Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH CẤP TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 20 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Tên đề tài sáng kiến :
PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC
SINH CẤP TIỂU HOC
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Anh khối 4 và khối 5.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Năm học 2019-2020.
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Như chúng ta đã biết ngoại ngữ rất quan trọng đối với chúng ta
trong thời đại công nghiệp hóa-hiện đại hóa đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập.
Nó được ví như chiếc chìa khóa giúp chúng ta mở mang tầm nhìn và có thể đi
khắp mọi nơi trên thế giới, vươn tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống mà ngôn ngữ
chung cho toàn thế giới là tiếng Anh. Đất nước ta ngày càng phát triển đòi hỏi
chúng ta phải nhanh chóng bắt kịp với những thay đổi, những xu hướng chung
của thời đại công nghệ thông tin.
Hiện nay, giáo dục tiểu học đang thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho
học sinh nhằm phát triển nhân cách của con người đáp ứng với những yêu cầu
của thời đại. Trong các môn học của chương trình tiểu học, bộ môn Tiếng Anh
góp phần không nhỏ đến việc phát triển nhân cách, trí tuệ và năng lực tư duy, sự
hiểu biết xã hội của học sinh. Bởi vậy việc đưa chương trình Tiếng Anh vào dạy
trong chương trình tiểu học đã được thực hiện trong nhiều năm qua để tạo nền
tảng cho học sinh nắm bắt với xu thế của thời đại và tạo đà phát triển cho các em
sau này.
Nhưng ta cũng biết, học sinh tiểu học nói chung và học sinh của Trường
Tiểu học Ngô Gia Tự nói riêng là những trẻ em, mức độ nhận thức của các em
còn thấp, các em còn ham chơi, chưa có ý thức tự giác học tập. Trong đề tài này,
1




tôi tập trung nghiên cứu học sinh khối 4 và khối 5 của Trường Tiểu học Ngô Gia
Tự.
Như các thầy cô đã biết, đại đa số các em khối 4,5 đều sống ở vùng nông
thôn. Điều kiện kinh tế của gia đình còn gặp nhiều khó khăn; cha mẹ các em bận
rộn với cuộc sống hằng ngày (đi làm ăn ở xa, gởi con lại cho ông bà chăm nom
hộ hoặc bận việc đồng án) nên ít quan tâm đến việc học của con em. Một số phụ
huynh chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng giáo dục nói chung và chất
lượng môn Tiếng Anh nói riêng. Thêm vào đó, các em ít có điều kiện tiếp cận
với các phần mềm học Tiếng Anh hay Internet để mở rộng, bổ sung, nâng cao
kiến thức. Đồng thời đây là những năm đầu làm quen với môn Tiếng Anh, trong
khi vẫn có một số lượng không nhỏ các em còn chưa học tốt tiếng mẹ đẻ của
mình. Chính vì vậy, phần lớn các em chưa chú tâm và đầu tư cho môn học này.
Các em chuẩn bị bài một cách sơ sài, mang tính đối phó. Trong các giờ học, đa
số các em thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói tiếng Anh và
ít tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học. Một số em có tâm lý chán học bộ môn
Tiếng Anh. Một số khác thì ít học bài cũ ở nhà; lên lớp lại ít tập trung chú ý
nghe giảng. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bộ môn Tiếng
Anh.
Trước khi viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tiến hành làm phiếu khảo
sát về hứng thú học Tiếng Anh đối với học sinh khối 4,5 và kết quả thu được
như sau:

Thái độ
Lớp

4A

Tổng

Số hs

31

Hứng thú

Bình thường

Không hứng thú

7
22,5%

8
25,8%

16
51,6%

2


4B

10

4
40%

2

20%

4
40 %

5A

36

10
28%

10
28%

16
44%

5B

19

4
21,1%

5
26,3%

10
52,6%


Với kết quả trên, bản thân tôi luôn trăn trở làm thể nào để mang lại cho học
trò mình những bài học thú vị hơn, mới mẻ hơn, kích thích được sự ham học,
sáng tạo, có lòng đam mê, yêu thích bộ môn Tiếng Anh để các em có thể học tốt
bộ môn này, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước
trong thời hội nhập. Phải chăng phương pháp chưa phù hợp? Nội dung chưa lôi
cuốn? Cách truyền đạt chưa hấp dẫn?
Là một giáo viên Tiếng Anh, hơn ai hết tôi rất muốn học trò của mình
chăm ngoan, học giỏi, yêu thích bộ môn này. Với lòng yêu nghề, mến trẻ tôi
phải cố gắng tìm mọi cách có thể để kích thích, tạo hứng thú cho các em học tốt
bộ môn này. Nó đòi hỏi bản thân tôi phải có phương pháp giảng dạy tốt, chủ
động sáng tạo, luôn đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp cho từng nội
dung bài học để giờ dạy luôn sinh động, nhẹ nhàng, lôi cuốn học sinh.
Đặc biệt giúp các em tiếp cận với phương pháp học Tiếng Anh mới, tích
cực hoạt động tham gia xây dựng bài. Để làm được điều này, học sinh phải có
lòng đam mê, yêu thích và quyết tâm học tập ở bộ môn này.
Việc gây hứng thú và lôi cuốn học sinh là một việc vô cùng quan trọng và
thường xuyên. Bởi điều này ảnh hưởng rất nhiều đến động cơ học tập của học
sinh, một yếu tố tác động cơ bản đến quá trình học một ngôn ngữ: Không có
động cơ học sinh sẽ không học tập nghiêm túc. Khi các em đã có động cơ học
tập và thực sự có hứng thú với môn học này thì việc củng cố kiến thức cũng như
việc tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng có hệ thống; nó sẽ là nền tảng
vững chắc giúp các em học tốt hơn, tự tin hơn trong quá trình học tập sau này.
3


4.2. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải
pháp đã biết:
4.2.1 Phương pháp 1: Lồng ghép âm nhạc vào trong tiết dạy
Điều kỳ diệu của con người chúng ta là sử dụng ngôn ngữ không chỉ để

giao tiếp mà còn có thể kết hợp ngôn ngữ với âm thanh để tạo ra một thứ làm lay
động trái tim và trí não mà chúng ta gọi là âm nhạc. Vì vậy trong việc dạy ngôn
ngữ mẹ đẻ nói chung và việc dạy ngoại ngữ - Tiếng Anh nói riêng sẽ rất thú vị
và hiệu quả nếu chúng ta sử dụng một số bài hát phù hợp vào các tiết học cụ thể.
Qua nhiều năm giảng dạy Tiếng Anh ở trường Tiểu học nói chung và khối
4,5 nói riêng, tôi nhận thấy tâm lý ở lứa tuổi này hầu hết các em đều rất thích ca
hát, điều đó đã được chứng minh ở các tiết Âm nhạc các em yêu thích như thế
nào. Đặc biệt nếu các em có thể hát được những bài hát bằng Tiếng Anh thì
không chỉ mang lại niềm hứng khởi trong học tập mà kiến thức ngôn ngữ còn
được khắc sâu trong trí não các em.
Trong quá trình giảng dạy khối 4,5 tôi đã cho các em hát các bài hát phù
hợp với nội dung của từng tiết dạy hay các bài hát có sẵn trong sách Tiếng Anh
4,5 ( Lesson1, Lesson 3). Tôi luôn tạo cho các em thói quen hát một bài hát
tiếng Anh vào mỗi đầu tiết học. Thỉnh thoảng vào những lúc giữa tiết học, khi
các em bị căng thẳng, mệt mỏi do học vào tiết cuối cùng, tôi thường bắt nhịp
cho các em một hoặc hai bài hát ngắn, nhẹ nhàng với giọng điệu vui – kèm theo
những tiếng vỗ tay nhịp đôi, rồi nhịp một, nhịp càng lúc càng nhanh rồi chấm
dứt, nhằm trả lại sự phấn chấn, rộn ràng, vui tươi, sinh động trong lớp.
Điều đặc biệt là sau mỗi bài hát trong sách như vậy, tôi có thể cho các em
tự thay lời các bài hát bằng các từ vựng khác cùng chủ đề, như vậy có thể giúp
các em sáng tạo và mở rộng vốn từ một cách tự nhiên.
Ví dụ: Bài hát : This is the way (Lesson 1, Unit 6, Tiếng Anh 4)
This is the way we go to school,
Go to school, go to school.
This is the way we go to school,
So early in the morning.
This is the way we go for the walk,
4



For the walk,for the walk.
This is the way we go for the walk,
So early in the morning.
Tôi đã hướng dẫn các em đổi lời bài hát lại thành:
This is the way we go to the zoo,
Go to the zoo, go to the zoo.
This is the way we go to the zoo,
So early in the morning.
This is the way we clean the house,
clean the house, clean the house.
This is the way we clean the house,
So early in the morning.
Và trong nhiều bài hát khác tôi đã yêu cầu các em tự đổi lời bài hát bằng
các từ vựng khác cùng chủ đề. Như vậy các em được ôn từ vựng một cách tự
nhiên, tốn ít thời gian mà lại hiệu quả cao.
Đôi lúc tôi mượn giai điệu của các bài hát quen thuộc như bài “Kìa con
bướm vàng” để sáng tác ra bài hát ngắn nhằm giúp các em nhớ và nắm vững
cách kết hợp giữa chủ ngữ và động từ “to be” một cách nhanh nhất.
I am, you are. I am, you are
He, she, it is. He, she, it is
We, they are. We, they are
Hoặc tôi mượn giai diệu sinh động, rộn ràng của bài hát: “ if you are
happy and you know it” để ôn lại các từ vựng thuộc chủ đề môn học ( unit 8,
Tiếng anh 4) hay dùng để ôn từ vựng nói về đặc điểm, tính cách của một nhân
vật nào đó ( Unit 8, Tiếng Anh 5)

5


Qua thực tế sử dụng phương pháp này tôi nhận thấy học sinh rất thích hát

những bài hát Tiếng Anh mà tôi đã dạy, không khí lớp học vui tươi, sôi nổi hẳn
lên, học sinh có sự yêu thích học Tiếng Anh rõ rệt.
4.2.2 Vận dụng trò chơi vào bài hiệu quả
Trong những năm gần đây, yêu cầu của giáo dục đòi hỏi phải đổi mới
phương pháp dạy học ở tất cả các môn học và các cấp học, nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học. Chính vì vậy, môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học cũng cần phải có
những đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của
học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Một trong những phương pháp đổi mới đó
là đưa các trò chơi vào bài hiệu quả.
Hay nói cách khác là giúp học sinh say mê học tập bằng cách lôi cuốn
các em bằng những trò chơi nhỏ được lồng ghép vào trong tiết dạy. Các trò
chơi sẽ rất thiết thực và bổ ích, sẽ tạo sự hứng thú cho các em tham gia học
tập. Khi đó, các em vừa được thư giãn sau những tiết học căng thẳng, vừa khắc
sâu được vốn kiến thức đã học. Trò chơi không phải lúc nào cũng là một loại
hình giải trí mà nó có thể được dùng để củng cố ngữ liệu đã giới thiệu trong
bài học theo một phương thức hấp dẫn học sinh.
6


Thông qua trò chơi học tập học sinh có điều kiện "Học mà chơi, chơi mà
học". Khi tham gia vào các trò chơi học tập học sinh sẽ được tưởng tượng và
suy ngẫm, thử nghiệm các tình huống. Trò chơi học tập còn tạo được không
khí vui tươi hồn nhiên, nhẹ nhàng sinh động trong giờ học. Giúp cho khía
cạnh khô khan của vấn đề học tập được giảm nhẹ và ghi nhớ của trẻ trở nên
vững chắc hơn. Giúp học sinh tiếp thu tri thức một cách tích cực và tự giác.
Có nhiều loại trò chơi. Một số tập trung vào từ vựng, một số quan tâm
đến cấu trúc câu và còn có những loại luyện tập kĩ năng nói. Sau đây là một
số trò chơi mà bản thân tôi đã áp dụng giúp học sinh say mê môn học:
* Games for practising Vocabulary (Trò chơi luyện từ vựng ):
+ Guessing words :

Từ chương trình “Tam Sao Thất Bản” của VTV3 (đài truyền hình Việt
Nam) đã gợi cho tôi ý tưởng tổ chức trò chơi học tập nhằm giúp các em ôn lại
các từ vựng đã học hoặc giới thiệu từ mới một cách hiệu quả.
Trò chơi này có thể áp dụng cho cả khối 4 và khối 5.
Cách chơi: Chia học sinh thành hai nhóm (A và B). Chọn mỗi nhóm một
đại diện lên bục giảng. Giáo viên cho đại diện nhóm A xem nội dung một số
bức tranh thuộc chủ đề các hoạt động, ai đó thích làm một việc gì (Unit 7, Tiếng
Anh 4). Đại diện nhóm A chỉ được phép dùng cử chỉ, điệu bộ thể hiện nội dung
của bức tranh cho đội B đoán từ chỉ bức tranh tưng ứng.Tương tự cho đội B
( GV có thể cho đội B xem nội dung tranh thuộc đề tài khác để làm tăng sức hấp
hẫn và sự phong phú về nội dung). Mỗi đội mỗi lần đoán đúng một bức tranh,
đem về cho đội của mình 1 điểm. Đội nào được nhiều điểm hơn thì thắng cuộc.

7


+ Matching game:
Tôi sử dụng trò chơi “Matching” để yêu cầu học sinh lớp 5 ghép Past
participle với Infinitive (Unit 4 Tiếng Anh 5). Giáo viên cho hai cột Infinitive
cho đội A và đội B, cột giữa là Past participle. Đội nào ghép được nhiều từ đúng
hơn sẽ thắng cuộc. Trò chơi này ngoài mục đích gây hứng thú vào bài còn giúp
học sinh ôn được thì quá khứ đơn của động từ bất quy tắc.
+ Word - practising (Rèn từ)
Cách chơi: Tôi chia lớp thành hai nhóm và chọn một từ tiếng Anh bất kì ,
ví dụ từ yesterday. Dùng các con chữ tạo nên từ đó, cụ thể ở đây là: y, e, s, t, e,
r, d, a, y để tạo ra những từ khác. Giáo viên giới hạn thời gian, đội nào tạo được
nhiều từ có nghĩa hơn là thắng cuộc. Trong ví dụ trên ta có thể tạo được các từ
như: yes, trader, year, steady, state, day, rat, dear…..
Với trò chơi này, học sinh phải cố gắng nhớ lại tất cả các từ trong đầu
mình, vừa giúp học sinh ôn được nhiều từ vựng lại có thể học thêm được từ mới

trong số các từ mà người bạn chơi tạo ra. Giáo viên suy nghĩ và tìm những từ có
các chữ cái có thể thành lập được các từ khác nằm trong nội dung chương trình
học sinh đã học.
* Games for practising Structures (Trò chơi luyện cấu trúc câu).
8


+ Guessing Game (Trò chơi phán đoán ).
Chia lớp thành 2 đội và cho một số con thú bông hoặc động vật đồ chơi
(monkey, bear, elephant, tiger, cat, dog, hen, crocodile .......) vào trong một
chiếc túi hoặc đặt trên bàn rồi lấy vải che kín. Gọi một học sinh của đội A
lên, thò tay vào túi, lấy 1 con vật (tay vẫn trong túi) và hỏi “Is this a
monkey ?” Một học sinh của đội B sờ đồ vật đó, không được nhìn, và trả lời
“Yes, it is” hoặc “No, it isn’t. It’s a (tiger)”. Nếu câu trả lời là Yes thì học sinh
của đội A hỏi tiếp: Do you like (monkey)? Hoặc Why do you like monkey?
Đội B trả lời để ôn lại mẫu câu đã học. Câu hỏi và câu trả lời đúng được 1
điểm. Đội nào nhiều điểm hơn thì chiến thắng.
+ Word Jumble Race (Từ xáo trộn)
Giáo viên viết ra một số câu, sau đó cắt chúng thành từng từ. Đặt mỗi câu
đã bị cắt vào khay, ly hoặc bất kỳ vật gì có thể chứa được và tách chúng riêng
biệt. Chia lớp thành các nhóm 3 hoặc nhóm 4 (tùy theo sĩ số học sinh). Các đội
bây giờ sẽ phải sắp xếp các từ trong câu của mình theo đúng thứ tự. Đội chiến
thắng là đội đầu tiên hoàn thành các câu của mình một cách chính xác.
+ Jumping games (Nhảy cóc)
Trò chơi này cần một khoảng không gian rộng chẳng hạn như sân trường.
Học sinh sẽ đứng thành một hàng. Giáo viên sẽ đọc một danh sách các câu liên
quan đến một cấu trúc ngữ pháp đã dạy trước đó. Câu đúng thì học sinh nhảy lên
phía trước, nếu câu sai thì nhảy ngược về phía sau. Học sinh quyết định câu
giáo viên vừa đọc đúng hay sai để nhảy lên phía trước hoặc nhảy ngược về phía
sau. Em nào nhảy sai sẽ bị loại ra khỏi hàng.

* Games for practising speaking (Trò chơi luyện nói):
+ Facing game (Đối mặt):
Trò chơi này dựa trên một gameshow trên truyền hình. Học sinh đứng
theo hình vòng tròn. Giáo viên sẽ chọn một chủ đề nhất định và mỗi học sinh sẽ
có vài giây để đọc to một từ hay cụm từ liên quan đến chủ đề đã chọn. Nếu em
nào không thể đưa ra câu trả lời của mình, em đó sẽ bị loại và trò chơi sẽ tiếp
tục. Người thắng cuộc sẽ là học sinh duy nhất còn lại. Trò chơi này cũng phù
hợp để sử dụng trong giảng dạy từ vựng.
9


Thực tế cho thấy với các lớp tôi tổ chức trò chơi tiếng Anh thì học sinh
rất hứng thú khi đến giờ học, hiểu bài sâu hơn và tự nhiên hơn, bớt đi những
rụt rè vốn có.
Vậy việc kết hợp sử dụng các hình thức trò chơi trong học tập sẽ đem lại
hiệu quả cao trong dạy học. Trò chơi học tập được sử dụng đúng lúc sẽ có tác
dụng tích cực nhằm thay đổi hình thức học tập và thông qua trò chơi học tập
không khí lớp học sẽ trở nên thoải mái, dễ chịu, việc tiếp thu kiến thức của học
sinh trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
4.2.3 Sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả
Như chúng ta đã biết sự tiếp thu kiến thức là quá trình thận thức từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Sử dụng đồ dụng dạy học (đddh) hiệu
quả là một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, sâu
hơn, hiệu quả hơn. Các em sẽ không phải “học chay một cách nhàm chán” mà
sẽ được tiếp thu bài giảng với những hình ảnh sinh động.
Phương pháp dùng đồ dùng trực quan là phương pháp hữu hiệu áp dụng
giảng dạy cho học sinh khối 4,5. Bởi lẽ phương tiện trực quan đóng vai trò quan
trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ý nghĩa, giúp học sinh
liên tưởng được ý nghĩa của ngôn ngữ một cách trực tiếp, dễ dàng, dễ khắc sâu
mà không cần phiên dịch. Bên cạnh đó đồ dùng trực quan đặc biệt gây sự chú ý

của học sinh. Với các chủ đề gần gũi với cuộc sống thường ngày của sách giáo
khoa Tiếng Anh 4, Tiếng Anh 5 giáo viên có thể giới thiệu từ mới hay tình
10


huống thông qua các phương tiện trực quan như hình ảnh, flash card hay đồ vật
thật.
Ví dụ : Khi dạy từ mới thuộc chủ đề môn học (Unit 8, Tiếng Anh 4), tôi
sử dụng các quyển sách giáo khoa như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Âm nhạc,
Mĩ Thuật…để giới thiệu từ chỉ môn học.
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có sẵn đồ vật thật ở trường nên tôi đã
sử dụng tranh ảnh để thay thế. Trong bộ sách Tiếng Anh 4, Tiếng Anh 5 hình
ảnh, flash card rất đẹp và sống động rất giống với hình ảnh thật trong cuộc sống.
Vì vậy, trong khi giảng dạy giáo viên không những biết khai thác và sử dụng
một cách tối đa mà còn phải sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo. Đây là cách
dạy nhẹ nhàng nhưng đem lại hiệu quả rất cao phù hợp với đối tượng học sinh
tiểu học.
Ví dụ : Để dạy các từ vựng thuộc chủ đề các hoạt động chỉ ai đó thích
làm gì (Unit 7, Tiếng Anh 4). Giáo viên có thể dùng những tranh hoặc flash card
đính lên bảng ; sau đó gợi mở cho các em đoán nghĩa của từ.

Hoặc để ôn lại các từ vựng thuộc chủ đề động vật (Unit 9, Tiếng Anh 5).
Giáo viên có thể dùng những tranh động vật để giúp các em gợi nhớ lại nghĩa
của từ.

11


Trong lớp học, bản thân người giáo viên cũng là “giáo cụ trực quan”
không kém phần quan trọng. Trong tiết dạy người giáo viên có thể dùng những

cử chỉ, điệu bộ, nét mặt hay hành động của mình để minh họa tình huống, thay
thế lời nói khi diễn đạt một từ, nhóm từ. Ví dụ: Khi ta dạy từ a singer thì ta có
thể làm điệu bộ, cử chỉ như một ca sĩ đang hát. Hoặc khi dạy cụm động từ play
football thì ta có thể làm động tác như một cầu thủ đang đá bóng. Hay khi đưa
ra từ a cat, ta có thể mô phỏng tiếng kêu của nó để dạy từ đó. Phương pháp
này nhằm kích thích sự chú ý của học sinh, từ đó các em sẽ cảm thấy thích thú
và nhớ bài lâu hơn.
Ngoài việc sử dụng các đồ dùng trực quan để giới thiệu từ mới, chủ đề
hay tình huống của bài, giáo viên có thể sử dụng chúng để củng cố bài học
nhằm giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức.
Qua thực tế giảng dạy trên lớp, tôi thấy các giáo cụ trực quan luôn làm
giờ học sôi nổi, đạt hiệu quả cao và gây hứng thú đối với học sinh trong giờ
học.
Bên cạnh việc sử dụng các đồ dùng trực quan, tôi cũng đã tích cực khai
thác công nghệ thông tin trong giảng dạy bằng các tiết dạy có sử dụng giáo án
power point một cách hiệu quả .Với giáo án điện tử tôi luôn được làm mới bài
12


giảng của mình qua mỗi tiết dạy, vừa tiết kiệm thời gian trên lớp. Phương pháp
giảng dạy này sẽ thu hút học sinh bằng những hình ảnh minh hoạ đa dạng,
phong phú, màu sắc sống động sẽ giúp học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, đạt hiệu quả
cao hơn trong học tập.
Các trang Wed hỗ trợ việc dạy và học ngày càng phong phú và đa dạng,
nguồn tài nguyên này rất dễ khai thác và khai thác rất nhanh. Các thầy cô có thể
vào trang Wed:
+ hhtt://www.tieuhoc.info ; hhtt://www.thuvienviolet.com (đây là các trang Wed
có nhiều bài hát Tiếng Anh, các phương pháp dạy và học Tiếng Anh tiểu học rất
hiệu quả)
+ www.youtube.com/user/kidsTV123; www.teflgames.com/interactive.html (các

trang wed vừa học vừa chơi, giúp các em học được nhiều từ vựng, từ đồng nghĩa
và trái nghĩa trong Tiếng Anh)
+ hoặc www.youtube.com/DreamEnglishKids ( các em sẽ được học Tiếng Anh
với “thầy” Matt cực kì vui tính).
Giáo viên có thể sử dụng nguồn tư liệu này một cách dễ dàng, làm cho bài
dạy sinh động, dễ lôi cuốn học sinh hơn.
4.2.4 Biết cách sửa lỗi, khen chê, động viên kịp thời, hợp lí
Việc sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp cho học sinh trong khi nói là một
việc làm quan trọng. Tuy nhiên, làm thế nào để sửa lỗi cho các em, sửa lỗi vào
thời điểm nào cho thích hợp là một việc làm đòi hỏi sự tế nhị và mang tính sư
phạm cao.
Đối với trường hợp khi học sinh đang tập trung suy nghĩ và tìm ý tưởng
từ vựng để thể hiện một nội dung nào đó, giáo viên không nên ngắt lời để sửa
lỗi vì điều này sẽ làm mất đi sự tự tin, tính hiếu động, thích tham dự vào các
hoạt động rèn luyện giao tiếp của các em.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã hết sức cố gắng, khéo léo khen kịp thời
trước những tiến bộ dù rất nhỏ, nhằm khích lệ, thúc đẩy, động viên các em tiến
bộ. Một điều mà giáo viên hay mắc phải đó là khen chê quá thái. Tránh dùng
những từ như: “Very bad”, “you are very bad”, “No”. Nếu chê bai như thế, các
13


em sẽ cảm thấy “cụt hứng”, dễ sinh tự ái và không tập trung phát biểu xây
dựng bài nữa. Ta nên thay bằng những từ nhẹ nhàng hơn “I’m afraid/ sorry….
You are wrong” or “I think the answer is not right. Try again.” Chúng ta phải
biết khen chê kịp thời, hợp lý sẽ làm cho các em cảm thấy tự tin, phấn chấn
hơn, từ đó sẽ có động lực yêu thích môn hoc.
Ngoài ra, cần thường xuyên giúp đỡ động viên các em còn yếu kém và
kịp thời sửa lỗi ngoại ngữ của các em một cách nhẹ nhàng, để các em không bị
mặc cảm, xấu hổ, sợ sai dẫn đến việc ngại nói hoặc lười học.

4.2.5 Phát huy phương pháp học tập theo nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm rất tích cực, phát huy sự sáng tạo, từng bước
tạo hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên có thể chia làm ba, bốn, hoặc năm
nhóm tuỳ theo số lượng học sinh và chủ đề của bài học. Các nhóm cùng nhau
thảo luận và tự do trao đổi yêu cầu mà giáo viên vừa nêu ra.
Ví dụ: Cô giáo đưa ra chủ đề: Các nhóm thi nhau viết thật nhiều từ Tiếng Anh
chỉ môn học, hay các từ chỉ đồ ăn thức uống…Các nhóm thi nhau viết xem
nhóm nào viết được nhiều từ hơn và cho các nhóm trình bày kết quả của nhóm
mình. Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét. Giáo viên luôn là người khuyến
khích sự tham gia của học sinh và sửa chữa những thiếu sót của các em.
Giáo viên chia lớp thành những nhóm 4 hoăc 5 tùy theo sĩ số học sinh,
phải đồng đều về năng lực (mỗi nhóm đều có học sinh giỏi, khá hoặc yếu xen
kẻ nhau và có thể đặt tên cho nhóm của mình bằng Tiếng Anh)
Giáo viên tổ chức cho các em luyện nói theo nhóm .“Học thầy không tày
học bạn”, trong khi luyện nói học sinh có thể học hỏi lẫn nhau, sửa lỗi cho nhau,
tự do nói theo ý của mình mà không ngại thầy cô giáo.Thông qua thực hành nói,
học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, khắc phục được sự tình trạng chỉ
có một số học sinh giỏi tham gia phát biểu, do vậy sẽ lôi cuốn được toàn thể học
sinh trong lớp tham gia hoạt động kể cả các em học trung bình hoặc yếu.
Đồng thời mỗi nhóm tôi đều phân nhóm trưởng, nhóm phó có trách nhiệm
giúp đỡ những bạn học yếu hơn, các thành viên trong nhóm cùng giúp đỡ nhau
vượt khó trong học tập. Giáo viên hỗ trợ kịp thời khi các nhóm gặp khó khăn và
xử lí tình huống khi lớp có biểu hiện ồn, mất trật tự.
14


Chỉ sau thời gian hai tháng, những em trung bình, yếu có tiến bộ vượt bậc.
Các em có biểu hiện hăng hái tham gia phát biểu xây dựng bài, mạnh dạn, tự tin
hơn khi thực hành nói.


4.2.6 Kết hợp khắng khít giữa nhà trường và gia đình học sinh
Để giúp học sinh thật sự hứng thú với môn Tiếng Anh rất cần sự quan
tâm, nhắc nhỡ kịp thời của các bậc phụ huynh. Các em học sinh ở Tiểu học
thuộc lứa tuổi ham chơi nên rất dễ quên khi không được nhắc nhỡ ôn luyện,
trong khi đó đặc thù của môn Tiếng Anh là rất dễ quên nếu không được ôn luyện
thường xuyên.
Việc giúp học sinh thực sự có hứng thú cũng như yêu thích học Tiếng
Anh rất cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các giáo viên với nhau, giữa thầy và
trò, sự kết hợp khắng khít giữa nhà trường và gia đình học sinh và đặt biệt là
sự giúp đỡ tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo.

15


Tóm lại, là một giáo viên dạy Tiếng anh ở trường Tiểu học tôi cho rằng,
muốn thu hút, tạo hứng thú cho việc dạy và học Tiếng anh cần phải kết hợp hai
hình thức: học mà chơi, chơi mà học, cần tạo sự hứng khởi cho học sinh trong
giờ học thông qua các hoạt động “học mà chơi”. Đặc tính của trẻ em rất hiếu
động nhưng dễ chán, mất tập trung nên giáo viên cần tạo không gian vui
nhộn, đầy hứng thú để giúp các em tiếp thu nhanh bài học.
4.3. Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải
pháp:
- Các tài liệu, sách, tạp chí giáo dục … có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Sách Tiếng Anh 4, Tiếng Anh 5 (tập 1, tập 2)
- Sách giáo viên, các loại sách tham khảo.
- Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì Tiếng Anh 5
4.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp
a. Mục đích của giải pháp: Tạo hứng thú, giúp học sinh có lòng đam mê, yêu
thích học môn Tiếng Anh.
b. Các bước thực hiện giải pháp:

- Bước 1: Tìm cách gây hứng thú học tập bằng cách lồng ghép bài hát vào
trong tiết dạy.
+ Giáo viên phải chọn bài hát thích hợp với nội dung bài dạy.
+ Cân nhắc thời gian, thời điểm thích hợp để lồng bài hát cho hiệu quả.
+ Tùy vào bài hát cụ thể mà tôi lựa chọn các thiết bị phù hợp để không làm mất
thời gian cho việc chuẩn bị. (Có lúc sử dụng máy chiếu để các em xem được
hình ảnh sinh động. Có lúc chỉ cần laptop và bộ loa mini cá nhân, hoặc có lúc tôi
tự hát không sử dụng một thiết bị nào cả).
+ Cho học sinh hát thuộc lời, thông qua lời bài hát các em có thể ôn lại từ vựng,
mẫu câu đã học. Đối với những tiết dạy có sẵn bài hát trong sách giáo khoa thì ta
không cần chọn bài hát mà yêu cầu học sinh thay lời bài hát bằng các từ vựng
cùng chủ đề đã học nhằm kích thích sự năng động, sáng tạo của học sinh.
Phương pháp này không chỉ mang lại sự thích thú trong học tập mà kiến thức
ngôn ngữ còn được khắc sâu mãi mãi trong trí não các em.
- Bước 2: Lôi cuốn học sinh bằng các trò chơi thích hợp.
Các trò chơi nói trên giúp học sinh vừa chơi, vừa học, lôi cuốn được học
sinh tham gia vào bài học lại rèn luyện cho các em khả năng phán đoán, sáng
16


tạo, rèn luyện sự phản xạ nhanh nhạy, dứt khoát, tính tự tin, tạo không khí vui
tươi, thân mật.
Để trò chơi phát huy hiệu quả, giáo viên cần thực hiện tốt các bước sau:
+ Thiết kế trò chơi thích hợp với từng nội dung bài dạy
+ Sắp xếp thời gian linh hoạt, lựa chọn đúng thời điểm để tổ chức trò chơi
+ Giải thích luật chơi rõ ràng, cụ thể để tất cả học sinh đều nắm rõ luật chơi
+ Trong quá trình tổ chức trò chơi phải đi từ dễ đến khó, không nên thực hiện
ngược điều đó. Khi phạt học sinh bị thua nên có hình phạt nhẹ nhàng, tế nhị,
động viên học sinh cố gắng hơn lần sau. Khi chơi cũng không nên thiên vị hoặc
phân biệt giới tính, hoặc cố tình bắt phạt em nào.

+ Tổng kết trò chơi và rút ra bài học kinh nghiệm.
Trong khi thực hiện trò chơi tiếng Anh, sự ồn ào trong lớp học là khó
tránh khỏi, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới các lớp học khác. Vì vậy giáo viên
phải thực sự là người chủ trò năng động, giải quyết mọi tình huống bất ngờ có
thể xảy ra thì mới thực hiện được trò chơi một cách hiệu quả.
Như vậy thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những kiến thức và khả
năng vận dụng kiến thức đã học một cách dễ dàng; củng cố, khắc sâu từ vựng,
mẫu câu đã học một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú
trong học tập.
- Bước 3: Chuẩn bị chu đáo và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học.
Để tiết học nhẹ nhàng, có hiệu quả và thu hút được sự quan tâm học
Tiếng Anh của học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị tốt giáo án và
đầu tư cao vào đồ dùng dạy học đồng thời phải có phương pháp truyền thụ phù
hợp với lứa tuổi của học sinh.
+ Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học (tranh ảnh, máy chiếu, TV, cassette, ……) để
kích thích tính tò mò, khám phá của học sinh.
+ Tạo sự chú ý bằng cách sử dụng cử chỉ, điệu bộ nhằm lôi cuốn người nghe.
+ Kết hợp giáo cụ trực quan với việc sử dụng tốt công nghệ thông tin vào trong
giảng dạy để luôn làm mới tiết dạy của mình. Điều này giúp giáo viên truyền đạt
kiến thức cho học sinh một cách rõ ràng, dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn.
- Bước 4: Biết cách sửa lỗi, khen chê, động viên kịp thời, hợp lí
+ Chọn thời cơ thích hợp để sửa lỗi cho học sinh, tránh sửa lỗi cắt ngang khi học
sinh đang trình bày một nội dung nào đó.
17


+ Biết khen chê kịp thời, lợp lý để tạo lực thúc đẩy động cơ học tập.
+ Không gây áp lực học đối với học sinh yếu, học sinh lười học. Thay vào đó
động viên, khuyến khích để học sinh tự giác học và kịp thời sửa lỗi ngoại ngữ
của các em một cách nhẹ nhàng, để các em không bị mặc cảm, xấu hổ, sợ sai

dẫn đến việc ngại nói hoặc lười học.
- Bước 5: Phát huy hình thức học tập theo nhóm
Hoạt động làm việc theo nhóm nhằm tăng cường cơ hội tham gia đóng
góp xây dựng bài của học sinh; tăng thêm tần số luyện tập, tiết kiệm được thời
gian; tăng thêm cơ hội cho nhiều học sinh được làm việc trong cùng một lúc;
tăng cường sự giao tiếp, trao đổi, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau của học sinh và tạo
điều kiện cho giáo viên làm việc với tư cách là người hướng dẫn, tư vấn cho học
sinh.
Giáo viên cần thực hiện tốt một số điểm sau khi tổ chức cho học sinh làm
việc theo nhóm:
+ Luôn hướng dẫn và ra nhiệm vụ một cách rõ ràng, cụ thể để học sinh hiểu rõ
công việc phải làm .
+ Luôn khuyến khích học sinh mạnh dạn hỏi giáo viên khi có vướng mắc.
+ Kiểm tra sát sao để học sinh luôn thực hiện bài theo đúng yêu cầu.
+ Điều đặc biệt là tôi luôn ghi chép lại những lỗi phổ biến hoặc những điểm cần
lưu ý để có thể chỉ ra cho học sinh và giúp học sinh sửa chữa sau đó.
-Bước 6: Kết hợp khắng khít giữa nhà trường và gia đình học sinh.
+ Thường xuyên liên lạc với phụ huynh để trao đổi kết quả học tập của học sinh
để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời.
+ Để giúp học sinh thật sự có hứng thú, yêu thích bộ môn Tiếng Anh không thể
không nói đến những bậc phụ huynh là những người gắn bó với nhà trường
trong việc rèn luyện, giáo dục các em. Tuy nhiên, nhiệm vụ này có thành công
hay không cũng cần có sự giúp đỡ của các cấp, các ngành liên quan. Do đó, giáo
dục phải gắn liền nhà trường với gia đình và xã hội. Có như thế, tôi tin rằng chất
lượng dạy học nói chung, trong đó môn Tiếng Anh nói riêng sẽ được nâng lên rõ
rệt.
18


Tóm lại, việc luôn luôn học tập đổi mới, làm cho học sinh bất ngờ về khả

năng làm mới phong cách dạy của mình là thành công lớn của các thầy cô giáo
trong việc thu hút trẻ học môn Tiếng Anh. Tuỳ từng hoàn cảnh, thời gian, địa
điểm và điều kiện cơ sở vật chất mà giáo viên có thể sáng tạo ra cách giảng dạy
mới phù hợp cho từng tiết học. Và chắc chắn lòng tâm huyết với nghề, sự tận
tâm và nhiệt tình trong giảng dạy của người giáo viên rất là cần thiết, nó góp
phần rất lớn trong kết quả dạy học.
4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng phù hợp và có hiệu quả đối với việc dạy học môn
Anh Văn khối 4 và khối 5 trường TH Ngô Gia Tự.
5. Những thông tin cần được bảo mật: Không có
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
Sau một học kỳ thực nghiệm đề tài “Phương pháp tạo hứng thú học
Tiếng Anh cho học sinh cấp tiểu học” tôi nhận thấy các em trở nên đam mê,
yêu thích môn học này, các em luôn chờ đợi những tiết học Tiếng Anh sắp tới.
Số học sinh nhút nhát, ngại nói, ngại đọc, lười giao tiếp đã giảm hẳn. Thay vào
đó là sự mạnh dạn, hoạt bát, nhanh nhẹn, tham gia phát biểu bài sôi nổi. Tiết dạy
diễn ra nhẹ nhàng, học sinh hứng thú học tập. Kết quả cuối học kỳ I 100% học
sinh hoàn thành môn học. Kết quả rất đáng mừng trong các giờ học đó là hơn
95% học sinh hứng thú với các tiết học Tiếng Anh.
Sau đây là kết quả kiểm tra cuối học kì I năm học 2019- 2020:
Lớp

Tổng
Số hs

Hoàn thành

Chưa hoàn


Thái độ

thành
SL

%

SL

%

Hứng

Không

Lưỡng

thú

hứng thú

lự

4A

31

31

100


0

0

30
97%

0
0%

1
3%

4B

10

10

100

0

0

10

0


0

19


100%

0%

0%

5A

36

36

100

0

0

34
94%

1
3%

1

3%

5B

19

19

100

0

0

18
95%

0
0%

1
5%

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nơi nhận:
- Như kính gửi
-Lưu: TĐ-KT

20




×