Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Xây dựng chủ đề tích hợp phân bón và rau an toàn trong dạy học sinh học lớp 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 25 trang )

MỤC
LỤC
SỞ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO
TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG NỘI
THPT
LÊ HỒNG PHONG
DUNG
LỜI CẢM ƠN
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
V. Kế hoạch nghiên cứuSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận
II. Thực trạng
III. Biện pháp thực hiện trong công tác chủ nhiệm lớp:
1. Nắm vững tình hình lớp
XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
2. Ổn định nề nếp lớp
“PHÂN

RAU AN TOÀN”
3. Xây dựng phong
trào họcBÓN
tập lành


mạnh
4. Xây TRONG
dựng “Lớp học
thânHỌC
thiện, học
sinh tích
cực”LỚP 11 THPT
DẠY
SINH
HỌC
4.1. Xây dựng mối quan hệ thầy trò
4.2. Xây dựng mối quan hệ bạn bè
4.3. Trang trí lớp học gần gũi với học trò
4.4. Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh
5. Dạy học sinh học sử dụng Internet đúng cách
6. Giáo viên chủ nhiệm luôn rèn luyện, tu dưỡng bản thân
7. Kết quả đạt được
PHẦN THỨ BA: KẾT
Người
LUẬN
thựcVÀ
hiện:
KHUYẾN
Lê ThuNGHỊ


Chức vụ: Tổ phó CM, Giáo viên giảng dạy
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học

THANH HÓA NĂM 2020

1

Trang
1
1
1
1
1
2
3
3
3
4
4
5
7
8
8
10
11
11
12
14
14
15


MỤC LỤC
Đề mục


Nội dung

Trang

I
1
2
3
4
5
6
II
1

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Những điểm mới của SKKN
Điểm khó của đề tài
NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
1.1. Xuất phát từ yêu cầu của việc dạy học sinh học
1.2. Xuất phát mục tiêu dạy học đối với THPT
1.3. Xuất phát từ yêu cầu về đổi mới dạy học
1.4. Xuất phát từ nhu cầu học tập, bộc lộ của học sinh hiện nay
Thực trạng của vấn đề
Một số giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Nội dung chủ đề: Phân bón và rau an toàn

4.1. Lựa chọn chủ đề
4.2. Mục tiêu dạy học của chủ đề
4.3. Các năng lực chính hướng tới
4.4. Các kiến thức cần hình thành trong chủ đề
4.5. Các hoạt động dạy học của chủ đề
4.5.1.Kế hoạch dạy học
4.5.2. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tập
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

1
1
1
1
1
2
2
2

2
3
4

5
III

1
2

2

2
3

4

17
18
18
19


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
DHTH

Dạy học tích hợp

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

GV

Giáo viên

HS


Học sinh

SGK

Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm


I.MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông nước ta đã và đang thực hiện bước chuyển từ
chươngtrình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, từ
chỗ quan tâm học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng
được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện
thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều”
sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Điều này đã được
khẳng định trong nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công

nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực không chỉ chú ý
tích cực hóa HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết
vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn
hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Để phát triển năng lực giải
quyết vấn đề cho người học, bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng
riêng lẻ của từng môn học thì người học cần được học tập các chủ đề tích hợp.
Dạy học chủ đềlà xu thế tất yếu phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh, phát triển năng lực vận dụng và xử lý thông tin ở học sinh, tạo
năng lực hành động và giải quyết vấn đề thực tiễn. Đây là hướng đi phù hợp yêu
cầu đổi mới giáo dục của Đảng theo tinh thần của Nghị quyết TW2 khóa VIII
“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học…”.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi xin trình bày đề tài “Xây dựng chủ đề
tích hợp trong dạy học Sinh học 11 THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng một số chủ đề tích hợp trong chương trình Sinh học 11 THPT
và tổ chức dạy học các chủ đề nhằm nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức môn
học đồng thời phát triển năng lực giải quyết vấn đềcho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu nội dung kiến thức chương trình Sinh học 11 THPT, thiết kế
các chủ đề thích hợp, nghiên cứu cách giải quyết vấn đề của học sinhtừ đó tổ
chức dạy học các chủ đề đó cho học sinh lớp 11 nhằm nâng cao chất lượng môn
học đồng thời phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Có thể áp dụng với
tất cả các GV dạy môn sinh học lớp 11.
4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:

+ Nghiên cứu SGK, SGV các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học ở cấp THPT.
Nghiên cứu sách, tài liệu, các kiến thức về nước và cây trồng, phân bón và rau
an toàn, hooc môn thực vật và động vật trên internet.
+ Điều tra thực tiễn các vấn đề liên quan đến nước và cây trồng, phân bón
và rau an toàn, hooc môn thực vật và động vật.Điều tra thực trạng dạy học tích
hợp, thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở một số
trường THPT hiện nay.
4


+ Thực nghiệm: Dùng phiếu điều tra nhận thức, thái độ của học sinh về
năng lực giải quyết vấn đề trước khi tiến hành thực nghiệm; Tiến hành dạy thực
nghiệm chủ đề tích hợp đã xây dựng qui trình; Sau thực nghiệm, dùng phiếu
điều tra nhận thức, thái độ của học sinh về năng lực giải quyết vấn đề sau khi
học sinh tham gia học theo chủ đề tích hợp.
+ Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm từ đó rút ra kết
luận của đề tài.
5. Những điểm mới của SKKN
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề
tích hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Xây dựng được chủ đề tích hợp trong dạy học chương trình Sinh học
11 THPT.
- Thiết kế được bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề.
6. Điểm khó của đề tài

Dạy học tích hợp theo chủ đề vẫn còn gặp nhiều khó khăn, khó khăn trong
sự liên kết giữa các giáo viên bộ môn, khó khăn trong việc sắp xếp thời gian dạy
hợp lý cho học sinh, khó khăn trong việc tổ chức học tập trải nghiệm ngoài trường
học. Bên cạnh đó học sinh chưa làm quen với phương pháp học tập chủ động, tích
cực. Phương pháp dạy học dự án, học tập trải nghiệm, tổ chức cho học sinh

nghiên cứu khoa học là phương pháp mới, đòi hỏi sự đầu tư về công sức, thời
gian của giáo viên lớn nên chưa được sử dụng thường xuyên trong dạy học.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Xuất phát từ yêu cầu của việc dạy học sinh học
Dạy học sinh học phải bám sát thực tế. Dạy học là đểhọc sinh thấy được ý
nghĩa của khoa học đối với đời sống hàng ngày, có thể vận dụng kiến thức và kỹ
năng khoa học để giải quyết các vấn đề cuộc sống. Từ mục tiêu chung của dạy
học môn sinh, quá trình dạy học tích hợp các môn khoa học phải giúp cho học
sinh có một cái nhìn tổng thể, thống nhất về khoa học, xóa bỏ ranh giới truyền
thống giữa các môn học, nội dung dạy học phải phù hợp với nhu cầu và sự phát
triển của xã hội đương thời.
1.2. Xuất phátmục tiêu dạy học đối với bậcTHPT
Chương trình giáo dục phổ thông mớinêu rõ:
- Mục tiêu của bậc THPT là “giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm
chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân,
khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù
hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục
học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với
những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới”.
- Hướng tớihình thành 5 phẩm chất, 10 năng lực chủ yếu của người học.
1.3. Xuất phát từ yêu cầu về đổi mới dạy học
Phương tiện dạy học, phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, cách thức
dạy học là những yếu tố căn bản quyết định đến chất lượng giờ dạy, đến hiệu
5


quả tác động với học sinh, giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, năng lực
giao tiếp…Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và
cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinhhọc tập tích cực, chủ động,

sáng tạo.
1.4. Xuất phát từ nhu cầu học tập, bộc lộ của học sinh hiện nay
Nhu cầu bộc lộ bản thân của học sinh là một cơ sở quan trọng để phát huy
tiềm năng học tập, khả năng phản biện vấn đề.Học sinh ngày nay luôn có nhu
cầu tự bộc lộ mình, nhấtlà trong những tình huống được động viên, khích lệ, có
hứng thú. Các em không thích lối tư duy thụ động, phụ thuộc vào người khác.
Nhiệm vụ của người dạy là dẫn dắt, định hướng, thuyết phục để học sinh hiểu và
tự tìm giải pháp đúng đắn, hành động đúng đắn.
2.Thực trạng của vấn đề
Qua quá trình khảo sát, quá trình giảng dạy, dự giờ, tôi nhận thấy:
- Trong chương trình sinh học THPT, các bài học rất gắn liền với thực tế
mà một số thầy cô giáo chỉ chú ý đến việc truyền thụ kiến thức, hướng dẫn học
sinh học tập theo văn bản, dữ liệu chứ chưa chú ý đặc biệt tới việc rèn luyện các
kĩ năng như giao tiếp, làm việc nhóm, tính sáng tạo ở người học. Sự phát hiện
riêng ở mỗi cá nhân chưa được khai thác đầy đủ, các em học tập theo một lối
“chấp nhận”, công nhận kết quả mà chưa được khám phá, chứng thực. Cái này
một phần là do hệ thống kiến thức phải tiếp nhận còn nặng nề, tâm lí học để thi
cử, một phần do lối mòn dạy học tạo nên.
- Trong khi đó, tư duy độc lập, thực nghiệm thực tế lại vô cùng cần thiết.
Trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT yêu cầu toàn ngành phải có những đổi
mới kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh. Do đó, dạy học, kiểm tra, đánh giá
môn Sinh học phải phát huy được tính tích cực của học sinh.
- Thực tế cuộc sống cũng cho chúng ta thấy một điều, học sinh dám nghĩ,
dám nói những điều mà các em thấy, dám nghiên cứu những điều các em còn
thắc mắc sẽ đem lại hứng thú học tập, chiếm lĩnh kiến thức, giúp các em chủ
động cuộc sống tốt hơn, tích cực hơn.
- Là giáo viên dạy học môn Sinh – môn khoa học thực tế, tôi luôn trăn trở,
kiếm tìm những giải pháp cho mỗi giờ học, nhằm giúp học sinh khám phá tự
nhiên, gần giũ cuộc sống, truyền cho các em hứng thú tìm hiểu các giá trị thực tế
tốt đẹp. Ở phạm vi của đề tài, tôi cố gắng chuyển hoá ý tưởng bằng việc lồng

ghép mục tiêu dạy học, hình thành cho học sinh những năng lực tư duy độc lập;
bồi đắp ởhọc sinh những quan điểm, tư tưởng tích cực, góp phần hình thành
năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Tôi vận dụng kết hợp các phương
pháp, phương tiện, kĩ thuật, kiến thức liên môn trong từng phần của bài học.
Bước đầu, tôi đã thu nhận được những kết quả đáng ghi nhận từ đối tượng là học
sinh của trường THPT Lê Hồng Phong – Bỉm Sơn.
3. Một số giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
- Tổ chức cho học sinh khám phá, tìm tòi, học thu thập và xử lý thông
6


tin,làm việc độc lập kết hợp với làm việc hợp tác nhóm qua các trải nghiệm, học
theo dự án…
- Rèn cho học sinh kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng
khoa học như: quan sát, phân loại, đo đạc, dự đoán, đưa ra giả thuyết, đưa ra kết
luận…
- Đồng thời sử dụng các phương pháp và kỹ thuật đánh giá đa dạng:trắc
nghiệm khách quan, viết bài thu hoạch, bảng quan sát, bản đánh giá, hồ sơ dự án…
- Đánh giá HS một cách toàn diện: các kiến thức khoa học cơ bản, kỹ
năng khám phá và áp dụng khoa học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
hàng ngày, sự hứng thú trong khoa học, sự nhận biết các giá trị khoa học, sự
tham gia tích cực trong học tập môn khoa học, sự hợp tác, thái độ GQVĐ một
cách hiệu quả và sáng tạo.
4.Xây dựng chủ đề: Phân bón và rau an toàn
(chủ đề liên môn Hóa học - Sinh học)
4.1. Lựa chọn chủ đề
Chủ đề được xây dựng dựa trên các cách tiếp cận sau:
- Tiếp cận nội dung: liên quan chủ yếu đến các nội dung của môn Hóa học
11 và môn Sinh học 11, cụ thể như sau:
Môn Hóa học


Môn Sinh học

* Lớp 11
* Lớp 10
Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
dung dịch các chất điện li
(mục I)
Bài 7: Nitơ
* Lớp 11
Bài 8: Amoniac và muối amoni
Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
Bài 9: Axit nitric và muối nitrat
Bài 5 + 6: Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật
Bài 10: Photpho
Bài 7: Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi
Bài 11: Axit photphoric và muối nước và thí nghiệm về vai trò của phân
bón
photphat
Bài 12: Phân bón hóa học
- Tiếp cận thực tiễn: phân bón có vai trò rất quan trọng với cây rau thì
việc sử dụng phân bón như thế nào là hợp lý để vừa nâng cao năng suất cây
trồng vừa không gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, không gây nguy
hại cho sức khỏe con người và cuộc sống của các sinh vật khác.
- Tiếp cận năng lực: chủ đề hướng tới hình thành ở học sinh các năng lực
tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin, năng lực giao
tiếp, hợp tác… đặc biệt là năng lực GQVĐ.
4.2. Mục tiêu dạy học của chủ đề
- Về kiến thức
+ Nêu được vai trò của các nguyên tố khoáng ở thực vật.

+ Phân tích được đặc điểm, vai trò của nguyên tố đại lượng và vi lượng.
+ Trình bày được bản chất hóa học, vật lý của hai cơ chế trao đổi khoáng
ở thực vật.
+ Nêu được vai trò của Nitơ.
7


+ Trình bày được bản chất hóa học của sự đồng hóa Nitơ khoáng và Nitơ
tự do trong khí quyển.
+ Phân tích được vai trò của phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh đối
với cây trồng nói chung và cây rau nói riêng.
+ Phân tích được mối quan hệ giữa bón phân hợp lý với năng suất cây trồng.
+ Nêu được khái niệm rau an toàn.
+ Phân tích được nguyên tắc trong việc sản xuất rau an toàn.
+ Phân tích được qui trình chung trong sản xuất rau an toàn.
+ Phân tích được ảnh hưởng của phân bón tới bốn nhóm rau: rau ăn lá, rau
ăn quả, rau ăn củ và rau gia vị.
- Về kỹ năng:
+ Kỹ năng tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp…
+ Kỹ năng học tập: tự học, hợp tác…
+ Kỹ năng sinh học: thu thập mẫu vật, quan sát…
- Về thái độ
+Trân trọng giá trị của việc trồng và sử dụng rau an toàn.
+ Có ý thức sử dụng phân bón hợp lý và trồng rau an toàn ở gia đình và
địa phương.
4.3. Các năng lực chính hướng tới
- Phát triển năng lực tự học và sáng tạo
- Phát triển năng lực hợp tác
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
4.4.Các kiến thức cần hình thành trong chủ đề

- DINH DƯỠNG KHOÁNG
+Khái niệm về các nguyên tố khoáng và phân loại
+ Vai trò của các nguyên tố khoáng
+ Cơ chế hấp thụ khoáng
- TRAO ĐỔI NITƠ
+ Nitơ và muối của Nitơ
+ Nguồn cung cấp Nitơ tự nhiên cho cây
+ Quá trình chuyển hóa Nitơ và cố định Nitơ
- PHÂN BÓN VỚI NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ MÔI TRƯỜNG
+ Phân hóa học
+ Phân hữu cơ
+ Phân vi sinh vật
+ Phân bón với năng suất cây trồng
+ Phân bón và môi trường
- RAU AN TOÀN
+ Khái niệm rau an toàn
+ Thực trạng sử dụng phân bón hiện nay trên cây rau
+ Các nguyên nhân gây ô nhiễm rau trồng
+ Nguyên tắc trong việc sản xuất rau an toàn
+ Qui trình chung trong sản xuất rau an toàn
8


+ Phân bón và một số nhóm rau an toàn
4.5.Các hoạt động dạy học của chủ đề
4.5.1.Kế hoạch dạy học
Tiến trình
Thời
Hoạt động của
Hỗ trợ của GV

gian
HS
dạy học
Tiết Hoạt
động - Cho HS xem - Xem hình ảnh,
1
khởi động
hình ảnh, clip.
clip.
- Làm rõ nhiệm
- Nhận nhiệm vụ
vụ học tập.
giải quyết vấn đề.
Tiết Hoạt
động - Giao nhiệm vụ - HS làm việc cá
thành trực tiếp.
nhân và làm việc
2 + 3 hình
kiến thức
nhóm, đọc tài
liệu.
Tiết Hoạt động học - Kế hoạch học - Tham gia học
4-12 tập trải nghiệm tập trải nghiệm.
tập trải nghiệm.
- Nhận xét, bổ - Báo cáo sản
sung, đánh giá phẩm của nhóm
sản phẩm của các sau buổi học tập
nhóm.
trải nghiệm.
- Nhận xét, bổ

sung, đánh giá
sản phẩm của
nhóm khác.

Kết quả/sản
phẩm dự kiến
- Báo cáo của
các nhóm đề
xuất,
giải
thích các hiện
tượng
- Báo cáo kết
quả của nhóm
khi tìm hiểu
các nội dung.
- Báo cáo kết
quả của các
nhóm.

4.5.2. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tập
HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động khởi động
* Nội dung hoạt động
- Quan sát một số hình ảnh cây trồng bị bệnh do thiếu nguyên tố khoáng.
- Quan sát một số hình ảnh về phân bón, bón phân, hình ảnh về môi
trường đất, nước bị ô nhiễm do bón phân không hợp lý.
- Theo dõi clip về phân bón và rau an toàn.
* Tổ chức hoạt động
- Giáo viênyêu cầu HS theo dõi, phân tích các hình ảnh, video cây trồng bị
bệnh yêu cầu HS giải thích nguyên nhân cây trồng bị các bệnh đó, so sánh với

những cây trồng sinh trưởng – phát triển tốt.
- Học sinh quan sát một số hình ảnh cây trồng bị bệnh do thiếu nguyên tố
khoáng, sau đó thảo luận nhóm, đưa ra giả thuyết cây bị bệnh và các cây sinh
trưởng tốt.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Làm thế nào để sản xuất
được rau an toàn?
- HS thảo luận trả lời câu hỏi đi đến hình thành kiến thức mới.
9


HOẠT ĐỘNG 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
*Nội dungkiến thức cần hình thành
- Dinh dưỡng khoáng
+ Khái niệm, phân loại nguyên tố khoáng
+ Vai trò của các nguyên tố đa lượng, vi lượng
+ Cơ chế hấp thụ khoáng thụ động và chủ động
- Trao đổi Nitơ
+ Nguồn cung cấp Nitơ tự nhiên cho cây
+ Quá trình chuyển hóa Nitơ trong đất
+ Quá trình cố định Nitơ phân tử
+ Quátrình đồng hóa Nitơ cho cây
- Phân bón và rau an toàn
+ Khái niệm rau an toàn
+ Thực trạng sử dụng phân bón hiện nay trên cây rau
+ Các nguyên nhân gây ô nhiễm rau trồng
+ Nguyên tắc trong sản xuất rau an toàn
+ Qui trình chung trong sản xuất rau an toàn
+ Phân bón và 4 nhóm rau: rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ, rau gia vị
* Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức
- Giáo viên yêu cầu HS phân tích các hình ảnh, video cây trồng bị bệnh,

quá trình chuyển hóa Nitơ trong đất, quá trình đồng hóa Nitơ trong cây, đọc
thông tin về các loại phân bón cho cây, quan sát một số hình ảnh về phân bón,
hình ảnh về môi trường đất, nước bị ô nhiễm do bón phân không hợp lý.
- HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận trả lời các câu hỏi:
NHÓM 1
+ Giải thích nguyên nhân gây ra các bệnh trên? Nêu hậu quả và cách
khắc phục các hiện tượng đó?
+ Tại sao thiếu lân, thiếu vôi thì thôi trồng lạc?
+ Vì sao thiếu Nitơ trong môi trường dinh dưỡng thì cây lúa không thể
sống được?
+ Giải thích câu nói
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
NHÓM 2
+ Cây hấp thụ Nitơ ở những dạng nào?
+ Nitơ được cung cấp cho cây chủ yếu từ nguồn nào?
+ Kể tên các quá trình chuyển hóa Nitơ trong đất?
+ Tại sao cây cần có quá trình khử nitrat, quá trình đồng hóa NH 3 trong
mô thực vật?
+ Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế
bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc?
NHÓM 3
+ Phân tích thực trạng sử dụng các loại phân bón hiện nay trên cây trồng?
+ Phân tích tác động của từng loại phân bón tới cây trồng và cây rau?
NHÓM 4
10


+ Thế nào là bón phân hợp lý?
+ Vì sao phải bón phân hợp lý với liều lượng tùy thuộc vào loại đất, loại

phân bón, giống và loài cây trồng?
+ Thực trạng sử dụng phân bón hiện nay trên cây rau như thế nào?
+ Sản xuất rau an toàn phải tuân thủ theo những nguyên tắc nào, tại sao?
+ Sản xuất rau an toàn tuân theo qui trình chung nào, tại sao?
- HS làm việc cá nhân, đọc tài liệu, trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí, thảo luận, hoàn thành, báo cáo kết
quả của nhóm khi tìm hiểu các nội dung.
HOẠT ĐỘNG 3. Hoạt động học tập trải nghiệm
* Tổ chức hoạt động
+ GV chia lớp thành 4 nhóm học tập
Nhóm 1: Tìm hiểu phân bón và rau ăn củ
Nhóm 2: Tìm hiểu phân bón và rau ăn quả
Nhóm 3: Tìm hiểu phân bón và rau gia vị
Nhóm 4: Tìm hiểu phân bón và rau ăn lá
+ Các nhóm thảo luận, trao đổi, dự kiến sản phẩm báo cáo
Nhóm 1: phóng sự về phân bón và rau ăn củ
Nhóm 2: phóng sự phân bón và rau ăn quả
Nhóm 3: phim khoa học về phân bón và rau gia vị
Nhóm 4: bài thuyết trình về phân bón và rau ăn lá
*Nội dunghoạt động:
Thời gian
Nội dung
Địa điểm
6h30
- Học sinh tập trung tại trường THPT Lê Hồng Trường
Phong.
THPT

Hồng Phong
6h35

- Học sinh lên xe về khu trồng rau của hợp tác xã - Hợp tác xã
Hà Lan.
Hà Lan.
7h0–11h0 - Học sinh học thực hành theo từng nhóm lần lượt - Khu ruộng
về bốn loại rau bao gồm: rau ăn lá, rau ăn quả, rau 4 hecta
rau ăn củ, rau gia vị tại khu ruộng rau 4 hecta của của hợp tác
hợp tác xã Hà Lan dưới sự hướng dẫn của 04 xã Hà Lan.
nông dân tương ứng với 04 nhóm thực hành.
- Quá trình thực hành gồm các hoạt động: làm
đất, bón phân, gieo hạt, trồng cây giống, chăm
sóc, các biện pháp kỹ thuật trong toàn bộ quá
trình trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch.
11h5–
- Học sinh ăn trưa, nghỉ trưa.
- Nhà một
h
13 30
nông dân của
hợp tác xã Hà
Lan.
13h30–14h - Học sinh thảo luận theo nhóm, rút kinh nghiệm - Phòng hội
trong nhóm.
thảo của hợp
11


Thời gian
14h – 16h

Nội dung


Địa điểm
tác xã Hà Lan.
- Học sinh nghe các bài báo cáo
- Phòng hội
+ Báo cáo của phó chủ tịch xã Hà Lan về quá thảo của hợp
trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác tác xã Hà
Lan.
xã rau Hà Lan.
+ Báo cáo của chủ tịch hội nông dân về những điều
lưu ý trong sản xuất rau ở hợp tác xã Hà Lan.
- Học sinh đặt câu hỏi và nghe giải đáp thắc mắc.

*Sản phẩm
- Báo cáo của các nhóm về nội dung đã làm.
* Phiếu đánh giá sản phẩm học tập trải nghiệm

Nội dung

Tiêu chí

Điểm

Đánh
giá của
nhóm
học sinh

Đánh
giá của

giáo
viên

Bố cục
(20 điểm)

- Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người
5
nghe
- Cấu trúc mạch lạc, lôgic
10
- Nhất quán trong cách trình bày
5
tiêu đề và nội dung
Nội dung - Sử dụng thông tin chính xác
10
(40 điểm) - Thể hiện được kiến thức cơ bản,
20
có chọn lọc, xác định được trọng
tâm
- Có sự liên hệ mở rộng kiến thức
10
Hình thức - Thiết kế sáng tạo
10
(20 điểm) - Phông chữ, màu chữ, cỡ chữ hợp
5

- Hiệu ứng trình chiếu sinh động,
5
hấp dẫn

Trình bày - Trình bày rõ ràng, mạch lạc, có
5
(20 điểm) điểm nhấn, thu hút người nghe
- Xử lý tình huống linh hoạt
5
- Trả lời tốt các câu hỏi thảo luận
5
- Phân bố thời gian hợp lý
5
Tổng điểm 100
* Tiêu chí đánh giá các kỹ năng của năng lực GQVĐ
12


Kỹ năng, hành vi

Phát biểu
A. Phát
vấn
đề
hiện
thành
vấn đề
một câu
hỏi

B.
Hình
thành
giả

thuyết

Đưa ra
giả
thuyết
giải thích
vấn đề.

C. Lập
kế
hoạch
và tiến
hành
GQVĐ

Chứng
minh giả
thuyết,
rút ra kết
luận về
vấn đề.

D.
Đánh
giá
giải
pháp
GQVĐ
và rút
ra kết

luận

Xác nhận
những
kiến
thức,
kinh
nghiệm
thu nhận
được.

Cấp độ biểu hiện của hành vi

Điểm
0 1 2

Không phát biểu được câu hỏi, hoặc
phát biểu nhưng không đúng với nội
dung của vấn đề.
Câu hỏi phản ánh đúng nội dung của
vấn đề nhưng chưa tường minh.
Câu hỏi ngắn gọn, nêu bật nội dung của
vấn đề.
Đưa ra được một vài giả thuyết nhưng
không phù hợp với nội dung của vấn
đề.
Đưa ra được một số giả thuyết, trong đó
có giả thuyết phù hợp, có giả thuyết
chưa phù hợp.
Đưa ra đầy đủ các giả thuyết. Tất cả các

giả thuyết đưa ra đều phù hợp với nội
dung của vấn đề.
Chưa chứng minh được giả thuyết
Chứng minh giả thuyết nhưng chưa đầy
đủ.
Chứng minh, làm rõ các giả thuyết;
Chủ động rút ra nội dung kiến thức một
cách chính xác.
Chưa rút ra được kiến thức, kinh
nghiệm khi hoàn thành GQVĐ.
Rút ra được một vài nội dung kiến thức,
kinh nghiệm nhưng chưa rõ nét.
Hình thành đầy đủ, chính xác các nội
dung kiến thức mới, rút ra được kinh
nghiệm sau khi hoàn thành việc GQVĐ,
vận dụng để giải quyết các vấn đề tổng
thể.

* Đề kiểm tra 45 phút
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm): Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Sự hút khoáng chủ động của tế bào phụ thuộc vào
A. hoạt động trao đổi chất
C. cung cấp năng lượng
B. chênh lệch nồng độ ion
D. hoạt động thẩm thấu
Câu 2: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động của tế bào phụ thuộc
A. građien nồng độ chất tan
C. trao đổi chất của tế bào
13



B. hiệu điện thế màng
D. tham gia của năng lượng
Câu 3: Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với số lượng nhỏ nhưng có vai
trò quan trọng vì
A. chúng cần cho một số pha sinh trưởng
B. chúng được tích lũy trong hạt
C. chúng tham gia vào hoạt động chính của các emzim
D. chúng có trong cấu trúc của tất cả bào quan
Câu 4: Khi lá cây bị vàng do thiếu chất diệp lục, có thể chọn nhóm các
nguyên tố khoángthích hợp để bón cho cây là
A. P, K, Fe
B. N, Mg, Fe
C. P, K, Mn
D. S, P, K
Câu 5: Công thức biểu thị sự cố định Nitơ tự do là
A. N2 + H2 → 2NH3
C. 2NH4 → 2O2 + 8e → N2 + 4H2O
B. 2NH3 → N2 + H2
D. Glucôzơ + 2N2 → axitamin
Câu 6: Quá trình khử NO3 (NO3 → NH4+)
A. thực hiện ở trong cây
C. thực hiện nhờ enzim nitrôgenaza
B. là quá trình ôxi hóa Nitơ D. bao gồm phản ứng khử NO2trong không khí
thành NO3Câu 7: Nguồn cung cấp Nitơ chủ yếu cho cây là?
A. Không khí
B. Đất
C. Nước
D. Đất và nước
Câu 8: Thực vật hấp thụ Nitơ hữu cơ nhờ quá trình nào?

A. Khoáng hóa của vi sinh vật đất
B. Tự phân giải các hợp chất chứa nitơ
C. Sự phân li thành các ion ở các hợp chất chứa nitơ
D. Cả B và C
II. Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm): Vì sao phải bón phân với liều lượng hợp lý tùy thuộc
vào loại đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng?
Câu 2 (1,0 điểm): Hãy liên hệ với thực tế, nêu một số biện pháp giúp cho
quá trình chuyển hóa các muối khoáng ở trong đất từ dạng không hòa tan thành
dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây?
Câu 3 (3,0 điểm): Các nguyên tố khoáng được hấp thụ từ đất vào cây theo
các phương thức nào? Sự khác nhau giữa các phương thức đó?
Câu 4 (2,0 điểm)
a. Vì sao đất thoáng sẽ thuận lợi cho việc hút nước và chất khoáng?
b. Vì sao đất chua lại nghèo chất dinh dưỡng?
c. Vì sao đất trồng cây một thời gian thì hóa chua và nghèo chất dinh
dưỡng?
Câu 5 (1,0 điểm): Tại sao trồng xen kẽ hoặc trồng luân canh các cây họ
đậu với cây ngũ cốc thì độ phì của đất tăng?
HOẠT ĐỘNG 3. Hoạt động đánh giá kết quả
- Giờ học theo phương pháp dạy học GQVĐ
HS tích cực làm việc theo nhóm theo từng vấn đề, tham gia thảo luận, tích
cực thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành vấn đề.
14


Hình ảnh giờ học GQVĐ
- Giờ học theo phương pháp dạy học chủ đề
HS tích cực tham gia từ việc thảo luận quyết định chủ đề, tìm kiếm thông
tin, xử lý thông tin, thảo luận nhóm để làm báo cáo.

- Giờ học theo phương pháp học tập trải nghiệm
HS háo hức, nhiệt tình, say mê với hình thức học tập trải nghiệm đầy thú
vị và mong muốn được tham gia trong các buổi học tập trải nghiệm tiếp theo.
- Các hình ảnh sản phẩm của chủ đề
+ Nhóm 1: Phóng sự về phân bón và rau ăn củ
+ Nhóm 2: Hình ảnh trong bài viết về phân bón và cây ăn quả

+ Nhóm 3: Hình ảnh trong phim khoa học về phân bón và rau gia vị

15


+Nhóm 4: Hình ảnh trong báo cáo vềphân bón và rau ăn lá

- Kết quả điều tra phiếu hỏi HS trước và sau thực nghiệm
+ Kết quả điều tra trước thực nghiệm
Câu hỏi
Số Tỷ lệ
Nội dung
Mức độ
điều tra
lượng (%)
Câu 1
Theo em, năng 1. Năng lực xác định được mục tiêu
5
14,7
lực GQVĐ là của việc GQVĐ
2.Năng lực đề ra được các giải pháp
26 76,5
để GQVĐ đó, chọn được giải pháp

tối ưu trong các giải pháp đề ra để
thực hiện
3.Năng lực đánh giá được kết quả
18 52,9
thu được, rút kinh nghiệm khi xử lý
vấn đề khác tương tự và đề xuất
được vấn đề mới khi cần thiết
4. Năng lực vốn có sẵn trong mỗi người
2
5,9
5.Năng lực phải rèn luyện mới có được
17
50
6.Ý kiến khác
1
2,9
16


Câu hỏi
Nội dung
điều tra
Câu 2
Trong quá trình
học tập, các em
có được phát
triển năng lực
GQVĐ không?
Câu 3
Trong quá trình

học tập, các em
thường GQVĐ
như thế nào?

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Trong quá trình
học tập, các em
thấy vai trò của
việc
GQVĐ
ảnh hưởng đến
kết quả học tập
của mình như
thế nào?
Trong quá trình
học tập, các em
thấy vai trò của
việc
GQVĐ
ảnh hưởng đến
quá trình học
tập của mình
như thế nào?
Em thường tổ
chức hoạt động

GQVĐ với chủ
đề một mình
hoặc
theo
nhóm ở mức
độ nào?

Mức độ
1. Có

Số Tỷ lệ
lượng (%)
31 91,2

2. Không

3

8,8

1. Khi ở lớp, GQVĐ cá nhân hoặc
GQVĐ theo nhóm dưới sự hướng
dẫn của thầy (cô)
2. Khi không học ở lớp, hoàn toàn
GQVĐ một mình hoặc GQVĐ theo
nhóm
3. GQVĐ một mình hoặc GQVĐ
theo nhóm thông qua Website dạy
học để tìm kiếm lời giải
4. Ý kiến khác

1. Rất quan trọng nhưng không biết
GQVĐ như thế nào
2. Quan trọng vì GQVĐ giúp kết
quả học tập tốt hơn
3. Ít quan trọng vì GQVĐ rất khó và
không đem lại kết quả gì
4.Ý kiến khác

17

50

14

41,2

9

26,5

3
5

8,8
14,7

28

82,4


0

0

1

2,9

1. Nâng cao khả năng giải các bài
tập nội dung thực tế
2. Khuyến khích trao đổi, thảo luận
trong giờ học
3. GQVĐ qua bài tập riêng của thầy (cô)

32

94,1

8

23,5

3

8,8

4. Ý kiến khác

0


0

1. Rất thường xuyên

2

5,9

2. Thường xuyên

10

29,4

3. Không thường xuyên

21

61,8

4.Ý kiến khác

1

2,9

+ Kết quả điều tra sau thực nghiệm
17



Câu hỏi
Nội dung
Mức độ
điều tra
Câu 1
Khả năng xác định được vấn 1. Nhanh hơn
đề cần giải quyết của các em 2. Chậm hơn
so với trước là:
3. Như cũ
Câu 2
Khả năng xác định được mục 1. Nhanh hơn
tiêu của vấn đề cần giải quyết 2. Chậm hơn
của các em so với trước là
3. Như cũ
Câu 3
Khả năng GQVĐ của các em 1. Nhanh hơn
so với trước là:
2. Chậm hơn
3. Như cũ
Câu 4
Khả năng phân tích hiện 1. Nhanh hơn
tượng khi GQVĐ của các em 2. Chậm hơn
so với trước là:
3. Như cũ
Câu 5
Khả năng phối hợp với người 1. Tốt hơn
khác để GQVĐ của các em so 2. Kém hơn
với trước là
3. Như cũ
Câu 6

Khả năng sáng tạo khi GQVĐ 1. Phát triển hơn
của các em so với trước là
2. Kém phát triển hơn
3. Như cũ
Câu 7
Khả năng đánh giá kết quả 1. Tốt hơn
thu được của các em so với 2. Kém hơn
trước là
3. Như cũ
Câu 8
Khả năng tổng hợp kiến thức 1. Nhanh hơn
của các em so với trước là
2. Chậm hơn
3. Như cũ
Câu 9
Khả năng khái quát kết quả 1. Tốt hơn
thu được của các em so với 2. Kém hơn
trước là
3. Như cũ
Câu 10 Khả năng đề xuất vấn đề mới 1. Nhanh hơn
của các em so với trước là
2. Chậm hơn
3. Như cũ

Số
Tỷ lệ
lượng (%)
34
100
0

0
0
0
33
97
0
0
1
3
34
100
0
0
0
0
30
88,2
0
0
4
11,8
29
85,3
0
0
5
14,7
31
91,2
0

0
3
8,8
31
91,2
0
0
3
8,8
30
88,2
0
0
4
11,8
33
97
0
0
1
3
29
85,3
0
0
5
14,7

- Phiếu đánh giá của GV và tự đánh giá của HS về năng lực GQVĐ


18


Kỹ năng, hành vi

A. Phát Phát biểu
hiện
vấn
đề
vấn đề thành một
câu hỏi

B.Hình
thành
giả
thuyết

Đưa ra giả
thuyết giải
thích vấn
đề.

C. Lập
kế
hoạch
và tiến
hành
GQVĐ

Chứng

minh
giả
thuyết, rút
ra kết luận
về vấn đề.

Cấp độ biểu hiện của
hành vi
Không phát biểu được câu hỏi, hoặc
phát biểu nhưng không đúng với nội
dung của vấn đề (0).
Câu hỏi phản ánh đúng nội dung của
vấn đề nhưng chưa tường minh (1).
Câu hỏi ngắn gọn, nêu bật nội dung
của vấn đề (2).
Đưa ra được một vài giả thuyết nhưng
không phù hợp với nội dung của vấn
đề (0).
Đưa ra được một số giả thuyết, trong
đó có giả thuyết phù hợp, có giả
thuyết chưa phù hợp (1).
Đưa ra đầy đủ các giả thuyết. Tất cả
các giả thuyết đưa ra đều phù hợp với
nội dung của vấn đề (2).
Chưa chứng minh được giả thuyết (0).

Đánh giá
GV HS tự
đánh đánh
giá

giá

2

2
0

1

Chứng minh giả thuyết nhưng chưa
1
1
đầy đủ (1).
Chứng minh, làm rõ các giả thuyết;
Chủ động rút ra nội dung kiến thức
một cách chính xác (2).
Chưa rút ra được kiến thức, kinh
nghiệm khi hoàn thành GQVĐ (0).
D.
Đánh
Rút ra được một vài nội dung kiến
1
1
Xác nhận
giá giải
thức, kinh nghiệm nhưng chưa rõ nét
những kiến
pháp
(1).
thức, kinh

GQVĐ
nghiệm thu Hình thành đầy đủ, chính xác các nội
và rút
nhận được. dung kiến thức mới, rút ra được kinh
ra kết
nghiệm sau khi hoàn thành việc
luận
GQVĐ, vận dụng để giải quyết các
vấn đề tổng thể (2).
Bảng 2.Điểm sản phẩm học tập trải nghiệm chủ đề: “Phân bón và rau an toàn”
T
T

Tiêu chí

Điểm cho các nhóm
Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
1
2
3
4
19


1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13

Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người nghe(5 điểm)
Cấu trúc mạch lạc, lôgic(10 điểm)
Nhất quán trong cách trình bày tiêu đề và nội
dung(5 điểm)
Sử dụng thông tin chính xác (10 điểm)
Thể hiện được kiến thức cơ bản, có chọn lọc,
xác định được trọng tâm(20 điểm)
Có sự liên hệ mở rộng kiến thức(10 điểm)
Thiết kế sáng tạo(10 điểm)
Phông chữ, màu chữ, cỡ chữ hợp lý(5 điểm)
Hiệu ứng trình chiếu sinh động, hấp dẫn(5 điểm)
Trình bày rõ ràng, mạch lạc, có điểm nhấn,
thu hút người nghe(5 điểm)
Xử lý tình huống linh hoạt (5 điểm)
Trả lời tốt các câu hỏi thảo luận (5 điểm)
Phân bố thời gian hợp lý (5 điểm)
Tổng
Qui đổi

5
8


5
9

5
8

5
9

4

5

5

5

9

9

8

9

18

17

17


19

8
9
5
5

9
9
5
5

9
9
4
5

9
10
5
4

4

5

5

5


5
5
5
90
9,0

5
5
5
93
9,3

5
5
5
90
9,2

5
5
5
95
9,5

- Điểm của mỗi nhóm
Bảng 3.Điểm của mỗi nhóm
Điểm của mỗi nhóm
Điểm đánh giá
Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm

1
2
3
4
Điểm do GV đánh giá (qui đổi)
9,2
9,0
9,0
8,8
Điểm trung bình của nhóm do các nhóm
9,1
9,0
9,0
8,9
HS đánh giá (qui đổi)
Điểm trung bình của nhóm
9,15
9,0
9,0
8,85
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
- Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát với học sinh 2 lớp 11 B 4,
11 B5năm học 2019 - 2020. Lớp 11 B4 dạy học thông thường;lớp 11 B 5 dạy học
theo chủ đề.
+ Với lớp 11 B4 lớp đại trà khi học các em tiếp nhận với thái độ dò xét,
chăm chú lắng nghe, ghi chép, học tốt nội dung kiến thức nhưng ít sôi nổi vì tập
trung vào tiếp nhận và phân tích kiến thức trọng tâm cơ bản.
+ Với lớp 11B5 học sinh được tạo một không khí cởi mở, giờ học mang
tính trao đổi, tranh biện, chứng thực các em rất hứng thú lắng nghe, hứng thú

bày tỏ, hứng thú phân tích và tổng hợp từ các ý kiến để rút ra kết luận.
+ Kết quả:
Lớp

11B5 (49 học sinh)

11B4 (37 học sinh)
20


Lắng nghe

100%

96%

Hỏi, tranh luận.

75%

(15%)

Thống nhất và hài lòng với kết
quả

100%

74%

- Khi thực hiện chủ đề tôi thấy đã có kết quả khác biệt rõ rệt trong quá

trình theo dõi trước và sau khi thực hiện chủ đề:
+ Về tâm lí, thái độ: Học sinh chuyển từ ít hứng thú với giờ sinh... sang
háo hức, thích thú
+ Về nhận thức: Từ chưa thấy được giá trị của việc học giờ sinh, chỉ quan
tâm đến điểm số, chỉ chú ý các bài học để kiểm tra... sang quan tâm đến những
giá trị cuộc sống. Học sinh thấy rõ việc học môn sinh học không chỉ để biết, mà
học để giải thích các hiện tượng tự nhiên, để áp dụng vào cuộc sống.
+ Hành vi: Từ chờ đợi thầy cô giảng giải, phân tíchcác hiện tượng sang
tích cực tham gia các hoạt động xây dựng kế hoạch, chủ động chứng thực, thể
hiện năng lực cá nhân qua việc thảoluận, nhận xét, đánh giá, sáng tạo… các em
chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
- Kết quả kiểm tra chủ đề được tổ chức dạy học tích cực cũng thay đổi rõ
rệt. Có thể so sánh kết quả của 11 B 4(dạy thông thường) - với lớp 11 B5 (dạy với
giáo án thực nghiệm)
Lớp
11 B4
Đối chứng
11 B5
Thực nghiệm

Sĩ số

Kết quả bài kiểm tra
Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu

37

2 (5,3%) 12 (32,4%)

19 (51,3%)


49

6(12,2%) 34 (69,5%)

9(18,3%)

4(11%)
0

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã hoành thành các nhiệm
vụ sau:
Tổng quan được cơ sở lý luận của đề tài về DHTH và năng lực GQVĐ
cho HS.
Điều tra, đánh giá thực trạng DHTH và phát triển năng lực GQVĐ cho HS.
DHTH là vấn đề khá mới mẻ với GV THPT hiện nay vì vậy việc xây
dựng chủ đề tích hợp trong dạy học phổ thông nói chung và dạy học Sinh học
nói riêng còn gặp nhiều khó khăn về chương trình, thời gian chuẩn bị và học tập,
trang thiết bị phục vụ cho DHTH, phương pháp học tập của học tập của HS chưa
đáp ứng với yêu cầu đổi mới hiện nay theo định hướng phát triển năng lực. Đa số
GV đều thấy việc phát triển năng lực GQVĐ cho HS sẽ góp phần nâng cao chất
lượng dạy học nhưng việc GV tạo cơ hội cho HS phát triển năng lực GQVĐ là
21


chưa thường xuyên vì vậy sẽ hạn chế mức độ phát triển năng lực GQVĐ cho HS.
Trên cơ sở phân tích mục tiêu, cấu trúc chương trình Sinh học 11 tôiđã
xây dựng được chủ đề tích hợp “Phân bón và rau an toàn” trong dạy học Sinh

học 11 THPT.
Tôi cũng đãxây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực GQVĐ từ đó xây
dựng bộ công cụ đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS khi tiến hành
các đề xuất đưa ra.
Tôi đã tiến hành thực nghiệm ở lớp 11B 4, B5 của trường THPT Lê Hồng
Phong- Bỉm Sơn- Thanh Hóađể kiểm chứng giảthuyết đã đề ra. Kết quả TN đã
xác nhận tính đúng đắn của đề tài nghiên cứu và tính khả thi của việc xây dựng
chủ đề tích hợp trong dạy học Sinh học 11 THPT.
2. Kiến nghị
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện qui trình xây dựng các chủ đề tích hợp để
phát triển năng lực GQVĐ cho các chủ đề khác trong chương trình Sinh học lớp
11 THPT nói riêng và chương trình Sinh học THPT nói chung.
- Xây dựng các chủ đề tích hợp khác trong chương trình Sinh học lớp 11
và tiếp theo là chương trình Sinh học 10, Sinh học 12 rồi tiến hành thực nghiệm
trên phạm vi rộng để ngày càng phát triển năng lực học tập cho HS.
Xin chân thành cảmơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 26 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam kết không coppy
Người viết

LÊ THU HÀ

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở
đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB ĐHSP Hà Nội và Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu hội thảo, Xây dựng chương trình giáo dục phổ
thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh (lưu hành nội bộ).
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2014), Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học của
giáo viên, NXB Giáo Dục, NXB ĐHSP.
3. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Sách giáo khoa Hóa học 11, NXB Giáo Dục.
4. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Sách giáo viên Hóa học 11, NXB Giáo Dục.
5.Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Sách giáo khoa Sinh học 10, NXB Giáo Dục.
6. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Sách giáo viên Sinh học 10, NXB Giáo Dục.
7. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Sách giáo khoa Sinh học 11, NXB Giáo Dục.
8. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Sách giáo viên Sinh học 11, NXB Giáo Dục.
9. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ
năng môn Hóa học lớp 11, NXB Giáo Dục.
10. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ
năng môn Sinh học lớp 10, NXB Giáo Dục.
11. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ
năng môn Sinh học lớp 11, NXB Giáo Dục.
12. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2015),Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn
lĩnh vực khoa học tự nhiên
13. Nguyễn Văn Cường (2006),Đổi mới phương pháp dạy học trung học phổ
thông, Dự án giáo dục trung học phổ thông, Bộ Giáo dục & Đào tạo

23


PHỤ LỤC
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC CHỦ ĐỀ
PHÂN BÓN VÀ RAU AN TOÀN
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm):Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
B
D
C
B
A
A
B

8
A

II. Tự luận (8,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
* Lí do cần phải bón phân với liều lượng hợp lý tùy thuộc
(1,0 điểm) vào loại đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng
- Giúp cây sinh trưởng tốt, năng suất cao
0,25
- Hiệu quả của phân bón cao

0,25
- Giảm chi phí đầu vào
0,25
- Không gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường
0,25
Câu 2
* Một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các
(1,0 điểm) muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng
hòa tan dễ hấp thụ đối với cây
- Làm cỏ sục bùn
0,25
- Phá váng sau khi đất bị ngập úng
0,25
- Cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống
0,25
- Bón vôi cho đất chua
0,25
Câu 3
* Các phương thức hấp thụ khoáng từ đất vào cây
(3,0 điểm) - Hấp thụ khoáng thụ động
0,25
- Hấp thụ khoáng chủ động
0,25
* Sự khác nhau giữa hấp thụ khoáng thụ động và hấp thụ
khoáng chủ động
Điểm khác nhau Hấp thụ khoáng
Hấp thụ khoáng
thụ động
chủ động
0,5

Chiều di chuyển - Từ nơi có nồng - Từ nơi có nồng
của ion khoáng độ ion cao đến độ ion thấp đến
nơi có nồng độ nơi có nồng độ ion
0,5
ion thấp
cao
Phương thức hấp - Hút bám trao - Hấp thụ nhờ chất
thụ ion khoáng đổi ion
mang
0,5
Đặc điểm
- Vận chuyển - Vận chuyển
theo
chiều ngược
chiều
građien nồng độ građien nồng độ
0,5
- Vận chuyển - Vận chuyển cần
không cần năng năng lượng
lượng
0,5
- Vận chuyển - Vận chuyển có
không có tính tính chọn lọc
chọn lọc


Câu
Nội dung
Điểm
Câu 4

* Đất thoáng sẽ thuận lợi cho việc hút nước và chất
(2,0 điểm) khoáng:
- Đất có nhiều ôxi.
0,25
→ Hoạt động hô hấp của rễ hữu hiệu.
0,25
→ Tạo ATP để thực hiện quá trình hút nước, hút khoáng 0,25
một cách chủ động.
* Đất chua nghèo chất dinh dưỡng
- Các ion H+ của dịch đất sẽ thay thế các cation hút bám
trên bề mặt keo đất.
- Cation dễ dàng bị rửa trôi hoặc lắng xuống các tầng đất
sâu.
* Đất trồng cây một thời gian thì hóa chua và nghèo chất
dinh dưỡng
- Khi trồng cây: cây thải hàng loạt chất trong đó có ion H +
(sản phẩm của quá trình hô hấp) vào dịch đất.
→ Đất bị chua
→ Rửa trôi các cation
Câu 5
* Lí do trồng xen kẽ hoặc trồng luân canh cây họ đậu đối
(1,0 điểm) với cây ngũ cốc thì độ phì của đất tăng

0,25

- Tăng cường nguồn đạm sinh học cho cây trồng
+ Vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh với rễ cây họ đậu có
khả năng đồng hóa N2 tự do cung cấp một phần cho đậu,
một phần khác cung cấp cho đất qua đó cung cấp cho ngũ
cốc.

- Rễ đậu có khả năng tiết axit biến các hợp chất khoáng
khó tan thành dễ tan nhờ đó rễ cây hấp thụ dễ dàng.

0,25
0,25

0,25

0,25
0,25
0,25

0,25


×