Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số giải pháp chỉ đạo thiết kế và tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất lượng giờ ôn tập địa lý lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.42 KB, 16 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy
người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em, lôi cuốn các em
tham gia vào các hoạt động học tập.
Để đổi mới phương pháp dạy học thì cần phải quan tâm tới nhiều yếu tố,
nhưng trước hết người giáo viên cần phải đầu tư thích đáng về mặt thời gian và
công sức trong việc thiết kế, xây dựng kế hoạch bài học.Mỗi tiết dạy muốn đạt
hiệu quả cao thì người dạy phải chuẩn bị bài dạy trên cơ sở nắm vững nội dung,
cũng như tính hệ thống, tính lôgíc của chương trình. Từ đó người dạy biết học
sinh đã được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản nào để làm cơ sở cho
việc tự phát hiện và tự chiếm lĩnh những tri thức mới. Trên cơ sở đó học sinh có
khả năng phân tích và tổng hợp để vận dụng giải quyết những vấn đề mà bài học
đặt ra.
Trong thiết kế, xây dựng kế hoạch bài học, một yếu tố rất quan trọng mà
người giáo viên cần phải chú ý đó là việc lựa chọn, phối hợp và sử dụng các
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp đối với môn học, bài học và
từng phần trong bài học đó. Có như vậy việc phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập mới trở thành thực chất.
Một trong những mục tiêu mới và quan trọng của dạy học môn Địa lý ở
tiểu học hiện nay là tập trung vào dạy cách học, giúp học sinh có nhu cầu và biết
cách tự học. Trên cơ sở đó học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc vận
dụng các kiến thức và kỹ năng đã được học vào giải quyết những tình huống
thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học là
một trong những giải pháp có tính khả thi và hiệu quả, nhằm đưa các hình thức
tổ chức dạy học mới vào nhà trường tiểu học như: dạy học cá nhân, dạy học theo
nhóm, dạy học thông qua các trò chơi có nội dung môn học.
Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Thông qua các
trò chơi có nội dung lí thú, phù hợp với việc nhận thức của học sinh, các em sẽ
lĩnh hội những tri thức một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách


vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong cuộc sống
Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi, tạo ra không khí vui tươi ,
hồn nhiên, sinh động trong giờ học, kích thích được trí tưởng tượng , tò mò, ham
hiểu biết ở trẻ.
Trò chơi học tập có tác dụng làm thay đổi hình thức hoạt động học tập trên
lớp, làm không khí học tập thoải mái, dễ chịu, giúp học sinh tiếp thu kiến thức
một các tự giác tích cực, rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn
kinh nghiệm được tích lũy qua hoạt động chơi, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc
đẩy hoạt động trí tuệ, thúc đẩy quá trình học tập trở nên hấp dẫn, nhẹ nhàng, tự
nhiên, phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học là “học mà chơi, chơi mà
học”. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý nói chung cũng như
dạy học các tiết ôn tập Địa lý lớp 4 nói riêng tôi trình bày “Một số giải pháp chỉ
đạo thiết kế và tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất lượng giờ ôn tập Địa lý
lớp 4”.
1


1.2.Mục đích nghiên cứu
- Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn về thiết kế và tổ chức trò chơi môn Địa lí
đề tài hướng tới đề xuất một số giải pháp chỉ đạo thiết kế và tổ chức trò chơi
nhằm nâng cao chất lượng giờ ôn tập Địa lý lớp 4”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu :
- Thiết kế và tổ chức trò chơi giờ ôn tập Địa lý lớp 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phưong pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận :

Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với kiến
thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học, giúp
học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua các trò chơi
học sinh được vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào các tình huống của
trò chơi, thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ năng đã học. Mặt
khác trò chơi học tập nó còn:
- Giúp học sinh thay đổi động hình trong giờ học, làm cho học sinh bớt
mệt mỏi, giờ học bớt sự căng thẳng, học sinh được tiếp nhận kiến thức và kỹ
năng một cách nhẹ nhàng và sinh động hơn.
- Giúp học sinh tăng cường khả năng thực hành, khả năng vận dụng các
kiến thức và kỹ năng đã học.
- Giúp học sinh học tập hứng thú, kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội để học
sinh thể hiện mình trong học tập.
- Thông qua trò chơi giúp học sinh có khả năng tập trung và xử lý tình
huống, tính độc lập, sáng tạo, ham hiểu biết và có khả năng suy luận. Qua việc
tham gia vào trò chơi, học sinh còn tự mình giải quyết các nhiệm vụ học tập một
cách tự giác, tích cực.
Mỗi trò chơi học tập phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu dạy học.
Nói cách khác mục đích trò chơi phải hướng vào việc củng cố kiến thức, kỹ
năng ở từng nhóm bài, từng bài của chương trình môn học. Trò chơi học tập phải
mang rõ tính chất học tập, cụ thể là trò chơi học tập phải xác định rõ mục đích
hình thành hay khắc sâu, củng cố kiến thức liên quan đến bài học. Và như vậy
trong quá trình tổ chức, hướng dẫn trò chơi phải luôn bám sát mục đích đó khi
đánh giá người chơi.
Trò chơi học tập phải được chuẩn bị chu đáo và phù hợp với đối tượng
học sinh. Trong thiết kế phương tiện, đồ dùng phục vụ trò chơi, người giáo viên
cần chú ý đến tính khoa học, tính thẩm mỹ, tính giáo dục và đặc biệt tính tiện
dụng trong quá trình tổ chức trò chơi.
Trò chơi phải được tổ chức hợp lý và nhất thiết phải trở thành một bộ phận
của quá trình tổ chức giờ học. Không tổ chức những trò chơi có nội dung hoàn

toàn tách rời với nội dung bài học, không để thời gian chơi kéo dài, làm ảnh
2


hưởng đến giờ học hoặc làm học sinh mất đi sự hứng thú. Trò chơi học tập có
tác dụng làm thay đổi hình thức hoạt động học tập trên lớp, làm không khí học
tập thoải mái, dễ chịu, góp qúa trình học tập trở nên hấp dẫn, nhẹ nhàng, tự
nhiên, phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học là “học mà chơi, chơi mà
học”. Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong dạy học, khi thiết
kế trò chơi học tập để dạy học chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện
thời gian trong mỗi tết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp.Song muốn
tổ chức được trò chơi trong dạy học có hiệu quả cao thì đòi hỏi người giáo viên
phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo .
Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lý nói chung cũng như
dạy học các tiết ôn tập Địa lý lớp 4 nói riêng trong phạm vi sáng kiến kinh
nghiệm này tôi xin trình bày “Một số biện pháp chỉ đạo thiết kế và tổ chức trò
chơi nhằm nâng cao chất lượng giờ ôn tập Địa lý lớp 4”.
2.2. Thực trạng của việc dạy và học bài ôn tập môn Địa lý lớp 4:
a. Thực trạng việc dạy của giáo viên:
Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy, qua dự giờ tôi nhận thấy:
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học trở thành một yêu cầu đòi hỏi đối với người giáo viên để từng
bước nâng cao chất lượng dạy học.
Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học vẫn
chưa trở thành một thói quen đối với người giáo viên, và như vậy chưa đem lại
hiệu quả tích cực đến người học. Các hình thức tổ chức dạy học nhìn chung còn
nghèo nàn, đơn điệu, mang nặng tính hình thức. Việc tổ chức các trò chơi trong
dạy học Địa lý nói chung và các tiết ôn tập Địa lý nói riêng chưa được chú ý
đúng mức. Có tình trạng trên, một mặt là một số giáo viên chưa thấy hết ý nghĩa,
tác dụng của tổ chức trò chơi trong dạy học Địa lý. Mặt khác để tổ chức được

một trò chơi trong dạy học Địa lý, người giáo viên cần phải có thời gian để tìm
hiểu, nghiên cứu và thiết kế trò chơi phù hợp với nội dung dạy học, gây được
hứng thú và phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
Hiện nay những tài liệu nghiên cứu về thiết kế và tổ chức trò chơi học tập
còn ít, chưa phù hợp và sát với từng nội dung của tiết dạy. Bên cạnh đó người
giáo viên tiểu học trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm được trang bị không
nhiều kiến thức về vấn đề này, trong quá trình dạy học không được tập huấn về
thiết kế và tổ chức trò chơi.
Trong các giờ ôn tập Địa lý, người giáo viên thường tổ chức cho học sinh
ôn tập theo hình thức: Đưa ra hệ thống câu hỏi đã soạn sẵn, yêu cầu học sinh trả
lời hay phát phiếu cho học sinh thảo luận theo nhóm rồi cử đại diện báo cáo
trước lớp. Cách dạy này đã giúp học sinh ôn tập, củng cố được những kiến thức
và kỹ năng đã học, tuy nhiên chưa gây được hứng thú, chưa phát huy được tính
cực cho học sinh cũng như còn hạn chế trong việc giúp các em tiếp thu toàn diện
bài học.
Trong thời gian gần đây, một số giáo viên đã bắt đầu chú ý thiết kế và tổ
chức trò chơi trong dạy học Địa lý, nhưng vẫn còn mang tính hình thức, chưa
thường xuyên, vì thế hiệu quả giờ dạy chưa cao.
b. Thực trạng việc học của học sinh:
3


Trong giờ ôn tập môn Địa lý, do học sinh không được tiếp xúc thường
xuyên với các trò chơi trong dạy học nên khả năng diễn đạt, ứng xử, giải quyết
các tình huống có vấn đề chưa thể hiện được tính linh hoạt, sáng tạo.
Giờ ôn tập Địa lý nhìn chung còn khô khan, đơn điệu, chưa tạo ra hứng
thú, hấp dẫn, chưa tạo cho học sinh nhu cầu ham hiểu biết, vì vậy học sinh chưa
có điều kiện để bộc lộ và thể hiện khả năng và năng lực của mình.
Học sinh chưa được tham gia nhiều vào giờ học, đặc biệt là hoạt động
thực hành để từ đó hình thành các kiến thức và kỹ năng địa lý cơ bản, cần thiết,

và như vậy chưa phát huy được tính tích cực, sự năng động cũng như tính hợp
tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh trong quá trình học tập.
Do vậy, khả năng ghi nhớ, khắc sâu kiến thức bài học của học sinh còn hạn chế,
chưa mang tính bền vững.
2.2
Giải pháp và tổ chức thực hiện thiết kế và tổ chức trò chơi góp
phần nâng cao chất lượng giờ ôn tập Địa lý lớp 4
Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi thiết
kế trò chơi học tập để dạy học chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện
thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song
muốn tổ chức được trò chơi trong dạy học có hiệu quả cao thì đòi hỏi người giáo
viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo và đảm bảo các biện pháp sau:
* Biện pháp 1: Lựa chọn trò chơi.
Trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu, nội dung của bài học mà giáo viên lựa chọn
trò chơi cho phù hợp, sao cho trò chơi nào cũng trả lời được câu hỏi: Với mục
tiêu, nội dung của bài học có thể lựa chọn những loại trò chơi nào? Trò chơi nào
sẽ đạt hiệu quả tốt nhất? Có như vậy việc lựa chọn trò chơi và tổ chức tiến hành
chơi sẽ đúng hướng và đạt kết quả tốt.Thông thường đối với những hoạt động
giới thiệu địa danh có thể sử dụng trò chơi “Em tập làm hướng dẫn viên du
lịch”; đối với hoạt động củng cố bài, có thể sử dụng trò chơi “Ô chữ kỳ diệu”,
hoặc “Rung chuông vàng”…..Sau khi lựa chọn trò chơi, giáo viên chuẩn bị
những phương tiện cần thiết phục vụ cho trò chơi, kế hoạch chơi, kể cả những
phần thưởng cho những người tham gia và người thắng cuộc.
* Biện pháp 2: Giới thiệu và tổ chức trò chơi.
Giáo viên giới thiệu và nên tìm trò chơi, chủ đề chơi, giải thích rõ mục tiêu ,
yêu cầu, cách chơi và luật chơi, cách đánh giá thắng thua cho học sinh . Trò chơi
phải mang ý nghĩa giáo dục, gây được hứng thú đối với học sinh, phải nhằm
mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
* Biện pháp 3: Tổ chức tiến hành trò chơi.
Để trò chơi đạt kết quả tốt, sau khi hướng dẫn và giải thích xong nên cho học

sinh chơi thử vài lần và như vậy các em sẽ nắm vững cách chơi, cũng có thể khi
cho học sinh chơi thử xong giáo viên rút kinh nghiệm và điều chỉnh một vài yêu
cầu nếu thấy cần thiết. Trong khi học sinh chơi giáo viên là trọng tài theo dõi
diễn biến trò chơi để có những nhận xét đánh giá đúng đắn khách quan. Để trò
chơi thực sự sôi động hấp dẫn cần sự động viên cổ vũ của tập thể đồng thời giáo
viên kịp thời uốn nắn các trường hợp không trung thực hoặc vi phạm luật chơi.
*Biện pháp 4: Nhận xét đánh giá kết quả.
4


Kết thúc trò chơi, giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả một cách khách
quan, phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi thoải mái và tự giác làm trò
chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Dựa vào yêu cầu, nội dung
chơi và kết quả. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn
nhau. Giáo viên dành ít phút biểu dương khen ngợi những cá nhân, đội chơi đạt
kết quả tốt, hoạt động tích cực.
Trong chương trình Địa lý lớp 4 có 3 tiết ôn tập để nâng cao chất lượng giờ
ôn tập Địa lý lớp 4 tôi chỉ đạo giáo viên thiết kế ,xây dựng và tổ chức tổ chức
một số trò chơi có tính minh họa cho từng bài ôn tập. Tùy thuộc mục tiêu bài dạy
và quỹ thời gian của các hoạt động dạy học mà giáo viên có thể sử dụng một hoặc
một số trò chơi trong tiết dạy của mình. Trò chơi của bài này cũng có thể sử dụng
cho bài khác khi người giáo viên thay đổi nội dung phù hợp.
Bài thứ nhất
Bài 10 : Ôn tập
*Hoạt động 1: Ôn tập về vị trí địa lý của dãy núi Hoàng Liên Sơn,các cao
nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt
Nam
Trò chơi: Gắn chữ vào hình
Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Rèn kỹ năng xác định vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các

cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt
Nam.
- Rèn tác phong nhanh nhẹn và tinh thần làm việc tập thể.
- Tạo không khí thi đua sôi nổi trong tiết học.
Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị hai lược đồ khung khổ lớn và các thẻ màu ghi tên dãy
Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên , thành phố
Đà Lạt, ... phía sau thẻ có gắn nam châm:
Phan-xi-păng
D. Hoàng Liên Sơn
Lâm Viên

Đắck Lắk
Kon Tum

TP.Đà Lạt
Di Linh

ĐB Nam Bộ

Cách chơi:
- Giáo viên chọn hai đội chơi, mỗi đội 5 học sinh chơi theo hình thức nối
tiếp, lần lượt từng em trong đội lên gắn tên các địa danh vào vị trí thích hợp
trong lược đồ khung. Trong thời gian 3 phút đội nào gắn được nhiều địa danh
đúng đội đó sẽ thắng cuộc.
- Sau phần chơi, giáo viên gọi học sinh lên bảng chỉ trên bản đồ và mô tả
vị trí địa lý dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây
Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
5



*Hoạt động 2: Ôn tập đặc điểm chính về thiên nhiên,con người và hoạt động
sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên.
Trò chơi: Rung chuông vàng
Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình. Sông
ngòi, dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây
Nguyên, trung du Bắc Bộ.
- Tạo không khí thi đua sôi nổi trong tiết học.
Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi.
- Học sinh mỗi em một bảng con.
- Hệ thống câu hỏi:
Cách chơi:
Giáo viên lần lượt đọc các câu hỏi:
Câu1: Đỉnh núi cao nhất nước ta nằm ở dãy núi nào? Có tên là gì?
Câu 2: Đỉnh Phan-xi-păng cao khoảng bao nhiêu mét?
Câu 4: Kể tên 3 dân tộc chính sống ở Hoàng Liên Sơn.
Câu 5 : Kể tên 4 nghề thủ công truyền thống của người dân ở Hoàng Liên
Sơn.
Câu 6: Kể tên 3 khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn.
Câu 7: Tỉnh nào ở vùng kinh tế Trung du Bắc Bộ nổi tiếng có chè thơm
ngon?
Câu 8: Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm nghề nào là chính?
Câu 9:Ở Tây Nguyên, cao nguyên nào có độ cao trung bình lớn nhất?
Câu 10: Ở Tây Nguyên, cao nguyên nào có thành phố Đà Lạt?
Câu 11: Thành phố nghỉ mát ở Tây Nguyên n có tên là gì ?
Câu 12: Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ?
Câu 13: Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa?
Câu 14: Kể tên 3 cây công nghiệp chiếm nhiều diện tích đất nhất ở Tây

Nguyên.
Câu 15: Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?
Học sinh ghi câu trả lời vào bảng con. Học sinh nào trả lời sai ở câu
hỏi nào thì loại học sinh đó ra khỏi cuộc chơi. Những học sinh trả lời
được đến câu hỏi cuối cùng sẽ được rung chuông vàng.
Bài 23 : Ôn tập
*Hoạt động 2 : Ôn tập về đặc điểm thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng
bằng Nam Bộ :
Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng.
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố và hệ thống lại các kiến thức:
6


- Một số đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
- Rèn khả năng quan sát và óc phán đoán.
- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát cũng như có được sự thoải
mái, hứng thú trong học tập.
Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị 1 bảng:
Đặc điểm thiên nhiên
Địa hình
Sông ngòi
Đất đai
Khí hậu

Đồng bằng Bắc Bộ

Đồng bằng Nam Bộ

- Các băng giấy ghi sẵn nội dung các ý trong sách giáo khoa Địa lý lớp 4.

Cách chơi:
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm 1 cái chuông dùng để báo khi có câu trả lời.
- Giáo viên nêu luật chơi: Nhóm nào rung chuông trước sẽ được trả lời.
Nhóm nào trả lời đúng sẽ được 1 điểm. Nếu nhóm nào trả lời sai sẽ bị trừ 1 điểm
và quyền được trả lời sẽ thuộc nhóm thứ hai có tín hiệu rung chuông ... Trò chơi
cứ tiếp tục như thế cho đến khi giáo viên hỏi hết câu hỏi đã chuẩn bị. Hết phần
chơi, nhóm nào giành được nhiều điểm nhóm đó sẽ thắng cuộc.
- Giáo viên đọc các ý có nội dung thuộc phạm vi hai đồng bằng.
1. Có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển..
2. Đồng bằng nằm ở phía nam nước ta..
3.Có bề mặt khá bằng phằng, nhiều sông ngòi,có hệ thống đê ngăn lũ.
4. Có hai mùa rõ rệt.
5. Ngoài đất đai màu mỡ,đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn.
6.Khí hậu nóng ẩm.
7.Đất đai màu mỡ.
8.Đồng bằng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
*Hoạt động 3: Ôn tập về các thành phố lớn, cảng và trung tâm thương mại.
Giáo viên cho học sinh ôn tập theo hình thức trò chơi : Hướng dẫn viên
du lịch.
Trò chơi: Hướng dẫn viên du lịch.
Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhớ và hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở
nước ta: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng.
- Tạo không khí thi đua sôi nổi trong tiết học.
Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị 6 thẻ lược đồ khung khổ lớn, thẻ khác màu ghi tên
các thành phố lớn. Hà Nội , Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Cách chơi:
Giáo viên chia lớp thành 6 đội, phát lược đồ khung và thẻ cho từng đội.

Giáo viên nêu yêu cầu: Khi hướng dẫn viên đi từ Bắc vào Nam bằng đường bộ
7


chúng ta đi qua những thành phố lớn nào và có thể ghé thăm những cảng biển
lớn nào ? Hãy gắn thẻ ghi tên các thành phố lớn và cảng biển lớn vào vị trí thích
hợp trên lược đồ. Các đội cùng chơi, sau đó cử đại diện nhóm trình bày trên
bảng lớn. Đội nào gắn được nhiều nhất, chính xác tên các thành phố lớn và cảng
biển lớn vào lược đồ và hướng dẫn viên hay,đúng thì đội đó thắng cuộc.
Bài 31-32 : Ôn tập cuối năm
Giáo viên cho học sinh ôn tập theo hình thức trò chơi Thử tài trí nhớ .
Trò chơi: Thử tài trí nhớ
* Hoạt động 2: Hệ thống lại một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố đã
học.
Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhớ và hệ thống lại một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố đã học.
- Rèn cho học sinh khả năng tư duy khái quát.
Chuẩn bị:
6 bút dạ và 6 bảng nhóm có kẻ sẵn bảng ghi tên các thành phố Hà Nội , Huế,
Đà Nẵng, Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Tên thành phố
Hà Nội
Hải Phòng
Huế
Đà Nẵng
Đà Lạt
TP. Hồ Chí Minh
Cần Thơ

Đặc điểm tiêu biểu


Cách chơi:
Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 bảng và 1 bút dạ. Trong thời gian 3 phút
các nhóm ghi tên các đặc điểm tiêu biểu của các thành phố vào bảng, nhóm nào
ghi được nhiều và chính xác tên các đặc điểm tiêu biểu của các thành phố thì
nhóm đó thắng cuộc.
* Hoạt động 3: Củng cố và hệ thống lại môt một số vị trí địa lý ,đặc điểm tự
nhiên tiêu biểu của dãy Hoàng Liên Sơn, một số thành phố lớn, biển đảo và các
đồng bằng đã học.

Trò chơi: Ô chữ kỳ diệu
Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhớ và hệ thống lại một số vị trí địa lý ,đặc điểm tự nhiên tiêu biểu của
dãy Hoàng Liên Sơn, một số thành phố lớn, biển đảo và các đồng bằng đã học.
- Rèn cho học sinh khả năng tư duy khái quát.
- Tạo hứng thú, ham tìm tòi trong học tập.
Chuẩn bị:
- Giáo viên soạn hệ thống câu hỏi và gợi ý trả lời cho các ô chữ.
- 6 bảng nhóm và bút dạ cho 6 đội chơi.
8


- Giáo viên chuẩn bị bảng ô chữ, có dán che kín từng dòng hàng ngang

1

H

2


B

A

C

3

T

A

Y

H

O

8

I

H

A

I

P


H

O

N

A

M

B

O

G

U

Y

E

N

L

A

M


V

I

M

I

N

H

N

H

A

T

R

A

N

G

N


C

H

I

H

U

E

9
10

H

O

A

N

G

S

11

C


A

N

T

H

O

D

A

N

12

O

O

6
7

N

B


4
5

A

A

N

G

E

N

A

N

G

- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi:
+ Hàng ngang thứ nhất: Từ gồm 5 chữ cái, chỉ tên thủ đô của nước ta.
+ Hàng ngang thứ hai: Từ gồm 5 chữ cái, tên một một đồng bằng châu
thổ lớn thứ hai của nước ta..
+ Hàng ngang thứ ba: Từ gồm 8 chữ cái, tên một thành phố cảng và
trung tâm du lịcn.
+ Hàng ngang thứ tư: Từ gồm 5 chữ cái, chỉ tên đồng bằng lớn nhất nước
ta..
+ Hàng ngang thứ năm: Từ gồm 9 chữ cái, chỉ tên một vùng đất xứ sở

của các cao nguyên xếp tầng.
+ Hàng ngang thứ sáu: Từ gồm 7 chữ cái, là tên cao nguyên thuộc thành
phố Đà Lạt.
+ Hàng ngang thứ bảy: Từ gồm 9 chữ cái thành phố được mang tên Bác..
+ Hàng ngang thứ tám: Từ gồm 3chữ cái, là tên kinh đô của nước tha
thời nhà Nguyễn.+ Hàng ngang thứ chín: Từ gồm 8 chữ cái, tên một bãi biển
nổi tiếng xanh và đẹp ở miền Trung.
+ Hàng ngang thứ mười: Từ gồm 7 chữ cái, là tên của một quần đảo lớn
nhất của nước ta.
+ Hàng ngang thứ mười một: Từ gồm 6 chữ cái, là tên thành phố nằm ở
trung tâm đồng bằng Sông Cửu Long.
+ Hàng ngang thứ mười hai: Từ gồm 6 chữ cái, là tên thành phố cảng lớn
và là trung tâm du lịch nổi tiếng của miền Trung.
9


Cách chơi:
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm có quyền lựa chọn hai từ
hàng ngang. Sau khi nhóm học sinh đã lựa chọn từ hàng ngang, giáo viên đọc
câu hỏi ứng với hàng ngang đó. Các nhóm ghi kết quả vào bảng, nếu trả lời đúng
nhóm lựa chọn được 20 điểm, các nhóm còn lại được 10 điểm. Nhóm nào phát
hiện ra từ hàng dọc trước sẽ ghi được 40 điểm. Sau khi phát hiện từ hàng dọc,
nếu còn từ hàng ngang thì trò chơi vẫn tiếp tục. Kết thúc trò chơi, nhóm nào ghi
được nhiều điểm nhất thì nhóm đó thắng cuộc.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Để khẳng định hiệu quả của việc vận dụng trò chơi trong dạy học các tiết
ôn tập môn Địa lý lớp 4, tôi đã cho tiến hành thử nghiệm những kết quả của
SKKN trong quá trình dạy học. Trong năm học 2019 – 2020 tôi đã cho giáo
viên chọn 2 lớp: một lớp ứng dụng kết quả của sáng kiến kinh nghiệm (lớp thử
nghiệm) và 1 lớp dạy theo nội dung, chương trình theo quy định (lớp đối

chứng). Với cùng một đề kiểm tra ở mức độ phù hợp, kết quả thu được như sau:
- Năm học 2019 - 2020: Lớp thử nghiệm: 4A; Lớp đối chứng: 4C
Thống kê kết quả
Lớp
Sĩ số
HTT
HT
CHT
4A
35
23
12
0
65,8 %
34,2%
4C
35
15
15
5
43 %
43 %
14%
Nhận xét: Qua kết quả thu được của quá trình thử nghiệm, tôi nhận thấy học
sinh nắm vững hơn kiến thức và kỹ năng cơ bản của bài ôn tập khi được tham gia
trò chơi học tập. Như vậy bước đầu có thể khẳng định hiệu quả của quá trình dạy
học đã được nâng lên một bước.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Trong qúa trình chỉ đạo thiết kế và tổ chức trò chơi học tập môn Địa lý

lớp 4 tôi đã thu được những kết quả bước đầu và rút ra bài học cho bản thân và
đồng nghiệp như sau:
Một là : Nghiên cứu kỹ tài liệu,chuẩn bị kỹ nội dung bài dạy, kế hoạch dạy
học trước khi lên lớp, sao cho tất cả học sinh đều được làm việc ,thiết kế các đồ
dung dạy học cho học sinh tham gia trò chơi phải khoa học và sáng tạo.
Hai là: Tìm hiểu những vấn đề có tính chất lý luận, thực tiễn về thiết kế và
tổ chức trò chơi ở tiểu học nói chung và ở môn Địa lý lớp 4 nói riêng phải có kế
hoạch, chuẩn bị thật chu đáo mỗi trò chơi.
Ba là: Tổ chức hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng
bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh. Bồi dưỡng học sinh tính mạnh
dạn, tự tin, chủ động khi tham gia trò chơi từ đó các em có hứng thú trong học
tập.
Bốn là: Thường xuyên dự giờ thăm lớp để chỉ đạo và góp ý và xây dựng kế
hoạch, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trong giờ ôn tập Địa lý lớp 4 cho
giáo viên một cách khoa học .
10


Qua quá trình nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn dạy học trong những
năm gần đây tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi một cách hợp lý trong dạy học
các tiết ôn tập Địa lý lớp 4 là rất cần thiết, đem lại hiệu quả rõ rệt trong dạy học.
Học sinh tiếp nhận kiến thức cũng như hình thành các kỹ năng chủ động hơn,
tích cực và sáng tạo hơn. Qua việc được tham gia vào các trò chơi có nội dung
môn học, học sinh biết cách hệ thống hoá kiến thức, phát triển những phẩm chất
đạo đức cá nhân như: tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể, tinh thần hợp tác và
tương trợ lẫn nhau trong học tập, do đó học sinh ghi nhớ kiến thức một cách
chắc chắn hơn và bền vững hơn.
3.2. Kiến nghị:
- Đối Phòng Giáo dục: Cần có kế hoạch mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng
về chuyên đề thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học Địa lý nói riêng và các

các môn học khác nói chung.
- Đối với nhà trường tiểu học: Cần tổ chức sinh hoạt chuyên môn về thiết
kế và tổ chức trò chơi nhằm góp phần đổi mới phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học.
- Đối với giáo viên tiểu học: Cần tăng cường tự học, tự bồi dưỡng, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Trên cơ sở đó có đủ năng lực
để nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng sáng tạo phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học, trong đó có việc thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học Địa lý.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân trong việc chỉ đạo thiết kế và
tổ chức trò chơi trong dạy học Địa lý lớp 4, chắc chắn không tránh khỏi những
hạn chế và thiếu sót nhất định. Rất mong sự đóng góp chân thành của các quý
đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Đông Hương, ngày 20 tháng 5 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Nguyễn Thị Tâm

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa Địa lí lớp 4- tập 1,2 ( Nhà xuất bản giáo dục)
2. Sách giáo viên Địa lí lớp 4 – tập 1,2 ( Nhà xuất bản giáo dục)


12


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT,
CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên : Nguyễn Thị Tâm
Chức vụ đơn vị công tác : Phó Hiệu Trường Trường Tiểu học Đông Hương

Kết quả Đánh giá xếp
loai ( A,B hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

1

- Khai thác và sử dụng đồ
dùng dạy học góp phần
Phòng GD&ĐT
nâng cao chất lượng dạy
học toán lớp Một

A

2009-2010

2


- Khai thác và sử dụng đồ
dùng dạy học góp phần
nâng cao chất lượng dạy
học môn Tiếng Việt lớp
Một

Sở GD&ĐT

C

2011 -2012

3

- Một số biện pháp chỉ đạo
thiết kế và tổ chức trò chơi
nhằm nâng cao chất lượng
giờ ôn tập Tự nhiên và Xã
hội lớp 3

Sở GD&ĐT

C

2014 - 2015

4

- Một số biện pháp thiết kế
và tổ chức trò chơi nhằm

nâng cao chất lượng giờ ôn
tập Lịch sử lớp 5

Sở GD&ĐT

C

2017 - 2018

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá xếp loại
( phòng, sở, Tỉnh ...)

13


MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung
2.1 Cở sở lý luận
2.2. Thực trạng của việc dạy và học bài ôn tập môn Địa lý lớp 4
2.2.1. Thực trạng việc dạy của giáo viên
2.2.2. Thực trạng việc học của học sinh

2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện thiết kế và tổ chức trò chơi góp
phần nâng cao chất lượng giờ ôn tập Địa lí lớp 4.
Biện pháp 1: Lựa chọn trò chơi
Biện pháp 2: Giới thiệu và tổ chức trò chơi.
Biện pháp 3: Tổ chức tiến hành trò chơi.
Biện pháp 4: Nhận xét đánh giá kết quả.
Minh họa Bài 10 : Ôn tập
Minh họa Bài 23 : Ôn tập
Minh họa Bài 31-32 : Ôn tập cuối năm
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
3. Kết luận - Kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Đối với Phòng GD&ĐT
Đối với nhà trường
Đối với giáo viên

1
2
2
2
2
3
3
4
4
4
4
4
4

5
6
8
10
11
11
11
11
11

14


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC TRÒ
CHƠI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ ÔN TẬP ĐỊA
LÝ LỚP 4

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tâm
Chức vụ:
Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đông Hương
SKKN thuộc lĩnh vực:
Quản lí


THANH HOÁ NĂM 2020
15


16



×