Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHƯƠNG HALOGEN HÓA HỌC LỚP 10 NHẰM GIÚP HỌC SINH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.43 MB, 166 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRỊNH THỊ THU PHƯƠNG

XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHƯƠNG HALOGEN HÓA
HỌC LỚP 10 NHẰM GIÚP HỌC SINH PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC TỰ HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM HÓA HỌC

Hà Nội – 2020

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHƯƠNG HALOGEN HÓA HỌC
LỚP 10 NHẰM GIÚP HỌC SINH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Chung
Sinh viên thực hiện khóa luận: Trịnh Thị Thu Phương

Hà Nội – 2020


2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................7
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................8
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................10
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................11
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................15
1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................15
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..............................................................................16
3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................19
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................19
5. Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .......19
6. Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................20
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................20
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận ...................................................20
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ..............................................20
7.3. Phương pháp xử lý thông tin ....................................................................21
8. Điểm mới của khóa luận..................................................................................21
9. Cấu trúc của khóa luận ...................................................................................21
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ
THÔNG ....................................................................................................................22
1.1 Vai trò của công nghệ và phương tiện trong quá trình dạy học ...............22
1.1.1 Khái niệm về công nghệ dạy học và phương tiện dạy học ...................22
1.1.2 Bản chất của công nghệ dạy học ............................................................24
1.1.3 Cấu trúc của công nghệ dạy học ............................................................26
1.1.4 Dạy và học sử dụng công nghệ dạy học .................................................27
1.1.5 CNTT với vai trò phương tiện, thiết bị dạy học ...................................27

1.2 Xây dựng bài giảng điện tử ...........................................................................28

3


1.2.1 Khái niệm về BGĐT ................................................................................28
1.2.2 Sự cần thiết của việc sử dụng BGĐT .....................................................30
1.2.3 Sử dụng phần mềm hóa học thiết kế BGĐT trong dạy học phát triển
năng lực .............................................................................................................30
1.3 Nguyên tắc thiết kế BGĐT ............................................................................37
1.3.1 Cấu trúc BGĐT .......................................................................................37
1.3.2 Quy trình thiết kế BGĐT ........................................................................37
1.3.3 Kỹ năng cần thiết khi thiết kế ................................................................40
1.3.4 Các loại BGĐT về hóa học ......................................................................40
1.4. Năng lực tự học .............................................................................................43
1.4.1 Khái niệm năng lực tự học......................................................................43
1.4.2 Các hình thức của tự học ........................................................................44
1.4.3 Chu trình tự học ......................................................................................44
1.4.4 Vai trò của tự học ....................................................................................47
1.4.5 Những biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh .................48
1.4.6 Đánh giá năng lực tự học của học sinh .................................................50
1.4.7 Một số yêu cầu học sinh cần có để tự học tốt .......................................51
1.5 Phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn hóa nhằm nâng cao
năng lực tự học cho HS ở THPT ........................................................................51
1.5.1. Phương pháp dạy học trực quan...........................................................52
1.5.2. Phương pháp thực hành ........................................................................52
1.5.3. Phương pháp dạy học theo dự án .........................................................53
1.5.4. Phương pháp dạy học theo góc .............................................................53
1.6 Thực trạng sử dụng BGĐT trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông .53
1.6.1. Mục đích điều tra ...................................................................................53

1.6.2. Nội dung điều tra ....................................................................................54
1.6.3. Đối tượng điều tra ..................................................................................54
1.6.4. Phương pháp điều tra ............................................................................55

4


1.6.5. Kết quả điều tra qua phiếu hỏi .............................................................55
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................65
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG THƯ VIỆN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHƯƠNG “
HALOGEN ” HÓA HỌC LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN .......................66
2.1. Phân tích nội dung cấu trúc chương Halogen ............................................66
2.1.1. Mục tiêu ...................................................................................................66
2.1.2. Cấu trúc chương “Halogen” ..................................................................67
2.1.3 Kiến thức cần nắm vững : ......................................................................70
2.1.4 Một số nội dung mới và khó : .................................................................70
2.2 Yêu cầu chung của thiết kế bài dạy hóa học. ..............................................72
2.2.1. Các hoạt động học tập ............................................................................72
2.2.2. Sử dụng phương tiện dạy học ................................................................73
2.3. Yêu cầu thiết kế BGĐT hỗ trợ dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực
tự học cho HS .......................................................................................................77
2.3.1. Yêu cầu về nội dung: ..............................................................................77
2.3.2. Yêu cầu về phần câu hỏi – giải đáp.......................................................78
2.3.3. Yêu cầu phần thể hiện khi thiết kế: ......................................................78
2.4. Các ý tưởng phối hợp cho bài Word ...........................................................78
2.4.1. Thí nghiệm ..............................................................................................78
2.4.2. Hình vẽ, sơ đồ, bản đồ ............................................................................80
2.4.3. Bài tập ......................................................................................................81
2.5 Xây dựng BGĐT chương halogen sử dụng phần mềm Shub zoom ..........83
2.5.1 Thiết kế trang web BGĐT chương halogen bằng phần mềm Shub

zoom ...................................................................................................................83
2.5.2 Giới thiệu trang BGĐT chương halogen đã được thiết kế ..................88
2.6. Xây dựng kịch bản BGĐT chương Halogen ..............................................91
2.6.1. Kiến thức trọng tâm chương Halogen ..................................................91
2.6.2. Hệ thống bài giảng điện tử chương Halogen .....................................100

5


2.7. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của HS. ...........................129
2.7.1. Đánh giá NLTH của học sinh theo các tiêu chí sau ...........................129
2.7.2 Công cụ đánh giá năng lực tự học........................................................133
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................135
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................136
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ................................................................136
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm................................................................136
3.3. Nội dung và kế hoạch thực nghiệm sư phạm ...........................................137
3.3.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm ..........................................................137
3.3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...................................................137
3.3.3. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm ...........................................141
3.4. Kết luận: ......................................................................................................147
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................151
Phụ lục số 1: ..........................................................................................................152
Phụ lục số 2: ...........................................................................................................154
Phụ lục số 3: ..........................................................................................................155
Phụ lục số 4: ...........................................................................................................157
Phụ lục số 5: ...........................................................................................................159
Phụ lục số 6: ...........................................................................................................164


6


LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình nghiên cứu khóa luận : “Xây dựng bài giảng điện tử học
phần Học phần Halogen – Hóa học 10 nhằm nâng cao tính tự học cho học sinh trung
học phổ thông” đã hoàn thành.
Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hữu Chung người
đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, cán bộ viên chức của trường Đại
học Giáo Dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo cùng các em
học sinh trường THPT Nguyễn Trãi – Quận Ba Đình Thành Phố Hà Nội đã tạo điều
kiện hỗ trợ tôi trong quá trình tôi học tập và thực hiện đề tài.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè những người đã luôn bên
tôi, động viên, giúp đỡ, sẻ chia cùng tôi trong suốt quá trình tôi học tập và hoàn thành
khóa luận này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng vì điều kiện, thời gian nghiên cứu có hạn nên
luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của
Hội đồng chuyên môn và quý thầy, cô giáo.

Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2020

Sinh viên

Trịnh Thị Thu Phương

7



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐT

Bài giảng điện tử

BTHHTT

Bài tập hóa học thực tiễn

CNTT

Công nghệ thông tin

DD

Dung dịch

DH

Dạy học

DHDA

Dạy học dự án

DHHH

Dạy học hóa học


ĐC

Đối chứng

GAĐT

Giáo án điện tử

GD

Giáo dục

GV

Giáo viên

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

HS

Học sinh

NL

Năng lực

NLTH


Năng lực tự học

NXB

Nhà xuất bản

PP

Phương pháp

PPDH

Phương pháp dạy học

PTHH

Phương trình hóa học

PTDH

Phương tiện dạy học

SGK

Sách giáo khoa

8


TCVL


Tính chất vật lí

TCHH

Tính chất hóa học

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm

TNKQ

Trắc nghiệm khách quan

UDCNTT

Ứng dụng công nghệ thông tin

9


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Danh sách số lượng GV, HS các trường THPT tham gia


31

điều tra
Bảng 2.1: Quy luật biến đổi của đơn chất và hợp chất Halogen

75

Bảng 2.2: Bảng đánh giá NLTH của HS

78

Bảng 2.3: Kết quả đánh giá năng lực tự học của HS qua phiếu hỏi.

84

Bảng 3.1. Bảng thông kê các điểm số Xi qua bài kiểm tra số 1

123

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất của hai nhóm ĐC và TN qua bài

126

kiểm tra số 1
Bảng 3.3. Bảng thông kê các điểm số Xi qua bài kiểm tra số 2

127

Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất của hai nhóm ĐC và TN qua bài


132

kiểm tra số 2
Bảng 3.5. Các tham số thống kê thu được qua các bài kiểm tra

10

134


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 1.1: Sơ đồ bản chất của công nghệ dạy học

22

Hình 1.2: Cấu trúc của công nghệ dạy học

24

Hình 1.3 : Phần mềm crocodile

29

Hình 1.4: Minh họa tính năng của phần mềm Crocodile

29


Hình 1.5: Dụng cụ, hóa chất trên phần mềm Crocodile

30

Hình 1.6: Trang chủ của phần mềm Shubzoom

33

Hình 1.7: Cấu trúc của BGĐT

34

Hình 1.8: Chu trình tự học

41

Hình 2.1: Cấu trúc chương halogen

64

Hình 2.2: Quy luật biến đổi của đơn chất và hợp chất halogen

65

Hình 2.3: Thí nghiệm về tính tan của hiđro clorua.

76

Hình 2.4: Trang chủ của phần mềm Shubzoom


78

Hình 2.5: Đăng kí tài khoản lớp học mới

79

Hình 2.6: Đăng kí tài khoản lớp học mới

79

Hình 2.7: Xác nhận thông tin tài khoản lớp học

80

Hình 2.8: Xác nhận thông tin lớp học

80

Hình 2.9: Trang chủ của lớp học sau khi tạo thành công

81

Hình 2.10: Giao diện của lớp học sau khi tạo thành công

81

Hình 2.11: Tạo bài giảng

82


11


Hình 2.12: Tạo bài tập

82

Hình 2.13: Tạo kho tài liệu

83

Hình 2.14: Tạo đề kiểm tra

83

Hình 2.15: Giao diện lớp học chương halogen

84

Hình 2.16: Trang bài giảng chương halogen

84

Hình 2.17: Trang bài tập chương halogen

85

Hình 2.18: Trang kho tài liệu chương halogen


85

Hình 2.19: Trang đề kiểm tra chương halogen

86

Hình 2.20: Slide 1

106

Hình 2.21: Slide 2

106

Hình 2.22: Slide 3

107

Hình 2.23: Slide 4

107

Hình 2.24: Slide 5

108

Hình 2.25: Slide 6

108


Hình 2.26: Slide 7

109

Hình 2.27: Slide 8

109

Hình 2.28: Slide 9

110

Hình 2.29: Slide 10

110

Hình 2.30: Slide 11

111

Hình 2.31: Slide 12

111

Hình 2.32: Slide 13

112

Hình 2.33: Slide 14


112

12


Hình 2.34: Slide 15

113

Hình 2.35: Slide 16

113

Hình 2.36: Slide 17

114

Hình 2.37: Slide 18

114

Hình 2.38: Slide 19

115

Hình 2.39: Slide 20

115

Hình 2.40: Slide 21


116

Hình 2.41: Slide 22

116

Hình 2.42: Slide 23

117

Hình 2.43: Slide 24

117

Hình 2.44: Slide 25

118

Hình 2.45: Slide 26

118

Hình 2.46: Slide 27

119

Hình 2.47: Slide 28

119


Hình 2.48: Slide 29

120

Hình 2.49: Slide 30

120

Hình 2.50: Slide 31

121

Hình 2.51: Slide 32

121

Hình 2.52: Slide 33

122

Hình 2.53: Slide 34

122

Hình 2.54: Slide 35

123

Hình 3.1: Giới thiệu bài giảng đã soạn thảo trên phần mềm shub zoom


131

13


Hình 3.2: Giới thiệu bài giảng đã soạn thảo trên phần mềm shub zoom

131

Hình 3.3: Giới thiệu bài giảng đã soạn thảo trên phần mềm shub zoom

132

Hình 3.4 : Giới thiệu bài giảng đã soạn thảo trên phần mềm shub zoom

132

Hình 3.5: Giới thiệu bài giảng đã soạn thảo trên phần mềm shub zoom

132

Hình 3.6: Giảng dạy BGĐT bài 21 Khái quát nhóm halogen trên phần

133

mềm học tập zoom
Hình 3.7: Giảng dạy BGĐT bài 21 Khái quát nhóm halogen trên phần

133


mềm học tập zoom
Hình 3.8: Giảng dạy BGĐT bài 23 Hi đro clorua – Axit clo hiđric và

134

muối clorua trên phần mềm học tập zoom
Hình 3.9: Giảng dạy BGĐT bài 23 Hi đro clorua – Axit clo hiđric và

134

muối clorua trên phần mềm học tập zoom
Hình 3.10: Giảng dạy BGĐT bài 23 Hi đro clorua – Axit clo hiđric và

134

muối clorua trên phần mềm học tập zoom
Hình 3.11: Giảng dạy BGĐT bài 23 Hi đro clorua – Axit clo hiđric và
muối clorua trên phần mềm học tập zoom

14

135


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục
Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, để cung cấp đầy đủ nguồn
nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao của đất nước

trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành giáo dục cần có sự đổi mới
toàn diện và sâu sắc. Một trong những giải pháp quan trọng là nhanh chóng đổi
mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động
sáng tạo của học sinh (HS). Việc ứng dụng công nghệ thông tin (UDCNTT)
trong dạy học đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giải quyết được
thách thức nâng cao tính trực quan sinh động đối với các môn học, đặc biệt là
bộ môn Hóa học.
Dạy học bằng bài giảng điện tử (BGĐT) là một biện pháp mang lại hiệu
quả cao nhưng hiện nay vẫn chưa được sử dụng rộng rãi, thường xuyên hoặc
chưa phát huy đúng tác dụng tích cực của nó. Một số giáo viên (GV) đã “phấn
đấu” UDCNTT trong tất cả nội dung dạy học, lạm dụng nhiều về hiệu ứng, kỹ
thuật vi tính nên đôi khi dẫn đến sự phô diễn công nghệ thông tin (CNTT)
không phù hợp với yêu cầu sư phạm. Một số nội dung cần sự tư duy của HS
hoặc tiến hành thí nghiệm trực tiếp để rèn kỹ năng lại được minh hoạ cụ thể
bằng các mô hình ảo. Vấn đề đặt ra là UDCNTT như thế nào để phát huy được
tối đa tính tích cực của HS trong việc khám phá và lĩnh hội kiến thức.
Mạng lưới Internet phát triển rộng khắp đã hỗ trợ tối đa cho nhu cầu tìm
kiếm thông tin của cả GV và HS. Tuy nhiên, việc tìm kiếm và xử lý thông tin
trên mạng Internet không phải lúc nào cũng thuận lợi và đạt hiệu quả. GV và
HS dễ bị chệch hướng khỏi mục đích chính của bài dạy vì lượng thông tin quá

15


lớn hiện nay. Thêm vào đó, độ chính xác, khoa học của nhiều tài liệu trực tuyến
không đảm bảo. Nhìn chung, GV phải mất rất nhiều thời gian và công sức để
chuẩn bị cho một BGĐT trên lớp. Lâu dần, điều đó khiến GV cảm thấy áp lực
và mệt mỏi với cách dạy này. Việc có một thư viện chứa các tư liệu hỗ trợ cho
GV và HS trong việc UDCNTT hỗ trợ dạy học tích cực là rất cần thiết.
Bên cạnh đó GV cần làm thế nào để HS cảm thấy hứng thú, yêu thích

các bộ môn học nói chung và bộ môn Hóa học nói riêng và làm thế nào để phát
triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn? Với những lý do đã
nêu ở trên cộng với tình hình thực tiễn tại địa phương qua khảo sát năng lực
học tập của HS nơi công tác, tôi đã chọn đề tài : “ Xây dựng bài giảng điện tử
học phần Halogen – Hóa Học lớp 10 nhằm nâng cao tính tự học cho học
sinh ở trường phổ thông”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Từ những năm cuối thế kỉ XX, sự phát triển của CNTT (phần mềm máy
tính, thiết bị tin học, mạng Internet…) đã tác động mạnh lên mọi lĩnh vực của
đời sống như giáo dục, khoa học, việc làm, giải trí,…Các phương tiện truyền
thông cùng với hệ thống mạng toàn cầu Internet đã làm thay đổi hoàn toàn cách
con người tiếp cận với tri thức, không chỉ đọc để biết, mà còn là để nghe, thấy
và cảm nhận những sự kiện xảy ra khắp thế giới đang diễn ra trước mắt.
Ở nước ta, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin (UDCNTT) trong giáo
dục, đào tạo ngày càng được xã hội chú ý và coi trọng, coi yêu cầu đổi mới
PPDH với sự hỗ trợ của CNTT là điều hết sức cần thiết. Các Văn kiện, Nghị
quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã thể hiện rõ điều
này như: Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số 44/NQ-CP ban hành

16


Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW
ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương
khóa XI thống nhất:
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
- Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học - công
nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo.
- Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ

thông tin.
Hiện nay, với sự phát triển của Internet chỉ cần tìm kiếm trên mạng là
đã có rất nhiều trang Website về hóa học nhưng phần nhiều nội dung không đầy
đủ, một số thiếu chính xác, do đó gây trở ngại cho việc tìm kiếm tri thức của
học sinh phổ thông. Bên canh đó, số lượng đề tài về thiết kế Website tự học
trong các khóa luận và luận văn tốt nghiệp đến nay vẫn chưa nhiều. Sau đây là
một số khóa luận và luận văn tốt nghiệp chuyên ngành hóa học, trường ĐH SP
HN và ĐH SP TP.HCM
Dưới đây tôi xin giới thiệu một số đề tài có liên quan đến vấn đề mà tôi đang
nghiên cứu trong khóa luận như :
- Khóa luận tốt nghiệp : ‘UDCNTT để thiết kế hệ thống BGĐT và tìm
kiếm các tư liệu hỗ trợ việc đổi mới PPDH môn hóa học lớp 10 THPT” - năm
2007- tác giả Phạm Bảo Toàn – ĐH SP TP Hồ Chí Minh. Khóa luận chủ yếu
nghiên cứu cơ sở lí luận của PPDH, các xu hướng đổi mới PPDH đặc biệt là
UDCNTT, thiết kế và xây dựng một số BGĐT có UDCNTT.
- Luận văn thạc sĩ: ‘UDCNTT và truyền thông để nâng cao tính tích cực
nhận thức môn hóa học ở THPT” – năm 2004 - tác giả thạc sĩ Nguyễn Thanh

17


Thủy – ĐH SP Hà Nội. Luận văn nghiên cứu về lí luận và thực tiễn UDCNTT
vào dạy học hóa học, CNTT áp dụng như thế nào trong dạy học dự án.
- Khóa luận tốt nghiệp: “Sử dụng phần mềm Powepoint trong dạy học
hóa học lớp 10 ở trường THPT” – 2003 – tác giả cử nhân Nguyễn Thúy Anh –
ĐH SP TP Hồ Chí Minh. Khóa luận nghiên cứu về các bước thiết kế một BGĐT
bằng Powerpoint để vận dụng vào thiết kế một số bài giảng trong chương trình
hóa học lớp 10.
- Khóa luận tốt nghiệp: “Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học
chương Halogen lớp 10 THPT” - Tác giả Lê Thị Xuân Hương (2007), ĐHSP

TP.HCM.
- Khóa luận tốt nghiệp: “Thiết kế học liệu điện tử chương oxi – lưu
huỳnh lớp 10 hỗ trợ hoạt động tự học hóa học cho học sinh trung học phổ
thông” - Tác giả Trịnh Lê Hồng Phương (2008), ĐHSP TP.HCM.
Như vậy, đã có một số tác giả nghiên cứu về việc thiết kế một BGĐT sử
dụng trong dạy học hóa học ở trường phổ thông nhằm các mục đích khác nhau.
Qua việc tham khảo các đề tài có liên quan, tôi nhận thấy hướng nghiên cứu về
dạy học tích cực, thiết kế bài giảng theo hướng tích cực đã và đang thu hút được
nhiều người quan tâm. Hầu hết các đề tài đều nêu rõ xu hướng UDCNTT là xu
hướng tất yếu của đổi mới PPDH, nhưng ứng dụng như thế nào cho phù hợp,
khai thác như, thế nào cho hiệu quả tiềm năng của CNTT trong việc hỗ trợ dạy
học tích cực mới là điều đáng được quan tâm hiện nay.
Các đề tài chủ yếu thiết kế và cung cấp các BGĐT cho GV tham khảo
mà chưa chú trọng nhiều đến phần tư liệu hỗ trợ (các tiện ích hình ảnh, phim,
tư liệu, mô phỏng,...) để GV có thể sử dụng tư liệu thiết kế BGĐT theo nhu cầu
của mình. Tuy vậy những đề tài này là nguồn tư liệu quý giá, có giá trị về mặt
lý luận cũng như thực tiễn, giúp chúng tôi có thể rút ra nhiều điều bổ ích và

18


những gợi ý quan trọng cho đề tài nghiên cứu của mình. Thông qua đề tài này,
chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp được cho GV một thư viện không chỉ có BGĐT
mà còn các công cụ hỗ trợ để GV có thể thiết kế BGĐT theo hướng tích cực
một cách hiệu quả và ít tốn công sức nhất.
3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và thiết kế BGĐT cho học phần Halogen – Hóa Học lớp 10 nhằm
nâng cao tính tự học cho học sinh ở trường phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích của đề tài, cần phải nghiên cứu một số nhiệm

vụ sau: Nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý thuyết của dạy học tích cực. Nghiên
cứu tổng quan về BGĐT, cơ sở lý thuyết của BGĐT và cách xây dựng một
BGĐT hỗ trợ dạy học tích cực. Nghiên cứu về nội dung, phương pháp của
chương “Halogen” - Hoá học lớp 10 chương trình cơ bản. Sử dụng phần mềm
Microssoft powerpoint cùng với một số phần mềm hóa học chuyên biệt
Crocodile, Chemdraw để thiết kế thư viện BGĐT hỗ trợ dạy học tích cực cho
chương “Halogen”. Tiến hành thực nghiệm đánh giá kết quả của đề tài nghiên
cứu.
5. Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Hóa học ở trường THPT.
- Đối tượng nghiên cứu: việc xây dựng thư viện BGĐT hỗ trợ dạy học tích
cực chương “Halogen” – Hóa học 10 chương trình cơ bản.
- Phạm vi nghiên cứu: Bài giảng hóa học chương Halogen - hóa học lớp 10 và
cách sử dụng hệ thống bài giảng đó nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS .

19


Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong năm học 2019-2020 tại trường
THPT Nguyễn Trãi – Quận Ba Đình – TP Hà Nội.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu xây dựng được thư viện HSBGĐT với nội dung phong phú, sắp xếp
hợp lý, khoa học sẽ nâng cao khả năng thiết kế BGĐT hỗ trợ dạy học tích cực,
từ đó nâng cao hiệu quả việc UDCNTT trong dạy học Hóa học, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học Hóa học ở trường THPT.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
+ Nghiên cứu cơ sở của việc phát triển năng lực và một số lý thuyết về
phương pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học cho HS ở trường
THPT.

+ Nghiên cứu nội dung các tài liệu liên quan đến lí luận dạy học, phương
pháp dạy học tích cực môn Hóa học ở trường phổ thông.
+ Nghiên cứu chương trình, tài liệu dạy học môn Hóa học ở trường
THPT.
+ Nghiên cứu các đề thi cấp quốc gia.
+ Tìm hiểu một số vấn đề về năng lực tự học và xu hướng phát triển năng
lực tự học trên thế giới và ở Việt Nam.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Điều tra, phỏng vấn
+ Phỏng vấn trực tiếp giáo viên, học sinh.

20


+ Điều tra thực tiễn dạy và học hóa học của giáo viên, học sinh trường
THPT thông qua phiếu hỏi hoặc quan sát các giờ dạy của giáo viên.
+ Xây dựng bảng điểm quan sát năng lực vận dụng kiến thức của HS
THPT và quan sát, đánh giá sự tiến bộ qua quá trình bồi dưỡng, phát triển năng
lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
7.2.2. Thực nghiệm sư phạm
Nhằm kiểm nghiệm tính khả thi, hiệu quả của biện pháp và những đề
xuất của đề tài. Trong đề tài sử dụng ba giáo án thời gian 2 tiết tại trường THPT
Nguyễn Trãi – Quận Ba Đình – TP Hà Nội.
7.3. Phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng toán học thống kê để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.
8. Điểm mới của khóa luận
- Xây dựng hệ thống BGĐT của chương Halogem dùng nhằm nâng cao
năng lực tự học cho HS ở trường THPT.
- Đề xuất một số phương pháp sử dụng BGĐT vào việc nâng cao năng
lực tự học cho HS ở trường THPT.

- Sử dụng máy tính, phần mềm Microsoft powerpoint và một số phần
mềm chuyên biệt hóa học như Corodile, Chemdraw, ….. để thiết kế thư viện
BGĐT bộ môn hóa học.
9. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo luận văn được
trình bày trong 3 chương:

21


Chương 1: Cở sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng Bài giảng điện
tử trong dạy học hóa ở trung học phổ thông.
Chương 2: Xây dựng thư viện Bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học tích cực
chương “Halogen” hóa học 10 chương trình cơ bản.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ
THÔNG
1.1 Vai trò của công nghệ và phương tiện trong quá trình dạy học
1.1.1 Khái niệm về công nghệ dạy học và phương tiện dạy học
1.1.1.1 Khái niệm về công nghệ dạy học.
Lịch sử phát triển giáo dục của các nước trên thế giới, từ thời bình minh của
nền giáo dục, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều trường phái tư
tưởng liên quan tới các lí thuyết học tập là cơ sở thúc đẩy khoa học giáo dục phát
triển. Sự tác động qua lại giữa khoa học công nghệ và khoa học giáo dục đã làm cho
quá trình giáo dục tiến gần lại quá quá trình công nghệ và cũng từ đó khái niệm công
nghệ giáo dục (công nghệ đào tạo, công nghệ dạy học) được hình thành và ngày càng
phát triển [1].
Thuật ngữ công nghệ dạy học (CNDH) - Instructional Technology - bao

gồm các quá trình, các hệ thống giảng dạy và học tập. Thuật ngữ Công nghệ
Giáo dục (CNGD) - Educational technology - bao gồm CNDH và các hệ thống khác
được sử dụng trong quá trình phát triển khả năng của con người. Thuật ngữ CNDH

22


thường đi với (và bao gồm) khái niệm lý thuyết dạy học - instructional theory và lý
thuyết học tập - learning theory. CNGD bao quát hơn CNDH.
Một cách khái quát nhất, có thể hiểu công nghệ không chỉ đơn thuần là thuật
ngữ chỉ dành cho lĩnh vực kỹ thuật, công nghiệp sản xuất ra của cải vật chất cho xã
hội. Nội hàm của khái niệm Công nghệ mang tính phổ quát rất cao, bao trùm lên mọi
lĩnh vực hoạt động (vật chất và tinh thần) của xã hội.
CNDH = Công nghệ + Quá trình dạy học.
Nó bao gồm các cách tổ chức hoạt động dạy học để đạt được mục tiêu dạy học
cũng như các vật liệu và thiết bị được sử dụng trong quá trình dạy học.
Công nghệ dạy học là một quá trình tích hợp phức tạp trong đó các vấn đề liên
quan với mọi khía cạnh của việc học được khái niệm hoá, phân tích, xây dựng và
quyết định thông qua sự tương tác giữa con người, kỹ thuật và các nguồn lực giữa
một khung cảnh tổ chức nào đó.
Như vậy công nghệ dạy học được cấu thành từ:
+ Các quy trình vật liệu để dạy học.
+ Các chức năng liên quan đến việc quản lí, cách tổ chức, nguồn nhân lực.
+ Phương pháp dạy học.
Công nghệ dạy học là: “một qui trình phức tạp, tích hợp con người, ý tưởng,
cách thức, phương tiện và tổ chức để phân tích các vấn đề, đề xuất thực hiện, đánh
giá, điều hành cách giải quyết các vấn đề liên quan đến mọi phương diện dạy học.
1.1.1.2 Khái niệm về phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học (PTDH) được hiểu là cái mà GV và HS dùng trình dạy
học để đảm bảo cho nó đạt được các mục đích đã hướng dẫn trong các điều kiện sư

phạm.

23


Trong lịch sử phát triển của giáo dục học đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau
về PTDH. PTDH là một tập hợp những đối tượng vật chất được GV sử dụng với tư
cách là phương tiện để điều khiển hoạt động nhận thức của HS. Còn đối với HS,
PTDH nó là nguồn cung cấp tri thức cần lĩnh hội, thứ để tạo ra tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo và phục vụ mục đích giáo dục [2].
PTDH được bao gồm tập hợp các khách thể vật chất, tinh thần đóng vai trò phụ
trợ để giúp cho thầy – trò có thể thực hiện những mục đích, nhiệm vụ và nội dung
của quá trình giáo dục – huấn luyện.
Trong lý luận dạy học, thuật ngữ PTDH được dùng để chỉ những thiết bị dạy
học (như các loại đồ dùng trực quan, dụng cụ máy móc…), những trang thiết bị, kỹ
thuật mà thầy trò dùng khi giải quyết nhiệm vụ dạy học, nó không dùng để chỉ các
hoạt động của GV và học viên. PTDH là công cụ tiến hành thực hiện nhiệm vụ của
hoạt động dạy và học, giúp cho người dạy và người học tác động tới đối tượng nghiên
cứu nhằm phát hiện ra logic nội tại, nắm bắt và nhận thức được bản chất của nó để
tạo nên sự phát triển những phẩm chất nhân cách cho người học.
PTDH được coi là một trong những nhân tố của quá trình dạy học có tác dụng
quyết định tới kết quả của cả hoạt động dạy của GV và HS, yếu tố phương tiện được
chúng ta quan tâm chỉ ở góc độ cách thức làm như thế nào và làm bằng gì? để thực
hiện nhiệm vụ dạy học. Với ý nghĩa đó, PTDH là vật mang tin.
1.1.2 Bản chất của công nghệ dạy học
Công nghệ dạy học là khoa học về mặt giáo dục con người và được cụ thể hóa
bằng sơ đồ như sau :

24



Sự tính toán thiết kế, lên kế hoạch tổ chức quá trình dạy học (tính toán đầu vào):
xác định đối tượng người học (trình độ, đặc điểm tâm sinh lý, giới tính, lứa tuổi...);
xác định nội dung dạy học; xác định điều kiện, phương tiện kỹ thuật dạy học; xác
định các yếu tố môi trường; xác định cách kiểm tra đánh giá...
- Việc xác lập mục tiêu dạy học (tính toán đầu ra):
- Việc tuân thủ trật tự, thứ bậc các thao tác, hành vi (không nhất thiết phải theo một
chương trình lập sẵn), điều chỉnh hoạt động hợp lý: xác định qui trình, các bước dạy
học; lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp.
- Tính hiệu quả của quá trình, các yếu tố nguồn lực;
- Khả năng đảm bảo đạt mục tiêu tương tự trong những lần khác lặp lại quá trình.

25


×