Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN một số giải pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn toán 9 ở trường THTHCS thị trấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.36 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
1. Mở đầu..................................................................................................................................................... 1
1.1. Lí do chọn đề tài............................................................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................................... 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................................. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................ 2
1.5. Những điểm mới của SKKN.................................................................................................... 2
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm...................................................................................... 2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.......................................................................... 2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................ 3
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện....................................................................................... 4
2.3.1 Các bước vẽ bản đồ tư duy và hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ tư duy.............4
2.3.2 Một số sản phẩm của học sinh khi vẽ bản đồ tư duy................................................ 6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.................................................................................................. 10
3. Kết luận và kiến nghị..................................................................................................................... 11
3.1. Kết luận............................................................................................................................................. 11
3.2. Kiến nghị.......................................................................................................................................... 11
Tài liệu tham khảo................................................................................................................................ 12


1. Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong nhà trường THCS hiện nay môn Toán giữ một vai trò hết sức quan
trọng. Những tri thức và kỹ năng toán học cùng với những phương pháp làm
việc trong toán học trở thành công cụ để học tập các môn học khác, là công cụ
của nhiều ngành khoa học và đời sống thực tế. Vì vậy việc giúp cho học sinh
nắm chắc kiến thức môn Toán là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với mỗi
giáo viên.
Với mỗi giáo viên ngoài việc truyền thụ kiến thức một cách chính xác, có
hệ thống cho học sinh để giúp học sinh nắm vững kiến thức còn cần phải giúp


học sinh có cách học đúng đắn, phải tự mình tiếp cận kiến thức chứ không tiếp
thu kiến thức một cách thụ động.
Muốn vậy mỗi giáo viên phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học,
ứng dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, công nghệ thông tin vào các tiết dạy.
Thông qua tưng tiêt day tưng bai day cần phat huy đươc tinh tich cưc, chu đông
sang tao, niêm đam mê, hưng thu hoc toan cua cac em, tạo điều kiện để các em
được tiếp cận kiến thức, được tìm ra kiến thức, được làm việc cá nhân, được làm
việc hợp tác trong các nhóm nhỏ, được trao đổi thảo luận với nhau…từ đó làm
cho các em yêu thích toán và sẽ chủ động trong việc tiếp thu kiến thức toán.
Trong những năm qua bản thân là một giáo viên giảng dạy ở vùng cao biên
giới phía tây Thanh Hóa, một trong những nơi có điều kiện kinh tế hoàn cảnh vô
cùng khó khăn, trình độ dân trí thấp, mức độ tiếp thu bài của học sinh hạn chế
cho nên tôi đã luôn trăn trở để tìm cách nâng cao chất lượng giáo dục nói chung
và chất lượng giảng dạy bộ môn toán nói riêng. Ngoài việc không ngừng đổi
mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy bản
thân tôi còn áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực như kỹ thuật khăn
trải bàn, kỹ thuật mảnh ghép, sơ đồ KWL, bản đồ tư duy…[3] Trong số các
phương pháp dạy học tích cực đó tôi rất tâm đắc với phương pháp sử dụng bản
đồ tư duy. Nó phù hợp với trình độ, khả năng và mức độ cảm thụ của học sinh
vùng cao nơi đây. Vì vậy tôi lấy tiêu đề của sáng kiến kinh nghiệm là: Một số
giải pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn toán 9 ở trường TH &
THCS Thị trấn - Mường Lát.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu SKKN là nhiệm vụ và quyền lợi của giáo viên nhằm mục đích:
Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và tự đào tạo, phát hiện và bồi
dưỡng tài năng trẻ cho đất nước.
Giúp học sinh củng cố, tổng hợp và nâng cao kiến thức đã học, tạo điều
kiện để học sinh tự tìm hiểu, tự nghiên cứu tài liệu.
1



Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề khoa học gắn với
thực tiễn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Áp dụng đối với học sinh lớp 9 trường TH & THCS Thị trấn-Mường Lát.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1 Nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu tài liệu giáo viên, các sách bồi dưỡng chuyên môn, các tạp chí
toán học, các thông tin trên internet….
1.4.2 Kinh nghiệm giảng dạy và dự giờ giáo viên:
Thông qua quá trình giảng dạy môn Toán của bản thân, kết hợp với việc
dự giờ của các giáo viên khác để tìm hiểu về các kĩ thuật dạy học.
1.4.3 Phương pháp đàm thoại:
Qua trao đổi trực tiếp với các giáo viên cùng chuyên môn, cùng phân
môn. Qua tìm hiểu thông tin ngược từ phía học sinh trực tiếp giảng dạy.
1.5. Những điểm mới của SKKN:
SKKN năm học này tôi nhấn mạnh và đi sâu nghiên cứu thêm về phương
pháp sử dụng bản đồ tư duy phù hợp với sự phát triển của xu hướng xã hội, tạo
điều kiện cho học sinh phát huy tính hứng thú, chủ động, sáng tạo, phát triển
năng lực của người học.
Giúp người dạy thay đổi cách dạy truyền thụ kiến thức, học sinh tiếp nhận
kiến thức một cách chủ động.
Học sinh miền núi tự tin hơn, năng động và làm chủ được tình huống.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những mục tiêu quan trọng của
đổi mới giáo dục. Tuy nhiên đổi mới phương pháp dạy học thực sự trở thành
hoạt động rộng khắp trong toàn ngành kể từ sau khi ban hành nghị quyết 4 của
ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII với yêu cầu “ tiếp tục đổi mới mục
tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục …”. NQ TW 2 khóa VIII

(12/1996) được thể chế hóa cụ thể trong Luật giáo dục (02/12/1998), được cụ
thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục & Đào tạo đặc biệt là chỉ thị 15
(04/01/2018). Điều 28.2 của Luật Giáo dục đã ghi “ Phương pháp giáo dục phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng môn học, lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh”. [2]
Vậy thế nào là phương pháp dạy học tích cực? Đây là một thuật ngữ rút
gọn để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tính
cực, chủ động, sáng tạo của người học. [1]
2


Và một trong những phương pháp dạy học tích cực phải kể đến là bản đồ tư
duy … Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy, là con đường dễ nhất để
chuyển tải thông tin vào bộ não. Đồng thời là một phương tiện ghi chép đầy
sáng tạo và rất hiệu quả.[1]
Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình
ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng . Nhờ sự kết hợp giữa các nhánh, các ý
tưởng được liên kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý
tưởng trên một phạm vi sâu rộng. Tư duy bằng bản đồ là dùng hình ảnh đường
nét, màu sắc, ngôn ngữ ghi lại của mình về sự vật, sự việc, hoạt động... Định
hướng phát triển của sự vật, sự việc, hoạt động đó theo cách nhìn nhận của mỗi
cá nhân. Vật liệu làm bản đồ tư duy rất dễ kiếm như vở viết, giấy A4... Cách làm
đơn giản và có thể vận dụng với bất kì điều kiện nào của nhà trường. Bản đồ tư
duy có thể vẽ trên giấy bìa, bảng phụ, sử dụng bút chì, màu, phấn, tẩy.[1]
Ưu điểm của các kỹ thuật trên là: Phát huy được tính tích cực, tự giác, trách
nhiệm đối với bản thân, đồng thời phát huy được tính sáng tạo, khả năng liên hệ
các kiến thức với nhau, khả năng hoạt động nhóm, khả năng trình bày, diễn đạt
từ đó kích thích được hứng thú của các em đối với bộ môn qua đó nâng cao

được chất lượng bộ môn.
Phương tiện để thực hiện trong quá trình ứng dụng các kỹ thuật trên là:
Giấy, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu, máy chiếu…
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1 Thực trạng:
* Thuận lợi:
Sự quan tâm chỉ đạo chuyên môn của Phòng GD & ĐT Mường Lát, Ban
giám hiệu trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát cùng những chuyên đề bồi
dưỡng thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học mà tôi đã được tham gia
nghiên cứu, học tập trong đó có sử dụng bản đồ tư duy, từ đó mang lại hiệu quả
cao trong giáo dục dạy học.
Phương pháp trên có thể được ứng dụng vào nhiều bài, nhiều tiết, có thể sử
dụng trong các tiết lý thuyết, có thể dùng trong tiết luyện tập, tiết ôn tập chương,
có thể dạy trong phân môn đại số, có thể dạy trong phân môn hình học…
Học sinh trường TH & THCS Thị trấn mà tôi đang dạy có 1/3 là học sinh
dân tộc thiểu số như Thái, Mường, Mông ... các em rất ưa thích những màu sắc
hoa văn có đường nét sặc sỡ. Chính vì thế khuyến khích các em sử dụng sơ đồ
tư duy là hoàn toàn hợp lí.
Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Toán chính là cách dạy học tích hợp
Liên môn mà giáo dục hiện nay đang thực hiện đồng bộ ở các môn học.
* Khó khăn:
3


Mặt khác, một số giáo viên còn ngần ngại sử dụng bản đồ tư duy. Vì chưa
xác định rõ quy trình dạy học và vẽ bản đồ tư duy, nên khi bắt tay vào vẽ thì
cứng nhắc, rập khuôn theo mẫu, trong đó các nhánh phải cong, lúc ngoặc sang
trái, lúc ngoặc sang phải, chữ viết lúc xuôi, lúc ngược, khó đọc dẫn đến thiếu
tính sư phạm, đồng thời khi sử dụng phần mềm vẽ bản đồ tư duy MindMap lại
gặp nhiều trở ngại, nhất là cấu hình máy vi tính phải đủ mạnh .

Trong quá trình giảng dạy bộ môn toán 9 ở trường TH&THCS thị trấn
Mường Lát, tôi nhận thấy đa số học sinh chưa nắm được phương pháp học tập,
chưa biết cách chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động. Học sinh còn thụ động
trong quá trình tiếp thu kiến thức, học sinh chưa biết cách phối hợp giữa làm
việc cá nhân với làm việc nhóm, chưa biết cách giúp đỡ nhau trong quá trình
tiếp thu kiến thức, các em chưa thấy được sự logic giữa các kiến thức với nhau.
Khả năng trình bày bài toán của các em còn nhiều hạn chế. Cách diễn đạt của
các em còn nhiều lúng túng.
2.2.2 Kết quả khảo sát đầu năm của học sinh lớp 9 trường TH&THCS thị
trấn Mường Lát năm học 2019 – 2020 như sau:
Mức độ hứng thú
Lớp
Số HS
Hứng thú cao
Hứng thú
Hứng chưa cao
SL
TL(%) SL
TL(%)
SL
TL(%)
9
23
4
17.4
5
21.7
14
60.9
Mức độ kĩ năng trình bày kiến thức đã học

Lớp
Số HS
Rất tốt
Tốt
Chưa tốt
SL
TL(%) SL
TL(%)
SL
TL(%)
9
23
4
17.4
5
21.7
14
60.9
Kết quả điểm kiểm tra đầu năm.
Lớp9
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
% SL
% SL
% SL
%
SL

%
23HS SL
2
8.7
3
13.0
5
21.7
9
39.1
4
17.5
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện:
2.3.1 Các bước vẽ bản đồ tư duy và hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ tư duy.
Người giáo viên muốn hướng dẫn được cho học sinh cách vẽ và sử dụng
bản đồ tư duy thì bản thân giáo viên ấy phải nắm vững kiến thức về bản đồ tư
duy. Từ đó, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh hiểu cách thức tư duy bằng
bản đồ là dùng hình ảnh, đường nét, màu sắc, ngôn ngữ ghi lại nhận thức của
mình về sự vật, sự việc, hoạt động... định hướng phát triển của sự vật, sự việc,
hoạt động đó theo cách nhìn nhận của mỗi cá nhân. Sự khác nhau cơ bản giữa
ghi chú truyền thống và ghi chú bằng bản đồ tư duy là: nếu ghi chú truyền thống
chỉ lấy “chữ” làm phương tiện biểu hiện theo một trật tự nhất định( thường là từ
trên xuống dưới, từ trái sang phải), thì bản đồ tư duy sử dụng cả đường nét, hình
4


vẽ, màu sắc... và được người sử dụng thiết kế phi tuyến tính hoàn toàn theo sở
thích cá nhân của họ. Người ta nói rằng “nếu ghi chép thông tin bằng kí tự,
đường thẳng, con số, ... thì chúng ta chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não trái
mà chưa hề sử dụng kĩ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lí các thông

tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng”. Sản phẩm tư duy bằng
bản đồ chỉ được thể hiện trong một giới hạn nhất định (một mặt phẳng) nên phải
biết lựa chọn hình ảnh, màu sắc, ngôn ngữ tối giản nhất để biểu hiện.[4]
Khi hướng dẫn học sinh vẽ và sử dụng bản đồ tư duy giáo viên cần
hướng dẫn các em thao tác tiến hành như sau:
Bước 1: Vẽ trung tâm.
Trung tâm của bản đồ là nội dung chính cần thể hiện. Tuy nhiên chúng ta
cần dùng một hình ảnh hay một bức tranh để thể hiện cho ý tưởng trung tâm
thay vì chỉ có một dòng chữ. Vì một hình ảnh có giá trị hơn ngàn từ và nó giúp
người sử dụng phát huy trí tưởng tượng của mình và tập trung hơn vào điểm
quan trọng, đặc biết nó làm cho bộ não phấn chấn hơn. Ngoài ra nên dùng màu
sắc để vẽ. Từ trung tâm hay còn gọi là từ khóa - keyword là tên một bài hay chủ
đề, một nội dung kiến thức cần khai thác.[4]
Bước 2: Tạo nhánh của bản đồ và nối với trung tâm
Từ trung tâm chúng lan toả ra các nhánh chính (nhánh cấp 1) là những ý
lớn của nội dung. Đây chính là nội dung chính của bài hay chủ đề ( hay tên các
mục của sách giáo khoa) . Chẳng hạn như sau khi học xong về “ Phương trình
bậc hai một ẩn” có 3 mục là công thức nghiệm của phương trình bậc hai, hệ thức
vi ét và mối quan hệ giữa các nghiệm của phương trình bậc hai.
Từ mỗi nội dung lại toả ra các nhánh cấp 2-3... Đây là nhánh con của nhánh
con trước đó hay nhánh 2,3 ... là nhánh triển khai của nhánh trước đó.[4]
Lưu ý khi lập bản đồ tư duy là:
Luôn dùng hình ảnh, màu sắc để nhấn mạnh các nội dung quan trọng.
Vẽ nhiều đường cong hơn đường thẳng vì nhưng đường thẳng luôn mang
lại sự buồn tẻ hơn là các đường cong.
Có thể vẽ bằng các hình tượng khác nhau mà vẫn thể hiện được các mối
quan hệ.
Bước 3: Trình bày ý tưởng và nội dung bản đồ tư duy đã vẽ ra giấy.
Ví dụ: Sau khi dạy học xong bài chương 1, giáo viên có thể hướng dẫn học
sinh tổng hợp các kiến thức về Căn Bậc Hai và Căn Bậc Ba bằng bản đồ tư duy

như sau:
Thứ nhất trọng tâm của bài học là các kiến thức cơ bản về căn bậc hai và
căn bậc ba vì vậy phải hướng dẫn học sinh lấy đó là trung tâm chính của bản
đồ, phải thể hiện bằng một hình ảnh đại diện sinh động và sắc nét bao quát cả
bản đồ.
+Tiếp theo giáo viên hướng dẫn học sinh từ trung tâm của bản đồ chia ra
các nhánh cấp 1:
Nhánh 1 là điều kiện để tồn tại căn bậc hai
5


Nhánh 2 là các phép biến đổi căn bậc hai
Nhánh 3 là các kĩ thuật trục căn thức
Nhánh 4 là các hằng đẳng thức đánh nhớ
Nhánh 5 là bất đẳng thức cô si
Nhánh 6 là các kiến thức về căn bậc 3
Trong các nhánh cấp 1 giáo viên để học sinh lựa chọn các ý tưởng,óc sáng
tạo của mình để trình bày sao cho học sinh có cách ghi nhớ kiến thức tốt nhất.
Lưu ý cho học sinh mỗi một nhánh phải có sự khác biệt về đường nét, mầu sắc
và cách thức để học sinh có thể ghi nhớ một cách nhanh và hiệu quả nhất,
không nên bắt học sinh trình bày theo một khuôn mẫu nhất định và phải có tính
sáng tạo.
Tiếp theo là các nhánh cấp 2, phải thể hiện được các kiến thức cơ bản của
nhánh cấp 1, bằng cách giáo viên cho học sinh kiểm tra lại từng bài học với
những nội dung tương ứng của nhánh đó.[5]
Bằng cách như vậy học sinh có thể khái quát toàn bộ nội dung kiến thức của
chương theo cách thức của mình một cách sinh động và sáng tạo mà lại dễ nhớ.
Bằng cách như vậy học sinh có thể khái quát toàn bộ nội dung kiến thức của
chương theo cách thức của mình một cách sinh động và sáng tạo mà lại dễ nhớ.


Sơ đồ tư duy bài « Kiến thức căn bản căn bậc hai, căn bậc ba »
2.3.2 Một số sản phẩm của học sinh khi vẽ bản đồ tư duy.
Dưới đây là một số sản phẩm của học sinh sau khi học xong các em đã trình
bày được:
6


( Ảnh 1: Sơ đồ tư duy bài “ Bài toán liên quan đồ thị hàm số y = ax + b” do
học sinh Hà Lệ Quyên lớp 9 - Trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát vẽ).

( Ảnh 2: Sơ đồ tư duy bài “ Các bài toán về hàm số bậc nhất” do học sinh Hà
Lệ Quyên lớp 9 - Trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát vẽ)

7


( Ảnh 3: Sơ đồ tư duy bài “ Sự Tương giao của Parabol và đường thẳng”
do học sinh Vũ Văn Lâm lớp 9 - Trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát vẽ)

(Ảnh 4: Sơ đồ tư duy bài“Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn”
do học sinh Vũ Văn Lâm lớp 9 - Trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát vẽ)
8


( Ảnh 5: Sơ đồ tư duy bài “ Phương trình bậc hai một ẩn” do học sinh
Ninh Quốc An lớp 9 - Trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát vẽ)

( Ảnh 6: Sơ đồ tư duy bài “ Phương quy về phương trình bậc hai” do học sinh
Lê Thị Trung Hậu lớp 9 - Trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát vẽ)
9



2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Sau một năm sử dụng phương pháp dạy học tích cực bằng bản đồ tư duy
vào giảng dạy môn toán 9, cụ thể là ở lớp 9 ở trường TH & THCS Thị trấn, tôi
đã thu được kết quả rất đáng mừng. Cụ thể:
2.4.1 Về phía giáo viên:
Bản thân được củng cố vững chắc về đổi mới phương pháp dạy học môn
Toán, hiểu và ứng dụng thành thạo các kỹ thuật dạy học tích cực vào môn Toán,
bản thân còn nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình của các thành viên tổ
THCS trường TH & THCS Thị trấn bằng các buổi hội thảo về ứng dụng kỹ thuật
dạy học tích cực, bằng các tiết thực nghiệm trên lớp, bằng sự góp ý chân thành
của đồng nghiệp.
2.4.2 Về phía học sinh:
Kích thích hứng thú học tập, sáng tạo của học sinh.
Mở rộng ý tưởng, đào sâu, hệ thống hóa và ôn tập kiến thức đã học.
Ghi nhớ nhanh, sâu và nhớ lâu kiến thức.
Đa số các em đã nắm được kiến thức cơ bản của bộ môn, vận dụng thành
thạo các kiến thức vào giải bài tập, các em đã phát huy được tính tự giác, tính
sáng tạo của bản thân, kỹ năng trình bày của các em đã tốt hơn, kỹ năng giao
tiếp của các em cũng tiến bộ trông thấy, các em không còn sợ hay e dè với môn
toán nữa, đặc biệt hơn trong quá trình thảo luận nhóm các em đã biết giúp đỡ
nhau và hiểu nhau, giúp nhau cùng tiến bộ vì vậy mà chất lượng bộ môn toán 9
đã được nâng lên và đa số các em đã yêu thích môn toán.
2.4.3 Cụ thể kết quả kiếm tra tháng 5/2020:
Mức độ hứng thú
Lớp
Số HS
Hứng thú cao

Hứng thú
Hứng chưa cao
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
9
23
15
65.2
5
21.7
3
13.1
Mức độ kĩ năng trình bày kiến thức đã học
Lớp
Số HS
Rất tốt
Tốt
Chưa tốt
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
9
23

10
43.5
8
34.8
5
21.7
Kết quả bài kiểm tra vào tháng 5/2020 .
Lớp 9
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
23
SL
% SL
% SL
%
SL
%
SL
%
HS
10
43.5 5
21.7 5
21.7
3
13.1
0

0
3. Kết luận và kiến nghị:
10


3.1. Kết luận:
Trong quá trình ứng dụng các kỹ thuật dạy học trong môn toán nói chung
và môn toán 9 nói riêng, tôi nhận thấy chúng ta có thể sử dụng phương pháp bản
đồ tư duy ở nhiều bài, nhiều chương, ta có thể sử dụng trong các tiết lý thuyết,
trong các tiết luyện tập, trong các tiết ôn tập… có thể sử dụng khi dạy các tiết
đại số, dạy các tiết hình học, có thể sử dụng các kỹ thuật dạy học cho đối tượng
yếu kém, đối tượng trung bình và đối tượng khá giỏi, có thể sử dụng một kỹ
thuật dạy học trong một tiết, cũng có thể phối hợp một số kỹ thuật trên trong
cùng một tiết dạy, bài dạy. Điều quan trọng là người thầy biết nên sử dụng
phương pháp dạy học tích cực nào trong trường hợp nào để đảm bảo tính phù
hợp, tính hài hòa. Mục đích cuối cùng là phát huy hết khả năng của học sinh,
phải kích thích được sự tự giác, sáng tạo, ham học hỏi, ham khám phá của các
em, phát huy được năng lực hoạt động cá nhân, năng lực hoạt động nhóm của
các em, làm cho các em yêu thích môn học từ đó nâng cao được chất lượng giáo
dục bộ môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
3.2. Kiến nghị:
Giáo viên dành nhiều thời gian cho đổi mới phương pháp dạy học tích cực
trong đó có sự kiên trì, đam mê với dạy học bằng bản đồ tư duy.
Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên đổi mới phương pháp
và sử dụng phương pháp bản đồ tư duy vào các môn học. Tổ chức làm đồ dùng
dạy học liên quan đến xây dựng bản đồ tư duy và lưu lại những bản đồ tư duy
hay trong thư viện nhà trường.
Phòng Giáo dục & Đào tạo cần tổ chức các đợt tập huấn, chuyên đề cấp
cụm, cấp huyện về phương pháp bản đồ tư duy để giáo viên và cán bộ quản lí có
thể chia sẻ và tiến bộ, để việc sử dụng phương pháp ngày càng nhuần nhuyễn và

hiệu quả hơn.
Với những việc đã làm được từ thực tế công tác giảng dạy Toán tại trường TH
& THCS Thị Trấn Mường Lát.Thông qua đề tài này, tôi mong được góp một phần
nhỏ vào kinh nghiệm dạy học Toán ở trường THCS. Cuối cùng, cho dù đã rất cố
gắng nhưng thật khó tránh khỏi những thiếu sót bởi những hiểu biết và kinh nghiệm
còn hạn chế. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy
cô và các bạn để đề tài này được hoàn thiện và có tác dụng hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thị trấn,, ngày 02 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện:

Lê Văn Thanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
11


[1]. Đổi mới phương pháp dạy học trung học phổ thông, Dự án PTGD
THPT, Hà Nội, 2006.
[2]. Luật Giáo dục.
[3]. Modul 18- BDTX THCS.
[4]. Nguyễn Văn Cường, Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường
THCS - Dự án phát triển GD THPT.
[5]. SGK toán 8, 9 tập 1, Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2005

DANH MỤC

12


Các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng đánh giá xếp loại cấp
Phòng GD&ĐT, cấp Sở GD&ĐT xếp loại C trở lên
Họ và tên tác giả: Lê Văn Thanh
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát

TT

Tên đề tài SKKN

1. Các phương pháp phân tích đa
thức thành nhân tử.
2. Một số phương pháp chứng

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)
PGD

Kết quả
đánh
Năm học
giá xếp
đánh giá
loại (A,
xếp loại
B, hoặc

C)
A
2007 - 2008

PGD

B

2012 - 2013

PGD

B

2014 - 2015

minh bất đẳng thức.
Phát triển hệ thống các phương
3. pháp phân tích đa thức thành
nhân tử nhằm năng cao hiệu
quả dạy học toán 8
Ứng dụng một số kỹ thuật dạy
học tích cực trong dạy học môn
4. toán 8 ở Trường TH & THCS
Thị trấn - Mường Lát.
Một số giải pháp sử dụng bản
đồ tư duy trong dạy học môn
5. toán 8 ở trường TH & THCS
Thị trấn - Mường Lát.
Một số giải pháp sử dụng bản

6. đồ tư duy trong dạy học môn
toán 9 ở trường TH & THCS
Thị trấn - Mường Lát.

B
PGD

2016 - 2017

PGD

B

2017 -2018

PGD

B

2018 -2019

13



×