Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Dạy học tác phẩm văn học trong chương trình THPT thiệu hoá theo hướng giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƢỜNG THPT THIỆU HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC
TRONG CHƢƠNG TRÌNH THPT THEO HƢỚNG GIÁO DỤC
VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH

Ngƣời thực hiện: Lê Trọng Vinh
Chức vụ: Tổ trƣởng
Đơn vị công tác: Trƣờng THPT Thiệu Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ Văn

DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC
TRONG CHƢƠNG TRÌNH THPT THEO HƢỚNG GIÁO DỤC
THANH HOÁ, NĂM 2020


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2


1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
1.5. Những điểm mới của SKKN
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Tình hình việc giáo dục văn hóa ứng xử qua tác phẩm văn học trong
3
nhà trường phổ thông và thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh hiện
nay
2.2.1. Một số vấn đề về văn hóa ứng xử
3
2.2.2. Tình hình việc dạy văn hóa ứng xử qua tác phẩm văn học ở
4
nhà trường phổ thông hiện nay.
2.2.2.1. Tình hình việc dạy văn hóa ứng xử qua tác phẩm văn học
4
2.2.2.2. Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh
5
2.3. Hướng khai thác dạy học giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh qua
một số bài dạy trong chương trình Ngữ văn THPT
2.3.1. Hướng khai thác
6
2.3.2. Giới thiệu một số bài dạy được xây dựng hoạt động học theo
8
hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh
2.3.3. Giới thiệu một giáo án dạy học theo hướng giáo dục văn hóa
11
ứng xử cho học sinh

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục dạy
học theo hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh
2.4.1. Hiệu quả từ không khi tiết học và tâm lí học sinh
18
2.4.2. Hiệu quả từ việc vận dụng kiến thức của học sinh
18
2.4.3. Hiệu quả từ hành vi ứng xử
19
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
20
3.2. Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo
21


DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC
TRONG CHƢƠNG TRÌNH THPT THEO HƢỚNG GIÁO DỤC
VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Thời gian gần đây, việc giáo dục văn hóa ứng xử, giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh đang được quan tâm, đề cập và bàn luận nhiều trên các diễn đàn
trong cũng như ngoài ngành giáo dục. Khảo sát các tác phẩm văn chương nói
chung và các tác phẩm văn học giảng dạy trong nhà trường nói riêng, tôi nhận
thấy mỗi tác phẩm văn học đều thể hiện một cách ứng xử tốt đẹp của nhà thơ,
nhà văn, nhân vật đối với các vấn đề trong cuộc sống. Qua quá trình tìm hiểu
và phân tích, tôi thấy văn hóa ứng xử trong các tác phẩm văn học được biểu
hiện chủ đạo ở ba khía cạnh: Văn hóa ứng xử với thiên nhiên, văn hóa ứng xử

với gia đình, xã hội; văn hóa ứng xử với bản thân.
Hiện nay, thực trạng văn hóa ứng xử thiếu văn minh trong một bộ phận
giới trẻ đang làm cho xã hội trở nên bất ổn. Vậy điều gì đã khiến cho các em
học sinh có những hành động như vậy? Và làm cách nào để giúp học sinh
nhận ra hành vi tiêu cực của mình? Văn học từ bao đời nay vẫn luôn mang sứ
mệnh cao cả: phê phán cái xấu, cái ác, thanh lọc tâm hồn con người, hướng
con người đến với những giá trị Chân- Thiện- Mỹ tốt đẹp. Thế nhưng, đặt văn
học vào bối cảnh hiện tại của đất nước, nhất là trong thực trạng tư tưởng,
thẩm mĩ, văn hóa của học sinh đang bị tác động mạnh bởi sự phát triển nhanh
chóng của xã hội, văn học đang phải đứng trước nhiều thử thách. Làm thế nào
để phát huy hết sức mạnh giáo dục của văn chương? Làm thế nào để văn
chương được thẩm thấu vào thế hệ trẻ - những con người đang rời xa những
giá trị tinh thần cao đẹp? Đặc biệt, hiện nay vấn đề giáo dục văn hóa ứng xử
cho học sinh đang được toàn xã hội, nhà trường cùng các bậc phụ huynh dành
nhiều sự quan tâm. Những tiết học văn nên thực hiện như thế nào để đưa văn
hóa ứng xử tốt đẹp trong văn học vào giáo dục nhân cách cho giới trẻ?
Văn hóa ứng xử trong văn học là một phương diện rất quan trọng khi
giảng dạy văn chương. Tuy nhiên, qua khảo sát tôi nhận thấy các giờ học văn
vẫn chưa thực sự đưa vấn đề này giảng dạy có chiều sâu. Các tiết học vẫn còn
đi sâu vào kiến thức văn chương nghệ thuật. Bởi vậy nhiều học sinh chưa
được giáo dục, tiếp thu văn hóa ứng xử. Nên chăng cần một sự thay đổi
phương pháp dạy học tác phẩm văn chương để học sinh vừa lĩnh hội được
kiến thức văn học, vừa được giáo dục về văn hóa ứng xử?
Xuất phát từ những lí do nêu trên, tôi đã chọn sáng kiến dạy học với đề
tài: “Dạy học tác phẩm văn học trong chương trình THPT theo hướng giáo
dục văn hóa ứng xử cho học sinh ”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua sáng kiến này tôi muốn đem đến một cách khai thác bài học
mới để giúp các em học sinh có được những nhận thức đầy đủ, sâu sắc về
1



cách ứng xử có văn hóa đối với bản thân, với cộng đồng, dân tộc và các kỹ
năng sống tích cực trước các vấn đề tiêu cực, những tác động xấu của xã hội.
Qua các tiết học các em sẽ có hứng thú hơn với bộ môn văn.
1.3. Đối tƣợng nghiên cứu.
- Trong quá trình nghiên cứu tôi tập trung nghiên cứu một số tác phẩm
tiêu biểu trong chương trình ngữ văn 10,11,12 cơ bản.
- Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 11D, 11E, 12D, 12E
trường THPT Thiệu Hóa.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu tôi vận dụng phối hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua giờ dạy học văn, học sinh được giáo dục, tích lũy những nét đẹp
trong văn hóa ứng xử, từ đó có kỹ năng sống tích cực.
Đem đến cho tiết học văn vừa khoa học, vừa nhẹ nhàng không nặng nề
về kiến thức.
Rèn luyện cho học sinh thói quen học văn không chỉ là học kiến thức về
văn học mà đó còn là học cách làm người có văn hóa trong ứng xử.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Maksim Gorky từng nói “Văn học là nhân học”, có nghĩa văn học là
khoa học về con người. “Lấy con người làm đối tượng miêu tả chủ yếu, văn
học có được một điểm tựa để nhìn ra toàn thế giới.”(Mác). Khám phá thế giới
con người, văn học bao giờ cũng khám phá những tâm tư, tình cảm, thái độ,

cách hành động của con người trước cuộc sống. Và hơn bất kì loại hình nghệ
thuật nào mục đích cuối cùng của văn chương là mang đến cái nhìn toàn diện
và đầy đủ về xã hội, tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm, cảm xúc của
con người.
Và làm nên chiều sâu nhân cách của một con người chính là nền tảng
văn hóa ứng xử của con người đó. Bởi, nói như Marx, “Con người là tổng
hòa các mối quan hệ của xã hội”, nghĩa là định hình giá trị của một con
người, bên cạnh sự tự ý thức của một cá nhân, bao giờ cũng là sự đánh giá của
cộng đồng xã hội nơi cá nhân đó là một phần tử. Thế nhưng văn hóa ứng xử
không phải là một nhân tố thuộc về bản năng hay tiềm thức, và nó cũng thay
đổi theo từng xã hội, từng thời kỳ, từng tình huống khác nhau, phụ thuộc chủ
yếu vào cách thức một cộng đồng dựa trên những quy luật và nguyên tắc nào
để tồn tại và phát triển. Có hàng ngàn cách để con người tiếp xúc với những
bài học về văn hóa ứng xử và tiếp thu, thẩm thấu, biến nó trở thành lối sống
định nghĩa nên bản thân mình.
2


Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 của Thủ tướng chính phủ đã
chỉ rõ: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn
diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội
nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm:
giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng
lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất
lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây
dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội
học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”.
Có thể nhận thấy, mục tiêu của giáo dục đã chuyển từ trang bị kiến thức
sang trang bị năng lực và hình thành kỹ năng sống cho người học. Đặc biệt,
mục tiêu giáo dục còn nhấn mạnh đến việc giáo dục đạo đức, giáo dục nhân

cách cho học sinh. Trong chương trình giáo dục của cấp học, bên cạnh môn
Giáo dục công dân, môn Văn là một trong những môn học có chức năng giáo
dục về đạo đức mạnh mẽ.
2.2. Tình hình việc giáo dục văn hóa ứng xử qua tác phẩm văn học
trong nhà trƣờng phổ thông và thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh
hiện nay
2.2.1. Một số vấn đề về văn hóa ứng xử
2.2.1.1. Khái niệm văn hóa ứng xử
Văn hóa ứng xử là tập hợp những nét đẹp thể hiện qua các thái độ, hành
động phân xử, thế ứng xử, đối ứng với một thái độ, hành vi khác thể hiện triết
lý sống, lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cá nhân, một cộng đồng
người trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với
tự nhiên, với xã hội từ nhỏ đến lớn.
2.2.1.2. Một số phƣơng diện biểu hiện của văn hóa ứng xử
* Con ngƣời ứng xử với thiên nhiên qua phản ánh của văn học
Từ thời văn học chưa thành văn, nhân dân đã sáng tác truyền miệng
những tác phẩm về thiên nhiên như Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh,
Thần trụ trời, Nữ Oa vá trời,.. Các tác phẩm đã thể hiện cách ứng xử của nhân
dân đối với thiên nhiên đó là lòng biết ơn và thái độ kính trọng bởi thiên
nhiên.
Thời trung đại, con người coi thiên nhiên là cái nôi đã sản sinh ra sự
sống nguyên sơ, thiên nhiên là điển hình của sự trong sạch, thanh khiết, và trở
về với thiên nhiên là để di dưỡng tâm hồn, để tâm hồn và nhân cách của mình
được gạn đục khơi trong.
Sang thời hiện đại, con người vẫn tìm đến thiên nhiên như một nguồn
mạch sự sống dồi dào. Thiên nhiên là “thiên đường trên mặt đất” trong tiếng
thơ rạo rực của Xuân Diệu:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si” (Vội vàng)
3


Nhìn chung, thiên nhiên trong cảm quan của con người là sinh thể
sống, cùng đồng hành, chia sẻ, chở che cho con người. Bởi vậy, hầu hết cách
ứng xử của con người với thiên nhiên trong văn học là sống gần gũi với tự
nhiên, yêu thương và trân quý.
* Con ngƣời ứng xử với gia đình, xã hội phản ánh trong văn học
Trong văn học dân gian đã có nhiều câu ca dao ca ngợi mối quan hệ tốt
đẹp giữa cá nhân và gia đình, cộng đồng: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy
rằng khác giống nhưng chung một giàn”, ... hay câu chuyện ngụ ngôn về bó
đũa để nhấn mạnh tầm quan trọng của ý thức sống tôn trọng gia đình, tập thể,
cộng đồng.
Thời trung đại, con người hành xử với xã hội theo quy luật trung đại,
mà chủ yếu là những giáo điều căn bản của đạo Nho: Tam cương ngũ thường.
Con người sống trong xã hội phong kiến phải lập thân, lập công, lập danh để
định nghĩa tư cách bản thân trong đời.
Ở văn học hiện đại, các nhà thơ, nhà văn cũng đi vào khai thác triệt để
mối quan hệ giữa cộng đồng với cá nhân và ngược lại. Thế nên mỗi việc làm
của một cá nhân đều hướng về toàn thể dân tộc, những con người cùng chia sẻ
với mình một vận mệnh.
* Con ngƣời ứng xử với bản thân trong văn học
Trong văn học dân gian và văn học trung đại, con người luôn tự trói
buộc mình vào nhiều quy tắc. Nguyễn Đình Chiểu đã từng viết:
“ Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”
Người nam nhi sinh ra ở đời phải thấm nhuần hai chữ “Công danh”, giữ
trọn hai chữ “trung hiếu”. Lập chí, lập thân, đem lại công danh rạng rỡ, hiển
vinh là cách xử thế của người con trai thời phong kiến.

“Làm trai sống ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông” (Nguyễn Công Trứ)
Bước sang hiện đại, ý thức cá nhân được giải phóng một cách triệt để.
Người ta thấy một Xuân Diệu “thiết tha, rạo rực, băn khoăn”, một Hàn Mặc
Tử đau đớn quằn quại nhưng vẫn tha thiết, một Nguyễn Bính mộc mạc, chân
chất với những giá trị “chân quê”,...
2.2.2. Tình hình việc dạy văn hóa ứng xử qua tác phẩm văn học ở
nhà trƣờng phổ thông hiện nay
2.2.2.1. Tình hình việc dạy văn hóa ứng xử qua tác phẩm văn học
Thực tế giảng dạy văn học ở trường THPT hiện nay vẫn chưa chú trọng
đến việc khai thác văn hóa ứng xử và kỹ năng sống trong tác phẩm văn học để
giáo dục học sinh. Một phần vì thời lượng tiết học ít, dung lượng kiến thức
nhiều; một phần lối dạy học đa số vẫn theo phương pháp cũ,... vì thế , việc vận
dụng vào tiết học các kĩ năng sống và ứng dụng văn hóa ứng xử cho học sinh
vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy, đa số giáo viên trong tiết học chỉ chú trọng
cho học sinh giải quyết những vấn đề về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác
phẩm, phong cách độc đáo của tác giả mà chưa đưa vấn đề văn hóa ứng xử vào
4


cho các em học sinh tìm hiểu, trao đổi, bàn luận. Phải chăng, chúng ta nên
nghiên cứu để thay đổi trong giờ học văn?
2.2.2.2. Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh
* Ứng xử của học sinh đối với thiên nhiên, môi trƣờng sống
Quan sát các lớp học sau buổi học, tôi nhận thấy nhiều học sinh vẫn
ngang nhiên vứt rác bừa bãi ngay ở trường, lớp học ngoài đường, xuống kênh
hồ, sông, biển. Trong lớp học, các em bỏ hộp xốp, bao bì nilon, ống
hút,...dưới hộc bàn. Các em còn chặt phá cây xanh; vứt rác, giẫm, phá những
khuôn viên hoa tươi đẹp,...Tất cả hành vi của các em học sinh đã thể hiện lối

sống thiếu văn hóa, ứng xử thô bạo với môi trường sống và thiên nhiên.

Xả rác nơi công viên, trong lớp học, sông hồ (Ảnh: Pháp luật 0nline)
2.2.2.3. Ứng xử với gia đình, xã hội
Trong ứng xử với gia đình và xã hội, nhiều học sinh đã có thái độ ứng xử
thiếu văn hóa. Ở gia đình, nhiều em đã có những hành động tiêu cực: không
kính trên nhường dưới, không tôn trọng ông bà, cha mẹ, anh chị. Thậm chí có
những học sinh còn lừa gạt, giết hại người thân để chiếm đoạt tài sản. Gần
đây, xã hội đang lên án nhiều trường hợp thanh, thiếu niên đã ra tay sát hại
ông, bà, cha, mẹ...để lấy tiền chơi game, đi bar, hút, chích,...

Bị Cáo Võ Nhật Trường, 15 tuổi, Bình
Định, 10 năm tù tội giết bà nội cướp
tiền chơi game

Bị cáo Phan Quốc Thái, Tiền Giang,
giết ông nội cướp tiền chơi game
(Ảnh: An ninh Thủ Đô)

Ngoài xã hội, rất nhiều học sinh đã có thái độ ứng xử thiếu văn minh:
thiếu kính trọng với người lớn tuổi, bắt nạt những bạn cùng trang lứa hay các
5


em nhỏ; vô cảm trước nỗi đau của người khác,... Đặc biệt, thời gian gần đây
vấn nạn bạo lực học đường đã khiến xã hội quan tâm và lo lắng.

Bạo lực học đường
(Ảnh: internet)


Nhiều bạn trẻ vô cảm trước hành động xấu của
người khác (Ảnh: internet)

2.2.2.4. Ứng xử với bản thân
Vì thích lối sống thể hiện cá tính, học sinh quan niệm lệch lạc, thậm chí
hiểu lầm dẫn đến hành động sai về cách sống thật với chính mình, sống tự do.
Các em không phân biệt được sự khác biệt giữa sống buông thả với sống đúng
cá tính; sống gấp, sống vội vả. Đặc biệt, với cơn sốt Facebook, nhiều học sinh
không thể kiềm chế sự ham thích của mình ở các trào lưu trên mạng. Với các
em, một like trên mạng xã hội có ý nghĩa hơn điểm số bài kiểm tra. Có rất
nhiều học sinh đang tự hủy hoại bản thân mình, tương lai mình bằng những
trò chơi nguy hiểm: chơi game, đua xe, hút, chích,.. thậm chí có em còn tiêu
cực với bản thân dẫn đến những cái chết thương tâm.

Tự sát, nhảy cầu, ý thức giao thông kém đùa với tính mạng (Ảnh: internet)
2.3. Hƣớng khai thác dạy học giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh
qua một số bài dạy trong chƣơng trình Ngữ văn THPT
2.3.1. Hƣớng khai thác
2.3.1.1. Xây dựng hoạt động bài học theo các mức độ
Hiện nay, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy hoạt động dạy học chỉ tập
trung giải quyết nội dung, nghệ thuật bài học mà chưa lồng ghép nhận thức về
thái độ ứng xử của nhà văn hay nhân vật đối với vấn đề cuộc sống được đặt
ra. Tôi đã thử nghiệm triển khai bài học theo 3 mức độ:
+ Mức độ 1: Nhận thức về nội dung vấn đề.
+ Mức độ 2: Thông hiểu thông điệp văn hóa ứng xử trong vấn đề.
+ Mức độ 3: Vận dụng thông điệp văn hóa ứng xử từ vấn đề giải quyết.
6


2.3.1.2. Học sinh chọn vấn đề thuyết trình và thảo luận

Mỗi bài học giáo viên cho một đến hai nhóm trong lớp chọn vấn đề trong
bài để chuẩn bị ở nhà và thuyết trình trong giờ học. Nội dung của vấn đề phải
mang tính trọng tâm của bài học và có giá trị giáo dục về văn hóa ứng xử.
Giáo viên tổ chức cho nhóm trình bày và các học sinh khác lắng nghe, đặt câu
hỏi, bình luận. Sau thảo luận giáo viên nhận xét và chốt ý vấn đề của bài.
2.3.1.3. Xây dựng tiết học kiểu phòng tranh để nhận thức theo hƣớng
trực quan
Mỗi bài học mỗi nhóm học sinh sẽ sáng tạo bức tranh văn học và bức
tranh hiện thực đời sống, từ đó giáo viên cho học sinh cả lớp nhận thức về vẻ
đẹp ứng xử trong văn chương và những nét đẹp cũng như mảng tối của của
cuộc sống hiện tại. Từ sự ứng chiếu, học sinh sẽ có cái nhìn trực quan, cụ thể
hơn về thực trạng ứng xử của giới trẻ (cũng như của bản thân).
2.3.1.4. Xây dựng tiết học theo hƣớng đối thoại về các vấn đề ứng xử
trong văn học và thái độ ứng xử của giới trẻ hôm nay với các vấn đề xã
hội
Đây là tiết học mang tính tổng hợp các kiến thức lý thuyết học sinh đã
được tiếp nhận, lớp học có thể chọn hai nhóm đối thoại chính và những bạn
còn lại theo dõi, đánh giá và nêu ý kiến.
Sử dụng ở các bài Trình bày một vấn đề (lớp 10), bài Phỏng vấn và trả
lời phỏng vấn (lớp 11) và bài Phát biểu tự do (lớp 12).
2.3.1.5. Tạo môi trƣờng vận dụng văn hóa ứng xử trong văn học vào
giáo dục văn hóa ứng xử, kỹ năng sống cho học sinh
Từ lý thuyết nhận thức đến hoạt động thực hành là yêu cầu cơ bản và cần
thiết, nhất là đối với kĩ năng sống. Bởi vậy, chúng tôi nghĩ rằng cần tạo môi
trường để các hoạt động nhận thức văn hóa ứng xử trong văn học đi vào vận
dụng cụ thể. Sau các phần học hoặc tiết học giáo viên có thể tổ chức các hoạt
động mang tính trải nghiệm văn hóa ứng xử cho học sinh để học sinh phát
huy những giá trị vừa tiếp nhận, thẩm thấu và trở thành thói quen. Cụ thể:
* Trải nghiệm văn hóa ứng xử với thiên nhiên, môi trƣờng
Trồng cây xanh ở khuôn viên lớp, hoạt động thi đua phân loại rác trong

trường, lớp; sử dụng rác tái chế sản phẩm hữu ích.
Mục đích của hoạt động: Tăng cường ý thức giữ gìn cảnh quan môi
trường, ý thức xây dựng một khuôn viên sạch, đẹp, không khí trong lành, tươi
mát cho học sinh. Tạo dựng lối sống có văn hóa với thiên nhiên.
* Hoạt động trải nghiệm văn hóa ứng xử với gia đình, xã hội.
- Mục đích: Giúp học sinh biết trân trọng tình cảm với gia đình, bạn bè
và những người bất hạnh, khó khăn trong xã hội.
- Hình thức:
+ Tổ chức hoạt động làm thiệp hoa tặng mẹ, thầy cô, bạn bè trong những
ngày lễ lớn như 20/10, 20/11, 8/3
+ Sáng tác thơ, truyện, viết tản văn,.. về chủ đề gia đình
* Hoạt động trải nghiệm văn hóa ứng xử với bản thân
7


- Mục đích: Giúp học sinh có thể nhận thức được những khả năng của
bản thân và sống có lý tưởng, ước mơ.
- Hình thức: Tổ chức các cuộc thi: Tôi làm phóng viên- phát thanh viên;
Tài năng âm nhạc; Tôi làm họa sĩ,...
2.3.2. Giới thiệu một số bài dạy đƣợc xây dựng hoạt động học theo
hƣớng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh.
Bài: “ Cảnh ngày hè”- Nguyễn Trãi
Bƣớc 1: Chuẩn bị
Học sinh chuẩn bị ở nhà các vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
Định hướng các nhóm và các vấn đề chuẩn bị
Nhóm 1: Vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống ngày hè trong cảm nhận của
Nguyễn Trãi.
Nhóm 2: Tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ.
Nhóm 3: Thái độ ứng xử của Nguyễn Trãi đối với thiên nhiên, cuộc
sống trong bài thơ.

Nhóm 4: Từ thái độ ứng xử của Nguyễn Trãi trong tác phẩm, suy nghĩ
của em về thái độ ứng xử của học sinh hôm nay đối với thiên nhiên, cuộc
sống.
Bƣớc 2: Hoạt động tiếp nhận tri thức và vận dụng thông điệp văn
hóa từ tác phẩm
Các nhóm trình bày bài chuẩn bị của mình, các nhóm khác và giáo viên
đặt câu hỏi. học sinh chốt lại vấn đề theo 3 mức độ
- Mức độ 1: Nhận thức nội dung, nghệ thuật của bài thơ
+ Bài thơ là bức tranh ngày hè tràn đầy sự sống với âm thanh, màu sắc rực rỡ,
rộn rã và tấm lòng tha thiết của Nguyễn Trãi với dân với nước
+ Bài thơ viết bằng chữ Nôm, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật xen lục
ngôn. Bài thơ thành công ở nghệ thuật sử dụng từ ngữ: động từ, tính từ, từ
láy,.. giàu sức gợi hình tượng và cảm giác.
- Mức độ 2: Thông hiểu thông điệp văn hóa ứng xử
+ Thiên nhiên mang đến vẻ đẹp cho cuộc sống của con người. Thiên nhiên
cũng có một cuộc sống riêng tràn đầy nhựa sống.
+ Thái độ ứng xử của Nguyễn Trãi đối với thiên nhiên, cuộc sống: Đó là thái
độ yêu mến, trân trọng, nâng niu. Thiên nhiên đối với Nguyễn Trãi là nơi để
nương tựa, gửi gắm những khát khao, chí nguyện của tâm hồn.
+ Bài học rút ra: Thiên nhiên là một cá thể của sự sống, mọi người cần có thái
độ ứng xử tôn trọng và trân trọng với thiên nhiên.
- Mức độ 3: Vận dụng thông điệp văn hóa ứng xử
+ Nhận thức thực trạng ứng xử của học sinh với thiên nhiên hôm nay: thô
bạo, thiếu ý thức, thiếu tôn trọng.
+ Bài học rút ra: Cần tôn trọng thiên nhiên bởi đó vừa là nguồn sống vừa là
nơi di dưỡng tinh thần.
8


+ Hoạt động vận dụng thông điệp văn hóa:

Vẽ tranh sáng tạo: Mẹ thiên nhiên- tình yêu và sự giận dữ
Trồng hoa làm đẹp khuôn viên lớp, trường
Làm đồ dùng học tập từ rác thải: chai nhựa, ống hút,... để tạo môi
trường xanh, sạch.
Bài “ Chí Phèo”- Nam Cao
Bƣớc 1: Khởi động: Trình chiếu một số hình ảnh về cuộc sống của con
người Việt Nam trước cách mạng và hình ảnh về cuộc sống của con người
hôm nay.
Bƣớc 2: Hoạt động tiếp nhận tri thức và vận dụng thông điệp văn
hóa từ tác phẩm
- Mức độ 1: Nhận thức nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
+ Tác phẩm viết về số phận bất hạnh của người nông dân trước cách mạng
tháng 8: bị tha hóa, vùi dập và bị cự tuyệt quyền làm người.
+ Nghệ thuật: Xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo; ngòi bút khám phá và
miêu tả tâm lý đặc sắc.
- Mức độ 2: Thông hiểu thông điệp văn hóa ứng xử
+ Chế độ thực dân nửa phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người,
tước đoạt đi quyền làm người của người nông dân-> Thông hiểu: Văn hóa
ứng xử của bọn cường hào ác bá đối với người nông dân: tàn bạo, phi nhân
tính.
+ Chi tiết: bát cháo hành của Thị Nở-> Thông hiểu: Cách ứng xử đầy tình
thương giữa con người với con người- giúp con người từ con vật trở về con
người.
+ Thái độ ứng xử của Nam Cao đối với số phận người nông dân: Thấu hiểu,
thông cảm với nỗi đau khổ của người nông dân; tin tưởng vào bản chất tốt
đẹp của họ-> Thông hiểu: Thái độ ứng xử tốt đẹp, nhân ái, giàu lòng vị tha.
+ Thái độ ứng xử của nhà văn đối với bọn cường hào ác bá và thực dân: Lên
án, tố cáo, vạch trần tội ác của bọn chúng. Qua nhân vật, nhà văn khẳng định
chính chế độ thực dân nửa phong kiến đã đẩy con người hiền lành vào bước
đường cùng-> Thông hiểu: Ứng xử trước cái xấu, cái ác: Lên tiếng tố cáo

mạnh mẽ.
+ Bài học rút ra: Cần có lòng yêu thương và tôn trọng con người trong cuộc
sống; Lên án, tố cáo những kẻ dám chà đạp lên quyền con người.
- Mức độ 3: Vận dụng thông điệp văn hóa ứng xử
+ Nhận thức thực trạng ứng xử của học sinh với xã hội hôm nay: thờ ơ, vô
cảm.
+ Hoạt động vận dụng thông điệp văn hóa:
Viết “nhật ký ứng xử của tôi – hôm qua và hôm nay”.
Vẽ tranh.
Quyên góp ủng hộ các em học sinh và đồng bào bị lũ lụt ở huyện Quan
Sơn.
9


Bài “ Thƣơng vợ”- Trần Tế Xƣơng
Bƣớc 1: Khởi động
Sử dụng đoạn phim xúc động về tình yêu thương của cha mẹ dành cho
con.
Sử dụng ca khúc “Nhật ký của mẹ”.
Bƣớc 2: Hoạt động tiếp nhận tri thức và vận dụng thông điệp văn
hóa từ tác phẩm.
- Mức độ 1: Nhận thức nội dung, nghệ thuật của bài thơ
+ Bài thơ viết về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, đảm
đang, tần tảo, chịu thương, chịu khó lo toan cho gia đình.
+ Bài thơ viết bằng chữ Nôm, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bài thơ
thành công ở nghệ thuật vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân
gian; kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chất trào phúng.
- Mức độ 2: Thông hiểu thông điệp văn hóa ứng xử
+ Gia đình là nơi quan trọng nhất của mỗi thành viên. Mẹ là người vất vả, tảo
tần lo cho gia đình-> Thông điệp: Cần biết tôn trọng, yêu thương cha mẹ.

+ Thái độ ứng xử của Tú Xương đối với bà Tú: Đó là thái độ yêu thương,
trân trọng, lo lắng, tri ân-> Thông điệp: Các thành viên trong gia đình cần
thấu hiểu tạo dựng một gia đình hạnh phúc.
+ Bài học rút ra: Tình yêu thương của cha mẹ dành cho gia đình là vô bờ bến.
Mọi thành viên cần có thái độ ứng xử yêu thương, biết ơn cha mẹ.
- Mức độ 3: Vận dụng thông điệp văn hóa ứng xử
+ Nhận thức thực trạng ứng xử của học sinh với gia đình hôm nay: Lừa dối
cha mẹ, xưng hô thiếu văn hóa, vô tâm, thiếu sự quan tâm tới gia đình,....
+ Hoạt động vận dụng thông điệp văn hóa:
Sáng tác thơ, truyện về gia đình.
Làm thiệp tặng mẹ, thầy cô, bạn bè.
Hát những ca khúc về tình cảm gia đình.
Bài “ Tây Tiến”- Quang Dũng (Lớp 12)
Bƣớc 1: Khởi động
Sử dụng đoạn phim và nhạc cách mạng, trang nhật ký của Đặng Thùy
Trâm, Nguyễn Văn Thạc.
GV đặt câu hỏi: Lý tưởng sống của thanh niên thời chiến như thế nào?
Lý tưởng ấy có còn phù hợp với cuộc sống hôm nay?
Bƣớc 2: Hoạt động tiếp nhận tri thức và vận dụng thông điệp văn
hóa từ tác phẩm.
- Mức độ 1: Nhận thức nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
+ Bài thơ viết về chân dung người lính Tây Tiến, những người thanh niên có
lý tưởng sống cao đẹp, có tâm hồn lãng mạn, hào hùng mà rất đỗi hào hoa.

10


+ Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng
mạn. Nhiều câu thơ có sự phối hợp điêu luyện của hội họa, điện ảnh, điêu
khắc.

- Mức độ 2: Thông hiểu thông điệp văn hóa ứng xử
+ Mỗi con người cần có lý tưởng sống cao đẹp. Khi Tổ quốc cần biết sẵn sàng
hi sinh bản thân để đem lại cuộc sống bình yên cho dân tộc-> Cách ứng xử tốt
đẹp với bản thân và xã hội.
+ Bài học rút ra: Cần sống có mục đích, biết trân trọng quá khứ và nỗ lực xây
dựng đất nước.
- Mức độ 3: Vận dụng thông điệp văn hóa ứng xử
+ Nhận thức thực trạng ứng xử của học sinh với bản thân hôm nay: Nhiều học
sinh sống không có mục đích, buông thả, ăn chơi, có nhiều hành động tiêu
cực. Nguyên nhân: Chưa nhận thức được giá trị của bản thân để phát huy
những mặt mạnh, những tiềm năng.
+ Hoạt động vận dụng thông điệp văn hóa:
Vẽ tranh tự do về khát vọng của bản thân.
Sáng tác thơ, truyện hoặc viết bút ký.
Thi tài năng âm nhạc, tài năng hùng biện, tài năng phát thanh viên, tài
năng diễn viên,...
2.3.3. Giới thiệu một giáo án dạy học theo hƣớng giáo dục văn hóa
ứng xử cho học sinh
Tiết: 61

VỢ NHẶT

- Kim Lân I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần đạt:
1. Kiến thức :
- Học sinh hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong
nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
Hiểu được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc
sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động
nghèo khổ ngay bên bờ vực thẳm của cái chết.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc

đáo, miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Kỹ năng: Phân tích tác phẩm tự sự có lối tạo tình huống bất ngờ, ngôn ngữ
giản dị, gợi cảm.
3. Giáo dục, liên hệ: Giáo dục học sinh về văn hóa ứng xử giữa con người
với con người; lòng yêu thương, trân trọng tình cảm cao đẹp của con người,
có niềm tin vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Thầy: - Đọc Sgk, tài liệu chuẩn kiến thức-kĩ năng, tài liệu tham khảo và
soạn giáo án
- Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích, phát vấn và đàm thoại
11


2. Trò : - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
- Nhóm chọn vấn đề thuyết trình trong bài học: Tình người trong nạn
đói (Nhóm 1: Nhân vật Tràng; Nhóm 2: Nhân vật cụ Tứ)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (3ph)
Câu hỏi: Suy nghĩ của anh (chị) về hành động của nhân vật Mị ở cuối
đoạn trích tác tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài?
3. Bài mới:
Cũng viết về đề tài người nông dân nghèo, nhưng nhà văn Kim Lân đã
có một hướng khai thác rất riêng và đặc sắc qua tác phẩm “Vợ nhặt”. Trong
truyện ngắn này, nhắc đến nạn đói nhà văn không phải để khoét sâu nỗi đau
mà nhằm khẳng định sức sống và niềm khát khao hạnh phúc mãnh liệt của
con người dù ở trong hoàn cảnh bi đát nhất. Đặc biệt, qua câu chuyện của các
nhân vật ta thấy được cách hành xử văn hóa của những con người có tấm lòng
nhân hậu.
TL Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
10p
Hoạt động 1 - Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
 Cho HS đọc Tiểu ● HS đọc Tiểu dẫn và
I. TÌM HIỂU CHUNG
dẫn và tóm tắt vài ý tóm tắt vài nét cơ bản 1/ Tác giả
chính
về
+ Kim Lân (1920-2007) tên
+ Về tác giả và tác 1/ Tác giả Kim Lân
thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở
phẩm của Kim Lân? 2/ Tác phẩm “Vợ Phù Lưu-Từ Sơn-Bắc Ninh.
+ Tìm xuất xứ và bối nhặt”
+ Kim Lân “Ông là nhà văn
cảnh của truyện?
○ Bố cục: 4 đoạn
một lòng đi về với đất, với
+ Dựa vào mạch + Đoạn 1: Từ đầu … người và với thuần hậu nguyên
truyện, có thể chia tp’ “thành vợ thành thuỷ của đời sống nông thôn”
thành mấy đoạn? Nêu chồng”-> Tràng đưa (Nguyền Hồng)
ý chính của mỗi đoạn người “vợ nhặt” về + Tác phẩm chính: “Nên vợ
và cho biết mạch nhà.
nên chồng” (1955), “Con chó
truyện đã được dẫn + Đoạn 2: “…đẩy xe xấu xí” (1962)….
dắt ntn?
bò về” -> Kể lại cuộc 2/ Tác phẩm “Vợ nhặt”
gặp gỡ giữa Tràng a. Xuất xứ:
với vợ.
- Tiền thân “Xóm ngụ cư”

+ Đoạn 3: “….đoạn được viết năm 1946->Năm
lược” -> Tình cảm 1954, tác giả dựa vào cốt
và tấm lòng của truyện cũ để viết truyện ngắn
người mẹ.
này.
+ Đoạn 4: Còn lại -> b. Đề tài:
Niềm tin của những
Viết về nạn đói khủng khiếp
con người cơ cực.
chưa từng có trong lịch sử Việt
Nam-mùa xuân Ất Dậu 1945
7p
Hoạt động 2 - Tìm hiểu nhan đề và tình huống truyện
12


+ Giải thích nhan đề
và nêu tình huống
truyện?
+ Vì sao người dân
xóm ngụ cư lại ngạc
nhiên khi thấy anh
Tràng đi cùng với một
người đàn bà lạ về
nhà?
+ Qua hiện tượng
“nhặt được vợ” của
anh Tràng, anh (chị)
hiểu gì về tình cảnh và
thân phận của người

nông dân nghèo trong
nạn đói khủng khiếp
năm 1945?

● Suy nghĩ và trả lời:
- Nhan đề: “Vợ nhặt”->
nhặt được vợ như nhặt
được một thứ đồ vật
- Tình huống truyện:
Tràng “nhặt được vợ”>
+ Mọi người đều ngạc
nhiên, vì: người như
Tràng mà cũng lấy
được vợ, thậm chí là vợ
theo; giữa lúc đói khát
này nuôi thân còn
không nổi, lại đeo thêm
vợ.
+ Chính tràng cũng
ngạc nhiên “Nhìn thị
gồi ngay giữa nhà, đến
bây giờ hắn vẫn còn
ngờ ngợ như không
phải thế….”

II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
1/ Nhan đề và tình huống
truyện
 Nhan đề: “Vợ nhặt”>Lấy vợ không có ăn hỏi,
không có cưới xin theo

phong tục truyền thống của
người Việt. Lấy vợ như tình
cờ nhặt được một thứ đồ vật
trên đường một cách ngẫu
nhiên.
 Tình huống truyện:
- Éo le, độc đáo
 Ý nghĩa:
+ Thể hiện tình cảnh thê
thảm và thân phận tủi nhục,
rẻ rúng của người nông dân
nghèo trong nạn đói khủng
khiếp năm 1945
+ Tô đậm chủ đề của truyện:
thay đổi không khí ảm đạm
của xóm ngụ cư và mở ra
niềm tin vào cuộc sống cho
những con người nghèo khổ
2p
Hoạt động 3 - Tìm hiểu bối cảnh của truyện
+ Truyện được xây ● Suy nghĩ, phát hiện 2/ Bối cảnh truyện - Bức
dựng trên bối cảnh và trả lời cá nhân
tranh về nạn đói năm 1945
nào?
+ Không gian “tối sầm - Không gian, âm thanh,
+ Bối cảnh đó được lại vì đói khát”; đầy tử màu sắc; hình ảnh.
miêu tả qua những chi khí; Âm thanh: “tiếng  Bằng việc sử dụng các
tiết nào?
quạ trên mấy cây gạo hình ảnh so sánh, các chi tiết
+ Nhận xét về tài năng ngoài bãi chợ cứ gào miêu tả hết sức cụ thể ->Tái

của tác giả và tác lên từng hồi thê thiết”; hiện nạn đói, nhà văn nhằm
dụng của việc dựng Hình ảnh con người tố cáo tội ác của Thực dân
truyện trên bối cảnh “xanh xám”, “dật dờ”, Pháp và phát xít Nhật; Đồng
hiện thực đó ntn?
“khuôn mặt hốc hác u thời khẳng định niềm tin
tối”
vào sức sống của con người.
20p
Hoạt động 4 – Tìm hiểu nhân vật
GV: tổ chức cho Nhóm thuyết trình 3/ Phân tích nhân vật
nhóm đã chuẩn bị trình bày đặc điểm
a. Nhân vật Tràng:
vấn đề lên thuyết của các nhân vật và  Trước khi dẫn vợ về nhà
trình.
tình ngƣời họ dành + Câu hò bâng quơ và câu
● GV đặt thêm câu cho nhau trong hoàn nói vu vơ -> đã ẩn chứa
13


hỏi cho nhóm và lớp
suy nghĩ
? Niềm vui của Tràng
đến từ đâu?Hạnh phúc
có một mái ấm gia
đình đến với Tràng
qua những dấu hiệu
nào?Vì sao những
cảnh đổi thay hết sức
đơn giản cũng làm cho
Tràng cảm động ->

Phục sinh tâm hồn?
? Cách ứng xử của
Tràng đối với một
người xa lạ mới gặp 2
lần: cho ăn, cho theo
về làm vợ, theo em
xuất phát từ đâu?

cảnh đặc biệt của
cuộc sống
Nhóm 1: Nhân vật
Tràng
● Dự kiến nhóm HS
chuẩn bị:
Lai lịch và ngoại hình:
+ nhà nghèo, dân ngụ

+ Xấu xí: bộ mặt thô
kệch, cái đầu trọc nhẵn,
quai hàm bạnh ra, mắt
gà gà nhỏ tí…
Phẩm chất: cần cù,
chất phác, hiền lành và
nhân hậu
● Tâm trạng:
- Lúc quyết định lấy vợ
+ Lúc đầu có chút phân
vân, do dự
+ Nhưng sau thoáng do
GV chốt ý và ghi bảng dự, hắn tặc lưỡi buông

xuôi “Chậc, kệ!”
- Khi dẫn vợ về nhà
+ “Mặt hắn có một vẻ
gì phớn phở khác
thường.
- Trong buổi sáng đầu
tiên có vợ:
+ “xung quanh mình có
cái gì vừa mới thay đổi
mới mẻ, khác lạ”
+ “Bỗng nhiên hắn
thấy hắn thương yêu
gắn bó với cái nhà của
hắn lạ lùng”, “một
nguồn vui sướng, phấn
chấn đột ngột tràn
ngập trong lòng”,
+ “Thấy ân hận, tiếc rẻ
vẩn vơ, khó hiểu”,
“Trong óc Tràng vẫn
thấy đám người đói và
lá cờ đỏ bay phấp

niềm khát khao tổ ấm gia
đình của Tràng
+ Khi quyết định dẫn Thị về
nhà: lúc đầu có chút phân
vân, do dự -> Nhưng tặc
lưỡi “Chậc, kệ!” -> niềm
khát khao hạnh phúc gia

đình đã lấn át nỗi lo cơm áo.
 Khi dẫn vợ về nhà
+ Vui sướng trước niềm
hạnh phúc bất ngờ, có cả sự
ngạc nhiên, Tràng như trở
thành một con người khác
+ Tràng quên đi thực tại,
hòan cảnh bi đát của mình,
bất chấp cả cái đói và cái
chết
=> Tràng là một con người
nhân hậu, biết yêu thương
những người cùng cảnh
ngộ; có khát khao hạnh
phúc
 Trong buổi sáng đầu tiên
có vợ
+ Nhận ra sự thay đổi của
gia đình
+ Vui sướng, hạnh phúc
trong tình thương yêu, gắn
bó với gia đình, gắn liền với
ý thức về bổn phận, trách
nhiệm
+ Quan tâm đến Việt Minh > dấu hiệu của ước mong
thay đổi cuộc đời cho dù
vẫn chưa ý thức thật đầy đủ.
 Những biến đổi trong
tâm lí, tính cách của Tràng
đã chứng minh cho ý tưởng

nghệ thuật đã trở thành niềm
tin sâu sắc ở Kim Lân: dù
lâm vào hoàn cảnh bi đát
nhất thì con người vẫn tin
14


phới”
Dự kiến HS trả lời
câu hỏi của GV:
Tràng đã bằng tình
yêu thương, đồng cảm
giai cấp và khát khao
hạnh phúc nâng đỡ
một con người trong
hoàn cảnh tối tăm. Đó
là cách ứng xử tốt đẹp,
nhân hậu

vào sự sống, vẫn hi vọng
vào tương lai và vẫn khát
khao hạnh phúc (Tinh thần
nhân đạo)

4. Củng cố, dặn dò: (2ph
- Nhan đề và tình huống độc đáo của truyện?
- Phân tích nhân vật Tràng?
- Chuẩn bị tiết 2 “Vợ nhặt” (Kim Lân)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết : 62


VỢ NHẶT
- Kim Lân -

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần đạt:
1. Kiến thức :
+ HS hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói
khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. Hiểu được
niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình
thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động nghèo khổ
ngay bên bờ vực thẳm của cái chết.
+ Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện
độc đáo, NT miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Kỹ năng: Phân tích tp’ tự sự có lối tạo tình huống bất ngờ, ngôn ngữ giản
dị, gợi cảm
3. Giáo dục, liên hệ: Giáo dục HS về lòng yêu thương con người, trân trọng
tình cảm cao đẹp của con người, có niềm tin vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1.Thầy: - Đọc Sgk, TL chuẩn kiến thức-kĩ năng, TLTK và soạn giáo án
- PP: Nêu vấn đề, phân tích, phát vấn và đàm thoại
2.Trò : - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (3ph)
Câu hỏi: Nét độc đáo và ý nghĩa của nhan đề, tình huống truyện “Vợ
nhặt”?
3. Bài mới:
15



Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 - Tìm hiểu nhân vật bà cụ Tứ
10p  GV nêu vấn đề cho Nhóm 2: Thuyết I. TÌM HIỂU CHUNG
nhóm và cả lớp suy trình về nhân vật cụ II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
nghĩ:
Tứ
3. Phân tích nhân vật
? Trong hoàn cảnh ● Dự kiến HS chuẩn a. Nhân vật Tràng
cái chết cận kề, sẽ có bị: Kim Lân đã miêu b. Nhân vật bà cụ Tứ
rất nhiều cách ứng xử, tả rất chân thực và ♦ Ngạc nhiên, băn khoăn,
nhưng có lẽ nhiều nhất sắc bén diễn biến tâm không hiểu: khi thấy người đàn
là từ chối cô con dâu. trạng của bà cụ Tứ bà lạ trong nhà “đứng ngay đầu
Vậy tại sao cụ Tứ vẫn trước hạnh phúc của giường thằng con trai mình”
chấp nhận, chấp nhận con trai.
♦ Khi hiểu ra cơ sự:
một cách biết ơn, vui + Ngạc nhiên
+ Mừng vì con có vợ
vẻ?
+ Khi hiểu ra cơ sự: + Lo lắng cho tương lai của
vừa mừng, vừa lo,
con.
Sau khi HS thuyết + Dặn dò, động viên + Thấy khổ tâm và thương cho
trình và thảo luận
con:
con trai, con dâu.
GV chốt ý và ghi + Thay đổi trước ♦ Nghĩ đến thân phận của con,
bảng.

hạnh phúc của con bổn phận làm mẹ, bà dặn dò,
=> Nhân vật bà cụ động viên con.
Tứ là thể hiện tình ♦ Thay đổi trước hạnh phúc
người cao cả và niềm của con:
tin bất diệt vào cuộc + Tươi tỉnh, rạng rỡ, hạnh phúc
sống của con người. + Kể toàn chuyện vui, chuyện
tương lai
 Nhân vật bà cụ Tứ thể hiện
tình người cao cả và niềm tin
bất diệt vào cuộc sống của con
người
TL

10p

Hoạt động 2 – Tìm hiểu nhân vật ngƣời vợ nhặt
+ Qua sự hồi tưởng ● Suy nghĩ và trả lời c. Nhân vật người “vợ nhặt”
của nhân vật Tràng về câu hỏi:
- Lai lịch: nghèo khổ, tha
cuộc hội ngộ giữa họ, - Lai lịch: không rõ hương
chúng ta biết điều gì ràng, không tên.
- Ngoại hình: Gầy gò, rách nát.
về Thị?
- Ngoại hình: biến - Tính cách: vì miếng ăn mà
+ Thị đã có sự thay đổi đến mức Tràng đánh mất sĩ diện, trở nên trơ
đổi ntn ở lần gặp thứ không nhận ra
trẽn
hai của Tràng?
 Nhà văn đã phơi - Sự thay đổi của thị:
+ Phân tích diễn biến bày sự tàn khốc của + Ngay từ trên đường về nhà,

tâm trạng nói nên sự cái đói: không chỉ tàn Thị thẹn thùng, khép nép tuy
thay đổi của Thị sau phá hình hài mà còn vẫn còn có chút “vẻ khó”
khi theo Tràng về nhà? khiến cho con người + Về đến nhà Tràng: “khép
+ Nhận xét về nhân đánh mất lòng tự nép…ngồi mớm ở mép
16


vật người vợ nhặt qua trọng.
giường”, lễ phép chào
việc phân tích ?
- Tâm trạng: có sự + Sáng hôm sau, thị hiền hậu
thay đổi thẹn thùng, đúng mực, đảm đang, biết lo
khép nép -> Sức toan và vun vén hạnh phúc gia
sống, tình thương và đình.
mái ấm gia đình có
đủ sức mạnh cảm
hóa con người.
15p
Hoạt động 3 – Thông điệp về văn hóa ứng xử
GV
HS suy nghĩ và trả 4/ Thông điệp văn hóa ứng
? Nhận xét thái độ ứng lời
xử qua tác phẩm
xử của các nhân vật - Tràng ứng xử với a. Cách ứng xử văn hóa của
trong truyện? Thái độ Thị: nhân hậu, có
các nhân vật trong truyện
ứng xử của Tràng đối trách nhiệm, đầy tình
Dù phải sống giữa ranh giới
với Thị, cụ Tứ, hàng
thương

sự sống và cái chết nhưng
xóm?
- Tràng ứng xử với
các nhân vật đã ứng xử với
? Thái độ ứng xử của
nhau bằng tình cảm tốt đẹp.
Thị đối với Tràng, cụ mẹ: tôn trọng khi
Họ đã đem đến cho nhau hơi
Tứ? Thái độ ứng xử của giới thiệu vợ, nghe
ấm của tình người, truyền
cụ Tứ đối với Tràng, Thị lời căn dặn của mẹ
cho nhau ngọn lửa của niềm
? Thực trạng ứng xử - Với hàng xóm:
tin về sự sống.
của giới trẻ với gia đình, Tràng rất thân thiện
cộng đồng hiện nay như (thích chơi với trẻ
b. Bài học
thế nào?
con)
Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi
Bài học ứng xử rút ra từ - Thị đã ứng xử có
con người đối xử với nhau
câu chuyện là gì?
văn hóa với Tràng
bằng tình yêu thương, nhân
?Câu hỏi chung cả lớp: sau khi được Tràng
ái.
Như vậy, qua tác phẩm cho ăn và chấp nhận
chúng ta nhận thức được
làm vợ: đi sau vài

vấn đề gì về văn hóa
bước; ngồi mớm mép
ứng xử trong gia đình,
giường; sớm hôm
cuộc sống?
GV: Câu chuyện về sau dậy sớm quét
cách ứng xử của 3 nhân dọn nhà cửa, nấu
vật trong câu chuyện cơm...
đem đến cho mỗi chúng - Thị ứng xử đúng
ta suy ngẫm về cách ứng đạo làm con: chào
xử văn hóa của bản hỏi; cùng mẹ quét
thân. Có phải mỗi cá tước vườn, lắng nghe
nhân chúng ta cũng đã lời chỉ bảo,..
đôi lần thờ ơ, vô cảm - Cụ Tứ đối với
với những người đói Tràng và Thị: Yêu
nghèo, thậm chí xua
thương, nhân hậu;
đuổi, dè bỉu và khinh
luôn vun đắp cho hi
miệt họ; lại có lúc chúng
ta chưa quan tâm đến vọng của con,..
- Thực trạng ứng xử
17


những người thân trong
gia đình, làm cha mẹ
buồn lòng. Câu chuyện
của mẹ con Tràng có
làm cho các em cảm

thấy mình đã từng có
lỗi? Các em hãy dành
vài phút viết cho thầy
những suy nghĩ của bản
thân sau bài học này.
GV hƣớng dẫn HS
tổng kết
? Chủ đề của truyện?
? Những đặc sắc về
nghệ thuật viết truyện
ngắn của nhà văn Kim
Lân?

của giới trẻ: có nhiều
bạn ứng xử tiêu cực
(HS chỉ ra những
tiêu cực của giới trẻ
và liên hệ bản thân
● HS dựa vào mục
Ghi nhớ và rút ra kết
luận về chủ đề,
những nét đặc sắc
nghệ thuật của thiên
truyện.

III. TỔNG KẾT
1/ Chủ đề
Bản chất tốt đẹp và sức
sống kì diệu của người nông
dân: ngay trên bờ vực của cái

chết, họ vẫn hướng về sự sống,
khát khao hạnh phúc gia đình,
thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
2/ Nghệ thuật
+ Tình huống truyện độc đáo
+ Cách kể chuyện hấp dẫn
+ NT dựng truyện: tự nhiên,
đơn giản nhưng sinh động và
chặt chẽ.
+ NT miêu tả tâm lí nhân vật.

4. Củng cố, dặn dò: (5ph)
- Nội dung nhân đạo sâu sắc và cảm động của truyện ngắn “Vợ
nhặt”(Kim Lân)
- Tại sao khi nói về cảm hứng sáng tác truyện “Vợ nhặt”, Kim Lân nói
“Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống”?
- Bài tập cá nhân (Vận dụng văn hóa ứng xử trong tác phẩm vào nhìn
nhận văn hóa ứng xử của con người trong đời sống hiện đại) :
- Đề Kiểm tra : Từ thái độ ứng xử của các nhân vật trong tác phẩm Vợ
nhặt (Kim Lân) anh/chị hãy viết bài tham luận về vấn đề văn hóa ứng xử mà
anh chị tâm đắc hoặc suy ngẫm.
- Bài tập nhóm : Sử dụng nghệ thuật điện ảnh, hội họa,...để làm sáng
tạo tác phẩm nói về sức mạnh của tình yêu trong cuộc sống.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
dạy học theo hƣớng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh
2.4.1. Hiệu quả từ không khí tiết học và tâm lí học sinh
Học sinh hứng thú trong các tiết học. Không còn tình trạng học sinh uể
oải hay lơ là. Các tổ, nhóm hoạt động hăng say, nhiệt tình và thể hiện nhận
thức về tác phẩm, về vấn đề văn hóa ứng xử, vấn đề đời sống rất sâu sắc. Đặc
biêt, các kiến thức về bài học được các em ghi nhớ nhanh chóng.

2.4.2. Hiệu quả từ vận dụng kiến thức của học sinh
Để kiểm chứng bài dạy tôi đã sử dụng phương pháp cũ (Không theo
hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh) dạy học ở hai lớp 12E, 11D và
hai lớp thực nghiệm 12D, 11E - thực hiện tiết dạy theo hướng giáo dục văn
hóa ứng xử. Sau bài dạy, tôi đã cho học sinh làm cùng một đề kiểm tra viết.
Kết quả đối chứng như sau:
Đề : Từ thái độ ứng xử của các nhân vật trong tác phẩm “Vợ
nhặt ”(Kim Lân) anh/chị hãy viết bài tham luận về vấn đề văn hóa ứng xử mà
anh chị tâm đắc.
18


Lớp

Kết quả vận dụng kiến thức vào bài làm
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

12D (41 HS)
(thực nghiệm)

6

14,6%

25

61%

10

24,4
%

0

0

11E (40 HS)

(thực nghiệm)
12E (37 HS)
(đối chứng)

7

17.5%

27

67.5%

6

15%

0

0

0

00

05

14.2%

17


15

42.9%

0

0

6

17.1%

19

45.9
%
54.2
%

10

28.5%

11D (35 HS)
(đối chứng)

2.4.3. Hiệu quả nhìn từ hành vi ứng xử
Trước khi tổ chức các bài dạy theo hướng giáo dục văn hóa ứng xử ở
lớp thực nghiệm, tôi đã tổ chức lấy phiếu khảo sát về hành vi văn hóa ứng xử
của các học sinh (có mẫu phiếu khảo sát phần phụ lục). Sau khi dạy, bên cạnh

việc tổ chức kiểm tra kiến thức tiếp nhận (bằng bài viết) tôi đã kết hợp với
giáo viên chủ nhiệm theo dõi, quan sát hành vi của các em học sinh hai lớp
thực nghiệm (12D, 11E). Và kết quả như sau:
Tiêu chí

Trƣớc khi vận dụng các
giải pháp
50/81 HS ( chiếm 61.3%)
chưa hiểu thế nào là văn hóa
ứng xử
65/81 HS ( chiếm 80.2 %)
chưa tiếp nhận được văn hóa
ứng xử từ bài học

Nhận thức khái
niệm văn hóa ứng
xử
Tiếp nhận văn hóa
ứng xử trong giờ
dạy tác phẩm văn
học
Thái độ ứng xử 52/81 HS ( Chiếm 64.2%)
với các mối quan đã từng có thái độ ứng xử
hệ
thiếu văn hóa như:
- Trốn học chơi game
- Hút thuốc lá, uống rượu,...
- Vứt rác trong lớp, đi vệ
sinh không đúng nơi quy
định

- Đánh nhau với bạn

Sau khi vận dụng các
giải pháp
81/81 HS (chiếm 100%)
đã hiểu thế nào là văn
hóa ứng xử
81 HS ( chiếm 100%) đã
hiểu và tiếp nhận văn hóa
ứng xử từ bài học
100% nhận thức được
hành vi ứng xử của bản
thân và thay đổi theo
chiều hướng tích cực:
-Tham gia các hoạt động
nhiệt tình, sôi nổi
- Lớp đoàn kết, đạt nhiều
giải cao trong các hội thi
cấp trường, tỉnh
19


- Vô cảm trước nỗi đau của
người khác
- Chia bè, nhóm trong lớp
- Cãi lời cha mẹ, nói dối cha
mẹ để đi chơi,...

- Phòng học sạch sẽ,
khuôn viên trước lớp

xanh tươi.
- Phụ huynh đánh giá có
sự thay đổi.

Từ kết quả trên, chúng tôi cho rằng việc lựa chọn phương pháp phù hợp
với đối tượng dạy học và bài học là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với hiệu
quả giờ dạy phân môn đọc văn, nhất là trong việc nâng cao kỹ năng sống có
văn hóa cho học sinh.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh là một yêu cầu bức thiết trong
giai đoạn hiện nay. Một xã hội phát triển là xã hội vừa giàu có về kinh tế, ổn
định về chính trị và thái độ ứng xử văn minh ở mỗi con người. Bởi vậy, việc
giáo dục văn hóa ứng xử cho giới trẻ không còn là việc của một cá nhân mà
của tất cả cộng đồng- nhất là gia đình và nhà trường. Đối với bộ môn Văn
học, việc giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh đóng vai trò then chốt, bởi
suy cho cùng đích đến của văn chương là đem lại cho con người giá trị Chân Thiện - Mỹ. Nhân cách cao đẹp của con người được biểu hiện rõ nhất ở cách
ứng xử với các mối quan hệ trong xã hội.
Vận dụng văn hóa ứng xử trong văn học vào giáo dục văn hóa ứng xử
cho học sinh cần sử dụng các hoạt động linh hoạt mang tính tác động vào cá
nhân và tập thể. Học sinh vừa tự nhận thức vừa khẳng định mình để từ đó
thay đổi cách nghĩ và hành động đúng đắn, có văn hóa.
3.2. Kiến nghị
Việc nghiên cứu văn hóa ứng xử trong văn học với việc giáo dục văn
hóa ứng xử cho học sinh có thể phát triển tại tất cả các trường THPT, do đó
cần có sự quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa để nhân rộng mô hình.
Các trường học nên tổ chức các hoạt động trải nghiệm phong phú hơn.
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm trên là của bản thân tôi. Mong
nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo.
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 07 năm 2020

Ngƣời viết sáng kiến

LÊ TRỌNG VINH

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Ngữ văn 10 tập I, II NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.
2. Sách Ngữ văn 11 tập I, II NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.
3. Sách Ngữ văn 12 tập I, II NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.
4. Sách Giáo viên Ngữ văn 10, tập I,II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007.
5. Sách Giáo viên Ngữ văn 11, tập I,II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007.
6. Sách Giáo viên Ngữ văn 12, tập I,II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007.
7. Văn học Việt Nam (1900-1945), Phan Cự Đệ (chủ biên),NXB Giáo dục, Hà
Nội, 2000
8. Phan Ngọc, Thử xét văn hóa, văn học bằng ngôn ngữ học, NxbThanh niên,
Hà Nội, 2000.
9. Phạm Minh Thảo, Văn hóa ứng xử của người Việt, Nxb Chính trị quốc gia,
2015
10. />11. hoc-va-van-hoa-huynh-nhu-phuong.html
12. />
21



×