Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Giải pháp để tích hợp nội dung bác hồ và những bài học về đạo đức, lối sống trong môn ngữ văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 29 trang )

1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ SẦM SƠN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BẮC SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP ĐỂ TÍCH HỢP NỘI DUNG
“BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỒNG”
TRONG MÔN NGỮ VĂN THCS.

Người thực hiện: Vũ Thị Thủy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Bắc Sơn, TP Sầm Sơn
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn


2
MỤC LỤC
STT
1

2

3

TÊN MỤC
1. MỞ ĐẦU

SỐ
TRANG


1

1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.

1
2

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2
3

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

3
4

nghiệm.
2.3. Các giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết

5

vấn đề

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt

13

động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

14

3.1. Kết luận.

14

3.2. Kiến nghị.

14


3
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người sinh ra từ chân lí - người Việt Nam
đẹp nhất. Người đã đi xa nhưng cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của
Người đã trở thành bất tử. Trong con người của Bác có sự kết tinh và toả sáng
những gì ưu tú nhất, tốt đẹp nhất của trí tuệ và đạo đức Việt Nam. Phẩm chất và
đạo đức của Người mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho dân tộc Việt Nam noi
theo. Ngày nay, dù Bác đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng những gì là giá trị đạo
đức, là truyền thống quý báu của Bác vẫn mãi là tấm gương sáng ngời cho nhân
dân và nhân loại soi sáng. Sự ra đời của bộ sách “Bác Hồ và những bài học về
đạo đức lối sống” sẽ giúp các em hs cảm nhận sâu sắc hơn về vị cha già kính

yêu của dân tộc. Từ đó, biết trân trọng hơn từng phút giây được sống và được
làm theo lời Bác.
Môn Ngữ văn có sứ mệnh cao cả vì nó truyền tải được những bài học đạo
đức sâu sắc. Những câu chuyện “Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống”
được tích hợp khi dạy học môn Ngữ văn sẽ giúp học sinh cảm nhân được tấm
lòng bao la, nhân hậu “ôm trọn kiếp người” của Bác Hồ kính yêu. Từ đó, tác
động, khơi dậy trong các em những giá trị sống tốt đẹp để hình thành nhân cách,
hoàn thiện bản thân.
Thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS đã
đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh chưa
có ý thức học tập tốt, có biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống; nguy cơ tình
trạng bạo lực học đường, tệ nạn xã hội xâm nhập trường học, HS vi phạm pháp
luật vẫn còn diễn ra, dù ít. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác giáo dục đạo
đức, lối sống cho học sinh vẫn chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng
mức; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ.
Nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống chậm đổi mới, chưa phù
hợp với sự thay đổi của thực tiễn. Mặt trái của nền kinh tế thị trường; hành vi
bạo lực xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống xã hội, trên phim ảnh, internet,
sách báo... đã tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống
của học sinh. Do đặc thù tâm lý lứa tuổi, nếu không được giáo dục, định hướng
sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Năm học mới 2019-2020, ngành Giáo dục xác định việc “dạy người”, dạy
đạo đức, lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh phải là một trong
những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu và quyết tâm triển khai hiệu quả. Vì vậy,
công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh luôn được Trường THCS Bắc
Sơn xác định là nhiệm vụ quan trọng ưu tiên trước hết, là nền tảng để nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện một cách bền vững.
Một trong những giải pháp mà Trường THCS Bắc Sơn sẽ kiên trì triển khai
là mỗi giáo viên phải luôn có kế hoạch tích hợp nội dung “Bác Hồ và những bài
học về đạo đức, lối sống” trong môn học của mình và trong mỗi bài dạy, giúp

các em học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nỗ lực
tự rèn luyện bản thân, nhận biết và tránh xa những thói hư, tật xấu trở thành
công dân tốt cho xã hội.


4
Môn Ngữ Văn là một môn học rất quan trọng, chiếm thời lượng lớn trong
chương trình học của của học sinh. Môn Ngữ văn góp phần giáo dục tư tưởng và
bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Việc học văn rất quan trọng, giá
trị của nó nằm sâu bên trong và tiềm ẩn, nuôi dưỡng tư tưởng chúng ta hàng
ngày. Bởi vậy, việc tích hợp các bài học về đạo đức và lối sống của Bác vào môn
Ngữ văn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Điều đó
góp phần đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh trở thành công việc thường xuyên tại các nhà trường.
Hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu vào vấn đề tích hợp
các nội dung “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống” vào môn Ngữ
văn, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết vấn đề này.
Bản thân tôi trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn đã nhận thức được nếu tích
hợp nội dung "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống" vào Ngữ văn vừa
làm sâu sắc thêm kiến thức môn học vừa có giá trị thực tiễn trong việc phát triển
phẩm chất, năng lực của học sịnh. Vì vậy, việc lựa chọn vấn đề này để viết sáng
kiến kinh nghiệm là cấp thiết và phù hợp với tình hình mới.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc tích hợp nội dung “Bác Hồ và những bài học về đạo đức,
lối sống” trong môn Ngữ văn THCS nhằm mục đích giúp người giáo viên dạy
môn ngữ văn hiểu sâu sắc hơn giá trị thực tiễn, ý nghĩa nhân văn cao đẹp và tác
dụng giáo dục đạo đức cho HS trong mỗi bài học về đạo đức, lối sống của Bác
để tích hợp vào giảng dạy một số văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS.
Việc nghiên cứu vấn đề đặt ra trong SKKN còn góp phần làm sâu sắc thêm
giá trị nội dung tư tưởng của các văn bản trong chương trình môn ngữ văn, tác

động vào nhận thức, tư tưởng tình cảm của học sinh, giáo dục, định hướng học
sinh lối sống đẹp, sống có lí tưởng, giúp các em tu dưỡng đạo đức, phát huy
năng lực, bồi dưỡng phẩm chất. Làm cho học sinh thêm yêu thích môn học. Vừa
nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn vừa có ý nghĩa giáo dục đạo đức
cho học sinh, vừa phát huy được di sản tinh thần quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh kính yêu đã để lại cho toàn dân tộc.
Hơn nữa, mục đích nghiên cứu của SKKN còn góp phần giúp người giáo
viên dạy ngữ văn có thêm phương pháp, kĩ năng tích hợp việc học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào môn Ngữ văn một cách
thường xuyên, hiệu quả, có giá trị thực tiễn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho
học sinh” dành cho lớp 6, 7, 8, 9 do nhà xuất bản Giáo dục ấn hành và một số
văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS.
Đề tài này nghiên cứu, tổng kết về biện pháp, cách thức tích hợp nội dung
"Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống" vào các văn bản trong chương
trình Ngữ văn THCS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu tài liệu “Bác Hồ và các bài
học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 6,7,8,9 do Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam ấn hành; Các văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS


5
Phương pháp khảo sát: Dựa trên những tư liệu về các chuyên đề đã được
nghiên cứu, tiến hành khảo sát đối tượng học sinh từ lớp 7 đến lớp 9 trong các
giờ dạy môn Ngữ văn.
Phương pháp khảo nghiệm vấn đề: Sau khi đã có kết quả nghiên cứu về đề
tài, tiến hành lập kế hoạch triển khai thực hiện.
Phương pháp tổng kết: Sau khi triển khai thực hiện chuyên đề theo kế

hoạch đề ra, bám sát kết quả thu được, trên cơ sở đó điều chỉnh cách làm để phù
hợp với nội dung nghiên cứu, sau đó tổng kết quá trình thực hiện, từ đó có cơ sở
đề xuất những biện pháp thực hiện đại trà đến nhiều học sinh hơn.
Ngoài ra còn sử dụng thêm một số phương pháp nghiên cứu khác để
bổ trợ cho quá trình nghiên cứu của sáng kiến
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Khi tiến hành tìm tòi, đúc rút SKKN này, bản thân tôi đã xuất phát từ
những cơ sở lí luận sau:
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo đã nêu rõ
chủ trương “dạy chữ” đi đôi với “dạy người”.
Ngày 15 tháng 5 năm 2016, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Một
trong những nội dung chủ yếu cần thực hiện đã được nêu trong chỉ thị, đó là
biên soạn chương trình, giáo trình về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh để giảng dạy ở các cấp học, bậc học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Bộ
sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống” được Bộ Giáo dục và Đào
tạo biên soạn và xuất bản hướng tới mục đích giáo dục đạo đức, lối sống cho
học sinh theo tinh thần của chỉ thị trên.
Bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống” trở thành nguồn
tài liệu quan trọng để tích hợp trong các môn học như Đạo đức, GDCD, Lịch sử,
Ngữ văn.
Tìm hiểu cuốn sách giáo khoa “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối
sống dành cho học sinh” lớp 6 chúng ta sẽ thấm nhuần những câu chuyện thực tế
về cuộc đời của Bác qua 9 bài học như: Đôi chân Bác Hồ, Được ăn cơm với
Bác, Tình yêu xuất phát từ đâu; Hai bàn tay, Gương mẫu tôn trọng luật lệ, Hai
tấm huân chương cao quý, Bác Hồ và mỗi quan hệ Việt Lào, Tấm lòng Bác bao
dung tất cả, Nghĩa nặng tình sâu.
Với các em học sinh lớp 7, cuốn sách “Bác Hồ và những bài học về đạo

đức, lối sống dành cho học sinh” sẽ giúp các em hs hiểu được lẽ sống của Bác
qua 9 câu chuyện: Bác không muốn nhận phần ưu tiên, Nụ cười phê phán; Tôi
làm việc xứng đáng với sự tin dùng của ông, Bác gặp tù binh Pháp, Thế mà
cũng khoe; Ít địch nhiều, yếu đánh mạnh, Chú được thêm một quả, Nước nóng,
nước nguội, Dù mưa hay nắng.


6
Đến với “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”
lớp 8 những câu chuyện về triết lí sống như: Kiên trì chống lại tuổi già và bệnh
tật, Vị lãnh tụ vĩ đại và lá cờ đỏ sao vàng, Không nên đao to búa lớn; Có ăn bớt
phần cơm của con không? Chú làm Chủ tịch, để Bác làm Thủ tướng, Chú ăn no
mới cày được, sao để trâu cày đói thế? Người công giáo ghi ơn Bác, Ít lòng
tham muốn về vật chất, Đại sứ quán Việt Nam tăng gia sản xuất.
Đối với các em học sinh lớp 9, cuốn sách “Bác Hồ và những bài học về đạo
đức, lối sống dành cho học sinh” sẽ có dịp tìm hiểu về những câu chuyện vui,
giáo dục phẩm chất của con người như: Tài ứng khẩu của Bác, Bác soi đường
cho tôi con đường đi lên phía trước, Ao cá Bác Hồ; Không ai được vào đây,
Cánh cửa hòa bình, Phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau, Bác Hồ với văn
hóa dân tộc, Lời dạy của Bác, Kinh nghiệm là vốn quý.
Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 31/ CTTTg ngày 04/12/2019 về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh,
sinh viên.
Tất cả những chỉ thị, Nghị quyết văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành và
sự ra đời của bộ tài liệu trên là cơ sở lí luận để bản thân tôi tìm tòi, nghiên cứu,
sáng tạo trong quá trình giảng dạy và đúc rút sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
* Trên cơ sở những văn bản hướng dẫn sử dụng bộ tài liệu “Bác Hồ và
những bài học về đạo đức lối sống”, các văn bản chỉ đạo về việc học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; bản thân tôi đã khảo sát học
sinh ở các lớp mình giảng dạy nhận ra thực trạng như sau:

- Phần lớn các em học sinh có hiểu biết về cuộc đời hoạt động, nhân cách,
tư tưởng của Bác nhưng hiểu chưa sâu sắc, chưa toàn diện. Các em chưa nhiệt
tình tìm hiểu Bộ tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống mặc dù
đã được trang bị đầy đủ.
- Các em HS THCS chưa nhớ hết các câu chuyện về Bác Hồ và những bài
học về đạo đức, lối sống, mặc dù đã được học, khi được yêu cầu kể lại thì kể còn
thiếu hoặc lúng túng. Chưa hiểu một cách đầy đủ ý nghĩa của mỗi câu chuyện.
- Các em chưa nhận thức được đó là tài liệu quý giá có thể vận dụng để viết
các bài tập làm văn, là phương tiện để làm phong phú thêm ý nghĩa của các văn
bản văn học mà các em được học trong chương trình.
- Hầu hết các em HS chưa có ý thức hoặc chưa biết cách lựa chọn việc làm
cụ thể phù hợp với bản thân để đặng kí học tập là làm theo đạo đức, lối sống của
Bác Hồ
- Học sinh mới thấy Bác thật vĩ đại, lớn lao, thiêng liêng, tài giỏi với nhiều
phẩm chất cao quý mà chưa cảm nhận được Bác rất chuẩn mực, chân thật, giản
dị, thẳng thắn nhưng cũng vô cùng tế nhị trong cư xử, giao tiếp hằng ngày với
mọi người, để từ đó học tập và vận dụng trong cuộc sống của bản thân mình.
* Sau khi khảo sát bằng phiếu, bản thân tôi thu được kết quả như sau:


7
Lớp Sĩ
số

Kể lại được và Chất
lượng Yêu thích giờ Học sinh đăng
hiểu ý nghĩa các Môn Ngữ văn học văn có kí học tập là
câu chuyện “Bác từ khá trở lên
tích hợp câu làm theo đạo
Hồ và những bài

chuyện
về đức, lối sống
học về đạo đức,
Bác Hồ
của Bác.
lối sống”
Số
%
Số
%
Số
%
Số
%
lượng
lượng
lượng
lượng
9C 38 13
34,2%
25
65,8% 14
36,8% 15
39,5%
8C 33 10
30,3%
23
69,7% 12
36,4% 13
39,4%

7C 41 17
41,5%
30
73,2% 18
43,9% 18
43,9%
2.3. Các giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
* Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi, bằng sáng kiến
của cá nhân, tôi xin đề xuất một số giải pháp, biện pháp tích hợp nội dung " Bác
Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống" trong môn Ngữ văn THCS như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt; xác định năng lực, phẩm chất cần hình
thành cho học sinh sau tiết học.
Bước 2: Tìm hiểu những câu chuyện Bác Hồ và những bài học về đạo đức,
lối sống” phù hợp với chủ đề, tư tưởng của bài dạy để đưa vào tích hợp.
Bước 3: Lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học, xây dựng các hoạt động
học cho học sinh; đưa nội dung Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống
cần tích hợp vào các hoạt động và nội dung bài dạy một cách hợp lí, đảm bảo
vừa không ảnh hưởng đến chủ đề của bài dạy và đặc trưng môn học vừa có ý
nghĩa giáo dục đạo đức học sinh, định hướng để học sinh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ.
Bước 4: Tiến trình thực hiện trên lớp
Gv tổ chức các hoạt động học để học sinh được chủ động tham gia tìm hiểu
văn bản như đã xây dựng trong giáo án phù hợp với đối tượng học sinh của mỗi
lớp.
Sau tiết học, Gv khảo sát học sinh qua phiếu để đánh giá kết quả giờ học và
hiệu quả của việc tích hợp bằng phiếu học tập.
* Việc tích hợp Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống có nhiều
hình thức, cách thức khác nhau, có thể linh hoạt với nhiều trường hợp cụ thể như
sau:
(1) Tích hợp ngay từ phần giới thiệu bài mới:

VD Khi dạy Tiết 93,94 bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ
(Ngữ văn 6 kì II)
Gv giới thiệu bài mới bằng việc kể câu chuyện “Dù mưa hay nắng” (Tài
liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 7
trang 36,37)
Sau khi GV kể xong có thể đặt câu hỏi cho hs: ? Em cảm nhận được điều
thú vị nào ở Bác qua câu chuyện trên?
Từ câu trả lời của hs, gv dẫn dắt giới thiệu: Qua câu chuyện trên, chúng ta
nhận thấy, Bác Hồ kính yêu vừa là một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại chăm lo cho
vận mệnh của dân tộc và đất nước vừa là một con người vô cùng gần gũi, giàu


8
yêu thương, bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ giúp các em
thêm m ột lần nữa cảm nhận được những phẩm chất cao quý ở Bác.
Kinh nghiệm rút ra: Như vậy, cách giới thiệu bài mới trên vừa gây ấn
tượng với học sinh về lối sống giản dị mà cao đẹp và đạo đức mẫu mực của Bác,
vừa làm cho bài học trở nên sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
(2) Tích hợp trong phần Kiểm tra bài cũ và nôi dung bài dạy
Ví dụ khi dạy Tiết 93 Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả Phạm
Văn Đồng (Ngữ văn 7 kì II)
Khi kiểm tra bài cũ, GV có thể đặt câu hỏi cho hs:
? Em có thể kể một câu chuyện nói về đức tính cao quý của Bác Hồ trong
tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống mà em đã học ở lớp 6 và
học kì I lớp 7?
Hs có thể kể một trong các câu chuyện: “Được ăn cơm với Bác”đức tính
tiết kiệm (Tài liệu lớp 6); “Tình yêu xuất phát từ đâu”Đức tính sống chan hòa
với mọi người (Tài liệu lớp 6); “Bác không muốn nhận phần ưu tiên”Đức tính
tự lập (Tài liệu lớp 7);
Nếu học sinh không nhớ câu chuyện để kể lại, Gv có thể gợi ý hoặc kể cho

các em nghe, từ đó yêu cầu học sinh nêu đức tính của Bác được thể hiện trong
mỗi câu chuyện. Sau đó, dẫn dắt, giới thiệu bài mới.
Kinh nghiệm rút ra: Với cách làm trên, GV vừa giúp Hs củng cố những
câu chuyện về Bác Hồ với những bài học đạo đức, lối sống gần gũi với tâm tư
của hs, từ đó, các em được khắc sâu trong tâm trí một tấm gương về nhân cách
đẹp để học tập, đó cũng là cách làm phong phú thêm tư liệu cho bài học mới.
(3) Tích hợp trong phần tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Ví dụ khi dạy Tiết 77 bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh (Ngữ văn 8 kì II)
GV yêu cầu hs: ? Giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ? Từ hoàn cảnh đó, em
có suy nghĩ gì về tình cảm của nhà thơ Tế đối với quê hương
(Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Quê hương”: Bài thơ Quê hương được viết năm
1939 khi Tế Hanh (quê ở Quảng Ngãi) đang học xa nhà tại Đại học Huế với nỗi
nhớ quê hương - một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ mở đầu cho nguồn
cảm hứng viết về quê hương – một nguồn cảm hứng xuyên suốt đời thơ Tế
Hanh.
GV tích hợp: kể ngắn gọn câu chuyện “Nghĩa nặng tình sâu” (Bác Hồ và
những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 6)
Hs nghe xong câu chuyện, GV có thể đặt câu hỏi: ? Em cảm nhận được
điều gì ở Bác Hồ kính yêu qua câu chuyện này? (Tình cảm sâu nặng của Bác đối
với quê hương)
GV? Theo em, sống tình nghĩa, gắn bó với quê hương có ý nghĩa gì? (hs có
thể có nhiều cách trả lời khác nhau, nhưng cuối cùng gv chốt lại: Sống tình


9
nghĩa, gắn bó với quê hương giúp con người làm nên nhiều điều tốt đẹp mà Bác
Hồ là một tấm gương lớn…)
GV? Theo em, chính tình yêu quê hương đã giúp nhà thơ Tế Hanh làm
được những điều tốt đẹp nào? (Tình yêu quê hương trở thành đề tài xuyên suốt
đời thơ Tế Hanh, giúp ông viết nên những vần thơ thật đẹp và ý nghĩa, những

vần thơ ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước trong lòng mỗi độc
giả…)
Sau đó, Gv hướng dẫn hs đọc bài thơ và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của
tác phẩm.
Kinh nghiệm rút ra: Với cách tích hợp trên hs sẽ nhận thức được Bác Hồ
tuy bận trăm công nghìn việc, tuy luôn phải lo nghĩ những công việc lớn lao liên
quan đến vận mệnh dân tộc và sự thành bại của cách mạng Việt Nam nhưng
Người cũng rất nặng tình với quê hương yêu dấu, tình cảm của Người vô cùng
chân thật, bình dị, sâu nặng như mỗi người dân Việt Nam. Từ đó hs càng ấn
tượng về sự hi sinh lớn lao của Bác, đồng thời hs cũng sẽ đồng cảm với tâm tư,
nỗi niềm mà tác giả Tế Hanh gửi gắm qua bài thơ “Quê hương”. Như vậy, cách
tích hợp trên vừa có ý nghĩa tác động vào tư tưởng, nhận thức vừa có tác dụng
khơi gợi sự cảm thụ văn chương nơi hs.
(4)Tích hợp trong phần tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
Ví dụ khi dạy tiết 1,2 văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê
Anh Trà (Ngữ văn 9 tập 1)
Văn bản:

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.
(LÊ ANH TRÀ)

I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức. hs hiểu được:
- Một số biểu hiện trong phong cách Hồ Chí Minh trong đời sồng và sinh
hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận qua một đoạn văn cụ thể
2. Kĩ năng. Giúp hs:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới
và bảo vệ bản sắc dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề
thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống.
3. Thái độ: Giáo dục hs ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức, học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tích hợp An ninh quốc phòng: Giới thiệu một số hình ảnh Bác Hồ
Tích hợp “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống”: Bài 7 “Bác
Hồ với văn hóa dân tộc”
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGV, sgk, giáo án, máy chiếu vật thể, tranh ảnh, tư liệu về
Bác Hồ


10
2. Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi ở SGK; đọc lại các câu
chuyện “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lố i sống”

Giữa năm 1923, Người sang Liên Xô.

Hồ Chủ tịch năm 1945.

Đ/c Nguyễn Ái Quốc (Bác Hồ) tại ĐH toàn quốc Đảng Xã
hội Pháp ở thành phố Tua (nước Pháp), tháng 12/1920

Tháng 2/1946, Người nói chuyện với hơn 10 vạn
nhân dân thủ đô Hà Nội sau cuộc tổng tuyển cử bầu

ra
Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

III. Phương pháp dạy học

- Phương pháp gợi tìm; Dạy học nêu vấn đề; Dạy học phân hóa.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: tranh ảnh và các câu
chuyện về Bác Hồ.
2. Bài mới: Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh
nhân văn hoá thế giới, Người đã để lại cho dân tộc ta một di sản tinh thần vô
cùng quý báu và quan trọng. Phong cách sống và làm việc của Người không chỉ
là phong cách sống và làm việc của một bậc anh hùng vĩ đại mà còn là của một
nhà văn hoá lớn - một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp của


11
phong cách Hồ Chí Minh là gì? Vẻ đẹp ấy được thể hiện như thế nào? Văn bản
các em được học hôm nay sẽ phần nào làm sáng tỏ điều đó.
Tiết 1 (văn bản được học trong hai tiết)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
ĐDDH
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc I. Tìm hiểu chung về văn bản
SGK ;
và tìm hiểu chung về văn bản. (Kĩ
1. Xuất xứ văn bản
SGV ;
thuật Hỏi đáp)
Gv giới thiệu về xuất xứ văn
Tranh
bản: năm 1990, nhân dịp kỉ niệm
ảnh, tư
100 năm ngày sinh Bác Hồ, có rất
liệu về

nhiều bài viết về Người. “Phong
cuộc đời
cách Hồ Chí Minh” là một phần

sự
trong bài viết “Phong cách Hồ Chí
nghiệp
Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản
của Bác
dị” của tác giả Lê Anh Trà.
Hồ; máy
Giới thiệu một số hình ảnh
chiếu
về Bác Hồ (Sử dụng tranh ảnh,
2. Đọc.
sách báo hoặc qua các đoạn phim
tư liệu – sử dụng máy chiếu)
- Giáo viên hướng dẫn cách
đọc: đọc rõ ràng, mạch lạc, truyền
3. Tìm hiểu từ khó.
cảm
- Bất giác: tự nhiên, ngẫu
- Giáo viên đọc mẫu một nhiên, không dự định trước.
đoạn, học sinh đọc tiếp :
- Đạm bạc: sơ sài, giản dị,
- Giáo viên nhận xét cách không cầu kì, bày vẽ.
đọc. Kĩ thuật đọc sáng tạo
3. Thể loại:
- Giáo viên kiểm tra một vài
- Nghị luận

từ khó ở chú thích.
- Chủ đề: sự hội nhập với
? Em hãy xác định thể loại và thế giới và giữ gìn bản sắc văn
chủ đề của văn bản? HS khá
hoá dân tộc
? Theo em văn bản trên có thể
4. Bố cục của văn bản:
chia thành mấy đoạn? Nêu khái
- Đoạn 1 (Từ đầurất hiện
quát nội dung của từng đoạn? đại): Phong cách Hồ Chí Minh
HSTB
về tiếp thu tinh hoa văn hoá.
- Đoạn 2 (phần còn lại):
Phong cách Hồ Chí Minh về lối
Hoạt động 2: HD hs tìm hiểu sống.
chi tiết văn bản. Kĩ thuật động não
Một số
II. Tìm hiểu chi tiết
Học sinh đọc đoạn 1.
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh tư liệu về
? Đoạn văn đã giới thiệu vốn và sự tiếp thu tinh hoa văn
Bác Hồ
tri thức văn hoá của Bác Hồ như hoá.
thế nào? HSTB
- Chủ Tịch Hồ Chí Minh có
vốn văn hoá tri thức rất sâu rộng:
am hiểu về các dân tộc, nhân dân
? Vì sao Người lại có được thế giới, văn hoá thế giơí sâu sắc



12
vốn tri thưc văn hoá sâu rộng ấy?
Hs yếu

? Cách tiếp thu tinh hoa văn
hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí
Minh có gì đặc biệt? HSKG
? Tất cả những điều đó đã tạo
nên một phong cách văn hoá Hồ
Chí Minh như thế nào? HSKG
Giáo viên kết luận: Sự đôc
đáo, kì lạ nhất trong phong cách
văn hoá Hồ Chí Minh là sư kết
hợp hài hoà những phong cách rất
khác nhau, thống nhất trong một
con người Hồ Chí Minh, đó là
truyền thống và hiên đại, Phương
Đông và Phương Tây, xưa và nay,
dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình
dị....
-> Một sự kết hợp thông nhất
và hài hoà bậc nhất trong lịch sử
dân tộc từ xưa đến nay.
Tiết 2
Hoạt động của GV và HS
Học sinh đọc đoạn 2
? Lối sống rất bình dị, rất Việt
Nam, rất Phương Đông của Bác Hồ
được biểu hiện như thế nào? Hs
yếu

? Trong giao tiếp với mọi
người, Bác có cách ứng xử như thế
nào? Em hãy kể một câu chuyện

- Nguyên nhân:
+ Do cuộc đời hoạt động
cách mạng đầy gian truân, Người
đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với
nhiều nền văn hoá từ Phương
Đông đến Phương Tây, khắp các
châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ..
+ Nói và viết thạo nhiều thứ
tiếng nước ngoài,...-> Đó là công
cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất
để tìm hiểu và giao lưu với các
dân tộc trên thế giới .
+ Qua công việc, lao động
mà học hỏi ...đến mức khá uyên
thâm.
- Cách tiếp thu: tiếp thu một
cách có chọn lọc tinh hoa văn
hoá nước ngoài
+ Học trong mọi nơi, mọi
lúc.
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái
hay, phê phán những hạn chế tiêu
cực.
+ Trên nền tảng văn hoá dân
tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng
quốc tế.

=> Những ảnh hưởng quốc
tế sâu đậm đã nhào nặn với cái
gốc văn hoá dân tộc ở Người để
trở thành một nhân cách rất Việt
Nam, bình dị, rất Phương Đông,
rất Viêt Nam nhưng cũng rất
mới và rất hiện đại.

Nội dung cần đạt
ĐDDH
2. Vẻ đẹp trong lối sống SGK ;
của chỉ tịch Hồ Chí Minh.
SGV
- Có lối sống vô cùng giản dị
+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ....
+ Trang phục hết sức dân dã....
+ Ăn uống đạm bạc
 Đây không phải la lối
sống khắc khổ của những con


13
nhỏ về cách giao tiếp, ứng xử của người tự vui trong cảnh nghèo
Bác?
khó.
 Đây cũng không phải
cách tự thần thánh hoá, tự làm
cho khác đời , hơn đời.
- GDKNS: ?Từ cách giao tiếp
 Đây là lối sống có văn

của Bác, em học tập được điều gì hoá, thể hiện quan niệm thẩm
trong giao tiếp với bạn bè và mọi mỹ về lẽ sống: cái đẹp là sự giản
người? (Kĩ năng giao tiếp với bạn dị tự nhiênMột cách di dưỡng
bè và mọi người: Giản dị, thân tinh thần.
thiện, khiêm tốn)
- Lối sống của Bác gần gũi
với lối sống của các bậc hiền
triết xưa: thanh cao, giản dị, gần
? Lối sống của Bác so với lối gũi với thiên nhiên. Nhưng Bác
sống của các bậc hiền triết xưa như không ẩn dật, lánh đời mà là một
thế nào? HS khá giỏi
chiến sĩ cách mạng, một vị lãnh
Giáo viên phân tích câu: "Thu tụ vĩ đại của dân tộc.
ăn măng trúc, đông ăn giá/Thu tắm
 Bác có lối sống giản dị,
hồ sen, hạ tắm ao" để thấy vẻ đẹp thanh cao.
của cuộc sống gắn với thú quê đạm
bạc thanh cao.
? Nếu nhận định khái quát về
lối sống của Bác em sẽ có một câu
như thế nào? (HSKG)
? Vì sao có thể nói lối sống
của Bác Hồ là sự kết hợp giữa
giản dị và thanh cao? HSTB
Tích hợp “Các bài học đạo
đức của Bác Hồ” Gv kể lại câu
chuyện “Bác Hồ với văn hóa dân
tộc”
Hs lắng nghe câu chuyện và
trả lời câu hỏi:

? Trong câu chuyện trên, em
thấy nét văn hóa truyền thống
nào của dân tộc ta vẫn được Bác
giữ gìn và phát huy?
?Em đã có những việc làm
nào để phát huy truyền thống
văn hóa dân tộc chưa?
? Qua câu chuyện trên em
có suy nghĩ gì về lối sống của Bác
? Từ đó, em rút ra bài học
gì? (Sau cùng, GV có thể chốt ý:
Giữ gìn và phát huy truyền thống

Tài liệu
Bác Hồ

những
bài học
về đạo
đức, lối
sống
dành
cho học
sinh lớp
9


14
văn hóa dân tộc bằng những việc
làm cụ thể…)

Giáo viên đọc các câu thơ của
Tố Hữu ca ngợi về Bác:
“…Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Ta bên Người, Người toả sáng
trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một
chút…”
Hoạt động 3: Hướng dẫn
tổng kết
? Để làm nổi bật những vẻ đẹp
của phong cách Hồ Chí Minh,
người viết đã dùng nhưng biện
pháp nghệ thuật nào? HSKG

III. Tổng kết :
1. Nghệ thuật :
- Kết hợp giữa kể chuyện,
phân tích, bình luận (tự sự và
nghị luận)
- Chọn lọc chi tiết tiêu
biêủ.
- So sánh lối sống của Bác
với lối sống của các bậc danh
Nho xưa.
- Dẫn chứng thơ cổ, dùng
một số từ Hán-Việt phù hợp.
2. Nội dung
Vẻ đẹp của phong cách Hồ
Chí Minh là sự kết hợp hài hòa

giữa truyền thống văn hóa dân
tộc và tinh hoa văn hóa nhân
loại, giữa thanh cao và giản dị.

? Vậy qua bài học em thấy
được những vẻ đẹp gì trong phong
cách của Hồ Chí Minh? HSKG
Hoạt động 4: gv hướng dẫn
hs luyện tập
Hs kể những câu chuyện về
lối sống giản dị, cao đẹp của Bác
trước lớp.
Gv bổ sung
Bài tập về nhà
- Theo em thế nào là lối sống
có văn hoá, thế nào là “mốt”, là
hiện đại trong ăn mặc, nói năng,
…?
Kinh nghiệm rút ra: Việc tích hợp câu chuyện “Bác Hồ với văn hóa dân
tộc” trong quá trình giảng dạy văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là rất phù
hợp, Vì câu chuyện như là một dẫn chứng sát hợp giúp học sinh thấy được một
biểu hiện cụ thể trong phong cách Hồ Chí Minh. Từ đó, giúp các em khắc sâu
kiến thức về sự hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa
nhân loại trong phong cách của Người. Đây chính là bài học sâu sắc cho hs
trước sự giao thoa của văn hóa nước ngoài trong bối cảnh xã hội hiện nay, điều
này sẽ tác động vào nhận thức của hs để các em hiểu được việc tiếp thu một
cách chọn lọc tinh hoa văn hóa của nước ngoài để làm phong phú văn hóa dân
tộc là một cách giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Việt, nhưng hòa
nhập mà không hòa tan. Bác Hồ kính yêu là một tấm gương sáng về điều đó.
Như vậy, nội dung bài học vừa được khắc sâu đồng thời ý nghĩa giáo dục đạo

đức, lối sống cho hs cũng rất hiệu quả.


15
(5) Tích hợp trong phần tổng kết nội dung nghệ thuật của văn bản
được học.
Ví dụ khi dạy tiết 85, bài thơ “Đi đường” (Tẩu lộ) của Bác Hồ (NV 8 kì II).
Sau khi hướng dẫn học sinh phân tích, tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật
của bài thơ, Gv hướng dẫn học sinh tổng kết bài học.
GV đặt câu hỏi: ? Trong bài thơ, từ việc đi đường núi, Bác đã gợi ra chân lí
đường đời như thế nào? (Vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang)
GV tích hợp: kể ngắn gọn câu chuyện “Bác soi sáng cho tôi con đường đi lên
phía trước” (Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho HS lớp 9)
GV đặt câu hỏi: ?Em cảm nhận được bài học về đạo đức, lối sống nào của
Bác ở câu chuyện này? (Lạc quan, khắc phục khó khăn để thực hiện mục tiêu đã
đặt ra; Biết khắc phục khó khăn, biết động viên khích lệ bản thân và những
người xung quanh tiến về phí trước)
Gv chốt: Các em cần noi gương Bác và phát huy những đức tính và lối
sống tốt đẹp ấy trong cuộc sống hằng ngày của bản thân.
Kinh nghiệm rút ra: Như vậy, thêm một lần nữa, hs được củng cố niềm
tin và lòng cảm phục về những đức tính tốt đẹp, những phẩm chất đáng quý và
lối sống tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo dựng trong tâm trí các em một
mẫu hình vừa lí tưởng vừa gần gũi để các em học tập, noi theo. Triết lí và bài
học rút ra từ bài thơ được khắc sâu, ý nghĩa giáo dục đạo đức cho hs cũng phát
huy tác dụng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
- Việc tích hợp nội dung “Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống”
vào môn ngữ văn đã góp phần giúp các em học sinh được khắc sâu hơn những
Bài học về đạo đức và lối sống của Bác mà các em được học từ lớp 6 đến lớp 9.

- Các giải pháp, biện pháp tích hợp làm sinh động, hấp dẫn, sâu sắc thêm
các văn bản trong chương trình Ngữ văn, tạo hứng thú học tập cho học sinh, học
sinh thêm yêu thích môn học, góp phần nâng cao chất lượng môn ngữ văn.
- Các em học sinh được bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, lối sống đẹp, định hướng
cho các em biết tự rèn luyện, tu dưỡng những đức tính tốt đẹp, sống có lí tưởng.
- Gv nâng cao kĩ năng tích hợp trong dạy học môn Ngữ văn. Việc tích hợp
trở nên khéo léo, linh hoạt, sáng tạo, không làm mất đi đặc trưng của môn học,
của giờ học, góp phần làm sâu sắc thêm nội dung của văn bản văn học.
- Tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở nên gần gũi
với học sinh để các em soi vào đó, học tập, làm theo, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức học sinh trong các nhà trường.
- Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
được tuyên truyền sâu rộng, cụ thể đến từng học sinh, trở thành việc làm thường
xuyên, có ý nghĩa thiết thực, tác động vào nhận thức, tình cảm của học sinh.


16
KẾT QUẢ KHẢO SÁT SAU KHI THỰC HIỆN CÁC BƯỚC TÍCH
HỢP NỘI DUNG “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống” dành cho
học sinh THCS.
Lớp Sĩ Kể lại được và Chất
lượng Yêu thích giờ Học sinh đăng
số hiểu ý nghĩa các Môn Ngữ văn học văn có kí học tập là
câu chuyện “Bác từ khá trở lên
tích hợp câu làm theo đạo
Hồ và những bài
chuyện
về đức, lối sống
học về đạo đức,
Bác Hồ

của Bác.
lối sống”
Số
%
Số
%
Số
%
Số
%
lượng
lượng
lượng
lượng
9C 38 38
100%
38
100% 38
100% 38
100%
8C 33 33
100%
30
90,9% 33
100% 33
100%
7C 41 41
100%
38
92,7% 41

100% 41
100%
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- Tích hợp nội dung "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống" trong
môn Ngữ văn THCS là hoạt động thiết thực được thực hiện trong suốt năm học
với những bài học có nội dung lồng ghép phù hợp với môn học; góp phần giáo
dục tư tưởng, đạo đức cho thanh, thiếu niên, từ đó các em tích cực học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Nội dung tích hợp phù hợp kế hoạch dạy học, giáo dục của nhà trường,
với mục tiêu giáo dục của cấp THCS nói chung và từng lớp nói riêng, góp phần
thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông là phát huy phẩm chất, năng lực
người học, “dạy chữ” gắn với “dạy người”.
- Cách tích hợp như trên phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh
THCS; phù hợp với đặc trưng của môn học, không làm thay đổi mục tiêu và nội
dung của môn học, bài học; đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng, không gây nặng nề;
góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó giữa nội dung học tập với thực tiễn cuộc
sống.
- Việc lồng ghép tích hợp được GV thể hiện rõ trong kế hoạch dạy học, tiến
trình giảng dạy của tiết học.
- SKKN có thể ứng dụng vào các tiết dạy phần văn bản của môn Ngữ văn
cấp THCS, phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
- Phạm vi nghiên cứu của SKKN có thể mở rộng sang các môn học thuộc
khoa học xã hội, góp phần vào việc đưa những Bài học về đạo đức và lối sống
của Bác đi vào thực tế đời sống của mọi thanh thiêu niên một cách tự nhiên và
có tính giáo dục cao.
- Bản thân mỗi GV phải nắm vững nội dung của mỗi câu chuyện "Bác Hồ
và những bài học về đạo đức, lối sống" thì việc tích hợp mới linh hoạt, phong
phú, đa dạng, hiệu quả. Bởi vì có những câu chuyện, các em hs đã từng được
học, được đọc nhưng có những câu chuyện hs chưa được học, trong quá trình

giảng dạy, người Gv nếu thấy câu chuyện nào phù hợp với nội dung bài giảng
thì đưa vào tích hợp. Có thể hs nhớ, biết để kể lại có thể Gv chủ động kể cũng là
một cách giúp hs tiếp thu câu chuyện và khắc sâu nội dung bài học.


17
3.2. Kiến nghị
- Gv trong quá trình ứng dụng SKKN này vào thực tế giảng dạy cần kết
hợp sử dụng một cách hợp lí tranh ảnh, tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp cách
mạng vẻ vang của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Bản thân mỗi GV khi giảng dạy phải nắm vững tài liệu “Bác Hồ và những
bài học về đạo đức, lối sống", những câu chuyện cảm động về Bác để chủ động
tích hợp trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh.
- Nhà trường cần có hình thức tuyên dương, khen thưởng những giáo viên
có nhiều giờ dạy tích hợp hiệu quả nội dung "Bác Hồ và những bài học về đạo
đức, lối sống".
- Phòng Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức chuyên đề thảo luận về việc tích
hợp hiệu quả nội dung "Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống" trong
các môn học.
Sáng kiến kinh nghiệm này hoàn toàn do tôi viết!
Bắc Sơn ngày 22/05/2020
Xác nhận của Ban Giám hiệu nhà trường
Người viết:
Giáo viên

Vũ Thị Thủy


18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bác Hồ và những bài học về đạo đức. lối sống dành cho học sinh lớp 6, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2018
2. Bác Hồ và những bài học về đạo đức. lối sống dành cho học sinh lớp 7, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2017
3. Bác Hồ và những bài học về đạo đức. lối sống dành cho học sinh lớp 8, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2018
4. Bác Hồ và những bài học về đạo đức. lối sống dành cho học sinh lớp 9, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2017
5. Sách giáo khoa Ngữ văn 6 kì II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017
6. Sách giáo khoa Ngữ văn 7 kì II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013
7. Sách giáo khoa Ngữ văn 8 kì II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012
8. Sách giáo khoa Ngữ văn 9 kì I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017
9. Sách giáo viên Ngữ văn 6 kì II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017
10. Sách giáo viên Ngữ văn 7 kì II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013
11. Sách giáo viên Ngữ văn 8 kì II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012
12. Sách giáo viên Ngữ văn 9 kì I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017
13. Các công văn, tài liệu hướng dẫn về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh.


19

PHỤ LỤC
CÁC CÂU CHUYỆN "BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI
SỐNG" ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


20
DÙ MƯA HAY NẮNG


Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, cơ quan Bác đóng ở
nhiều địa điểm khác nhau. Để giữ bí mật, mỗi địa điểm ở không quá ba tháng là
chuyển đi chỗ khác.
Có một thời gian, cơ quan Bác đóng ở xã Hợp Thành (huyện Sơn Dương)
thuộc tỉnh Tuyên Quang, còn cơ quan trung ương đóng ở bên kia đèo Đe, thuộc
tỉnh Thái Nguyên. Qua lại đèo Đe đã thành một việc thường xuyên. Tuy không
ai nói và kêu ca, nhưng ai cũng ngại, vì đi lại lúc đó không phải ô tô hoặc ngựa,
mà chủ yếu là đi bộ.
Trong những chuyến đi công tác như vậy, hôm nào trời nắng to, Bác cháu
ai cũng mồ hôi nhễ nhãi, tay không rời cá quạt. Những lúc ấy Bác thường nói
vui: “Chà may quá, hôm nay trời không mưa!”. Nghe Bác nói, ai nấy so với
những ngày trời mưa, đường trơn, gặp suối lũ và vắt thì đều vui vẻ và cảm nhận
thấy đỡ vất vả hơn. Có lần đang đi gặp trời mưa, Bác lại nói: “Hay thật trời mưa
đi mát quá. Các chú nhớ không, trời nắng đi quãng đường này đến là mệt”. Anh
em bảo vệ đi theo Bác nhìn nhau mỉm cười tán thưởng, trong lòng cảm thấyvui
vui, đôi chân như khỏe ra, dẻo dai hơn.
(“Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp
7” trang 36)


21

Tháng 12-1955, tôi (Song Tùng) nhận nhiệm vụ thành lập Đại sứ quán Việt
Nam tại Cộng hoà Dân chủ Đức, kịp đón đoàn do Phó Chủ tịch nước Tôn Đức
Thắng dẫn đầu sang dự lễ thượng thọ lần thứ 80 của Chủ tịch Vilhem Pích.
Ngày 1-1-1956, tôi cùng đi xe lửa với Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Đến Mátxcơva, tôi đi máy bay sang trước trình ủy nhiệm thư và chuẩn bị đón
đoàn. Nhiệm vụ đầu tiên của một cơ quan ngoại giao rất nặng, vả lại, chúng tôi
lại mới vào “nghề” nên rất lúng túng. Trước ngày lên đường, khoảng 11 giờ
trưa, đồng chí Ung Văn Khiêm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao gặp tôi. Anh thông

báo tôi vào gặp Bác để Bác dặn dò và cùng ăn cơm với Bác. Anh Khiêm dặn
thêm: Bác rất bận, nên vừa ăn vừa nói chuyện.
Tôi vừa mừng vừa lo, hỏi đồng chí Ung Văn Khiêm:
Anh không vào cùng tôi?


22
ĐƯỢC ĂN CƠM VỚI BÁC
Anh Khiêm cười: Bác chỉ mời một mình anh. Anh nhớ ăn cơm thì phải ăn
cho hết, để thừa cơm canh là Bác phê bình.
Tôi vào đã thấy mâm cơm dọn trên bàn. Chỉ vẻn vẹn một con chim bồ câu
hầm hạt sen, một bát tương, một đĩa cà, một đĩa rau muống và một bát nước rau.
Thấy tôi lúng túng, Bác nhìn tôi bằng đôi mắt thân thương, nói nhẹ nhàng:
Bác cháu mình ăn xong, Bác sẽ dặn chú ít điều trước khi chú lên đường.
Tôi cảm động, bưng bát cơm trên tay mà mắt cứ nhìn Bác ăn.
Bác nói: Chú còn thanh niên, phải ăn cho khoẻ. Nói xong, Bác gắp thức
ăn cho tôi.
Bác ăn xong, đặt đũa: chú cứ ăn tự nhiên.
Tôi nhớ lời đồng chí Ung Văn Khiêm, ăn gần xong, gắp mấy cọng rau
muống bỏ vào bát tương, chấm cho hết. Tôi đặt đũa. Trong lòng nghĩ: “Chắc là
được Bác khen”.
Bác hỏi: Chú ăn xong rồi? Dạ thưa Bác, cháu no rồi. Bác với tay, xúc một
thìa cơm bỏ vào bát tương, và nói: Chú ăn hết tương đi! Tương bà con Nghệ
Tĩnh tặng Bác.
Trên đường đi xe lửa sang Cộng hoà Dân chủ Đức, tôi đắn đo mãi rồi tâm
sự với Bác Tôn. Nghe tôi kể lại câu chuyện, Bác Tôn Đức Thắng cười: Anh chưa
hiểu Bác Hồ. Bác quý trọng từng hạt cơm, giọt tương, vừa là do lao động của
nhân dân làm ra, vừa quý trọng tình nghĩa bà con Nghệ Tĩnh biếu Bác.
(“Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 6”
trang 08)

TÌNH YÊU XUẤT PHÁT TỪ ĐÂU


23
Buổi chiều 29-7-1957, Bác cùng đoàn thăm Viện Y học nổi tiếng của
Cộng hoà dân chủ Đức. Nổi bật trong Viện là phòng trưng bày cơ thể “người
thủy tinh”, đây là niềm tự hào của nước bạn. Đó là một mô hình người to bằng
người thật, làm bằng chất dẻo bọc vỏ nhựa trong suốt, nhìn thấy tất cả các bộ
phận của con người như xương, gân, mạch máu, tim, phổi, lục phủ ngũ tạng,…
Sau khi vị Giáo sư Viện trưởng giới thiệu xong về “người thủy tinh” liền cảm ơn
Bác Hồ và hỏi: Thưa Chủ tịch, Chủ tịch có câu hỏi gì không? Bác nói nghiêm
chỉnh: Giáo sư cho biết “tình yêu” xuất phát từ đâu?
Vị Giáo sư và mọi người ngạc nhiên. Sau vài phút suy nghĩ, vị Giáo sư
giải thích khá lâu về hệ thống tình cảm xuất phát từ trái tim. Bác cười chỉ vào bộ
lòng con người thủy tinh nói: ở Việt Nam, “tình yêu” lại xuất phát từ “toàn bộ
lục phủ ngũ tạng”. Bác nói bằng tiếng Pháp. Mọi người đều cười thoải mái.
Để kết luận, xin trích nhật ký của người phiên dịch như sau: “… Khó mà
diễn tả hết tâm trạng của tôi (Song Tùng) khi được giao nhiệm vụ lớn là đi dịch
cho Bác Hồ trong những ngày Bác sang thăm nước Cộng hoà Dân chủ Đức vào
tháng 7- 1959… Trong nhật ký tôi đã ghi đầy đủ… Tôi chỉ muốn nói một suy
nghĩ mà tôi đã từng theo đuổi trong suốt một thời gian dài là: Vì sao Hồ Chủ tịch
vĩ đại được nhân dân là bầu bạn khắp năm châu kính mến như vậy? Chắc chắn
lý do chủ yếu là vì Người, nhà cách mạng với ý nghĩa trong sáng nhất, đã hy
sinh toàn bộ cuộc đời mình cho lợi ích của nhân dân Việt Nam và thế giới.
Nhưng, tôi cũng phải nói một “bí quyết” nữa là dù có uy tín, địa vị cao tột độ
như vậy, trong bất kỳ lúc nào, kể cả những cuộc nghi lễ quan trọng nhất, Người
vẫn không quên mình là một con người bình dị giữa những con người. Tôi nghĩ
rằng, phải sống sâu sắc và từng trải lắm mới đạt được sự hài hoà kỳ diệu ấy, sự
hài hoà giữa cái cao cả và cái bình dị…”.
(“Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp

6” trang 12)
BÁC KHÔNG MUỐN NHẬN PHẦN ƯU TIÊN


24
Suốt đời tâm niệm là người công bộc của nhân dân, lo trước thiên hạ, vui sau
thiên hạ, Bác Hồ của chúng ta luôn luôn hòa mình vào cuộc sống chung của đồng
bào, đồng chí, không nhận bất cứ một sự ưu tiên nào người khác dành cho mình.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhiều nhân dân, trí thức cao tuổi thoe
Bác lên Việt Bắc, đi kháng chiến, đèo cao, suối sâu, đường bùn lấy, nhiều vị phải
nằm cáng. Anh em phục vụ lo Bác mệt đề nghị Bác lên cáng, Bác gạt đi: “Bác
còn khoẻt, còn đi được, các chú có nhiệm vụ đưa Bác đi thế này là tốt rồi”.
Nem 1950, Bác Hồ đi chiến dịch Biên giới. Chuyến đi dài ngày, gian khổ.
Anh em cảnh vệ đưa một con ngựa, mời Bác lên. Bác cười: “Chúng tra chỉ có 7
người, ngựa chỉ có một con, Bác cười sao tiện?”.
Anh em khẩn khoản: “Chúng cháu còn trẻ, Bác đã cao tuổi, đường xa,
việc nhiều,…” Không nỡ từ chối, Bác trả lời: “Thôi được, các chú cứ mang
ngựa theo để nó đỡ hộ ba lô, gạo nước và thức ăn. Trên đường đi, ai mệt thì
cưỡi. Bác mệt, Bác cũng sẽ cưỡi”.
Cuối năm 1961, Bác về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh
Nghệ An, một xã có phong trào trồng cây tốt. Tại một ngọn đồi thấp, Bác đứng
nói chuyện với nhân dân trong xã. Trời đã gần trưa, tuy đã sang đông mà nắng
còn gay gắt. Nhìn Bác đứng giữa nắng trưa, ai cũng băn khoăn. Đồng chí Chủ
tịch huyện cho tìm được chiếc ô, định giương lên che nắng cho Bác, thì Bác
quay lại hỏi:
- Thế chí có đủ ô che cho tất cả đồng bào không? Thôi, cất đi, Bác có phải
là vua đâu./.
(“Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp
7” trang 04)
NGHĨA NẶNG TÌNH SÂU


Tháng 6 - 1957, Bác Hồ trở về thăm quê hương. Từ xa trên con đường đất
đỏ, mọi người nhìn thấy xe Bác đến vừa vỗ tay hoan hô vừa reo hò rộn rã. Xe
đến, Bác xuống xe vẫy chào bà con đến đón. Các cháu thiếu nhi ùa ra vây quanh


25
Bác. Các đồng chí lãnh đạo địa phương định đưa Bác vào nhà khách trước,
nhưng Bác đã ngăn lại và nói:
- Tôi xa nhà, xa quê đã lâu, nay mới có dịp về, tôi phải về nhà tôi trước.
Nói rồi Bác đi thẳng về ngôi nhà quê nội. Bác dừng lại trước ngõ mới làm, đưa
mắt nhìn bao quát khu vườn quen thuộc một lượt, rồi Bác đi men theo hàng rào
râm bụt. Bác bảo:
- Trước đây đường vào nhà tôi đi theo ngõ này.
Vào đến sân, Bác nhìn ngôi nhà tranh quen thuộc của gia đình đã được
đồng bào địa phương dựng lại trên nền đất cũ và nói:
- Tôi nhớ chỗ này còn có hàng cây, nay đâu rồi các chú?
Sau đó, Bác đi ra cửa sau chỉ vào chỗ hàng rào nói:
- Nhà tôi trước có cây ổi ngọt ở đây quả sai lắm.
Khi ra ngõ gặp một cụ già, Bác nhìn cụ già rất cảm động và hỏi:
- Có phải ông Điền không?
Bác đi nhanh tới cụ già rồi nắm lấy tay cụ hỏi bằng một giọng ấm áp;
- Anh Điền, anh vẫn khoẻ chứ?
Bác nói chuyện với cụ Điền một hồi lâu, rồi sau đó đi sang quê ngoại.
Đứng giữa ngôi nhà tranh đơn sơ, nơi Bác đã sinh ra và lớn lên, Bác thân
mật trò chuyện cùng bà con quê nhà.
- Tôi xa quê hương đã năm mươi năm rồi. Thường tình người ta xa nhà,
lúc trở về thì mừng mừng, tủi tủi. Nhưng tôi không buồn, không tủi. Tôi rất vui.
Vui vì khi tôi ra đi nhân dân còn là nô lệ, bọn đế quốc phong kiến đè đầu cưỡi
cổ. Bây giờ tôi về thì đất nước đã được giải phóng, nhân dân đã được tự do. Nói

rồi Bác đọc hai câu thơ:
Quê hương nghĩa nặng tình sâu
Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình./.
(“Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp
6” trang 33)
BÁC HỒ VỚI VĂN HÓA DÂN TỘC


×