1.Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo
dục là yêu cầu đang đặt ra cấp thiết đối với ngành giáo dục nói riêng và cả nước
trong công cuộc hội nhập và phát triển kinh tế- xã hội hiện nay. Trong những năm
qua Bộ giáo dục đã có nhiều giải pháp cụ thể để thực hiện từng bước công cuộc đổi
mới giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Một trong những đổi mới được Bộ giáo dục và đào tạo tiến hành nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục đào tạo đó là thay đổi phương thức thi tốt nghiệp trung
học phổ thông (THPT) bằng thi THPT quốc gia. Từ năm học 2016-2017 Bộ giáo
dục và đào tạo chính thức có sự điều chỉnh về phương án thi THPT quốc gia năm
2017 theo phương thức mới. Mơn Địa lí là một trong các mơn tổ hợp khoa học xã
hội, là mơn lựa chọn của thí sinh thi THPT quốc gia. Hình thức thi có sự thay đổi
hồn tồn so với trước đây. Từ năm 2017, mơn Địa lí thi với hình thức trắc nghiệm
với 40 câu hỏi trong thời gian làm bài 50 phút. Đây là điểm thực sự mới của kì thi
Trung học phổ thơng quốc gia, là việc tiếp tục chuyển đổi phương thức thi từ “tự
luận” sang “trắc nghiệm” với mức độ khó của câu hỏi tăng lên.
Vì vậy, các trường Trung học phổ thông đều phải thay đổi nhanh và kịp thời
nhằm cung cấp các chuẩn kiến thức và kỹ năng cần thiết để các em học sinh ôn tập
đạt kết qua cao nhất trong kì thi Trung học phổ thơng quốc gia năm.
Trong việc ơn thi ngồi việc giáo viên cung cấp các kiến thức, kỹ năng thì
năm mỗi giáo viên cần hướng các em ơn tập theo hình thức trắc nghiệm với mức
độ khó nâng lên. Đây là hình thức kiểm tra đánh giá với nội dung rất rộng, nên
giáo viên và học sinh không thể dạy và học theo hình thức cũ.
Với lí do trên tơi ln trăn trở làm sao các em ôn tập tốt đạt kết qua cao nhất
trong kì thi Trung học phổ thơng quốc gia năm 2020. Trên cơ sở nhiều năm giảng
dạy cùng với việc tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, các tài liệu và các em học
sinh. Với mong muốn giúp học sinh, cũng như quý đồng nghiệp hiểu rõ hơn về
phương pháp ơn thi theo hình thức trắc nghiệm trong mơn Địa lí nhằm đem lại một
kỳ thi thật sự có hiệu quả nên tôi đã thực hiện đề tài “Một số giải pháp ơn tập kiến
thức Địa lí lớp 12 nhằm giúp học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc
gia”. Đây là đề tài được thực hiện sau khi đã rút kinh nghiệm từ kỳ thi tốt nghiệp
THPT Quốc gia của những năm trước. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và tổng
hợp kinh nghiệm chắc chắn chưa phản ánh hết ý tưởng của tác giả và khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp q báu từ qúy thầy
(cơ) đồng nghiệp, các bạn độc giả để đề tài được ứng dụng thật sự hiệu quả và phổ
biến hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Hướng dẫn học sinh cách học để nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản tối
thiểu (theo chuẩn kiến thức –kỹ năng) về lí thuyết mơn địa lí 12.
Hướng dẫn học sinh nắm được các kỹ năng địa lí cần có như: Kỹ năng khai
thác Atlat Địa lí Việt Nam, kỹ năng lựa chọn biểu đồ đúng, nội dung biểu đồ còn
1
thiếu, nội dung biểu đồ thể hiện...kỹ năng xử lí bảng số liệu cho sẵn và vận dụng
kiến thức để tìm phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi.
Giúp học sinh dễ ôn tập, đạt kết quả tốt hơn khi làm bài thi tốt nghiệp THPT
Quốc gia bằng hình thức trắc nghiệm.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh học mơn Địa lí khối 12 trường THPT Hà Trung.
- Giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và ôn tập thi tốt nghiệp môn Địa lí.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Chương trình địa lí lớp 12 THPT liên quan tới thi tốt nghiệp THPT Quốc
gia.
- Giới hạn trong phương pháp dạy học sinh nắm chắc kiến thức và kỹ năng,
vận dụng các kỹ năng: Khai thác át lát, bảng số liệu…đặc biệt là kỹ năng học và
nắm kỹ kiến thức cơ bản theo (chuẩn kiến thức, kỹ năng) vào việc làm bài thi tốt
nghiệp theo hình thức trắc nghiệm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu luận:
- Thu thập những thơng tin lí luận của việc soạn giảng và ơn tập theo hình
thức trắc nghiệm trong dạy học ở trường THPT qua tài liệu.
- Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học (Bộ giáo dục và đào tạo)
- Các tập san, thời báo giáo dục nói về việc dạy và học heo hình thức trắc
nghiệm.
- Tham khảo các diễn đàn trên mạng về phương pháp ơn tập theo hình thức
trắc nghiệm.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiển:
1.4.2.1. Phương pháp khảo sát:
- Quan sát kết quả đạt được từ hoạt động ôn tập của giáo viên và hoạt động
ôn tập, thi cử của học sinh thông qua các kỳ kiểm tra ở trường và thi THPT Quốc
gia các năm trước đây.
1.4.2.2. Phương pháp điều tra:
- Trò chuyện, trao đổi với đồng nghiệp, học sinh về hiệu quả của việc ơn tập
theo hình thức trắc nghiệm trong dạy học Địa lí 12.
1.4.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
- Tham khảo những báo cáo, tổng kết và giảng dạy ơn thi tốt nghiệp theo
hình thức trắc nghiệm vào dạy học.
- Tham khảo những kinh nghiệm của đồng nghiệp.
- Tham khảo những trang web về giảng dạy, ôn tập thi tốt nghiệp ở các diễn
đàn trên mạng.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận.
Theo quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét cơng nhận tốt nghiệp
trung học phổ thơng thì năm 2016- 2017, nội dung thi THPT Quốc gia nằm trong
2
chương trình lớp 12. Năm 2017- 2018 và năm 2018 - 2019 nội dung thi THPT
Quốc gia nằm trong chương trình 11 và 12. Năm học 2019- 2020 do ảnh hưởng
của dịch Covi19 kéo dài học sinh phải nghỉ học trong thời gian dài nên Bộ giáo
dục đã giảm tải một số nội dung trong chương trình và nội dung thi nằm hồn tồn
trong chương trình lớp 12.
Mặc dù có sự thay đổi về nội dung thi theo từng năm nhưng nhìn chung với
hình thức thi này mục tiêu yêu cầu ngày càng cao hơn đối với chất lượng dạy và
học, học sinh cần có tính tự lực cao hơn, khả năng học bao quát hơn, tư duy độc
lập hơn, đề thi đánh giá không chỉ về kiến thức, kĩ năng mà yêu cầu sự vận dụng và
liên hệ thực tiễn cao hơn so với trước đây.
Trước những yêu cầu mới của ngành, vấn đề đổi mới phương pháp và hình
thức thi cử đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên giảng dạy mơn
Địa lí và học sinh ơn thi THPT Quốc gia mơn Địa lí cần phải có những phương
pháp dạy học và học cho phù hợp với tình hình mới nhằm đạt được kết quả cao.
Khi dạy học, ôn tập, giáo viên cần điều chỉnh cách dạy, luyện học sinh
phương pháp học, kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm. Học sinh phải nắm kiến
thức cơ bản, cần có sự chính xác, khơng học qua loa. Câu hỏi trắc nghiệm theo
hướng tăng mức yêu cầu vận dụng kiến thức các câu hỏi mở, giảm yêu cầu thuộc
lịng.
Với việc ơn tập, nên thực hiện theo các chủ đề: Không được bỏ bất kỳ phần
nào trong sách giáo khoa từ kênh chữ đến kênh hình; ơn tập cho học sinh cách sử
dụng Atlat, biểu đồ; nhận biết dạng biểu đồ; phân tích bảng thống kê, nhận xét...
Để đạt kết quả cao với bài thi mơn Địa lí trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới,
học sinh nhất thiết phải chú ý đến các công cụ làm bài...; chuẩn bị tâm lí tự tin,
vững vàng. Đặc biệt, cần phân bố thời gian hợp lí, làm bài theo nguyên tắc dễ
trước, khó sau. Tận dụng tối đa thời gian làm bài, không được bỏ trống phương án
trả lời.
Học sinh cần nắm rõ cấu trúc chương trình địa lí 12 và nắm được kiến thức
của từng bài, từng chương, từng phần. Chú ý đến các phần kiến thức “giảm tải” mà
bộ đã công bố trong năm học 2019-2020.
2.2. Thực trạng vấn đề.
Làm thế nào để làm tốt bài thi môn Địa lí? Đó là câu hỏi thường được đặt ra
đối với mỗi học sinh, nhất là khi học sinh tham gia kì thi THPT Quốc gia để làm
căn cứ vừa công nhận tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển vào các trường đại học, cao
đẳng.
Tuy nhiên từ thực tiễn dạy học và hướng dẫn học sinh ơn luyện đề tham gia
kì thi THPT Quốc gia nhiều năm, đặc biệt từ khi mơn Địa lí được áp dụng hình
thức trắc nghiệm khách quan trong kì thi THPT Quốc gia đến nay tơi nhận thấy
rằng điểm bài làm phần thực hành của học sinh chưa thật sự chưa cao.
Nguyên nhân của tình trạng này là do chưa có tài liệu nào hướng dẫn chi tiết
về các kĩ năng. Ngoài ra học sinh rất chủ quan cho rằng những câu hỏi trắc nghiệm
phần thực hành rất rễ kiếm điểm nên các em không chú trọng nhiều.
3
2.3. Nội dung cụ thể của sáng kiến kinh nghiệm.
2.3.1. Hướng dẫn cách ơn tập về lí thuyết của mơn Địa lí theo hình thức
trắc nghiệm
Theo thơng báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kiến thức được áp dụng tại kỳ
thi THPT 2020 hồn tồn nằm trong chương trình Địa lí lớp 12 nên học sinh cần
chú ý ơn tập đầy đủ các kiến thức, kỹ năng của từng chương, từng bài trong
chương trình sách giáo khoa. Trước khi tìm đến những kiến thức nâng cao, mỗi thí
sinh hãy chắc chắn rằng đã nắm vững kiến thức cơ bản của mơn học và có kỹ năng
phân tích, nhận xét, khái qt vấn đề.
Riêng với mơn Địa lí, bên cạnh kiến thức cơ bản có trong sách giáo khoa,
mỗi thí sinh cần phải thu nhập kiến thức mỗi ngày và ôn luyện thường xuyên. Các
em cần phải ghi nhớ đặc điểm riêng biệt của từng vùng, miền để tránh sự nhầm lẫn
khi chọn đáp án trắc nghiệm. Do việc kiểm tra, thi cử đòi hỏi việc kiểm tra rộng,
phổ biến kiến thức và bao quát hơn so với tự luận. Vì vậy, học sinh trong q trình
ơn tập cần lưu ý một số vấn đề sau:
2.3.1.1. Ôn thi trắc nghiệm mơn Địa lí tránh “học lệch, học tủ”:
Giáo viên phải chỉ cho học sinh không học lệch, học tủ và mắc bệnh chủ
quan nghĩ rằng Địa lí là mơn dễ, vào phòng thi sẽ tự làm được. Đề thi Địa lí năm
nay sẽ bao qt tồn bộ các nội dung từ đầu tới cuối chương trình, bao gồm: Địa lí
tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí các ngành kinh tế, địa lí các vùng kinh tế và các vấn
đề phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng vùng biển và đảo, hải đảo... Bên
cạnh đó giáo viên còn phải yêu cầu học sinh làm tốt cả 4 mức độ (nhận biết, thông
hiểu, vận dụng và vận dụng cao). Các câu hỏi sẽ đi từ dễ đến khó, đáp ứng sự phát
triển năng lực của học sinh. Vì vậy, các em cần cố gắng ơn tập đầy đủ, chăm chỉ,
có hệ thống, phát triển tư duy suy luận ..mới đem lại hiệu quả cao.
2.3.1.2. Ôn thi trắc nghiệm mơn Địa lí bám sát sách giáo khoa:
Sách giáo khoa là tài liệu chuẩn nhất và theo như Bộ giáo dục đã cơng bố
trong năm học 2019- 2020 thì cấu trúc đề thi sẽ chia theo 5 phần trong sách giáo
khoa: Địa lí tự nhiên (6 câu), dân cư (3 câu), ngành kinh tế (5 câu), địa lí vùng
kinhh tế (8 câu), Atlat (14 câu), biểu đồ (2 câu) và bảng số liệu (2 câu). Cho nên
khi ôn thi trắc nghiệm các thí sinh nhớ ơn thật kỹ sách giáo khoa, bám sát sách
giáo khoa. Bên cạch đó cần bổ sung các kiến thức từ thực tiễn của cuộc sống để
làm bài tốt hơn.
2.3.1.3. Ôn thi trắc nghiệm Địa lí theo chủ đề:
Để việc ơn tập đạt hiệu quả nhất thì các em nên chú ý ơn tập hệ thống kiến
thức theo chủ đề để không bị rơi vào tình trạng lỗng kiến thức. Cách ơn tập hiệu
quả nhất đó là sử dụng sơ đồ tư duy để ơn tập. Có thể ơn tập theo chủ đề như Địa lí
tự nhiên, dân cư, kinh tế… học chủ đề nào chắc kiến thức chủ đề ấy thì sẽ khơng lo
bị quên, bị hổng kiến thức.
Các em nên trình bày theo dạng sơ đồ tư duy để việc ôn tập được khoa học
và nhẹ nhàng hơn.
Ví dụ 1: Bài 6,7. Đất nước nhiều đồi núi
4
(các em có thể tham khảo sơ đồ dưới đây)
Ví dụ 2: Chương Địa lí dân cư.
(các em có thể tham khảo sơ đồ dưới đây)
Ví dụ 3: Bài 37. Vùng Tây Nguyên
(các em có thể tham khảo sơ đồ dưới đây)
5
Nếu giáo viên khơng có điều kiện để vẽ trên phần mềm thì có thể vẽ sơ đồ
dưới dạng sơ đồ hóa đơn giản giúp học sinh hệ thống kiến thức tốt hơn.
Với cách ơn này thì giáo viên đã giúp học sinh nắm được kiến thức theo
chiều ngang.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh kĩ năng khai thác và sử dụng Atlat Địa lí Việt
Nam để làm các câu hỏi trắc nghiệm
2.3.2.1. Vai trị của Atlat Địa lí:
- Là tài liệu học tập và tra cứu kiến thức Địa lí.
- Giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng Địa lí, phương pháp học tập và năng
lực nghiên cứu.
2.3.2.2. Nắm vững cấu trúc Atlat:
Atlat Địa lí Việt Nam được ví như cuốn SGK thứ hai, rất thiết thực trong
việc ôn luyện nhất là kĩ năng sử dụng Atlat thành thạo. Trước hết học sinh cần nắm
các kí hiệu chung ở trang 3, lí do là trong Atlat có những trang phải đối chiếu với
kí hiệu chung. Ví dụ trang 21, xác định quy mô GTSXCN của các trung tâm công
nghiệp cần đối chiếu với kí hiệu trung tâm cơng nghiệp ở trang 3 có độ lớn các
vịng trịn tương ứng quy mơ GTSXCN là bao nhiêu nghìn tỉ đồng.
Biết cách tìm kiếm nhanh các đối tượng trong Atlat từ trang 3 đến trang 30.
Câu hỏi có liên quan đến nội dung nào, cần tìm nội dung trang đó ở Atlat; nếu hỏi
bất kỳ đối tượng nào trong đó, ta tìm ngay đối tượng đó,…cần luyện tập kĩ năng
nhanh, thành thạo, chính xác. Cấu trúc của Atlat được chia làm 4 phần:
+ Phần 1: Địa lí tự nhiên (trang 4 đến trang 14)
+ Địa lí dân cư (trang 15 đến trang 16)
+ Địa lí các ngành kinh tế (từ trang 17 đến trang 25)
6
+ Địa lí vùng kinh tế (từ trang 26 đến trang 30)
2.3.2.3. Nắm được các nội dung cơ bản trong Atlat:
Nội dung trong 1 trang Atlat thể hiện gồm: nội dung chính (trên bản đồ
chính) và nội dung phụ (thể hiện trên bản đồ phụ, biểu đồ, bảng chú giải, tranh
ảnh…). Các nội dung về vị trí, vùng, miền, tên địa danh, các ngành kinh tế, khu
kinh tế, cửa khẩu, cảng, trung tâm cơng nghiệp, du lịch,…đều có trong Atlat.
2.3.2.4. Một số lưu ý khi khai thác Atlat.
- Cần nắm vững hệ thống kí hiệu.
- Xác định vị trí và đọc tên các đối tượng Địa lí trên bản đồ.
- Xác định được khoảng cách, phương hướng của các đối tượng.
- Xác định đặc điểm, mối quan hệ giữa các đối tượng.
2.3.2.5. các dạng câu hỏi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
- Dạng câu hỏi đơn giản:
+ Căn cứ vào 1 trang Atlat để trả lời.
+ Đối tượng cần tìm được thể hiện trực quan trên biểu đồ.
Ví dụ: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây
của nước ta giáp với Campuchia cả trên đất liền và trên biển?
A. Kiên Giang.
B. An Giang.
C. Đồng Tháp.
D. Cà Mau.
-Dạng câu hỏi phức tạp:
+ Căn cứ vào 1 hoặc nhiều trang Atlat để trả lời.
+ Sử dụng nhiều kĩ năng ( xử lí số liệu, nhận xét biểu đồ…)
Ví dụ: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhận xét nào sau
đây đúng với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm?
A. Giai đoạn 2000- 2017, giá trị sản xuất tăng thêm 173,7%.
B. Tỉ trọng của ngành công nghiệp chế biến LTTP giảm liên tục trong giai đoạn
2000- 2017.
C. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến LTTP tăng thêm bình quân
13,25 nghìn tỉ đồng /năm.
D. Giá trị tăng thêm bình quân hàng năm của giai đoạn 2000- 2012 nhiều hơn
gia đoạn 2000- 2017.
2.3.2.6. Các bước để trả lời câu hỏi trắc nghiệm khi sử dụng Atlat.
- Xác định đối tượng Địa lí và trang Atlat cần sử dụng.
- Đọc bảng chú giải, tìm kí hiệu tương ứng với đối tượng.
- Lựa chọn đáp án đúng.
2.3.2.7. Một số ví dụ khi khai thác Atlat để trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
Ví dụ 1. Atlat Địa lí Việt Nam trang 4,5
Bản đồ Hành Chính thể hiện sự tồn vẹn lãnh thổ của nước ta bao gồm:
vùng đất, vùng biển và vùng trời rộng lớn. Với những nội dung cụ thể là:
– Vị trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Trong bản đồ phụ, nước
Việt Nam nằm ở rìa phía đơng của bán đảo Đơng Dương, gần trung tâm của khu
vực Đơng Nam Á. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia và
7
vùng biển thuộc vịnh Thái Lan, phía đơng và đơng nam mở ra vùng biển Đông
rộng lớn với chiều dài đường bờ biển khoảng 3260 km.
– Các đơn vị hành chính của Việt Nam bao gồm 63 tỉnh, thành phố với tổng
diện tích là 331.212 km2 (Niên giám thống kê 2006). Mỗi tỉnh trên bản đồ được thể
bằng một màu sắc riêng với kí hiệu tỉnh lị và tên tỉnh hoặc thành phố tương ứng.
– Hệ thống các điểm có chức năng hành chính bao gồm thủ đơ, thành phố
trực thuộc trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã…và các điểm dân cư khác.
– Trên bản đồ hành chính Việt Nam còn thể hiện hệ thống quốc lộ (quốc lộ
1A, quốc lộ 2, 3, 5, 7, 8, 9, 14, 22, 51…), cùng các sơng ngịi lớn (hệ thống sơng
Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Cửu Long…tạo nên mối liên hệ
giữa các tỉnh và khu vực trên phạm vi cả nước.
– Bản đồ phụ (Việt Nam trong Đơng Nam Á) và bảng diện tích, dân số của
63 tỉnh, thành.
- Với những kiến thức khai thác được từ Atlát học sinh dễ dàng trả lời các
câu hỏi mà nội dung có liên quan tới trang 4,5 như:
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào
sau đây của Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với Lào và Trung Quốc?
A. Lai Châu. B. Điện Biên.
C. Sơn La.
D. Lào Cai.
Câu 2 . Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào
sau đây của nước ta không tiếp giáp Trung Quốc ?
A. Lai Châu. B. Lào Cai.
C. Hà Giang. D. Bắc Cạn.
8
Câu 3. Trong 7 vùng kinh tế của nước ta, vùng nào sau đây có hai tỉnh/thành
phố giáp biển?
A. TDMNBB. B. ĐBSH.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh/thành
phố nào sau đây của nước ta có huyện đảo xa bờ nhất.
A. TP. Hải Phòng. B. TP. Đà Nẵng. C. Tỉnh Khánh Hồ. D. Tỉnh Kiên Giang.
Ví dụ 2. Atlat Địa lí Việt Nam trang 15
Nội dung chủ yếu của bản đồ này là thể hiện mật độ dân số, các điểm dân cư
và các biểu đồ thể hiện tình hình dân số Việt Nam qua các năm, kết cấu dân số
theo giới tính và theo độ tuổi, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành.
- Mật độ dân số được biểu hiện bằng phương pháp nền số lượng. Các thang
mật độ dân số được lựa chọn (mật độ càng thấp thì màu càng nhạt, mật độ càng cao
thì màu càng đậm) phản ánh đặc điểm phân bố của dân cư của Việt Nam. Dân cư
tập trung chủ yếu ở đồng bằng, thưa thớt ở trung du, miền núi. Ở đồng bằng tập
trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ
dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài
nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước.
- Trên nền mật độ dân số, các điểm dân cư đô thị được thể hiện theo quy mô
dân số và cấp đô thị. Phương pháp thể hiện các điểm dân cư đô thị là phương pháp
kí hiệu với dạng kí hiệu hình học. Quy mô dân số của các điểm dân cư được thể
hiện thơng qua kích thước và hình dạng kí hiệu với bậc thang số lượng cấp bậc quy
ước. Cấp đô thị được thể hiện theo kiểu chữ, từ đô thị cấp đặc biệt đến các đô thị
loại 1, 2, 3, 4 và 5. Chẳng hạn, thông qua kiểu chữ chúng ta nhận dạng được Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt ; Đà Nẵng là đô thị loại 1 ; Cần
Thơ, Biên Hịa, Quy Nhơn…là đơ thị loại 2.
- Phân tích bản đồ để thấy được đặc điểm phân bố dân cư nước ta giữa khu
vực đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền Bắc và miền
Nam không đều. Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và lịch sử
khai thác lãnh thổ.
- Các điểm dân cư đô thị bao gồm : quy mô dân số và phân cấp đô thị.
- Biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm, từ biểu đồ này có thể thấy được tốc
độ tăng dân số qua từng thời kì, tương ứng với các giai đoạn phát triển dân số
(1960-1989; 1989-2007), mỗi giai đoạn có đặc điểm kinh tế – xã hội nhất định.
- Biểu đồ tháp dân số cho thấy được đặc điểm về giới tính, độ tuổi, tuổi thọ
và xu hướng phát triển dân số của nước ta.
- Biểu đồ cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế giai đoạn
1995-2007 cho thấy đặc điểm cơ cấu dân số hoạt động chủ yếu trong ngành nơng,
lâm, ngư nghiệp, điều đó phản ánh trình độ phát triển kinh tế nước ta.
9
Câu 1. Dựa vào trang 15 ở Atlat địa lí Việt Nam, mật độ dân số cao nhất nước
ta ở
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 2. Dựa vào trang 15 Atlat địa lí Việt Nam và vốn kiến thức đã học, thành
phố nào sau đây của nước ta được phân cấp đô thị đặc biệt?
A. Hà Nội, Hải Phòng.
B. Hà Nội, Đà Nẵng.
C. Đà Nẵng, TP.HCM.
D. Hà Nội, TP.HCM.
Câu 4. Dựa vào trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam, phát biểu nào sau đây không
đúng khi nhận xét biểu đồ dân số nước ta qua các năm?
A. Dân số tăng nhanh và tăng liên tục.
B. Dân số từ năm 1960 đến 2007 tăng nhanh.
C. Dân số thành thị và dân số nông thôn đều tăng.
D. Dân số thành thị tăng chậm hơn dân số nơng thơn.
Ví dụ 3. Atlat Địa lí Việt Nam trang 21
Nội dung chủ yếu của trang bản đồ thể hiện những đặc điểm chung của cơng
nghiệp Việt Nam và sự phân hố lãnh thổ công nghiệp. Các trung tâm công nghiệp,
các điểm công nghiệp theo giá trị sản xuất được biểu hiện bằng phương pháp kí
hiệu, phương pháp này cho phép định vị chính xác vị trí địa lí của các trung tâm và
điểm công nghiệp, đồng thời thể hiện được cả quy mô và cơ cấu ngành của từng
trung tâm công nghiệp. Quy mơ của các trung tâm cơng nghiệp được tính theo giá
trị sản xuất thông qua 4 bậc quy ước từ dưới 9 nghìn tỉ đồng; 9-40 nghìn tỉ đồng;
40-120 nghìn tỉ đồng và trên 120 nghìn tỉ đồng. Trong các vịng trịn cịn có kí hiệu
các ngành cơng nghiệp được biểu hiện bằng các kí hiệu hình học và kí hiệu trực
10
quan. Thơng qua các bậc và kí hiệu này, học sinh có thể tìm hiểu được sự phân hóa
lãnh thổ cơng nghiệp từ đó có thể trả lời tốt các câu hỏi trắc nghiệm của đề thi..
Câu 1: Dựa vào trang 21 Atlat địa lí Việt Nam, tỉnh nào sau đây của Trung du
và miền núi Bắc Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp so với cả nước lớn nhất ?
A. Hà Giang. B. Cao Bằng.
C. Lạng Sơn.
D. Quảng
Ninh.
Câu 2: Ý nào sau đây không đúng khi nhận xét biểu đồ về chuyển dịch cơ cấu
giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước theo thành phần kinh tế ?
A. Tỉ trọng khu vực nhà nước giảm.
B. Tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh.
C. Tỉ trọng khu vực đầu tư nước ngoài tăng chậm.
D. Tổng giá trị sản xuất năm 2007 lớn hơn năm 2000.
Câu 3: Dựa vào trang 21 Atlat Địa lí Việt Nam, trung tâm cơng nghiệp nào sau
đây có quy mơ lớn hơn 120 nghìn tỉ đồng ?
A. Hà Nội, Hải Phịng.
B. TP.HCM, Biên Hoà.
C. TP.HCM. Hà Nội.
D. TP.HCM, Thủ Dầu Một.
Câu 4: Vùng kinh tế nào sau đây của nước ta có mật độ công nghiệp cao nhất ?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng Bằng sông Hồng.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 5: Dựa vào trang 21 Atlat Địa lí Việt Nam, vùng kinh tế nào sau đây của
nước ta có quy mơ cơng nghiệp lớn nhất ?
11
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng Bằng sơng Hồng.
C. Dun hải Nam Trung Bộ.
D. Đơng Nam Bộ.
Ví dụ 4. Atlat Địa lí Việt Nam trang 26
Đối với mỗi vùng đều có 2 bản đồ: Tự nhiên và Kinh tế (năm 2007).
Bản đồ Tự nhiên thể hiện các thành phần của tự nhiên trong đó chủ yếu là địa
hình, thủy văn, sinh vật (các bãi cá) và khống sản.
Bản đồ Kinh tế (năm 2007) phản ánh hiện trạng sử dụng đất (nền bản đồ) và các
ngành kinh tế chủ yếu. Ngồi ra cịn có nội dung phụ Cơ cấu GDP phân theo khu
vực kinh tế của từng vùng (biểu đồ tròn) thể hiện GDP của mỗi vùng so với cả
nước ở thời điểm năm 2007 (biểu đồ cột chồng).
Sử dụng bản đồ Tự nhiên thường ở dạng phân tích kiến thức, so sánh, mơ tả
từng thành phần tự nhiên của vùng hoặc tổng hợp kiến thức địa lí tự nhiên trên
quan điểm đánh giá về ý nghĩa kinh tế và như vậy thường có liên quan đến các
trang bản đồ kinh tế của vùng.
Trên bản đồ Tự nhiên các vùng, cũng giống như bản đồ tự nhiên các miền và
bản đồ Hình thể có thể khai thác các kiến thức tự nhiên cơ bản một vùng kinh tế về
: vị trí địa lí, ranh giới, đặc điểm địa hình, hệ thống sơng ngịi, tài ngun khống
sản, đất đai…cách khai thác giống như khai thác bản đồ Các miền địa lí tự nhiên.
Từ đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế.
Sử dụng bản đồ Tự nhiên vùng có thể kết hợp với bản đồ Kinh tế để khai thác,
đánh giá các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên tự nhiên trên quan điểm kinh tế.
Sử dụng bản đồ Kinh tế vùng để khai thác hiện trạng sử dụng đất qua nền màu,
sự phân bố các trung tâm kinh tế, cơ cấu các ngành công nghiệp và các cây trồng
vật nuôi của từng vùng. Định hướng phát triển vùng.
Sử dụng biểu đồ để thấy được tỉ trọng GDP của từng vùng so với cả nước, qua
đó phản ánh vai trị của vùng đối với nền kinh tế đất nước. Kết hợp với sự phân
vùng các cơ sở kinh tế, cơ cấu ngành và bản đồ Tự nhiên để thấy được khả năng
khai thác và sử dụng tài nguyên của từng vùng.
12
2.3.3. Kĩ năng nhận dạng các loại biểu đồ trong câu hỏi trắc nghiệm:
Đối với các dạng biểu đồ, chúng ta cần nắm yêu cầu của đề bài (từ khóa) lời
dẫn của từng dạng để khi đọc câu hỏi lên có cụm từ nào thì ta có thể nhận biết ngay
dạng biểu đồ đó. Mà để có được kỹ năng đó, mỗi thí sinh cần rèn luyện nhiều về
kỹ năng phân tích câu hỏi, nhận biết và vẽ biểu đồ thơng qua các cụm từ khóa, lời
13
dẫn nhận biết để xác định loại hình biểu đồ một cách chính xác. Ngồi ra cần phải
kết hợp nắm đặc điểm của bảng số liệu.
2.3.3.1. Biểu đồ tròn:
- Từ khóa: thể hiện ” Cơ cấu”, quy mơ và cơ cấu”, ”phân theo”...
- Bảng số liệu: cho ít tổng thể (< 3 tổng thể hoặc < 3 mốc năm)
Ví dụ . Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHĨM CÂY
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
2005
2014
Tổng số
13 287,0
14 809,4
Cây lương thực
8 383,4
8 996,2
Cây công nghiệp
2 495,1
2 843,5
Cây khác
2 408,5
2 969,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mơ diện tích các loại cây trồng và cơ cấu
của nó qua hai năm 2005 và 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền.
B. Trịn.
C. Cột.
D. Đường.
2.3.3.2. Biểu đồ đường:
- Từ khóa:
+ “Sự tăng trưởng/ gia tăng”, “tình hình phát triển”….-> biểu đồ đường.
+ “tốc độ tăng”, “tốc độ phát triển”…-> đường chỉ số
-Bảng số liệu:
+ Cho nhiều năm (> 3 năm)
+ Cho 3 đối tượng trở lên, có 3 đơn vị đo khác nhau.
Ví dụ : Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ CỦA NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
Năm
2010
2014
2015
2017
Diện tích (nghìn ha)
554,8
641,2
643,3
664,6
Sản lượng (nghìn tấn)
1100,5
1408,4
1453,0
1529,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng cà
phê của nước ta giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp
nhất?
A.Đường.
B. Miền.
C. Kết hợp.
D.Trịn.
3.3.3. Biểu đồ cột:
- Từ khóa: so sánh/thể hiện “giá trị”, “ số dân”, “ sản lượng”, “ diện tích”….;
qua các “thời kì”…
- Bảng số liệu:
+ Số liệu tuyệt đối hoặc tương đối.
+1 đối tượng=> cột đơn; 2 đến 3 đối tượng=>cột nhóm; Có tổng và thành
phần=> cột chồng
14
Ví dụ: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH CÂY CƠNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2015
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
2005
2010
2012
2015
Tổng diện tích
2495,1
2808,1
2952,7
2827,3
Cây cơng nghiệp hàng năm
861,5
797,6
729,9
676,8
Cây cơng nghiệp lâu năm
1633,6
2010,5
2222,8
2150,5
Để thể hiện diện tích cây cơng nghiệp ở nước ta giai đoạn 2005 - 2015, biểu đồ
nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền.
B. Đường.
C. Kết hợp.
D. Cột.
2.3.3.4. Biểu đồ miền:
- Từ khóa: thể hiện “ sự thay đổi cơ cấu”, “ sự chuyển dịch cơ cấu”.Hoặc cơ
cấu (nhưng tất cả các đáp án khơng có từ gợi ý chuyển dịch).
- Bảng số liệu: Cho nhiều năm ( > 3 năm).
Ví dụ: Cho bảng số liệu:
KIM NGẠCH XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 2000 - 2014
(Đơn vị: Triệu USD)
Năm
Tổng số
Xuất khẩu
Nhập khẩu
2000
30119.2
14482.7
15636.5
2005
69208.2
32447.1
36761.1
2010
157075.3
72236.7
84838.6
2012
228309.6
114529.2
113780.4
2014
298066.2
150217.1
147849.1
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kim ngạch xuất nhập
khẩu của nước ta giai đoạn 2000 - 2014, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp
nhất?
A. Kết hợp.
B. Miền.
C. Đường.
D. Trịn.
2.3.3.5. Biểu đồ kết hợp:
- Từ khóa: thể hiện “ tình hình sản xuất”, “ tình hình phát triển”….
- Bảng số liệu:
+ Nhiều năm (> 3 năm).
+ 2 đối tượng hoặc 2 nhóm đối tượng.
+ Có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
+ Có 2 đơn vị đo khác nhau.
Ví dụ: Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ TRONG DÂN SỐ
CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2011 – 2014
Số dân thành thị
Tỉ lệ dân thành thị trong
Năm
(triệu người)
dân số cả nước (%)
2011
31,55
27,72
15
2012
31,83
28,27
2013
32,17
28,87
2014
33,10
30,04
Theo bảng số liệu, để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong
dân số cả nước giai đoạn 2011 – 2014 l, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp
nhất?
A. Kết hợp.
B. Trịn.
C. Cột.
D. Kết hợp.
Như vậy, chỉ cần nắm rõ một số từ khóa cùng với khả năng hiểu biết về các
dạng biểu đồ và đặc điểm bảng số liệu thì học sinh đã có thể tự tin để chọn cho
mình những đáp án chính xác nhất. Lưu ý học sinh, mỗi dạng biểu đồ có cách thể
hiện khác nhau, có thể bằng số liệu tương đối hoặc số liệu tuyệt đối, nên các em
cần chú ý điều đó để xử lí và làm bài tốt hơn.
2.3.4. Kĩ năng nhận xét về biểu đồ trong câu hỏi trắc nghiệm:
Đây là phần không phải dễ đối với học sinh vì khi nhận xét một biểu đồ đòi
hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức lí thuyết, kỹ năng vẽ biểu đồ, dấu hiệu nhận
biết loại biểu đồ, bởi mỗi loại biểu đồ thể hiện nội dung, giá trị...khác nhau nên
nhận xét cũng khác nhau vì vậy học sinh rất khó lựa chọn được đáp án chính xác
Ví dụ . Cho biểu đồ sau:
Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?
A. Sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta đều có xu hướng tăng qua
các năm.
B. Điện và than tăng liên tục qua các năm, trong đó điện tăng nhanh nhất.
C. Dầu mỏ tăng không ổn định và tăng chậm nhất.
D.Điện tăng liên tục, than tăng tương đối nhanh, dầu mỏ tăng nhẹ.
2.3.5. Kĩ năng làm việc với bảng số liệu:
Bảng số liệu có vai trị là cơ sở để rút ra các nhận xét khái quát và dùng để
cụ thể hóa, minh họa, làm rõ các kiến thức Địa lí. Kĩ thuật làm việc với bảng số
liệu bao gồm: xử lí số liệu, nhận xét bảng số liệu, lựa chọn vẽ biểu đồ, nhận xét và
giải thích. Vì vậy khi nhận xét bảng số liệu cần lưu ý những vấn đề sau:
- Khơng bỏ sót các thơng tin có trong bảng.
- Nghiên cứu yêu cầu đề ra và xử lí số liệu của bảng (nếu cần).
16
- Phân tích, so sánh theo hàng ngang, cột dọc để tìm mối liên hệ giữa các số
liệu, đối tượng cần nhận xét. Chú ý so sánh các thời gian đầu và cuối bảng, các
mốc thời gian liền kề nhau theo thứ tự, các mốc có tính đột biến.
- Cần quan sát dãy số liệu các năm xem tăng liên tục hay giảm liên tục hoặc
có năm tăng, năm giảm,...để xác định đúng, sai. Đơi khi cũng có một vài nhận xét
kèm kết quả tính, lúc này cần tính tốn nhanh và tính nhẩm trịn số để xác định (ví
dụ: 25% của 999 tỉ =<250 tỉ. Vì 25% = 1/4; và 1000 x 1/4 = 1000:4 = 250).
2.3.6. Kĩ năng tính tốn, xử lí số liệu bảng số liệu thường gặp.
2.3.6.1. Nhóm cơng thức về dân số:
- Mật độ Dân số/Diện tích (đơn vị: người/km2)
- Tỉ lệ dân thành thị (%) = Số dân thành thị/Tổng số dân *100
- Tỉ lệ tăng tự nhiên (%) = Tỉ suất sinh - Tỉ suất tử/10
- Tỉ lệ gia tăng cơ giới của dân số(%) = Tỉ xuất xuất cư (%)- Tỉ xuất nhập cư
(%).
- Tỉ lệ gia tăng dân số (%) = Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%) + Tỉ lệ gia tăng cơ
học (%).
- Thu nhập bình quân = Tổng thu nhập/Số dân.
3.6.2. Nhóm cơng thức về sản xuất nơng nghiệp:
- Năng suất = Sản lượng/Diện tích (đơn vị:tạ/ha)
- Sản lượng bình quân đầu người = Tổng sản lượng/Tổng dân số (đơn vị:
kg/người)
2.3.6.3. Nhóm cơng thức về xuất nhập khẩu:
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu+ Giá trị nhập khẩu.
- Cán cân XNK= Giá trị xuất khẩu- Giá trị nhập khẩu
Chú ý: Nếu cán cân XNK> 0: xuất siêu; < 0: nhập siêu)
-Tỉ lệ xuất nhập khẩu (%)= Giá trị xuất khẩu/ Giá trị nhập khẩu*10
- Tỉ lệ xuất khẩu (%) =Giá trị xuất khẩu/ Tổng giá trị xuất nhập khẩu *100
- Tỉ lệ nhập khẩu (%) = Giá trị nhập khẩu/ Tổng giá trị xuất nhập khẩu*100
2.3.6.4. Các công thức khác:
- Tốc độ tăng %= Giá trị năm cần tính/ Giá trị năm đầu tiên*100
- Tỉ trọng %= Giá trị thành phần/ Giá trị tổng*100
- Tính cự li vận chuyển trung bình (km) = Khối lượng luân chuyển ( số
người.km hoặc tấn.km) /Khối lượng vận chuyển (số người hoặc tấn hàng hóa)
- Nhiệt độ trung bình năm (00C) = Tổng nhiệt độ của 12 tháng (0C)/ 12(
tháng).
- Tổng lượng mưa năm (mm) = Tổng lượng mưa của 12 tháng.
ĐV: mm CBA = lượng mưa- lượng bốc hơi
- Tính cân bằng ẩm
BĐN= nhiệt độ cao nhất- nhiệt độ thấp
ĐV: 0
-Biên độ nhiệt năm
C
nhất
ĐV: %
-Độ che phủ rừng
Diện tích rừng/ Diện tích rừng tự nhiên
2.4. Kết quả đạt được.
17
Trong q trình giảng dạy mơn Địa lí 12 trong nhiều năm qua, tôi luôn trăn trở
làm sao để các em học sinh học và ơn tập mơn Địa lí trong kì thi THPT Quốc gia
thực sự có hiệu quả nhất.
Trong năm học 2019 – 2020 tôi tiếp tục được phân công giảng dạy 3 lớp 12.
Đây là những lớp các em sẽ đăng ký thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Bằng những
kinh nghiệm ôn tập cho học sinh thi trắc nghiệm khách quan như đã thực hiện ở
trên, trong 2 kì thi khảo sát do nhà trường tổ chức vừa qua đã đạt được kết quả khá
khả quan ( có phụ lục kèm theo là đề và điểm thi thử THPT Quốc gia của lớp 12I).
3. Kết luận, kiến nghị.
3. 1. Kết luận:
Qua q trình giảng dạy Địa lí ở lớp 12, đặc biệt là trong quá trình hướng dẫn
học sinh ơn thi tốt nghiệp THPT mơn Địa lí, việc hướng dẫn cho học sinh ôn tập
đầy đủ các kiến thức, kỹ năng của từng chương, từng bài trong chương trình sách
giáo khoa và tiến đến những kiến thức nâng cao,…là hết sức cần thiết để học sinh
đạt được kết quả cao qua các kì thi. Tuy nhiên, bên cạch việc ôn lý thuyết để đạt
hiệu quả cao, trong q trình ơn tập giáo viên cần rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ
năng khác nhau để vận dụng vào bài thi đạt hiệu cao như:
Kĩ năng sử dụng Atlat để tìm phương án trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Kĩ năng nhận dạng các loại biểu đồ trong câu hỏi trắc nghiệm.
Kĩ năng nhận xét biểu đồ trong câu hỏi trắc nghiệm.
Kĩ năng xác định đúng, sai các nhận xét bảng số liệu trong câu hỏi trắc
nghiệm….
Với việc trang bị đầy đủ cho học sinh từ kiến thức cơ bản nhất đến các dạng kĩ
năng trong ôn tập chắc chắn các em sẽ đạt hiệu quả cao trong thi cử.
Từ thực tế, qua áp dụng “Một số giải pháp ôn tập kiến thức Địa lí lớp 12
nhằm giúp học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia”” cho học sinh
đã thu được những kết quả rất khả quan cụ thể: trong năm 2018- 2019 với các lớp
được phân cơng giảng dạy thì tỉ lệ học sinh đạt điểm trên trung bình mơn Địa lí
ln, riêng lớp thi tốt nghiệp đậu 100% trong đó có nhiều em đạt điểm khá, giỏi.
Như vậy, có thể nói rằng việc hướng dẫn học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT
Quốc gia theo hình thức trắc nghiệm mơn Địa lí 12 đã đem lại hiệu quả rất khả
quan.
Tuy nhiên, làm như thế nào để tất cả q thầy cơ có thể giúp các em học
sinh nắm vững được kiến thức cơ bản theo (chuẩn kiến thức kĩ năng) và các kĩ
năng trong quá trình làm bài kiểm tra, làm bài thi…? Với suy nghĩ trên tôi đã mạnh
dạn chọn viết đền tài:“Một số giải pháp ơn tập kiến thức Địa lí lớp 12 nhằm giúp
học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia”” để chia sẽ với quý đồng
nghiệp trong q trình ơn tập nhằm giúp các em học sinh đạt kết quả cao nhất trong
các kì thi.
Nội dung của đề tài khơng lớn, tuy nhiên nó đề cập đến nhiều vấn đề mà đang
được giáo viên, học sinh và phụ huynh quan tâm. Mặc dù vậy đề tài chưa thật sự
18
hồn chỉnh, nội dung bài viết có thể chưa thật đầy đủ…Vì vậy, rất mong được quý
đồng nghiệp và các em học sinh chia sẻ, góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị:
- Đối với các cấp lãnh đạo cần mở các lớp bồi dưỡng thường xuyên theo
chuyên đề và có chiều sâu để giáo viên cập nhật và bổ sung kiến thức.
- Đối với giáo viên:
Căn cứ kết quả khảo sát chất lượng của học sinh, xây dựng khung chương
trình, nội dung ơn tập chi tiết (bao gồm thời lượng, nội dung, tài liệu ôn tập) phù
hợp với từng nhóm đối tượng học sinh. Chỉ nên lựa chọn các nội dung cần thiết để
ôn tập, bổ sung thêm kiến thức cho học sinh; các nội dung học sinh có thể tự học
thì hướng dẫn học sinh tự đọc và tham khảo tài liệu.
Tổ chức ôn tập theo đúng nội dung, chương trình đã xây dựng.
Trước khi lên lớp phải có bài soạn. Bài soạn phải thể hiện rõ các nội dung:
yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp dạy học (tiến trình lên
lớp của giáo viên và hình thức tổ chức hoạt động học của học sinh; dự kiến chia
nội dung của từng chuyên đề theo từng tiết dạy trong đó có nội dung dạy trên lớp,
có nội dung giao cho học sinh làm ở nhà; bài soạn có thể soạn theo từng chủ đề
hoặc theo từng buổi dạy hoặc theo từng tiết học.
Thường xuyên trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp trong và ngoài
nhà trường để nâng cao năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác ôn
tập học sinh dự thi THPT quốc gia.
Phô tô nội dung, tài liệu ôn tập đến 100% học sinh tham gia ôn tập, khuyến
khích các học sinh không tham gia ôn tập phô tô tài liệu để tham khảo và tự học.
Ngồi ra, giáo viên trực tiếp giảng dạy cần tích cực tư vấn cho học sinh trong
việc chọn môn thi tự chọn, lựa chọn cụm thi tại các trường cao đẳng, đại học hay
cụm thi tại địa phương đảm bào phù hợp với năng lực thực của học sinh.
- Đối với học sinh:
Tích cực tự học tập, tự nghiên cứu tài liệu trên cơ sở định hướng của giáo viên.
Trên cơ sở tư vấn của các giáo viên trực tiếp giảng dạy và năng lực của mình,
lựa chọn mơn thi tự chọn, lựa chọn cụm thi tại các trường đại học hoặc cụm thi tại
địa phương cho phù hợp.
Bố trí thời gian học tập hợp lý có tập trung đối với các môn thi THPT quốc
gia.
Phương châm ôn tập là tự học tập, nghiên cứu là chính. Học sinh phải xem
trước bài học trước khi đến lớp theo yêu cầu của giáo viên.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Hà Trung, ngày 25/6/ 2020
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, khơng sao chép
nội dung của người khác.
Người viết SKKN
19
Nguyễn Thị Chung
20
21