Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

tiểu luận thương mại dịch vụ tình hình thu hút khách du lịch quốc tế của việt nam giai đoạn 2005 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.2 KB, 29 trang )

I. Giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam
1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Các tài nguyên du lịch thiên nhiên thường là: địa hình đa dạng; khí hậu đặc trưng; hộ
động, thực vật phong phú; tài nguyên nước ngọt, nước mặn, nước lợ, nước khoáng; vị trí địa
lý thuận lợi… Tại nước ta, các khu cảnh quan nổi tiếng có sức thu hút lớn đối với khách du
lịch trong và ngoài nước bao gồm: Vịnh Hạ Long, Đà Lạt, đảo Phú Quốc, vịnh Vãn Phong,
Hải Vân,...
Điều kiện khí hậu cũng là một trong những điều kiện được khách du lịch quan tâm.
Mỗi loại hình du lịch thích hợp với những điều kiện khí hậu khác nhau và đáp ứng nhu cầu
của từng nhóm khách nhất đinh. Tại Việt Nam, khách du lịch có thể đi đến các vùng núi cao
có khí hậu mát mẻ như: Sa Pa. Mẫu Sơn. Bach Mã. Bà Nà.
Hệ động thực vật cũng đóng vai trò quan trọng đối vói sự phát triển của du lịch. Khu
vực nào có hệ động thực vật càng phong phú và càng quý hiếm, có Vườn quốc gia, khu bảo
tồn thiên nhiên thì có sức thu hút cao đối vói các nhóm khách du lịch trẻ, khách du lịch
nghiên cứu, khách du lịch thích khám phá tự nhiên. Hiện nay, khách du lịch có xu hướng
tìm đến các Vườn quốc gia, khu bảo tồn, nơi còn tồn tại nhiều loài động, thực vật hoang dã.
Tính đến năm 2018, nước ta có 32 Vườn quốc gia và hàng trăm khu bảo tồn. Với tài nguyên
phong phú đó, có thể phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu,...
Với chiều dài bờ biển hơn 3.000 km, nước ta có ưu thế về du lịch biển. Vào mùa hè
nóng nực, khách du lịch nội địa thường có nhiều lựa chọn để đi nghỉ tại các bãi biển như:
Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng, cửa Việt, Thuận An,
Lăng Cô, Bắc Mỹ An, Non nước, Cửa Đại, Sa Huỳnh, Qui Nhơn, Nha Trang, Mũi Né. Các
nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với việc phát triển du lịch chữa
bệnh và phục hồi sức khoẻ. Tính chất chữa bệnh của các nguồn nước khoáng đã được phát
hiện từ thời đế chế La Mã và đến nay đã phát triển tại rất nhiều nước, đặc biệt là Nhật Bản,
Hàn Quốc, Hungary, Bỉ, Tiệp Khắc. Việt Nam cũng là quốc gia có tài nguyên nước khoáng
phong phú, được phân bố tại nhiều địa phương. Đến nay, có nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng
đã được phát triển tại các khu vực có nước khoáng nóng như: Kim Bôi (Hoà Bình), Tản Đà
(Hà Tây), Sơn Kim (Hà Tĩnh), Khoáng Bang (Quảng Bình), Thanh Tân, Mỹ An (Thừa
Thiên Huế).


1


2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là những của cải vật chất và tinh thần do con người tạo
ra từ xưa đến nay có thể thu hút khách du lịch đến thưởng thức. Các tài nguyên nhân vãn
bao gồm:
● Các di tích lịch sử, di tích văn hoá; các công trình kiến trúc; các nhà bảo tàng; các
vườn tượng;
● Các lễ hội truyền thống; các làng nghề truyền thống;
● Ẩm thực;
● Tôn giáo;
● Âm nhạc, hội hoạ;
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam
thắng cảnh được chia theo các cấp độ: Di tích cấp quốc gia (di tích cố giá trị tiêu biểu của
quốc gia); Di tích cấp tỉnh (di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương); Di sản thế giới
(những di tích có giá trị đặc biệt được UNESCO công nhận). Các di sản văn hoá thế giới là
kết tinh cao nhất của những sáng tạo văn hoá của dân tộc, là nguồn tài nguyên vô giá, cố
sức thu hút khách du lịch cao, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Tính đến năm 2018, ngoài 3
di sản thiên nhiên thế giới bao gồm: Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
và Cao nguyên Đá Đồng Văn; Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu
thế giới được UNESCO vinh danh.
Hệ thống Bảo tàng tại Việt Nam tái hiện khá rõ lịch sử hàng ngàn năm của nước ta.
Đối với các khách du lịch quan tâm đến văn hoá và lịch sử, họ thường tìm đến các bảo tàng.
Tại Việt Nam có các bảo tàng được nhiều khách du lịch quan tâm như: Bảo tàng Hồ Chí
Minh, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng cách mạng, Bảo tàng nghệ thuật, Bảo tàng dân tộc, Bảo
tàng
cổ
vật,
Bảo

tàng
Chàm,...
Các lễ hội truyền thống là tài nguyên nhân vãn có giá trị du lịch lớn, có tính hấp dẫn
cao đối với khách du lịch. Bất cứ lễ hội nào cũng có hai phần chính: phần lễ và phần hội. Cả
hai phần đó đều có sức thu hút cao đối với khách du lịch. Riêng phần hội có sự tham gia của
đông
đảo
dân

địa
phương.
Làng nghề truyền thống là loại tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp
dẫn đối với khách du lịch thông qua những sản phẩm thủ công độc đáo và cách thức làm ra
các sản phẩm đó. Việt Nam là quốc gia có nhiều làng nghề thủ công truyền thống, đặc biệt
là các làng nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề mây tre, nghề sơn
mài, nghề dệt, nghề thêu ren, mỗi nghề đều có lịch sử phát triển lâu dài và độc đáo. Khách
du lịch từ các nước phát triển quan tâm tìm hiểu các làng nghề và mua các sản phẩm thủ
công truyền thống vì qua đó họ hiểu thêm về lịch sử văn hoá của một vùng đất và có cơ hội
chứng kiến cách thức lao động sản xuất cổ xưa hiện không còn tồn tại ở đất nước khách du
2


lịch



trú.

Các đối tượng dân tộc học có thể được khai thác để phục vụ phát triển du lịch. Các
yếu tố đó bao gồm: điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động

sản xuất với những sắc thái riêng của các dân tộc trên địa bàn cư trú của các dân tộc. Việt
Nam có 54 dân tộc, trong đó có tới 53 dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống và cư trú ở miền
núi xa xôi. Nhìn chung, những truyền thống văn hoá có giá trị cao của các dân tộc Việt Nam
là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Ẩm thực cũng là một yếu tố có thể khai thác để phát triển du lịch. Việt Nam khá nổi
tiếng về sự khéo léo và tinh tế trong nghệ thuật ăn uống. Hơn nữa, mỗi vùng miền của Việt
Nam có những loại nguyên liệu đặc trưng, có cách thức tẩm ướp gia vị, phương pháp nấu
nướng và phong cách trình bày riêng. Điều đó tạo ra sự tò mò, kỳ thú đối với khách du lịch
trong
quá
trình
khám
phá
ẩm
thực
Việt
Nam.
Tôn giáo cũng có sức thu hút lớn đối với khách-du lịch nhờ giá trị của các công trình
kiến trúc tôn giáo (Nhà thờ, Chùa...) hoặc giá trị về mặt tâm linh. Các ngôi chùa cổ và các
nhà thờ cổ ở Việt Nam từ lâu đã thu hút những người túi ngưỡng đến hành hương. Thời
gian gần đây, nhiều Festival được tổ chức tại các địa phương đã làm tăng thêm sức thu hút
khách: Festival Huế (về văn hoá nghệ thuật), Festival Hoa Đà Lạt, Festival Biển...
Tóm lại, tài nguyện du lịch phong phú, độc đáo là một trong những điều kiện quan
trọng để phát triển du lịch. Để khai thác các tài nguyên du lịch một các hiệu quả, cần phải
nắm vững các đặc điểm cũng như các nguyên tấc khai thác chúng.
3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (hệ thống giao thông vận tải, cơ sở lưu trú
phục vụ khách du lịch,..)
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch (TCDL), trong 3 tháng đầu năm 2008, lượng
khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,3 triệu lượt, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2007.
Trong bối cảnh giá cả dịch vụ, xăng dầu, thực phẩm… tăng “phi mã”, việc đạt được tốc độ

tăng trưởng cao là một tín hiệu hết sức đáng mừng đối với Ngành. Không những thế, bên
cạnh các thị trường truyền thống tiếp tục được duy trì ổn định, thì khách ở nhiều thị trường
mới (đặc biệt là đối tượng khách chi trả cao) có xu hướng ngày càng tăng. Khách du lịch
trên các phương tiện đường không, đường bộ, đường thủy đều có sự tăng trưởng đáng kể,
trong đó phải kể đến chuyển biến mạnh mẽ của khách du lịch đường bộ. Theo đánh giá, đây
là hiệu ứng của việc xúc tiến quảng bá, chào bán các sản phẩm du lịch hướng vào đối tượng
và thị trường cụ thể. Trong đó, phải kể đến một loại hình du lịch đang rất ăn khách là
Caravan (du lịch bằng ô tô tay lái nghịch do du khách tự lái). Thống kê cho thấy, chỉ sau
một thời gian ngắn hoạt động thử nghiệm, đến năm 2019 đã có 2.000 lượt xe ô tô và 80.000
khách caravan vào Việt Nam qua các cửa khẩu đường bộ. Mới đây, Chính phủ đã chính thức
3


cho phép các đoàn caravan vào Việt Nam tham quan, khảo sát du lịch...
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu khả quan, vấn đề ngành Du lịch lo ngại nhất là
cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú chưa đáp ứng được với tốc độ phát triển của khách quốc tế.
Thống kê của Vụ Khách sạn - TCDL năm 2017, cả nước có tới 8.556 khách sạn (KS) với
180.551 buồng, song số KS cao cấp quá ít, trên toàn quốc chỉ có 25 KS 5 sao với 7.167
phòng, 65 KS 4 sao với 8.236 phòng, 141 KS 3 sao với 10.081 phòng… Riêng Hà Nội có
450 khách sạn với 14.500 phòng, trong đó, có 9 khách sạn 5 sao với 2.704 phòng, trước sự
“bùng nổ” của làn sóng khách du lịch cao cấp, tình trạng khan hiếm buồng phòng diễn ra
khá thường xuyên trong mùa cao điểm. Mặc dù Hà Nội đứng thứ 2 trong cả nước năm 2018
về lượng khách du lịch quốc tế, song thời gian lưu trú của khách thấp, do chất lượng dịch
vụ, chất lượng lưu trú chưa đáp ứng được yêu cầu. Lý giải về nguyên nhân chậm trễ trong
việc phát triển các cơ sở lưu trú cao cấp trên địa bàn, bà Lan cho rằng do liên quan đến
nhiều Ban, Ngành và các yếu tố như quỹ đất, địa điểm, vốn, nhà đầu tư,…

4



II. Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam
1. Tăng trưởng số lượng khách đến
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2018, ngành du lịch của Việt Nam đã có những
bước đột phá, tiến bộ phát triển vượt bậc, trong đó có thể kể đến thành tựu trong việc tăng
trưởng thu hút số lượng khách du lịch quốc tế đến các địa điểm du lịch của Việt Nam. Theo
số liệu của Tổng Cục Du Lịch – Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch, số lượt khách quốc tế
đến thăm và trải nghiệm các hoạt động văn hóa du lịch ở Việt Nam từ năm 2005 đến năm
2018 có mức tăng trưởng có thể xem là vượt bậc, đạt tỉ lệ xấp xỉ ở chỉ số đo lường khoảng
347%. Cụ thể, theo số liệu thống kê được công bố trên trang thông tin điện tử của Tổng Cục
Du Lịch – Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch, trong cả năm 2005, lượng khách quốc tế đến
Việt Nam đạt 3.467.757 lượt (mức tăng 18,4% so với năm 2004). Số liệu tương ứng của
năm 2018 là 15.497.791 lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (mức tăng 119,9% so với
cùng kì năm 2017) (Tổng Cục Du Lịch, 2018). Trong khoảng thời gian các năm từ 2005 đến
năm 2018, số lượng khách du lịch quốc tế mà ngành du lịch của Việt Nam đạt được có xu
hướng chung là tăng trưởng nhanh với tốc độ cao, dần ổn định qua từng năm, cụ thể như
sau.
Bảng 1 - Số lượng khách đến Việt Nam qua từng năm (Nguồn: Tổng Cục Du Lịch,
2018)
Thực tế
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015

2016
2017
2018

3.467.757
3.583.486
4.171.564
4.253.740
3.772.359
5.049.855
6.014.032
6.847.678
7.572.352
7.874.312
7.943.651
10.012.735
12.922.151
15.497.791

Chênh lệch so với
năm trước
18,4%
3%
16,0%
0,6%
-10,9%
34,8%
19,1%
13,86%
10,6%

4,0 %
0,9%
26,0%
29,1%
19,9%

Nhìn vào bảng, với các số liệu về lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ Tổng
Cục Du Lịch, có thể dễ dàng nhận thấy rằng số lượng khách du lịch quốc tế trong giai đoạn
2005 – 2018 tăng trưởng đáng kể. Tăng trưởng trung bình của ngành du lịch khách quốc tế
là khoảng 13.24%, một con số tương đối ấn tượng.

5


Biểu đồ 1 - Số lượng khách đến (nghìn lượt); Tốc độ tăng trưởng (%)
(Nguồn: Tổng Cục Du Lịch, 2018)

Biểu đồ trên miêu tả số lượng và tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam qua từng năm trong giai đoạn 2005 – 2018. Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy ngay, trong
giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2018, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng
nhanh, mạnh và đều đặn, từ khoảng 3,5 triệu người năm 2005 đến 15,5 triệu người năm
2018. Ngoại lệ duy nhất là năm 2009, khi số lượt khách sụt giảm hơn 500 nghìn lượt du
khách từ 4,2 triệu lượt khách năm trước xuống chỉ còn 3,7 triệu người.
Trái ngược với mức tăng đều đặn trong số lượt khách, tốc độ tăng trưởng trong số
khách của du lịch Việt Nam lại có biến động rất mạnh. Trong mỗi giai đoạn tăng trưởng
(2005 – 2009, 2010 – 2015, 2016 – 2018), tốc độ tăng trưởng của du lịch Việt Nam có xu
hướng khởi đầu rất ấn tượng, điển hình như năm 2010, khi tốc độ tăng trưởng của du lịch
Việt Nam đạt 34,8%, sau đó giảm mạnh. Hai năm 2008 và 2009, tốc độ tăng trưởng của du
lịch Việt Nam chỉ là 0,6% và -10,9%, trái ngược với mức tăng của các năm trước đó.
Để lí giải nguyên nhân của những con số tương đối ấn tượng và mức tăng trưởng

biến động trong giai đoạn 2005 – 2018, có thể dựa vào một vài yếu tố, cả chủ quan và khách
quan. Đầu tiên, có thể kể đến các nguyên nhân khách quan như sau:
Ảnh hưởng từ yếu tố kinh tế toàn cầu: Một ví dụ điển hình là năm 2009, khi
du lịch Việt Nam chính thức chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới.
Người dân ở các quốc gia trên toàn thế giới có xu hướng thắt chặt chi tiêu, hạn chế các
khoản chi không cần thiết/ có thể cắt giảm như du lịch. Ngoài ra, cũng phải kể đến cuộc

6


khủng hoảng tài chính tại Nga, dẫn đến đồng Rupees mất giá khiến ngành du lịch Việt Nam
lung lay theo.
Tuy vậy, du lịch Việt Nam cũng được đón nhận những ảnh hưởng tích cực từ các yếu
tố kinh tế thế giới. Sự phục hồi của những thị trường truyền thống như các quốc gia châu
Âu, Bắc Mỹ hậu khủng hoảng cùng với tăng trưởng mạnh mẽ từ các thị trường mới nổi như
Đông Bắc Á Trung Đông đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển thần kì của số lượng khách
quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 và 2016 – 2018. Đồng thời, với việc thu nhập
toàn cầu có xu hương tăng, cùng số lượng ngày nghỉ kéo dài, du lịch quốc tế đang ngày
càng trở nên phổ biến hơn.
Ảnh hưởng từ môi trường chính trị: Trên toàn thế giới, bạo lực, tranh chấp
đẫm máu, rối loạn ở các quốc gia có xu hướng tăng trên toàn thế giới dẫn đến tâm lí ngại du
lịch, đi ra khỏi quốc gia của một bộ phận người dân, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành du lịch
quốc tế. Đặc biệt, ở Việt Nam, xung đột lãnh thổ, chính trị với Trung Quốc đạt đỉnh điểm
vào tháng 5/2014, khi Trung Quốc chính thức hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981
trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã gây cú sốc mạnh đến du lịch.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng Cục Du Lịch, ước tính có khoảng 1 triệu khách du lịch từ thị
trường Trung Quốc và nửa triệu từ thị trường nói tiếng Hoa đã không đến Việt Nam vì sự cố
trên.
Ảnh hưởng từ các sự cố sức khỏe – giao thông: Trong quãng thời gian từ 2005
đến 2018, trên toàn thế giới đã xảy ra nhiều dịch bệnh, tác động nghiêm trọng đến ngành du

lịch toàn cầu như dịch cúm A/H1N1 năm 2009 hay dịch Ebola nổ ra ở châu Phi từ 2013 đến
2016. Đồng thời, những tai nạn hàng không liên tiếp xảy ra ngay tại trong khu vực Đông
Nam Á của hãng hàng không Malaysia như vụ việc của MH370 và MH17 đã tạo tâm lí e
ngại du lịch nói chung trên toàn cầu (Guardian, 2014).
Bên cạnh những yếu tố khách quan của môi trường kinh doanh vĩ mô, cũng phải
nhắc đến những nguyên nhân chủ quan đã tác động đến ngành du lịch Việt Nam trong
khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2018 như dưới đây:
Nỗ lực của các ban ngành đoàn thể và các công ty lữ hành: Phải nhận định,
các chiến dịch, chương trình xúc tiến, quảng bá của Việt Nam trong giai đoạn này đều có
kết quả tốt đẹp. Các chiến dịch của Việt Nam đã đi sâu vào trọng tâm, tập trung vào thỏa mã
nhu cầu. mong muốn của người tiêu dùng tại các thị trường, đạt hiệu quả cao trong việc thu
hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Điểm đặc biệt của những chiến dịch quảng bá này
là sự hợp tác giữa các tổ chức nhà nước với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong
nước. Bên cạnh đó, các chiến dịch khuyến mãi, chương trình giảm giá đã có hiệu quả cao.
Chiến dịch bán hàng giảm giá “Impressive Viet Nam Grand Sale 2010”, các tour du lịch kết
hợp với mua sắm theo mô hình của các nước trong khu vực vào mùa thấp điểm giúp ngành
du lịch Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn. (Vietnam to pitch itself as a shopping
destination, 2010).
7


Các chính sách có lợi cho du lịch quốc tế từ chính phủ: Từ lâu, các chuyên gia
đã nhận định visa và nhập cảnh là một trong những yếu tố chính khiến Việt Nam gặp bất lợi
khi cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực. So với các nước trong khu vực cạnh
tranh, Việt Nam có chính sách thị thực chặt hơn tương đối nhiều.
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng du lịch: Nhìn chung, trong giai đoạn từ 2005
đến 2018, hạ tầng du lịch đã về cơ bản được tiến hành đầu tư, nâng cấp mở rộng. Trên cả
nước đã có nhiều trạm trung chuyển quốc tế được đầu tư bài bản như Cảng hàng không
quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách du lịch Hạ Long. Việt Nam cũng đã có sự xuất hiện của
những hệ thống khách sạn nổi tiếng thế giới như Intercontinental hay JW Marriot. Visa điện

tử (e-visa) được Chính Phủ đầu tư cũng tạo điều kiện thuận tiện, đem lại tâm lí thoải mái,
tiết kiệm thời gian cho khách du lịch quốc tế.
Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm của số khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam là 13,24%. Đây là con số ấn tượng khi đặt trong bối cảnh tăng trưởng chung của
toàn thế giới chỉ đạt mức 5,4% (World Statistics, 2019). Tuy vậy, thành tích của Việt Nam
vẫn thua kém các nước trong khu vực.
So sánh tình hình trong nhóm các nước Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng thứ năm
trong bảng xếp hạng các nước có số lượng khách quốc tế ghé thăm nhiều nhất, sau Thái
Lan, Malaysia, Indonesia và Singapore. Thái Lan và Malaysia là nước có số lượng khách
quốc tế đến thăm nhiều nhất, ở mức 35,5 triệu và xấp xỉ 26 triệu du khách chỉ trong năm
2017. Con số tương ứng của Indonesia và Singapore năm 2017 lần lượt là 14 và 13,9 triệu
lượt khách (World Statistics, 2019). Như vậy, số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam chỉ
bằng 36,3% của Thái Lan, 49,7% của Malaysia và 92% của Singapore cùng Indonesia.
Trong năm 2019, Thái Lan đặt mục tiêu đón hơn 40 triệu lượt khách quốc tế, đứng thứ 9
trên thế giới. Xếp ngay sau Thái Lan là Malaysia ở vị trí thứ 10 về thu hút khách du lịch. So
với các nước khác trong khu vực, chất lượng hạ tầng, chi tiêu chính phủ cho du lịch cũng
như chỉ số yêu cầu thị thực nhập cảnh của Việt Nam đều thấp hơn các nước trên tương đối
nhiều.
Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng du khách quốc tế của Việt Nam đứng hàng đầu trong khu
vực. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã vượt Thái Lan, Malaysia và đứng
ngang hàng cùng Indonesia (World Statistics, 2019). Từ thực tế này, có thẻ nhận định, để du
lịch Việt Nam có thể sánh vai cùng các nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN, cần có sự
quan tâm và định hướng đúng đắn từ các cơ quan có thẩm quyền cùng sự hỗ trợ từ khối
kinh tế tư nhân.
2. Doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế
Doanh thu từ các hoạt động du lịch của Việt Nam phát triển nhanh và bền vững qua
từng năm trong giai đoạn 2005 – 2018. Nhiều địa phương có nguồn thu lớn từ du lịch đẻ tái
đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất, tạo điều kiện phát triển rất cao. Một trong những tín

8



hiệu lạc quan là trong tổng nguồn thu của toàn ngành du lịch Việt Nam, có 90% đến từ
khách du lịch thuần túy (Tổng Cục Du Lịch, 2019).
Bảng 2 - Doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế giai đoạn 2005 - 2018 và tốc độ tăng
trưởng hàng năm
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018

Doanh thu (Đơn vị tính: tỉ USD)
2,3
2,85
3,75
3,93
3,05
4,45
5,71

6,85
7,25
7,41
7,25
8,5
8,89
10,3

Tốc độ tăng trưởng (%)
35%
24%
32%
5%
-22%
46%
28%
20%
6%
2%
-1%
16%
5%
16%

Nguồn: World Tourism Organization, Yearbook of Tourism Statistics, Compendium of
Tourism Statistics (World Bank, 2019).
Nhìn chung, từ số liệu của World Bank, trong giai đoạn 2005 – 2018, cả doanh thu từ
hoạt động du lịch quốc tế và tốc độ tăng trưởng hàng năm của chỉ số này tại Việt Nam đều
có xu hướng tăng trưởng mạnh và ổn định. Tổng thu từ khách du lịch quốc tế từ chỉ 2.3 tỉ
USD trong năm 2005 (mức tăng 35% so với năm 2004) thì trong năm 2017, các hoạt động

du lịch quốc tế tại Việt Nam đã đem lại tổng thu 8,89 tỉ USD. Đây là mức thay đổi tương
ứng với con số 1866%/13 năm, vô cùng ấn tượng. Tăng trưởng trung bình của doanh thu từ
khách du lịch quốc tế đạt trung bình 15% mỗi năm, đặt trong bối cảnh tăng trưởng doanh
thu từ hoạt động du lịch của thế giới chỉ là 6.2%, là bước tiến vô cùng đáng khích lệ.

9


Biểu đồ 2 - Doanh thu và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2018

Nguồn: World Tourism Organization, Yearbook of Tourism Statistics, Compendium of
Tourism Statistics (World Bank, 2019).
Đơn vị tính: Tỉ USD - %
Biểu đồ trên minh họa cụ thể doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu từ khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam qua từng năm trong giai đoạn 2005 – 2018. Nhìn vào biểu đồ, có
thể thấy ngay, trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2018, doanh thu từ hoạt lịch quốc tế
của Việt Nam tăng nhanh, mạnh và đều đặn. Năm 2005, doanh tu từ hoạt động du lịch quốc
tế của Việt Nam chỉ là 2,3 tỉ USD. Năm 2018, con số này đã là hơn 10,3 tỉ USD, tăng gấp 5
lần. Ngoại lệ duy nhất là hai năm 2009 và 2015, khi doanh thu của cả hai năm đều sụt giảm,
từ 3,93 xuống còn 3,05 tỉ USD năm 2009 và 7,41 giảm nhẹ xuống còn 7,35 tỉ USD năm
2015.
Mặc dù doanh thu của giai đoạn này không thay đổi quá nhiều qua từng năm, tốc độ
tăng trưởng của chỉ số này lại có nhiều sự biến động. Tốc độ tăng trưởng trong doanh thu
hàng năm từ hoạt động du lịch quốc tế có xu hướng tăng vọt rồi giảm đều qua từng năm.
Năm 2005, tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm từ khách du lịch quốc tế của ngành du
lịch Việt Nam là 35%. Nhưng sau đó có biến động không đáng kể trước khi tụt xuống mức
-22% năm 2009. Giai đoạn 2010 – 2015 cũng có xu thế tương tự, từ 46% năm 2010 giảm
xuống -1% năm 2015. Ngành du lịch sau đó cũng đã phục hồi khi bước vào giai đoạn tiếp
theo với mức tăng trưởng doanh thu 16% năm 2016.
Những nguyên nhân lí giải sự thay đổi trong doanh thu từ khách quốc tế và tốc độ

tăng trưởng của chỉ số này đã được giải thích trong phần trước. Mặc dù doanh thu cùng tốc
độ tăng trưởng doanh thu là đáng kể trong giai đoạn năm 2005 – 2018, nhưng đặt trong bối
10


cảnh lạm phát tăng cao, đồng Việt Nam đồng (VND) mất giá so với đồng Dollar Mỹ (USD),
các thông số khó có thể được sử dụng để phản ánh chính xác sự tình hình của ngành du lịch
Việt Nam. Vì vậy, so sánh doanh thu với các nước trong khu vực có thể giúp làm rõ phần
nào về thực tế ngành du lịch Việt Nam.
So sánh với các nước khác trong khu vực, du lịch Việt Nam vẫn gặp nhiều thách thức
khi đứng trước nghịch lý lượng du khách tăng mạnh nhưng sức chi tiêu của du khách lại
giảm. Doanh thu từ du khách quốc tế của Thái Lan trong năm 2017 là 62,158 tỉ USD, vượt
xa các nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Singapore (19,71 tỉ USD), Malaysia
(18,35 tỉ USD), Indonesia (14,12 tỉ USD), trong đó có Việt Nam. (Con số này của Việt Nam
trong năm 2017 là 8,89 tỉ USD). (World Bank, 2019).
Bảng 3- Doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế của một số nước trong khu vực
(Đơn vị tính: tỉ USD)
Năm
Nước
Indonesia
Malaysia
Singapore
Thailand
Vietnam

2005

2009

2011


2015

2017

5,094
10,389
6,209
12,103
2,3

6,053
17,231
9,225
19,811
3,05

9,038
19,649
17,929
30,924
5,71

12,054
17,666
16,617
48,527
7,35

14,12

18,35
19,71
62,158
8,89

Nguồn: World Tourism Organization, Yearbook of Tourism Statistics, Compendium of
Tourism Statistics (World Bank, 2019).
Có thể sử dụng nhiều nguyên nhân khác nhau để lí giải vấn đề này. Đầu tiên, phải đề
cập đến thực trạng cơ sở vật chất du lịch của Việt Nam, khi du khách không biết phải mua
gì, chơi gì khi đến thăm. So với nhiều quốc gia trọng điểm du lịch khác, Việt Nam thiếu
những món hàng hóa lưu niệm đẹp, đa dạng, tiện lợi, mang đặc trưng Việt Nam. Khách
nước ngoài đến Việt Nam rất ưa chuộng sản phẩm do chính con người Việt Nam tạo ra. Tuy
nhiên, có nhiều nơi cung cấp các sản phẩm không tốt. Chất lượng hàng hóa kém chất lượng,
nguồn gốc xuất xứ trên cùng sản phẩm vừa là Việt Nam lại “Made in China” như trường
hợp sản phẩm tơ lụa của Khải Silk nên du khách có khuynh hướng ít mua sắm hơn. Ngoài
ra, cũng cần phải phát triển thêm các cơ sở giải trí để đảm bảo thu hút khách nước ngoài.
Nếu như Thái Lan có các thiên đường giải trí, Singapore có hàng loạt điểm đến hấp dẫn như
Marina Bay, Clarke Quay hay Gardens by the Bay thì khách du lịch hầu như không có việc
gì để làm ở Việt Nam. Các hoạt động chủ yếu chỉ có ngắm cảnh, dạo phố, tắm biển rồi về.
Một trong những yếu tố khác ảnh hưởng đến doanh thu của du lịch Việt Nam là các
nhóm khách du lịch chủ yếu. Chỉ riêng khách Trung Quốc, năm 2014 mới chỉ chiếm ¼ thị
phần khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, nhưng đến cuối năm 2018 đã chiếm 1/3. Thị
trường châu Á có mức tăng trưởng cao nhưng chi tiêu ít, nền phần tăng trưởng trong doanh
thu là không đáng kể so với các nước khác. Để so sánh, khách du lịch Bắc Mỹ tiêu 1.500
11


USD/ngày, Tây Âu tiêu 1.300 USD/ngày. Trong khi đó, chi tiêu bình quân của khách Trung
Quốc rất thấp, chỉ khoảng 638 USD. Vì thế, để gia tăng doanh thu từ hoạt động du lịch quốc
tế, ngành du lịch Việt Nam cần tập trung vào các thị trường lưu trú lâu dài, chi tiêu cao như

Bắc Mỹ, Tây Âu, Ấn Độ, Đông Âu (Nga),…
Sau cùng, các lỗ hổng và thiếu sót trong chính sách cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến
doanh thu từ du khách quốc tế ở Việt Nam. Số lượng khách Trung Quốc, Hàn Quốc tăng
mạnh trong những năm gần đây một phần là do những tour di lịch ‘0 đồng’ – những tour có
giá ban đầu cực rẻ nhưng được bù lại chi phí bằng hình thức chia sẻ lợi nhuận từ hoạt động
mua sắm. Tuy vậy, địa điểm mà những khách hàng này mua sắm lại là những trung tâm có
chủ là người nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, chỉ tập trung phục vụ dòng khách
hàng của nước họ, sau đó nguồn tiền mua sắm sẽ lại chảy ra nước ngoài. Việt Nam không
thu được quyền lợi và cũng không kiểm soát được dòng mua sắm của nhóm khách này. Bên
cạnh đó, chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách nước ngoài để thúc đẩy chi tiêu tại
Việt Nam cũng còn rất nhiều bất cập. Hiện tại, thay vì được hoàn thuế giá trị gia tăng ngay
tại các trung tâm mua sắm, khách nước ngoài phải đợi đến cửa khẩu xếp hàng, gây bất tiện
cho du khách. Khách quốc tế cũng chủ yếu thích mua sắm ở những địa điểm bán hàng thủ
công truyền thống, mà những nhà sản xuất mặt hàng này thường không tham gia vào
chương trình hoàn thuế.
3. Cơ cấu khách du lịch đến Việt Nam
3.1 Cơ cấu khách đến theo khu vực
Trong giai đoạn 2005 – 2018, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng
trưởng rất nhanh và ổn định. Tuy vậy, cơ cấu của các khu vực lại không được đồng đều
(Tổng Cục Du Lịch, 2018).
Bảng 4 - Số lượng khách du lịch đến Việt Nam theo khu vực, giai đoạn 2005 - 2018
(Đơn vị tính: 1.000 người)
Đông Nam
Á

Đông Á
(TQ, NB,
HQ, Đài
Loan)


Châu
Âu

Châu
Mỹ

Các khu
vực
khác

Tổng

2005

270.6

1676.7

207.3

333.6

979.5

3467.8

2006

571.9


1596.6

472.9

459.4

478.5

3579.3

2007

670.1

1759.8

615.3

501.4

625

4171.6

2008

515.6

1795.8


182

417.2

1343.1

4253.7

12


2009

318.9

1520.6

174.5

403.9

1354.4

3772.4

2010

688.7

2177.4


199.4

431

1553.4

5049.9

2011

838.4

2795.8

211.4

439.9

1728.5

6014

2012

1363.8

3115.4

927


557.4

884.2

6847.7

2013

1440.3

3659.6

1046.1

537.2

888.1

7571.3

2014

1495.1

3832.1

1198.5

548.1


800.5

7874.3

2015

1300.8

4004

1184.1

596.9

857.8

7943.7

2016

1461.2

5488.6

1445

675.6

942.3


10013

2017

1638.5

7837.8

1885.7

817

743.1

12922

2018

1738.2

9992.7

2037.9

903.8

825.2

15498


Nguồn: Tổng Cục Thống Kê (Tổng Cục Du Lịch, 2018)
Nhìn vào số liệu, điểm nổi bật đầu tiên là cơ cấu không cân bằng của khách quốc tế
đến Việt Nam theo khu vực trong giai đoạn 2005 đến 2018. Khách đến từ các nước Đông Á
(bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) chiếm chủ yếu thị phần du lịch
quốc tế đến Việt Nam. Trái ngược với sự phổ biến này, thị trường các nước châu Âu và châu
Mỹ lại thu hẹp dần trong quãng thời gian này.
Bảng 5 - Cơ cấu khách đến theo khu vực, giai đoạn 2005 - 2018
Đông
Nam Á

Đông Á

Châu Âu Châu
Mỹ

Khu vực
khác

2005

7.80%

48.40%

6.00%

9.60%

28.20%


2006

16.00%

44.60%

13.20%

12.80%

13.40%

2007

16.10%

42.20%

14.70%

12.00%

15.00%

2008

12.10%

42.20%


4.30%

9.80%

31.60%

2009

8.50%

40.30%

4.60%

10.70%

35.90%

2010

13.60%

43.10%

3.90%

8.50%

30.80%


2011

13.90%

46.50%

3.50%

7.30%

28.70%

2012

19.90%

45.50%

13.50%

8.10%

12.90%

13


2013


19.00%

48.30%

13.80%

7.10%

11.70%

2014

19.00%

48.70%

15.20%

7.00%

10.20%

2015

16.40%

50.40%

14.90%


7.50%

10.80%

2016

14.60%

54.80%

14.40%

6.70%

9.40%

2017

12.70%

60.70%

14.60%

6.30%

5.80%

2018


11.20%

64.50%

13.10%

5.80%

5.30%

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê (Tổng Cục Du Lịch, 2018)
Cụ thể, từ năm 2005 đến 2018, nhóm du khách từ các nước Đông Á luôn chiếm hơn
40% tổng số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam. Tỉ trọng của nhóm các nước này ở mức
thấp nhất là 42,2% vào năm 2007, khi chỉ có hơn 1,7 triệu khách Đông Á đến Việt Nam.
Con số này sau đó tiếp tục tăng trưởng đều đặn, chạm cột mốc đỉnh điểm vào năm 2018, khi
khách du lịch từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan chiếm 64,5% tổng số du
khách đến Việt Nam trong riêng năm đó, mức tăng 16,1% so với năm 2005 (48,4%).
Trong khi đó, thị phần khách du lịch quốc đến Việt Nam của các nước Đông Nam Á
cũng có xu hướng tăng, dù mức tăng là tương đối khiêm tốn so với các nước Đông Á. Theo
đó, trong năm 2005, 7,8% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thuộc về các nước trong khu
vực Đông Nam Á. Nhóm các nước này tăng trưởng ổn định, dù không đều đặn, cho đến khi
đạt mức đỉnh vào năm 2012, khi du khách từ các nước Đông Nam Á chiếm 19,9% lượng
khách đến Việt Nam. Con số này sau đó sụt giảm dần dần qua từng năm từ 2013 đến 2018.
Theo số liệu từ Tổng Cục Du Lịch, năm 2018, trong tổng số khách du lịch quốc tế tại Việt
Nam, các nước Đông Nam Á chỉ chiếm khoảng 11,2%, cao hơn 3,4% so với năm 2005.
Một xu hướng tương tự cũng được chứng kiến tại nhóm nước châu Âu. Vào năm
2005, 6% du khách quốc tế tại Việt Nam là công dân các nước châu Âu. Các du khách này
đến Việt Nam với tỉ trọng lớn nhất vào năm 2014, khi 15,2% số khách quốc tế là người châu
Âu (tăng trưởng 9,2%). Kể từ đó, thị phần của nhóm khu vực châu Âu đã giảm dần, chỉ còn
13,1% vào thời điểm năm 2018.

Khu vực Bắc Mỹ không có được sự tăng trưởng ổn định như Đông Nam Á và Châu
Âu hay ấn tượng như Đông Á. Thị phần khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ Bắc Mỹ đạt
đỉnh vào năm 2006, chiếm 12,8% so với 9,6% của năm 2005, rồi bắt đầu sụt giảm dần qua
từng năm. Dù có nhiều mức tăng nhẹ trong khoảng 2% trong quãng thời gian 2008 – 2009
hay 2011 – 2012, từ khoảng thời gian năm 2015, thị phần các nước Bắc Mỹ bắt đầu giảm
hẳn, từ 7,5% năm 2015 xuống chỉ còn 5,8% năm 2018.
Về tổng thể, trong giai đoạn 2015 đến 218, cơ cấu khách đến theo khu vực của Việt
Nam không có biến động lớn nào qua từng năm. Đáng chú ý nhất là mức nhảy vọt của
nhóm các nước Đông Á, từ dưới 50% năm 2014 đến gần 65% năm 2018, gần như gấp 1,5
14


lần. Một biến động đáng chú ý khác là sự sụt giảm của thị phần các nước Đông Nam Á, từ
xấp xỉ 20% xuống chỉ còn hơn 11%. Đây được đánh giá là một trong những cú sốc giảm lớn
nhất, khi Đông Nam Á mất gần một nửa thị phần khách du lịch quốc tế tại Việt Nam.
Có thể nhận định sự chuyển dịch cơ cấu khách đến theo khu vực đã dẫn đến mất cân
bằng. Đặc điểm của du khách từ các thị trường truyền thống của ngành du lịch Việt Nam
như Bắc Mỹ, châu Âu là thời gian lưu trú lâu, mức chi tiêu cao. Tuy vậy, thị phần của nhóm
khách này lại đang có xu hướng giảm. Tổng của hai khu vực này chỉ chiếm 19% số lượng
du khách đến Việt Nam năm 2018. Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong số du khách Đông Á dến
Việt Nam cũng đem đến nhiều vấn đề. Đặc điểm của nhóm du khách các nước Đông Á là
thường đi theo tour giá rẻ, đi đông người do các công ty lữ hành tổ chức. Mức chi tiêu của
du khách các nước này tương đối thấp so với nhóm Bắc Mỹ, châu Âu. Ngoài ra, họ còn mua
sắm ở các trung tâm do người nước ngoài làm chủ, dẫn đến dòng tiền mua sắm lại chảy ra
nước ngoài chứ không ở lại Việt Nam. Những điều này dẫn đến du lịch Việt Nam có được
chỉ tiêu số lượng nhưng không đạt được chất lượng cần thiết, ảnh hưởng không nhỏ đến
doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế, có khả năng bị xem là điểm đến du lịch giá rẻ.
Nhiều khách từ các nước Đông Á có thái độ, cư xử không được tốt như các nước Phương
Tây, làm ảnh hưởng đến các hoạt động văn hóa, các cơ sở hạ tầng vật chất, các danh lam
thắng cảnh, di tích, điểm đến thiên nhiên của Việt Nam.

3.2 Cơ cấu khách đến theo quốc gia
Trong những năm gần đây, du khách quốc tế đến Việt Nam rất đa dạng về quốc tịch.
Theo thống kê của Tổng Cục Du Lịch – Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch, một số nước có
lượng lớn du khách đến Việt Nam có thể kể đến như nhóm các nước khu vực Đông Á như
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay các nước châu Âu như Pháp, Nga và các
nước khu vực Đông Nam Á,… Cụ thể top 10 nước có số du khách đến Việt Nam cao nhất
trong giai đoạn 2005 - 2018 như sau:
Bảng 6 - Số lượng khách quốc tế từ một số quốc gia, giai đoạn 2007 - 2018
(Đơn vị tính: 1.000 người)
Trung
Quốc

Hàn
Quốc

Nhật

2007 558.7

475.5

2008 650.1

Đài
Loan

Mỹ

Nga


Malai
sia

Úc

Thái
Lan

Pháp

411.6 314

412.3

445.5

145.5

227.3

160.7

182.5

449.2

393

303.5


417.2

*

174

234.8

183.1

182

2009 527.6

362.1

359.2 271.6

403.9

*

166.3

218.5

152.6

174.5


2010 905.4

495.9

442.1 334

431

*

211.3

278.2

222.8

199.4

15


2011 1416.8

536.4

481.5 361.1

439.9

*


233.1

289.8

181.8

211.4

2012 1428.7

700.9

576.4 409.4

443.8

174.3

299

289.8

225.9

219.7

2013 1907.8

748.7


604.1 399

432.2

298.1

339.5

319.6

269

209.9

2014 1947.2

848

648

443.8

364.9

333

321.1

246.9


213.7

2015 1780.9

1113

671.4 438.7

491.2

338.8

346.6

303.7

214.6

211.6

2016 2696.8

1543.9 740.6 507.3

552.6

434

407.6


320.7

267

240.8

2017 4008.3

2415.2 798.1 616.2

614.1

574.2

480.5

370.4

301.6

255.4

2018 4966.5

3485.4 826.7 714.1

687.2

606.6


540.1

386.9

349.3

279.7

389

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê (Tổng Cục Du Lịch, 2018)
Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy, trong giai đoạn 2007 – 2018, các nước thuộc khu
vực Đông Á có sự tăng trưởng rất lớn trong số du khách đến Việt Nam mỗi năm. Năm 2007,
Trung Quốc chỉ có khoảng 559 nghìn lượt khách thì năm 2018, số lượng đó đã tăng lên hơn
9 lần, ở mức 4,97 triệu người. Bước nhảy vọt trong số du khách từ Trung Quốc đến vào năm
2016, khi từ 2,7 triệu người tăng lên hơn 4 triệu người vào năm 2017, đạt tốc độ tăng trưởng
48%. Tính trung bình, tốc độ tăng trưởng của số du khách từ Trung Quốc trong giai đoạn
này là cao nhất trong số 10 nước dẫn đầu.
Những xu hướng tương tự cũng được chứng kiến ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài
Loan. Mở đầu giai đoạn, năm 2007, số lượng du khách đến Việt Nam của ba nước nói trên
lần lượt là 475, 411 và 314 nghìn người. Kết thúc giai đoạn, vào năm 2018, số lượng khách
Hàn Quốc đến Việt Nam đã là xấp xỉ 3,5 triệu người, tăng gấp 7 lần so với đầu giai đoạn,
chỉ sau Trung Quốc. Nhật Bản và Đài Loan cũng có mức tăng trưởng tương tự, lần lượt đạt
826 và 714 nghìn người, tăng gấp đôi so với 2007. Nhìn chung, các nước thuộc khối Đông
Á có mức tăng trưởng đều đặn, không biến động và số lượng rất lớn trong giai đoạn này.
Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Malaysia hay Thái Lan cũng có đà tăng
trưởng tốt trong số lượng du khách đến Việt Nam theo từng năm. Năm 2007, số khách quốc
tế đến Việt Nam từ Malaysia và Thái Lan lần lượt là 145535 và 160747 lượt khách, thì đến
năm 2018, những con số đó đã là khoảng 540 và 350 nghìn người. Điểm đáng chú ý là từ số

lượng khách hàng năm đến Việt Nam thua kém Thái Lan, Malaysia sau giai đoạn 14 năm đã
vượt lên rất nhiều, với số khách gấp 1,5 lần so với cùng chỉ số của Thái Lan. Ngoại trừ một
số biến động đơn lẻ, khi số lượng khách đến từ các quốc gia Đông Nam Á này bị sụt giảm
như năm 2009 (Malaysia giảm gần 10 nghìn khách, từ 174 nghìn lượt xuống còn khoảng
166 nghìn lượt, Thái Lan giảm từ 183 nghìn khách xuống còn 152 nghìn khách) hay năm
2014, thì số lượng du khách quốc tế từ hai quốc gia này nhìn chung có được đà tăng trưởng
ổn định, vững vàng và có nhiều tiềm năng.
16


Thị trường các quốc gia ở Bắc Mỹ và châu Âu cùng với Úc lại không có được sự
tăng trưởng mạnh mẽ như vậy ở số lượng du khách dến Việt Nam như các quốc gia châu Á.
Năm 2007, Mỹ có 412 nghìn lượt khách ghé thăm Việt Nam. Năm 2018, con số đó chỉ là
687 nghìn người, tương ứng với mức tăng trưởng 175 nghìn người trong 14 năm, tương đối
nhỏ khi đặt trong sự so sánh với các quốc gia Đông Á khác. Một xu hướng tương tự cũng
xuất hiện ở Nga, thị trường chủ lực của du lịch Việt Nam. Số lượng du khách Nga đến Việt
Nam tăng nhẹ từ 445 nghìn người năm 2007 lên hơn 150 nghìn người năm 2018, ở mức 606
nghìn lượt khách mỗi năm. Những quốc gia Tây Âu khác như Pháp, Úc cũng theo xu hướng
này. Pháp năm 2007 là 182 nghìn người, năm 2018 là 279 nghìn; Úc năm 2007 là 227 nghìn
người, năm 2018 là 386 nghìn người, những mức tăng tương đối đặt trong bối cảnh với số
lượng du khách quốc tế đến Việt Nam mỗi năm. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của các
quốc gia này trong số lượng du khách quốc tế ở Việt Nam mặc dù vẫn ổn định, nhưng đang
có xu thế chậm dần qua từng năm để nhường thị phần cho các quốc gia thuộc thị trường
mới nổi là Đông Á và Đông Nam Á. Điều này đã trực tiếp dẫn đến sự sụt giảm thị phần và
mất cân bằng trong cơ cấu du khách quốc tế theo khu vực mà Việt Nam đang gặp phải.
4. Đánh giá chung về thu hút khách DL quốc tế của VN
4.1 Những thành tựu
Các yếu tố giúp tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ cho du lịch thời gian vừa qua chính là
nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và doanh nghiệp
du lịch. Các cơ quan quản lý nhà nước dù rất khó khăn nhưng cũng cố gắng xây dựng hệ

thống chính sách hỗ trợ, thúc đẩy du lịch phát triển. Trong khi đó, các doanh nghiệp du lịch
đã thực sự trưởng thành. Chúng ta đã có một đội ngũ doanh nghiệp mạnh mẽ, đó là những
nhà đầu tư chiến lược, xây dựng các khu du lịch mang đẳng cấp quốc tế và các thương hiệu
du lịch có thể sánh vai và đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu du lịch trong khu vực.
Chính sự nỗ lực này đã tạo ra sự tăng trưởng ổn định của lượng khách thời gian vừa qua.
Ngoài ra, trong việc tăng trưởng khách không thể không nói đến công tác xúc tiến du
lịch. Trong những năm vừa qua, chúng ta đã thực hiện công tác này một cách bền bỉ và cho
đến bây giờ kết quả của những xúc tiến đó mới có thể nhìn thấy nhiều hiệu quả rõ rệt.
Cuối cùng là những thuận lợi về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, Việt Nam nổi bật và thu hút khách
không chỉ bởi những vẻ đẹp thiên nhiên, con người thân thiện mà chính còn bởi nền chính
trị ổn định, an ninh đảm bảo. Đây là những điều kiện để chúng ta có thể thu hút khách và
tạo
động
lực
để
ngành
du
lịch
phát
triển.
4.2 Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đáng tự hào thì trong thời gian qua, du lịch là một ngành
kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam đã đề ra mục
17


tiêu đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương

hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Thu
hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng
góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du
lịch đạt 20 tỉ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp. Năm
2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.
Để đạt được mục tiêu trên, kế thừa những thành tựu đã đạt được của năm 2018, năm
2019, ngành Du lịch phải khắc phục những khó khăn hạn chế.
Đầu tiên đó chính là sự phối hợp liên ngành còn một số khó khăn. Có thể nói, du lịch là một
ngành kinh tế liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Tự du lịch không thể giải quyết các
vấn đề như xuất nhập cảnh, phương tiện vận chuyển… Chính vì thế, muốn phát triển du lịch
phải

sự
phối
hợp
chung
để
tạo
nên
sự
bứt
phá.
Bên cạnh đó, chính sách visa, quảng bá xúc tiến, duy trì chất lượng dịch vụ mang
tính chuyên nghiệp trong ngành hàng không, cũng như khả năng kết nối những đường bay
trực tiếp từ Việt Nam tới các thị trường trọng điểm của chúng ta vẫn còn một số hạn chế…
Cùng với đó, những tồn tại về nguồn nhân lực của ngành cũng cần được tháo gỡ. Thực tế,
nhân lực ngành du lịch đã có phát triển rõ rệt trong vài năm trở lại đây, nhưng về cơ bản vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển. Trong khi chúng ta phát triển nhiều cơ sở vật
chất đặc biệt là các khu nghỉ dưỡng chất lượng cao, khách sạn 4-5 sao, các khu vui chơi giải
trí

thì
còn
thiếu
người
quản

chuyên
nghiệp.
Cuối cùng, chúng ta còn thiếu những sản phẩm du lịch đa dạng và độc đáo. Phần lớn
các sản phẩm du lịch hiện nay đều do tự doanh nghiệp làm mang tính tự phát nên còn trùng
lặp, thiếu sự sáng tạo. Nếu muốn chuyên nghiệp và tạo ra hiệu quả thực sự thì chúng ta phải
có một trung tâm nghiên cứu đầu tư và phát triển sản phẩm sau đó mới đề xuất cho các
doanh
nghiệp
khai
thác.
Khắc phục những hạn chế đã chỉ ra, trong những năm tới, ngành du lịch phải có những
chuyển biến mạnh mẽ từ Trung ương đến địa phương thì mới tạo ra sự bứt phá và đạt được
mục tiêu mà Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị đã đề ra.
III. Tình hình phát triển du lịch trực tuyến (du lịch online) ở Việt Nam
Trong một nền kinh tế công nghệ đang ngày càng phát triển và chiếm ưu thế lớn, ngành
thương mại dịch vụ lớn như du lịch luôn biến đổi để thích ứng với sự phát triển chung của
toàn xã hội. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ vào nền kinh tế, du lịch online đã
được hưởng ứng và đáp ứng được nhu cầu không nhỏ của người dùng và đóng góp tích cực
tới nền kinh tế.

18


1. Khái niệm du lịch online:

Du lịch trực tuyến (online tourism) là việc sử dụng công nghệ số trong tất cả các quy
trình và chuỗi giá trị trong du lịch, bao gồm lữ hành, khách sạn và phục vụ ăn uống, vận
chuyển… để các đơn vị, tổ chức du lịch phát huy tối đa hiệu suất và hiệu quả hoạt động.
Ngay từ những bước đầu, ngành du lịch online đã được hưởng ứng và đáp ứng được nhu
cầu lớn của người dùng và hưởng lợi không nhỏ tới nền kinh tế, chiếm ưu thế ở một số quốc
gia nhất định.
Du lịch trực tuyến chính là kết quả tự nhiên của tiếp thị Internet trong thời kỳ bùng
nổ trong công nghệ trong hơn hai thập kỷ qua. Du lịch online bao gồm quản lý thông tin,
quan hệ công chúng, dịch vụ khách hàng và bán hàng dưới sự hỗ trợ của nền thương mại
điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm sẽ thông qua phương tiện trực tuyến Internet tiếp
cận một hay nhiều nhóm khách hàng, không phân biệt vị trí địa lý hay văn hoá, sắc tộc của
họ. Du lịch trực tuyến là một hình thái du lịch có tính tương tác mạnh mẽ giữa doanh nghiệp
với doanh nghiệp, doanh nghiệp với khách hàng và khách hàng với khách hàng, dựa trên
những phạm vi kỹ thuật số và nền tảng là các trang web du lịch. Mang đến cho doanh
nghiệp và khách hàng thông tin để trao đổi thuận tiện hơn, tối ưu hơn. Cũng chính vì thế,
các tổ chức đang khôn khéo quan sát mọi hành động trong hình thức truyền thống với công
nghệ để bắt đầu sử dụng tiếp thị trực tuyến làm công cụ chính, điều này đã góp phần trang
bị cho các tổ chức du lịch ngày càng tăng thêm giá trị, dễ dàng tiếp cận và đáp ứng thuận
tiện hơn cho khách hàng.
Với xu hướng phát triển mạnh mẽ như hiện nay, tại khu vực Đông Nam Á, Ông
Marcus Yong- Giám Đốc Marketing của Klook đã chỉ ra năm sự thay đổi cơ bản nhất của du
khách hiện tại đó chính là: Xu hướng đặt dịch vụ online nhiều hơn; Sử dụng và đọc các nội
dung trên Internet; Ưu tiên sự thuận tiện; Thích săn giảm giá và các ưu đãi; Thích tìm hiểu
các trải nghiệm mới lạ và đa dạng. Công nghệ phát triển giúp cho khách hàng tiếp cận được
thông tin nhiều hơn và chủ động hơn.
2. Lợi thế của du lịch online:
Tận dụng khoa học công nghệ.
Sự phát triển của xã hội, công nghệ ngày càng chiếm chức năng quan trọng trong đời
sống con người, sự tăng trưởng của thương mại dịch vụ. Theo báo cáo về nền kinh tế điện
tử (e-economy) của khu vực Đông Nam Á do Google và Tập đoàn Temasek Holdings

(Singapore) thực hiện năm 2016 chỉ ra rằng: Quy mô thị trường du lịch trực tuyến của khu
vực Đông Nam Á được dự báo tăng gấp 4 lần, từ 21,6 tỷ USD năm 2015 lên 89,6 tỷ USD
năm 2025. Cùng thời điểm này, một báo cáo khác của Euromonitor cho thấy, chỉ có 44% số
đơn hàng của ngành du lịch được đặt online. Các nhà cung cấp vừa và nhỏ bị bỏ lại phía
sau. Phân nửa trong số đó chỉ thu về khoảng 250.000 USD lợi nhuận hàng năm. Cách vận
hành tự phát, thủ công vẫn còn chiếm số lượng lớn, hơn 80% các đơn hàng được đặt tại
quầy.
19


Chính phủ tạo điều kiện
Chính phủ quan tâm và chú trọng vào ngành du lịch trọng điểm vì điểm lại nguồn
ngân sách cho ngân sách quốc gia. Ngành du lịch có nhiều bước tiến quan trọng trong việc
ứng dụng công nghệ như Visa điện tử, … Theo một dự báo của Google, thị trường du lịch
trực tuyến ở Đông Nam Á sẽ đạt doanh thu 90 tỷ USD vào năm 2020. Việt Nam chiếm
khoảng 10%, tương đương doanh thu 9 tỷ USD. Trong khối doanh thu 9 tỷ USD từ thị
trường trực tuyến, 85% dòng tiền sẽ được chảy vào dịch vụ đặt phòng khách sạn và vé máy
bay. Trang đặt phòng khách sạn trực tuyến của Việt Nam VnTrip đã mạnh dạn tấn công thị
trường, khi cung cấp giải pháp đặt phòng toàn diện cả trên web và ứng dụng di động. Sàn
này thu hút được 3 triệu USD từ vốn đầu tư ngoại, khoảng 6.000 khách sạn trong nước và
90.000 khách sạn quốc tế tham gia. Trong khi đó, Hiệp hội lữ hành Việt Nam cũng cho ra
đời sàn giao dịch du lịch trực tuyến Tripi, công khai giá tour, máy bay, phòng khách sạn để
người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp lịch trình và túi tiền. Tính đến nay, sàn
này thu hút khoảng 500.000 lượt người truy cập thường xuyên.
Đây là tiềm năng vô cùng to lớn và đòi hỏi các công ty lữ hành và dịch vụ du lịch
của Việt Nam phải nắm bắt cơ hội một cách tương xứng, nếu không muốn để mất thị phần
vào tay doanh nghiệp ngoại. Chính vì thế, nên nhà nhà nước đã có những ưu tiên trong công
tác cho ngành du lịch đặc biệt là du lịch online để tối ưu hoá.
Sự kết hợp giữa các công ty công nghệ thông tin và doanh nghiệp lữ hành sẽ tạo ra
hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh khai thác thị trường này, mở ra cuộc cách mạng trong kinh

doanh du lịch trực tuyến. Được biết, những sàn giao dịch trực tuyến quốc tế có chỗ đứng tại
Việt Nam chi khoảng 20% doanh thu cho quảng bá thương hiệu tới thị trường khách Việt.
Thanh toán tiện lợi
Ở Việt Nam, công nghệ là lĩnh vực được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây.
Ngành du lịch cũng có nhiều bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng các giải pháp công
nghệ như: Quảng bá du lịch bằng kỹ thuật số, công nghệ thực tế ảo, 3D, nhiều ứng dụng
thông minh hỗ trợ du khách được đưa vào sử dụng. Đặc biệt lĩnh vực thanh toán điện tử
trong vài năm qua cũng phát triển mạnh, tạo điều kiện cho du khách có thể dễ dàng đặt vé
máy bay, thanh toán tiền phòng khi du lịch đến Việt Nam. Theo đại diện Google Asia
Pacific, mức độ tìm kiếm thông tin du lịch của người Việt rất đáng ngạc nhiên. Theo đó, có
tới 48% người dùng điện thoại thông minh để tìm kiếm thông tin về khách sạn, 42% thông
tin về các chuyến bay. Trong khi đó tại Mỹ, tỷ lệ này chỉ dừng ở con số 18%.
Chi phí tiết kiệm
Chính vì sự tiện lợi với chi phí rẻ hơn, du lịch online được các du khách tin dùng và
lựa chọn thay vì phương thức du lịch truyền thống. Ông Phạm Thành Công, nhà quản lý cấp
cao của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, cho biết nhóm người tiêu dùng kết
nối (Connected Spender) đang trở thành nhóm khách hàng tiềm năng của các đơn vị khai
thác dịch vụ du lịch trực tuyến. Đây là nhóm người tiêu dùng có tính chủ động và tự tin
20


trong hoạt động mua sắm, chi tiêu các mặt hàng giải trí, du lịch thông qua môi trường
Internet. Chính yếu tố này đã góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch quan tâm nhiều
hơn tới việc phát triển hệ thống kinh doanh trực tuyến, thay đổi phương thức tiếp cận khách
hàng và tăng cường hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm trên môi trường số, mạng xã hội.
Khách hàng tiếp cận thông tin nhanh chóng
Một số lợi thế của du lịch điện tử là giảm tính thời vụ, càng nhiều giao tiếp thành
công với khách hàng và tăng cường đặt phòng cũng như bán hàng trong dịch vụ. Việc sử
dụng Internet đã thay đổi mãi mãi cấu trúc và các nguyên tắc của ngành công nghiệp du
lịch. Người tiêu dùng, khách du lịch hiện cả khả năng truy cập trực tiếp thông tin chính xác,

giao tiếp với các nhà cung cấp và cuối cùng là nhận được giá tốt nhất. Sự xuất hiện của
Internet đã gây ra sự tăng trưởng của năng lực cạnh tranh giữa các ngành công nghiệp du
lịch như đã giới thiệu tính minh bạch, tốc độ, tính linh hoạt và sự đa dạng của lựa chọn dành
cho khách hàng. Hầu hết các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã chủ động tham gia vào các
OTAs nước ngoài như agoda.com, booking.com, expedia.com… Nhiều công ty lữ hành lớn
giới thiệu một số lượng lớn các sản phẩm phong phú kèm thông tin cụ thể về thời điểm, giá
cả, dịch vụ trên trang web của họ. Như vậy, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, chủ yếu là
vừa và nhỏ, có cơ hội cạnh tranh bình đẳng hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Các đơn
vị kinh doanh vận chuyển khác như Grab, các hãng hàng không ngày càng nâng cao năng
lực cạnh tranh thông qua các tiện ích trực tuyến như đặt chỗ, đặt chuyến, đổi, xuất vé và
thanh toán. Theo báo cáo đánh giá của Euromonitor International: tỷ lệ thanh toán vé máy
bay trực tuyến tại Việt Nam đạt khoảng 18,3% năm 2010, tăng lên 22,6% năm 2016 và ước
đạt 29% vào năm 2020.
Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch online đã đáp ứng cho các lứa tuổi đi du lịch khác
nhau, đáp ứng được các nhu cầu của hộ gia đình hay cá nhân; hành trình trải nghiệm của
khách hàng được chú trọng và quan tâm theo sát một cách triệt để. Khi sử dụng web hay
app có người dùng được hỗ trợ nhiều chức năng và các dịch vụ khác để hỗ trợ và thuận tiện
hơn rất nhiều cho khách hàng.

21


Biểu đồ 7 – Tại sao lại dùng ứng dụng dành cho du lịch tại Mỹ (nguồn Vnexpress)
3. Tình hình phát triển du lịch online trên thế giới
Theo báo cáo mới nhất từ ITU cho thấy, tới hết năm 2018, tổng lượng người sử dụng
Internet trên toàn cầu sẽ chiếm đến 51,2% dân số toàn cầu, tỷ lệ lớn nhất từ trước đến nay;
tương đương có hơn 4 tỷ người dùng internet trên thế giới, trong đó có hơn 2,5 tỷ người trên
thế giới kết nối internet thông qua thiết bị di động. Dịch vụ “Du lịch và khách sạn” được
xếp thứ hai trong 5 mối quan tâm hàng đầu của người dùng các thiết bị điện thoại thông
minh và máy tính bảng để truy cập internet, 63% khách du lịch sử dụng smartphone để tìm

kiếm thông tin và dịch vụ lịch như chuyến bay, khách sạn, thuê xe và thực hiện đặt dịch vụ
thông qua thiết bị di động. 72% khách du lịch mong muốn các chủ kinh doanh tạo điều kiện
để họ đặt lệnh qua điện thoại và 54% trong số đó hy vọng chủ kinh doanh tương tác với họ
qua thiết bị di động.

22


Biểu đồ 08 : Tỉ lệ truy cập trên di động so với tổng lượng truy cập mạng (Worldbank 2018)
Bên cạnh đó, Google đã nghiên cứu và cho thấy một lượng lớn người dùng
smartphone ở các nước thường xuyên dùng điện thoại của họ phục vụ cho chuyến du lịch
của họ, bao gồm các dịch vụ đặt vé, lên lịch trình và các dịch vụ khác. Trong đó, Châu Á là
khu vực có tỷ lệ dùng điện thoại thông minh cho chuyến du lịch, kỳ nghỉ của họ cao nhất.
Cụ thể số liệu được biểu diễn qua bảng số liệu như sau:
Nước

Phần trăm người dùng smartphone sử Phần
trăm
người
dùng
dụng điện thoại họ cho toàn bộ smartphone sử dụng điện thoại
chuyến đi (đặt lịch, tìm kiếm,...)
của họ để tra bản đồ

Mỹ

48%

61%


Brazil

67%

67%

Anh

45%

55%

Đức

27%

49%

Pháp

44%

51%

Ấn Độ

87%

55%


Hàn Quốc 53%

83%

Nhật Bản 59%

64%
23


Úc

45%

61%

Bảng 9: Phần trăm người dùng điện thoại thông minh cho chuyến du lịch, kỳ nghỉ (Nguồn:
How smartphones influence the entire travel journey in the U.S. and abroad - Think with
Google)
Phần trăm người dùng smartphone coi việc tìm kiếm khách sạn và máy bay trên thiết
bị điện thoại trở nên dễ dàng hơn:
Nước

Tìm kiếm hàng không

Tìm kiếm khách sạn

Mỹ

45%


46%

Brazil

64%

66%

Anh

42%

42%

Đức

33%

39%

Pháp

36%

44%

Ấn Độ

76%


77%

Hàn Quốc

52%

51%

Nhật Bản

49%

55%

Úc

43%

47%

Bảng 10: Phần trăm người dùng điện thoại thông minh cho tìm kiếm khách sạn và chuyến
bay (Nguồn: How smartphones influence the entire travel journey in the U.S. and abroad Think with Google)
Giá trị doanh thu của hàng không, khách sạn và OTA được kỳ vọng tăng ít nhất 6%
trong năm 2015. Trong các năm sau đó, doanh thu du lịch online được tính tạo ra ngày càng
tăng qua các năm và đến năm 2020 ước tính đạt 817.54 tỷ USD. Trong năm 2018, doanh thu
trực tuyến được xác định ở khu vực Bắc Mỹ, chỉ riêng nước Mỹ đã tạo ra khoảng 93.68 tỷ
USD qua doanh thu du lịch online, chiến hơn 13.5% tổng doanh thu du lịch trực tuyến trên
toàn cầu. Con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các năm tiếp theo. Trong
khoảng năm 2008-2018, số người đặt lịch trực tuyến tăng mạnh từ 40.6 triệu lên tới 64 triệu

người, đặc biệt người Brazil, Ấn Độ, Mỹ…

24


Biểu đồ 11 - Tổng doanh thu du lịch trực tuyến toàn cầu theo năm (2014 - 2020) (Nguồn:
Worldbank 2018)

Biểu đồ 12 - Tổng doanh thu du lịch trực tuyến theo quốc gia năm 2018 (Nguồn:
Worldbank 2018)

25


×