Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khi dạy học về đại lượng và đo đại lượng cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.96 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
1. Mở đầu......................................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài:...............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu:........................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu:......................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.......................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận:......................................................................................................3
2.2. Thực trạng:...........................................................................................................4
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn
2.2.2. Khảo sát thực trạng:

……………………………………….…4

………………………………………………….5

2.3. Các giải pháp thực hiện:...................................................................................6
2.3.1. Dạy học về đơn vị độ dài: ………………………………………………….6
2.3.2. Dạy học về đơn vị khối lượng ………………………………………….6
2.3.3. Dạy học về đơn vị đo thời gian: ………………………………………….7
2.3.4. Dạy học về đơn vị đo diện tích: ………………………………………….7
2.4. Kết quả đạt được:.............................................................................................17
3. Kết luận, kiến nghị:.............................................................................................19
3.1. Kết luận:.............................................................................................................19
3.2. Kiến nghị:...........................................................................................................20

0


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:


Như chúng ta đã biết: Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu cho việc
hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, tạo cho trẻ phát triển
về trí tuệ, tình cảm. Trong chương trình Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng môn
Toán là một môn học đóng vai trò rất quan trọng, nó chiếm thời lượng lớn trong
chương trình học. Thông qua việc học Toán các em sẽ được hình thành và phát
triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá. Học Toán sẽ rèn luyện cho học sinh
khả năng suy nghĩ, suy luận, giải quyết vấn đề, diễn đạt đúng ý. Và còn bồi dưỡng
cho trẻ tính chính xác, đức tính trung thực, cẩn thận và hăng say lao động, ... Việc
giúp học sinh hình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng về môn toán có tầm quan
trọng đáng kể vì điều đó giúp các em định hướng trong không gian, gắn liền việc
học tập với cuộc sống xung quanh và hỗ trợ học sinh học tập tốt các môn học khác.
Đối với toán lớp 4 có thể coi là giai đoạn mở đầu, học sinh sẽ học tập ở mức
sâu hơn, khái quát hơn về 5 mạch nội dung (Số học và một số yếu tố đại số; Đại
lượng – Đo đại lượng; Các yếu tố hình học; Giải toán có lời văn; Các yếu tố thống
kê). Ở đây học sinh được tích luỹ, mở rộng kiến thức phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí, phù hợp với kinh nghiệm sống của các em. Điều này được thể hiện rõ ở nội
dung học về “Đại lượng và đo đại lượng”. Nội dung dạy học Đại lượng và đo đại
lượng giữ vai trò rất quan trọng nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực
tiễn cuộc sống rất nhiều.
Việc dạy học Đại lượng và đo đại lượng tốt sẽ có tác dụng giúp học sinh: hệ
thống hoá các kiến thức về Đại lượng và đo đại lượng đã học, tăng cường các kiến
thức luyện tập thực hành gắn liền thực tế xung quanh học sinh và phát triển năng
lực cá nhân của học sinh. Dạy học tốt nội dung này giúp các em có mối quan hệ
mật thiết với các kĩ năng học toán khác.
Song trong thực tế giảng dạy tôi nhận thấy đây là phần kiến thức khó dạy,
học sinh chưa hứng thú khi học nội dung này và nhiều giáo viên còn gặp lúng túng
khi dạy. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc dạy – học Đại lượng và đo
đại lượng. Qua quá trình nghiên cứu, áp dụng vào thực tế giảng dạy tôi đã thu được
kết quả tốt. Tôi mạnh dạn trình bày “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khi dạy
– học về Đại lượng và đo đại lượng cho học sinh lớp 4”

1.2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là đưa ra một số giải pháp giúp cho việc dạy – học về
Đại lượng và đo đại lượng cho học sinh lớp 4 đạt hiệu quả cao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khi dạy – học về Đại lượng và đo đại
lượng cho học sinh lớp 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
1


- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận:
Chương trình môn Toán ở Tiểu học về cơ bản được xây dựng trên cơ sở hoạt
động của người học và người dạy. Điều này thể hiện quan điểm kiến tạo. Mỗi kiến
thức toán trong chương trình được thiết kế dưới dạng cung cấp thông tin và chỉ dẫn
các hoạt động học tập, nhằm làm cho người học bằng hoạt động của mình, dưới sự
điều khiển của giáo viên, tự xây dựng nên kiến thức cho bản thân.
Các kiến thức, kĩ năng của môn toán có nhiều ứng dụng trong đời sống, giúp
học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới
hiện thực. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ
thông tin đó làm cho khả năng nhận thức của trẻ cũng vượt trội. Điều đó đòi hỏi
những nhà nghiên cứu giáo dục luôn luôn phải điều chỉnh nội dung, phương pháp
giảng dạy phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh nhằm không ngừng
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài cho quê hương, đất nước.
Nội dung cơ bản về Đại lượng và đo đại lượng cũng được xây dựng dựa trên

hoạt động của người học và người dạy, bao gồm:
- Nội dung dạy học “Đại lượng và đo đại lượng” bổ sung hoàn thiện hệ thống
hóa các kiến thức về đại lượng và đo đại lượng đã học.
- Nội dung dạy học “Đại lượng và đo đại lượng” có cấu trúc hợp lí, sắp xếp
đan xen với các mạch kiến thức khác làm nỗi rõ hạt nhân số học phù hợp với sự
phát triển theo từng giai đoạn học tập của học sinh.
- Nội dung dạy học “Đại lượng và đo đại lượng” đã được tăng cường các
kiến thức luyện tập thực hành gắn liền với thực tế đời sống xung quanh học sinh.
- Nội dung dạy học “Đại lượng và đo đại lượng” thể hiện đúng trình độ
chuẩn của mạch kiến thức này, đảm bảo các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng
đồng thời tạo điều kiện để phát triển năng lực cá nhân của học sinh.
Với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 4: có khả năng khái quát hoá
những vấn đề đơn giản nhưng hoạt động phân tích tổng hợp kiến thức còn hạn chế.
Các em đã có sự ghi nhớ nhưng hiệu quả của việc ghi nhớ còn phụ thuộc vào sự tập
trung của trí tuệ, sự lôi cuốn hấp đẫn của phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học.
Từ cơ sở đó giáo viên vận dụng những phương pháp dạy học tích cực (lấy
học sinh làm trung tâm) trong quá trình giảng dạy nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy
học.
2.2. Thực trạng:
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn.
a. Đối với giáo viên:
* Thuận lợi:

2


- Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện giúp đỡ trong việc giảng dạy của giáo
viên đứng lớp. Đồ dùng giảng dạy về các yếu tố đại lượng và đo đại lượng được
nhà trường trang bị tương đối đầy đủ.

- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng nổ, yêu nghề mến trẻ. Với vai trò là giáo
viên chủ nhiệm các cô giáo có điều kiện gần gũi với học sinh không chỉ lớp mình
chủ nhiệm mà còn với học sinh lớp khác trong khối.
- Là giáo viên đã từng giảng dạy lớp 4 nhiều năm nên ít nhiều đã nắm được
đặc điểm, đặc trưng của môn toán và khả năng tiếp thu của học sinh.
* Khó khăn:
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy người giáo viên còn gặp những khó khăn sau:
- Khi dạy về Đại lượng và đo đại lượng giáo viên chưa hệ thống mạch kiến
thức này đồng thời chưa giúp học sinh xâu chuỗi các mạch kiến thức.
- Khi dạy –học về Đại lượng và đo đại lượng giáo viên chưa mạnh dạn đổi
mới hình thức tố chức dạy học và phương pháp dạy học, chưa đảm bảo cá thể hoá
hoạt động học tập của học sinh, chưa giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức
và sáng tạo khi làm bài.
- Khi học về Đại lượng và đo đại lượng sự vận dụng kiến thức lí thuyết vào
thực hành chưa cao nên học sinh chưa áp dụng được vào thực tế.
a. Đối với học sinh:
* Thuận lợi:
- 100% học sinh có đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập.
- Học sinh thích được thực hành trên đồ vật cụ thể
* Khó khăn:
- Học sinh còn lúng túng khi thực hành một số thao tác cơ bản.
+ Biểu tượng về Đại lượng và đo đại lượng nắm chưa sâu nên còn nhầm lẫn.
Khả năng tưởng tượng còn yếu do đó gặp nhiều khó khăn khi áp dụng thực tế.
+Do đặc điểm lứa tuổi các em còn chưa tập trung cao trong học tập, còn hạn
chế về kĩ năng thực hành, nắm mạch kiến thức còn hời hợt mau nhớ mau quên.
2.2.2. Khảo sát thực trạng:
Chính vì vậy. Sau khi dạy xong phần Đại lượng và đo đại lượng, tôi đã tiến
hành khảo sát như sau:
+ Nội dung khảo sát:
1 bài

+ Thời gian khảo sát:
40 phút.
Bảng 1: Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng:
Kết quả
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số HS
tham gia
SL
TL
SL
TL
SL
TL
37 em

10

27

16

3

43,2

11

29,8



* Qua trực tiếp giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, khảo sát chất lượng, tôi nhận
thấy học sinh gặp mắc phải một số lỗi sau:
1. Nhầm lẫn tên đơn vị khi so sánh, chuyển đổi các đơn vị đo.
2. Không nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo trong cùng một đại lương.
3. Không hiểu bản chất của phép tính trên các số đo đại lượng.
4. Không vận dụng được khái niệm và các phép tính về phân số.
5. Sai lầm khi thực hiện các phép tính số học hoặc các phép tính trên số đo
đại lượng.
6. Nhầm lẫn mối quan hệ giữa đơn vị đo độ dài và diện tích.
2.3. Các giải pháp thực hiện:
Giải pháp1: Giúp giáo viên hệ thống hoá mạch kiến thức “Đại lượng và
đo đại lượng”, đưa ra mối quan hệ về kiến thức giữa các bài học.
Trong chương trình toán học ở Tiểu học nói chung và Toán 4 nói riêng, các
kiến thức về phép đo đại lượng gắn bó chặt chẽ với các kiến thức số học và hình
học. Khi dạy học hệ thống đơn vị đo của mỗi đại lượng đều phải nhằm củng cố các
kiến thức về hệ ghi số (hệ thập phân). Ngược lại, việc củng cố này có tác dụng trở
lại giúp nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa các đơn vị đo của đại lượng đó có kiến
thức về phép tính số học làm cơ sở cho việc dạy học các phép tính trên số đo đại
lượng. Việc chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng được tiến hành trên cơ sở hệ ghi số;
đồng thời việc đó cũng góp phần củng cố nhận thức về số tự nhiên, phân số, số thập
phân theo chương trình toán Tiểu học. Việc so sánh và tính toán trên các số đo đại
lượng góp phần củng cố nhận thức về khái niệm đại lượng, tính cộng được của đại
lượng cộng được, đo được.
Để dạy tốt mạch kiến thức này giáo viên cần nắm chắc nội dung chương
trình hệ thống hoá được các kiến thức cần thiết. Dạy học “Đại lượng và đo đại
lượng” trong Toán 4 bao gồm các nội dung kiến thức:
* Dạy học về đơn vị độ dài:
Tiếp tục củng cố và rèn luyện kĩ năng về:

+ Đọc, viết số đo độ dài (có 1 hoặc 2 tên đơn vị đo).
+ Chuyển đổi các đơn vị đo độ dài.
+ Làm tính và giải toán liên quan đến các số đo độ dài.
+ Thực hành đo và ước lượng số đo độ dài trong các trường hợp đơn giản.
* Dạy học về đơn vị khối lượng
- Giới thiệu tên gọi, kí hiệu, độ lớn của các đơn vị đo khối lượng: tấn, tạ, yến,
hg, dag.
- Hệ thống hoá các đơn vị đo khối lượng thường dùng thành bảng đơn vị đo
khối lượng.
+ Chuyển đổi số đo khối lượng.
+ Làm tính và giải toán với các số đo theo đơn vị: tấn, tạ, yến, kg và g.
+ Thực hành cân các đồ vật thông dụng hằng ngày. Tập ước lượng “cân
nặng” trong một số trường hợp đơn giản.

4


* Dạy học về đơn vị đo thời gian:
+ Giới thiệu các đơn vị đo thời gian: Giây; thế kỉ và quan hệ giữa một số đơn
vị đo thời gian.
+ Tập chuyển đổi số đo thời gian.
+ Củng cố và rèn luyện kĩ năng: thực hành đo thời gian với các đơn vị đo
thường gặp là: giờ, phút, giây, tháng, năm; thực hành xem lịch, xem đồng hồ.
+ Củng cố nhận biết về thời điểm và khoảng thời gian.
* Dạy học về đơn vị đo diện tích:
+ Giới thiệu các đơn vị đo diện tích: dm2; m2; km2.
+ Nhận biết quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích thường gặp.
+ Chuyển đổi số đo diện tích.
+ Làm tính và giải toán liên quan tới các số đo diện tích, trong đó có các bài
toán về tính diện tích của hình chữ nhật; hình vuông; hình bình hành; hình thoi.

* Khi đã nắm chắc các mạch kiến thức thì giáo viên cần liên hệ giữa các
mạch kiến thức trên cụ thể trong các bài dạy, tiết dạy:
+ Khi dạy – học về đơn vị đo khối lượng cần thấy được điểm giống với đơn vị
đo độ dài là mối quan hệ giữa các đơn vị đo và mỗi đơn vị đo đều ứng với 1 chữ số.
+ Khi dạy học về đơn vị đo diện tích cần thấy được điểm khác giữa đơn vị đo
độ dài với đơn vị đo độ dài ở điểm là mỗi đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số. Khi
dạy về đơn vị đo độ dài, đơn vị đo diện tích tôi đều cho học sinh liên hệ, so sánh
cách đọc, cách viết giữa số đo độ dài với số đo diện tích (dm – dm2; km – km2;...)
Giúp học sinh nhớ mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
Ví dụ: Khi dạy bài Đề xi mét vuông hoặc mét vuông
Để làm được các bài đổi từ đơn vị đo ra đơn vị đo bé hơn hoặc ra đơn vị đo
bé hơn GV cho học sinh nắm vững phép nhân 1 số với 10,100,1000 ... hoặc chia 1
số cho 10, 100, 1000 ... ở bài trước. Chẳng hạn:
Để làm bài 68dm2 = ... cm2 học sinh phải giải thích được cách làm là: vì 1dm2
= 100cm2 nên 68dm2 = 68 x100 = 6800cm2. Vậy 68dm2 = 6800cm2
+ Khi dạy học các bài ôn tập về đại lượng cần giúp học sinh liên hệ đến các
bài về khái niệm ban đầu của các đại lượng ấy
Giải pháp 2: Giúp giáo viên mạnh dạn đưa phương pháp và hình thức tổ
chức dạy - học phù hợp với từng dạng bài khi dạy mạch kiến thức Đại lượng
và đo đại lượng. Từ đó cá thể hoá hoạt động học tập của học sinh giúp học
sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức và có nhiều cách giải hay, sáng tạo.
Như chúng ta đã biết học sinh tiểu học còn có những hạn chế trong việc nhận
thức: tri giác còn gắn với hành động trên đồ vật, khó nhận biết được các hình khi
chúng thay đổi vị trí trong không gian hay thay đổi kích thước, khó phân biệt
những đối tượng giống nhau, chú ý của học sinh tiểu học chủ yếu là chú ý không có
chủ định, nên học sinh tiểu học hay chú ý tới cái mới lạ, hấp dẫn, cái đập vào trước
mắt hơn là cái cần quan sát, đối với học sinh tiểu học trí nhớ trực quan hình tượng
phát triển mạnh hơn trí nhớ câu chữ trừu tượng, trí tưởng tượng phụ thuộc hình
mẫu có thực, tư duy cụ thể là chủ yếu, còn tư duy trừu tượng dần dần hình thành.
5



Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn mạnh dạn áp dụng đổi mới phương pháp
giảng dạy vào từng hoạt động cụ thể của tiết học. Kết hợp sử dụng các hình thức tổ
chức phù hợp với mục đích bài học giải quyết những lỗi mà các em gặp phải trong
quá trình học về Đại lượng và số đo đại lượng. Cụ thể:
- Đọc các tài liệu có liên quan đến dạy học về Đại lượng và số đo đại lượng.
- Thực hiện những phương pháp dạy học tích cực trong quá trình hướng dẫn
học sinh học về Đại lượng và số đo đại lượng.
- Luôn phát huy tính tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, sáng tạo khi
làm bài của học sinh trong quá trình dạy – học.
Sau khi học sinh đã nắm vững lí thuyết các dạng bài về đại lượng và đo đại
lượng, giáo viên củng cố kiến thức thông qua thực hành làm bài tập để củng cố.
Tuy nhiên cần tổ chức các tiết học sao cho mọi đối tượng học sinh đều hoạt động
một cách chủ động để đạt kết quả cao nhất như: lựa chọn bài tập phù hợp. Đối với
học sinh chậm cần giúp đỡ riêng để các em đạt yêu cầu, đối với học sinh tiếp thu
nhanh, học sinh năng khiếu cần khai thác phát triển các bài tập nâng cao để các em
có điều kiện bộc lộ và phát triền năng lực của mình. Để làm tốt điều đó, tôi đã tiến
hành dạy theo các bước sau:
Bước 1. Trước khi thực hành làm bài tập cần kiểm tra lí thuyết giúp các em
nhớ lại kiến thức đã học:
- Nêu các đơn vị vừa được học
- Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề nhau.
- Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo bất kì (Dành cho học sinh năng khiếu)
- Nêu yêu cần của đề bài: Đổi từ đơn vị nào ra đơn vị nào?
Bước 2. Học sinh làm bài: Tùy theo từng yêu cầu của mỗi loại bài giáo viên
có thể cho học sinh làm bài cá nhân hoặc làm theo nhóm hay tổ chức trò chơi theo
một lượng thời gian nhất định.
Bước 3. Chữa bài:
- Giáo viên có thể tổ chức chữa chung cả lớp: Yêu cầu học sinh đọc bài –

Giải thích cách làm – Nêu cách làm khác (nếu có)
- Giáo viên có thể chữa riêng (đối với học sinh tiếp thu chậm) để giúp các em
nắm vững kiến thức.
Dạng 1: Dạng bài giới thiệu đơn vị và hình thành khái niệm đơn vị đo đại
lượng
Để giới thiệu một đơn vị đo đại lượng, giáo viên phải làm cho học sinh hiểu
các biểu tượng về đại lượng được hình thành bằng cách mô tả, thao tác trên vật,
trên cơ sở đó tìm ra cái chung nhất, đặc trưng cho đại lượng. Chẳng hạn đặc tính
“nặng - nhẹ” của các vật biểu thị cho khối lượng của vật, đặc tính “dài – ngắn” của
vật biểu thị cho độ dài của vật. Trên cơ sở đó giới thiệu đơn vị đo đại lượng nhằm
đo đạc, so sánh, tính toán giá trị của đại lượng. Tùy vào từng đơn vị đo được hình
thành mà chúng ta lựa chọn cách tiến hành cho phù hợp.
Ví dụ: Khi dạy về Đề - xi - mét vuông.
- Giáo viên đưa hình minh hoạ, giới thiệu và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
6


+ Đo cạnh của hình vuông, tính diện tích hình vuông đó.
+ Từ cách viết kí hiệu cm2 đã học, học sinh nêu cách kí hiệu dm2
- GV yêu cầu các nhóm tự thảo luận và nêu kết quả thảo luận: cạnh hình
vuông là 1dm, diện tích hình vuông là1dm2.
- GV giúp HS nêu được vấn đề: Đề xi mét vuông là gì? Để học sinh trả lời:
Đề xi mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh là 1dm
Tương tự khi dạy bài “Mét vuông”, giáo viên treo bảng 1 mét vuông lên bảng
lớn, giới thiệu và đặt câu hỏi gợi ý để học sinh tự hiểu được mét vuông là diện tích
hình vuông có cạnh 1mét. Từ đó học sinh liên hệ, hình dung thấy được hình vuông
1m2 được lấp đầy bởi 100 hình vuông có diện tích 1dm2, qua đó thấy được 1m2 =
100dm2.
Cho học sinh xem tranh (ảnh) chụp một quyển sách, một mảnh vườn nhỏ,
một cánh đồng hay một khu rừng, biển và giới thiệu: Để đo diện tích của những vật

nhỏ người ta dùng đơn vị cm2, dm2 để đo diện tích của cánh đồng, biển, rừng,...
người ta dùng đơn vị đo diện tích lớn hơn là km2.
Dạng 2: Dạy hệ thống đơn vị đo, cách chuyển đổi đơn vị đo
* Để hệ thống được đơn vị đo và chuyển đổi thành thạo các đơn vị đo cần
giúp học sinh nắm chắc kiến thức ban đầu về Đại lượng và số đo đại lượng:
- Nắm vững từng bảng đơn vị đo. Thuộc thứ tự bảng đó từ nhỏ đến lớn và
ngược lại từ lớn đến nhỏ.
- Nắm vững được quan hệ giữa 2 đơn vị đo lường liền nhau và giữa các đơn
vị khác nhau.
- Xác định yêu cầu bài tập loại bài tập đổi từ lớn ra bé hay từ bé ra lớn
- Thực hành chuyển đổi đơn vị đo.
*Cụ thể:
- Khi thực hiện đổi đơn vị đo độ dài: GV yêu cầu học sinh thuộc các đơn vị
trong bảng đơn vị đo độ dài, nắm chắc mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền
kề “Hai đơn vị đo khối lượng liên tiếp gấp (hoặc kém) nhau 10 lần” hoặc giữa các
đơn vị trong bảng đo độ dài như:
1km = 1000 m; 1dam = 10 m; 1m = 1000mm; 1dm = 100 mm…
Giúp học sinh củng cố nhận thức về hệ đếm thập phân và đặc điểm của tập
hợp số tự nhiên: “Cứ mười đơn vị ở một hàng lại tập hợp thành một đơn vị ở hàng
trên tiếp liền nó”.
- Khi chuyển đổi các đơn vị đo Thời gian cần giúp cho các em thấy được
quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian không chuyển đổi theo hệ đếm cơ số 10, các
đơn vị tiếp liền nhau không hơn kém nhau cùng một số lần. Giáo viên hệ thống
hoá, giúp các em nắm chắc và ghi nhớ các mối quan hệ cơ bản về đơn vị đo thời
gian như:
1ngày = 24 giờ; 1giờ = 60 phút; 1phút = 60 giây;
1năm = 12 tháng; 1tuần lễ = 7 ngày; 1thế kỉ = 100 năm.
- Khi thực hiện đổi đơn vị đo giáo viên cần lưu ý học sinh:

7



+ Đối với đơn vị đo khối lượng và đo độ dài thì hai đơn vị đo liền kề nhau
hơn kém nhau 10 lần. Khi viết mỗi số đo độ dài hay đo khối lượng, ta có thể hiểu
ngầm mỗi hàng mỗi đơn vị đo khối lượng hay đo độ dài tương ứng với một chữ số.
VD: 5175kg = …tấn …tạ … yến …kg
5
1
7
5kg = 5 tấn 1tạ 7yến 5kg
tấn
tạ
yến kg
VD: 5420mm = .............m .............mm
5
4
2
0mm = 5 m 420mm
m dm cm
mm
+ Đối với đơn vị đo diện tích thì hai đơn vị đo liền kề nhau gấp (kém) nhau
100 lần: 1dm2 = 100 cm2; 1m2 = 100 dm2 nên “Khi viết mỗi đơn vị đo diện tích,
mỗi hàng mỗi đơn vị đo diện tích tương ứng với hai chữ số”.
Ví dụ: 345678 cm2 = 34m2 56dm2 78cm2
Lưu ý: Chữ số hàng đơn vị bao giờ cũng gắn với tên đơn vị của số đó
*Ví dụ minh hoạ:
Ví dụ 1: (Bài 2c – trang 171 – Toán 4). 3 tấn 25 kg = .... kg
* Cách tiến hành:
Giúp cho HS củng cố, nắm chắc được mối quan hệ giữa tấn với kg (1 tấn =
1000kg). Vậy ta có thể hướng dẫn để học sinh làm như sau:

Vì 1 tấn = 1000 kg nên 3 tấn = 3000 kg (3 x 1000kg)
Ta có: 3 tấn 25 kg = 3000 kg + 25 kg = 3025 kg.
Vậy: 3 tấn 25 kg = 3 025kg.
Ví dụ 2: (Đổi số đo thời gian). Bài 2a (trang 171 – Toán 4)
3 giờ 15 phút = ....phút.
*Cách tiến hành:
Học sinh phải nắm chắc 1 giờ = 60 phút.
Ta có: 3 giờ 15 phút = 3 giờ + 15 phút = 180 phút + 15 phút = 195 phút.
Vậy: 3 giờ 15 phútt = 195 phút.
- Các bài tập khác hướng dẫn tương tự:
3 phút 25 giây = …giây.
8 phút 15 giây = ….giây.
5 giờ 20 phút = ….giây; …….
Ví dụ 3: (đổi số đo diện tích). Bài 2 (toán 4 –trang 65):
10 dm2 2 cm2 = …. cm2.
*Cách tiến hành:
Học sinh có thể đổi: Vì 1dm2 = 100cm2
Ta có: 10dm2 = 10 x 100cm2 = 1000cm2.
Nên: 10dm2 2cm2 = 1000cm2 + 2cm2 = 1002cm2.
Vậy: 10dm2 2cm2 = 1002cm2.
8


Đối với các em học sinh tiếp thu tốt các em có thể tự hoàn thành được thì sau
khi ra kết quả, giáo viên yêu cầu các em giải thích cách làm.
Ví dụ 4: Bài 4 (Toán 4 - trang 64). Điền dấu >; <; =
210cm2 … 2dm2 10cm2 ;
1954cm2 … 19dm250cm2
- Học sinh có thể vận dụng cách làm trên để tìm ra kết quả.
+ Đổi 2dm2 10cm2 =210cm2 ; 19dm2 50cm2 = 1950cm2 rồi so sánh để điền

dấu thích hợp.
- Ngoài cách làm trên, giáo viên có thể cho học sinh nêu cách đổi khác để so
sánh.
Ví dụ 5: (Số đo thời gian). Bài 2a (Toán 4 – trang 171)
420 giây = ….phút.
Học sinh thường viết: 420 giây : 60 giây = 7 phút, vậy 420 giây = 7 phút.
Ở đây, học sinh đã tìm ra được kết quả đúng nhưng trình bày sai vì không
hiểu bản chất của phép tính được viết ra. Trong cách viết trên thì phải hiểu đó là tỉ
số (thương) của hai số đo thời gian cùng một đơn vị đo là giây. Vì vậy giá trị của tỉ
số này phải là 7, chứ không phải là 7 phút.
Vậy GV phải giúp cho các em thấy được bản chất của vấn đề là:
60 giây = 1 phút và 420 : 60 = 7 hay 420 giây gấp 60 giây 7 lần.
Vậy: 420 giây = 7 phút.
* Đối với đổi số đo diện tích, khối lượng, độ dài cũng có thể mắc các sai lầm
tương tự.
VD: 60 000cm2 = ….m2 không được viết: 60 000cm2 : 10 000cm2 = 6m2 rồi
kết luận: 60 000cm2 = 6 m2; …..
Ví dụ 6: Bài 1 ( Toán 4 - Trang 25).
1
phút = …. giây.
3

1
thế kỉ = …giây.
2

1
thế kỉ = ……năm.
5


Giáo viên cần: Củng cố cho học sinh mối quan hệ giữa hai đơn vị đó, sau vận
dụng khái niệm và các phép tính về tìm phân số của một số để tìm ra kết quả.
1
1
phút = 60 giây : 3 = 20 giây. Vậy: phút = 20 giây.
3
3
1
1
Vì: 1thế kỉ = 100năm, nên: thế kỉ = 100 năm : 2 = 50 năm hoặc 100 x =
2
2
1
50năm. Vậy: thế kỉ =50 năm.
2

Vì 1 phút = 60 giây, nên:

Dạng 3: Dạy học sinh cách tự học
* Tự học trên lớp
Khi giáo viên đã hướng dẫn học sinh thực hành tốt các bài tập cơ bản trong
sách giáo khoa thì có thể mở rộng kiến thức cho học sinh thông qua các tiết thực
hành ở buổi 2 nhằm củng cố kiến thức đã học đồng thời mở rộng nâng cao kiến
thức. Muốn vậy đòi hỏi giáo viên phải căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh
tiểu học để lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh, tạo

9


hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em phát huy trí lực, chủ động lĩnh hội kiến

thức, năng động, linh hoạt trong việc luyện tập đổi đơn vị đo.
- Trước giờ vào học: Giáo viên cho học sinh truy bài lẫn nhau (Có thể theo
cặp hoặc theo nhóm) để ôn lí thuyết.
Giáo viên yêu cầu học sinh đặt đề cho bạn làm (dạng đơn giản)
- Vào giờ thực hành: Yêu cầu một học sinh đặt đề cho cả lớp làm, học sinh
thay phiên nhau làm người ra đề
+ Yêu cầu học sinh tự đặt để theo yêu cầu của giáo viên: Đọc viết các đơn vị
đo khối lượng, độ dài, thời gian, diện tích đã học theo thứ tự
+ Tự đặt đề chuyển đổi đơn vị đo theo các nhóm:
Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé gồm: Đổi số đo đại lượng có một tên đơn
vị đo; Đổi số đo đại lượng có hai, ba ... tên đơn vị đo
Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn gồm: Đổi số đo đại lượng có một tên đơn vị
đo; Đổi số đo đại lượng có hai, ba ... tên đơn vị đo
+ Thực hành giải toán có liên quan đến đơn vị đo lồng trong các dạng toán
điển hình như (Tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó; Tìm hai số biết tổng
và hiệu của hai số)
- Thay đổi các hình thức dạy học (cá nhân, nhóm, tập thể, trò chơi học tập,…),
tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, đổi mới cách đánh giá, kiểm tra…
- Khích lệ học sinh để các em chủ động lĩnh hội kiến thức, có thể đưa ra
những thắc mắc trao đổi trực tiếp với giáo viên.
Thông qua việc tìm hiểu đó bản thân tôi nhận thấy các em không chỉ củng cố
được kiến thức mà còn nâng cao khả năng nhận diện dạng toán của học sinh
Ví dụ:
1. Một tấm kính hình chữ nhật có chiều rộng 30cm, chiều dài gấp đôi chiều
rộng. Tìm diện tích tấm kính đó? (Bài 4- Trang 62 . Toán 4)
2. Một thửa ruộng có chiều dài hơn chiều rộng 10m, biết chiều rộng bằng

3
5


chiều dài. Người ta trồng lúa trên thửa ruộng đó. Biết rằng cứ 100m 2 thì thu được
60kg thóc. Tính số thóc thu đươc trên thửa ruộng đó?
Khi học sinh được thay phiên nhau làm người ra đề các em thấy được vai trò
trách nhiệm của bản thân đối với việc học tập, phát huy được tính tích cực, tự giác của
học sinh, giúp học sinh nắm vững bài học. Hiệu quả giờ dạy được nâng cao lên rõ rệt
*Tự học ở nhà
+ Yêu cầu học sinh tìm hiểu thêm các dạng bài về đại lượng qua tài liệu tham
khảo, mạng Internet hoặc qua báo Toán tuổi thơ để thực hành giải theo yêu cầu của
giáo viên.
+ Giáo viên chấm cá nhân cho từng học sinh
Ví dụ: Khi giải dạng toán về thời gian nếu các em không nắm chắc mối quan
hệ, quy luật về thời gian thì rất dễ bị nhầm lẫn.

10


Bài toán1: Hưng hỏi Phong “Bây giờ là mấy giờ?” Phong đáp: “Thời gian từ
lúc bắt đầu ngày đến bây giờ gấp 3 lần thời gian từ bây giờ đến lúc nửa đêm”. Hỏi
bây giờ là mấy giờ?
Phân tích:
- Xác định khoảng thời gian từ lúc bắt đầu ngày đến lúc nửa đêm gồm bao
nhiêu giờ? ( 24 giờ)
- Biết thời gian từ lúc bắt đầu ngày đến bây giờ gấp 3 lần thời gian từ bây giờ
đến nửa đêm. Từ đó đưa về dạng toán tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Bài giải: Khoảng thời gian từ bây giờ đến nửa đêm là 1 phần thì khoảng thời
gian từ lúc bắt đầu ngày đến bây giờ là 3 phần như thế.
Khoảng thời gian từ bây giờ đến nửa đêm là: 24 : ( 1 + 3) = 6 ( giờ)
Khoảng thời gian từ lúc bắt đầu ngày đến bây giờ là: 24 – 6 = 18( giờ)
Vậy bây giờ là 6 giờ tối.
Bài toán 2: Chiếc đồng hồ nhà Phong cứ mỗi giờ lại chay nhanh 10 giây.

Hôm nay lúc 5 giờ sáng, Phong chỉnh lại đồng hồ theo giờ chuẩn trên đài. Hỏi đến
5 giờ sáng hôm sau thì chiếc đồng hồ nhà Phong sẽ chỉ mấy giờ?
Phân tích: Ta xác định từ 5 giờ sáng hôm nay đến 5 giờ sáng hôm sau đồng
hồ đúng chạy được 24 giờ. Biết cứ mỗi giờ chiếc đồng hồ nhà Phong chạy nhanh
10 giây, đến đây ta đưa bài toán về dạng quan hệ tỉ lệ để xác định xem khi đồng hồ
nhà Phong chạy đúng, chạy 24 giờ thì chạy nhanh bao nhiêu giây.
Bài giải: Từ 5 giờ sáng hôm nay đến 5 giờ sáng hôm sau gồm 24 giờ.
Cứ mỗi giờ đồng hồ nhà Phong chạy nhanh 10 giây, như vậy sau 24 giờ đồng
hồ nhà Phong sẽ chạy nhanh thêm là: 10 x 24 = 240( giây) hay 4 phút.
Vậy đến 5 giờ sáng hôm sau thì chiếc đồng hồ nhà Phong chỉ :
5 giờ + 4 phút = 5 giờ 4 phút.
Giải pháp 3: Giúp học sinh thực hiện tốt việc gắn kết lý thuyết với thực hành
Việc giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống
giúp cho các em ghi nhớ kiến thức đó lâu hơn, hiểu và hiểu sâu hơn những kiến
thức vừa tiếp thu được. Ngoài các kiến thức đã học ở trong sách, trong chương
trình giáo viên cần giúp đỡ học sinh hiểu biết thêm về cách sử dụng số đo đại lượng
trong cuộc sống nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng các đơn vị đo đại lượng, có khả
năng sáng tạo hơn khi gặp các bài toán khó. Tạo cho các em tâm lí tự tin, vui vẻ và
ngày càng hứng thú say mê yêu thích môn học này.
* Cho học sinh biết một số tên đơn vị thông dụng thường dùng trong
cuộc sống hàng ngày:
Ở số đo khối lượng thì: 1kg còn gọi là 1 cân hay 1ki lô, 1 kí theo địa phương.
1 hg hay còn gọi là 1lượng( lạng), nói dễ hiểu hơn 1 cân bằng 10 lượng (lạng). Các
em biết giúp đỡ bố mẹ trong việc cân, đo, đong, đếm hoặc ước lượng được tốt hơn.
Còn ở số đo độ dài thì: 1km còn gọi là 1 cây số ( ví dụ: Quãng đường từ Triệu Sơn
– TP Thanh Hóa dài khoảng 25 km hay 25 cây số). Với số đo thời gian thì 1giờ hay
còn gọi là 1 tiếng (ví dụ: 2 giờ rưỡi hay 2 tiếng rưỡi).
- Giới thiệu dụng cụ đo và hướng dẫn cách đo:
11



+ Giới thiệu các loại cân và các bộ phận của cân, chủ yếu là sử dụng cân bàn.
Giới thiệu thước đo độ dài…
+ Hướng dẫn cách cân, đo: giáo viên cần lưu ý là phải chuẩn bị một cách chu
đáo trước khi lên lớp, đặc biệt là đo thử trước khi hướng dẫn học sinh. Sở dĩ như
vậy vì đối với học sinh lớp 4 các em chưa được học về số thập phân nên số đo của
các đồ vật chuẩn bị phải là những số nguyên.
+ Cách đọc số đo và ghi số đo ở trên cân, thước…
- Cho học sinh thực hành đo, ước lượng: Khi hướng dẫn học sinh học các nội
dung này, giáo viên cần tổ chức các hoạt động hướng dẫn học sinh quan sát, ước
lượng, liên hệ đối chiếu. Thông qua các hình ảnh thực tế, các hoạt động sinh hoạt
hàng ngày để học sinh có thể cảm nhận thời gian, thời điểm, thời lượng…để học
sinh đưa ra các phán đoán, kết luận chính xác trước các câu hỏi, bài tập gắn với
thực tế.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng số đo đại lượng ứng dụng vào
thực tế cuộc sống thông qua các hoạt động:
- Thông qua hoạt động của cá nhân các em:
+ Đi chợ: Giúp mẹ đi chợ mua – bán
+ Ước lượng khoảng thời gian học, chơi trong ngày, nhận biết các buổi trong
ngày, các ngày trong tuần
+ Tham gia giao thông: Ước lượng độ dài khoảng cách từ nhà đến trường
học, Từ nơi em ở đến nơi em đi du lịch,...
+ Xem bản đồ: Biết độ dài, diện tích. Vận dụng tính với tỉ lệ bản đồ.
- Thông qua các hoạt động được nhà trường ( lớp) tổ chức như:
+ Đố vui về đại lượng:
Ví dụ: Một con sên bò từ chân lên tới đỉnh cái cột cao 8 mét. Ban ngày nó
bò lên được 4 mét, ban đêm nó bò tụt xuống 3 mét. Muốn lên tới đỉnh, con sên phải
bò mất mấy ngày và mấy đêm?
Bài giải:
Ngày đầu tiên sên bò lên được 4m, đêm lại tụt xuống 3 m. Như vậy sau một

ngày đêm, sên bò lên được:
4 - 3 = 1 (m)
Ngày cuối cùng sên bò lên 4m để được lên tới đỉnh thì sên phải ở mét thứ 4.
Để sên bò lên và tụt xuống ở đúng mét thứ 4 thì phải mất:
1 x 4 = 4 (ngày đêm). Như vậy sên bò lên tới đỉnh phải mất 5 (4+1=5) ngày
4 đêm.
+ Trò chơi (Xếp hình, vẽ hình có kích thước, có tỉ lệ...)
Ví dụ: Dạy bài: Thực hành vẽ hình vuông (Toán 4)
Chuẩn bị : Giáo viên phân công cho học sinh chuẩn bị ở nhà, mỗi học sinh
12 que với độ dài 3 cm , 4 cm , 5 cm ,… 14 cm.
Cách chơi: Giáo viên nêu cách chơi:
- Mỗi nhóm lấy một số que từ 12 que trên để xếp được thành hình vuông.

12


Nhóm nào xếp được nhiều hình vuông hơn, trong khoảng thời gian quy
định, là thắng.
- Chia lớp ra thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 5 – 6 em. Mỗi nhóm cùng
làm với nhau. Nhóm nào xếp được nhiều hình vuông khác nhau nhất sẽ được tuyên
dương. (Chú ý: không được xếp hình vuông từ các que có độ dài giống nhau, nghĩa
là không được lấy lẫn các que từ các “bộ 10 que” khác nhau).
Lưu ý :
+ Chu vi hình vuông (bằng tổng độ dài của các que được xếp) là một số chia
hết cho 4, nên muốn xếp nhanh phải chọn lấy số que có tổng độ dài là một số chia
hết cho 4.
Ví dụ: Nếu lấy cả 12 que có tổng độ dài (3 + 4 + 5 + 6 + … + 13 + 14 = 102)
thì không thể xếp được thành hình vuông.
+ Trò chơi này được tiến hành sau phần lí thuyết của bài.
Dạy bài: Bảng đơn vị đo khối lượng (Toán 4)

Chuẩn bị: 2 băng giấy khổ A1 ghi sẵn:
1000kg = 1 tấn
2kg 4g = 2004g
4kg = 4hg
1kg = 100dag
6 tấn = 600 yến
7 tạ = 700kg
Cách chơi: Học sinh 10 em chia thành 2 đội, mỗi đội 5 em. Các em sẽ nối
tiếp nhau điền Đ hoặc S vào ô trống theo lệnh của giáo viên. Nhóm nào làm đúng,
nhanh thì nhóm đó sẽ thắng.
+ Trò chơi này tổ chức vào cuối tiết học.
2.4. Kết quả đạt được:
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp, tôi nhận
thấy chất lượng khảo sát môn Toán khá cao. Tôi mạnh dạn đưa ra trong các buổi
sinh hoạt chuyên môn của tổ được tập thể giáo viên trong tổ hưởng ứng và áp dụng
vào giảng dạy không chỉ các giáo viên trong khối mà cả các khối lớp khác cũng đưa
vào áp dụng đạt kết quả tốt. Để đối chứng tôi tiến hành kiểm tra theo đề sau:
Môn: Toán – Lớp 4.
Thời gian: 30 phút.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
600 giây = ..... phút
1850tấn = ... tấn ...kg
3 2
m =.....cm 2
8

6kg 18g =…. g.

Bài 2: Trong các khoảng thời gian sau khoảng thời gian nào là lớn nhất:
A.


1
giờ
5

B. 720 giây

C. 10 phút

D. 11 phút 30 giây

Bài 3: Một cửa hàng có 1500kg gạo nếp và gạo tẻ, số gạo nếp chiếm một nửa
tổng số gạo. Người ta đem gạo đóng vào các túi nhỏ, mỗi túi gạo tẻ đựng 5kg, mỗi
túi gạo nếp đựng 2kg. Hỏi đóng được bao nhiêu túi gạo mỗi loại?
HS thực hiện tốt các bài toán liên quan đến nội dung Đại lượng và số đo đại
lượng. Không chỉ ở các dạng toán cộng trừ, nhân, chia, các bài toán liên quan đến
đổi các đơn vị đo đại lượng mà HS vận dụng rất tốt vào học ứng dụng tỉ lệ bản đồ...
Không khí giờ học toán diễn ra rất sôi nổi, HS yêu thích học toán hơn. HS đã được
13


phát huy tích cực, chủ động trong lĩnh hội tri thức cũng như luyện tập thực hành.
Các bài tập về đổi đơn vị đo các em ít nhầm lẫn hơn. Thực hiện các phép tính trên
đơn vị đo lường lúc nào các em cũng chú ý đến việc đổi các số đo về cùng một đơn
vị đo. Các em đã rất vui mừng với kết quả đạt được sau bài kiểm tra.
Cụ thể, chất lượng khảo sát đạt được.
Bảng 2:
Tổng hợp kết quả giữa kì II
Kết quả
Hoàn thành tốt

Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số HS
tham gia
SL
TL
SL
TL
SL
TL
37 em

24

64,9

13

35,1

0

0

* Qua việc dạy thực nghiệm, kết quả chất lượng khảo sát học sinh, tôi nhận
thấy:
+ Học sinh nắm chắc kiến thức về Đại lượng và đo đại lượng.
+ Các bài tập các em trình bày khoa học, có sự sáng tạo.
+ Học sinh thích thú học nội dung này hơn trước đây.
+ Kết quả khảo sát cao.

3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Bằng kinh nghiệm thực tế của mình, chất lượng giảng dạy nội dung “Đại
lượng và đo đại lượng” ở lớp tôi đạt hiệu quả rõ rệt.
Muốn nâng cao chất lượng dạy học nói chung, mỗi GV cần thường xuyên
nghiên cứu tài liệu, các chuyên đề, tập san, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy
học. Đối với nội dung dạy - học Đại lượng và các số đo đại lượng Toán 4 cũng vậy,
GV cần nắm vững mức độ, yêu cầu nội dung dạy học. Cần có sự tìm tòi, nghiên
cứu, sáng tạo trong quá trình giảng dạy, mạnh dạn áp dụng các phương pháp dạy
học mới, phù hợp với đối tượng HS lớp mình vào giảng dạy. Trong quá trình dạy
học, GV cần thay đổi không khí để HS được tự nhiên, thoải mái, từ đó GV có thể
thấy được những thắc mắc, khó khăn ở HS để có cách khắc phục những khó khăn
đó một cách tốt nhất. Đặc biệt GV cần giúp HS gắn nội dung học về đại lượng, đo
đại lượng với những hình ảnh, hoạt động sinh hoạt hàng ngày đã giúp các em cảm
nhận được các đơn vị đo đại lượng một cách thực tế chính xác. Giúp HS có thể vận
dụng kinh nghiệm sống của bản thân vào quá trình học tập. Đồng thời vận dụng
những điều đã học trên lớp vào thực tế cuộc sống.
Với HS cần thực sự say mê, kiên trì học tập. Giữa GV và HS cần có sự phối
hợp nhịp nhàng. HS có ý thức tự giác luyện tập dưới sự dẫn dắt của GV, GV cần
quan sát, theo dõi đôn đốc các em luyện tập.
* Bài học kinh nghiệm:
Qua việc nghiên cứu nội dung chương trình môn học, tôi rút ra một số bài
học sau:
14


+ Giáo viên cần nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa, từ đó cần
có kế hoạch đưa ra những bài giảng phù hợp với học sinh, phát huy tính tích cực
của học sinh, giúp học sinh tự mình say sưa tìm tòi kiến thức mới.
+ Giáo viên cần nắm chắc từng đối tượng học sinh mình dạy. Cùng học sinh

xây dựng môi trường học tập thân thiện có tính sư phạm cao, động viên và hướng
dẫn học sinh chăm học, trung thực, khiêm tốn, vượt khó trong học tập.
+ Mỗi bài giảng, mỗi mạch kiến thức giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh
nắm được kiến thức cơ bản, rèn luyện kĩ năng để thực hiện các bài tập của các
mạch kiến thức khác nhanh, chính xác. Đặc biệt là các bài về Đại lượng và số đo
đại lượng giáo viên cần liên hệ thực tế, tạo hướng phát triển cho bài sau, đồng thời
chú trọng khắc sâu kiến thức bài học trước.
+ Giáo viên cần mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, không lệ thuộc vào
sách giáo viên, dạy cần đi đúng hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
+ Giáo viên; luôn theo dõi, quan tâm, hỗ trợ mọi đối tượng học sinh để các
em được hoạt động thực sự - tìm ra kiến thức mới, như vậy các em sẽ nhớ lâu,
phát triển được tư duy, phát huy tính tích cực của mọi học sinh.
Tuy vậy để tiết dạy đạt hiệu quả thì GV cần áp dụng kinh nghiệm một cách
linh hoạt sao cho phù hợp với từng đối tượng HS.
3.2. Kiến nghị:
Kinh nghiệm: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khi dạy – học về Đại
lượng và đo đại lượng cho học sinh lớp 4 đã được áp dụng vào thực tế giảng dạy
và bước đầu đạt kết quả. Song cũng không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong
được sự góp ý của Hội đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp để kinh nghiệm
được hoàn thiện hơn và tôi cũng xin đề xuất một vài ý kiến nhỏ sau:
+ Giáo viên cần nắm chắc quy trình hình thành kiến thức, phương pháp dạy
học, tích cực bồi dưỡng thường xuyên ở các mức độ và hình thức khác nhau. Từ
việc tự bản thân bồi dưỡng, ở tổ chuyên môn đến các cấp: huyện, thành phố, tỉnh...
+ Trong quá trình dạy giáo viên cần nắm chắc mục tiêu của bài sao cho phù hợp
với đối tượng học sinh để tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng, hiệu quả.
+ Phải có sự chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy - học, đồ dùng phù hợp với bài dạy.
Sử dụng triệt để đồ dùng dạy học để lôi cuốn gây hứng thú học tập cho học sinh.
+ Cụm chuyên môn, các trường cần liên kết hợp tác để tổ chức các buổi hội
thảo về chuyên môn để GV được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm làm cho chất
lượng giảng dạy ngày càng cao hơn đáp ứng với yêu cầu phát triển của khoa học.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN
Thanh Hóa, ngày 02 tháng 5 năm 2020
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Hà Thị Vân
15


16



×