Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non thiệu vân thành phố thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.92 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC AN TỒN, PHỊNG CHỐNG TAI NẠN
THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON
THIỆU VÂN – THÀNH PHỐ THANH HÓA

Người thực hiện: Lê Thi Mùi
Chức vụ
: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác : Trường mầm non Thiệu Vân
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA NĂM 2020


MỤC LỤC
TT
1

2

3

Nội dung
MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài


1.2.Mục đích nghiên cứu
1.3.Đối tượng nghiên cứu
1.4.Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận
2.2.Thực trạng công tác phòng chống tai nạn thương
tích, đảm bảo an toàn cho trẻ ở Trường Mầm non
Thiệu Vân
2.3.Các giải pháp thực hiện
- Giải pháp 1: Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch
trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.
- Giải pháp 2 : Mỗi cán bộ giáo viên, giáo viên coi
trọng việc học tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp,
làm chuẩn mực, làm mục tiêu phấn đấu, thước đo
thành quả của trường.
- Giải pháp 3 : Nâng cao chất lượng VSATTP, kiểm
soát chặt chẽ nguồn thực phẩm trong công tác tổ chức
bán chú tại trường.
- Giải pháp 4: Công tác phối kết hợp với phụ huynh
học sinh trong việc phòng chống tai nạn thương tích,
đảm bảo an toàn cho trẻ.
2.4.Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang
1
1
1

2
2
2
2
4
6
6
10

14

17
19
19
20


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài : Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Mặc
dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đã và đang được
thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm.
Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích trẻ em xảy ra là do sự bất cẩn của
người lớn. Bởi vậy, hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ trước hết cần sự
quan tâm, chăm sóc của các bậc phụ huynh.
Như chúng ta đã biết tai nạn thương tích thường bất ngờ xảy ra, khơng có
ngun nhân rõ ràng, khó lường trước được và gây ra những thương tổn trên cơ
thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi học sinh mầm non.
Vì ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa
có kiến thức, kỹ năng, phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Vì vậy

phòng chớng tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm
non là một nhiệm vụ vơ cùng quan trọng trong trường mầm non. Chính vì vậy
Chính phủ, Bộ GD&ĐT và các bộ ngành liên quan đã ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ em tại
cơ sở giáo dục mầm non như: Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của
Chính phủ “Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện,
phòng, chống bạo lực học đường”; Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017
của Bộ trưởng Bộ GDĐT “ Về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn
trong các cơ sở giáo dục”; thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của
Bộ trưởng Bộ GDĐT “Ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn,
phòng, chống tai nạn, thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non”; kịp thời
phát hiện các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ và chỉ đạo có biện pháp
khắc phục, chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT về việc “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013;Thực
hiện thanh tra, kiểm tra liên ngành, kiểm tra chuyên đề, yêu cầu các Sở GD&ĐT
chỉ đạo các phòng GD&ĐT phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường
kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ.
Tại hội nghị, Ủy ban Quốc gia ngày 06/8/2018 về công tác bảo vệ trẻ
em. Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: Cấp ủy, chính quyền, cơ quan
chuyên môn và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, đặc biệt ở cấp địa
phương, các cơ sở giáo dục phải nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn và quan tâm
đúng mức hơn về công tác bảo vệ trẻ em.
Tai nạn thương tích là những sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do các
tác nhân bên ngoài gây nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là những tổn
thương thực tế của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu
đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống.
Tai nạn thương tích đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các bệnh
viện. Mà nguyên nhân phần lớn là do sự bất cẩn và kém hiểu biết của người lớn.
Nhà nước ta đã và đang đầu tư rất nhiều kinh phí và thời gian cho vấn đề tuyên

truyền và tập huấn về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tới tất cả các ban
1


ngành liên quan đến vấn đề an toàn của trẻ. Những lỗ lực trên của nhà nước và
xã hội đã góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ em. Tuy nhiên cần phải
có một chương trình hành động dựa trên việc xây dựng chiến lược can thiệp có
hiệu quả về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em .
Trước yêu cầu của bậc học. Trách nhiệm của người quản lý tại các trường
mầm non trong công tác chỉ đạo chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thương
tích, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ là một nhiệm vụ đặt lên hàng đầu. Đây là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm quyết định đến chất lượng, uy tín của nhà
trường, đây là nhiệm vụ tiên quyết mà người quản lý phải chú trọng và thực hiện
nghiêm túc. Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non chính là giải pháp
hữu hiệu, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tai nạn thương
tích, đảm bảo an toàn cho trẻ, tạo môi trường giáo dục thật sự an toàn, thân
thiện, lành mạnh cho trẻ hoạt động, vui chơi. Thực sự là điều kiện tốt nhất để
phát triển một cách toàn diện cho trẻ. Xác định tầm quan trọng, nhiệm vụ cấp
bách hiện nay của nhà trường nên tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả xây dựng trường học an tồn, phòng chớng tai nạn thương tích cho
trẻ, ở Trường Mầm non Thiệu Vân” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm xây dựng mơi trường giáo dục an toàn, thân thiện, để trẻ được chăm
sóc sức khỏe, học tập, vui chơi trong môi trường thực sự an toàn, mỗi ngày đến
trường của con trẻ thực sự là một ngày vui.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ ở Trường Mầm non Thiệu Vân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc sách, báo, một số văn bản của

chính phủ, bộ giáo dục đào tạo, các chỉ thị nghị quyết của Đảng các cấp, đọc tài
liệu liên quan đến công tác phòng chống tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn
cho trẻ trong trường mầm non .
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát thực tiễn về công tác quản
lý, chỉ đạo, tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc cha mẹ, cộng đồng, xã hội
nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tai nạn thương tích, đảm bảo an
toàn cho trẻ trong trường mầm non nói chung và ở trường mầm non Thiệu Vân
nói riêng.
- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham
hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ở
lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên các nguy cơ xẩy ra tai
nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của
người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ khơng
đảm bảo an toàn. Vì vậy, khi vui chơi, trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn
thương tích như: Rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương. Những tai nạn này
2


sẽ để lại những hậu quả không tốt cho trẻ. Nếu thương tích nặng, trẻ sẽ bị mất
máu, tinh thần hoảng loạn. Vết thương vào mắt rất nguy hiểm: có thể gây mù.
Vết thương gãy xương,đều nguy hại đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên phần lớn các
tai nạn trên đều có thể phòng tránh được nếu cha, mẹ, cơ giáo và mọi người
trong cộng đồng xác định được căn nguyên, nâng cao nhận thức, xây dựng cộng
đồng an toàn cho trẻ.
Hiện nay TNTT của trẻ em đang trở lên báo động ngay cả ở những q́c
gia có nền kinh tế rất phát triển. Mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 830.000 trẻ
em tử vong do tai nạn thương tích, tương đương với 2000 trẻ mỗi ngày. vì vậy

chúng ta cần chú trọng nghiêm túc vấn đề này. Mà môi trường an toàn là những
nơi trẻ sống, vui chơi và không có các nguy cơ xảy ra các tai nạn, là nơi mà ở đó
giảm thiểu các tác hại đến sức khoẻ nhưng lại có khả năng giúp cơ thể trẻ tăng
cường các khả năng phòng tránh các TNTT có thể xảy ra. Để trẻ được an toàn
chúng ta phải tạo được môi trường an toàn cho trẻ. Phòng tránh những TNTT
thường gặp. Phòng tránh các dị vật ở tai, mũi, họng. Phòng tránh tai nạn do ngộ
độc. Phòng tránh đuối nước, cháy bỏng- điện giật, tai nạn giao thông, động vật
cắn. Hiện nay có gần 140 ngàn trẻ em từ 0- 6 tuổi được chăm sóc tại các trường
mầm non, chiếm khoảng 80% trẻ em trong độ tuổi.
Vì vậy việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở trong các trường mầm non. Trước những hậu
quả đáng báo động về tai nạn thương tích như vậy, nhà nước ta đã ban hành
nhiều chính sách và hoạt động thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn thương
tích ở trẻ như: Chính sách quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em
(2001 – 2010), Quy định của bộ y tế về triển khai cộng đồng an toàn trên toàn
quốc (2006). Ngày 15/4/2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra thông tư
13/2011/TT-BGD&ĐT về ban hành qui định về xây dựng trường học an toàn,
phòng, chống TNTT trong cơ sở giáo dục Mầm non.
Căn cứ nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Thông
tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy
định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống,
kinh doanh thức ăn đường phố; Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014
của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh
doanh dịch vụ ăn uống; Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31 tháng 3 năm
2017 về việc ban hành “ Hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu
mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống”; Quyết định số
09/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về
việc ban hành quy định cơng nhận bếp ăn tập thể bảo đảm an toàn thực phẩm
trên địa bàn tỉnh; Công văn số: 660/SYT-NVY ngày 29/3/2018 của Giám đớc Sở

Y tế Thanh Hóa về việc tổ chức, xây dựng bếp ăn tập thể bảo đảm an toàn thực phẩm. .
Trước thực trạng hiện nay, để đảm bảo an toàn cho trẻ là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các
trường học. Ngoài việc ban hành các thông tư, chỉ thị, điều lệ trường, về việc
tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục, kịp thời
3


phát hiện các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ và chỉ đạo có biện pháp
khắc phục. Ngày 07 tháng 05 năm 2018 Bộ giáo dục và đào tạo đã có Chỉ thị
1737/CT-BGDĐT “về tăng cường quản lý, nâng cao đạo đức nhà giáo”, ngày
3/10/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1299/QĐ – TTg phê
duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 2025”; đề án xây dựng nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của
cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, nâng cao đạo đức nhà giáo, chấn chỉnh
tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo.
Công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích,
cho trẻ, có tầm quan trọng đặc biệt, Đây là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát
triển của mối trường học. Đây là một vấn đề hết sức cấp bách trong giai đoạn
hiện nay.
2.2. Thực trạng công tác phòng chớng tai nạn thương tích, đảm bảo an tồn
cho trẻ, ở Trường Mầm non Thiệu Vân.
2.2.1: Thuận lợi:
- Trường mầm non Thiệu Vân là trường chuẩn quốc gia mức độ I, nhà trường
luôn nhận được sự quan tâm chăm lo về mọi mặt của lãnh đạo và nhân dân địa
phương, Phòng giáo dục và đào tạo luôn quan tâm, sâu sát chỉ đạo thực hiện việc
đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất cũng như tinh thần cho trẻ. Cơng tác phới hợp
với ngành Y tế về chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và kiểm tra chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn ngày một có hiệu quả. Cơng tác quản lý về đảm
bảo an tòan cho trẻ trong trường học luôn được chú trọng.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tận tụy thương yêu học sinh luôn bám

trường bám lớp hàng ngày chăm sóc, giáo dục trẻ, khơng để sảy ra tai nạn
thương tích cho trẻ, đã có nhiều đổi mới về phương pháp tổ chức các hoạt động
phát huy tính tích cực của trẻ, không gây áp lực đối với trẻ. Hệ thống cơ sở vật
chất, trường lớp được xây dựng kiên cố, xung quanh trường đã xây dựng hàng
rào chắn, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi hàng năm được tăng cường bổ sung,
hiện đại hóa cơ bản đồng bộ. Cơng tác phối kết hợp của các bậc phụ huynh với
giáo viên ngày một tớt hơn, chất lượng chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục từng bước phát triển toàn diện.
* Khó khăn:
Trường Mầm non Thiệu Vân trong những năm qua liên tục thiếu nhiều giáo
viên, mỗi năm học thiếu từ 4 đến 6 giáo viên, khối lượng công việc phải đảm
nhiệm trong ngày nhiều, thời gian làm việc của đội ngũ giáo viên còn bất cập,
mỗi ngày giáo viên phải làm việc 10 đến 11 tiếng.
Công tác bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ về, kỹ năng xử lý các tình
h́ng sơ cấp cứu, phòng tránh tai nạn thương tích, phòng tránh một số bệnh
thường gặp đối với trẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vv... , nhằm đảm bảo
an toàn cho trẻ, tuy được đưa vào chương trình bồi dưỡng chuyên đề hàng năm
nhưng thực trạng vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kỹ năng xử lý các tình
h́ng sơ cấp cứu, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
- Công tác tập huấn, hội thảo về kinh nghiệm phòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ còn chưa thường xuyên, nhiều hạn chế trong việc tơ chức thực hiện.
4


2.2.2: Bảng khảo sát đánh giá thực trạng
Kết quả ks /12 gv
TT

Nội dung khảo sát

Giáo viên có ý thức, trách

nhiệm trong việc chăm sóc,
1
ni dưỡng, giáo dục trẻ, đảm
bảo an toàn cho trẻ.
Tích cực tham gia các lớp
2
chuyên đề nâng cao kiến thức
về phòng tai nạn cho trẻ.
Bình tĩnh, có kỹ năng xử lý tốt
3
các trường hợp trẻ tai nạn, thương
tích sảy ra tại lớp.
Thường xuyên trao đổi với phụ
4
huynh về tình hình an toàn và
sức khỏe của trẻ.
Thường xuyên chú ý sắp sếp đồ
5
dùng đồ chơi nhóm lớp an toàn,
thuận lợi cho trẻ hoạt động.
Xây dựng kế hoạch, phương án
phòng chống tai nạn thương
6
tích, đảm bảo an toàn cho trẻ
trong trường học
Có kiến thức về chăm sóc sức
7
khỏe cho trẻ.
Khảo sát kiến thức kỹ năng trên trẻ.


TT

1
2
3
4
5

Nội dung khảo sát
Trẻ có kỹ năng phòng
chớng tai nạn thương tích.
Biết nhận ra mối nguy
hiẻm cho bản thân.
Biết giúp bạn tránh xa những
nơi nguy hiểm.
Biết diễn đạt với người lớn
khi cần giúp đỡ
Khơng sợ hãi khi gặp tình
h́ng lạ.

Thực hiện
thường xun,
kq tớt

Có thực hiện
nhưng hiệu
quả chưa
cao

Chưa

thực hiện
thường
xuyên

54 %

34%

12 %

62 %

30%

8%

45 %

40%

15 %

40 %

35%

25%

55 %


27%

18%

35 %

50 %

15 %

65 %

25 %

10%

Kết quả ks / 100 trẻ mẫu giáo
Chưa thể
Có kỹ năng
Cịn hạn
hiện rõ kỹ
tốt
chế
năng
39 %

26%

35%


35%

40%

25%

35%

30%

35 %

45%

25%

30%

25 %

25%

50%
5


2.3. Các giải pháp thực hiện về xây dựng trường học an toàn, phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ, ở Trường Mầm non Thiệu Vân.
Giải pháp 1: Làm tốt cơng tác xây dựng kế hoạch trường học an tồn,
phòng chớng tai nạn thương tích cho trẻ.

Lê Nin đã dạy.“Khơng thể lãnh đạo đúng đắn xã hội, Xã hội chủ nghĩa nếu
thiếu sự kế hoạch” Kế hoạch là khâu trọng yếu trong giáo dục, đó là đưa mọi
cơng việc của sự vận hành cơ cấu hệ thống quản lý giáo dục và nhà trường vào
quá trình kế hoạch bao quát đồng bộ. Kế hoạch được ví như chìa khóa mở
đường đi đến mục đích, dẫn lối cho chúng ta thực hiện cơng việc một cách khoa
học. Vì vậy, nếu xây dựng được kế hoạch coi như ta đã thành công được một
nửa công việc.
Với trách nhiệm người Hiệu trưởng - Trưởng ban chỉ đạo cơng tác chăm
sóc sức khỏe. Bản thân cùng với Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch cụ thể về
xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích, thành lập Ban chỉ
đạo công tác chăm sóc sức khỏe trường học, gồm: Trưởng Ban chỉ đạo là hiệu
trưởng, phó ban chỉ đạo là Phó hiệu trưởng và trạm trưởng trạm y tế xã, một số
thành viên là giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học và đại diện các
nhóm, lớp, đại diện hội cha mẹ học sinh của nhà trường.
Để thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch. Người quản lý cần nghiên
cứu kỹ các văn bản, chỉ thị hướng dẫn của ngành, của các cấp quản lý, phải căn
cứ vào mục tiêu phấn đấu của nghành học, căn cứ vào khả năng, điều kiện của
trường lớp, của đội ngũ, điều kiện của điạ phương, thực trạng của các bậc phụ
huynh trong nhận thức và hành động về đảm bảo an toàn cho trẻ. Đồng thời phải
nhận diện nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn cho trẻ. Trên cơ sở đó Người quản lý
phải có sự suy nghĩ tổng quát để hoạch định, tìm biện pháp, vạch ra chương
trình hành động, cụ thể hóa kế hoạch. Với sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng cho
từng thành viên trong nhà trường như: trách nhiệm của Ban giám hiệu, trách
nhiệm của giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế, trách nhiệm của giáo viên, trách
nhiệm của nhân viên nuôi dưỡng, nhân viên văn phòng, nhân viên bảo vệ, quy
định đối với ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh; Các tổ chức, cá
nhân khác;
Chuẩn bị điều kiện, bố trí thời gian, thời điểm lực lượng tham gia, Triển
khai và tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm, điều
chỉnh kế hoạch tiếp theo.

Ví dụ: Về việc phân công Trách nhiệm của Ban giám hiệu:
- Thành lập ban chăm sóc sức khỏe;
- Xây dựng kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích;
- Kiện toàn phân công giáo viên kim nhiệm công tác y tế, củng cố phòng y
tế của nhà trường mua sắm trang thiết bị cần thiết sẵn sàng xử trí kịp thời với
những tai nạn thương tích không may xảy ra trong nhà trường;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương
tích, trường học an toàn trong từng nhóm lớp; Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện,
quạt, hệ thống thoát nước, cống rãnh, hệ thống phòng chống cháy nổ, đu quay,
cầu trượt, thang leo, bể bóng, hệ thớng tủ góc, các đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị
6


trong và ngoài lớp học. các cơng trình vệ sinh..Có kế hoạch sửa chữa kịp thời,
loại bỏ toàn bộ những nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ
- Tham mưu cho địa phương, huy động xã hội hóa giáo dục, tạo nguồn kinh
phí tăng cường bổ sung, xây dựng, tu sữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị,
đồ dùng, đồ chơi đồng bộ, phù hợp độ tuổi ;
- Chỉ đạo xây dựng mơi trường chăm sóc, ni dạy an toàn như: Cổng,
tường rào bao quanh, vệ sinh sạch sẽ, Cắt tỉa, chặt bớt cành cây xanh trong sân
trường trong mùa mưa bão vv..
- Có hợp đồng mua bán thực phẩm đảm bảo chất lượng và có cam kết trách
nhiệm về VSATTP, hợp đồng mua khí đốt gas, bảo hiểm gas;
- Huy động các thành viên trong nhà trường tham gia các hoạt động can
thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn thương tích trong trường học; tập huấn kỹ năng
phòng cháy chữa cháy, sơ cấp cứu 1 số tình h́ng, bồi dưỡng cơng tác phòng
chớng dịch bệnh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường;
- Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn thương tích ở trường học, có
phương án khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn như: Giám sát chặt chẽ
nguồn thực phẩm ăn bán trú hàng ngày. Từ khâu vào, sơ chế, cho trẻ ăn, lưu mẫu

thực phẩm...; Bổ sung thiết bị phòng cháy chữa cháy. Chỉ đạo giáo viên thực
hiện nghiêm túc các quy định quản lý, chăm sóc trẻ của các cấp quản lý và điều
lệ trường, trả trẻ đúng giờ, đúng người, bảo vệ đóng mở cổng đúng giờ, không
cho người lạ vào trường, phụ huynh bàn giao trẻ cho cô khi đến trường, chấp
hành luật an toàn giao thơng;
- Có kế hoạch tun trùn, phới hợp Trạm y tế xã, với các bậc phụ
huynh, cộng đồng xã hội để chăm sóc sức khỏe cho trẻ, phòng ngừa các loại
dịch bệnh, một số thương tích ( Đúi nước,ngã, hóc sặc, bỏng, điện giật, cháy nổ,
ngộ độc thức ăn, vật sắt nhọn ....)
- Thiết lập hồ sơ ghi chép, theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện trường học
an toàn, hồ sơ đề nghị công nhận trường học an toàn.
- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm. Đề nghị, công nhận trường học an
toàn, phòng, chống tai nạn thương tích vào cuối năm học.
Từ kế hoạch chung Hiệu trưởng với trách nhiệm trưởng ban chỉ đạo tiếp tục
phân công phụ trách cho từng thành viên trong ban giám hiệu chịu trách nhiệm
từng việc thật cụ thể.
* Trách nhiệm của Giáo viên:
- Quan tâm thường xuyên đến trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Trong tất cả các hoạt
động từ khi đón trẻ tới khi trả trẻ về cho gia đình, đới xử cơng bằng với trẻ,
khơng quát mắng, dọa nạt trẻ;
-Thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Kiểm tra
thường xuyên hàng ngày, bàn ghế, giá đồ chơi các ổ điện, các thiết bị điện, đồ
dùng đồ chơi đảm bảo không gây nguy hiểm cho trẻ;
- Dạy trẻ các kỹ năng tránh xa nơi nguy hiểm, biết kêu cứu khi gặp nguy
hiểm và các kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích khác.Tích hợp phòng
chống tai nạn thương tích vào trong các hoạt động giáo dục;
7


- Khắc phục các nguy cơ thương tích trong nhóm lớp của mình, tập trung

chú ý phòng chớng các loại thương tích thường gặp như: ngã, hóc sặc, bỏng,
điện giật, cháy nổ, ngộ độc thức ăn, vật sắt nhọn đâm cắt, xô đẩy;
- Thường xuyên phối hợp với bảo vệ trường, nhân viên nhà bếp, và gia đình
trẻ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Không nhận trẻ ốm, trẻ không có trong
danh sách lớp vào học, không trả trẻ cho người lạ và cho trẻ em dưới tuổi thành
niên, quan tâm nhắc nhở bảo vệ quản lý cổng, đóng mở đúng giờ, khơng để trẻ
ra ngoài cổng trường, theo dõi sức khỏe trẻ hàng ngày, phối hợp với phụ huynh
để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an
toàn phòng chống tai nạn thương tích như thơng qua các góc tun trùn ở lớp,
qua các hội thi, các hoạt động hàng ngày ở trường, lớp;
- Tham gia khám sức khoẻ định kỳ, và lưu giữ sổ khám bệnh tại phòng y tế
của trường. Tổ chức giấc ngủ cho trẻ cần có đủ sạp giường, chiếu, chăn, màn,
gối...phù hợp theo mùa và đảm bảo vệ sinh. Tuyệt đới giáo viên khơng được rời
khỏi nhóm, lớp để làm việc riêng. Về mùa đơng trẻ phải có đầy đủ tất, dép đi
trong nhà. Khi trẻ đi đại tiện giáo viên rửa cho trẻ bằng nước ấm.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe, phòng
chống dịch bệnh cho trẻ mầm non bằng các nội dung, hình thức phong phú qua
góc tun trùn, trao đổi phụ huynh hàng tháng...
- Thường xuyên nghiên cứu tự bồi dưỡng nhận thức, kỹ năng thực hành về
công tác phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai trong
các cơ sở giáo dục mầm non...

Trường Mầm Non Thiệu Vân ln đảm bảo an tồn cho trẻ
* Trách nhiệm của nhân viên nuôi dưỡng:
- Thực hiện chế biến thức ăn theo nguyên tắc một chiều, tuân thủ các quy
định về vệ sinh an toàn thực phẩm; Quy định về quản lý, sử dụng hệ thống bếp
ga cũng như các thiết bị đồ dùng dưới khu vực nhà bếp;
- Kiểm tra thức ăn, nước uống trước khi chia cho trẻ. Thực hiện nghiêm túc
quy định vệ sinh bếp ăn tập thể như: Trang phục bảo hộ lao động khi làm việc

của nhân viên (mũ, khẩu trang, tạp rề, găng tay….). Hàng ngày vệ sinh bếp ăn
8


sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng, vệ sinh hệ thống nguồn nước ăn, uống, dụng cụ chế
biến, dụng cụ chia ăn, làm vệ sinh nhà bếp cuối ngày.Xếp đặt các đồ dùng dụng
cụ đúng nơi quy định. Nghiêm túc thực hiện các quy định trong quá trình làm
việc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bản thân, cho đội ngũ cán bộ giáo viên,
cho trẻ dưới khu vực nhà bếp. Nghiêm cấm cho trẻ xuống khu vực nhà bếp. Tổ
chức chế biến thực phẩm đảm cẩn thận khi sơ chế chọn lựa thải bỏ xương cá, vv,
phải khóa hệ thống ga, tắt điện trước khi ra về.
+ Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi. rau, quả ăn sống phải
được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn.
+ Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ
trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70° C.
+ Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng
để lâu thì càng nguy hiểm.
+Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chính. Muốn giữ thức ăn quá 5
tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60° C hoặc lạnh dưới 10° C. Thức
ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
+Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn.
+ Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm
việc khác.
+ Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Khăn lau bát đĩa cần phải được
luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
+ Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác Khăn đã
dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
+ Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi,
vị lạ và không chứa mầm bệnh. hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩm
thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

* Trách nhiệm của giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế:
- Nắm vững kiến thức về đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích,
xử lý các tan nạn thường gặp và chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong nhà trường;
- Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác y tế, chăm sóc sức khỏe học sinh
trong nhà trường. Phới hợp với giáo viên các nhóm lớp thực hiện tớt cơng tác
chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Phới hợp với Trạm y tế xã khám sức khỏe định kỳ
cho trẻ, phòng chống các loại dịch bệnh, khám chữa bệnh, xử lý các tai nạn
thương tích không may xảy ra;
- Thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh trẻ ở các
nhóm lớp, giám sát giờ ăn, giờ ngủ, các giờ hoạt động của trẻ đảm bảo an toàn
tuyệt đối;
- Tham mưu cho Ban giám hiệu mua sắm các loại thuốc dự phòng, trang
thiết bị y tế, thường xuyên kiểm tra tủ thuốc, dụng cụ sơ cứu đầy đủ thuốc cần
thiết để cấp cứu khi xảy ra tai nạn hoặc bị chấn thương;
- Có sổ sách ghi chép theo dõi, giám sát việc thực hiện phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ; Huy động sự tham gia của tập thể cán bộ giáo viên, nhân
viên trong trường, phụ huynh học sinh, cộng đồng phát hiện và báo cáo kịp thời
các nguy cơ gây tai nạn thương tích;
9


*Các tổ chức, cá nhân khác:
- Các nhân viên trong nhà trường cùng phới hợp với giáo viên nhóm lớp
thực hiện công tác tuyên truyền tới phụ huynh học sinh về phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ trong nhà trường; cùng phát hiện các mối nguy hiểm đến trẻ,
đề xuất ý kiến để loại bỏ nguy cơ; nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc phòng
chống tai nạn cho trẻ.
- Nhân viên bảo vệ đóng, mở cổng trường đúng giờ quy định, không cho
người lạ vào trường, phối hợp với giáo viên và các nhân viên khác quản trẻ tốt
không để học sinh ra khỏi cổng trường trong giờ học phòng tránh tai nạn giao

thông, nhắc nhở phụ huynh đưa đón con để xe đúng nơi quy định, khơng chở
nhiều trẻ trên xe, cho con đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông…Hàng ngày
thu gom rác ở các lớp, các phòng và sân trường về một chỗ, xử lý, đổ rác thải
theo quy định như trong hợp đồng.
- Bộ phận kế toán có kế hoạch dự trù kinh phí sửa chữa, mua sắm bổ sung
các đồ dùng, thiết bị cần thiết phục vụ cho kế hoạch phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ, cán bộ nhân viên giáo viên trong nhà trường;
- Ban đại diện hội cha mẹ học sinh cùng có trách nhiệm tham gia xây dựng
trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ;
- Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên thực hiện công tác tuyên truyền
tới phụ huynh học sinh và các tổ chức Chính trị - xã hội khác để cùng thực hiện
tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ;
- Các thành viên trong ban chỉ đạo và các tổ chuyên môn tổ chức triển khai
cho toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nội dung kế hoạch.
Có thể nói xây dựng kế hoạch là giải pháp quan trọng trong công tác của
người quản lý. Song giải pháp này thực hiện khả thi khi người quản lý xây dựng kế
hoạch phải biết phân tích sâu sắc toàn bộ tình hình. có những tính toán cần thiết,
phải , xây dựng được mục tiêu phương hướng của kế hoạch, ngắn hạn, dài hạn,
tranh thủ lấy ý kiến các bộ phận chủ chốt của các thành viên trong nhà trường.
Giải pháp 2: Mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên coi việc học tập, rèn
luyện đạo đức nghề nghiệp làm chuẩn mực, làm mục tiêu phấn đấu, thước đo
thành quả của trường.
Đạo đức nghề nghiệp là phẩm chất cốt lõi quan trọng hàng đầu đối với
nhà giáo, là nền tảng, động lực thôi thúc trách nhiệm, nhiệt huyết để mỗi nhà
giáo phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình, xứng danh với nghề cao
quý mà xã hội tôn vinh.
Trong những năm vừa qua, nhìn chung đội ngũ nhà giáo đã nhận thức rõ
trách nhiệm của mình đới với sự nghiệp “trồng người”, thể hiện sự tâm huyết
với nghề nghiệp; tận tuỵ với công việc trên tinh thần “Tất cả vì học sinh thân
yêu”. Nhiều nhà giáo đã chăm chút giữ gìn lương tâm, danh dự; có tinh thần

đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong cơng việc;
có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với học sinh, với đồng
nghiệp. Trong công tác chuyên môn, thực hiện công bằng trong giáo dục, thực
hiện đúng điều lệ, quy chế giáo dục, chống tiêu cực và bệnh thành tích.Thế
10


nhưng đáng tiếc là trong thời gian qua, tình trạng bạo lực ở 1 số trường mầm
non tư thục, do mặt trái của cơ chế thị trường với những yếu tố tiêu cực đã xâm
nhập, tác động tới nhận thức của một bộ phận giáo viên, làm hình thành ở họ lối
sống bàng quan, thực dụng; không ít giáo viên đã có những hành vi“lệch
chuẩn”, thậm chí là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo. Những “tấm gương
mờ” này khơng chỉ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của nhà giáo mà còn tác động
xấu tới thế giới quan của học sinh. Nguy hại hơn cả là niềm tin của xã hội đới
với ngành Giáo dục nói chung, đội ngũ nhà giáo nói riêng giảm sút. Chính vì
vậy xã hội luôn đặt ra những yêu cầu rất cao về phẩm chất đạo đức của nhà giáo.
Bởi lẽ, “người cậy ở tâm, cây nương ở rễ”, tâm đức, phẩm hạnh là yếu tố làm
nên căn cốt của một con người, nhất là những người thầy.
Đối với trẻ mầm non rời xa vòng tay của cha mẹ, vành đai an toàn bao
xung quanh con trẻ chính là thầy cô giáo. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay,
trước thực trạng nghành học mầm non còn nhiều bất cập, đội ngũ giáo viên thiếu
triền miên nhiều năm, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đồng bộ, các thiết bị phòng
cháy chữa cháy chưa đầy đủ, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chưa có thiết bị
hiện đại kiểm tra đo lường, các nguy cơ tiềm ẩn về công tác đảm bảo an toàn
cho trẻ chưa thể khắc phục một sớm một chiều được.Vì vậy việc học tập, rèn
luyện đạo đức nghề nghiệp của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, là giải pháp
quan trọng để xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích
trong các trường mầm non hiện nay.
Có thể nói. Thời nào cũng vậy, người giáo viên ln gánh trên mình trọng
trách lớn lao, nhọc nhằn nhưng rất đỗi vinh quang, đó là trách nhiệm “trồng

người”, vì thế để hoàn thành trọng trách ấy khơng chỉ cần có trình độ chun
mơn, năng lực sư phạm, mà hơn hết mỗi thầy cô giáo phải luôn ý thức được tầm
quan trọng của việc thường xuyên trau dồi về phẩm chất đạo đức nghề dạy học,
Mỗi nhà giáo cần có lòng nhân ái tận tụy, chịu thương chịu khó, biết khoan dung
độ lượng, thương u, tơn trọng trẻ, giữ gìn tư cách đạo đức, nhân cách và hình
mẫu “mơ phạm” của người thầy; nghiêm túc chấp hành quy chuẩn đạo đức nghề
nghiệp, đoàn kết, hợp tác với dồng nghiệp, có tinh thần trách nhiệm trong cơng
việc, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tích tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ
về lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ và năng lực cơng tác. Có như vậy
mỗi trường học mới tạo dựng được niềm tin cho các bậc cha mẹ.
Nhằm phát động cán bộ giáo viên, nhân viên hưởng ứng, tích cực rèn luyện
đạo đức nghề nghiệp, với mục tiêu phấn đấu, nâng cao phẩm chất đạo đức của
nhà giáo làm thước đo thành quả của mọi hoạt động. Đặc biệt là công tác xây
dựng học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường. Ngay từ
đầu năm học, với trách nhiệm người Hiệu trưởng - Trưởng ban chỉ đạo chăm sóc
sức khỏe. Bản thân cùng với Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch cụ thể về xây
dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích”; phối hợp với công
đoàn phát động các phong trào thi đua và cuộc vận động như: Phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; cuộc vận động “Mỗi thầy
cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; “ Học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện các Quy định về
11


Những quy định về hành vi nhà giáo không được làm được quy định tại điều lệ
trường mầm non.
Chỉ đạo thực hiện hiệu quả chuyên đề “Rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp
của giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay” “ Đạo đức của giáo viên mầm
non trong giao tiếp, ứng xử với trẻ mầm non”. Khơi dậy ở giáo viên tình u của
người mẹ, người cơ đới với trẻ. Cùng với đó, nhà trường phới hợp với cơng đoàn

động viên, quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần, huy động các gia
đình cán bộ giáo viên, nhân viên đóng góp kinh phí, tổ chức các đợt tham quan,
học tập kinh nghiệm, các ngày lễ hội cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân nhằm
động viên, khích lệ họ yên tâm công tác, tích cực hoạt động có hiệu quả;
Có lòng nhân ái tận tụy, chịu thương chịu khó giáo viên sẽ khơng ngại
chăm chút từng bữa ăn, giấc ngủ, từng việc chăm sóc vệ sinh của các con, từng
việc theo dõi sức khỏe hàng ngày, luôn bên trẻ để hướng dẫn quan sát trẻ chơi,
hoạt động, luôn tạo cho con trẻ một môi trường mà trẻ được tự do tìm tòi khám
phá, được phát huy tính sáng tạo và tự tin, ln đón nhận được những lời động
viên khích lệ, được hạnh phúc, với phương châm mỗi ngày đến trường là một
niềm vui.
Ví dụ: Hàng ngày theo dõi sức khoẻ của trẻ từ khi trẻ đến lớp đến khi trả
trẻ. Nếu trẻ suy dinh dưỡng, hoặc béo phì, trẻ mới ớm dậy thì phới hợp với gia
đình có chế độ ăn bổ xung, chế độ ăn hợp lý cho trẻ; Khi trẻ học trẻ chơi, trẻ ăn
ngủ cô luôn bên trẻ, luôn chú ý đến các tình h́ng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn
đới với trẻ để có cách phòng tránh như: kiểm tra các loại tủ tư trang đã được kê
chắc chắn chưa. bàn, ghế sạp giường nằm có bị hỏng, bị hở đinh khơng; Các
thiết bị điện, quạt trần có đảm bảo khơng, ổ cắm, dây điện có đảm bảo an toàn
khơng; Đồ chơi ngoài trời đu quay, cầu trượt, xích đu, bập bênh… đã được bảo
dưỡng lại chưa; Các đồ chơi trong lớp đã được vệ sinh sạch sẽ chưa, có đồ chơi
nào không đảm bảo vệ sinh; khi trẻ đến trường có mang theo những đồ chơi
thiếu an toàn khơng. Nước ́ng của trẻ có quá nóng khơng, hay về mùa đơng đã
có nước ấm cho trẻ ́ng và nước ấm cho trẻ vệ sinh chưa, thức ăn đưa lên lớp
có nóng quá khơng, các thức ăn đã được loại bỏ xương, vỏ hết chưa, làm thế nào
để động viên trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất, khi trẻ bị nơn, sặc, hóc, cơ phải làm
gì? Nền nhà có bị lủng gạch, hay đã lau khô chưa phòng ướt trơn trẻ trượt ngã,
trẻ ngủ phải mắc màn, mùa đông phải chú ý đủ chăn ấm, mùa hè đủ thoáng mát,
không bật quạt quá mạnh, đủ dép cho trẻ đi trong nhà vào mùa đông, phải kê sạp
giường cho trẻ ngủ đặc biệt trong thời điểm giao mùa ẩm ướt, giờ ngủ có trẻ nào
có dấu hiệu bất thường hay khơng, cổng trường bảo vệ đã đóng mở cửa đúng giờ

quy định hay chưa; Phụ huynh đã tuân thủ quy định của trường lớp như: Đưa
đón trẻ đúng giờ, khơng để trẻ một mình đến trường, thả trẻ ở sân trường khi cô
chưa đến lớp, trẻ tới lớp giao tận tay cô; Khi trả trẻ Giáo viên phải bàn giao tận
tay phụ huynh, không trả trẻ cho người lạ, cho trẻ em dưới tuổi thành niên; Rồi
các tình h́ng dịch bệnh sốt xuất huyết, chân tay miệng, ô nhiễm môi trường,
hệ thớng cớng rảnh thiếu an toàn cho trẻ; tình h́ng trẻ nóng sớt, co giật, trèo
leo, đánh nhau, cấu, cắn bạn, sờ vào ổ điện, tự bật các thiết bị điện, vấp ngã,
chạy nhảy, dẫm vào vật sắc nhọn, đập vỡ đồ chơi…
12


Một số hoạt động của cô và trẻ
Coi trọng việc rèn luyện đạo đức nghề nghiệp. Mỗi nhà giáo cũng sẽ luôn
tuân thủ kỹ cương, nề nếp, tuân thủ quy định của trường của nghành, sẽ chủ
động bồi đắp cho mình một sớ ngun tắc đạo đức căn bản như thiện tâm và
không gây hại, tin cậy và trách nhiệm, chính trực và công bằng, tôn trọng quyền
và nhân phẩm của học sinh, có thái độ và hành động đúng. Nêu cao ý thức tự
giác, tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề và có lòng nhiệt tình u
thương trẻ, tận tụy, kiên nhẫn chăm sóc trẻ. Trau dồi kiến thức kỹ năng thành
thạo trong việc giáo dục chăm sóc bảo vệ trẻ, tích cực tham gia học tập, nghiên
cứu, nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ và năng lực
cơng tác; có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, luôn cố gắng phấn đấu
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Tích cực hưởng ứng cuộc vận động, các
phong trào thi đua. Từ đó, mỗi nhà giáo sẽ xây dựng cho mình kế hoạch phấn
đấu, đề ra nội dung, biện pháp cụ thể, phù hợp, làm cơ sở để điều chỉnh hành vi,
xác định ý chí quyết tâm, nhất là trước những tác động, ảnh hưởng, chi phới đến
tình cảm, lòng u nghề của đội ngũ nhà giáo.
Có được phẩm chất đạo đức trong mơ hình nhân cách của người giáo
viên, Như vậy những vất vả, nhọc nhằn, những áp lực trăn trở, những khó khăn
sẽ được vượt qua, những nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ sẽ được phòng ngừa,

sẽ được giảm thiểu, được ngăn chặn, được xử lý kịp thời, sẽ không để sảy ra
những hậu quả mà chúng ta không hề mong muốn.
Thực tế cho thấy, trước tác động của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh
đẩy mạnh hội nhập quốc tế, sự biến đổi thang giá trị nhân cách và các chuẩn giá
trị nhân cách diễn ra rất nhanh chóng trong xã hội, đang đặt ra vấn đề bồi dưỡng,
rèn luyện đạo đức nhà giáo phải được xem là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên
có tính chiến lược không chỉ trong nhận thức, mà quan trọng hơn là mỗi nhà
13


giáo phải tự xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Mọi tuyên truyền bằng lý
thuyết sẽ trở nên vô nghĩa khi nhà giáo dục khơng có giải pháp để kiểm tra mức
độ hiểu biết của phụ huynh, cách thể hiện trách nhiệm của mình đới với con trẻ
khi sớng chung dưới một mái nhà.
Thật vậy có thể khẳng định rằng. Mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên coi việc
học tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệpg, làm chuẩn mực, làm mục tiêu phấn
đấu, thước đo thành quả của trường, của lớp, là giải pháp quan trọng để nâng
cao hiệu quả công tác xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương
tích trong trường mầm non hiện nay.
Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm
soát chặt chẽ nguồn thực phẩm trong công tác tổ chức bán trú tại trường.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay
trong xã hội và nhất là trong các bếp ăn tập thể, một trong những tiêu chí hàng
đầu để quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi trường mầm non hiện nay.
Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành và hàng loạt trẻ em ở Bắc
Ninh bị nhiễm ấu trùng sán do ăn phải thực phẩm bẩn, thực phẩm chưa được sơ
chế đúng cách, trước thực trạng một số bếp ăn tập thể để sảy ra nhiều trường
hợp bị ngộ độc thực phẩm. Mỗi người làm công tác giáo dục chúng ta là những
người đang hàng ngày thực thi nhiệm vụ, những công việc theo chúng ta đi suốt
những năm tháng trong công tác, những công việc thường ngày tưởng như đơn

giản, nhưng nguy cơ tiềm ẩn vô cùng phức tạp. Đây là một nhiệm vụ nặng nề
đang đặt trên vai mỗi người làm công tác quản lý, mỗi người làm công tác giáo
dục trong các trường học nói chung và trường mầm non nói riêng. Chính vì vậy
Kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm trong công tác tổ chức bán trú của trường mầm non là nhiệm vụ vô cùng
quan trọng để đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường học.
Được học tập quán triệt các văn bản qui phạm pháp luật từ đó có chương
trình hoạt động của mỗi giáo viên có hiệu quả rõ nét. Thể hiện đó là ý thức trách
nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tình u thương trẻ, ln bên cạnh trẻ, chăm sóc,
tổ chức các hoạt động cho trẻ hiệu quả và theo thời gian biểu đã xây dựng, luôn
bao quát và giáo dục trẻ các kĩ năng chơi an toàn cho mình và cho bạn mọi lúc
mọi nơi. Đồng thời họ nhận thức đầy đủ hơn về nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ
Họ ln có ý thức kiểm tra, đánh giá độ an toàn của những đồ dùng, đồ chơi,
trang thiết bị của nhóm lớp mình phụ trách cũng như các đồ dùng đồ chơi trong
nhà trường để đề xuất với hiệu trưởng, với Ban giám hiệu.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường mầm non là yếu tớ tác động trực
tiếp đến quá trình chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ nói chung và đặc biệt có
ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng cơng tác tổ chức bán trú, đến công tác đảm
bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong trường học. Không thể chăm sóc, ni
dưỡng, trẻ đạt kết quả tớt khi cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường chưa
tương ứng. Nhận thức rõ điều đó. Bản thân cùng với Ban giám hiệu tích cực
tham mưu cho chính quyền địa phương, đồng thời làm tớt cơng tác xã hội hóa
giáo dục. Hàng năm nhà trường ưu tiên đầu tư tu sữa mua sắm bổ sung trang
thiết bị phòng bếp, đồng bộ, hiện đại hóa. Đến nay nhà trường đã có hệ thống
14


phòng bếp khang trang, đảm bảo quy chuẩn bếp một chiều, các thiết bị phòng
bếp cơ bản được thay thế hiện đại hóa. Chẳng hạn như hệ thớng thiết kế bàn bếp,
tủ bếp, nơi để bình ga phù hợp, tủ cơm ga, có giá úp bát đa năng, bình in noc

chứa nước uống.., được đồng bộ bằng thiết bị innoc, các loại máy xay thịt, máy
xay sinh tố được mua mới, tiện ích hiệu quả, vệ sinh, an toàn khi sử dụng. Kiểm
soát chặt chẽ nguồn thực phẩm, nhà trường thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp
đồng ràng buộc trách nhiệm với các đơn vị cung cấp thực phẩm tươi sạch, có uy
tín, nguồn gớc thực phẩm rõ ràng, đảm bảo chất lượng. Nghiêm ngặt quy trình
giao nhận, bảo quản thực phẩm. Mỗi ngày trách nhiệm của Phó hiệu trưởng phụ
trách nuôi dưỡng, ban giám sát, ban thanh tra nhân dân, bộ 3 phải kiểm tra
nguồn thực phẩm cung ứng; Đồng thời trong Ban giám hiệu, đội ngũ Giáo viên,
Nhân viên nhà bếp, đều có trách nhiệm chung trong việc kiểm soát, nguồn thực
phẩm mỗi ngày. Việc chế biến thức ăn, quá trình bảo quản thực phẩm đều phải
tuân thủ theo quy trình bếp 1 chiều từ khâu sơ chế, chế biến, đến khâu chia thức
ăn, dụng cụ chế biến sống, chín riêng biệt, lưu mẫu thức ăn theo đúng quy
định.Thực hiện ăn chín, ́ng chín, thay đổi thói quen, phong tục tập quán có
nguy cơ dẫn đến mất vệ sinh, an toàn thực phầm, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý
phù hợp với độ tuổi, thể trạng của trẻ;
Phát huy vai trò giám sát của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc
phối hợp tổ chức bữa ăn bán trú, phối hợp giám sát nguồn gốc nguyên liệu thực
phẩm của nhà cung cấp. Nhà trường đã được Ban đại diện phụ huynh tham gia
cùng giám sát, chất lượng thực phẩm, cũng như giá cả thực phẩm ở từng thời
điểm. Được trực tiếp tham gia chứng kiến, giám sát các hoạt động của nhà
trường đặc biệt công tác giám sát ni dưỡng. Từ đó nhà trường phát huy tinh
thần trách nhiệm của phụ huynh, tạo được niềm tin của phụ huynh, tạo được mới
quan hệ phới hợp vì mục tiêu nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm,
kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm, vấn đề mà phụ huynh và cả xã hội luôn
quan tâm lo lắng.
Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Không chỉ kiểm soát chặt
chẽ nguồn thực phẩm, tổ chức bữa ăn, cân đối dinh dưỡng, khoa học, quan tâm
khâu chế biến để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, đầu tư vào hệ thống cơ sở trang
thiết bị đồ dùng đảm bảo, đồng bộ, hiện đại. Nhà trường luôn phấn đấu thực
hiện tốt 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện nghiêm túc

quy định vệ sinh phòng bếp. Mỗi ngày nhân viên nhà bếp vệ sinh đồ dùng dụng
cụ, vệ sinh phòng bếp khu vực xung quanh nhà bếp sạch sẽ, trước khi nhân viên
nấu ăn ra về phải được sự kiểm tra và đồng ý của Phó hiệu trưởng phụ trách ni
dưỡng. Đội ngũ nhân viên nhà bếp cũng như giáo viên của trường được tập huấn
kiến thức, kỹ năng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được khám sức khỏe
định kỳ; Tăng cường vệ sinh trường học để phòng, chống các bệnh truyền
nhiễm, chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh, quan tâm hướng dẫn trẻ thực
hiện các quy định về an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
như: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi ăn khơng nói
chuyện, Biết cách cầm thìa, bát đúng quy định, xúc ăn gọn gàng không rơi vãi,
biết vét cơm sạch khi hết cơm, biết lựa xương hoặc hột hạt…biết mời trước khi
15


ăn và biết xin cơm có lễ độ, biết súc miệng, tập đánh răng, tập ngồi ngay ngắn,
tập xì mũi vào khăn, giấy lau, biết giữ sạch bàn ghế của mình, biết giữ gìn đồ
dùng đồ chơi, khơng mang các đồ chơi ở nhà thiếu an toàn đến lớp, không phá
hỏng, hoặc bôi bẩn lên đồ dùng đồ chơi. Khi sử dụng xong biết cất đúng nơi quy
định và ngăn nắp, đẹp mắt. Biết chơi đoàn kết, nhường nhịn nhau, không khạc
nhổ bừa bãi và ném giấy bừa bãi ...; Đưa kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh an
toàn thực phẩm lồng ghép tuyên truyền cho các bậc cha mẹ ở các buổi họp phụ
huynh học sinh, viết bài tuyên truyền ở bảng tin, treo tranh ảnh khu vực bếp, các
nhóm lớp,…để phụ huynh học sinh cùng có trách nhiệm quan tâm đến chế độ
dinh dưỡng, quan tâm đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống
ngộ độc thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, cùng chăm sóc vệ
sinh và sức khỏe của trẻ. Phới hợp với trạm y tế, kiểm tra quá trình chế biến thực
phẩm. Lưu mẫu thức ăn theo 3 bước, tư vấn hướng dẫn 1 số kỹ năng sơ cấp cứu
cho trẻ, phòng ngừa, phát hiện một số dịch bệnh như: Sốt xuất huyết, chân tay
miệng...Vệ sinh môi trường, hổ trợ phun phòng dịch, khám sức khỏe cho trẻ
Nhằm thiết lập một “vành đai an toàn, cho trẻ”;

Phải khẳng định rằng; Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là
nhiệm vụ sống còn của mỗi nhà trường;
Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
trong trường mầm non cần kết hợp nhiều biện pháp. Mỗi trường học chúng ta có
những biện pháp tổ chức thực hiện sao cho phù hợp với thực tiễn nhà trường,
sao cho hiệu quả. Nhằm đạt được mục đích chúng ta mong ḿn đó là: Các yếu
tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối đa
hoặc loại bỏ. Toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, ni dạy trong một
mơi trường an toàn, đó là những mầm xanh tươi thắm đang từng ngày lớn lên
khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thơng minh, đó là chúng ta xây dựng cho con trẻ một
môi trường an toàn, thân thiện, một môi trường thực sự là ngôi nhà ấm áp, một
môi trường mà trẻ được chơi thật, ăn thật, uống thật, ngủ thật, học thật, là nơi trẻ
được tự do tìm tòi khám phá, được phát huy tính sáng tạo và tự tin, một mơi
trường mà ở đó trẻ ln được, hạnh phúc, vui vẻ trong mỗi bước đi như có mẹ ở
bên cạnh. Một mơi trường khơng có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học,
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lới sớng lành mạnh, ứng xử văn hóa.
Ln phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng
lực...Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ
tuổi mầm non, các cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường, các cấp ủy Đảng,
chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của địa phương, các bậc phụ huynh và
cộng đồng xã hội.
Gỉai pháp 5: Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh:
Ngoài công tác tuyên truyền trên loa đài ,khẩu hiệu, tranh áp phích, tờ rơi…
về công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ thì cơng tác tun trùn với
phụ huynh học sinh là một trong những biện pháp quan trọng . Cần nhắc nhở và
tuyên truyền cho phụ huynh thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ, để phòng
16



tránh những tai nạn cho trẻ có thể xảy ra tại gia đình, trên đường đến trường hoặc
đón trẻ từ trường về nhà. Tuyệt đối không đẻ trẻ nhỏ đi đón nhau.
Vì đa phần phụ huynh rất bận, nên giáo viên thường tranh thủ trao đổi vào
giờ đón trả trẻ về cách phòng tránh tai nạn thương tích tại nhà như khuyến khích
phụ huynh dán những cảnh báo nguy hiểm ở ổ điện , để những vật dụng gây
nguy hiểm lên cao, đúng nơi quy định nhất là các loại dao kéo, phích nước, các
loại thuốc…thường xuyên loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm ở nhà, kiểm tra
quần áo trước khi mặc cho trẻ tránh trường hợp có cơn trùng bám vào khi phơi
lại mặc cho trẻ khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu.
Giếng nước, bể nước phải xây cao thành và các dụng cụ chứa nước như
chum, vại... cần có nắp đậy chắc chắn hoặc khóa cẩn thận. Khơng bao giờ được
để trẻ một mình ở dưới nước hoặc gần nơi nguy hiểm. Nếu gia đình nào có điều
kiện nên dạy trẻ tập bơi sớm để phòng tránh đuối nước.
Nhắc phụ huynh cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt, các loại thạch,
kẹo cứng…Điều quan trọng nhất là phải luôn giám sát trẻ để chắc chắn rằng con
mình ln được đảm bảo an toàn tuyệt đới.
Tuy nhiên để việc cung cấp kiến thức được hiệu quả, dễ nhớ nên tôi làm tờ
thông báo về một số cách phòng tránh tai nạn thương tích đơn giản ở góc tun
trùn. Ở đó dán những hình ảnh đẹp, dễ bắt mắt nên được phụ huynh lưu tâm
đọc hằng ngày.
Công tác tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích với phụ huynh là việc
vừa dễ lại vừa khó, dễ vì đây là cơng việc hàng ngày của giáo viên, khó ở đây là
giáo viên phải có những lời nói thuyết phục, biết chọn lọc những nội dung tuyên
truyền thiết thực, thu hút được phụ huynh để phụ huynh dễ hiểu và dễ thực hiện.
Chỉ đạo các biện pháp tuyên truyền kết hợp với phụ huynh tại lớp giúp giáo
viên và phụ huynh hiểu nhau hơn, từ đó giúp giáo viên thuận lợi trong việc giáo
dục trẻ tránh những nơi nguy hiểm, không an toàn với trẻ. Và cũng yên tâm hơn
trong cơng tác phòng tránh tai nạn tại nhà vì phụ huynh đã có kiến thức về cách
phòng tránh tai nạn và họ biết điều gì mình nên làm... Giáo viên phối hợp với
phụ huynh là việc làm rất cần thiết tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức

khỏe, tâm lí và thân thể
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Ứng dụng các giải pháp trên. Nhà trường đã thực hiện hiệu quả công tác
đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong những năm qua .
Công tác xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát,
hướng dẫn hỗ trợ giáo viên, nhân viên, đánh giá sơ kết, tổng kết, rút kinh
nghiệm, điều chỉnh kế hoạch.., của Ban giám hiệu ngày càng có hiệu quả, khoa
học. Nhận thức về tầm quan trọng của xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ của đội ngũ nhà giáo, của phụ huynh học sinh
thay đổi. Mỗi cán bộ. Giáo viên, Nhân viên có nhiều tiến bộ trong việc chấp
hành ý thức tổ chức kỷ luật, các nội quy, quy định của ngành, của đơn vị, cầu thị
học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chun mơn nghiệp
vụ. Tình u thương con trẻ, lương tâm đạo đức nghề nghiệp thực sự là động lực
thôi thúc trách nhiệm, nhiệt huyết để mỗi nhà giáo phấn đấu hoàn thành sự
17


nghiệp vẻ vang của mình. Sự an toàn về tính mạng, sức khỏe và tinh thần của trẻ
luôn là nhiệm vụ được mỗi nhà giáo đặt lên hàng đầu, và ln trăn trở tìm tòi, áp
dụng nhiều phương pháp khác nhau để đảm bảo sự an toàn cho trẻ một cách tớt
nhất. Sự phới hợp gia đình, nhà trường, xã hội ngày càng hiệu quả, phát huy tinh
thần trách nhiệm, tạo ra những mới quan hệ phới hợp vì mục tiêu xây dựng cho
con trẻ một môi trường an toàn, thân thiện. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
trong việc tổ chức bán trú đươc kiểm soát chặt chẽ. Cơ sở vật chất được tăng
cường, mỗi cán bộ, giáo viên nhân viên nhận diện sâu sắc hơn về nguy cơ tiềm
ẩn về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ. Từ đó họ ln ý thức được rằng, sự an
toàn trong môi trường học tập, vui chơi của trẻ tại trường mầm non chỉ mang
tính chất tương đối, cho nên vẫn cần phải chuẩn bị để ứng phó với mọi trường
hợp, tình h́ng, tai nạn,... có thể xảy ra.
Bảng kết quả kiểm chứng sau khi áp dụng các giải pháp


TT

1

2

3

4

5

6

7

Nội dung khảo sát

Giáo viên có ý thức, trách
nhiệm trong việc chăm sóc,
ni dưỡng, giáo dục trẻ, đảm
bảo an toàn cho trẻ.
Tích cực tham gia các lớp
chuyên đề nâng cao kiến thức
về phòng tai nạn cho trẻ.
Bình tĩnh, có kỹ năng xử lý tốt
các trường hợp trẻ tai nạn,
thương tích sảy ra tại lớp.
Thường xuyên trao đổi với

phụ huynh về tình hình an
toàn và sức khỏe của trẻ.
Thường xuyên chú ý sắp sếp
đồ dùng đồ chơi nhóm lớp an
toàn, thuận lợi cho trẻ hoạt
động.
Xây dựng kế hoạch, phương
án phòng chống tai nạn thương
tích, đảm bảo an toàn cho trẻ
trong trường học
Có kiến thức về chăm sóc sức
khỏe cho trẻ.

Kết quả ks /12 gv
Có thực
Chưa thực
Thực hiện
hiện nhưng
hiện
thường
hiệu quả
thường
xuyên, kq tốt
chưa cao
xuyên
75 %

20%

5%


82 %

15%

3%

75 %

20%

5%

80 %

20%

0%

85 %

10%

5%

65 %

25 %

10 %


85 %

12 %

3%
18


Khảo sát kiến thức kỹ năng trên trẻ.
TT

1
2
3
4
5

Nội dung khảo sát
Trẻ có kỹ năng phòng
chớng tai nạn thương tích.
Biết nhận ra mối nguy
hiẻm cho bản thân.
Biết giúp bạn tránh xa những
nơi nguy hiểm.
Biết diễn đạt với người lớn
khi cần giúp đỡ
Khơng sợ hãi khi gặp tình
h́ng lạ.


Kết quả ks / 100 trẻ mẫu giáo
Chưa thể
Có kỹ năng
Cịn hạn
hiện rõ kỹ
tốt
chế
năm
70 %

18%

12 %

75%

20%

5%

65%

20%

15 %

65%

25%


10%

45 %

35%

20%

Qua kết quả khảo sát cuối năm ta thấy các giải pháp xây dựng trường học
an toàn, phòng chống tai nạn thương tích tại nhà trường đạt đuọc hiệu quả đáng
kích lệ.Ý thức của cô và trẻ đều được nâng lên, công tác bồi dưỡng kiến thưc kỹ
năng xử lý tình h́ng đạt hiệu quả, đặc biệt kỹ năng nhận biết các hiện tượng
nguy cơ sảy ra nghu hiểm được thay đổi đáng kể, trẻ mạnh dạn, bình tĩnh hơn
khi có tình h́ng sảy ra.. cơng tác xây dựng lớp học an toàn được chú trọng.
Chính vì vậy trong những năm học qua nhà trường không bị sảy ra trường hợp
mất an toàn đáng tiếc sảy ra.
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận
Nâng cao hiệu quả xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn
thương tích cần kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp. Xây dựng trường học an toàn,
phòng chống tai nạn thương tích là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong mỗi
trường học. Đứng trước những khó khăn thách thức, nguy cơ tiềm ẩn mất an
toàn cho trẻ trong mỗi hoạt động ở trường, ở nhà, trong mỗi bước đi của trẻ vô
cùng phức tạp.Trước yêu cầu của nghành học, của xã hội. Đòi hỏi người quản lý,
mỗi nhà giáo phải tích cực bồi dưỡng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, thường
xuyên và phải luôn trau dồi kiến thức, cấp nhập kịp thời những thông tin, tiến bộ
của khoa học, sống và làm việc nột cách khoa học theo quy luật vận hành riêng
của người quản lý, của người thầy giáo, cô giáo. Phải hết sức linh hoạt, áp dụng
các biện pháp vào thực tế của trường một cách đồng bộ. Ban Giám hiệu phải có
sự suy nghĩ tổng quát, đoàn kết, thớng nhất để tìm ra biện pháp cụ thể chỉ đạo

giáo viên đi đúng hướng. Phải giúp giáo viên quán triệt nhiệm vụ để có thái độ
và hành động đúng. Nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết
với nghề và có lòng nhiệt tình u thương trẻ, có kiến thức kỹ năng thành thạo
trong việc giáo dục chăm sóc bảo vệ trẻ, có sự phới hợp chặt chẽ ba mơi trường
giáo dục Gia đình- Nhà trường- Xã hội. Cần có sự đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ
19


đảm bảo an toàn, chú ý xác định các rủi ro, đánh giá rủi ro, chuẩn hóa nhân viên
phục vụ, bố trí phân công nhiệm vụ cho đội ngũ giáo viên, khắc phục, xử lí tình
h́ng để đảm bảo sự ổn định và phát triển của mỗi trường học.
3.2. Kiến nghị
Đối với Bộ, Sở, Phòng giáo dục và đào tạo:
- Có cơ chế chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho các địa Phương
thành lập cửa hàng thực phẩm sạch cung ứng thực phẩm cho các trường học,
bếp ăn tập thể. Đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm nhằm bảo đảm
an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm.
- Các sở, Phòng giáo dục và đào tạo làm trung gian tư vấn, giới thiệu các
công ty cung ứng khí đốt,( gas), lắp đặt, tư vấn thiết kế, hệ thống bếp gas, bão
dưỡng định kỳ hàng tháng, hàng năm. giúp các nhà trường. Nhằm đảm bảo an
toàn, phòng chống cháy nổ gas trong các bếp ăn trường học.
- Kịp thời có chủ trương chính sách bổ sung biên chế sớ giáo viên nhân
viên còn thiếu cho các trường mầm non. Ưu tiên nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị cho sự nghiệp giáo dục mầm non.
- Xử lý nghiêm với các hành vi nhà giáo bạo hành trẻ em, đồng thời ban
hành các văn bản, xây dựng hành lang pháp lý nhằm bảo vệ đội ngũ nhà giáo.
Đới với nhà trường:
- Có kế hoạch phới kết hợp với cha mẹ học sinh, cộng đồng, xã hội chăm
sóc, bảo vệ trẻ, tạo vành đai an toàn cho trẻ, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của
nhà trường.

- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cần tích cực rèn luyện tu dưỡng phẩm
chất đạo đức nghề nghiệp. Hưởng ứng tích cực cuộc vận động” Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các phong trào thi đua và các cuộc vận
động khác của nghành phát động.
Thanh Hóa, ngày 26, tháng 5, năm 2020
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Tôi cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép của người khác.
Người viết

Lê Thị Mùi

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định
về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực
học đường;
2- Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT
về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục.Văn
bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT, ngày 24 tháng 12 năm 2015, ban hành điều
lệ Trường mầm non;
3- Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ
GDĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương
tích trong các trường mầm non;
4- Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, ngày 22/7/2008, của Bộ Giáo dục-Đào
tạo về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học

sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013;
5- Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
6- Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc “ Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo”;
8- Chương trình bồi dưỡng thường xuyên dành cho CBQL và gáo viên mầm
non (Môđun QL2 “ Thu hút cha mẹ và cộng đồng tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ
mầm non”Môđun MN1- D Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm);
9- Quyết định số 1299/QĐ – TTg, ngày 3/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đề án“Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”;
10- , Luật Giáo dục năm 2005;
12- Nghị Chấp hành quyết số 29/NQTW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Hội
nghị lần thứ tám Ban Trung ương khóa XI “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;
13- Chỉ thị số: 20/CT-TW của bộ chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đới với cơng tác chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
...

21


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
Họ và tên tác giả: Lê Thị Mùi
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng ;Trường Mầm non Thiệu Vân

TT

1.

2.
3.
6

7

8

9

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp chỉ đạo nâng
cao HĐGD ân nhạc cho trẻ 25 –
36 tháng tuổi trường Mầm non.
Một số biện pháp chỉ đạo nâng
cao chất lượng giáo dục mầm
non mới.
Một số biện pháp quản lý, duy
trì và phát triển sớ trẻ trường
MN Thiệu Vân.
Một số biện pháp nhằm nâng
cao nề nếp – kỹ cương đối với
CBGV trường MN Thiệu Vân.
Một số biện pháp nhằm “ Xây
dựng - phát huy và giữ vững
đơn vị đạt chuẩn văn hóa “ Ở
trường Mầm non Thiệu Vân –
Thành phớ Thanh hóa.
Một sớ biện pháp chỉ đạo tổ
chức tớt hoạt động hình thành

các biểu tượng cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm tại trường mầm non
Thiệu Vân
Một số giải pháp thu hút các bậc
cha mẹ học sinh chăm sóc, giáo
dục trẻ ở trường mầm non Thiệu
Vân – Thành phớ Thanh Hóa.

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh…)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

PGD & ĐT
Thành phố

B

2012 – 2013


PGD & ĐT
Thành phố

B

2013 – 2014

PGD & ĐT
Thành phố

B

2014 – 2015

PGD & ĐT
Thành phố

B

2015 – 2016

PGD & ĐT
Thành phố

A

2016 – 2017

UBND

Thành phố

A

2017 – 2018

PGD&ĐT
Thành phố

A

2018 -2019



×