Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tiểu luận quản trị tác nghiệp phân tích chuỗi cung ứng công ty cp vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.32 KB, 19 trang )

CHƯƠNG 1.

Cơ sở lý thuyết

1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
"Chuỗi cung ứng" (Supply Chain (Chuỗi cung ứng) hay thường nhầm lẫn là
Logistics) là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn
lực liên quan tới việc chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp (chuỗi cung ứng)
đến khách hàng. Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến chuyển đổi các tài nguyên
thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao
cho khách hàng cuối cùng. Trong các hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm
được sử dụng có thể tái nhập vào chuỗi cung ứng tại bất kỳ điểm nào giá trị còn lại có
thể tái chế được. Chuỗi cung ứng liên kết các chuỗi giá trị. Còn được gọi là hoạt động
vận chuyển từ B to C, từ Bussiness đến Customer.
Một chuỗi cung ứng hợp nhất hiện nay có thể mô tả theo như hình vẽ dưới đây:

1.2 Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng
“Bạn có biết một bộ quần áo phải trải qua những gì để đến tay bạn không?. Đó là
một hành trình dài kết hợp từ rất nhiều khâu khác nhau như: Các nhà cung cấp nguyên
vật liệu (vải, chỉ, phụ liệu…), các nhà máy, xưởng gia công vải theo mẫu mã, các hệ
thống phương tiện vận chuyển từ công xưởng đến công ty chính, các đại lý, cửa hàng
bán sỉ, bán lẻ và cuối cùng mới tới tay chúng ta.

Trang 5


Ví dụ trên đã cho thấy, chuỗi cung ứng tham gia vào gần như tất cả mọi hoạt động
sống diễn ra hàng ngày trên thế giới này. Vấn đề ở đây là bạn quản lý chuỗi cung ứng này
như thế nào để mang lại hiệu quả và doanh thu cao nhất cho công ty của mình?

Phát triển chuỗi cung ứng được đánh giá có thể mang lại nhiều lợi ích cho


ngành công nghiệp Việt Nam, nhưng đến nay số lượng công ty Việt Nam trong ngành
hỗ trợ, có đủ năng lực để tham gia chuỗi cung ứng còn quá ít. Việt Nam vẫn chưa hội
nhập vào chuỗi cung ứng của khu vực. Do đó, khi Việt Nam trở thành nước có thu
nhập trung bình, việc tham gia vào chuỗi cung ứng chính là điều Việt Nam cần chú ý
hơn nếu vẫn muốn duy trì năng lực cạnh tranh của mình.
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam khi đề cập đến chuỗi cung ứng đều có chung
câu hỏi “Quản trị chuỗi cung ứng thực chất là gì? Liệu công việc ấy đã được thực hiện
trong doanh nghiệp chúng tôi hay chưa? Nếu chưa chúng tôi phải làm gì đầu tiên?”

Quả đúng như vậy, trong bối cảnh mà quản trị chuỗi cung ứng và logistics đang
trở thành một xu hướng quan trọng, có ý nghĩa về mặt chiến lược với doanh nghiệp thì
việc hiểu đúng và đi đúng sẽ là bước quan trọng đầu tiên.
Về bản chất, quản trị chuỗi cung ứng là việc quy về một mối và thống nhất quản lý
và cộng tác giữa các bộ phận. Trước đây, để bán một sản phẩm phải trải qua rất nhiều
phòng ban, từ mua hàng, đến bộ phận sản xuất, đến logistics và dịch vụ khách hàng...

Công việc ấy vẫn đang diễn ra ở tất cả các công ty, tuy nhiên người ta nhận ra rằng
việc không phối hợp giữa phòng ban sẽ làm chuỗi cung ứng trở lên phức tạp. Điều đặc
biệt, công việc tối ưu khi đó sẽ trở thành tối ưu cục bộ, dẫn đến lãng phí trong tổng thể
doanh nghiệp. Nó chẳng khác gì làm cầu mà không có đường thông xe, chẳng khác gì
mua nguyên vật liệu giá rẻ chất đống ở đấy để rồi sản xuất thì cầm chừng.
Quan trọng hơn, bấy lâu nay, logistics và chuỗi cung ứng là những vùng đất mà
rất ít doanh nghiệp Việt Nam đụng đến. Hoặc có “đụng” thì chỉ là những lướt nhẹ hơn
là một cuộc đào xới, và tìm kiếm thực sự. Điều này cũng dễ giải thích bởi hai nguyên
nhân chính mà nhiều chuyên gia cho rằng đó là “chuyện thường ngày ở huyện”. Thứ
nhất, các nhà điều hành (CEO, tổng giám đốc, ..) nghĩ rằng cần tập trung hơn cho
marketing, cho bán hàng, cho khai phá thị trường. Đặc biệt là trong bối cảnh doanh
nghiệp đang yếu toàn diện từ marketing, đến bán hàng, đến phát triển thị trường, kênh
phân phối... Chưa nói đến dòng xoáy cạnh tranh không ngừng nghỉ với đối thủ, những
kẻ quấy rối quan trọng nhất. Và doanh nghiệp vô tình quên mất một vũ khí cạnh tranh


Trang 6


thầm lặng - chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng thực sự có thể giúp nhiều hơn ta tưởng
trong cuộc chiến cạnh tranh đó. Nguyên nhân thứ hai là thiếu thông tin, thiếu sự minh
bạch trong toàn chuỗi cung ứng. Khi hỏi một nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp về
mức độ hiệu quả của chuỗi cung ứng mà họ đang vận hành, thường thì câu trả lời là
“Tốt, tôi chẳng thấy có vấn đề gì cả”. Nhưng khi hỏi thêm “Tốt ở mức độ nào? Cơ sở
nào anh cho là tốt?” thì câu trả lời sẽ rất chung chung. Đấy cũng là căn bệnh chung của
nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

CHƯƠNG 2.

Chuỗi cung ứng công ty cổ phần sữa Vinamilk

2.1 Giới thiệu Công ty Cổ phần sữa Vinamilk
2.1.1 Giới thiệu chung
Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam thuộc Tổng Công ty Thực phẩm
được thành lập năm 1976, với 6 đơn vị trực thuộc là:
 Nhà máy Sữa Thống Nhất
 Nhà máy Sữa Trường Thọ
 Nhà máy Sữa Dielac
 Nhà máy Café Biên Hòa
 Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico
Tháng 11 năm 2003 đánh dấu mốc quan trọng, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
được thành lập trên quyết định số 155/2003QD-BCN của Bộ Công nghiệp về chuyển
doanh nghiệp Nhà nước Công ty sữa Việt Nam thành Công ty cổ phần Sữa Việt Nam.
Tên giao dịch VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY.
Cổ phiếu của công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ

Tên đầy đủ

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Tên viết tắt

VINAMILK

Logo

Trụ sở
Trang 7

36 – 38 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh


Văn phòng giao dịch

184 – 186 – 188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp
Hồ Chí Minh

Điện thoại

(08) 9300 358, Fax: (08) 9305 206

Website

www.vinamilk.com.vn

Email




Vốn điều lệ

1.590.000.000 VND

2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản xuất sũa hàng đầu tại Việt
Nam. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân
phối rộng nhất tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để đưa sản phẩm của họ đến tay
người tiêu dùng. Đa phần các sản phẩm được sản xuất tại chính nhà máy với tổng công
suất khoảng 570,406 tấn sữa/năm. Cụ thể, họ đã xây dựng được cơ cấu tổ chức theo hệ
thống như sau:

Trang 8


CÔNG TY CỔ PHẦN
SỮA VINAMILK

Văn phòng công ty

Chi nhánh Hà Nội

Nhà
máy
Sữa
Thố
ng


Nhấ

Nhà
máy
Sữa
Trườ
ng
Thọ

Nhà
máy
Sữa
Sài
Gòn

Chi nhánh Đà Nẵng

Nhà
máy
Sữa
Diel
ac

Nhà
máy
Sữa

Nội


Nhà
máy
Sữa
Cần
Thơ

Chi nhánh Cần Thơ

Nhà
máy
Sữa
Ngh
ệ An

Nhà
máy
Sữa
Bình
Định


nghiệ
p kho
vận

Hình 1: Cơ cấu tổ chức của Vinamilk
2.1.3 Các sản phẩm từ sữa của Vinamilk
Hiện nay Vinamilk có 10 nhóm sản phẩm với hơn 250 chủng loại sản phẩm
khác nhau, cụ thể:
 Sữa nước: sữa tươi 100% , sữa sữa tiệt trùng bổ sung vi chất, sữa tiệt trùng, sữa

organic, thức uống cacao lúa mạch với các nhãn hiệu ADM GOLD, Flex, Super
SuSu.
 Sữa chua: sữa chua ăn, sữa chua uống với các nhãn hiệu SuSu, Probi, ProBeauty.
 Sữa đậu nành: sữa đậu nành GoldSoy.
 Sữa bột Vinamilk dành cho bà mẹ mang thai và trẻ em: sữa bột trẻ em Dielac,
Alpha, Pedia, Grow Plus, Optimum Gold, Mama Gold.
 Bột ăn dặm: bột dinh dưỡng Ridielac.
 Sản phẩm dinh dưỡng dành cho người lớn: sữa bột người lớn như Diecerna đặc
trị tiểu đường, SurePrevent, CanxiPro.
 Sữa đặc: Ngôi Sao Phương Nam (Southern Star) và Ông Thọ.
 Nước giải khát: nước giải khát: nước trái cây Vfresh.

Trang 9


 Kem ăn: kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc Kem, Nhóc Kem

Ozé.
 Phô mai: phô mai Bò Đeo Nơ.

2.1.4 Những thành tựu đạt được
Trong số nhiều thương hiệu Việt gặp khó khăn, thậm chí biến mất thì Vinamilk
vẫn trụ vững và ngày càng tạo ra những dấu ấn đầy ấn tượng. Năm 1976, Vinamilk
tiếp quản 3 nhà máy: Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac.
Và sau 40 năm, Vinamilk đã trở thành một thương hiệu vững mạnh. Theo thống kê,
năm 2015, doanh thu Vinamilk đạt 40.223 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 4.000
tỷ đồng.
Những thành công mà Vinamilk đạt được đã được thể hiện qua những con số ấn
tượng:
 Là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam với hơn

9 tỷ USD (theo số liệu ngày 11/8/2016).
 Tổng đàn bò hiện nay (bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân
có ký kết): 120.000 con, cung cấp khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi
ngày. Dự kiến số bò của Vinamilk sẽ có khoảng 160.000 con vào năm 2017 và
200.000 con vào năm 2020 với sản lượng sữa tươi nguyên liệu đến năm 2020 sẽ
tăng lên hơn gấp đôi.
 Theo dữ liệu mới nhất được báo cáo bởi Nielsen (thông qua Dịch vụ đo lường
Bán lẻ cho Ngành hàng Sữa nước từ tháng 01/2015 đến tháng 07/2017 cho phân
khúc Sữa tươi trong ngành hàng Sữa nước trên thị trường Việt Nam), sản phẩm
sữa tươi Vinamilk 100% của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM) đứng đầu
về cả sản lượng lẫn doanh số bán ra trong phân khúc nhóm các nhãn hiệu sữa
tươi.
 Vinamilk xếp thứ 49 toàn cầu về doanh thu các sản phẩm sữa trong năm 2015
(ước tính theo số liệu từ Euromonitor).
2.2 Mô hình chuỗi cung ứng của Vinamilk
2.2.1 Khâu cung ứng đầu vào
- Khâu cung ứng đầu vào của công ty sữa Vinamilk gồm: nguồn nguyên liệu
nhập khẩu và nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân nuôi bò, nông trại
nuôi bò trong nước.

Trang 10


-

Năm 2014, Vinamilk phải nhập khẩu khoảng 65% nguyên liệu bột sữa để sản
xuất sữa, nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được 35%.
Cuộc "cách mạng trắng” bắt đầu từ năm 1991 đã góp phần hình thành và phát
triển ngành chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam. Qua đó giúp Vinamilk chủ động
được 50% nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất (năm 2015).

Sản lượng nguyên liệu sữa dự kiến do Vinamilk tự sản xuất đến năm 2020 sẽ
tăng lên gấp đôi, 1.000 - 1.200 tấn/ngày đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu
sữa phục vụ nhu cầu trong nước và cả xuất khẩu.

-

-



Nguồn nguyên liệu nhập khẩu:

o

Vinamilk tiếp tục duy trì chiến lược ưu tiên lựa chọn những nguồn cung cấp

nguyên liệu từ những khu vực có nền nông nghiệp tiên tiến, có tiêu chuẩn và yêu cầu
về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm cao.
o

Nguyên liệu sữa nhập khẩu có thể được nhập thông qua trung gian hoặc tiến

hành nhập khẩu trực tiếp rồi được chuyển đến nhà máy sản xuất. Các nguồn cung cấp
nguyên liệu chính hiện nay của Vinamilk là Mỹ, New Zealand, và Châu Âu.
Danh sách các nhà cung cấp nguyên liệu sữa nhập khẩu của Vinamilk:
Tên nhà cung cấp

Sản phẩm cung cấp

Fonterra (SEA) Pte Ltd


Sữa bột nguyên liệu

Hoogwegt International BV

Sữa bột nguyên liệu

Perstima Binh Duong

Vỏ hộp bằng thép

Tetra Pak Indochina

Bao bì bằng giấy

 Nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò
trong nước:

Hình 2. Quy trình thu mua sữa của công ty Vinamilk

o

Sữa tươi nguyên liệu: Các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò có vai trò

cung cấp nguyên liệu sữa đầu vào cho sản xuất thông qua trạm thu gom sữa. Sữa được
thu mua từ các nông trại phải luôn đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng được ký kết
giữa công ty Vinamilk và các nông trại sữa nội địa.

Trang 11



o

Sữa tươi nguyên liệu phải trải qua quá trình kiểm tra gắt gao thông qua các chỉ

tiêu sau:



Cảm quan: thơm ngon tự nhiên, đặc trưng của sữa tươi, không có bất kỳ
mùi vị nào.
Đảm bảo chất khô chất béo lớn hơn



Độ tươi



Độ acid



Chỉ tiêu vi sinh



Hàm lượng kim loại nặng




Thuốc trừ sâu, thuốc thú y



Nguồn gốc (không sử dụng sữa của bò bệnh).

o Riêng để sản xuất sữa tươi tiệt trùng, sữa tuơi phải đảm bảo nghiêm ngặt về độ
0
tươi, không bị tủa bởi cồn 75 .
Tính đến thời điểm này, với hệ thống 9 trang trại đạt chuẩn Global G.A.P trải dài từ
Bắc chí Nam, Vinamilk đã được tổ chức Bureau Veritas – đại diện của tổ chức Global
G.A.P tại Việt Nam chứng nhận là công ty sở hữu “Hệ thống trang trại chuẩn Global
G.A.P lớn nhất Châu Á”. Đây là chứng nhận đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cho hệ
thống trang trại bò sữa trong việc thực hành nông nghiệp tốt, đảm bảo chất lượng sữa tươi
3 không (không sử dụng hóoc-mon tăng trưởng, không dư lượng thuốc trừ sâu và kháng
sinh, không chất bảo quản), tự nhiên thuần khiết cho người tiêu dùng.

Các trung tâm thu mua sữa tươi có vai trò thu mua nguyên liệu sữa tươi từ các hộ
nông dân, nông trại nuôi bò và thực hiện cân đo khối lượng sữa, kiểm tra chất lượng
sữa, bảo quản và vận chuyển đến nhà máy sản xuất. Trung tâm sẽ cung cấp thông tin
cho hộ nông dân về chất lượng, giá cả và nhu cầu khối lượng nguyên vật liệu. Đồng
thời, trung tâm thu mua sẽ thanh toán tiền cho các hộ nông dân nuôi bò.
Mỗi ngày, Vinamilk thu mua hơn 750 tấn sữa tươi nguyên liệu trực tiếp từ 8.000
nông hộ, chiếm 60% lượng sữa của các hộ chăn nuôi, và từ các trang trại bò sữa. Để
tạo một mô hình khép kín từ đầu vào, cung cấp thức ăn thô xanh cho các trang trại,
Vinamilk đã có chiến lược sử dụng nguồn quỹ đất hợp lý.
Chuỗi cung ứng đầu vào có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nên một
sản phẩm chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng chính vì vậy xây dựng
mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp chiến lược nsw trong và

ngoài nước là mục tiêu chính của Vinamilk nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu
thô không ngừng ổn định về chất lượng cao cấp mà còn ở giá cả rất cạnh tranh.

Trang 12


2.2.2 Khâu sản xuất
- Vinamilk sử dụng công nghệ sản xuât và đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà máy.
Công ty đã tiến hành nhập khẩu công nghệ từ các nước Châu Âu như: Đức, Ý và
Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất và cũng là công ty duy nhất tại Việt
Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan
Mạch, hãng dẫn đầu thê giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất. Ngoài ra,
Vinamilk còn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak
cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị cộng thêm khác.

Sữa nguyên
liệu

Chuẩn hóa

Bài khí
Puree quả
Chất ổn định

Phối trộn
Hương liệu

Đồng hóa
Thanh trùng
Rót sản phẩm

Bảo quản nhiệt độ
phòng
Hình 3. Quy trình sản xuất sữa vinamilk
-

Tại các nhà máy chế biến, sữa bò sau khi được vắt sẽ chảy thẳng vào hệ thống
o
o
làm lạnh nhanh chóng từ 37 C xuống còn 4 C qua dây chuyền vắt sữa tự động
của hãng Delaval. Từ đây, sữa nguyên liệu này sẽ nhanh chòng chuyển đến nhà
máy.

Trang 13


o

-

Nếu như, sữa tươi tiệt trùng được xử lí ở nhiệt độ cao (từ 140 – 143 C) trong
thời gian 3 – 4 giây, nên dễ bảo quản, có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường
với thời hạn sử dụng khá dài (từ 6 tháng đến 1 năm).

-

Còn sữa tươi thanh trùng được xử lí phức tạp hơn nhưng ở nhiệt độ thấp hơn 75 C,

o

o


-

-

trong khoảng 30 giây, sau đó nhanh chóng làm lạnh ở 4 C. Nhờ thế sữa tươi 100%
thanh trùng Vinamilk sẽ giữ được hầu hết các vitamin, khoáng chất và trọn vẹn
dưỡng chất từ sữa bò tươi nguyên chất. Đặc biệt, trước khi vào công đoạn thanh
trùng, sữa nguyên liệu sẽ được đi qua hệ thống ly tâm tách chuẩn cho phép loại bỏ
hầu hết các vi khuẩn có hại trước khi xử lý thanh trùng. Đây là điểm đặc biệt nhất
trong công nghệ sản xuất Sữa tươi thanh trùng Vinamilk 100%.
Bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, Vinamilk còn sở hữu các nhà máy sản xuất sữa
tại Mỹ (100% cổ phần nhà máy Driftwood), tại Campuchia (100% cổ phần nhà
máy Angkormilk), New Zealand (22,8% cổ phần) và 1 công ty con tại Ba Lan.
Bên cạnh đó, Vinamilk còn đầu tư phát triển trang trại hữu cơ tại Lào và tiếp tục
tìm các cơ hội hợp tác ở các nước trong khu vực.
Thêm vào đó, tất cả các phòng thí nghiệm tại các nhà máy của Vinamilk đều đạt
chứng nhận ISO 17025 cho lĩnh vực hóa học và sinh học. Toàn bộ nhà máy đang
hoạt động trong khối sản xuất của Vinamilk đều có hệ thống quản lý môi trường
được chứng nhận đạt chuẩn ISO 14001:2004.

2.2.3 Khâu phân phối đầu ra của Vinamilk


Tại thị trường Việt Nam:

-

Vinamilk là một trong các công ty được đánh giá có mạng lưới phân phối
mạnh và rộng khắp trên cả nước, giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận đến

các sản phẩm một cách thuận tiện, nhanh chóng và trong điều kiện tốt nhất.

-

Các sản phẩm của Vinamilk đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống các
đối tác phân phối và các kênh phân phối trực tiếp từ Vinamilk:

-

Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Vinamilk bao gồm sữa bột trẻ em, sữa
đặc có đường và sữa chua. Ngoài những thị trường đã đầu tư như
Campuchia, Ba Lan, Nga, Mỹ,… Vinamilk sẽ tiếp tục khai thác các thị
trường tiềm năng khác trong khu vực Trung Đông và Đông Nam Á, đồng
thời tăng cường xuất khẩu sang khu vực Châu Phi. Tính tới nay, Vinamilk đã
xuất khẩu sản phẩm sang 43 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị
trường đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm nhập khẩu rất cao như Nhật
Bản, Mỹ, Canada, Úc, New Zealand. Các chuỗi hệ thống siêu thị trên toàn
quốc (Kênh Modern Trade- MT): Vinamilk hiện đang bán hàng trực tiếp đến
hơn 600 siêu thị trên toàn quốc.

Trang 14


-

Hệ thống Cửa hàng Giới thiệu và bán sản phẩm Vinamilk: hiện Vinamilk đã
thiết lập hệ thống Cửa hàng Giới thiệu và bán sản phẩm với 100 cửa hàng
trên toàn quốc.

-


Phân phối trực tiếp đến các khách hàng là các xí nghiệp, trường học, khu vui
chơi giải trí (Kênh KA).

Hình 4. Kênh phân phối của Vinamilk
 Tại thị trường nước ngoài:
Các sản phẩm của Vinamilk được xuất khẩu tới 31 nước trên Thế giới và vùng lãnh
thổ như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,Thổ Nhĩ Kỳ, Nga,
Canada, Mỹ, Úc,... Các mặt hàng xuất khẩu gồm: sữa bột trẻ em, bột dinh dưỡng, sữa
đặc, sữa nước, nước giải khát, sữa đậu nành, sữa chua. Chiến lược xuất khẩu của
Vinamilk trong 3 năm tới tập trung vào thị trường Trung Đông, Châu Phi, Cuba, Mỹ,...
 Quản lý kênh phân phối:
Để quản lý hiệu quả các kênh phân phối trên thị trường, Vinamilk đã và đang sử
dụng các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại tiêu biểu nhất đó là: chương trình
quản lý thông tin tích hợp Oracle E Business Suite 11i; hệ thống hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp - Enterprisec Resource Planning (ERP) và ứng dụng giải pháp quản trị
mối quan hệ với khách hàng (customer relationship management - CRM).
-

Hệ thống Oracle E Business Suitr 11i: được chính thức đưa vào hoạt động từ

tháng 1/2007. Hệ thống này kết nối đến 15 địa điểm gồm các trụ sở, nhà máy, kho
hàng trên toàn quốc. Hạ tầng CNTT đã được đồng bộ hóa, chuẩn hóa và củng cố.
-

Ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng (Customer Relationship

Management –CRM): qua việc tối ưu hóa các chu trình và cung cấp cho nhân viên bán

Trang 15



hàng mọi thông tin đầy đủ liên quan đến khách hàng và khách hàng có thể trao đổi thông

tin với công ty theo bất cứ cách nào mà khách hàng thích, vào bất cứ thời điểm nào,
thông qua bất cứ kênh liên lạc nào, bằng bất cứ ngôn ngữ nào,… Đây là một giải pháp
tiếp cận rất hiệu quả đối với chính những khách hàng của Vinamilk, giúp công ty có thể
thu thập được đầy đủ thông tin và nhu cầu của khách hàng từ đó có thể đưa ra các chính

sách xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối cho phù hợp.
-

Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp – Enterprise Resource Planning

(ERP): là công cụ hỗ trợ nhân viên trong công việc, cho phép mạng phân phối Vinamilk
trên cả nước có thể kết nối thông tin với trung tâm trong cả hai tình huống online hoặc
offline. Thông tin tập trung sẽ giúp Vinamilk đưa ra các xử lý kip thời cũng như hỗ chính
xác việc lập kế hoạch. Việc thu thập và quản lý các thông tin bán hàng của đại lý là để có
thể đáp ứng kịp thời, đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng ở cấp độ cao hơn. Quá trình này
đã hỗ trợ các nhân viên nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và khả năng nắm bắt thông
tin thị trường tốt nhất nhờ sử dụng các thông tin được chia sẻ trên toàn hệ thống. Vinamilk
cũng quản lý xuyên suốt các chính sách giá, khuyến mãi trong hệ thống phân phối. Trong
khi đó, đối tượng quan trọng của doanh nghiệp là khách hàng đầu cuối cũng được hưởng
lợi nhờ chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện.

2.2.4 Bộ phận Logistics
Tháng 10/2014, Trung tâm Dịch vụ Logistics Tân Cảng (Saigon Newport Logistics,
gọi tắt là “SNPL”), chính thức trở thành nhà cung cấp giải pháp logistics cho Vinamilk
trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay, logistics của công ty chiếm khoảng 15% trong giá
thành. Tuy nhiên, con số này vẫn còn cao, công ty cần phải nổ lực hơn nữa trong việc

cải thiện chuỗi cung ứng của mình.
2.2.5 Nghiên cứu thị trường
Công ty có một đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về phân tích và xác
định thị hiếu và xu hướng tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ các nhân viên bán hàng trực tiếp,
những người hiểu rõ thị hiếu người tiêu dùng thông qua việc tiếp cận thường xuyên
với khách hàng tại nhiều điểm bán hàng.
Ngoài ra, Vinamilk còn có khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm trên quan
điểm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng dòng sản phẩm cho người tiêu dùng.
Công ty có đội ngũ nghiên cứu và phát triển gồm 10 kỹ sư và một nhân viên kỹ thuật.
các nhân sự làm công tác nghiên cứu phối hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp thị, bộ phận
này liên tục cộng tác với các tổ chức nghiên cứu thị trường để xác định xu hướng và
thị hiếu tiêu dùng.

Trang 16


2.3 Các thành viên và vai trò trong chuỗi cung ứng
2.3.1 Đơn vị cung cấp nguyên, vật liệu
2.3.1.1 Sữa tươi
Nguồn sữa tươi nguyên liệu cung cấp cho Vinamilk bao gồm hai dòng: từ các
trang trại bò sữa của VNM và từ cư dân địa phương. Hiện nay lượng sữa tươi của các
trang trại không đủ cung cấp cho các nhà máy của Vinamilk hoạt động, công ty vẫn
phải tiến hành thu mua sữa của các hộ nông dân bên ngoài để đáp ứng nhu cầu sản
xuất. Các trang trại của Vinamilk có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn sữa
tươi nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Tại đây, sau khi sữa được vắt và kiểm tra
chất lượng sẽ được đưa vào phòng để giữ lạnh để sau đó chuyển đến các nhà máy chế
biến. Một số trang trại cung cấp sữa nguyên liệu lớn của Vinamilk: Trang trại Bò sữa
Nghệ An, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Thanh Hóa.
2.3.1.2 Sữa bột nguyên liệu
Xây dựng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp

chiến lược lớn trong và ngoài nước là mục tiêu chính của Vinamilk nhằm đảm bảo
ngồn cung cấp nguyên liệu thô không những ổn định về chất lượng cao cấp mà còn ở
giá cả rất cạnh tranh.
Fonterra được biết đến với các sản phẩm sữa nhãn hiệu Anchor, Nestly,
Anlene...Fonterra là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực về sữa
và xuất khẩu các sản phẩm các sản phẩm sữa, tập đoàn này chiếm khoảng 40% lượng giao
dịch các sản phẩm sữa trên toàn cầu và đóng góp 7% cho GDP của New Zealand hàng
năm. Đây chính là nhà cung cấp chính bột sữa chất lượng cao cho nhiều công ty nổi tiếng
thế giới cũng như công ty Vinamilk. Ngoài ra còn có Hoogwegt International với sứ mệnh
là nhà cung cấp sản phẩm cho thị trường Châu Âu và thế giới.

2.3.2 Cung cấp bao bì
Công ty TNHH Perstima Vietnam được đặt tại Khu công nghiệp Việt NamSingapore thuộc tỉnh Bình Dương; hệ thống đóng gói bao bì Tetra Park. Các đơn vị
cung ứng đường, Chocolate, hương liệu, phụ gia khác... Đây là các đơn vị, tổ chức,
doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước như công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn,
công ty mía đường Quảng Ngãi... có vai trò quan trọng trong việc cung ứng các
nguyên liệu cần thiết cho các nhà máy của Vinamilk để các nhà máy này sản xuất các
sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.
2.3.3 Nhà máy sản xuất
Vinamilk sử dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiệ đại tại tất cả các nhà máy.
Công ty đã tiến hành nhập khẩu công nghệ từ các nước Châu Âu như Đức, Ý và Thụy
Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Vinamilk có các nhà máy sản xuất như sau:
Nhà máy sữa Trường Thọ, Dielac, Thống Nhất, Hà Nội, Bình Định, Sài Gòn,...

Trang 17


Trung tâm phân phối( trụ sở, chi nhánh, phòng trưng bày, giới thiệ sản phẩm, đại lý
bán buôn)
Hệ thống phân phối của công ty luôn được củng cố và duy trì. Thị trường nội

địa vẫn là thị trường chính đóng góp khoảng 90% tổng doanh thu. Thị trường xuất
khẩu đóng góp 10% doanh số và chủ yếu xuất đi các thị trường truyền thống như các
nước thuộc khu vực Trung Đông, Campuchia, Lào, Philippines.
Hiện nay Vinamilk có 4 phòng giới thiệu sản phẩm, 220 nhà phân phối độc lập,
hơn 1400 đại lý cấp 1. Đay là nơi thực hiện cung cấp, phân phối các sản phẩm của
Vinamilk cho các cửa hàng bán lẻ trong và ngoài nước, là cầu nối quan trọng giữa các
nhà máy sản xuất với các nhà bán lẻ và người tiêu dùng, đồng thời cũng là nơi thực
hiện các chương trình xúc tiền, giới thiệu sản phẩm với khách hàng...
2.3.4 Trụ sở chính
Số 10, Đường Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
2.3.5 Chi nhánh
 Tại Hà Nội: tòa nhà Handi Resco – Tháp B- Tâng 11, 521 Kim Mã, Quận Ba
Đình, Hà Nội
 Tại Đà Nẵng: Lô 42, Triệu Nữ Vương, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
 Tại Cần Th86D Hùng Vương, Phường Thới Bình, Quận Ninh Kiều, TP. Cần
Thơ

2.3.6 Khách hàng
Sản phẩm Vinamilk chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam( chiếm
khoảng 80% doanh thu trong vòng 3 năm tài chính vừa qua), ngoài ra cũng được xuất
khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Cambodia, Iraq, Philippines, UAE, Mỹ...
2.3.7 Vận tải
Hiện nay Vinamilk có hai đợn vị vận chuyển chủ yếu cho riêng công ty là:
 Xí nghiệp kho vận Hồ Chí Minh
 Xí nghiệp kho vận Hà Nội

2.3.8 Các đơn vị cung ứng khác
Đó là các nhà cung ứng về dịch vụ tài chính, dịch vụ logistics, nghiên cứu thị
trường, nghiên cứu sản phẩm... Các sản phẩm này tuy không trực tiếp tam gia vào quá
trình cung ứng các sản phẩm của Vinamilk đến tay người tiêu dùng nhưng lại góp một

phần không nhỏ vào thành công của chuỗi cung ứng các sản phẩm của Vinamilk nói
chung và sản phẩm sữa của Vinamilk nói riêng.
2.4 Đánh giá chuỗi cung ứng của công ty cổ phần sữa Vinamilk
2.4.1 Ưu điểm
- Nguồn nguyên liệu đầu vào đạt chất lượng cao:

Trang 18


 Sữa được mua từ nông dân Việt Nam, qua nhiều khâu kiểm tra tại các trạm
trung chuyển .
 Có đội ngũ chuyên viên hỗ trợ bà con nông dân về kỹ thuật nuôi bò, thức ăn,
vệ sinh chuồng trại, cách vắt sữa, cách bảo quản và thu mua sữa,…
 Sữa tươi nguyên liệu sau khi được thu mua và trữ lạnh trong các xe bồn, khi
đến nhà máy lại được kiểm tra nhiều lần trước khi đưa vào sản xuất, tuyệt đối
không chấp nhận sữa có chất lượng kém, chứa kháng sinh,..
 Một phần lớn nguyên liệu đầu vào được nhập từ các quốc gia uy tín hàng đầu
trên thế giới.

- Tốc độ nhanh:
Vinamilk tận dụng tối đa thời gian của mình, hạn chế thời gian chết giữa các
công đoạn. Khi nhập nguyên liệu sữa, Vinamilk sẽ nhanh chóng bảo quản, vận chuyển
về kho, tiến hành sản xuất nhanh chóng và phân phối tới tay người tiêu dùng một cách
nhanh nhất.
- Phân tán rủi ro
 Vinamilk cho xây dựng nhiều trang traị, mở rộng về quy mô và công nghệ, tiến
hành xây dựng nhiều nhà máy và dây chuyền sản xuất để đảm bảo luôn có sữa
tươi và nhà máy hoạt động.
 Lựa chọn nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu thay vì một công ty cung cấp duy
nhất.


- Kết chặt các thành viên trong chuỗi: Đảm bảo chuỗi cung ứng của mình là
chuỗi thống nhất và gắn kết, các thành viên phải hỗ trợ và giúp nhau phát triển.
- Dòng thông tin và dòng sản phẩm luôn tồn tại song hành: Hai dòng này phải
tồn tại dựa vào nhau và bổ trợ cho nhau. Ví dụ khi cho ra một sản phẩm mới, Ban giám
đốc phải cung cấp thông tin về sản phẩm cho hội đồng quản trị, cổ đông.. đồng thời
phải quảng bá tới người tiêu dùng. Các thông tin phản hồi từ nội bộ công ty và thị
trường sẽ định hướng quá trình sản xuất và cung ứng của sản phẩm.
- Hệ thống phân phối rộng: chính sách quản lý hiệu quả và khuyến khích các đại
lý trong mạng lưới của mình, hệ thống đại lý của công ty đã mở rộng và phủ khắp hầu
hết các tỉnh miền Bắc, trung bình mỗi tỉnh đều có một hoặc hai đại lý chính thức.
Ngoài ra, công ty còn thực hiện chính sách thưởng theo doanh số bán hàng của các đại
lý, đã làm khuyến khích việc mở rộng thêm đại lý nhỏ, bán lẻ,…
2.4.2 Nhược điểm:
- Nguồn nguyên liệu nhập khẩu có giá thành đắt, làm cho giá sản phẩm cao.
- Mạng lưới cung ứng còn nhiều nấc trung gian làm tăng chi phí giao dịch, tăng
giá bán.

Trang 19


- Do công ty có hệ thống đại lý lớn nhưng việc quản lý các đại lý này, đặc biệt
là vùng sâu, vùng xa lại là một khó khăn đối với công ty. Mặc khác, những quầy tập
hóa, nhà phân phối nhỏ lẻ ở “cấp dưới” công ty cũng khó kiểm soát được hết.
- Hạn chế trong việc vận chuyển: theo quy định vận chuyển sữa thì chỉ được tối
đa 8 thùng chồng lên nhau, nhưng nhiều đại lý phân phối sữa Vinamilk nhỏ lẻ lại chất
đến 15 thùng, và không cẩn thận trong việc vận chuyển, điều này ảnh hưởng nhiều đến
sản phẩm.
- Hạn chế trong bảo quản: do sản phẩm của công ty có mặt ở khắp nơi, đối với
0


một số sản phẩm sữa tươi phải đảm bảo bảo quản dưới 6 C thì bảo quản được 45 ngày,
0

còn 15 C thì được 20 ngày. Ở nhiệt độ thường thì để 2 hoặc 3 ngày sữa sẽ chua mà các
cửa hàng không có máy lạnh hoặc thiết bị làm lạnh là điều rất hạn chế trong việc bảo
quản những sản phẩm có yêu cầu phải bảo quản lạnh.
- Thiếu công ty cung cấp dịch vụ logistics trọn gói để tiết kiệm chi phí vận
chuyển và vận chuyển, bảo quản hiệu quả.
- Chưa tạo ra mối liên hệ chặt chẽ với các cửa hàng, siêu thị.
2.5 Bài học rút ra từ thành công của chuỗi cung ứng Vinamilk
Thành công trong chuỗi cung ứng sản phẩm sữa Vinamilk là không thể phủ
nhận và chúng ta có thể rút ra nhiều bài học từ thành công này.
Bài học 1: Luôn xác định chuỗi cung ứng là một trong những lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp
Yếu tố cơ bản để cạnh tranh ngày nay trong các công ty hàng đầu là sở hữu một
chuỗi cung ứng trội hơn hẳn đối thủ. Nói cách khác thì quản trị chuỗi cung ứng không
còn chỉ là một chức năng mang tính hoạt động của công ty, mà trở thành nhân tố mang
ý nghĩa chiến lược trong các công ty hàng đầu. Trong trường hợp của Vinamilk, công
ty đã xác định, xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng của mình thành một lợi thế cạng
tranh. Với việc đầu tư xây dựng chuỗi cung ứng thành một lợi thế, Vinamilk mong
muốn giảm được thời gian từ lúc nhận đơn hàng đến khi giao sản phẩm cuối cùng cho
nhà bán lẻ. Hơn thế nữa, việc đầu tư sẽ giúp chuỗi cung ứng trở nên gọn lẹ và có thể
đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.
Bài học 2: Đầu tư xây dựng hệ thống thông tin mới nhằm hỗ trợ cho chuỗi cung
ứng

Trang 20



Vinamilk mạnh dạn đầu tư tái cấu trúc lại hệ thống thông tin vốn là “xương
sườn” của chuỗi cung ứng. Đầu tư xây dựng hệ thống thông tin giúp việc sản xuất và
phân phối nhanh hơn và hiệu quả hơn. Đảm bảo cho thông tin đến nhanh nhất, đúng
nhất, rõ ràng nhất, dễ hiểu nhất, phục vụ đắc lực cho quá trình sản xuất, kinh doanh.
Bài học 3: Nâng cao sự cộng tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng
Thật sự khó khăn để quản lý hơn hàng trăm nhà sản xuất cung cấp sữa tại châu
Á và hơn 19 000 nhà bán lẻ phân phối sữa trên toàn cầu. Để nối liền giữa nhà sản xuất
và nhà bán lẻ, Vinamilk đã xác định sự cộng tác là một trong những yếu tố quan trọng
cho sự thành công của chuỗi cung ứng. Điều này được thể hiện rõ ràng trong quy trình
lựa chọn nhà cung cấp.
Bài học 4: Xây dựng chương trình “liên tục kinh doanh” nhằm quản lý rủi ro từ
hoạt động “thuê ngoài”
Theo các chuyên gia, hoạt động thuê ngoài có thể tiết kiệm chi phí, tuy nhiên
những rủi ro đi kèm cần phải được quản trị tốt. Rõ ràng nhất là việc mất đi một nhà
cung cấp trong chuỗi cung ứng có thể đem lại những ảnh hưởng không tốt đối với nhà
sản xuất hay khách hàng, vốn là những mắt xích trong chuỗi.
Bài học 5: Thực hiện quản lý tốt, bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao hình ảnh
thương hiệu và trách nhiệm xã hội
* Định hướng chiến lược
Tiếp tục tập trung vào sản xuất mở rộng phát triển ngành giải khát có lợi cho
người tiêu dùng.
Tiếp tục củng cố và mở rộng hệ thống phân phối: mở thêm điểm bán lẻ, tăng độ
bao phủ của điểm phân phối.
Thị phần: giữ vững vị trí dẫn đầu của Vinamilk, nâng cao thị phần sữa, mở rộng
thị phần nước giải khát có lợi cho sức khỏe.
Mở rộng nhà máy nhằm tăng năng suất, đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn của
thị trường, tối đa hóa và tối ưu hóa công suất của nhà máy hiện hữu, đầu tư xây dựng
nhà máy mới với công nghệ hiện đại nhằm duy trì chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn
quốc tế. Đảm bảo thiết bị sản xuất tại Vinamilk là luôn luôn là thiết bị hiện đại và tiên
tiến trên thế giới.

Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu bò sữa: tăng số lượng bò tại các trang trại
hiện có, tìm kiếm và phát triển thêm các trang trại bò sữa trong và ngoài nước.

Trang 21


KẾT LUẬN
Chuỗi cung ứng đầu vào có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình
thành nên một sản phẩm chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng
chính vì vậy xây dựng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà
cung cấp chiến lược nsw trong và ngoài nước là mục tiêu chính của Vinamilk
nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô không ngừng ổn định về chất
lượng cao cấp mà còn ở giá cả rất cạnh tranh.
Không phải ngẫu nhiên mà Vinamilk nhiều năm liền luôn có tên trong danh
sách " Top 10 hàng Việt Nam chất lượng cao" và trở thành công ty có số lượng sữa
bán chạy nhất Việt Nam. Đó là một quá trình hoàn thiện tất cả các khâu sản
xuất để đưa đến những sản phẩm tốt nhất và giá cả phải chăng nhất đến tay
người tiêu dùng
Có nhiều lý do để giải thích sự thành công của Vinamilk nhưng người ta hay
nhắc đến nhất có lẽ vẫn là chuỗi cung ứng sữa phù hợp. Các thành viên trong chuỗi,
mỗi đơn vị có một vai trò riêng, nhưng lại vô cùng thống nhất và khăng
khít, tạo nên sự thành công của cả chuỗi cung ứng. Bên cạnh những ưu điểm vượt
trội khiến Vinamilk vượt lên chiếm lĩnh thị phần sữa trong nước thì công ty vẫn
đứng trước rất nhiều những thách thức. Thách thức lớn nhất là tiếp tục duy trì vị thế
số 1 trong thị trường nội địa trước sự trỗi dậy của các đối thủ tiềm tàng khác, đồng
thời mở rộng vùng nguyên liệu sữa trên khắp cả nước. Có thể nói, Vinamilk
chính là một tấm gương sáng trong kinh doanh và chuỗi cung ứng của Vinamilk
là một điển hình đáng để học tập.

Xin cảm ơn!


Trang 22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Nguyễn Đình Trung- Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp- NXB Kinh tế
quốc dân

-

/>
-

/>
-

/>
Trang 23



×