Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tích hợp giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào tự tôn dân tộc khi viết về cảnh đẹp quê hương thọ xuân cho học sinh trường THPT4 thọ xuân thông qua bài bài tập và thực hành 7 – định dạng văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN
****************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT
NƯỚC, TINH THẦN TỰ HÀO TỰ TÔN DÂN TỘC KHI VIẾT
VỀ CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG THỌ XUÂN CHO HỌC SINH
TRƯỜNG THPT4 THỌ XUÂN THÔNG QUA TIẾT 46 BÀI
“BÀI TẬP THỰC HÀNH 7 -ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN- TIN
HỌC 10”

Người thực hiện: Phùng Thị Vân
Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tin học

THANH HÓA NĂM 2020


MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu...........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
2. Nội dung của sáng kiến kinh ngiệm..............................................................2
2.1.Cơ sở lí luận................................................................................................2
2.2. Thực trạng của vấn đề................................................................................3
2.3. Các giải pháp thực hiện..............................................................................3
2.3.1. Xác định môn tích hợp............................................................................4


2.3.2. Xác đinh phương pháp dạy học tích hợp................................................4
2.3.3. Xác định nội dung cần tích hợp .............................................................4
2.3.4.Tổ chức thực hiện.....................................................................................5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh ....................................................................18
3. Kết luận - Kiến nghị....................................................................................19
3.1. Kết luận....................................................................................................19
3.2. Kiến nghị..................................................................................................20
Tài liệu tham khảo...........................................................................................22
Danh mục sáng kiến kinh ...............................................................................23


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Tích hợp kiến thức liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng
trong dạy học, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại.Vận dụng
nguyên tắc này không chỉ phát huy tính tích cực học tập, mà còn hình thành cho
học sinh kĩ năng sống và giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
Trong thời đại mới, giáo dục hướng tới sự hoàn thiện của mỗi cá nhân. Do
vậy, người thầy là người dẫn dắt, chỉ hướng, truyền tải lại cho thế hệ sau tất cả
những gì có thể để họ có thể phát triển hơn, hoàn thiện hơn.
Việc học tập trong thời đại công nghệ số và mạng Internet vượt qua sự
giới hạn về không gian, thời gian: những kiến thức, thông tin cơ bản ở hầu khắp
các lĩnh vực từ xưa đến nay hầu như có thể tìm trên Internet mà chỉ cần một
chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng người học dễ dàng tìm được.
Hơn thế nữa, người học có thể trao đổi trực tiếp với người giảng bài. Điều này
đặc biệt thuận lợi cho việc xây dựng một xã hội học tập với nhu cầu học tập
suốt đời của mọi người, đáp ứng những yêu cầu của con người trong thời đại
4.0. Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi giáo dục - đào tạo phải tạo ra được
những con người năng động, tự lập, các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, nhất là
phải tạo điều kiện để phát huy tối đa óc sáng tạo của mỗi cá nhân.

Có lẽ khi tôi chọn đề tài này, các bạn sẽ cho rằng, một giáo viên dạy Tin
học trong thời đại 4.0 lại đi chọn một đề tài đơn giản thế này, sao không viết hay
nghiên cứu một đề tài nào đó hay hơn. Nhưng tôi thiết nghĩ rằng con người ta dù
giỏi giang, thành đạt như thế nào ai cũng có quê hương, nơi chôn rau, cắt rốn.
Người thầy không chỉ truyền thụ kiến thức chuyên môn mà còn giáo dục học
sinh hướng tới chân, thiện, mĩ. Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tinh thần
tự hào, tự tôn dân tộc nói thì rất dễ nhưng làm rất khó đặc biệt trong thời đại
công nghệ số như hiện nay.
Dạy học theo chủ đề tích hợp là một phương pháp mới đem đến cho giáo
dục giá trị thực tiễn. Với mong muốn học sinh được tiếp cận với tri thức nhiều
lĩnh vực, liên quan và hỗ trợ nhiều phân môn cùng giải quyết vấn đề thực tiễn,
có thể vận dụng kiến thức các lĩnh vực của môn học khác để giải quyết tình hình
thực tế… Vì vậy, tôi xin giới thiệu đề tài “Tích hợp giáo dục tình yêu quê
hương đất nước, tinh thần tự hào tự tôn dân tộc khi viết về cảnh đẹp quê
hương Thọ Xuân cho học sinh trường THPT4 Thọ Xuân thông qua bài “Bài
tập và thực hành 7 – Định dạng văn bản- Tin học 10”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng học tập mônTin học ở trường trung học phổ
thông. Đặc biệt là bài bài tập và thực hành 7 “Định dạng văn bản” - môn Tin học
lớp 10. Thông qua đó góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập môn Tin
học bằng việc tìm hiểu, sưu tầm và vận dụng các kiến thức liên môn vào bài học
một cách hợp lí, tạo cho các em sự đam mê, yêu thích môn Tin học. Từ đó, giúp
các em biết tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để
giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
1


1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 10A1, 10A3 mà tôi được phân công trực tiếp giảng dạy trong
năm học 2018 - 2019 và 2019 - 2020 ở trường THPT Thọ xuân 4.

1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp khái quát hóa các kinh nghiệm giảng dạy: Phương pháp này
được thực hiện thông qua công tác dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp.
- Phương pháp thực nghiệm: Thông qua thực tế giảng dạy tại các lớp
10A1,10A3 trường THPT Thọ xuân 4.
- Phương pháp điều tra đánh giá: điều tra sau khi thực hiện giáo án thực
nghiệm, thông qua việc giao bài tập, củng cố bài học kết hợp với giờ kiểm tra
đánh giá ở lớp và kết quả bộ môn cuối năm học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của dạy học tích hợp liên môn.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan
vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống;
giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao
thông...
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học
phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng
kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Định hướng mới về phương pháp giảng dạy tin học là khai thác những ưu
thế có tính đặc thù của tin học để tổ chức cho học sinh hoạt động giải quyết các
vấn đề thực tế và để học sinh chủ động cập nhật kiến thức trong môi trường số.
Coi trọng dạy học trực quan, thực hành. Phương pháp dạy học thực hành rất
quan trọng để phát triển năng lực sử dụng công cụ, phần mềm kĩ thuật số cho
học sinh; đặc biệt khi triển khai các chủ đề của định hướng Tin học ứng dụng.
Phương pháp dạy học nêu, giải quyết vấn đề phù hợp với nhiều chủ đề của định
hướng Khoa học máy tính nhằm phát triển tư duy máy tính cho học sinh. Học
sinh được cuốn hút vào các hoạt động học tập tự khám phá, bổ sung kiến thức
chứ không thụ động tiếp thu những kiến thức đã được giáo viên sắp đặt.
Nhìn chung, các giáo viên đều đã được tiếp cận, tìm hiểu vấn đề, thấy rõ
tác dụng, ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức các môn trong giảng dạy bộ môn

Tin học. Việc tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy đã bước đầu mang lại
kết quả, các giờ Tin học trở nên sôi động hơn với những hình ảnh, âm thanh, các
ví dụ minh họa, mô phỏng.… Vì thế các vấn đề lý thuyết trong môn Tin học
được cụ thể hóa sinh động, trực quan bằng những bức tranh, hình ảnh phong
phú, … Qua đó, học sinh đã được tiếp cận các kiến thức trong môn Tin học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng học tích hợp liên môn .
Hiện nay, nhiều giáo viên đã nỗ lực học hỏi, đổi mới phương pháp, sử
dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để người học được phát huy tính chủ động
2


tiếp nhận bài học. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên còn quan điểm và cách thực
hiện chưa nhất quán về tích hợp liên môn.
Có ý kiến phản đối hoặc thờ ơ với phương pháp tích hợp liên môn, không
ít người đã đứng ngoài để từ chối. Có nhiều lý do khách quan và chủ quan làm
cho họ không thể từ bỏ phương pháp dạy học truyền thống, truyền giảng và áp
đặt kiến thức một chiều theo kiểu “thầy đọc, trò chép”. Hoặc không giao việc
cho học sinh trong quá trình học tập.
Nhìn chung, vấn đề phương pháp dạy học hiện nay đang có tình trạng;
Giáo viên được trang bị phương tiện, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
nhưng việc sử dụng dạy học chưa thường xuyên hoặc kém hiệu quả.
Phương tiện, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực chỉ sử dụng khi
giáo viên dạy minh họa trong sinh hoạt chuyên môn, thao giảng hoặc thi giáo
viên giỏi.
Cùng đó, việc sử dụng phương tiện, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
trong giờ thi giảng mang tính “trình diễn, minh họa” chưa chú trọng và thực hiện
giải pháp đồng bộ nhằm kích thích hoạt động chủ động tiếp nhận của học sinh.
Với thực tế này thì việc thực hiện phương pháp tích hợp chỉ dừng lại ở phạm vi
nhỏ, chưa phổ biến và chưa lan tỏa nên dù cho phương pháp tiến bộ và hữu ích
nhưng hiệu quả còn rất hạn chế.

Bài tập và thực hành 7 “Định dạng văn bản” là một trong những nội dung
quan trọng ở chương Soạn thảo văn bản. Rèn luyện cho các em kĩ năng soạn
thảo và trình bày văn bản. Theo lẽ thường thì các em thực hành trên phòng máy.
Tuy nhiên thực tế cơ sở vật chất nhà trường hiện đang còn khó khăn thiếu thốn,
việc bố trí thực hành cho các em là rất khó khăn. Trên thực tế là các em học sinh
hiện nay được tiếp cận công nghệ rất sớm, hầu hết đều có Smart phone nên cách
soạn thảo hầu như các em đã nắm được. Nếu chỉ đơn thuần dạy những nội dung
thực hành mang tính chất “ bắt chước” thì các em sẽ dễ nhàm chán, tính hiệu
quả không cáo.Vậy tại sao giáo viên không thay đổi thay vì thực hành và soạn
thảo những văn bản có sẵn thì ta nên giao cho học sinh làm bài tập lớn theo
nhóm. Với hình thức này học sinh có nhiều thời gian làm bài tập, có nhiều tự do
và sáng tạo và sản phẩm được chờ đợi cũng thú vị hơn. Đồng thời giúp các em
có ý thức làm việc theo nhóm và tận dụng được các máy tính ở nhà. Và đặc biệt
trong bài tập và thực hành 7 này có nội dung soạn thảo về cảnh đẹp quê hương.
Thay vì soạn thảo nội dung có sẵn, giáo viên cho các em tự tìm hiểu, soạn thảo
và thuyết minh về cảnh đẹp ở quê hương mình. Giáo dục tình yêu quê hương đất
nước.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để dạy học tích hợp liên môn.
Để nâng cao hiệu quả của bài học thông qua việc tích hợp kiến thức liên
môn, bản thân tôi đã thực hiện các bước sau:
2.3.1. Xác định nội dung kiến thức cần tích hợp trong bài học
Văn học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Tiếng anh)

3


2.3.2. Xác định các phương pháp để dạy học tích hợp như:
+ Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
+ Phương pháp thảo luận nhóm
+ Phương pháp dạy học theo dự án.

+ Phương pháp trực quan.
+ Liên hệ thực tế và tự liên hệ thực địa….
2.3.3. Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy bài tập và thực hành 7 –Định
dạng văn bản.
a, Nội dung tích hợp.
* Môn Tin học
- Tin học lớp 10: Bài tập và thực hành 7 “ Định dạng văn bản”
+ Biết các định dạng ký tự, định dạng đoạn văn, định dạng trang trong soạn thảo
một văn bản bình thường. Ghi khắc sâu các lệnh định dạng đã học
+ Thực hành soạn thảo được một văn bản và áp dụng lý thuyết về các lệnh định
dạng vào thực tế trên máy vi tính.
* Môn Lịch sử
- Lịch sử lớp 10- Bài 19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong thế
kỷ X-XV” nhằm giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, tự hào về lịch sử
dân tộc, những tấm gương anh hùng.
*Môn Địa lí
- Địa lý địa phương: Giúp học sinh xác định được địa danh, nơi diễn ra các sự
kiện lịch sử
* Môn Giáo dục công dân.
- Công dân lớp 10 –Bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc” giáo dục tình yêu niềm tự hào với tình yêu quê hương, tổ quốc.
* Môn Tiếng anh
+Học một số từ mới vừa rất cần thiết với học sinh trong thời buổi khoa học công
nghệ ngày nay như: File, Save, Save as, Copy, Cut, Paste, Format, font,
Paragraph, Regular, Italic, Bold, Size, Left, Right, Top, Centered, Spacing, Print
Peview, Print, Bullets and Nubering, Line…
+ Củng cố lại cấu trúc tiếng anh về các khái niệm ký tự (character) về đoạn văn
(pharagraph).
* Môn Ngữ văn
- Ngữ văn 10 Tiết 56 Luyện tập viết bài văn thuyết minh.

+ Áp dụng kiến thức đã học về văn thuyết minh để viết thuyết minh về danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng ở Thọ Xuân
+ Rèn luyện óc quan sát, khả năng sử dụng ngôn ngữ vào vấn đề thực tế.
b, Kĩ năng.
- Rèn luyện kỹ năng viết luận, thuyết minh của học sinh khi đứng trước một vấn
đề, một sự kiện.
- Nêu cao tinh thần yêu quê hương, yêu những nét đẹp truyền thống, từ đó giáo
dục tình yêu nước.
4


- Học sinh tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ và phát huy các
giá trị văn hóa của quê hương.
-Vận dụng những kiến thức của môn học khác và kiến thức trong xã hội để có
được kiến thức mới.
- Vận dụng kiến thức để rèn luyện kỹ năng thao tác định dạng, trình bày một văn
bản đẹp, đúng chính tả trên máy vi tính bằng phần mềm word.
c, Thái độ.
- Bồi dưỡng khả năng vận dụng lý thuyết áp dụng vào nhiệm vụ thực tế.
- Tạo ý thức tập thể, tinh thần làm việc theo nhóm. Vừa phát huy năng lực bản
thân, vừa phát triển được sức mạnh của tập thể.
2.3.4.Tổ chức thực hiện.
TIẾT 46
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 7

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh biết:
-Thực hiện được việc định dạng văn bản theo mẫu.
-Thực hiện được việc định dạng kí tự, đoạn văn bản.

2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng gõ văn bản tiếng Việt
- Rèn luyện kỹ năng viết văn thuyết trình
- Rèn luyện kỹ năng định dạng, trình bày văn bản
3.Về thái độ:
Rèn luyện đức tính cẩn thận và thẩm mỹ trong soạn thảo văn bản
II. Những phương pháp được sử dụng
- Giáo viên làm mẫu, trình bày minh họa trên máy chiếu và giúp đỡ học sinh qua
hệ thống máy chủ cài phần mềm Netop shool quản lý phòng thực hành tin học.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện.
III. Phương tiên dạy học
1. Học liệu:
+Sách Đảng bộ huyện Thọ Xuân.
+ SGK các môn học Lịch Sử, Giáo dục công dân, SGk ngữ văn 10, SGk môn
Tiếng anh lớp 10, Sách giáo khoa Tin học 10.
+ Các văn bản mẫu, sưu tầm các tranh ảnh;+ Intenet
2. Giáo viên: bảng, máy chiếu, phòng máy vi tính cài đặt máy chủ quản lý.
3. Học sinh: Xem trước bài tập và thực hành 7: “Định dạng văn bản”, Giáo
viên yêu cầu học sinh viết bài thuyết trình về cảnh đẹp quê hương, di tích lịch sử
cách mạng ở huyện Thọ Xuân.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- Học sinh vào phòng thực hành ổn định tổ chức.
5


- Kiểm tra máy tính và các thiết bị: các máy đảm bảo và an toàn cho người sử
dụng.
-Tổ chức ngồi theo nhóm để trao đổi và báo cáo nội dung thực hành.
2.Kiểm tra miệng: (lồng vào quá trình thực hành)

3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài thuyết trình về cảnh
đẹp quê hương, di tích lịch sử cách mạng ở huyện Thọ Xuân.
(1) Mục tiêu: Biết cách gõ, định dạng, trình bày một đoạn văn bản
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: quan sát, phân tích, vấn đáp, thảo luận
nhóm. Các kĩ thuật dạy học được áp dụng: động não, nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm
(4) Phương tiện: Giáo án, máy chiếu, máy tính
Các phương pháp dạy học được sử dụng: Để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức
giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm,tìm hiểu và viết về những địa danh,
di tích lịch sử cách mạng ở địa phương em. Sau khi các nhóm viết bài, soạn thảo
và trình bày văn bản và báo cáo trước lớp, giáo dục cho học sinh tinh thần tự
giác làm việc và ý thức tập thể, các địa danh gần gũi với các em, giúp các em
hiểu hơn về lịch sử và thêm yêu quê hương đất nước.
Phần này cần tích hợp các kiến thức về Địa lí, Lịch sử, Ngữ văn, GDCD để
hình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GV: Chia lớp thành 3 nhóm. Giới
thiệu nhiệm vụ cho các nhóm:
Nhóm 1: 15 học sinh ( học sinh ở các
xã Thọ Lập, Thọ Minh)
GV: Các em có biết địa chỉ trường
chúng ta cụ thể ở đâu không?
HS: Trả lời:
Thôn 1 Yên Trường, xã Thọ Lập,
huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
GV: Đoàn thanh niên trường ta nhận
nhiệm vụ chăm sóc di tích lịch sử cách
mạng nào?
HS: Di tích lịch sử cách mạng nhà ông

Lê Văn Sỹ- nơi thành lập chi bộ Đảng
đầu tiên của Huyện Thọ Xuân.
GV: Cô giao nhiệm vụ cho nhóm 1 viết
về di tích lịch sử cách mạng nhà Ông
Lê Văn Sỹ nhé.
Nhóm 2: 15 học sinh( gồm các em ở
các xã Phú Yên, Xuân Tín)
Hàng năm, các em đều tổ chức đi lễ
6

NỘI DUNG BÀI HỌC
4. Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên

Ảnh: Di tích lịch sử cách mạng nhà ông
Lê Văn Sỹ xã Thọ Lập – Thọ Xuân –
Thanh Hóa.


hội Lam Kinh, các bạn tham dự đều rất
ấn tượng với một trò chơi dân gian vui
nhộn, nhiều màu sắc tại lễ hội và muốn
tìm hiểu thêm về trò chơi dân gian đó.
Đặc biệt, Tháng 10/2016, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam đã chính
thức công nhận Trò Xuân Phả (xã
Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hóa) là Di sản văn hóa phi vật
thể Quốc gia. Các em được phân công
viết một bài thuyết minh để giới thiệu,
tuyên truyền và phổ biến trò dân gian
này đến cho các bạn học sinh trong

trường.
Nhóm 3: 14 học sinh ( Các em ở xã
Xuân Châu).
GV: Các em là những bạn đang sinh
sống ở xã Xuân Châu, các em đã biết
hoặc thấy những tượng chú voi đá,
ngựa đá nằm sau mảnh đất của UBND
xã mình chưa? Các em có biết đó là
dấu tích gì không?
GV: Đó là dấu tích của Hành cung Vạn
Lại – Yên Trường, kinh đô kháng
chiến thời Lê Trung Hưng.
GV: Nhóm 3 tìm hiểu và viết về di tích
Ảnh: Di tích còn lại của phủ Vạn Lạinày nhé.
Yên Trường.
GV: Vậy là cô đã giao nhiệm vụ rất cụ thể cho mỗi nhóm. Các em có nhiệm vụ
tìm hiểu và trình bày về bài của nhóm mình. Và ở mỗi yêu cầu, vì đây là những
địa danh rất gần với chúng ta, vì vậy cô sẽ dành thời gian cho các bạn tìm hiểu
thực tế, chụp ảnh, viết bài và báo cáo vào tiết tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh thuyết trình về cảnh đẹp
quê hương, di tích lịch sử cách mạng ở huyện Thọ Xuân.
(1) Mục tiêu: Biết tìm hiểu, vận dụng kiến thức để viết và trình bày một văn bản
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: quan sát, phân tích, vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm
(4) Phương tiện: Máy chiếu, máy tính.
Giáo viên bộ môn mời các giáo viên môn khác đến dự cùng lớp.

Một số hình ảnh tổ chức hoạt động nhóm và báo cáo sản phẩm.
7



Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM 1 –LỚP 10A1
8


Một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử thì quá khứ không bao giờ mất đi,
mà ẩn hiện dưới rất nhiều hình thức văn hóa. Một ngôi chùa, ngôi đình, một điệu
dân ca, hay một điệu múa... nếu chỉ nhìn thoáng qua thì bất quá chúng ta chỉ
cảm nhận chúng như một thắng cảnh, một trò chơi thưởng ngoạn, nhưng nếu
xem xét kỹ chúng chứa đựng nhiều ký ức cổ xưa, nhiều ký hiệu mà ngay cả
những người trình diễn nó cũng không biết hết.
Trò Xuân Phả, một làng nhỏ ở xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, Thanh
Hóa hiện còn lưu lại năm điệu múa Ngũ quốc, nói về năm quốc gia, hay năm
phương đến chúc mừng nhà vua sau khi khải hoàn. Có lẽ sự tích và nội dung của
năm điệu múa đó lại không quan trọng bằng hồn cốt của dân tộc và của một thời
lắng đọng qua những hành vi rất cổ xưa, tới mức người ta có cảm giác, người
Xuân Phả và những điệu múa của họ chứa đựng những thông tin quá khứ bí ẩn
nhất của người Việt.

Thanh Hóa, ngoài các khu di tích lịch sử, thiên nhiên ban tặng vùng đất
này nhiều danh lam thắng cảnh, nơi dừng chân của khách tham quan khắp bốn
phương. Thanh Hóa còn được biết đến với nhiều loại hình nghệ thuật dân gian
đặc sắc như các điệu hò Sông Mã, trống cơm, dân ca Đi cấy, một trong số đó
chính là trò chơi dân gian Xuân Phả - ai đã một lần đến với lễ hội Lam Kinh

không thể không biết đến trò chơi này.
Đặc biệt, đến với Lễ hội Lam Kinh là được đến với trò Xuân Phả, với
điệu múa dân gian được cho là đặc sắc và độc đáo nhất Việt Nam.
Trò Xuân Phả là các trò diễn dân gian mô tả cảnh năm phương đến chầu,
đem những tiết mục múa hát đặc sắc của quốc gia họ để chúc mừng Hoàng đế
nước Việt xưa. Trò Xuân Phả được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm
để trở thành một tổ hợp múa dân gian đặc sắc, độc nhất vô nhị chỉ tồn tại ở làng
Xuân Phả nay thuộc xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Trò
9


Xuân Phả gồm có 5 điệu múa rất đặc biệt với tên gọi Hoa Lang, Tú Huần (Lục
Hồn Nhung), Ai Lao, Ngô Quốc và Xiêm Thành (Chiêm Thành). Trò Xuân Phả
thường diễn ra vào các ngày 10 từ đến 12 tháng 2 âm lịch hàng năm.
Nguồn gốc, lịch sử hình thành trò Xuân Phả
- Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định trò Xuân Phả tồn tại từ đời nhà Đinh, sau khi
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi vua.
Truyền thuyết địa phương kể lại rằng, vào thời Vua Đinh, đất nước có nạn giặc
ngoại xâm, nhà Vua sai sứ giả đi khắp nơi cầu bách linh, bách tính và hiền tài
cùng nhau đứng lên đánh giặc cứu nước. Khi sứ giả đi đến bờ sông Chu thì gặp
giông tố phải trú lại trong Nghè Xuân Phả. Đến đêm, thần Thành hoàng làng
Xuân Phả báo mộng về cách phá giặc, sứ giả vội về bẩm cáo lại với nhà Vua.
Vua thấy kế hay nên làm theo và quả nhiên thắng trận. Để tỏ lòng biết ơn Thành
hoàng làng Xuân Phả, nhà Vua đã phong tặng tước vương gọi là Đại Hải Long
Vương. Nhà vua còn ban thưởng cho dân Xuân Phả năm điệu múa trò để hàng
năm dâng lên Thành hoàng trong ngày hội làng. Có thể khẳng định rằng Trò
Xuân Phả là vũ điệu dân gian giành riêng cho Đại Hải Long Vương thành
hoàng làng Xuân Phả.
Khi giang sơn thống nhất, các bộ tộc và các nước lân bang mang lễ vật
triều cúng và ca vũ mừng nhà vua lên ngôi... Tưởng nhớ đến công lao người đã

âm phù thắng trận, Vua Đinh đã cho đem toàn bộ cống phẩm và trò diễn đến đền
thờ Đại Hải Long Vương mà không lưu lại ở kinh đô Hoa Lư. Vua lại giao cho
bà hoàng hậu quê ở Hà Nam chủ trì việc này. Bà xuất thân vốn là một ca vũ
cung đình, đã tiếp thu các điệu múa của các nước lân bang và huấn luyện thành
đội múa hàng, hàng năm cứ đến ngày 10-2 âm lịch, bà trực tiếp hướng dẫn đội
múa đến biểu diễn tại đền thờ thần Đại Hải Long Vương. Về sau dân làng Xuân
Phả xin bà truyền bá điệu múa ấy cho dân làng tự tập, tự diễn, từ đấy trở đi điệu
múa cũng có tên là múa Xuân Phả (hay còn gọi là Ngũ quốc lân bang đồ cống
tiến) và được các thế hệ người dân lưu truyền đến ngày nay, trở thành một sinh
hoạt văn hóa độc đáo ở Xứ Thanh”.
Nét đặc trưng trong những điệu múa của trò Xuân Phả
Trong 5 trò múa thì chỉ ba điệu Hoa Lang, Tú Huần và Xiêm Thành có mặt nạ.
Đặc biệt trò Hoa Lang, Xiêm Thành người ta không đeo mà ngậm mặt nạ nửa
mặt dưới bởi một nút gỗ vào miệng

10


Giá trị nghệ thuật, về vị thế của quốc gia Đại Việt qua trò dân gian Xuân Phả,
góp phần giáo dục ý thức lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
dân tộc
Tháng 10/2016, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam đã chính thức
công nhận Trò Xuân Phả (xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là
Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Đặc trưng ở Trò Xuân Phả là các “vũ công” nam có những động tác
phóng khoáng, tay chân mở rộng, khỏe, thể hiện “trong nhu có cương, trong
cương có nhu” với nhiều động tác múa, tuyến múa, đội hình múa, làm tôn nên
sắc thái văn hóa lúa nước, vẻ duyên dáng, tinh tế, kín đáo nhưng cũng rất mạnh
mẽ của người Việt.
Một số nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam nhận định, Trò Xuân Phả có

những nét khá giống một “lễ hội hóa trang” của người phương Tây, tuy nhiên
Trò Xuân Phả lại mang đậm yếu tố cung đình và dân gian Việt trong từng điệu
múa. Với những điệu múa độc đáo, có sự pha trộn yếu tố cung đình và dân gian
mang đầy tính chất ước lệ nhưng Trò Xuân Phả cũng rất huyền bí, lộng lẫy, phản
ánh quan niệm thẩm mỹ của dân tộc nói chung, của người nông dân nơi nó được
sinh ra nói riêng.
Hầu hết các đạo cụ diễn trò Xuân Phả đều chế tạo bằng những nguyên
liệu có sẵn như tre, trúc, gỗ, rễ cây si. Nhạc cụ là những chiếc trống, thanh la,
mõ hoặc xênh tre hết hợp cũng những điệu hò tạo thành những âm thanh hết sức
vui nhộn. Đơn giản là vậy nhưng chỉ có người Xuân Phả nhập cuộc thì mới ra
trò, ra chất Xuân Phả, bởi đó chính là một nét văn hóa trong đời sống tinh thần
của người dân nơi đây. Có lẽ cũng chính vì vậy mà trong suốt chiều dài lịch sử,
múa trò vẫn được lưu truyền một cách nguyên vẹn cho đến tận ngày nay. Nó đã
đi sâu vào đời sống tinh thần, là niềm tự hào của người làng Xuân Phả. Trò
Xuân Phả là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc nhất còn lưu giữ được tương đối
nguyên vẹn ở Thanh Hóa sau hàng trăm năm qua cho đến ngày nay.
Có thể nói, Trò Xuân Phả là một trong những di sản văn hóa phi vật thể hiếm
của xứ Thanh nói riêng và cả nước nói chung. Di sản phi vật thể này hội tụ các
tiêu chí: Có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh
sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người; được kế tục qua nhiều thế
hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự
nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

11


Trò Xuân Phả với nội dung “Ngũ quốc lân bang đồ tiến cống” được công
nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nhân thêm niềm tự hào cùng ý thức
trách nhiệm của người dân xứ Thanh trong bảo lưu, phát huy giá trị di sản văn
hóa của cha ông.

Trao truyền và lan tỏa
Từ nhiều năm qua, vào ngày 10 và 11/2 Âm lịch hàng năm, người dân
ở xã Xuân Trường và các vùng lân cận lại đổ về khu vực chùa Tạu (xã Xuân
Trường) để xem những “nghệ nhân nông dân” diễn Trò Xuân Phả trong lễ hội
cùng tên nhằm tôn vinh và lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc mà cha ông đã
để lại. Trò Xuân Phả được trao truyền bằng việc các cụ cao niên dạy lại người
trung niên và từ bậc trung niên chuyển giao tới các bạn thanh thiếu niên, thiếu
nhi và các cháu nhỏ, đó là bản sắc, là giá trị văn hóa mà không dễ gì nơi nào có
được, các thế hệ phải cố gắng giữ lấy.
Không chỉ gìn giữ khu biệt ở địa phương, trong khoảng hơn 20 năm trở
lại đây, dưới sự quan tâm của chính quyền sở tại, Trò Xuân Phả đã được “thoát
ly” để góp mặt trong nhiều sự kiện văn hóa - xã hội lớn của tỉnh Thanh Hóa và
cả nước. Những sự kiện lớn như: Chào Thiên niên kỷ mới (năm 2000), Festival
Huế 2004, 100 năm Sầm Sơn huyền thoại, Lễ hội truyền thống Lam Kinh (ngày
21 và 22/8 âm lịch hàng năm )... Trò Xuân Phả luôn hiện diện như một phần
không thể thiếu. Lần gần nhất, trong sự kiện thành nhà Hồ được UNESCO công
nhận là Di sản văn hóa Thế giới, trong các tiết mục văn hóa nghệ thuật của ngày
lễ đón mừng, Trò Xuân Phả cũng vinh dự được chọn biểu diễn. Qua những lần
xuất hiện ấy, Trò Xuân Phả đã đến gần hơn với công chúng trong và ngoài nước,
tranh thủ được thời cơ để quảng bá nét văn hóa đặc sắc của địa phương nói
riêng và Việt Nam nói chung đến với cộng đồng.

12


BI BO CO THC HNH NHểM 2 LP 10A1
Thọ Xuân Nơi thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Húa cú rt nhiu di tớch lch s in du thi k cỏch mng ho hựng
ca dõn tc. Cỏc chi b ng, cỏc chin s cỏch mng thi y luụn chn nhng
a im c coi l an ton lm c im n nỏu v t chc hot ng. Tri

qua bao bin c thng trm ca lch s, n nay, nhng a ch vn cũn
nguyờn giỏ tr v thi khc u tiờn cú ng.
Ti ngụi nh ca ng chớ Lờ Vn S thụn Yờn Trng, xó Th Lp,
huyn Th Xuõn, ngy 29-7-1930, theo s ch o ca x y Bc Kỡ, ng chớ
Nguyn Doón Chp ó ch trỡ Hi ngh i biu ca 3 chi b Hm H, Phỳc
Lc, Yờn Trng tuyờn b thnh lp ng b tnh Thanh Húa. ng chớ Lờ Th
Long c bu lm Bớ th Tnh y. Trong bi cnh tỡnh hỡnh lỳc by gi, thc
dõn Phỏp khng b, n ỏp cỏc t chc cỏch mng, thỡ vic la chn a im
ni õy thnh lp chi b ng u tiờn ca huyn Th Xuõn v thnh lp
ng b tnh l mt s la chn sỏng sut ca cỏc nh cỏch mng tin bi.

ễng Lờ Vn Thỡn (bờn phi) con trai c Lờ Vn S hin ang trụng coi di tớch
cỏch mng xó Th Lp, huyn Th Xuõn.
Xó Th Lp nm phớa t ngn sụng Chu, cỏch TP Thanh Húa khong 50
km, ni õy cú Di tớch cỏch mng ti nh c Lờ Vn S, thụn Yờn Trng, xó
Th Lp (Th Xuõn), ni thnh lp ng b tnh. Ngụi nh ngúi 3 gian cú phn
c v mt khong sõn rng, ging nc bờn hụng nh trụng rt i bỡnh d, thõn
quen. Chớnh gia gian nh l di nh ca c S c t mt ni rt trang trng.
Hai gian bờn l 4 tm bia ỏ ln lc ghi lch s thnh lp chi b ng, tờn cỏc
ng chớ tham gia ban chp hnh, c s in Bỏo Tin lờn (t bỏo u tiờn ca
ng b tnh). Ngụi nh c gia ch l ụng Lờ Vn Thỡn, 79 tui - con trai c
S trụng coi, gi gỡn, ụng t ho: Thõn sinh ra ụng l ngi hc rt gii. Xut
thõn t nh nụng nhng chu khú hc nờn sm giỏc ng cỏch mng v i theo
13


tiếng gọi của Đảng. Ông là con trai duy nhất của cụ cùng với 4 chị em gái vẫn
còn nhớ rất rõ hình ảnh của cụ miệt mài đọc sách, dạy chữ và bí mật hoạt động
cách mạng. Lớn lên ông đi bộ đội tham gia chiến đấu tại nước CHDCND Lào.
Trở về với cuộc sống đời thường, ông và các chị em, con, cháu trong gia đình

luôn rèn luyện, phấn đấu là công dân tốt. Hằng năm, vào mỗi dịp lễ Tết, ngày kỷ
niệm, gia đình ông và cán bộ lãnh đạo xã vinh dự được đón tiếp các đoàn của
Trung ương, tỉnh và các đơn vị tổ chức về nguồn, thắp hương cho cụ. Di tích
cũng nhận được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ, trong đó có cả những học sinh,
sinh viên tìm đến để hiểu rõ hơn về quá trình hình thành chi bộ Đảng Cộng sản
đầu tiên của huyện, nơi thành lập Đảng bộ tỉnh- là một trong những cái nôi của
phong trào cách mạng.
Nơi đây cũng diễn ra các hoạt động về nguồn ý nghĩa của Đoàn trường, dó là
nơi diễn ra các buổi ngoại khóa về lịch sử địa phương, là những buổi dâng
hương tưởng niệm, là những lần kết nạp đoàn thật ý nghĩa với bao thế hệ học
sinh.

Ông Lê Văn Thìn giới thiệu cho các em học sinh về sự ra đời của chi bộ Đảng
đầu tiên của Huyện Thọ Xuân.

14


Đồng chí: Thiều Viết Dũng- Bí thư đoàn trường THPT Thọ Xuân 4 đọc quyết
định kết nạp đoàn viên mới.
Tại đây thầy và trò trường em thật tự hào khi được đảm nhiệm việc chăm sóc
khu di tích lịch sử cách mạng đặc biệt này. Tổ chức dọn vệ sinh vào thứ 6 hằng
tuần và các ngày lễ.

Đoàn viên, thanh niên trường THPT Thọ Xuân 4 tổ chức dọn vệ sinh tại khu di
tích cách mạng nhà Ông Lê Văn Sỹ.
Hiện nay, được sự quan tâm hơn nữa của Đảng, Nhà nước, chính quyền
và nhân dân địa phương, di tích đang được trùng tu, tôn tạo. Nơi đây sẽ là địa
chỉ đỏ để các thế hệ tìm về. Trường chúng em đóng trên địa bàn Thôn Yên
Trường, Xã Thọ Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Là những người con của quê

hương cách mạng, hơn ai hết chúng em cảm thấy thật gần gũi và tự hào về
truyền thống cách mạng của cha anh, thêm yêu quê hương mình hơn. Chúng em
xin hứa ra sức học tập, rèn luyện phấn đấu thành con ngoan, trò giỏi, người có
ích cho xã hội.
15


BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH NHÓM 3 – LỚP 10A3
Hành cung Vạn Lại – Yên Trường kinh đô kháng chiến thời Lê Trung
Hưng
Thanh Hóa thật tự hào khi có tới 2 lần trở thành kinh đô của nước Đại
Việt xưa. Ngoài kinh thành An Tôn trên đất Vĩnh Lộc (nay gọi là thành nhà Hồ,
nước Việt chúng ta đã có thời lập hành điện ở Vạn Lại thuộc huyện Thuỵ
Nguyên, phủ Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá nay là xã Xuân Châu, huyện Thọ
Xuân. Nơi đây là vùng đất địa linh nhân kiệt, có mạch phát đế vương.
Cố đô Vạn Lại được vua Lê Trang Tông tạo lập năm 1546 (niên hiệu
Nguyên Hòa thứ 14) trên địa phận sách Vạn Lại . Năm 1553 vua Lê Trung
Tông cho dời hành dinh đến An Trường (còn gọi là Yên Trường) vì cho rằng
hình thế của An Trường rộng rãi sáng sủa. Năm 1573 đời vua Lê Thế Tông lại
chuyển hành dinh về Vạn Lại sau khi bị quân nhà Mạc tấn công đến An Trường.
Đất An Trường tên nôm cổ nhất là Kẻ Sánh. Thời Lý – Trần, ông Sính (tức
Sánh) mới bắt đầu khai phá đất hoang, lập trại ấp. Ông Sính mất, đất đai trở lại
hoang vu. Ông Nguyễn Thiện gốc người Trường An (Ninh Bình) gia nhập nghĩa
quân Lam Sơn, đánh giặc có công được phong tước Đại Trí tự, ban họ vua thành
Lê Thiện. Ông không làm quan xin ở lại khai thác đất cũ của ông Sính mà ông
Thiện từng một thời gian cư trú lánh nạn giặc Minh. Lê Thiện đem người họ
hàng và chiêu mộ dân nghèo đến Kẻ Sánh cày cuốc làm ăn, lập làng đặt tên An
Trường để con cháu đời sau không quên gốc tổ Tràng An (chữ An Trường phát
âm khác là Yên Trường).


Một cặp voi ngựa lộ ra (voi dài 2,6 m cao 1,4 m; ngựa dài 1,4 m, cao 0,95 m)
An Trường – Vạn Lại cùng chung dải đất miền bán sơn địa. Bởi ở kề sông
Lường (sông Chu) đồng ruộng An Trường được khai phá sớm, dân cư phát triển
nhanh chóng. Khi vua Lê chọn đất dựng cung điện, lập quân doanh, làng xã dĩ
nhiên sơ tán. Long Hồ vừa rộng, vừa sâu trở thành hồ thủy quân, từ đây thủy
quân Lê theo sông Lương ra sông Mã tiến đánh quân Mạc ngoài Bắc. Nó cũng là
đường giao thông vận tải thuận tiện, tiếp tế lương thực, mắm muối cho An
Trường.
16


Nhu cầu sinh hoạt thường ngày của cung đình, quân đội, quan lại và dân
chúng trong khu vực kinh thành cần phải có phố xá, quán hàng, chợ búa... Ngoài
ra còn mở rộng bến thuyền, bến đò. Một vụ “cháy lớn xảy ra, gió to, lửa bốc
mạnh, cháy lan cả phủ dinh, trại quân, giải vũ, phố xá đến vài nghìn nhà, mây
sắc đỏ che kín cả mặt trời, khói đen đầy trời từ giờ ngọ đến giờ thân mới tắt...”
(Đại Việt sử ký toàn thư). Hậu quả vụ cháy lớn cho thấy lúc ấy, An Trường
không phải hành cung, hành điện (nơi vua tạm nghỉ khi đi ra ngoài), nó là một
kinh thành, kinh thành kháng chiến, thủ đô Trung hưng của nhà Lê.
Dù không có sử liệu ghi chép rõ việc kiến thiết xây dựng An Trường –
Vạn Lại như thế nào, nhưng dựa vào địa danh các cánh đồng, ta được biết một
số công trình từng tồn tại trong kinh thành kháng chiến:
- Đầu phủ: Phía Tây cung vua phủ chúa.
- Trung Phủ: Khoảng giữa cung điện.
- Phủ Đường: Dấu tích xưa xây dựng phủ đường.
- Hồ Sen: Hồ thả sen của vườn ngự.
- ... ...
Theo những thư tịch cổ thì năm Bính Ngọ (1546), Thái sư Trịnh Kiểm đã
lập hành điện ở đây để đón vua Lê Trang Tông từ Ai Lao về nước. Trong 47 năm
(1546-1593) Tại Kinh đô Vạn Lại đã tổ chức 7 khoá thi, 45 người đỗ tiến sĩ, có

hơn 30 người trở thành Thượng thư. Tại Văn Miếu Hà Nội có 82 bia tiến sĩ,
trong đó có 7 bia thi các khoa ở Vạn Lại.
Trên văn bia đặt tại Văn Miếu Hà Nội còn ghi về khoa thi này như sau:
"Bấy giờ, những dũng tướng nanh vuốt xông pha ở nơi tên đạn thì nhiều
mà mưu thần tâm phúc giúp vận trù ở nơi màn trướng thì ít. Bèn vào năm
Giáp Dần niên hiệu Thuận Bình thứ 6 bắt đầu đặt Chế khoa, đích thân
Hoàng đế ra đề thi văn sách hỏi về đạo trị nước xưa nay”. Chế khoa năm
đó lấy đỗ 13 tiến sĩ chia làm hai giáp: Đệ nhất giáp Chế khoa xuất thân
(gồm 5 vị) và Đệ nhị giáp đồng Chế khoa xuất thân (8 vị)"
Cung thất phủ khố ở Vạn Lại - An Trường vẫn tồn tại và được tu sửa sau khi nhà
Lê - Trịnh dời đô về Thăng Long, cho đến khi quân Tây Sơn bắc tiến thì đã đập
phá gần hết. Ngày nay dấu vết không gian kinh đô xưa chỉ còn trong tàn phế.

Bà con, nhân dân địa phương tổ chức dâng hương
17


Có lẽ cả dân tộc chúng ta đã quên vùng đất Kinh đô này! Trong những
năm gần đây, chính quyền địa phương và nhân dân đã và đang góp sức để giữ
gìn và bảo tồn một số vật còn lại. Bà con trong vùng cũng đến thắp hương vào
các dịp lễ, Tết Chính quyền địa phương cũng đã quan tâm, tổ chức dọn dẹp và
bảo vệ. Tuy nhiên chúng em thiết nghĩ các nhà sử học và các cơ quan văn hóa,
nhà nước cần khai quật Kinh đô Vạn Lại để chúng ta thêm hiểu và yêu lịch sử
hào hùng của dân tộc.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Lớp

10A1, 10A3
Chưa áp dụng

đề tài
10A1, 10A3
Sau khi áp
dụng đề tài

Kết quả khảo sát trước khi áp dụng đề tài

Giỏi
Khá
Trung
Yếu
số
bình
SL % SL
%
SL % SL %

Kém
S
L

%

82

1

1,5

19


23,1 42

51,2 10

12,1

10

12,1

82

10

12,
3

52

63,4 20

24,3 0

0

0

0


Qua bảng so sánh kết quả học tập của 02 lớp (10A1, 10A3) năm học
2018- 2019 và 2019 – 2020 trước khi áp dụng đề tài và sau khi áp dụng đề tài tôi
nhận thấy việc sử dụng kiến thức liên môn trong các tiết dạy, đặc biệt là bài 7:
Nó không chỉ đơn thuần là đảm bảo lượng kiến thức chuyên môn, bài dạy, nó
vượt xa ở mức độ “soạn thảo, trình bày văn bản” mà hơn hết với bản thân tôi là
giáo viên đứng lớp, tôi đã tổ chức phương pháp dạy này cho học sinh của mình
trong các năm học gần tôi đã rất ngạc nhiên với sự sáng tạo, tìm tòi của học sinh
mình, qua mỗi thế hệ học sinh các em đều có cảm nhận và sản phẩm thu được
khác nhau, nội dung ngày càng phong phú, tìm hiểu một cách sâu sắc hơn, kết
quả thu được ở đây nó không chỉ đơn thuần là những con số mà cái học sinh và
bản thân người dạy thu được là rất ý nghĩa. Các bạn ấy không còn là những bạn
học sinh ở vùng nông thôn, thiệt thòi, thụ động mà hơn hết các em biết tự giác,
biết tìm tòi và hơn hết là sự cảm nhận sự tự hào với quê hương, nơi chôn rau cắt
rốn. Các em đã rất xúc động, ngạc nhiên và hơn hết là sự tự hào, có em đã nói
rằng “ Thưa cô cùng các bạn, đó là nơi em được sinh ra, lớn lên, hằng ngày em
vẫn đi qua những nơi đó, nhưng thực sự từ trước đến nay em chỉ nghĩ đó là
những con voi đá, ngựa đá, tên của những xứ đồng nơi em vẫn thường đi làm
cùng gia đình, mà em không biết rằng chôn sâu ở đó là cả giai đoạn lịch sử hào
18


hùng của dân tộc, quê hương trải qua bao thăng trầm biến cố lịch sử. Em cảm ơn
cô giáo cùng các bạn đã cho em trải nghiệm thú vị này!”
Đối với các em học sinh
Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động,
hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập
cho học sinh. Các em được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải
quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy
móc.Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh
không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác

nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát
cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
Đối với giáo viên
Giáo viên đã tìm hiểu những kiến thức có liên quan đến các môn học
khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó. Với việc đổi
mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người
truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học
của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan
có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên
trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác
dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần
phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng
lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào
tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các
trường sư phạm.
3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy đã và đang trở thành xu thế
tất yếu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kỳ chấn hưng nền giáo
dục nước nhà nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh để
hướng đến một nguồn nhân lực có chất lượng cao. Chính vì lẽ đó việc dạy học
tích hợp liên môn đã và đang diễn ra ở hầu khắp các bộ môn, trong đó có môn
Tin học. Bởi lẽ:
- Dạy học tích hợp kiến thức liên môn giúp cho giờ học trở nên sinh động
hơn. Vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia
vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy được tính tích cực của học
sinh.
- Dạy học tích hợp liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên
tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận, tức là

khi xem xét một vấn đề nào đó phải đặt chúng trong mối quan hệ quy chiếu, từ
đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
19


- Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học
bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình
huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế
giới cuộc sống.
- Dạy cho học sinh sử dụng kiến thức trong những tình huống cụ thể, thay
vì tham nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức lý thuyết đủ loại. Từ đó, tập dượt
cho học sinh biết vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào các tình huống thực
tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, có năng lực
sống tự lập.
- Xác lập được mối quan hệ giữa các khái niệm đã học với hệ thống thông
tin trong quan hệ với những môn học khác. Thông tin càng đa dạng, phong phú
thì tính hệ thống sẽ càng cao. Có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được
kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học vào những tình huống thách
thức, bất ngờ trong cuộc sống.
3.2. Kiến nghị.
Để đảm bảo cho việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và
học môn Tin học trong khuôn khổ đề tài này, tôi xin có một vài đề xuất như sau:
- Đối với Sở giáo dục và Đào tạo:
+ Cần tăng cường tập huấn về chuyên môn, đặc biệt là tổ chức các hội nghị
về trao đổi, học tập, vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - học, viết
SKKN để giáo viên các trường có thể học hỏi lẫn nhau nhằm đưa phong trào dạy
- học và viết SKKN có hiệu quả hơn.
- Đối với nhà trường:
+ Cần tăng cường đưa chủ đề dạy học tích hợp liên môn vào các dịp thao
giảng.

+ Tích cực cho học sinh tham gia các cuộc thi liên quan đến chủ đề tích
hợp, liên môn mà Bộ đã phát động.
+ Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được giao lưu với các đơn vị trên
địa bàn thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề.
- Đối với giáo viên:
+ Cần chủ động trong việc tiếp cận chủ đề dạy học tích hợp liên môn.
+ Tìm kiếm các thông tin, hình ảnh, tư liệu, các tài liệu tham khảo, … có
liên quan đến bộ môn để có thêm tư liệu sử dụng khi lên lớp.
Những vấn đề trình bày trong đề tài này chỉ mang tính chất chủ quan.
Trong thực tế giảng dạy tùy theo mục tiêu cụ thể của từng bài, tùy thuộc vào
năng lực, trình độ học sinh, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà giáo viên có sự lựa
chọn các môn học tích hợp sao cho phù hợp, tương ứng nhằm kích thích tư duy,
khả năng sáng tạo và tinh thần chủ động, tích cực của học sinh. Vì vậy khi thực
hiện khó tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến
của các cấp lãnh đạo, ý kiến trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp để đề tài
này được hoàn thiện tốt hơn, có hiệu quả cao hơn khi áp dụng vào thực tế giảng
dạy .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
20


XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 20 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Phùng Thị Vân


21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sách giáo khoa Tin học 10- Hồ Sĩ Đàm (chủ biên)- Nhà xuất bản Giáo dục
[2].Sách giáo viên Tin học 10- Hồ Sĩ Đàm (chủ biên)- Nhà xuất bản Giáo dục
[3]. Tài liệu tập huấn giáo viên THPT
[4]. Sách giáo khoa Lịch sử 10- Nhà xuất bản Giáo dục.
[5]. Sách giáo khoa giáo dục công dân 10- Nhà xuất bản Giáo dục
[6]. Sách giáo khoa Ngữ văn 10- Nhà xuất bản Giáo dục
[7]. Đảng bộ Huyện Thọ XuânNguồn Internet.

22


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phùng Thị Vân
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ phó chuyên môn, Trường THPT 4 Thọ Xuân

TT

Tên đề tài SKKN

Kết quả
Cấp đánh giá xếp
đánh giá
loại
xếp loại


1. Phát huy tính tích cực của học
sinh trong tiết dạy-học bài Mảng Sở giáo dục và
một chiều- Tin học 11, tiết 1
đào tạo Thanh
Hóa
2. Phát huy tính tích cực của học
sinh trong tiết dạy và học bài
Kiểu xâu- Tin học 11.
3. Áp dụng phương pháp Quy
hoạch động để giải bài toán
trong Tin học có tính chất đệ
quy.

Năm học
đánh giá xếp
loại
2011 – 2012

C

2012 - 2013
Sở giáo dục và
đào tạo Thanh
Hóa

C

2014 - 2015
Sở giáo dục và

đào tạo Thanh
Hóa

B

Sở giáo dục và
đào tạo Thanh
Hóa

C

2016-2017

5. Áp dụng thuật toán sàng nguyên Sở giáo dục và
tố để giải một số bài tập về số
đào tạo Thanh
nguyên tố trong Tin học nhằm
Hóa
nâng cao chất lượng bồi dưỡng

C

2017-2018

4. Phát huy tính tích cực của học
sinh bằng phương pháp dạy học
hợp tác trong bài - Bài tập và
thực hành 5- Tin học lớp 11

23



×