SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4
***************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÓ HIỆU QUẢ, NỘI DUNG
CHẠY TIẾP SỨC 4x100m, CHO HỌC SINH LỚP 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”
Người thực hiện : Lê Trung Thành
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc môn : Thể dục
THANH HOÁ NĂM 2020
DANH MỤC VIẾT TẮT
TT
Chữ viết tắt
Ý nghĩa đầy đủ
1
TDTT
Thể dục thể thao
2
GDTC
Giáo dục thể chất
3
THPT
Trung học phổ thông
4
VĐV
Vận động viên
5
HSG
Học sinh giỏi
6
KK
Khuyến khích
7
SGDĐT
Sở Giáo Dục Đào tạo
8
SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm
9
QĐND
Quân đội nhân dân
10
TNCS
Thanh niên cộng sản
11
NXBGD
Nhà xuất bản giáo dục
12
NXB TDTT
Nhà xuất bản thể dục thể thao
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU…….……………….…………………………….…..……….…1
1.1. Lý do chọn đề tài……………….………………………..…………….…1
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………….….1
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………….……1
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………...…………………2
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết……………………2
1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu tập thông tin………...……2
1.4.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu……………………………...……2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm…………………………....2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM………………………………3
2.1. Cơ sở lý luận sáng kiến kinh nghiệm…………………………………….3
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.3
2.2.1. Thực trạng………………………………………………………………3
2.2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên………………………….……….4
2.3. Các phương pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề………………………4
2.3.1. Tìm Hiểu nội dung chạy tiếp sức………………………………………4
2.3.2. Xác định yếu tố quyết định và phương pháp huấn luyện có hiệu quả…9
2.3.3. Phương pháp khắc phục những sai lầm, trong khu vực 20m quy định trao
nhận tín gậy……………………………………………………………………9
* Nguyên nhân 1 + Xác định tốc độ người trao không chính xác……………10
* Nguyên nhân 2 + Người nhận xuất phát sớm.……………………………..10
* Nguyên nhân 3 + Người nhận xuất phát muộn…………………………….12
* Nguyên nhân 4 + Người trao vừa phát ‘’tín hiệu’’ vừa trao……………….12
* Nguyên nhân 5 + Người nhận, đưa tay nhận tín gậy không đúng hướng, hoặc
kẽ tay nhỏ, làm người đưa, không đưa tín gậy vào tay được………………...13
2.3.4. Tập hoàn chỉnh cự li 4x100m…………………………………………15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm……………………………………15
- Đối với bản thân……………………………………………………………16
- Đối với học sinh……………………………………………………………16
- Đối với đồng nghiệp…………………………………………………….….16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận…………………………………………………………… ..…..17
3.2. Kiến nghị……………………………………………………… ………..17
3.2.1 Đối với nhà trường…………………………………………………….17
3.2.2 Đối với Sở GD và ĐT Thanh hóa……………………… …….……… 17
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Lúc sinh thời Bác Hồ đã nói "Dân giàu thì nước mạnh, mỗi người dân yếu ớt tức
là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khỏe góp phần làm
cho cả nước mạnh khỏe"
Từ xa xưa, con người đã coi tập luyện thể dục thể thao (TDTT) là biện pháp tích
cực, hiệu quả đối với việc tăng cường sức khỏe và giúp con người ý thức hơn về cái
đẹp, cái đáng quý của bản thân mình. Đó là vẻ đẹp của sức mạnh, vẻ đẹp của một
tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng, tạo niềm tin cho chúng ta bước
vào một cuộc sống hiện hữu và tương lai phía trước.
Pháp lệnh Thể dục thể thao (TDTT) được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua
tháng 9/2000 quy định “Giáo dục thể chất trong trường học là chế độ giáo dục bắt
buộc nhằm tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học”. Điều đó đã
khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của công tác Giáo dục thể chất (GDTC) trong
trường học.
Ngoài việc học tập và rèn luyện môn GDTC trong nhà trường. Thì việc giảng dạy
nhân cách, tinh thần đồng đội, tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, cũng là một
trong các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, mà mỗi cá nhân, đơn vị phải thực
hiện.
Vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, đó là một thách thức đối với nhiều trường
THPT hiện nay, nhất là với môn Điền kinh. Trước tình trạng học sinh không hứng
thú với môn học. Nên việc giảng dạy bộ môn thêm nhàm chán, khó phát hiện nhân
tài, tham gia dự kì thi các cấp, nhất là học sinh giỏi cấp Tỉnh.
Là một giáo viên, tôi luôn trăn trở, tìm mọi cách khắc phục mọi khó khăn để
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong bài viết này, tôi không có tham
vọng đi sâu tìm hiểu tất cả các phương pháp giảng dạy và huấn luyện đội
tuyển chạy tiếp sức mà chỉ mạnh dạn đưa ra một vài phương pháp huấn luyện
chủ yếu trong khu vực 20m quy định phối hợp trao nhận tín gậy của nội dung
chạy tiếp sức 4x100m ở trường THPT Hậu Lộc 4.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đem lại hứng thú cho người học, giúp người học hiểu sâu hơn về nội dung, thể
thao thi đấu đồng đội. Qua đó cũng hình thành nhân cách người học, có tinh thần
đồng đội, tính kỷ luật, thông qua nội dung thể thao đồng đội này.
Tìm ra mấu chốt của vấn đề, sai lầm thường mắc. Từ đó đưa ra hướng khắc
phục, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học.
Thông qua các bài tập có chất lượng như vậy, tôi sẽ dễ dàng tìm được những
học sinh có thành tích cao, để huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi cho nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Là học sinh lớp 12 trường THPT hậu lộc 4.
- Nội dung chạy tiếp sức.
1
- Nghiên cứu mấu chốt của nội dung đồng đội, những sai lầm thường mắc, trong
chạy tiếp sức 4x100m.
- Cách khắc phục một số sai lầm.
- Tìm ra tiếng nói chung cho đồng nghiệp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
Để xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài, tôi đã sử dụng kết hợp những biện pháp
sau:
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung chạy tiếp sức.
- Nghiên cứu các tài liệu và tóm tắt các vấn đề cơ bản liên quan đến chương trình.
- Nghiên cứu các giải đấu về nội dung chạy tiếp sức của Việt Nam, của khu vực và
của thế giới trong những năm gần đây.
- Hệ thống hóa kiến thức, phân ra các nguyên nhân, những sai lầm thường mắc, đưa
ra cách khắc phục, bằng các bài tập cụ thể.
- Chỉ rõ các vấn đề khó, học sinh thường lúng túng hoặc nhầm lẫn khi tập luyện.
1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
Để nắm được thực trạng vấn đề nghiên cứu, tôi đã sử dụng những biện pháp sau:
- Trao đổi trực tiếp với học sinh và giáo viên về chủ đề nghiên cứu để biết được
những vướng mắc mà học sinh hoặc giáo viên gặp phải.
- Sử dụng phiếu điều tra đối với học sinh về chủ đề nghiên cứu để nắm được mức
độ hứng thú với chủ đề.
Việc lập phiếu điều tra dựa trên những thắc mắc cần làm rõ: Khi học về nội
dung chạy tiếp sức, học sinh gặp khó khăn gì? Các em vận dụng được ở mức độ
nào vào thực tiễn? Các em có đề xuất gì về cách dạy và cách học về vấn đề này để
đạt hiệu quả học tập cao nhất?
- Quan sát thái độ của học sinh đối với chủ đề nghiên cứu.
- Kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm để đánh giá khách quan chính xác khả năng
vận dụng của học sinh ở mức độ nào.
1.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
- Phương pháp tính tỷ lệ %.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Trên cơ sở đề tài: "Phương pháp huấn luyện có hiệu quả đội tuyển chạy tiếp sức
4x100m (nam) trường THPT Hậu Lộc 4" đã được xếp loại C cấp tỉnh năm học
2013 – 2014, qua góp ý của đồng nghiệp và học sinh, tôi đã bổ sung hoàn chỉnh
thành đề tài: “Phương pháp giảng dạy có hiệu quả, nội dung chạy tiếp sức
4x100m, cho sinh học lớp 12 – Trung học phổ thông” với những điểm mới sau:
- Chỉ rõ cơ sở lý luận của đề tài.
- Chỉ rõ các vấn đề khó, học sinh thường lúng túng hoặc nhầm lẫn khi tập luyện
- Bổ sung những phương pháp tập luyện, nhanh nhất, dễ hiểu nhất.
- Bổ sung các bài tập mà tôi đã huấn luyện, thi học sinh giỏi cấp tỉnh trong những
năm gần đây và tôi chọn mức độ phù hợp với học sinh đại trà.
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Chạy tiếp sức 4x100m là một nội dung khó, phức tạp. Thời gian học quá ngắn.
Như vậy để học sinh thực hiện đúng kỹ thuật trong tiết học là quá khó, kiến thức
thực tiễn thì mơ màng. Chính điều đó đã làm giảm tinh thần hưng phấn học tập của
học sinh.
Chạy tiếp sức đòi hỏi phải phối hợp nhịp nhàng giữa người trao và người nhận.
Phải tập luyện nhiều lần để căn được tốc độ của người trao, đến vị trí nào khoảng
cách bao nhiêu mét thì người nhận xuất phát, để trao nhận tín gậy trong khu vực
20m thuận tiện và đạt được tốc độ cao nhất.
Cái khó của nội dung này là nội dung đồng đội, do đó các em không có cơ hội
cũng như điều kiện để tập luyện thêm ở nhà. Mặt khác khi học trên lớp các em chạy
lần đầu nếu phối hợp sai, thì lần tiếp theo các em không đạt được tốc độ cao nhất
của bản thân, dẫn đến căn tốc độc, vị trí phối hợp sẽ không chính xác.
Nội dung này đòi hỏi học sinh phải có tố chất chạy cự ly ngắn và kỹ thuật chạy
tiếp sức. Đó là những yếu tố tạo nên thành tích tốt nhất cho một đội chạy.
Qua nhiều năm giảng dạy tôi đã có rất nhiều kinh nghiệm và sáng kiến hay, trong
đó có nội dung chạy tiếp sức 4x100m. Hiện giờ tôi đang áp dụng giảng dạy cho
toàn bộ học sinh lớp 11 và 12 cũng như huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .
2.2.1. Thực trạng.
Khi giảng dạy và huấn luyện theo tài liệu, học sinh chỉ biết lắng nghe chứ không
có minh chứng cụ thể.
Quỹ đất nhà trường có diện còn nhỏ hẹp, sân tập không đủ cự li chạy tiếp sức
4x100m, đường chạy lại không bằng phẳng nên không phát huy hết khả năng cũng
như tốc độ khi phối hợp trao nhận các em. Do vậy, khó chuẩn đoán được tốc độ
chính xác của người trao.
Mặt khác, do học sinh chưa có hứng thú học nội dung đồng đội này, nên có
nhiều khó khăn trong giảng dạy.
Đặc biệt hơn, học sinh thường mắc lỗi khi phối hợp trao, nhận tín gậy do các
em căn khoảng cách xuất phát ở người thứ 2,3,4 không hợp lý. Người trao vừa phát
tín hiệu vừa trao gậy làm người nhận đưa tay lấy không chính xác dẫn đến chậm, có
thể dễ làm rơi tín gậy. Ngược lại, người nhận đưa tay ra không đúng hướng, không
đúng hình tay làm người trao khó đưa tín gậy vào đúng vị trí.
Có trường hợp, người nhận xuất phát sớm làm người trao không đuổi kịp.
Nhưng cũng có trường hợp người nhận xuất phát chậm làm 2 người gặp nhau quá
sớm, tốc độ lệch nhau dẫn đến trao nhận tín gậy là rất khó.
Thực tế cho thấy, mấu chốt đối với nội dung thi đồng đội, như chạy tiếp sức
4x100m. Là phối hợp trao nhận tín gậy trong khoảng 20m quy định.
3
2.2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.
Khi giảng dạy và huấn luyện theo tài liệu, học sinh chỉ biết lắng nghe chứ không
có minh chứng cụ thể, cộng với nội dung đồng đội phối hợp hay bị hỏng. Do đó
học sinh không có hứng thú trong học tập.
Đường chạy không đủ kích thước. Chính thay đổi nhỏ này cũng làm ảnh hưởng
đến công tác giảng dạy nên kết quả học tập và thi học sinh giỏi cấp tỉnh nội dung
chạy tiếp sức 4x100m rất thấp.
- Kết quả nhận thức: 80% học sinh không hứng thú với nội dung này.
- Kết quả học tập: 75% học sinh không đạt yêu cầu.
- Kết quả cấp Tỉnh: thành tích một số năm trước.
Kết quả HSG cấp Tỉnh
Ghi chú
Năm học
Thành tích
Giải
Không đạt
2004 -2005
55''56
Không đạt
2005 -2006
52''81
Qua nhiều năm công tác và cầm đội tuyển, tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm cho
bản thân. Nhân đây, tôi cũng mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu nội dung đồng đội với
đề tài : “Phương pháp giảng dạy có hiệu quả, nội dung chạy tiếp sức 4x100m,
cho sinh học lớp 12 – Trung học phổ thông”
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Tìm hiểu nội dung chạy tiếp sức.
Biện pháp này giúp học sinh tìm hiểu kĩ về nội dung chạy tiếp sức 4x 100, từ đó
để có trách nhiệm và nỗ lực phấn đấu trong quá trình tập luyện.
- Xây dựng khái niệm, kỹ thuật, chiến thuật và tìm hiểu đặc điểm nội dung chạy
tiếp sức cho người học:
Trước tiên ta hiểu chạy tiếp sức 4x100m trong môn Điền kinh là sự phối hợp giữa
các vận động viên (VĐV) trong cùng một đội, mỗi VĐV phải chạy một đoạn của
cự li theo quy định, để mang tín gậy từ vạch xuất phát về đích. Thành tích của đội
là thời gian từ khi có hiệu lệnh xuất phát cho VĐV chạy đoạn đầu đến khi VĐV
chạy đoạn cuối về đích.
- Tư liệu tham khảo, kỷ lục của Việt nam và Thế giới:
Giới
Việt Nam
Thế giới
tính
Kỉ lục 100m
Kỉ lục 4x100m
Kỉ lục 100m
Kỉ lục 4x100m
Nam
Nữ
10s 20
40s 30
9s58
11s40
43s88
10s49
36s 84
40s82
4
Kỷ lục Olympic Bắc kinh là 37 giây 10 thuộc về đội tuyển Jamaica năm 2008
đến Olympic Rio năm 2016 37’’ 27vẫn là Jamaica.
Cự li 100m cũng thuộc về Usain Bolt của Jamaica với 9s 68 Olympic Bắc kinh
năm 2008. Gần đây nhất thành tích chạy tiếp sức 4x100m Hội khỏe phù đổng toàn
quốc năm 2014 tại cần thơ đội tuyển chạy tiếp sức Tỉnh Hòa bình đạt giải nhất với
thành tích 42 giây 59.
Mới đây nhất tại Sea games 30 Đội tuyển nữ Việt nam đã phá kỷ lục do Thái lan
nắm giữ với thành tích 43s88.
- Phân tích kĩ thuật và làm mẫu.
- Xem tranh ảnh một số kĩ thuật.
- Xem hình ảnh đường chạy
(Hình 1) Kĩ thuật xuất phát người thứ nhất
(HÌnh2) Kĩ thuật xuất phát người thứ 2,3,4
5
(Hình3) Kĩ thuật chạy lao sau xuất phát
6
(Hình 4) Kĩ thuật chạy giữa quãng.
(Hình 5) Kĩ Thuật về đích
7
(Hình 6) Động tác trao nhận tín gậy tại chỗ của thầy và trò THPT Hậu Lộc 4
(Hình 7) Động tác trao nhận tín gậy khi thi đấu
8
(Hình 8)
Hình ảnh đường chạy (đoạn thẳng và đoạn vào đường vòng)
- Cho địa chỉ trên youtube để học sinh, xem clip các cuộc thi Hội khỏe phù đổng
toàn quốc, giải Sea games, giải Điền kinh thế giới và Olympic trên ti vi, internet.
2.3.2 Xác định yếu tố quyết định và phương pháp huấn luyện có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, thành tích của các đội là tương đương nên yếu tố quyết
định là khả năng phối hợp trao nhận tín gậy trong khu vực 20m quy định. Do đó, để
thành công bản thân tôi phải tính toán kĩ lưỡng những sai lầm để đưa ra phương
pháp khắc phục tối ưu nhất.
Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao như mong đợi. Tôi tập trung giải quyết những
sai lầm thường mắc trong khu vực 20m quy định trao nhận tín gậy và hướng dẫn
học sinh nắm được kĩ thuật chạy đường vòng. Còn đối với các bài tập phát triển sức
nhanh thì tôi huấn luyện cơ bản là giống như nội dung chạy ngắn.
(với hình ảnh cụ thể thực tế của các cuộc thi học sinh sẽ tin tưởng vào những gì
giáo viên dạy mà không phải là lý thuyết suông )
2.3.3. Phương pháp khắc phục những sai lầm trong khu vực 20m quy định
trao nhận tín gậy.
Phương pháp này nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong khu vực
20m. (sai lầm này được giải quyết thì tốc độ toàn đội sẽ không bị gián đoạn. Như
vậy thành tích đạt được là rất cao).
9
Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến các sai lầm thường mắc, khi phối
hợp trao và nhận tín gậy trong khoảng 20m quy định và phương pháp khắc phục sai
lầm.
* Nguyên nhân 1.
+ Xác định tốc độ người trao không chính xác.
Nguyên nhân này do đường chạy ở nhà không đúng cự li và đường vòng cũng
không hợp lí nên khi chạy trên đường chạy của sân vận động Tỉnh tốc độ nhanh
hơn, dẫn đến lỗi tốc độ khi phối hợp.
+ Phương pháp khắc phục.
Tôi phải nghiên cứu và đo các khoảng, đường thẳng và đường vòng của sân vận
động Tỉnh, vị trí các khu vực trao nhận tín gậy. Sau đó tôi về liên hệ với Ủy ban xã,
mượn sân vận động của xã để tập luyện cho đúng với khoảng cách và cự li các
đoạn chạy.
- Phương pháp này sẽ xác định chính xác cự li của từng đoạn đường thẳng và
đường vòng để có phương án điều chỉnh cự li phối hợp xuất phát của người số
2,3,4 hợp lí và nắm được chính xác tốc độ của người trao. Ngược lại chúng ta chủ
quan ở khâu này tôi chắc chắn việc đánh dấu vạch báo hiệu so với khi tập luyện ở
nhà là không chính xác.
* Nguyên nhân 2.
+ Người nhận xuất phát sớm.
Xuất phát sớm thường do tâm lí đối phương chạy trước nên chạy theo.
+ Phương pháp khắc phục.
Khi tập cho 2 cặp chạy, một cặp dự bị cho chạy trước tạo tình huống đối phương
đang dẫn trước. Đối với VĐV nhất định phải chờ đúng khoảng cách đã đánh dấu
mới được xuất phát. (bài tập này tập nhiều lần thành thói quen).
Khi tập tôi chọn thời điểm VĐV đủ sức khỏe và tập các bài tập bổ trợ đầy đủ. Bài
tập này chỉ tập 2 lần đúng cự li, tránh tình trạng thấy học sinh phối hợp chưa được
bắt tập đi tập lại nhiều lần, khi đó thể lực bị giảm sút dẫn đến tốc độ thay đổi, sai
lầm xảy ra càng nhiều.
+ Để trao nhận gậy khoảng 2-3m cuối ở khu vực 20m với tốc độ cao, thông thường
học sinh trường tôi căn khoảng 5 - 7m (nữ khoảng 5m và nam 7m) thì người số
2,3,4 xuất phát. Có thể 9-11m đối với các em có thành tích cao.
- Phương pháp này phải xác định chính xác tốc độ của từng VĐV để đặt đúng vị trí
báo hiệu và phải tạo tâm lí thi đấu, lòng tin vào vạch báo hiệu cho VĐV. Tránh tình
trạng thay đổi vạch báo hiệu nhiều lần vì có thể do sức khỏe buổi tập hoặc đường
chạy... như vậy sẽ làm mất niềm tin vào vạch báo hiệu và VĐV sẽ tự ý điều chỉnh
nên dẫn đến phối hợp không chính xác.
10
(Hình 9) Sơ đồ phối hợp.
(Hình 10) Sơ đồ phối hợp, đánh dấu vị trí xuất phát của người thứ 2,34..
Của học sình Trường THPT Hậu Lộc 4
11
Khi đã tìm đúng khoảng cách phối hợp thì đo và đánh dấu. Nhất định không
thay đổi.
* Nguyên nhân 3:
(Hình 11) Động tác xuất phát chậm, đứng chờ nhận mới chạy
Xuất phát muộn do sợ đồng đội đuổi không kịp và không tin vào vạch báo hiệu.
Như vậy làm cho việc trao nhận tin gậy khó khăn rất nhiều do tốc độ chênh lệch.
+ Phương pháp khắc phục.
Đối với tình huống này, giáo viên phải tạo cho VĐV lòng tin và trung thành với
vạch báo hiêu. (cho VĐV xem hình ảnh, clip của đội tuyển chạy tiếp sức Jamaica
phá kỉ lục thế giới năm 2008 thành tích 37 giây 10) nếu không xuất phát trước để
tạo ra tốc độ ban đầu và nhận tín gậy ở 2-3m cuối của khu vực 20m thì thành tích
đạt được là rất thấp.
- Phương pháp này giúp VĐV biết nếu xuất phát chậm thì khả năng thất bại là rất
cao vì mỗi cặp chậm một chút tức là đồng nghĩa với thành tích sẽ bị tụt dần. Như
vậy muốn chiến thắng phải tận dụng triệt để tốc độ ban đầu. Như vậy các VĐV mới
kiên trì tập luyện.
* Nguyên nhân 4.
+ Người trao gậy vừa phát "tín hiệu" vừa trao.
Nguyên nhân này do người trao đưa tín gậy ra trước nên khi người nhận đưa tay
ra nhận gậy không chính xác, làm rơi gậy hoặc phải quay lại để tìm tín gậy.
12
(Hình 12) Động tác này người trao đưa tín gậy trước, nên ta thấy người đưa tay
nhận không thể chính xác.
+ Phương pháp khắc phục.
Tập tại chỗ phát "tín hiệu" chờ một nhịp cho người nhận đưa tay ra nhận. Khi
nào thấy tay mới đưa tín gậy vào đúng vị trí. (Tập nhiều lần thành kĩ năng, kĩ xảo).
Sau khi tập thành thạo khoảng 8 -10 lần thì cho tập chạy trên đường thẳng với
60 - 70% sức trao nhận 3 lần, cho đến khi không còn lỗi thì cho các cặp tập 100%
sức theo đúng cự li.
- Phương pháp này của tôi là nhận tín gậy từ dưới lên và người trao chờ một nhịp
khi nhìn thấy tay mới đưa vào như vậy hiệu quả an toàn là rất cao. Nhưng nếu ta
thực hiện nhận tín gậy từ trên xuống thứ nhất khi nắm tay nhận tín gậy rất dễ bị
tuột tín gậy, thứ hai động tác này hơi văn người nên cũng rất dễ tạo điều kiện cho
VĐV vừa chạy vừa quay lại chờ tín gậy.
* Nguyên nhân 5.
+ Người nhận gậy đưa tay ra không đúng hướng hoặc kẽ tay nhỏ, làm người đưa
khó đặt tín gậy vào tay.
13
(Hình 13) Động tác đưa tay nhận tín gậy không chính xác
Động tác này cho thấy người nhận đưa tay ra không đúng làm người trao đang
phải lựa hướng để trao nên rất dễ thất bại.
+ Phương pháp khắc phục.
Tập tại chỗ chỉnh hình tay khi đưa tay phải mở rộng ngón cái và các ngón khác.
Tay đưa ra sau dọc theo thân người ngón cái chạm nhẹ qua đùi để lấy cảm giác
phương hướng cho chính xác.
(Hình 14)
Động tác đưa tay ra nhận tín gậy chính xác.
14
Động tác đưa tay cao đúng hướng tạo cảm giác cho người trao tự tin đặt tín gậy
đúng vị trí (ta thấy VĐV này đưa tay nhận gậy rất chính xác, kẽ tay mở rộng đúng
hướng, tay vươn dài ra sau, lên cao)
(Hình 15) Động tác trao tín gậy (khi nhìn thấy tay mới được đưa tín gậy vào).
Sau khi tập thành thạo khoảng 8 -10 lần thì cho tập chạy trên đường thẳng với
60 - 70% sức trao nhận 3 lần, cho đến khi không còn lỗi thì cho các cặp tập 100%
sức theo đúng cự li.
- Phương pháp này phải yêu cầu VĐV tuân thủ theo một phương án trao nhận tín
gậy và không chấp nhận VĐV trao nhận gậy cách khác. Có thể có những lần VĐV
trao nhận tín gậy rất tốt bằng cách khác nhưng ta vẫn phải cho tập lại. Nếu để
VĐV tự ý điều chỉnh sẽ làm mất niềm tin và để phối hợp nhuần nhuyễn thành kĩ
năng kĩ xảo là rất khó và khi không tự tin thì dẫn đến tâm lí thi đấu mà đã tâm lí
thì thất bại là điều tất yếu xảy ra.
2.3.4. Tập hoàn chỉnh cự li 4x100.
Sau khi khắc phục những sai lầm, phối hợp nhuần nhuyễn tất cả các vị trí, học
sinh đã tự tin vào khả năng kĩ thuật. Tôi cho chạy hoàn thiện đúng cự li, đúng góc
cua đường vòng tương tự như trên sân vận động Tỉnh Thanh hóa. Tuy nhiên các
đường thẳng và đường vòng học tại trường phải ghép mới đảm bảo, còn riêng đội
tuyển tôi cho tập tại sân văn hóa của Huyện nên đủ cự ly. Kết quả đạt được rất khả
quan.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường. Đã thúc đẩy tinh thần học tập
bộ môn, tinh thần đoàn kết, ý thức rèn luyện sức khỏe, giúp học sinh hình thành kĩ
năng vận động, phát triển thể lực một cách toàn diện. Đảm bảo được mục tiêu phát
triển con người về đức - trí - thể - mỹ.
15
Phong trào thể dục thể thao trong nhà trường được phát triển rõ rệt. Kết quả học
sinh giỏi cũng được nâng lên (năm học 2009- 2010 Trường tôi đã xếp hạng III
toàn đoàn cấp Tỉnh, nội dung Điền kinh)
- Đối với bản thân:
Qua nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm giúp tôi mở rộng vốn kiến thức
chuyên môn cũng như kiến thức liên môn hữu ích cho việc dạy học. Đồng thời
cũng qua đó giúp tôi có điều kiện tìm hiểu, nắm bắt tốt hơn mức độ yêu thích môn
học, mức độ nhận thức của từng đối tượng học sinh để từ đó có hướng điều chỉnh
phương pháp dạy học hiệu quả hơn.
Kết quả cấp Tỉnh tôi đã đạt được qua các năm như sau:
Năm học
Kết quả HSG cấp Tỉnh
Thành tích
Giải
2006 -2007
49''11
KK
2008 -2009
47''56
Ba
Ghi chú
2009 -2010
46''81
Nhì
Kết quả trên cho thấy, thành tích của đội tuyển được tăng lên rõ rệt. Rõ ràng,
sau mỗi lần có sự đầu tư thỏa đáng cho bài giảng chất lượng, thì kết quả dạy học và
đội tuyển HSG đã đạt được kết quả như mong muốn. Gần đây nhất năm 2014 đội
tuyển của tôi cũng đạt giải KK.
- Đối với học sinh:
Qua việc áp dụng sáng kiến của mình vào dạy ở các lớp 12 trong năm học
2019- 2020 vừa qua. Điều đầu tiên tôi nhận thấy là học sinh có hứng thú với môn
học hơn, và điều thứ hai là tôi đã thu được kết quả khả quan.
Nhìn chung 100% học sinh có hứng thú học nội dung chạy tiếp sức
4x100m, 98% các em nắm được phương pháp tập luyện cơ bản. 75% có thể vận
dụng giải các bài tập nâng cao ở các mức độ khác nhau. Ngoài ra có những học
sinh có thể sáng tạo ra những cách làm mới, hay, độc đáo hơn trên cơ sở những
kiến thức đã được cung cấp sẵn.
- Đối với đồng nghiệp:
Sáng kiến kinh nghiệm được các thầy cô giáo trong tổ Thể dục – Quốc phòng
trường THPT Hậu Lộc 4 đánh giá cao và vận dụng hiệu quả trong giảng dạy và bồi
dưỡng học sinh giỏi trong năm học vừa qua.
16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận:
Nhờ kết quả đạt được qua các năm, nên khi giảng dạy và huấn luyện tôi cũng tự
tin hơn và quan trọng hơn nữa là đồng nghiệp, học sinh đã tin tưởng vào phương
pháp giảng dạy của tôi.
Chính điều đó đã làm cho thầy và trò có sự tin tưởng lẫn nhau, có chung ý chí và
tuân thủ kỉ luật chung, nên tôi có được kết quả như ngày hôm nay.
Đề tài SKKN của tôi mới ở mức độ cá nhân. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm
giúp đỡ của các đồng nghiệp góp ý thêm cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn,
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Qua đó giúp học sinh phát triển toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để các em tiếp tục học
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống được
tốt hơn.
3.2. Kiến nghị.
3.2.1 Đối với nhà trường.
- Nên tổ chức thành các lớp năng khiếu, tạo cho các em có sân chơi thể thao và
tham gia vào các môn thể thao mà các em yêu thích. Từ đó có thể tuyển chọn học
sinh năng khiếu vào các đội tuyển.
- Lãnh đạo nhà trường quan tâm hơn nữa và động viên bằng tinh thần cũng như
vật chất đối với phong trào thể dục thể thao (TDTT) của nhà trường.
- Với đoàn thanh niên tổ chức nhiều các giải (TDTT) chào mừng các ngày lễ lớn
như 20 -11 ngày nhà giáo Việt Nam, 22 -12 ngày thành lập QĐND Việt Nam, 26 3 ngày thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh......
3.2.2 Đối với Sở GD & ĐT Thanh Hoá.
- Cần tăng phần trăm giải học sinh giỏi cấp Tỉnh lên 30 – 40% để khuyến khích
học sinh các em học tập bộ môn, cũng như tạo tinh thần thúc đẩy học sinh tham gia
đội tuyển TDTT.
- Tổ chức nhiều các buổi hội thảo khoa học về nghiên cứu khoa học, viết SKKN.
Cung cấp những SKKN có giải cao cho các trường trong toàn tỉnh tham khảo học
hỏi kinh nghiêm
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 6 năm 2020
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan sáng kiến này là do tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác
Người viết
Lê Trung Thành
17
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Lê Trung Thành
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên giảng dạy môn Thể dục - Trường THPT Hậu
Lộc 4.
TT
1.
Tên đề tài SKKN
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
"Phương pháp huấn luyện có Sở GD&ĐT
hiệu quả đội tuyển chạy tiếp tỉnh Thanh
sức 4x100m (nam) trường Hóa
THPT Hậu Lộc 4"
C
Năm học
đánh giá xếp
loại
2013- 2014
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tham khảo những tài liệu sau:
1- Sách giáo viên Thể dục 10, NXBGD 2006.
2- Sách giáo viên Thể dục 1, NXBGD 2007.
3- Sách giáo viên Thể dục 12, NXBGD 2008.
4- Sách Bài tập, Điền kinh- Thạc sỹ Dương Thế Hiển
5- Giáo trình Điền kinh 1- Nguyễn Trí Lục (chủ biên), Nguyễn Quốc Đảng,
Võ Văn Đăng Khoa giáo dục thể chất-Trường Đại học Vinh
6- Luật Điền kinh – NXB TDTT, 2005.
7- Thông tin trên mạng Internet.
- www.google.com.vn
- www.sotonyc.com
- www.thanhnien.com.vn
- www.tuoitre.com.vn
- Youtube + các giải đấu Thế giới, khu vực, của Việt nam
+ Hướng dẫn kĩ thuật, chiến thuật
19
20
21