ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
VỪ A SÀ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC H’MÔNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI XÃ LONG HẸ, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA
NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Hệ đào tạo
: Chính quy
Định hướng đề tài
: Hướng nghiên cứu
Chuyên ngành
: Kinh tế Nông nghiệp
Khoa
: Kinh tế và Phát triển nông thôn
Khóa
: 2015 - 2019
Thái Nguyên - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
VỪ A SÀ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC H’MÔNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI XÃ LONG HẸ, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA
NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Hệ đào tạo
: Chính quy
Định hướng đề tài
: Hướng nghiên cứu
Chuyên ngành
: Kinh tế Nông nghiệp
Khoa
: Kinh tế và Phát triển nông thôn
Khóa
: 2015 - 2019
Giáo viên hướng dẫn : TS. Kiều Thị Thu Hương
Thái Nguyên - 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
KT&PTNT Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình
của cô giáo, giảng viên hướng dẫn TS. Kiều Thị Thu Hương, em đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu việc sử dụng kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc
H’mông trong sản xuất nông nghiệp tại xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu, tỉnh
Sơn La nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu”.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa KT&PTNT, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng tất cả các
thầy – cô đã tận tình dìu dắt trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặt biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo TS. Kiều Thị Thu Hương, đã
tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn để em hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ xã, UBND xã Long Hẹ đã nhiệt tình chỉ
bảo, hướng dẫn em khi em về địa phương thực tập và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em
hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè và người thân đã giúp đỡ em tận tình trong
quá trình nghiên cứu khóa luận.
Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bài khóa luận của em
không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy – cô giáo và bạn bè để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 6 năm 2019
Sinh viên
Vừ A Sà
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các hình thức tham gia của cộng đồng địa phương. ................................12
Bảng 2.2. Xu hướng biến đổi khí hậu ở xã Long Hẹ. ...............................................25
Bảng 4.1. Thống kê phân loại đất theo mục đích sử dụng tại xã Long Hẹ năm 2018...... 36
Bảng 4.2. Cơ cấu cây trồng nông nghiệp của xã Long Hẹ năm 2018. ......................37
Bảng 4.3. Số lượng đàn gia súc, gia cầm tại xã Long Hẹ năm 2018. .......................38
Bảng 4.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến trồng trọt. ..........................................47
Bảng 4.5. Tác động của biến đổi khí hậu đến chăn nuôi. .........................................49
Bảng 4.6. Kết quả phân loại nhóm cây trồng xã Long Hẹ. .......................................50
Bảng 4.7. Cây trồng và vật nuôi bản địa có khả năng thích ứng BĐKH trên địa bàn
xã Long Hẹ. ...............................................................................................................51
Bảng 4.8. Lịch canh tác nương của người H’mông. .................................................54
Bảng 4.9. Kinh nghiệm trong dự báo thời tiết của dân tộc H’mông tại xã Long Hẹ. ......... 55
Bảng 4.10. Kiến thức bản địa về trồng trọt. ..............................................................60
Bảng 4.11. Kiến thức bản địa về chăn nuôi. .............................................................61
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng trong năm tại xã Long Hẹ. .............44
Hình 4.2. Biểu đồ số giờ nắng các tháng trong năm tại xã Long Hẹ. .......................45
Hình 4.3. Biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại xã Long Hẹ. ...........46
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HTTTCĐ
: Hiện tượng thời tiết cực đoan.
EU
: Châu Âu.
MONRE
: Bộ tài nguyên môi trường.
NAMA
: Các hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện
quốc gia.
RRA
: Đánh giá nhanh nông thôn.
HĐND
: Hội đồng nhân dân.
UBMTTQVN
: Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam.
PTDTBT
: Phổ thông dân tộc bán trú.
HTXNN
: Hợp tác xã nông nghiệp.
IIRR
: Viện Nghiên cứu Quốc tế.
IPCC
: Tổ chức nghiên cứu liên Chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên
hiệp Quốc.
ISDC
:Tổ chức chiến lược cắt giảm thảm họa của Liên hiệp Quốc.
LHQ
: Liên hiệp quốc.
PTNT
: Phát triển nông thôn.
UBND
: Ủy ban nhân dân.
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. ......................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung. .................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể. .................................................................................................3
1.3. Ý nghĩa của đề tài. ................................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học. .............................................................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn. ..............................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................5
2.1. Cơ sở lý luận. .......................................................................................................5
2.1.1. Các khái niệm liên quan. ...................................................................................5
2.1.2. Những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu. .................................................6
2.1.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu. ........................................................................8
2.1.4. Khái niệm kiến thức bản địa và sử dụng kiến thức bản địa trong thích ứng với
biến đổi khí hậu. ........................................................................................................15
2.2. Cơ sở thực tiễn. ..................................................................................................17
2.2.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới. .........................................................................17
2.2.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam. .........................................................................20
2.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống của nông dân đồng bào dân
tộc H’mông tại xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. ................................23
2.2.4. Vài nét phong tục văn hóa của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã
Long Hẹ. ....................................................................................................................25
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...31
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .....................................................................31
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................31
vi
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu. .........................................................................................31
3.2. Nội dung nghiên cứu. .........................................................................................31
3.3. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................................31
3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp. .................................................................................31
3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp. ...................................................................................32
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu. ..............................................................................33
3.3.4. Phương pháp phân tích số liệu. .......................................................................33
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................34
4.1. Đặc điểm của vùng nghiên cứu. .........................................................................34
4.1.1. Điều kiện tự nhiên. ..........................................................................................34
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. ...............................................................................36
4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn. .........................................................................42
4.2. Đánh giá hiện tượng thời tiết cực đoan và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
sản xuất nông nghiệp. ................................................................................................43
4.2.1. Đánh giá hiện tượng thời tiết cực đoan trên địa bàn xã Long Hẹ. ..................43
4.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp. .............................47
4.3. Các kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc H'mông trong đời sống sinh hoạt và
sản xuất. .....................................................................................................................49
4.3.1. KTBĐ của đồng bào dân tộc H’mông trong sản xuất. ....................................49
4.3.2. KTBĐ của đồng bào dân tộc H’mông trong dự báo thời tiết..........................55
4.3.3. Đặc điểm canh tác của đồng bào dân tộc H’mông. .........................................56
4.3.4. KTBĐ của đồng bào dân tộc H'mông trong phương pháp chọn giống...........59
4.3.5. Những kiến thức và kinh nghiệm nhằm thích ứng BĐKH của đồng bào dân
tộc H’mông tại xã Long Hẹ. ......................................................................................60
4.3.6 . Phương thức thu hoạch và bảo quản nông sản của dân tộc H’mông. ............62
4.4. Những Thuận lợi và khó khăn của đồng bào dân tộc H’mông trong việc vận
dụng các kiến thức bản địa trong thích ứng với BĐKH........................................... 62
4.4.1. Thuận lợi. ........................................................................................................62
4.4.2. Khó khăn. ........................................................................................................63
4.5. Đề xuất một số mô hình cây trồng thích ứng với BĐKH dựa vào kiến thức bản
địa. .............................................................................................................................65
vii
4.5.1. Mô hình trồng cây Táo mèo. ...........................................................................65
4.5.2. Mô hình trồng cây Sa nhân. ............................................................................71
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................75
5.1. Kết luận. .............................................................................................................75
5.1.1. Thực trạng BĐKH gây ảnh hưởng tới cây trồng vật nuôi tại xã Long Hẹ. ....75
5.1.2. Các KTBĐ của đồng bào dân tộc H’mông sản xuất nông nghiệp trong thích
ứng BĐKH. ...............................................................................................................76
5.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng kiến thức bản địa của đồng bào dân
tộc H’mông trên địa bàn xã Long Hẹ. .......................................................................77
5.1.4. Đề xuất nhân rộng mô hình. ............................................................................79
5.2. Kiến nghị. ...........................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81
I. Tài liệu tiếng việt .................................................................................................. 81
II. Tài liệu Internet ................................................................................................... 82
PHỤ LỤC .................................................................................................................83
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm,
BĐKH đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường của
nhân loại. Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai
nguy hiểm như sóng thần, bão tố, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng lên, lũ lụt, hạn
hán,…gây thiệt hại về tính mạng con người và trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Chính những điều này đã ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
và chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chịu ảnh hưởng của BĐKH
nhất trên thế giới, với các hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan như nhiệt độ tăng,
nước biển dâng, triều cường, xâm nhập mặn xảy ra nhiều hơn; hạn hán, lũ lụt và
thay đổi lượng mưa, trong đó hiện tượng xâm nhập mặn là vấn đề tác động trực tiếp
vào đời sống người dân vùng ven biển, đặc biệt là nông dân trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp.
Nước ta với 2/3 dân số phụ thuộc vào hoạt động sản xuất nông nghiệp thì sự
thay đổi và biến đổi này là điều khó khăn cho ngành nông nghiệp của chúng ta; đây
là ngành chịu tác động trực tiếp của khí hậu và bị tổn thương nhất do BĐKH. Nhận
thức rõ ảnh hưởng của BĐKH, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ban hành Quyết định
số 270/QĐ-BNN-KHCN, ngày 05/9/2008 về Chương trình hành động thích ứng với
BĐKH cho ngành nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2008 – 2020, nhằm nâng cao
khả năng giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, đảm bảo phát triển nông nghiệp ổn
định, bền vững lâu dài.
Miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng có đặc điểm khí hậu
nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á, ở đây khí
hậu theo mùa rõ rệt, mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 70 - 80%
lượng nước trong năm, mùa khô từ tháng 11 đến 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm
20 - 25% lượng mưa trong năm, khí hậu lạnh về mùa đông, nóng ẩm về mùa hạ.
Trong đó, xã Long Hẹ là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Châu tỉnh
Sơn La, xã cách trung tâm huyện hớn 48km; có tổng diện tích đất tự nhiên 11.558
2
ha trong đó đất Nông nghiệp là 9.457 ha (gồm đất sản xuất nông nghiệp: 3.172 ha,
đất lâm nghiệp: 6.278 ha); đất phi nông nghiệp 225,62 ha trong đó riêng đất ở 103
ha; đất chưa sử dụng 1.875.5 ha. Nông nghiệp là nền kinh tế chủ yếu của xã. Xã
Long Hẹ có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi suối, núi nền đường giao thông đi lại
còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các thôn bản vùng cao.Trong những năm qua trên
địa bàn xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan kéo dài như sương muối, rét
đậm, nắng nóng kéo dài thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp; lũ quét, sạt lở đất thất
thường,... làm cho nền nông nghiệp của xã đang bị đe dọa. Tình hình dịch bệnh trên
cây trồng ngày một gia tăng, nông dân bị mất mùa thường xuyên phải thay đổi
giống cây trồng mới, năng suất, chất lượng, nông sản giảm mạnh, ảnh hưởng tới
sinh kế nông dân và nhất là người dân ở các bản vùng cao. Với những gì đang xảy
ra và còn tiếp tục sẽ đến trong những năm tiếp theo. Ngành nông nghiệp của huyện
đã chỉ đạo và xây dựng nhiều dự án, đề tài nghiên cứu về BĐKH nhưng chủ yếu thử
nghiệm chọn tạo giống cây trồng thích ứng, đưa một số giống mới có khả năng
chống chịu với BĐKH. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều kết quả nghiên cứu,
đánh giá các hoạt động thích ứng với BĐKH của hộ nông dân, đặc biệt là các hộ
người dân tộc H'mông trong sản xuất nông nghiệp. Để tìm hiểu các biện pháp thích
ứng của bà con dân tộc H’mông áp dụng các kiến thức bản địa để ứng phó với biến
đổi khí hậu và tìm hiểu các cơ quan có liên quan hướng dẫn nông dân thực hiện các
biện pháp, hoạt động để thích ứng với các hiện tượng thời tiết biến động phức tạp,
tôi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu việc sử dụng kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc
H’mông trong sản xuất nông nghiệp tại xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu, tỉnh
Sơn La nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu các kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc H’mông tại
xã Long Hẹ trong sản xuất nông nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, đưa ra
định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng các
kiến thức bản địa giúp bà con dân tộc H’mông có thêm kiến thức để ứng phó với
biến đổi khí hậu hiện nay và trong tương lai.
3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu được những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản
xuất nông nghiệp tại xã Long Hẹ.
- Tìm hiểu được việc sử dụng các kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc
h’mông trong sản xuất nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Đánh giá được những thuận lợi khó khăn của đồng bào dân tộc H’mông
trong việc vận dụng KTBĐ và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp
dụng hoạt động thích ứng với hiện tượng biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan.
- Đưa ra và đề xuất được mô hình thích ứng BĐKH sử dụng kiến thức bản
địa của đồng bào dân tộc H’mông trong sản xuất nông nghiệp.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài bổ sung thông tin về tác động của BĐKH và tìm hiểu các kiến thức
bản địa của đồng bào dân tộc H’mông trong sản xuất nông nghiệp để thích ứng với
biến đổi khí hậu.
Xác định, bổ sung một số hoạt động thích ứng với BĐKH và các kiến thức
bản địa của đồng bào dân tộc H’mông trong sản xuất nông nghiệp để thích ứng với
BĐKH.
Cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và cơ quan
quản lý tài nguyên thiên nhiên trong giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến
đổi khí hậu.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua đề tài xác định được các hoạt động thích ứng với BĐKH và các kiến
thức bản địa của đồng bào dân tộc H’mông trong sản xuất nông nghiệp để ứng phó
với BĐKH, từ đó làm cơ sở để đánh giá, lựa chọn các phương pháp, biện pháp thích
hợp nhất để giảm thiểu tác động của BĐKH tới đời sống và sản xuất nông nghiệp
của đồng bào dân tộc H’mông tại xã Long Hẹ huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp cho người dân trong sản xuất
nông nghiệp tại xã Long Hẹ nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động thích
ứng với BĐKH các kiến thức bản địa của người dân trong ứng phó với BĐKH, để
4
nâng cao đời sống và sản xuất của người dân vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn cả
nước.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để nhân rộng, ứng dụng các hoạt động
thích ứng với BĐKH và các kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc H'mông trong
ứng phó với BĐKH.
Vận dụng kiến thức bản địa cũng như thực tiễn của người dân trong
cuộc sống và sản xuất để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Xây dựng được kế hoạch phòng tránh thiên tai, có hệ thống thông tin
liên lạc và xây dựng được lực lượng nòng cốt có chuyên môn, nghiệp vụ về
giảm nhẹ thiên tai, lực lượng tình nguyện viên để hướng dẫn và hỗ trợ nhân
dân trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
5
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm liên quan
Biến đổi khí hậu là những ảnh hưởng có hại của khí hậu, là những biến đổi
trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến
thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của hệ sinh thái tự nhiên hoặc đến hoạt
động hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người (Theo
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH).[13]
Nghiên cứu của ISDC (2008), đưa ra khái niệm về BĐKH: là sự biến động
giữa năm này và năm khác được ghi nhận qua các số liệu thống kê của các điều kiện
bất thường như: Bão, lụt, hạn hán bất thường. Quan điểm ở đây về BĐKH chính là
sự ghi nhận lại những hiện tượng bất thường theo thời gian. Mốc đánh dấu thời gian
BĐKH từ 30 năm trở lên.[13]
Theo Rex và đồng tác giả (2007), BĐKH ở Việt Nam đó là gia tăng nhiệt độ
và ngày càng nóng hơn vào mùa hè và nhiệt độ cực thấp, kéo dài vào mùa đông,
cũng như tần suất, cường độ của lụt, hạn, bão, rét hại và mưa thất thường xảy ra
trong năm. BĐKH là những thay đổi của các yếu tố khí hậu hoặc các hiện tượng khí
hậu cực đoan không theo một xu thế nhất định (khoảng thời gian xem xét ngắn hơn
BĐKH). BĐKH với các biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển
dâng là do các hoạt động kinh tế - xã hội của con người gây phát thải quá mức gây
hiệu ứng nhà kính.[6]
Định nghĩa chung nhất cho sự biến đổi khí hậu. BĐKH là sự thay đổi các đặc
điểm mang tính thống kê của hệ thống khí hậu khi xét đến những chu kỳ dài hoặc
hàng thập kỷ hoặc lâu hơn, mà không kể đến các nguyên nhân theo đó, những thay
đổi bất thường trên những chu kỳ ngắn hơn một vài thập kỷ, như El Nino, không thể
hiện sự thay đổi khí hậu. Thuật ngữ này đôi khi được sử dụng để nhắc đến những
trường hợp đặc biệt của biến đổi khí hậu do tác động của hoạt động con người; ví
dụ, trong công ước khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations
Framework Convention on Climate Change) định nghĩa biến đổi khí hậu là "là sự
6
thay đổi của khí hậu mà hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động của hoạt động con
người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là những biến
thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài". Trong định
nghĩa cuối thay đổi khí hậu đồng nghĩa với ấm lên toàn cầu.[7]
2.1.2. Những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu
2.1.2.1. Nguyên nhân do tự nhiên
Những nhân tố có thể làm cho sự biến đổi khí hậu xuất hiện là thay đổi bức xạ
khí quyển, bao gồm các quá trình như biến đổi bức xạ mặt trời, độ lệch quỹ đạo của
Trái Đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa và sự thay đổi nồng độ khí
nhà kính. Nhiều phản ứng khác nhau của môi trường về biến đổi khí hậu có thể tăng
cường hoặc giảm bớt các biến đổi ban đầu. Một số thành phần của hệ thống khí hậu,
chẳng hạn như các đại dương và chỏm bằng, phản ứng chậm với biến đổi bức xạ
mặt trời vì khối lượng lớn. Do đó, hệ thống khí hậu có thể mất hàng thế kỷ hoặc lâu
hơn để phản ứng hoàn toàn với những biến đổi từ bên ngoài.[13]
Bao gồm thay đổi cường độ sáng của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt
trời (Sunspots), các hoạt động núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay
của trái đất.bao gồm các biến đổi trong cường độ ánh sáng mặt trời.[3]
Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng lượng
chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Cụ thể là từ khi
tạo thành Mặt trời đến nay gần 4,5 tỷ năm cường độ sáng của Mặt trời đã tăng lên
hơn 30%. Như vậy có thể thấy khoảng thời gian khá dài như vậy thì sự thay đổi
cường độ sáng mặt trời là không ảnh hưởng đáng kể đến BĐKH.[5]
Núi lửa phun trào - Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí
quyển một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi và tro
vào bầu khí quyển. Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong
nhiều năm. Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa, các sol khí
phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì vậy chúng có
tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất.
Đại dương ngày nay - Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống
khí hậu. Dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh. Thay đổi
trong lưu thông đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua sự chuyển động
7
của CO2 vào trong khí quyển. Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất - Trái đất quay
quanh Mặt trời với một quỹ đạo. Trục quay có góc nghiêng 23,5°. Thay đổi độ
nghiêng của quỹ đạo quay trái đất có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ. Tốc độ thay
đổi cực kỳ nhỏ có thể tính đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy có thể nói không ảnh
hưởng lớn đến BĐKH.[7]
2.1.2.2. Nguyên nhân do con người gây ra
Trái đất chịu sự tác động mạnh mẽ của con người hàng nghìn năm qua,các
hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của con người với số lượng không ngừng
tăng lên, nhất là từ thế kỷ 18 thời kỳ nhảy vọt về công nghiệp, khoa học kĩ thuật.
Cho tới ngày nay các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, không những thế nó còn
mang lại những hậu quả hết sức nặng nề khi con người chỉ biết khai thác mà không
biết bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.[1]
Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Ủy Ban Liên Chính Phủ về
BĐKH thì nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt động của con người.
Trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu, các yếu tố nhân sinh cũng ảnh hưởng đến khí
hậu. Quan điểm khoa học về biến đổi khí hậu được nhiều người đồng ý là “khí hậu
đang thay đổi và những thay đổi này một phần lớn do tác động của con người”. Do
đó, các cuộc thảo luận đang hướng vào 2 cách, một là giảm tác động của con người
và tìm cách thích nghi với sự biến đổi đã từng xảy ra trong quá khứ và được dự kiến
xảy ra trong tương lai.[13]
Vấn đề được quan tâm nhất trong yếu tố nhân sinh là việc tăng thêm lượng
khí CO2 do đốt nhiên liệu hóa thạch, tạo thành các sol khí tồn tại trong khí quyển và
sản xuất xi măng. Các yếu tố khác như sử dụng đất, sự suy giảm ôzôn và phá rừng,
cũng góp phần quan trọng làm ảnh hưởng đến khí hậu, vi khí hậu.
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng
ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than,
dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu
ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất. Những số liệu về
hàm lượng khí CO2 trong khí quyển được xác định từ các lõi băng được khoan ở
Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà và tan băng (khoảng
18.000 năm trước), hàm lượng khí CO2 trong khí quyển chỉ khoảng 180 - 200 ppm
8
(phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ tiền công nghiệp (280
ppm). Từ khoảng năm 1.800, hàm lượng khí CO2 bắt đầu tăng lên, vượt con số
300ppm và đạt 379 ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ
tiền công nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm
qua.[6]
Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí metan (CH4), oxit nitơ (N2O)
cũng tăng lần lượt từ 715ppb (phần tỉ) và 270 ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên
1774 ppb (151%) và 319 ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí
chlorofluorocarbon vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp
nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ozon bình lưu, chỉ mới có trong khí
quyển do con người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát
triển.Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc
tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng
lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,… đóng góp khoảng một nửa
(46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất
nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%,
còn lại (3%) là từ các hoạt động khác.[13]
2.1.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu
2.1.3.1. Khái niệm thích ứng với biến đổi khí hậu
Thích ứng là một khái niệm rất rộng và khi áp dụng vào lĩnh vực BĐKH nó
được dùng trong rất nhiều trường hợp. Sự thích ứng với khí hậu là một quá trình
qua đó con người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khoẻ, đời
sống và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại.[6]
Khả năng thích ứng đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động,
xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra hay thực
sự đã và đang xảy ra của khí hậu. Sự thích ứng có thể là tự phát hay được chuẩn bị
trước và có thể được thực hiện để đối phó với những biến đổi trong nhiều điều kiện
khác nhau.[7]
Sự thích ứng còn có nghĩa là tất cả những phản ứng đối với BĐKH nhằm làm
giảm tính dễ bị tổn thương. Sự thích ứng cũng còn có nghĩa là các hành động tận
dụng những cơ hội thuận lợi mới nảy sinh do BĐKH. Trong việc đánh giá những
9
tác động của BĐKH, nhất thiết phải kể đến sự thích ứng. Cây cối, động vật và con
người không thể tiếp tục tồn tại một cách đơn giản như trước khi có BĐKH nhưng
hoàn toàn có thể thay đổi các hành vi của mình. Cây cối, động vật và các hệ sinh
thái có thể di cư sang một khu vực mới. Con người cũng có thể thay đổi hành vi để
đối phó với những điều kiện khí hậu khác nhau, nếu như cần thiết thì cũng có thể di
cư. Để giải thích đầy đủ về tính dễ bị tổn thương do BĐKH, sự đánh giá tác động
cần phải tính đến quá trình tất yếu sẽ xảy ra: sự thích ứng của các đối tượng tác
động. Không có đánh giá về những quá trình thích ứng, nghiên cứu tác động sẽ
không thể đánh giá chính xác và đầy đủ những ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH. Một
lý do nữa cho đánh giá thích ứng là giúp cho những nhà lập chính sách biết có thể
làm gì để giảm thiểu các rủi ro của BĐKH.[6]
2.1.3.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên cộng đồng
BĐKH là một trong những thách thức mà người nghèo phải đối mặt. Để có
thể giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương một cách hiệu quả, việc thích ứng với biến
đổi khí hậu phải là một phần trong công tác ứng phó tổng thể với biến đổi khí hậu
và có mục đích xây dựng khả năng chống đỡ và phục hồi để cộng đồng đứng vững
trước một loạt những cú sốc và căng thẳng mà họ phải đối mặt. Những biện pháp
truyền thống đối phó với BĐKH như xây dựng hệ thống đê, mương, các công trình
điều tiết và phân lũ, dự báo thời tiết,… đang được khai thác tích cực. Tuy nhiên,
những chiến lược thích ứng với BĐKH hiện nay sẽ thay đổi khái niệm thích ứng
chuyển từ bị động đối phó thành chủ động phòng ngừa, đưa những ảnh hưởng tiềm
ẩn của BĐKH như là một chỉ dẫn quan trọng cho việc hoạch định chính sách, khác
với kiểu thích ứng “trong và chờ” truyền thống. Thích ứng dựa vào cộng đồng đòi
hỏi cách tiếp cận tổng hợp, kết hợp giữa kiến thức bản địa với các chiến lược tiên
tiến nhằm giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương trong khi vẫn tăng cường năng lực
thích ứng để đối mặt với những thách thức và biến động mới. Thích ứng dựa vào
cộng đồng liên quan đến 4 chiến lược.
- Thúc đẩy các chiến lược sinh kế có khả năng chống đỡ và phục hồi, cùng
lúc kết hợp với đa dạng hóa nguồn thu nhập và nâng cao năng lực lập kế hoạch và
quản lý rủi ro.
10
- Các chiến lược giảm nhẹ rủi ro do thiên tai để giảm tác động của hiểm họa,
đặc biệt là lên những hộ gia đình và cá nhân dễ bị tổn thương.
- Nâng cao năng lực cho xã hội dân sự tại địa phương và các cơ quan chính
phủ để họ có thể hỗ trợ tốt hơn các cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân trong nỗ lực
ứng phó với biến đổi khí hậu của nhóm các đối tượng này.
- Vận động chính sách và huy động xã hội để giải quyết những nguyên nhân
gốc rễ của tình trạng dễ bị tổn thương, chẳng hạn như quản trị kém, thiếu sự kiểm
soát đối với các nguồn lực, hoặc tiếp cận hạn chế tới các dịch vụ cơ bản.[5]
2.1.3.3. Các nhóm phương pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
Có rất nhiều phương pháp thích ứng có khả năng được thực hiện trong việc
đối phó với BĐKH. Bản báo cáo đánh giá thứ 2 của Ban liên chính phủ (IPCC) đã
đề cập, miêu tả 228 phương pháp thích ứng khác nhau (IPCC, 1995). Cách phân
loại phổ biến là chia các phương pháp thích ứng ra làm 8 nhóm.
+ Chấp nhận tổn thất: Tất cả các phương pháp thích ứng khác có thể được so
sánh với cách phản ứng cơ bản: “không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp
nhận tổn thất. Trên lý thuyết chấp nhận tổn thất xảy ra khi bên chịu tác động không
có khả năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào (hay ở cộng đồng rất nghèo khó)
hay ở nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao so với sự rủi ro hay
thiệt hại có thể.
+ Chia sẻ tổn thất: Loại phản ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn
thất giữa một cộng đồng dân cư lớn. Cách thích ứng này thường xảy ra trong một
cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp. Trong xã hội
truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ những tổn thất giữa cộng đồng mở
rộng, như giữa các hộ gia đình, họ hàng, làng mạc hay các cộng đồng nhỏ tương tự.
Các cộng đồng lớn phát triển cao chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ của cộng
đồng, phục hồi và tái thiết các quỹ công cộng. Chia sẻ tổn thất cũng có thể được
thực hiện thông qua bảo hiểm cá nhân.
+ Làm thay đổi nguy cơ: Ở một mức độ nào đó người ta có thể kiểm soát
được những mối nguy hiểm từ môi trường. Đối với một số hiện tượng “tự nhiên”
như là lũ lụt hay hạn hán, những biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát lũ lụt
(đắp đập, đào mương, đắp đê). Đối với BĐKH, có thể điều chỉnh thích hợp làm
11
chậm tốc độ BĐKH bằng cách làm giảm phát thải khí nhà kính và cuối cùng là ổn
định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Theo hệ thống của UNFCCC, những
phương pháp được đề cập đó được coi là sự giảm nhẹ BĐKH và là phạm trù khác
với các biện pháp thích ứng.
+ Ngăn ngừa các tác động: Là hệ thống các phương pháp thường dùng để
thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi và bất ổn về khí hậu.
+ Thay đổi cách sử dụng: Khi những rủi ro của BĐKH cho là sự tiếp tục các
hoạt động kinh tế là không thể được hoặc rất mạo hiểm, người ta có thể thay đổi
cách sử dụng. Ví dụ một người nông dân có thể chọn việc thay thế bằng những cây
trồng khác phù hợp với thời tiết khí hậu khác. Tương tự, đất trồng trọt có thể trở
thành đồng cỏ hay rừng, hoặc có những cách sử dụng khác như làm khu giải trí, làm
nơi trú ẩn của động vật hoang dã hay công viên quốc gia.
+ Thay đổi hoặc chuyển địa điểm: Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay
đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế. Ví dụ việc chuyển các cây trồng chủ
chốt và canh tác ra khỏi khu vực ngập úng, sạt lở đến khu vực khác thuận lợi hơn và
có thể thích hợp hơn cho cây trồng.
+ Nghiên cứu: Quá trình thích ứng có thể phát triển bằng cách nghiên cứu
lĩnh vực công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng.
+ Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Một kiểu hoạt động
thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công
cộng và giáo dục dẫn đến việc thay đổi hành vi. Những hoạt động đó trước đây ít
được để ý đến và ít được ưu tiên, nhưng nay tầm quan trọng của chúng tăng lên do
cần có sự hợp tác của nhiều cộng đồng, lĩnh vực, khu vực trong việc thích ứng với
BĐKH.
Như vậy, sự thích ứng diễn ra ở trong tự nhiên và hệ thống kinh tế xã hội của
con người. Thích ứng với BĐKH điều quan trọng chính là sự phù hợp với điều kiện
tự nhiên và khả năng kinh tế, phong tục tập quán của con người ở mỗi vùng miền
khác nhau. Trong đề tài này, sẽ nghiên cứu sâu vào các biện pháp ngăn ngừa tác
động và thay đổi phương pháp canh tác của nông hộ tại vùng nghiên cứu như thế
nào nhằm thích ứng với BĐKH và việc sử dụng các kiến thức bản địa của đồng bào
dân tộc thiểu số trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu nơi đây.[6]
12
2.1.3.4. Bài học và thách thức trong thích ứng dựa vào cộng đồng
Mặc dù, thích ứng dựa vào cộng đồng mới được phát triển gần đây nhưng đã
xuất hiện những thách thức nhất định và một số bài học đã được đúc kết, bên cạnh
những vấn đề liên quan tới tính sẵn có và mức độ tin cậy của nguồn thông tin và dữ
liệu về BĐKH, chất lượng quá trình tham vấn trong thích ứng dựa vào cộng đồng,
nhân rộng mô hình, kiểm tra và đánh giá. Có thể kể tới các vấn đề chính sau:[2]
Bảng 2.1: Các hình thức tham gia của cộng đồng địa phương.
Hình thức
Đặc điểm
Người tham gia được thông báo về những gì đã, đang và
sẽ xảy ra. Những thông tin này được cung cấp bởi chính
Tham gia bị
động
quyền địa phương hay từ những dự án. Tuy nhiên, không
có sự lắng nghe những ý kiến phản hồi từ cộng đồng.
Những thông tin được đem ra chia sẻ thuộc về những
chuyên gia bên ngoài
Tham gia bằng
cách cung cấp
thông tin
Người dân tham gia bằng cách trả lời các câu hỏi được
đưa ra bởi các nghiên cứu viên thực địa bằng phương
pháp bảng hỏi hay các phương pháp tương tự. Người dân
địa phương không có cơ hội tham gia vào quá trình tìm ra
kết quả, cũng như kiểm chứng tính chính xác
Tham gia thông
qua thảo luận
Người tham gia cùng thảo luận và các nhà khoa học/điều
tra nghe những quan điểm này. Những nhà khoa học này
sẽ xác định các vấn đề và giải pháp, có thể có sự điều
chỉnh nhỏ từ những phản hồi của người dân. Tuy nhiên,
quá trình tham vấn cộng đồng này lại không bao gồm quá
trình ra quyết định, và những nhà khoa học này không bắt
buộc phải xem xét tới quan điểm của cộng đồng
Mọi người tham gia bằng các cung cấp nguồn lực (như
nhân lực) để đổi lại với thức ăn, tiền mặt hay các giá trị
Tham gia với
những động cơ
về mặt vật chất
Tham gia ở chức
vật chất tương tự. Nhiều nghiên cứu triển khai trên đồng
ruộng rơi vào trường hợp này khi người dân nhường đất
canh tác cho các nhà khoa học, nhưng họ lại không tham
gia vào quá trình triển khai thử nghiệm hay học hỏi. Do
đó, có thể thấy là, mọi người cũng sẽ kết thúc việc tham
gia nếu các động cơ vật chất không còn
Người dân tham gia bằng cách lập những nhóm phù hợp
13
năng nhất định
với những yêu cầu đặt ra trước đó của dự án. Sự tham gia
này không phải ngay từ giai đoạn đầu quá trình lập kế
hoạch của dự án mà thường sau khi những quyết định
quan trọng đã được thông qua. Phương thức này có tính
phụ thuộc nhiều vào những đối tượng bên ngoài hơn là
chính cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng ngay từ đầu quá trình xây
dựng dự án ở địa phương. Do đó họ có thể có những
quyết định liên quan tới các kế hoạch hành động,và thiết
lập một tổ chức chính quyền địa phương mới – hay tăng
Tham gia có tính
tương tác
cường năng lực cho chính quyền hiện tại. Nó có xu
hướng liên quan tới phương pháp nghiên cứu mang tính
liên ngành – tức là xem xét tới nhiều quan điểm khác
nhau, áp dụng quá trình nghiên cứu tổng hợp và có cấu
trúc. Nhóm tham gia này đại diện cho quyết định của
cộng đồng, do đó đảm bảo cộng đồng có tác động trong
việc duy trì cơ cấu tổ chức hay thực hiện chính sách
(Nguồn: Pretty 1995)[7]
2.1.3.5. Những thích ứng trong sản xuất Nông nghiệp
- Thích nghi trong chọn giống: việc có được giống tốt thích nghi với điều
kiện của vùng là yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng cũng như
khả năng chống chịu với những thay đổi của các tác nhân từ bên ngoài. Vì vậy trong
bối cảnh diễn biến của BĐKH, thích nghi trên phương diện chọn giống tốt là điều
kiện đảm bảo năng suất và chất lượng của nông sản.[6]
Như vậy, để thích nghi với BĐKH trong hoạt động sản xuất nông nghiệp chúng
ta cần lựa chọn những giống có khả năng thích nghi trước tác động của BĐKH. Đặc
biệt là những giống có nguồn gốc bản địa, đã trải qua một thời gian dài chuyển đổi
để thích nghi trong những điều kiện sản xuất khó khăn. Mặt khác trong quá trình
nghiên cứu thích nghi với BĐKH trong lĩnh vực giống cây trồng và vật nuôi cần
phải nghiên cứu từng loại giống thích nghi trong mỗi vùng và điều kiện cụ thể.
- Thích nghi phương thức sản xuất: bao gồm thay đổi cơ cấu cây trồng trên
một đơn vị diện tích hay liên kết các loại cây trồng và vật nuôi trong một hệ thống
sản xuất. Việc thay thế phương thức sản xuất độc canh bằng các phương thức kết
14
hợp nhiều cây, con. Thay đổi phương thức sản xuất quá chú trọng vào đầu tư phân
bón và kỹ thuật công nghệ cao bằng các kiến thức bản địa thích hợp trong điều kiện
BĐKH, đặc biệt là đối với nông dân có điều kiện kinh tế thấp.[7]
Để thích nghi với các BĐKH các vùng khác nhau, phải có cách bảo tồn trong
nông nghiệp, chất hữu cơ trong đất và đối phó với các rủi ro trong sản xuất. Vì vậy
việc luân canh cây trồng, mô hình nông lâm kết hợp, hệ thống cây trồng bậc thang
và các hệ thống canh tác kết hợp khai thác đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều vùng
được xem là thích nghi trong phương thức sản xuất.
- Thời vụ sản xuất của hệ thống cây trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố thời tiết
khí hậu vì vậy hệ thống thông tin dự báo các điều kiện thời tiết và khí hậu liên quan
đến BĐKH là cần thiết để xác định thời vụ thích hợp cho mỗi loại cây trồng. Vì vậy
cách tiếp cận kết hợp giữa khoa học khí tượng/khí hậu và khoa học cây trồng/vật
nuôi xuất hiện là cách duy nhất để thích nghi với BĐKH trong tương lai.
Nông dân ở khu vực Đông Nam Á đã trải qua thời gian dài để điều chỉnh
trong thực hành quản lý sản xuất và trong đó thay đổi, luồng lách thời vụ sản xuất
được xem như một hình thức trong thích nghi với BĐKH . Thông qua hệ thống
cảnh báo về những BĐKH trong tương lai, người dân đã điều chỉnh mùa vụ sản
xuất phù hợp với những thay đổi đó. Xác định thời gian thực hiện các hoạt động
canh tác tốt trong điều kiện khí hậu mới.Thay đổi thời gian cho mùa vụ gieo trồng
là xác định được thời điểm để thu hoạch sản phẩm nông nghiệp ngoài đồng để tránh
lũ lụt, hạn hán xảy ra. Mặt khác, thay đổi thời gian cho mùa vụ sản xuất liên hệ đến
thay đổi nhiệt độ và lượng mưa của mùa vụ trước và các dự báo của mùa vụ sau.
Nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy hình thức thích nghi này bao gồm xác
định lịch thời vụ sản xuất của cây trồng và vật nuôi như thời điểm bón phân hóa
học, phân bổ hệ thống thủy lợi, thu hoạch, che phủ cho cây, gieo trồng và làm
đất,… Bố trí mùa vụ thích hợp trong việc thực hành các hoạt động sản xuất của mùa
vụ tăng trưởng của cây trồng và vật nuôi làm tăng thêm tiềm năng tối đa năng suất
cây trồng vật nuôi trong điều kiện thiết hụt về ẩm độ và căng thẳng về nhiệt.[1]
- Kỹ thuật canh tác: Chấp nhận đổi mới kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp
là một trong những chủ trương trong chiến lược thích ứng với BĐKH đề cập đến
nhiều nhất. Thích nghi trong lĩnh vực này tập trung vào những đặc điểm của hệ
15
thống sản xuất; đặc tính của người sản xuất để xác định được mức độ ảnh hưởng
của các quyết định của họ để đưa ra các lựa chọn thích nghi.
Thích nghi trong lĩnh vực kỹ thuật canh tác rất phong phú và đa dạng tùy
thuộc vào loại BĐKH, điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên của vùng cũng như nhận
thức của người dân, điều này được thể hiện rõ thông qua kiến thức bản địa. Kiến
thức bản địa là cái cơ bản nhất để đưa ra các quy định ở cấp độ địa phương trong
nhiều cộng đồng nông thôn. Nó không chỉ có giá trị văn hóa mà còn là cơ sở cho
các nhà khoa học và các nhà lập kế hoạch để cải thiện các điều kiện ở cộng đồng
nông thôn. Kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức bản địa trong các chính sách cho BĐKH
có thể dẫn đến phát triển hiệu quả, sự tham gia của cộng đồng và đạt được tính bền
vững.[6]
2.1.4. Khái niệm kiến thức bản địa và sử dụng kiến thức bản địa trong thích ứng
với biến đổi khí hậu
2.1.4.1. Khái niệm
Kiến thức bản địa (KTBĐ) là hệ thống tri thức mà người dân ở một cộng
đồng tích lũy và phát triển dựa trên kinh nghiệm, đã được kiểm nghiệm qua thực
tiễn và thường xuyên thay đổi để thích nghi với môi trường xã hội.
Kiến thức bản địa (indigenous knowledge), kiến thức địa phương (local
knowledge) hay tri thức truyền thống (traditional knowledge) là hệ thống tri thức
mà người dân ở một cộng đồng tích lũy và phát triển dựa trên kinh nghiệm, đã được
kiểm nghiệm qua thực tiễn và thường xuyên thay đổi để thích nghi với môi trường
văn hóa, xã hội.[14]
Kiến thức bản địa (KTBĐ) là kho tàng kiến thức rộng lớn và vô cùng quý báu
của cộng đồng các dân tộc trên khắp mọi miền đất nước, là một yếu tố cấu thành
bản sắc văn hóa của từng dân tộc nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Trong
sản xuất nông - lâm nghiệp và quản lý nguồn tài nguyên thiên, KTBĐ đóng vai trò
quan trọng trong việc duy trì và phát triển các kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể
về kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục của từng địa phương, vùng miền, nhất là
trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra rõ rệt như hiện nay.[6]
Khái niệm kiến thức bản địa hay kiến thức địa phương dùng để chỉ những
thành phần kiến thức hoàn thiện được duy trì, phát triển trong một thời gian dài với
16
sự tương tác qua lại rất gần gũi giữa con người với môi trường tự nhiên. Tập hợp
những hiểu biết, kiến thức và ý nghĩa này là một phần của tổng hòa văn hoá bao
gồm cả hệ thống ngôn ngữ, cách định danh và phân loại, phương thức sử dụng tài
nguyên, các lễ nghi, giá trị tinh thần và thế giới quan.
Những kiến thức này là cơ sở để đưa ra những quyết định về nhiều phương
diện cơ bản của cuộc sống hàng ngày tại địa phương như săn bắn, hái lượm, đánh
cá, canh tác và chăn nuôi, sản xuất lương thực, nước, sức khoẻ và sự thích nghi với
những thay đổi của môi trường và xã hội. Hơn nữa, trái với kiến thức chính thống,
những kiến thức không chính thống được truyền miệng từ đời này sang đời khác và
rất hiếm khi được ghi chép lại.[6]
2.1.4.2. Đặc điểm của kiến thức bản địa
KTBĐ có đặc tính phân cấp độ thuộc lứa tuổi, giới tính và đặc điểm của nhóm
xã hội. Có những kiến thức chung, được tất cả mọi người trong cộng đồng hiểu biết;
có những kiến thức bản địa tồn tại theo gia đình, dòng họ chỉ phạm vi một số người
hiểu biết; lại có những kiến chuyên nghiệp – chuyên biệt, chỉ có ở một số người
mang tính đặc thù.[15]
Dựa trên kinh nghiệm: Được hình thành trong quá trình nghiệm sinh (trải
nghiệm và đúc kết thành tri thức).
Thường xuyên được kiểm nghiệm qua hàng thế kỷ sử dụng: Luôn có sự chọn
lọc trong quá trình vận động của cuộc sống.
Thích nghi với đặc điểm văn hoá và môi trường: Phù hợp với môi trường tự nhiên
và xã hội của các cộng đồng người. Phản ánh một đặc tính phổ biến của văn hoá là
đồng quy (các cộng đồng người sinh sống trong các điều kiện tự nhiên giống nhau,
sẽ có các đặc điểm văn hóa tương đồng).
Năng động và luôn thay đổi: Không phải là một cấu trúc nhất thành bất biến,
luôn có sự tích hợp sau quá trình phát triển tự thân hoặc tiếp biến văn hoá.[15]
2.1.4.3. Giá trị và vai trò của kiến thức bản địa trong thích ứng với BĐKH dựa vào
cộng đồng
Sự đa dạng về hệ thống cây trồng, vật nuôi trong hệ thống góp phần cải thiện
và duy trì các dịch vụ hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH, giảm
tính dễ bị tổn thương tại cộng đồng.[15]