Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Làm rõ hơn các nội dung về tổ chức chính quyền và bộ máy nhà nước việt nam qua các thời kỳ lịch sử tiêu biểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.97 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
A. Đặt vấn đề - Lí do chọn đề tai..........................................
B. Giải quyết vấn đề ............................................................
1.Cơ sở chọn đề tài ...............................................................
1.1. Cơ sở lí luận
1.2. Cơ sở thực tế
2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................
3. Đối tường áp dụng ............................................. ....................
4. Phạm vi áp dụng.......................................................................
5. Tài liệu nghiên cứu ..................................................................
6.Một số khảo sât trước khi triển khai đề tài ..............................
7.Triển khai đề tài ......................................................................
-Xác định mục tiêu cần đạt
-Xác định nội dung nghiên cứu
-Tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
- Nhận xét, bổ sung
- Đưa thông tin phản hồi
- Làm rõ hơn các vấn đề khó
- Giao bài tập về nhà cho học sinh
8. Mức độ kiến thức cần đạt được sau khi triển khai đề tài ........
- Nhà nước Văn Lang...................................................................
- Nhà nước Âu Lạc......................................................................
- Nhà nước Đaị Cồ Việt .........................................................
- Nhà nước Đại Việt ...............................................................
- Nhà nước Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX..............................
- Bảng tổng hợp chung...............................................................
9. Những kết quả và hạn chế ......................................................
C. Kết luận vấn đề ........................................................................

Trang


2
3
3
3
3
3
3
5
5

6
6
8
11
12
16
17
18
19

1


A ĐẶT VẤN ĐỀ
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Từ vị trí của bộ môn lịch sử trong cấp học THPT hiện nay:
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng căn dận “ Dân ta phải biết
sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Lịch sử cũng như nhiều môn học khác được xem là môn khoa học cơ bản,
có tác dụng to lớn trong việc giáo dục truyền thống, ý thức, lòng tự tôn dân

tộc cho học sinh, là môn thi chọn học sinh giỏi các cấp ( trường, tỉnh) được tổ
chức hàng năm, là môn rất nhiều học sinh chọn để thi tốt nghiệp THPT
-Từ thực tế của việc dạy học phần : Lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến
giữa thế kỷ XIX
Trong chương trình lịch sử lớp 10 THPT phần lịch sử dân tộc từ nguồn
gốc đến giữa thế kỷ XIX chiếm một thời lượng tương đối dài và là nội dung
rất quan trọng đã được Bộ Giáo dục- Đào tạo biên soạn và sử dụng chính thức
từ năm 2009 đến nay . Nội dung này lại được chia thành nhiều thời kỳ như:
Thời kỳ dựng nước đầu tiên , thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc, thời kỳ phong kiến
dân tộc độc lập, thời kỳ đất nước bị chia cắt, thời kỳ đất nước được thống nhất
lại....Mỗi thời kỳ như vậy lại bao gồm các vấn đề cụ thể như: Tổ chức bộ máy
nhà nước, tình hình kinh tế, văn hóa, các cuộc kháng chiến chống xâm
lược....Vấn đề nào cũng quan trọng cả, nhưng việc tiếp nhận kiến thức kiến
thức mỗi vấn đề có mức độ khó dễ khác nhau . Riêng chủ đề “ Tổ chức chính
quyền và bộ máy nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử tiêu biểu” là chủ
đề chính , là nội dung lịch sử chủ yếu cần được đầu tư nghiên cứu kỹ
Trong các giờ học chính khóa, do hạn chế về thời gian nên nội dung “ Tổ
chức chính quyền và bộ máy nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử tiêu
biểu” chưa thực sự được làm rõ. Có thể nêu ra một số nguyên nhân như: Đây
là vấn đề rất khó đối với học sinh lớp 10, nội dung kiến thức lịch sử mang
tính chính trị cao đòi hỏi phải chính xác , khoa học, chặt chẽ. Khó liên
môn/khó cải tiến sang các hình thức khác trong giờ học như đóng vai nhân vật
lịch sử, hay dùng văn thơ để ca ngợi ....Các tiết ôn tập, trả bài lại rấ ít, Học
sinh thấy khó nên ngại học
Tuy nhiên nội dung “ Tổ chức chính quyền và bộ máy nhà nước Việt Nam
qua các thời kỳ lịch sử tiêu biểu” lại là một nội dung rất quan trọng trong thi
cử và kiểm tra . Những năm gần đây Sở Giáo dục và đâò tạo Thanh Hóa đưa
nội dung này thành chủ đề chính trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm:
+ Bổ sung kiến thức lịch sử cho học sinh lớp 10 THPT. Làm rõ hơn một cách

có hệ thống các vấn đề khó thuộc chủ đề “Tổ chức chính quyền và bộ máy
nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử tiêu biểu”
+ Giúp học sinh ôn tập tốt chủ đề này vận dụng kiến thức đã tiếp nhận được
vào thi cử, kiểm tra
+ Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
+ Giáo dục lòng say mê học tập nghiên cứu bộ môn
2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Tên đề tài : Làm rõ hơn các nội dung về “Tổ chức chính quyền và bộ
máy Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử tiêu biểu”
1. Cơ sở chọn đề tài:
1.1. Cơ sở lý luận:
Đề tài của tôi được xây dựng dựa trên các cơ sở chính sau đây:
Cơ sở của việc dạy - học bộ môn: Dạy học là quá trình tác động 2 chiều
giữa giáo viên và học sinh, trong đó học sinh là chủ thể của quá trình nhận
thức còn giáo viên là người tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh.
Các nghiên cứu về bản chất của quá trình nhận thức đã chỉ ra rằng : Nhận
thức của học sinh là một quá trình từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng rồi mới đi đến các khái niệm cơ bản Nếu giáo viên có phương pháp tốt
thì học sinh sẽ nắm kiến thức một cách dễ dàng và ngược lại.
1.2. Cơ sở thực tế:
Từ thực tế việc dạy- học lịch sử lớp 10 và việc ôn luyện đội tuyển trong
những năm qua tôi thấy thực sự cần thiết phải xây dựng một chuyên đề về
“tổ chức chính quyền và bộ máy nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch
sử tiêu biểu” từ thời dựng nước đến giữa thế kỷ XIX để giúp học sinh làm rõ
hơn những vấn đề mới và khó ; giúp các em thấy được sự phát triển liên tục từ
thấp đến cao , từ đơn giản sơ khai đến hoàn chỉnh của các Nhà nước ở Việt
Nam qua một số thời kỳ tiêu biểu như : Thời kỳ dựng nước đầu tiên ( đầu

công nguyên) ,thời kỳ phong kiến dân tộc độc lập (thế kỷ X-XV) , thời kỳ
đất nước được thống nhất ( nửa đầu thế kỷ XIX) ....
Tổ chức chính quyền và bộ máy nhà nước của một dân tộc là sản phẩm của
một thời kỳ lịch sử cụ thể, có mối quan hệ chặt chẽ với các điều kiện kinh tế
xã hội nhất định, phục vụ cho giai cấp thống trị xã hội. Vì vậy khi nghiên cứu
cần đầy đủ, chính xác, khách quan và khoa học
2.Phạm vi nghiên cứu
Tôi nghiên cứu đề tài “Tổ chức chính quyền và bộ máy nhà nước Việt Nam
qua các thời kỳ lịch sử tiêu biểu”, cụ thể là :
-Thời kỳ dựng nước đầu tiên ( đầu công nguyên) với hai Nhà nước tiêu biểu
là Văn Lang và Âu Lạc
-Thời kỳ phong kiến dân tộc độc lập (thế kỷ X-XV) với mô hình các Nhà
nước thời Ngô, Đinh- Tiền Lê/ Lý, Trần, Hồ/ Lê Thánh Tông
- Thời kỳ đất nước được thống nhất ( nửa đầu thế kỷ XIX) với mô hình Nhà
nước thời Nguyễn
3. Đối tượng áp dụng: Là học sinh lớp 10B7 trường THPT Yên Định 3, Yên
Định, Thanh Hóa
4.Phạm vi áp dụng:
Đề tài được sử dụng vào việc dạy bồi dưỡng theo chủ đề (không phải dạy
chính khóa )

3


5.Tài liệu nghiên cứu: Tài liệu nghiên cứu của tôi là Sách giáo khoa Lịch sử
10, sách giáo viên, các bài tập chuyên đề, đề thi và đáp án hàng năm, tài liệu
từ internet.....
6. Một số khảo sát trước khi xây dựng đề tài
Khảo sát tình hình học sinh lớp 10 B7
+Đây là lớp được nhà trường giao nhệm vụ bồi dưỡng các môn Văn, Sử , Địa,

Công dân . Lớp có nề nếp tương đối tốt có đầy dủ sách giáo khoa để học tập
nhưng do là học sinh đầu cấp nên phương pháp học tập còn nhiều hạn chế .
Khả năng tự học, tự nghiên cứu của các em về những vấn đề khó còn rất hạn
chế . Các em còn tâm lý ỷ lại vào thầy cô, chưa chủ động.tự giác học tập. Các
em còn phải học đầy đủ các môn theo quy định.chưa yêu thích môn Lịch sử
bằng các môn học khác Có thể chia thành 3 nhóm Nhốm chịu khó chăm
ngoan ,nhóm có khả năng hoàn thành nhiệm vụ ,còn lại là nhóm học sinh còn
thiếu kỹ năng
+ Việc vận động để các em đi thi và vào đội tuyển Sử rất khó khăn, có năm
tuyển không đủ số lượng. Chất lường học sinh mới đạt Khá chưa có Giỏi
thực sự
Mục tiêu của tôi: Học sinh biết cách học môn Lịch sử , biết sử dụng kiến
thức đã học đẻ làm bài
Chất lượng bộ
môn học kỳ I

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Số lương
5/41= 12%
21/41=51,2%
15/41= 36,5%
0
Tình hình Giáo viên

- Mặc dù bản thân tôi đa có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy học sinh
nhưng trải qua thời gian do tuổi tác nên độ nhanh nhạy tiếp nhận công nghệ
thông tin coa lúc có nơi chưa đấp ứng yêu cầu
- Mục tiêu của tôi: Biết khai thác nhiều hơn kiến thức trên nền tảng kỹ thuật
số để phục vụ tốt hơn cho việc nghiên cứu và giảng dạy
Cơ sở vật chất trường lớp học
-Từ năm 2018 trường THPT Yên Định 3 đã được công nhận là trường chuẩn
quốc gia giai đoạn 1 nên cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học đã có
nhiều thuận lợi đáng kể. Tất cả các phòng học đều đã có máy chiếu nối mạng.
- Giáo viên có máy tính xách tay, học sinh có điện thoại thông minh ...Vì vậy
việc triển khai các chuyên đề dạy học sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn
Khảo sát nội dung kiến thức đề tài Nằm trong các bài học của chương
trình lịch sử lớp 10 gồm: Bài 14 Các quốc gia cổ đâị trên đất nước Việt Nam:
bài 17 : Quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước phong kiếnViệt Nam
(thế kỷ X- XV),bài 25: Tình hình kinh tế chính trị xã hội thời Nguyễn (nửa
đầu thế kỷ XIX). Chủ đề “tổ chức chính quyền và bộ máy nhà nước Việt
Nam qua các thời kỳ lịch sử tiêu biểu” trong các giờ học chính khóa trên
lớp học sinh chỉ mới được tiếp cận vấn đề ở mức độ cơ bản,chưa chuyên sâu ,
chưa hệ thống. Vì vậy tôi rất mong muốn qua chuyên đề này giúp các em làm
rõ hơn một số vấn đề mới và khó , hệ thống lại những kiến thức cơ bản để các
4


em thấy được sự phát triển liên tục và lâu dài của Nhà nước Việt Nam từ thời
dựng nước đến giữa thế kỷ XIX
7. Triển khai đề tài
Bước 1 Xác định mục tiêu cần đạt
Về kiến thức : Thông qua đề tài
- Giáo viên giúp học sinh hệ thống hóa lại các nội dung lịch sử có liên quan
đến tổ chính quyền và bộ máy nhà nước qua các thời kỳ lịch sử tiêu biểu

như: Thời kỳ dựng nước đầu tiên (Văn Lang và Âu Lạc) ,thời kỳ phong kiến
dân tộc độc lập (Nhà nước thời Ngô, Đinh- Tiền Lê/ Lý, Trần, Hồ/ Lê Thánh
Tông) và thời kỳ đất nước được thống nhất nửa đầu thế kỷ XIX với mô hình
Nhà nước thời Nguyễn
- Làm rõ hơn một số nội dung khó về đề “tổ chức chính quyền và bộ máy nhà
nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử tiêu biểu”
Về kỹ năng
- Rèn cho học sinh các kỹ năng cơ bản như kỹ năng nghiên cứu bài học, trao
đổi thảo luận nhóm, hoàn thành các bảng biểu theo yêu cầu, trình bày phát
biểu ý kiến
- Hướng dẫn để học sinh có kỹ năng khai thác các nguồn tài liệu vụ bài học
trong đố có cả nguồn tài liệu ứng dụng công nghệ thông tin
Về tư tưởng:
Thông qua nội dung đề tài tôi muốn hướng cho học sinh đến việc trân quý
các giá trị lịch sử mà cha ông chúng ta đẫ xây dựng được trong quá khứ , biết
yêu quý chế độ xã hội của chúng ta ngày nay và có ý thức vươn lên đống góp
sức lực nhỏ bé vào sự nghiệp chung của dân tộc
Bước 2: Xác định những nội dung cụ thể của bài học/ tiết học
Trong đề tài này tôi hướng cho học sinh nghiên cứu những vấn đề cụ thể sau
đây
Hoàn cảnh ra đời
Tên nước
Thời gian tồn tại
Phạm vi lãnh thổ
Kinh đô
Tổ chức chính quyền (ở Trung ương
và địa phương)
Các công cụ để bảo vệ Nhà nước
(luật pháp, quân đội)
Loại hình Nhà nước

Bước 3 Tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh ( Hoạt động cá nhân/
tập thể/ hoạt động nhóm...)
Cụ thể là
- Về nhà nước Văn Lang và Âu Lạc, ,nhà nước thời Ngô, Đinh- Tiền Lê / Lý,
Trần, Lê Sở : Tôi chọn hoạt động nhóm theo các trình tự
+ Chia nhóm
5


+Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên .
+Các nhóm tiến hành thảo luận tập trung , sau đó cùng thống nhất hoàn thành
sản phẩm của nhóm .
+Các nhóm cử đại diện trình bày
-Về cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông, và nhà nước thời Nguyễn ( Đầu
thế kỷ XIX): tôi chọn hoạt động cá nhân/ tập thể , theo trình tự
+Cả giáo viên và học sinh cùng nghiên cứu bài học
+ Học sinh lần lượt trình bày từng câu hởi theo gợi ý của giáo viên
Bước 4: Giaos viên nhận xết ,bổ sưng, góp ỳ phần trình bày của học sinh
Bước 5: Giáo viên đưa thông tin phản hồi (trên máy chiếu)
Bước 6: Giáo viên làm rõ hơn những vấn đề khó như:
- Giải thích rõ hơn ý nghĩa tên nước.( .......) Văn Lang, Âu Lạc, Đại Cồ Việt,
Đại Việt, Việt Nam.....
- Giải thích rõ hơn vì sao (......) Phong Châu, Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long,
Phú Xuân.....trở thành nơi đống đô của các triều đại qua các thời kỳ
- So sánh những điểm giống nhau và khác nhau , hay sự tiến bộ hơn của nhà
nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang
- Giải thích rõ hơn vì sao Âu Lạc mất nước và những bài học lịch sử xương
máu mà cha ông đã để lại vẫn còn nghuyên giá trị trong thời đâị ngày nay
- Tìm hiểu kỹ hơn về công cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông, thời
Minh Mạng ( hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa)

- Giải thích rõ hơn về các loại hình Nhà nước (...........) như :nhà nước sơ
khai, nhà nước quân chủ sơ khai, nhà nước quân chủ chuyên chế. nhà nước
quân chủ chuyên chế tập quyền...
Bước 7: Giao bài tập cho học sinh
-Đối với học sinh đại trà :Các em càn nắm vững kiến thức cơ bản, và làm các
câu trắc nghiệm
-Đối với các em trong đội tuyển : Nắm vững kiến thức cơ bản, vẽ và giải thích
được sơ đồ tổ chức bộ máy của các nhà nước, phân tích đánh giá đưa ra
được các nhận xét về những vấn đề lịch sử cụ thể như so sánh những điểm
giống nhau và khác nhau của nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang
giải thích lýdo Âu Lạc mất nước : hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa công cuộc cải
cách hành chính thời Lê Thánh Tông, thời Minh Mạng.....
8 Yêu cầu mức độ kiến thức học sinh cần đạt sau khi triển khai đề tài
8.1 Về nhà nước Văn Lang- Âu Lạc
* Nhà nước Văn Lang
Hoàn cảnh - Thời gian đầu của cư dân văn hóa Đông Sơn (thiên niên kỷ I
ra đời
TCN đến thế kỷ I sau CN):
- Kinh tế: Sự xuất hiện công cụ bằng đồng thau, bằng sắt:
+ Nông nghiệp trồng lúa nước tại châu thổ sông Hồng, sông Mã,
sông Cả, dùng sức kéo của trâu bò khá phát triển.

6


+ Săn bắt, chăn nuôi, đánh cá, làm nghề thủ công như đúc đồng,
làm gốm.
+ Xuất hiện sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ
công nghiệp.
- Sự phân hóa xã hội: Sự chuyển biến về kinh tế dẫn đến sự

thay đổi về xã hội.
+ Kẻ giàu, người nghèo xuất hiện từ thời Phùng Nguyên và phổ
biến hơn thời Đông Sơn tuy chưa thật sâu sắc.
+ Sự ra đời các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ.
+Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc
người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải
giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn
+ Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng
ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các
làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.
- Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm thúc đẩy nhanh hơn
sự ra đời của nhà nước Văn Lang
Tên nước
Thời gian
tồn tại
Phạm
vi
lãnh thổ

Văn Lang
Vào khoảng các thế kỉ VIII - III TCN

Kinh đô

Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ).

Nước Văn Lang của bộ tộc Lạc Việt hình thành trên vùng bình
nguyên bao gồm đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Mã và

đồng bằng Sông Lam.

Tổ
chức Ở Trung ương: Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, Giúp việc
chính
cho vua là các Lạc Hầu, Lạc Tướng.
quyền
Ở địa phương : Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc Tướng đứng
đầu. Các làng xã đứng đầu là Bồ chính.( Già làng)
Luật pháp, +Luật pháp chưa ra đời. Việc cai quản xã hội chủ yếu bằng lệ
quân đội
+ Khi đất nước có chiến tranh mọi người dân đều tham gia đánh
giặc
Loại hình Tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản và sơ khai.
Nhà nước

7


- Ý nghĩa tên nước.Văn Lang : Tộc danh “Lang”, “Văn Lang” là một trong
những tộc danh cổ nhất của dân tộc ta và thực tế đã trở thành quốc hiệu nước
ta thời Hùng Vương. Văn Lang là một từ kép trong ngôn ngữ Hán Việt. Từ
“Lang” nghĩa là “người đàn ông”; còn “Văn” là chữ xuất phát chính từ tục
xăm mình của người Việt.Văn Lang là đất nước của những người có tục xăm
mình
- Kinh đô Văn Lang của các vua Hùng có vị trí như thế nào?
+Kinh đô cổ của Quốc gia Văn Lang thời Hùng Vương dựng nước nằm trên
một vùng rộng lớn từ ngã Ba Hạc- nơi hợp lưu của ba dòng sông lớn HồngLô- Đà đến chân núi Nghĩa Lĩnh (núi Hùng- núi Cả). Đây là một vùng đất địa
linh có hình thế “Sơn chầu thuỷ tụ; sơn thuỷ hữu tình” tả có dòng sông Hồng
đỏ nặng phù sa và sừng sững ngọn Ba Vì hùng vĩ; hữu có dòng sông Lô nước

xanh trong lững lờ trôi xuôi và xa xa là ngọn Tam Đảo án ngữ. Thật là một
vùng đất có sông, có núi có tụ thuỷ ở phía trước mặt, thế núi dựa ở hai bên.
Phía sau lưng là ngọn núi thiêng Nghĩa Lĩnh, nhìn về vùng đồng bằng rộng
lớn , có xu hướng tiến xa, mở rộng bờ cõi cho muôn đời con cháu mai sau
+.Tại đây vào ngày 19/9/1954 Bác Hồ khi đến thăm Sư đoàn quân tiên
phong đã từng căn dặn “Các vua Hùng đã có công dựng nươc. Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nước”
* Nhà nước Âu Lạc
Hoàn cảnh Người Lạc Việt và người Tây Âu vốn từ lâu đã có mối quan hệ
ra đời
kinh tế-văn hóa gần gũi. Thủ lĩnh của nhóm người Tây Âu sống
trên đất Văn Lang là Thục Phán..đôi lúc cũng có xảy ra xung đột
+ Năm 214 TGN quân Tần xâm lược Văn Lang Trong bối cảnh
cuộc xâm lăng của quân Tần xảy ra ồ ạt, hai bên chấm dứt xung
đột, cùng chiến đấu chống ngoại xâm.
+Năm 208 TCN kháng chiến thắng lợi, Thục Phán với tư cách
người chỉ huy chung đã được thay thế Hùng Vương làm vua
Tên nước
Tên nước mới là Âu Lạc.
Thời gian Thế kỷ III T.CN. – thế kỷ II TGN
tồn tại
Phạm
vi Thục Phán sau khi chiếm được Văn Lang đã sáp nhập vào đất
lãnh thổ
của mình tạo thành Âu Lạc, nước Âu Lạc có lãnh thổ từ phía
nam sông Tả Giang (Quảng Tây, Trung Quốc) kéo xuống
dãy Hoành Sơn (Hà Tĩnh).
Kinh đô
Cổ Loa ( Đông Anh- Hà Nội ngày nay)
Tổ

chức +Tổ chức bộ máy nhà nước và các đơn vị hành chính dưới thời
chính
Âu Lạc vẫn cơ bản như nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng.
quyền
Đứng đầu nhà nước là Thục An Dương Vương. Trong triều vẫn
8


có các Lạc Hầu giúp vua cai quản đất nước.
+ Ở các địa phương (bộ) vẫn do các Lạc tướng đứng đầu quản
lý. Đơn vị hành chính cấp cơ sở vẫn là các công xã nông thôn
(kẻ, chiềng, chạ).
Luật pháp,
+Luật pháp chưa có
quân đội
+Vũ khí: Theo truyền thuyết : Cao Lỗ chính là người đã sáng
chế ra nỏ liên châu, hay còn gọi là nỏ thần, có khả năng bắn
một phát ra hàng chục mũi tên bịt đồng, bay rất xa và chính xác
+ Loa thành là kinh đô cử Âu Lạc đồng thời là công trình quân
sự có khả năng phòng thủ kiên cố .Quân đội thường trực được
thành lập có kỷ luật nghiêm minh
Loại hình Nhà nước Âu Lạc thuộc loại hình nhà nước đơn giản sơ khai.
Nhà nước
- Ý nghĩa tên nước.Âu Lạc: Âu Lạc là tên ghép của hai vùng đất của người
Tây Âu và Lạc Việt.nhằm khẳng định tinh thần hợp nhất, đoàn kết của các
tộc người Việt trên lãnh thổ nước ta .
- Vì sao Thục Phán chọn Cổ Loa để xây kinh đô mới ?
+ Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi
giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát
được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo

nằm ở tả ngạn sông Hoàng. là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông
Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu, Như vậy, về phương diện giao thông
đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi hơn bất kỳ ở đâu tại đồng
bằng Bắc Bộ vào thời ấy. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông
Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Hai mạng lưới
đường thủy này chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc bộ Việt Nam.
+Địa điểm Cổ Loa chính là Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù
phú có xóm làng, dân chúng đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá
và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai
đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm
quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng. Việc
định cư tại đồng bằng chứng tỏ một bước tiến lớn trong các lãnh vực xã hội,
kinh tế trong giao tiếp, trao đổi con người dễ dàng đi lại bằng đường bộ hay
bằng đường thủy; trong nông nghiệp có bước tiến đáng kể về kỹ thuật trồng
lúa nước, mức độ dân cư cũng đông đúc hơn.

9


So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai nhà nước Văn Lang và Âu
Lạc
* Giống nhau:
+ Vua đều là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. Bộ máy nhà
nước được tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành
chính).
+ Nhà nước còn đơn giản, sơ khai
*Khác nhau : Nhà nước Âu Lạc có sự tiến bộ hơn nhà nước Văn Lang về
nhiều mặt.
+ Quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế
hơn trong việc trị nước.

+Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.
+Lãnh thổ mở rộng hơn,
+Âu Lạc có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.
-Vì sao Âu Lạc mất nước ? Sau khi nghe câu chuyện sau đây học sinh suy
nghĩ và tìm câu trả lời
Cao Lỗ Sáng chế ra nỏ thần, lại có tài bắn nỏ được dân gian gọi là Ông
Nỏ. Ông Nỏ tự mình trực tiếp huấn luyện hàng vạn binh sỹ ngày đêm tập bắn,
sử dụng thành thạo nỏ liên châu. Là tướng tài, ông cũng được vua An Dương
Vương tín nhiệm giao trấn giữ cửa thành phía Bắc, nơi xung yếu vào bậc
nhất của Loa thành.
Với nỏ liên châu cùng với hệ thống phòng thủ hiệu quả của Loa thành và
quân đội kỷ luật Cao Lỗ đã giúp An Dương Vương nhiều lần đánh tan các thế
lực ngoại xâm. Mỗi lần Triệu Đà đem quân xâm lược, chúng luôn bị các tay
nỏ liên châu đón đánh phủ đầu bằng những trận mưa tên mãnh liệt khiến cho
thây chất đầy đồng, buộc phải lui binh. Có thể nói, nỏ liên châu trở thành thứ
vũ khí thần dũng vô địch của nước Âu Lạc.
Là người có tầm nhìn xa, có tư tưởng cởi mở, kiệt xuất trên nhiều lĩnh vực,
Cao Lỗ còn là người tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt –
yêu nước, cương trực khẳng khái, trọng tín nghĩa. Ông là người đã thẳng
thắn can gián vua không nên kết thông gia với Triệu Đà – kẻ đã bao lần đem
quân sang xâm lược. Truyền thuyết kể lại rằng, khi An Dương Vương hỏi Cao
Lỗ về việc Triệu Đà muốn cầu hôn Mỵ Nương cho con trai mình là Trọng
Thủy. Cao Lỗ đã sáng suốt chỉ cho vua thấy dã tâm thật sự của họ Triệu. Ông
nói “Xưa nay chưa thấy kẻ bại trận lại xin cho con trai ở gởi rể. Chẳng qua

10


họ muốn biết cách bảo vệ đất nước của Loa Thành mà thôi. Việc này ngàn
lần không nên.”

Tiếc thay, bởi quá say sưa với chiến thắng, lại chủ quan ỷ vào nỏ thần và tin
vào những lời Triệu Đà lừa bịp mà An Dương Vương đã bỏ ngoài tai lời can
gián ngay thẳng đó. Kết cục là, sau khi đã đánh cắp được bí mật nỏ thần
cùng sơ đồ bố phòng Loa thành, Triệu Đà lại đem quân sang đánh Âu Lạc.
An Dương Vương thua to phải bỏ thành mà chạy và chết ở núi Mụ Dạ, (Nghệ
An) năm 179 TCN, nước Âu Lạc mất.
- Bài học về sự thất bại của An Dương Vương cho đời sau
+Luôn luôn phải đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
+Phải chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng chiến đấu.
+Phải có tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, tập hợp sức mạnh toàn dân
mới đủ sức chống ngoại xâm.
8.2 Nhà nước Đai Cồ Việt buổi đầu độc lập (thời Ngô, Đinh- Tiền Lê)
Hoàn cảnh Sau trận chiến lịch sử tại sông Bạch Đằng (938), Ngô Quyền
lich sử
xưng vương, lập ra triều Ngô Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước
bị 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh tái thống nhất đất nước, lên ngôi
vua lập nên triều Đinh. Tiếp nối triều Đinh, Năm 981, sau khi
lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Tống thành công,
giữ vững nền độc lập. Lê Hoàn lên ngôi vua, lập triều Tiền Lê
Tên nước
Đại Cồ Việt
Thời gian Triều Ngô (939-944), triều Đinh (968-980), triều Tiền Lê (981tồn tại các 1009
triều đại
Phạm
vi Vùng Bắc bộ ngày nay kéo dài đến dãy Hoành Sơn ( Hà Tĩnh)
lãnh thổ
Kinh đô
Cổ Loa ( thời Ngô Quyền)
Hoa Lư ( thời Đinh, Tiền Lê)
Tổ

chức -Chính quyền Trung ương đứng đầu là Vua, dưới Vua có ba ban:
chính
ban Văn, ban Võ, ban Tăng .
quyền
-Địa phương: Chia cả nước thành 10 đạo
Luật pháp, Luật pháp thành văn chưa có .Về quân đội, nhà nước Đại Cồ
quân đội
Việt có một quân đội đông và tương đối mạnh.được trang bị các
loại bạch khí, kết hợp giữa giáo, kiếm, côn với cung, nỏ...
Loại hình Nhà nước thời Ngô, Đinh- Tiền Lê thuộc loại hình nhà nước
Nhà nước
quân chủ sơ khai

11


-Ý nghĩa quốc hiệu Đại Cồ Việt
+Quốc hiệu “Đại Cồ Việt” tồn tại trong lịch sử dân tộc từ năm 968 đến năm
1054, trải qua 3 triều đại: Đinh (968 - 980), Tiền Lê (980 - 1009) và thời kỳ
đầu của nhà Lý (1009 - 1054).Ý nghĩa : Nước Việt lớn
+ Nhà nước Đại Cồ Việt ra đời, tồn tại và phát triển đã khẳng định sức mạnh
của ý chí độc lập dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước của nhân dân ta sau
nghìn năm Bắc thuộc. Đây là Nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền đầu
tiên của Việt Nam trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Nhà nước Đại Cồ Việt đã mở ra những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam
trong thời kỳ đầu xây dựng và bảo vệ đất nước. Các chủ trương, chính sách và
những thành tựu, kết quả của Nhà nước Đại Cồ Việt đã đặt nền móng cho sự
ra đời, tồn tại và phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, đối ngoại, giao
thông,... của nhà nước phong kiến Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc.
-Vì sao Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư làm nơi xây kinh đô mới?

+ Việc Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư xem là quyết định khôn ngoan. Với
hoàn cảnh đương thời, sau nhiều năm loạn lạc, Hoa Lư là địa điểm chiến lược,
nằm ở trung tâm đất nước thời đó, khống chế được cả khu vực sơn cước
từ Thanh Hóa đổ ra, sông Đà đổ xuống, thêm địa thế vừa hùng vừa hiểm có
thể cầm cự với Trung Hoa, Hoa Lư là quê hương của Đinh Tiên Hoàng ,vua
hy vọng có thêm sức mạnh của yếu tố nhân hòa, bởi do thời loạn 12 sứ
quân trước đó mà nhân dân các vùng khác có thể còn hoài cổ về sứ quân
chiếm đóng.
+Khi quyết định dời Đại La về Hoa Lư, Đinh Tiên Hoàng không chỉ muốn
dựa vào địa thế hiểm yếu của vùng núi Tràng An, tìm sự hậu thuẫn của quê
hương, họ tộc mà còn vì muốn thoát khỏi những liên kết, ràng buộc của thể
chế Trung Hoa vẫn còn nhiều ảnh hưởng ở trung tâm châu thổ lớn để chuyên
tâm chuẩn bị những bước đi mới căn bản cho sự chấn hưng dân tộc,
8.3 Nhà nước Đại Việt ( Thế kỷ XI- XV)
* Nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lý, Trần, Hồ , buổi đầu Lê Sơ
Hoàn cảnh lịch Năm 1009, Lý Công Uẩn lên làm vua, nhà Lý thành lập
sử
Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long
Năm 1045 Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt. mở ra
một thời kỳ phát triển mới của dân tộc .Năm 1400, nhà Hồ
thành lập, đổi lại quốc hiệu( Đại Ngu) xây dựng kinh đô mới
( Tây đô) nhưng kháng chiến chống Minh thất bại .Đến năm
1428 sau khi chiến thắng nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi Hoàng
12


Đế khôi phục lại quốc hiệu ( Đại Việt) định lại kinh đô
(Thăng Long) lập nhà Hậu Lê
Tên nước
Đại Việt.

Thời gian tồn Nhà Lý 1009- 1225. Nhà Trần 1226-1400.Nhà Hồ 1400tại các triều đại 1407 . Nhà Lê Sơ 1428-1527
Phạm vi lãnh Phía Nam vào đến đèo Hải Vân
thổ
Kinh đô
Thăng Long ( Hà Nội nay).
Tổ chức chính Ở Trung ương :Đứng đầu nhà nước là Vua , Vua quyết định
quyền
mọi việc quan trọng của đất nước. Giúp vua có Tể tướng
và các Đại thần. Bên dưới là các Sảnh, Viện, Đài.
Ở địa phương : Cả nước được chia thành nhiều Lộ ,Trấn do
các Hoàng tử thời Lý hoặc cá An Phủ Sứ thời Trần cai
quản. Đơn vị hành chính cơ sở là Xã
Luật
pháp, - Bộ luật thành văn đầu tiên là bộ Hình thư (thời Lý). Thời
quân đội
Trần có Bộ Hình luật . Thời Lê có bộ luật Hồng Đức (Quốc
triều hình luật) bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị,
một số quyền lợi chân chính của nhân dân và an ninh đất
nước
* Quân đội: được tổ chức quy củ: gồm có hai bộ phận chính:
quân ở triều đình và quân ở các địa phương.
+ Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.
+ Vũ khí: đao kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa
pháo.
+ Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận.
Quân đội tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông":
Loại hình Nhà Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn
nước
chỉnh hơn
Vì sao nhà Lý dời đô về Thăng Long ?

+Kinh đô Hoa Lư với địa thế hiểm trở, thích hợp trong thời chiến và khi thế
lực quốc gia còn yếu.
+Nay, khi đất nước đã thái bình, yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn một nơi có
địa thế thích hợp nhất để làm căn cứ đóng đô, ổn định về kinh trị làm cơ sở để
phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.
+Thăng Long có thế “rồng cuộn hổ ngồi”, là nơi có vị trí thích hợp nhất “xem
khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn
13


phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”. Vì vậy, năm 1010,
Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành
Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên)
* Cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông
Hoàn
cảnh Những năm 60 của thế kỷ XV,đất nước bước vào thời kỳ phát
lịch sử
triển mới, Lê Thánh Tông ( 1460-1497) đã tiến hành một cuộc
cải cách hành chính lớn.
Phạm vi lãnh Phía Nam đã vào đến đèo Cù Mông ( Phú Yên)
thổ
Tổ
chức - Chính quyền Trung ương đứng đầu vẫn là Vua nhưng có
chính quyền
quyền hành cao hơn trước . Giúp vua là 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ,
Binh, Hình, Công) và các cơ quan chuyên môn giúp việc
- Ở địa phương: Cả nước chia thành 13 Đạo thừa tuyên, mỗi
Thừa tuyên gồm 3 ti (Đô ti, Thừa ti, Hiến ti) Dưới Đạo là
Phủ, Huyện, Châu, xã như cũ
Luật

pháp, -Quân đội đông, vũ khí mạnh thường xuyên luyện tập
quân đội
- Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng trong thời kỳ phong kiến
- Khi giáo dục phát triển, những người đỗ đạt làm quan, giáo
dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại.
-Nhà nước thời Lê thánh Tông kiên quyết bảo vệ chủ quyền
biên giới lãnh thổ của Tổ quốc, mỗi tấc đất của Tổ quốc mất
đi phải đòi lại cho bằng được, không để cho kẻ thù xâm phạm
Loại
hình Bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông la nhà nước quân chủ
Nhà nước
chuyên chế đạt mức độ cao và hoàn chỉnh
-Tìm hiểu những cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông
+ Hoàn cảnh : Cuộc cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông
(1460-1497) diễn ra trong bối cảnh đất nước sau một thời gian dài chiến
tranh, khủng hoảng, bộ máy hành chính nhà nước yếu kém về nhiều mặt. Sau
chiến tranh, bộ máy hành chính nhà nước thường do các quan võ nắm giữ, tổ
chức lỏng lẻo, không thống nhất, hoạt động phân tán, kém hiệu quả. Để nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, ông đã
kiên quyết thực hiện cải cách hành chính , coi đó là điều kiện tiên quyết để đất
nước phát triển và thực hiện các cải cách khác.
+ Nội dung
Chính quyền Trung ương đứng đầu vẫn là Vua nhưng có quyền hành cao
hơn trước . Giúp vua là 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) và các cơ quan
chuyên môn giúp việc
Ở địa phương: Cả nước chia thành 13 Đạo thừa tuyên, mỗi Thừa tuyên
gồm 3 ti (Đô ti, Thừa ti, Hiến ti) Dưới Đạo là Phủ, Huyện, Châu, xã như cũ

14



+Ý nghĩa của cuộc cải cách: Đây là cuộc cải cách hành chính lớn toàn diện
được tiến hành từ trung ương đến địa phương, tránh được tình trạng phân tán
quyền lực, quyền lực được tập trung vào tay vua, Vua nắm trong tay quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp và cả quyền thống lĩnh quân đội. Vua là biểu
tượng của uy quyền tối thượng và toàn năng đối với xã hội
Cuộc cải cách đã tạo được một hệ thống hành chính gọn gàng, rành mạch,
đảm bảo sự thống nhất trong chính quyền từ trên xuống dưới, từ trung ương
đến địa phương, làm cho nhà nước quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao
+ Đánh giá chung : Cải cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông
tương đối toàn diện và đã mang lại sự hưng thịnh cho đất nước lúc bấy giờ.
Tình hình chính trị - xã hội ổn định, kinh tế đất nước phát triển, dân trí được
nâng cao, năng lực quốc phòng được tăng cường, chế độ quân chủ trung
ương tập quyền được củng cố, bộ máy hành chính nhà nước trong sạch, hoạt
động có hiệu lực, hiệu quả hơn trước.
Bộ máy Nhà nước thời Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẽ
hơn bộ máy nhà nước thời Lý - Trần ở những điểm nào?
- Ở cách tổ chức bộ máy nhà nước
+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc. kể cả chức Tổng
chỉ huy quân đội.
+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ
trung gian như: Tướng quốc, Đại tổng quản, Đại hành khiển
+ Ở triều đình có 6 Bộ và các cơ quan chuyên môn như Hàn lâm viện, Quốc
sử viện, Ngự sử đài.
+ Các đôn vị hành chính thời vua Lê Thánh Tông, : chia cả nước thành 13 đạo
thừa tuyên Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã. => Thể hiện nhà
nước Trung ương đã với tay đến tận địa phương.
- Ở cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại:
+ Thời Lê Thánh Tông đẩy mạnh và mở rộng giáo dục như mở thêm các
trường học, nới rộng các đối tượng được đi học,...

+ Đưa chế độ thi cử vào nề nếp, có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan
lại: như thi Hương ở các đạo, thi Hội, thi Đình ở kinh đô. Tổ chức nhiều kì thi
hơn thì số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên cũng nhiều hơn.
+ Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học,
được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.

15


8.4 Nhà nước phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX ( thời Nguyễn )
Hoàn cảnh Sau khi Hoàng đế Quang Trung mất, thế lực của nhà Tây Sơn
lịch sử
suy yếu trầm trọng, vua Cảnh Thịnh lên ngôi vẫn còn nhỏ tuổi,
nhân cơ hội này, năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lật đổ nhà Tây
Sơn, lên ngôi Hoàng đế lập ra nhà Nguyễn
Tên nước
Việt Nam( từ 1804), từ 1839 đổi là Đại Nam , sau vẫn gọi Việt
Nam
Các
đời Từ 1802 đến 1868 trải qua các đời vua Gia Long ,Minh Mạng,
vua
Thiệu Trị, Tự Đức
Phạm
vi Lãnh thổ Việt Nam dưới thời Minh Mạng cơ bản như lãnh thổ
lãnh thổ
Việt Nam ngày nay được xem là rộng lớn nhất trong lịch sử Việt
Nam. Diện tích ước tính 570.000 bao phủ gần hết bán đảo Đông
Dương trong đó đã có vùng Tây Nguyên, các đảo Hoàng Sa
Trường Sa và cả Phú Quốc
Kinh đô

Phú Xuân (Huế )
Tổ
chức - Chính quyền Trung ương được tổ chức theo mô hình cũ thời
chính
Lê.nhưng quyền hành của nhà vua cao hơn trước
quyền
- Ở địa phương
+Thời Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định
Thành và các trực doanh (Trung Bộ) do Triều đình trực tiếp cai
quản.
+Năm 1831 - 1832 Minh Mạng thực hiện cải cách hành chính
chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ trực thuộc (Thừa Thiên).
Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc, Tuần phủ hoạt động theo sự điều
hành của triều đình. Các phủ, huyện, châu, tổng, xã vẫn giữ như

Luật pháp, - Luật pháp : bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) với 400
quân đội
điều hà khắc, quy định chặt chẽ bảo vệ nhà nước và trật tự
phong kiến.
-Quân đội được tổ chức quy củ, trang bị đầy đủ có đại bác, súng,
thuyền chiến...
-Tuyển chọn quan lại thông qua giáo dục, khoa cử.
Loại hình Thuộc loại hình nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập
Nhà nước
quyền cao độ
16


- Đánh giá cuộc cải cách hành chính thờ Minh Mạng
+ Hệ thống cơ quan hành được tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ chưa từng có.

+ Thống nhất hệ thống đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự
phân chia tỉnh huyện ngày nay.
-+Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa
phương.
- Tại sao vua Gia long chọn Phú Xuân làm kinh đô?
+Nguyễn Ánh chọn niên hiệu Gia Long để biểu thị rằng chính ông thống nhất
toàn bộ khu vực từ “GIA” Định (Sài Gòn) đến Thăng “LONG” (Hà Nội).
Tương truyền rằng trước khi tìm đất để xây dựng kinh đô vua Gia Long đã
đến chùa Thiên Mụ (ngôi chùa thiêng nằm bên sông Hương) cầu xin Bà Trời
chỉ cho mình mảnh đất tốt làm đất định đô. Bà Trời bảo rằng nhà vua hãy thắp
nén hương rồi cưỡi ngựa dọc theo bờ sông về hướng Đông đến đâu nén hương
tắt thì đó chính là đất định đô. Nhà vua vâng lời dọc theo sông Hương và nén
hương đã tắt ở một đoạn sông Hương uốn hình vòng cung là vị trí bây giờ.
Vua Gia Long đã huy động đất của 8 làng để xây dựng kinh thành trong đó
làng Phú Xuân được trưng dụng gần như hoàn toàn.
+ Vấn đề chọn Huế làm kinh đô của cả nước lúc bấy giờ của Gia Long cũng
là một vấn đề đầy ý nghĩa về chiến lược. Chọn Huế làm kinh đô vì Huế là nơi
sinh trưởng là nơi khởi nghiệp và thăng tiến của dòng họ Nguyễn.
Khác với các triều đại trước lúc Gia Long thống nhất sơn hà lãnh thổ nước
Việt Nam trải dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Gia Long là người đã từng vào
Nam ra Bắc và nhận thấy Huế đang nằm ở vị trí trung tâm của lãnh thổ đất
nước.
+ Phú Xuân nằm giữa hai đầu đất nước phía Tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ
phía Đông là biển Đông bao la phía Bắc và phía Nam có hai dãy núi xuất phát
từ Trường Sơn đâm ngang ra biển che chắn là Hoành Sơn và Hải Vân Sơn.
Đây chính là những lũy thành thiên nhiên bền vững bảo vệ và phát triển kinh
đô. Đóng đô ở Phú Xuân có thể kiểm soát hai đầu đất nước với hai trung tâm
là Thăng Long và Gia Định.
8.5 Bảng tổng hợp chung về các nhà nước Việt Nam tiêu biểu


17


Sau khi học sinh đã nắm được các vấn đề cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước
qua các thời kỳ, tôi lập bảng thống kê tổng hợp sau
Nội dung

Thời gian
Kinh đô
Phạm vi lãnh
thổ

Quốc hiệu
Loại hình
Nhà nước

Thời dựng
nước

Thời kỳ đầu
độc lạp

Thời kỳ
phong kiến
độc lập
Đầu Công
Thế kỷ X
Thế kỷ XInguyên
XV
Phong Châu. Hoa Lư

Thăng Long
Vùng Bắc Bộ Vùng Bắc Bộ Phía
Nam
kéo dài đến kéo dài đến
đến Phú Yên
Hoành
Hoành
Sơn (Hà
Sơn (Hà
Tĩnh).
Tĩnh).
Văn Lang ,
Đại Cồ Việt
Đại Việt
Âu Lạc
Sơ khai
Quân chủ sơ Quân chủ
khai
chuyên chế

Thời kỳ đất
nước thống
nhất
Nửa đầu thế
kỷ XIX
Phú Xuân
Từ Hà Giang
(phía bắc)
đến Cà Mau
(phía Nam)

và các đảo
Việt Nam
Quân chủ
chuyên chế
tập quyền

9.Những kết quả và hạn chế sau khi triển khai đề tài:
Những kết quả đạt được bước đàu
Về mức độ tiếp nhận kiến thức cơ bản:
+Đa số học sinh hiểu và nắm được những đơn vị kiến thức cơ bản sau mỗi giờ
học.
Về kỹ năng:
+ HS biết sử dụng, khai thác sách giáo khoa và các nguồn tài liệu khác để
hoàn thành nội dung yêu cầu của buổi học
+ HS dần biết cách chủ động tìm tài làm bài tập từ dễ đến khó
+ HS được làm quen với các hình thức tổ chức dạy học mới nhất là hoạt động
nhóm và học tập chủ động dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Về chất lượng:
+Chất lượng đại trà: Được nâng lên rõ rệt ở lớp 10 B7 trong học kỳ II:
Chất lượng bộ
môn học kỳ I

Số lương
Đánh giá

Giỏi

12/41= 29%
Tăng 7 em


Khá

24/41= 58,5 %
Tăng 3 em

TB

5/41= 12 %
Giảm 10 em

Yếu

0
0

18


+ Chất lượng học sinh giỏi: Trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trường lớp
10 vừa qua tôi đã chọn được 5 em đạt giải cấp trường để tiếp tục bội dưỡng
đội tuyển học sinh giỏi cấp Tỉnh trong năm sau .Đó là các em Nguyễn Thị
Thúy, Lê Thị Thùy Dương, Nguyến Thị Trà My , Trịnh Quang Đạt, Ngô Văn
Hiếu
Những hạn chế
+Động cơ, thái độ học tập của đai đa số học sinh vẫn chưa thực sự hào hứng
với bộ môn Lịch sử.
+Khả năng tự học của học sinh đã từng bước được nâng lên nhưng chưa thực
sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay
+Còn có nhiều học sinh có ý thức tự học kém…khả năng thực hành bộ môn
(viết, vẽ, lập niên biểu, hợp tác trong hoạt động nhóm…) mới ở bước

đầu chưa tích cực, có tâm lý trông chờ ỷ lại
+Chất lượng: qua các đợt kiểm tra thường xuyên, định kỳ cùng cùng còn bộc
lộ nhiều điểm yếu: khả năng viết, khả năng trình bày, lựa chọn kiến
thức hoặc phân bổ thời gian còn chưa hợp lý.
4.3. Đề nghị, đề xuất
Đối với Sở giáo dục- Đào tạo Thanh Hóa: Đề nghị chủ động triển khai
chương trình, nội dung thi HSG cấp tỉnh càng sớm càng tốt
Đối với trường THPT Yên Định 3: Đề nghị căn cứ vào tình hình cụ thể, phân
công công công việc hợp lý, đứng người đúng việc
Đối với tổ chuyên môn : Mong muốn có nhiều hơn những buổi sinh hoạt
chuyên môn thực sự có chất lượng
C.KẾT LUẬN VẤN ĐỀ
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, nghề dạy học đang có
những cơ hội và thách thức mới .Việc triển khai các nội dung mới và khó
trong dạy học bộ môn Lịch sử sẽ dễ dàng hơn nhờ công nghệ nhưng vai trò
của những người thầy người cô chúng ta vẫn không hề mất đi vị thế vốn có .
Muốn đat được hiệu quả cao, nhất thiết giáo viên phải là người luôn nghiêm
túc soạn giảng và hướng dẫn học sinh học . Luôn hoc hổi nâng cao trình độ
tay nghề và cập nhật thông tin để đáp ứng yêu cầu của việc dạy học trong tình
hình mới Biết khơi dậy và phát huy tinh thần tự giác học tập của học sinh.
Bài học kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được từ công tác giảng dạy bộ môn
trong những năm qua,nhất là công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
cấp tỉnh đó là chúng ta nên đầu tư nghiên cứu chuyên môn để xây dựng các
chuyên đề, chủ đề học tập cho học sinh
Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ .Trách nhiệm của thầy
cô giáo bộ môn Lịch sử chúng ta là làm cho học sinh biết rõ về quà khứ, giải
thích đúng hiện tại và dự đoán tương lai
Chúc các bạn đồng nghiệp của tôi luôn mạnh khỏe, yêu nghê và đạt kết
quả cao trong công tác


19


Tôi cũng chân thành lắng nghe sự góp ý của các đồng chí thuộc môn Lịch
sử để sáng kiến kinh nghiệm của tôi có thể ứng dụng tốt hơn trong các nhà
trường
Cảm ơn các đồng chí

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Tôi xin cam đoan:
Đây là SKKN của
tôi, không sao chép
của người khác

Yên Định , ngày 20 tháng 6 năm 2020
Người viêt

Nguyễn Thị Hạnh

20


Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa lich sử 10 NXB Giáo dục . Phan Ngọc Liên tổng chủ
biên
Sách giáo viên môn Lịch sử lớp 10. NXB Giáo dục .Phan ngọc Liên
tổng chủ biên
Chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên. NXB Giáo dục . Nguyễn
Xuân Trường- Nguyễn Hải Châu đồng chủ biên

Chuyên đề thay sách lớp 10. Môn Lịch sử …NXB Giáo dục. Phan
Ngọc Liên tổng chủ biên
Đề thi HSG các năm, đề thi ĐH – CĐ các năm, tài liệu ôn thi tốt
nghiệp hàng năm
Tài liệu khác.

21


22



×