Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TÍCH hợp nội DUNG GIÁO dục PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID – 19 TRONG CHỦ đề dạy học VIRUT và BỆNH TRUYỀN NHIỄM, CHƯƠNG TRÌNH SINH học 10, TRUNG học PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.63 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4
THANH HOÁ NĂM 2020

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG
DỊCH COVID – 19 TRONG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
“VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM”, CHƯƠNG
TRÌNH SINH HỌC 10, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Người thực hiện: Trần Thị Hường
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học

THANH HOÁ NĂM 2020


MỤC LỤC

1. Mở đầu...............................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu:.................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu:................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................2
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:............................2
1.4.3 Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.....................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.......................................................................2


2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm....................................................2
2.1.1. Đại cương về virut:..............................................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:........................................8
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề........................................8
2.3.1. Xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp giáo dục phòng chống dịch
covid 19 vào chủ đề “virus và bệnh truyền nhiễm”.......................................8
2.3.2. Áp dụng giáo án dạy học thực nghiệm trên lớp 10A1, 10A2. Lớp đối
chứng là 10A3, 10A4..................................................................................17
2.3.3. So sánh kết quả thu được qua phiếu điều tra (Phụ lục) giữa lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng từ đó đánh giá hiệu quả của sáng kiến................17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.....................................................................17
3. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................17
3.1. Kết luận:...................................................................................................17
3.2. Kiến nghị..................................................................................................18


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Nhân loại đang trải qua một đại dịch chưa từng có, cướp đi sinh mạng của
hàng trăm ngàn người, hàng triệu người nhiễm bệnh trên 200 quốc gia, vùng
lãnh thổ và chưa có dấu hiệu dừng lại. Kèm với đó là một cuộc khủng hoảng về
y tế, kinh tế, chính trị xảy ra trên diện rộng. Đại dịch mang tên: Covid – 19.
Đất nước Việt Nam chúng ta vốn đã “nhỏ bé” nay lại phải gồng mình chống
đỡ cơn cuồng phong của đại dịch. Đại dịch ảnh hưởng đến mọi tổ chức cá nhân,
mọi ngành nghề, trong đó có ngành Giáo dục chúng ta. Trường học trên cả nước
đã phải đóng cửa trong nhiều tháng, chương trình buộc phải cắt giảm, thời gian
năm học chưa bao giờ dài đến thế. Đồ dùng bắt buộc của thầy cô và học sinh khi
đến lớp không chỉ là sách, là vở, là giáo án mà còn là chiếc khẩu trang, máy đo
thân nhiệt, nước rửa tay... Quả thực chúng ta đã và đang sống với những ngày

tháng “chống dịch như chống giặc”. Chính phủ và các cấp lãnh đạo đã đưa ra
được một loạt các giải pháp hiệu quả kịp thời, đồng bộ giúp bước đầu khống chế
được dịch bệnh.
Mặc dù trong nhiều tháng qua Việt Nam mới chỉ có 355 ca mắc và không có
ca tử vong và kể từ ngày 16/4 đến nay không có ca lây nhiễm mới trong cộng
đồng, tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên thế giới đang diễn biến hết sức phức
tạp, số ca nhiễm, số người chết vẫn không ngừng gia tăng là mối đe dọa thường
trực đến nước ta. Đây quả là một thách thức lớn đối với nước ta. Làm thế nào để
tránh khỏi làn sóng tái nhiễm covid thứ 2; làm thế nào để duy trì không có ca
nhiễm mới trong cộng đồng, làm thế nào để đất nước vừa đạt được mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội vừa phòng chống được dịch? Đó không chỉ là việc của chính
phủ, các cấp lãnh đạo các ban ngành mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân, của
toàn dân tộc. Trong đó ngành giáo dục chúng ta đóng vai trò quan trọng trong
việc giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn các kỹ năng phòng chống dịch đến từng
học sinh để từ đó các em là những tuyên truyền viên tuyên truyền, hướng dẫn
các thành viên trong gia đình và cộng đồng.
Tuy nhiên, việc tuyên truyền giáo dục học sinh trong nhà trường mới chỉ
dừng lại ở việc đưa ra các biện pháp cấp bách để phòng chống dịch. Chưa có
một khóa học chính thức nào trang bị cho học sinh các kiến thức, kỹ năng phòng
chống dịch mà mới chỉ “tranh thủ” tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của
nhà trường vào giờ ra chơi hoặc vào những giờ sinh họat lớp của giáo viên chủ
nhiệm. Qua việc dạy học môn sinh học 10 tôi nhận thấy, chương trình trang bị
cho các em những kiến thức khoa học cơ bản về tế bào, về vi sinh vật, vi rút – là
những kiến thức giúp các em có cái nhìn của “nhà khoa học” về thế giới sinh vật
làm cơ sở cho những hiểu biết về sức khỏe con người. Vì vậy tôi nảy ra sáng
kiến vận dụng các kiến thức sinh học để bổ túc thêm cho học sinh các kiến thức,
kỹ năng phòng chống dịch Covid – 19 đang hoành hành, góp phần đẩy lùi dịch
bệnh. Đặc biệt trong chương trình sinh học 10, chủ đề: “Virut và bệnh truyền
nhiễm” (theo chương trình giảm tải) rất phù hợp để tích hợp nội dung giáo dục
phòng chống dịch covvid 19 một cách hiệu quả. Qua chủ đề học sinh sẽ được

trang bị những kiến thức cơ bản về virut và cơ chế nhân lên của virut, về bệnh
Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4

1


truyền nhiễm và các con đường lây lan, về cơ chế sản sinh miễn dịch chống lại
mầm bênh của cơ thể. Từ đó sẽ giúp các em hiểu rõ về tác nhân, cơ chế gây
bệnh của virut Sars – coV2 gây ra dịch Covid 19. Trên cơ sở đó xây dựng các
biện pháp phòng chống dịch hiệu quả.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Bên cạnh việc trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh theo mục tiêu giáo dục
đề ra, đề tài nghiên cứu của tôi còn tập trung:
- Trang bị cho học sinh các kiến thức, kỹ năng phóng chống các đại dịch đặc
biệt là dịch Covid – 19 đang diễn ra.
- Nâng cao trách nhiệm của học sinh trong việc phòng chống dịch tại trường
học và trong cộng đồng
- Khuyến khích các em trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong cộng
đồng, nâng cao ý thức phòng chống dịch trong nhân dân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu:
- Cấu trúc, hình thái, cơ chế nhân lên của virut.
- Cơ chế phát sinh và lây lan của dịch bệnh.
- Cơ chế miễn dịch của cơ thể người.
- Kỹ năng ứng phó của học sinh với đại dịch Covid- 19
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến virut và bệnh truyền nhiễm.
- Tận dụng internet để tra cứu thông tin cần thiết về đề tài.
- Cập nhật thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh covid – 19 qua phương tiện

truyền thông.
1.4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phối hợp với đoàn thanh niên, các giáo viên điều tra về thái độ, kỹ năng ứng
phó của học sinh với dịch Covid 19
- Khảo sát thực tế bằng phiếu điều tra vốn hiểu biết của học sinh về virut, bệnh
truyền nhiễm và dịch covid 19.
1.4.3 Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Đại cương về virut:
a) Khái niệm virus: Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu
nhỏ (đo bằng nanomet) và có cấu tạo rất đơn giản chỉ gồm một loại axit nucleic
được bao bọc bởi vỏ protein, có đời sống kí sinh bắt buộc.
b) Cấu tạo virus:
Virus không có cấu tạo tế bào. Tất cả các virus đều có cấu trúc chung gồm :
lõi acid nucleic, vỏ protein (cấu trúc cơ bản). Ngoài ra một số virus có thêm một
số cấu trúc riêng (cấu trúc không cơ bản).
Cấu trúc chung (cấu trúc cơ bản)

Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4

2


Hình 1: Cấu tạo của virus
- Lõi (acid nucleic)
Lõi của virus hay genome virus chỉ chứa một trong hai acid nucleic: ADN
hoặc ARN. ADN hoặc ARN của virus có thể ở dạng 2 sợi (chuỗi kép), hoặc 1 sợi
(chuỗi đơn).

Acid nucleic chỉ chiếm 1-2% trọng lượng phân tử của virus nhưng chứa toàn
bộ vật liệu và mã thông tin di truyền, mã hoá cho tổng hợp các thành phần của
virus và tổng hợp một số enzyme cần thiết cho quá trình nhân lên của virus, và
quyết định toàn bộ hoạt động gây bệnh của virus.
- Vỏ protein (capsid)
Vỏ hay capsid bao bọc xung quanh lõi. Capsid có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp
là capsa - cái hộp. Vỏ virus bao gồm các phân tử protein cấu trúc, được gọi là
các capsome. Capsome là đơn vị hình thái học của protein virus, có thể quan sát
bằng kính hiển vi điện tử trên bề mặt của một số virus. Các capsome sắp xếp
theo trật tự không gian nhất định tạo nên vỏ capsid.
Vỏ có tác dụng bảo vệ virus, chứa các kháng nguyên quan trọng và tạo nên
hình thể chung của virus.
Cấu tạo riêng
- Vỏ ngoài (envelope)
Một số virus (Herpesvirus, HIV, virus cúm, HBV), có thêm bao ngoài, bọc
bên ngoài vỏ capsid. Bao ngoài của virus có cấu tạo phospholipid hoặc
glycoprotein. Bao ngoài thường được tạo nên từ màng bào tương hoặc màng
nhân của tế bào chủ. Những virus không có bao ngoài gọi là virus trần
(Adenovirus). Bao ngoài thường chứa các kháng nguyên, tham gia vào quá trình
bám của virus, vào giai đoạn lắp ráp và giải phóng virus ra khỏi tế bào. Bao
ngoài giữ tính ổn định của kích thước virus. Các virus có bao ngoài chứa lipid dễ
bị bất hoạt bởi các dung môi như ether, muối mật.
Một số virus có các gai nhú (spikes) nằm trên bề mặt bao ngoài. Các gai nhú
này là những glycoprotein, giúp virus bám lên bề mặt của tế bào chủ. Ví dụ: gp
120 của HIV, giúp virus bám vào vị trí thích hợp trên bề mặt tế bào chủ. Tố
ngưng kết hồng cầu (hemagglutinin: HA) của virus cúm, giúp virus bám lên
màng hồng cầu của một số loài động vật và loài người, gây NKHC.
c) Hình thái virus

Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4


3


Hình 2: Hình thái virus
Mỗi virus thường có hình dạng nhất định, mang tính đặc trưng.
Các loại hình thể virus thường gặp:
- Hình cầu: virus cúm, sởi, bại liệt, HIV.
- Hình khối đa diện: Adenovirus, Herpesvirus
- Một số hình thể khác : hình que
(virus khảm thuốc lá), hình sợi (virus cúm nuôi lâu trên phôi gà), hình viên gạch
(Poxvirus), hình viên đạn (virus dại), hình dùi trống ( bacteriophage T4).
d) Sinh lí virus
- Tính ký sinh bắt buộc trong tế bào sống
Virus không có cấu tạo tế bào, không có quá trình trao đổi chất, không tự
sinh sản được. Bởi vì chúng không có cơ quan siêu cấu trúc như ribosom, không
có nguồn năng lượng độc lập, không có hệ thống enzym chuyển hóa. Vì vậy
virus chỉ thể hiện được quá trình sống của mình khi ký sinh trong các tế bào
sống, thực chất là sử dụng các acid amin, các nucleotid, các enzym, nguồn năng
lượng, các ribosom... của tế bào sống để tổng hợp nên các virus mới. Tính ký
sinh trong tế bào sống là tuyệt đối bắt buộc của virus.
- Sự nhân lên của virus
Thực chất sự nhân lên của virus trong tế bào sống (tế bào cảm thụ) là quá
trình virus truyền thông tin di truyền của chúng cho tế bào chủ, bắt tế bào chủ
hoạt động theo thông tin của virus và tổng hợp nên các thành phần của virus.
Chia làm 5 giai đoạn :
+ Giai đoạn hấp phụ:
Mỗi loại virus chỉ có thể bám lên bề mặt của một số tế bào nhất định gọi là
các tế bào cảm thụ với chúng. Trên các tế bào cảm thụ có các cơ quan tiếp nhận
đặc hiệu với virus, gọi là các thụ thể.

+ Giai đoạn xâm nhiễm:
Đối với phage: enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nucleic vào
tế bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài.
Đối với virut động vật: Đưa cả nucleocapsit vào tế bào chất, sau đó “cởi vỏ”
để giải phóng axit nucleic.
+ Giai đoạn sinh tổng hợp:
Sau khi cởi bỏ vỏ capsid, virus đi vào giai đoạn tiềm ẩn (gđ tiềm tàng) và
không phát hiện thấy hạt virus trong tế bào nữa. Giai đoạn này các virus truyền
Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4

4


đạt thông tin di truyền cho tế bào chủ, và tế bào chủ chuyển hướng hoạt động
của bộ máy chuyển hoá của tế bào (ribosome, ARNt, năng lượng, các chất,
enzym), để tổng hợp ra các thành phần của virus. Genome của virus nhân lên tạo
thành acid nucleic của virus mới.
+ Giai đoạn lắp ráp các thành phần virus:
Các protein vỏ của virus sẽ tự lắp ráp với acid nucleic để tạo thành virus
mới. Quá trình lắp ráp có thể thực hiện ở nhân tế bào chủ (herpesvirus) hoặc bào
tương (virus cúm). Việc lắp ráp thành công sẽ tạo ra các virus hoàn chỉnh, có
khả năng gây nhiễm, còn gọi là các virion.
+ Giai đoạn phóng thích:
Các virus sau khi được lắp ráp sẽ tiến tới sát màng tế bào để thoát ra ngoài
bằng cách nảy chồi hoặc theo kiểu ồ ạt phá vỡ làm huỷ hoại tế bào.
2.1.2. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch:
a) Bệnh truyền nhiễm:
- Khái niệm: Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
- Tác nhân gây bệnh đa dạng: Virut, vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh…
- Điều kiện gây bệnh: Hội đủ 3 điều:

+ Độc lực (khả năng gây bệnh).
+ Số lượng nhiễm đủ lớn.
+ Con đường xâm nhập thích hợp.
- Phương thức lây truyền
+ Truyền ngang:
Qua sol khí (hô hấp): Các giọt keo nhỏ vi sinh vật bay trong không khí, bắn
ra khi ho hay hắt hơi.
Qua đường tiêu hóa: Vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn hay nước
uống bị nhiễm.
Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hoặc
qua đồ dùng hằng ngày.
Qua động vật cắn hoặc côn trùng cắn.
+ Truyền dọc: từ mẹ truyền sang con qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua
sữa mẹ → các triệu chứng viêm hay đau xuất hiện sau một thời gian ủ bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut
Bệnh đường hô hấp: Lây truyền qua sol khí, 90% là do virut như viêm phổi,
viêm phế quản, cảm lạnh, viêm họng, viêm đường hô hấp cấp (SARS), cúm…
Bệnh đường tiêu hóa: Virut xâm nhập qua miệng, gây các bệnh viêm gan,
quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày – ruột…
Bệnh hệ thần kinh: Virut vào cơ thể qua hô hấp, tiêu hóa, niệu… gây bệnh
viêm não, viêm màng não, bại liệt, bệnh dại…
Bệnh lây qua đường sinh dục: HIV, hecpet, viêm gan B…
Bệnh da: Lây qua hô hấp, qua tiếp xúc, như các bệnh đậu mùa, mụn cơm,
sởi…
b) Miễn dịch
- Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây
bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Miễn dịch không đặc hiệu
Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4


5


- Khái niệm: Là loại miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh, không đòi hỏi phải
có tiếp xúc với kháng nguyên.
- Cơ chế: Ngăn cản không cho vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể bằng các yếu tố
bảo vệ tự nhiên của cơ thể như da, niêm mạc, nhung mao đường hô hấp, nước
mắt…
- Vai trò: Tiêu diệt các vi sinh vật xâm nhập (thực bào, tiết dịch phá hủy).
Miễn dịch đặc hiệu
Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập, gồm 2 loại:
Miễn dịch thể dịch
- Phương thức miễn dịch: Cơ thể sản xuất ra kháng thể đặc hiệu.
- Cơ chế tác động: Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể → kháng
nguyên không hoạt động được.
Miễn dịch tế bào
- Phương thức miễn dịch: Có sự tham gia của các tế bào T độc.
- Cơ chế tác động: Tế bào T độc tiết prôtêin độc làm tan tế bào nhiễm khiến
virut không nhân lên được.
c) Phòng chống bệnh truyền nhiễm
- Dùng kháng sinh thích hợp, không lạm dụng thuốc.
- Tiêm vacxin phòng ngừa.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.
- Kiểm soát vật trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, ve, vật nuôi
2.1.3. Virut SARS – coV2 và dịch Covid - 19:
Coronavirus 2019, ký hiệu bởi WHO là SARS-CoV-2, còn được gọi là virus
viêm phổi Vũ Hán vì đây là tác nhân gây bệnh viêm phổi ở Vũ Hán (tỉnh Hồ
Bắc, Trung Quốc), bây giờ được gọi là bệnh COVID-19, bắt đầu xuất hiện và
lây lan từ cuối năm 2019.
Nghiên cứu ban đầu: Phân tích toàn bộ bộ gen cho thấy SARS-CoV-2 là

một Betacoronavirus, trong một nhóm khác biệt với các Betacoronavirus liên
quan đến hội chứng hô hấp cấp tính nặng ở người (SARS) và hội chứng hô hấp
Trung Đông (MERS). Nó có sự tương đồng gần giống với Coronavirus ở dơi và
có khả năng dơi là nguồn vật chủ chính, nhưng liệu SARS-CoV-2 có được
truyền trực tiếp từ dơi hay thông qua một số cơ chế khác (ví dụ: thông qua vật
chủ trung gian) vẫn còn đang được tìm hiểu. Động vật được bán để làm thức ăn
bị nghi ngờ là nơi chứa hoặc trung gian cho virus vì nhiều người nhiễm bệnh
đầu tiên được xác định là công nhân tại Chợ hải sản Hoa Nam, thành phố Vũ
Hán.
Con đường lây nhiễm: Các báo cáo đầu tiên chỉ ra rằng việc truyền từ
người sang người là hạn chế hoặc không tồn tại tuy nhiên sự lây truyền từ người
sang người đã được xác nhận gần đây. Virus corona chủ yếu lây lan qua các giọt
bị bắn ra trong không khí khi một cá nhân bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi trong
phạm vi khoảng 3 foot (0,91 m) đến 6 foot (1,8 m) hoặc tiếp xúc gián tiếp với
các chất tiết của người bệnh qua đồ vật, môi trường xung quanh. Trong số 41
trường hợp ban đầu, hai phần ba có tiền sử tiếp xúc với Chợ hải sản Hoa Nam.
Yếu tố nguy cơ: Những đánh giá ban đầu của tạp chí Bloomberg NY ngày
22/01/2020 cho thấy đa số các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 tử vong là nam
Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4

6


giới và tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân tử vong là 72 tuổi, trong số này có
đến 83% bệnh nhân tử vong là trên 65 tuổi. Trong số những bệnh nhân tử vong
có tới 50% bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính kèm theo. Như vậy, dựa vào các
thống kê có được, chúng ta có thể nói là những người lớn tuổi, có bệnh mạn
tính, hệ miễn dịch yếu,... là những người có nguy cơ tử vong cao nhất vì bệnh
COVID-19.
Tốc độ lây lan SARS-CoV-2: SARS-CoV-2 hiện đang lây lan với tốc độ

chóng mặt ở Châu Âu, Iran, Mỹ… Tìm hiểu tại sao SARS-CoV-2 lại có khả
năng lây lan với tốc độ chóng mặt và các hướng trị liệu thông qua những phát
hiện khoa học mới liên quan tới protein gai (spike protein) của SARS-CoV-2.
Protein gai của SARS-CoV-2 là gì? Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu
cấu trúc của SARS-CoV-2, có khoảng 20 phân tử protein là những thành phần
tạo nên cấu trúc của nó (Hình 1).

Hình3. (A) Cấu trúc của SARS-CoV-2. (B) Hình ảnh 3 chiều của protein gai.
Hình 1 cho thấy, lõi của SARS-CoV-2 có một đoạn RNA kết hợp với capsid
protein gọi là nucleocapsid. Nó được bao bọc bằng một màng lipid (mỡ) bên
ngoài. Đây chính là lý do mà rửa tay bằng xà phòng là cách diệt virus tốt nhất vì
sẽ hòa tan lớp mỡ của nó, khiến virus chết. Trên lớp mỡ này có một số protein
gắn vào, mặc dù SARS-CoV-2 sử dụng nhiều loại protein khác nhau để sinh sôi
và thâm nhập tế bào, nhưng protein gai là protein bề mặt quan trọng nhất mà
virus sử dụng để gắn vào thụ thể trên bề mặt tế bào vật chủ và thâm nhập (hình
3A). Protein gai nhọn của SARS-CoV-2 gồm 1.273 aminoacid, có 75% độ tương
đồng với protein gai nhọn của SARS-CoV, cấu trúc 3 chiều của protein này được
giải quyết gần đây bởi nhóm của McLellan (hình 3B).
Các biện pháp phòng chống COVID – 19
– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho,
khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách
trên 02 mét khi tiếp xúc.
– Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi
tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng
kể trên.
– Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong
trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay
có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước xúc
miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.
– Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn

tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không
khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4

7


– Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.
– Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung
đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện
các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rủa tay với xà phòng…
– Tránh mua bán, tiếp xúc với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.
– Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp
lý, luyện tập thể thao.
– Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ,
hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt
các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng và các
dung dịch khử khuẩn thông thường khác.
– Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay
cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ
sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển
trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
Trong bối cảnh dịch covid 19 bùng phát và diễn biến phức tạp, công tác
phòng chống dịch covid 19 được ưu tiên hàng đầu. Trường học vốn là nơi tập
trung đông người, là môi trường rất thích hợp để phát tán dịch bệnh, vì vậy việc
phòng chống dịch ở nhà trường được quan tâm hàng đầu. Kể từ khi học sinh
được đi học lại, các nhà trường trên cả nước nói chung và trường THPT Hậu
Lộc 4 nói riêng tích cực triển khai các biện pháp phòng dịch như: tuyên truyền;
trang bị máy đo thân nhiệt, hệ thống vòi nước rử tay, dung dịch rửa tay khô, máy

rửa tay khô; Vệ sinh, khử khuẩn trường lớp, đeo khẩu trang khi cần thiết....
Tuy nhiên ý thức, trách nhiệm và kỹ năng phòng chống dịch ở một bộ phận học
sinh còn chưa tốt.
Về thái độ: Phần lớn các em có thái độ bàng quang với dịch với suy nghĩ
chắc dịch không về đến địa phương. Vì vậy các em chấp hành các quy định về
phòng chống dịch một cách đối phó, chiếu lệ. Chẳng hạn như khi qua cổng
trường có ban nề nếp trực và camera ghi hình thì các em đeo khẩu nghiêm túc,
nhưng khi không bị giám sát các em lại tháo khẩu trang ra.
Về kiến thức: Đa phần các em đều chưa hiểu rõ tác nhân và cơ chế gây bệnh,
còn nhầm lẫn giữa các bệnh về đường hô hấp nói chung
Về kỹ năng: Nhiều học sinh chưa rửa tay đúng cách, đeo khẩu trang không
đúng cách (như kéo khẩu trang xuống cằm, chạm tay vào khẩu trang, sử dụng
nhiều lần cho khẩu trang dùng một lần), chưa giữ khoảng cách cần thiết v.v...
Như vậy với một bộ phận không nhỏ học sinh nói riêng và người dân nói
chung có ý thức, kỹ năng phòng chống dịch chưa tốt thì rất có thể sẽ làm hỏng
thành quả chống dịch của cả dân tộc dẫn đến hâu quả khôn lường. Vì vậy việc
nghiên cứu đề tài này là cần thiết để nâng cao nhận thức của học sinh và người
dân về phòng chống dịch Covid 19.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp giáo dục phòng chống dịch covid
19 vào chủ đề “virus và bệnh truyền nhiễm”
Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4

8


Sau đây là giáo án dạy học chủ đề “virus và bệnh truyền nhiễm” thể hiện các
giải pháp giải quyết vấn đề đặt ra trong đề tài.
CHỦ ĐỀ DẠY HỌC: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
I – Mục tiêu:

1) Về kiến thức: qua chủ đề, yêu cầu học sinh đạt được kiến thức ở các mức độ
nhận biết, hiểu, vận dụng:
a. Nhận biết: Học sinh nêu được
- Sơ lược về cấu tạo và hình thái virut, các giai đoạn nhân lên của virut trong tế
bào chủ.
- Khái niệm bệnh truyền nhiễm.
- Các con đường lây nhiễm của bệnh truyền nhiễm.
- Khái niệm miễn dịch, miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.
b. Hiểu: Học sinh cần
- Phân tích được hình thái, cấu trúc virut Sars – coV2 và một số loại virut gây
bệnh khác.
- Phân biệt được miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu; miễn dịch
dịch thể và miễn dịch tế bào.
c. Vận dụng:
- Dựa trên cơ sở những hiểu biết về cấu tạo, sự nhân lên của virut và khả năng
miễn dịch của cơ thể động vật và người, học sinh đưa ra được những biện pháp
phòng chống các loại bệnh truyền nhiễm do virut và các loại vi sinh vật gây ra,
trong đó có dịch covid – 19 do virut Sars – covi2 đang hoành hành trên thế giới.
2) Về kỹ năng: Giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng:
- Phân tích, so sánh, tổng hợp thông qua việc đạt được các mức độ kiến thức
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận
trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
- Vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống thực tiễn, cụ thể là ứng phó với
dịch covid – 19 và các dịch bệnh khác.
3) Về thái độ:
- Yêu thích nghiên cứu, khám phá khoa học.
- Nâng cao ý thức phòng chống các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng, đặc biệt
là đối với dịch covid – 19 trong giai đoạn hiện nay.
4) Các năng lực cần hướng tới:

a. Các năng lực chung:
Thông qua việc hoạt động nhóm, trình bày báo cáo thí nghiệm, phản biện thí
nghiệm, học sinh có thể hình thành các năng lực chung như sau:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lý.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Các năng lực riêng:
Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4

9


- Tri thức về sinh học (Biology knowledge): là những năng lực cần thiết giúp
học sinh có thể nghiên cứu sau hơn về y, sinh học sau này.
- Năng lực nghiên cứu: thông qua việc đọc tài liệu, tìm kiếm thông tin, xử lí
thông tin.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1) Chuẩn bị của giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến chủ đề.
- Chuẩn bị nội dung phiếu học tập, trò chơi khởi động, trò chơi phần vận dụng;
bài soạn Powerpoint.
2) Chuẩn bị của học sinh:
- Cá nhân: Tìm hiểu thông tin về virut và các bệnh truyền nhiễm.
- Tìm hiểu về virut SARS – CoV2 và dịch Covid – 19, cách phòng tránh.
- Làm việc nhóm: Chuẩn bị bút sáp, giấy A0
III. Tiến trình bài dạy:

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút):
- Mục tiêu: Giúp học sinh hứng thú với tiết học, tránh buồn ngủ, đón nhận kiến
thức một cách thoải mái, hứng thú học bài mới.
- Phương thức: Trò chơi “Mở bức tranh bí ẩn”

1

2

3

4

Luật chơi:
- Trò chơi áp dụng cho cả lớp
- Giáo viên đưa ra một hình ảnh (về virut Corona) được che kín bằng 4 mảnh
ghép. Mỗi mảnh ghép tương ứng với một câu hỏi.
- Mỗi học sinh khi giơ tay sẽ được chọn 1 mảnh ghép. Nếu trả lời đúng thì được
thưởng 1 điểm, mảnh ghép được mở. Nếu trả lời sai thì học sinh khác được
quyền trả lời.
- Khi cả 4 mảnh ghép được mở, học sinh nào nêu được nội dung của bức tranh
sẽ là người thắng cuộc.
Mảnh ghép 1: Tại sao thời gian năm học này của chúng ta bị gián đoạn?
Trả lời: Do dịch covid 19
Mảnh ghép 2: Tác nhân gây ra dịch covid 19 là gì?
Trả lời: Do virut corona
Mảnh ghép 3: Virut corona gây bệnh gì?
Trả lời: virut corona là chủng virut gây ra các bệnh viêm đường hô hấp trên,
viêm phổi cấp ở người
Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4


10


Mảnh ghép 4: Đã có bao nhiêu quốc gia bị nhiễm bệnh?
Tả lời: Hơn 200 quốc gia
Giải mã mảnh ghép:

2) Hoạt động hình thành kiến thức.
Từ trò chơi khởi động, giáo viên hướng học sinh vào nội dung bài học: Virut là
gì, tại sao virut có thể giết chết con người và nhiều loài khác. Cơ thể chúng ta
chống lại virut như thế nào?
Nội dung 1: Cấu trúc, hình thái và sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
(20 phút)
Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm lớn: Mỗi nhóm từ 8 đến 10 em
Nhiệm vụ 1: (Nhóm 1): Học sinh đọc phần giới thiệu chung bài 19 trang 114 –
sgk hoàn thành phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Nêu những đặc điểm chung của virus về:
- Cấu tạo tế bào
- Kích thước
- Đời sống
2. Tại sao virus không được xem là một cơ thể sống mà chỉ được xem là một
dạng sống? Virus SARS – CoV2 có thể tồn tại ngoài môi trường trong thời
gian bao lâu?
Nhiệm vụ 2 (Nhóm 2): Học sinh đọc mục I, bài 29 (trang 114- sgk) kết hợp quan
sát hình 29.1 (trang 115 –sgk) hoàn thành phiếu học tập số 2:


Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4

11


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:
1. Chú thích hình ảnh sau, từ đó rút ra cấu tạo của virus

3

1

4
2
3

5

3
a
6

b

b

2. Virut SARS – CoV 2 có cấu tạo như thế nào?

Nhiệm vụ 3 ( Nhóm 3): Học sinh đọc phần I, II trang 115, 116 – sgk, kết hợp với
quan sát hình 29.2; 29.3 hoàn thành phiếu học tập số 3:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Nêu các dạng hình thái của virus, virus SARS – CoV 2 có hình thái như thế
nào?
2. Em hãy so sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn bằng cách điền chữ “có”
hoặc chữ “không” vào bảng dưới đây:
Tính chất
Virus
Vi khuẩn
Cấu tạo tế bào
Chỉ chứa ADN hoặc
ARN
Chứa cả ADN và ARN
Chứa riboxom
Sinh sản độc lập

Nhiệm vụ 4 ( Nhóm 4): Đọc phần I, bài 30, trang 119 – sgk, hoàn thành phiếu
học tập số 4:

Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4

12


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4:
1.Hãy di chuyển các ô hình chữ nhật về đúng vị trí các ô tròn mô tả các giai
đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ hình ảnh

5 Sinh tổng hợp

1


2

4

Lắp ráp

Phóng thích

Hấp phụ

3

Xâm nhập

2. Tại sao mỗi loại virus chỉ kí sinh trên một loại tế bào nhất định? Virus SARS
– CoV 2 kí sinh trên loại tế bào nào ở người?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh hoạt động theo nhóm hoàn thành nhiệm vụ vào giấy A0
Giáo viên quan sát, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo thảo luận.
Đại diện một nhóm lên báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Các nhóm khác
phản biện, góp ý.
Giáo viên nhận xét, giải thích kết luận nội dung 1. (Cho điểm các nhóm)
Nội dung 2: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch (8 phút):
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Giáo viên: Dịch covid -19 là một III. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
bệnh truyền nhiễm. Chỉ cần người
1. Bệnh truyền nhiễm

lành tiếp xúc gần với người nhiễm
a.Khái niệm: Là bệnh lây lan từ cá
bệnh hoặc tiếp xúc với dịch tiết qua
thể này sang cá thể khác. Tác
đường hô hấp của người nhiễm bệnh
nhân gây bệnh rất đa dạng: vi
đã có thể mắc bệnh.
khuẩn, vi nấm, động vật nguyên
Câu hỏi:
sinh, virut....
- Bệnh truyền nhiễm là gì? Hãy kể tên
các loại bệnh truyền nhiễm mà em
biết?
- Những tác nhân nào gây ra bệnh
truyền nhiễm? Một tác nhân muốn gây
bệnh phải có đủ các điều kiện nào?
Học sinh thảo luận trả lời
Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4

13


Giáo viên nhận xét, kết luận.
Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi:
- Bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền
qua những phương thức nào?
- Hãy cho biết các bệnh sau lây truyền
qua những phương thức nào: Dịch
covid – 19; bệnh cúm, bệnh AIDS,
bệnh lao, bệnh tả, bệnh viêm gan B,

bệnh sốt xuất huyết.
Học sinh trả lời
Giáo viên nhận xét
Giáo viên: Trong các loại bệnh truyền
nhiễm, bệnh do virut gây ra thường
nguy hiểm hơn, tại sao?
Học sinh suy ngĩ hoặc thảo luận trả
lời. Nếu học sinh không trả lời được
hoặc trả lời sai thì giáo viên đưa ra câu
trả lời hướng các em sang mục c.
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào
sgk trả lời câu hỏi:
- Bệnh do virut gây ra được chia làm
những loại nào, cho ví dụ minh họa?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt
kiến thức, tiếp tục đưa ra câu hỏi vận
dụng:
- Muốn phòng tránh bệnh do virut thì
phải thực hiện những biện pháp gì?
- Nêu những biện pháp để phòng
tránh bệnh Covid – 19?
Học sinh thảo luận trả lời
Đáp án:
- Phòng tránh bệnh truyền nhiễm:
Tiêm vacxin; ngăn chặn các con
đường lây nhiễm; đảm bảo vệ thân thể
và vệ sinh môi trường.
- Phòng chống dịch Covid: theo
khuyến cáo của bộ y tế: cách li đối với
người tiếp xúc với yếu tố lây nhiễm;

không tập trung đông người; đeo khẩu
trang khi cần thiết; thường xuyên rửa
tay bằng xà phòng, không đưa tay lên
mắt, mũi, miệng...
Giáo viên: Tại sao đa số những người
mắc sars – coV2 lại thường tự khỏi
bệnh trong vòng 2 tuần?
Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4

b. Phương thức lây truyền
- Truyền ngang
- Truyền dọc

c. Các loại bệnh truyền nhiễm thường
gặp do virut gây ra
- Bệnh đường hô hấp
- Bệnh đường tiêu hóa
- Bệnh hệ thần kinh
- Bệnh lây qua đường sinh dục

2. Miễn dịch
a. Khái niệm miễn dịch: Là khả năng
của cơ thể chống lại các tác nhân gây
14


HSTL:
Đáp án: do cơ thể sinh ra miễn dịch
Giáo viên: Vậy miễn dịch là gì?
Học sinh nêu khái niệm miễn dịch

Giáo viên: yêu cầu học sinh thảo
luận : Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và
miễn dịch ko đặc hiệu.
Học sinh thảo luận trả lời
Giáo viên nhận xét kết luận

bệnh.
b. Miễn dịch đặc hiệu: Là miễn dịch tự
nhiên mang tính bẩm sinh.
- Sinh ra đã có
- Gồm da, niêm mạc, hệ thống lông
mao,nhung map, dịch cơ thể, đại thực
bào, bạch cầu trung tính
- Không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc với
kháng nguyên.
- Có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn
dịch đặc hiệu chưa phát huy tác dụng
c. Miễn dịch không đặc hiệu:
- Chỉ xuất hiện khi có kháng nguyên
xâm nhập.
- Gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch
tế bào
- Có vai trò chủ lực đối với các bệnh do
virut.

Câu hỏi vận dung:
Tại sao trẻ em khi mắc Covid – 19
thường không có triệu chứng, người
già trên 60 tuổi, người thừa cân béo
phì, người có bệnh lí nền bệnh

thường trở nặng?
Đáp án:
- Trẻ em có tuyến ức hoạt động mạnh
sản sinh ra nhiều tế bào limpho T có
tác dụng tiêu diệt virus. Hoạt động của
tuyến này yếu dần ở người trưởng
thành và người già
- Người có bệnh lí nền (tiểu đường,
ung thư...), người béo phì thường có
hệ miễn dịch yếu nên khả năng chống
chọi với virus thấp.
Hoạt động 3: Thực hành vận dụng (8 phút).
Phương thức: Tổ chức trò chơi giải ô chữ
Hình thức tổ chức: cả lớp cùng tham gia
Giáo viên đưa ra ô chữ gồm 8 hàng ngang. Để mở mỗi hàng ngang học sinh phải
trả lời một câu hỏi. Từ khóa của ô chữ là cột dọc gồm 8 chữ cái.
- Học sinh trả lời được 1 hàng ngang sẽ được 2 điểm cộng
- Học sinh mở được từ khóa khi chưa mở ô hàng ngang nào được 10 điểm; sau
khi mở được 1 hàng ngang được 9 điểm; sau khi mở được 2-3 hàng ngang được
8 điểm; từ sau khi 4 – 7 hàng ngang sẽ được 2 điểm cộng
Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4

15


Câu hỏi các hàng ngang:
1. Có 9 chữ cái : Dịch Covid – 19 xuất hiện đầu tiên ở đâu?
2. Có 9 chữ cái: Một vật dụng cá nhân quan trọng để phòng chống covid – 19
hiệu quả.
3. Có 8 chữ cái: Một hành động đơn giản khi ho nhưng có tác dụng phòng chống

dịch Covid – 19 rất lớn.
4. Có 3 chữ cái: Vật chất di truyền của virus Corona là gì?
5. Có 6 chữ cái: Tên một loại virus mà ý nghĩa của nó là vương miện.
6. Có 6 chữ cái: Những giọt keo nhỏ bắn ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi còn
gọi là gì?
7. Có 4 chữ cái: Một dạng sống chưa có cấu tạo tế bào.
8. Có 6 chữ cái: Một biện pháp phải thường xuyên thực hiện để ngăn việc đưa
virut vào mũi, miệng.
Đáp án:
T

R

U
C
A

N
K
H
R
S

R

U

A

T


A

G
H
E
N
C
O
V
Y

Q
A
M

U
U
I

O
T
E

C
R
N

O
L

I

R
K
R

O
H
U

N
I
T

A
G

N

G

A

Hoạt động 4: Ứng dụng ở gia đình, địa phương (2 phút).
Giáo viên hướng dẫn, yêu cầu học sinh về nhà thực hiện các công việc sau:
- Chia sẻ với gia đình và mọi người xung quanh về những kiến thức mình biết về
virut, bệnh truyền nhiễm và dịch Covid – 19.
- Thực hiện nghiêm túc và tuyên truyền để mội người cùng thực hiện nghiêm
các quy định về phòng chống dịch Covid – 19 của bộ y tế.
- Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa, vệ sinh môi trường nhằm phòng

chống các loại bệnh tật do virus, vi khuẩn, vi nấm gây ra.
- Hưởng ứng các kêu gọi tiêm chủng phòng chống các bệnh do virut của ngành y
tế.
Hoạt động 5: Bổ sung, mở rộng kiến thức (4 phút).
Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4

16


- Giáo viên hướng dẫn học sinh bổ sung mở rộng kiến thức bằng các hình thức:
Tra cứu thông tin qua internet với từ khóa: cấu tạo virut, cơ chế nhân lên của
virut; virut SARS – CoV2; các biện pháp phòng chống.
- Giáo viên có thể bổ túc thêm cho học sinh về rửa tay đúng cách, đeo khẩu
trang đúng cách, xử lí tình huống khi tại địa phương có người hoặc bản thân
nhiễm hoặc ngi nhiễm Covid – 19.
- Khuyến khích học sinh tự đọc các mục: mục II – HIV/AIDS, bài 30; Bài 31:
Virus gây bệnh và ứng dụng của virus trong thực tiễn. (theo chương trình giảm
tải của Bộ giáo dục)
2.3.2. Áp dụng giáo án dạy học thực nghiệm trên lớp 10A1, 10A2. Lớp đối
chứng là 10A3, 10A4.
2.3.3. So sánh kết quả thu được qua phiếu điều tra (Phụ lục) giữa lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng từ đó đánh giá hiệu quả của sáng kiến.
Kết quả
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
điều tra
10A1
10A2
10A3
10A4

Đạt
95%
97%
70%
72%
Chưa đạt
5%
35%
30%
28%
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Đối với hoạt động giáo dục của nhà trường và đồng nghiệp: Việc áp dụng
đề tài đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống dịch
Covid 19 nói riêng và công tác vệ sinh môi trường nói chung trong nhà trường
và cộng đồng.
Đề tài hướng đến cải tiến phương pháp dạy học tích cực: lấy học sinh làm
trung tâm, gắn liền với thực tiễn, kiến thức được học phải giúp các em giải quyết
được các tình huống thực tiễn. Vì vậy sáng kiến góp phần nâng cao hiệu quả,
chất lượng dạy học của nhà trường và đồng nghiệp.
Đối với học sinh: Sau khi áp dụng sáng kiến ở hai lớp 10A1 và 10A2 tôi
nhận được kết quả như sau:
Chủ đề dạy học trở nên khá hấp dẫn đối với học sinh về đề cập đến vấn đề
nghiêm trọng nhất đang xảy ra trên toàn cầu. Các học sinh hào hứng tham gia
hoàn toàn chủ động, tích cực và cầu thị.
Có sự chuyển biến tích cực về ý thức thái độ phòng chống dịch ở phần lớn
học sinh. Trên cơ sở hiểu biết về tác nhân và cơ chế gây bệnh, các em chuẩn bị
được cho mình tâm lí chống dịch vừa thận trọng vừa bình tĩnh.
Qua việc nghiên cứu, hướng dẫn các biện pháp chống dịch đã nâng cao kỹ
năng phòng chống dịch từ đơn giản nhất như rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách

đến kỹ năng xử lí tình huống khi trong cộng đồng có người mắc bệnh hoặc nghi
nhiễm.
Đối với bản thân tôi, việc nghiên cứu đề tài giúp tôi có thêm hiểu biết, vốn
kiến thức bổ sung vào kho kiến của mình phục vụ cho công tác giảng dạy và
giáo dục lâu dài.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận:
Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4

17


Sự phát triển nhanh chóng của xã hội loài người đang tạo nên một áp lực lên
môi trường sống và thế giới tự nhiên. Cùng với những biến đổi về khí hậu là
những biến đổi của hệ sinh thái trong đó có cả thế giới vi sinh vật và virut.
Người ta nhận thấy ngày càng có nhiều bệnh lạ, ngày càng có nhiều bệnh nhân
kháng thuốc và đặc biệt, tổ chức y tế thế giới WHO liên tục đưa ra những cảnh
bào về sự xuất hiện của những đại dịch. Sáng kiến của tôi giúp trang bị cho học
sinh những kiến thức cơ bản nhất về virus và cách thức gây bệnh của virus, về
bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh. Đặc biệt đề tài chú trọng rèn luyện kỹ
năng ứng phó với dịch Covid – 19 cũng như các bệnh truyền nhiễm khác do
virus gây ra cho học sinh THPT từ đó góp phần vào công cuộc phòng chống
dịch trong cộng đồng.
Đề tài có thể là ý tưởng cho nhiều tiết học, nhiều bộ môn khác nhau trong việc
lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào các bài học phù hợp
3.2. Kiến nghị
Đề tài của tôi được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục giảm tải của
Bộ giáo dục do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên các biện pháp triển khai trên
đây được thiết kế phù hợp với thời lượng quy định của chủ đề là một tiết học
trên lớp (không kể thời gian chuẩn bị bài ở nhà). Tuy nhiên tùy vào điều kiện

của năm học sau, đề tài có thể được thiết kế lại để triển khai cho hai tiết học để
tăng cường phần vận dụng kỹ năng cho học sinh.
Trên đây là sáng kiến nhỏ của tôi nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy
học, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường THPT. Sáng kiến là quan
điểm riêng của cá nhân tôi nên không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận
được sự góp ý từ đồng nghiệp và hội đồng khoa học các cấp. Tôi xin chân
thành cảm ơn!

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 6 năm 2020.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị:

Tôi xin cam đoan sáng kiến này là do tôi
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Trần Thị Hường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm
Văn Ty, 2014. Sinh học 10.. Nxb Giáo dục.
Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4

18


2. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm
Văn Ty, 2014. Sách giáo viên sinh học 10. Nxb Giáo dục.
3. Nguyễn Thành Đạt, 2005. Cơ sở sinh học vi sinh vật. Nxb Đại học sư phạm
4. Nguyễn Duy Minh, 2012. Từ điển Sinh học. Nxb Giáo dục.
5. Phillips W. D; Clinton T. J, 1991. Sinh học (tài liệu dịch). Nxb Oxford

University Press.
6. N.A. Campbell; J.B Reece, L.A Urry; M.L Cain, S.A Wasseman; P.V
Minorsky và R.B Jackson, 2008. Biology. Nxb Pearson Benjamin Cumming.
(Bản dịch của Nxb Giáo dục 2018)

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4

19


Họ và tên tác giả: Trần Thị Hường
Chức vụ và đơn vị công tác: THPT Hậu Lộc 4

TT
1.

Cấp đánh giá
xếp loại

Tên đề tài SKKN

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả

đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

“ Phương pháp giải một số Ngành Giáo dục C
cấp tỉnh, tỉnh
dạng bài tập thường gặp
Thanh Hóa
thuộc quy luật hoán vị gen

Năm học
đánh giá
xếp loại
2012 -2013

trong chương trình Sinh học
2.

12- THPT”
“ Phương pháp giải một số Ngành Giáo dục C
cấp tỉnh, tỉnh
dạng bài tập thường gặp
Thanh Hóa
thuộc quy luật hoán vị gen

2017 - 2018

trong chương trình Sinh học
3.


12- THPT”
Sử dụng phương pháp “dạy Ngành Giáo dục C
cấp tỉnh, tỉnh
học dựa trên tìm tòi, khám
Thanh Hóa
phá khoa học” nhằm định

2019 - 2020

hướng phát triển năng lực
học sinh qua bài thực hành
“phát

hiện

carotenoit”,

diệp

lục

chương


trình

sinh học 11 – trung học phổ
thông.
---------------------------------------------------PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho học sinh)
Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu những hiểu biết của em về dịch Covid –
19? ..........................................................................................................................
Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4

20


.................................................................................................................................
.......
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2. Em hãy trình bày quan điểm của em về các biện pháp phòng chống dịch
Covid -19 đang được đoàn trường và nhà trường THPT Hậu Lộc 4 đang đã
và đang triển khai
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Giả sử trong cộng đồng nơi em sống hoặc học tập có người bị nhiễm hoặc
nghi nhiễm Covid – 19 thì em sẽ làm
gì? ...........................................................................................................................
.................................................................................................................................
......
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
4. Em hãy đưa ra ý kiến tham mưu với đoàn trường và nhà trường để công
tác phòng chống dịch được tốt hơn.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4

21


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Giáo viên: Trần Thị Hường – THPT Hậu Lộc 4

22



×