Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tiểu luận quản trị và KD quốc tế phân tích môi trường vĩ mô của canada, cơ hội và thách thức khi thâm nhập thị trường canada

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.37 KB, 19 trang )

I.

Môi trường vĩ mô của Canada
1. Môi trường chính trị- pháp luật
Canada giành độc lập ngày 1/7/1867 từ đế quốc Anh và ngày 1 tháng 7 hàng

năm là ngày Quốc khánh. Canada theo chế độ quân chủ lập hiến: Người đứng đầu
Nhà nước là Nữ hoàng Anh được đại diện bởi một vị Toàn quyền người Canada (do
Thủ tướng Canada đề nghị và được Nữ hoàng chấp thuận); Thủ tướng và nội các do
đảng nắm đa số hoặc liên minh đa số ghế tại Hạ viện cử ra. Quốc hội gồm Thượng
viện và Hạ viện. Thượng nghị sĩ do Toàn quyền cử theo khuyến nghị của Thủ
tướng, làm việc đến 75 tuổi. Hạ nghị sĩ được dân bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm.
Canada được đánh giá là đất nước có môi trường chính trị, an ninh ổn định.
Canada đã ký kết hiệp định thương mai tự do Bắc Mỹ với Mỹ và Mexico. Hiệp
định này giúp cho kinh tế 3 nước dễ dàng hơn. Từ đó, kinh tế Canada liên kết chặt
chẽ với kinh tế Hoa Kì trên nhiều phương diện. Từ năm 2012, Canada đã tăng
cường mở rộng quan hệ thương mại với nhiều nước thuộc nhiều khu vực trên thế
giới. Hiện nay, Canada cũng là 1 trong các quốc gia có mặt trong vòng đàm phán
của hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hiện nay, Canada có các chính sách bảo hộ các ngành công nghiệp trong
nước khá chặt chẽ bằng các hàng rào kỹ thuật, thuế quan cũng như phi thuế quan
đặc biệt là cho ngành công nghiệp sữa và gia cầm của Canada. (Với mức thuế đối
với các sản phẩm sữa nhập khẩu nước ngoài là 200 – 300% )
Canada là quốc gia có diện tích lớn thứ 2 thế giới (9,9 triệu người) và dân cư
ít (35 triệu người) vì vậy Canada có những chương trình thu hút dân nhập cư trên
khắp thế giới (với số dân nhập cư năm 2013 là 285.000 người) để đẩy mạnh kinh
tế, bổ sung nguồn nhân lực và làm tăng dân số. Canada có nhiều chương trình Di
Dân Thương Mại đặc biệt để thu hút các doanh nhân nhập cư vào quốc gia này như
ban hành các chính sách, quy chế nhằm đãi ngộ đối tượng này trong kinh doanh,
sinh sống, học hành cho cả gia đình họ. Bên cạnh đó nhiều tổ chức tư vấn và các



hãng Luật đã làm cầu nối cho Canada trên khắp thế giới, đặc biệt là hướng đến
châu Á.
2.

Môi trường văn hóa – xã hội
2.1

Dân tộc

Canada là một đất nước đa văn hóa với cư dân từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Các nhóm dân tộc ở Canađa bao gồm:
 Gốc Anh: 28%
 Gốc Pháp: 23%
 Gốc Châu Âu: 15%
 Thổ dân 2%
 Gốc Châu Á, Châu Phi và Ả Rập: 6%
 Gốc khác: 26 %
2.2

Tôn giáo

Theo số liệu năm 2001, 43% dân số Canađa theo đạo Thiên chúa (giảm từ
45% năm 1991), 29% theo đạo Tin lành, 2,6% theo đạo Cơ đốc, 16% không theo
đạo phái nào, còn lại là các đạo khác như đạo Islam, Hindu, đạo Phật v.v…
2.3

Ngôn ngữ

Canada sử dụng hai ngôn ngữ chính là tiếng Anh (chiếm 60%) và tiếng Pháp

(chiếm 23%, chủ yếu ở Québec và bởi 1/3 dân số ở New Brunswick). 17% dân số
sử dụng các ngôn ngữ khác (tiếng Trung Quốc, tiếng Italia, tiếng Đức…) là tiếng
mẹ đẻ. Hiện nay tiếng Trung Quốc đã được xếp vào vị trí thứ ba sau tiếng Anh và


tiếng

Pháp



được

sử

dụng

thường

xuyên

tại

các

gia

đình.

Tiếng Anh được sử dụng làm ngôn ngữ kinh doanh trên toàn lãnh thổ Canađa,

mặc dù khả năng giao tiếp bằng tiếng Pháp cũng cần thiết để bán sản phẩm hoặc
dịch vụ tại Québec.
2.4

Giáo dục và việc làm

Là một quốc gia đa văn hóa, đa tôn giáo vì vậy Canada khuyến khích người
dân tham gia vào mọi lĩnh vực của cuộc sống như văn hóa, xã hội, kinh tế và chính
trị với tư cách ngang bằng nhau bất kể chủng tộc hay sắc tộc.
Canada được đánh giá là một đất nước với trình độ nhận thức, học vấn chung
của toàn xã hội khá cao với hệ thống giáo dục đào tạo chất lượng và đội ngũ giáo
sư hàng đầu thế giới.
Hệ thống giáo dục Canada bao gồm các trường công lập và tư thục trải dài từ
mẫu giáo đến đại học. Đây là một nền giáo dục hiện đại và được đánh giá là một
trong những nền giáo dục tốt nhất trên thế giới. Tiêu chuẩn đào tạo được áp dụng
thống nhất trên toàn lãnh thổ, các trường tại Canada luôn được trang bị cơ sở vật
chất tiên tiến hiện đại và áp dụng những chương trình đào tạo cập nhật thường
xuyên để có thể trang bị đầy đủ nhất kĩ năng và kiến thức cho học sinh, sinh viên.
Với môi trường học tập đạt tiêu chuẩn quốc tế, và được áp dụng chất lượng kiểm
định nghiêm ngặt, bằng cấp tại Canada được công nhận tại tất cả các nước phát
triển. Sinh viên tốt nghiệp tại một trường Canada có thể dễ dàng sống và làm việc
Ngoài ra Canada có một nền giáo dục linh hoạt, luôn thay đổi để phù hợp với nhu
cầu tuyển dụng của các công ty hàng đầu, luôn gắn chất lượng đào tạo với tình hình
thị trường việc làm, nên khi ra trường, sinh viên theo học tại các trường Canada
thường có thể hoà nhập nhanh chóng vào môi trường làm việc chuyên nghiệp và có
một mức lương hấp dẫn.
Người dân Canada có mức sống cao với trên 65% người dân có nhà riêng và
sở hữu các loại hàng hóa sử dụng lâu dài như xe hơi, máy giặt,…



Bên cạnh đó Canada còn là một đất nước có phong trào nghệ thuật phát triển
rất mạnh mẽ, nhất là ở các thành phố lớn như: Toronto, Montreal, có hàng ngàn
công trình kiến trúc, phòng tranh, bảo tàng và học viện nghệ thuật
3.

Môi trường tự nhiên
3.1

Địa lý

Vị trí địa lý: Canađa là một quốc gia rộng lớn, nằm ở Bắc Mỹ, được bao bọc bởi
biển Bắc Đại Tây Dương ở phía Đông, biển Bắc Thái Bình Dương ở phái Tây, biển
Bắc Cực ở phía Bắc và tiếp giáp với Mỹ ở phía Nam.
Tổng diện tích: 9.970.610 km2, rộng thứ hai trên thế giới, trải dài qua sáu múi giờ.
Lãnh thổ Canađa kéo dài từ đỉnh Cape Columbia trên đảo Ellesmere (phía Bắc) đến
Middle Land ở hồ Erie (phía Nam). Khoảng cách Đông – Tây chỗ lớn nhất là 5.514
km từ Cape Spear Newfounland đến biên giới Yukon – Alaska.
Địa hình: Do diện tích lãnh thổ rộng lớn và trải dài nên ở Canađa có các yếu tố địa
lý rất khác biệt như có nhiều vùng núi đá cao hiểm trở và các vùng thảo nguyên
rộng lớn. Nhìn chung địa hình của Canađa tương đối bằng phẳng, có núi ở phía Tây
và các vùng đất thấp ở phía Đông Nam.
Khí hậu: Khí hậu Canada đặc trưng bởi tính đa dạng: nhiệt độ và lượng mưa tùy
thuộc vào từng miền và mùa. Đa phần Canada có 4 mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu và
đông. Nhiệt độ và thời tiết trong mỗi mùa của các miền cũng có thể khác nhau.
Mùa xuân: là mùa mưa ở phần lớn các miền của Canada. Nhiệt độ ban ngày tăng
đều đặn nhưng ban đêm thì khá mát mẻ. Nhiệt độ ban ngày bình quân của tháng ba,
tháng tư và đầu tháng năm là 12 C.
Mùa hè kéo dài từ khoảng tháng 6 đến tháng 9, thời tiết ấm dần theo thời
gian, nền nhiệt ban ngày dao động từ 200C đến 300C, thậm chí cao hơn. Riêng
miền nam Ontario và Quebec, khí hậu mùa hè có thể rất ẩm ướt. Khí hậu mùa hè

ở Toronto cũng như tại một số thành phố khác ở phương Tây: khá dễ chịu sau một
mùa đông dài, lạnh và không có nắng. Không những đối với người châu Á mà hầu
như người dân vào ở xứ sở này ai cũng thích mùa hè nhất, khi thời tiết ấm lên là cơ
hội để người ta làm đẹp và đổ ra phố và cũng là mùa của lễ hội và du lịch.


Mùa thu và mùa xuân là những mùa chuyển tiếp trong năm. Giai đoạn này,
thời tiết thường trở nên lạnh hoặc ấm hơn bình thường, lượng mưa tăng lên rõ rệt.
Mùa đông ở Canada thường rất lạnh, nhiệt độ luôn ở mức dưới 00C. Khắp nơi
đều có tuyết bao phủ suốt từ tháng 12 đến tháng 3, tháng 4. Chỉ riêng khu vực phía
Tây Nam British Columbia (bao gồm cả thành phố Victoria và Vancouver), dù đang
trong mùa đông nhưng nhiệt độ vẫn trên 00C và có mưa nhiều hơn là tuyết.
Thiên tai: Các cơn lốc xoáy từ phía Đông dãy núi Rocky do sự kết hợp các
luồng khí lớn từ Bắc Cực, Thái Bình Dương và khu vực đất liền Bắc Mỹ là nguyên
nhân chủ yếu gây ra mưa và tuyết ở Canađa.

3.2

Tài nguyên thiên nhiên:

Thứ tư trong danh sách các nước có tài nguyên thiên nhiên cao nhất là Canada.
Nhìn chung, cả nước có khoảng 33 USD. 2.000 tỷ đồng giá trị hàng hóa. Canada có
17,8% lượng cung dầu trên thế giới, cao nhất sau Ả-rập Xê-út. Nó cũng có trữ
lượng uranium lớn thứ hai trên thế giới và là nhà sản xuất gỗ lớn thứ 3 thế giới. Nó
cũng có dự trữ lớn của khí tự nhiên và phosphate. Canada có cùng quy mô với Hoa
Kỳ.
Canada có các mỏ khí đốt ngoài khơi rộng lớn ở vùng giáp với Đại Tây
Dương, có nguồn tài nguyên dầu khí Alberta và mỏ cát dầu Athabasca, về quy mô
chiếm 13% trữ lượng dầu toàn cầu, đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Arab Saudi và
Venezuela. Ngoài ra Canada còn có tài nguyên khoáng sản tự nhiên, tạo ra nguồn

lợi lớn từ việc xuất khẩu khoáng sản bao gồm thiếc, urani, vàng, niken, nhôm, thép,
quặng sắt, than cốc, và chì. Canada có các công ty hàng đầu thế giới trong việc sản
xuất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên như: vàng, nickel, uran, kim cương và chì.
Một số các công ty lớn nổi tiếng của Canada về việc sản xuất các sản phẩm dựa
trên nguồn tài nguyên thiên nhiên để cung cấp cho các ngành công nghiệp là
EnCana, Cameco, Goldcorp, và Barrick Gold. Trong danh sách 2.000 công ty lớn


nhất thế giới năm 2008 của báo Forbes Global, Canada có 69 công ty, xếp hạng 5
ngang với Pháp.


4.

Môi trường kinh tế
Theo IMF, Canada là nền kinh tế lớn thứ mười trên thế giới (tính theo giá

trị đô la Mỹ theo tỷ giá thị trường) và là một trong các quốc gia giàu nhất trên thế
giới, là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và thuộc
nhóm tám quốc gia phát triển (G8). Giống như các quốc gia phát triển khác,
ngành dịch vụ chiếm ưu thế trong nền kinh tế Canada, chiếm 3/4 nền kinh
tế Canada. Khác với các nước phát triển khác, Canada chú trọng vào khu vực sơ
khai, với khai thác gỗ và khai thác dầu mỏ là hai ngành quan trọng
nhất. Canada cũng có một khu vực chế tạo tương đối lớn, tập trung ở trung
tâm Canada, với ngành công nghiệp ô tô - xe máylà đặc biệt quan trọng nhất.
Mặc dù ngành công nghiệp sản xuất công nghiệp và mạnh mẽ. Nhưng phần
lớn GDP của Canada thực sự đến từ khu vực dịch vụ. Khu vực dịch vụ tiên tiến tạo
việc làm cho ba trong số bốn người Canada và chiếm khoảng 70% GDP của cả
nước. Nếu thời gian bạn gặp một người Canada đi trước mặt và thực hiện một đặt
cược với anh ấy rằng anh ta làm việc trong ngành công nghiệp dịch vụ. 70% bạn sẽ

giành chiến thắng.
Nền kinh tế của Canada đã thực sự tăng trưởng vào tháng Giêng năm 1989.
Khi Hiệp định Thương mại tự do có hiệu lực. Các thỏa thuận về cơ bản loại bỏ tất
cả các thuế quan (đó là các loại thuế đánh vào thương mại) giữa Mỹ và Canada.
Trong thực tế, doanh nghiệp Canada xuất khẩu hơn 70% hàng hóa qua Mỹ.
GDP bình quân đầu người (GDP/người) của Canada là 45.032 USD/người vào
năm 2017. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Canada đạt 6% trong
năm 2017, với mức tăng 2.683 USD/người so với con số 42.349 USD/người của
năm 2016.


GDP bình quân đầu người của Canada năm 2018 dự kiến sẽ đạt 47.734
USD/người nếu nền kinh tế Canada vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng GDP và
mức dân số như năm vừa rồi.
Canada được coi là một quốc gia dựa vào tài nguyên. Về cơ bản phần lớn tăng
trưởng kinh tế đến từ việc sử dụng và xuất khẩu các nguồn tài nguyên thiên nhiên
của riêng mình.
Chính sách tiền tệ và tài khóa Canada
Ngân hàng Trung ương Canada (Bank of Canada – BOC). Là cơ quan quản lý
chính khi nói đến quyết định chính sách tiền tệ của đất nước. Các quyết định về
chính sách tiền tệ được thực hiện bởi Hội đồng quản trị, được tạo thành từ các
thống đốc ngân hàng, các phó cao cấp và bốn Phó thống đốc khác.
Không giống như hầu hết các ngân hàng trung ương khác. BOC không có một
thời gian nhất định để thiết lập. Thực hiện thay đổi về chính sách của mình. Hội
đồng họp mỗi ngày và có thể thay đổi chính sách tiền tệ theo ý thích của họ bất cứ
lúc nào.
Nhiệm vụ cơ bản của BOC tương tự như các ngân hàng trung ương khác.
Ởchỗ chúng nhằm mục đích đảm bảo rằng giá trị đồng đô la Canada. Là ổn định và
tỷ lệ lạm phát của nước này trong mục tiêu 1-3% của họ. BOC thực hiện điều này
thông qua nghiệp vụ thị trường mở và điều chỉnh liên tục tỷ giá ngân hàng.

Hệ thống chuyển Giá trị lớn (LVTS)
BOC thực hiện nghiệp vụ thị trường mở của nó. Bằng cách sử dụng một
phương pháp gọi là Hệ thống chuyển Giá trị lớn (LVTS). Các LVTS cho phép ngân
hàng thương mại trên khắp Canada vay và cho vay tiền với nhau để họ có thể duy
trì các hoạt động hàng ngày của họ. Bây giờ, lãi suất tính trên các giao dịch này


được gọi là tỷ giá ngân hàng. Bằng cách thay đổi tỷ giá ngân hàng, các BOC về cơ
bản có thể kiểm soát lưu lượng tiền trong nền kinh tế.
Để minh họa điều này, hãy cho rằng tỷ giá ngân hàng được thiết lập ở 2,00%.
Trong một cuộc họp, BOC nhận ra rằng CAD mất giá trị nhanh hơn nhiều so với dự
kiến. Điều đó gây ra việc doanh nghiệp tăng giá hàng hóa họ bán và các dịch vụ mà
họ cung cấp. BOC sau đó quyết định nâng lãi suất ngân hàng 2.50%.
Bằng cách tăng tỷ giá ngân hàng. Lãi suất cần phải trả cho người cho vay tăng.
Làm giảm khả năng của các ngân hàng, các doanh nghiệp và người tiêu dùng lấy
nợ thêm. Bây giờ, kể từ khi có ít tiền trong túi. Thì chi tiêu của người tiêu dùng
giảm thế là ngăn ngừa bất kỳ lạm phát tiếp tục. Những gì doanh nghiệp nghĩ trong
tâm trí của họ là tăng giá khi không ai mua, phải không?
Các ngành kinh tế
4.2.1 Năng lượng
Canada là một trong số ít các quốc gia phát triển có xuất khẩu ròng (xuất
khẩu nhiều hơn nhập khẩu) năng lượng. Trữ lượng dầu và khí lớn tập trung chủ yếu
ở Alberta và lãnh thổ phía Bắc; ngoài ra còn ở các vùng lân cận của British. Xuất
khẩu các sản phẩm năng lượng ròng ở nước này chiếm khoảng 2,9% GDP trong
năm 2009. Canada nắm giữ trữ lượng dầu khí khổng lồ tập trung ở Lãnh thổ phía
Bắc, Alberta và British Columbia.
Columbia và Saskatchewan. Theo USGS, trữ lượng khổng lồ của Athabasca
Tar Sands khiến Canada thành nước đứng thứ hai thế giới về trữ lượng dầu mỏ,
sau Ả


Rập



Út. British

Columbia và Quebec,

cũng

như



ở Ontario, Saskatchewan, Manitoba và khu vực Labrador, là những nơi có tiềm
năng thủy điện rất lớn, đây là nguồn năng lượng phong phú, không tốn kém và thân
thiện với môi trường. Điều này phần nào giải thích tại sao Canada là một trong
những khu vực tiêu dùng năng lượng bình quân đầu người cao nhất thế giới.[29]


[30]

Năng lượng giá rẻ đã kích thích hoạt động và sáng tạo của một số ngành công

nghiệp quan

trọng,

như


ngành

luyện nhôm quy



lớn

ở Quebec, Alberta và British Columbia.
4.2.2 Nông nghiệp
Mặc dù có đất đai rộng lớn nhưng đất canh tác nông nghiệp của Canada chỉ
chiếm một tỷ lệ nhỏ và có điều kiện thời tiết luôn thất thường. Tuy nhiên, nông
nghiệp Canada đạt được nhiều thành tựu lớn. Canada là một trong những nhà cung
cấp lớn nhất thế giới về các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là lúa mì và các
hạt ngũ cốc. Canada là nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm nông nghiệp đến Hoa
Kỳ và còn cho cả châu Âu và Đông Á. Giống như tất cả các quốc gia phát triển
khác: tỷ lệ dân số làm việc trong khu vực nông nghiệp và mức đóng góp vào GDP
của ngành này đã giảm xuống đáng kể trong thế kỷ XX.
Giống

như

các

quốc

gia

phát


triển

khác,

sản

xuất nông

nghiệp của Canada nhận được nhiều trợ cấp và hỗ trợ của chính phủ. Tuy nhiên,
trong khuôn khổ của Tổ chức thương mại thế giới WTO, Canada là nước ủng hộ
mãnh mẽ việc giảm những trợ cấp bóp méo thị trường. Vào năm 2000, Canada chi
khoảng 4,6 tỷ CDN hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp. Trong đó 2,32 tỷ CDNthuộc
loại trợ cấp "hộp lam" của WTO, có nghĩa là nó không trực tiếp ảnh hưởng đến thị
trường, chẳng hạn như các khoản hỗ trợ cho nghiên cứu hoặc giảm nhẹ thiên tai.
Tổng số trợ cấp trị giá 848,2 triệu USD chỉ bằng 5% giá trị sản lượng cây trồng mà
họ đã cung cấp, là ngưỡng nhập WTO. Do đó, Canada, chỉ dùng 848,2
triệu USD trong tổng số 4,3 tỷ USD được WTO cho phép.
Năm lĩnh vực sản xuất nông nghiệp lớn nhất
-

Ngũ cốc và hạt có dầu (lúa mì, lúa mì cứng, yến mạch, lúa mạch, lúa

mạch đen, hạt lanh, cải dầu, đậu nành, lúa gạo, và ngô)
Các loại thịt đỏ (thịt bò trâu, bò, heo, bê, và thịt cừu)
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Nghề làm vườn


-


Thịt gia cầm và trứng

4.2.3 Dịch vụ
Khu vực này chiếm 75% việc làm của Canada và 78% GDP của đất nước.
Ngành này bao gồm các ngành sau; giao thông vận tải, kinh tế, y tế, xây dựng, ngân
hàng, truyền thông, bán lẻ, du lịch và chính phủ. Là một phần quan trọng của nền
kinh tế Canada, lĩnh vực phổ biến nhất là bán lẻ với một số tên nhượng quyền lớn
bao gồm Walmart và Future Shop. Giáo dục và chăm sóc sức khỏe là hai trong số
các ngành lớn nhất của Canada nhưng cả hai đều chịu ảnh hưởng của chính phủ.
Chăm sóc sức khỏe đã có sự tăng trưởng đáng kể trong thập kỷ qua và hiện là
ngành lớn thứ ba trong cả nước. Du lịch cũng được xếp hạng là một thành phần
quan trọng của ngành dịch vụ Canada.
4.2.4 Sản xuất
Sản xuất tại Canada chiếm khoảng $ 174 tỷ trong GDP, hơn 10% tổng GDP
của cả nước. Nhờ vậy, 1,7 triệu việc làm được duy trì và duy trì thông qua nhiều
ngành sản xuất chính ở Canada.
Sản xuất là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế của các quốc
gia phát triển. Nói chung, con đường phát triển của các nước giàu luôn là sự chuyển
đổi từ nền kinh tế được thúc đẩy bởi các ngành công nghiệp chính như nông nghiệp
sang nền kinh tế dựa trên nền sản xuất, sau đó chuyển sang nền kinh tế dựa trên
dịch vụ. Canada có một ngành công nghiệp dịch vụ sôi động và cũng có các ngành
công nghiệp chính và sản xuất rất sôi động hỗ trợ ngành dịch vụ. Sản xuất chiếm
hơn 10% GDP của Canada với các nhà sản xuất xuất khẩu hơn 350 tỷ đô la hàng
hóa và dịch vụ mỗi năm. Ngành công nghiệp sản xuất ở Canada đã tạo ra khoảng
1,7 triệu việc làm toàn thời gian và được trả lương cao trên toàn quốc. Trong số


những người chơi lớn nhất trong ngành này là các nhà sản xuất máy bay và ô tô với
miền Trung Canada lưu trữ các chi nhánh của các nhà sản xuất ô tô lớn của Nhật
Bản và Mỹ. Canada hiện là nhà xuất khẩu ô tô lớn thứ tư tính theo giá trị xuất khẩu

hơn 48,8 tỷ đô la xe trong năm 2016.
4.2.5 Khai thác mỏ
Khai thác đã là một trong những ngành công nghiệp chính ở Canada từ đầu
thế kỷ 16. Chính phủ tài trợ rất nhiều cho việc thăm dò và thăm dò khoáng sản,
nhưng có một tỷ lệ đáng kể các công ty nước ngoài tham gia tích cực vào ngành
khai thác mỏ Canada. Các sản phẩm khoáng sản thiết yếu được khai thác ở Canada
bao gồm các kim loại quý như bạch kim, vàng và bạc, kim loại cơ bản như niken,
đồng, sắt, chì và kẽm, kim cương cũng như các khoáng chất công nghiệp như kali,
đá vôi và thạch cao. Canada nắm giữ trữ lượng khoáng sản năng lượng đáng kể bao
gồm uranium và than. Bất chấp những chỉ trích nặng nề chống lại tác động môi
trường của ngành khai thác, Canada vẫn là một trong những quốc gia khai thác
hàng đầu và được xác định là một trung tâm chuyên môn và tài chính khai thác trên
toàn cầu.
4.2.6 Khai thác thủy hải sản
Canada có đường bờ biển dài nhất thế giới, đã khuyến khích sự phát triển của
ngành đánh bắt cá. Số lượng người khai thác cá thương mại làm việc với chiều dài
của bờ biển Canada Khoảng gần bằng khoảng 45.000. Phần lớn các hoạt động đánh
bắt diễn ra ngoài khơi Đại Tây Dương của đất nước từ Nunavut xuống biên giới
Mỹ. Ngoài ra còn có một số lượng đáng kể các hoạt động đánh bắt cá ở vùng biển
British Columbia là nơi sinh sản màu mỡ cho nhiều loài cá và hải sản khác. Hồ lớn
cũng trải qua một lượng thu hoạch cá tốt. Nhìn chung, ngành công nghiệp đánh cá
cung cấp hơn 120.000 người Canada có việc làm và là một yếu tố kinh tế cho
khoảng 1.500 cộng đồng ở cả vùng duyên hải và nông thôn Canada. Đóng góp
hàng năm của đánh bắt cá cho nền kinh tế ước tính khoảng 3,8 tỷ đô la.


5 . Môi trường công nghệ
Canada là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ thông
tin và máy tính, ngoài ra Canada còn là cường quốc trong các lĩnh vực viễn thông,
vận tải và cơ khí, đặc biệt hàng không vũ trụ, giao thông đô thị, vi điện tử, dụng cụ

y tế, phần mềm cao cấp, thủy điện, năng lượng hạt nhân, laser và quang điện tử,
công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm và thức uống, địa toán, công nghệ môi
trường và đại dương.
Năm 2011, Canada chi khoảng 29,9 tỷ CAD cho nghiên cứu và phát triển nội
địa. Tính đến năm 2012, Canada là quốc gia có 14 giải thưởng Nobel trong các lĩnh
vực vật lý học, khoa học, y học và xếp hạng thứ tư toàn cầu về chất lượng nghiên
cứu khoa học trong một nghiên cứu. Chứng tỏ Canada là một quốc gia năng động
và nhanh chóng bắt kịp được các tiến bộ công nghệ trên thế giới tạo điều kiện cho
các ngành công nghiệp phát triển.
Điều này tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất được sản phẩm với
chất lượng tốt hơn, nhiều tính năng hơn nên sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn.
Năm 2012, Canada có trên 28,4 triệu người sử dụng Internet, tức khoảng 83 %
tổng dân số. Đây là một con số cao chứng tỏ mức độ tiếp cận các xu hướng cũng
như thông tin của người dân quốc gia khá nhanh chóng.
Công nghệ của canada được thể hiện ở các lĩnh vực như vật liệu thông minh;
công nghệ 5G và ứng dụng 5G cho thành phố thông minh, internet vạn vật, trí tuệ
nhân tạo, robot, công nghệ sinh học..



II.

Cơ hội và thách thức khi thâm nhập thị trường Canada

Triển vọng kinh tế Canada:
Mặt dù bối cảnh kinh tế thế giới đang có chiều hướng tốt dần, trong những
năm gần đây Canada vẫn gặp một số trở ngại đối với những vấn đề tài chính quan
trọng. Dự báo sớm nhất là đến năm 2016 thì mới có đủ việc làm cho người lao
động.
Vào năm 2030, hầu hết những người Canada thuộc thế hệ “bùng nổ trẻ em”

(những người sinh vào cuối thập niên 1940 và vào thập niên 1950) sẽ rời khỏi thị
trường lao động.
Lực lượng lao động tăng chậm lại có nghĩa là tăng trưởng kinh tế của Canada
sẽ thuận lợi hơn so với thời kỳ dự báo.
Người nhập cư tăng không làm đảo lộn khuynh hướng già hóa của Canada
nhưng sẽ giữ cho tổng dân số tăng tương đối ổn định khoảng 1% mỗi năm.
Sự ảnh hưởng của việc phát triển các thị trường mới nổi như: Trung Quốc,
Brazil, Ấn Độ và Nga sẽ giữ cho giá hàng hóa nguyên liệu cao trong dài hạn.
Trong khi có nhiều cơ hội ở các nước đang phát triển, Hoa Kỳ vẫn là thị
trường XK quan trọng của Canada.
Lạm phát ổn định và giá cả hàng hóa cao sẽ giữ giá trị đồng đôla Canada ($)
mạnh, cao hơn 0,92 USD cho đến năm 2030.
1.

Quan hệ thương mại với Việt Nam
Việt Nam và Canada cótiềm lực kinh tế không nhỏ nhưng quan hệ kinh tế

chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Mặc dù quan hệthương mại giữa Việt


Nam và Canada tăng trưởng tương đối ổn định trong nhiều năm qua, trong đó Việt
Nam luôn xuất siêu vào Canada, chủng loại hàng hoá ngày càng đa dạng hơn
nhưng phải đến năm 2007, quan hệ kinh tế giữa 2 nước mới bắt đầu đầu có chuyển
biến đáng kể. Tính đến tháng 11 năm 2013, kim ngạch XK hàng hóa Việt Nam sang
Canađa đạt 1,38 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước.
2.

Các vấn đề thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi:
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Canada tăng trưởng tương đối ổn định


trong nhiều năm qua, trong đó Việt Nam luôn xuất siêu vào Canada, chủng loại
hàng hoá ngày càng đa dạng hơn.
Nhóm hàng thuỷ sản: Tôm đông lạnh vẫn là mặt hàng chủ lựctrong nhóm hàng
thuỷ sản của Việt Nam xuất vào Canada, chiếm trên 50% kim ngạch. Việt Nam và
Canada đã kí thoả thuận công nhận giấy kiểm tra chất lượng của nhau, nên đã hạn
chế được các lô hàng phải trả về, tạo điều kiện cho các nhà nhập khẩu Canada an
tâm hơn khi mua hàng của Việt Nam. Nhóm hàng nông sản: Sau một thời gian dài
kim ngạch liên tục suy giảm, các mặt hàng này đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng
mức độ tăng trưởng củatừng mặt hàng còn rất khiêm tốn. Nguyên nhân suy giảm
nhóm hàng này nói chung trong thời gian qua chủ yếu là do cuớc vận tải và tình
hình biến động chung của thị trường thế giới. Nhóm hàng đồ nội thất: Đây là nhóm
hàng XK tiềm năng của Việt Nam, kim ngạchtăngtrưởng cao và ổn định trong thời
gian vừa qua, đạt mức tăngtrưởng bình quântừ 60% đến 80%, có thời kì tăng đến
90%. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Canada tìm nguồn cung từ Việt Nam thay
cho nguồn cung từ Trung Quốc, nhất là những mặt hàng đòi hỏi chất lượng kĩ thuật
cao.


Trong năm qua, chính phủ Canada có một số điều chỉnh chính sách đối với
nền kinh tế. Biện pháp nhằm kích thích tăng mức tiêu dùng trong nước bao gồm:
giảm thuế GST (thuế liên bang) từ 7% xuống còn 6% và tới đây sẽ giảm tiếp 1%
nữa theo như cam kết của Chính phủ Đảng bảo thủ đương nhiệm ; giảmthuế suất,
thuế thu nhập cá nhân xuống còn 15%, đồng thời tăng mức miễn giảmthuếthu nhập
cá nhân. Đối với doanh nghiệp, chính phủ đãtiến hành chươngtrình cắt giảmthuếthu
nhập doanh nghiệptừ 22,1% xuống còn 15% vào năm 2012. Việc này đưa Canada
trở thành nước G7 có mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất vào năm 2012.
Canada tập trung tạo nhiều cơ hội kinh doanh hơn tại châu Á, bằng cách theo
đuổi các hiệp định bảo hộ và xúctiến đầutư song phương, đặc biệt với Trung Quốc
và Ấn Độ, hiệp địnhthương mạitự do với Hàn Quốc, khuôn khổ kinhtế chung với

Nhật Bản. Canada cũng đang xúc tiến đàm phán hiệp định tương tự với Việt Nam.
Khó khăn:
Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng trong khó khăn, các nền kinh tế đều
đang có xu hướng tăng cường các rào cản thương mại. Theo Thương vụ Việt Nam
tại Canada, các doanh nghiệp XK sang thị trường này cần lưu ý tuân thủ những qui
định Luật về Dán nhãn và quảng cáo hàng dệt may và Luật Thuế hải quan. Ngoài
ra, chất liệu sợi dùng trong quần áo trẻ em cần tuân thủ quy định về độ cháy.
Thương vụ Việt Nam tại Canada cũng cho biết, nhà XK và nhà nhập khẩu thường
giao dịch dựa trên cơ sở mẫu hàng, do vậy các mẫu hàng cần phải tuân thủ đúng
quy định vàtiêu chuẩn của Canada về antoàn, độ bền,trọnglượng, chấtliệu, chất
lượng.
Cũng theo dự báo của WTO trong thời gian tới do khủng hoảng kinh tế sẽ xảy
ra nhiều vụ kiện chống bán phá giá. Nhiều quốc gia sẽ áp dụng nhiều rào chắn kỹ
thuật nhằm bảo hộ cho hàng hóa sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp XK sẽ
ngày càng khó khăn hơn bởi các nguy cơ này.


Theo Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản Việt Nam (VASEP),từ giữatháng
7/2011, cơ quan kiểm tra chất lượng thực phẩm của Canada đã kiến nghị không cho
phép nhập khẩu cá tra, basa phile đông lạnh từ Việt Nam do phát hiện dư lượng
Enrofloxacin vượt quá mức cho phép. XK cá tra sang thị trường Canada bị ảnh
hưởng do Luật An toàn sản phẩm tiêu dùng của Canada có hiệu lực kể từ ngày
20/6/2011 đã nâng tiêu chuẩn Enrofloxacin có trong sản phẩm thủy sản lên không
quá 0,06ppm nên cá tra Việt Nam bị ảnhhưởng. Như vậy,các doanh nghiệp cần liên
tục cập nhật các quy định mới trong ngành để giảm thiểu rủi ro khi XK hàng hóa ra
thị trường nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia phát triển có yêu cầu cao về tiêu
chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm.
3.Chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế:
Chính sách thuế và thuế suất: Chỉ có Chính quyền Liên bang mới có quyền
áp đặt thuế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Canada. Bên cạnh đó, Chính

phủ Liên bang hiện đánh 7% thuế dịch vụ và hàng hóa (GST) với hầu hết các mặt
hàng và dịch vụ bán tại thị trường Canada. Chỉ có thực phẩm, địch vụ y tế, nha sỹ
và một vài dịch vụ, hàng hóa khác được miễnloạithuế này. Thuế tiêu thụ đặc biệt
của Liên bang đánh vào một số mặt hàng nhất định như đồtrang sức, thuốc lá, đồ
uống có cồn và xăng. Thuế bán lẻ nội bang (8% PST) đánh vào giao dịch bán lẻ
hàng hóa và dịch vụ và chủ yếu tác động đến giá bán lẻ, không tác động trực tiếp
đến hàng nhập khẩu.


KẾT LUẬN
Với xu hướng hội nhập ngày càng diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp Việt
Nam cần trước hết bảo vệ thị phần trong nước, sau đó mở rộng việc kinh doanh ra
thị trường nước ngoài nhằm tạo lợi thế cạnh tranh tốt hơn.
Qua phân tích, có thể thấy Canada là một thị trường năng động, mức độ tăng
trưởng cao, cơ cấu dân số trẻ, được đào tạo tốt cùng với đó là một nền hành chính
khá tốt cùng cơ sở hạ tầng hiện đại, sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp Việt Nam tìm
kiếm các cơ hội kinh doanh tại Canada. Bên cạnh những cơ hội, vẫn còn đó những
thách thức đến từ thái độ của chính quyền Canada với các nhà đầu tư nước ngoài và
các rào cản về kỹ thuật cần được xem xét. Hy vọng bài tiểu luận này đã giúp cho
người đọc có cái nhìn tổng quan nhất về môi trường vĩ mô của Canada.



×