Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN một số giải pháp tổ chức các hoạt động dạy học tiết 46, lịch sử địa phương lớp 10 ở trường THPT lang chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.07 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 46 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 10
Ở TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

Người thực hiện:
Phạm Thị Thuỷ
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực:
Lịch sử

THANH HOÁ NĂM 2020
0


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề1.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản


thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận
- Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

1. Mở đầu:
1

1

Trang
2
2
2
2
3
3
3
4
12
13
13
13
14


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Lịch sử địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc cung cấp tri

thức cho học sinh, vừa góp phần không nhỏ vào việc bổ sung, đính chính hoàn
thiện lịch sử dân tộc. Đồng thời có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học
sinh ở trường phổ thông. Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có mối quan hệ
biện chứng với nhau, nằm trong cặp phạm trù “cái chung và cái riêng”. Vì lịch
sử địa phương là bộ phận cấu thành của lịch sử dân tộc, bất kì một sự kiện, hiện
tượng lịch sử nào xãy ra đều mang tính chất địa phương, tùy theo phạm vi ảnh
hưởng lớn hay nhỏ. Từ đó chúng ta có thể khẳng định rằng việc dạy học lịch sử
địa phương cho học sinh phổ thông là một việc làm hết sức cần thiết. Để làm
được việc đó mỗi giáo viên chúng ta cần phải đầu tư, nghiên cứu nhiều hơn.
Bộ môn lịch sử địa phương được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông
cùng với lich sử dân tộc dưới nhiều hình thức dạy học, được thể hiện từ khá lâu
trong môn lịch sử. Tuy nhiên việc giảng dạy lịch sử địa phương chưa thể hiện
hết chức năng và nhiệm vụ của mình. Mỗi trường thể hiện bài giảng mỗi cách
khác nhau. Qua nhiều ý kiến thăm dò của đồng nghiệp trong các đợt bồi dưỡng
chuyên môn, tôi chưa thấy giáo viên nào thật sự thỏa mãn với tiết dạy lịch sử địa
phương của mình, cũng như việc học tập của học trò, tiết học chưa gây hứng
thú, học sinh còn thụ động, nhàm chán, ít tập trung. Đó là lí do tôi chọn đề tài
này.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Dạy lịch sử địa phương cho học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm
cung cấp những kiến thức cơ bản về các danh nhân, các di tích lịch sử văn hóa,
anh hùng dân tộc của quê hương, qua đó giáo dục truyền thống, khơi dậy tình
yêu quê hương đất nước trong các em.
Xuất phát từ thực tiễn trên cùng với yêu cầu cấp thiết về đổi mới dạy học
Lịch sử, kết hợp những thử nghiệm trên lớp: 10A3,10A4 của trường THPT Lang
Chánh, bản thân tôi tôi đã không ngừng nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo rút ra cho
mình một giải pháp, theo tôi đó là tối ưu nhất về dạy giờ lịch sử địa phương trên
lớp và đã đem lại kết quả thật sự.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Tác giả nghiên cứu các hoạt động tổ chức dạy học Tiết 46, Lịch sử địa

phương lớp 10.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 6/2020.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi đã sử dụng phối kết hợp các nhóm phương pháp dạy
học như sau:
- Phương pháp tích hợp: tích hợp môn Địa lí, môn công nghệ thông tin. .
- Phương pháp trực quan: quan sát tranh, gợi nhớ, liên tưởng.
- Đồng thời kết hợp với việc trình chiếu hình ảnh liên quan đến bài học.
Kết quả là học sinh hứng thú hơn với tiêt học; phương pháp đối thoại.
2


2 . NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
Lịch sử là hoạt động của con người diễn ra trong quá trình đấu tranh với
thiên nhiên, đấu tranh xã hội để sinh tồn và phát triển, đấu tranh chống ngoại
xâm để bảo vệ độc lập tự do, lao động sáng tạo để xây dựng quê hương đất
nước... Bản thân lịch sử là sự vận động của đời sống xã hội hiện thực, hoàn toàn
khách quan. Sự kiện lịch sử diễn ra trong một thời gian nhất định với những diễn
biến phong phú, cụ thể đa dạng được bộc lộ thông qua vô số hiện tượng, muốn
dựng lại một bức tranh chân thành của lịch sử không chỉ dựa vào một ít tư liệu,
sự kiện mà học sinh tiếp thu được. Việc thu thập và sử dụng nhiều nguồn sử liệu,
chính là điều kiện quan trọng giúp học sinh tiếp thu bài tốt, khắc sâu kiến thức,
hứng thú trong học tâp lịch sử và càng yêu quê hương Tổ quốc mình.
Từ ý nghĩa quan trọng của lịch sử địa phương như thế. Song việc giảng dạy
lịch sử địa phương hiện nay ở các trường THPT ít được giáo viên chú trọng.
Một mặt do thầy cô giáo giảng dạy lịch sử hiện nay chưa có một tài liệu giáo
khoa về lịch sử địa phương, thiết bị dạy học chưa được cung cấp đầy đủ .Do đó,
một số giáo viên chỉ dạy theo cảm nhận của mình, ít đầu tư, dạy không theo một
trình tự rõ ràng, đa số giáo viên chỉ thực hiện qua loa, ít có sự đầu tư chu đáo. Vì

thế, nên việc thực hiện tiết học chưa thực sự đạt hiệu quả
Từ cơ sở thực tiển trên, để giúp cho các em học tập tốt tiết lịch sử địa
phương, bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng cần thiết, rèn luyện và phát triển năng
lực học tập, thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa lịch sử địa phương với lịch sử
dân tộc cũng như nét độc đáo, tính đặt thù của lịch sử địa phương. Qua nhiều
năm giảng dạy lịch sử ở THPT lớp 10. Bản thân tôi đã không ngừng nghiên cứu
tìm tòi, sưu tầm, học hỏi và dần xây dựng cho mình được một số tiết giảng dạy
lịch sử địa phương ở lớp 10. Chính việc làm đó đã đem lại được hiệu quả cao
trong tiết dạy, lôi cuốn được các em ham học bộ môn lịch sử, đặc biệt là lịch sử
địa phương.
2.2.Thực trạng vấn đề:
Đối với giáo viên:
Từ trước đến nay, đa số giáo viên chưa xác định đúng nhiệm vụ và vai trò
của bộ môn, hay do điều kiện dạy học, thiết bị còn hạn chế nên khi giảng dạy
hầu như giờ học chưa sôi nổi, học sinh chua có hứng thú học tập, giờ học nhàm
chán, nên hiệu quả giờ học chưa cao.
Theo tôi những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là: Giáo viên chưa
thực sự đầu tư cho giờ dạy, các giờ học lịch sử chua gây được hứng thú cho học
sinh, học sinh chua yêu thích bộ môn Lịch sử.Giáo viên và học sinh chưa bắt kịp
với sự đổi mới phương pháp dạy và học, thiết bị dạy học còn hạn chế.
Đối với học sinh:
3


Xuất phát từ thực tế bộ môn và quá trình giảng dạy trực tiếp ở lớp 10 của
mình tôi thấy cần tạo ra cho học sinh một không khí học tập sôi nổi, hứng thú
hơn trong khi dạy học môn Lịch sử. nhất là tiết học Lịch sử địa phương .Có như
vậy học sinh mới yêu thích bộ môn và sẽ nâng cao được chất lượng dạy học bộ
môn. Lịch sử địa phương không chỉ nhằm mục đích cung cấp kiến thức cho học
sinh mà còn giáo dục cho các em lòng yêu nước và niềm tự hào hơn về quê

hương của mình, tạo nên một không khí hăng say học tập.
- Trước khi thực đề tài này thì tôi có cho học sinh của 2 lớp 10A3, 10A4
làm một bài kiểm tra liên quan đến vấn để mà tôi nghiên cứu: Câu hỏi: Em hãy
nêu hiểu biết của em về Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Vì sao nói hăm i
mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi? Em biết gì về khu du du lịch Thác Ma Hao?
+ Trước khi áp dụng đề tài:
Tôi tiến hành chấm bài cả 2 lớp, kết quả thu được như sau:
Lớp Tổng
Loại giỏi
Loại Khá
Loại TB
Loại yếu
Số
Số
Số
Số
Số
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
bài Lượng
Lượng
Lượng
Lượng
10A3
41
01 2,44% 10
24,4% 27
66%

03
7,3%
10A4
41
0
0%
15
37 % 21
52%
5
12%
2.3. Giải pháp thực hiện:
Để chuẩn bị cho tiết học lịch sử địa phương, GV có thể đặt trước vấn đề
cho học sinh về nhà chuẩn bị, nghiên cứu, tìm hiểu trước:
- Sưu tầm tranh ảnh về các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa
phương em có liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam sơn?
- Lang Chánh có bao nhiêu xã, thị trấn, kể tên các con sông chảy qua địa
bàn huyện Lang Chánh?
- Tìm hiểu các ngành nghề truyền thống, các loại hình văn nghệ dân gian ở
địa phương em?
- Em sẽ làm gì để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử trên địa bàn Lang
Chánh?

4


GIÁO ÁN MINH HOẠ
Tiết 46: Lịch sử địa phương Thanh Hóa với cuộc KN Lam Sơn.
2.3.1. Phương pháp sử dụng tranh ảnh để gợi nhớ, liên tưởng cho học
sinh.

- Trước tiên GV giới thiệu lược đồ huyện Lang chánh để giới thiệu cho HS:

Lang Chánh là huyện miền núi biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh
Hóa. Thị trấn Lang Chánh cách Thành phố Thanh Hóa 101km. Vùng đất Lang
Chánh có dạng gần như lá cờ Tổ quốc gắn vào kinh tuyến 105 00 Đ
- Phía Tây Nam giáp huyện Sầm Tớ (tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào) trên tuyến biên giới dài 7km.
- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Quan Sơn.
- Phía Bắc giáp huyện Bá Thước.
- Phía Đông giáp huyện Ngọc Lạc với đường địa giới gần trùng với thung
lũng sông Âm.
- Phía Nam giáp huyện Thường Xuân với đường địa giới chạy trên đường
chia nước giữa hệ thống sông Âm và hệ thống sông Khao.
- Tiếp đó GV cho HS các nhóm giới thiệu về những hình ảnh về cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn mà các em sưu tầm được và yêu cầu HS nêu những hiểu biết của
các em.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý.

5


Lê Lợi sinh ngày 6/8 năm Ất Sửu, tức ngày 10/9/1385, tại quê mẹ ở làng
Chủ Sơn, huyện Lôi Dương (sau là Thủy Chú, nay là Xuân Thắng, huyện Thọ
Xuân, Thanh Hóa).
Tổ ba đời của Lê Lợi là Lê Hối, theo Lam Sơn thực lục và Hoàng Lê ngọc
phả, vốn làm nghề dạy học (sư công). Lê Hối dời nhà đến ở Lam Sơn (xã Xuân
Lam, Thọ Xuân, Thanh Hóa), tổ chức khai phá và “ba năm thành sản nghiệp,
con cháu ngày một đông, nô lệ ngày một nhiều”.
Đến đời ông là Lê Đinh, “nối dõi nghiệp nhà, theo chí người trước, có bộ
chúng đến hơn nghìn người”. Trải qua đời cha là Lê Khoáng, Lê Lợi “thừa

nghiệp của ông cha”, trở thành một hào trưởng lớn vùng Lam Sơn.
Đầu năm Bính Thân (1416) Lê Lợi cùng 18 người bạn thân tín nhất, cùng
tâm huyết và chí hướng, trong đó có Nguyễn Trãi, làm lễ thề kết nghĩa anh em,
nguyện sống chết “chung sức đồng lòng chống giữ địa phương để trong cõi được
ở yên".
Đó là hội thề Lũng Nhai lịch sử đặt cơ sở cho sự hình thành một tổ chức
lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và một bước chuẩn bị lực lượng tiến tới
phát động khởi nghĩa. Từ hội thề Lũng Nhai đến lúc cuộc khởi nghĩa bùng nổ
(1416 - 1418) có thể coi là giai đoạn chuẩn bị về tổ chức và lực lượng cho cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng và chủ trì.

6


- Ngày 7 tháng 2 năm 1418 (tức ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất). Lê Lợi
cùng toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình
Định Vương, truyền lệnh khắp nơi kêu gọi nhân dân cùng nổi dậy chống giặc
cứu nước. ......
- Cuộc khởi vừa dấy lên quân Minh lập tức tập trung lực lượng đàn áp.
Tổng binh Lý Bân phái Đô đốc Chu Quang điều quân từ thành Tây Đô lên vây
quét vùng Lam Sơn, buộc nghĩa quân phải rút lên xứ Mường Một (Thanh Hoá).
Quân Minh ráo riết đuổi theo, Lê Lợi phải rút lên núi Chí Linh. Ở đây nghĩa
quân rơi vào tình thế hiểm nghèo. Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi dẫn 500 quân
và 2 voi chiến tự xưng là “Chúa Lam Sơn” kéo ra anh dũng tập kích địch. Lê Lai
cùng toán cảm tử quân đã hy sinh quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi
nên rút quân.
- Thời kỳ hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa là giai đoạn khó khăn nhất của
cuộc khởi nghĩa. Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài
ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị
quân Minh do các tướng như Lý Bân, Phương Chính chỉ huy đánh bại.

- Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn 3 lần phải rút
chạy lên núi Chí Linh những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách
Khôi năm 1422. Một lần bị quân Minh vây gắt ở núi Chí Linh (có sách ghi năm
1418, có sách ghi năm 1419), quân sĩ hết lương, một nghĩa sĩ của Lê Lợi là Lê
Lai theo gương Kỷ Tín nhà Tây Hán phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn quân ra
ngoài nhử quân Minh. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng
phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát. Lê Lai bị
quân Minh giải về Đông Quan và bị giết.
7


Đứng trước nguy cơ toàn quân bị diệt, Lê Lợi bất đắc dĩ phải tụ họp các
tướng lại nói:
“Nay trận thế hiểm nguy, có ai dám bắt chước việc Kỷ Tín (tướng nhà Hán,
chết thay cho Lưu Bang) thời xưa, thân khoác hoàng bào mà chết thay ta
không?”
Các tướng im lặng nhìn nhau. Chỉ có Lê Lai người thôn Đặng Tú khảng
khái đáp lời: “Thần nay nguyện được tử trận thay cho chúa công. Ví như sau
này giành được giang sơn thì xin nghĩ đến công lao của thần, khiến cho con
cháu muôn đời được nhờ quốc ân, được vậy thần chết cũng nhắm mắt”.
Lê Lợi vô cùng cảm khái. Lê Lai tiếp lời: “Tình hình nguy khốn, nếu ngồi
khư khư, quân thần chung mạng, bao công sức đây hãy còn gì. Nếu theo kế này,
may ra có thể thoát được. Kẻ trung thần chết vì nước nào có tiếc gì?”
Lê Lợi vái trời khấn rằng: “Lê Lai có công đổi áo, nếu sau này khôi phục
nghiệp xưa, nếu không nhớ đến công lao ấy, thì xin cho cung điện biến thành
rừng núi, ấn triện biến thành cục đồng, gươm thần biến thành dao cùn”
Lê Lợi khấn xong, Lê Lai liền khoác áo báo của chúa, cùng 500 quân cảm
tử và 2 thớt voi xông thẳng xuống núi khiêu chiến. Quân Minh xuất quân
nghênh chiến, Lê Lai thân cưỡi ngựa xông thẳng vào trận giặc, hô to: “Ta là
chúa Lam Sơn đây”. Quân Minh tưởng thật, dồn sức vây chặt lấy. Lê Lai cùng

quân cảm tử giao chiến với giặc kịch liệt, khiến quân Minh phải mất khá nhiều
lực lượng. Sau một hồi, giặc vây càng đông, Lê Lai đuối sức bị bắt và bị giặc
phanh thây. Bấy giờ là vào ngày 29.4.1419. Giặc Minh tưởng rằng đã giết được
Lê Lợi, nên nới lỏng vòng vây, rút khỏi Lam Sơn về thành Tây Đô. Lê Lợi bấy
giờ mới thoát hiểm, bí mật gom quân trở về Lam Sơn gây dựng lại căn cứ địa.
Người anh hùng Lê Lai cùng đội quân cảm tử đã đem tính mạng của mình
để tiếp tục thắp lên một tia hy vọng cho dân tộc. Sự hy sinh đó đáng được muôn
8


đời sau trân trọng. Lê Lợi sau đó ngầm sai người tìm thi hài Lê Lai về Lam Sơn
mai táng. Về sau, Lê Lợi lên ngôi đã truy phong Lê Lai hàm Thiếu úy, liệt vào
hàng Nhất Đẳng Công Thần. Khi sắp mất, Lê Lợi còn căn dặn làm giỗ Lê Lai
trước ngày giỗ của mình như là một cách thể hiện lòng biết ơn với vị trung thần
đã quên mình cứu chúa, cũng là cứu cho cuộc khởi nghĩa không sớm bị tiêu diệt.
Ngoài những sự truy tặng của triều đình nhà Hậu Lê, Lê Lai còn được thờ phụng
rộng rãi trong dân gian. Các thế hệ người Việt vẫn mãi lưu truyền câu chuyện về
ông.
- Lê Lợi trở về căn cứ Lam Sơn, xây dựng lực lượng chiến đấu. Nghĩa quân
đã tập kích và đánh bại nhiều cuộc truy kích của địch, tiêu diệt hàng ngàn tên.
- Tháng 5 năm 1418 quân Minh nổ cuộc vây quét, khủng bố lớn, nghĩa
quân buộc phải rút lên núi Chí Linh lần thứ hai.
- Được sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân ngày một mạnh. Cuối năm
1418 và liên tiếp năm 1419 đến cuối năm 1420 nghĩa quân liên tiếp đánh thắng
các cuộc vây quét của quân Minh. Đặc biệt, trong trận Sách Khôi nghĩa quân đã
tiêu diệt hàng ngàn tên địch, thu hàng trăm ngựa.
- Tháng 3 năm 1423, quân Minh do tổng binh Trần Trí chỉ huy từ Đông
- Quan đánh lên. Trước tình hình đó, Lê Lợi hạ lệnh rút lên núi Chí Linh
lần thứ ba.
- Ở đây nghĩa quân phải sống những ngày gian khổ. Trong hơn hai tháng

trời thiếu lương thực, Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của
ông) để nuôi quân.
- Trước tình thế bất lợi và khó khăn như vậy, Lê Lợi chủ trương tạm hoà
và được quân Minh chấp thuận. Vì vậy, từ tháng 3 năm 1423 đến tháng 10 năm
1924 là thời kỳ tạm hoà của nghĩa quân để xây dựng lực lượng. Tháng 5 năm
1423 nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
2.3.2. Phương pháp tích hợp, liên môn:
GV có thể cho HS vận dụng kiến thức của các môn học khác như: địa lý,
văn học, CNTT để vận dụng vào trong bài học thông qua các câu hỏi:
- Em có biết tác phẩm văn học nào có nói về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên
đất Lang Chánh?
- Ở Lang Chánh có con sông, dòng thác nào gắn với cuộc khởi nghĩa Lam
sơn?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét, bổ sung: Tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi
"Khi Linh sơn lương hết mấy tuần,
Lúc Khôi huyện quân không một đội...."
Sự gian khổ ở Chí Linh đã lựa chọn thể hiện trong bài "Bình Ngô Đại cáo"
để nói lên những thời điểm cam go đầy thử thách của 10 năm kháng chiến.

9


Dãy núi Chí Linh
Núi Chí Linh là một ngọn núi hiểm trở dễ thủ khó công. Khắp vùng là rừng
núi hoang vu, dân cư thưa thớt. Với việc lui quân về đây, quân Lam Sơn tạm
thời thoát khỏi cuộc vây ráp quy mô lớn của giặc, nhưng lại chịu cảnh thiếu thốn
lương thực. Quân Minh lùng lục không được, bèn lui quân. Quãng thời gian đó,
Lê Lợi và quân tướng của mình phải chịu đói khát. Trong hơn 10 ngày đóng trên
núi Chí Linh, nghĩa quân đã phải ăn phấn đá (gọi là Vũ dư lương) trộn mật ong

để sống sót.
Ngoài 3 hệ thống sông chính, trên địa bàn các xã của huyện Lang Chánh
còn có nhiều hệ thống khe, suối, thác dày đặc. Một trong những thác tiêu biểu
gắn với lịch sử là thác Ma Hao, gắn với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi

Thác Ma Hao
Thác Ma Hao ( thác chó ngáp) ở làng Năng Cát xã Trí Nang, là ngọn nguồn
sông Cảy. Thác Ma Hao gắn với truyền thuyết về nghĩa quân và Lê Lợi “tương
10


truyền một lần, Lê Lợi cùng quân lính mang theo một con chó chạy từ đỉnh núi
Pù Rinh xuống, người và vật đã kiệt sức thì gặp một thác cao chảy xiết. Quân
giặc lại đuổi sát phía sau, nên Lê Lợi và quân lính phải mạo hiểm đầm mình
vượt thác qua bờ bên kia. Còn con chó do sức đã kiệt, suối lại rộng không thể
theo được chỉ đứng ngáp. Khi quân giặc đuổi đến, con chó liền quay lại cắn xé
đàn chó của giặc rồi nhảy xuống dòng nước xoáy. Quân giặc rút đi, Lê Lợi sai
quân lính tìm xác con chó quý và truyền lệnh chôn cất nó tử tế. Từ đó, thác có
tên theo tiếng người Thái là Ma Háo (chó ngáp) lâu dần người dân đọc chệch
đi là Ma Ha(Dư địa chí huyện Lang Chánh).

Đền thờ nghĩa quân Lê Lợi
2.3.3. Đóng góp của nhân dân Thanh Hoá trong cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn:
- Thanh Hoá là nơi xuất phát, căn cứ vững chắc của cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn. Đất Lam Sơn với rừng núi hiểm trở thuận lợi cho việc “công thủ” nhân dân
đoàn kết một lòng đảm bảo vững chắc cho nghĩa quân tồn tại và phát triển cùng
với núi rừng Lam Sơn đã đùm bọc, che chở, bảo vệ nuôi dưỡng cho nghĩa quân.
- Ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa các huyện trong tỉnh đều có người
về tụ nghĩa: Lê Tông Kiều quê huyện Quảng Xương, Trịnh Khả quê huyện Vĩnh

Ninh (nay là huyện Vĩnh Lộc), Trịnh Đồ, Đỗ Bí, Hà Mộng, Lê Khương, Hà Độ
quê huyện Nông Cống, Nguyễn Chích quê huyện Đông Sơn. Trong hội thề Lũng
Nhai (không kể Lê Lợi, đã có 11/18 người là người xứ Thanh như: LêLai, Lê
11


Lý, Lê Hiển, Lê Bôi, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Đinh Liệt, Trịnh Khả,
Trương Lôi, Vũ Uy) phần lớn trong số đó là các tướng lĩnh tài ba của nghĩa quân
Lam Sơn sau này.
- Trong việc khai hoang, sản xuất, đảm bảo cung cấp lương thực cho nghĩa
quân đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Tây Thanh Hoá đã ủng hộ
nhiệt tình về mọi mặt cho nghĩa quân: Xây dựng căn cứ, đào hào đắp luỹ, xây
dựng kho tàng, nhà cửa...Truyền thuyết dân gian còn lưu truyền biết bao câu
chuyện cảm động về mối tình quândân đoàn kết nhất trí, hết lòng quyên góp
lương thực.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Sau khi thực hiện đề tài tôi thấy tiết học lịch sử địa phương thật nhẹ
nhàng,hơn, không còn khô khan cứng nhắc nữa, chất lượng giảng dạy của tiết
học được nâng cao hơn, học sinh tỏ ra hứng thú với giờ học hơn. .
- Qua tiết học về Lịch sử địa phương, đã khắc sâu và củng cố thêm tình yêu
quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc trong mỗi học sinh, để từ đó các em
biết giữ gìn, bảo vệ các công trình , các khu di tích lịch sử ở ngay chính địa
phương mình. Các em Biết giới thiệu, quảng bá di tích lịch sử của địa phương
đến với bạn bè và du khách gần xa ..
+ Trước khi áp dụng đề tài:
Tôi tiến hành chấm bài cả 2 lớp, kết quả thu được như sau:
Lớp Tổng
Loại giỏi
Loại Khá

Loại TB
Loại yếu
Số bài SL Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
10A3
41
2
4,9% 15
36,6% 23
56,1% 1
2,44%
10A4
41
0
0% 15
37% 21
52%
5
12%
Sau khi dạy thực nghiệm và đối chứng, tôi đã tiến hành kiểm tra 15 phút
bằng câu hỏi như sau:
Nêu những hiểu biết của em về một di tích lịch sử của huyện Lang Chánh
mà em biết liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Theo em chúng ta phải
làm gì để giữ gìn, bảo tồn những di tích lịch sử trên?
Tôi tiến hành chấm bài cả 2 lớp, kết quả thu được như sau:

Lớp

Tổng
Số
bài

Loại giỏi
Số
Tỉ lệ
Lượng

Loại Khá
Số
Tỉ lệ
Lượng

Loại TB
Số
Tỉ lệ
Lượng

Loại yếu
Số
Tỉ lệ
Lượng

10A3
41
5
12,2%

19
46,3%
17
41,4%
0
0%
(TN)
10A4
41
1
2,44%
15
36,6%
23
56,1%
2
4,9%
(ĐC)
Với kết quả như trên tôi nhận thấy lịch sử địa phương cần thiết với học sinh
và phù hợp với phưong pháp dạy học mới theo hướng lấy học sinh làm trung
tâm như giai đoạn hiện nay.

12


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận:
Như vậy giảng dạy và đào tạo bộ môn lịch sử hiện nay ở trường phổ thông
là một trong những bộ môn có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng rất cần được quan
tâm và chú trọng, tuy nhiên giáo viên phải biết tổ chức lớp học như thế nào để

học sinh ham mê, hứng thú học tập là một vấn đề còn nan giải, đặc biệt lại là
môn lịch sử địa phương. . Xuất phát từ việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm,
người giáo viên dạy sử phải biết phối hợp nhịp nhàng các hoạt động trên lớp để
học sinh tìm tòi khám phá, chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Có như vậy mới khai thác được nội dung tài liệu giáo khoa, vừa sưu tầm những
tranh ảnh lịch sử ở bên ngoài để đưa vào nội dung bài học, tạo nên một hiệu quả
tổng hợp trong quá trình dạy và học lịch sử địa phương. Củng cố kiến thức cơ
bản cho các em, vừa nắm vững được kiến thức lịch sử địa phương vừa giáo dục
đạo đức truyền thống yêu quê hương, tự hào về quê hương của mình, vừa gây
hứng thú học tập và kết quả tiếp thu bài tốt.
3.2 Kiến nghị:
Trên đây chỉ là những kinh nghiệm, đúc kết của bản thân tôi trong quá trình
giảng dạy tiết lịch sử địa phương ở trường, do đó không tránh khỏi những sai
sót. Điều mong muốn chung của toàn thể giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử
hiện nay là:
+ Bộ GD&ĐT: Cho biên soạn và in ấn các tài liệu về lịch sử địa phương
cho HS, dành thêm 1-2 tiết nữa cho phần lịch sử địa phương để HS có thời gian
để tìm hiểu và GV có thêm thời gian thảo luận cùng HS.
+ Sở GD&ĐT: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá theo hướng đổi
mới, hướng đến việc tăng khả năng phân tích, bình luận lịch sử của HS.
Trang bị thêm một số đồ dùng dạy học liên quan đến bộ môn lịch sử địa
phương . Giáo viên phối hợp với nhà trường tổ chức cho HS những chuyến tham
quan thực tế ở các di tích lịch sử của huyện, phối hợp với nhà trường chức nhiều
cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương. ...
Có như vậy, tiết dạy học lịch sử địa phương ngày càng được hấp dẫn ,lôi
cuốn học sinh học tập và chất lượng đạt cao hơn.
Đây là SKKN được rút ra từ thực tiễn dạy học ở trường THPT Lang Chánh,
bản thân tôi nhận thấy rất có ích để giúp HS yêu và thích học lịch sử hơn. Đây
chỉ là ý kiến chủ quan của riêng cá nhân tôi, rất mong được sự đóng góp của
đồng nghiệp. để tôi được nâng cao hơn về chuyên môn nghiệp vụ. Tôi xin chân

thành cảm ơn

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 06 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Đình Bảy

Phạm Thị Thuỷ

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Lịch Sử 10. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
2. Sách giáo viên Lịch Sử 10 .Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Sách giáo khoa Địa lí 9, Sách giáo khoa Địa lí 12. Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam.
4. Địa chí huyện Lang Chánh. Nhà xuất bản từ điển bách khoa
5. Tài liệu Lịch sử địa phương Thanh Hóa, của thầy Nguyễn văn Hồ
6. Tài liệu tập huấn Dạy họcLịch sử. Bộ Giáo dục và đào tạo – Vụ
Giáo dục phổ thông
7. Trang Web Giáo án điện tử, Thư viện Lịch sử, YouTube, tailieu.vn….

14




×