Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng giờ dạy tự chọn môn ngữ văn lớp 11 ở trường THPT lam kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.54 KB, 23 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Dạy học là một quá trình gắn liền với nhiều băn khoăn trăn trở của một
người giáo viên khi đứng trước học sinh. Để có một tiết dạy thực sự mang lại
hiệu quả tốt nhất cho học sinh, mỗi người giáo viên phải thực sự mất rất nhiều
công sức và thời gian. Nhất là mỗi giờ lên lớp người giáo viên phải tính toàn
làm sao để cho tiết dạy của mình thực sự mang lại được một điều gì đó có ý
nghĩa. Sẽ càng khó khăn hơn nếu trong mỗi lớp học mà trình độ, năng lực tiếp
nhận và sở trường của học sinh không giống nhau. Vì vậy, việc tạo hứng thú
cho học sinh trong mỗi giờ học một việc rất quan trọng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của việc nâng cao chất lượng dạy và học,
chương trình mới của môn ngữ văn THPT được chính thức áp dụng từ năm học
2006-2007, trong đó có việc thực hiện chương trình dạy học tự chọn. Chương
trình mới đã phần nào thể hiện được quan điểm dạy học hướng vào người học
cũng như phản ánh được những thành tựu tiên tiến của các phân môn Tiếng Việt,
Văn học và Làm văn những năm đầu thế kỷ XXI, đồng thời phản ánh được
thành tựu của các ngành tâm lí học và lí luận dạy học hiện đại.
Trên tinh thần đổi mới đó, Bộ GD&ĐT cũng đã áp dụng việc thực hiện
chương trình dạy học tự chọn môn ngữ văn ở các trường phồ thông.Việc thực
hiện chương trình dạy học tự chọn nhằm mục đích bổ sung một số kiến thức cần
thiết trên cơ sở hệ thống hoá kiến thức theo một số chủ đề nhất định, đồng thời
cung cấp thêm những tri thức, tư liệu bổ trợ cho học sinh là rất cần thiết.
Nhưng thực tế, việc thực hiện chương trình (các chủ đề tự chọn) môn
Ngữ văn của giáo viên trung học phổ thông hiện nay còn nhiều lúng túng về nội
dung và phương pháp dạy. Hầu như tổ, nhóm chuyên môn và mỗi cá nhân giáo
viên dạy học tự chọn đều phải tự “mò mẫm” trong việc thiết kế nội dung dạy
học của từng chủ đề trong từng tuần cụ thể. Vì thế, chương trình học đôi khi
không đồng bộ, có nhiều kiến thức hoặc trùng lặp, hoặc không logic với chương
trình chính khóa. Điều này dẫn đến việc học sinh rất khó tiếp thu bài, dần dần
thành chán nản, coi thường các tiết tự chọn.
Qua những lý do trên, tôi nhận thấy rằng, việc tạo hứng thú cho học sinh


trong giờ học tự chọn là rất cần thiết. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé,
giúp học sinh có niềm say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và
đào tạo, tôi quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng giờ dạy tự
chọn môn Ngữ Văn lớp 11 ở Trường THPT Lam Kinh”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua khảo sát các giờ học tập, lấy ý kiến của học sinh, thấy được
thực trạng tâm lý học giờ tự chọn của các em. Tôi nghiên cứu đề tài này với
mong muốn góp phần vào việc giúp giáo viên tạo niềm hứng khởi, say mệ cho
các em trong các giờ học. Giúp học sinh có niềm vui, có động lực gắn kết với
mái trường để có tâm thế học tập và rèn luyện tốt nhất.
Giúp học sinh có tâm thế tự giác trong mỗi giờ học. Cao hơn nữa là sự
hứng khởi, say mê và khát khao sáng tạo, khám phá ra những điều mới mẻ, thú

1


vị trong môn học. Từ đó có chí hướng, động lực vươn lên, tiếp nối truyền thống
của các thế hệ đi trước. lan tỏa những điều tốt đẹp đến cộng đồng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 11B9, Trường THPT Lam Kinh. Năm học 2019 – 2020.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu của Bộ Giáo dục, các tài liệu về
giáo dục học và lý luận dạy học có liên quan đến đề tài.
- Quan sát, dự giờ: Quan sát biểu hiện của học sinh về hứng thú học tập trong
các giờ học; Quan sát những biểu hiện của giáo viên về hứng thú đối với hoạt
động dạy trong giờ.
- Sử dụng phiếu điều tra về thực trạng hứng thú học tập của học sinh trong các
giờ học
- Phương pháp trò chuyện: Phương pháp này được sử dụng trong các trường
hợp sau:

+ Đối với học sinh: Thời gian sinh hoạt 10 phút đầu giờ, giờ ra chơi, những hoạt
động ngoài giờ lên lớp…
+ Đối với giáo viên: Họp tổ chuyên môn, gặp gỡ riêng…
Phương pháp này giúp tôi phần nào tìm hiểu được tình hình học tập, mức độ tập
trung, hứng thú của học sinh trong mỗi giờ học.
- Tính toán, thống kê, thử nghiệm sư phạm để xử lý số liệu thu thập được, từ
đó có cơ sở phân tích, so sánh, đánh giá rút ra nguyên nhân và kết luận cho
những nội dung cần tìm hiểu, từ đó có thể kiểm chứng tính khả thi và hiệu
quả của đề tài.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
2.1.1. Mục đích, yêu cầu của dạy học tự chọn
Mục đích: Cùng với chương trình chính khoá, dạy học tự chọn góp phần
thực hiện mục tiêu cấp học: Dạy học nhằm hướng đến người học, đáp ứng nhu
cầu nguyện vọng tự học của học sinh. Trước đây chúng ta vẫn chưa chú ý đúng
mức đến nhu cầu cá thể của học sinh nên phần nào hạn chế khả năng sở trường
của các em, có thể xem đây là sự thay đổi cả triết lý giáo dục mang tính nhân
bản. Dạy học tự chọn là để củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kỹ năng;
Nâng cao kiến thức, kỹ năng một số môn học và hoạt động giáo dục nhằm thực
hiện mục tiêu giáo dục, góp phần hướng nghiệp cho học sinh.
Yêu cầu: Dạy học tự chọn góp phần củng cố kiến thức trong chương trình
chính khoá, góp phần đào sâu mở rộng nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng
ứng dụng kiến thức trong nhà trường để giải quyết những tình huống trong
cuộc sống.
- Nhằm thực hiện có hiệu quả hơn mục tiêu cấp học, đưa hoạt động dạy học phù
hợp hơn với điều kiện đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của nhà trường, với thời
lượng quy định và nội dung dạy học tự chọn thích hợp. [1].
Cần xác định rằng dạy học tự chọn không phải là hoạt động ngoại khoá,
dạy học thêm như cách hiểu thông thường bấy lâu nay. Do vậy khi chọn chủ đề


2


cần phải bám sát nội dung chương trình chính khóa phát hiện các điểm nhấn về
nội dung kiến thức trong chương trình, có như thế chủ đề mới đem lại hiệu quả
thiết thực.
2.1.2. Nội dung kiến thức chủ đề tự chọn lớp 11.
Xác lập phạm vi kiến thức: Phạm vi kiến thức của chủ đề tự chọn rộng,
mang tính khái quát hơn rất nhiều so với nội dung kiến thức trong giáo án của
bài dạy. Do vậy khi soạn mỗi chủ đề rất công phu, phải có cách nhìn bao quát
diện rộng của chương trình môn học (Nhất là đối với các chủ đề nâng cao phải
tham khảo mở rộng nhiều kiến thức so với sách giáo khoa).Điều này đòi hỏi
giáo viên phải có năng lực khái quát hóa vấn đề. Cụ thể đối với chương trình
Ngữ văn 11 có thể thực hiện các chủ đề trong đó phạm vi kiến thức bao quát
toàn cấp học vừa mang tính chất hệ thống hóa, củng cố ôn tập vừa mang tính
rèn luyện kỹ năng làm văn, cảm thụ văn học để tạo tiền đề cho bậc học cao hơn.
2.1.3. Phương pháp dạy tự chọn.

Xu hướng giáo dục hiện nay là: “Tạo môi trường thân thiện cho học sinh
học tập tích cực”. Để cho học sinh học tập tích cực thì phải tạo ra sự ham thích,
tâm thế thoải mái ở các em. Muốn thế, phải có một môi trường thân thiện về
trường, lớp, thầy cô, bạn bè. Phải có sự đổi mới không ngừng về phương pháp
cũng như hình thức dạy học. Người giáo viên phải luôn luôn biết làm mới mình
trước học sinh. Việc dạy học hiện nay không phải chỉ cung cấp kiến thức cho
học sinh một cách rập khuôn, nhàm chán mà cung cấp cho học sinh các phương
pháp học tập để các em tự tìm ra kiến thức một cách tích cực.
Phương pháp dạy các chủ đề tự chọn hướng vào bổ sung, nâng cao kiến
thức, khai thác sâu chương trình, rèn luyện kỹ năng và năng lực tư duy sáng tạo
cho HS. Phương pháp dạy học các chủ đề tự chọn bám sát hướng vào củng cố,
hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kỹ năng (không bổ sung kiến thức nâng cao).

Để tạo hứng thú, tích tích cực chủ động học tập của học sinh trong giờ tự chọn,
người giáo viến dạy văn cần phải:
- Tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn từ giọng điệu đọc bài, giảng bài.
- Thuyết phục học sinh bằng kiến thức vững vàng, phong phú.
- Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực.
- Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ bài giảng.
- Lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy học. Đưa văn học về gần hơn
với cuộc sống…
2.2 Thực trạng vấn đề:
Xuất phát từ nhu cầu của học sinh trong quá trình học tập cũng như hoạt
động sống với phương châm: “ Học để biết, học để làm, học để chung sống, học
để khẳng định mình”. Nhu cầu học tập của học sinh sẽ không còn khi giờ học
không mang lại sự thú vị, bởi học sinh là đối tượng hướng đến của hoạt động
dạy học nhưng lại không được xem là nhân vật trung tâm, những gì mà giờ học,
môn học mang lại nó không có sức thuyết phục, không phục vụ cho quá trình
“học để biết, học để làm người, học để chung sống” của học sinh. Những học
sinh có năng lực hạn chế, kiến thức và kĩ năng không nhiều thường mang theo

3


trạng thái mệt mỏi trong những giờ học. Những học sinh có năng lực khá, giỏi
những kiến thức, kĩ năng cơ bản đã được tích lũy. Vì thế nhu cầu của các em là
được biết đến những phạm trù kiến thức nâng cao, các em chờ đợi những kiến
thức và kĩ năng có thể mang lại cho các em một bài văn đạt điểm tối đa.
Thực tiễn dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay đã và đang
vận dụng một số phương pháp dạy học mới theo hướng phát triển năng lực tư
duy cho người học như: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực, sử dụng công
nghệ thông tin, sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học văn, dạy học theo mô hình
trường học mới... Tất cả những phương pháp dạy học này được sử dụng độc lập

hoặc phối kết hợp với nhau trong một giờ dạy học văn. Tuy nhiên dạy học văn
với những chủ đề tự chọn phù hợp với năng lực, tạo được hứng thú ở học sinh
vẫn chưa thực sự được chú trọng. Mục đích của những giờ học tự chọn nhiều lúc
đang dừng lại ở việc lấp đầy chương trình mà chưa được xem là những giờ học
được học sinh chờ đợi, để vươn tới và đạt được những mục tiêu lớn hơn. Đa số
giáo viên sử dụng giờ tự chọn để dạy bù chương trình chính khóa còn chậm,
hoặc để kiểm tra, đánh giá học sinh. Đa số học sinh có tâm lý phân biệt và coi
giờ học tự chọn là giờ phụ cho nên không có tâm thế tốt khi vào bài.
Và đây là kết quả bài kiểm tra hết chủ đề của học sinh các lớp 11C9 (Năm
học 2017 - 2018) , 11 A9 (Năm học 2018 - 2019) Trường THPT Lam Kinh.
Cùng một yêu cầu: Tổng kết giá trị nhân đạo trong văn học hiện thực phê phán
1930 – 1945.
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
11C9
44
03 – 6,81%
11 – 25%
22 – 50%
8 – 18,18%
11A9
46
04 – 8,7%
14 – 30,4%
20 – 43,5%
08 – 17,4%

Bảng số liệu trên cho thấy với một nội dung rất quen thuộc, quan trọng,
được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhưng số học sinh nắm vững kiến thức có số
lượng không nhiều. Phần lớn các em hiểu bài lơ mơ, không biết vận dụng, liên
hệ. Kết quả khảo sát trên cho thấy, việc nâng cao chất lượng các giờ dạy học tự
chọn phù hợp với năng lực học sinh trong dạy học bộ môn Ngữ văn thực sự là
rất cần thiết
2.3. Các giải pháp:
2.3.1. Xây dựng hệ thống kiến thức, câu hỏi, đề kiểm tra theo các giai đoạn và
các chủ đề.
2.3.1.1. Quan điểm xây dụng chủ đề:
Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và
hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà
còn hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải
quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.
Với phương pháp học theo chủ đề, học sinh được học tập theo từng chủ đề
và nghiên cứu sâu các chủ đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các em được
giao bài tập hoặc bài thực nghiệm làm việc theo từng nhóm với từng đề án riêng
của môn học. Với phương pháp học này, việc thảo luận và hợp tác tìm ra giải

4


pháp cho vấn đề giúp các em phát triển khả năng học độc lập rất nhiều. Chính
quá trình tự khám phá và thực hành, các em hiểu biết vấn đề sâu hơn là chỉ nghe
giảng và chép bài.
2.3.1.2. Tiêu chí phân chia:
Căn cứ vào phân phối chương trình, ta có thể chia các chủ đề theo nhiều
tiêu chí. Chẳng hạn, phân môn Đọc văn có thể dựa vào tiêu chí để sắp xếp, phân
chia:
-Theo thể lọai: Chủ đề Nghị luận- Chủ đề Thơ -Chủ đề Ký; Chủ đề Truyện

-Theo giai đoạn sáng tác: Chủ đề Văn học trung đại; Chủ đề Văn học hiện đại.
-Theo Cảm hứng sáng tác: Cảm hứng yêu nước; Cảm hứng nhân đạo.
Cũng có thể kết hợp nhiều tiêu chí để có một chủ đề dạy học. Chẳng hạn,
ta có thể có các chủ đề: Thơ hiện đại Việt Nam 1930 - 1945, Truyện hiện đại,
Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học…
2.3.1.3. Chọn chủ đề dạy học theo định hướng:
Với cách phân chia bài học theo chủ đề như trên, chúng ta sẽ có rất nhiều
chủ đề dạy học theo nhiều tiêu chí khác nhau. Vì vậy, hãy chọn một tiêu chí để
từ đó, xây dựng các chủ đề dạy học theo định hướng.
Mục tiêu của đề tài này là qua các chủ đề dạy học, phát triển phẩm chất,
năng lực của học sinh. Cho nên, mỗi chủ đề dạy học được chọn, cần phải bám
sát mục tiêu này. Chẳng hạn:
- Phân môn Đọc văn, nếu chọn Chủ đề Thơ hiện đại Việt Nam 1930 – 1945,
giáo viên phải thông qua việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản các tác
phẩm, đoạn trích, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất như
lòng yêu nước, tình yêu quê hương, ý thức trách nhiệm với đất nước, lối sống ân
tình thủy chung...
- Phân môn Tiếng Việt, nếu chọn Chủ đề biện pháp tu từ, giáo viên phải hình
thành và phát triển được năng lực phát hiện, phân tích các biện pháp tu trong văn
bản, từ đó, hình thành ở học sinh năng lực nói, viết không chỉ đúng mà còn phải
hay; Đồng thời, qua đó cũng bồi dưỡng ở các em tình yêu đối với tiếng Việt.
- Phân môn Làm văn, nếu chọn Chủ đề Phuơng pháp lập luận, giáo viên phải
hình thành và phát triển, rèn luyện cho học sinh năng lực kết hợp các thao tác
lập luận khi trình bày một vấn đề xã hội hay văn học có sức thuyết phục đối với
người đọc, người nghe.
Áp dụng phương pháp dạy học theo chủ đề vào lớp mình phụ trách, tôi
thấy được hiệu quả bước đầu rất đáng kể: Giáo viên được chủ động, linh hoạt
điều chỉnh trình tự tiết dạy, điều chỉnh thời lượng cho từng bài phù hợp với từng
đối tượng học sinh. Việc dạy học theo chủ đề đã tạo cho học sinh nhiều hứng
thú. Các kiến thức được tập hợp theo hệ thống logic khiến việc tiếp thu, vận

dụng dễ dàng, linh hoạt hơn.
2.3.2. Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh thông qua các hoạt động
nhóm.
Phương pháp giảng dạy thông qua hoạt động thảo luận nhóm thật sự phát
huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Qua hoạt động

5


nhóm, mỗi thành viên sẽ bộc lộ suy nghĩ, thái độ để tập thể điều chỉnh, uốn nắn,
mang tính hợp tác cao, giúp bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện các kỹ
năng mềm, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh.
Có thể sử dụng nhiều hình thức thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực
chủ động của học sinh:
-Thảo luận cả lớp: Giáo viên nêu vấn đề - Tất cả học sinh đều suy nghĩ, trả lời
ngay tại lớp.
-Thảo luận nhóm nhỏ: Giáo viên chia nhóm, phát câu hỏi nêu tình huống cho
từng nhóm.
-Thảo luận giải đáp: Giáo viên chia nhóm. Định hướng cho các nhóm đặt câu
hỏi. Nhóm này phát vấn nhóm kia. Các nhóm bị hỏi có nhiệm vụ giải đáp.
Thực hiện phương pháp này học sinh giữ vai trò chủ thể tích cực, chủ
động tham gia thảo luận. Giáo viên chỉ nêu vấn đề, gợi ý, kiến thiết và tổng kết.
Các hoạt động của mỗi cá nhân được phát huy trong mối quan hệ phối hợp giữa
thầy và trò; Trò và trò để đạt được mục tiêu chung là nắm vững bài học.
Cách tổ chức các hoạt động nhóm:
Bước 1: Chuẩn bị: Chia nhóm lóp theo số thứ tự, hoặc theo giới tính, thứ tự chỗ
ngồi... Qui mô nhóm có thể lớn, nhỏ tùy theo vấn đề cần khai thác, tìm hiểu.
(Nhóm từ 6- 8 học sinh là tốt nhất. Phải đảm bảo trong nhóm có cả học sinh
giỏi, trung bình, yếu để hỗ trợ nhau).
Bước 2: Giáo viên chia nhiệm vụ cho từng nhóm. Các nhóm chuẩn bị nội dung.

Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày. Khi các nhóm lên trình bày, giáo viên
không giải đáp thắc mắc ngay mà định hướng cho các em thảo luận. Giáo viên
nên chú ý những điều thống nhất và những điều chưa thống nhất giữa các nhóm
để có hướng giải quyết phù hợp.
Kết quả làm việc có thể được trình bày dưới nhiều hình thức: Viết, vẽ trên
giấy to, nói bằng lời. Giáo viên nhận xét, tổng kết, đi sâu làm rõ vấn đề đúng/ sai
các nội dung nhận thức, kèm theo sự uốn nắn sai sót, giải đáp các thắc mắc hoặc
làm sáng tỏ các vấn đề lý thú nảy sinh trong quá trình thảo luận.
Thông qua hoạt động nhóm, học sinh được rèn luyện kỹ năng nói, giao
tiêp, bồi dưỡng phương pháp tự nghiên cứu. Quá trình làm việc nhóm sẽ tạo mối
quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh sẽ gắn bó hơn.
2.3.3. Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học.
Phương pháp nghiên cứu loại hình sơ đồ tư duy là một công cụ hỗ trợ tư
duy hiện đại. Đó là một kỹ thuật hình học, một dạng sơ đồ kết hợp giữa từ ngữ,
hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động của
bộ não. Dạy học bằng sơ đồ tư duy là một phương pháp mới, kích thích sự sáng
tạo và hứng thú cho học sinh. Mỗi học sinh có thể tự lập sơ đồ tư duy cho mình
dưới sự hướng dẫn của giáo viên để bài học trở nên dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Ngay
từ đầu năm học, sau khí đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã tìm hiểu,
áp dụng dạy học bằng sơ đồ tư duy, từ đó lập kế hoạch giảng dạy cho từng tiết
học. Vì giờ tự chọn luôn bám sát vào chương trình chính khóa, các nội dung

6


kiến thức mang tính chất tổng hợp, nâng cao nên khi bắt đầu, người giáo viên
nên chuẩn bị sẵn các sơ đồ tư duy tương úng với các đơn vị kiến thức cần học.
Cho học sinh nghiên cứu về bài học, sau đó nhìn vào sơ đồ tư duy để thuyết
trình. Ban đầu, nên cho học sinh làm quen với các kiểu sơ đồ tư duy đơn giản.
Ví dụ: Về cuộc đời và quá trình tha hóa của Chí Phèo.

Chí Phèo: - Trước khi đi tù
- Đi Tù về
- Qua bàn tay Bá Kiến
- ...
Nếu không sử dụng phần mềm, giáo viên có thể linh động sử dụng hình
vẽ tay với những màu sắc, hình ảnh, từ ngữ diễn đạt khác nhau nhằm giúp học
sinh có thể nắm bắt và nhớ được cốt lõi của bài giảng ngay tại lớp học.
Giáo viên có thể tổ chức một số hoạt động khác khi sử dụng sơ đồ tư duy:
- Lập sơ đồ tư duy: Mở đầu bài học, giáo viên cho học sinh lập sơ đồ tư
duy theo nhóm hay cá nhân vói các gọi ý của giáo viên.
- Báo cáo, thuyết minh: Cho đại diện các nhóm học sinh lên báo cáo,
thuyết minh về sản phẩm nhóm mình đã thiết lập. Hoạt động này giúp
các em rèn luyện khả năng thuyết trình trước đám đông, giúp các em tụ
tin, mạnh dạn hơn. Đây cũng là cách để giáo viện biết được mức độ
tiếp nhận kiến thức và xử lý thông tin của học sinh, để từ đó có cách
điều chỉnh, bổ sung phù hợp.
- Thảo luận, chỉnh sửa và hoàn thiện sơ đồ tư duy: Giáo viện sẽ là người
cố vấn, trọng tài khi cho cả lớp thảo luận về sản phẩm của các nhóm.
Từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học.
- Cuối cùng, Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh: Giáo
viên cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức bài học thông
qua một sơ dồ tư duy do giáo viên đã chuẩn bị sẵn (Hoặc một sơ đồ
hoàn chỉnh nhất từ phía các em). Vì sơ đồ tư duy là sơ đồ mở nên
không yêu cầu các nhóm có chung một hình thức. Giáo viên chỉ nên
chỉnh sửa về kiến thức và góp ý thêm về đường nét, màu sắc nếu cần.
Qua khảo sát thực tế, so sánh, đối chiếu các giờ dạy tự chọn theo kiểu
truyền thống vói việc sử dụng sơ đồ tư duy, chúng tôi nhận thấy rõ sự chủ động,
tích cực, say mê ở học sinh. Mỗi em có một tính cách, một ý tưởng khác nhau
khi trình bày sơ đồ tư duy của mình. Điều quan trọng nhất là các em biết cách tự
ghi chép đầy đủ nội dung bài học để học ở nhà, có thể trình bày trước tập thể và

ghi nhó kiến thức một cách sâu sắc, bền vững.
2.3.4. Sân khấu hóa lớp học để phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh
trong giờ tự chọn.
Sứ mệnh nhân văn lớn lao của nhà giáo nói chung và giáo viên môn Ngữ
văn nói riêng, chủ yếu không phải ở chỗ gieo cấy mà là đánh thức - đánh thức
trí tuệ và tâm hồn học sinh, đánh thức niềm say mê và hứng khởi với môn học.
Khởi đầu của môn Ngữ văn, và cũng là con đường đổi mới cơ bản của phương
pháp dạy học Văn nằm ở khâu đọc văn bản, mà sân khấu hóa tác phẩm văn học

7


chính là một trong những hình thức đọc sáng tạo nhất. Phương pháp đóng kịch
trong dạy học là giáo viên cung cấp kịch bản và đạo diễn, học sinh hành động
theo vai diễn. Qua đó họ học được cách suy nghĩ, thể hiện thái độ và hành động
cũng nhờ các kỹ năng ứng xử của các nhân vật trong kịch bản. [2]. Thông qua
hoạt động trải nghiệm sáng tạo này, các em học sinh không chỉ thâm nhập mà
còn được sống cùng với tác phẩm, phá vỡ sự ngăn cách giữa người đọc và tác
phẩm như cách học truyền thống. Sân khấu ở đây vừa là sàn diễn, nhưng đồng
thời cũng là lớp học, nơi các em được thỏa sức sáng tạo và bộc lộ cá tính của
mình, là dịp để học sinh khắc sâu kiến thức, rèn kỹ năng cảm thụ tác phẩm, thể
hiện sự tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Qua đó, ngày càng yêu thích
môn học.
Hiểu được điều đó nên tôi luôn tìm cách để học sinh được sống với tác
phẩm nhiều nhất thông qua hình thức sân khấu hóa các tác phẩm văn học. Và
hình thức này được áp dụng tốt nhất chính trong các giờ tự chọn.
Để thành công trong việc sân khấu hóa lớp học, trước hết, tôi xác định
mục đích, nội dung và phương pháp đọc hiểu tác phẩm; Xác định cách thức sân
khấu hóa (kịch, hát, múa) và chọn chi tiết, nhân vật và tác phẩm rồi dự kiến kế
hoạch. Việc lựa chọn tác phẩm ngữ văn, trích đoạn văn học để

đưa lên sân khấu cần có sự chọn lọc để bảo đảm tính giáo dục,
phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh, và nhất là hạn chế những
tình huống “nhạy cảm”, những chi tiết có nguy cơ hiểu lệch lạc,
hiểu không đúng. Các hình thức sân khấu hóa ở lớp học cũng không nên
quá cầu kỳ, tốn kém thời thời gian, công sức, tiền bạc. Cần nhất là sự linh hoạt,
dẫn dắt khéo léo để học sinh tiếp cận các tác phẩm văn học theo những cách thật
sáng tạo.
Ví dụ, học tác phẩm thơ, tôi gợi ý và khuyến khích học sinh ghép nhạc
vào thơ. Có thể đọc Rap, hát theo điệu ru con, cò lả, trống quân …Cùng với sự
diễn xuất của người hát có thể múa phụ họa làm cho tác phẩm sinh động hơn.
Học kịch Vũ Như Tô, tôi cho các em hóa thân vào các vai diễn để thấu hiểu bi
kịch của nhân vật. Với tác phẩm kịch, nên trích trọn vẹn một phân cảnh hoặc
nhiều phân cảnh ngắn quan trọng theo chủ đề. Trang phục, đạo cụ dễ làm nên ưu
tiên thay vì đi thuê, mượn. Không chọn những đoạn, cảnh diễn xuất khó hiểu
hoặc dễ hiểu sai về chủ đề tác phẩm.
Tác phẩm truyện, chọn tình huống hoặc đoạn trích, chi tiết tiêu biểu để
nhân vật thể hiện được chủ đề tác phẩm. Ví dụ đoạn trích Chí Phèo thức tỉnh rồi
bị cự tuyệt quyền làm người…
Bên cạnh yêu cầu tái hiện xuất xứ, nội dung, ngôn từ, biện pháp nghệ
thuật và thông điệp từ tác phẩm, tôi còn khuyến khích học sinh đồng sáng tạo
bằng cách viết tiếp một cái kết khác cho tác phẩm, tùy tưởng tượng, cảm hứng,
và khát vọng của các em. Việc làm này đòi hỏi học sinh phải hiểu sâu về tác
phẩm, có những trăn trở về những vấn đề mà tác giả đặt ra, đồng thời cũng đánh
thức ở các em khả năng sáng tạo, những khát vọng hướng đến giá trị nhân bản
trong cuộc sống.

8


2.3.5. Tạo hứng thú trong giờ tự chọn bằng hình thức liên môn, lồng ghép kỹ

năng sống.
Môn Ngữ văn trong nhà trường gồm ba phân môn: Đọc văn, tiếng Việt và
làm văn. Cả ba phân môn đều quan trọng và hỗ trợ nhau trong việc rèn luyện
cho học sinh cả về tri thức lẫn kỹ năng. Đặc biệt, các giờ đọc văn, tiếng Việt có
nhiều kiến thức liên quan đến cuộc sống.
Phạm vi tiến hành hình thức liên môn khá rộng, có thể vận dụng trong cả
ba phân môn: Tiếng Việt, làm văn, đọc văn để có sự đồng bộ trong quá trình
giảng dạy của giáo viên và hình thành thói quen, kỹ năng cho học sinh. Trong
chương trình Ngữ văn 11, tôi vận dụng hình thức liên môn và lồng ghép kỹ năng
sống vào hầu hết các bài học.
Hệ thống hóa hình thức liên môn: Trong quá trình giảng dạy, tôi đã tìm
hiểu và liên hệ kiên thức của các bộ môn khác vào văn học nhằm giúp học sinh
có cái nhìn bao quát toàn diện về vấn đề. Vừa hiểu biết về văn học, vừa hiểu biết
về đời sống nói chung.
Một số bộ môn tôi thường vận dụng song song cùng văn học: Lịch sử, địa lý,
Giáo dục công dân…
Cách thức tiến hành:
Bước 1: Giáo viên tìm hiểu nội dung, mục tiêu cần đạt, hình thức, yêu cầu, kỹ
năng bài dạy.
Bước 2: Giáo viên lựa chọn các hình thức, phương tiện, phương pháp quen
thuộc phù hợp để chuyển tải tri thức. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ sáng tạo, thay
đổi hoặc kết hợp với các môn học khác để bài học thêm sinh động.
Bước 3: Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp nhận kiến thức, khả năng liên tưởng,
sáng tạo của học sinh từ đó có cách điều chỉnh, uốn nắn phù hợp.
Ví dụ: Giờ tự chọn, chủ đề “Truyện hiện đại Việt Nam”. Đọc “Hai đứa
trẻ”, tôi lồng ghép cả kiến thức văn học, tiếng Việt và làm văn trong bài học
bằng một hệ thống câu hỏi:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2: Tìm và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ trong đoạn trích nhỏ.
Câu 3: Nội dung cơ bản của tác phẩm.

Câu 4: Tình cảm của tác giả dành cho hai đứa trẻ và các nhân vật trong truyện?
Câu 5: Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm này?
Câu 6: Viết đoạn văn ngắn về quê hương (về những kỷ niệm thủa ấu thơ, về mơ
ước)…
Câu 7: Cả nhận về một đoạn văn trong tác phẩm, từ đó là nổi bật phong cách
nghệ thuật, tư tưởng nhân đạo của Thạch Lam …
Cùng với việc tích hợp cả ba phân môn trong một giờ dạy tôi còn lồng
ghép giới thiệu cho các em về cuộc sống của làng quê Bắc bộ Việt Nam những
năm trước cách mạng: Phong cảnh nông thôn, nhịp sống sinh hoạt, phong tục
văn hóa… Qua bài học, tôi cố gắng đánh thức ở các em tình yêu đối với quê
hương, những mơ ước giản dị nhưng đáng quý, đặc biệt hơn cả là lòng quyết

9


tâm thoát khỏi kiếp sống mỏi mòn, vô vị để sống cuộc đời ý nghĩa, hướng tới
một tương lai tươi sáng.
Đọc “Chí Phèo”, tôi cũng cũng xây dựng một hệ thống câu hỏi liên quan
đến nội dung, hình thức tác phẩm bao quát cả làm văn, Tiếng Việt. Bên cạnh đó,
tôi khơi gợi để học sinh hiểu hết được những bi kịch mà người nông dân trong
xã hội cũ phải gánh chịu. Không chỉ là nạn sưu cao, thuế nặng, không chỉ là
cường hào ác bá ức hiếp, đè nén mà còn có hiện tượng con người, bị lăng nhục,
xúc phạm đến mức cùng cực đã nổi dậy chống trả bằng con đường tha hóa.
Cũng từ câu chuyện của Chí Phèo, tôi dẫn dắt để học sinh hiểu rõ đâu là những
nguyên nhân đẩy Chí đến những bi kịch: Không chỉ là do xã hội bất công, giai
cấp thống trị tàn ác; Không chỉ là do những thành kiến hẹp hòi, tàn nhẫn của
người đời, bi kịch của Chí Phèo còn do chính anh ta gây nên – Bi kịch của con
người không giữ được mình trước sự cám dỗ của cái xấu, cái ác. Từ cuộc đời
của Chí Phèo, tôi gợi ý cho học sinh liên tưởng đến Lão Hạc, chị Dậu, những
cuộc đời đau khổ nhưng vẫn giữ được phẩm chất đáng quý “gần bùn mà chẳng

hôi tanh mùi bùn”, từ đó định hướng cho học sinh cách sống đẹp, có bản lĩnh
vượt lên khổ đau bất hạnh để khẳng định nhân cách của mình.
Dạy bài tiếng Việt “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”. Ngoài việc đảm
bảo yêu cầu của bài học: Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã
hội với lời nói riêng của cá nhân; Hình thành và nâng cao năng lực lĩnh hội
những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trong việc
sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở những từ ngữ và quy tắc chung. Tôi đã minh họa
cho học sinh hiểu về bài học bằng các sáng tác của Vũ Trọng Phụng, Thạch
Lam, Nguyễn Tuân; Minh họa bằng cách nói của từng vùng miền. Với cách thức
ấy, bài học trở nên rất sinh động, dễ hiểu và học sinh sôi nổi, tích cực hơn, từ đó,
tôi định hướng cho các em có ý thức tôn trọng các quy tắc ngôn ngữ chung của
xã hội, gìn giữ, phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc và biết sử dụng ngôn ngữ
một cách sáng tạo.
2.3.6. Ứng dụng công nghệ thông tin một cách triệt để và khuyến khích học
sinh nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học hành vi.
Chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015 xác định một trong
những năng lực mà học sinh cần đạt được đó chính là năng lực ứng dụng công
nghệ thông tin. Nghĩa là một trong những năng lực cốt lõi mà học sinh phải đạt
được qua quá trình học phổ thông chính là biết sử dụng công nghệ thông tin để
hỗ trợ học tập và đi vào thực tiễn cuộc sống. [3]
Khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tôi xác định: Thứ nhất,
chủ thể ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ là giáo viên mà quan trọng, chủ
yếu phải là học sinh. Chỉ khi các em là chủ thể ứng dụng công nghệ thông tin
mới có thể hình thành được năng lực ứng dụng CNTT. Thứ hai, việc ứng dụng
CNTT không dừng lại ở mức sử dụng nó như một phương tiện hỗ trợ quá trình
dạy của giáo viên mà quan trọng là hỗ trợ quá trình học, đặc biệt là tự học của
học sinh; Không chỉ là một phương tiện trình chiếu mà phải là phương tiện để
tìm kiếm, trao đổi, xử lí, vận dụng… thông tin.

10



Về cách thức ứng dụng công nghệ thông tin, tôi quan tâm đến hai vấn đề:
- Đối với người dạy: Khai thác tối đa hiệu quả của công nghệ thông tin để làm
cho bài dạy phong phú, sinh động bằng các hình ảnh, video, sơ đồ tư duy...
Ngoài ra, Từ CNTT, giáo viên phải tìm ra những nhiệm vụ mang tính vấn đề để
kích thích sáng tạo ở học sinh.
- Đối với người học: Biện pháp này góp phần quan trọng vào việc hình thành
thói quen, kĩ năng đọc sách, tự nghiên cứu tài liệu. Hoạt động này có thể được
tiến hành ở nhà nhằm chuẩn bị bài trước khi đến lớp; tìm hiểu nâng cao, mở
rộng vấn đề liên quan đến bài học hoặc được tiến hành ngay tại lớp trước khi
trao đổi, thảo luận (với những tài liệu ngắn). Thông thường, tôi thường giao
nhiệm vụ, giới thiệu tài liệu, học sinh tự đọc, tự nghiên cứu để giải quyết các
nhiệm vụ học tập được giao. Cụ thể như:
Tìm hiểu và tóm tắt những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả.
Tự đọc - hiểu các tác phẩm đọc thêm.
Tìm đọc các tài liệu về lí luận, lịch sử, văn hóa… để tự trang bị tri thức
đọc - hiểu
Bằng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, cách thức làm việc của giáo viên và
học sinh cũng đổi mới, hiện đại, dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian hơn và hiệu
quả hơn thông qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Tôi giao nhiệm vụ, hướng dẫn lập kế hoạch và cách thức thực hiện
thông qua mail, messenger…
Bước 2: Học sinh tự làm việc ở nhà (theo cá nhân – theo nhóm)
Học sinh thực hiện tự làm việc chủ yếu ở hai mức độ: tóm tắt lại nội dung
tài liệu có liên quan, làm cơ sở tiếp nhận tác phẩm và trình bày cảm nhận hoặc
quan điểm đánh giá về một vấn đề được đặt ra từ tác phẩm.
Ở bước này, học sinh sử dụng CNTT để khai thác kho tài nguyên điện tử,
chọn lọc thông tin và thiết kế bài trình bày; liên lạc, trao đổi ý kiến với bạn cùng
nhóm hoặc với giáo viên khi cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Học sinh thuyết trình, thảo luận.Phần thuyết trình ở lớp của HS sẽ
được thực hiện sinh động hơn, hấp dẫn hơn với hình thức trình chiếu nội dung
đã được chuẩn bị; thu hút sự theo dõi và trao đổi của tập thể lớp về vấn đề được
đặt ra. Ngoài ra, nội dung thuyết trình có sự chuẩn bị kĩ càng với nguồn tài liệu
phong phú cũng là yếu tố kích thích hoạt động thảo luận ở lớp thêm sôi nổi và
tích cực.
Cũng trong bước này, CNTT cũng sẽ tiếp hỗ trợ để thực hiện sự trao đổi
sau giờ học giữa giáo viên – học sinh, học sinh – học sinh về những vấn đề liên
quan đến nội dung nghiên cứu, thảo luận nhằm kích thích người học mở rộng,
nâng cao vấn đề, hình thành thói quen tư duy phê phán.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá và rút kết luận cần thiết cho bài học.
Chính trong những công việc hàng ngày của mình là soạn bài, lên lớp, tôi
đã hình thành ý tưởng khuyến khích học sinh tham gia nghiên cứu khoa học xã
hội, khoa học hành vi. Bởi một tiết học thông thường có thể có rất nhiều những
nội dung có khả năng ứng dụng vào đời sống thực tế rất cao. Tùy thuộc vào nội

11


dung kiến thức, tôi thường nghiên cứu kỹ bài học khi soạn bài để có thể khơi gọi
cho học sinh những ý tưởng, dự án vừa sức. Một điều quan trọng là để học sinh
lớp 11 có thể bắt tay vào nghiên cứu, thực hiện dự án, tôi phải quan tâm, đề xuất
phương án từ lóp 10 để các em có thời gian chuẩn bị. Chẳng hạn, từ một số bài
học ở lớp 10: Văn học dân gian, Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết,
phong cách ngôn ngữ sinh hoạt … Tôi đã gợi ý cho học sinh nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng sử dụng tiếng Việt trong trường học và ở địa phương.”
Xác định là công việc nghiên cứu khoa học vốn không dễ dàng nên tôi định
hướng cho học sinh làm quen và bước đầu thực hiện những nhiệm vụ đơn giản:
Sưu tầm, tìm hiểu và so sánh việc sử dụng tiếng Việt ở địa phương mình, với
cách sử dụng trên các phương tiện truyền thông. Cách sử dụng ngôn ngữ ở giới

trẻ; Sử dụng trong nhà trường… Qua việc tìm hiểu đó, tôi yêu cầu học sinh nhận
xét, báo cáo kết quả bằng văn bản, trong đó có chỉ ra nguyên nhân, biện pháp
khắc phục và hướng phát huy. Bằng việc cho học sinh tham gia vào những hoạt
động có ý nghĩa đối với xã hội, các em sẽ thấy mình được tin tưởng, được làm
việc, mỗi học sinh đều có nhu cầu khẳng định mình, vì thế các em tham gia vào
hoạt động học tập sẽ tốt hơn.
2.4. Giáo án thực nghiệm: Tiết 17
Chủ đề: TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM.
Tác phẩm:
CHÍ PHÈO.
I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức
+ Hình tượng nhân vật Chí Phèo (những biến đổi về nhân hình, nhân tính
sau khi ở tù; nhất là tâm trạng và hành động của Chí sau khi gặp thị Nở cho đến
lúc tự sát);
+ Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
+ Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển
hình hoá nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật.
2. Kĩ năng
- Tóm lược hệ thống luận điểm của bài về tác giả văn học.
- Đọc –hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
Trân trọng tài năng của Nam Cao, và hiểu được nét đẹp tình người trong
tác phẩm.
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Nam Cao
- Năng lực đọc – hiểu truyện ngắn Chí Phèo.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm;
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
III. Chuẩn bị

1.Giáo viên: Soạn giáo án- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo- Sưu tầm tranh,
ảnh về Nam Cao, phim Làng Vũ Đại ngày ấy.

12


2.Học sinh: Chuẩn bị bài soạn
IV. Tổ chức dạy và học.
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số, trật tự của lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao ?
3.Tổ chức dạy và học bài mới:
 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò

Chuẩn kiến thức kĩ năng
cần đạt, năng lực cần
phát triển
- Nhận thức được nhiệm
vụ cần giải quyết của bài
học.
- Tập trung cao và hợp tác
tốt để giải quyết nhiệm
vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng
thú.

- GV giao nhiệm vụ:
+Trình chiếu một đoạn phim Làng Vũ đại ngày ấy,

tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Mặc dù có
những sáng tác đăng báo từ 1936 nhưng phải đến
Chí Phèo Nam Cao mới thực sự nổi tiếng trên văn
đàn. Trước Nam Cao đã có những nhà văn thành
công khi viết về đề tài nông dân như Nguyễn Công
Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và cũng có
những tác phẩm hấp dẫn viết về đề tài lưu manh
hóa như Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, đây thực sự là
thử thách lớn với những cây bút đến sau, trong đó
có Nam Cao. Bằng ý thức “khơi những nguồn
chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có” và bằng
tài năng nghệ thật độc đáo của mình của mình,
Nam Cao đã vượt qua thử thách và khiến cho Chí
Phèo trở thành kiệt tác trong văn xuôi việt Nam
hiện đại.
 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 phút)
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Họat động 1: TÌM HIỂU CHUNG

Phần hai: TÁC PHẨM CHÍ PHÈO.
I. Tìm hiểu chung:
1. Thể loại: Truyện ngắn.
2. Xuất xứ:
3. Đề tài và nhan đề:
4. Tóm tắt tác phẩm:
Họat động 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:Làng Vũ Đại –Nhân vật Bá Kiến

13



II. Đọc- hiểu:
1. Làng Vũ Đại - hình ảnh thu nhỏ
của xã hội nông thôn Việt Nam trước
Cách mạnh tháng Tám.
2. Nhân vật Bá Kiến
Họat động 3: TÌM HIỂU NHÂN VẬT CHÍ PHÈO
* Thao tác 1 :
3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo.
GV trình chiếu đoạn văn: … “Một
a. Trước khi ở tù.
anh đi thả ống lươn … Chí Phèo ra _ Số phận: Bị bỏ rơi, sống đời nô lệ
tù”…
_ Phẩm chất: Lương thiện
=> Chí Phèo có đủ điều kiện để sống
cuộc sống yên bình như bao người khác.
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi, trả lời
câu hỏi.
Câu 1. Xác định phương thức biểu
đạt của đoạn văn.
Câu 2. Tìm và phân tích hiệu quả
của phép tu từ trong đoạn văn trên.
Câu 3: Nội dung cơ bản của đoạn
văn?
Câu 4: Bi kịch của Chí Phèo trong
quãng đời này là gì?
*Giáo viên gợi ý học sinh trả lời.
GV trình chiếu đoạn văn: “Hắn vừa
đi vùa chửi … cả làng Vũ Đại cũng

không ai biết”
Giáo viên yêu cầu học sinh nói về
sự đổi thay của Chí.

Bi kịch của Chí Phèo sau khi ra tù?

Câu 1: Phương thức tự sự.
Câu 2: Điệp từ “Một” – Tô đậm nỗi cô
độc, lẻ loi của Chí Phèo giữa cuộc đời.
Câu 3: Đoạn văn kể về thân phận và
phẩm chất của Chí Phèo trước khi đi tù.
Câu 4: Bi kịch bị chối bỏ, sống đời nô
lệ.

b. Sau khi ở tù: Chí Phèo thay đổi, trở
thành kẻ du côn.
Diện mạo: Như thằng săng đá.
Tính cách: Ngang ngược, lỳ lợm.
Qua bàn tay nhào nặn của Bá Kiến, Chí
biến thành ác quỷ.
Diện mạo: Như thú vật.
Tính cách: Hung hãn, điên cuồng…
=> Bi kịch bị tha hóa, sinh ra là người
mà không được sống kiếp người.

GV giao nhiệm vụ: Đọc đoạn văn
sau:
Hắn vừa đi vừa chửi………..Có trời
mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ
Đại cũng không ai biết…

1.Đoạn văn trên sử dụng 1. Phương thức tự sự

14


phương thức biểu đạt nào là chính?
2.Tác giả đã sử dụng những
kiểu câu nào?
3.Trong văn bản trên, Chí Phèo
đã chửi những ai? Tiếng chửi của
Chí có ý nghĩa gì?
4.Nêu 2 thành phần nghĩa
trong câu sau:…hắn cứ thế mà chửi,
hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra
thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo

2. Tác giả đã sử dụng rất nhiều kiểu
câu khác nhau: Câu trần thuật (câu kể,
câu miêu tả), câu hỏi (câu nghi vấn),
câu cảm thán.
3.Chí Phèo chửi trời, chửi đời, chửi
cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không
chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ
nào đã đẻ ra thân hắn. Tiếng chửi của
Chí Phèo đã tạo ra một màn ra mắt độc
đáo cho nhân vật, gợi sự chú ý đặc biệt
của người đọc về nhân vật. Tiếng chửi
- HS thực hiện nhiệm vụ:
ấy vừa gợi ra một con người tha hóa đến
- HS báo cáo kết quả thực hiện độ lại vừa hé lộ bi kịch lớn nhất trong

nhiệm vụ:
cuộc đời nhân vật này. Chí dường như
đã bị đẩy ra khỏi xã hội loài người.
Không ai thèm quan tâm, không ai thèm
ra điều. Chí khao khát được giao hòa
với đồng loại, dù là bằng cách tồi tệ
nhất là mong được ai đó chửi vào mặt
mình, nhưng cũng không được.
4. Nghĩa sự việc: nói về hành động
của Chí :hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ
chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn,
đẻ ra cái thằng Chí Phèo
Nghĩa tình thái: thể hiện thái độ của
Nam Cao khi miêu tả nhân vật: bề
ngoài thì dửng dưng lạnh lùng nhưng
trong sâu thẳm là sự cảm thông thương
xót.
Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo
luận nhóm:
Nhóm 1:Những gì diễn ra trong tâm
hồn Chí sau cuộc gặp gỡ với Thị
Nở?
Nhóm 2: - Hình ảnh bát cháo hành
có ý nghĩa như thế nào?
+ Đối với Chí Phèo?
+ Tình cảm của tác giả?
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
* Nhóm 1
Chính Thị Nở và tình yêu của
hai nguời đã thức tỉnh Chí Phèo, làm


c. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị
Nở:
- Tình yêu thương mộc mạc, chân thành
của Thị Nở- người đàn bà xấu như ma
chê quỷ hờn, lại dở hơi ấy đã đánh thức
bản chất lương thiện của Chí Phèo.
- Chí Phèo đã thức tỉnh.
+ Về nhận thức: Nhận biết được mọi
âm thanh trong cuộc sống.
+ Nhận ra bi kịch trong cuộc đời của
mình và sợ cô đơn, cô độc đối với Chí
Phèo “ cô độc còn đáng sợ hơn đói rét
và ốm đau”.

15


cho hắn khao khát cuộc đời lương
thiện. Và diễn biến tâm lý của nhân
vật này được Nam Cao miêu tả rất
tinh tế:
Sau cái đêm uống rượu say và
gặp Thị Nở:
+ Hắn cảm thấy buồn; Lần
đầu tiên hắn nghe nhịp sống của đời
thường; Hắn nhớ lại những mơ ước
xa xưa…
Nhóm 2: Khi nhận được bát
cháo hành từ tay Thị Nở, Chí Phèo

thèm khát một cuộc đời lương thiện:
Chí Phèo rất ngạc nhiên và mắt
“hình như ươn ướt”; Hắn nhớ lại
cuộc đời đã qua và xót xa, đau đớn;
Nhìn lại bát cháo hành; Hắn kỳ vọng
Thị Nở sẽ là cầu nối đưa hắn trở về
với làng Vũ Đại ...
* Thao tác 3 :
Hướng dẫn HS đọc văn bản phần bi
kịch bị cự tuyệt của Chí Phèo
Thao tác 4: Tổ chức cho HS trả lời
câu hỏi nêu vấn đề:
-Nguyên nhân nào Chí bị cự tuyệt?
- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo
sau khi bị Thị Nở từ chối? Vì sao
Chí Phèo lại có hành động như vậy?
- Ý nghĩa hành động đâm chết Bá
Kiến và tự xác của Chí Phèo?
-Hãy nêu ý nghĩa 3 câu nói của Chí
phèo khi đứng trước Bá Kiến?
+ Tao muốn làm người lương thiện!
+Ai cho tao lương thiện?
+ Tao không thể là người lương
thiện nữa.
* 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
* HS trả lời cá nhân:

+ Về ý thức: Chí Phèo thèm lương
thiện và muốn làm hòa với mọi người.
- Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh

độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa:
+ Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng
Chí được ăn trong tình yêu thương và
hạnh phúc.
=> Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh,
Chí đang đứng trước tình huống có lối
thoát là con đường trở về với cuộc sống
của một con người. Cái nhìn đầy chiều
sâu nhân đạo của nhà văn.

d. Bi kịch bị cự tuyệt:
- Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không
cho Thị lấy Chí Phèo → định kiến của
xã hội .
- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:
+ Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái
độ của Thị Nở
+ Sau Chí hiểu ra mọi việc: ngẩn
người, nắm lấy tay Thị Nở, bị Thị Nở
xô ngã, Chí thấy hơi cháo hành, nhưng
lại tuyệt vọng, Chí uống rượu và khóc
“rưng rứt”, xách dao đên nhà Bá Kiến
đâm chết Bá Kiến và tự sát.
- Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến
và tự sát của Chí:
+ Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy
máu rửa thù của người nông dân thức
tỉnh về quyền sống.
+ Cái chết của Chí Phèo là cái chết của
con người trong bi kịch đau đớn trên

ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người.

Họat động 4: TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT-Ý NGHĨA VĂN BẢN
* Thao tác 1 :
2. Nghệ thuật:
- Nêu những nghệ thuật đặc sắc - Xây dựng nhân vật điển hình trong

16


của tác phẩm?
GV yêu cầu HS so sánh bi
kịch của Chỉ Phèo và bi kịch của Chị
Dậu ở “Tẳt đèn”- Ngô Tất Tổ) để
làm rõ tỉnh điển hình tha hóa ở nhân
vật Chí Phèo.
-Em có nhận xét gì về nghệ
thuật miêu tả tâm lí nhân vật của
Nam Cao?
-Em có nhận xét gì về nghệ
thuật xây dựng kết cấu truyện?
-Trình tự thời gian được tác
giả sắp xếp như thể nào? Hình ảnh
“cái lò gạch cũ bỏ hoang” xuất hiện
ở đầu và kết thúc câu chuyên đã nói
lên điều gì?
- Qua bài học, em hãy rút ra ý nghĩa
của tác phẩm?
HS trả lời:
-Nam Cao sở trường về miêu

tả tâm lí nhân vật.
-Việc xáo trộn trình tự thời gian
đã tạo nên sự phóng khoáng trong
cách dựng truyện, đặc biệt là tạo nên
sức hấp dẫn, gây sự chú ý và hứng
thú theo dõi liên tục cho người đọc.
-Ngôn ngữ truyện:tác giả đan xen lời
nhân vật và lời người kể chuyện.
Điều này giúp cho nhà văn dễ dàng
lách sâu vào thế giới nội tâm phức
tạp và tinh tế của nhân vật.
Thao tác 3:
Hướng dẫn HS tổng kết bài học
* Tổng kết bài học theo những câu
hỏi của GV.

hoàn cảnh điển hình. Nghệ thuật miêu tả
tâm lí nhân vật sắc sảo.
- Ngôn ngữ giản dị, diễn đạt độc đáo.
- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự
do nhưng lại rất chặt chẽ, lôgic.
- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn,
biến hóa giàu kịch tính.

3. Ý nghĩa văn bản:“ Chí Phèo” tố cáo
mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến
tàn bạo đã cướp đi nhân hình lẫn nhân
tính của người nông dan lương thiện
đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng
định bản chất tốt đẹp của con người

ngay cả khi học đã biến thành quỷ dữ.
III. Tổng kết: Qua truyện ngắn, Nam
Cao muốn khái quát lên 1 hiện tượng xã
hội ở nông thôn Việt Nam trước cách
mạng
- Một bộ phận nông dân lao động lương
thiện bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu
mạnh hoá.
- Kết án đanh thép tàn bạo xã hội, đồng
thời phát hiện và ca ngợi bản chất lương
thiện của họ

 3.LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG ( 8 phút)
Hoạt động của GV - HS
GV giao nhiệm vụ:
Câu hỏi 1: Trong truyện, Chí Phèo
nhiều lần được thừa nhận là người có
bản tính hiền lành, lương thiện. riêng

Kiến thức cần đạt

ĐÁP ÁN
[1]='c'
[2]='b'
[3]='a'

17


câu “lúc tỉnh táo, hắn cười nghe thật

hiền” là lời của ai nhận xét về Chí
Phèo?
a. Lời Lí Kiến.
b. Lời bà Ba.
c. Lời người kể chuyện.
d. Lời thị Nở.
Câu hỏi 2: Dòng nào dưới đây điền
vào sau bởi vì để có một cắt nghĩa
đúng nhất?
Trong truyện ngắn Chí Phèo,
Năm Thọ, Binh Chúc , Chí Phèo,…
đều là nạn nhân của Bá Kiến và xã
hội làng Vũ Đại, nhưng chỉ có Chí
Phèo mới thật sự là một tính cách bi
kịch. Bởi vì:
a. Chí Phèo là nhân vật chịu nhiều
thiệt thòi, khốn khổ nhất .
b. Chí Phèo là người tự ý thức được
tình cảnh, số phận bi đát của mình.
c. Chí Phèo là kẻ bị từ chối quyền
làm người phũ phàng nhất.
Trước khi đi tù: Là một
d. Chí Phèo là người có số phận kết
anh canh điền khỏe
cuộc bi thảm nhất.
mạnh lương thiện.
Câu hỏi 3: Nhân vật Chí Phèo một
mặt tự đắc xem mình là “anh hùng”
làng Vũ Đại, mặt khác lại thấy mình
Sau khi đi tù: Trở thành

“chỉ mạnh vì liều”. Đó là hai mặt của
một gã du côn ngang
1 quá trình phát triển tính cách, tâm
ngược, lỳ lợm
lí nhân vật.
Dòng nào sau đây không
Qua bàn tay nhào
đúng về bản chất của quá trình đó?
Chí Phèo
nặn của Bá Kiến:
a. Từ tự tôn đến tự ti.
Thành ác quỷ hung
b. Từ ảo tưởng, hão huyền đến tự ý
hãn, điên cuồng.
thức.
c. Từ mê muội đến tỉnh táo.
Gặp Thị Nở:
d. Từ sự tha hóa về lại với chính
Hồi sinh.
mình.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
Bị cự tuyệt: Giết Bá
Hướng dẫn học sinh tóm tắt về
Kiến rồi tự sát.
hành trinh cuộc đời của Chí Phèo.
Học sinh lên bảng tóm tắt bằng sơ đồ
tư duy.

18



TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 2 phút)
Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:
-Đọc và so sánh với văn bản
- Tìm đọc toàn bộ truyện Chí Phèo
trong SGK
- Tìm đọc một số bài thơ viết về nhân vật
- Truy cập mạng để ghi lại các
Chí Phèo;
bài thơ ( như bài Trăng nở nụ
- Dựng kịch đoạn Chí Phèo đến nhà Bá
cười)
Kiến lần cuối
- Lên kế hoạch và thực hiện sân
-HS thực hiện nhiệm vụ:
khấu hoá.
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.( 5 phút)
2.5. Hiệu quả của sáng kiến.

Sau khi thực hiện đề tài “Nâng cao chất lượng giờ dạy tự chọn Ngữ Văn
lớp 11 ở trường THPT Lam Kinh” tôi thấy hiệu quả học tập ở học sinh được
nâng cao rõ rệt. Các em vào giờ học với tâm lý vui vẻ, háo hức và sẵn sàng làm
việc. Không còn không khí căng thẳng, tẻ nhạt thường thấy ở các giờ tự chọn
nữa. Chất lượng học tập vì thế cũng tăng lên.
Nhìn vào bảng thống kê kết quả học tập môn Ngữ Văn của các lớp 11B2,

11B3 (Giảng dạy theo phương pháp truyền thống ) và lớp 11B9, năm học 2019
– 2020 (Sau khi áp dụng SKKN), ta sẽ thấy rõ điều này.
Lớp

Sĩ số

11B2

42

11B3
11B9

Giỏi

Khá

T. Bình

Yếu

0-0

19 – 45,23%

17 – 40,47%

6 – 14,28%

43


04 – 9,3%

15 – 34,88%

19 – 44,18%

5 – 11,62%

43

07 – 16,27 %

24 –55,81 %

12 – 27,9%

1 –0

19


3. KẾT LUẬN:
- Để tổ chức tiết dạy Tự chọn Ngữ Văn có hiệu quả, giáo viên cần có sự phân
chia thời gian họp lý cho từng chủ đề. Chủ đề được lựa chọn đưa vào giảng
dạy cần có sự phối hợp nhiều nguồn kiến thức, tạo không khí thoải mái để học
sinh hứng thú học tập, không còn cảm thấy gò bó, nhàm chán vì những điều
tưởng chừng như đã cũ.
- Về phía học sinh, các em cần phải nắm vững kiến thức cơ bản đã được cung
cấp trong sách giáo khoa vì đó chính là nền tảng cơ sở để giúp các em nâng

cao kiến thức bộ môn cho bản thân thông qua sự hỗ trợ của giáo viên. Bên
cạnh đó, yêu cầu đặt ra là các em cần phải chịu khó tìm tòi tài liệu, soạn bài
đầy đủ và học bài trước khi đến lớp, mạnh dạn phát biểu ý kiến khi tham gia
thảo luận theo từng chủ đề tự chọn.
Đề tài có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp THPT. Tuy nhiên thực tế cho
thấy không có phương pháp nào là duy nhất cho một giờ học, bài học. Vì thế
khi áp dụng đề tài này, giáo viên phải linh hoạt sáng tạo trong việc phối kết
hợp với các phương pháp thông thường như: Thuyết minh, phân tích, diễn
giảng, so sánh, khái quát ... để bài học trở nên nhẹ nhàng, uyển chuyển và
hiệu quả hơn.
Trên đây là một số bài học kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra từ công tác
giảng dạy. Giống như một bài tập lớn, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất
mong được đồng nghiệp góp ý.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của nhà trường

Thọ Xuân ngày 10 /07/2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do
mình viêt, không sao chép nội dung của
người khác.

Nguyễn Thị Thảo

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. Công văn số 8227/BGDĐT – GDTrH Ngày 06/08/2007.
[2]. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường – Phan Trọng Ngọ

-NXBĐH Sư phạm - Trang 283
[3] Tạp chí Nghiên cứu giáo dục – Tháng 6/2005 – Trang 1.

21


22


23



×