Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tieu luan ly thuyet truyen thong nang cao kế hoạch triển khai chiến dịch truyền thông “tuyên quang đưa trẻ 5 tuổi đến trường” của sở thông tin và truyền thông tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.47 KB, 13 trang )

Kế hoạch triển khai Chiến dịch truyền thông “Tuyên Quang đưa trẻ 5 tuổi
đến trường” của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 3 – tháng 5/2018
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông
- Đơn vị phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Đơn vị thực hiện: Các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh
I. Phân tích thực trạng
1. Thực trạng vấn đề truyền thông
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính
quyền, sự ủng hộ và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, giáo dục mầm
non cho trẻ 5 tuổi ở Tuyên Quang đã đạt được một số kết quả quan trọng. Hệ thống
trường, lớp phát triển và mở rộng đến thôn, bản, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập
của con em nhân dân các dân tộc trong tỉnh; huy động hầu hết trẻ từ 3 đến 5 tuổi
đến lớp. Đội ngũ giáo viên mầm non từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cơ sở
vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường mầm non bước đầu được đầu tư xây
dựng, trang cấp. Công tác xã hội hóa giáo dục nhất là cho phát triển giáo dục mầm
non được tăng cường. Tuy nhiên, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ có
lúc, có nơi còn hạn chế và chưa đồng đều giữa các vùng. Đời sống của một bộ
phận giáo viên còn khó khăn. Cơ sở vật chất và đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học
còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học. Công tác xã hội hóa giáo dục,
nhất là cho bậc học mầm non còn hạn chế.


Ngày 17-6-2012, Tỉnh ủy Tuyên Quang đã ban hành Nghị quyết số 36NQ/TU về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang. Theo đó, mục tiêu chính đặt ra là đến hết tháng 5 năm 2013, tỉnh đạt chuẩn
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; trên 90% số xã, phường, thị trấn, 100%
huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Triển khai Nghị quyết trên địa bàn toàn tỉnh, tính đến hết tháng 3 năm 2013,
đã có 3/7 huyện, thành phố trong tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ 5 tuổi, số giáo viên đạt chuẩn và số trẻ huy động đến trường đã đạt xấp xỉ


100%.
Để công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh bảo
đảm đúng tiến độ và lộ trình đề ra là hoàn thành trước ngày 30/5/2013, tỉnh Tuyên
Quang tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp đồng bộ. Trong đó công tác
truyền thông cần được tiến hành mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn, hướng tới mục tiêu
nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cả cộng đồng, trách nhiệm của các doanh
nghiêp tham gia xã hội hóa với việc hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ
5 tuổi. Đây cũng chính là lí do để Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế
hoạch triển khai chiến dịch truyền thông “Tuyên Quang đưa trẻ 5 tuổi đến trường”
trong thời gian 2 tháng nước rút trước thời điểm tổng kết Nghị quyết 36 của Tỉnh
ủy Tuyên Quang.
2. Thực trạng truyền thông
Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đã được tỉnh Tuyên
Quang triển khai trong nhiều năm qua, đặc biệt là sau khi Nghị quyết của Tỉnh ủy
được ban hành (tháng 6/2012). Công tác truyền thông theo đó cũng đã được tiến
hành đồng thời trong một thời gian dài và bước đầu phát huy hiệu quả tích cực.
Đặc biệt, ngay sau khi có Nghị quyết của Tỉnh ủy về phổ cập giáo dục mầm non


cho trẻ 5 tuổi, Báo Tuyên Quang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đã mở các
chuyên mục, chuyên đề định kỳ nhằm thông tin kịp thời đến người dân tiến độ,
cũng như kết quả thực hiện tại từng địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, với một hệ thống các cơ quan truyền thông khá hoàn chỉnh bao
gồm 02 tờ báo in (phát hành tới từng thôn, bản), 01 báo điện tử; 01 cổng thông tin
điện tử tỉnh; 01 Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh (đã phủ sóng tới 100% địa
bàn trong tỉnh), 07 Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện, 112 trạm truyền
thanh cấp xã; 24 bản tin, 12 trang thông tin điện tử của các đơn vị, cơ quan trên địa
bàn tỉnh… cơ bản đáp ứng được yêu cầu của một chiến dịch truyền thông có quy
mô tác động trong phạm vi của tỉnh.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi là một trong những nhiệm vụ

chính trị quan trọng của tỉnh trong năm 2013. Vì vậy, công tác truyền thông nhận
được sự quan tâm, hưởng ứng và cộng tác của các cấp, các ngành, các địa phương
và người dân địa phương. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho chiến dịch truyền
thông đạt được kết quả tốt.
II. Xác định và phân tích đối tượng
1. Đối tượng trực tiếp
Khó khăn lớn nhất hiện nay trong thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ 5 tuổi ở Tuyên Quang là việc huy động được các gia đình đưa trẻ đến trường và
đưa một cách bền vững (tránh tình trạng bỏ học hoặc học đứt quãng). Ngoài ra việc
hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, lớp học và mua sắm trang thiết bị cho
học tập cũng gặp không ít khó khăn do nguồn ngân sách hạn hẹp, đòi hỏi nguồn
lực xã hội hóa lớn.


Từ hai khó khăn lớn nói trên, chiến dịch truyền thông này sẽ hướng đến 2
nhóm đối tượng trực tiếp đó là:
* Các gia đình có trẻ trong độ tuổi phổ cập (5 tuổi) trên địa bàn tỉnh
- Ưu điểm của nhóm đối tượng này là quan tâm tới chiến dịch truyền thông
ví hướng đến đối tượng trong độ tuổi của con em mình.
- Nhược điểm: Những gia đình có con em trong độ tuổi phổ cập mầm non
mà chưa quan tâm tới việc đưa trẻ đến trường hầu hết là những gia đình có điều
kiện kinh tế khó khăn, nhận thức hạn chế, vì vậy việc tiếp cận với các phương tiện
truyền thông không thường xuyên, liên tục và có khi không hiệu quả.
* Các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh
- Ưu điểm: Tiếp cận khá thường xuyên với các phương tiện truyền thông;
nắm bắt được các nhiệm vụ chính trị - xã hội của địa phương.
- Nhược điểm: Mặc dù tiếp cận khá thường xuyên với các phương tiện
truyền thông nhưng truyền thông của địa phương lại không phải là những kênh
truyền thông được họ quá quan tâm, chú ý. Nắm bắt được các nhiệm vụ chính trị xã hội của địa phương nhưng ít khi gắn trách nhiệm của mình vào nếu những việc
đó không mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

2. Đối tượng gián tiếp
- Ngành giáo dục – đào tạo các cấp
- Cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở
- Các gia đình có trẻ trong độ tuổi từ 2-4 tuổi, đây là đối tượng chịu tác động
lâu dài của chiến dịch truyền thông


- Mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh
- Bộ Giáo dục và Đào tạo
III. Xây dựng mục tiêu
1. Mục tiêu chung
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi gia đình có trẻ trong độ tuổi phổ
cập mầm non 5 tuổi để đưa trẻ đến trường. Nâng cao trách nhiệm của cả cộng đồng
trong việc chung tay cho trẻ mầm non 5 tuổi không phân biệt thành thị, nông thôn,
miền núi, vùng cao có được những điều kiện học tập tối thiểu, được trang bị những
kiến thức cần thiết trước khi bước vào lớp 1.
2. Mục tiêu cụ thể
- Mỗi gia đình có trẻ 5 tuổi thấy được trách nhiệm cũng như quyền lợi khi
cho trẻ được tham gia học mẫu giáo.
- Cấp ủy, chính quyền nhận thức được tầm quan trọng của chương trình phổ
cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, từ đó có những việc làm thiết thực nhằm huy động trẻ
đến trường; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho
học tập và giảng dạy.
- Cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thấy được ý nghĩa của chương
trình phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, đặc biệt lại là trẻ ở một tỉnh miền núi còn
nhiều khó khăn như Tuyên Quang. Từ đó có sự chung tay, góp sức bằng vật chất để
xây dựng được thêm những lớp học mới, mua sắm thêm được những trang thiết bị
mới.



- Một trong những mục tiêu của công tác phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi là
100% giáo viên phải đạt chuẩn và trên chuẩn. Vì vậy, ngành giáo dục – đào tạo các
cấp tăng cường đào tạo, đào tạo lại, tuyển dụng nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Mỗi người dân trong tỉnh thấy được việc đưa trẻ 5 tuổi đến trường là việc
làm tất yếu nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết trước khi
bước vào lớp 1. Vì vậy sẽ tự ý thức thực hiện, chứ không dừng lại ở thành tích phổ
cập trong năm 2013.
- Bô Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường hỗ trợ cả về vật chất và nghiệp vụ
trong quá trình tỉnh Tuyên Quang thực hiện chương trình phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ 5 tuổi và cả sau này, nhằm giữ vững kết quả phổ cập lâu dài.
- Cấp ủy, chính quyền các cấp và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh không coi
kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi là thành tích để báo cáo mà phải
là kết quả thực chất, lâu dài và tạo nên một lớp trẻ em mạnh khỏe, được trang bị
những điều kiện cần thiết trước khi bước vào lớp 1.
IV. Thiết kế thông điệp và các kênh truyền thông
1. Thông điệp
Thông điệp 1: Đưa trẻ 5 tuổi đến trường hôm nay là mang tương lai đến
ngày mai
Thông điệp 2: Đừng để trẻ em 5 tuổi ở miền núi thua thiệt so với miền xuôi
2. Các kênh truyền thông
- Báo in
- Phát thanh


- Truyền hình
- Báo điện tử
- Tờ rơi, tờ gấp
V. Các hoạt động hướng tới mục tiêu
1. Hoạt động chung
Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì các chuyên trang,

chuyên mục đã thực hiện kể từ khi chương trình phổ cập mầm non bắt đầu được
thực hiện. Đặc biệt trong thời gian triển khai chiến dịch truyền thông “Tuyên
Quang đưa trẻ 5 tuổi đến trường” cần tăng cường thời lượng thông tin về các hoạt
động tại các địa phương đơn vị nhằm triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ 5 tuổi. Chú trọng tới những việc đã làm được, những điển hình tốt,
cách làm hiệu quả; những việc còn tồn tại, những địa phương, đơn vị tiến hành
chậm, những khó khăn trong việc huy động nguồn lực phục vụ cho chương trình
phổ cập, tìm ra nguyên nhân và kịp thời đưa ra hướng giải quyết.
2. Hoạt động cụ thể
2.1. Đối với báo in, báo điện tử
- Tất cả các số báo in, đặc san, tạp chí, báo điện tử, trang thông tin điện tử
đều có banner trên trang nhất giới thiệu về chương trình phổ cập mầm non cho trẻ
5 tuổi.
- Tất cả các số báo Tuyên Quang và Tuyên Quang vùng cao từ tháng 3 đến
hết tháng 5/2013 sẽ có ít nhất một bài viết về hoạt động phổ cập mầm non cho trẻ 5
tuổi. Trong đó có ít nhất 4 chuyên đề lớn:


+ Chuyên đề 1: Tổng kết, đánh giá những việc đã làm được của chương trình
phổ cập từ khi triển khai đến nay. Giới thiệu một số điển hình.
+ Chuyên đề 2: Những khó khăn đặt ra tại một số địa phương, nhất là những
xã vùng sâu, vùng xa. Giới thiệu những ý kiến về hướng khắc phục.
+ Chuyên đề 3: Công tác xã hội hóa trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất lớp
học mầm non trên địa bàn toàn tỉnh. Giới thiệu một số doanh nghiệp điển hình
trong việc tham gia xã hội hóa. Ý kiến của họ trong việc hỗ trợ, đóng góp cho hoạt
động chính trị - xã hội của địa phương.
+ Chuyên đề 4: Nhìn lại công tác phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa
bàn tỉnh. Từ đó thấy được đây không phải là việc làm của 1 năm, 2 năm mà là hoạt
động lâu dài, bền vững và cần tiếp tục được duy trì hiệu quả kể cả khi tỉnh Tuyên
Quang đã được Bộ Giáo dục công nhận hoàn thành phổ cập.

2.2. Đối với phát thanh, truyền hình
- Đài truyền hình tỉnh, truyền hình huyện xây dựng các đoạn clip ngắn quảng
bá, cổ động cho chương trình phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, tăng số lượng phát
sóng trong ngày và vào các khung giờ phù hợp như sau Thời sự, trước Phim
truyện…
- Kênh phát thanh từ tỉnh đến cấp xã thực hiện các đoạn nhạc hiệu cổ động,
phát thường xuyên trong các chương trình phát thanh địa phương.
- Đài Truyền hình tỉnh ngoài việc duy trì chuyên mục hiện có, tăng cường
thực hiện các phóng sự thời sự phát sóng trong các chương trình thời sự địa
phương. Cụ thể, ít nhất mỗi chương trình thời sự có một tin, bài mới về nội dung
phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi.


- Đài Truyền hình tỉnh xây dựng kịch bản chi tiết, thực hiện 01 chương trình
truyền hình trực tiếp với chủ đề “Doanh nghiệp chung tay đưa trẻ 5 tuổi đến
trường”. Chương trình sẽ có sự tham dự của lãnh đạo tỉnh, Khối doanh nghiệp tỉnh,
Hội doanh nghiệp trẻ, những doanh nghiệp tiêu biểu đã có đóng góp cho chương
trình… Ngay tại chương trình, các doanh nghiệp sẽ có những đóng góp thiết thực
cho chương trình. Chương trình sẽ phát sóng vào cuối tháng 3/2013.
- Đài Truyền hình tỉnh xây dựng ít nhất 04 chuyên đề có thời lượng 30 phút.
Cụ thể:
+ Chuyên đề 1: Chuyện đến trường của trẻ 5 tuổi ở vùng cao. Phản ánh
những khó khăn của trẻ em vùng cao trong việc được đi học. Đó là đời sống khó
khăn, cơ sở trường lớp hạn chế, đội ngũ giáo viên thiếu cả về số lượng và chất
lượng, đồng lương ít ỏi… Từ đó khẳng định ước mơ được đến trường của trẻ em 5
tuổi ở vùng cao.
+ Chuyên đề 2: Những khó khăn đặt ra tại một số địa phương, nhất là những
xã vùng sâu, vùng xa. Giới thiệu những ý kiến về hướng khắc phục.
+ Chuyên đề 3: Công tác xã hội hóa trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất lớp
học mầm non trên địa bàn toàn tỉnh. Giới thiệu một số doanh nghiệp điển hình

trong việc tham gia xã hội hóa. Ý kiến của họ trong việc hỗ trợ, đóng góp cho hoạt
động chính trị - xã hội của địa phương.
+ Chuyên đề 4: Phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi – không vì thành tích.
Chuyên đề nhằm tổng kết, đánh giá những việc đã làm được của chương trình phổ
cập từ khi triển khai đến nay. Giới thiệu một số điển hình. Đồng thời kêu gọi người
dân tiếp tục duy trì bền vững kết quả phổ cập.


- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức sản xuất các phóng sự truyền
hình và gửi phát sóng trên sóng truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và
các tỉnh bạn nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các ngành, các cấp, các địa phương và
doanh nghiệp. Cụ thể từ tháng 3 đến hết tháng 5/2013 có ít nhất 20 tin, bài phát
thanh, truyền hình được phát sóng.
- Đài Truyền thanh – Truyền hình các huyện, thành phố duy trì mỗi ngày
một tin, bài về hoạt động phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi trên sóng phát thanh.
Đẩy mạnh thực hiện các tin, bài truyền hình về hoạt động của địa phương mình để
phát sóng trên kênh truyền hình tỉnh.
- Các trạm truyền thanh cấp xã phát sóng hàng ngày các văn bản chỉ đạo của
tỉnh, của huyện, kêu gọi người dân tích cực tham gia đưa trẻ đến trường. Đây là
kênh khá hữu hiệu vì đa phần người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận khá tốt với
phương tiện truyền thông này.
3. Đối với Sở Thông tin và Truyền thông
- Tổ chức tập huấn và cung cấp các thông tin cần thiết cho cán bộ phụ trách
tất cả các trạm truyền thanh cấp xã trên địa bàn tỉnh (112 xã). Hoàn thành đầu
tháng 3/2013.
- Biên tập, thiết kế, in, phát hành tờ rơi “Tuyên Quang đưa trẻ 5 tuổi đến
trường” đến từng hộ dân trong tỉnh. Hoàn thành trước ngày 15/3/2013.
- Xây dựng kế hoạch và đôn đốc, kiểm tra, đánh giá các cơ quan truyền
thông để Chiến dịch Truyền thông “Tuyên Quang đưa trẻ 5 tuổi đến trường” đạt kết
quả tốt nhất.

VI. Phân bổ thời gian và lịch trình hoạt động


1. Thời gian của chiến dịch:
Từ tháng 3 đến hết tháng 5/2013
2. Phân bổ thời gian cụ thể:
2.1. Tháng 3
- Sở Thông tin và Truyền thông hoàn thành tập huấn cho cán bộ trạm truyền
thanh cấp xã
- Sở Thông tin và Truyền thông hoàn thành phát hành tờ rơi.
- Hoàn thành các banner quảng bá, cổ động cho chương trình phổ cập mầm
non cho trẻ 5 tuổi trên báo in, báo điện tử. Đồng thời đăng tải trên báo in, tập san,
tạp chí và báo điện tử.
- Hoàn thành các đoạn clip truyền hình và các nhạc cắt cổ động phát thanh.
Đồng thời phát sóng trên kênh truyền hình địa phương, kênh phát thanh tỉnh,
huyện, xã.
- Báo Tuyên Quang hoàn thành Chuyên đề 3: Công tác xã hội hóa trong đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất lớp học mầm non trên địa bàn toàn tỉnh.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hoàn thành và phát sóng Chuyên đề 1:
Chuyện đến trường của trẻ 5 tuổi ở vùng cao.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hoàn thành 01 chương trình truyền hình
trực tiếp với chủ đề “Doanh nghiệp chung tay đưa trẻ 5 tuổi đến trường”.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh gửi phát sóng ở Trung ương và các tỉnh
bạn 10 phóng sự.
2.2. Tháng 4


- Tiếp tục duy trì các hoạt động thông tin như đã nêu trong các hoạt động
hướng tới mục tiêu.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hoàn thành phát sóng Chuyên đề 2:

Những khó khăn đặt ra tại một số địa phương, nhất là những xã vùng sâu, vùng xa.
Giới thiệu những ý kiến về hướng khắc phục và Chuyên đề 3: Công tác xã hội hóa
trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất lớp học mầm non trên địa bàn toàn tỉnh.
- Báo Tuyên Quang hoàn thành Chuyên đề 2: Những khó khăn đặt ra tại một
số địa phương, nhất là những xã vùng sâu, vùng xa. Giới thiệu những ý kiến về
hướng khắc phục và Chuyên đề 3: Công tác xã hội hóa trong đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất lớp học mầm non trên địa bàn toàn tỉnh.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh gửi phát sóng ở Trung ương và các tỉnh
bạn 5 phóng sự.
2.3. Tháng 5
- Tiếp tục duy trì các hoạt động thông tin như đã nêu trong các hoạt động
hướng tới mục tiêu.
- Báo Tuyên Quang hoàn thành Chuyên đề 4: Nhìn lại công tác phổ cập mầm
non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh. Từ đó thấy được đây không phải là việc làm
của 1 năm, 2 năm mà là hoạt động lâu dài, bền vững và cần tiếp tục được duy trì
hiệu quả kể cả khi tỉnh Tuyên Quang đã được Bộ Giáo dục công nhận hoàn thành
phổ cập.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hoàn thành Chuyên đề 4: Phổ cập mầm
non cho trẻ 5 tuổi – không vì thành tích. Chuyên đề nhằm tổng kết, đánh giá những
việc đã làm được của chương trình phổ cập từ khi triển khai đến nay. Giới thiệu
một số điển hình.


- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh gửi phát sóng ở Trung ương và các tỉnh
bạn 5 phóng sự.
- Sở Thông tin và Truyền thông triển khai đôn đốc, kiểm tra, chuẩn bị đánh
giá, tổng kết chiến dịch.
VII. Quyết định các phương án, huy động các nguồn lực
Hoàn thành phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi là một trong những mục tiêu lớn
được tỉnh Tuyên Quang đặt ra trong năm 2013. Đây không phải là vấn đề thành

tích mà là trách nhiệm của toàn xã hội nhằm chăm lo cho thế hệ tương lai. Đối với
tỉnh Tuyên Quang, một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, giáo dục – đào tạo còn
nhiều thiếu thốn thì hoàn thành phổ cập mầm non càng trở nên có ý nghĩa. Vì vậy
với trách nhiệm của những người làm truyền thông của địa phương, các cơ quan
truyền thông trong tỉnh sẽ huy động toàn bộ lực lượng về vật chất, kỳ thuật hiện có
để tham gia tích cực vào chiến dịch. Chiến dịch sẽ huy động toàn bộ các cơ quan
truyền thông tại địa phương, huy động toàn bộ những người làm truyền thông
chuyên nghiệp và không chuyên cùng tham gia.
Nguồn tài chính được sử dụng cho chiến dịch là nguồn ngân sách thù lao
nhuận bút, thù lao quản lý tại các cơ quan báo chí. Các cơ quan báo chí sẽ gắn
nhiệm vụ của chiến dịch vào cùng với hoạt động chuyên môn, hoạt động truyền
thông của cơ quan, đơn vị mình.
Sở Thông tin và Truyền thông sẽ chịu trách nhiệm đôn đốc để Chiến dịch
truyền thông “Tuyên Quang đưa trẻ 5 tuổi đến trường” sẽ đạt kết quả cao nhất, góp
phần cùng toàn tỉnh hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi
trên địa bàn tỉnh trong tháng 5/2013.



×