Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chuyên môn cho phó hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố thanh hoá nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.98 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO
GIÁO DỤC
DỤC VÀ
VÀ ĐÀO
ĐÀO TẠO
TẠO THANH
THANH HOÁ
HOÁ
SỞ

PHÒNG GD&ĐT
GD&ĐT THÀNH
THÀNH PHỐ
PHỐ THANH
THANH HÓA
HÓA
PHÒNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
TÊN
ĐỀLƯỢNG
TÀI QUẢN LÝ CHUYÊN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

GIẢI
CAOTRƯỞNG
CHẤT LƯỢNG
QUẢN LÝTIỂU


CHUYÊN
MÔNPHÁP
CHO NÂNG
PHÓ HIỆU
CÁC TRƯỜNG
HỌC
MÔN
CHO
PHÓ
HIỆU
TRƯỞNG
CÁC
TRƯỜNG
TIỂU
HỌC
THÀNH PHỐ THANH HÓA GÓP PHẦN THỰC HIỆN TỐT
THÀNH PHỐ THANH
HÓA
GÓPGDPT
PHẦN2018
THỰC HIỆN TỐT
CHƯƠNG
TRÌNH
CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018

Người thực hiện: Lê Thị Thu Hà
Chức vụ: Phó Trưởng phòng
Đơn vị công tác: Phòng GD&ĐT TP. Thanh Hóa
Người
hiện:

Thị
Thu Hà
SKKNthực
thuộc
lĩnh Lê
mực
(môn):
Quản lý
Chức vụ: Phó Trưởng phòng
Đơn vị công tác: Phòng GD&ĐT TP. Thanh Hóa
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Quản lý

THANH HOÁ NĂM 2020
THANH HOÁ NĂM 2020


MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18

Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Các vấn đề về cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
2.1.1. Mục tiêu giáo dục Tiểu học
2.1.2. Chất lượng giáo dục
2.1.3. Quản lý giáo dục
2.1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó HT trong trường Tiểu học
2.2. Các vấn đề về cơ sở thực tiễn của đề tài
2.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý chuyên môn góp
phần thực hiện tốt chương trình GDPT 2018

Trang
1
1
2
2
2
2

2
2
2
3
3
3
5

2.3.1.Cách triển khai các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện
chương trình GDPT mới
2.3.2. Tổ chức các chuyên đề tập huấn về chương trình giáo dục phổ
thông mới 2018.

5

2.3.3. Tổ chức tiết dạy phân môn Tập làm theo định hướng phát triển
năng lực cho học sinh, tiếp cận chương trình GDPT mới
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với việc nâng cao chất
lượng dạy học trong các nhà trường
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

12

8

15
16


1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị TW8 (Khoá XI) về “Đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế” nhấn mạnh: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả
giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc và nhu cầu học tập của nhân dân”. Để đạt được những mục tiêu mà Nghị
quyết đề ra, cần phải có sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, của toàn
dân trong đó đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có vai trò quan trọng, quyết
định sự phát triển của nền giáo dục nước nhà. Trong đó đội ngũ cán bộ quản lý,
các đồng chí Phó hiệu trưởng những người phụ trách chuyên môn trong các nhà
trường có vai trò trực tiếp trong công cuộc đổi mới chương trình GDPT.
Theo định hướng của chương trình GDPT mới, nền giáo dục Việt Nam sẽ
chuyển đổi từ cách dạy học tiếp cận nội dung là chủ yếu sang phát triển phẩm
chất và năng lực. Theo đó học sinh sẽ chủ động, tích cực tham gia các hoạt động
học tập; tìm tòi khám phám; vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong
học tập và đời sống… Đồng thời, chương trình GDPT 2018 là chương trình mở,
nhà trường, giáo viên có nhiều quyền và trách nhiệm hơn trong quá trình triển
khai chương trình giáo dục phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn. Điều
này, đòi hỏi Phó hiệu trưởng nhà trường phải đổi mới nhiều trong hoạt động
quản lý chuyên môn, triển khai chương trình đến từng khối, từng lớp, thậm chí
đến từng nhóm đối tượng học sinh, từng học sinh. Trong năm học 2019- 2020,
thành phố Thanh hóa đã hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển sự nghiệp giáo
dục; có nhiều chuyển biến trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; tích cực chuẩn bị các điều kiện cho việc
triển khai chương trình GDPT 2018 tại các trường Tiểu học…Với vai trò là lãnh
đạo phụ trách bậc học tiểu học, bậc học đầu tiên thực hiện chương trình GDPT
2018, tôi chọn và thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý
chuyên môn cho Phó Hiệu trưởng các trường Tiểu học thành phố Thanh
Hoá góp phần thực hiện tốt Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018”

với mong muốn đạt kết quả cao nhất ngay từ năm học đầu tiên thực hiện chương
trình.

1


1.2. Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý
chuyên môn cho Phó Hiệu trưởng các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố
Thanh Hoá góp phần thực hiện tốt Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ thời gian có hạn, tôi tập trung nghiên cứu thực trạng về
công tác quản lý; các điều kiện để tổ chức chương trình GDPT 2018; một số giải
pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng quản lý chuyên môn nhằm thực hiện tốt
chương trình GDPT 2018 tại các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh
Hóa năm học 2019 - 2020.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, đọc và nghiên cứu
các tài liệu, các văn bản về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà
nước, của ngành có liên quan đến công tác quản lý của các trường Tiểu học.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát; điều tra (phỏng
vấn, điều tra viết) ; lấy ý kiến chuyên gia; tổng kết kinh nghiệm để đánh giá thực
trạng, nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.

Các vấn đề về cơ sở lý luận liên quan đến đề tài

2.1.1 Mục tiêu giáo dục Tiểu học
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học được ghi trong Điều 29 - Luật giáo dục 2020:

“Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục
học trung học cơ sở”
2.1.2. Chất lượng giáo dục
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đản (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội): “Chất
lượng Giáo dục là những lợi ích, giá trị mà kết quả học tập đem lại cho cá nhân
và xã hội, trước mắt và lâu dài”.
Như vậy với góc độ quản lý giáo dục Tiểu học, thì chất lượng Giáo dục bậc
Tiểu học là học sinh vừa cần phải nắm được các kiến thức kỹ năng, phương
pháp chuẩn mực thái độ sau một quá trình học tập, đáp ứng được yêu cầu khi lên
lớp và tiếp tục học trung học cơ sở. Chất lương giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu
đề ra của giáo dục Tiểu học.
2


2.1.3. Quản lý giáo dục
Theo tác giả Thái Văn Thành (Đại học Sư phạm Vinh): “Quản lý giáo dục
nằm trong quản lý văn hoá - tinh thần. Quản lý giáo dục có thể xác định là tác
động của hệ thống có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở
các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm mục đích đảm
bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng
những qui luật chung của xã hội cũng như các qui luật của quá trình giáo dục,
của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em”.
Từ những quan điểm trên về quản lý giáo dục ta rút ra rằng: Quản lý giáo
dục là một hệ thống nằm trong hệ thống quản lý Nhà nước, là sự tác động có
mục đích, có kế hoạch, có ý thức,…của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý
theo những qui luật nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
2.1.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng trong trường Tiểu học
Theo Điều 21 Điều lệ trường Tiểu học thuộc văn bản số 03/ VBHNBGDĐT ngày 22/1/2014
a) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công;

b) Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền;
c) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý;
tham gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp
và các chính sách ưu đãi theo quy định.
Như vậy : Để nâng cao chất lượng quản lý chuyên môn nhằm thực hiện tốt
chương trình GDPT 2018, Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn cần
nắm rõ: Mục tiêu giáo dục tiểu học, chất lượng giáo dục, quản lý giáo dục và
nhiệm vụ của Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trong nhà trường. Đây là
các nội dung có quan hệ chặt chẽ, là cơ sở lý luận của việc thực hiện nâng cao
chất lượng dạy học trong các nhà trường Tiểu học.
2.2. Các vấn đề về cơ sở thực tiễn của đề tài
Các công việc đã triển khai chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông
mới.
a) Thống kê số liệu trường lớp, HS lớp 1:
+ Số HS lớp 1 năm học 2020 - 2021: 7309 HS.
+ Số lớp 1 theo kế hoạch: 205 lớp.
+ Số trường: 46 trường, trong đó 41 trường Tiểu học và 05 trường liên cấp; 4
3


trường ngoài công lập.
b) Đội ngũ giáo viên lớp 1
+ Phòng GD&ĐT đã tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu
giáo viên ở từng môn học, lớp học để đề xuất kế hoạch sắp xếp, bổ sung đội ngũ
giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018. Đến thời điểm tháng
6/2020 thành phố Thanh Hóa bố trí đủ giáo viên văn hóa và giáo viên đặc thù
dạy lớp 1 ; 100% giáo viên đạt yêu cầu theo quy định của chương trình GDPT
mới.
c) Về CSVC, trang thiết bị dạy học
+ Phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBND thành phố rà soát lại các điều

kiện về diện tích đất, quy mô và cơ sở vật chất hiện có để thực hiện quy hoạch
phù hợp; tăng nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục; xây mới, cải tạo cơ sở vật
chất, cải tạo các phòng học chức năng; mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động
dạy học đạt chuẩn từ ngân sách thành phố cho các trường tiểu học xây dựng
chuẩn quốc gia năm 2020 - 2021 theo Nghị quyết số 179/NQ-HĐND ngày
23/12/2019 của HĐND thành phố; tạo cơ chế phát huy tối đa xã hội hóa giáo
dục. Đặc biệt chú ý điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đảm bảo tối đa các cơ
sở giáo dục đủ điều kiện thực hiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo quy định tại
CTGDPT 2018.
+ Hiện tại 100% các trường sắp xếp đủ phòng học cho học sinh lớp 1 học
2 buổi/ ngày ; trang thiết bị dạy học được nhà trường thực hiện đúng theo thông
tư 05/2019/TT-BGDĐT về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu dành cho học sinh
lớp 1 ; Căn cứ vào nhu cầu thực tế của các nhà trường, Giáo dục và Đào tạo đã
lập tờ trình số 235/TTr-PGDĐT ngày 25/5/2020 đề nghị Chủ tịch UBND thành
phố duyệt kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học lớp 1 ; Ngày 03/6/2020 Chủ
tịch UBND thành phố đã ban hành Kết luận số 281/TB-UBND tại Hội nghị giao
ban Chủ tịch các Phó Chủ tịch UBND thành phố, thống nhất nội dung Tờ trình
số 235/TTr-PGDĐT ngày 25/5/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo theo
Phương án 3 (hỗ trợ 4.245.588.000đ).
d) Về công tác chuyên môn:
+ Phòng GD&ĐT đã tổ chức cho 100% cán bộ quản lý bậc học tiếp thu
chuyên đề “Chương trình giáo dục phổ thông 2018”, hiện tại chuyên đề đã tổ
chức triển khai hiệu quả ở tất cả các trường tiểu học.

4


+ Phòng GD kết hợp cùng các nhà trường đã chọn cử đội ngũ cán bộ quản lý
và giáo viên cốt cán đảm bảo số lượng và chất lượng để tham gia các lớp bồi
dưỡng, tập huấn của Bộ GD và Sở GD về thực hiện CTGDPT 2018 (ưu tiên bồi

dưỡng các giáo viên lớp 1 vì đây là những giáo viên đầu tiên thực hiện dạy lớp 1
CTPT 2018 năm học 2020-2021).
+ Hướng dẫn các nhà trường nghiêm túc triển khai nghiên cứu 5 bộ sách giáo
khoa lớp 1. Hiện tại, tất cả các trường tiểu học thành phố Thanh Hóa đã triển
khai nghiên cứu đầy đủ 5 bộ sách giáo khoa, nghiên cứu Thông tư 01/2020/TTBGDĐT và QĐ số 1365/QĐ-UBND ngày 20/4/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa
về Tiêu chí lựa chọn SGK, chuẩn bị đầy đủ các nội dung sẵn sàng cho việc lựa
chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học mới 2020-2021.
Như vậy: Xuất phát từ những vấn đề cụ thể trên, kết hợp với các văn bản
hướng dẫn của Sở GD&ĐT, ngay từ đầu năm học 2019- 2020 tôi đã triển khai
thống kê rà soát các điều kiện cần thiết để chuẩn bị cho việc thực hiện chương
trình GDPT mới. Đây là cơ sở để chương trình thực hiện thành công.
2.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý chuyên môn góp phần
thực hiện tốt chương trình GDPT 2018.
2.3.1. Cách triển khai các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện chương
trình GDPT mới.
2.3.1.1.Mục đích: Thống kê phân loại các văn bản chỉ đạo về chương trình
giáo dục phổ thông; giúp Phó hiệu trưởng thấm nhuần các văn bản, có căn cứ để
thực hiện công việc và biết cách triển khai văn bản đến các tổ khối chuyên môn.
2.3.3.2. Cách thức thực hiện
a) Tập hợp và phân loại văn bản theo các cấp chỉ đạo như: Bộ GD&ĐT,
Sở GD&ĐT, UBND Tỉnh, UBND Thành phố, Phòng GD&ĐT...
b) Lựa chọn các văn bản quan trọng về chương trình GDPT 2018 triển
khai; yêu cầu Phó Hiệu trưởng nghiên cứu văn bản để hiểu và thấm nhuần về nội
dung của các văn bản; tích lũy các nội dung quan trọng của văn bản hoặc viết
bài thu hoạch sau khi nghiên cứu các văn bản; dự kiến cách triển khai văn bản
đến các thành phần trong nhà trường.
Ví dụ sau khi nghiên cứu Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT về hướng dẫn
lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, tôi yêu cầu Phó hiệu
trưởng các nhà trường cụ thể hóa quy trình thực hiện từng bước về việc chọn
sách trong nhà trường, số đông Phó Hiệu trưởng các nhà trường đã thể hiện rõ

quy trình chọn sách cụ thể như sau:
5


Quy trình lựa chọn SGK: Tuân thủ 4 bước theo Điều 8, Chương III của
Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT.
1. Tổ chuyên môn tổ chức lựa chọn SGK lớp 1
- Tổ chuyên môn lựa chọn SGK thực hiện theo Khoản 1, Điều 8, Chương
III của Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT.
- Các bước thực hiện và hồ sơ kèm theo cụ thể như sau:
+ Tổng hợp Danh sách tổ chuyên môn lựa chọn SGK.
+ Cá nhân thành viên tổ chuyên môn nghiên cứu, đánh giá SGK theo tiêu
chí lựa chọn SGK, có bản nhận xét sau khi đánh giá.
+ Tổ chuyên môn nghiên cứu, thảo luận và đánh giá SGK, có biên bản của tổ
sau khi tổng hợp ý kiến thành viên và đánh giá chung của tổ.
+ Bỏ phiếu lựa chọn, có phiếu lựa chọn SGK của giáo viên.
+ Tổng hợp kết quả bỏ phiếu lựa chọn SGK, có biên bản tổng hợp, có chữ kí của
Ban kiểm phiếu.
+ Tổng hợp kết quả lựa chọn SGK, có biên bản tổng hợp, có chữ ký của tổ
trưởng tổ chuyên môn và các giáo viên trong tổ chuyên môn.
+ Kết quả danh mục SGK được lựa chọn, được sắp xếp theo thứ tự số
phiếu đồng ý lựa chọn từ cao xuống thấp, có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn
và các giáo viên trong tổ chuyên môn.
(Hồ sơ tổ chuyên môn được đóng gói gửi về Hội đồng lựa chọn sách giáo
khoa của trường).
2. Hội đồng lựa chọn SGK lớp 1
- Thành phần và số lượng: Thực hiện theo Điều 4, Điều 5 của Thông tư số
01/2020/TT-BGDĐT.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên và nguyên tắc làm việc của Hội
đồng lựa chọn sách giáo khoa: Thực hiện theo Điều 6, Điều 7, của thông tư

01/2020/TT-BGDĐT.
- Quy trình làm việc của hội đồng lựa chọn SGK: Thực hiện theo khoản 2,
Điều 8 của Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT.
- Các bước thực hiện và hồ sơ kèm theo cụ thể như sau:
+ Quyết định thành lập Hội đồng.
+ Kế hoạch làm việc của Hội đồng.
+ Thành viên hội đồng nghiên cứu, đánh giá SGK theo tiêu chí lựa chọn
SGK, có biên bản cá nhân của các thành viên trong Hội đồng.
+ Hội đồng tổ chức họp, thảo luận, đánh giá SGK, có biên bản của Hội
đồng.
6


‚ ~x phiếu lQa chọn SGK cMa các thành viên tOong Hci đsng_ cN Yiên YHn
Yx phiếu.
‚ T\ng hợp Wết quH phiếu lQa chọn SGK_ cN Yiên YHn_ cho Wí cMa ~an WiểJ
phiếu.
‚ T\ng hợp Wết quH lQa chọn SGK_ cN cho Wý cMa ChM t^ch_ PhN CT_ Thư
Wý và các ŠK viên thaJ dQ.
‚ ~áo cáo đề huất Danh Jục SGK được Hci đsng lQa chọn_ g†i HiIu
tOưởng nhà tOưPng quKết đ^nh phê duKIt.
‚ GuKết đ^nh phê duKIt danh Jục SGK được s† dụng tOong nhà tOưPng.
cf Các vXn YHn về chương tOVnh GDPT đi tOiển Whai đến PhN hiIu tOưởng
phụ tOách chuKên JTn gsJ các vXn YHn saul
` Ngh^ quKết số 29`NGaTb ngàK 4a11a2013 Hci ngh^ TOung ương 8 WhNa
eI gVề đ\i JZi cXn YHn_ toàn diIn giáo dục và đào tLo_ đáp ứng Kêu cUu cTng
nghiIp hNa_ hiIn đLi hNa tOong điều WiIn Winh tế th^ tOưPng đ^nh hưZng hi hci
chM nghja và hci nhập quốc tếk
` Ngh^ quKết 88a2014aGH13 ngàK 28a11a2014 cMa Guốc hci về đ\i JZi
chương tOVnh SGK ph\ thTng.

` GuKết đ^nh số 404aGĐ`TTg ngàK 27a3a2015 cMa ThM tưZng Chính phM
phê duKIt đề án đ\i JZi chương tOVnh_ sách giáo Whoa ph\ thTng.
` ThTng tư 32a2018aTT`~GDĐT ngàK 26a12a2018 về ~an hành chương
tOVnh giáo dục ph\ thTng.
` GuKết đ^nh số 16a2006aGĐ`~GDĐT ngàK 05a5a2006 cMa ~c tOưởng ~c
Giáo dục và Đào tLo Yan hành Chương tOVnh giáo dục ph\ thTng.
` CTng vXn số 3866a~GDĐT ` GDTH ngàK 26a8a2019 cMa ~c GDĐT về
viIc hưZng d[n chuun Y^ t\ chức dLK học đối vZi lZp 1 nXJ học 2020 ` 2021.
` ThTng tư 01a2020aTT`~GDĐT ngàK 30a1a2020 cMa ~c GDĐT về hưZng
d[n lQa chọn sách giáo Whoa tOong cơ sở giáo dục ph\ thTng.
` GuKết đ^nh số 1365aGĐ`…~ND ngàK 20a4a2020 cMa …~ND tynh Thanh
HNa về viIc Yan hành GuK đ^nh tiêu chí lQa chọn sách giáo Whoa tOong cơ sở
giáo dục ph\ thTng tOên đ^a Yàn tynh Thanh HNa và các GuKết đ^nh phê duKIt
danh Jục SGK lZp 1 do ~c GDƒĐT Yan hành.
` ThTng tư 05a2020aTT`~GDĐT ngàK 05a4a2019 cMa ~c GDĐT Yan hành
danh Jục thiết Y^ dLK học tối thiểu lZp 1.
7


Như vậy: Ở giải pháp này, tôi đã tập hợp, phân loại và lựa chọn các văn
bản để triển khai đến Phó Hiệu trưởng. Sau khi tiếp nhận văn bản, Phó hiệu
trưởng nghiên cứu văn bản để hiểu và thấm nhuần; tích lũy các nội dung quan
trọng của văn bản và dự kiến cánh triển khai thực hiện nếu được Hiệu trưởng
phân công.
2.3.2. Tổ chức các chuyên đề tập huấn về chương trình giáo dục phổ
thông mới 2018.
2.3.2.1. Mục đích: Giúp Phó Hiệu trưởng nắm bắt những vấn đề cơ bản
nhất về chương trình GDPT; tiếp cận những quan điểm, định hướng đổi mới của
chương trình trong việc thực hiện chương trình GDPT hiện hành.
2.3.2.2. Cách thức thực hiện

a) Khảo sát nhu cầu thực tế về việc tìm hiểu chương trình GDPT trong đội
ngũ Phó Hiệu trưởng các nhà trường.
b) Tổng hợp và phân loại các nội dung cần thiết từ thực tế khảo sát; trao
đổi cùng đội ngũ chuyên viên và cốt cán để xây dựng các nội dung tập huấn
trong năm học.
c) Triển khai tập huấn các chuyên đề trong năm học.
d) Phó Hiệu rưởng tiếp thu trực tiếp các chuyên đề; thực hiện kế hoạch
vận dụng chuyên đề hoặc viết thu hoạch sau khi tiếp thu các chuyên đề tập huấn.
2.3.2.3.Nội dung chuyên đề
Trong năm học 2019- 2020, Phòng GD&ĐT thành phố đã tổ chức 3
chuyên đề tập huấn về chương trình GDPT mới cụ thể như sau:
a) Chuyên đề 1: Tập huấn “ Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông
mới 2018 và các giải pháp triển khai thực hiện chương trình ở cấp Tiểu học”.
Qua chuyên đề này, Phó Hiệu trưởng đã nắm bắt được hai nội dung cơ bản sau:
Nội dung thứ nhất: Các nội dung cơ bản về chương trình GDPT 2018
- Định hướng chung về Chương trình GDPT
+ Bối cảnh đổi mới Chương trình GDPT
+ Tư trưởng chủ đạo của Chương trình GDPT
+ Quan điểm phát triển Chương trình GDPT
+ Cấu trúc của Chương trình GDPT
- Những điểm mới về Chương trình GDPT
8


+ Mục tiêu giáo dục
+ Kế hoạch giáo dục
+ Phương pháp giáo dục
+ Đánh giá kết quả giáo dục
+ Giáo dục hướng nghiệp
+ Giáo dục STEM.

- Triển khai chương trình GDPT
+ Thực hiện yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh
+ Thực hiện dạy học tích hợp
+ Thực hiện dạy học phân hóa
+ Thực hiện day học 2 buổi/ngày
+ Thực hiện một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa
+ Sự đồng thuận của xã hội.
Nội dung thứ 2: Các giải pháp triển khai thực hiện chương trình ở cấp
Tiểu học:
- Tổ chức thực hiện hiệu quả nội dung Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày
18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày
24/01/2019 về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thông.
- Tăng cường cơ sở vật chất để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
- Chuẩn bị đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ
thông mới.
- Phối hợp thực hiện tốt công tác bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương
trình 2018 và sách giáo khoa mới.
- Thực hiện sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, dồn dịch điểm trường đối
với cấp tiểu học phải tuân thủ theo quy định của chương trình GDPT mới
b) Chuyên đề thứ 2: Tập huấn chuyên đề: “Dạy học theo định hướng
phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh Tiểu học”.
Qua chuyên đề này, Phó Hiệu trưởng đã xác định được các nội dung trong
tâm sau:
9


- Phẩm chất: được nêu trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi
mới Chương trình, SGK GDPT có nghĩa là đạo đức. Các phẩm chất cần đạt đó
là: yêu nước, nhân nghĩa, cần kiệm, trung thực, kỷ cương.

- Chương trình giáo dục phát triển phẩm chất cho học sinh được hình
thành và phát triển qua hai con đường:
+ Thông qua nội dung kiến thức của một số môn học. Ví dụ tinh thần yêu
nước có thể hun đúc thông qua nội dung của các môn Lịch sử và Địa lý; Đạo
đức, Tiếng Việt…
+ Thông qua phương pháp giáo dục: Ví dụ tính chăm chỉ, thái độ trung
thực, tinh thần trách nhiệm được thông qua lao động học tập hàng ngày dưới sự
chỉ dẫn của thầy cô.
- Năng lực: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển
nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện cho phép con người huy động
tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú,
niền tin, ý chí…thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả
mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
- Các 10 năng lực cốt lõi gồm:
+ Những năng lực chung (3): năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp
và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Những năng lực chuyên môn (7): năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu
tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
- Chương trình giáo dục phát triển năng lực cho học sinh thực hiện đổi
mới nội dung và phương pháp giáo dục theo hướng sau: dạy học phân hóa; dạy
học tích hợp; dạy học thông qua hoạt động tích cực của người học.
c) Chuyên đề thứ 3: “ Tìm hiểu Hoạt động GDNGLL và Hoạt động trải
nghiệm cấp tiểu học trong chương trình GDPT mới”
Qua chuyên đề này, Phó Hiệu trưởng đã xác định được các nội dung trong
tâm sau:
Nội dung thứ nhất: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo Quyết định
số 16/2006/QĐ-BGDĐT
- Mục tiêu:
+ Củng cố, khắc sâu những kiến thức đã được học qua các môn học ở trên
lớp, từ đó phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của

đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức của các em.
10


+ Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng ban đầu, cơ bản cần
thiết phù hợp với sự phát triển chung của trẻ (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia
các hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức, kỹ năng hợp tác...).
- Hình thức tổ chức: Đa dạng hóa hình thức tổ chức HĐNGLL, khắc phục
tính đơn điệu lập đi lập lại vài hình thức đã quá quen thuộc với HS; Lựa chọn
các hình thức hoạt động cho phù hợp với nội dung tuần; Phát huy tính tích cực
của HS; các nhà trường có thể tổ chức theo từng tiết dạy hoặc theo khối lớp hoặc
toàn trường với thờ lượng 4 tiết/tuần.
- Nội dung tổ chức: Nắm các nội dung theo 9 chủ đề trong năm học, lồng
ghép phù hợp với các hoạt động của địa phường để cụ thể hóa thành nội dung
hoạt động theo tuần hoặc theo tháng.
Nội dung thứ 2: Hoạt động Giáo dục trong chương trình GDPT 2018
- HĐGD trong CTGDPT 2018 là hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng)
bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm. Dưới sự hướng dẫn của
giáo viên, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác
nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của
hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát
huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân.
- Trải nghiệm: Là quá trình hoạt động để thu nhận những kinh nghiệm, từ
đó vận dụng một cách hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống.
- Nội dung cơ bản của chương trình Hoạt động trải nghiệm gồm 5 lĩnh
vực: Phát triển cá nhân; Cuộc sống gia đình; Đời sống nhà trường; Quê hương,
đất nước và cộng đồng xã hội; Nghề nghiệp và phẩm chất người lao động.
Như vậy: Qua tổ chức các chuyên đề tập huấn trong năm học với các nội
dung thiết thực của Chương trình GD hiện hành và tiếp cận với chương trình
GDPT 2018, đội ngũ Phó hiệu trưởng các nhà trường đã nắm bắt và hiểu rõ về

những vấn đề cốt lõi của chương trình GDPT 2018, đây là tiền đề để nâng cao
chất lượng chuyên môn trong nhà trường.
2.3.3. Tổ chức tiết dạy phân môn Tập làm theo định hướng phát triển
năng lực cho học sinh, tiếp cận chương trình GDPT mới.
2.3.3.1. Mục đích
- Giáo viên hiểu được cách dạy tập làm văn theo định hướng phát triển
năng lực cho học sinh Tiểu học.
- Thiết kế và tổ chức tiết dạy; góp ý, học tập và rút kinh nghiệm về tiết
dạy tập làm văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
11


- Triển khai thực hiện trong năm học tại các nhà trường về dạy tập làm
văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
2.3.3.2. Cách thức tổ chức thực hiện
a) Định hướng mục tiêu chuyên đề môn Tập làm văn dạy hoc theo hướng
phát triển năng lực.
- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực đó là lấy việc hình thành và
phát triển năng lực cho học sinh làm mục tiêu trực tiếp. Định hướng này chú
trọng học sinh làm được, thực hành được, biết vận dụng những gì đã học vào
phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
- Dạy Tập làm văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu
học là định hướng cho học sinh biết sử dụng một cách thành thạo các kỹ năng cơ
bản: nghe, đọc, nói, viết, quan sát, trình bày để tạo lập văn bản vào trong học tập
và giao tiếp hiệu quả ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, gia đình, nhà trường…
- Các năng lực cần hình thành cho học sinh trong dạy Tập làm văn ở Tiểu
học đó là năng lực nói và năng lực viết.
+ Năng lực nói bao gồm: Năng lực phát âm; Năng lực đặt câu để nói được
ý trọn vẹn, đúng ngữ điệu, thể hiện đúng suy nghĩ, bộc lộ tình cảm thích hợp;
Năng lực thực hiện các hành động ngôn ngữ 1 cách hiệu quả: kể, trình bày, báo

cáo, hỏi, yêu cầu, đề nghị, khuyên; Năng lực độc thoại, đối thoại trong gia đình,
lớp học, nhà trường, cuộc sống; Năng lực nói về 1 nội dung cho trước; Năng lực
thuyết phục: nói đúng chủ đề, lập luận logic, nhất quán. Năng lực phát biểu ý
kiến, thuyết trình, thuyết minh, giải thích; Năng lực đối thoại, trao đổi, thỏa
thuận đàm phán.
+ Năng lực viết bao gồm: Năng lực viết đúng; Năng lực viết câu phản ánh
đúng tư tưởng, suy nghĩ của cá nhân, bộc lộ cảm xúc phù hợp; Năng lực viết
thư, lời nhắn cá nhân; Năng lực điền các mẫu lời khai; Năng lực trích dẫn ý kiến
người khác; Năng lực viết đoạn văn, văn bản: miêu tả, kể chuyện; Năng lực viết
các loại văn bản: đơn; Năng lực viết văn bản nghệ thuật: miêu tả, kể lại chuyện
đã đọc đã nghe.
- Phương pháp, cách thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực
trong dạy học Tập làm văn cho học sinh Tiểu học
+ Tăng cường học tập nhóm
+ Phát triển năng lực tự học, học cá nhân.
+ Học trong lớp, học ngoài lớp.
12


+ Hoạt động thảo luận, đóng vai, đọc thơ…
+ Xây dựng hệ thống bài tập, câu hỏi, tình huống để phát triển năng lực
nói viết. Hệ thống bài tập rèn kỹ năng viết văn cơ bản như quan sát ghi chép,
Tìm ý, lập dàn ý, lập luận.
b) Xây dựng kế hoạch bài học
- Mỗi một cụm chuyên môn chủ động lựa chọn tiết dạy và xây dựng kế
hoạch bài học.
+ Chọn bài học nghiên cứu và xây dựng giáo án chi tiết: xác định rõ mục
tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ trong bài học;
+ Xác định rõ năng lực cần hình thành trong tiết dạy cụ thể là những năng
lực nào? cách tổ chức để hình thành năng lực đó? Việc vận dụng năng lực của

học sinh trong các tình huống.
+ Cụm chuyên môn hoàn thành giáo án chi tiết của tiết dạy theo 5 nội
dung sau: Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức; Hoạt động
luyện tập; Hoạt động vận dụng; Hoạt động tìm tòi mở rộng.
c) Tiến hành bài học và dự giờ tại các tiết dạy tại các cụm chuyên môn (có
phụ lục giáo án của các cụm).
- Theo lịch được phân công trong công văn, đúng thời gian các nhà trường
sẽ chủ động đến sinh hoạt chuyên môn tại các nhà trường.
+ Cụm 1, tại trường Tiểu học Điện Biên 1 tổ chức tiết Tập Làm Văn lớp 4
“Thế nào là văn miêu tả”.
+ Cụm 2, tại trường Tiểu học Hoằng Quang tổ chức tiết học Tập Làm Văn
lớp 4 chương trình VNEN Bài 14 “Búp bê của ai”.
+ Cụm 3, tại trường Tiểu học Ba Đình tổ chức tiết học Tập làm Văn lớp 5
“Tả cảnh”.
+ Cụm 4, tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi tổ chức tiết Tập Làm Văn
lớp 3 “Viết đoạn văn ngắn”.
d) Tổ chức thảo luận, góp ý, phân tích, đánh giá tiết dạy (có phụ lục sinh
hoạt cụm).
- Giáo viên dạy chia sẻ về tiết dạy đã thực hiện, cụ thể :
+ Định hướng về phát triển năng lực cho học sinh trong tiết Tập làm
văn là những năng lực nào ? những năng lực nào được giáo viên làm rõ,
khắc sâu ?
13


+ Cách thức giáo viên đã thực hiện để hình thành năng lực trong tiết Tập
làm văn là những cách nào ?
+ Những điều được, chưa được trong tiết dạy
- Người dự chia sẻ ý kiến của mình, cụ thể :
+ Phân tích rõ ưu điểm (để học tập), hạn chế về việc hình thành các

năng lực trong tiết Tập làm văn ? đánh giá việc sử dụng các năng lực đó để
gải quyết các yêu cầu của tiết học và trong các tình huống được giáo viên đưa ra.
+ Đánh giá học sinh trong tiết học (tích cực ? chưa tích cực ? kiến thức,
kỹ năng đã đạt ?...)
đ) Kết luận, thống nhất các nội dung
- Để dạy Tập làm văn theo đúng định hướng phát triển năng lực cho học
sinh, yêu cầu giáo viên cần hiểu rõ tinh thần cơ bản của dạy học theo định
hướng phát triển năng lực là như thế nào ? các năng lực trong môn Tập làm Văn
ở tiểu học là những năng lực nào ? các cách thực hiện trong tiết dạy để hình
thành năng lực cho học sinh là những cách nào ?
- Vận dụng vào các tiết dạy thực tế để sau mỗi tiết học Tập làm văn,
năng lực sử dụng Tiếng Việt của học sinh ngày một hiệu quả.
- Các nhà trường cần có kế hoạch cụ thể để giáo viên xác định rõ
mục tiêu của tiết Tập làm văn là dạy theo định hướng phát triển năng lực.
Như vậy: Qua sinh hoạt chuyên môn Tập làm văn, các đồng chí Phó hiệu
trưởng cùng các đồng chí giáo viên cốt cán trong các nhà trường hiểu và biết
cách triển khai thực hiện việc tổ chức các tiết dạy Tập làm văn theo định hướng
phát triển năng lực. Nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn trong nhà trường
Tiểu học nói chung và tiếp cận định hướng về dạy học Chương trình GDPT
2018.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với việc nâng cao chất
lượng quản lý chuyên môn góp phần thực hiện tốt chương trình GDPT
2018
Với những giải pháp nâng cao chất lượng quản lý chuyên môn góp phần
thực hiện tốt chương trình GDPT 2018 trong năm học 2019-2020 đã nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi và tâm thế sẵn sàng thực
hiện chương trình GDPT 2018. Kết quả cụ thể đã đạt được trong năm học như
sau:

14



- Trong năm học 2019- 2020, bậc Tiểu học đã tổ chức được 6 buổi tập huấn;
4 buổi sinh hoạt chuyên môn cụm. Từ kết quả tập huấn và sinh hoạt chuyên môn
cụm, các nhà trường đã tổ chức được 92 tiết dạy mẫu/46 trường/năm học và tổ
chức các buổi sinh hoat chuyên môn cấp trường đạt tỷ lệ cao về chất lượng (có
6/8 trường qua kiểm tra chuyên môn có các buổi sinh hoạt chuyên môn tốt).
- Trong đợt nghỉ dịch COVID - 19, 100% các trường dạy học trực tuyến,
95% học sinh thành phố tham gia học trực tuyến; toàn thành phố đã xây dựng
được gần 100 tiết dạy trên youbute có hiệu quả tốt là tài liệu nạp Sở GD&ĐT và
là tài liệu chia sẻ dùng chung của các trường trong thành phố.
- 100% Cán bộ quản lý và giáo viên lớp 1 tham gia đầy đủ có chất lượng
các buổi tập huấn, bồi dưỡng giáo viên về chương trình Sách giáo khoa lớp 1 do
Bộ GDDT và Sở GDĐT tổ chức.
- Cuộc thi An Toàn Giao Thông và nụ cười trẻ thơ cấp Quốc Gia, thành phố
Thanh Hóa có 01 học sinh đạt giải Ba. Cuộc thi Vẽ tranh “Chiếc Ô tô mơ ước”
thành phố Thanh Hóa có 6 giải quốc gia.
- 100% học sinh Tiểu học được tham gia các buổi giáo dục kỹ năng sống,
ngoại ngữ, tin học và thường xuyên tham gia sinh hoạt ngoại khóa, trọng tâm là
việc giáo dục đạo đức, tự chăm sóc bản thân, biết yêu thiên nhiên, yêu gia đình,
ông, bà, cha, mẹ, anh chị em ruột, thầy cô giáo và bạn bè; yêu quê hương, đất
nước.
- 100% học sinh thành phố học tập và làm theo “5 điều Bác Hồ dạy” một
cách thiết thực. 100% học sinh các cấp học thành phố hiểu biết đầy đủ về lịch sử
đất nước, về biển đảo, về tỉnh Thanh Hóa và thành phố Thanh Hóa; được tham
quan học tập các di tích, di sản trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
- Bậc tiểu học triển khai hiệu quả chương trình “Công trình năm học”,
nhiều trường có công trình hiệu quả như “Trường học hạnh phúc” TH Nguyễn
Văn Trỗi; công trình nhà vệ sinh thân thiện TH Đông Vệ 2; Công trình câu lạc
bộ đọc sách của trường TH Thiệu Khánh… nhiều nhà trường duy trì hiệu quả

mô hình giáo dục điển hình theo đề án đổi mới giáo dục của thành phố như
trường: Nguyễn Văn Trỗi mô hình trường học Văn hóa, Trường tiểu học Đông
Vệ 1 mô hình trường học gắn kết với lịch sử địa phương, trường Tiểu học Ba
Đình mô hình dạy tiếng Anh chất lượng cao.
3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:

15


Việc nâng cao chất lượng quản lý chuyên môn góp phần thực hiện tốt
chương trình GDPT 2018 trong năm học 2019-2020 đã thổi một luồng sinh khí
mới mẻ, hiệu quả cho việc dạy học của giáo viên bậc học Tiểu học thành phố
Thanh Hóa. Từ việc đổi mới này, đã làm thay đổi cách dạy cơ bản cho giáo viên,
các tiết học ở các nhà trường đã trở nên sinh động, hấp dẫn, phát huy được tính
tích cực tự học, tự giải quyết vấn đề của học sinh. Đồng thời, tạo điều kiện thuận
lợi cho cán bộ quản lý tiếp cận với định hướng dạy học phát huy năng lực và
phẩm chất theo chương trình GDPT 2018.
- Sáng kiến đã đưa ra 3 giải pháp, mỗi giải pháp đều có vị trí hết sức quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý chuyên môn góp phần thực hiện tốt
chương trình GDPT 2018. Trong quá trình tổ chức thực hiện, vừa vận dụng
những hiểu biết về nhiệm vụ quản lý, vừa vận dụng những văn bản chỉ đạo của
ngành, nghiên cứu nắm bắt tình hình thực tế để có những giải pháp thích hợp tôi
rút ra một số kinh nghiệm sau:
1. Phải xác định việc bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho cán bộ
quản lý là nhiệm vụ then chốt của việc nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt
trong tình hình đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông hiện nay. Các nhà
trường cần thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này.
2. Trong việc nâng cao năng lực quản lý chuyên môn cho đội ngũ Phó
Hiệu trưởng cần quan tâm nhất về việc triển khai, thấm nhuần các văn bản thực

hiện, xác định nội dung điểm mới của chương trình, vận dụng linh hoạt nội dung
để thực hiện trong các tiết dạy. Điều này phải xuất phát từ thực tế của năm học,
từ định hướng mục tiêu của chương trình hiện hành và tiếp cận chương trình
mới. Hoặc đó là các nội dung mà trong quá trình giảng dạy giáo viên gặp nhiều
khó khăn; các nội dung đem lại hiệu quả cao trong tiết dạy; các nội dung mới
phù hợp với định hướng CTGDPT 2018 …từ thực tế này, người làm quản lý
chuyên môn sẽ lựa chọn được.
3. Các nội dung đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong môn Tập Làm Văn
là nội dung thiết thực, cần thiết giúp thầy cô tiếp cận định hướng và phương
pháp dạy học với chương trình GDPT 2018, đồng thời là bước đầu để thầy cô
giáo xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng của chương trình mới đó là
học sinh là người chủ động tìm tòi kiến thức, giải quyết vấn đề và vận dụng kiến
thức vào trong các tình huống cụ thể của cuộc sống.
Các giải pháp đề xuất đã được áp dụng thực tế tại các nhà trường đã thu
được kết quả nhất định, tuy nhiên để các giải pháp trên được áp dụng hiệu quả
hơn, triển khai sâu rộng hơn cần thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có những điều
16


chỉnh thích hợp phù hợp với đặc điểm của các trường nhằm đạt được hiệu quả
cao nhất trong quản lý.
2. Kiến nghị:
Để giải pháp nâng cao chất lượng quản lý chuyên môn góp phần thực hiện
tốt chương trình GDPT 2018 đạt hiệu quả cao hơn nữa, tôi xin đề nghị một số
nội dung sau:
2.1. Đối với Sở GD-ĐT Thanh Hoá
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch tập huấn giáo viên theo các chuyên đề cụ
thể hoặc có thể giao cho các huyện thị thành phố chủ động tổ chức chuyên đề
theo định hướng có sẵn.
- Liên kết mời các chuyên gia, các giáo sư đầu ngành tập huấn các nội

dung giảng dạy các chuyên đề ở Tiểu học như “Dạy học theo định hướng phát
triển năng lực”; “Dạy học trải nghiệm”; “Các kỹ thuật dạy học tích cực”, “ Sự
tiếp cận của CT hiện hành và CT phổ thông mới” ….
2.3. Đối với phòng GD-ĐT thành phố Thanh Hoá
- Làm tốt vai trò tham mưu và tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của chính
quyền thành phố trong việc xây dựng và thực hiện chương trình GDPT hiện
hành, Chương trình GDPT mới và các đề án phát triển giáo dục thành phố, trong
đó có nội dung nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và
giáo viên.
- Tăng cường các chuyên đề khảo sát thực tế năng lực dạy học của giáo
viên, công tác quản lý của Hiệu trưởng, sự hứng thú trong học tập của học sinh,
từ thực tế này xây dựng các chuyên đề chuyên môn nâng cao chất lượng quản lý
và dạy học trong các nhà trường.

2.4. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
- Xác định được nâng cao năng lực chuyên môn là nội dung thiết thực, ý
nghĩa, là khâu then chốt trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà
trường. Phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng; tăng cường tham dự các lớp tập
huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý.
- Không ngừng đổi mới công tác quản lý, công tác chuyên môn trường
học theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tiếp cận những vấn đề mới; xây
dựng nhà trường đạt Trường chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo
dục trong thời kỳ đổi mới.
17


Trên đây là một số giải pháp của tôi trong công tác chỉ đạo nâng cao năng lực
quản lý chuyên môn góp phần thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông
2018 trong các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa trong năm học
2019- 2020.

Tôi rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của đồng nghiệp, của các cấp để
làm cho sáng kiến kinh nghiệm tôi thêm đầy đủ, góp phần thúc đẩy việc thực
hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018 đạt hiệu quả tốt./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép sáng kiến của người khác
Người viết sáng kiến

Lê Thị Thu Hà

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005). Tìm hiểu Luật Giáo dục 2005. NXB Giáo
dục, Hà Nội.
2. Thái Văn Thành (2007). Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường. NXB ĐH Huế.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Văn bản hợp nhất số 03/VBHNBGD&ĐT ngày 22/01/2014 của BGD&ĐT về việc Ban hành điều lệ trường Tiểu học.
4. Trần Kiểm (2002). Khoa học quản lý nhà trường phổ thông. NXB Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
5. Lê Phương Nga- Đặng Phương Nga (2007) Phương pháp dạy học Tiếng
Việt Tiểu học.
18


6. Vũ Quốc Chung (2007) Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học.
7. Báo cáo tổng kết năm, học 2018 - 2019, phương hướng, nhiệm vụ năm
học 2019 - 2020, phòng GD&ĐT thành phố Thanh Hóa./.

19



DANH MỤC
ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ
- Họ và Tên: Lê Thị Thu Hà
- Chức vụ và đơn vị công tác: Phó trưởng phòng, Phòng GD&ĐT TP. Thanh Hóa.
TT
Tên đề tài SKKN
Xây dựng hệ thống bài tập chữa lỗi dùng từ
1
cho HS lớp 4,5.
Xây dựng bài tập sử dụng từ để luyện viết văn
2
miêu tả cho HS lớp 5.
Dạy bài tập quan hệ tỷ lệ ở lớp 5 bằng cách rút
3
về đơn vị và tìm tỷ số.
Hệ thống các sai lầm phổ biến của học sinh lớp
4
4,5 khi giải toán có lời văn.
Quy trình thiết kế đề Kiểm tra dạng trắc
5
nghiệm và tự luận
Thiết kế nội dung dạy học để tổ chức hoạt
6
động Kỹ năng sống cho học sinh.
Giải pháp nâng cao Nội dung dạy học
7
GDNGLL cho học sinh Tiểu học trên địa bàn
TP Thanh Hóa.

Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng
8
Anh cho HS trên địa bàn TPTH.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
9
cho Hiệu trưởng các trường Tiểu học thành phố
Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá
10 Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng
cao chất lượng dạy học trong các nhà trường
TH thành phố Thanh Hóa.
11 Một số giải pháp đổi mới nội dung sinh hoạt
chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy
học trong các trường Tiểu học trên địa bàn
thành phố Thanh Hóa năm học 2018 - 2019”.

20

CấpXL KQ
Sở GD B

Năm học
2005 – 2006

Sở GD

B.

2007 – 2008

Sở GD


B

2008 – 2009

Sở GD

B.

2010 – 2011

Sở GD

A

2011 – 2012

Sở GD

B.

2013 – 2014

Sở GD

B

2014 – 2015

Sở GD


B

2015 – 2016

Sở GD

C

2016 – 2017

Sở GD

B

2017 – 2018

Sở GD

B

2018– 2019



×