Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khảo sát thực trạng hiệu chỉnh liều thông qua giám sát nồng độ vancomycin huyết thanh trên bệnh nhân lọc máu tại Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bạch Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 8 trang )

Trung tâm DI&ADR Quốc gia - Tài liệu được tải miễn phí tại CANHGIACDUOC.ORG.VN


PHARMACEUTICAL JOURNAL
ISSN 0866 - 7861
7/2020 (No 531 Vol. 60)

MỤC LỤC

CONTENTS

NGHIÊN CỨU - KỸ THUẬT

RESEARCH - TECHNIQUES

●● VƯƠNG MỸ LƯỢNG, ĐỖ THỊ HỒNG GẤM,
NGUYỄN THU MINH, CẨN TUYẾT NGA,
ĐÀO XUÂN CƠ, NGUYỄN GIA BÌNH, ĐẶNG
QUỐC TUẤN, VŨ ĐÌNH HÒA, NGUYỄN
HOÀNG ANH (B), NGUYỄN HOÀNG ANH:
Khảo sát thực trạng hiệu chỉnh liều thông qua
giám sát nồng độ vancomycin huyết thanh trên
bệnh nhân lọc máu tại Khoa Hồi sức Tích cực,
Bệnh viện Bạch Mai
●● LÊ THỊ LAN ANH, TRẦN THỊ THANH HÀ,
LÊ MINH TRÁC, NGUYỄN THÀNH HẢI:
Phân tích hiệu quả của việc sử dụng surfactant
trong điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
tại Trung tâm Chăm sóc & Điều trị sơ sinh, Bệnh
viện Phụ sản Trung ương


3

●● VƯƠNG MỸ LƯỢNG, ĐỖ THỊ HỒNG GẤM,
NGUYỄN THU MINH, CẨN TUYẾT NGA, ĐÀO
XUÂN CƠ, NGUYỄN GIA BÌNH, ĐẶNG QUỐC
TUẤN, VŨ ĐÌNH HÒA, NGUYỄN HOÀNG
ANH (B), NGUYỄN HOÀNG ANH: Vancomycin
dosage adjustment via therapeutic drug
monitoring in patients with renal replacement
therapies in the Intensive Care Unit of Bach Mai
Hospital (Hanoi, SRV)

3

8

●● LÊ THỊ LAN ANH, TRẦN THỊ THANH HÀ,
LÊ MINH TRÁC, NGUYỄN THÀNH HẢI:
Effectiveness of the surfactant therapy in
treatment of respiratory distress syndrome
(RDS) in anfants at the National Hospital of
Obstetrics and Gynecology

8

●● NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY, LÊ THU THỦY,
NGUYỄN THỊ THU HÀ, NGUYỄN HOÀNG ANH,
NGUYỄN THANH BÌNH, ĐỖ XUÂN THẮNG:
Lý do bán kháng sinh không có đơn tại cơ sở
bán lẻ thuốc qua quan điểm của người bán lẻ

thuốc tại một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam
12
●● NGUYỄN THỊ MINH THUẬN, LÊ THỊ THANH
THÙY: Đánh giá hiệu quả của methotrexat dạng
tiêm bắp đơn liều trong điều trị thai ngoài tử cung 21
●● PHAN LÊ HIỀN, HÀ MINH HIỂN: Nghiên cứu xây
dựng quy trình định lượng đồng thời l-menthol
và methyl salicylat trong gel thuốc bằng phương
pháp sắc ký khí cột “wide-bore”
26
●● VÕ QUỐC ÁNH, NGUYỄN ANH VŨ: Đánh giá
ảnh hưởng của pH, ánh sáng và sục khí nitơ đến
động học phân hủy của methylcobalamin trong
dung dịch
30
●● NGUYỄN THỊ NGỌC VÂN, NGUYỄN HUỲNH
KIM NGÂN, ĐÀM THỊ KIM THOA, NGÔ NGỌC
YẾN: Xây dựng quy trình định lượng đồng thời 6
phẩm màu có trong nước giải khát bằng phương
pháp HPLC-DAD
35
●● LÊ NGUYỄN PHÚC HIỀN, HUỲNH NGỌC
THỤY: Xây dựng quy trình định lượng acid
ursolic trong rễ mạch môn (Radix Ophiopogonis
japonici) bằng phương pháp UPLC - PDA
39

●● NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY, LÊ THU THỦY,
NGUYỄN THỊ THU HÀ, NGUYỄN HOÀNG
ANH, NGUYỄN THANH BÌNH, ĐỖ XUÂN

THẮNG: Exploring the reasons for dispensing
antibiotics without prescription in community
pharmacies of some Vietnamese provinces: drug
seller’s perspective
12
●● NGUYỄN THỊ MINH THUẬN, LÊ THỊ THANH
THÙY: Treatment efficacy of single-dose
intramuscular injection of methotrexate for
ectopic pregnancy
21
●● PHAN LÊ HIỀN, HÀ MINH HIỂN: Development of
an a wide-bore column chromatography method
for simultaneous detemination of L-menthol and
methyl-silicate in pharmaceutical gels
26
●● VÕ QUỐC ÁNH, NGUYỄN ANH VŨ: Impacts of
pH, light and nitrogen purging on the degradation
kinetics of methylcobalamin in solution
30
●● NGUYỄN THỊ NGỌC VÂN, NGUYỄN HUỲNH
KIM NGÂN, ĐÀM THỊ KIM THOA, NGÔ NGỌC
YẾN: Simultaneous determination of six watersoluble dyes in refreshment beverages by highperformance liquid chromatography (HPLC-DAD) 35
●● LÊ NGUYỄN PHÚC HIỀN, HUỲNH NGỌC
THỤY: Determination of ursolic acid in
Ophiopogon japonicus by UPLC - PDA
39

Trung tâm DI&ADR Quốc gia - Tài liệu được tải miễn phí tại CANHGIACDUOC.ORG.VN

TẠP CHÍ DƯỢC HỌC

ISSN 0866 - 7861
7/2020 (Số 531 NĂM 60)


●● NGÔ DUY TÚY HÀ, LÊ THỊ THÙY TRANG,
TRƯƠNG PHƯƠNG, ĐẶNG THỊ LOAN:
Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng
nấm – kháng khuẩn của một số dẫn chất
5-methoxybenzimidazol-2-thion
44

●● NGÔ DUY TÚY HÀ, LÊ THỊ THÙY TRANG,
TRƯƠNG PHƯƠNG, ĐẶNG THỊ LOAN:
Synthesis and antibaterial, antifungal bioactivity
of some
5-methoxybenzimidazol-2-thion
derivatives
44

●● TRẦN MINH NGỌC, NGUYỄN THỊ LÊ,
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG, LÊ THỊ KIM VÂN,
PHẠM QUỐC SỰ, NGUYỄN DUY THUẦN,
HOÀNG LÊ SƠN: Xây dựng phương pháp định
lượng đồng thời một số hoạt chất trong cao chiết
nước bài thuốc Hạ mỡ NK bằng sắc ký lỏng hiệu
năng cao kết hợp detector DAD
50

●● TRẦN MINH NGỌC, NGUYỄN THỊ LÊ,
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG, LÊ THỊ KIM VÂN,

PHẠM QUỐC SỰ, NGUYỄN DUY THUẦN,
HOÀNG LÊ SƠN: Quantification of four active
compounds in the liquid extracts of Compound
herbal remedy HAMO NK by HPLC - DAD
50

●● TRẦN THỊ ANH THƠ, DƯƠNG THỊ HỒNG
NHUNG, NGUYỄN THỊ LẬP: Hệ thống vector
không có nguồn gốc virus trong trị liệu gen bệnh
ung thư
55
●● NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG, NGUYỄN CHÍ ĐỨC
ANH, PHẠM TIẾN ĐẠT, ĐẶNG QUANG ANH,
NGUYỄN THANH BÌNH, ĐỖ QUYÊN, NGUYỄN
THẠCH TÙNG: Nghiên cứu xây dựng công thức
bào chế miếng dán giảm đau tại chỗ capsaicin
0,025 %
62
●● NGUYỄN ĐỨC THIỆN, NGUYỄN THỊ HIỀN,
NGUYỄN THỊ MINH HIẾU: Xây dựng cơ sở dữ
liệu phổ Raman chuẩn của các tá dược nguyên
liệu dùng trong sản xuất
66
●● NGÔ THỊ TUYẾT MAI, TRẦN THỊ TUYẾT
NHUNG, PHẠM XUÂN PHONG, TRƯƠNG
THỊ THU HIỀN, HỒ BÁ NGỌC MINH, ĐẶNG
TRƯỜNG GIANG, HỒ ANH SƠN: Đánh giá ảnh
hưởng của viên nang GK1 trên một số chỉ số
huyết học, sinh hóa và mô bệnh học của chuột
suy thận thực nghiệm

75
●● ĐỖ THỊ NGỌC LAN, NGUYỄN MINH CHÂU,
NGUYỄN HẢI ĐĂNG, NGUYỄN THỊ THU
MINH, ĐỖ HOÀNG GIANG, NGUYỄN TIẾN
ĐẠT, TRỊNH VĂN LẨU: Nghiên cứu chiết xuất,
phân lập và tinh chế 9,10-dimethoxycathin-6-on
từ rễ cây bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack) để
thiết lập chất chuẩn
81
●● VŨ VĂN TUẤN, NGUYỄN VĂN MINH, VŨ THỊ
TRÂM, TRẦN TRỌNG BIÊN: Nghiên cứu hệ hai
pha thân nước ứng dụng trong tinh chế rutin từ
dịch chiết nụ hòe
84
2

●● TRẦN THỊ ANH THƠ, DƯƠNG THỊ HỒNG
NHUNG, NGUYỄN THỊ LẬP: Non-viral vector
systems in cancer gene therapy
55
●● NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG, NGUYỄN CHÍ ĐỨC
ANH, PHẠM TIẾN ĐẠT, ĐẶNG QUANG ANH,
NGUYỄN THANH BÌNH, ĐỖ QUYÊN, NGUYỄN
THẠCH TÙNG: Study on formulation of topical
pain-relieving patches of capsaicine 0.025%
62
●● NGUYỄN ĐỨC THIỆN, NGUYỄN THỊ HIỀN,
NGUYỄN THỊ MINH HIẾU: Creating Raman
spectrum database for some common excipients
of pharmaceutical industry

66
●● NGÔ THỊ TUYẾT MAI, TRẦN THỊ TUYẾT
NHUNG, PHẠM XUÂN PHONG, TRƯƠNG
THỊ THU HIỀN, HỒ BÁ NGỌC MINH, ĐẶNG
TRƯỜNG GIANG, HỒ ANH SƠN: Effect of
the GK1 Capsules on some hematological,
biochemical and histopathological parameters in
Chronic Kidney Disease mouse model
75
●● ĐỖ THỊ NGỌC LAN, NGUYỄN MINH CHÂU,
NGUYỄN HẢI ĐĂNG, NGUYỄN THỊ THU
MINH, ĐỖ HOÀNG GIANG, NGUYỄN TIẾN
ĐẠT, TRỊNH VĂN LẨU: Isolation and purification
of 9,10-dimethoxycathin-6-one from the roots
of Eurycoma longifolia Jack for establishment of
its reference compound
81
●● VŨ VĂN TUẤN, NGUYỄN VĂN MINH, VŨ THỊ
TRÂM, TRẦN TRỌNG BIÊN: Development
of an aqueous two-phase system (ATPS) as
solvent for purification of rutin isolated from the
flowerbuds of Styphnolobium japonicum (L.)
84
TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 7/2020 (SỐ 531 NĂM 60)

Trung tâm DI&ADR Quốc gia - Tài liệu được tải miễn phí tại CANHGIACDUOC.ORG.VN

l Mục lục



l Nghiên cứu - Kỹ thuật

Vương Mỹ Lượng2, Đỗ Thị Hồng Gấm1, Nguyễn Thu Minh1, Cẩn Tuyết Nga1
Đào Xuân Cơ1, Nguyễn Gia Bình1, Đặng Quốc Tuấn1, Vũ Đình Hòa2*
Nguyễn Hoàng Anh (B)2, Nguyễn Hoàng Anh2

Khoa Dược và Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bạch Mai
Trung tâm DI & ADR Quốc gia, Trường Đại học Dược Hà Nội
*E-mail:
1

2

Summary

Given the absense of any applicable standard guidelines on vancomycin dosing for renal replacement therapies
(RRTs) in the Intensive Care Unit (ICU) of Bach Mai Hospital (Hanoi), the therapeutic drug monitoring usage of
vancomycin for critically ill patients there undergoing RRTs from February 2019 to December 2019 was investigated
by cross-sectional study to gain further guiding approach of dosing optimization for this patient population. The study
involved fourty-five patients, of them 57.8 % were male, with mean age of 53.8 years, all met inclusion and exclusion
criteria. The majority were on mechanical ventilation (77.8 %) and vasoactive agents (55.6 %), of which approximately
one-third had septic shock during their hospital stay. Daily dose needed to attain the first target drug concentration got a
median of 10.8 (mg/kg). At the first time of TDM, 47.8 % of patients reached the target level while 26.1 %. were sub and
supratherapeutic almost at the same. Wide variability of vancomycin concentration observed in ICU patients requiring
RRTs suggested that further dose optimization should be considered in this special population.
Keywords: Vancomycin, therepeutic drug monitoring, renal replacement therapies, critically ill patients, intensive
care unit, Bach Mai hospital.

Đặt vấn đề
Tổn thương thận cấp (AKI) là một tình trạng phổ

biến xảy ra ở khoảng 16 – 65 % bệnh nhân nằm tại
Khoa Hồi sức Tích cực (ICU), thường gây ra bởi sốc
nhiễm khuẩn. Có đến 70 % trong số các bệnh nhân
này cần phải điều trị bằng liệu pháp thay thế thận
(RRT). Tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân AKI còn ở mức
cao (50 %) và đa số cần điều trị bằng RRT. Gánh
nặng bệnh tật tại ICU còn được gia tăng bởi tỷ lệ cao
nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn Gram dương (chiếm
47 %), trong đó Staphylococcus aureus là một trong
những căn nguyên gây bệnh phổ biến nhất được
phân lập tại ICU (chiếm 20 %). Do đó, vancomycin,
hiện đang được sử dụng như là một kháng sinh lựa
chọn ưu tiên dùng để điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn
Gram dương đề kháng, cả trong phác đồ điều trị theo
kinh nghiệm hay theo kết quả kháng sinh đồ [1]. Việc
đảm bảo đủ nồng độ vancomycin nhằm đạt đích
dược động học/dược lực học (PK/PD) tối ưu ở những
bệnh nhân này đóng vai trò rất quan trọng góp phần
làm giảm tỷ lệ tử vong. Có rất nhiều yếu tố làm ảnh
hưởng tới dược động học của thuốc và một trong số
đó là các thủ thuật can thiệp ngoài cơ thể, trong đó
có RRT [1, 2]. Chế độ liều vancomycin khuyến cáo cho
bệnh nhân RRT mới đây đã được ban hành trong
hướng dẫn đồng thuận cập nhật về giám sát nồng độ
TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 7/2020 (SỐ 531 NĂM 60)

vancomycin trong điều trị nhiễm khuẩn nghiêm trọng
do MRSA năm 2020 [3]. Tại Bệnh viện Bạch Mai, quy
trình giám sát nồng độ thuốc trong máu và hiệu chỉnh
liều vancomycin ở bệnh nhân người lớn với mục tiêu

duy trì nồng độ đich từ 20 - 30 mg/L đã được đưa
vào áp dụng trong thực hành lâm sàng từ đầu tháng
1 năm 2019 theo Quyết định số 84/QĐ-BM của Giám
đốc Bệnh viện. Với những ưu điểm của truyền liên
tục vancomycin nên cách sử dụng này đã được áp
dụng cho hầu hết các bệnh nhân tại ICU, bao gồm
cả các bệnh nhân có RRT [4]. Vì vậy, nghiên cứu này
được thực hiện với mục tiêu khảo sát đặc điểm người
bệnh, đặc điểm sử dụng vancomycin và đặc điểm
nồng độ thuốc trên bệnh nhân lọc máu tại Khoa Hồi
sức Tích cực (HSTC), Bệnh viện Bạch Mai để từ đó
định hướng tối ưu hóa chế độ liều vancomycin trên
những bệnh nhân này.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân điều trị tại Khoa
HSTC, Bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời gian
từ 1/2/2019 đến 31/12/2019 có chỉ định vancomycin
truyền tĩnh mạch liên tục và TDM, được can thiệp lọc
máu trong khoảng thời gian trước hoặc trong khi sử
dụng vancomycin.
3

Trung tâm DI&ADR Quốc gia - Tài liệu được tải miễn phí tại CANHGIACDUOC.ORG.VN

Khảo sát thực trạng hiệu chỉnh liều thông qua giám sát
nồng độ vancomycin huyết thanh trên bệnh nhân lọc máu
tại Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bạch Mai



l Nghiên cứu - Kỹ thuật
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Bệnh nhân được
sử dụng vancomycin theo quy trình giám sát nồng độ
thuốc trong máu và hiệu chỉnh liều đối với vancomycin
trên bệnh nhân người lớn được tóm tắt tại bảng 1.

Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân được can thiệp
từ 2 loại lọc máu trở lên, bệnh nhân có chỉ định
thay thế huyết tương (PEX) hoặc oxy hóa máu
màng ngoài cơ thể (ECMO), bệnh nhân đã dùng
vancomycin tại Khoa trước đó.

Bảng 1. Phác đồ vancomycin truyền tĩnh mạch liên tục
Cân nặng (kg)

Liều (mg)

35 – 40

1000

41 – 50

1250

51 – 60

1500


61 – 70

1750

> 70

2000

Bước 2 – Dùng liều duy trì tính theo thanh thải creatinin ngay sau liều nạp
CLcr (mL/phút)

Liều (mL/giờ)

< 10

3

10 – 20

5

21 – 30

8

31 – 45

10


46 – 60

16

61 – 85

21

86 – 110

26

> 110

31

Bước 3 - Hiệu chỉnh liều theo kết quả định lượng
Nồng độ thuốc (mg/L)

Hiệu chỉnh

0–5

Thêm 1 liều nạp 20 mg/kg, và tăng tốc độ truyền liều duy trì thêm 20 ml/giờ

6 – 10

Thêm 1 liều nạp 15 mg/kg, và tăng tốc độ truyền liều duy trì thêm 15 ml/giờ

11 – 15


Thêm 1 liều nạp 10 mg/kg, và tăng tốc độ truyền liều duy trì thêm 10 ml/giờ

16 – 19

Tăng tốc độ truyền liều duy trì thêm 5 ml/giờ

20 – 30

Không thay đổi

31 – 35

Giảm tốc độ truyền liều duy trì đi 5 ml/giờ

> 35

Dừng truyền trong 6 giờ, và giảm tốc độ truyền liều duy trì đi 10 ml/giờ
Chú ý: 1 ml dung dịch truyền cho liều duy trì có chứa 4mg vancomycin.

Thời điểm lấy máu định lượng nồng độ: Bất kì
thời điểm nào sau khi truyền liều duy trì được ít nhất
24 giờ hoặc 24 giờ sau khi sử dụng liều dùng mới
(liều đã được hiệu chỉnh theo kết quả định lượng).
Đích nồng độ cần đạt trong giám sát là 20 – 30 mg/L [5].
Đặc điểm chung của bệnh nhân trong nghiên cứu
bao gồm các thông tin về sinh lý, bệnh lý cũng như
các chỉ số hồi sức sẽ được ghi nhận. Việc sử dụng
vancomycin cũng như kết quả giám sát nồng độ
thuốc trong máu cũng được trình bày và phân tích.

Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê
y sinh học, trên phần mềm Excel 2016 và Rstudio
3.6.3. Các biến liên tục mô tả dưới dạng trung bình
± độ lệch chuẩn (trung bình ± SD) nếu có phân phối
4

chuẩn, trung vị (tứ phân vị) với các biến có phân phối
không chuẩn. Các biến phân hạng được trình bày giá
trị tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm. Do thuốc được truyền
liên tục nên với giả định đã đạt trạng thái cân bằng
diện tích dưới đường cong trong 24 giờ được ước
tính theo công thức AUC24h = nồng độ x 24.

Kết quả nghiên cứu
Đặc điểm các bệnh nhân nghiên cứu
Từ 1/2/2019 đến 31/12/2019, có 229 bệnh nhân
điều trị tại Khoa HSTC – Bệnh viện Bạch Mai được
chỉ định vancomycin truyền tĩnh mạch liên tục, trong
đó có 45 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và
tiêu chuẩn loại trừ được đưa vào phân tích. Đặc điểm
chung của bệnh nhân trong nghiên cứu được trình
bày trong bảng 2.
TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 7/2020 (SỐ 531 NĂM 60)

Trung tâm DI&ADR Quốc gia - Tài liệu được tải miễn phí tại CANHGIACDUOC.ORG.VN

Bước 1 – Sử dụng liều nạp tính theo cân nặng



l Nghiên cứu - Kỹ thuật
Bảng 2. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong nghiên cứu
Chỉ tiêu nghiên cứu (n = 45)

Kết quả

Tuổi (năm), trung bình ± SD (min - max)

53,8 ± 17,2 (20,0 – 86,0)
26 (57,8)

Cân nặng (kg), trung bình ± SD (min - max)

52,2 ± 10,1 (34,0 – 80,0)

Điểm APACHE II, trung bình ± SD (min-max)

20,2 ± 6,7 (8,0 – 37,0)

Điểm SOFA, trung bình ± SD (min - max)

9,0 ± 4,2 (2,0 – 20,0)

Điểm Charlson, trung vị (tứ phân vị)

2 (0,25 – 2)

Bệnh nhân thở máy, n (%)

35 (77,8)


Bệnh nhân dùng thuốc vận mạch, n (%)

25 (55,6)

Bệnh nhân có sốc nhiễm khuẩn, n (%)

14 (31,1)

Thanh thải creatinin nền (ml/phút), trung vị (tứ phân vị)

13 (7 - 33)

Nồng độ albumin huyết thanh ngày đầu vào khoa (g/L), trung bình ± SD (min - max)

27,0 ± 5,1 (15,1 - 38,9)

Loại lọc máu, n (%)
- Lọc máu ngắt quãng (IHD)

22 (48,9)

- Lọc máu liên tục qua đường tĩnh mạch - tĩnh mạch (CVVH)

13 (28,9)

- Lọc thẩm tách máu liên tục qua đường tĩnh mạch – tĩnh mạch (CVVHDF)

10 (22,2)


Loại nhiễm khuẩn, n (%)
- Viêm phổi bệnh viện/viêm phổi thở máy

25 (55,6)

- Nhiễm khuẩn huyết

17 (37,8)

- Nhiễm khuẩn tiết niệu

7 (15,6)

- Nhiễm khuẩn ổ bụng

4 (8,9)

- Khác

6 (13,3)

Số bệnh nhân phân lập được vi khuẩn Gram dương, n

15

- MRSA, n (%)

7 (46,7)

- MSSA, n (%)


3 (20,0)

- Enterococcus sp, n (%)

3 (20,0)

- Khác, n (%)
Thời gian điều trị tại khoa HSTC (ngày), trung vị (tứ phân vị)

2 (13,3)
9 (5 - 16)

Kết quả điều trị, n (%)
- Đỡ/ khỏi

26 (57,8)

- Nặng, xin về/Tử vong

19 (42,2)

Bệnh nhân trong nghiên cứu có các đặc điểm đặc
trưng của bệnh nhân điều trị tại khoa HSTC, bao gồm
tuổi cao, chủ yếu là nam giới, điểm APACHE II và
SOFA cao, trung bình lần lượt là 20,2 và 9,0. Tỷ lệ
bệnh nhân có thở máy lên đến 77,8 %. 55,6 % số bệnh
nhân cần sử dụng thuốc vận mạch, trong đó 31,1 %
có sốc nhiễm khuẩn. Trung vị độ thanh thải creatinin
nền tính theo công thức Cockcroft - Gault của quần

thể nghiên cứu thấp (13 ml/phút). Albumin huyết thanh
ngày đầu nhập khoa của các bệnh nhân tương đối
thấp, với trung vị là 27 g/L. Lọc máu ngắt quãng là chỉ
định lọc máu phổ biến nhất chiếm 48,9 %. Loại nhiễm
khuẩn thường gặp nhất trong mẫu nghiên cứu là
viêm phổi (55,6 %). Có 46,7 % căn nguyên gây bệnh
TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 7/2020 (SỐ 531 NĂM 60)

phân lập được là MRSA. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong
hoặc xin về tương đối cao, chiếm 42,2 %.
Đặc điểm sử dụng vancomycin
Đặc điểm sử dụng vancomycin của các bệnh nhân
trong nghiên cứu trong đợt điều trị được trình bày
trong bảng 3. Tất cả bệnh nhân đều được sử dụng
liều nạp, với giá trị trung vị là 27,3 mg/kg cân nặng
và có xu hướng phù hợp với liều đã được tối ưu 25 –
30 mg/kg [6]. Liều duy trì để đạt nồng độ thuốc đích lần
đầu tiên có sự dao động lớn giữa các bệnh nhân với
trung vị là 10,8 mg/kg, khoảng tứ phân vị từ 6,7 đến
26,1 (mg/kg/ngày). Thời gian sử dụng vancomycin
cũng có sự dao động tương đối lớn, trung vị là 4 ngày
và tứ phân vị là 2,7 ngày đến 8,8 ngày.
5

Trung tâm DI&ADR Quốc gia - Tài liệu được tải miễn phí tại CANHGIACDUOC.ORG.VN

Giới tính (nam), n (%)


l Nghiên cứu - Kỹ thuật

Bảng 3. Đặc điểm sử dụng vancomycin truyền tĩnh mạch liên tục
Chỉ tiêu nghiên cứu

Kết quả
45 (100,0)

Bệnh nhân được chỉ định liều nạp, n (%)
Liều nạp (mg/kg), trung vị (tứ phân vị)

27,3 (25,9 - 29,1)

Liều duy trì của một đợt điều trị (mg/ngày), trung vị (tứ phân vị)

964,3 (670,8 - 1666,7)
10,8 (6,7 - 26,1)

Thời gian dùng thuốc (số ngày), trung vị (tứ phân vị)

Giám sát nồng độ vancomycin trong máu
Kết quả nồng độ vancomycin trong 3 lần định
lượng đầu tiên được trình bày trong bảng 4.

4 (2,7 – 8,8)

Nồng độ vancomcyin của các bệnh nhân trong 5 lần
định lượng đầu tiên phân theo loại lọc máu được
trình bày trong hình 1.

Bảng 4. Kết quả nồng độ vancomycin trong 3 lần định lượng sau ngày đầu điều trị
Thời điểm TDM vancomycin

Số bệnh nhân được định lượng
Nồng độ vancomycin, mg/L, trung vị (tứ phân vị)
Nồng độ vancomycin < 20 mg/L, n (%)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

45*

30

20

24,3 (19,7 - 30,1)

26,7 (21,1 - 30,4)

27,5 (23,3 - 35,7)

12 (26,1)

6 (20,0)

4 (20,0)

Nồng độ vancomycin: 20 – 30 mg/L, n (%)


22 (47,8)

14 (46,7)

8 (40,0)

Nồng độ vancomycin > 30 mg/L, n (%)

12 (26,1)

10 (33,3)

8 (40,0)

583 (473 - 722)

640 (505 – 729)

660 (558 – 858)

AUC24h (mg/L.h), trung vị (tứ phân vị)

* Có 01 bệnh nhân được sử dụng 2 đợt vancomycin

Có sự dao động lớn về nồng độ vancomycin
giữa các cá thể bệnh nhân được giám sát nồng độ
trong những ngày đầu điều trị, sự dao động này
có xu hướng tăng dần trong 3 lần định lượng đầu
tiên và nhóm bệnh nhân có CVVH có sự dao động


nồng độ lớn nhất trong 3 nhóm bệnh nhân lọc máu. Tỷ
lệ bệnh nhân có nồng độ nằm trong khoảng đích (20
- 30 mg/L) giảm dần trong 3 lần đầu định lượng trong
khi tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ nằm vượt ngưỡng
điều trị (> 30 mg/L) lại tăng lên.

Hình 1. Nồng độ vancomycin theo lần định lượng phân theo loại lọc máu

Bàn luận
Nghiên cứu của chúng tôi đã ghi nhận sự dao động
lớn của nồng độ vancomycin trong huyết thanh ở bệnh
nhân lọc máu. Đặc điểm này cũng được nhận thấy
trong nghiên cứu trước đây [2]. Sự dao động này có
thể đến từ nguyên nhân thuộc về tình trạng sinh lý
6

bệnh của bệnh nhân và các yếu tố từ can thiệp lọc
máu làm ảnh hưởng đến dược động học của kháng
sinh này. Các đặc điểm thuộc về bệnh nhân và các
can thiệp điều trị tại Hồi sức như thở máy (chiếm
77,8 %), dùng thuốc vận mạch (55,6 %), sốc nhiễm
khuẩn (31,1 %), albumin máu thấp (trung bình 27,0 g/L)
TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 7/2020 (SỐ 531 NĂM 60)

Trung tâm DI&ADR Quốc gia - Tài liệu được tải miễn phí tại CANHGIACDUOC.ORG.VN

Liều duy trì để đạt nồng độ thuốc đích lần đầu tiên (mg/kg/ngày), trung vị (tứ phân vị)


có thể góp phần làm tăng thể tích phân bố của

vancomycin. Thanh thải creatinin nền thấp (trung vị
13 ml/phút) phản ánh chức năng thận suy giảm ở các
bệnh nhân trong nghiên cứu, là yếu tố ảnh hưởng tới
thải trừ của vancomycin. Trong khi đó lọc máu liên
tục và lọc máu ngắt quãng được thực hiện trên người
bệnh đều ảnh hưởng đáng kể theo các chiều hướng
khác nhau tới thải trừ của vancomycin [3]
Tỷ lệ đạt đích lần đầu định lượng là 47,8 % và 40,0 %
ở lần định lượng thứ 3, cao hơn so với nghiên cứu
của Akers và CS. khi chỉ có 1/3 số mẫu định lượng
đạt đích [7], song thấp hơn so với nghiên cứu của Lin
và CS. khi tỷ lệ đạt đích là 100 % [8]. Tuy vậy, cần lưu
ý cả 2 nghiên cứu này đều có đích vancomycin thấp
hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Tỷ lệ số mẫu
định lượng vượt ngưỡng điều trị (> 30 mg/L) trong 3
lần định lượng đầu tiên tăng cho thấy sự phức tạp
trong việc hiệu chỉnh liều ở quần thể bệnh nhân này.
Chúng tôi cũng ghi nhận được 10,9 % bệnh nhân
không đạt được đích PK/PD là 400 trong lần định
lượng đầu tiên đối với vi khuẩn có MIC là 1 mg/L
(tương ứng với giá trị MIC90 của vancomycin với các
chủng tụ cầu phân lập tại Bệnh viện Bạch Mai) trong
khi tỷ lệ này có thể lên tới 40 % ở nghiên cứu khác [1].
Việc không đạt đích PK/PD sớm có thể ảnh hưởng
tới hiệu quả điều trị của vancomycin, đặc biệt là ở
những bệnh nhân có sepsis và sốc nhiễm khuẩn. Sự
biến thiên nồng độ vancomycin trong huyết thanh ở
các hình thức lọc máu khác nhau là khác nhau phản
ánh ảnh hưởng khác nhau của các loại lọc máu tới
thải trừ vancomycin [1]. Trong hướng dẫn đồng thuận

cập nhật năm 2020 mặc dù đã có liều khuyến cáo
về liều vancomycin cho bệnh nhân lọc máu song
các khuyến cáo còn chưa chi tiết và chưa có hướng
dẫn cụ thể về hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân lọc máu
truyền liên tục vancomycin. Khuyến cáo cũng nhấn
mạnh vai trò quan trọng của TDM trong hiệu chỉnh
liều [3]. Bên cạnh TDM, việc xây dựng các mô hình
dược động học quần thể và kiểm chứng các mô hình
này trên bệnh nhân cũng là hướng tiếp cận bổ sung
nhằm tối ưu hóa chế độ liều vancomycin trên quần
thể bệnh nhân này [9].

Kết luận
Nghiên cứu của chúng tôi đã phản ánh thực trạng
giám sát nồng độ thuốc trong máu trên bệnh nhân lọc
máu tại Khoa HSTC – Bệnh viện Bạch Mai trong năm
2019 với sự tham gia tích cực của dược sĩ lâm sàng,
cho thấy sự biến thiên lớn về nồng độ vancomycin ở
quần thể bệnh nhân này, xuất phát từ sự biến thiên

về dược động học trong cá thể bệnh nhân và giữa
các cá thể bệnh nhân. Sự biến thiên này còn trở nên
phức tạp hơn bởi can thiệp lọc máu phản ánh sự cần
thiết phải giám sát nồng độ thuốc trong máu thường
xuyên để hiệu chỉnh liều phù hợp đối với đối tượng
bệnh nhân này. Nghiên cứu cũng gợi ý cần triển khai
những nghiên cứu sâu hơn về dược động học quần
thể nhằm tối ưu hóa sử dụng vancomycin trên từng
cá thể bệnh nhân lọc máu trong tương lai.


Tài liệu tham khảo
1. Jamal J. A., Udy A. A., et al. (2014), “The impact of
variation in renal replacement therapy settings on piperacillin,
meropenem, and vancomycin drug clearance in the critically
ill: An analysis of published literature and dosing regimens*”,
Crit. Care. Med., 42 (7), pp. 1640-1650.
2. Omrani A. S., Mously A., et al. (2015), “Vancomycin
therapy in critically ill patients on continuous renal replacement
therapy; Are we doing enough?”, Saudi. Pharm. J., 23 (3), pp.
327-329.
3. Rybak M. J., Le J., et al. (2020), “Therapeutic monitoring
of vancomycin for serious methicillin-resistant Staphylococcus
aureus infections: A revised consensus guideline and review by
the american society of health-system pharmacists, the infectious
diseases society of america, the pediatric infectious diseases
society, and the society of infectious diseases pharmacists”, Am.
J. Health. Syst. Pharm., 19 (5810200), pp. 1-31.
4. Đỗ Thị Hồng Gấm, CS. (2020), “Thực trạng giám sát
nồng độ vancomycin trong máu”, Tạp chí Y học lâm sàng,
115, tr. 44-51.
5. Bệnh viện Bạch Mai (2019), Quy trình giám sát nồng độ
thuốc trong máu và hiệu chỉnh liều vancomycin ở bệnh nhân
người lớn, QĐ số 84/QĐ-BM ngày 04/01/2019.
6. Vu D. H., Nguyen D. A., et al. (2019), “Determination
of optimal loading and maintenance doses for continuous
infusion of vancomycin in critically ill patients: Population
pharmacokinetic modelling and simulations for improved dosing
schemes”, Int. J. Antimicrob. Agents., 54 (6), pp. 702-708.
7. Akers K. S., Cota J. M., et al. (2012), “Serum vancomycin
levels resulting from continuous or intermittent infusion in

critically ill burn patients with or without continuous renal
replacement therapy”, J. Burn. Care Res., 33 (6), pp. 254-262.
8. Lin H., Bukovskaya Y., et al. (2015), “Vancomycin
continuous infusion versus intermittent infusion during
continuous venovenous hemofiltration: slow and steady may
win the race”, Ann. Intensive. Care, 5 (10), pp. 1-8.
9. Monteiro J. F., Hahn S. R., et al. (2018), “Vancomycin
therapeutic drug monitoring and population pharmacokinetic
models in special patient subpopulations”, Pharmacol. Res.
Perspect., 6 (4), pp. 1-14.

(Ngày nhận bài: 23/4/2020 - Ngày phản biện: 18/5/2020 - Ngày duyệt đăng: 22/6/2020)
TẠP CHÍ DƯỢC HỌC - 7/2020 (SỐ 531 NĂM 60)

7

Trung tâm DI&ADR Quốc gia - Tài liệu được tải miễn phí tại CANHGIACDUOC.ORG.VN

l Nghiên cứu - Kỹ thuật



×