Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 21 trang )

1

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam không chỉ có lịch sử lâu đời mà còn có nhiều kinh
nghiệm trong giáo dục lịch sử. Đảng và nhà nước ta đã kế thừa và phát huy
những bài học quý báu của cha ông về việc chú trọng đến giáo dục lịch sử. Năm
1941 khi về Pắc Bó trực tiếp lãnh đạo nước ta Nguyễn Aí Quốc đã biên soạn
quyển Lịch sử nước ta mở đầu bằng hai câu thơ:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Hai câu thơ trên không chỉ nêu lên sự cần thiết phải học lịch sử, mối quan
hệ giữa quá khứ với hiện tại mà còn có ý nghĩa về phương pháp dạy học, phải
biết để tường hiểu sâu sắc. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, cuộc
cách mạng khoa học công nghệ như một luồng gió mới thổi vào và làm lay động
nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Hơn bao giờ hết con người đang đứng trước
những diễn biến thay đổi to lớn phức tạp về lịch sử xã hội và khoa học kĩ thuật.
Nhiệm vụ trên đây đã đặt ra cho người giáo viên bên cạnh việc bồi dưỡng
kiến thức chuyên môn thì phải cải tiến phương pháp dạy học nâng cao chất
lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Như chúng ta đã biết môn lich sử có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với
việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền
thống dân tộc, tự hào với thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên và từ đó
xác định nhiệm vụ trong hiện tại có thái độ đúng đối với sự phát triển hợp quy
luật của tương lai. Như chúng ta thấy con đường nhận thức ngắn nhất sẽ là con
đường “ đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” và phương tiện hết sức
cần thiết để đi được trên “con đường” nhận thức này chính là “các dụng cụ trực
quan”. Đặc biệt trong hướng dạy học mới hiện nay, yêu cầu người giáo viên phải
biết tạo điều kiện cho học sinh tự tìm tòi khai thác kiến thức, biết điều khiển
hoạt động nhận thức của mình bằng các “đồ dung trực quan” chính vì thế mà “
đồ dung trực quan” đã trở thành một nhân tố khá quan trong trong hoạt động


dạy hoc vi nó vừa là phương tiện giúp học sinh khai thác kiến thức, vừa là
nguồn tri thức đa dạng, phong phú mà học sinh rất dễ nắm bắt.
Chúng ta cũng biết, Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 2 khóa VIII đã nhấn
mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD-ĐT khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng
các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học đảm
bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…”
Qua nhiều năm giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS đặc biệt là từ khi
thực hiện thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học tôi nhận thấy
đây là một vấn đề bổ ích về lí luận cũng như thực tiễn. Nó có ý nghĩa rất lớn đối
với việc nâng cao chất lượng bộ môn bởi vì đối tượng là học sinh THCS thì về
mặt thể chất cũng như tinh thần, sự nhận thức, năng lực tư duy..của các em đã
phát triển ở mức độ cao hơn các em ở bậc tiểu học. Nếu được khơi dậy đúng
mức tính tích cực, sự chủ động trong học tập cũng như các hoạt động khác


2

không những làm cho các em thu nhận được một lượng tri thức tốt nhất cho bản
thân mà còn là cơ sở vững chắc để các em bước vào bậc THPT. Từ trước tới nay
đã có rất nhiều người đề cập đến vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh
trong học tập lịch sử từ bậc THCS đến đại học. Tuy nhiên những vấn đề mà các
nhà nghiên cứu đưa ra chỉ áp dụng cho một bậc học cụ thể mà ít đi sâu vào một
khối lớp cụ thể vì vậy trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ xin lưu ý đến một
khía cạnh gắn liền với việc giảng dạy nhiều năm môn lịch sử đó là: “Phương
pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử lớp 6”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này nhằm mục đích là góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao
chất lượng giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS nơi tôi đang giảng dạy, đồng
thời cũng là để trao đổi, học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp nhằm nâng

cao trình độ chuyên môn cũng như phương pháp dạy học. Những vấn đề mà tôi
nêu ra trên cơ sở được trang bị những kiến thức cơ bản nhất, phương pháp dạy
học lịch sử cũng như việc sử dụng đồ dung trực quan, thực nghiệm sư phạm ở
trường THCS
Nếu giáo viên chỉ làm chức năng truyền thụ kiến thức thì sẽ thực hiện
phương châm “giáo viên là trung tâm” học sinh sẽ thụ động tiếp nhận kiến thức,
sẽ học thuộc lòng những gì thầy cô giảng và cho ghi cũng như trong sách đã
viết. Chúng ta đều biết rằng việc dạy học được tiến hành trong một quá trình
thống nhất gồm hai khâu có tác dụng tương hỗ nhau đó là: giảng dạy và học tập.
Cả việc giảng dạy và học tập đều là một quá trình nhận thức, tuân theo những
quy luật nhận thức. Nhận thức trong dạy học được thể hiện trong hoạt động của
giáo viên và học sinh đối với việc truyền thụ và tiếp thu một nội dung khoa học
được quy định trong chương trình với những phương pháp dạy học thích hợp,
những phương tiện hình thức cần thiết để đạt được kết quả nhất định đã đề ra.
Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của
việc phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Nhà giáo dục người Đức
là Disterverg đã khẳng định đúng đắn rằng: “Người giáo viên tồi truyền đạt chân
lí, người giáo viên giỏi dạy cách tìm ra chân lí”.Vì vậy, việc cho các em quan sát
đồ dung trực quan rồi từ đó cho các em rút ra những nhận xét, tiếp thu tri thức,
bồi dưỡng, rèn luyện về học tập là con đường phát triển tối ưu của giáo dục.
Việc phát huy tính tích cực của học sinh trong việc sử dụng đồ dung trực quan
trong học tập môn lịch sử là điều cần thiết và quan trọng để nâng cao hiệu quả
giáo dục. Đó chính là lí do chủ yếu để nghiên cứu vấn đề này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung chương trình SGK, sách bài tập lịch sử THCS.
- Sách hướng dẫn giáo viên, phân phối chương trình lịch sử THCS, thuật
ngữ lịch sử và các tài liệu có lien quan.
- Đối tượng học sinh THCS, đặc biệt là học sinh lớp 6.
- Giáo viên dạy bộ môn và thực trạng việc sử dụng đồ dung trực quan ở
trường THCS hiện nay.



3

1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, phán đoán.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp khảo sát đánh giá.
1.5. Những điểm mới
Việc áp dụng SKKN này vào thực tiễn giảng dạy góp phần nâng cao chất
lượng học tập bộ môn Lịch sử của học sinh, giúp các em vừa ôn luyện được kiến
thức cũ, phát hiện nội dung kiến thức mới. Từ đó các em lĩnh hội tri thức một
cách nhẹ nhàng, hứng thú, say mê học tập, rèn cho các em tư duy sáng tạo nhằm
nâng cao chất lượng bộ môn.
2. Nội dung SKKN
2.1. Cơ sở lí luận
Thực hiện chủ trương Chính sách của Đảng và Nhà nước đó là đẩy mạnh
quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, một trong những chủ trương
quan trọng đó là đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo cho phù hợp
với sự phát triển mới của xã hội. Kỳ họp thứ 2 Quốc họi khóa VII đã khẳng
định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu và việc đó đã đi vào nhiều hành động cụ
thể, thiết thực và hiệu quả. Đáp ứng nhu cầu đó chúng ta đã thực hiện đổi mới
nội dung, chương trình SGK, đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học,
nhằm giáo dục đào tạo những thế hệ con người năng động, sáng tạo và chủ động
trong lao động học tập, xây dựng Tổ quốc.
Từ đó đội ngũ giáo viên phải thường xuyên tự học tự rèn luyện, tự bồi
dưỡng nâng cao trình độ tay nghề đáp ứng nhu cầu mới đề ra.
Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp học của học sinh bây giờ là phải
chủ động, phải sáng tạo tự tìm kiếm lĩnh hội tri thức là chủ yếu giáo viên chỉ là

người tổ chức hướng dẫn trong đó có phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
Cần phải tiếp thu những điểm cơ bản có tính nguyên tắc của cách dạy truyền
thống song phải luôn luôn đổi mới, làm một cuộc cách mạng trong người dạy và
người học để khắc phục sự bảo thủ, thụ động. Chính vì vậy việc các em tự học
tự tìm hiểu là vô cùng quan trọng, nó hình thành phương pháp học, phương pháp
làm việc của học sinh.
Một trong những bộ môn hình thành phương pháp học đó là môn lịch sử.
Nhiệm vụ của bộ môn lịch sử là: tạo ra cho học sinh những hình ảnh cụ thể,
sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, những biểu tượng về
con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định,
trong những điều kiện lịch sử cụ thể.
Vì vậy, bên cạnh những tài liệu lịch sử SGK, lời nói sinh động của giáo
viên thì cần phải sử dụng đồ dùng trực quan (ĐDTQ).
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Đối với học sinh: Ở các nước Phương Tây bộ môn lịch sử được coi là
môn học quan trọng trong nhà trường. Nhưng ở nước ta đa số học sinh cho là
bộ môn Sử được xếp vào hàng thứ yếu sau Toán, Văn, Ngoại ngữ. Vì vậy các


4

em ít hứng thú khi học môn Lịch sử. Các em chỉ chú tâm làm bài tập, học ở
những môn nhiều giờ còn những môn ít giờ như môn Sử thì các em còn thờ ơ.
Phải chăng các em không thích học môn Lịch sử? hay bộ môn Lịch sử chưa
hấp dẫn các em.
Đối với giáo viên: Việc đổi mới phương pháp dạy học là một tất yếu mang
lại nhiều kết quả khả quan. Song vẫn còn bộ phận giáo viên vẫn còn thờ ơ chất
lượng học tập của học sinh, không cần biết học sinh có thích học hay không nên
còn dạy “chay” ít đầu tư vào bài dạy thuyết trình là chủ yếu. Có thể việc sử dụng
Đ DTQ không đơn giản đòi hỏi việc đầu tư về thời gian công sức nhiều

hơn. Thực tế một số GV không chỉ dạy Sử mà các môn khác chỉ sử dụng ĐDTQ
khi thao giảng GV giỏi, khi có thanh tra. Hoặc có sử dụng ĐDTQ nhưng cho có
vì không miêu tả, không giải thích…thì cũng vô tác dụng. Chính vì vậy mà sự
học hỏi đầu tư vào giáo án, giờ dạy còn nhiều hạn chế. Điều đó đã ảnh hưởng
đến việc tiếp thu bài của học sinh. Còn phía nhà trường thì như thế nào.
Nhà trường: Những năm gần đây việc đầu tư thiết bị dạy học của nhà
trường là đáng kể. Cùng với sự quan tâm của phụ huynh học sinh trường đã đầu
tư 12/13 máy chiếu. Sự đầu tư của các cấp các nghành, thư viện nhà trường
ĐDTQ đã tăng lên đáng kể. Nhưng trong quá trình giảng dạy vẫn gặp không ít
những bài trong SGK thì có tranh ảnh nhưng trong thư viện lại không có.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Khái niệm đồ dùng trực quan (ĐDTQ): Là những phương tiện giúp học
sinh lĩnh hội được kiến thức nhanh nhất, hiểu nhất.
Việc sử dụng ĐDTQ hướng tới hoạt động tự phát hiện, tự khám phá. Trong
dạy học lịch sử việc tiếp nhận thông tin từ dữ liệu là khâu đầu tiên không thể
xem nhẹ. Vì thế ĐDTQ giúp cho việc tạo ra ở học sinh những hình ảnh lịch sử
cụ thể, sinh động chính xác. Bởi ĐDTQ rất phong phú đa dạng gồm:
- Mô hình vật thật ( phục chế)
- Tranh ảnh
- Sơ đồ
- Lược đồ
- Ghi âm lời nói của nhân chứng lịch sử
- Băng ghi hình di tích lịch sử
- Các tác phẩm nghệ thuật
- …..
Dạy học Lich sử ngoài kênh chữ ra chúng ta có rất nhiều kênh hình như đã
nêu trên. Vấn đề chúng ta sử dụng như thế nào?
Khi dạy bài (mục) liên quan đến bản đồ người giáo viên phải thuyết trình,
giới thiệu đây là bản đồ gì. Hay khi dạy đến lược đồ cũng phải giới thiệu tên
lược đồ, giới thiệu các chú thích về màu sắc, các kí hiệu trên bản đồ.

Yêu cầu của người giáo viên dạy sử nói riêng và các bộ môn khác nói
chung đó là nghiên cứu soạn bài và chuẩn bị bài chu đáo. Sau khi đã giới thiệu
học sinh nắm được đó là bản đồ gì? Thì nhiệm vụ tiếp theo là trình bày diễn biến
trên lược đồ sau đó mới gọi học sinh lên chỉ. Gỉa sử học sinh đã chuẩn bị bài ở


5

nhà có lên trình bày được thì người giáo viên vẫn phải trình bày một lượt và cuối
cùng là nhận xét uốn nắn.
Hay khi sử dụng những bài có liên quan đến tranh ảnh thì yêu cầu người
giáo viên dạy sử phải miêu tả làm sao cho học sinh nắm bắt được bức tranh đó
nói gì.
Và khi chúng ta sử dụng ĐDTQ là băng ghi âm lời nói của nhân chứng lịch
sử thì người giáo viên dạy sử phải chuẩn bị băng, đài.
ĐDTQ rất đa dạng, vì vậy sử dụng ĐDTQ cũng có nhiều cách khác nhau.
Nhưng cuối cùng của việc sử dụng ĐDTQ là mang lại cho học sinh sự hứng thú,
say mê tìm tòi trong bộ môn Lịch sử.
Qúa trình áp dụng ĐDTQ:
Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, là hiện thực trong quá khứ, là tồn tại
khách quan không thể phán đoán suy luận để biết lịch sử. Vì vậy tôi thiết nghĩ
nhiệm vụ đầu tiên tất yếu của bộ môn lịch sử là tái tạo lịch sử. Cho học sinh tiếp
xúc với những chứng cứ, những dấu vết của quá khứ tạo ra những hình ảnh cụ
thể, sinh động, chính xác về các sự kiện hiện tượng lịch sử. Nhưng sử dụng
ĐDTQ cũng là một nghệ thuật.
ĐDTQ đầu tiên tôi muốn đề cập đến là:
Thứ 1: Sử dụng sơ đồ.
Trong nội dung này cần dùng sơ đồ để giới thiệu những kiến thức mới làm
cho học sinh nắm được, ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc. Mặt khác học sinh
phải biết móc xích kiến thức vừa học với kiến thức đã học ở các bài trước, vì vậy

giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy và trình độ học sinh để sử dụng
phương pháp dạy học cho có hiệu quả. Có thể sử dụng sơ đồ theo nhiều cách.
Giáo viên lập sơ đồ lên bảng rồi dùng phương pháp giảng giải cho học sinh
hiểu và nắm bắt kiến thức. Phương pháp này có thể dùng khi ta dạy những bài
đầu tiên để học sinh làm quen với phương pháp sơ đồ hoá hoặc khi ta dạy với
đối tượng học sinh trung bình. Nhược điểm của phương pháp này là hiệu quả
không cao vì học sinh nắm kiến thức một cách máy móc không phát huy được
tính sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh.
- Ví dụ 1: Khi dạy bài 2: Cách tính thời gian trong Lịch sử (Lịch sử 6), giáo
viên có thể thiết kế sơ đồ như sau:

{

{

{{

Trước công nguyên

{

179

Công nguyên

CN

40

542


Từ sơ đồ học sinh dễ dàng xác định: Công nguyên, trước CN, cách xác
định mốc thời gian trên sơ đồ.


6

- Ví dụ 2: Khi dạy bài 3: Xã hội nguyên thuỷ (Lịch sử 6), để giúp học sinh
thấy rõ nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ hình thành xã hội
mới – Công xã thị tộc, giáo viên chuẩn bị sơ câm, trên cơ sở nội dung đã học ở
phần đầu, giáo viên giúp học sinh hoàn thiên sơ đồ.
Giàu
Công cụ
sản xuất bằng
kim loại

Năng suất lao
động tăng

Sản phẩm
dư thừa

Nghèo

Xã hội
có giai cấp

Xã hội nguyên
thuỷ tan rã


3.3.3. Sử

Công xã thị tộc
ra đời

Khi kiểm tra đánh giá giáo viên có thể sử dụng câu hỏi tự luận hoặc sơ đồ.
Để có thể sử dụng sơ đồ trong khâu này cũng có nhiều cách. Có thể sử dụng sơ
đồ khuyết thiếu hoặc sơ đồ câm để yêu cầu học sinh hoàn thành.
-Ví dụ 3: Khi dạy bài 12: Nước Văn Lang. GV thiết kế sơ đồ như sau:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
HÙNG VƯƠNG
Lạc hầu – Lạc tướng
(Trung ương)

Lạc tướng
(Bộ)

Bồ chính
( Chiềng, Chạ)

Lạc tướng
(Bộ)

Bồ chính
(Chiềng, Chạ)

Bồ chính
(Chiềng, Chạ)



7

Ngay khi mới vào mục 1. Sau khi cho học sinh đọc bài, giáo viên đưa luôn
sơ đồ này và học sinh dễ phát hiện, nắm bắt được. Đứng đầu nhà nước là Hùng
Vương, giúp việc cho vua là Quan văn (Lạc hầu), Quan võ (Lạc tướng). Dưới
Trung ương là Bộ do các Lạc tướng đứng đầu, dười Bộ là Chiềng chạ (làng bản)
do Bồ chính đứng đầu. Với những sơ đồ dạng như thế này giúp tư duy học sinh
trở nên rõ ràng, khúc chiết. Dạy bộ môn lich sử không phải chỉ minh họa SGK
và lời giảng mà cần tạo ra những dữ liệu để tổ chức dạy học giải quyết vấn đề, tổ
chức hoạt động tìm kiếm phát hiện tri thức mới của học sinh giúp cho các em tự
làm việc và thể hiện mình.
Khi kiểm tra đánh giá giáo viên có thể sử dụng câu hỏi tự luận hoặc sơ đồ.
Để có thể sử dụng sơ đồ trong khâu này cũng có nhiều cách. Có thể sử dụng sơ
đồ khuyết thiếu hoặc sơ đồ câm để yêu cầu học sinh hoàn thành.
Thứ 2: Sử dụng lược đồ
Lược đồ chiếm một phần lớn ĐDTQ trong dạy học lịch sử.
Khi tôi dạy bài: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
GV phải sử dụng lược đồ hình 55-SGK. Với chiến thắng này quân ta phải
dựa vào 3 yếu tố quan trọng: thiên thời, địa lợi, nhân hòa để làm nên lịch sử. Và
để học sinh nắm được diễn biến tất yếu học sinh phải đọc dữ liệu SGK, sau đó
trình bày diễn biến qua lược đồ.

Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938
- Trước tiên người GV giới thiệu đây là lược đồ Trận chiến trên sông Bạch
Đằng năm 938.
- Sau đó tìm hiểu các chú dẫn, đâu là đường tiến công của địch, đâu là bãi
cọc ngầm, đâu là quân bộ mai phục, đâu là đường quân địch táo chạy.



8

- Gọi học sinh lên trình bày sau khi đã đọc bài và nghe cô giáo hướng dẫn.
- Cuối cùng gọi học sinh khác nhận xét, giáo viên trình bày củng cố và uốn nắn.

Trận chiến Bạch Đằng năm 938
Khi học sinh một lúc làm việc với rất nhiều giác quan, thính giác, thị giác...
giúp các em nhanh hiểu bài và nắm được nội dung bài học ngay trên lớp.
Thứ 3: Sử dụng hình ảnh
ĐDTQ là hình ảnh chiếm một phần lớn trong SGK. Hình ảnh giúp các em
nhận biết nhân vật và sự kiện. GV đưa ngay đầu bài học hay giữa bài bài học
nhưng cũng có những đồ dùng sau khi tiểu kết GV mới giới thiệu.
Ví dụ: Lăng vua Hùng ở Phú Thọ.
Đền thờ An Dương Vương tại thành Cổ Loa (Hà Nội)
Lăng Bà Triệu ở núi Tùng (Thanh Hóa)


9

Lăng Bà Triệu

Lăng Bà Triệu
Và nhiều Đ DTQ khác.
- Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ hiểu
sâu những kiến thức lịch sử. Chính vì thế để nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn lịch sử, người giáo viên phải luôn sử dụng tốt các phương pháp dạy học
lịch sử một cách nhuần nhuyễn, trong những phương pháp đó việc sử dụng sơ đồ


10


hay lược đồ, tranh ảnh... cũng có tác dụng rất lớn. ĐDTQ rất sinh động thể hiện
sự sáng tạo cao của người giáo viên.
- Sử dụng ĐDTQ trong dạy học giúp học sinh học tập một cách chủ
động, tích cực và huy động được tất cả 100% học sinh tham gia xây dựng
bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm
vui sáng tạo hàng ngày của học sinh và cũng là niềm vui của chính thầy cô
giáo và phụ huynh học sinh khi chứng kiến thành quả lao động của học sinh
của mình. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học
sinh không chỉ về trí tuệ, hệ thống hóa kiến thức, khả năng hội họa (hình
thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức
được học qua sách vở vào cuộc sống.
- Sử dụng ĐDTQ trong dạy học Lịch sử bước đầu tạo một không khí sôi
nổi, hào hứng của cả thầy và trò trong các hoạt động dạy học của nhà trường, là
một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đẩy mạnh
triển khai.


11

2.4 Hiệu quả SKKN
Sau khi thực hiện những giải pháp nêu trên tôi đã ứng dụng vào một bài
dạy cụ thể:

 Đồ dùng thứ nhất: tranh ảnh

- HS: Kể tên các công cụ lao động

- HS Trả lời: Đường nét tinh xảo hình chữ S nối nhau đối xứng hoặc in

những co dấu nổi.
- Đồ dùng thứ hai: Xem mẫu vật ( Phục chế)


12

Đây là rìu đá Hoa Lộc (Tây phải) và đây là rìu đá Phùng Nguyên (Tay trái)
Em có nhận xét gì về hai mẫu vật thuộc hai thời kỳ này?

HS trả lời: + Rìu đá Hoa Lộc hình dáng thô sơ
+ Rìu đá Phùng Nguyên: Sắc, nhỏ nhắn, cân xứng đễ làm hơn.
 Đồ dùng thứ ba: Bản đồ Việt Nam (câm)
Những công cụ lao động này được tìm
thấy ở đâu? Em hãy dán những địa
danh (Nơi có công cụ) lên bản đồ?

- HS xác định vị trí: Phú Thọ, Thanh Hóa, Kontum trên bản đồ.
- Với một nội dung như vậy tôi đã sử dụng 3 đồ dùng trực quan giúp HS
hứng thú tìm tòi và đọng lại trong trí nhớ của các em là 3 vấn cơ bản:
+ Những công cụ nào?
+ Được cải tiến như thế nào?
+ Được tìm thấy ở đâu?
2. Thuật luyện kim được phát minh như thế nào?
? Từ những công cụ được cải tiến em thấy cuộc sống của người nguyên thủy thời kỳ này
như thế nào?

- HS trả lời: Ngày càng ổn định hơn
- GV: Địa bàn cư trú của người Việt Cổ ở chân núi, thung lũng, ven suối…
dần dần cuộc sống ổn định hơn họ chuyển về sống đông đúc ở những vùng ven
sông như: Sông Mã, Sông Cả, Sông Đồng Nai, Sông Hồng…. và có cuộc sống

định cư lâu dài.
Lúc này GV dung bản đồ tự nhiên Việt Nam chỉ hệ thống các dòng sông
nơi người Việt Cổ sinh sống.
? Theo em thuật luyện kim ra đời bắt nguồn từ đau?


13

- HS: Nhờ sự phát triển của đồ gốm.
- GV:
Quặng
(Kim loại tự nhiên)

Luyện kim

Kim loại nguyên chất
(Đồng)

Từ kim loại nguyên chất người ta nung ở nhiệt độ 800 -1000 0C sau đó đổ
vào những chiếc khuôn bằng đồ gốm (những vật dụng và công cụ lao động)
=> thuật luyện kim ra đời.
Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa gì?
- HS trả lời:
- GV ghi bảng:
*Ý nghĩa:
+ Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
+ Chất liệu bền.
+ Năng suất lao động cao.
Cuộc sống ngày càng ổn định hơn.
Đây là một phát minh hết sức to lớn không chỉ đối với người thời đó mà

ngay cả chúng ta bây giờ và về mai sau.
- GV cho HS quan sát hình ảnh trên máy chiếu.


14

Thuật luyện kim
3. Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?

Hình ảnh cây lúa nước
? Tại sao nghề trồng lúa nước được ra đời?

- HS trả lời:
+ Công cụ lao động được cải tiến
+ Xuất hiện thuật luyện kim
+ Cuộc sống ngày càng ổn định
? Những dấu tích nào chứng tỏ người thời bấy giờ đã phát minh ra nghề trồng lúa
nước.

- HS Trả lời: + Gạo cháy
+ Thóc bên cạnh bình vò
- GV: Dùng đồ dung trực quan ( Tranh ảnh)


15

Vò đất nung lớn
Dấu vết gạo cháy Phùng Nguyên
Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu? Vì sao con người định cư lâu dài ở đồng
bằng ven các con sông lớn?

- Học sinh trả lời:
- GV ghi bảng:
Địa điểm:
+ Thung lũng, ven suối.
+ Đồng bằng ven sông, ven biển.
Vì: Đất phù sa màu mỡ.
Đủ nước tưới.
=>Thuận lợi cho cuộc sống.
- GV: Sử dụng bản đồ Việt Nam để chỉ các địa điểm trên và giới thiệu
những vực lúa lớn của đất nước ta.


16

GV chốt kiến thức:
1. Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào?
2. Thuật luyện kim được phát minh ra sao?
3. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
Khi GV sử dụng hàng loạt ĐDTQ đúng lúc, đúng chỗ giúp học sinh nhanh
chóng lĩnh hội được kiến thức và nắm bắt được nội dung bài học.
GV liên hệ. Em có thể kể một trong những vực lúa lớn nhất của nước ta
hiện nay.
Sau khi dạy xong tôi kiểm tra 15 phút lớp 6A và 6B.
Lớp 6A không sử dụng ĐDTQ lớp 6B sử dụng đồ dùng trực quan.
Đề bài: Hãy điểm lại những nét mới về công cụ sản xuất và ý nghĩa của
việc phát minh ra thuật luyện kim
Kết quả như sau
Loại
Lớp – Số bài


6A
6B

Yếu
Số bài

%

Trung bình
Số bài

%

Khá
Số bài

Giỏi
%

Số bài

%

TB trở lên
Số bài

%

43
16 37,2 19 44,1

8 18,7 0
27 62,8
43
2 0,46 10 23,3 21 52,4 10 23,3 41 99,54
Dựa vào kết quả chúng ta dễ dàng nhận ra lớp 6B kết quả cao hơn và các
em nhớ lâu hơn.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể kết hợp hài hoà giữa nhiều
phương pháp, có thể sử dụng phương pháp sơ đồ hoá vào từng khâu, từng phần
của tiết dạy nhằm tạo cho học sinh dể ghi nhớ, dễ dàng móc xích các kiến thức


17

cũ và mới tạo thành một hệ thống kiến thức, đồng thời tạo cho học sinh sự hứng
thú với môn học.
Giáo viên lịch sử phải luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới trong phương pháp
dạy học. Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm và thiết kế các đồ dùng dạy học
đẹp chính xác phù hợp với nội dung bài dạy.
Giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, thường xuyên nghiên cứu
thêm tài liệu tham khảo để cung cấp thêm thông tin và kiến thức ở mỗi bài học.
kết hợp các phương tiện dạy học khác nhau như đồ dùng trực quan, hình ảnh,
tranh vẽ, hệ thống thao tác sư phạm khi lên lớp.. để góp phần phát huy tính tích
cực chủ động của học sinh trong mỗi tiết học, nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Giáo viên phải biết hướng dẫn tổ chức cho học sinh tự mình khám phá kiến
thức mới, dạy cho học sinh không chỉ có kiến thức mà cả phương pháp học trong đó,
cốt lõi là tự học. Chính trong các hoạt động tự lực được giao cho từng cá nhân hoặc
nhóm nhỏ tiềm năng sang tạo của mỗi học sinh được bộc lộ và phát huy, Giáo viên
phải biết luyện tập cho các em có thói quen nhìn nhận sự kiện dưới những góc độ

khác, biết đặt ra nhiều giả thuyết khi lí giải một hiện tượng.
Người giáo viên lịch sử cần bồi dưỡng năng khiếu vẽ bản đồ, lược đồ khoa
học chính xác, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm thu hút sự chú
của học sinh làm cho học sinh yêu thích môn học.
Không thể thành công và đạt kết quả cao nếu sử dụng các phương pháp
truyền thụ bằng lời nói. Giống như không thể biết bơi nếu chỉ nghe giảng (rất
nhiều và rất hay) về kĩ thuật bơi. Chính vì vậy khi sử dụng ĐDTQ sẽ giúp học
sinh có ý thức về học tập, có tinh thần học tập. Nếu dùng một phép tính có bao
nhiêu
thuận
với
Sau 3 em
giờ học lực kém mà ham học? có lẽ con số này rất ít, nó tỉ lệSau
3 ngày
những học sinh học kém. Qua thực tế tôi thấy những em học kém là rất ngại học.
Ở trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đề cập tới vai trò của ĐDTQ trong dạy
học lich sử. Chính vì vậy mà bước đầu phải tạo cho các em ý thức học tập, tinh
thần học tập. Trong giảng dạy phương pháp đổi mới lấy học trò làm trung tâm,
học sinh được quan sát kĩ hơn, làm việc nhiều hơn và được thể hiện mình nhiều
hơn. Từ đó học sinh sẽ sáng tạo tư duy, chủ động và có óc quan sát tinh tế. Qua
30%cứu của PGS-TS Nguyễn Hữu Trí (Viện khoa học giáo dục) thì:
nghiên
10%
Lời nói
TỈ LỆ LƯU TRỮ TRONG TRÍ NHỚ
20%

60%
Hình ảnh
80%


70%
Lời và hình

90%

90%
giờ

80%
Lời, Hình và Hành động
90%
Tự phát hiện


18

Qua hình tháp trên, chúng ta có thể thấy: thầy nói trò nghe đọng lại trong trí
nhớ rất thấp. Và khi học sinh được tiếp xúc với ĐDTQ kết hợp với một số
phương pháp khác thì tỉ lệ cao hơn nhiều. Qua đó ta có thể thấy vai trò và ý
nghĩa rất lớn của ĐDTQ.
Lúc này tôi nhớ đến lời căn dặn của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng trong
lần gặp gỡ với các đồng chí giáo viên dạy lịch sử: “Lịch sử đâu phải là một
chuỗi sự kiện để người viết ghi sử lại rồi người giảng sử đọc lại và người học sử
lại học thuộc lòng. Lịch sử đâu phải như vậy nhất là lịch sử nước ta” Và để tránh
lại khuôn sáo đó không có con đường nào khác là để học sinh được làm việc,
được suy nghĩ được nhận xét-chính là hướng học sinh tới ĐDTQ.
Tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo trong dạy học đặc biệt là vận dụng phương
pháp thích hợp với bài dạy, phù hợp với lứa tuổi học sinh là một vấn đề nan giải
cần có nhiều thời gian công sức.

Vận dụng ĐDTQ là một trong muôn vàn phương pháp, góp phần tạo nên
một giờ học có hiệu quả, tạo điều kiện để học sinh phát huy hết được các kỹ
năng cần phải có(nhìn nhận, so sánh, đánh giá, phân tích, kết luận...)
3.2. Kiến nghị
- Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy Lịch sử ở các khối lớp cần quan tâm
hơn đến việc xây dựng và sử dụng ĐDTQ trong giảng dạy, xem đây là phương
pháp không thể thiếu, phương pháp cần thiết, đặc thù của bộ môn, phương pháp
được ứng dụng rộng rãi trong nhiều mục đích giảng dạy của giáo viên trong 1tiết
lên lớp.
- Nhà trường cần trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng… để
tạo điều kiện tốt hơn nữa cho giáo viên trong việc nghiên cứu xây dựng và sử
dụng phương pháp sơ đồ trong giảng dạy môn lịch sử.


19

Trên đây là một số kinh nghiệm mà trong thời gian qua tôi đã thực hiện,
không tránh khỏi thiếu sót rất mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo và
sự đóng góp của đồng nghiệp, để cho công tác giảng dạy được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA HIỆU TRƯỞNG

Sầm Sơn, ngày 21 tháng 5 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của tôi, không sao chép nội
dung của người khác.
TÁC GIẢ

Hoàng Thúy Ngà



20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học môn lịch sử lớp 6
Biên soạn: Lê Ngọc Thu
Nguyễn Hữu Chí.
2. Bước đầu đổi mới kiểm tra kết quả học tập các môn học của học sinh lớp 6.
Tiến sĩ: Vũ Ngọc Anh(môn Lịch sử)
3. Khoa học xã hội -Nhân văn và Nhà trường. Trường Đại học Hồng Đức.
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
5. SGK, SGV Lịch sử lớp 6.


21

MỤC LỤC
Trang

1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
1.5. Những điểm mới.............................................................................................3
2. Nội dung SKKN................................................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận...................................................................................................3
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN...................................................3
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.....................................................4

-Ví dụ 3: Khi dạy bài 12: Nước Văn Lang. GV thiết kế sơ đồ như sau:...............6
2.4 Hiệu quả SKKN.............................................................................................10
3. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................15
3.1: Kết luận........................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................18



×