Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP dạy học THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực vào bài 28 TIA x môn vật lý 12 NHẰM GIÚP học SINH CHIẾM LĨNH KIẾN THỨC, kĩ NĂNG một CÁCH HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀO BÀI 28: TIA X MÔN VẬT LÝ 12 NHẰM GIÚP HỌC SINH CHIẾM LĨNH
KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỘT CÁCH HIỆU QUẢ

Người thực hiện: Trần Thị Hiếu
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật lý

THANH HOÁ NĂM 2020

1


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. Lý do chọn đề
1
tài...........................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu

2

....................................................................


1.3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ...............................
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm .....................................
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ......
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ............................
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ...........................................
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ...........................................................
3.1. Kết luận ........................................................................................
3.2.
Kiến

2
2
2
2
3
4
16
19
19
19

nghị ......................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................
DANH MỤC CÁC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
PHỤ LỤC

20


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm
2


THPT
GV
HS
PP
H
TL
SGK

Trung học phổ thông
Giáo viên
Học sinh
Phương pháp
Hỏi
Trả lời
Sách giáo khoa

TLTK

Tài liệu tham khảo

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp
cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ việc quan tâm
đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì
qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công
việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách
học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm
3


chất..Tức là phải dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phải tổ
chức cho học sinh hoạt động học sao cho trong quá trình dạy học, học sinh là
chủ thể của hoạt động nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra hỗ trợ
hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm
lĩnh, xây dựng tri thức [1].1
Thực ra, ngành giáo dục chúng ta đã thực hiện việc đổi mới này từ nhiều
năm nay nhưng nhìn chung chúng ta vẫn còn quá chú trọng nội dung dạy học mà
chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học, cũng như khả năng ứng dụng tri
thức đã học vào những tình huống thực tiễn. Trong bối cảnh đó, để chuẩn bị cho
quá trình đổi mới chương trình sách giáo khoa, việc đổi mới đồng bộ phương
pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển
năng lực học sinh là vô cùng cần thiết.
Với phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực sẽ giúp học
sinh phát huy tốt khả năng tự học, chủ động, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu,
nghiên cứu tài liệu, quan sát thực tiễn. Từ đó, các em sẽ học được rất nhiều kiến
thức, kỹ năng và giá trị mới, đồng thời tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt
ra và giải quyết vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia
đình và cộng đồng. Hơn nữa, các em còn có thể khám phá các ý tưởng theo sở
thích, nguyện vọng của cá nhân, của những người xung quanh.
Từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ của đồng
nghiệp, tôi thấy rằng chúng ta cũng đã và đang đổi mới phương pháp dạy học

tuy nhiên vẫn còn mang tính hình thức, rập khuôn máy móc, thiếu sáng tạo nên
hiệu quả mang lại chưa cao.
Môn vật lý là môn khoa học thực nghiệm rất gần gũi với cuộc sống. Học
vật lý, học sinh có thể giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên, biết được nhiều
ứng dụng thú vị, quan trọng trong cuộc sống. Chính vì vậy, việc đổi mới phương
pháp dạy học vật lý theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học
môn vật lý là vô cùng quan trọng, nó không chỉ giúp học sinh nắm bắt kiến thức
một cách chủ động, hiệu quả mà còn tạo cho học sinh có hứng thú học tập, yêu
thích tìm tòi khoa học và có năng lực vận dụng kiến thức vật lý vào đời sống sản
xuất, sinh hoạt hàng ngày.
Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Vận dụng
phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực vào Bài 28: Tia X
- Môn Vật lý lớp 12 nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng một
cách hiệu quả".
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tôi muốn tìm cho bản thân một phương pháp dạy học thích hợp, hiệu
quả để có thể tạo hứng thú học tập môn vật lý cho HS. Từ đó, HS nắm vững
hơn các quy luật, hiện tượng trong vật lý.
- Đồng thời tôi muốn giúp HS phát triển được năng lực sáng tạo, năng lực
phát hiện, giải quyết vấn đề và năng lực vận dụng các kiến thức đã được học vào
thực tiễn. Từ đó, nâng cao kết quả học tập môn vật lý nói riêng, các môn học
khác nói chung. Xa hơn nữa là giúp HS có thái độ tự tin, chủ động trong cuộc
sống.
Mục 1.1. Đoạn “Giáo dục …xây dựng tri thức.” được tác giả trích nguyên văn từ TLTK số 1.

1

4



1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tôi đã vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng
lực vào đối tượng HS các lớp 12A4, 12A8 trường THPT Yên Định 1. Đồng thời,
sử dụng phương pháp dạy học truyền thống với đối tượng đối chứng là HS các
lớp 12A5, 12A7 để thấy rõ sự thay đổi về kết quả và hứng thú học tập của HS
khi áp dụng phương pháp mới.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phối hợp nhiều phương pháp trong đó chủ yếu 2 phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
+ Làm việc trong phòng, tham khảo và đọc tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp khảo sát thực tế, thống kê, sử lý số liệu
+ Chuẩn bị nội dung bài dạy, thu thập ảnh, video có liên quan để thiết kế
bài giảng.
+ Tiến hành giảng dạy thực tế, kiểm tra kết quả, so sánh đối chiếu với kết
quả của phương pháp dạy học truyền thống.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Thực hiện nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm
2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang
thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức, thiết bị và đánh giá giáo dục: Từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; từ nội dung nặng tính hàn lâm
sang nội dung có tính thực tiễn cao; từ phương pháp truyền thụ một chiều sang
phương pháp dạy học tích cực [1]2.
- Không những thế Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng
chỉ rõ: “ Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp
thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng
giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thông lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng

lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
- Hơn nữa, Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ
áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập chung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng,
phát triển năng lực”; “phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học
tập suốt đời”.
Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường
pháp lí thuận lợi cho việc đổi mới quá trình giáo dục trong nhà trường trung học
Mục 2.1. Đoạn “Thực hiện nghị quyết…dạy học tích cực.” được tác giả trích nguyên văn từ
TLTK số 1.
2

5


phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học hướng tới sự phát triển
phẩm chất và năng lực của HS.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Thuận lợi
- GV đã sử dụng các phương pháp truyền thống như đàm thoại gợi mở,
giải thích, phân tích kết hợp với các phương pháp trực quan, thảo luận nhóm...
thường xuyên trong các tiết dạy nên có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận
phương pháp mới.
- GV biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để kích thích sự
hứng thú của HS trong học tập.
- Nhà trường quan tâm tạo điều kiện cho tổ chuyên môn hoạt động, được
trang bị đồ dùng dạy học, máy chiếu, dụng cụ thí nghiệm thực hành ...

- HS có đầy đủ sách giáo khoa, thư viện trường có sách tham khảo cho
các môn học.
- Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Yên Định 1 nhiều năm qua, tôi
nhận thấy, hiện nay HS rất hứng thú với phương pháp dạy học mới, vì các em
được chủ động chiếm lĩnh kiến thức, được tự mình phát hiện và giải quyết vấn
đề và cũng vì vậy kiến thức trở nên dễ nhớ và nhớ lâu hơn.
2.2.2. Tồn tại
- Việc GV phối kết hợp các phương pháp dạy học còn nhiều lúng túng nên
hiệu quả mang lại chưa cao.
- Đa số HS đều có sức ì lớn và tâm lí ngại thay đổi, ngại tìm tòi, ngại khó
khăn và vẫn mang tư duy theo lối mòn.
- Việc sưu tầm, chọn lọc tài liệu gặp phải nhiều khó khăn.
- Bản thân mỗi GV để soạn giáo án đổi mới phương pháp dạy học theo
định hướng phát triển năng lực phải tốn nhiều thời gian, công sức nghiên cứu,
chuẩn bị để xây dựng bài dạy và gặp không ít khó khăn khi tìm hình ảnh minh
hoạ, tư liệu dẫn chứng phù hợp.
2.2.3. Nguyên nhân
- GV còn chưa nắm vững lý thuyết về các phương pháp dạy học mới hoặc
còn vướng mắc trong khâu tổ chức dạy học. Đồng thời, GV còn thiếu kinh
nghiệm trong việc phối kết hợp các phương pháp dạy học.
- GV còn phải tự tìm kiếm tư liệu dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh trong sách vở, trên mạng hoặc kết hợp với đồng nghiệp mà
chưa có kho tư liệu đầy đủ, phù hợp cho môn học .
- GV chưa có biện pháp phù hợp trong khâu nêu vấn đề và củng cố khắc
sâu kiến thức cho HS.
- GV tổ chức hoạt động nhóm chưa đúng quy trình, chưa linh hoạt, còn
rập khuôn, máy móc.
- HS còn quen với cách học cũ, thụ động. Nhiều HS còn chưa biết cách
tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học khi GV yêu cầu.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1. Các bước tiến hành
- Lên kế hoạch, chọn bài giảng phù hợp.

6


- Tự tìm kiếm tư liệu phát triển năng lực học sinh trong sách vở, trên
mạng và tham khảo ý kiến đồng nghiệp.
- Soạn giáo án phù hợp với năng lực của học sinh từng lớp và chuẩn bị đồ
dùng dạy học.
- Khuyến khích HS tự tìm tòi trước các kiến thức liên quan đến bài học.
- Tiến hành giảng dạy theo giáo án.
- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của quá trình dạy học.
2.3.2. Xây dựng giáo án dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Trong nội dung phần này tác giả chỉ xin phép trình bày giáo án giảng dạy
theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài 28: “Tia X” trong môn vật lý
12 Cơ bản.
Tiết 47 - Bài 28: TIA X
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nêu được cách tạo, tính chất và bản chất tia X.
- Nêu được một số ứng dụng quan trọng của tia X.
- Thấy được sự rộng lớn của phổ sóng điện từ, do đó thấy được sự cần
thiết phải chia phổ ấy thành các miền, theo kĩ thuật sử dụng để nghiên cứu và
ứng dụng sóng điện từ trong mỗi miền.
2. Về kĩ năng
- Tập chung quan sát hình ảnh, video kết hợp với nghiên cứu SGK để biết
và nhớ về cách tạo ra tia X, các tính chất của tia X.
- HS vận dụng được các tính chất của tia X để giải thích các ứng dụng tương
ứng của nó.

- HS chỉ ra được sự giống và khác nhau giữa tia X và tia hồng ngoại, tia tử
ngoại, ánh sáng nhìn thấy.
- Rèn kĩ năng suy luận logic, tính cẩn thận.
3. Về thái độ
- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới
trong khoa học.
- Yêu thích bộ môn, say mê trong nghiên cứu khoa học.
- Luôn tìm cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức được học vào
cuộc sống.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, sống yêu thương con người.
4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
a. Phẩm chất năng lực chung
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng.
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực
giao tiếp, năng lực làm việc cộng tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực trình
bày thông tin.
b. Năng lực chuyên biệt môn học
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm.
III. CHUẨN BỊ
7


1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tranh, ảnh trong SGK, phiếu học tập.
- Các tranh ảnh và video liên quan đến phát hiện tia X, cách tạo ra tia X
và ứng dụng của tia X trên mạng internet.
- Máy chiếu đa năng, máy vi tính.
- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa và sách bài tập Vật lí 12 cơ bản, vở ghi, giấy nháp,...

- Tìm hiểu trước về các ứng dụng của tia X trong đời sống và trong kĩ thuật.
- Chuẩn bị bài trước khi học. Tìm hiểu về bức ảnh "Hand mit Ringen".
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Câu hỏi: Em hãy kể tên các loại sóng điện từ đã được học và sắp xếp
chúng theo thứ tự tăng dần của bước sóng?
3. Tiến trình bài học
Bài học được thiết kế theo chuỗi các hoạt động học: Tình huống xuất phát
– Hình thành kiến thức – Hệ thống hóa kiến thức và luyện tập – Vận dụng vào
thực tiễn, tìm tòi, mở rộng.
Bảng mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian
Các bước

Hoạt động

Khởi động

Hoạt động 1

Hình thành
kiến thức

Hoạt động 2
Hoạt động 3
Hoạt động 4
Hoạt động 5

Tên hoạt động
Tạo tình huống xuất phát từ việc tìm

hiểu bức ảnh "Hand mit Ringen"
- Tìm hiểu về sự phát hiện tia X.
- Tìm hiểu về cách tạo ra tia X.
- Tìm hiểu về bản chất, tính chất và ứng
dụng của tia X.
- Tìm hiểu về thang sóng điện từ.
- Hệ thống hóa kiến thức.
- Luyện tập, củng cố kiến thức bằng
cách làm bài tập trong phiếu học tập.
- Tìm hiểu các ứng dụng khác của tia X.
- Nêu nhiệm vụ về nhà cho HS.

Thời
gian dự
kiến
3 phút
4 phút
5 phút
15 phút
4 phút

Hệ thống
kiến thức và
7 phút
Hoạt động 6
luyện tập
Vận dụng,
mở rộng
Hoạt động 7
3 phút

3.1. Khởi động
Hoạt động 1: Tạo tình huống xuất phát/ Nhiệm vụ mở đầu (3 phút)
a. Mục tiêu
- Tạo cho HS tâm lý tiếp nhận chủ động, tích cực qua việc tìm hiểu bức ảnh "Hand
mit Ringen" và giới thiệu ứng dụng của tia X trong đời sống, trong kĩ thuật.
- Từ ứng dụng của tia X trong đời sống và trong kĩ thuật, học sinh thấy được vai
trò của tia X và có nhu cầu tìm hiểu bài tia X.
b. Phương pháp dạy học
8


- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp thuyết trình kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan.
c. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc tìm hiểu thông tin, việc trao đổi
thông tin, thảo luận.
- Năng lực trình bày thông tin bằng ngôn ngữ.
d. Tiến trình của hoạt động
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học
sinh

Nội dung

- Chiếu bức ảnh nổi tiếng của nhà
nghiên cứu Wilhelm Conrad Roentgen
mang tên "Hand mit Ringen" và đặt
câu hỏi:


H: Hãy nêu những hiểu biết của em về - Làm việc độc lập.
bức ảnh này?
- Trong khi làm việc
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
độc lập HS viết các câu
- Gọi HS trả lời.
trả lời ra giấy nháp, sau
đó đại diện học sinh
phát biểu trước lớp.
- Gọi HS khác nhận xét.
- Các HS còn lại, lắng
- Đánh giá phần trình bày của HS (Thái nghe và phát biểu bổ
độ làm việc, kĩ năng trình bày).
sung.
- Chốt vấn đề: Bức ảnh các em vừa
quan sát là bức ảnh nổi tiếng nhất của
nhà Vật lý Wilhelm Conrad Roentgen - Ghi nhớ.
mang tên "Hand mit Ringen". Đây là - Định hướng nội dung
ảnh chụp X quang bàn tay trái của vợ bài học.
ông - tấm ảnh X quang đầu tiên trên thế
giới. Nó đã giúp ông có được giải
Nobel Vật lý năm 1901. Tháng 11 năm
1895 Rơn – ghen khám phá ra tia X
9


tượng trưng cho cuộc cách mạng trong
thế giới Y khoa. Từ đó về sau, ta có thể
"nhìn bên trong" cơ thể con người.
Những ứng dụng tuyệt vời của tia X

trong y học là một bước ngoặt trong
chuẩn đoán và điều trị bệnh. Tia X còn
được dùng trong công nghiệp, trong an
ninh - quốc phòng, trong sinh học và cả
trong hội họa. Vậy tia X được tạo ra
bằng cách nào? Có bản chất, tính chất
và được ứng dụng rộng rãi như thế
nào? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được
trả lời trong tiết học hôm nay.
- Giáo viên nêu và viết tên bài học lên
bảng.

BÀI 28:
TIA X

3.2. Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu [6]3
- Biết về sự kiện phát hiện tia X.
- Nêu được cách tạo, tính chất và bản chất tia X.
- Biết và nhớ một số ứng dụng quan trọng của tia X.
- Thấy được sự rộng lớn của phổ sóng điện từ, do đó thấy được sự cần thiết phải
chia phổ ấy thành các miền, theo kĩ thuật sử dụng để nghiên cứu và ứng dụng
sóng điện từ trong mỗi miền.
- Biết được các ứng dụng quan trọng của sóng điện từ trong đời sống.
b. Phương pháp dạy học
- Dạy học nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp thuyết trình, sử dụng đồ dùng trực quan.
c. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Đọc SGK, phiếu học tập, ghi chép,...
- Năng lực hợp tác nhóm: Trao đổi thảo luận, trình bày sản phẩm.

- Năng lực tư duy logic, tư duy sáng tạo.
- Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát.
d. Tiến trình hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự phát hiện về tia X (4 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học
Nội dung
sinh
- GV: Để tìm hiểu về quá trình phát
I. Phát hiện về
hiện tia X các em hãy theo dõi video
tia X
sau.
- Trình chiếu video “ Sự phát hiện tia - Xem video, làm
X”
việc độc lập.
33

Mục 3.2

phần a được tham khảo từ TLTK số 6.
10


H: Sau khi xem video trên và nghiên
cứu phần I ở SGK, em hãy trình bày
thí nghiệm phát hiện tia X của Rơnghen năm 1895?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân và phát
biểu.
- Yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ

sung.

- Sau khi xem video
và nghiên cứu SGK
HS viết kết luận ra
giấy nháp.
- Đại diện HS phát
biểu trước lớp.
- Đánh giá phần
trình bày của bạn
trong lớp và bổ
sung ý kiến.

- Đánh giá phần trình bày của HS.
- Chốt vấn đề: Năm 1895, nhà vật lí
người Đức Rơn-ghen đã khám phá ra - Ghi nhớ.
tia X và ông đã trở thành người đầu
tiên trong lịch sử được trao tặng giải
Nô-ben Vật lí.
Từ các thí nghiệm của mình Rơn-ghen
đã rút ra kết luận: Mỗi khi một chùm
catôt - tức là một chùm êlectron có
năng lượng lớn đập vào một vật rắn thì
vật đó phát ra tia X.
+ Giới thiệu sơ lược về Rơn-ghen.
+ Như vậy việc phát hiện ra tia X là rất
tình cờ đúng không nào? Cô hi vọng
các em cũng có thể tình cờ phát hiện ra
một hiện tượng mới nào đó và quay trở
lại giải thích dưới góc nhìn của khoa

học như Rơn- ghen.

Mỗi khi một
chùm catôt tức là một
chùm êlectron
có năng lượng
lớn đập vào
một vật rắn thì
vật đó phát ra
tia X.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách tạo tia X (5 phút)
- GV: Vậy làm thế nào để tạo ra
II. Cách tạo tia X
tia X? Các em hãy nghiên cứu
mục II SGK và xem video sau
để tìm câu trả lời.
- Trình chiếu video “Cách tạo
tia X”.

11


H: Dùng thiết bị nào để tạo ra
tia X? Nêu cấu tạo và hoạt động
của thiết bị đó?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Chia lớp thành 6 nhóm (2 bàn
kề nhau 1 nhóm).
- Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận

và viết câu trả lời đã thống nhất
vào bảng phụ .
- Chọn kết quả hai nhóm (chọn
một nhóm làm tốt và một nhóm
chưa tốt nếu có) yêu cầu các
nhóm khác nhận xét, bổ sung
nếu cần.

- Làm việc cá
nhân.
- Làm việc
nhóm:
Tranh luận,
thảo luận và
thống nhất ý *Tia X được tạo ra từ ống
kiến chung Cu-lít-giơ.
ghi vào bảng
phụ.
- Các nhóm
lên treo sản
phẩm.

- Đánh giá
phần
trình
bày của các
- Đánh giá phần trình bày của nhóm GV đã
chọn và bổ
HS.
sung ý kiến.

- Chốt vấn đề: Trình chiếu phần - Sửa và bổ
nội
nội dung cơ bản kết hợp với sung
dung
của
thuyết trình.
nhóm mình.

* Cấu tạo ống Cu-lít-giơ
- Ống Cu-lít-giơ là một ống
thủy tinh bên trong là chân
không.
- Ống có hai cực Anốt(A) và
catốt (K):
+Anốt (A): Nối với cực
dương của nguồn, làm bằng
kim loại có khối lượng
- Quan sát, nguyên tử lớn, được làm
- Cho học sinh quan sát một số ghi chép, ghi nguội bằng một dòng nước
nhớ.
khi ống hoạt động.
hình ảnh về ống Cu-lít-giơ.
+ Catốt (K): Nối với cực âm
của nguồn điện, bằng kim
loại, hình chỏm cầu.
+ Dây nung bằng vonfram
FF’ làm nguồn bức xạ
êlectron.
* Hoạt động:
- FF’ được nung nóng bằng

12


một dòng điện  làm cho các
êlectron phát ra.
- Hiệu điện thế giữa A và K
cỡ vài chục kV, các êlectron
bay ra từ FF’ chuyển động
trong điện trường mạnh giữa
A và K đến đập vào A và làm
cho A phát ra tia X.

- Vậy bản chất và tính chất của
tia X như thế nào chúng ta sẽ
nghiên cứu ở mục III.
Hoạt động 4: Tìm hiểu bản chất, tính chất và ứng dụng của tia X (15 phút)
- Hướng dẫn HS tìm hiểu phần bản
III. Bản chất và
chất của tia X
tính chất của tia
- H: Dựa vào phần III ở SGK, em hãy
X
nêu bản chất, tính chất và các ứng
dụng của tia X ?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân .
- Làm việc độc
lập.
- Chia 6 nhóm và yêu cầu HS làm - Sau khi làm việc
việc nhóm:
độc lập, HS viết

+ Nhóm 1, 2: Thảo luận và trình bày kết luận ra giấy
lại vào bảng phụ nội dung bản chất nháp.
của tia X.
- Làm việc nhóm:
+ Nhóm 3,4: Thảo luận và trình bày Thảo luận, trình
vào bảng phụ nội dung tính chất của bày bảng phụ và
tia X.
cử đại diện trình
+ Nhóm 3,4: Thảo luận và trình bày bày.
vào bảng phụ nội dung ứng dụng của
tia X.
- Yêu cầu nhóm 1,2 trình bày sản - Nhóm 1,2 treo
phẩm, các nhóm khác đóng góp ý bảng phụ lên
kiến về nội dung bản chất của tia X.
bảng.
- Đại diện nhóm 1
13


trình bày nội dung
nghiên cứu của
nhóm mình.
- Nhóm 2 đối
chiếu kết quả.
- Các nhóm khác
- Chốt vấn đề: 12 năm sau kể từ khi góp ý, bổ sung.
1. Bản chất
Rơn-ghen tìm ra tia X nhà vật lý - Ghi nhớ.
Tia X là sóng điện
người Đức Phôn Lau-ê bằng những

từ có bước sóng từ
thí nghiệm tinh vi đã chứng minh
10-11m đến 10-8m.
được tính chất sóng của tia X, và sự
đồng nhất về bản chất của nó với tia
tử ngoại, nhưng tia X có bước sóng
nhỏ hơn rất nhiều (10-8m 10-11m).
- Yêu cầu nhóm 3,4 trình bày sản - Nhóm 3,4 mang
phẩm, các nhóm khác đóng góp ý bảng phụ treo lên
bảng.
kiến về nội dung tính chất của tia X.
- Đại diện nhóm 3
trình bày nội dung
nghiên cứu của
nhóm mình.
- Nhóm 4 đối
chiếu kết quả.
- Chốt vấn đề: Nhắc lại các tính chất - Các nhóm khác 2. Tính chất
- Có khả năng đâm
của tia X và khẳng định rằng: Tia X góp ý, bổ sung.
xuyên mạnh. Tia
có đầy đủ các tính chất của tia tử - Ghi nhớ.
X có bước sóng
ngoại nhưng mạnh hơn, điều này
càng ngắn thì khả
càng cho ta thấy sự đồng bản chất
năng đâm xuyên
giữa chúng.
càng lớn ta nói tia
X càng cứng.

- Làm đen kính
ảnh.
- Làm phát quang
H: Tia X hủy diệt tế bào, vậy ở các -TL: Tất cả tường, một số chất.
phòng chụp X-quang đã làm gì để cửa của phòng - Làm ion hóa chất
chụp
X-quang khí.
tránh tia X bức xạ ra môi trường?
phải có bọc hoặc - Có tác dụng sinh
pha chì để ngăn lý mạnh.
không cho tia X đi - Gây ra hiện
qua.
tượng quang điện
- Yêu cầu nhóm 5, 6 trình bày sản - Nhóm 5, 6 mang ở hầu hết các kim
phẩm, các nhóm khác đóng góp ý bảng phụ treo lên loại.
kiến về nội dung ứng dụng của tia X. bảng.
- Đại diện nhóm 6 3. Ứng dụng của
14


trình bày nội dung
nghiên cứu của
nhóm mình.
- Nhóm 5 đối
chiếu kết quả.
- Nhận xét sản phẩm làm việc và các - Các nhóm khác
ý kiến đưa ra của các nhóm.
góp ý, bổ sung.
- Chốt vấn đề: Tia X có rất nhiều ứng
dụng quan trọng như các em vừa tìm - Ghi nhớ.

hiểu ở trên
+ Chụp X-quang được ứng dụng phổ
biến trong công tác chuẩn đoán nhiều
bệnh lý, đặc biệt các bệnh về tim,
phối, xương khớp,… đây là cho kết
quả nhanh và chính xác giúp các bác
sỹ quan sát những tổn thương bên
trong cơ thể bệnh nhân.
- Cho Hs Quan sát ảnh chụp X quang
phổi, xương.

H: Vậy tính chất nào của tia X được
ứng dụng trong việc chụp X-quang?
Tính chất nào để ảnh chụp bằng tia X
được lưu lại trên phim?
H: Tính chất nào của tia X được ứng
dụng để kiểm tra hành lý, để dò tìm
khuyết tật bên trong sản phẩm đúc?
- Cho học sinh quan sát ảnh 1 số hình
ảnh ứng dụng tia X phát hiện tội
phạm ở các chốt an ninh tại sân bay.

tia X
- Trong y học:
Chiếu điện, chụp
điện để chuẩn
đoán bệnh, chữa
bệnh ung thư
nông,...
- Trong công

nghiệp: Dùng tia
X để tìm ra các
khuyết tật trong
các vật đúc bằng
kim loại.
Trong
giao
thông: Dùng tia X
để kiểm tra hành lí
của hành khách đi
máy bay và phát
hiện tội phạm.
- Trong phòng thí
nghiệm: Dùng tia
X để nghiên cứu
thành phần và cấu
trúc của vật rắn.
- Trong sinh học:
Dùng Camera Xquang để giải
thích một số tập
tính của động vật.

- TL: Tính chất tác
dụng lên kính ảnh
và khả năng đâm
xuyên của tia X.
-TL: Khả năng
đâm xuyên.

15



- Cho HS quan sát đoạn video
Camera X-quang giải thích tại sao
chuột Hamster có thể nạp rất nhiều
thức ăn.

- Giới thiệu về nguyên lý chụp Xquang và của máy quét kiểm tra hành
lý.
- GV giới thiệu về ứng dụng của tia X
trong khôi phục ảnh, khôi phục các
tác phẩm hội họa quý

16


Như vậy qua đây ta đã biết được các
tính chất và ứng dụng quan trọng của
tia X, và các em cũng biết là tia X
cũng có hại đối với tế bào vì vậy cần
phải có các biện pháp để tránh phơi
nhiễm tia X.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về thang sóng điện từ (3 phút)
- Yêu cầu HS đọc - Đọc phần IV để tìm IV. Thang sóng điện từ
phần IV để tìm hiểu hiểu về thang sóng điện
về thang sóng điện từ và trả lời các câu hỏi
từ và trả lời câu GV đưa ra.
hỏi: Nêu tên các
sóng trong thang
sóng điện từ theo

thứ tự từ bước sóng
tăng dần ?
- Yêu cầu HS làm - Làm việc độc lập.
việc cá nhân và - Sau khi làm việc độc
phát biểu.
lập HS viết kết luận ra
giấy nháp.
- Đại diện HS phát biểu
trước lớp.
- Đánh giá phần trình *Thang sóng điện từ:
bày của bạn trong lớp và
- Đánh giá phần bổ sung ý kiến.
Theo chiều tăng dần của bước
trình bày của HS.
sóng  (m)
- Chốt vấn đề: Trình
chiếu hình ảnh thang
sóng điện từ đồng - Ghi nhớ.
thời thuyết trình.

17


3.3. Hệ thống hóa kiến thức và luyện tập
Hoạt động 6: Hệ thống hóa kiến thức và luyện tập (7 phút)
a. Mục tiêu
- Hệ thống hóa lại những kiến thức trọng tâm của bài học.
- Luyện tập củng cố nội dung bài học.
b. Phương pháp dạy học
Dạy học nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết

trình, sử dụng đồ dùng trực quan.
c. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, năng lực
trao đổi thông tin, năng lực hoạt động cá nhân của học sinh.
d. Các bước hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy nội dung chính của bài học.
- GV yêu cầu HS hoàn thành các câu hỏi trong phiếu bài tập (bản kèm theo ở
phụ lục 1).
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc độc lập.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
Sau khi làm việc độc lập, đại diện HS phát biểu trước lớp. Các HS còn lại,
lắng nghe và phát biểu bổ sung.
Bước 4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- HS đánh giá phần trình bày của bạn, sửa lỗi và bổ sung ý kiến.
- GV đánh giá phần trình bày của HS.
Bước 5. Giáo viên chốt vấn đề
- GV trình chiếu sơ đồ tư duy của bài học (bản kèm theo ở phụ lục 2) và nêu
đáp án các câu hỏi trong phiếu học tập, giải thích nếu cần.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án

B
D
A
C
C
D
D
C
3.4. Vận dung, tìm tòi, mở rộng kiến thức
Hoạt động 7: Vận dụng, mở rộng kiến thức và giao nhiệm vụ về nhà (3 phút)
a. Mục tiêu
Tìm tòi và mở rộng kiến thức.
b. Phương pháp dạy học
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
c. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao
đổi thông tin. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
d. Các bước hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- Tìm và nêu thêm một số ứng dụng của tia X trong đời sống và trong kĩ thuật.
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành các câu hỏi và bài tập trong SGK và sách
bài tập vật lý .
- Yêu cầu HS về nhà nghiên cứu bài học tiếp theo.
18


Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc độc lập tìm thêm các ứng dụng của tia X.
Bước 3. Báo cáo kết quả
- Cá nhân học sinh kể thêm các ứng dụng khác của tia X mà các em biết.

Bước 4. Ghi lại nhiệm vụ học tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đến chất lượng giảng dạy và giáo
dục của bản thân
Tôi đã tiến hành thực nghiệm để kiểm tra hiệu quả của đề tài và thu nhận
được các kết quả như sau:
a. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm tra tính đúng đắn và
khẳng định tính khả thi của đề tài.
b. Nội dung thực nghiệm
Soạn, giảng từ bài 24 đến bài 28 trong chương Sóng ánh sáng - Vật lý 12
cơ bản theo phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
c. Phương pháp thực nghiệm
Việc thực nghiệm sư phạm được tiến hành vào năm học 2019-2020 tại
trường THPT Yên Định 1: Chọn các lớp 12A4, 12A8 tiến hành thực nghiệm đề
tài và các lớp 12A5, 12A7 là lớp đối chứng, tiến hành giảng dạy theo phương
pháp truyền thống (khả năng tiếp thu của lớp 12A4 tương đương với lớp 12A5,
của lớp 12A8 tương đương với lớp 12A7).
- Trong quá trình giảng dạy, tôi theo dõi, đánh giá về mức độ hứng thú, mức độ
tập trung và khả năng vận dụng kiến thức mới của HS.
- Kết thúc thực nghiệm, tiến hành kiểm tra, đánh giá HS, phân tích, xử lý
kết quả kiểm tra, khảo sát bằng phương pháp toán học.
d. Kết quả thực nghiệm
* Kết quả điểm bài kiểm tra :
Bảng số liệu
Ban

Lớp


Cơ bản
A
Cơ bản
D

Thực nghiệm-12A4
Đối chứng -12A5
Thực nghiệm-12A8
Đối chứng-12A7
Thực nghiệm
Đối chứng

Tổng


số
39
39
40
42
79
81

Kết quả điểm bài kiểm tra
Trung bình
Khá
Giỏi
SL
%
SL %

SL
%
7
17.9 20 51.3 12
30.8
20
51.3 15 38.5 4
10.2
12
30.0 20 50.0 8
20.0
20
47.6 18 42.9 4
9.5
19
24.1 40 50.6 20
25.3
40
49.4 33 40.7 8
9.9

Biểu đồ thể hiện kết quả đánh giá của bài kiểm tra
19


* Kết quả khảo sát hứng thú học tập của học sinh
Bảng số liệu

Ban


Lớp

Cơ bản
A
Cơ bản
D

Thực nghiệm-12A4
Đối chứng-12A5
Thực nghiệm-12A8
Đối chứng-12A7
Thực nghiệm
Đối chứng

Tổng

Sĩ Rất hứng
số
thú
SL %
39 18 46.
39 3 7.7
2
40 15 37.
42 4 9.5
5
79 33 41.
81 7 8.6
8


Mức độ hứng thú (%)
Hứng
Bình
thú
thường
SL % SL %
17 43. 4 10.
16 41.
6 18 46.
2
15.
19 47.
6
0
2
35.
16 38.
15
5
0
12.
36 45.
10
1
7
40.
32 39.
33
6
6


Không
hứng thú
SL %
0 0.0
2 5.1
0 0.0
7 16.7
0 0.0
9 11.1

Biểu đồ kết quả kiểm tra mức độ hứng thú
5 của học8sinh

*Qua quá trình phân tích kết quả thực nghiệm cho thấy:
20


- Kết quả học tập của HS ở lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng có sự
chênh lệch khá lớn. Kết quả bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn. Điều
này chứng tỏ mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng của HS ở lớp thực nghiệm
cao hơn ở lớp đối chứng. Cụ thể là, ở lớp thực nghiệm HS hiểu bài một cách
chắc chắn, nắm được bản chất của nội dung học tập và khả năng vận dụng tri
thức để giải quyết vấn đề thực tế tốt hơn hẳn ở lớp đối chứng.
- Hứng thú học tập của HS giữa hai nhóm nhóm lớp thực nghiệm và đối
chứng cũng không giống nhau. Tỉ lệ HS ở lớp thực nghiệm hứng thú học tập đạt
gần 90%, trong khi ở lớp đối chứng tỉ lệ này lại dưới 40%.
- Trong giờ dạy thực nghiệm HS có hứng thú học tập hơn, không khí lớp
học sôi nổi hơn, từ đó giúp HS chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng một cách hiệu quả
hơn.

Kết quả thực nghiệm chứng tỏ việc áp dụng nội dung của đề tài vào giảng
dạy đã giúp nâng cao kết quả học tập của HS một cách đáng kể. Đồng thời tăng
cường khả năng chú ý của HS với tiến trình bài học, tăng cường thời gian duy trì
trạng thái tích cực hoạt động của HS trong giờ học. Do đó, hoạt động học đã
giúp HS hình thành được nhiều phẩm chất năng lực.
2.4.2. Đối với công tác giáo dục của nhà trường
Đề tài này góp phần tạo nên thành công bước đầu trong việc nâng cao kết
quả đại trà môn Vật lí, kết quả thi học sinh giỏi và kết quả kì thi THPTQG môn
Vật lí 2 năm gần đây của trường THPT Yên Định 1 (có bản minh chứng kèm
theo ở phụ lục 3).
2.4.3. Đối với giáo viên
- Thông qua việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực GV kịp thời
phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ, đồng thời phát
hiện những khó khăn trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức của HS để hướng dẫn,
giúp đỡ và đưa ra nhận định phù hợp về ưu, khuyết điểm của HS để kịp thời tác
động nhằm nâng cao chất lượng hoạt động học tập, rèn luyện của HS.
- Đồng thời, dạy học theo phương pháp mới này cũng giúp GV làm cho
giờ học sinh động hơn, sự tương tác qua lại giữa HS và GV trong giờ học cũng
nhiều hơn. Điều này, góp phần làm tăng hứng thú của HS đối với môn học cũng
như tăng thêm tình cảm giữa thầy và trò.
2.4.4. Đối với học sinh
- Quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã
khuyến khích được tính tích cực và chủ động của HS trong học tập, rèn luyện.
- Đồng thời phát triển được nhiều năng lực cho HS như năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực vận dụng tri thức vào
cuộc sống,...
- Đối với học sinh THPT Yên Định 1, các môn tự nhiên trong đó có môn
Vật lý không còn được nhiều HS yêu thích như trước với lý do nặng kiến thức
và thi cử khó khăn, trong khi nếu lựa chọn học và thi ban Khoa học xã hội thì
nhẹ nhàng hơn nhiều. Tuy nhiên, việc áp dụng dạy học theo định hướng phát

triển năng lực đã góp phần không nhỏ trong việc tạo hứng thú cho HS đối với
môn Vật lý. Từ đó, HS đặt ra mục tiêu phấn đấu học tập rõ ràng hơn.
21


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sau khi kết thúc các tiết thực nghiệm dạy học theo định hướng phát triển
năng lực, tôi nhận thấy:
- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực, HS đã phát huy tốt khả
năng tự học, chủ động, sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức.
- HS đã hiểu ý nghĩa của các chủ đề mà các em đang thực hiện, các em có
thể hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ và có chất lượng khá cao. Trong quá trình
tìm hiểu, nghiên cứu HS sẽ học được rất nhiều kiến thức, kỹ năng và giá trị mới.
Hơn nữa, các em còn có thể khám phá các ý tưởng theo sở thích, nguyện vọng
của cá nhân cũng như các thành viên trong một nhóm.
- Đối với GV, đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề cần quan
tâm. Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học mới có thể giúp học sinh bước
vào một tâm thế mới, có những năng lực và kĩ năng mới cho hành trình kiếm tìm
tri thức của bản thân. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là một sự lựa
chọn mà các giáo viên rất nên vận dụng và cần phải được nhân rộng trong ngành
một cách hiệu quả.
3.2. Kiến nghị
- Sở GD& ĐT Thanh Hóa cần mở nhiều hơn các chu kỳ bồi dưỡng thường
xuyên để giáo viên tiếp cận nhiều phương pháp dạy học mới từ đó đưa vào thực
tế dạy học ở các trường THPT.
- Nhà trường tạo điều kiện về trang thiết bị dạy học để GV có điều kiện
thực hiện các phương pháp dạy học mới.
- Tổ, nhóm chuyên môn tổ chức thêm nhiều buổi thảo luận về dạy học
theo phương pháp dạy học mới để giáo viên học tập và rút kinh nghiệm từ đồng

nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.

Trần Thị Hiếu

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm
và hướng dẫn học sinh tự học môn vật lý.
Bộ Giáo dục và đào tạo.
2. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông về dạy học tích cực, giáo
dục kĩ luật tích cực.
Bộ Giáo dục và đào tạo.
3. Tài liệu tập huấn: tổ trưởng chuyên môn về phương pháp và kĩ thuật tổ chức
hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông môn vật lý.
Bộ Giáo dục và đào tạo.
4. Dạy và học tích cực- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học.
Nhà xuất bản đại học sư phạm.
5. SGK Vật lý lớp 12 cơ bản.
6. Sách giáo viên Vật lý lớp 12 cơ bản.
Nhà xuất bản Giáo Dục.
6. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lý lớp 12.

Nhà xuất bản Giáo Dục .
7. Các trang mạng: Vật lý phổ thông, YouTube, Thư viện vật lý....
8. Đề thi THPT quốc gia các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2019.

23


DANH MỤC CÁC SKKN ĐÃ ĐƯỢC SỞ GD& ĐT THANH HÓA
CHỨNG NHẬN
Họ và tên tác giả: Trần Thị Hiếu
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Yên Định 1
TT
1

2

Tên SKKN

Loại, năm
học
Sử dụng phần mềm " Mô phỏng một số thí nghiệm vật lí
C
phần cảm ứng điện từ " trong dạy học bài " Hiện tượng cảm 2012-2013
ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng" nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động của học sinh.
Hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp “ Chuẩn hóa số
B
liệu ” để giải nhanh các bài toán mạch RLC nối tiếp có tần 2016-2017
số dòng điện thay đổi – Chương trình vật lý 12


*Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào Ngành cho đến
thời điểm hiện tại.
----------------------------------------------------

24


PHỤ LỤC 1
PHIẾU HỌC TẬP
( Sử dụng ở hoạt động 6 )
Câu 1: Trong các loại tia: tia X, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia đơn sắc màu
lục; tia có tần số lớn nhất là
A. tia tử ngoại.
B. tia X.
C. tia đơn sắc màu lục.
D. tia hồng ngoại.
Câu 2: Tia X không có ứng dụng nào sau đây?
A. Chữa bệnh ung thư.
B. Tìm bọt khí bên trong các vật bằng kim loại.
C. Chiếu điện, chụp điện.
D. Sấy khô, sưởi ấm.
Câu 3: Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tia X có tác dụng sinh lí: nó hủy diệt tế bào.
B. Tia X có tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.
C. Tia X có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy.
D. Tia X có khả năng đâm xuyên kém hơn tia hồng ngoại.
Câu 4: Trong chân không, các bức xạ có bước sóng tăng dần theo thứ tự đúng là
A. ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma; sóng vô tuyến và tia hồng ngoại.
B. sóng vô tuyến; tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X và tia gamma.
C. tia gamma; tia X; tia tử ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia hồng ngoại và sóng vô tuyến.

D. tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma và sóng vô tuyến.
Câu 5: Tia X có
A. cùng bản chất với sóng âm.
B. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại.
C. cùng bản chất với sóng vô tuyến.
D. điện tích âm.
Câu 6: Chiếu điện và chụp điện trong các bệnh viện là ứng dụng của
A. sóng âm.
B. tia tử ngoại.
C. tia hồng ngoại.
D. tia X.
-10
Câu 7: Bức xạ có bước sóng 10 m thuộc loại nào trong các bức xạ dưới đây?
A. Tia tử ngoại.
B. Tia hồng ngoại.
C. Tia ca tốt.
D. Tia X.
Câu 8: Chọn đáp án sai. Các bước xạ có bước sóng càng ngắn thì
A. có khả năng đâm xuyên càng mạnh.
B. dễ làm phát quang các chất.
C. dễ gây hiện tượng giao thoa.
D. dễ làm ion hóa không khí

25


×