hãng tư vấn
A.T.Kearney (Mỹ).
Năm 2019, BigC-một thành viên của Central Retail Việt Nam, năm 2019 nằm
trong danh sách Top 10 Công ty bán lẻ uy tín năm 2019 - Nhóm hàng tiêu dùng nhanh,
siêu thị.
Song, xét thấy, thị trường bán lẻ tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng. Điều
đó có nghĩa là BigC đã, đang và sẽ phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh hiện
tại và tiềm ẩn cả trong nước và nước ngoài đang lăm le tiến vào thị trường Việt Nam,
nhất là khi Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế. BigC là
một ông lớn trong ngành bán lẻ nhưng cũng không thể chủ quan trước sự cạnh tranh


17

khốc liệt này bởi tổn thất mà BigC có thể gặp phải là giảm thị phần, giảm doanh thu và
lợi nhuận,…
2.3.3.2. Phân tích rủi ro
Sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam đã thu hút sự quan tâm rất lớn của
các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư. Trong nước, rất nhiều tập đoàn
lớn đã “lấn sân” sang lĩnh vực này, điển hình là Vingroup. Bên cạnh các doanh nghiệp
trong nước, nhiều tập đoàn nước ngoài đã đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam ngoài
BigC (Thái Lan) như Aeon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Parkson (Malaysia),... Các
tập đoàn này đều đánh giá rất cao tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam và cho biết, sẽ

không ngừng mở rộng. Các đối thủ liên tiếp đưa ra những chiến lược giá rẻ, cuộc chạy
đua khuyến mãi và tri ân khách hàng, tạo áp lực cho BigC trong việc chiều khách hàng,
giữ chân khách và tìm kiếm khách. Ngoài ra, đối thủ cạnh tranh của BigC còn là những
chợ truyền thống.
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu thương mại thuộc Bộ Công Thương, tốc độ
tăng trưởng ngành bán lẻ 2016 - 2020 sẽ đạt 11,9%/năm. Trong khi Big C đang gặp
khó khăn thì những đối thủ cùng ngành như Lotte Mart, Aeon hay Vinmart đang ngày
càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường bán lẻ Việt Nam với doanh thu tăng
trưởng hàng chục phần trăm mỗi năm. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những chuỗi cửa
hàng tiện lợi như Circle K, 7Eleven…cũng đang khiến cuộc cạnh tranh trong ngành
bán lẻ thêm phần khốc liệt.
2.3.4. Rủi ro từ khách hàng
2.3.4.1. Nhận dạng rủi ro
Việt Nam là quốc gia có dân số đông với tỷ lệ người trẻ chiếm đa số nên họ
thường xuyên thay đổi thói quen tiêu dùng, nhu cầu cũng từ đó mà đa dạng hơn; dịch
vụ ngày càng phát triển, khách hàng cũng đòi hỏi cao và có nhiều mong muốn hơn.
Tuy nhiên, hiện nay người tiêu dùng Việt đang dần mất niềm tin, thậm chí một bộ phận
đòi tẩy chay thương hiệu Big C, ví dụ như gần đây, 7/2019, việc Big C ngừng nhập các
mặt hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt đã khiến một bộ phận khách hàng phản


18

ứng tiêu cực kêu gọi tẩy chay Big C và nhiều hàng hoá Thái đang kinh doanh tại Việt
Nam.
Bên cạnh rủi ro khách hàng quay lưng với thương hiệu thì một rủi ro khác từ
khách hàng mà Big C cần quan tâm là việc khách hàng đôi khi đến Big C không phải
để thỏa mãn nhu cầu mua sắm cá nhân mà vì mục đích tiêu cực.
2.3.4.2. Phân tích rủi ro
Khách hàng quay lưng với thương hiệu Big C: Ngày nay dịch vụ phát triển, khách

hàng càng có đòi hỏi cao hơn, muốn được phục vụ tốt hơn. Việc giữ được lòng tin của
khách hàng để tiếp tục mua sắm tại Big C mà không chuyển sang đối thủ cạnh tranh là
điều rất quan trọng vì lượng khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi
nhuận kinh doanh.

Doanh thu một số siêu thị lớn trong hệ thống Big C Việt Nam
(Đơn vị: tỷ đồng)
3000
2500
2000
1500

2800 2717 2698
2100
1800
1300

1050 1050 1075

995

Big C Bình Dương

Big C Đồng Nai

1000

990

850


500
0

Big C An Lạc

Big C Thăng Long
Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Nguồn: Trang tin điện tử Việt Nam Mới
Khách hàng có hành vi tiêu cực: Khách hàng là mọi đối tượng có nhu cầu mua
sắm hàng tiêu dùng hàng ngày nên việc một số người có hành vi tiêu cực trong siêu thị
là điều không tránh khỏi. Hành vi tiêu cực hay gặp phải như:
-

Khách hàng bóc đồ ăn ngay trong siêu thị mà không thanh toán tiền,

-

Khách hàng cố tình phàn nàn về thái độ nhân viên, hoặc kêu ca sản phẩm kém
chất lượng để đòi bồi thường,


19

-


Khách hàng nói chuyện, đi lại gây tiếng ồn lớn,

-

Một số người ý thức kém, có ý đồ trộm cắp hàng hóa, dẫn đến rủi ro thất thoát
hàng hóa.
2.3.5. Rủi ro từ nhân sự
2.3.5.1. Nhận dạng rủi ro
Đội ngũ nhân sự là một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần vào hệ thống vận

hành của siêu thị Big C. Là một doanh nghiệp lớn với nhiều chi nhánh, Big C luôn đòi
hỏi một đội ngũ lao động đông đảo.
Tuy nhiên, thực trạng về công tác quản lý nhân sự của Big C những năm gần
đây cho thấy nhiều bất cập như tình trạng tuyển dụng không hiệu quả, tuyển người
chưa có kinh nghiệm, nhân viên chỉ làm việc trong thời gian ngắn,… gây tổn thất rất
nhiều về mặt chi phí và thời gian đào tạo, qua đó gián tiếp gây ảnh hưởng đến chất
lượng dịch vụ và kết quả hoạt động của siêu thị. Theo thống kê, 50% nguồn nhân lực
bán lẻ không được đào tạo bài bản gây khó khăn trong công tác quản lý, tốn kém chi
phí đào đạo, hạn chế trong giao tiếp, thuyết phục khách hàng, gây mất khách. Bên cạnh
đó, Bà Nguyễn Thị Phượng, Giám đốc điều hành khu vực miền Bắc của BigC Việt
Nam cho biết, trung bình hàng năm, lao động bán lẻ thay đổi công việc trong tập đoàn
khoảng trên 30%, trong đó khu vực Hà Nội có thể lên đến trên 80%...
Ban quản lý nhân sự không thực sự hoạt động hiệu quả. Đây là một trong những
rủi ro khó xử lý nhất, đặc biệt với những doanh nghiệp có mạng lưới phân phối rộng và
lượng nhân viên lớn (từ hàng trăm người trở lên) như Big C.
2.3.5.2. Phân tích rủi ro
Sử dụng người không đúng năng lực, sở trường: Đây là tình trạng tuyển người khi
mà người tuyển dụng không đánh giá được năng lực của nhân viên đó sẽ phù hợp với
vị trí làm việc nào. Điều này rất dễ gây ra sự thiếu tinh thần làm việc, dẫn đến tình

trạng làm việc qua loa, không có trách nhiệm của một số nhân viên.


20

Mâu thuẫn trong nội bộ tổ chức làm việc: Các nhân viên trong Big C khác nhau
về vị trí, mức đãi ngộ lương thưởng có thể nảy sinh sự so sánh, mâu thuẫn, gây ra tình
trạng không chủ động hợp tác, làm ảnh hưởng đến công việc là rủi ro khó tránh khỏi.
An toàn lao động: Làm việc tại siêu thị BigC với số lượng hàng hóa tương đối
lớn, những tình huống xấu có thể xảy ra như hàng hóa đổ vào người, nhân viên không
được chuẩn bị kiến thức thì tai nạn cũng là mối lo lớn gây thiệt hại cả về người và của.
Đội ngũ quản lý không hiệu quả: Nhà quản lý nếu không biết có bao nhiêu nhân
viên thực sự đang làm việc, chất lượng làm việc của nhân viên như thế nào, có nỗ lực
để khai thác cơ hội thị trường cho doanh nghiệp không thì có thể làm cho ngân sách
doanh nghiệp thâm hụt, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp.
2.3.6. Rủi ro từ cung cấp dịch vụ
2.3.6.1. Nhận dạng rủi ro
Đảm bảo chất lượng dịch vụ là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng tại một
hệ thống kinh doanh lớn như Big C hiện nay. Không chỉ dừng lại ở chất lượng sản
phẩm mà cách phục vụ, cách trưng bày sản phẩm,… cũng là những yếu tố không nhỏ
ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng. Chỉ một sơ suất nhỏ trong việc quản lý dịch
vụ cũng có thể ảnh hưởng đến thương hiệu và gây thâm hụt về doanh số của hệ thống
siêu thị Big C, đặc biệt trong bối cảnh có quá nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay.
2.3.6.2. Phân tích rủi ro
Trưng bày hàng hóa kém: Kinh nghiệm của các nhà quản lý cho thấy việc chú
trọng trưng bày hàng hóa trên bề mặt kệ có thể đóng góp đến 60% thành công của
ngành bán lẻ. Với một số lượng hàng hóa vô cùng lớn như tại siêu thị Big C hiện nay,
những trường hợp như hàng hóa vẫn chưa được trưng bày hợp lý hay do khách hàng
xem rồi trả đồ không đúng nơi quy định ảnh hưởng đến thẩm mĩ cũng như quá trình
bán hàng,… vẫn thường xuyên xảy ra.

Sự không chuyên nghiêp cũng như thiếu hiểu biết của nhân viên: Khi khách hàng
muốn tìm hiểu thông tin về sản phẩm nhưng nhân viên không đủ kiến thức, thông tin
để cung cấp cho khách hàng hoặc nhân viên không nắm bắt được các loại mặt hàng hóa


21

được trưng bày ở vị trí nào dẫn đến sự không hài lòng, không tin tưởng của khách
hàng.
Hàng hóa không đảm bảo chất lượng: Với một số lượng hàng hóa rất lớn, Big C
đang có những lỗ hổng trong việc kiểm soát chất lượng hàng hóa. Tiêu biểu là hằng
năm vẫn có những thống kê về việc Big C bày bán hàng hóa quá hạn sử dụng. Vào
4/2017, tại quầy rau, củ, quả của Big C Vĩnh Phúc, người tiêu dùng phản ánh một số
mặt hàng đã bị héo úa, dập nát: hành tây có củ đã thối, ổi thì rất nhiều quả bị dập nát,
lớp vỏ bên ngoài đã ngả màu vàng, lỗ chỗ những vết đen nhưng vẫn được bày trên kệ.
Tại Big C Thăng Long vào 9/2018, nhiều sản phẩm mỹ phẩm kém chất lượng, không
rõ nguồn gốc xuất xứ đã được đẩy vào hệ thống để tiêu thụ. Hay 1/2019, nhiều khách
hàng hết sức khó chịu và không còn tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của Big C khi
tại quầy rau trong siêu thị Big C Nam Định có rất nhiều bịch rau xà lách giòn của Đà
Lạt được bọc trong túi nilon đã bị héo úa, hư hỏng nặng nhưng vẫn được bày bán trên
kệ, không bị tiêu hủy. Không chỉ bán rau hư hỏng, siêu thị này còn lừa dối khách hàng,
bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, dán loại tem mác “tự chế” trong bọc hạt dẻ cười
với hình thức đóng gói thô sơ. Tháng 9 năm 2019, một sự việc vừa xảy ra ngay tại
TP.HCM khi bánh đã hết hạn gần 02 tháng vẫn được siêu thị Big C Miền Đông (138A
Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, TP.HCM) bày bán khiến nhiều người không khỏi
bức xúc.
Giá cả thanh toán chênh lệch so với giá bày bán trên kệ: ngày 24/06/2019, một
khách hàng đã phản ánh về “sự cố” nhầm giá của Big C, khi sản phẩm túi nước giặt
Ariel khi thanh toán có giá cao hơn so với giá mà Big C Thăng Long đã niêm yết ở kệ
hàng hóa. Thêm vào đó, quản lý tại siêu thị lúc đó đã từ chối lập biên bản báo cáo sai

sót theo yêu cầu của khách hàng.
Các dịch vụ ưu đãi còn chưa triệt để, ví dụ như vào 11/2016, với mức giá rẻ do
chương trình khuyến mãi, các quầy bán cà chua tại hệ thống các siêu thị Big C ở
TP.HCM luôn đông nghẹt khách xếp hàng chờ mua, buộc các đơn vị này phải treo bảng
yêu cầu mỗi khách hàng chỉ mua tối đa 2kg/ người/ ngày.


22

2.3.7. Rủi ro pháp lý
2.3.7.1. Nhận dạng rủi ro
Rủi ro pháp lý có thể phát sinh ở nhiều khía cạnh trong quá trình sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp, từ rủi ro do không thực hiện trách nhiệm xã hội (gây ô nhiễm
môi trường, vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã...), ký kết các hợp đồng
thiếu chặt chẽ, cho đến những rủi ro khi bị thanh tra lao động, bảo hiểm xã hội; xảy ra
khiếu nại về tiền lương; khởi kiện của người lao động đối với người sử dụng lao
động...
2.3.7.2. Phân tích rủi ro
Ngày 29/4/2016, Tập đoàn Casino của Pháp đã chốt giá bán lại Big C Việt Nam
cho hãng bán lẻ Thái Lan Central Group với giá gần 1 tỷ euro (tương đương 1,14 tỷ
USD). Đây là một trong những thương vụ giá trị và tốn nhiều công sức của các “tay
chơi” trên thị trường phân phối, bán lẻ nhất Việt Nam hiện nay, qua đó kéo theo không
ít rủi ro, thách thức, đặc biệt là rủi ro về pháp lý.
Rủi ro pháp lý do tranh chấp với cơ quan nhà nước (Trường hợp Big C: Rủi ro
pháp lý do nghĩa vụ thuế: Bị truy thu thuế:
Với giá trị thương vụ lên tới 1,14 tỷ USD, thuế chuyển nhượng được cơ quan
thuế tính toán, vào khoảng 3.600 tỷ đồng.
Theo quy định, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là ngày thứ 10 kể từ ngày các bên
thỏa thuận chuyển nhượng vốn. Tuy nhiên, đến nay Big C đã quá hạn gần 50 ngày và
chưa thực hiện nghĩa vụ về thuế.

Qua thanh tra, kiểm tra tại các công ty thuộc hệ thống siêu thị Big C, cơ quan
thuế phát hiện hàng loạt sai phạm về thuế như sai thuế suất thuế GTGT, khai thiếu thuế
GTGT, khấu hao không đúng quy định... Kết quả thanh tra, kiểm tra, BigC Việt Nam
đã bị truy thu và phạt 25,5 tỷ đồng.
Rủi ro pháp lý liên quan đến hợp đồng thương mại:


23

Sự kiện Big C tạm ngưng nhập hàng của 200 nhà cung cấp may mặc kể từ ngày
2/7/2019 đã cho thấy phần nào về những rủi ro pháp lý có thể xảy ra dựa trên hợp đồng
mua bán giữa các kênh phân phối và doanh nghiệp cung cấp hàng hóa.
Đây là một sự kiện khách quan, xảy ra bất ngờ, nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng
may mặc cung cấp cho hệ thống siêu thị Big C hoang mang, thậm chí bị sốc với quyết
định đột ngột này. Hàng chục DN may mặc trong nước giăng băng rôn biểu tình trước
trụ sở văn phòng đại diện Central Group tại TP.HCM
Không chặt chẽ về pháp lý với đối tác kinh doanh:
Sự việc này ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, bởi họ đã có kế hoạch
sản xuất từ lâu, thậm chí sẽ gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp vì hầu hết các nhà
cung cấp đều còn hàng tồn đọng vải vóc, nguyên phụ liệu rất nhiều, hàng chưa giao
theo đơn đặt hàng trước đó hay cả các đơn hàng đang trong quá trình sản xuất.
Vấn đề đặt ra là: liệu với việc Central Group Việt Nam đột ngột ra thông báo tạm
ngưng thực hiện hợp đồng như trên thì có khả năng vi phạm các nguyên tắc của pháp
luật thương mại hoặc các quy định pháp luật về cạnh tranh hay không?
Theo văn bản thông báo đề ngày 02/07/2019 của Central Group Việt Nam thì việc
hợp tác giữa 02 bên (thực chất là quan hệ mua bán) được thực hiện trên cơ sở Hợp
Đồng Hợp Tác Thương Mại ký kết giữa Central Group Việt Nam và Các nhà cung cấp.
Đây rõ ràng là quan hệ về kinh doanh thương mại nên chịu sự điều chỉnh của Luật
Thương mại năm 2005 của Việt Nam.
Về hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng, khoản 2 Điều 309

Luật Thương mại năm 2005 có quy định: “Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại theo quy định của Luật này”. Chiếu theo điều luật này, Các nhà cung cấp có
thể khởi kiện yêu cầu Central Group Việt Nam phải bồi thường thiệt hại (với điều kiện
là phải chứng minh được các thiệt hại của mình).
Về khía cạnh cạnh tranh, có thể thấy rằng việc hệ thống siêu thị Big C tạm ngưng
đặt hàng đối với hàng loạt nhà cung cấp là các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam có
thể là bước mở đầu để loại dần hàng Việt Nam ra khỏi hệ thống siêu thị Big C, mở


24

đường cho việc đưa hàng hóa của các nước khác (mà chủ yếu là hàng Thái Lan) xâm
nhập và thống lĩnh tại hệ thống siêu thị này. Hành động này có dấu hiệu của “hành vi
cạnh tranh không lành mạnh”, bởi lẽ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh
năm 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2019) thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh là
hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương
mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại
đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Trong trường hợp này, ngoài việc khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại như
phân tích ở trên, Hiệp hội Dệt may Việt Nam có thể thực hiện việc khiếu nại đến Ủy
ban Cạnh tranh Quốc gia để yêu cầu giải quyết vụ việc.
Đánh giá: Sự việc này là bài học lớn về hợp đồng thương mại cho doanh nghiệp
Việt Nam. Các quyền của nhà cung cấp đối với nhà bán lẻ được quy định chủ yếu trong
hợp đồng. Doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng hợp đồng chặt chẽ để bảo vệ mình,
tránh được những rủi ro đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh và niềm tin ở người
tiêu dùng Việt.
Rủi ro về thương hiệu:
Đây là rủi ro mang tính dây chuyền do hệ lụy của rủi ro pháp lý, tín dụng tác
động trước đó. Uy tín của chủ đầu tư có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi rủi ro pháp
lý ập đến và hàng loạt cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ, doanh số sụt giảm. Nếu tình trạng

này không được sớm cải thiện, hậu quả nặng nề nhất là doanh nghiệp bị thua lỗ, thậm
chí có thể bị phá phá sản.
Quản trị rủi ro:
Doanh nghiệp cần phải nhận diện và đánh giá đầy đủ từng rủi ro pháp lý để kiểm
soát và hướng đến triệt tiêu các nguyên nhân có thể khiến rủi ro trở thành sự cố, dẫn
đến tình trạng doanh nghiệp có thể bị mất mát tài sản, mất quyền pháp lý, phá sản và
thậm chí chủ doanh nghiệp có thể đối mặt với các chế tài hình sự.
Cần xây dựng môi trường pháp lý để cạnh tranh lành mạnh, điều chỉnh chặt chẽ
hơn về chính sách để doanh nghiệp Việt Nam không bị thua trên sân nhà.


25

Nhà cung cấp phải lựa chọn kênh phân phối phù hợp trước sự cạnh tranh khốc liệt
đồng thời, cần lường được rủi ro để đưa vào hợp đồng. Cần phân tích những điểm lợi
thế và bất lợi trong hợp đồng (nếu còn thời hạn). Trường hợp kí mới, cần thỏa thuận
chiết khấu hợp lý lâu dài, đưa các điều khoản rủi ro và cách giải quyết cụ thể để bảo vệ
DN của mình.
2.4. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh của Big C giai
đoạn 2015 – 2019
2.4.1. Ưu điểm
Big C đã xây dựng một quy trình chuẩn hóa cho quản trị rủi ro. Sự nhìn nhận,
đánh giá và các hành động ứng phó với rủi ro được thống nhất trong toàn bộ doanh
nghiệp. Trong quản trị rủi ro của Big C thì điểm mấu chốt đó là sự nhận thức của chính
lãnh đạo cao nhất trong công ty và sự chuyển tải các nhận thức đó đến toàn bộ cấp
quản lý bên dưới.
Big C đã quản lý tương đối tốt rủi ro về hàng hóa bằng cách quản lý chặt chẽ chất
lượng đầu vào, thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng, đồng thời cung cấp các dịch vụ ưu
đãi, giá rẻ cho người tiêu dùng
Big C làm tốt vai trò xử lý rủi ro về khách hàng, đón nhận những phản hồi tiêu

cực từ phía khách hàng, đưa ra những phương án đối phó để giảm thiểu những tổn thất
không đáng có. Bên cạnh đó, Big C còn chủ động xin lỗi, đền bù cho khách hàng, sử
dụng truyền thông để trấn an dư luận, qua đó tránh tối đa rủi ro ảnh hưởng đến thương
hiệu của doanh nghiệp.
Đề xuất phương án giải quyết cụ thể rủi ro chiến lược trong mối quan hệ với các
nhà cung cấp, tránh những tranh chấp pháp lý xảy ra, thường liên quan đến hợp đồng
thương mại.
Minh bạch về pháp lý với người lao động như ký kết hợp đồng, cải thiện chính
sách nhân sự, chế độ đãi ngộ, đa dạng hóa nguồn nhân lực,…


×