Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Kinh nghiệm vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn mĩ thuật đan mạch trong trường tiểu học nguyễn văn trỗi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 26 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Để con người Việt Nam phát
triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá
nhân, ngành giáo dục Việt Nam đang quyết tâm, nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ,
giải pháp, chiến lược đổi mới giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học luôn là
trọng tâm của nghành giáo dục, nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và
sáng tạo của học sinh. Một trong những biện pháp góp phần đạt được mục tiêu
trên là vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học. Trò chơi vừa là một hoạt
động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: Giáo dục bằng trò chơi đã được
nhiều nước tiên tiến vận dụng trong dạy học. Bản thân tôi cũng đã vận dụng
phương pháp trò chơi vào dạy học môn mĩ thuật Đan mạch, thấy vô cùng hiệu
quả khai thác được hết những ưu điểm của phương pháp học mới, bước đầu đáp
ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Đối với học sinh tiểu học nắm bắt được tâm sinh lí lứa tuổi này. Nhận thấy
hoạt động vui chơi là nhu cầu không thể thiếu giữ vai trò quan trọng với các em.
Nếu giáo viên biết tổ chức hoạt động trò chơi một cách hợp lí, khoa học thì sẽ
mang lại hiệu quả cao trong giờ học. Việc vận dụng trò chơi trong môn mĩ thuật
đã tạo được hiệu ứng khá tốt, làm tăng thêm hứng thú cho người học, đảm bảo
sự kết nối với bài học dễ dàng và chủ động. Hứng thú, chủ động là sự khởi đầu
tốt cho sự nắm bắt kiến thức, hình thành các kĩ năng, phát triển đa dạng ngôn
ngữ hội họa trong Mĩ thuật.
Trước đây trong dạy học chúng ta chỉ chú ý đến truyền thụ trí thức thuần
túy. Việc tổ chức dạy học theo hình thức trò chơi cho phép các cá nhân trong lớp
cùng thảo luận, nghiên cứu, chia sẻ những băn khoăn, suy nghĩ, kinh nghiệm của
mình, cùng nhau xây dựng nhận thức mới về nội dung bài học. Khi hoạt động
trò chơi, mỗi cá nhân có thể hiểu rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra,
thấy được điều mình cần phải học hỏi thêm về các nội dung của bài học. Việc
tiếp thu kiến thức trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp
nhận thụ động từ giáo viên. Nắm được ưu điểm của phương pháp trò chơi tôi và
đồng nghiệp đã đưa vào vận dụng nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc


khai thác và sử dụng trò chơi học tập của nhiều giáo viên, bản thân cho thấy còn
nhiều hạn chế, chưa thể hiện tính ưu việt của nó, do chưa đổi mới phương pháp
dạy học một cách triệt để, chưa coi trọng hoạt động học tập của học sinh là trung
tâm của quá trình dạy học cho nên việc sử dụng trò chơi học tập chưa phát huy
hết tác dụng. Nhiều giáo viên tổ chức trò chơi trong học tập chưa khoa học, nên
nhiều học sinh chưa thực sự làm việc chỉ dựa vào thành quả hoạt động của bạn
khác. Việc tổ chức của giáo viên còn mang nặng tính hình thức nên nhiều nhóm
học sinh làm việc sai mục đích dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ được giao;
các thành viên trong đội chơi, trong lớp do tâm lý và thiếu tính tích cực nên dẫn
đến mất đoàn kết. Nhiều học sinh còn bỡ ngỡ với hoạt động này, chưa mạnh
giạn còn nể nang, tự ái cá nhân, chưa có ý thức tôn trọng ý kiến của bạn trong
việc tham gia cho nên kết quả chưa đặt được yêu cầu đề ra. Một số trò chơi do
giáo viên chuẩn bị chưa chu đáo nên tính chất của nó chỉ là vui mà nội dung học
tập chưa cung cấp được là bao. Chính vì những lí do đó, để đạt hiệu quả cao
1


trong việc sử dụng phương pháp trò chơi vào dạy học tôi mạnh dạn lựa chọn đề
tài “Kinh nghiệm vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn Mĩ thuật
cấp tiểu học”.
1. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
1.2.1.Mục tiêu:
Giúp cho các giáo viên vận dụng tốt phương pháp trò chơi trong dạy học
Mĩ thuật Đan Mạch. Có kĩ năng tổ chức các hình thức trò chơi học tập cho phù
hợp với từng nội dung, quy trình dạy học.
Giúp học sinh qua hoạt động học tập là trò chơi để tiếp thu và hiểu bài
tốt nhất đồng thời cũng hình thành cho các em về: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
hoạt động tương tác giữa các cá nhân trong lớp thông qua trò chơi. Đối với
học sinh tiểu học, vui chơi vẫn là nhân tố quan trọng trong hoạt động của học
sinh. Với nhiều cách chơi khác nhau sẽ giúp học sinh “ Học mà chơi, chơi mà

học”. Học sinh thêm hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt hơn. Vì thế cùng với
các phương pháp khác, trò chơi học tập là phương pháp nhằm tích cực hoá
đối tượng học sinh.
Trò chơi trong học tập là nhằm phát huy tính tích cực, tính chủ động, tính
sáng tạo của học sinh trong học tập.
Trò chơi trong học tập giúp học phát triển toàn diện về: Đức – trí – thể - mĩ.
1.2.2 Nhiệm vụ của đề tài:
Chỉ ra các phương pháp tổ chức hoạt động dạy học trò chơi học tập. Nêu ra
được ích lợi của việc tổ chức trò chơi và chỉ ra các tiến trình trong việc áp
dụng thực tế tổ chức trò chơi học tập cho các bài học, quy trình hoạt động
học. Chỉ ra được tiến trình tổ chức trò chơi, cách chơi, các bước tiến hành.
Chỉ ra trình tự của hoạt động trò chơi và chuẩn bị đồ dùng dạy- học cần thiết
cho hoạt động này.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là các em học sinh và giáo viên khối lớp
1 đến khối lớp 5 của trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
1. 4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Chương trình môn học Mĩ thuật của bộ sách Mĩ thuật, theo định hướng
phát triển năng lực từ lớp 1 đến lớp 5.
- Giáo viên và học sinh trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
1. 5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng phương pháp điều tra khảo
sát bằng phiếu hỏi, nhằm thu thập thông tin về mức độ phát triển các năng lực
chung hình thành trong quá trình học. Qua đó xác định nguyên nhân thực trạng
làm cơ sở cho việc xác lập các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học Mĩ
thuật Đan Mạch bằng phương pháp trò chơi.
Bên cạnh đó tôi còn sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập các
biểu hiện sinh động, khách quan về thái độ, hứng thú cũng như mức độ tham
gia học tập.
Phương pháp thử nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm nhằm mục đích

kiểm tra kết quả của việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môm Mĩ
2


thuật Đan Mạch theo quy trình được xác định trong đề tài. Ngoài ra tôi còn sử
dụng một số phương pháp chứng minh, minh họa, so sánh..
2. Nội dung
2.1.Cơ sở lí luận
Thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNHHĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo được sự hỗ trợ của chính phủ Đan Mạch, đã
triển khai dự án “Hỗ trợ giáo dục Mỹ thuật cấp Tiểu học”.
Đây là dự án nhằm truyền cảm hứng cho các giáo viên Mỹ thuật để khuyến
khích họ kết hợp các kĩ năng Mỹ thuật với các phương pháp dạy học mới: là
phương pháp mang tính chuyển đổi từ cách dạy truyền thống sang cách dạy mở :
Học tập theo mô hình này giúp các em phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự
giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Giúp các em phát huy tốt các kỹ
năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự đánh giá lẫn nhau.
Học sinh được học trong môi trường học tập thân thiện, thoải mái, không bị
gò bó, luôn được gần gũi với bạn bè, với thầy cô, được sự giúp đỡ của các bạn
trong lớp, trong nhóm và thầy cô, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các em.
Sau thời gian thử nghiệm tại các trường tiểu học ở một số tỉnh, thành phố, dự án
đã chứng tỏ được tính ưu việt và sự phù hợp với nhu cầu đổi mới về phương
pháp dạy- học Mĩ thuật cấp tiểu học ở Việt nam.
Chính vì vậy từ năm 2014 đến nay chương trình dạy học mĩ thuật Đan
Mạch đã được triển khai ở toàn bộ cấp tiểu học. Với mục tiêu đổi mới dạy và
học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ
động của học sinh. Căn cứ vào mục tiêu trên cùng với việc dựa vào đặc điểm
tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học: Ham tìm hiểu, thích cái lạ, nhưng chóng chán. Do
đó việc vận dụng trò chơi học tập trong giờ Mỹ thuật là hết sức cần thiết và có

ích để học sinh tiếp cận và lĩnh hội kiến thức từ phương pháp học mới này.
phương pháp trò chơi có tác dụng:
+ Tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học, phát huy tính năng
động của học sinh. Đáp ứng được mục tiêu dạy học mà phương pháp Mĩ thuật
Đan Mạch hướng tới.
+ Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần giảm mệt mỏi căng thẳng
trong học tập của học sinh. Phát triển tính độc lập ham hiểu biết và khả năng
suy luận được thể hiện ở các quy trình dạy học Mĩ thuật Đan Mạch.
+ Tăng cường khả năng thực hành vận dụng các kiến thức đã học.
+ Tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh
với nhau, giúp học sinh rèn luyện các khả năng ứng xử, giao tiếp.
+ Thu hút cả lớp tham gia hoạt động.
Khi chơi các em tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết
quả cao mà không nghĩ mình đang học, quá trình học tập sẽ diễn ra một cách tự
nhiên và hấp dẫn hơn.
Trò chơi là phương tiện có ý nghĩa trong việc thực hiện dạy học Mĩ thuật
Đan Mạch nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, gây hứng thú cho học sinh
ngoài ra còn giúp cho các em phát huy tinh thần đoàn kết, thân ái, lòng trung
3


thực tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Do vậy thông qua hoạt động vui chơi để
tiến hành hoạt động học tập là phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học và đặc biệt
là trong môn học Mĩ thuật Đan Mạch. .
2.2. Thực trạng
Bản thân môn Mỹ thuật trong trường phổ thông là môn học sáng tạo, chính
nội dung môn học đã tạo ra cách dạy- học sáng tạo, mang tính tích cực cao. Bản
chất nội dung môn Mĩ thuật thường xuyên đổi mới gây được sự ham thích học
hỏi sáng tạo của học sinh vì vậy sử dụng phương pháp trò chơi là cách dạy phù
hợp mang tính ưu việt. Trong qúa trình thực hiện tôi thấy có những thuận lợi

như sau:
*Về chương trình môn Mĩ thuật Đan Mạch được xây dựng theo hướng "mở".
Dạy học Mĩ thuật Đan Mạch là dạy học theo quy trình, các giờ học
được tích hợp với nhau một cách rõ ràng, trên cơ sở chương trình khung, giáo
viên tự xây dựng bài học cụ thể. Vì vậy giáo viên chủ động được phương pháp
mình dạy vận dụng hiệu quả phương pháp trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả
giảng dạy.
* Nhận thức phương pháp trò chơi trong môn học nghệ thuật rất cụ thể và
rõ ràng
Coi giờ học Mĩ thuật ở phổ thông là hoạt động vui chơi, qua đó nhằm
giáo dục thẩm mĩ là chính chứ không đặt vấn đề lớn về rèn luyện kĩ năng, kĩ
thuật. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học khuyến khích sử dụng
phương pháp trò chơi học tập, vì vậy không máy móc và thể hiện được sự
chủ động của người học.
*Thời lượng của bài học
Bài học Mĩ thuật không bắt buộc phải hoàn tất trong một tiết, mà được kết
hợp từ 2,3, hoặc 4 tiết nên giáo viên linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học
đặc biệt phương pháp trò chơi trong tiết học. Học sinh hoàn toàn được chủ động
độc lập sáng tạo khi tham gia hoạt động trò chơi. Học sinh được hoạt động tích
cực hơn và rất thích thú khi được học như vậy. Giờ học trở nên phong phú, và
cuốn hút người học. Kết quả cuối cùng là học sinh tích cực, thích học. Cách dạy
như vậy đã khơi gợi nhiều cảm hứng sáng tạo, không áp đặt với học sinh.
Qua đây thấy được đây là các phương pháp học tập khoa học, tạo tính tò
mò, kích thích ham muốn và say mê khoa học của học sinh, giúp các em trải
nghiệm và tiếp thu kiến thức dễ dàng và tự nhiên. .
* Nhận thức về phương pháp trò chơi trong môn học mĩ thuật đối với cán
bộ quản lí.
Đối với môn Mĩ thuật, tôi luôn nhận thấy sự quan tâm chăm lo của nhà
trường cho môn học này. Bên cạnh việc khuyến khích động viên nhà trường còn
có những phương pháp định hướng cụ thể để phát triển và nâng cao sự hiểu biết

của học sinh đối với môn học thực hiện “Học mà chơi, chơi mà học”. Nhà
trường đã tổ chức cho các em tham gia các hoạt đông vui chơi ngoại khóa gắn
liền môn học theo các chủ đề về về môi trường, giao thông, quê hương... Đối với
giáo viên nhà trường luôn tạo điều kiện để giáo viên học tập mở rộng nâng cao
kiến thức, khích lệ giáo viên tìm tòi sáng tạo vận dụng những phương pháp mới
vào giảng dạy. Đặc biệt khi áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy học mĩ thuật
4


Đan Mạch, nhà trường đã khuyến khích đưa phương pháp này vào dạy ở các
khối học, dự giờ góp ý nâng cao chất lượng bài dạy.
* Cơ sở vật chất
Nhà trường đã xây dựng phòng chức năng dành riêng cho môn Mĩ thuật
diện tích rộng, bàn ghế cơ động có thể sắp xếp linh hoạt để tổ chức các hoạt
động trò chơi trong giờ học.
Bên cạnh những thuận lợi đạt được khi thực hiện phương pháp trò chơi học
tập tôi cũng gặp không ít khó khăn:
* Về phía giáo viên
- Đối với giáo viên đang dạy theo mô hình đại trà, trước một sự thay đổi
bao giờ cũng đặt ra nhiều khó khăn và trở ngại vì kinh nghiệm tổ chức trò chơi
dạy học của giáo viên chưa nhiều. Việc lồng ghép phương pháp trò chơi học tập
theo mô hình học mới đòi hỏi giáo viên phải có vốn kiến thức, luôn linh hoạt
trong việc sử dụng trò chơi phù hợp các quy trình dạy học cho từng khối lớp,
phù hợp với khả năng các em không gây nhàm chán mà mang lại hiệu quả cao.
* Về phía học sinh
- Học sinh một số bạn chưa mạnh dạn trong việc điều hành cũng như tương
tác với các bạn trong nhóm, nhất là các em lớp 1, ý thức tự quản, tự giác chưa
cao, do vậy việc hình thành, xây dựng và quản lí các hoạt động trò chơi học tập
giáo viên phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức.
- Một số học sinh trong nhóm còn nhút nhát, khi tham gia vào hoạt động

trò chơi, đặc biệt là học sinh có lực học: trung bình, yếu, gặp nhiều khó khăn
như nhút nhát, không phối hợp với các bạn, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ giáo
viên rất nhiều.
- Gia đình các em có những điều kiện kinh tế khác nhau, một số gia đình
khó khăn chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em. Một số em bố mẹ đi
làm ăn xa ở với ông bà, nên các em chưa tự tin và chủ động trong việc học.
Trước những khó khăn trên đòi hỏi giáo viên dạy Mĩ thuật không chỉ nỗ lực
để học tập nâng cao trình độ chuyên môn mà còn phải trau rồi củng cố thường
xuyên kiến thức khoa học khác cũng như các kĩ năng, phương pháp, hình thức
dạy học hiện đại vào trong quá trình dạy học. Có như vậy mới cuốn hút, khơi
gợi hứng thú để học sinh say mê học tập.
Năm học 2019 -2020 tôi được phân công giảng dạy tất cả các khối từ lớp 15. Trong những giờ dạy của bản thân tôi cũng như qua những lần dự giờ đồng
nghiệp tôi nhận thấy một điều rằng, thực trạng học sinh ngày càng thụ động
không chịu chủ động tham gia các hoạt động học như phát biểu, hay bày tỏ cảm
xúc, ý kiến cá nhân, nhiều khi xuất hiện tình trạng ỷ lại chỉ đón nhận những kiến
thức sẵn có. Như trong giờ học Mĩ thuật Đan Mạch khi giáo viên tổ chức một
hoạt động học nhóm theo quy trình vẽ cùng nhau.Yêu cầu học sinh hợp tác
nhóm cùng nhau tạo ra sản phẩm chung, trong quá trình tiến hành chỉ vài bạn
trong nhóm chủ động phối hợp thực hiện, số còn lại có thực hiện nhưng chưa
nhiệt tình hay chỉ qua loa. Một số sản phẩm bài làm mang tính bắt trước chứ
chưa thể hiện sự sáng tạo. Chính vì vậy phương pháp dạy học Đan Mạch dù rất
tối ưu nhưng nếu không có cách tiếp cận phù hợp thì sẽ không khai thác hết hiệu
quả của nó. Đây là điều tôi rất trăn trở bởi chúng ta biết rằng ai cắp sách đến
5


trường cũng đều rất yêu quý môn vẽ, đều nhận thấy chức năng đặc thù của môn
học này trong việc tô đẹp tâm hồn, bồi đắp và hình thành thế giới quan thẩm mĩ
cho mỗi người, những cảm xúc trong hội họa giúp con người hướng đến chân,
thiện, mĩ. Nghệ thuật tức làm đẹp, học cách làm đẹp bản thân để làm đẹp cho

cuộc sống, đối với học sinh tiểu học đây là giai đoạn vàng để các em tiếp xúc
hình thành thế giới quan, thể hiện ngôn ngữ thứ ba của mình một cách rõ ràng
từ hội họa. Với vai trò quan trọng, đặc biệt như vậy chúng ta phải có trách nhiệm
giúp học sinh hiểu biết nhiều hơn giá trị lợi ích của môn Mĩ thuật Đan Mạch tiếp
thu kiến thức dễ dàng, hình thành nên các năng lực cần thiết cho bản thân. Để
làm được điều đó tôi đã thực hiện một số điều tra ban đầu theo năm học để có
hướng thực hiện và giải pháp hiệu quả.
* Bảng điều tra năng lực chung của học sinh đạt được trước khi thực hiện
(Kết quả khảo sát năng lực trong năm 2018-2019)

KHỐI

1
2
3
4
5
TỔNG

TSHS

320
283
287
283
281
1455

Tự chủ và tự
học

Tỉ lệ
Số
phần
lượng
trăm
147
45,9%
142
50,2%
147
51,2%
149
52,6%
150
53,4%
735
51,7%

Năng lực chung
Giao tiếp và
Giải quyết vấn
hợp tác
đề
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Số
Số
phần
phần
lượng

lượng
trăm
trăm
172
53,7%
120
37,5%
158
55,8%
140
49,5%
168
58,5%
145
50,5%
160
56,5%
149
52,6%
174
60,5%
150
53,4%
832
57,1% 704
48,4%

Sáng tạo
Số
lượng

90
93
97
95
97
472

Tỉ lệ
phần
trăm
28,1%
32,8%
33,8%
33,5%
34,5%
32,4%

Từ bảng số liệu trên cho thấy việc dạy và học Mĩ thuật Đan Mạch đang
diễn ra rất nghiêm túc và khách quan. Nhưng để đạt được hiệu quả như mục tiêu
của phương pháp học mới này là chưa cao.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng học sinh thụ động, chưa mạnh dạn hợp
tác giao tiếp và sáng tạo trong giờ học Mĩ thuật. Bắt nguồn từ tâm lí chung sợ bị
chê cười khi vẽ chưa đẹp, làm chưa tốt, chưa tự tin vào năng lực của mình, ngại
ngùng, rụt dè sợ sệt khi đứng lên trả lời trước đám đông, việc quên và thiếu đồ
dùng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng hoạt động học. Bên cạnh đấy phương
pháp dạy học của một số thầy cô cũng chưa thu hút được trò yêu thích. Thực tế
phương pháp giảng dạy còn bộc lộ nhiều hạn chế chưa ứng dụng cao công nghệ
thông tin lồng ghép vào các hoạt động học, mội số tiết học vẫn còn tình trạng cô
thực hiện trò làm theo chưa kích thích sáng tạo, chủ động của các em, việc ngại
tìm tòi vận dụng các phương tiện dạy học, các biện pháp hỗ trợ như trò chơi,tư

liệu, hình ảnh, tạo tình huống theo nội dung bài học vào các tiết học rất ít.
Trước tình hình đó thiết nghĩ để nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ
thuật Đan Mạch là do nhiều yếu tố quyết định chi phối: chương trình, sách giáo
khoa, giáo án, phương pháp giảng dạy của giáo viên, ý thức thái độ của học sinh.
Trong đó đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò then chốt. Có thể khẳng
định, đổi mới phương pháp dạy học đang trở thành yêu cầu cấp thiết.
6


Vậy trước một phương pháp dạy học mới để học sinh tiếp cận và lĩnh hội
được kiến thức giáo viên phải khơi dậy niềm say mê hứng thú trong mỗi học
sinh. Thực hiện câu nói của William Arthur Ward, một nhà giáo dục lỗi lạc của
nước Mỹ đã nói: “Chỉ nói thôi là thầy giáo xoàng. Giảng giải là thầy giáo tốt.
Minh họa biểu diễn là thầy giáo giỏi. Gây hứng thú trong học tập là thầy giáo vĩ
đại”. Điều đó cho thấy gây hứng thú đối với học sinh là vô cùng quan trọng. Vì
vậy vậy trong giờ học không có sự thu hút với các em tiết học sẽ trở nên nhàm
chán, khô khan. “Học mà chơi, chơi mà học” đây là cách học mà không phải
giáo viên nào cũng biết cách tổ chức linh hoạt, hiệu quả.
Qua tham khảo đồng nghiệp và thực tế giảng dạy tôi muốn cùng các đồng
nghiệp chia sẻ, trao đổi một số biện pháp mà bản thân tôi đã làm trong thời gian
qua để khắc phục tình trạng trên như sau:
2.3.Các giải pháp và tổ chức thực hiện
Phương pháp và hình thức dạy học môn Mĩ Thuật Đan Mạch rất phong phú
và đa dạng bao gồm các phương pháp: Hoạt động nhóm, đóng vai,vẽ cùng nhau,
Vẽ theo nhạc, trò chơi, sáng tác câu chuyện...Các phương pháp truyền thống như
thuyết trình, vấn đáp, quan sát…Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực
và hạn chế riêng phù hợp từng chủ đề đòi hỏi những điều kiện thực hiện riêng.
Vì vậy giáo viên không thể phủ định hoặc lạm dụng phương pháp nào.
Điều quan trong là căn cứ vào nội dung tính chất của từng chủ đề, căn cứ vào
trình độ nhận thức của học sinh và năng lực, sở trường của giáo viên, căn cứ vào

điều kiện hoàn cảnh của lớp, trường mà lựa chọn sử dụng phối hợp các phương
pháp dạy học một cách hợp lý. Trong dạy học môn Mĩ thuật Đan Mạch có thể sử
dụng phương pháp trò chơi nhằm: Tiếp nhận tri thức mới, hình thành kỹ năng,
hoàn thiện các năng lực.
2.3.1) Giải pháp 1: Lập kế hoạch xây dựng và thiết kế trò chơi hiệu quả.
*Tổ chức thực hiện.
+ Bước 1: Chuẩn bị trò chơi
- Nghiên cứu tài liệu: Chương trình, sách giáo khoa, tài liệu mĩ thuật Đan
Mạch (tài liệu HD học tập)… Hệ thống sách tham khảo: sách báo, tạp chí giáo
dục…
- Nghiên cứu thực tế lớp học: xem có học sinh khuyết tật không, nhu cầu,
sở thích, hoàn cảnh …Tìm hiểu xem học sinh lớp yếu ở mạch kiến thức nào, để
lựa chọn trò chơi cho phù hợp, giúp các em củng cố kiến thức để hiểu bài một
cách chắc chắn. Chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho trò chơi.
+Bước 2 : Lựa chọn trò chơi:
Lựa chọn trò chơi phải đảm bảo các yếu tố: lứa tuổi, vừa sức; áp dụng vào
khi nào trong tiến trình bài dạy và trong chương trình học. Lựa chọn hình thức
trò chơi vận động, cá nhân, tập thể.
+Bước 3 : Cách tiến hành trò chơi.
- Giới thiệu trò chơi, hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi.
- Chơi thử (nếu cần).
- Chơi thật.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm và tổng kết trò chơi: Giáo viên hoặc trọng tài là
HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt
7


của các đội để rút kinh nghiệm. Giáo viên nhận xét đánh giá chung tuyên bố cá
nhân (nhóm )thắng cuộc,
Giáo viên khen thưởng nhóm có kết quả tốt bằng cách:

+ tặng một tràng pháo tay vơi những lời khen ngợi.
+ Ghi điểm các thành viên trong nhóm.
+ Trao thưởng một hoặc hai gói quà cho đội thắng.
- Một HS hoặc GV nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã
thể hiện.
VD: Lập kế hoạch trò chơi: “Nghe đố vẽ hình” (Áp dụng cho bài 8: Trái
cây bốn mùa- lớp 3)
Mục tiêu của trò chơi:
- Rèn luyện tư duy hình tượng, khắc sâu cho học sinh kiến thức về quả.
Bước 1: Nghiên cứu tìm hiểu đối tượng học sinh lớp 3 để lựa chọn trò chơi phù
hợp với kiến thức và khả năng tham gia của các em.
Bước 2: Lựa chọn trò chơi tư duy nhẹ nhàng thích hợp với học sinh lớp 3.
Bước 3: Cách tiến hành trò chơi
GV giới thiệu trò chơi: Nghe đố vẽ hình, giáo viên thực hiện đọc câu đố
quả, hs trả lời bằng cách vẽ hình quả vừa đố lên bảng, các đội tham gia cử thành
viên chơi theo lượt, lượt đầu hai bạn(ở hai nhóm), lượt 2 hai bạn tiếp theo.. cứ
như vậy cho đến khi hết các thành viên trong nhóm. Thời gian chơi 3-4 phút đội
nào vẽ đúng và nhanh sẽ thắng.
- GV cho hs chơi thử.
- GV tổ chức hs chơi thật.
Kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét,rút kinh nghiệm, công bố đội thắng,
khen thưởng nhóm có kết quả tốt bằng cách:
+ Tặng một tràng pháo tay với những lời khen ngợi.
+ Ghi điểm các thành viên trong nhóm…
- Cuối cùng một HS hoặc GV nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò
chơi đã thể hiện.
2.3.2) Giải pháp2: Lựa chọn nội dung tổ chức trò chơi.
*Cách tổ chức thực hiện
Giáo viên chuẩn bị nội dung trò chơi vừa sức, đảm bảo đủ thông tin kiến
thức mà học sinh đã nắm được, không dễ quá mà cũng không khó quá. Phù hợp

với lứa tuổi học sinh lớp1, 2, 3, 4, 5. Các trò chơi phải đặt ra cho học sinh các
nhiệm vụ học tập tương ứng với nội dung dạy học. Mỗi trò chơi cần có một vị trí
đóng góp cụ thể trong tiến trình thực hiện mục đích dạy học.
VD: Trò chơi “Ghép hình đúng” nhiệm vụ của học sinh ghép hình ảnh đúng và
phù hợp với nội dung chủ đề mà nhóm thực hiện, tương ứng kiến thức bài học
đang hướng đến là tạo câu chuyện từ hình ảnh mà nhóm vừa sắp xếp được.
2.3.3) Giải pháp 3: Sử dụng phương tiện để tổ chức trò chơi có hiệu quả
*Cách tổ chức thực hiện.
+ Địa điểm: Cần đủ không gian làm việc cho mỗi nhóm. Tổ chức trong
phòng học, sân trường hoặc sân khấu nhỏ của trường.

8


+ Các dụng cụ để hoạt động phù hợp môn học và hoạt động nhóm, các mô
hình, các dụng cụ học môn Mĩ thuật như phiếu học tập, tranh vẽ, giấy màu,tận
dụng trực tiếp các sản phẩm bài học trong giờ học...
+ Bàn nghế phải tiện cho việc bố trí các nhóm học tập .
+ Các phương tiện hiện đại như máy tính, máy chiếu, băng hình,...
2.3.3) Giải pháp3 : Lồng ghép các trò chơi vào quy trình dạy học Mĩ thuật.
* Cách tổ chức thực hiện.
+ Quy trình "Vẽ cùng nhau và xây dựng câu chuyện".
Tùy thuộc vào chủ đề bài học đang vận dụng quy trình vẽ cùng nhau, để áp
dụng hình thức trò chơi theo nhóm nhỏ, hoặc lớn, trò chơi phải tạo được tinh
thần đoàn kết, hợp tác nhóm. Giúp các em kết hợp hài hòa, hiểu ý bạn và phân
công hợp lí các nhiệm vụ.
* Tôi đã vận dụng trò chơi “Ghép hình đúng” vào quy trình vẽ cùng nhau
và xây dựng câu chuyện.
Đây là trò chơi xếp các hình ảnh thành một bức tranh có nội dung cụ thể.
- Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo giúp học sinh định hình và

có kỹ năng thực hành cho hoạt động học tiếp theo.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các nội dung chủ đề. Các hình ảnh dáng
người, mà học sinh đã vẽ ở hoạt động 1, 2, Sử dụng kéo, keo.
- Thời gian tiến hành:
Trò chơi thực hiện ở hoạt động 3: sáng tác tranh theo chủ đề. (quy trình vẽ
cùng nhau và xây dựng câu chuyện). Thời gian chơi 2-3 phút tại lớp.
- Hình thức tổ chức trò chơi: Nhóm 4-5 bạn
- Nội dung:
Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng các hình ảnh đã vẽ sắp xếp thành bức
tranh có chủ đề hoàn chỉnh. Nhóm nào sắp xếp đúng và rõ được nội dung chủ đề
trong thời gian nhanh nhất sẽ thắng.
VD 1: Chủ đề 5: Trường em- lớp 5, vận dụng trong quy trình vẽ cùng nhau
và xây dựng cốt chuyện. Thực hiện tại 5A trường tiểu Nguyễn văn Trỗi.
Với chủ đề Trường em trò chơi gồm 3 đội chơi. Giáo viên giới thiệu các nội
dung của chủ đề như Lớp học, Vui chơi, sân trường giờ ra chơi, Buổi lao động
trường em... học sinh sẽ lựa chọn nội dung cho nhóm và thực hiện trò chơi ghép
hình từ ngân hàng hình ảnh các em đã tạo ra ở hoạt động 2 thành bức tranh có
nội dung hình ảnh cụ thể.
*Kết quả thu được:
Sau 2 phút các nhóm nhanh chóng ghép được các hình ảnh theo nội dung
chủ đề đã chọn. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em đã biết hợp tác phân
công nhiệm vụ rất tốt. Như nhóm 1 chọn nội dung “ Lớp học” các em đã ghép
hình ảnh học sinh đang học, hình ảnh giáo viên đang hướng dẫn bài trên lớp,
hình ảnh các bạn học nhóm. Nhóm 2 chọn nội dung “Vui chơi” hình ảnh các em
sắp xếp và ghép là hình ảnh học sinh đang vui chơi sân trường: bạn đá cầu, bạn
nhảy dây, bạn đọc truyện, các bạn nô đùa nhau đuổi bắt. Nhóm 3 với nội dung
“Buổi lao động” các em đã ghép các hình ảnh bạn quét sân trường, bạn sách
nước, bạn tưới hoa, bạn lau bảng... các nhóm đã hoàn thành rất tốt trò chơi mà
giáo viên tổ chức.
9



Từ những bức tranh mà các nhóm sắp xếp được theo chủ đề trong trò chơi,
giáo viên linh hoạt vận dụng để học sinh làm bài tập ở hoạt động 4- Chia sẻ nội
dung câu chuyện. Với cách vận dụng trò chơi thông minh và linh hoạt giáo viên
đã giúp học sinh tiếp cận nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng hứng thú.
Giáo viên có thể linh hoạt vận dụng tổ chức các dạng trò chơi vào các thời
điểm khác nhau của tiết dạy, để mang lại hiệu quả cao.
+ Quy trình "Phương pháp Xây dựng cốt truyện".
.* Tổ chức thực hiện:
Vận dụng trò chơi “Sắm vai” hay còn gọi là đóng vai thể hiện nhân vật
trong truyện, kịch bản trên mô hình sân khấu nhỏ tự tạo trong không gian lớp
học, bằng các hành động và nói năng như thật.
- Mục đích : Trò chơi” sắm vai” giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nói, biểu
cảm, thể hiện tâm lí, thái độ, hành vi của nhân vật đóng vai, rút ra kinh nghiệm
từ bài học và vận dụng trong cuộc sống hằng ngày.
- Chuẩn bị: Câu chuyện, sản phẩm là các nhân vật được tạo hình bằng xé
dán hay nặn.. của học sinh trong giờ học.
- Thời gian tổ chức trò chơi: Thực hiện vào hoạt động 4 của quy trình.
Học sinh có thể vận dụng sản phẩm của cá nhân, nhóm để tạo hình ảnh
nhân vật trong câu chuyện sắm vai.
- Nội dung.
Dựa vào nội dung chủ đề bài học hoặc sản phẩm của các nhân học
sinh (nhóm) tạo ra để xây dựng trò chơi, đưa ra tình huống là một đoạn hội
thoại hay sắm vai theo nhân vật đã tạo hình. Người sắm vai là những học
sinh xung phong, tình nguyện. Giáo viên góp ý cho từng nhóm: Như ngôn
ngữ của nhân vật, cách thể hiện tâm trạng, điệu bộ cử chỉ, hóa trang... sau đó
các nhóm lên diễn
+ Cả lớp và cô giáo nhận xét.
+ Tổng kết khen thưởng.

Với cách thực hiện như vậy tôi đã vận dụng vào chủ đề bài học cụ thể là:
VD: Chủ đề 10- lớp 5: Cuộc sống quanh em – quy trình Xây dựng cốt
truyện.
Tôi đã thực hiện trò chơi tại lớp 5B trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, cách
thực hiện như sau.
Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng mô hình nhân vật vừa tạo được, tạo
ra câu chuyện, phân vai và lời thoại sao cho thể hiện được nội dung câu chuyện
mình mang đến. Giáo viên linh hoạt tổ chức trò chơi Sắm vai trong khoản thời
gian hợp lí không quá dài cũng không quá ngắn từ 5- 7 phút.
*Kết quả thu được:

10


Đồ dùng để học sinh tham gia trò chơi Sắm vai

Học sinh tham gia trò chơi sắm vai
Học mà chơi, chơi mà học trò chơi Sắm vai đã liên kết và tạo lên hình thức
học tự nhiên mà hiệu quả. Học sinh nghĩ là hoạt đông chơi nên thoải mái thể
hiện không gò bó, rụt rè. Thực chất đây là một hoạt động học khai thác trên trò
chơi. Các em tham ra trò chơi và diễn xuất rất tốt, nội dung câu chuyện cùng với
những nhân vật thể hiện dí dỏm vui tươi, câu chuyện vừa hài hước vừa chân
thực, các em đã được thể hiện bản thân, những suy nghĩ chân thực của mình về
vấn đề trong cuộc sống. Với cách làm linh hoạt bản thân học sinh được bộc lộ
năng khiếu diễn xuất, biểu đạt thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu của mình, từ đó giáo
viên biết để bồi dưỡng năng khiếu và giúp đỡ các em khắc phục những mặt yếu.
Sử dụng các trò chơi sắm vai, kể chuyện rất hợp với quy trình này. Giáo
viên khai thác nội dung chủ đề bài học lồng vào nội dung trò chơi để học sinh
11



tiếp xúc làm quen và định hình phương pháp học. Qua trò chơi tư duy và khả
năng ngôn ngữ của học sinh sẽ được bộc lộ tự nhiên, giáo viên có thể phát hiện
uốn nắn kịp thời những mặt còn hạn chế.
+ Quy trình " Vẽ biểu cảm".
*Tổ chức thực hiện:
Lồng ghép trò chơi trò chơi “Họa sĩ mù” vận dụng dạy học quy trình Vẽ
biểu cảm đòi hỏi tinh tế, linh hoạt. Chú trọng phát triển năng lực quan sát, cảm
nhận của các em. Trò chơi kết hợp được các biểu đạt bằng mắt, tai và cảm nhận.
Có thể lồng ghép trò chơi đầu tiết học.
- Mục đích: Trò chơi “Họa sĩ mù” là trò chơi dùng khăn vải dài bịt mắt vẽ
theo cảm nhận, trí nhớ nhằm rèn luyện kỹ năng ghi nhớ hình ảnh, khả năng linh
hoạt của đôi tay, định hướng chính xác để vẽ hình khi bịt mắt. Giúp học sinh
phát triển tư duy hình ảnh ghi nhớ khi quan sát cũng như hình thành những kỹ
năng ban đầu cho bài học theo quy trình vẽ biểu cảm..
- Chuẩn bị: Bảng đen phấn trắng và 2 cái khăn.
- Thời gian tổ chức trò chơi: Sử dụng trò chơi vào đầu giờ học để giới
thiệu bài mới tạo không khí học thoải mái, gây hứng thú trong giờ học.
- Nội dung.
Dựa vào nội dung bài học giáo viên đưa ra yêu cầu trò chơi, cách chơi và
luật chơi.
VD: Chủ đề 4: Chân dung biểu cảm - Lớp 3.
Với quy trình dạy học: Vẽ biểu cảm. Thực hiện tại lớp 3H trường tiểu học
Nguyễn Văn Trỗi.
Giáo viên vẽ phác hai hình tròn cho hai đội thực hiện. Nhiệm vụ của các
bạn chơi bịt mắt vẽ các bộ phận trên khuôn mặt vào hình tròn trên bảng.
- Trò chơi theo hình thức cá nhân, gồm 2 bạn chơi mỗi bên một bạn.
- Thời gian: 1 phút. Sau khi nghe hiệu lệnh học sinh bắt đầu thực hiện.
* Kết quả thu được:
Sau khi tham gia trò chơi học sinh cảm thấy rất thích thú, với hình vẽ

khuôn mặt nghộ nghĩnh trên bảng bạn nào cũng không nhịn được cười. Vì bịt
mắt vẽ tranh các bộ phận mắt, mũi, miệng được vẽ đôi khi không đúng vị trí, to
nhỏ khác nhau. Tạo ra hình ảnh biểu cảm hết sức thú vị. Với không khí vui vẻ và
hào hứng giáo viên nhận xét hoạt động chơi và liên hệ trực tiếp vào bài học mới
khiến học sinh tò mò,háo hức tìm hiểu.
Kết thúc chủ đề bài học học sinh đã rất thích thú tạo ra những sản phẩm
vẽ biểu đạt đẹp và sáng tạo.

12


13


Học sinh tham gia trò chơi trong tiết học và sản phẩm tranh vẽ
chủ đề Chân dung biểu cảm
+ Quy trình "Vẽ Theo nhạc".
*Tổ chức thực hiện.
Vận dụng trò chơi “Em tưởng tượng” trong quy trình dạy học vẽ theo nhạc.Tạo
được hứng khởi bằng phương pháp âm nhạc. Đây là trò chơi thể hiện khả năng
tưởng tượng của học sinh. Từ tưởng tượng kết hợp hình ảnh quan sát trong trí
nhớ vẽ thành hình ảnh trong tranh.
Thực hiện tổ chức trò chơi bằng các vận động nhẹ nhàng, tạo tinh thần vui tươi
hóm hỉnh, sử dụng hình ảnh, lời hát để trò chơi phong phú.,,
- Mục đích: Trò chơi giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng phong phú .
Rèn luyện khả năng tập trung để tạo ra hình ảnh từ trí tưởng tượng.
- Chuẩn bị: Sản phẩm bài tranh vẽ theo nhạc của học sinh, màu sáp.
- Thời gian thực hiện: Trò chơi thực hiện khi kết thúc Hoạt động 1- Nghe
nhạc vẽ theo giai điệu. Thời gian chơi 2-3 phút.
- Nội dung:

Giáo viên sử dụng sản phẩm học sinh vừa tạo ra, tổ chức trò chơi học tập
Em tưởng tượng. Yêu cầu các nhóm quan sát tranh, tưởng tượng các hình ảnh
theo nội dung nhóm chọn.
VD: Chủ đề 7: Vũ Điệu Sắc màu - Lớp 4 quy trình vẽ theo nhạc.
Với chủ đề Vũ Điệu Sắc màu - Lớp 4, tôi đã sử dụng trò chơi em tưởng
tượng tại lớp 4E trường tiểu học Nguyễn văn Trỗi. Hình thức tổ chức tại lớp đơn
giản hiệu quả, tận dụng sản phẩm tranh đã có ở hoạt động 1.
Trò chơi tổ chức gồm gồm 2 đội, mỗi đội từ 3-5 bạn, thời gian chơi 2-3 phút.
Đội nào tưởng tượng và vẽ được nhiều hình ảnh trong thời gian ngắn nhất đội
đó sẽ giành phần thắng.
*Kết quả thu được:
14


Với không khí trò chơi sôi nổi. Học sinh rất thích thú thực hiện một cách
nhanh chóng, kết hợp giai điệu âm nhạc là các bài hát thiếu nhi, tạo lên tinh thần
tham gia hăng hái, quyết tâm. Khi âm nhạc kết thúc giáo viên cho học sinh dừng
trò chơi. Hai bức tranh của hai đội được hoàn thành với rất nhiều hình ảnh sáng
tạo. Giáo viên nhận xét và khen thưởng cho đội nhanh nhất. Đây là cách giúp
học sinh tiếp cận kiến thức của hoạt động học tiếp theo một cách nhẹ nhàng và
dễ hiểu, bài học vẫn liền mạch mà học sinh không cảm thấy căng thẳng, nặng
nề. Vì bản thân các em không cảm thấy đó là nhiệm vụ mà là một hoạt động trò
chơi sáng tạo. Giáo viên không phải đôn đốc nhắc nhở các em nhiều. Các em đã
tạo ra những sản phẩm ứng dụng trang trí các bìa sách, lọ hoa, bưu thiếp một
cách sáng tạo và đẹp mắt.

Sản phẩm của học sinh trong trò chơi và tiết học
+ Quy trình "Tạo hình 3D – tiếp cận theo chủ đề và quy trình nghệ thuật
sắp đặt hoạt cảnh biểu diễn sắm vai".
* Tổ chức thực hiện

* Vận dụng trò chơi “Ai nhanh tay, tinh mắt” để dạy học trong quy trình
tạo hình 3D, tiếp cận chủ đề.
Trò chơi “Ai nhanh tay, tinh mắt” là trò chơi kết hợp sự tinh anh của mắt
và nhanh nhẹn đôi bàn tay để thực hiện nhiệm vụ của trò chơi.
- Mục đích: rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ và thực hiện một cách
chính xác hiệu quả.
- Chuẩn bị: chuẩn bị các hình ảnh con vật đã được tạo sẵn từ giấy bìa,
tháo rời các bộ của con vật
- Thời gian thực hiện : Sau hoạt động 2 hoặc phần cuối bài để củng cố
kiến thức. Thời gian tổ chức 2 phút.
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm 3-4 học sinh.
- Cách tiến hành: Giáo viên chuẩn bị các bộ phận rời của các con vật (theo
nội dung của bài), sau đó cho đại diện nhóm lên lắp ghép các bộ phận lại với
nhau cho đúng và đẹp đội nào nhanh, đúng và lắp ghép được nhiều con vật sẽ
thắng.
VD: Chủ đề10: Đà của em– Lớp 1 vận dụng quy trình tạo hình 3D, tiếp
cận chủ đề. Tôi đã thực hiện tại lớp 1B trường tiểu học Nguyễn văn Trỗi.
15


Với yêu cầu thực hiện trò chơi ở mức vừa sức, phù hợp với đối tượng học
sinh lớp 1. Giúp các em làm quen vơi phương pháp 3D. Giáo viên sử dụng bìa
giấy gấp tạo hình các bộ phận con vật theo hình thức tháo rời, nhiệm vụ các em
lắp ráp tạo thành hình con vật .
*Kết quả thu được:
Học sinh lớp một rất tò mò thích thú. Các em hưởng ứng trò chơi nhiệt
tình, có em nhanh chóng tìm ra các bộ phận của các con vật và ghép chúng
thành hình con vật rất nhanh, một số em hoàn thành chậm hơn bạn một chút
nhưng không vì thế mà trò chơi mất đi sự thu hút. Từ hình ghép được các em
đọc tên con vật và mô tả lại hình dáng con vật. Với 2 phút tham gia chơi, trò

chơi đã giúp các em phân biệt được hình dáng, các bộ phận của con vật và qua
trò chơi học sinh bước đầu được làm quen với phương pháp 3D dưới hình thức
đơn giản mà hiệu quả.

Sản phẩm của học sinh trong quá trình học và thực hiện trò chơi.
2.3.4)Giải pháp 4: Lựa chọn thời điểm vận dụng trò chơi.
Khi áp dụng phương pháp trò chơi vào trong giờ học, giáo viên phải biết
lựa chọn thời điểm, nội dung chủ đề bài học cần áp dụng trò chơi cho thích hợp
cụ thể.
*Sử dụng trò chơi vào đầu giờ học để củng cố kiến thức và giới
thiệu bài mới:
* Cách tổ chức thực hiện
Sử dụng trò chơi đầu giờ học đây là cách vận dụng vừa kiểm tra củng cố
kiến thức bài cũ,vừa tạo hứng thú cho học sinh đồng thời giúp giáo viên giới
thiệu nội dung kiến thức bài học mới hấp dẫn .
VD : Chủ đề 4: “Em sáng tạo cùng những con chữ” – lớp 4, quy trình vẽ
cùng nhau và xây dựng câu chuyện. Tôi đã thực hiện trực tiếp vào đầu giờ học
tại lớp 4H trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
Với nội dung chủ đề “Em sáng tạo cùng những con chữ” đây là nội dung
bài học khá gần gũi với học sinh. Do việc đọc và viết các con chữ là công việc
học tập vẫn diễn ra hằng ngày, nên ban đầu tiếp cận bài học, các em chưa tò mò
và ham thích tìm hiểu. Để khai thác tốt nội dung thì cần có những hoạt động
kích thích. Nhiệm vụ đặt ra của giáo viên lúc này là làm cho bài học cuốn hút và

16


hứng thú tìm hiểu. Sử dụng phương pháp trò chơi lúc này là rất đúng, dùng trò
chơi kích thích mang hiệu ứng tích cực trong học tập.
Vào đầu giờ học giáo viên tổ chức trò chơi “Tôi tìm chữ” hình thức đóng

vai đố chữ. Nhiệm vụ của giáo viên lúc này là cử một đại diện làm quản trò nêu
nội dung trò chơi, luật chơi và nhiệm vụ thưc hiện trong trò chơi.
Quản trò: Các bạn ơi? Tôi cần, tôi cần?
Cần gì, cần gì! ( Các bạn ở dưới)
Cần tất cả các bạn tham gia trò chơi “Tôi tìm chữ”
Đồng ý, đồng ý.( học sinh ở dưới đồng thanh cùng reo lên)
Quản trò thông báo trò chơi và thực hiện lượt chơi đầu.
Quản trò: Đố bạn tôi là chữ gì?
Tôi là một chữ cái.
Có hai nét xiên dài.
Khi nối lại với nhau.
Thành một đường cắt chéo.
Bạn Hương đoán: đó là chữ X, chính là tôi( bạn Ngọc Trả lời)
Bạn Hương được thay thế bạn Ngọc lên tham gia trò chơi đố chữ.
Đố bạn tôi là chữ gì?
Thân hình tôi giống chữ O.
Khuyết đi một nửa thì cho chữ gì?
Bạn Phúc An đoán được đó là chữ C. Bạn Hương nhanh nhảu đáp lời: Chính là
tôi mời bạn lên. Phúc An lên thực hiện lượt đố của mình:
Đố bạn tôi là chữ gì?
Chữ tôi màu của lá non.
Bỏ đầu đi sẽ lớn khôn nhất nhà?
Các bạn học sinh đồng loạt dơ tay nhưng với câu hỏi có vẻ lắt léo một số
bạn chưa trả lời đúng. Bạn Vinh tham gia trả lời: Đó là chữ “Xanh” , bỏ đầu
thành chữ “anh”. Trò chơi kết thúc trong tinh thần vỗ tay háo hức của các bạn.
Không khí lớp học như sôi động hẳn lên. Học sinh thích thú với hoạt động đố
chữ, cùng tình thần lớp học hăng hái giáo viên nhận xét và giới thiệu nội dung
bài học mới “Em sáng tạo cùng những con chữ” dẫn dắt học sinh vào bài học
một cách tự nhiên và hiệu quả.
*Kết quả thu được:

Với phần trò chơi “Tôi tìm chữ” mà tôi áp dụng đã dẫn dắt học sinh vào bài
mới và tạo hứng thú tích cực trong giờ học. Học sinh nắm được kiến thức tốt,
hoạt động nhóm hiệu quả, và sản phẩm bài làm sáng tạo.

17


Học sinh tham gia trò chơi “Tôi tìm chữ”

Sản phẩm vẽ cùng nhau của học sinh
*Sử dụng trò chơi để nhằm hình thành kỹ năng và tri thức mới.
*Tổ chức thực hiện:
*Trò chơi “ Khéo tay hay làm”
Với trò chơi “ Khéo tay hay làm” tôi đã vận dụng trong bài học.
Bài 10: Cửa hàng gốm sứ - Lớp 3.
Mục đích tổ chức trò chơi nhằm hình thành tri thức mới, rèn luyện và
phát triển cho học sinh các kỹ năng tinh mắt nhanh tay, phát triển năng lực
thẩm mĩ biết sắp xếp và trang trí đồ vật.
Trò chơi được tổ chức dưới dạng là thi đua giữa các nhóm:
- GV chuẩn bị: bìa giấy cắt hình đĩa, bát, cốc, lọ hoa..các hình họa tiết
trang trí đã chuẩn bị như hoa lá, con vật…
- HS chuẩn bị: keo dán, kéo, màu
- Tổ chức chò chơi
GV giới thiệu trò chơi lựa chọn đội chơi (mội đội từ 3-5 học sinh)
GV thông báo thể lệ, quy định, phổ biến luật chơi.
+ Trò chơi gồm có các đồ vật được cắt tạo dáng từ bìa giấy. Nhiệm vụ học
sinh 2 nhóm phải nhanh tay tìm các họa tiết trang trí phù hợp (Gv đã chuẩn bị),
sắp xếp và trang trí vào đồ vật . Thời gian 4 phút. Đội nào trang trí được nhiều
đồ vật đội đó sẽ thắng.
+ GV giám sát trò chơi (tính thời gian)

*Kết quả thu được:
18


Vận dụng trò chơi “ Khéo tay hay làm” học sinh được rèn luyện các kỹ
năng về sắp xếp, trang trí đồ vật. Từ đó hình thành được kiến thức ban đầu về
trang trí đồ vật giúp học sinh tiếp thu bài mới nhanh, hiệu quả .
*Sử dụng trò chơi nhằm củng cố tri thức và hình thành thái độ.
Khác với việc tổ chức trò chơi vào các thời điểm và mục đích khác nhau
như trên. Ở thời điểm tổ chức trò chơi để củng cố kiến thức, hình thành thái độ
mục đích giúp thâu tóm lại nội dung bài học, giúp khắc sâu nhớ rõ nội dung vừa
học xong.. Thời điểm tổ chức trò chơi phù hợp nhất là cuối giờ học.
*Tổ chức thực hiện
*Trò chơi “Ai là người nhớ giỏi ”
Sử dụng trò chơi này nhằm củng cố hệ thống kiến thức trong phân môn
Thường thức Mĩ thuật Bài 10: Tìm hiểu về tranh dân gian Đồng Hồ- Lớp 2. .
- GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi các câu hỏi, đáp án ,đồng hồ đếm thời gian
- HS chuẩn bị bảng (bảng của học sinh tiểu học), phấn để ghi.
- Tổ chức chò chơi
GV giới thiệu trò chơi lựa chọn đội chơi (chọn cả lớp)
GV giới thiệu trò chơi và thông báo thể lệ, quy định, phổ biến luật chơi.
+ Trò chơi gồm 5- 10 câu hỏi (hoặc có thể nhiều hơn, phụ thuộc vào thời
gian tổ chức), theo mức độ từ thấp đến cao.
+ HS ngồi cách nhau một khoảng cách nhất định.
+ GV tính thời gian
+ GV giám sát trò chơi (tính thời gian, xem các bạn trả lời đúng hay sai, có
gian lận trong cuộc chơi hay không...)
+ Em nào trả lời đúng thì có quyền tiếp tục trò chơi, em nào sai thì bị loại
khỏi cuộc chơi, cứ như vậy đến khi học sinh trả lời câu hỏi thứ 10 sẽ là học sinh
chiến thắng.(Nếu được nên có phần thưởng điểm cho HS)

-Tiến hành trò chơi
GV tổ chức trò chơi, GV đọc câu hỏi xong, HS trả lời độc lập bằng cách
viết vào bảng của mình, hết thời gian HS giơ bảng lên, nếu em nào giơ qúa thời
gian quy định thì sẽ phạm quy và bị loại khỏi cuộc chơi:
Hệ thống câu hỏi :
Câu 1:Tranh Dân gian Đông Hồ có nguồn gốc ở đâu?
Đáp án: a) huyện Thuận thành, tỉnh bắc Ninh. b) Hà Nội c) Bắc giang
Câu 2: Tranh Đông Hồ thường được treo vào dịp nào trong năm?
Đáp án: a) dịp tết b) Trung thu c) cuối năm
Câu 3: Nội dung đề tài tranh Đông hồ thường phản ánh điều gì?
Đáp án: a) phản ánh ước mơ, cuộc sống mộc mạc giản dị của người dân lao
động.
b) Phản ánh về cuộc sống khổ cực vất vả của người dân.
Câu 4: Kể tên một số tác phẩm tranh dân gian Đông Hồ?
Đáp án: Đấu vật, Đàn gà mẹ con, Lợn ăn ráy, Vinh hoa, Phú quý.
Câu 5:Màu của tranh Đông Hồ là màu gì?
Đáp án: a) màu bột b) màu sáp c) màu chất liệu thiên
Kết quả thu được:
19


Sử dụng trò chơi “Ai là người nhớ giỏi” giúp học sinh củng cố hệ thống
kiến thức trong bài học đầy đủ khoa học, đồng thời giúp các em vừa học vừa
chơi, tạo không khí thoải mái, thân thiện hiểu bài và nhớ bài lâu.
Như vậy với những biện pháp đã vận dụng ở từng thời điểm, mục đích, nội
dung khác nhau đã phát huy tác dụng, giờ dạy học thực sự là giờ vừa học, vừa
chơi, kết hợp giữa học và hành đã hấp dẫn học sinh gây sự chú ý học hơn nhiều.
2.4. Hiệu quả
Với những giải pháp vận dụng phương pháp trò chơi thiết thực, sau thời
gian áp dụng tôi đã thu được kết quả rất đáng mừng. Cụ thể qua kết quả thu

được ở năm học 2019-2020 như sau:

KHỐI

Tự chủ và tự
học
TSHS
Số
lượng

1
2
3
4
5
TỔNG

388
286
338
292
288
1692

255
199
247
217
222
1037


Tỉ
lệ
phần
trăm
65,6%
69,6%
73,1%
74,2%
77,2%
71,4%

Năng lực chung
Giao tiếp và
Giải quyết
hợp tác
vấn đề
Số
lượng
279
212
258
227
231
1284

Tỉ
lệ
phần
trăm

72%
74,2%
76,3%
77,8%
80,1%
75,9%

Số
lượn
g
206
182
222
197
215
1093

Tỉ
lệ
phần
trăm
53,1%
63,6%
65,8%
67,5%
74,7%
64,6%

Sáng tạo
Số

lượng
203
159
165
194
173
963

Tỉ
lệ
phần
trăm
52,2%
55,5%
57,5%
59,7%
60,1%
56,9%

- Học sinh bước đầu phát huy được “5 tự”: tự học, tự đánh giá, tự tin, tự
giác, tự chủ.
- Đảm bảo mục tiêu: chuyển giáo dục sang tự giáo dục; Hoạt động dạy của
giáo viên sang hoạt động học của học sinh; Dạy học theo lớp chuyển thành học
theo nhóm.
- Học sinh phát huy được các kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác,
kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
+ Kĩ năng giao tiếp:
Các em mạnh dạn hơn, nhanh nhẹn, ứng biến linh hoạt các tình huống của
bài học như sắm vai, khả năng diễn đạt câu từ rõ ràng (khi kể chuyện).
+Kĩ năng làm việc nhóm:

Các em biết phối hợp làm việc chung, sẵn sàng chia sẽ với bạn những gì mình
có, biết phân chia công việc cho nhau.
+ Kĩ năng thực hành:
Không còn sự ngơ ngác vụng về của lứa tuổi lớp một, kĩ năng thực hành
của các em đã khéo léo, thành thục, biết vận dụng sự hiểu biết của mình để tạo
ra sản phẩm cho bài học.
+Kĩ năng đánh giá và đánh giá lẫn nhau:
Các em biết nhận xét đánh giá sản phẩm bài học của mình một cách rõ ràng
chính xác, khách quan và trung thực. Biết tìm ra cách làm hay, sáng tạo.

20


Sử dụng phương pháp dạy học của Đan Mạch giúp các em được hoạt động
nhiều, lồng ghép hình thức làm việc cá nhân và làm việc nhóm, làm các em rất
hào hứng không khí giờ học sôi nổi .
- Học sinh say mê học tập hơn, không bị áp lực nhiều về mặt tâm lí sợ sệt
thiếu tự tin.
- Đối với học sinh cá biệt, ít quan tâm đến việc học lại trở nên hứng thú
hơn, ham thích hoạt động thể hiện rõ ở việc tham gia trò chơi nhóm.
- Đối với học sinh có năng khiếu thì được bộc lộ khả năng của mình, qua
đó tinh thần hợp tác nhóm trong môn Mĩ thuật và các môn học khác được
nâng cao.
- Trong việc bồi dưỡng và phát triển học sinh có năng khiếu mĩ thuật đạt
nhiều kết quả cao. Được tiếp cận phương pháp trò chơi, học sinh ham thích thể
hiện sự sáng tạo của mình. Vì vậy số lượng học sinh tham gia các câu lạc bộ Mĩ
thuật phát triển khá đông, đây là điều kiện thuận lợi đề giáo viên bồi dưỡng phát
triển học sinh có năng khiếu, từ đó phụ huynh đã chăm lo đến môn học Mĩ thuật,
tích cực tạo điều kiện cho con tham gia các cuộc thi vẽ tranh như cuộc thi Vẽ
tranh “chiếc ôtô mơ ước” của Toyota tổ chức hàng năm, cuộc thi ý tưởng trẻ thơ

do công ty Honda Việt Nam tổ chức, các cuộc thi do Trung Uơng Đoàn phát
động đạt được nhiều kết quả cao. Để có thành công này bên cạnh sự cố gắng
của học sinh, việc linh hoạt sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học mĩ
thuật Đan Mạch tạo được hiệu ứng trong học tập và phát huy khả năng sáng tạo
nghệ thuật của học sinh. Từ sự cố gắng học hỏi và mạnh dạn đổi mới phương
pháp dạy học, tôi cũng đã nhận được rất nhiều niềm tin yêu từ phụ huynh, từ
lãnh đạo nhà trường, luôn quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất cho giảng dạy
môn Mĩ thuật.
Có thể nói phương pháp trò chơi trong dạy học Mĩ thuật đã mang lại niềm
vui cho các thầy cô giáo, những người hàng ngày chứng kiến các em tìm thấy
niềm vui, sự sáng tạo, lòng đam mê trong từng sản phẩm, thành quả nghệ thuật
do chính tay các em và bạn làm ra.
3.Kết luận, kiến nghị
3.1.Kết luận
Thế giới của tâm hồn trẻ thơ chỉ có“ hoa và nắng”, biết vui khi làm việc
thiện, biết xúc động trước cảnh đẹp của thiên nhiên và tất cả những tình cảm ấy
được các em thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa để nói lên tình cảm thật của mình
về những gì xảy ra trong cuộc sống hằng ngày mà các em trong thấy.
Vì vậy để có một tiết dạy Mĩ thuật Đan Mạch thành công ngoài biết vận
dụng các phương pháp dạy học, linh hoạt sử dụng phương pháp trò chơi áp dụng
cho từng đối tượng học sinh. Chính vì lẽ đó khi giảng dạy mỹ thuật giáo viên
phải biết được đặc tính riêng của từng lứa tuổi, hiểu được những ham mê của
các em để làm sao tổ chức phương pháp trò chơi vào dạy học thích hợp, chọn
thời điểm, tạo lồng ghép vào nội dung từng tiết học sẻ có hiệu quả như mong
muốn. Học sinh được học tập, giao tiếp, trao đổi, tranh luận với nhau, chia sẻ và
tự phản ánh, đưa ra những ý kiến cá nhân góp ý cùng tập thể bằng phương pháp
trò chơi sẽ tạo cho các em kỹ năng sống tốt hơn trong cuộc sống hằng ngày.
3.2.Kiến nghị
21



Để nâng cao hiệu quả cho việc dạy môn mĩ thuật tôi xin có một số kiến
nghị sau;
- Cần tăng cường tuyên truyền, khuyến khích cho học sinh và phụ huynh
phải học tốt môn học, tránh học lệch.
- Tổ chức những buổi tọa đàm, tuyên truyền…để nâng cao tay nghề và rút
ra những kinh nghiệm để giúp giảng dạy đạt kết quả cao.
- Giáo viên phải có nhiệt tình tâm huyết với chuyên môn, phải thường
xuyên sưu tầm học hỏi kinh nghiệm cũng như mạnh dạn áp dụng phương pháp
trò chơi vào bài dạy.
- Phòng giáo dục và đào tạo cần tổ chức các lớp học nâng cao việc giảng
dạy môn Mĩ thuật sử dụng phương pháp dạy học tích cực.
Đó là một vài ý kiến của cá nhân tôi về một số kinh nghiệm giúp học sinh
lớp một học tốt môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch ở tiểu học. Tôi rất
mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp qua bài viết này.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa ngày 30 tháng 5 năm 2020
Tôi xin cam kết bản SKKN không cóp
py, sao chép.
Người viết

Nguyễn Thị Nhung

MỤC LỤC
Tên mục

Trang


1.Mở đầu
1.1.Lý do chọn đề tài

1
22


1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng .
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện.

2
2
2
3S
3
4

2.4.Hiệu quả
3. Kết luận, kiến nghị
3.1.Kết luận
3.2 Kiến nghị

19


7

20
21

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÊN TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo
viên Tiểu học chu kì III tập 1.
Sách dạy học Mĩ thuật Đan Mạch
Dự án hỗ trợ giáo dục mĩ thuật tiểu học

NƠI PHÁT HÀNH
Nhà xuất bản giáo dục
Nhà xuất bản giáo dục

(Saeps)
Bộ sách Học Mĩ thuật định hướng theo
phát triển năng lực chủ biên (Nguyễn Thị Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Nhung)
Tài liệu dạy học lấy học sinh làm trung

Dự án Giáo dục tiểu học cho học

tâm
Cẩm nang phương pháp sư phạm


sinh có hoàn cảnh khó khăn PEDC
NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh

24


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI VÀO
DẠY HỌC MĨ THUẬT CẤP TIỂU HỌC

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Nguyễn Văn Trỗi
SKKN thuộc lĩnh vực: Mĩ thuật

THANH HÓA, NĂM 2020
25


×