MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ,
của internet và các phương tiện truyền thông hiện đại thì dư luận xã hội ngày
càng có điều kiện phát triển. Báo chí là một trong những loại hình truyền thông
phổ biến hiện nay, là phương tiện truyền thông căn bản và mang lại hiệu quả cao
nhất. Báo chí và dư luận xã hội có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, là tiền
đề, điều kiện cho nhau phát triển
Khơi nguồn, thể hiện và định hướng dư luận xã hội là một trong những
vai trò quan trọng của báo chí, báo chí xã hội hóa các vấn đề, làm cho những sự
kiện những vấn đề nhỏ thành lớn, ở góc phố, làng quê, thậm trí gia đình thành
vấn đề khu vực, toàn cầu và được dư luận xã hội quan tâm; từ đó khơi nguồn,
truyền dẫn, định hướng và điều hòa dư luận xã hội; không chỉ thu hút sự quan
tâm, mà còn khơi dậy nguồn lực sức mạnh xã hội tham gia bàn luận, chia sẻ và
có thể giải quyết vấn đề đang đặt ra.
Trong thời gian vừa qua báo chí nước ta đã thực hiện rất tốt vai trò chấn
an dư luận xã hội thông qua rất nhiều vấn đề, sự kiện quan trọng như: vụ cá chết
ở các tỉnh miền trung năm 2016 chính là một ví dụ điển hình cho việc khơi
nguồn dư luận xã hội, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hiện tượng, chưa thực hiện
tốt việc khơi nguồn dư luận xã hội, mang lại những dư luận xã hội tiêu cực ảnh
hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Với những lý do trên em đã lựa chọn đề tài: “Nêu các trường hợp khủng
hoảng. Vai trò của báo chí truyền thông trong tham gia giải quyết khủng
hoảng, rút kinh nghiệm thực tế về vai trò của báo chí truyền thông đối với
dư luận xã hội” để làm tiểu luận kết thúc học phần môn Báo chí – Truyền
thông và Dư luận xã hội.
1
Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CHÍ
VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
I. Một số khái niệm cơ bản
1. Khái niệm báo chí
Theo quan niệm dân gian
Ở góc tiếp cận từ lý thuyết, báo chí được coi là: “Những tư liệu sinh hoạt
tinh thần nhằm thông tin và nói rõ về những sự kiện thời sự đã và đang diễn ra
cho một nhóm đối tượng nhất định, nhằm mục đích nhất định, xuất bản định kỳ,
đều đặn” 1
Theo nghĩa hẹp, “báo chí được hiểu bao gồm báo và tạp chí, theo nghĩa rộng
bao gồm các loại hình báo chí: Báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện
tử”.2
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô xuất bản năm 1975, “Báo
chí là toàn bộ những ấn phẩm có tính chất định kỳ, được phát hành rộng rãi
( như báo, tạp chí và các ấn phẩm khác)”3. Đầu tiên báo chí được hiểu là những
ấn phẩm chính trị định kỳ, dành cho đông đảo bạn đọc. Cách hiểu này liên quan
đến thuật ngữ “báo chí”- tên gọi của tờ báo đại chúng đầu tiên “La presse”(Báo
chí theo tiếng Pháp, tiếng Latinh là Presso).
TS Vũ Đình Hòe có đưa ra khái niệm báo chí như sau: “Báo chí là những ấn
phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin mang tính thời sự và được phát
hành rộng rãi trong xã hội. Báo chí được thể hiện dưới các loại hình : Báo in,
báo nói, báo hình, báo điện tử”4.
1
Giáo trình cơ sở lý luận báo chí, PGS, TS Nguyễn Văn Dững, 2012
2
Giáo trình cơ sở lý luận báo chí, PGS, TS Nguyễn Văn Dững, 2012
3
Từ điển Bách khoa toàn thư của Liên Xô xuất bản năm 1975
4
Truyền thông đại chúng công tác lãnh đạo quản lý”, TS Vũ Đình Hòe
2
Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội
thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và
phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in,
báo nói, báo hình, báo điện tử 5.
2. Khủng hoảng
Có rất nhiều quan niệm được đưa ra để giải thích cho từ khủng hoảng:
Theo Havard business Review (Tạp chí kinh doanh Havard): “Khủng hoảng là một tình thế đã
đạt tới giai đoạn nguy hiểm, gay cấn, cần phải có sự can thiệp ấn tượng và bất thường để tránh hay
để sửa chữa thiệt hại lớn”.
Một công ty của Mỹ khác thì định nghĩa khủng hoảng là “một sự kiện đặc biệt hoặc một loạt
các sự kiện có ảnh hưởng xấu đến tính toàn vẹn của sản phẩm, danh tiếng và sự ổn định tài chính của
tổ chức , hay sức khỏe hoặc phúc lợi của nhân viên, cộng đồng hoặc công chúng ở quy mô lớn.”
Nhà quản lý PR Sandra K. Clawson Freeo định nghĩa: “Khủng hoảng là bất kỳ tình thế nào đe
dọa tới hoạt động và uy tín công ty, thường là bởi báo chí quan tâm và đưa những tin bất lợi hoặc tiêu
cực. Các tình huống có thể là tranh chấp pháp lý, trộm cắp, cháy nổ, lụt lội hay thảm họa nào đó có
thể quy lỗi cho công ty của bạn. Khủng hoảng cũng có thể là tình huống mà trong con mắt của báo chí
hay công chúng công ty của bạn không có những phản ứng thích hợp khi ở vào một trong các tình
huống trên.”
Còn theo Berstein - chuyên gia truyền thông Mỹ, “Khủng hoảng là tình thế đe dọa nghiêm
trọng tới cuộc sống, sức khỏe, thân thể, tài sản của nhiều người dân; đe dọa tới uy tín; làm gián đoạn
nghiêm trọng công việc hoặc hoạt động kinh doanh; ảnh hưởng tiêu cực tới giá trị của cổ phiếu công
ty. Nói tóm lại trong kinh doanh, khủng hoảng là tình trạng khẩn cấp, rối loạn, mất cân bằng nghiêm
trọng, có khả năng gây tác hại về mặt tài chính cho tổ chức và có thể hủy hoại uy tín của tổ chức, đòi
hỏi phải hành động kịp thời, phải hao tốn nhiều thời gian, tiền bạc thì mới có thể tránh được những
tác động tiêu cực do khủng hoảng gây ra.”
Ví dụ1: Ở Việt Nam, tháng 10/2003 có tin đồn tổng giám đốc ngân hàng Á Châu ACB bỏ trốn.
Toàn bộ hoạt động ACB bị đảo lộn, khách hàng hoảng hốt đổ xô đi rút tiền, các nhà đầu tư tìm mọi
cách bán cổ phiếu.
Ví dụ 2: Nhân bản kết quả xét nghiệm tại bệnh viên đa khoa Hoài Đức.
Ví dụ 3: Khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân FUkusima.
Ví dụ 4: Máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia airline mất tích.
5
Luật Báo chí 2016
3
Tóm lại, Khủng hoảng là một sự kiện hoặc một loạt các sự kiện cụ thể, không ngờ tới, không
theo lệ thường, gây ra sự không chắc chắn ở mức độ cao, nó đe dọa hoặc được xem là đe dọa các mục
tiêu với ưu tiên cao của một cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Thảm họa
Thảm hoạ là những hiện tuợng biến cố bất ngờ gây tổn thất lớn về người và của cải vật chật,
môi trường vượt lên khả năng tự bù đắp của địa phương nơi xảy ra thảm họa.
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới: “Thảm hoạ là các hiện tượng gây các thiệt hại, các
đảo lộn về kinh tế, các tổn thất về sinh mạng, các hư hại đến sức khoẻ, đến cơ sở y tế với một mức độ
lớn đòi hỏi sự huy động cứu trợ đặc biệt từ ngoài đến vùng bị thảm họa.”
Trong Thông tư liên Bộ Y tế - Quốc phòng ngày 4/3/1994 có nêu định nghĩa: “Thảm hoạ là
những rủi ro hoặc biến cố bất ngờ xảy ra, gây ra những tổn thất lớn về người và của cải vật chất.”
Như vậy có thể hiểu “Thảm họa là sự phá vỡ nghiêm trọng trong việc thực hiện chức năng của
một cộng đồng hay một xã hội gây ra sự mất mát về con người, vật chất, kinh tế hay môi trường trên
diện rộng mà những điều này vượt quá khả năng của cộng đồng hay xã hội bị tác động để đối phó
bằng cách sử dụng những nguồn tài nguyên của mình.
3.Khái niệm dư luận xã hội
Dư luận xã hội có gốc chữ dịch theo tiếng Anh là Public Opinion, được
ghép bởi hai từ: Public: Công khai, công chúng và Opinion : ý kiến, quan điểm.
Hiện nay thuật ngữ này đã được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên
cứu khoa học, cũng như trong đời sống hàng ngày. Nhiều người cho rằng
Jolsbery –nhà hoạt động xã hội người Anh vào khoảng thế kỉ thứ XII đã sử dụng
thuật ngữ này. Tuy nhiên, mỗi người lại có cách nhìn nhận, cách hiểu tương đối
khác nhau về nội hàm khái niệm này. Vì DLXH là một hiện tượng xã hội đặc
biệt, năng động và hàm chứa mẫu thuẫn biện chứng giữa cái chung và cái riêng.
Theo các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ, DLXH là sự phán xét đánh giá
chung của các nhóm người đối với các vấn đề mà họ quan tâm.
Quan điểm của các nhà nghiên cứu Mĩ :
4
+ Young định nghĩa: DLXH là sự phán xét XH của các cộng đồng tự ý
thức đối với các vấn đề có tầm quan trọng được hình sau khi có sự tranh luận
công khai (1923)
+ Warner định nghĩa: DLXH là kết quả được cấu thành từ sự phản ứng
của mọi người đối với các phát ngôn hoặc các câu hỏi nhất định dưới điều kiện
của một cuộc phỏng vấn.
+Childs định nghĩa: DLXH là tập hợp các ý kiến cá nhân ở bất kì đâu mà
chúng ta có thể tìm thấy.
Còn ở Việt Nam DLXH đồng nghĩa với công luận hay chính kiến xã hội.
Theo Chung Á -Nguyễn Đình Tấn thì DLXH là một hiện tượng XH đặc
biệt biểu thị sự phán xét, đánh giá của quần chúng đối với các vấn đề mà xã hội
quan tâm.
DLXH là sự phán xét đánh giá của các nhóm XH lớn và bền vững đối với
các vấn đề có ý nghĩa xã hội trong cuộc sống XH có động chạm đến các lợi ích
XH. Sự phán xét như vậy biểu thị thái độ đối với các sự kiện, hiện tượng của đời
sống XH.(Mấy vấn đề nghiên cứu DLXH .Ban tư tưởng –VHTW-1989)
Các định nghĩa, quan niệm được đưa ra trong các hoàn cảnh và thời kì
lịch sử khác nhau và mỗi nhà nghiên cứu lại có cách tiếp cận, quan điểm, định
hướng sử dụng khác nhau nên cách đưa ra định nghĩa của mọi người cũng khác
nhau.
Theo từ điển Xã hội học: Tập hợp các ý kiến của người dân về các chủ đề
của mối quan tâm công cộng, và sự phân tích những ý kiến này bằng các phương
pháp thống kê trong điều tra chọn mẫu được coi là DLXH.
Theo các nhà xã hội học: DLXH là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu
thị phán xét, đánh giá và thái độ của các nhóm XH đối với những vấn đề liên
quan đến lợi ích của các nhóm trong xã hội; DLXH được hình thành qua các
cuộc trao đổi, thảo luận.
5
3.1.Quá trình hình thành dư luận xã hội
DLXH là ý kiến phán xét đánh giá của nhiều người trong xã hội. Tuy
nhiên sự khởi đầu của DLXH thường là ý kiến của các cá nhân , nhóm nhỏ có
quan tâm đến các vấn đề xã hội nhất định nào đó.DLXH không tự xuất hiện một
cách hoàn chỉnh mà phải trải qua các bước hình thành và phát triển.
Xung quanh vấn đề các bước hình thành DLXH cũng có nhiều ý kiến
khác nhau:
Như trong tâm lý học xã hội, theo A.K.Ulêdốp (Nhà tâm lý học người
Nga) cho rằng DLXH được hình thành qua 3 giai đoạn:
– Gđ1: Khi trong một nhóm, một cộng đồng xảy ra một sự kiện, một
thông tin nào đó tác động vàonhóm, các cá nhân trong nhóm đó có một thời kỳ
nghe ngóng bằng vốn sống, hiểu biết của mìnhđể đánh giá sự kiện đó. Và xem
tác động của nó đến quyền lợi của nhóm cộng đồng, của cá nhân ra sao.
– Gđ2: Các cá nhân có sự trao đổi bàn bạc dựa trên cơ sở quan điểm của
các cá nhân, và mỗi cá nhân trình bày ý kiến của mình về sự kiện đó với người
khác. Sự chuyển hoá từ bình diện cá nhân sang xã hội. Để tìm kiếm một giải
pháp thống nhất chung, sự đồng nhất, tìm ra các ý kiến chung trong việc đánh
giá, xem xét các vấn đề để hình thành DLXH.
– Gđ3: Sự thống nhất chung để tạo ra DLXH. Đôi kkhi không nhất thiết
phải là ý kiến của toàn bộ mà có thể là ý kiến của đa số các cá nhân.
Còn theo các nhà nghiên cứu khác quá trình hình thành DLXH trải qua 4
bước :
– Bước 1: Các cá nhân tiếp xúc, làm quen với thông tin về sự kiện, hiện
tượng, quá trình xã hội đang diễn ra và tìm kiếm thêm thông tin, trao đổi thảo
luận với nhau để có thể hình thành những ý niệm ban đầu về sự kiện, hiện tượng
xã hội đó.
6
– Bước 2: Các ý kiến cá nhân được trao đổi bàn bạc trong nhóm. Cơ sở
cho việc thảo luận nhóm là lợi ích chung của nhóm và hệ thống giá trị chuẩn
mực chi phối các khuôn mẫu tư duy và hành vi của các thành viên trong nhóm.
Ở đây, ý thức cá nhân đã dần dần chuyển sang ý thức xã hội.
– Bước 3: Các nhóm trao đổi, tranh luận với nhau cùng tìm đến những
điểm chung trong những ý kiến, quan điểm của mỗi nhóm. Cơ sở cho quá trình
này là lợi ích và hệ thống giá trị, chuẩn mực chung cùng được các nhóm chia sẻ
và thừa nhận.
– Bước 4: Trên cơ sở thảo luận, các nhóm đi đến những phán xét, đánh
giá chung được đa số thừa nhận. Như vậy, DLXH được hình thành thể hiện thái
độ của đông đảo cộng đồng người và thúc đẩy hành động thực tế của họ.
=> DLXH là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội. Trong đó truyền thông đại
chúng là cơ chế hữu hiệu đảm bảo sự hình thành DLXH trên phạm vi rộng lớn
và trong giới hạn thời gian phù hợp để đảm bảo tính thời sự.
Mặc dù DLXH là sự phát ngôn tập thể song nó không phải là tổng số của
các ý kiến cá nhân hay các nhóm trong xã hội mà là sản phẩm của sự tác động
lẫn nhau giữa mọi người. Trong cuộc thảo luận nếu không có sự thống nhất, nhất
trí để hình thành DLXH thì tất yếu sẽ gắn với cuộc đấu tranh ý kiến theo hình
thức: tranh luận và thảo luận với mục đích tạo ra ý kiến chấp nhận với đại đa số .
Qua việc xem xét hai quan điểm của các nhà nghiên cứu về vấn đề hình
thành DLXH – Ta thấy các DLXH được hình thành dựa vào các vấn đề, sự kiện
ấy xảy ra như thế nào, trong hoàn cảnh nào.
Ví như:
+ Các vấn đề, sự kiện, hiện tượng mới và phức tạp thì DLXH sẽ diễn ra
lâu. Bởi vì đa số người dân họ chưa chuẩn bị được thái độ, hành vi ứng xử phù
hợp với thực tế cuộc sống .
+ Còn các vấn đề biến cố trong đời sống xã hội: tội phạm, tệ nạn xã hội…
trong trường hợp này lợi ích căn bản, hệ thống giá trị chuẩn mực, đạo đức luân
7
lý của cộng đồng bị xâm hại nặng nề dẫn đến trạng thái phản ứng tức thời của
người dân.
Và ta thấy đặc biệt phải có sự tham gia của truyền thông, vì cá nhân nhóm
không có cơ hội để tiếp xúc với thông tin thì sẽ khôngcó bất kỳ một ý kiến chủ
động nào. Sự hình thành DLXH cũng chịu nhiều ảnh hưởng cuả các yếu tố:
– Quy mô, cường độ, tính chất của sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội
diễn ra.
– Phong tục tập quán và hệ thống giá trị chuẩn mực của các nhóm xã hội,
các cộng đồng.
– Công tác tuyên truyền cổ động.
– Mức độ dân chủ hoá đời sống xã hội, khả năng và sự tham gia thực tế
của người dân vào các sinh hoạt chính trị xã hội.
Thông qua con đường hình thành DLXH ta có thể hình dung tóm tắt lại
như sau: Khi một vấn đề nào đó nảy sinh trong xã hội và gây được sự quan tâm
của công chúng thì một số người đầu tiên sẽ có ý kiến phán xét đánh giá của
mình, sau đó các ý kiến được đưa ra thảo luận trong nhóm của họ và giữa các
nhóm với nhau. Cuối cùng trên cơ sở thảo luận của nhiều nhóm xã hội, DLXH
dần dần được hình thành, định hình dưới dạng phán xét đánh giá thái độ của
công chúng.
3.2.Bản chất của hoạt động báo chí
- Là hoạt động TT đại chúng
Báo chí và TTĐC là những loại hình của TT, do vậy nó cũng bao gồm bản
chất của hoạt động TT nói chung, do những đặc trưng, tính chất vốn có của
mình, BC-TTĐC thể hiện rõ nhất các khía cạnh bản chất xh của TT; đồng thời
có thể nhấn mạnh thêm một số cạnh sau đây:
+ Bc là những kênh, những loại hình mang rõ nét nhất, đặc trưng nhất tính
chất của TTĐC, hình thành dòng thông tin đại chúng, hướng tác động vào đông
đảo công chúng nhằm lôi kéo và tập hợp, giáo dục, thuyết phục và tổ chức đông
8
đảo công chúng tham gia các vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra theo định
hướng chính trị nhất định.
+ Nhà báo ý thức rõ ràng và nhất quán về tinh thần và thái độ phục vụ
công chúng của mình, nhân dân mình, vì lý tưởng chính trị và lợi ích cộng đồng
+ Nhà báo lựa chọn những sự kiện, vấn đề và góc độ tiếp cận thông tin
đối với các sự kiện, vấn đề đã và đang diễn ra với hàm lượng văn hóa cao nhất
có thể, và vì lợi ích cộng đồng xã hội.
+ Cơ quan báo chí cần có cơ chế thu hút, tập hợp sự tham gia của công
chúng càng nhiều càng tốt, đối với những ai có nhu cầu và điều kiện khả năng
tham gia.
+ Hướng ưu tiên chủ yếu của báo chí vừa tuyên truyền chủ trương của
đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đồng thời cần chú trọng phản ánh tâm
tư nguyện vọng, những vấn đề bức xúc của nhân dân, của cộng đồng.
+ Báo chí ngày càng có điều kiện, nhà báo ngày càng có khả năng khai
thác triệt để các phương tiện kỹ thuật và công nghệ truyền thông- nhất là truyền
thông số trong quá trình thu thập, xử lý sản xuất tin tức và sản phẩm báo chí nói
chung.
- Là hoạt động chính trị - xã hội
+ Hoạt động chính trị
Hướng đến đem lại lợi ích cho một tổ chức chính trị
Ở VN hiện nay Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội ( gọi tắt là tổ chức)
Bản chất chính trị của báo chí thể hiện ở việc báo chí phục vụ chính sách
đối nội, đối ngoại, đáp ứng những yêu cầu cụ thể của Đảng và Nhà nước.
Trong đấu tranh chính trị, tư tưởng hiện nay, báo chí là công cụ thể hiện
quyền lực chính trị; đồng thời là công cụ thể hiện văn hóa chính trị của quyền
lực chính trị.
+ Hoạt động xã hội
9
Báo chí ra đời một phần quan trọng là do bổn phận, nghĩa vụ xã hội của
nó đối với cộng đồng, do đòi hỏi khách quan của cuộc sống không chỉ cung cấp
thông tin mà còn tham gia giải quyết các vấn đề cộng đồng.
Một số hình thức thể hiện bản chất hoạt động xh của báo chí:
+ Mục đích của báo chí là vì sự phát truển bền vững của xã hội, vì lợi ích
của cộng đồng và chất lượng đời sống vật chất của nhân dân.
+ tổ chức các hoạt động từ thiện xã hội, hỗ trợ người có hoàn cảnh khó
khăn, éo le.. khơi dậy phong trào xã hội.
+ giáo dục ý thức xã hội, ý thức cộng đồng cho các thành viên, tạo sự liên
kết xã hội rộng rãi trên cơ sở nhận thức vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền
lợi công dân của mỗi người
- Hoạt động kinh tế - dịch vụ
+ Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, hoạt động báo chí không chỉ được
coi là hoạt động chính trị - xã hội mà còn là hoạt động kinh tế- dịch vụ
+ Thông qua việc đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng xã hội ( bán
sản phẩm báo chí và tạo thị trường quảng cáo dịch vụ...) và phục vụ nhu cầu các
lực lượng chính trị để phát triển nguồn thu cho báo chí trên cơ sở ưu tiên hàng
đầu việc thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao ( về số lượng thông tin) của công
chúng xã hội.
+ do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường hoạt động kinh tế - dịch vụ
của báo chí đang chạy theo mục đích thương mại đơn thuần nhằm thu lợi cho
các cơ quan báo chí mà xâm hại đến lợi ích chính trị - văn hóa – xã hội, do đó
chúng ta cần chống lại khuynh hướng này.
II. Phán đoán tình huống, phán đoán dựa trên nhận diện và phân tích
khủng hoảng, tầm ảnh hưởng, phản ứng của các tổ chức, phản ứng
của báo chí và xu hướng dư luận xã hội
Ngăn ngừa khủng hoảng truyền thông trước khi nó xảy ra: Đa số khủng hoảng là không lường
trước được và cũng rất khó để phòng ngừa trước khi nó xảy ra, nhưng vẫn có thể được cảnh báo bằng
một số dấu hiệu sau đây: Sự tăng đột biến số lượng thảo luận và bài viết về thương hiệu; Bài viết từ
các nguồn có độ ảnh hưởng cao; Các bài viết trên các trang fanpage lớn/trang cá nhân của những
10
người có sức ảnh hưởng cao; Theo dõi khi khủng hoảng truyền thông xảy ra; Biết được các thảo luận
tiêu cực đang được tạo ra ở đâu; Ước tính độ phủ của khủng hoảng.
1.2.3. Chiến lược ứng phó ( chiến lược phòng thủ, phủ định, biện minh, hợp
lý hóa, kêu gọi ủng hộ hay công nhận sai sót)
Xây dựng chiến lược ứng phó. Nhìn chung, quy trình quản lý khủng hoảng truyền thông
(KHTT) gồm có 3 bước chính: Chuẩn bị, Cảnh báo và theo dõi, Xử lý, trong đó bước đầu tiên là
Chuẩn bị (Lên kế hoạch) là một bước vô cùng quan trọng thường bị bỏ qua. Chuẩn bị bao gồm lên kế
hoạch cho các tình huống khủng hoảng giả định và luyện tập các bước phản ứng khi khủng hoảng
chưa xảy ra để khi nó đã xảy ra thật sự thì đội ngũ xử lý khủng hoảng sẽ được thiết lập nhanh chóng
và sự phản hồi với khủng hoảng là ngay lập tức, nhất quán và chính xác.
Một khi KHTT đã xảy ra thì những thông tin tiêu cực đã được lan truyền trên các phương tiện
thông tin địa chúng. Có hai cách chủ yếu để xử lý khủng hoảng truyền thông về mặt kỹ thuật: Phản đối
bài và trung lập hóa bài.
Phản đối bài là việc liên hệ và yêu cầu các trang đăng thông tin gỡ bài nếu bài viết có thông
tin sai lệch hoặc chủ ý bôi xấu thương hiệu và có các dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm
pháp luật.
Trung lập hóa bài là phương pháp được sử dụng khi việc liên hệ và yêu cầu gỡ bài với các
trang đưa tin không thành công. Việc này được làm theo cách viết các thảo luận trung lập và tích cực
về các thông tin đính chính hay các thành tích của thương hiệu xung quanh các bài viết tiêu cực để
trung lập hóa người đọc. Trong thời gian khủng hoảng cần nhắc nhở công chúng của mình những điều
tốt mà mình đã làm.
Muốn xử lý tốt khủng hoảng thì phải làm tốt từng khâu nhỏ trong cả ba giai đoạn trên, trong
đó cần đặc biệt lưu ý công tác truyền thông, gồm truyền thông nội bộ và truyền thông đến đối tượng
công chúng mục tiêu. Thông thường sẽ cần có đội xử lý khủng hoảng chuyên nghiệp cho tình huống
khủng hoảng, song trong thực tế không phải tổ chức nào cũng sẵn sàng “nuôi quân ba năm dụng một
giờ”.
Việc xây dựng đội xử lý khủng hoảng cần trải qua quá trình tuyển chọn và đào tạo bài bản,
trong đó đặc biệt là những cuộc “diễn tập” xử lý khủng hoảng. Việc “gom góp” người để tạo ra một
đội xử lý khủng hoảng khi “nhà đã cháy”, “nước đã tới chân” phần nào chứa đựng rủi ro cho việc xử
lý khủng hoảng.
Trong không ít khủng hoảng, công chúng đã thấy những người chịu trách nhiệm xử lý khủng
hoảng chọn cách… im lặng. Rõ ràng, trong bối cảnh công chúng đang đòi gấp những thông tin chính
xác – minh bạch thì im lặng tuyệt đối không thể là “vàng”.
11
Hoạt động truyền thông trong khủng hoảng phải đảm bảo nhanh – chính xác – minh bạch –
phù hợp – hiệu quả – thống nhất – cởi mở – thẳng thắn – những thông điệp truyền đi phải rõ ràng, dễ
hiểu. Đặc biệt, yếu tố cởi mở trong công tác truyền thông cần hết sức chú ý, thể hiện qua thái độ trung
thực, chân thành, sẵn sàng hợp tác với báo chí và truyền thông nói chung…
Khi phương tiện truyền thông ngày càng đa dạng, tốc độ lan tỏa thông tin nhanh chóng thì áp
lực cho công tác truyền thông trong xử lý khủng hoảng càng lớn. Song những nguyên tắc cơ bản để
làm tốt công tác truyền thông trong khủng hoảng vẫn giữ nguyên giá trị mà đỉnh cao là biến khủng
hoảng thành cơ hội khẳng định danh tiếng.
Thực tế mang đến nhiều ví dụ sống động về việc truyền thông dập tắt khủng hoảng như nguồn
nước mát cứu đám cháy hoặc thổi bùng ngọn lửa khi khổ chủ nhầm lẫn giữa nước và dầu.
Ví dụ: Câu chuyện thu hút mọi sự quan tâm của dư luận cả nước và phần lớn thế giới chính là
biển Đông dậy sóng với việc Trung Quốc ngang nhiên lắp đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981
trên vùng biển chủ quyền Việt Nam, và tình hình ngày càng căng thẳng giữa các tàu của cảnh sát biển
Việt Nam và đội tàu của Trung Quốc trên điểm nóng Hoàng Sa.
Song, một phần lớn sự chú ý của công chúng cũng đang hướng vào đất liền khi từ những cuộc
biểu tình ôn hòa tiến đến những cuộc bạo động, hôi của tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh…
Đã có người chết, người bị thương; đã có những doanh nghiệp bị đập phá, đốt cháy, lấy mất tài
sản… với thiệt hại có thể lên đến hàng chục tỉ đồng. Nhưng những tổn thất không chỉ có vậy, đó còn là
hình ảnh của người Việt Nam bị ảnh hưởng ít nhiều trong hành trình cất tiếng nói đòi tôn trọng chủ
quyền lãnh thổ, là nhà máy tạm ngừng hoạt động, công nhân phấp phỏng lo “treo niêu”, là tâm lý lo
lắng của nhiều doanh nghiệp nước ngoài…
Những phát ngôn ủng hộ đúng mực trên báo chí của lãnh đạo các hội, đoàn như truyền thêm
cho công chúng động lực để bày tỏ cảm xúc yêu nước đích thực, phản đối thái độ ngang ngược, sai trái
của Trung Quốc. Chẳng hạn, ngày 10-5, Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vũ
Trọng Kim lên tiếng: “Việc người dân tuần hành, phản đối Trung Quốc là điều hết sức chính đáng, tự
nhiên, là thể hiện lòng yêu nước. Còn không phản đối Trung Quốc mới là lạ” (báo Người Lao Động)
và sớm cảnh báo “đừng để trở thành bạo động, kích động hay hủy hoại tài sản”. Khi cuộc tuần hành tại
Bình Dương ngày 14-5 có sự tham gia kích động của kẻ xấu bùng lên thành phá hoại, dòng chảy
truyền thông có thêm một nhánh mới hòa vào đậm nét: cần biểu thị lòng yêu nước một cách ôn hòa,
đúng pháp luật, không để kẻ xấu lợi dụng! Hình ảnh những nhóm công nhân trẻ dàn hàng ngang bảo
vệ công ty với những mảnh giấy đề nghị chấm dứt hành vi đập phá, giữ lấy công ăn việc làm của công
nhân và gia đình đã được chuyển tải kịp thời, góp phần đáng kể làm chuyển hướng tâm lý chung.
Những động tác khác cũng liên tục được thực hiện, từ công điện của Chính phủ đề nghị người
dân không tham gia biểu tình trái phép, không nghe kích động, đến lời kêu gọi của chủ tịch Tổng liên
12
đoàn Lao động Việt Nam về thể hiện lòng yêu nước một cách bình tĩnh, thông cáo báo chí của UBND
tỉnh Bình Dương kêu gọi người dân, công nhân tại các khu công nghiệp không nghe lời kẻ xấu xúi
giục để làm rối tình hình, Chủ tịch nước yêu cầu các ngành chức năng của tỉnh phải áp dụng ngay mọi
biện pháp để đảm bảo an toàn, giúp các nhà đầu tư nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh, một
số nhà mạng nhắn tin đến các thuê bao trong toàn mạng nội dung công điện ngày 15-5 của Thủ
tướng…
Nếu những thông điệp này và công tác dự đoán, chuẩn bị về khả năng thay đổi tính chất của
những cuộc biểu tình được thực hiện trước sự việc ở Bình Dương, Hà Tĩnh… thì hẳn những tổn thất
có thể được giảm bớt, công tác xử lý sự cố các doanh nghiệp tại những nơi trên sẽ bớt vất vả, tốn kém.
Công chúng cũng sẽ không phải chia sẻ sự quan tâm lẫn mối âu lo về việc này trong khi biển Đông
đang dậy sóng.
Sự hiện diện của các nhà báo trên tàu cảnh sát biển Việt Nam và những nỗ lực tường thuật
thông tin nhanh – chính xác – sinh động (hình ảnh, video) đã thật sự thỏa mãn nhu cầu thông tin của
công chúng. Thông tin về phản ứng của Trung Quốc, quan điểm của các nước khác về thái độ của
Trung Quốc trên biển Đông cũng được cập nhật thường xuyên mang đến thông tin đa diện cho công
chúng.
Diễn biến tình hình biển Đông ngày càng phức tạp, sự ngang ngược của Trung Quốc càng
khiến lòng người phẫn nộ, song trong bối cảnh chúng ta đang muốn nhận được ngày càng nhiều sự
ủng hộ của dư luận thế giới thì việc đấu tranh cho chủ quyền rất cần tôn trọng luật pháp trong nước và
quốc tế. Truyền thông cần giúp hướng dư luận giữ vững lập trường này và dự đoán những tình huống
tiếp theo để có những thông điệp phù hợp “trang bị” cho công chúng.
Công tác truyền thông khi làm tốt có thể sẽ biến khủng hoảng thành cơ hội nâng cao danh
tiếng. Sau thảm họa kép động đất – sóng thần tại Nhật Bản vào tháng 3-2011, Thủ tướng Nhật Bản
Naoto Kan yêu cầu công chúng bình tĩnh hành động, theo dõi nhiều thể loại phương tiện truyền thông
để cập nhật tin tức.
Nếu thảm họa thường đi liền với báo động, cướp bóc, hôi của, hãm hiếp… thì khung cảnh
kinh hoàng sau động đất – sóng thần, công chúng thế giới sửng sốt lẫn ngưỡng mộ trước hình ảnh
người Nhật kiên nhẫn trật tự xếp hàng dài đợi nhận hàng cứu trợ, xếp hàng mua dầu hỏa, hứng nước ở
khe núi, tập thể dục buổi sáng tại điểm tị nạn… và những thông tin không có cướp bóc, không hôi của,
không đầu cơ…
Thảm họa ấy hiện diện trên các phương tiện truyền thông đại chúng không chỉ là mức độ thảm
khốc mà còn là giá trị tinh thần Nhật, văn hóa Nhật được tái khẳng định.
“Thương hiệu Nhật Bản” vốn gắn với kỷ luật, tinh thần cộng đồng, tôn trọng người khác, tự
trọng… càng được nâng cao từ thảm họa này. Sau thảm họa, thế giới lại được chứng kiến một nước
13
Nhật quật cường trong hành trình tái thiết và thậm chí khát khao xây dựng một Nhật Bản mới trước
gian khó, thách thức muôn trùng.
Câu chuyện Nhật Bản trong thảm họa gợi nhắc đến việc xây dựng nền tảng văn hóa – đạo đức
xã hội vững chắc và nâng cao dân trí để người dân có thể bình tĩnh đối diện với những khủng hoảng
dẫu tồi tệ đến mức nào.
14
Chương 2:
NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHỦNG HOẢNG VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ
TRONG GIẢI QUYẾT DƯ LUẬN XÃ HỘI
I.Về phương thức cập nhật, tổng hợp thông tin, nhận biết khủng hoảng ở
các địa phương, khu vực
Khủng hoảng truyền thông có rất nhiều dạng thức. Thậm chí là khủng
hoảng xuất phát từ… xử lý khủng hoảng. Một phóng viên bị đánh trong khi tác
nghiệp, bị đấm, bị đá bởi lực lượng chức năng. Chính quyền vào cuộc rất nhanh.
Nhưng người ta lại dùng uyển ngữ để gọi tên nó khác đi như “đưa chân hơi cao”
hoặc “gạt tay trúng má”. Việc trả lời ấy vô tình đã nối dài câu chuyện và gây ra
một cuộc khủng hoảng khác.
Khủng hoảng truyền thông không phải là việc báo chí viết gì về sự cố. Trong
thời đại mà công chúng dễ dàng bày tỏ quan điểm thông qua mạng xã hội, thì
khủng hoảng bắt đầu suy nghĩ và nhận thức không đầy đủ của công chúng về sự
cố và đối tượng gây ra nó. Hiểu sai điều này, không thể xử lý dứt điểm khủng
hoảng và không thể vạch ra hướng quản trị các sự cố truyền thông trong tương
lai.
Báo chí ở nước ta là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức
chính trị - xã hội là diễn đàn của nhân dân.Trong thời gian vừa qua, báo chí ở
nước ta đã khơi nguồn dư luận xã hội thông qua rất nhiều sự việc, sự kiện mang
lại dư luận xã hội tích cực vì lợi ích chung của đất nước.
Báo chí thời gian qua đã đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh và
hướng dẫn dư luận xã hội, Báo chí thông tin nhanh, đầy đủ, phong phú và đa
chiều về các sự kiện và vấn đề thời sự liên quan mật thiết đến lợi ích của đông
đảo công chúng và các tầng lớp nhân dân, giúp họ nhận thức những gì đang diễn
ra, trên cơ sở ấy ý thức được vai trò, vị thế và lợi ích của chính mình.
1.Trường hợp thứ nhất
15
Vào năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt bất thường ở miền Trung bắt
đầu xảy ra từ ngày 6-4-2016, bắt đầu xuất hiện tại tỉnh Hà Tĩnh (khu vực cảng
Vũng Áng và các xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà của thị xã Kỳ Anh), sau đó tiếp tục xảy ra
tại các tỉnh: Quảng Bình ngày 10-4, Thừa Thiên - Huế ngày 15-4, Quảng Trị
ngày 16-4 với số lượng và tần suất theo thời gian tại từng tỉnh khác nhau và kéo
dài đến khoảng ngày 4-5. Từ ngày 19-4, báo chí bắt đầu đưa tin về hiện tượng
này, vụ việc trở nên nóng hơn khi có một bé gái 8 tuổi ở xã Quảng Phú, huyện
Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình bị ngộ độc sau khi ăn cá chết và báo chí đưa tin
về một đường ống nghi là hệ thống xả thải từ dự án Formosa (của Công ty Hưng
Nghiệp Formosa Hà Tĩnh) “cắm” xuống đáy biển Vũng Áng. Các phương tiện
thông tin đại chúng cho biết, Formosa Hà Tĩnh, bằng nhiều phương thức, thông
qua việc ký hợp đồng vận chuyển với một số đơn vị, trong đó có Công ty Môi
trường Đô thị Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho chôn lấp chất thải, bùn khô tại nhiều nơi ở
Kỳ Anh, các địa phương khác ở Hà Tĩnh, chôn lấp tại tỉnh Phú Thọ. Chất thải có
mùi hôi thối được Formosa đóng vào các túi ni-lông, chôn xong được khỏa lấp.
Có nhiều nơi chất thải chôn ở đầu nguồn nước, tại công viên, bãi biển, gần khu
dân cư, bốc mùi hôi hám. Số lượng lên đến hằng trăm tấn, kéo dài từ năm 2015
đến nay. Hiện nay, bên trong khuôn viên Formosa còn khoảng 700 - 800 tấn chất
thải chưa chuyên chở ra ngoài, cần được xử lý - nhưng sẽ xử lý bằng cách nào
đây. Có thể nói, ở bất cứ nơi nào có thể chôn lấp được, Formosa đều cho ký các
hợp đồng thực hiện chuyên chở đến chôn lấp, xả thải, không cần quan tâm đến
yếu tố môi trường. Gần đây, khi bị phát hiện, Formosa lại chối bỏ trách nhiệm,
cho rằng chất thải đã ra khỏi nhà máy, chôn lấp nơi nào là do đối tác, trách
nhiệm của bên nhận vận chuyển.
Điều rất đáng quan tâm là những hoạt động xả thải, chôn lấp gây ô nhiễm
môi trường của Formosa Hà Tĩnh, các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà
nước về môi trường phát hiện chậm; thậm chí có trường hợp cơ quan quản lý
không phát hiện được, đến khi báo chí thông tin thì họ mới biết. Có những thông
tin, cá nhân người có trách nhiệm đưa ra vội vã, thiếu chuẩn xác.
16
Trong sự cố môi trường ở miền Trung do Formosa gây ra, báo chí đã có
vai trò hết sức quan trọng, thông tin nhanh, kịp thời. Ngay khi sự cố môi trường
đang nóng lên, qua hoạt động điều tra - báo chí đã minh bạch và cẩn trọng, cung
cấp nhiều thông tin mang tính phát hiện. Phóng viên của nhiều báo điện tử, báo
in, truyền hình - phát thanh đã thông tin về một đường ống xả thải lớn, đường
kính hàng mét, chiều dài cả chục cây số từ Formosa, đặt dưới đáy biển xả thẳng
nước thải ra đại dương. Những cuộc phỏng vấn ngư dân trên các ngư trường,
vùng miền của phóng viên cũng đã gợi mở nhiều thông tin mang tính phát hiện
cần thiết.Với vụ chôn lấp chất thải tại trang trại gia đình ở phường Kỳ Trinh, thị
xã Kỳ Anh, đầu nguồn sông Trí - thông qua hợp đồng với Công ty Môi trường
Đô thị Kỳ Anh, do ông Lê Quang Hòa làm giám đốc là do báo chí phát hiện, sau
đó cơ quan có trách nhiệm mới vào cuộc. Một số địa chỉ “đen” chôn lấp chất
thải tiếp sau đó cũng chính báo chí nêu ra, từ nguồn tin báo của nhân dân. Phóng
viên đã sử dụng hiệu quả nghiệp vụ điều tra, phản ánh sự kiện thông qua thông
tin, điều tra xác thực, khách quan, tạo áp lực dư luận, thúc đẩy nhanh sự vào
cuộc của chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường.
2. Trường hợp thứ hai
Vào thời điểm 2015 ở Bình Phước đã xảy ra vụ thảm sát man rợ làm 6 người
chết gây xôn xao dư luận. Hung thủ trong vụ thảm sát này được xác định là
Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê quán: An Giang) và Vũ Văn Tiến (24 tuổi, quê
quán: Bình Phước). Nạn nhân trong vụ thảm sát này là gia đình Lê Văn Mỹ
(Minh Hưng, Chơn Thành, Bình Phước)
Như cơ quan điều tra đã cung cấp thông tin, việc Dương ra tay giết hại cả gia
đình ông Mỹ xuất phát từ lý do và động cơ chính sau:
1. Vì hận tình.
2. Để chiếm đoạt tài sản.
17
Dưới góc độ của người nghiên cứu về tội phạm, cơ quan điều tra cho rằng đây
là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, dã man và tàn độc nhất so với các vụ án giết
người, cướp tài sản nghiêm trọng đã xảy ra trong thời gian qua.
Thủ phạm đã có sự chuẩn bị khá vững vàng khi thực hiện kế hoạch phạm tội của
mình. Quá trình thực hiện tội phạm và hậu quả tội phạm gây ra hoàn toàn thỏa
mãn với mong muốn của thủ phạm. Sự chuẩn bị tâm lý vững vàng đã giúp cho
thủ phạm chủ động trong việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình
thực hiện hành vi phạm tội cũng như tạo ra tình huống ngoại phạm để che mắt
cơ quan Công an.
Có thể tóm tắt quá trình diễn biến tâm lý của thủ phạm như sau:
•
Bị “sốc” (do thất tình, bị gia đình người yêu ngăn cản, không được hưởng
cuộc sống sung sướng như trước đây, tương lai mù mịt, người yêu đã có
người khác...) dẫn đến buồn chán, thất vọng và thù hận.
•
Nung nấu ý định trả thù (lên kế hoạch gây án, chuẩn bị công cụ, phương
tiện, lựa chọn thời điểm phạm tội, lôi kéo người khác cùng thực hiện hành vi
phạm tội...).
•
Thực hiện ý định trả thù dã man, không thương tiếc, bất chấp mọi thủ
đoạn để đối phó.
•
Kết thúc thù hận bằng việc tự sát (nhưng chưa kịp thực hiện thì bị bắt).
Hậu quả gây ra từ vụ thảm sát này là gì?
Hậu quả mà hung thủ gây ra vô cùng lớn khi 6 người bị sát hại, gây tổn thất lớn
về tinh thần cho thân nhân người bị hại, gây hoang mang trong dư luận xã hội và
gây bất ổn cho tình hình an ninh trật tự tại địa phương...,
Vậy báo chí và truyền thông đã tham gia như thế nào?
Khi biết tin về vụ việc thảm sát xảy ra, ngay lập tức báo chí cùng truyền thông là
hai lĩnh vực tham gia nhanh nhẹn và sát xao sự việc nhất bên cạnh sự điều tra từ
18
phía các cơ quan chức năng. Báo chí và truyền thông đã đi theo vụ án từ những
ngày đầu vụ việc xảy ra và xuyên suốt quá trình diễn ra. Dễ nhận thấy trên các
trang báo mạng, trên các phương tiện truyền thông như facebook, youtube,…
các tờ báo địa phương như báo Nhân dân, báo Lao động,… đã đưa tin rất nhiều
về vụ việc này. Không dừng lại ở đấy, báo chí cùng truyền thông đã góp phần
cung cấp thông tin cho các cơ quan điều tra, giúp nhân dân, các cá nhân theo dõi
diên biến vụ việc bằng các nguồn tin được đưa ra một cách dễ dàng và cụ thể
nhất.
Tham gia vào quá trình điều tra, đưa tin báo chí và truyền thông đã góp phần
phản ánh sự việc, tường thuật diễn biến, đưa ra những nhận định rõ ràng về hậu
quả mà vụ thảm sát gây ra. Thông qua đó, dư luận xã hội đã có cái nhìn chi tiết
hơn về vụ thảm sát đầy thương tâm này.
Sau khi xảy ra vụ trọng án, những người dân nơi đây vẫn chưa hết bàng hoàng.
Nhưng khi tiếp nhận thông tin từ báo chí và truyền thông về việc lực lượng công
an đã khám phá thành công vụ án, truy bắt được 2 hung thủ là Nguyễn Hải
Dương và Vũ Văn Tiến thì họ như đã trút được những lo âu về tinh thần và giải
toả được tư tưởng sau những ngày xảy ra vụ án.
Nhiều diễn đàn, chủ đề được đưa ra để người dân, các chuyên gia và toàn xã hội
bàn luận kể từ sau khi vụ án xảy ra, nhằm góp phần làm rõ nguồn gốc cơn phạm
tội, rút ra bài học kinh nghiệm cho xã hội.
Báo chí Việt Nam thời gian vừa qua thực sự là diễn đàn thực hiện quyền
tự do ngôn luận của nhân dân, nhân dân có thể thể hiện quan điểm của mình về
những vấn đề những sự kiện đang diễn ra trong xã hội, những sự kiện gây bức
xúc trong nhân dân, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Thực tế
Việt Nam cho thấy, sự phát triển của báo chí không chỉ để giúp nhân dân thỏa
mãn nhu cầu văn hóa, mở mang và trau dồi tri thức, mà trở thành diễn đàn với
nhiều hình thức phong phú, sinh động để các tổ chức xã hội, mọi người dân có
tiếng nói lành mạnh, đóng góp ý kiến, thậm chí phản biện, đối với các chủ
19
trương, chính sách của Nhà nước, và của các cấp chính quyền. Trong nhiều
trường hợp, báo chí đã thật sự là công cụ bảo vệ lợi ích xã hội, bảo vệ quyền của
người dân, nhất là kiểm tra, giám sát thực thi các chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Nhiều cơ quan báo chí ở Việt Nam chủ động, tích cực phát hiện và đấu
tranh chống tham nhũng, phê phán hành vi vi phạm quyền công dân cùng những
biểu hiện tiêu cực khác. Gần đây, việc những cuộc tranh luận, chất vấn, phản
biện tại Quốc hội được truyền hình trực tiếp, việc Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
năm 1992 được công bố công khai để toàn dân đóng góp ý kiến, việc các cuộc
tọa đàm, tranh luận, cung cấp thông tin nhiều chiều về các vấn đề chính trị, kinh
tế - xã hội của đất nước trên phương tiện thông tin đại chúng,... giúp người dân
tiếp cận với các vấn đề quan trọng, từ đó đưa ra ý kiến có trách nhiệm.
3. Trường hợp thứ ba
Trường hợp: nước mắm nhiễm Asen của Vinastas
Vụ thông tin về nước mắm chứa asen vượt ngưỡng tại Việt Nam là vụ Hội
Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) đã tiến hành
thông tin không đầy đủ, dẫn tới hoang mang cho người tiêu dùng và gây ảnh
hưởng lớn đến uy tín của ngành nước mắm khi đưa ra thông tin phần lớn các
mẫu nước mắm do hội đem kiểm nghiệm đều có chứa chất asen vượt ngưỡng.
Chiều 17/10/2016, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
(VINASTAS) công bố kết quả chương trình khảo sát chất lượng 150 mẫu nước
mắm thành phẩm đóng chai của 88 nhãn hiệu được sản xuất tại các cơ sở có địa
chỉ tại 19 tỉnh, thành phố trên toàn quốc và 1 mẫu của Thái Lan. VINASTAS kết
luận “các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỉ lệ mẫu có hàm lượng asen tổng
vượt ngưỡng quy định càng tăng, cụ thể là 95,65% số mẫu khảo sát có độ đạm
từ 40 độ trở lên được đánh giá là hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định”,
đưa ra kết luận: 101/150 mẫu khảo sát không đạt quy định theo quy chuẩn của
Bộ Y tế.
Tối 22/10/2016, Bộ Y tế công bố kết quả kiểm nghiệm 247 mẫu nước
20
mắm ngẫu nhiên của 82 cơ sở sản xuất cho thấy không phát hiện mẫu nước mắm
nào có nồng độ asen vô cơ vượt ngưỡng giới hạn tối đa cho phép.
Từ ngày 12 đến 23/10/2016, truyền thông xã hội có trên 44.000 bài viết,
95.000 lượt chia sẻ, 108.000 thảo luận, trên 63.000 bình luận. “Đỉnh điểm là
ngày 18/10/2016, sau khi VINASTAS công bố kết quả chương trình khảo sát
chất lượng 150 mẫu nước mắm đóng chai của 88 nhãn hiệu, trên mạng xã hội có
trên 42.275 thảo luận” - Bộ Thông tin – Truyền thông nêu rõ. 50 cơ quan báo chí
đã cho đăng gần 560 tin, bài (170 tin, bài công bố kết quả khảo sát có nội dung
sai sự thật từ Báo Thanh Niên và VINASTAS; 390 tin, bài thông tin kết quả
công bố từ Bộ Y tế và các cơ quan chức năng).
Qua những số liệu trên, thấy được rằng các cơ quan báo chí cũng như nhà
báo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc đăng tin và lan truyền
thông tin sai sự thật khiến cho việc ảnh hưởng đến xã hội. Báo Thanh Niên là cơ
quan báo chí có bằng chứng nhận hỗ trợ quảng cáo, chuẩn bị tuyến bài, nội dung
thông tin để thông tin có chủ đích; đã tự lấy mẫu gửi đi xét nghiệm và công bố
kết quả không chính xác, đồng thời tổ chức thông tin trên báo chí gồm 6 bài có
nội dung thông tin sai sự thật đặc biệt nghiêm trọng. Báo Thanh Niên đã đăng tải
thông tin sai sự thật gây phương hại đến lợi ích quốc gia theo điểm b khoản 6
Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Theo đó, phạt
báo Thanh Niên 200.000.000 đồng - mức phạt tiền cao nhất đối với vi phạm
hành chính trong hoạt động báo chí. Đối với lãnh đạo cơ quan báo chí, lãnh đạo
các ban, nhà báo, phóng viên của báo Thanh Niên có liên quan đến sai phạm, khi
có kết quả xử lý kỷ luật của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét xử lý các cá nhân
theo quy định của Luật báo chí.
Bên cạnh đấy, theo công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông, hành vi vi
phạm của các cơ quan báo chí khác như Báo điện tử Người tiêu dùng, Báo điện
21
tử Hà Nội Mới, Báo điện tử Đại Đoàn Kết, Báo điện tử Người Đưa Tin, Báo
điện tử Dân Việt, Báo điện tử Dân sinh, Báo điện tử Infonet đăng thông tin sai
sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng theo điểm a khoản 5 Điều 8 Nghị định
số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 bị phạt từ 40 triệu đến 50 triệu. Căn cứ
nội dung thông tin trong các bài viết và mức độ ảnh hưởng thông tin của cơ quan
báo chí đến dư luận xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông buộc các cơ quan báo
chí thực hiện cải chính, xin lỗi theo quy định pháp luật. Khi có kết quả xử lý kỷ
luật của các cơ quan chủ quản, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét xử lý
các cá nhân theo quy định của Luật báo chí.
22
Chương 3:
KINH NGHIỆM THỰC TẾ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ
ĐỐI VỚI DƯ LUẬN XÃ HỘI
3.1. Mối quan hệ của báo chí và dư luận xã hội
Báo chí là chủ thể khơi nguồn dư luận xã hội
Báo chí hình thành dư luận xã hội bằng và thông qua thông tin sự kiện thời
sự theo đặc trưng riêng của kênh – bằng hình ảnh động, màu sắc, ánh sáng.. và
có khả năng tạo hiệu ứng xã hội mạnh mẽ nhất trong các loại hình báo chí. Mỗi
sự kiện có tiềm năng thông tin, tiềm năng đó được khơi thức nhờ sự tác động
của báo chí trong mối quan tâm của công chúng và dư luận xã hội
Khơi nguồn, khơi gợi có thể hiểu là gợi ra, gây ra sự suy nghĩ, châm ngòi
cho một vấn đề gì và làm cho nó phát triển, bùng lên. Khơi nguồn, bản thân nó
không phải là sự tạo dựng dư luận xã hội từ con số không hay “nặn ra” dư luận
xã hội theo kiểu “vo tròn bóp méo, có bé xé ra to, có ít xut ra nhiều, mà trên cơ
sở dư luận xã hội đã và đang tồn tại âm ỉ, tiềm ẩn trong cộng đồng, nay báo chí
thông qua thông tin sự kiện làm cho nó khởi phát ra bên ngoài hoặc bung ra
trong cộng đồng, mạnh mẽ và theo nhiều chiều hướng
Báo chí định hướng dư luận xã hội
Định hướng là hoạt động có ý thức của con người trong nhận thức, thái độ
và hành vi và muốn nhận thức thái độ và hành vi của mình đạt được hiệu quả,
nguồn lực trí tuệ và cảm xúc của mỗi con người và cộng đồng cần sự định
hướng tập trung- tập trung nỗ lực nhận thức và nguồn lực vào việc nhận thức
hoặc thực hiện một việc gì đó
Trong thời kỳ duy trì nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp phương thức
chủ yếu của báo chí trong việc hình thành và định hướng dư luận xã hội là tuyên
truyền điển hình, tức là trên cơ sở điển hình đã được xác định, báo chí tập trung
miêu tả, phân tích kinh nghiệm để giới thiệu mô hình cho những nơi khác học
23
tập và làm theo; báo chí phát động phong trào học tập và làm theo điển hình tiên
tiến. Trong công nghiệp thời kỳ những năm 70-80 của thế kỷ trước cũng đã có
nhiều điển hình tiên tiến, như nhà máy chế tạo công cụ số 1, nhà máy chế tạo
biến thế.... đó là những điển hình trong sản xuất và đời sống đã có tác dụng cổ
vũ tinh thần thi đua lao động sản xuất, tổ chức cuộc sống của đông đảo nhân
dân.
Báo chí điều hòa dư luận xã hội
Nói đến báo chí điều hòa dư luận xã hội tức là góp phần điều hòa nhận
thức, thái độ, hành vi của công chúng và dư luận xã hội, điều hòa tâm lý và tâm
trạng xã hội. tác động của việc điều hòa này có thể , hoặ làm giảm sự căng
thẳng, bức xúc trong dư luận xã hội nhằm điều chỉnh sự quan tâm của công luận
phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý; hoặc làm dịu tình hình theo hướng có
lợi cho cộng đồng; hoặ tạo nên tâm lí thoải mái hơn trước những bức xúc chưa
được giải quyết;... thậm chí thu hútsự quan tâm của công luận vào vấn đề khác
khi có khả năng xảy ra xung đột từ một vấn đề có nguy cơ nảy sinh
3.2. Kinh nghiệm thực tế khi báo chí trấn an dư luận xã hội
Trong thời gian vừa qua báo chí đã phản ánh kịp thời những vấn đề bức
xúc của xã hội. Nhiều vụ việc được điều tra, nhiều vấn đề phát sinh được chấn
chỉnh kịp thời không phải xuất phát từ cơ quan chức năng, mà từ sự phản ánh
của báo chí.
Chỉ có những bài báo viết đúng sự thật khách quan, đúng với đường lối,
chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sâu sát đời sống nhân dân mới có
sức lây động, lan tỏa và có khả năng định hướng dư luận. Song để làm tốt định
hướng dư luận xã hội, chúng ta phải “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, phản ánh cái tốt
đẹp, tích cực nhưng cũng không bỏ qua cái hạn chế, khuyết điểm. Cần biểu
dương nhân rộng những điển hình tiên tiến, những cách làm hay, những tấm
gương tiêu biểu, những tấm lòng nhân ái, song không thể “làm ngơ” trước
những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Báo chí cần thông tin, bình luận những
24
vấn đề thời sự, sự kiện, hiện tượng liên quan đến lợi ích của đông đảo công
chúng, thu hút công chúng vào tầm ảnh hưởng của mình, nhằm góp phần định
hướng nhận thức, thái độ và hành động của công chúng vào vấn đề mà xã hội
đang quan tâm, hoặc cần phải quan tâm. “Viết để nêu những cái hay, cái tốt của
dân ta, của bộ đội ta. Đồng thời để phê bình những khuyết điểm của chúng ta,
của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội. Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu.
Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì cũng chừng mực, chứ
phóng đại. Có thế nào nói thế ấy. Bộ đội và nhân dân ta cũng có nhiều cái hay để
nêu lên, không cần phải bịa đặt. Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà,
chân thành, đúng đắn, chứ không để địch lợi dụng để nó phản tuyên
truyền”.Trong bài Cách viết, một bài giảng tại lớp chỉnh Đảng Trung ương vào
ngày 17/8/1953, Bác Hồ đã chỉ ra như vậy. Báo chí cần phải cung cấp thông tin
có định hướng. Đó là trách nhiệm công dân, là đạo đức nghề nghiệp của nhà
báo, đừng bao giờ để dư luận mất phương hướng hoặc làm mất phương hướng
của dư luận.
Trong định hướng dư luận, báo chí cần chú trọng định hướng về chính trị,
bởi từ trong bản chất của mình, định hướng chính trị là định hướng cơ bản, cốt
lõi nhất của báo chí cách mạng. Báo chí phải góp phần đưa đường lối, chủ
trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống góp phần củng cố
niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp đổi mới đất
nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thông tin
báo chí phải kịp thời, chính xác, đầu đủ, trung thực và khách quan trên tất cả các
mặt đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đến an ninh, quốc
phòng, vừa ý Đảng, vừa hợp lòng Dân. Báo chí cần kiểm chứng thông tin, tránh
đưa những thông tin thiếu chính xác, có thể lại phương hại đến uy tín, danh dự
của một cá nhân, tập thể, địa phương, cộng đồng hoặc lớn hơn là Đảng, Nhà
nước, đất nước và dân tộc. Trách nhiệm công dân và đạo đức nghề nghiệp là vấn
đề mà báo chí cần đặc biệt quan tâm trong bối cảnh truyền thông ngày nay…
25