Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Nghiên cứu nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ vận động viên cờ vua cấp 1 và kiện tướng việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.16 KB, 32 trang )

1

A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN.
1. MỞ ĐẦU
Khai cuộc là giai đoạn bắt đầu ván đấu, có ảnh hưởng quyết định tới
kết quả một ván đấu cờ vua. Việc thường xuyên cập nhật những thông tin
mới về khai cuộc sẽ giúp ích cho các HLV và các VĐV có cách tiếp cận
tốt hơn để thuận lợi cho công tác huấn luyện và tập luyện chuẩn bị cho thi
đấu.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu xây dựng nội dung huấn luyện khai cuộc
cho VĐV cờ vua đặc biệt là nữ VĐV có đẳng cấp lại chưa được quan tâm
đúng mức.
Nội dung huấn luyện khai cuộc đã được trình bày cụ thể trong các
chương trình đào tạo VĐV cờ vua các cấp, song đó mới chỉ là phần
“cứng”, nhằm trang bị cho VĐV kiến thức cơ bản về khai cuộc cũng như
các hệ thống khai cuộc mà chưa quan tâm tới những yếu tố phần “mềm”
như: sự thay đổi của các phương án khai cuộc; sự thay đổi về xu hướng sử
dụng khai cuộc của các VĐV cờ vua trên thế giới; đặc điểm trình độ huấn
luyện của VĐV; đặc điểm sở trường, phong cách của VĐV ...Vì vậy, việc
xây dựng nội dung huấn luyện khai cuộc cho VĐV đẳng cấp cao (cấp I và
kiện tướng) đảm bảo các điều kiện trên có vai trò quyết định tới thành tích
và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển thành tích thể thao của VĐV
cờ vua.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ vận động
viên cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam”.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp những cơ sở lý luận và thực tiễn, luận
án tiến hành đánh giá thực trạng công tác huấn luyện khai cuộc của nữ
VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng, từ đó lựa chọn và ứng dụng nội dung
huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cấp I và kiện tướng, góp phần nâng cao


chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo VĐV cờ vua.
Mục tiêu nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án đã giải quyết 3 mục tiêu
sau:
Mục tiêu 1: Thực trạng công tác huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV
cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam.
Mục tiêu 2: Xây dựng nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV
cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam.


2

Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của nội dung huấn luyện
khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam.
Giả thuyết khoa học
Giả thuyết rằng, thực trạng công tác huấn luyện nữ VĐV Cờ Vua cấp
I và kiện tướng còn tồn tại nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến thành tích của
VĐV và hiệu quả công tác huấn luyện, trong đó nguyên nhân cơ bản là
việc lựa chọn và sử dụng nội dung huấn luyện khai cuộc cho VĐV chưa
thực sự phù hợp và hiệu quả. Vì vậy, nếu lựa chọn và ứng dụng nội dung
huấn luyện khai cuộc khoa học, phù hợp đặc điểm đối tượng sẽ góp phần
nâng cao trình độ và thành tích của VĐV.
2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Từ việc đánh giá thực trạng công tác huấn luyện khai cuộc cho VĐV
cờ vua, luận án đã xây dựng được nội dung huấn luyện khai cuộc nhằm
khắc phục các hạn chế và làm phong phú vốn khai cuộc phù hợp đặc điểm
cá nhân và xu hướng sử dụng khai cuộc của VĐV; Việc ứng dụng và đánh
giá hiệu quả của nội dung huấn luyện khai cuộc bước đầu khẳng định được
tính hiệu quả sau 12 tháng thực nghiệm thông các chỉ tiêu: Nhịp tăng
trưởng của các test có sự khác biệt có ý nghĩa; không còn VĐV xếp loại

năng lực khai cuộc yếu và kém; các sai lầm trong khai cuộc giảm mạnh và
có sự khác biệt ở ngưỡng P< 0,01; VĐV khắc phục được điểm yếu trong
khai cuộc, nâng cao vốn khai cuộc và hiệu quả thi đấu.
3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trong 146 trang bao gồm: Phần mở đầu (05
trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (45 trang); Chương 2:
Đối tượng, Phương pháp và Tổ chức nghiên cứu (11 trang); Chương 3: Kết
quả nghiên cứu và Bàn luận kết quả nghiên cứu (83 trang); phần Kết luận
và Kiến nghị (02 trang). Trong luận án có 43 biểu bảng, 01 sơ đồ, 10 Biểu
đồ và 11 hình vẽ. Ngoài ra, luận án đã sử dụng 85 tài liệu tham khảo, trong
đó có 59 tài liệu bằng tiếng Việt, 08 tài liệu bằng tiếng Nga, 06 tài liệu
bằng tiếng Anh, 07 tài liệu trên website cùng với 05 phần mềm giảng dạy huấn luyện Cờ Vua trên máy tính.
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm huấn luyện cờ vua hiện đại
Huấn luyện cờ vua hiện đại cần lưu ý các vấn đề: Đặc trưng ván đấu
Cờ vua, đặc điểm trình độ tập luyện của VĐV Cờ vua; đặc điểm phong
cách chơi ; yếu tố quyết định của bán đấu; quy trình và tỷ trọng thời gian
huấn luyện khai cuộc so với các giai đoạn khác của ván cờ.


3

1.2. Các quan điểm nghiên cứu về khai cuộc, nội dung huấn luyện khai
cuộc trong cờ vua, xu hướng sử dụng khai cuộc
Khai cuộc là giai đoạn đầu của ván đấu, tại đây hai bên đều nhanh
chóng phát triển lực lượng sao cho phù hợp với ý đồ chiến lược và chiến
thuật đã định trước trong mỗi dạng thức khai cuộc.
Theo quan điểm chung nhất, khai cuộc là sự tập trung huy động các
quân của hai bên tham chiến. Trong giai đoạn này, cần phải tiến Tốt lên

chiếm giữ trung tâm và tạo không gian để phát triển Tượng và Mã. Sau khi
các quân nhẹ như Tượng và Mã phát triển, thì có thể nhập thành (đưa Vua
vào vị trí an toàn), đưa Xe ra các cột mở. Đến đây, về cơ bản thì lực lượng
hai bên đã phát triển xong.
Dựa vào những nước đi đầu tiên của 2 bên sẽ có 2 cách phân loại
khai cuộc cơ bản:
Theo A. Sokolsky (1981), Đàm Quốc Chính (1999) và Nguyễn
Hồng Dương (2015), khai cuộc được chia thành 3 hệ thống: Hệ thống khai
cuộc thoáng; Hệ thống khai cuộc nửa thoáng; Hệ thống khai cuộc kín.
Theo Yakov Estrin (1985), khai cuộc được chia thành 5 hệ thống:
Hệ thống khai cuộc thoáng; Hệ thống khai cuộc nửa thoáng; Hệ thống khai
cuộc kín; Hệ thống khai cuộc nửa kín; Hệ thống các khai cuộc cánh.
Ngoài ra còn quan điểm khác nhau về vệc phân chia các hệ thống
khai cuộc. Ví dụ hiện nay có quan điểm phân chia nhỏ hơn thành 7 hệ
thống khai cuộc. Theo quan điểm của Bách khoa mở trên Website (chess
opening - Wikipedia) khai cuộc được phân thành: Khai cuộc mở; Khai
cuộc nửa mở; Khai cuộc kín; Khai cuộc hệ thống phòng thủ Ấn Độ; Khai
cuộc nửa kín; Khai cuộc bên cánh; Khai cuộc những nước đi bất thường
của trắng.
Sự phân loại hệ thống khai cuộc chỉ mang tính chất tương đối và
luôn có sự chuyển biến giữa các hệ thống khai cuộc… Đề tài lựa chọn
quan điểm phân loại hệ thống khai cuộc thành 3 hệ thống (hệ thống khai
cuộc thoáng, nửa thoáng và kín) để làm căn cứ lý luận chung nhất, là quan
điểm của tác giả và xuyên suốt quá trình nghiên cứu của đề tài.
Xác định xu hướng và hiệu quả sử dụng khai cuộc luôn là nội dung
quan trọng khi giảng dạy, huấn luyện khai cuộc cho VĐV. Mặc dù có
khách thể nghiên cứu khác với luận án hiện tại, tuy nhiên, những kết luận
rút ra là xu hướng huấn luyện khai cuộc cơ bản được các HLV Việt Nam
hiện đang sử dụng. Luận án tiếp tục triển khai tìm hiểu xu hướng khai cuộc
của khách thể nghiên cứu để từ đó tìm được nội dung khai cuộc chính xác

của khách thể, từ đó nâng cao hiệu quả của huấn luyện khai cuộc.


4

1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu về khai cuộc luôn là chủ đề được các nhà chuyên môn
trong và ngoài nước quan tâm. Các nhà vô địch thế giới, đại kiện tướng
đều có những đóng góp quan trọng vào kho tàng lý luận và thực hành khai
cuộc trong cờ vua.
Tuy vậy, nghiên cứu nội dung huấn luyện khai cuộc cho VĐV, nhất
là VĐV có đẳng cấp lại chưa được quan tâm đúng mức.
1.4. Kết luận chương
Từ kết quả phân tích, tổng hợp các tài liệu chung và chuyên môn có
liên quan cho thấy:
Khai cuộc là giai đoạn đầu của ván đấu, tại đây hai bên đều nhanh
chóng phát triển lực lượng sao cho phù hợp với ý đồ chiến lược và chiến
thuật đã định trước trong mỗi dạng thức khai cuộc. Khai cuộc có ảnh
hưởng quyết định đến chiến lược, chiến thuật các giai đoạn trung cuộc và
tàn cuộc cũng như hiệu quả ván đấu cờ vua.
Sự phân loại hệ thống khai cuộc chỉ mang tính chất tương đối và luôn
có sự chuyển biến giữa các hệ thống khai cuộc… Vì vậy, đề tài lựa chọn
quan điểm phân loại hệ thống khai cuộc thành 3 hệ thống (hệ thống khai
cuộc thoáng, nửa thoáng và kín) để làm căn cứ lý luận chung nhất, là quan
điểm của tác giả và xuyên suốt quá trình nghiên cứu của đề tài.
Nội dung khai cuộc chính là các phương án, hệ thống khai cuộc cần
trang bị, huấn luyện cho VĐV cờ vua. Để xác định được chính xác nội
dung khai cuộc cho từng VĐV cần lưu ý các yếu tố sau:
Xác định được xu hướng sử dụng khai cuộc của các VĐV; Xác định
được đặc điểm phong cách chơi của VĐV;

Yếu tố quyết định của ván đấu, đặc điểm của đối thủ cụ thể (đây là
trường hợp không phổ biến, mang tính cụ thể, chi tiết nhưng đóng vai trò
quan trọng trong các giải đấu, đặc biệt ở các ván đấu cuối cùng).
Nội dung huấn luyện khai cuộc bao gồm: Nội dung khai cuộc được
chọn lựa; Quy trình huấn luyện nội dung khai cuộc; Tỷ trọng thời gian
huấn luyện khai cuộc so với các nội dung huấn luyện khác.
Huấn luyện khai cuộc là nội dung quan trọng trong quá trình huấn
luyện VĐV cờ vua; đẳng cấp VĐV càng cao, ý nghĩa và thời lượng dành
cho huấn luyện khai cuộc càng lớn. Đặc biệt, đối với VĐV đẳng cấp cao,
đẳng cấp quốc tế, huấn luyện khai cuộc chiếm phần lớn thời gian huấn
luyện chuyên môn của VĐV.


5

Chương 2.
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung huấn luyện khai cuộc
cho VĐV Cờ Vua cấp I và kiện tướng.
2.1.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể kiểm tra lựa chọn test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
năng lực khai cuộc: 12 nữ VĐV cấp I và 15 nữ VĐV kiện tướng thuộc các
tỉnh, thành miền Bắc.
Khách thể tham gia kiểm tra, đánh giá thực trạng năng lực khai cuộc:
12 nữ VĐV Cờ Vua cấp I (thuộc bộ môn Cờ sở Văn hóa và Thể thao Hà
Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang); 07 nữ VĐV kiện tướng (thuộc Bộ môn Cờ
trung tâm Huấn luyện và Đào tạo VĐV tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh).
Khách thể tham gia thực nghiệm sư phạm: 06 nữ VĐV Cờ Vua cấp I

(thuộc bộ môn Cờ sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội); 06 nữ VĐV kiện
tướng (thuộc Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo VĐV tỉnh Bắc Giang).
Đối tượng phỏng vấn: 45 giảng viên, HLV cờ vua, VĐV có đẳng cấp
quốc gia, quốc tế môn cờ vua.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phân tích và
tổng hợp tài liệu; phỏng vấn, tọa đàm; kiểm tra tâm lý; kiểm tra sư phạm;
quan sát sư phạm; thực nghiệm sư phạm; toán học thống kê.
2.3. Tổ chức nghiên cứu
2.3.1. Phạm vi nghiên cứu
Xác định đặc điểm và xây dựng nội dung huấn luyện khai cuộc cho
nữ vận động viên Cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam.
2.3.2. Thời gian nghiên cứu:
Luận án được nghiên cứu từ tháng 8/2014 – 12/2018.
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu tại Viện Khoa học Thể dục thể thao,
Trung tâm Huấn luyện và đào tạo VĐV tỉnh Bắc Giang và bộ môn Cờ sở
Văn hoá và Thể thao Hà Nội và một số trung tâm cờ Vua mạnh tại miền
Bắc Việt Nam.


6

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thực trạng công tác huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cờ
vua cấp I và kiện tướng Việt Nam
3.1.1. Thực trạng chương trình và nội dung huấn luyện cho nữ
VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam
3.1.1.1. Thực trạng chương trình huấn luyện nữ VĐV cờ vua cấp I và
kiện tướng Việt Nam

Thực trạng chương trình huấn luyện nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện
tướng được như trình bày tại bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thực trạng chương trình huấn luyện nữ VĐV cờ vua cấp I và
kiện tướng Việt Nam
Nội dung

Số giờ

Tỷ lệ

Số giờ

Tỷ lệ

70

8.97

75

10.0

60

8.33

100

12.82


80

10.67

80

11.11

80

11.54

70

9.33

70

9.72

Khai cuộc

60

7.69

80

10.67


70

9.72

Trung cuộc

80

10.26

90

12.0

80

11.11

Tàn cuộc

70

7.69

70

9.33

70


9.72

85

10.90

80

10.67

100

13.89

Khai cuộc

55

7.05

55

7.33

60

8.33

Trung cuộc


100

12.82

80

10.67

60

8.33

Tàn cuộc

80

10.26

70

9.33

70

9.72

Đấu tập
Phân
tích


Thể lực chung


Hà Nội

Tỷ lệ


Trung cuộc
THUYẾT
Tàn cuộc

THỰC
HÀNH

Quảng Ninh

Số giờ

Khai cuộc

Bài
tập

Bắc Giang

Tập sau các buổi huấn luyện buổi chiều
780

100


750

100

720

100

Từ kết quả tại bảng 3.1. cho thấy:
Tổng số giờ tập luyện trong năm của 3 đơn vị nhìn chung tương
đương nhau, trong đó số giờ huấn luyện trong năm của Bắc Giang là cao
nhất (với 780 giờ), tiếp đến là Quảng Ninh (với 750 giờ) và thấp nhất là
Hà Nội (với 720 giờ).
Trong phân phối chương trình của cả 3 đơn vị, số giờ dành cho huấn
luyện trung cuộc đều chiếm tỷ lệ cao nhất (từ 30.56% đến 35.90%), trong
đó Bắc Giang là địa phương có số giờ dành cho huấn luyện trung cuộc cao
nhất (chiếm 35.90%) và Hà Nội có số giờ dành cho huấn luyện trung cuộc


7

thấp nhất (chiếm 30.56%). Tiếp đó là đến số giờ dành cho huấn luyện tàn
cuộc và thấp nhất là số giờ dành cho huấn luyện khai cuộc (không tính số
giờ dành cho đấu tập).
Về số giờ dành cho huấn luyện khai cuộc, Quảng Ninh là đơn vị có
số giờ cao nhất (chiếm 28.0%), tiếp đó là Hà Nội (chiếm 26.39%) và thấp
nhất là Bắc Giang (chiếm 23.72%).
Trong chương trình huấn luyện của cả 3 đơn vị, đều chưa phân biệt
rõ chương trình huấn luyện cho nữ VĐV cấp I và kiện tướng (hiện tại dùng

chung cho cả cấp I và kiện tướng).
3.1.1.2. Thực trạng phân bổ thời lượng trong quy trình huấn luyện
khai cuộc
Thực trạng phân bổ thời lượng trong quy trình huấn luyện khai cuộc
cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam được trình bày tại bảng
3.2.
Bảng 3.2. Thực trạng phân bổ thời lượng trong quy trình huấn luyện
khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam
Bắc Giang
TT
1
2

3
4

5

6
7
8

Quảng Ninh

Hà Nội

Nội dung
Trang bị các nguyên tắc cơ
bản
Huấn luyện kỹ năng phát

hiện các sai lầm và nâng
cao kỹ năng xử lý ưu thế
trong khai cuộc
Trang bị các sơ đồ khai
cuộc sở trường cho VĐV
Trang bị các ý đồ chiến
thuật, chiến lược của khai
cuộc
Xác định hiệu quả sơ đồ
khai cuộc hoặc của các
phương án trong khai cuộc
Ứng dụng khai cuộc vào
tập luyện và thi đấu
Phân tích ván đấu
Nghiên cứu đối thủ và sơ
đồ chơi của đối thủ


Số giờ

Tỷ lệ

Số giờ

Tỷ lệ

Số giờ

Tỷ lệ


-

-

-

-

-

-

11

5.94

15

7.14

12

6.32

50

27.03

55


26.19

50

26.32

10

5.41

15

7.14

12

6.32

10

5.41

14

6.67

12

6.32


50

27.03

55

26.19

50

26.32

27

14.59

28

13.3

27

14.1

27

14.59

28


13.3

27

14.1

185

100

210

100

190

100


8

Từ kết quả tại bảng 3.2 cho thấy:
Với tổng số giờ dành cho huấn luyện khai cuộc, ở cả 3 đơn vị đều
dành tỷ trọng thời gian nhiều nhất cho nội dung: Trang bị các sơ đồ khai
cuộc sở trường cho VĐV và Ứng dụng khai cuộc vào tập luyện và thi đấu
(hai nội dung này có tỷ trọng tương đương nhau, từ 26.19 đến 27.03%),
trong đó cao nhất là Bắc Giang và thấp nhất là Quảng Ninh. Tiếp đó là đến
các nội dung: Phân tích ván đấu, Nghiên cứu đối thủ và sơ đồ chơi của đối
thủ…
Nội dung trong quy trình huấn luyện khai cuộc ở cả 3 đơn vị đều

không phân bổ thời gian là Trang bị các nguyên tắc cơ bản. Nội dung có tỷ
trọng thời gian thấp nhất là Huấn luyện kỹ năng phát hiện các sai lầm và
nâng cao kỹ năng xử lý ưu thế trong khai cuộc (chiếm từ 5.94 đến 7.14%).
Tương tự như chương trình huấn luyện tổng thể, phân bổ thời lượng
trong quy trình huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cũng không xác
định rõ ràng giữa cấp I và kiện tướng (cả 2 đối tượng đều có phân bổ thời
lượng giống nhau trong quy trình huấn luyện khai cuộc).
3.1.2. Xác định tiêu chí và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực
khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam
3.1.2.1. Xác định tiêu chí đánh giá năng lực khai cuộc của nữ VĐV
đẳng cấp cao
Đề tài đã tiến hành phỏng vấn các giáo viên, HLV, các VĐV cờ vua
đang trực tiếp giảng dạy, huấn luyện cờ vua trên toàn quốc. Kết quả phỏng
vấn thu đã xác định được 04 tiêu chí đánh giá năng lực khai cuộc cho nữ
VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng là:
Sử dụng các test sư phạm;
Sử dụng các test tâm lý;
Số lượng sai lầm trong khai cuộc;
Xu hướng sử dụng khai cuộc trong thi đấu.
3.1.2.2. Lựa chọn test đánh giá năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ
vua cấp I và kiện tướng Việt Nam
Thông qua phân tích, tổng hợp các tài liệu chuyên môn, qua phỏng
vấn và xác định tính thông báo, độ tin cậy của các test, đề tài đã lựa chọn
được các test sau để đánh giá năng lực khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I
và kiện tướng, cụ thể:
Cấp I: 07 test
Các test tâm lý:
Cộng trừ số học (l/2 min); Vòng hở Landolt (bis/s); Cảm giác thời



9

gian (s).
Các test sư phạm:
Trí nhớ thực hành (đ); Xử lý ưu thế trong khai cuộc (đ); Lập kế
hoạch theo khai cuộc (đ); Tính toán (đ).
Kiện tướng: 08 test
Các test tâm lý:
Cộng trừ số học (l/2 min); Vòng hở Landolt (bis/s); Cảm giác thời
gian (s);
Các test sư phạm:
Trí nhớ thực hành (đ); Xử lý ưu thế trong khai cuộc (đ); Chuyển đổi
khai cuộc (đ); Lập kế hoạch theo khai cuộc (đ); Tính toán (đ).
3.1.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn các test đánh giá năng lực khai cuộc
của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng
Nhằm xác định các cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chuẩn các test
đánh giá cho VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng, đề tài đã tiến hành kiểm tra
so sánh kết quả kiểm tra giữa nữ VĐV cấp I với kiện tướng.
Từ đó, đề tài phân loại từng chỉ tiêu đánh giá năng lực khai cuộc của
nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng thành 5 mức: Tốt, khá, trung bình,
yếu, kém theo quy tắc 2 xích – ma.
Xây dựng thang điểm đánh giá năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ
vua cấp I và kiện tướng theo thang độ C (thang điểm 10).
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp các test đánh giá năng lực
khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng theo 5 mức: Tốt, khá,
trung bình, yếu và kém và khoảng cách giữa các mức là:
Cấp I:
(Xmax – Xmin)/5 = (70 – 7)/5 = 12.6 (đ).
Kiện tướng:
(Xmax – Xmin)/5 = (80 – 8)/5 = 14.4 (đ).

3.1.3. Thực trạng năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và
kiện tướng
3.1.3.1. Thực trạng năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và
kiện tướng qua kết quả kiểm tra các test và tiêu chuẩn tổng hợp các test đã
xây dựng
Đề tài đã tiến hành kiểm tra sư phạm và tâm lý trên trên đối tượng là
nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng ở 2 thời điểm giữa năm và cuối năm
2015.
Kết quả cụ thể được trình bày tại các bảng 3.13 và 3.14.



Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra đánh giá thực trạng năng lực khai cuộc
của nữ VĐV cờ vua cấp I
TT
1
2
3
4
5
6
7

Test
Cộng trừ số học
(l/2 min)
Vòng hở Landolt
(bis/s)
Cảm giác thời
gian (s)

Trí nhớ thực hành
(đ)
Xử lý ưu thế
trong khai cuộc
(đ)
Lập kế hoạch theo
khai cuộc (đ)
Tính toán (đ)

Giữa năm 2015
(n = 12)
x
±

Cuối năm 2015
(n = 12)
x
±

42.08

1.16

42.25

0.75

1.23

0.03


1.24

9.88

0.27

6.97

W (%)

So sánh
t

P

0.1

0.43

>0.05

0.03

0.2

0.82

>0.05


9.81

0.27

0.18

0.64

>0.05

0.18

7.13

0.16

0.57

2.3

<0.05

6.77

0.17

6.8

0.16


0.11

0.45

>0.05

6.5

0.18

6.63

0.17

0.5

1.82

>0.05

6.8

0.19

6.95

0.19

0.55


1.93

>0.05

Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra đánh giá thực trạng năng lực khai cuộc
của nữ VĐV cờ vua kiện tướng
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Test
Cộng trừ số học
(l/2 min)
Vòng hở Landolt
(bis/s)
Cảm giác thời
gian (s)
Trí nhớ thực hành
(đ)
Xử lý ưu thế
trong khai cuộc
(đ)
Chuyển đổi khai
cuộc (đ)

Lập kế hoạch theo
khai cuộc (đ)
Tính toán (đ)

Giữa năm 2015
(n = 7)
x
±

Cuối năm 2015
(n = 7)
x
±

W (%)

So sánh
t

P

48.29

1.25

48.71

0.95

0.22


0.71

>0.05

1.28

0.03

1.3

0.03

0.39

1.25

>0.05

9.7

0.23

9.61

0.2

0.23

0.78


>0.05

7.41

0.17

7.53

0.18

0.4

1.28

>0.05

7.06

0.18

7.2

0.18

0.49

1.46

>0.05


6.84

0.17

7.01

0.17

0.61

1.87

>0.05

6.77

0.17

6.86

0.17

0.33

0.99

>0.05

6.93


0.18

7.13

0.17

0.71

2.14

<0.05


10

Từ kết quả tại bảng 3.13 và 3.14 cho thấy:
- Ở nữ VĐV cờ vua cấp I: nhịp độ tăng trưởng của các test đánh giá
năng lực khai cuộc đạt từ 0.1% đến 0.57%. So sánh kết quả kiểm tra giữa 2
thời điểm, chỉ có1/7 test thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng xác suất P < 0.05, đó là test tính toán. Những test còn lại sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 thời điểm kiểm tra (với P > 0.05).
- Ở nữ VĐV cờ vua kiện tướng: nhịp độ tăng trưởng của các test
đánh giá năng lực khai cuộc đạt từ 0.22% đến 0,71%. So sánh kết quả
kiểm tra giữa 2 thời điểm, chỉ có 1/8 test thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05, đó là các test Tính toán. Những test
còn lại sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 thời điểm kiểm tra
(với P > 0.05).
Đánh giá qua tiêu chuẩn tổng hợp: Kết quả được trình bày tại bảng
3.15.

Bảng 3.15. Đánh giá thực trạng năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ
vua cấp I và kiện tướng qua tiêu chuẩn tổng hợp các test đã xây dựng
TT

Phân loại

Cấp I (n = 12)

Kiện tướng (n = 7)

1

Tốt

1 (8.33%)

1 (14.29%)

2

Khá

2 (16.67%)

2 (28.57%)

3

Trung bình


4 (33.33%)

2 (28.57%)

4

Yếu

3 (25.0%)

1 (14,29%)

5

Kém

2 (16.67%)

1 (14.29%)

Từ kết quả tại bảng 3.15 cho thấy:
Đánh giá thực trạng năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và
kiện tướng qua tiêu chuẩn tổng hợp các test đã xây dựng, tỷ lệ VĐV đạt
mức yếu và kém ở nữ VĐV cấp I là 41,67% (có 5/12 VĐV); ở kiện tướng
là 2/7 VĐV chiếm tỷ lệ 28.57%).
3.1.3.2. Đánh giá thực trạng năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua
cấp I và kiện tướng qua số lượng sai lầm trong khai cuộc
Đề tài đã sử dụng chương trình cờ vua Stockfish để phân tích các ván
đấu của các VĐV tại các giải quốc gia năm 2014 và 2015.
Kết quả cụ thể như trình bày tại bảng 3.16.



11

Bảng 3.16. Thống kê số lượng sai lầm của nữ VĐV cờ vua cấp I và
kiện tướng Việt Nam tại các giải toàn quốc giai đoạn 2014 – 2015
Hệ thống khai cuộc
∑ván đấu
Sai lầm (số
lượng – tỷ lệ)
∑ván đấu
Khai cuộc
Sai lầm (số
nửa thoáng
lượng – tỷ lệ)
∑ván đấu
Khai cuộc
Sai lầm (số
kín
lượng – tỷ lệ)
Trung bình
Khai cuộc
thoáng

Năm 2014
Cấp I
KT
(n= 84)
(n= 176)
7

6
2
1
(28.57%) (16.67%)
20
43
4
5
(20.0%)
(11.63%)
57
127
11
14
(19.30%) (11.02%)
20.24%
11.36%

Năm 2015
Cấp I
KT
(n= 86)
(n= 71)
10
1
3
1
(30.0%)
(100%)
14

13
4
2
(28.57%) (15.38%)
62
57
13
7
(20.97%) (12.28%)
23.26%
12,67%

Từ kết quả tại bảng 3.16 cho thấy:
Khi chơi với hệ thống khai cuộc khác nhau, tỷ lệ sai lầm của nữ
VĐV cũng khác nhau; Tỷ lệ sai lầm trong khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp
I cao hơn nữ VĐV kiện tướng.
3.1.3.3. Thực trạng xu hướng sử dụng khai cuộc trong thi đấu của nữ
VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam
Thực trạng xu hướng sử dụng khai cuộc của nữ VĐV cờ vua tại
các giải quốc tế:
Trong các hệ thống khai cuộc được sử dụng, hệ thống khai cuộc kín
được các VĐV sử dụng nhiều nhất (khu vực 3.3 năm 2015: 58 ván, chiếm tỷ
lệ 64.44%; vô địch châu Á 2014: 75 ván, chiếm tỷ lệ 53.19% và vô địch thế
giới nữ 2015: 137 ván, chiếm tỷ lệ 64.85%), hệ thống khai cuộc thoáng được
sử dụng ít nhất (từ 2.22% - 9.94%).
Ở các dạng thức khai cuộc, các khai cuộc được sử dụng nhiều là: Phòng
thủ Xixilia, các dạng khai cuộc Tốt hậu.
Về hiệu quả sử dụng khai cuộc: Bên Trắng (bên đi trước) có tỷ lệ thắng
cao nhất (chiếm 34.65% tại giải vô địch thế giới nữ năm 2015; chiếm 41.84%
tại giải vô địch châu Á 2014 và cao nhất là giải vô địch khu vực 3.3 năm 2015

đạt 48.89%); sau đó là hòa cờ (chiếm 27.78% tại giải vô địch khu vực 3.3 năm
2015; chiếm 33.33% tại giải vô địch châu Á 2014 và cao nhất là 42.57% tại
giải vô địch thế giới nữ năm 2015) và thấp nhất là bên Đen (bên đi sau) thắng
cờ (chiếm 22.77% tại giải vô địch thế giới nữ năm 2015; chiếm 23.33% tại
giải vô địch khu vực 3.3 năm 2015 và cao nhất là giải vô địch châu Á 2014 đạt
24.82%).


12

Thực trạng xu hướng sử dụng khai cuộc của nữ VĐV cờ vua Việt
Nam tại các giải quốc gia
Các nữ VĐV cờ vua trong nước sử dụng khai cuộc cũng thống nhất với
các VĐV thế giới, khai cuộc kín được sử dụng nhiều nhất (từ 72.16% 80.28% ở nữ VĐV kiện tướng và từ 67.86% - 72.09% ở nữ VĐV cấp I) và
khai cuộc thoáng được sử dụng ít nhất (từ 1.41% - 3.41% ở nữ VĐV kiện
tướng và từ 8.33% - 11.63% ở nữ VĐV cấp I). Trong các dạng thức khai cuộc
cụ thể, khai cuộc phòng thủ Xixilia vẫn là dạng khai cuộc được sử dụng nhiều
nhất.
Về hiệu quả sử dụng khai cuộc:
Ở nữ VĐV kiện tướng: Bên Đen (bên đi sau) có tỷ lệ thắng cao nhất (từ
38.03% - 46.02%), sau đó là Trắng thắng và tỷ lệ thấp nhất là hòa cờ (từ
17.05% - 30.99%).
Ở nữ VĐV cấp I: Bên Đen (bên đi sau) có tỷ lệ thắng cao nhất (từ
40.70% - 42.86%), sau đó là bên Trắng thắng và tỷ lệ thấp nhất là hòa cờ (từ
22.62% - 25.58%).
3.1.4. Bàn luận về thực trạng công tác huấn luyện khai cuộc cho
nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng Việt Nam
3.1.4.1. Về thực trạng chương trình và nội dung huấn luyện cho nữ
Về thực trạng chương trình huấn luyện
Chương trình và nội dung huấn luyện khai cuộc chưa có sự phân

định rõ ràng giữa VĐV cấp I và VĐV kiện tướng là không hợp lý. Mỗi
đẳng cấp có mục đích, yêu cầu khác nhau, vì vậy, chương trình, nội dung
huấn luyện khai cuộc phải thể hiện rõ sự khác biệt cả về nội dung và thời
lượng các nội dung huấn luyện giữa 2 đối tượng này.
Về thực trạng phân bổ thời lượng trong quy trình huấn luyện khai
cuộc
Thời lượng dành cho huấn luyện khai cuộc cũng như các bước trong
quy trình huấn luyện khai cuộc chưa có sự phân định rõ giữa cấp I và kiện
tướng là không hợp lý.
3.1.3.4. Về xác định tiêu chí và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng
lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng
Về xác định tiêu chí đánh giá năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ
vua cấp I và kiện tướng
Kết quả phỏng vấn cho thấy, trong 06 tiêu chí đưa ra, chỉ có 04 tiêu
chí được đa số ý kiến lựa chọn, đó là: qua các test tâm lý, các test sư phạm
(chuyên môn), qua xu hướng và hiệu quả sử dụng khai cuộc và qua số


13

lượng sai lầm trong khai cuộc.
Về lựa chọn test đánh giá năng lực khai cuộc
Qua xác định tính khả thi, tính thông báo và độ tin cậy của các test,
đề tài đã chọn được 07 test ở nữ VĐV cấp I và 08 test ở nữ VĐV kiện
tướng để kiểm tra, đánh giá năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I
và kiện tướng.
Các test này có sự thống nhất với các kết quả nghiên cứu của các tác
giả trong và ngoài nước khác Đàm Quốc Chính (1999), Đặng Văn Dũng
(2000; 2006), Nguyễn Hồng Dương (2008, 2015), Hà Minh Dịu (2015),
Nguyễn Hải Bằng (2017), Trần Văn Trường.

Về xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
Kết quả kiểm tra cả 7 test ở cả nữ VĐV cấp I và 08 test ở nữ VĐV
kiện tướng đều phân phối chuẩn, số trung bình đảm bảo tính đại diện cho
tập hợp mẫu, có thể sử dụng để xây dựng tiêu chuẩn. Việc xây dựng tiêu
chuẩn cũng cần tiến hành riêng cho từng độ đẳng cấp kết quả kiểm tra của
cấp I và kiện tướng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0.05.
Từ đó đề tài đã tiến hành xây dựng tiêu chuẩn phân loại các, bảng
điểm và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ
vua cấp I và kiện tướng đảm bảo khoa học, chính xác và thuận lợi sử dụng
trong thực tiễn công tác huấn luyện.
3.1.3.5. Về thực trạng năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện
tướng
Về thực trạng năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và
kiện tướng qua tiêu chuẩn đã xây dựng
Sau 6 tháng huấn luyện, nhịp độ tăng trưởng của các test ở cả nữ
VĐV cấp I và kiện tướng nhìn chung không cao, đặc biệt là ở các test sư
phạm (chuyên môn). Qua so sánh bằng chỉ số t – student cho thấy, sự khác
biệt của kết quả kiểm tra sau 6 tháng huấn luyện còn có 3/7 test ở nữ VĐV
cấp I và 4/8 test ở nữ VĐV kiện tướng chưa thể hiện sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê.
Kết quả trên cho thấy, sau 6 tháng huấn luyện, sự tăng trưởng (phát
triển) về năng lực khai cuộc của nữ VĐV cấp I và kiện tướng chưa tốt.
Qua đối chiếu kết quả quả kiểm tra của nữ VĐV cấp I và kiện tướng
với tiêu chuẩn đã xây dựng (bảng 3.15) cho thấy, tỷ lệ VĐV đạt loại yếu,
kém còn khá cao (cấp I tỷ lệ VĐV đạt loại yếu, kém là 33.33% và kiện
tướng tỷ lệ xếp loại yếu chiếm 28.57% ).
Về thực trạng năng lực khai cuộc của nữ VĐV cờ vua cấp I và
kiện tướng qua số lượng sai lầm trong khai cuộc



14

Số lượng nước đi sai lầm trong khai cuộc xuất hiện nhiều khi các
VĐV sử dụng hệ thống khai cuộc thoáng và nửa thoáng cho thấy, các
HLV mới chỉ chú trọng huấn luyện, trang bị cho VĐV hệ thống khai
cuộc kín. Tỷ lệ sai lầm trong khai cuộc khá cao, chứng tỏ công tác huấn
luyện khai cuộc cho nữ VĐV cấp I và kiện tướng chưa được làm tốt,
VĐV mắc nhiều lỗi (sai lầm) trong khai cuộc, ảnh hưởng đến kết quả
ván đấu và thành tích thi đấu của VĐV.
Về thực trạng xu hướng sử dụng khai cuộc của nữ VĐV cờ vua
Qua so sánh với kết quả sử dụng khai cuộc của các nữ VĐV tại các
giải quốc tế cho thấy:
Công tác huấn luyện khai cuộc đang có những hạn chế lớn, mặc dù
thực tiễn thi đấu, hệ thống khai cuộc thoáng và nửa thoáng được ít sử
dụng hơn so với hệ thống hai cuộc kín, song lý luận và thực tiễn môn cờ
vua đã chỉ ra hiệu quả của hệ thống khai cuộc thoáng và nửa thoáng tới
sự phát triển trình độ cũng như hoàn thiện thành tích của VĐV cờ vua
trong các giai đoạn huấn luyện tiếp theo.
3.2. Xây dựng nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cờ
vua cấp I và kiện tướng Việt Nam
3.2.1. Xác định nội dung khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I và
kiện tướng Việt Nam
3.2.1.1. Căn cứ xác định nội dung khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua
cấp 1 và kiện tướng.
Để xác định nội dung huấn luyện cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện
tướng, đề tài đã căn cứ vào:
Căn cứ vào lý luận huấn luyện khai cuộc; Căn cứ vào đặc điểm các
dạng thức khai cuộc; Căn cứ xu hướng, hiệu quả sử dụng khai cuộc của
các nữ VĐV; Căn cứ vào xu hướng phong cách chơi trong khai cuộc nói
riêng trong ván đấu nói chung của VĐV.

3.2.1.2. Xác định nội dung khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I và
kiện tướng
Từ những căn cứ xác định nội dung khai cuộc cho đối tượng là nữ
VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng, đề tài đã xác định cụ thể nội dung khai
cuộc cho đối tượng này theo các bước sau:
Xác định đặc điểm về VĐV, gồm có phong cách chơi, ưu điểm và
nhược điểm; Xác định định hướng nội dung khai cuộc cho từng VĐV;
Xác định nội dung khai cuộc.
Kết quả như trình bày tại bảng 3.22.


Bảng 3.22. Xác định nội dung khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng
Đẳng
cấp

VĐV

Đặc điểm

N01

- Phong cách chơi: Có xu hướng thiên về
lối chơi phối hợp
- Ưu điểm: Mạnh về chiến thuật, xử lý tốt
các phương án phức tạp, nhiều yếu tố
chiến thuật.
- Nhược điểm: Xử lý chưa tốt các ván cờ
có lối chơi thế trận, đặc biệt các ván cờ
đơn giản, thoáng và ít vấn đề chiến thuật.


Kiện
tướng

N02

- Phong cách chơi: Là VĐV có tư duy thế
trận chặt chẽ nhưng cũng có khả năng
chơi các thế cờ phức tạp. Tuy nhiên phần
mạnh của VĐV này vẫn thiên hướng về
lối chơi phối hợp
- Ưu điểm: Mạnh về chiến thuật, xử lý tốt
các phương án phức tạp, nhiều yếu tố
chiến thuật.
Biết cách xử lý tinh tế kể cả các trường
hợp đơn giản, đòi hỏi tư duy thế trận tốt.
- Nhược điểm: Ỷ lại việc có tư duy, kỹ
thuật tốt nên có biểu hiện của việc ngại
nghiên cứu Khai cuộc. Sử dụng các hệ
thống khai cuộc đơn giản, ít phải nghiên
cứu, học tập, tìm tòi.

Định hướng nội dung khai
cuộc
- Lựa chọn các phương án khai
cuộc có nhiều yếu tố chiến thuật
để phát huy điểm mạnh.
- Cần nghiên cứu thêm các
phương án khai cuộc có thế trận
đơn giản vận chuyển thế trận,
chiến lược để hoàn thiện điểm

yếu.
- Yêu cầu nghiên cứu nhiều hơn
các dạng thức khai cuộc để đa
dạng cách chơi và phát huy được
tư duy vượt trội về cả 2 mặt
chiến thuật và chiến lược của
VĐV;
- Tăng cường thêm thời gian
nghiên cứu Khai cuộc, nghiên
cứu các ván đấu mẫu của VĐV
hàng đầu thế giới để hoàn thiện
trình độ.

Nội dung khai cuộc
- Cầm Trắng: Tiếp tục sử dụng hệ thống khai cuộc kín, hoàn
thiện cách đánh trong các thế trận đơn giản của các khai
cuộc tốt hậu (A40-A50, D00-D05, D10 –D19);
- Cầm Đen:
+ Chống e4 tiếp tục hoàn thiện Phòng thủ scandinavi,
xixilia;
+ Chống d4,c4, Mf3: tiếp tục hoàn thiện các phương án vận
chuyển thế trận và xử lý tinh tế trong các thế cờ ít vấn đề:
Khai cuộc tốt cánh hậu, slavo.
- Cầm Trắng: Ngoài việc hoàn thiện khai cuộc tốt hậu (A40A50) và (D00-D05) quen thuộc cần nghiên cứu thêm các
hệ thống khai cuộc phức tạp Nhimzovich, Ấn Độ cổ và
gambit hậu. Những hệ thống khai cuộc này khiến các VĐV
mạnh khác phải gặp bất ngờ trước lối chơi phong phú, đa
dạng của VĐV này.
- Cầm Đen:
+ Chống e4: Cần nghiên cứu thêm hệ thống khai cuộc Pháp

bên cạnh hệ thống khai cuộc Xixilia
+ Chống d4,c4, Mf3:: Nghiên cứu sâu 3 hệ thống khai cuộc:
Ấn Độ Cổ (E9) và Nhimzovich (E41) và Gambit hậu chấp
nhận. Đa dạng cách chơi và đi vào sâu các phương án phức
tạp đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng và chuẩn xác.


N03

N04

N05

- Phong cách chơi: Thiên về lối chơi thế
trận
- Ưu điểm: Xử lý tốt các ván cờ kín, tư
duy thế trận tốt.
- Nhược điểm: Hay sót chiến thuật. Chưa
xử lý tốt các ván cờ có vấn đề hoặc các
thế đòi hỏi tính toán chính xác, phức tạp.

- Hoàn thiện các phương án
khai cuộc có xu hướng lối chơi
thế trận.
- Không dùng cho thi đấu nhưng
cần áp dụng một số dạng thức
khai cuộc phức tạp trong đấu tập
để khắc phục điểm yếu.

Là VĐV có đặc điểm và phong cách chơi

khá giống VĐV thứ 3
- Phong cách chơi: Thiên về lối chơi thế
trận
- Ưu điểm: Xử lý tốt các ván cờ kín, tư
duy thế trận tốt.
- Nhược điểm: Hay sót chiến thuật. Chưa
xử lý tốt các ván cờ có vấn đề hoặc các
thế đòi hỏi tính toán chính xác, phức tạp

- Hoàn thiện các phương án
khai cuộc có xu hướng lối chơi
thế trận.
- Không dùng cho thi đấu nhưng
cần áp dụng một số dạng thức
khai cuộc phức tạp trong đấu tập
để khắc phục điểm yếu.

Là VĐV có phẩm chất xuất sắc gần giống
VĐV thứ 2. Có tư duy thế trận tốt nhưng
vẫn chơi khá tốt ở các thế trận phức tạp
đòi hỏi chiến thuật cao. Tuy nhiên, xu
hướng của VĐV này vẫn thiên về lối chơi
thế trận.

- Yêu cầu nghiên cứu nhiều hơn
các dạng thức khai cuộc để đa
dạng cách chơi và phát huy được
tư duy vượt trội về cả 2 mặt
chiến thuật và chiến lược của
VĐV;


- Cầm Trắng: Hoàn thiện các khai cuộc có xu hướng lối
chơi thế trận. (Khai cuộc Anh, Khai cuộc tốt cánh hậu).
Tuy nhiên, khi đấu tập HLV phải đưa thêm các dạng thức
khai cuộc phức tạp yêu cầu VĐV này xử lý để sửa chữa
điểm yếu trong lối chơi phối hợp;
- Cầm Đen:
+ Chống e4: Hoàn thiện hệ thống khai cuộc Karo-can (B10B19) – lựa chọn các biến thế đơn giản, thế trận và cân bằng.
+ Chống d4,c4, Mf3:: Hoàn thiện các hệ thống khai cuộc tốt
Hậu (A40-A50) và (D00-D05).
- Cầm Trắng: Hoàn thiện các khai cuộc có xu hướng lối
chơi thế trận. (Khai cuộc Anh, Khai cuộc tốt cánh hậu).
Tuy nhiên, khi đấu tập HLV phải đưa thêm các dạng thức
khai cuộc phức tạp yêu cầu VĐV này xử lý để sửa chữa
điểm yếu trong lối chơi phối hợp;
+ Chống e4: Hoàn thiện hệ thống khai cuộc Xixilia (hệ
thống VĐV này chọn lựa trước khi thực nghiệm – hệ thống
chưa đạt hiệu quả cao). Cần hoàn thiện thêm khai cuộc
Karo-can cho phù hợp với phong cách chơi.
+ Chống d4,c4, Mf3:: Hoàn thiện các hệ thống khai cuộc tốt
Hậu (A40-A50) và (D00-D05).
- Cầm Trắng: Ngoài việc hoàn thiện khai cuộc tốt hậu (A40A50) và (D00-D05) quen thuộc cần nghiên cứu thêm các
hệ thống khai cuộc phức tạp Nhimzovich, Ấn Độ cổ và
gambit hậu. Những hệ thống khai cuộc này khiến các VĐV
mạnh khác phải gặp bất ngờ trước lối chơi phong phú, đa
dạng của VĐV này.


N06


Cấp I

N01

- Ưu điểm:
Biết cách xử lý tinh tế kể cả các trường
hợp đơn giản, đòi hỏi tư duy thế trận tốt.
Tuy nhiên vẫn có khả năng xử lý tốt các
phương án phức tạp, nhiều yếu tố chiến
thuật.
- Nhược điểm: Ỷ lại việc có tư duy, kỹ
thuật tốt nên có biểu hiện của việc ngại
nghiên cứu Khai cuộc. Sử dụng các hệ
thống khai cuộc đơn giản, ít phải nghiên
cứu, học tập, tìm tòi. Đây là một trong
những điểm yếu của VĐV cờ vua Việt
Nam có năng khiếu và tư chất vượt trội –
1 hạn chế chủ yếu là mang tính tâm lý.
Là VĐV có đặc điểm và phong cách chơi
khá giống VĐV thứ 3
- Phong cách chơi: Thiên về lối chơi thế
trận
- Ưu điểm: Xử lý tốt các ván cờ kín, tư
duy thế trận tốt.
- Nhược điểm: Hay sót chiến thuật. Chưa
xử lý tốt các ván cờ có vấn đề hoặc các
thế đòi hỏi tính toán chính xác, phức tạp

- Tăng cường thêm thời gian
nghiên cứu Khai cuộc, nghiên

cứu các ván đấu mẫu của VĐV
hàng đầu thế giới để hoàn thiện
trình độ.

- Hoàn thiện các phương án
khai cuộc có xu hướng lối chơi
thế trận.
- Không dùng cho thi đấu nhưng
cần áp dụng một số dạng thức
khai cuộc phức tạp trong đấu tập
để khắc phục điểm yếu.

- Cầm Đen:
+ Chống e4: Cần nghiên cứu thêm hệ thống khai cuộc Pháp
bên cạnh hệ thống khai cuộc Xixilia
+ Chống d4,c4, Mf3:: Nghiên cứu sâu hơn nữa và đa dạng
hơn ngoài hệ thống khai cuộc Slavo, Gambit hậu tiếp nhận
thì cần nghiên cứu thêm Phòng thủ Hà Lan để phát huy
thêm được lối chơi phối hợp

- Cầm Trắng: Hoàn thiện các khai cuộc có xu hướng lối
chơi thế trận. (Khai cuộc Anh, Khai cuộc tốt cánh hậu).
Tuy nhiên, khi đấu tập HLV phải đưa thêm các dạng thức
khai cuộc phức tạp yêu cầu VĐV này xử lý để sửa chữa
điểm yếu trong lối chơi phối hợp;
+ Chống e4: Hoàn thiện hệ thống khai cuộc scandinavo,
Cần hoàn thiện thêm khai cuộc Karo-can cho phù hợp với
phong cách chơi.
+ Chống d4,c4, Mf3: Hoàn thiện các hệ thống khai cuộc tốt
Hậu (A40-A50) và (D00-D05). Không nên sử dụng nhiều

phương án khai cuộc phức tạp
- Phong cách chơi: lối chơi phối hợp.
- Huấn luyện các phương án - Cầm Trắng: Chơi e4, tiếp tục phát huy điểm mạnh ở dạng
- Ưu điểm: Chơi tốt với hệ thống khai khai cuộc có xu hướng lối chơi thức khai cuộc thoáng và các ván đấu đòi hỏi lối chơi phối


cuộc Thoáng.
phối hợp.
- Hạn chế:
- Bổ sung vốn khai cuộc kín và
Chơi chưa tốt ở khai cuộc kín hoặc các các phương án khai cuộc thiên
phương án kín thiên về chiến lược, thế về thế trận để khắc phục điểm
trận.
yếu.

N02

N03

N04

- Phong cách chơi: lối chơi thế trận.
- Ưu điểm: Chơi tốt Khai cuộc Reti thuộc
hệ thống khai cuộc kín, đòi hỏi nhiều tư
duy thế trận.
- Hạn chế: Vốn khai cuộc chưa phong
phú, chủ yếu sử dụng hệ thống khai cuộc
kín, chơi không tốt ở hệ thống khai cuộc
thoáng.
- Phong cách chơi: lối chơi thế trận.

- Ưu điểm: Chơi tốt Khai cuộc Anh, biết
khá nhiều các hệ thống khai cuộc kín
(Nhimzovich, Hà Lan…)
- Hạn chế: Vốn khai cuộc phong phú
nhưng không sâu. Chưa có Khai cuộc sở
trường

hợp như Khai cuộc Xixilia.
- Cầm Đen:
+ Chống e4: Tiếp tục hoàn thiện các hệ thống khai cuộc
thuộc dạng thức khai cuộc thoáng: Ý, nhưng cần hoàn thiện
thêm 1 số dạng thức khai cuộc nửa kín như Ufimshep,
xixilia.
+ Chống d4,c4, Mf3: Tiếp tục hoàn thiện các phương án
giúp ván cờ thoáng như Khai cuộc tốt hậu nhưng cần xem
thêm Khai cuộc Ấn Độ cổ để đa dạng cách chơi
- Huấn luyện các phương án - Cầm Trắng: Tiếp tục phát huy điểm mạnh ở dạng thức
khai cuộc có xu hướng lối chơi khai cuộc kín đòi hỏi tư duy thế trận như Khai cuộc Reti
thế trận.
- Cầm Đen:
- Bổ sung vốn khai cuộc: + Chống e4: Hoàn thiện khai cuộc Pháp và Karo-can. Lựa
Thoáng và nửa thoáng.
chọn các phương án thiên về vận chuyển thế trận
+ Chống d4,c4, Mf3: Hoàn thiện khai cuộc tốt cánh hậu.

- Cần hoàn thiện, đi sâu vào từng
phương án khai cuộc lựa chọn.
- Bổ sung kiến thức khai cuộc
thoáng, nửa thoáng.


- Cầm Trắng: Tiếp tục phát huy điểm mạnh ở dạng thức
khai cuộc kín đòi hỏi tư duy thế trận như Khai cuộc Anh,
Hà Lan, Nhimzovich
- Cầm Đen:
+ Chống e4: Hoàn thiện khai cuộc Pháp và Karo-can. Lựa
chọn các phương án thiên về vận chuyển thế trận
+ Chống d4,c4, Mf3: Hoàn thiện khai cuộc Grunphen và các
hệ thống Ấn Độ.
- Phong cách chơi: lối chơi phối hợp.
- Huấn luyện các phương án - Cầm Trắng: Hoàn thiện sâu các biến thế của khai cuộc tốt
- Ưu điểm: Là VĐV có tư duy tương đối khai cuộc có xu hướng lối chơi hậu (D00-D05).


N05

N06

tốt cả về thế trận và phối hợp nhưng chơi
tốt hơn ở hệ thống khai cuộc phức tạp, có
nhiều chiến thuật.
- Hạn chế: Ỷ lại việc có tư duy, kỹ thuật
tốt nên có biểu hiện của việc ngại nghiên
cứu Khai cuộc. Chỉ sử dụng 1 dạng khai
cuộc tốt hậu (D00-D05) nhưng lại chưa
chịu nghiên cứu sâu.
- Phong cách chơi: lối chơi thế trận.
- Ưu điểm: Chơi tốt Khai cuộc tốt hậu
thuộc hệ thống khai cuộc kín, đòi hỏi
nhiều tư duy thế trận.
- Hạn chế: Vốn khai cuộc chưa phong

phú, chủ yếu sử dụng khai cuộc tốt Hậu.
Chơi không tốt ở hệ thống khai cuộc
thoáng. Còn sót nhiều chiến thuật trong
các dạng khai cuộc phức tạp.
- Phong cách chơi: lối chơi thế trận.
- Ưu điểm: Hiểu khá rõ dạng thức khai
cuộc tốt hậu. Nghiên cứu sâu và hiểu rõ
thế trận của khai cuộc sử dụng
- Hạn chế: Vốn khai cuộc chưa phong
phú, chủ yếu sử dụng khai cuộc tốt Hậu.
Chơi không tốt ở hệ thống khai cuộc
thoáng. Còn sót nhiều chiến thuật trong
các dạng khai cuộc phức tạp.

phối hợp, phức tạp.
- Bổ sung vốn khai cuộc thiên về
thế trận đơn giản để khắc phục
điểm yếu.

- Cầm Đen:
+ Chống e4: Ngoài việc hoàn thiện phòng thủ Xixilia cần bổ
sung kiến thức Phòng thủ Pháp để tăng tư duy thế trận.
+ Chống d4,c4, Mf3: Hoàn thiện hệ thống phòng thủ Slavo,
Gambit hậu không tiếp nhận.

- Lựa chọn dạng thức khai cuộc
kín, vận chuyển thế trận để phát
huy được thế mạnh trong tư duy
lối chơi thế trận.
- HLV cần đưa thêm các phương

án phức tạp, đa dạng trong hệ
thống tốt hậu để hạn chế điểm
yếu và làm phong phú kiến thức
khai cuộc.
- Huấn luyện các phương án
khai cuộc có xu hướng lối chơi
thế trận.
- Bổ sung vốn khai cuộc:
Thoáng và nửa thoáng.

- Cầm Trắng: Hoàn thiện sâu các biến thế của khai cuộc tốt
hậu (D00-D05).
- Cầm Đen: + Chống e4: Ngoài việc hoàn thiện phòng thủ
Xixilia phương án B30-33 cần nghiên cứu sâu thêm hệ
thống Scheveningen B8 để hiểu sâu cách thức chơi hệ thống
khai cuộc này. Ngoài ra cũng nên hoàn thiện các phương án
mở 1. e4, e5
+ Chống d4,c4, Mf3: Hoàn thiện hệ thống phòng thủ Slavo,
Gambit hậu không tiếp nhận.
- Cầm Trắng: Tiếp tục phát huy điểm mạnh ở dạng thức
khai cuộc kín đòi hỏi tư duy thế trận sâu như khai cuộc tốt
hậu D00-D05. Tuy nhiên cần đa dạng hơn cách chơi để
hoàn thiện
- Cầm Đen: + Chống e4: Hoàn thiện khai cuộc Pháp và
Karo-can. Lựa chọn các phương án thiên về vận chuyển thế
trận; + Chống d4,c4, Mf3: Hoàn thiện khai cuộc tốt cánh
hậu.




15

Nội dung huấn luyện khai cuộc cho từng nữ VĐV cấp I và kiện
tướng được trình bày cụ thể trong luận án.
3.2.2. Xác định thời lượng, quy trình và phân bổ thời lượng trong
quy trình huấn luyện khai cuộc.
3.2.2.1. Xác định thời lượng dành cho huấn luyện khai cuộc
Thời lượng huấn luyện khai cuộc trong kế hoạch huấn luyện năm
giữa cấp I và kiện tướng có sự khác biệt, trong đó tỷ lệ thời lượng dành
cho huấn luyện khai cuộc ở đối tượng kiện tướng cao hơn cấp I. Để xác
định thời lượng dành cho huấn luyện khai cuộc, đề tài đã tiến hành phỏng
vấn các nhà chuyên môn về vấn đề này, kết quả thu được như trình bày tại
bảng 3.23.
Bảng 3.23. Xác định thời lượng dành cho huấn luyện khai cuộc ở nữ
VĐV cấp I và kiện tướng (n = 45)
Cấp I

Kiện tướng

Thời lượng huấn luyện
khai cuộc

n

%

n

%


20% tổng thời gian

0

0

0

0

30% tổng thời gian

6

13.33

0

0

40% tổng thời gian

35

77.78

5

11.11


50% tổng thời gian

4

8.89

36

80.0

60% tổng thời gian

0

4

8.89

70% tổng thời gian

0

0

0

0

Từ kết quả tại bảng 3.23 cho thấy, có sự khác biệt về thời lượng dành
cho huấn luyện khai cuộc giữa cấp I và kiện tướng, cụ thể đa số ý kiến lựa

chọn, cho rằng thời lượng dành cho huấn luyện khai cuộc nên chiếm 40%
tổng thời gian huấn luyện ở VĐV cấp I và 50% tổng thời gian huấn luyện
ở VĐV kiện tướng.
Như vậy, với đối tượng cấp I, tổng số giờ huấn luyện năm là 720 giờ
thì thời lượng dành cho huấn luyện khai cuộc là 288 giờ. Với đối tượng
kiện tướng, tổng số giờ huấn luyện năm là 750 giờ thì thời lượng dành cho
huấn luyện khai cuộc là 375 giờ.
3.2.2.2. Xác định quy trình và phân bổ thời lượng trong quy trình
huấn luyện khai cuộc.


16

Trên cơ sở xác định được nội dung và thời lượng dành cho huấn
luyện khai cuộc cho VĐV cấp I và kiện tướng, đề tài tiến hành xác định
quy trình và phân bổ thời lượng trong quy trình huấn luyện khai cuộc cho
nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng, dựa vào những căn cứ sau:
Căn cứ vào thực tiễn công tác huấn luyện;
Căn cứ quy trình huấn luyện khai cuộc;
Căn cứ đặc điểm trình độ đối tượng nghiên cứu của đề tài là VĐV cờ
vua cấp I và kiện tướng, thuộc giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu,
về cơ bản đã nắm vững các nguyên tắc khai cuộc.
Thời lượng các bước trong quy trình huấn luyện giữa cấp I và kiện
tướng có sự khác biệt, trong đó VĐV kiện tướng dành nhiều thời gian
nghiên cứu khai cuộc cho các bước: Trang bị các sơ đồ khai cuộc sở
trường, Ứng dụng khai cuộc vào tập luyện và thi đấu, Phân tích ván đấu và
Nghiên cứu đối thủ và sơ đồ chơi của đối thủ. Trong khi đó, VĐV cấp I lại
tập có sự phân chia thời lượng đồng đều giữa các bước.
Từ những căn cứ trên, đề tài đã phân bổ thời lượng trong quy trình
huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cấp I và kiện tướng. Kết quả như trình

bày tại bảng 3.24.
Bảng 3.24. Phân bổ thời lượng trong quy trình huấn luyện khai cuộc
cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng
TT

Nội dung

1
2

Trang bị các nguyên tắc cơ bản
Huấn luyện kỹ năng phát hiện
các sai lầm và nâng cao kỹ
năng xử lý ưu thế trong khai
cuộc
Trang bị các sơ đồ khai cuộc
sở trường cho VĐV
Trang bị các ý đồ chiến thuật,
chiến lược của khai cuộc
Xác định hiệu quả sơ đồ khai
cuộc hoặc của các phương án
trong khai cuộc
Ứng dụng khai cuộc vào tập
luyện và thi đấu
Phân tích ván đấu
Nghiên cứu đối thủ và sơ đồ
chơi của đối thủ


3

4
5

6
7
8

Cấp I
Số giờ
Tỷ lệ
-

Kiện tướng
Số giờ
Tỷ lệ
-

40

13.89

20

5.33

40

13.89

80


21.33

48

16.67

30

8.00

20

6.94

20

5.33

60

20.83

80

21.33

40

13.89


80

21.33

40

13.89

65

17.33

288

100

375

100


17

Kết quả phỏng vấn trực tiếp các HLV đang huấn luyện đối tượng dự
kiến tham gia thực nghiệm và chuyên gia của Liên đoàn Cờ Việt Nam đã
cho thấy 100% ý kiến trả lời thống nhất với quy trình và thời lượng mà đề
tài xác định.
3.2.3. Bàn luận về nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cờ
vua cấp I và kiện tướng Việt Nam

3.2.3.1. Về xác định nội dung huấn luyện khai cuộc cho nữ VĐV cờ
vua cấp I và kiện tướng Việt Nam
Về căn cứ xác định nội dung khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I
và kiện tướng
Các căn cứ xác định nội dung khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I và
kiện tướng đã bao hàm cả các vấn đề lý luận và thực tiễn, đặc biệt có tính
đến đặc điểm sử dụng, hiệu quả sử dụng khai cuộc cũng như phong cách
chơi của từng VĐV đã đảm bảo tính khoa học và thực tiễn. Từ các căn cứ
trên, cho phép đề tài xác định nội dung khai cuộc phù hợp đối với từng
VĐV.
Về xác định nội dung khai cuộc cho nữ VĐV cờ vua cấp I và kiện
tướng
Việc xác định nội dung khai cuộc đảm bảo tính khoa học, thực tiễn
và phù hợp với từng VĐV do đã làm rõ phong cách chơi cũng như điểm
mạnh và hạn chế trong khai cuộc của từng VĐV. Đây cũng là điểm mới và
ưu điểm nổi bật của đề tài khi nghiên cứu về huấn luyện khai cuộc nói
riêng, huấn luyện VĐV cờ vua nói chung.
3.2.3.2. Về thời lượng, quy trình và phân bổ thời lượng trong quy
trình huấn luyện khai cuộc
Về xác định thời lượng dành cho huấn luyện khai cuộc
Lý luận và thực tiễn huấn luyện cờ vua cho thấy, mỗi đối tượng
(đẳng cấp/trình độ) VĐV có chương trình huấn luyện cụ thể và khác nhau.
Việc các đơn vị hiện đang sử dụng đồng nhất 1 chương trình huấn luyện
cho cả VĐV cấp I và kiện tướng là không hợp lý. Vì vậy, đề tài đã tiến
hành phỏng vấn các giảng viên, HLV đang trực tiếp giảng dạy, huấn luyện
cờ vua nhằm xác định thời lượng dành cho huấn luyện khai cuộc của nữ
VĐV cờ vua cấp I và kiện tướng (kết quả trình bày tại bảng 3.23).
Kết quả tại bảng 3.23 cho thấy, đại đa số ý kiến đã xác định thời
lượng dành cho huấn luyện khai cuộc có sự khác biệt giữa nữ VĐV cấp I
và kiện tướng (ở nữ VĐV cấp I, huấn luyện khai cuộc chiếm 40% tổng

thời gian huấn luyện và ở kiện tướng là 50%). Đồng thời, thời lượng này
cũng cao hơn thời lượng thực tế của các chương trình huấn luyện cờ vua


×