Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học phần tạo lập doanh nghiệp công nghệ 10 góp phần khơi dậy niềm hứng thú học tập cho các em học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 24 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................2
PHẦN II. NÔI DUNG............................................................................................................................................3
1.Cơ sở lý luận....................................................................................................................................3
1.1.Tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài..........................................................................................3
1.1.1Trên thế giới................................................................................................................................3
3.Giai pháp thưc hiên.........................................................................................................................5
3.1.Quy trình các bước tến hành phương pháp đóng vai trong môn Công ngh ê 10 ...........................5
4. Hiệu qua của sáng kiến kinh nghiệm..............................................................................................18
PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................20
1. Kết luận.........................................................................................................................................20
2. Kiến nghị.......................................................................................................................................21

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Công nghệ lớp 10 là môn học có nhiều kiến thức thực tiễn, gần gũi với cuộc
sống của các em học sinh. Tuy nhiên môn học này đang gặp rất nhiều khó khăn.
Khó khăn cả về phía người dạy lẫn người học. Học sinh thì cho rằng đây là môn
học phụ, không lo sợ kết quả, không có hứng thú học tập. Giáo viên thì đa số là
kiêm nhiệm, cũng không mấy mặn mà.
Hiện nay, việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đã, đang và
sẽ trở thành yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học. Sự đổi mới này trở
thành một “cứu cánh” cho môn học Công Nghệ. Bởi lẽ, cách làm này lấy học sinh
làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh
không còn cảm thấy nhàm chán bởi lối truyền thụ kiến thức thụ động mà thay vào
đó là các em tự tìm tòi, khám phá để chiếm lĩnh tri thức.
Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực còn nhiều vấn đề cần


quan tâm. Nhiều giáo viên đã tích cực áp dụng nhưng chưa có sự sáng tạo, đang
còn rập khuôn, máy móc. Chưa biết sử dụng phương pháp thích hợp cho từng bài
học. Điều này đã mang lại những kết quả không như mong muốn.
Tạo lập doanh nghiệp là phần có kiến thức khá mới mẻ đối với cả giáo viên và
học sinh, Sự mới mẻ này mang đến một số khó khăn nhất định cho giáo viên dạy,
đặc biệt là giáo viên kiêm nhiệm. Tuy nhiên nếu giáo viên biết vận dụng những


phương pháp mới vào giảng dạy thì đây lại là chương rất thú vị, không những lôi
cuốn được học sinh tham gia vào quá trình học tập mà các em còn rất hứng thú, chủ
động, sáng tạo.
Với những kiến thức đã được học kết hợp với sự trau dồi kinh nghiệm giảng dạy
tôi đã mạnh dạn thử nghiệm phương pháp đóng vai trong dạy – học ở một số bài
trong phần Tạo lập doanh nghiệp và thu được kết quả hết sức khả quan, trước hết
đó là sự thay đổi cách nhìn của các em học sinh về môn Công nghệ. Khi tôi bước
vào lớp học cảm thấy được sự mong chờ của các em học sinh để được học, được
thể hiện mình chứ không phải là sự thờ ơ, lãnh đạm. Đối với tôi, thực sự đấy là
hạnh phúc.
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “ Sử dụng phương pháp đóng vai trong
dạy - học phần Tạo lập doanh nghiệp Công nghệ 10 góp phần khơi dậy niềm
hứng thú học tập cho các em học sinh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế, xây dựng giáo án và vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học
phần Tạo lập doanh nghiệp - Công nghệ 10, nhằm phát huy tính tích cực khơi dậy
hứng thú học tập của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học Công nghệ 10.
3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp đóng vai trong dạy – học phần Tạo lập doanh nghiệp công nghệ 10.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo hướng

tích cực hóa việc học của học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Công nghệ 10 (phần Tạo
lập doanh nghiệp).
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp đóng vai trong nội dung phần 2:
Tạo lập doanh nghiệp - Công nghệ 10 theo hướng phát huy tính tích cực học tập
của học sinh.
4.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để làm cơ sở cho việc
nghiên cứu đề tài.
4.3. Phương pháp thực tập sư phạm
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT 4 Thọ Xuân, tiến hành theo quy trình
của đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên
cứu.
4.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả
thu được.

2


PHẦN II. NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận
1.1.Tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài
1.1.1Trên thế giới
Phương pháp dạy học tích cực là một vấn đề được nhiều tác giả trên thế giới
quan tâm từ khá lâu bởi đây là một trong những yếu tố mang lại hiệu quả dạy học.
Mỹ, J.Bruner đã nhấn mạnh: “học sinh phải được tham gia tích cực vào quá
trình học tập, giáo viên phải biết vận dụng phương pháp học tập tìm tòi, khám phá
phù hợp với lứa tuổi, năng lực, hứng thú và nhu cầu của trẻ”.[1]
L.V.Reborova(1975): “tính tích cực học tập là một hiện tượng biểu hiện sự

gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập”.[1]
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học đang được rất nhiều nước trên thế
giới quan tâm phát triển.
1.1.2 Ở Việt Nam
Cùng với xu thế của thế giới, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu
của nhiều tác giả về các hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức như: Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành,
Trần Bá Hoành… Trong đó các đề tài về phương pháp đóng vai phục vụ cho dạy và
học đang là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm.
Như vậy việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học đã được nghiên
cứu từ khá sớm. Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp đóng vai để cung cấp kiến
thức và rèn luyện cho HS các kỹ năng trong môn Công nghệ 10 còn nhiều hạn chế.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
3


1.2.1 Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn,
được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới
việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết
vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào phát huy
tính tính tích cực của người dạy.[2]
1.2.2 Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một số
cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Ở đó học sinh lựa chọn cách
giải quyết tối ưu nhất, nhằm tập duyệt cho học sinh kịp thời ứng phó khi bắt gặp
vấn đề xảy ra trong cuộc sống.[3]
Đặc biệt trong những năm gần đây, với chương trình đổi mới, với yêu cầu
dạy học và đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh thì đóng vai

là phương pháp đem lại hiệu quả tối ưu.
1.2.2.1. Ưu điểm của phương pháp đóng vai
- Phương pháp đóng vai gây hứng thú và chú ý cho học sinh, các em có cơ hội bộc
lộ cảm xúc, hình thành những kỹ năng giao tiếp.
- Tạo điều kiện phát huy tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng của các em.
- Rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước tập thể.
- Thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn,
được giám sát trước khi xảy ra tình huống thực. Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành
vi của học sinh theo hướng tích cực.
- Hình thành thói quen, kỹ năng hợp tác, sự phối hợp chặt chẽ của cá nhân với tập
thể nhóm. Tạo cơ hội cho các cá nhân học hỏi, đánh giá lẫn nhau.
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả lời nói và việc làm của các vai diễn.
- Thu hút được tất cả các học sinh tham gia, kể cả là học sinh học yếu.[3]
1.2.2.2. Hạn chế của phương pháp đóng vai
- Là phương pháp tốn nhiều thời gian, với những chủ đề lớn nếu không giao nhiệm
vụ về nhà chuẩn bị trước thì học sinh bị động trong quá trình thực hiện, khó thành
công.
- Một số học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin khi đứng trước tập thể, vốn kiến thức từ
ngữ ít khó thực hiện vai diễn của mình.
- Sử dụng phương pháp này thường gây ồn ào, có thể ảnh hưởng đến lớp khác.[3]
2. Thực trạng dạy học môn Công nghệ ở trường THPT 4 Thọ Xuân
2.1.Thực trạng dạy học của giáo viên
Trường THPT 4 Thọ Xuân được thành lập năm 2002, được tách ra từ trường
THPT Lê Hoàn. Cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn rất nhiều, trong đó có các
thiết bị liên quan đến đổi mới phương pháp giảng dạy. Chính vì vậy việc áp dụng
các kỹ thuật dạy học tích cực còn nhiều hạn chế. Giáo viên chỉ chú trọng áp dụng
các kỹ thuật dạy học trong các tiết thao giảng, dự giờ, còn trong các tiết dạy bình
4



thường thì vẫn theo kiểu truyền thụ một chiều, thầy đọc- trò chép. Cộng thêm tâm
thế của các em học sinh không mấy mặn mà với môn học làm ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng giờ dạy.
2.2. Việc học của HS đối với môn Công nghệ 10
Qua thực tế giảng dạy cho thấy, chất lượng giờ dạy môn Công nghệ 10 chiếm
tỷ lệ trung bình rất cao. Hoạt động các em chủ yếu là nghe giảng, ghi chép chứ
chưa có ý thức phát biểu xây dựng bài. Một số em còn làm việc riêng trong giờ học,
có khi lớp 40 học sinh nhưng trong suốt giờ học chỉ tập trung 4-5 em phát biểu xây
dựng bài. Các em hầu như không có hứng thú vào việc học tập bộ môn Công nghệ
10.
Từ thực tế trên dẫn đến kết quả học tập bộ môn chưa cao. Số học sinh giỏi ít,
khá và trung bình nhiều, yếu vẫn còn.
2.3. Nguyên nhân thực trạng trên
Học sinh chưa thực sự quan tâm đến môn học này vì cho rằng đây là môn
học phụ, không thi tốt nghiệp cũng như không thi đại học, cốt sao chỉ đủ điểm là
được.
Đa số các em đều có suy nghĩ môn Công nghệ là môn học khô khan, nhiều
kiến thức thực tiễn.
Điều này chứng tỏ môn Công nghệ không được HS quan tâm, chú ý trong
khi học.
Bên cạnh những lí do khách quan trên thì còn một lí do chủ quan nữa là bản
thân giáo viên dạy. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy rằng nếu giáo viên đưa ra những
tình huống có vấn đề, kết hợp với việc sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực
như: thảo luận nhóm, phiếu học tập, sử dụng băng hình… cùng với những câu hỏi
tìm tòi, kích thích tư duy, gây tranh luận thì không khí học tập sôi nổi hẳn, các em
tích cực phát biểu xây dựng bài. Ngược lại, ở một số lớp giáo viên sử dụng phương
pháp thuyết trình, đàm thoại tái hiện, thông báo… lớp học trở nên trầm, ít học sinh
phát biểu xây dựng bài.
3.Giải pháp thực hiện
3.1.Quy trình các bước tiến hành phương pháp đóng vai trong môn Công nghệ

10
Phương pháp đóng vai có thể thực hiện dưới dạng hoạt cảnh tình huống để
giới thiệu bài, có thể sử dụng để hình thành kiến thức mới, có thể sử dụng để rèn
luyện một số kỹ năng cho học sinh và cũng có thể xây dựng thành tiểu phẩm để
củng cố bài học. Nghĩa là ở mỗi phần của bài học chúng ta đều có thể sử dụng
phương pháp đóng vai tuỳ theo nội dung và mục đích của bài dạy. Đặc biệt sử dụng
phương pháp đóng vai trong các tiết thực hành, ngoại khóa rất có hiệu quả.
Để phương pháp đóng vai thực sự có hiệu quả cần tiến hành theo các bước:
Bước 1:

5


- Đối với các tiết thực hành, ngoại khóa giáo viên giới thiệu tình huống vào cuối
tiết học tuần trước để học sinh các tổ, nhóm xây dựng kịch bản và phân công nhiệm
vụ đóng vai.
- Khi sử dụng phương pháp đóng vai trong các phần của tiết học thì giáo viên nên
đưa ra tình huống ngắn gọn để học sinh dễ đóng vai.
Bước 2: Học sinh thể hiện kịch bản, vai diễn.
Bước 3: Học sinh nhận xét rút ra bài học.
Bước 4: Giáo viên nhận xét đánh giá.
3.2. Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp đóng vai
- Tình huống đóng vai phải phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với trình độ lứa
tuổi của học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học, tình huống không được quá khó.
- Nội dung tình huống cần phù hợp với tình hình thực tế của học sinh, phải có tính
khả thi để giúp các em dễ vận dụng vào thực tiễn.
- Tình huống nên để mở, không cho trước kịch bản, lời thoại.
- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Nên khích lệ tất cả học sinh cùng tham gia, kể cả học sinh nhút nhát.
- Trong quá trình học sinh phân công, chuẩn bị vai diễn, giáo viên đi đến từng

nhóm kiểm tra tinh thần làm việc, lắng nghe ý iến của các em, góp ý cho các em để
các em chuẩn bị tốt vai diễn của mình.
- Sau phần diễn của các nhóm nên động viên, khen ngợi, đặc biệt biểu dương
những cá nhân xuất sắc, nhóm diễn tốt.
- Rút ra được kết luận sư phạm: ý đồ đưa ra tình huống để đóng vai, mục đích của
kịch bản, kết quả sư phạm thu được v.v...
3.3. Một số ví dụ cụ thể
Ví dụ 1: Áp dụng phương pháp đóng vai vào dạy học phần V. Công ti – sgk Công
nghệ 10 trang 151.
Tình huống đưa ra: Bác Hải là chủ của một trang trại V.A.C có quy mô lớn,
vì lí do tuổi đã cao nên bác quyết định chuyển hướng kinh doanh. Bác bán toàn bộ
trang trại của mình được số tiền 1 tỉ đồng, bác nghe nói trên thành phố có các loại
hình công ti, bác muốn tham gia vào các loại hình công ti đó nhưng chưa hiểu rõ
muốn tham gia thì cần phải có những điều kiện gì, cách thức hoạt động của các loại
hình công ti đó như thế nào.
Bước1: Giáo viên yêu cầu học sinh đóng vai mình chính là các loại hình công ti.
Bước2: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (9-10 người), tương ứng với mô hình kinh
doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ.
+ Nhóm 1,3: Công ti trách nhiệm hữu hạn.
+ Nhóm 2,4: Công ti cổ phần
Bước 3: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công vai diễn.
Bước 4: Thứ tự các nhóm lên đóng vai
Bước 5: Các học sinh khác theo dõi, phỏng vấn, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Bước 6: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá.
6


Sau đây tôi xin giới thiệu kịch bản của nhóm 4 lớp 10A1.
Xin chào Bác Hải, xin chào quý vị khán giả, em là Công ti cổ phần, là một
trong hai loại hình công ti mà bác Hải và các quý vị khán giả đang muốn tìm hiểu.

Em xin giới thiệu một chút về bản thân.
Để em có thể tồn tại thì số thành viên phải có trong suốt thời gian hoạt động
ít nhất là bảy người, đây, quý vị có thể xem hình ảnh minh họa.

Vốn điều lệ của công ti được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
phần, giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu, mỗi cổ đông có thể mua một
hoặc nhiều cổ phiếu. Nếu bác Hải mua cổ phiếu thì được gọi là cổ đông nhé.
Đây, quý vị có thể xem một số hình ảnh về góp vốn và cổ phiếu của em.

7


Quý vị lưu ý: Cổ phiếu được phát hành có thể ghi tên hoặc không ghi tên,
cổ phiếu của sáng lập viên, của thành viên hội đồng quản trị là những cổ phiếu có
ghi tên.
Sau đây em xin giới thiệu một số hình ảnh về bản thân em đế quý vị có thể
thấy em đa dạng nghành nghề kinh doanh như thế nào.

8


9


Ví dụ 2: Áp dụng phương pháp đóng vai vào dạy học bài 50 “Doanh
nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” – Công nghệ 10.
Đối với bài này tôi có thể sử dụng phương pháp đóng vai theo nhiều cách:
Cách 1: Học sinh đóng vai mình chính nhà kinh doanh
Cách này được tổ chức theo trình tự như sau:
Chủ đề này tôi giới thiệu chủ đề bài học, chia nhóm và giao nhiệm vụ cho

các em nghiên cứu, thảo luận và chuẩn bị vai diễn vào cuối tiết trước. Tiết này các
nhóm trình bày sản phẩm của mình, giáo viên nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận
cuối cùng.
Với chủ đề này tôi thực hiện như sau:
Bước 1: Giới thiệu chủ đề bài học: Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh về
doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

10


Sau đó, giáo viên cho học sinh thảo luận để đưa ra chủ đề bài học: “doanh
nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”.
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đóng vai mình chính là các loại hình kinh
doanh.
Bước 3: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (9-10 người), tương ứng với mô hình
kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ.
+ Nhóm 1,3: Kinh doanh hộ gia đình
+ Nhóm 2,4: Doanh nghiệp nhỏ
Bước 4: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công vai diễn.
Bước 5: Thứ tự các nhóm lên đóng vai
11


Bước 6: Các học sinh khác theo dõi, phỏng vấn, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Bước 7: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá.
Sau đây tôi xin giới thiệu “kịch bản” của nhóm 3 lớp 10A1 lên đóng vai:
Tại hội thi dành cho các loại hình kinh doanh
Dẫn chương trình: Và tiếp theo, xin mời thí sinh mang số báo danh 02, kinh doanh
hộ gia đình.
Kinh doanh hộ gia đình: Xin kính chào quý vị khán giả, tên em là Kinh doanh hộ

gia đình ạ.
Dẫn chương trình: Vâng, mời anh giới thiệu về bản thân.
Kinh doanh hộ gia đình: Vâng, em đến từ khắp các lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất,
thương mại hay dịch dụ đều có em, em có thể giới thiệu cho quý vị xem

Dẫn chương trình: Anh “hoành tráng” quá nhỉ?
Kinh doanh hộ gia đình: Ồ không, tôi đến từ nhiều lĩnh vực nhưng tôi là một loại
hình kinh doanh nhỏ, quy mô kinh doanh nhỏ, công nghệ kinh doanh đơn giản và
lao động thường là thân nhân trong gia đình.
Dẫn chương trình : Vậy anh tổ chức hoạt động kinh doanh như thế nào?
Kinh doanh hộ gia đình: Nguồn vốn chủ yếu là của bản thân gia đình, nguồn vốn
còn lại vay bà con anh em hoặc vay ngân hàng.
Dẫn chương trình : Nguồn lao động thì sao?
Kinh doanh hộ gia đình: Tổ chức sử dụng lao động linh hoạt và chủ yếu là sử dụng
lao động của gia đình.
12


Dẫn chương trình : Ồ, hóa ra anh cũng vất vả quá nhỉ.
Kinh doanh hộ gia đình: Vâng, lúc đầu thì cũng hơi khó khăn nhưng được sự giúp
đỡ của nhà nước về vốn và chính sách kinh doanh thì tôi ngày càng lớn mạnh và
trong tương lai gần tôi sẽ chuyển mình để trở thành Doanh nghiệp nhỏ.
Dẫn chương trình: Chúc mừng anh, chúc anh thành công.
Dưới đây là một số hình ảnh tôi chụp lại trong quá trình các em thực hiện đóng vai

13


Cách 2: Học sinh đóng vai là các chủ doanh nghiệp, nhân viên của một doanh
nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhỏ.

Cách này được tổ chức theo trình tự như sau:
Bước1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, tương ứng với hai mô hinh kinh doanh
hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ.
+ Nhóm 1, 2: Doanh nghiệp tư nhân
+ Nhóm 2,4: Doanh nghiệp nhỏ
Trong mỗi nhóm các em tự phân chia ra người làm chủ, người làm kế toán,
người làm nhân viên. Trong quá trình trình bày , các em phải giới thiệu nhiệm vụ,
vai trò của mình trong doanh nghiệp.
Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký. Giáo viên yêu cầu trong thời gian 10
phút cả nhóm cùng nghiên cứu, soạn thảo xây dựng “kịch bản”. Chọn 1 người làm
dẫn chương trình (MC) dưới hình thức tổ chức cuộc thi “Doanh nhân thành đạt”
với chủ đề giới thiệu và phân biệt hình thức kinh doanh.
Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công đóng vai.
Bước 3: Đóng vai “kịch bản”. MC lần lượt mời đại diện 4 đội chơi trình bày về mô
hình kinh doanh của mình.
Bước 4: Cả 4 đội chơi cùng thảo luận. Các học sinh khác theo dõi, phỏng vấn, nhận
xét, bổ sung (nếu cần).
Bước 5: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá, tổng kết cuộc thi trao giải (động
viên).
Cách 3: Học sinh đóng vai là doanh nghiệp trẻ với hai hình thức kinh doanh là kinh
doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ. Cách này phân công nhóm giống cách 2
nhưng được tổ chức tương tự cách 1.
14


Cách 4: Học sinh đóng vai người đang có ý định kinh doanh .
Cách này được tổ chức theo trình tự như sau:
Bước 1: Giáo viên cử một học sinh đóng vai người dân chuẩn bị tham gia vào lĩnh
vực kinh doanh
+ Nhóm 1: Các thành viên là nhà các doanh nghiệp thành đạt

+ Nhóm 2: Nơi đăng kí kinh doanh
+ Nhóm 3: Nơi cho vay vốn
+ Nhóm 4: Nơi giới thiệu lao động, cho thuê quán….
Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký. Giáo viên yêu cầu trong thời gian 10
phút cả nhóm cùng nghiên cứu, soạn thảo xây dựng “kịch bản”. Sau đó mời đại
diện 3 nhóm lên 3 vị trí đã sắp xếp trước, lần lượt người đóng vai đi đăng kí kinh
doanh sẽ nghe 4 nhóm giới thiệu về đặc điểm, lao động, vốn…khi tham gia vào
hoạt động kinh doanh (mỗi cơ sở trình bày 3 phút).
Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công đóng vai.
Bước 3: Đóng vai “kịch bản”. Người dân đi đăng kí sẽ ghé vào và được tư vấn từ 4
nhóm.
Bước 4: Các học sinh khác theo dõi, phỏng vấn, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Bước 5: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá
Sau đây tôi xin giới thiệu một “kịch bản” được soạn thảo làm ví dụ:
Gia đình chị Hà sống gần trường THPT 4 Thọ Xuân. Mẹ chị thấy học sinh có nhu
cầu mua sách, vở, dụng cụ học tập và photo tài liệu để học nên bà có ý định xin cơ
quan chức năng mở quầy hàng nhỏ tại nhà để kinh doanh các lĩnh vực trên. Tuy
nhiên, chị Hà thấy mình chưa hiểu biết nhiều về các đầu sách, nên chị có ý định
kinh doanh lĩnh vực khác. Hai mẹ con không đồng nhất ý kiến nên chị quyết định
đi tìm nơi tư vấn:
- Chị Hà đến cách hiệu sách, tìm hiểu để xem kinh doanh loại sách nào là hiệu quả,
kinh doanh như thế nào để cạnh tranh với các cửa hàng khác. Ở đây nhân viên tư
vấn sẽ tư vấn về: Các lĩnh vực kinh doanh ….. ( 3 phút)
- Chị vào UBND Xã nơi chị ở để đăng kí kinh doanh, được cán bộ phường giới
thiệu: Chị nên kinh doanh theo mô hình kinh doanh hộ gia đình vì hiện tại mô hình
kinh doanh của gia đình rất đơn giản.( Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình).
- Vì hai mẹ con chị tích lũy đựợc 30 triệu, thấy số vốn còn ít ỏi nên chị đi vào Ngân
hàng chính sách để vay thêm vốn, được nhân viên ngân hàng giới thiệu...... (Tổ
chức vốn kinh doanh).
- Chị Hà thấy sức khỏe của mẹ không được tốt, nên chị quyết định đến trung

tâm giới thiệu việc làm để tìm người thuê lao động …..(Tổ chức sử dụng lao động )
Sau khi chị Hà nghe lời tư vấn từ 4 nhóm trên, chị thấy băn khoăn không biết
nên kinh doanh theo mô hình nào, thuê lao động hay không, kinh doanh sách gì là
hiệu quả, chưa biết lựa chọn cách tổ chức kinh doanh nào cho phù hợp. Giáo viên
sử dụng tình huống mở này để củng cố bài học.
Em hãy cho chị Hà một lời khuyên?
15


HS tham gia trao đổi thảo luận đưa ra lời khuyên dựa vào nội dụng bài học
và sự hiểu biết của học sinh.
Giáo viên tổng kết, bổ sung, đánh giá.
Ví dụ 3: Áp dụng phương pháp đóng vai trong dạy học phần “Triển khai
việc thành lập doanh nghiệp” bài 54.
Cách tiến hành được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm.
Nhóm 1: Phương án kinh doanh của doanh nghiệp
Nhóm 2: Thị trường của doanh nghiệp
Nhóm 3: Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp
Bước 2: Thiết kế, xây dựng kịch bản và phân công đóng vai
Với mỗi một nhóm cần cử một nhóm trưởng, một thư kí để ghi lại nội dung
kịch bản, và chuẩn bị trước một giấy Ao, một bút dạ(theo sự chỉ dẫn của GV). GV
yêu cầu trong thời gian 10 phút các nhóm phải thiết kế và xây dựng kịch bản theo
nội dung đã được phân công. Sau 10 phút chuẩn bị và làm xong, các nhóm cử đại
diện lên đóng vai trong khoảng thời gian là 5 phút để giới thiệu về “bản thân” cho
các nhà kinh doanh trước khi họ tiến hành thành lập doanh nghiệp
Bước 3: Các nhóm theo thứ tự( từ nhóm 1 đến nhóm 3) lên đóng vai.
Bước 4: Các học sinh khác theo dõi nội dung, phát biểu ý kiến nhận xét.
Bước 5: GV nhận xét, kết luận, hoàn chỉnh nội dung và đánh giá.
Sau đây, tôi xin giới thiệu nội dung kịch bản của học sinh Hà Thị Mai lớp

10A1 đại diện nhóm 3 lên đóng vai:
Xin chào các nhà kinh doanh, với việc kinh doanh trên thị trường hiện nay
luôn có những rủi ro rình rập. Do vậy việc các anh xây dựng cho doanh nghiệp
mình phương án kinh doanh tốt sẽ thúc đẩy cho quá trình thành lập doanh nghiệp
thuận lợi và hoạt động của nó sẽ nằm trong sự tính toán cẩn thận của các anh.
Tuy nhiên, trong sự đi lên và phát triển của mỗi doanh nghiệp tôi sẽ quyết
định đến sự tồn tại hay diệt vong của một doanh nghiệp, xin tự giới thiệu tôi là
nghiên cứu thị trường.
Tôi luôn mang lại sự tin cậy cho mỗi doanh nghiệp, bởi hơn ai hết tôi sẽ
cung cấp cho doanh nghiệp biết được nhu cầu của khách hàng đối với các sản
phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh .
Vậy làm thế nào để biết được nhu cầu của khách hàng, tôi đã thực hiện một
bản test, và thấy rằng có 3 yếu tố cơ bản quyết định đến nhu cầu của khách hàng:
- Thu nhập bằng tiền của dân cư
- Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa
- Giá cả hàng hóa trên thị trường
Bất kì một lĩnh vực kinh doanh nào, việc tranh giành khách hàng lẫn nhau là
điều không thể tránh khỏi, một nhà kinh doanh giỏi phải biết thu hút các đối tượng
khách hàng của doanh nghiệp mình và tôi sẽ là một công cụ đắc lực không thể thiếu
trên bước đường đi đó của các anh, bởi tôi luôn biết cách tìm kiếm các cơ hội kinh
16


doanh trên thị trường hay nói cách khác tôi sẽ tìm ra phần thị trường cho mỗi một
doanh nghiệp.
Vì vậy các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp hãy quyết định một cách sáng
suốt và quan tâm đúng mức tới tôi để có một sự đảm bảo nhất định trên con đường
đi tới thành công của doanh nghiệp mình. Chúc cho các anh sẽ có những hợp đồng
có giá trị và luôn luôn phát triển.
Ghi chú: các từ in nghiêng là nội dung học sinh trình bày trên giấy Ao

Ví dụ 4: Áp dụng phương pháp đóng vai trong dạy học mục 2. Các tiêu chí đánh
giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. bài 55 công nghệ 10.
Cách tiến hành được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
Nhóm 1: Doanh thu và thị phần
Nhóm 2: Lợi nhuận
Nhóm 3: Mức giảm chi phí
Nhóm 4: Tỉ lệ sinh lời
Bước 2: Thiết kế, xây dựng kịch bản và phân công đóng vai
Với mỗi một nhóm cần cử một nhóm trưởng, một thư kí để ghi lại nội dung
kịch bản, và chuẩn bị trước một giấy Ao, một bút dạ(theo sự chỉ dẫn của GV). GV
yêu cầu trong thời gian 10 phút các nhóm phải thiết kế và xây dựng kịch bản theo
nội dung đã được phân công. Sau 10 phút chuẩn bị và làm xong, các nhóm cử đại
diện lên đóng vai trong khoảng thời gian là 5 phút để giới thiệu về “bản thân” cho
các nhà kinh doanh trước khi họ tiến hành đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp
Bước 3: Các nhóm theo thứ tự( từ nhóm 1 đến nhóm 4) lên đóng vai.
Bước 4: Các học sinh khác theo dõi nội dung, phát biểu ý kiến nhận xét.
Bước 5: GV nhận xét, kết luận, hoàn chỉnh nội dung và đánh giá.
Sau đây, tôi xin giới thiệu nội dung kịch bản của học sinh Hoàng Thị Yến
Nhi lớp 10A1 đại diện nhóm 2 lên đóng vai:
Xin chào các nhà kinh doanh, với việc kinh doanh trên thị trường hiện nay
luôn có những rủi ro rình rập. Do vậy việc quản lí doanh nghiệp một cách chặt chẽ
và có hiệu quả sẽ thúc đẩy quá trình phát triển của doanh nghiệp. Công cụ để quản
lí doanh nghiệp hiệu quả đó là các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp, và tôi là một trong những tiêu chí quan trọng đó. Các anh đã đoán được tôi
là ai rồi đúng không ạ. Vâng, tôi chính là lợi nhuận, tôi thể hiện mối quan hệ giữa
doanh thu và chi phí của doang nghiệp bỏ ra để có được doanh thu đó.
Doanh nghiệp nào mà làm cho tôi béo tốt đẫy đà thì chứng tỏ doanh nghiệp
đó kinh doanh phát triển.

Doanh nghiệp nào mà làm cho tôi gầy gò ốm yếu thì doanh nghiệp đó đang
gặp vấn đề về kinh doanh, cần phải xem lại các phương án kinh doanh của doanh
nghiệp để cho tôi béo tốt, vì khi tôi béo tốt chứng tỏ doanh nghiệp đó thành công.
17


Vì điều kiện thời gian còn hạn chế nên tôi chỉ xin giới thiệu những “kịch bản”
trên.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Tôi đã chọn bài 50 “Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp” và chọn lớp 10A1 là lớp thực nghiệm dạy học theo phương pháp mới, còn
lớp 10A5 là lớp đối chứng dạy theo phương pháp truyền thống. Kết quả thực
nghiệm như sau:
Lớp

n

TN
ĐC

40
40

xi

1

TN
(%)
ĐC

(%)

0.0
0
0.0
0

2

Điểm số Xi
1
2
3
4
5
6
0
0
0
0
3
5
0
0
0
6
5
10
Bảng tần số các bài kiểm tra
3


0.00 0.00
0.00 0.00

4

5

6

7

12.5 12.5
0
0
15.0 12.5 25.0 22.5
0
0
0
0
Bảng phân phối tần suất
0.00

7.50

7
5
9

8

11
6

8

9

10

22.50

17.50

7.50

2.50

27.5
0
15.0
0

9
9
3

10
7
1


18


Đồ thị phân phối tần suất kết quả bài 50
Từ đồ thị và bảng số liệu phân tích điểm số qua các bài kiểm tra cho thấy:
Lớp TN:
- Điểm giỏi có tỷ lệ 40,00%.
- Tỷ lệ HS khá chiếm 40,00%.
- HS trung bình 20,00%, không có yếu kém.
Lớp ĐC:
- Tỷ lệ HS đạt điểm giỏi là 10,00%.
- Tỷ lệ HS đạt điểm khá 37,50%.
- Tỷ lệ HS đạt điểm trung bình 37,50%
- Tỷ lệ HS đạt điểm yếu 15,00%.
Thông qua tỷ lệ trên chứng tỏ rằng kết quả học tập của HS lớp TN tốt hơn
lớp ĐC. Cụ thể, điểm trung bình của lớp TN thấp hơn lớp ĐC, điểm khá và điểm
giỏi tăng. Lớp đối chứng không có điểm yếu.
Kết luận chung về thực nghiệm
Qua thực nghiệm dạy học bằng phương pháp đóng vai, tôi nhận thấy:
- Hứng thú học tập của học sinh cao hơn, hoạt động thảo luận sôi nổi hơn và hiệu
quả hơn, HS tập trung để quan sát và phân tích, phát biểu xây dựng bài tốt hơn.
- Hoạt động của giáo viên nhẹ nhàng, thuận lợi hơn để có thể tập trung vào việc
đưa HS vào trung tâm của hoạt động dạy học. Các em có thể vận dụng những kiến
thức đã học và kỹ năng trong thực tế để vận dụng vào vai diễn, làm cho lớp học sôi
nổi, các em dễ nhớ, dễ lĩnh hội được kiến thức.
- Kiến thức được cung cấp thêm, bổ sung và làm rõ SGK, đồng thời gắn với thực
tiễn nhiều hơn.
19



- Nhưng trên hết, điều mà tôi cho rằng thành công nhất đó là sự hứng thú học tập
bộ môn của các em học sinh, các em rất hào hứng khi tôi bước vào lớp học, các em
mong chờ được thể hiện khả năng của mình, được khám phá kiến thức và tự do
sáng tạo. Tiết học không còn tẻ nhạt, không còn là “gánh nặng” của các em. Điều
này không phải mình tôi thấy đó là “hạnh phúc”, mà tất cả các thầy cô giáo dạy
môn Công nghệ cũng sẽ cảm thấy rất hạnh phúc khi học sinh trông chờ đến tiết dạy
của mình. Đó là niềm vui lớn hơn tất cả các niềm vui trong công tác giảng dạy.
- Do giới hạn về thời gian cũng như các điều kiện khác nên tôi chưa thực hiện thực
nghiệm được trên quy mô lớn hơn. Chính vì thế mà kết quả thực nghiệm chắc chắn
chưa phải là tốt nhất.

PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu tôi rút ra những kết luận chính sau:
20


- Bước đầu hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng
phương pháp đóng vai trong dạy học phần 2- Công nghệ 10”. Nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
- Hệ thống, phân tích được khái niệm, vai trò, ưu nhược điểm và một số lưu ý
khi sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học phần 2 - Công nghệ 10”.
- Xây dựng được quy trình thiết kế và sử dụng phương pháp đóng vai trong
dạy học bài 49, bài 50, bài 54, bài 55 phần 2- Công nghệ 10.
- Tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp 10A1, 10A5. Những kết quả bước đầu đã
đánh giá được hiệu quả của phương pháp đóng vai trong dạy học vừa nêu trên. Từ
đó kết luận được phương pháp đóng vai đã mang lại hiệu quả cao trong dạy học
môn Công nghệ 10.
- Trong dạy học hiện nay việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học
Công nghệ 10 theo hướng nghiên cứu của đề tài này có thể áp dụng rộng rãi.

2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu đề tài này, tôi rút ra một số kiến nghị sau:
- Cần nghiên cứu sử dụng phương pháp đóng vai cụ thể phù hợp đối với từng
đối tượng học sinh (trình độ trung bình hay khá, giỏi).
- Do trình độ HS nơi nghiên cứu đề tài thấp nên hiệu quả còn hạn chế vì vậy
cần nghiên cứu thêm ở những nơi có trình độ HS khá, giỏi để so sánh hiệu quả..
Do khả năng và thời gian có hạn nên kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở
những kết luận ban đầu và nhiều vấn đề chưa đi sâu. Vì vậy không thể tránh khỏi
những thiếu sót, do đó tôi kính mong nhận được sự góp ý của quý vị để đề tài dần
hoàn thiện hơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 7 năm 2020
CAM KẾT KHÔNG COPY.

Nguyễn Thị Huyền

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đào Quý Châu (nhóm dịch sách nước ngoài) (2005), Làm chủ
21


phương pháp dạy học, NXB Đại học QG TPHCM.
2. Dự án Việt – Bỉ(2010), Dạy và học tích cực, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
3. />
DANH MỤC

22



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Huyền
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT 4 Thọ Xuân.
Kết quả
Cấp đánh giá
đánh giá
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại
xếp loại
1.

Sở GD và ĐT
Tỉnh Thanh Hóa

C

2005- 2006

Sở GD và ĐT
Tỉnh Thanh Hóa

C

2007- 2008


Sở GD và ĐT
Tỉnh Thanh Hóa

B

2008-2009

Sở GD và ĐT
Tỉnh Thanh Hóa

C

2011- 2012

5

Ứng dụng công nghệ thông Sở GD và ĐT
tin để bổ sung hình ảnh trong Tỉnh Thanh Hóa
dạy học chương 1 Công nghệ
10

C

2012- 2013

6

Sử dụng kỹ thuật các mảnh Sở GD và ĐT
ghép trong dạy học chương 1 Tỉnh Thanh Hóa
Công nghệ 10


C

2013- 2014

7

Ứng dụng công nghệ thông Sở GD và ĐT
tin để bổ sung hình ảnh trong Tỉnh Thanh Hóa
dạy học chương 2 Công nghệ
10

C

2014- 2015

8

Dạy học tích hợp liên môn áp Sở GD và ĐT
dụng vào một số bài trong Tỉnh Thanh Hóa
chuong 1 công nghệ 10

B

2015- 2016

2.
3.
4.


Sử dụng phiếu học tập trong
giảng dạy chương 1 môn kỹ
thuật chăn nuôi lớp 12.
Sử dụng phiếu học tập trong
giảng dạy phần Nông- lâm
nghiệp Công nghệ 10
Vai trò của giáo viên chủ
nhiệm trong việc giáo dục
đạo đức học sinh.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường trong các tiết dạy phần
nông, lâm, ngư nghiệp công
nghệ 10

Năm học
đánh giá
xếp loại

23


9

Phát huy tính chủ động, sáng Sở GD và ĐT
tạo của học sinh thông qua Tỉnh Thanh Hóa
việc bổ sung phim, ảnh kết
hợp với các phương pháp dạy
học tích cực trong chương
Bảo quản, chế biến nông lâm
thủy sản Công nghệ 10


C

2016- 2017

10

Sử dụng phương pháp đóng Sở GD và ĐT
vai trong dạy- học chương 1 Tỉnh Thanh Hóa
Công nghệ 10 góp phần khơi
dậy niềm hứng thú học tập
cho các em học sinh

B

2017- 2018

11

Sử dụng phương pháp dạy Sở GD và ĐT
học theo dự án ở một số bài Tỉnh Thanh Hóa
trong chương 4 – Công nghệ
10 góp phần phát huy tính
chủ động, sáng tạo của học
sinh

C

2018-2019


24



×