Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố hà nội tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.65 KB, 23 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI có vai trò quan trọng
trong phát triển kinh tế, góp phần đảm bảo sự công bằng trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
giữa các doanh nghiệp, đảm bảo số thu ngân sách nhà nước, tạo sự cạnh tranh bình đẳng
giữa các thành phần kinh tế, nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của các DN FDI.
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa và mở cửa thị trường nội địa, các hình thức chuyển
giá ngày càng diễn biến phức tạp, và đã gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế của quốc gia
tiếp nhận đầu tư. Để ngăn ngừa, giảm thiểu hoạt động chuyển giá bất hợp pháp, những năm
qua, ngành thuế các nước, các tổ chức kinh tế quốc tế luôn coi quản lý giá chuyển
nhượng/chuyển giá là một trong những vấn đề trọng tâm của công tác quản lý thuế. Việc
quản lý chuyển giá để chống chuyển thu nhập qua giá đang là chủ đề "thời sự" trong các
diễn đàn về thuế trên thế giới của Tổ chức hợp tác Phát triển kinh tế - OECD và trong khu
vực Hiệp hội các nhà quản lý thuế Châu Á - SGATAR.
Tại Việt Nam, với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ
kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO (01/2007),
nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã tăng đột biến. Đây là nguồn lực quan trọng góp phần thúc
đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Tỷ lệ thu ngân sách từ khu vực DN FDI đã dần
tăng lên và ngày càng lớn mạnh.
Theo thống kê của Sở Kế hoạch - Đầu tư TP Hà Nội, tính đến thời điểm hiện nay, TP
Hà Nội hiện đứng thứ 3 về thu hút FDI trên toàn quốc, sau TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng.
Tuy nhiên, xét trên phương diện quản lý thuế, một vấn đề lớn CQT đang phải đối mặt là
tình hình kê khai thua lỗ của các DN FDI ngày càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng. Kết
quả kê khai thua lỗ hàng năm của các DN FDI hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội trong
một số năm gần đây chiếm tỷ lệ trên 57%. Một số ít DN FDI kê khai có lãi, nhưng tỷ suất
lợi nhuận trên doanh thu của các DN này cũng không đáng kể. Một trong những nguyên
nhân chính của hiện tượng thua lỗ tại các DN FDI là do nhiều công ty thuộc khối này thực
hiện chính sách chuyển giá. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng, tỷ lệ
thua lỗ cao tại các doanh nghiệp FDI trong thời gian qua chính là biểu hiện của hoạt động


chuyển giá đang diễn ra ngày càng phổ biến, đa dạng, trở thành thách thức lớn đối với các
cơ quan quản lý nhà nước nói chung, cơ quan thuế nói riêng.
Mặc dù đã có một số nghiên cứu về chuyển giá và kiểm soát chuyển giá đối với DN
FDI, nhưng thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, chuyển giá
ngày càng có nhiều hình thức tinh vi, phức tạp. Vì vậy, để thực hiện quản lý hoạt động
chuyển giá hiệu quả, cần có những nghiên cứu chuyên sâu, luận giải thật rõ, bổ sung và
hoàn thiện những lý luận về chuyển giá và nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động
chuyển giá của DN FDI, đánh giá được thực trạng hoạt động quản lý thuế tại các địa bàn
trọng điểm có nhiều DN FDI. Qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng QLNN đối với hoạt
động chuyển giá của DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội, tác giả luận án nhận thấy, công tác
QLNN đối với hoạt động chuyển giá hiện nay trên địa bàn này, bên cạnh những thành
công, vẫn còn những hạn chế nhất định, điển hình như: Căn cứ pháp lý về chống chuyển
giá chưa đầy đủ và rõ ràng; chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết nên rất khó khăn trong quá
trình thực hiện; Thiếu một chế tài xử lý nghiêm minh, mang tính răn đe đối với các vi
phạm về giá thị trường; Cơ sở dữ liệu làm căn cứ ấn định thu nhập chịu thuế của doanh
nghiệp không rõ ràng, làm giảm tính minh bạch, gây tranh cãi giữa người nộp thuế và cơ
quan Thuế; Cơ quan thuế và doanh nghiệp có những quan điểm không thống nhất về việc
lựa chọn các đối tượng độc lập được lựa chọn để so sánh làm cơ sở xác định chuyển giá;


2

Nhân lực làm công tác thanh tra chống chuyển giá chưa đủ, trình độ chưa tương xứng phù
hợp với yêu cầu đặt ra của công tác này; Chưa có cơ chế phối hợp hoặc quy định trách
nhiệm của các cơ quan chức năng trên địa bàn TP Hà Nội có liên quan trong việc phối hợp
với CQT, hỗ trợ xác minh về giá trị thị trường nhằm đảm bảo tính khách quan trong khâu
xử lý vi phạm.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả luận án đã chọn nghiên
cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn hành phố Hà Nội” nhằm góp thêm những luận cứ

khoa học và thực tiễn cho việc giải quyết phần nào những vướng mắc mà thực tế đã và
đang đặt ra.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: mục đích chủ yếu, cốt lõi của luận án là nghiên cứu phát
triển, bổ sung các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối hoạt động chuyển giá của các DN
FDI, đồng thời đề xuất một số giải pháp có luận cứ khoa học và phù hợp với thực tế nhằm
góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của các DN FDI trên
địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
Một là, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới chuyển giá,
quản lý, kiểm soát chuyển giá và rút ra khoảng trống nghiên cứu, tạo cơ sở cho việc xác
định đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu của luận án.
Hai là, phát triển, bổ sung các cơ sở lý luận về chuyển giá và QLNN đối với hoạt
động chuyển giá của các DN FDI. Sưu tầm kinh nghiệm quản lý chuyển giá trong và ngoài
nước để rút ra bài học cho các cơ quan quản lý nhà nước về chuyển giá của DN FDI nói
chung, của Cục thuế TP Hà Nội nói riêng.
Ba là, phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI trên địa
bàn TP Hà Nội. Đánh giá các kết quả đạt được, tập trung phân tích những hạn chế và
nguyên nhân của hạn chế trong quản lý hoạt động chuyển giá của các DN FDI trên địa bàn
Thành phố thời gian qua.
Bốn là, đưa ra hệ thống các giải pháp nghiệp vụ và giải pháp chung, đề xuất các kiến
nghị với các cơ quan có thẩm quyền nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt động chuyển giá
đối với các DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động
chuyển giá và QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu:

QLNN đối với hoạt động chuyển giá của các DN FDI được thực hiện bởi nhiều cơ
quan chức năng như: Bộ Tài chính, cơ quan thanh tra của Bộ Tài chính, cơ quan thuế, cơ
quan hải quan, các bộ ngành có liên quan… Trên cơ sở giới thiệu mô hình QLNN gồm
nhiều chủ thể nêu trên với các chức năng, nhiệm vụ riêng của mỗi cơ quan, luận án tập
trung nghiên cứu sâu về quản lý, kiểm soát của cơ quan thuế - chủ yếu là Cục Thuế Hà
Nội, được xác định là cơ quan chủ yếu có chức năng QLNN đối với hoạt động chuyển giá
của các DN FDI trên địa bàn Thành phố. Do phạm vi nghiên cứu của đề tài khá rộng, để
đảm bảo tính chuyên sâu và thống nhất với giới hạn về chủ thể quản lý nêu trên, luận án


3

chỉ nghiên cứu các cuộc thanh tra do ngành thuế trực tiếp tiến hành (chủ yếu nghiên cứu
các cuộc thanh tra do Cục thuế TP Hà Nội thực hiện), không nghiên cứu các cuộc thanh tra
do cơ quan khác tiến hành.
- Về không gian nghiên cứu:
Luận án chỉ nghiên cứu các DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội thuộc phạm vi quản lý
trực tiếp của Cục thuế TP Hà Nội.
- Về thời gian nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu thực trạng chuyển giá và QLNN đối với hoạt động chuyển giá
của DN FDI trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018 (chính sách và
bộ máy quản lý nghiên cứu đến năm 2019). Các giải pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn
trung hạn từ 2020 đến 2025, tầm nhìn dài hạn đến năm 2030.
4. Những đóng góp mới của luận án
 Về học thuật, lý luận
Luận án góp phần bổ sung, phát triển khung lý thuyết về chuyển giá và QLNN đối
với hoạt động chuyển giá, cụ thể hóa các nội dung quản lý nhà nước, tiêu chí đánh giá và
các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước với một lĩnh vực cụ thể, đó là QLNN đối với
hoạt động chuyển giá của DN FDI.
Từ khảo sát kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của doanh

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số quốc gia các quốc gia trên thế giới như
Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan luận án đã tìm được những điểm chung và rút ra ba bài học
kinh nghiệm phù hợp với bối cảnh của Việt Nam và TP Hà Nội trong việc quản lý nhà
nước đối với hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong bối cảnh hiện nay và sắp tới.
 Về đánh giá thực tiễn
Luận án làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá tại các DN
FDI trên địa bàn Hà Nội theo nội dung và tiêu chí đánh giá đã được xác lập ở chương lý
luận; từ đó rút ra kết luận về các kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong
QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội thời gian qua.
Một số hạn chế và nguyên nhân chủ yếu là: Căn cứ pháp lý về chống chuyển giá chưa
đầy đủ và rõ ràng; Chế tài xử lý chưa đủ tính răn đe đối với các vi phạm về giá thị trường;
Cơ sở dữ liệu làm căn cứ ấn định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp không rõ ràng, làm
giảm tính minh bạch, gây tranh cãi giữa người nộp thuế và cơ quan thuế; Cơ quan thuế và
doanh nghiệp có những quan điểm không thống nhất về việc lựa chọn các đối tượng độc
lập được lựa chọn để so sánh làm cơ sở xác định chuyển giá; Nhân lực làm công tác thanh
tra chuyển giá chưa đủ, trình độ chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra; Chưa có cơ chế phối
hợp hoặc quy định trách nhiệm của các cơ quan chức năng có liên quan trong việc phối
hợp với CQT, hỗ trợ xác minh về giá trị thị trường.
 Về các giải pháp
Đề xuất 5 nhóm giải pháp đặc thù mới nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
hoạt động chuyển giá của DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn
2030. Mỗi giải pháp đều xác định nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan quản lý. Một số giải
pháp trọng tâm cần tập trung giải quyết, đó là, hoàn thiện chính sách và bộ máy quản lý
nhà nước đối với chuyển giá, hoàn thiện và tăng cường triển khai các biện pháp nghiệp vụ,
đẩy nhanh việc thực hiện cơ chế thỏa thuận xác định giá trước (APA).
5. Kết cấu của luận án
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.



4

Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động
chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các nghiên cứu về chuyển giá và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển giá
của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Trong phần này, luận án đã tổng hợp, nghiên cứu 9 công trình: Nghiên cứu của các
tác giả Feldstein, Martin Hines, James R. Hubbard, R. Glenn về “Tác động của thuế đối
với các tập đoàn đa quốc gia”, và “Thuế của các Công ty đa quốc gia”; Gary Stone với
nghiên cứu về “Chuyển giá quốc tế”; Nghiên cứu của TS Phan Đình Nguyên về “Tác động
của chuyển giá lên thuế thu nhập doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh”; Nghiên
cứu của TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo về “Mối quan hệ giữa cải cách thuế và vấn đề chuyển
giá tại Việt Nam”; Nghiên cứu của các tác giả Richardson, Taylor và Lanis về Các yếu tố
quyết định động cơ chuyển giá: Bằng chứng thực nghiệm từ các công ty Úc; Tác giả Trọng
Hoàng với nghiên cứu “Thiệt hại kinh tế mà chuyển giá gây ra cho nước nhận FDI”; Tác
giả Lăng Trịnh Mai Hương với bài báo khoa học “So sánh lợi ích và chi phí – Một biện
pháp hiệu quả để chống chuyển giá”, Luận án tiến sĩ của Dương Văn An (2016), đề tài
“Chuyển giá trong DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - kinh nghiệm quốc tế và
bài học cho Việt Nam”.
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
* Các nghiên cứu về phương pháp định giá chuyển giao và thỏa thuận tránh đánh

thuế hai lần, gồm có: Luận án tiến sĩ của Phan Hiển Minh (2001) với đề tài “Hoàn thiện
phương pháp định giá chuyển giao trong chính sách thuế của Việt Nam”; Nghiên cứu của
tổ chức OECD “Hướng dẫn chuyển giá cho các doanh nghiệp đa quốc gia và cơ quan thuế”
và được sửa đổi bổ sung liên tục, bản mới nhất năm 2017 và tài liệu “Quy tắc định giá linh
hoạt” của Tổ chức Thương mại quốc tế WTO (2007).
* Các nghiên cứu về phân tích, xác định dấu hiệu chuyển giá và cách thức quản lý,
kiểm soát của nhà nước, gồm có (1) Tài liệu từ Ban cải cách và hiện đại hóa của Tổng cục
Thuế “Đánh giá thực trạng quản lý thuế và chuyển giá tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010
và định hướng nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động này trong thời gian tới”,
(2)“Luận án Tiến sĩ của Phan Thị Thành Dương “Pháp luật về kiểm soát hoạt động chuyển
giá trên địa bàn TP Hà Nội” (2010); (3) Bộ Tài chính (2011) với ‘Tài liệu tham khảo kinh
nghiệm quốc tế về quản lý thuế”. (4) PGS, TS. Lê Xuân Trường (2011) với nghiên cứu
“Kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và các điều kiện
thực hiện”; (5) Nghiên cứu “Kinh nghiệm chống chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI
của Cục Thuế Lâm Đồng” của tác giả Nguyễn Trọng Thoan (6) Tác giả Nguyễn Quang
Tiến với bài viết “Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá: Thực trạng và giải pháp”; Đề
tài Khoa học cấp Bộ do PGS.,TS Nguyễn Thị Phương Hoa chủ trì (2012) “Tăng cường
kiểm soát nhà nước đối với hoạt động chuyển giá”. Nghiên cứu của GS.,TS Ngô Thế Chi


5

và các cộng sự “Giải pháp hạn chế các thủ thuật chuyển giá trong điều kiện hiện nay của
các công ty đa quốc gia tại Việt Nam” – Đề tài Khoa học cấp Bộ năm 2012; (9)
E.Baistrocchi và I.Roxan (2012) với nghiên cứu “Resolving Transfer Pricing Disputes:
Global Analysis” (Giải quyết tranh chấp về giá chuyển nhượng: Phân tích toàn cầu); (10)
Các tác giả Feinschreiber, Robert và Kent, Margaret với “Cẩm nang chuyển giá: Hướng
dẫn cho các quy định của OECD”, (11) Nghiên cứu của tác giả Kratzer, Carsten và
Blesgen, Martin “Transfer Pricing in Germany (2012) “Chuyển giá ở Đức: bản dịch các
luật và quy định quan trọng”, Feinschreiber, Robert và Kent, Margaret với nghiên cứu

“Cẩm nang chuyển giá châu Á-Thái Bình Dương”; (13) PGS,TS Lê Xuân Trường với
nghiên cứu “Chống chuyển giá: Cần tâp trung khắc phục những mắt xích yếu nhất”; (14)
Tác giả Nguyễn Văn Phụng với nghiên cứu “Cuộc chiến chống chuyển giá và khả năng
vào cuộc của cơ quan kiểm toán nhà nước”; (15) Ngô Thị Ngọc Huyền (2014) cùng nhóm
cộng sự với Báo cáo “Nghiên cứu vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa
bàn TP. Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp”. (16) Một trong những nghiên cứu nổi bật
và có giá trị thực tiễn cao trong thời gian gần đây là “Chương trình hành động BEPS về
chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi nhuận (Base Erosion and Profit
Shifting)” được các Bộ trưởng G20 và thành viên Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế
thông qua vào ngày 5/10/2015; (18) Luận án tiến sĩ của Lê Quang Hùng, đề tài “Chuyển
giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài ở
Việt Nam” (2017), (19) Luận án tiến sĩ của Lê Thanh Hà (2017), đề tài “Kiểm soát chuyển
giá trong chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam”.
1.1.3. Nghiên cứu về yếu tố tác động đến quản lý, kiểm soát nhà nước đối với hoạt
động chuyển giá
Phần này phân tích một công trình, đó là Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Phượng
(2015), “Kiểm soát nhà nước đối với gian lận chuyển giá tại Việt Nam”.
1.2. Một số kết luận rút ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Giá trị khoa học và thực tiễn của các nghiên cứu đã công bố luận án được kế
thừa
Các nghiên cứu ở nước ngoài đã nêu ra những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển giá và
kiểm soát hoạt động chuyển giá; các phương pháp mà các nước và các tổ chức quốc tế
khuyến nghị sử dụng để kiểm soát hoạt động chuyển giá; các hoạt động chuyển giá tiêu
biểu và xu hướng áp dụng các phương thức chuyển giá của các công ty đa quốc gia thời
gian gần đây.
Các nghiên cứu trong nước đã khắc họa được khá đầy đủ lý thuyết về bản chất của
chuyển giá và các thủ thuật chuyển giá của các công ty đa quốc gia, nghiên cứu hoạt động
chuyển giá của các doanh nghiệp FDI và đề xuất một số giải pháp kiểm soát hoạt động này.
Các giá trị khoa học và thực tiễn này là cơ sở để nghiên cứu sinh tham khảo và tiếp
tục nghiên cứu phát triển trong luận án của mình.

1.2.2. Những giới hạn của các nghiên cứu đã công bố
Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án cho
thấy các công trình đã công bố còn có những giới hạn và khoảng trống nghiên cứu sau:
- Một là, các nghiên cứu chưa làm nổi rõ hoạt động chuyển giá được các doanh
nghiệp FDI thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình tổ chức hoạt động đầu tư và triển
khai kinh doanh. Cụ thể là các khâu: giai đoạn góp vốn đầu tư, khâu chuyển giao công
nghệ, trong vay vốn, trong khâu mua, bán nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và cả trong
khâu thực hiện các dịch vụ tư vấn quản lý, huấn luyện đào tạo, thuê chuyên gia, bản quyền,
thương hiệu, lãi vay… Những nghiên cứu trước luận án về thực trạng chuyển giá ở Việt


6

Nam tương đối nhiều nhưng thường dừng lại ở mức độ nghiên cứu và đánh giá ở góc độ
khái quát, việc đi sâu phân tích làm rõ tính chất liên kết trong giao dịch giữa các bên có
quan hệ liên kết hầu như chưa được thực hiện.
- Hai là, về lý luận các nghiên cứu đã công bố chưa có công trình nào nghiên cứu
mô hình quản lý nhà nước về chuyển giá với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước
hữu quan như: thuế, hải quan và các cơ quan cấp phép đầu tư. Để quản lý hoạt động
chuyển giá đòi hỏi phải có sự vào cuộc của tất cả các cơ quan hữu quan này. Các nghiên
cứu trước mới chỉ nghiên cứu chủ thể kiểm soát thuế đối với DN FDI là cơ quan thuế.
- Ba là, các nghiên cứu trước chưa lý giải được vấn đề tại sao những cảnh báo về
chuyển giá tại Việt Nam xuất hiện từ những năm 1999, 2000 song đến hiện nay pháp luật
về kiểm soát chuyển giá vẫn chưa hoàn thiện. Những văn bản quy phạm pháp luật về kiểm
soát chuyển giá do các cơ quan hữu quan Việt Nam đưa ra đã và đang bộc lộ nhiều vấn đề
bất cập, song ít có nghiên cứu đề cập tới vấn đề này. Nghị định 20 của Chính phủ về "Quy
định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết” và Thông tư
41/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 20 cùng có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2017
hiện chưa đi sâu vào hiện thực nền kinh tế song cũng đã bộc lộ một số hạn chế’/“kẽ hỡ”
cần sớm khắc phục. Đây chính là một vấn đề thực tiễn đặt ra đòi hỏi luận án phải nghiên

cứu và có giải pháp thích hợp.
- Bốn là, chưa có các nghiên cứu phân tích, đánh giá sâu những điểm còn hạn chế
trong QLNN của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đối với hoạt động chuyển giá
của các DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội thời gian qua. Những nghiên cứu trước luận án chỉ
tập trung vào nội dung thanh tra, kiểm tra chuyển giá – một chức năng của các cơ quan
QLNN với những đánh giá khái quát, chưa đi sâu phân tích, đánh giá toàn diện hoạt động
QLNN một cách đầy đủ theo chức năng quản lý (từ xây dựng ban hành các quy định pháp
luật đến tổ chức bộ máy triển khai thực hiện các hoạt động quản lý, thanh tra, giám sát và
xử lý các hành vi chuyển giá).
- Năm là, các công trình trước chưa nghiên cứu các tình huống thanh tra, kiểm tra
chuyển giá, từ đó đúc rút ra các hành vi vi phạm điển hình và các phương án quản lý
chuyển giá cụ thể, cách đấu tranh và thuyết phục DN FDI thừa nhận hành vi sai phạm và
hướng tới tự giác tuân thủ về kê khai giao dịch liên kết.
- Sáu là, chưa có nghiên cứu nào thực hiện khảo sát trực tiếp các DN FDI, là khách
thể quản lý để tìm hiểu những tác động từ các biện pháp quản lý của cơ quan quản lý nhà
nước về chuyển giá ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi tuân thủ của các DN này như thế nào?
Việc khảo sát các DN FDI là hết sức quan trọng, vì đứng ở góc độ các DN sẽ đánh giá
được khách quan nhất các giải pháp quản lý nhà nước đưa ra có phù hợp với thực thế hay
không?
1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu
Từ các nhận định về giới hạn của những nghiên cứu trước, có những vấn đề lý luận
và thực tiễn dưới đây chưa được làm rõ hoặc chưa được nghiên cứu trong các công trình
khoa học trong và ngoài nước đã công bố. Đây chính là khoảng trống để tác giả luận án
tiếp tục nghiên cứu trong luận án của mình. Đó là:
Một là, động cơ, nguyên nhân và các hình thức chuyển giá. Nội dung quản lý nhà
nước đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI (xét trên góc độ tiếp cận của chuyên ngành
quản lý kinh tế), tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng.
Hai là, kinh nghiệm của các quốc gia và bài học rút ra cho QLNN về hoạt động
chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nói chung, trên địa bàn TP Hà Nội nói
riêng.



7

Ba là, thực trạng QLNN đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên
địa bàn TP Hà Nội giai đoạn từ 2011 đến 2018 - thành công, hạn chế và nguyên nhân.
Bốn là, các định hướng, mục tiêu và giải pháp hoàn thiện, tăng cường công tác
QLNN nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên
địa bàn TP Hà Nội.
1.3. Quy trình và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong
quá trình thu thập và xử lý thông tin để thực hiện đề tài luận án, tác giả luận án đã sử dụng
kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
1.3.1. Quy trình nghiên cứu
Trên cơ sở Tổng quan nghiên cứu để tìm ra khoảng trông nghiên cứu của đề tài,
tác giả đã xác định được vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu để hệ thống
và hoàn thiện cơ sở lý luận. Sau đó tác giả thu thập các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để tổng
hợp và báo cáo kết quả nghiên cứu cũng như đề xuất định hướng và giải pháp.
1.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
* Thông tin sơ cấp
Để thu thập thông tin dữ liệu thực tiễn về QLNN đối với hoạt động chuyển giá của
DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội, tác giả luận án đã thiết kế hai mẫu phiếu khảo sát với cơ
quan thuế (cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra tại 10 phòng thanh tra, kiểm tra tại Văn
phòng Cục thuế TP Hà Nội và 24 Chi cục thuế quận, huyện, thị xã và 3 Chi cục thuế Khu
vực) và với doanh nghiệp FDI (là các công ty con của các công ty đa quốc gia) trên địa bàn
TP Hà Nội thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế TP Hà Nội.
TT Đối tượng khảo sát Số phiếu phát ra Số phiếu thu về
Tỷ lệ
1 Doanh nghiệp FDI
225

200
89%
2 Cơ quan thuế
205
190
93%
Tổng cộng
430
390
91%
Ngoài ra, để có thêm luận cứ thực tiễn cho các nhận định, đánh giá, các kết luận rút ra
trong luận án, tác giả luận án đã tiến hành tham khảo ý kiến chuyên gia đối với một số nhà
quản lý từ các cơ quan QLNN có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài luận án như:
Cơ quan thuế, Hải quan, Thanh tra Bộ Tài chính, Cơ quan kiểm toán.
* Thông tin, số liệu thứ cấp
Thông tin được tác giả luận án sử dụng chủ yếu là các tài liệu thứ cấp. Đó là số liệu
của Cục thuế TP Hà Nội, Tổng cục Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kết quả điều tra của
Tổng cục Thuế và của Cục Thuế một số địa phương; Kết quả điều tra của nhóm chuyên gia
thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu; Kết quả điều tra thống kê của Tổng cục Thống
kê; Các hồ sơ thanh tra chuyển giá của Cục thuế TP Hà Nội, báo cáo tài chính của các DN
FDI trên địa bàn TP Hà Nội; Các báo cáo kết quả thanh tra các DN FDI của Cục Thuế TP
Hà Nội; Các văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo, đề án, chương trình có liên quan của
Tổng cục Thuế và Cục thuế TP Hà Nội. Cùng với đó là các đề án, công trình nghiên cứu
khoa học các cấp, các luận án tiến sĩ kinh tế, các bài báo khoa học ở cả trong và ngoài nước
có liên quan đến DN FDI và hoạt động chuyển giá của các DN FDI.
1.3.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
- Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh



8

- Phương pháp nghiên cứu tình huống
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
2.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động chuyển giá của
các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1.1. Các hình thức tổ chức của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Phần này, luận án trình bày khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài và hai loại hình
DN FDI phổ biến, đó là: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
2.1.1.2. Tác động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến quốc gia
tiếp nhận vốn đầu tư
Một là, DN đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng
cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước; Hai là, DN FDI góp phần thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa; Ba là, DN đầu tư trực tiếp
nước ngoài giúp giải quyết vấn đề lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay
đổi cơ cấu lao động. Bốn là, DN FDI là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần
nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế; Năm là, DN đầu tư trực tiếp nước ngoài có
tác động nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản
phẩm; Sáu là, DN đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế,
quản trị doanh nghiệp, tạo thêm áp lực đối với việc cải thiện môi trường cạnh tranh; Bảy là,
các doanh nghiệp FDI là chủ thể quan trọng, trực tiếp thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế
của các quốc gia
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm, động cơ và nguyên nhân thực hiện hoạt động chuyển
giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của chuyển giá

Chuyển giá là việc thực hiện chính sách giá đối với các hàng hoá, dịch vụ cũng như
tài sản được giao dịch giữa các thành viên trong một tập đoàn hoặc giữa các công ty có mối
liên kết với nhau không theo các tiêu chuẩn giá thị trường nhằm mục tiêu cơ bản là tối
thiểu hoá số thuế thu nhập phải nộp của tập đoàn hay nhóm công ty liên kết đó.
Chuyển giá có các đặc điểm sau: Một là, chuyển giá chỉ xảy ra trong các trường hợp:
(i) giữa các chủ thể hoạt động trong cùng một nhóm liên kết; (ii) giữa các chủ thể độc lập
song có chung lợi ích. Hai là, giá cả thực hiện trong các giao dịch chuyển giá không dựa
theo giá thị trường, mà do các nhà quản lý của doanh nghiệp hoặc các bên có chung lợi ích
thống nhất đưa ra; Ba là, chuyển giá không làm cho tổng giá trị hình thành trong xã hội
thay đổi mà chỉ là sự phân phối lại hay chuyển dịch lợi ích từ chủ thể này sang chủ thể
khác; Bốn là, mục đích cơ bản của chuyển giá là tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của toàn tập
đoàn. Năm là, hành vi chuyển giá dựa trên nền tảng định giá chuyển giao nội bộ về cơ bản
là gắn với quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, được hầu hết các nước thừa nhận nên
thông thường không phải là một hành vi vi phạm pháp luật và việc kiểm soát/phòng chống
hành vi này của cơ quan chức năng rất khó khăn.
2.1.2.2. Động cơ thúc đẩy doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chuyển giá
Trong phần này, luận án phân tích 5 động cơ của chuyển giá gồm: (i) tối đa lợi nhuận


9

xét trên lợi ích toàn cục; (ii) Thâu tóm doanh nghiệp góp vốn liên doanh; (iii) Tạo lợi thế
cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường; (iv) Bảo tồn vốn trước những rủi ro hối đoái; (v) Bảo tồn
vốn trước những tác động bất lợi kinh tế, chính trị ở nước tiếp nhận đầu tư.
2.1.2.3. Nguyên nhân thực hiện hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài
Một là, do cơ chế chính sách cũng như khung pháp lý về quản lý nhà nước về chuyển
giá của nhiều quốc gia chưa hoàn thiện; Hai là, để thực hiện chủ trương đẩy mạnh thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, một số quốc gia đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi; Ba
là, quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ về mọi mặt trong bối cảnh hiện nay là tác nhân gây ảnh

hưởng buộc chính phủ các nước phải mở cửa nền kinh tế để hàng hóa, sản phẩm dịch vụ,
vốn… được tự do lưu thông. Bốn là, những khó khăn, vướng mắc trong quản lý nhà nước
về chuyển giá của các quốc gia. Năm là, các DN FDI có tiềm lực tài chính, sẵn sàng thực
hiện đưa chuyển giá thành hoạt động né thuế hợp pháp.
2.1.3. Các hình thức chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài
2.1.3.1. Chuyển giá lỗ
Chuyển giá lỗ hay chuyển giá gây lỗ, gồm: chuyển giá khâu đầu tư; chuyển giá khâu
nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào: thông qua mua, bán nguyên vật liệu, bán thành
phẩm với công ty mẹ hoặc công ty liên kết; chuyển giá khâu sản phẩm đầu ra; định giá sản
phẩm đầu ra quá thấp gây nên tình trạng doanh thu < giá vốn.
2.1.3.2. Chuyển giá lãi
Hình thức này được một số doanh nghiệp FDI thực hiện sau một thời gian ngắn hoạt
động muốn chuyển đổi thành công ty cổ phần để niêm yết trên thị trường chứng khoán,
định giá không chính xác giá trị tài sản, lợi dụng việc chuyển đổi để "tư bản hoá tài sản",
bán bớt cổ phần, thậm chí chuyển toàn bộ vốn ra khỏi quốc gia tiếp nhận đầu tư, vừa đem
lại lợi nhuận cho công ty mẹ, vừa gây xáo trộn trong dòng vốn quốc gia đó.
2.1.4. Những tác động tiêu cực từ hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.4.1. Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư
(i) Làm thất thu NSNN từ thuế TNDN và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; (ii)
Gây ra tình trạng lỗ giả và giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế; (iii) Tác động đến mặt
bằng giá cả hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu ở trong nước, thứ tư, tác động tới hoạt động của
các doanh nghiệp trong nước.
2.1.4.2. Đối với quốc gia xuất khẩu đầu tư
Làm thất thu thuế của quốc gia xuất khẩu đầu tư nếu thuế suất ở quốc gia này cao hơn
thuế suất của quốc gia tiếp nhận đầu tư; làm cho dòng vốn đầu tư dịch chuyển không theo
ý muốn quản lý của Chính phủ quốc gia xuất khẩu đầu tư, vì vậy mục tiêu quản lý kinh tế
vĩ mô sẽ gặp nhiều khó khăn.
2.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài
2.2.1. Khái niệm, mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá
2.2.1.1. Khái niệm
Quản lý nhà nước đối với chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế, mà chủ chốt là
ngành thuế, bằng các chính sách và biện pháp nghiệp vụ nhằm nắm bắt được các giao dịch


10

liên kết, đảm bảo các DN có quan hệ liên kết bắt buộc phải kê khai và kiểm soát kê khai,
đảm bảo xác định nghĩa vụ thuế theo nguyên tắc giá thị trường.
2.2.1.2. Mục tiêu và yêu cầu trong quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá
Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá là nhằm hạn chế tiến tới
kiểm soát có hiệu quả với chuyển giá của DN FDI, chi nhánh các công ty đa quốc gia.
QLNN đối với chuyển giá cần thực hiện các yêu cầu sau: Thứ nhất, hành lang pháp lý
được thiết lập phải rõ ràng, minh bạch, hoàn thiện và đầy đủ; Thứ hai, bảo đảm nắm bắt
đầy đủ, chính xác và kịp thời các giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết; Thứ ba, chế
tài thiết lập phải đủ mạnh, đủ sức răn đe các hoạt động gian lận thuế qua chuyển giá; Thứ
tư, tương đồng với các quy định, các thông lệ quốc tế; Thứ năm, đảm bảo tính hiệu quả của
quản lý thuế.
2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá
2.2.2.1. Ban hành chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá
Việc xây dựng khung pháp lý cần đạt được những nội dung cốt lõi sau: Thứ nhất, xác
định được các cách thức nhận biết hoạt động chuyển giá; Thứ hai, xác định được quan hệ
liên kết và các giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết; Thứ ba, xác định, thẩm định
được phương pháp định giá chuyển giao được áp dụng; Thứ tư, ban hành quy định về APA
- Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế; Thứ năm, xây dựng các chế tài
kiểm tra và xử lý nếu xảy ra các vi phạm pháp luật quản lý nhà nước về chuyển giá.
2.2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá

Tùy theo luật pháp của mỗi quốc gia, các chủ thể/cơ quan tham gia trong bộ máy
QLNN đối với hoạt động chuyển giá có khác nhau. Một số cơ quan chính tham gia quản lý
hoạt động chuyển giá của DN FDI gồm: Chính phủ, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan
như: cơ quan cấp phép đầu tư, các bộ quản lý chuyên ngành...
Nguyên tắc tổ chức bộ máy cơ quan thuế: Tổ chức bộ máy CQT nói chung, với hoạt
động kiểm soát chuyển giá nói riêng được tổ chức thống nhất từ trung ương đến cơ sở,
cùng thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quy định về chống chuyển giá trong cả
nước. Cơ quan thuế là cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện hành các biện pháp kiểm soát
chuyển giá.
2.2.2.3. Tổ chức triển khai các hoạt động nghiệp vụ quản lý
- Quản lý kê khai giao dịch liên kết: Các cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra, kiểm
soát việc kê khai giao dịch với các bên có quan hệ liên kết dựa vào hai nguồn: tự thực hiện
kê khai của NNT có giao dịch liên kết và do cơ quan thuế trực tiếp điều tra.
- Tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp FDI có quan hệ liên kết: các cơ quan quản lý nhà
nước cần phổ biến, quán triệt các văn bản pháp lý liên quan đến chống hoạt động chuyển
giá; Tăng cường truyền thông về thực trạng tình hình chuyển giá trong giao dịch liên kết
của doanh nghiệp FDI nhằm nâng cao ý thức đấu tranh đối với hành vi vi phạm này.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu giá cả giao dịch và tỷ suất lợi nhuận: Cơ sở dữ liệu phục vụ
là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, là căn cứ so sánh xem việc định giá chuyển giao
giữa các bên có quan hệ liên kết có tuân thủ theo nguyên tắc giá thị trường hay không. Hệ
thống cơ sở dữ liệu được xây dựng cần phải là tập hợp trong một giai đoạn dài, tránh các
giai đoạn nền kinh tế có biến động lớn.
- Phân tích rủi ro xác định dấu hiệu chuyển giá: Đa số các cơ quan thuế tiên tiến trên
thế giới và trong khu vực đã áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong các chức năng quản
lý thuế, đặc biệt là chức năng thanh tra, kiểm tra. Việc ứng dụng các mô hình phân tích,
phát hiện gian lận sẽ góp phần hạn chế chuyển giá, tăng hiệu quả thanh tra, kiểm tra
chuyển giá và thu lại cho NSNN rất lớn.


11


- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm: Trên cơ sở kết quả kiểm tra, phân tích rủi ro
xác định dấu hiệu chuyển giá, cơ quan thuế lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch
thanh tra, ra thông báo xử lý hành vi vi phạm (nếu có). Các cuộc thanh tra thuế có thể được
tiến hành theo định kỳ, kế hoạch hoặc khi có các phát sinh về nghi vấn thuế. Quy trình
thanh tra chuyển giá thường gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Phân tích tại bàn để xác định các bên có giao dịch liên kết với DN FDI
Bước 2: Gửi mẫu biểu yêu cầu DN FDI báo cáo
Bước 3: Thanh tra, kiểm tra tại trụ sở DN FDI
Bước 4: Đàm phán, thuyết phục DN FDI. Trong bước này, đoàn thanh tra tiến hành
đàm phán, thoả thuận với DN FDI về việc điều chỉnh giá thị trường. Việc này đòi hỏi kỹ
năng phân tích, trình độ thuyết phục và đấu tranh của đoàn thanh tra để quyết định cuộc
thanh tra chuyển giá thành công hay không.
2.3. Tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt
động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.3.1. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển
giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Phần này luận án phân tích phương pháp tính toán/xác định và đánh giá theo 2 nhóm
tiêu chí:
* Các chỉ tiêu định lượng, gồm có: (1) Tỷ lệ DN FDI nộp tờ khai giao dịch liên kết;
(2) Tỷ lệ DN FDI nộp tờ khai giao dịch liên kết đúng hạn; (3) Tỷ lệ tăng số lượng DN FDI
và số loại cơ sở dữ liệu trong kho cơ sở dữ liệu thanh tra của CQT; (4) Số thuế truy thu
bình quân một DN FDI chuyển giá qua thanh tra, kiểm tra; (5) Số lỗ bình quân cắt giảm
qua thanh tra chuyển giá; (6) Số lượng APA được ký kết.
* Các tiêu chí định tính, gồm có: (1) tính chất nghiêm trọng của các hành vi, sai phạm
của DN FDI phát hiện qua QLNN về chuyển giá; (2) xu hướng thay đổi các hành vi của
DN FDI sau thanh tra, kiểm tra chuyển giá; (3) xu hướng thay đổi (tăng, giảm) DN FDI tái
phạm sau thanh tra, kiểm tra chuyển giá; (4) mức độ hài lòng của DN FDI đối với công tác
quản lý nhà nước về chuyển giá.
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của

các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Từ việc kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước và tự nghiên cứu, tác giả luận án
cho rằng có 3 nhóm yếu tố chủ yếu sau:
* Nhóm yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, gồm có: Một là, phương pháp thanh tra,
kiểm tra; Hai là, chất lượng cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế; Ba là, trình độ nhân lực quản
lý nhà nước về chuyển giá; Bốn là, sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước; Năm là,
khả năng thiết lập mối quan hệ giữa cơ quan thuế các nước.
* Nhóm yếu tố thuộc về môi trường quản lý, gồm có: Thứ nhất, khung pháp lý điều
chỉnh hoạt động của DN FDI; Thứ hai, chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động
kiểm toán độc lập; Thứ ba, tình hình kinh tế vĩ mô.
* Nhóm yếu tố thuộc về khách thể quản lý – các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài, gồm có: Một là, tài liệu, báo cáo chuyển giá của doanh nghiệp; Hai là, nhận
thức, hiểu biết về luật pháp của lãnh đạo DN; và các yếu tố khác như: ngành nghề kinh
doanh của DN FDI, quy mô và danh tiếng của DN, hình thức giao dịch, động cơ thực hiện
chuyển giá
2.4. Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


12

Để tìm ra các bài học có giá trị tham khảo cho Việt Nam trong quản lý nhà nước đối
với hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tác giả luận
án đã tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của Mỹ - một quốc gia có nền kinh tế phát
triển và của một số quốc gia láng giềng, có những đặc điểm tương đồng với Việt Nam
(Trung Quốc, Thái Lan...) và rút ra 03 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về việc xây dựng
và ban hành chính sách, tổ chức bộ máy và nhân lực quản lý, tổ chức triển khai các hoạt
động nghiệp vụ quản lý.
CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Tổng quan về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
thành phố Hà Nội và các hình thức chuyển giá của doanh nghiệp
3.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
thành phố Hà Nội
Luỹ kế đến 31/12/2018, tổng số DN có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn TP Hà Nội
đã được cấp mã số thuế là 8.688 DN, trong đó số DN còn hoạt động là 6.423 DN chiếm
73,9% tổng số DN có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp mã số thuế. Các DN FDI trên địa
bàn Thành phố đều là các công ty con được thành lập bởi vốn của các công ty mẹ ở nước
ngoài, thuộc các công ty liên kết trong hệ thống DN FDI. Kết quả kinh doanh có nhiều DN
lỗ liên tục, nhưng vẫn tiếp tục đầu tư, mở rộng SXKD tăng doanh thu. Nhiều DN có lỗ
cộng dồn lớn hơn số vốn đầu tư ban đầu. Có những DN FDI đầu tư 10 năm lỗ, 15 năm
cũng lỗ, cá biệt có trường hợp hơn 20 năm lỗ liên tục nhưng vẫn đầu tư mở rộng SXKD.
3.1.2. Các hình thức chuyển giá của DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội
Kết quả khảo sát của tác giả luận án đối với DN FDI và cán bộ thanh kiểm tra về
mức độ phổ biến của các loại hành vi chuyển giá trong các DN FDI, cho thấy: Chuyển giá
thông qua thay đổi giá bán sản phẩm; qua mua, bán nguyên vật liệu, bán thành phẩm với
công ty mẹ hoặc công ty liên kết chiếm tỉ lệ cao nhất; tiếp đến là hình thức chuyển giá
thông qua nâng cao các chi phí quảng cáo, chi phí thương hiệu, chi phí bản quyền và qua
hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn.
3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2.1. Thực trạng chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của
các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong phần này, luận án phân tích một số điểm mới quy định tại Nghị định
20/2017/NĐ-CP và Thông tư 41/2017/TT-BTC so với Thông tư 66 /2010/TT-BTC (áp
dụng cho giai đoạn trước khi Nghị định 20 có hiệu lực); những thay đổi của Luật Quản lý
thuế số 38/2019/QH14 và các quy định hiện hành về xử lý vi phạm về chuyển giá.
3.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá

Trong phần này, sau khi trình bày mô hình tổng thể về bộ máy quản lý nhà nước đối
với hoạt động chuyển giá của DN FDI cùng với chức trách, nhiệm vụ của mỗi cơ quan
(Chính phủ, Bộ Tài chính, cơ quan thuế và các bộ ngành có liên quan), luận án phân tích
thực trạng thiết lập bộ máy quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI trên địa
bàn Hà Nội. Năm 2011 trở về trước, Cục Thuế TP Hà Nội chưa thành lập một bộ phận


13

chuyên trách nào về chuyển giá. Năm 2012 Cục thành lập Tổ công tác triển khai chuyên đề
Quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản. Năm
2014, Cục thành lập Tổ triển khai công tác thanh tra các DN liên kết có dấu hiệu chuyển
giá. Đến tháng 11/2015 Cục thành lập Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng (gồm 14 người
và đến tháng 8/2018 có 17 người), với nhân sự được điều động từ các phòng thanh tra,
kiểm tra, kê khai và kế toán thuế, tuyên truyền hỗ trợ NNT, quản lý và cưỡng chế nợ thuế.
3.2.3. Thực trạng triển khai các hoạt động nghiệp vụ quản lý
3.2.3.1. Giám sát kê khai giao dịch liên kết
Hoạt động giám sát kê khai giao dịch liên kết đối với DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội
những năm qua thuộc trách nhiệm chính của các phòng kiểm tra thuế, phòng/đội kê khai và
kế toán thuế, và Phòng Thanh tra - kiểm tra/Đội Kiểm tra.
Bảng 3.5: Thống kê số lượng các doanh nghiệp thuộc diện kê khai GDLK
tại Cục thuế TP Hà Nội giai đoạn 2011-2018
Năm

Số DN thuộc diện
kê khai GDLK

Đã nộp tờ khai
GDLK


Tỷ lệ đã nộp/Phải nộp

2011

1.271

745

58,62%

2012

1.564

820

52,40%

2013

1.754

901

51,41%

2014

1.977


992

50,16%

2015

2.234

1.190

53,28%

2016

2.590

1.487

57,43%

2017

3.000

1.934

64,46%

2018


3.212

2.417

75,26%

Tổng

17.600

10.485

59,58%

Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội
3.2.3.2. Tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp có quan hệ liên kết
Hoạt động tuyên truyền được thực hiện tại trụ sở CQT và qua hệ thống các cơ quan
báo chí, truyền hình, qua hệ thống thư trao đổi thông tin và đôn đốc, hướng dẫn các DN
khai và nộp đủ hồ sơ kê khai giao dịch liên kết. Phát hành tờ rơi về nội dung Thông tư 66,
Nghị định 20, Thông tư 41 đến các đơn vị có quan hệ liên kết, đặt tại các giá để tờ rơi tại
Bộ phận một cửa của Cục thuế và các Chi cục thuế trong địa bàn TP Hà Nội; gửi tài liệu
qua hòm thư điện tử của DN; Đăng tải trên bảng chạy điện tử; Tuyên truyền trên các
chuyên trang Chính sách thuế với cuộc sống và Thuế Thủ đô, Báo Hà Nội mới, Thời báo
Tài chính, Tạp chí Thuế...
3.2.3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp
Bộ phận thu thập dữ liệu và xây dựng tỷ suất lợi nhuận ngành với 02 bộ cơ sở dữ liệu
toàn quốc và của riêng TP Hà Nội. Sau khi có bộ tỷ suất được duyệt (gồm 9 ngành), các
phòng thanh tra, kiểm tra các Chi cục Thuế sẽ sử dụng thông tin tỷ suất lợi nhuận gộp phù
hợp với quy mô, tính chất hoạt động để ấn định nghĩa vụ thuế.
Bảng 3.8: Số lượng DN trong cơ sở dữ liệu tính tỷ suất lợi nhuận

tại Cục thuế TP Hà Nội giai đoạn 2011-2018
Năm
2011

Số lượng DN
205.136

Tỷ lệ tăng so với năm trước liền kề
109,0%


14
2012

230.778

112,5%

2013

257.317

111,5%

2014

275.329

107,0%


2015

344.162

125,0%

2016

423.319

123,0%

2017

482.584

114,0%

2018

583.926

121,0%

(Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội)
3.2.3.4. Hoạt động phân tích rủi ro xác định dấu hiệu chuyển giá
Việc phân tích rủi ro xác định dấu hiệu chuyển giá được thực hiện theo các tiêu chí
rủi ro. Việc nhận diện dấu hiệu chuyển giá của DN được thực hiện ngay từ khâu thu thập
thông tin DN, các cơ sở thực tế hồ sơ kê khai của DN như: Bảng phân tích thông tin về
NNT dựa trên cơ sở dữ liệu và thực tiễn tình hình quản lý thuế của Cục thuế TP Hà Nội

đối với Công ty được thanh tra; Tờ kê khai giao dịch liên kết theo các mẫu quy định đã
nộp cho cơ quan thuế; Xem xét vốn và cơ cấu vốn của DN thông qua các thông tin về:
chủ sở hữu vốn, người đứng ra thành lập, cơ cấu vốn đăng ký....
3.2.2.5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyển giá và xử lý vi phạm
a. Quy trình thanh tra chuyển giá
Về cơ bản, quy trình một cuộc thanh tra chuyển giá tuân theo quy trình một cuộc
thanh tra thông thường áp dụng theo Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28/07/2015, gồm:
Bước 1: Phân tích hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT; Bước 2: Triển khai thanh tra tại DN;
Bước 3: Kết thúc cuộc thanh tra chuyển giá; Bước 4: Giải quyết các trường hợp khiếu nại.
b. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra
Bảng 3.9: Kế hoạch và kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra chuyển giá
tại Cục thuế TP Hà Nội giai đoạn 2012-2018

Năm

Số DN
thanh tra
chuyển
giá theo
kế hoạch

Số DN
truy thu
thuế có
kết luận
chuyển
giá

Số thuế
truy thu

(tỷ đồng)

Phạt+
Chậm nộp
(tỷ đồng)

Giảm lỗ
(tỷ đồng)

Bình quân
truy thu+
phạt+
chậm nộp
(tỷ đồng)

Bình quân
giảm lỗ
(tỷ đồng)

2012

88

80

30

10

59


0,50

0,74

2013

72

52

110

55

63

3,
17

1,
21

2014

102

99

120


47

179

1,
69

1,
81

2015

107

46

42

16

194

1,
26

4,
22

2016


45

48

62

21

225

1,
73

4,
69

2017

119

32

83

27

718

3,

44

22,
44

2018

85

90

220

69

1.303

3,
21

14,
48


15

(Nguồn: Tác giả luận án tổng hợp từ các báo cáo tổng kết thanh tra, kiểm tra chuyển giá
2012-2018 của Cục thuế TP Hà Nội)
Một số trường hợp thanh tra chuyển giá điển hình: năm 2013 (Công ty TNHH MTV
Keangnam Vina; Công ty TNHH MTV May mặc Việt Pacific); năm 2014 (Công ty cổ

phần Arksun - Việt Nam; Công ty TNHH Tokyo Micro Việt Nam); năm 2015 (Công ty
TNHH JGC Việt Nam; Công ty TNHH Tamron Optical Việt Nam); năm 2016 (Công ty
TNHH Hanoi Steel Center; Công ty TNHH TNT-Vietrans Express Worldwide (Việt Nam);
năm 2017 (Công ty TNHH Seaps Việt Nam; Công ty TNHH Thiết kế Châu Á KUME);
năm 2018 (Ngân hàng Standard Chartered; Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt
Nam).
3.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.3.1. Các kết quả đạt được
Qua phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI trên địa
bàn Hà Nội, kết hợp với việc tổng hợp ý kiến đánh giá của các chuyên gia, cán bộ thanh
kiểm tra thuế, các DN FDI, tác giả luận án rút ra kết luận về những ưu điểm, mặt được của
thực trạng QLNN về hoạt động chuyển giá như sau:
Thứ nhất, chính sách QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI luôn được
Nhà nước quan tâm điều chỉnh nhằm đảm bảo sự thuận tiện cho NNT trong kê khai, lập hồ
sơ, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, giải quyết hài hòa lợi ích giữa nhà nước và DN FDI
Thứ hai, việc tổ chức triển khai các nghiệp vụ quản lý ngày càng được tổ chức bài
bản hơn, nhất là hoạt động thanh tra chuyển giá
Một số thành công chính trong quá trình tổ chức triển khai nghiệp vụ quản lý là: Một
là, xây dựng được trình tự các bước công việc cần thực hiện khi thực hiện một cuộc thanh
tra chuyển giá; Hai là, qua số liệu theo báo cáo tại các mẫu biểu thanh tra, cán bộ thanh tra
nhận diện được những vấn đề cần trọng tâm khi xuống thanh tra tại DN, đảm bảo thời gian
và chất lượng của cuộc thanh tra chống chuyển giá; Ba là, sau năm 2016 Cục thuế TP Hà
Nội đã chủ động được cơ sở dữ liệu cho riêng mình; Bốn là, chú trọng phân tích hồ sơ giao
dịch liên kết; Năm là, tập trung kiểm tra việc lựa chọn phương pháp xác định giá thị
trường, việc sử dụng dữ liệu so sánh của DN có phù hợp các quy định không.
Thứ ba, kết quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI
trên địa bàn TP Hà Nội có chiều hướng ngày càng được cải thiện tốt hơn.
3.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động

chuyển giá của DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội vẫn còn những hạn chế nhất định.
* Về chính sách: Căn cứ pháp lý về chống chuyển giá chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng;
Nghị định 20 đặt ra các thách thức không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp trong vấn đề
tuân thủ; Thiếu một chế tài xử lý nghiêm minh, mang tính răn đe đối với các vi phạm về
giá thị trường; CQT chưa có chức năng điều tra thuế nên không xử lý được các trường hợp
vi phạm có tính phức tạp, phạm vi rộng, vượt ngoài lãnh thổ Việt Nam.
* Về tổ chức bộ máy quản lý: QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI
những năm qua chủ yếu tập trung vào cơ quan thuế, sự tham gia phối hợp của các cơ quan
liên quan (các bộ, ngành, địa phương) chưa đồng bộ, thường xuyên nên hiệu quả chống
chuyển giá chưa cao. Lực lượng lượng thanh tra chống chuyển giá của cả nước nói chung
và TP Hà Nội nói riêng vẫn còn quá mỏng. Việc sáp nhập các phòng thanh tra vào các
phòng kiểm tra theo mô hình tổ chức bộ máy mới của ngành thuế, đã làm giảm đi tính hiệu


16

quả của thanh tra chuyển giá.
* Về công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách và đôn đốc DN kê khai giao dịch
liên kết: Việc tuyên truyền phổ biến cho DN về các văn bản liên quan đến chuyển giá còn
hạn chế, chưa triệt để. Việc đôn đốc DN kê khai giao dịch liên kết theo quy định còn có
hạn chế trong trường hợp người nộp thuê không tự giác.
* Về cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý kê khai và thanh tra, kiểm
tra chuyển giá còn thiếu, chưa được xây dựng đồng bộ và chưa đáp ứng yêu cầu công tác;
CQT chưa công bố công khai về dữ liệu về tỷ suất lợi nhuận và giá để hỗ trợ DN trong việc
lựa chọn và kê khai thông tin về giá thị trường.
* Về phân tích rủi ro chuyển giá: Những năm qua, chất lượng phân tích rủi ro, nhận
diện các DN có quan hệ liên kết có dấu hiệu vi phạm giá thị trường nhìn chung chưa đạt
được kì vọng, số lượng DN có phát hiện vi phạm qua công tác thanh tra còn thấp.
* Công tác thanh tra, kiểm tra chuyển giá: Chưa có quy trình thanh tra riêng phù hợp
với đặc thù của thanh tra chuyển giá; nhóm đối tượng thanh tra còn ít; việc ra kết luận

thanh tra, xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn do thiếu căn cứ, cơ sở dữ liệu về giá.
* Về kết quả các thoả thuận xác định trước giá tính thuế: Cho đến nay trên địa bàn
thành phố Hà Nội, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa thực hiện được một APA nào
với các DN FDI. Hiện nay trọng trách về đàm phán APA vẫn đặt trên vai Tổng cục Thuế,
các cơ quan thuế địa phương như Cục thuế TP Hà Nội hầu như chỉ có vai trò tham gia
thêm, vì cục thuế địa phương chưa thể được độc lập đảm trách hoạt động đàm phàn APA
xét cả trên khía cạnh nguồn lực cũng như cơ sở dữ liệu.
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
3.3.3.1. Nguyên nhân từ các cơ quan quản lý nhà nước
Thứ nhất, cơ sở dữ liệu làm căn cứ ấn định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp
không rõ ràng, làm giảm tính minh bạch, gây tranh cãi giữa người nộp thuế và cơ quan
thuế.
Thứ hai, cơ quan thuế và doanh nghiệp có những quan điểm không thống nhất về việc
lựa chọn các đối tượng độc lập để so sánh làm cơ sở xác định chuyển giá.
Thứ ba, nhân lực làm công tác thanh tra chống chuyển giá còn chưa đủ, trình độ chưa
tương xứng phù hợp với yêu cầu đặt ra của công tác này.
Thứ tư, công tác phối hợp trong kiểm soát chuyển giá còn những hạn chế.
3.3.3.2. Nguyên nhân từ môi trường quản lý
Một là, có sự chênh lệch về thuế suất thuế TNDN của Việt Nam (năm 2011-2013:
25%; 2014-2015: 22% và từ 2016 đến nay: 20%) với nhiều quốc gia trên thế giới.
Hai là, việc thực hiện chế độ báo cáo kiểm toán của DN kiểm toán không phản ánh
đầy đủ thông tin như yêu cầu.
Ba là, sự phối kết hợp giữa các cơ quan liên ngành còn hạn chế.
Bốn là, chưa có các quy định về các khung giá hay khung lợi nhuận hợp lí theo từng
ngành kinh tế để DN có thể xác định chính sách giá một cách hợp lí.
3.4.3.3. Từ phía doanh nghiệp
Thứ nhất, một số DN có quan hệ liên kết - là những DN FDI lớn, phạm vi hoạt động
rộng, có nhiều kinh nghiệm để “lách” và trốn thuế. Trong hoạt động của các DN FDI lớn
có chuyển giá đều có một công ty kiểm toán quốc tế tên tuổi và thường sử dụng dịch vụ
dịch vụ tư vấn thuế, kê khai thu nhập chịu thuế có liên quan đến giao dịch liên kết từ bộ tứ

kiểm toán hàng đầu thế giới.
Thứ hai, một số DN FDI khi bị thanh tra giá chuyển nhượng thường cố tình không ký


17

vào biên bản thanh tra.
CHƯƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ
CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.1. Định hướng và mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển
giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố
Hà Nội
4.1.1. Dự báo xu hướng phát triển doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Với những tiềm năng, sự cam cam kết tiên phong trong tạo lập môi trường đầu tư,
kinh doanh thuận lợi của Chính quyền và chiến lược thu hút FDI của TP Hà Nội, dự báo
giai đoạn 2020-2025, Hà Nội vẫn là một trong những thành phố thu hút vốn FDI dẫn đầu
của Việt Nam.
4.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý nhà nước đối với hoạt động
chuyển giá của DN FDI thời gian tới
4.1.2.1. Những thuận lợi
- Nghị định 20, Luật Quản lý thuế số 38 ra đời đã nâng cao tính chất pháp lý, tính
hiệu lực của văn bản quản lý nhà nước về chuyển giá.
- Có sự hỗ trợ, vào cuộc của Tổng cục Thuế, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD), Ngân hàng thế giới (WB) với ngành thuế.
- Phần lớn DN FDI tại Việt Nam đã nắm bắt được các quy định về kê khai GDLK, lập
hồ sơ xác định giá thị trường, và tự động điều chỉnh khi kết quả kinh doanh lỗ kéo dài, lỗ

vượt vốn chủ sở hữu
4.1.2.2. Những khó khăn
- Hành vi chuyển giá của các DN FDI tại Việt Nam ngày càng phổ biến, tinh vi và
phức tạp.
- Môi trường kinh doanh luôn biến động, giá cả thị trường khó kiểm soát dẫn tới việc
xác định “giá thị trường” là thực sự khó khăn.
- Khó khăn trong ấn định chi phí; áp dụng phương pháp xác định giá, lựa chọn dữ
liệu so sánh và trong áp dụng APA.
4.1.3. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Một là, nâng cao tính pháp lý của các quy định hiện hành; Hai là, về tổ chức bộ máy
quản lý, cần hướng tới mô hình chuyên trách về chuyển giá, biên chế riêng bộ phận chống
chuyển giá tại các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; Ba là, tổ chức triển khai hiệu
quả các hoạt động nghiệp vụ quản lý nhà nước của Cục Thuế TP Hà Nội; Bốn là, tăng
cường sự phối hợp với các ban ngành liên quan Trung ương và trên địa bàn Hà Nội; Năm
là, tăng cường sự phối hợp với các cơ quan nước ngoài.
4.1.4. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu DN phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra nói
chung; Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí phân tích, đánh giá rủi ro, lựa chọn DN có nhiều


18

rủi ro về chuyển giá; Tiếp tục hoàn thiện đề cương thanh tra giá chuyển nhượng; Thực hiện
tốt công tác chống thất thu thuế và quản lý nhà nước về chuyển giá; Tiếp tục mở rộng
phạm vi thanh tra hoạt động chuyển giá sang nhiều lĩnh vực khác nhau. Thanh tra hoạt
động chuyển giá chiếm ít nhất 20% số cuộc thanh tra trong một năm. Đôn đốc 100% DN
có quan hệ liên kết và phát sinh giao dịch liên kết kê khai các mẫu biểu theo quy định tại
Thông tư, Nghị định hiện hành.

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội
4.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan
4.2.1.1. Đối với Chính phủ
Cần minh bạch, rõ ràng về ưu đãi thuế đối với DN FDI; Chính phủ và các cơ quan
chức năng cần rà soát, điều chỉnh theo hướng thu hẹp khoảng cách về các ưu đãi thuế giữa
các ngành, lĩnh vực và vùng miền, địa phương; Không cấp ưu đãi thuế đại trà; Luật hóa
việc sử dụng các thông tin do CQT thu thập trong công tác quản lí thuế nói chung, quản lý
nhà nước về chuyển giá nói riêng; Sửa đổi các phương pháp xác định giá giao dịch thị
trường theo hướng ít phương pháp, gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện và có căn cứ để thực hiện;
ban hành cơ chế trích một phần nguồn truy thu thuế được phát hiện từ chính các hành vi
chuyển giá để bổ sung nguồn kinh phí cho công tác chống chuyển giá (mua thông tin) và
cần nâng cao thẩm quyền của thanh tra thuế. Nghiên cứu qui định rõ ràng về chế tài xử
phạt đảm bảo đủ mạnh mang tính răn đe.
4.2.1.2. Đối với Bộ Tài chính
Nghiên cứu soạn thảo và kiến nghị nâng cao tính pháp lý của chính sách thuế đối với
doanh nghiệp có giao dịch liên kết, ngoài nghiệp vụ để ấn định thuế cần có các quy định về
thu thập thông tin, mối quan hệ giữa các ngành có liên quan kể cả chính quyền địa phương;
Nghiên cứu để có chế tài xử lý đối với một số trường hợp DN FDI khai báo kết quả
kinh doanh lỗ quá vốn chủ sở hữu sẽ không cho hưởng ưu đãi, tạm dừng hoàn thuế giá trị
gia tăng;
Cần có chế tài xử phạt đảm bảo đủ mạnh (phạt khai sai, chậm nộp) để răn đe;
Nghiên cứu xây dựng “ngưỡng” kê khai thông tin giao dịch liên kết nhằm đơn giản
hoá cho DN trong việc kê khai;
Sửa đổi hệ thống chuẩn mực kế toán phù hợp với quốc tế.
4.2.1.3. Đối với Tổng cục Thuế
Tổng cục Thuế cần đề xuất Bộ Tài chính hoàn thiện các văn bản hướng dẫn công tác
thanh tra, kiểm tra chuyển giá; Nghiên cứu điều chỉnh tăng thời hạn thanh tra đối với hoạt
động chuyển giá để đảm bảo phù hợp với tính chất phức tạp của hoạt động này; Nghiên
cứu, xây dựng quy trình triển khai thực hiện và các kỹ năng dành riêng cho nghiệp vụ

thanh tra đối với hoạt động chuyển giá. Xây dựng bộ tiêu chí phân tích, đánh giá rủi ro, lựa
chọn DN thanh tra giá chuyển nhượng để áp dụng chung thống nhất trên toàn quốc.
4.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tái lập lại bộ phận chuyên trách về chuyển giá nằm trong Cục Thanh tra – Kiểm tra
tại Tổng cục Thuế và các phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế tại các Cục thuế địa phương có
nhiều DN FDI đang hoạt động. Các cơ quan khác, tùy theo mức độ liên quan cần đảm
nhiệm những chức trách nhất định trong QLNN về chuyển giá của DN FDI.
4.2.2.1. Đối với Chính phủ và Bộ Tài chính
Cần phải có một bộ máy chống chuyển giá hoàn chỉnh và đủ mạnh. Nên có một tổ


19

chức chống chuyển giá quốc gia trực thuộc một cơ quan của Chính phủ hoặc cao hơn Tổng
cục Thuế, nếu không, trước mắt cũng nên trực thuộc Bộ Tài chính thì mới đủ hiệu lực, hiệu
quả để giải quyết các vấn đề liên quan đến kiểm soát chuyển giá.

Bộ Kế hoạch
và Đầu tư
(Cục Đầu tư
nước ngoài)

Bộ Tài chính

Tổng cục ThuếVụ Thanh trakiểm tra, Vụ Hợp
tác quốc tế, Vụ
DN lớn

Cục quản lý

nhà nước
về chuyển
giá

Các bộ
chuyên
ngành

UBND các
tỉnh, thành
phố trực
thuộc TW

Thanh tra
Bộ Tài chính

Tổng cục Hải
Quan (Vụ
Thanh tra,
kiểm tra

Các Cục thuế địa phương
(Các Phòng Thanh tra- Kiểm tra chuyển giá)

DOANH NGHIỆP FDI

4.2.2.2. Đối với Tổng cục Thuế
Tổng cục Thuế cần thiết nghiên cứu nâng cấp Vụ Thanh tra - Kiểm tra thuế thành
Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế hoạt động độc lập với công tác quản lý thuế đối với DN, có
bộ phận tình báo thuế để tiếp cận các thông tin về giá tại các quốc gia và nội tại các DN có

vốn FDI, bổ sung đủ lực lượng cán bộ có bề dày kinh nghiệm, hỗ trợ tích cực cho các cục
thuế địa phương, trong đó có TP Hà Nội.
4.2.2.3. Đối với Cục Thuế thành phố Hà Nội
Cục thuế TP Hà Nội cần sắp xếp lại tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra; thành lập bộ
phận chuyên trách theo hướng là tập trung về nghiệp vụ (có đầu mối về nghiệp vụ) nhưng
phân tán (mở) về tổ chức hoạt động, triển khai thực hiện, triển khai thanh tra vẫn đặt tại các
phòng, các chi cục thuế.
4.2.3. Hoàn thiện và tăng cường các nghiệp vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động
chuyển giá


20

4.2.3.1. Tăng cường quản lý kê khai giao dịch liên kết và đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, hỗ trợ người nộp thuế
- Tăng cường quản lý kê khai giao dịch liên kết: Chú trọng rà soát, lập danh sách và
theo dõi chặt chẽ những DN thuộc diện phải kê khai thông tin giao dịch liên kết cũng như
đơn giản mẫu biểu để DN dễ thực hiện cung cấp đủ thông tin; kịp thời đôn đốc, nhắc nhở,
xử phạt những DN không chấp hành nghĩa vụ kê khai thông tin giao dịch liên kết.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế: Cần nhận diện và phân loại
đối tượng cần tuyên truyền để tập trung theo chuyên đề vào những đối tượng thuộc diện
điều chỉnh của Nghị định 20 và Thông tư 41. Tài liệu tuyên truyền cần được biên tập lại cô
đọng ngắn gọn, đơn giản dễ hiểu để cả cán bộ thuế và DN dễ dàng nắm bắt thực hiện.
4.2.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành phục vụ cho quản lý chuyển giá
TCT cần đứng ra là cơ quan đầu mối, các cục thuế địa phương, trong đó có Cục Thuế
TP Hà Nội, có trách nhiệm tham gia xây dựng CSDL này. Cơ sở dữ liệu cần được chú
trọng, gồm: (i) Dữ liệu các DN có kê khai giao dịch liên kết và dữ liệu nội dung giao dịch
liên kết đã kê khai (về nội dung giao dịch, giá trị giao dịch, phương pháp xác định giá thị
trường); (ii) Dữ liệu về tỷ suất lợi nhuận theo ngành, nghề: dữ liệu này cần được thường
xuyên cập nhật phục vụ nhu cầu từng cuộc thanh tra giá chuyển nhượng. Trước mắt cần tập

trung vào tỷ suất lợi nhuận bình quân của các công ty niêm yết, công ty đại chúng, các
công ty đã được thanh tra, kiểm tra...); đồng thời có một hệ thống CSDL thông tin toàn
quốc về giá và tỷ suất kết hợp với việc mua, trao đổi thông tin với nước ngoài.
4.2.3.3. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra chuyển giá
Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các tiêu chí nhận diện các DN có dấu hiệu vi phạm về
giá chuyển nhượng để lựa chọn DN tiến hành thanh tra. Chú trọng công tác phân tích dữ
liệu DN, thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của các DN;
Cần đào sâu vào báo cáo xác định giá thị trường để tìm hiểu các nguyên nhân, những
lập luận nguỵ biện cho các nguyên nhân lỗ lớn hoặc lãi không đáng kể. Kỹ năng bác hồ sơ
xác định giá thị trường là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà cán bộ thanh tra giá
chuyển nhượng cần nắm vững.
Đi sâu kiểm tra việc mua bán hàng hoá, dịch vụ của các bên liên kết chỉ ra được số
lượng, chủng loại, đơn giá, điều kiện mua, bán, chính sách ưu đãi.
Hoàn thiện quy trình thanh tra chuyển giá: Sơ đồ hoá mô hình tổ chức kinh doanh của
DN, xác định hoạt động kinh doanh của DN; Xác định những đặc điểm cơ bản về ngành tại
Việt Nam; Phân tích đặc điểm, chức năng của DN; Phân tích các yếu tố chuyển giá trong
các giao dịch liên kết; Xác định lại giá chuyển nhượng.
Ban hành sổ tay nghiệp vụ thanh tra chuyển giá theo từng chuyên đề chuyển giá
(chuyển giá lỗ - chuyển giá lãi - chuyển giá theo lĩnh vực, ngành nghề, chuyển giá thông
qua các yếu tố chi phí không có thật…) để triển khai cho cán bộ làm công tác thanh tra,
kiểm tra.
4.2.3.4. Áp dụng thoả thuận xác định giá trước
Cơ quan thuế, sau khi đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị áp dụng APA của DN FDI phải có
kế hoạch tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về người nộp thuế thông qua các báo cáo kinh tế, hoạt
động SXKD, quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đưa ra các
phương án đàm phán với các nguyên tắc, mục tiêu và các căn cứ về giá để bảo vệ mức giá
tính thuế hợp lý/từng giao dịch.
4.2.4. Nâng cao chất lượng nhân lực quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển
giá



21

* Đối với Tổng cục Thuế: Tăng cường đào tạo cho đội ngũ công chức về kỹ năng
quản lý giá chuyển nhượng kèm theo các bài tập tình huống cụ thể gắn với thực tế Việt
Nam. Tổ chức một số cuộc thanh tra thuế toàn diện đối với các DN FDI theo phân tích rủi
ro để đúc kết những bài học kinh nghiệm và phổ biến cho cán bộ thuế nắm và vận dụng
vào tình hình thực tế ở mỗi địa phương. Tạo điều kiện để cán bộ các cục thuế được tham
gia các đoàn khảo sát, học tập kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng ở nước
ngoài, đặc biệt các nước có nhiều kinh nghiệm trong quản lý thuế đối với hoạt động chuyển
giá.
* Đối với Cục Thuế TP Hà Nội: cần tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện chương
trình phát triển nguồn nhân lực theo hướng: tăng cường đào tạo kỹ năng chuyên sâu, xây
dựng các bộ tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, bồi dưỡng kiến thức kiến thức kinh tế
ngành, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ quan thuê, cán bộ thuế…Đào tạo cho
cán bộ công chức trong các phòng thanh tra, kiểm tra và một số phòng liên quan (kê khai
và kế toán thuế) về lĩnh vực thanh tra giá chuyển nhượng, tập trung và chú trọng đào tạo về
kỹ năng trong lĩnh vực này.
4.2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế về chuyển giá
Bộ Tài chính cần tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là trao đổi thông tin, kinh
nghiệm, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế để nâng cao năng lực trong nước, đáp
ứng được các yêu cầu về hội nhập, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý thuế, quản lý hoạt động
chuyển giá. Tăng cường hợp tác quốc tế, kể cả việc mua tin tức tình báo có liên quan đến
chuyển giá và tham gia các liên minh quốc tế chống chuyển giá.
4.3. Các giải pháp hỗ trợ khác
4.3.1. Giải pháp từ phía Uỷ ban nhân dân và Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội
4.3.1.1. Đối với Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Chỉ đạo các cơ quan (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính...), ban ngành và chính
quyền địa phương phối hợp, hỗ trợ với Cục Thuế TP Hà Nội trong công tác quản lý thuế.
Chỉ đạo cơ quan thẩm định và cấp phép tăng cường xem xét chất lượng hiệu quả của

các dự án, phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và
đặc biệt cần thẩm định kỹ năng lực thực sự của các nhà đầu tư về vốn, về nhân lực đối với
các dự án lớn.
Nghiên cứu trình Chính phủ về chiến lược kêu gọi đầu tư. Chỉ kêu gọi đầu tư các
ngành nghề mà TP Hà Nội cần.
4.3.1.2. Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
Tăng cường hoạt động đánh giá chính sách ưu đãi đầu tư hiện nay đối với các khu
công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn để nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thu hút
đầu tư cho giai đoạn tới; Bên cạnh tăng cường thu hút vốn FDI, cần nâng cao tính hiệu quả
của quá trình thẩm định dự án để phát hiện kịp thời hành vi chuyển giá qua việc nâng giá trị
vốn góp của các DN FDI; Tăng cường công tác quản lý đầu tư, thông qua việc kiểm soát
hiệu quả thực hiện dự án đầu tư và áp dụng các biện pháp chế tài đối với các dự án không
đạt mục tiêu đề ra (kết quả kinh doanh lỗ lớn, không đảm bảo điều kiện hoạt động liên tục).
4.3.2. Giải pháp từ Bộ Tài chính
Tổ chức đối thoại nghiêm túc với các công ty kiểm toán, công ty tư vấn thuế để cảnh
báo, răn đe và ngăn ngừa các công ty này thực hiện các hoạt động phi pháp. Khuyến cáo
các chế tài xử phạt thật nặng để các công ty này tuân thủ tốt hơn pháp luật thuế tại Việt
Nam.


22

Tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập; Thanh tra, kiểm tra hoạt
động thuộc lĩnh vực kiểm toán độc lập của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán...
4.3.3. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tuân thủ việc kê khai đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về các giao dịch liên kết
trên mẫu tờ khai thông tin giao dịch liên kết hàng năm.
Khuyến khích DN FDI lựa chọn phương pháp Thỏa thuận trước về giá tính thuế sẽ
giúp doanh nghiệp FDI tiết kiệm được thời gian lập bộ hồ sơ kê khai nộp thuế, hồ sơ xác

định giá GDLK.
Doanh nghiệp có giao dịch liên kết có nghĩa vụ và trách nhiệm lưu giữ các thông tin,
tài liệu và chứng từ làm căn cứ áp dụng phương pháp xác định giá thị trường.
DN FDI cần thể hiện sự hợp tác với cơ quan thuế trong suốt quá trình thanh tra
chuyển giá.
KẾT LUẬN
QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI được đánh giá là nhiệm vụ rất khó
khăn, vất vả và tốn kém nhiều nguồn lực bởi sự đa dạng và tinh vi của các hình thức
chuyển giá. Đây là một vấn đề phức tạp không chỉ đối với Việt Nam mà là với hầu hết các
quốc gia có sự hiện diện của các DN FDI, công ty đa quốc gia.
TP Hà Nội là một trong các tỉnh thành đang thu hút vốn đầu tư FDI mạnh mẽ. Hoạt
động quản lý nhà nước về chuyển giá có thể tác động đến khả năng thu hút đầu tư nước
ngoài vào Thành phố trong ngắn hạn theo hướng giảm số lượng dự án và vốn đầu tư, song
về dài hạn sẽ nâng cao chất lượng, bằng việc hạn chế các nhà đầu tư không hiệu quả, thu
hút được các nhà đầu tư có uy tín, môi trường đầu tư Việt Nam sẽ phát triển theo hướng
tích cực, lành mạnh hơn.
Để quản lý hoạt động chuyển giá của các DN FDI đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các bộ
ngành có liên quan, đặc biệt là CQT. Tư duy quản lý chuyển giá cần chuyển từ việc kiểm
soát chuyển giá sang tạo điều kiện cho các DN FDI tuân thủ luật pháp, vừa giúp các cơ
quan hữu quan tăng cường hiệu quả quản lý, giảm chi phí hành thu.
Trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên cứu, tác giả luận án đã thực hiện được
các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Đó là:
- Phân tích, bình luận một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, từ
đó rút ra khoảng trống nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, tạo cơ sở cho việc xác định đối
tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án.
- Xác lập cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của DN
FDI gồm những vấn đề lý luận về chuyển giá, nội dung quản lý nhà nước về chuyển giá
theo tiếp cận của chuyên ngành quản lý kinh tế, tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý và các
nhân tố ảnh hưởng.
- Từ kinh nghiệm QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI ở một số quốc

giá có nền kinh tế phát triển, hoặc có điều kiện tương đồng với Việt Nam như Mỹ, Trung
Quốc, Thái Lan, luận án đã rút ra được một số bài học về xây dựng, ban hành chính sách,
về tổ chức bộ máy và các hoạt động nghiệp vụ trong quản lý.
- Từ các nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp, tác giả luận án đã phân tích thực trạng
QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 20112018 theo các nội dung và tiêu chí đánh giá đã xác lập ở chương lý luận, chỉ rõ những kết
quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, góp phần tạo dựng luận cứ thực tiễn cho các


23

đề xuất giải pháp.
- Từ cơ sở lý luận, bài học kinh nghiệm, những kết luận rút ra qua nghiên cứu thực
tiễn và dự báo xu hướng phát triển, định hướng, mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nước, tác
giả luận án đã đề xuất năm nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động
chuyển giá của DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội thời gian tới. Mỗi giải pháp đều xác định
nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan quản lý. Một số giải pháp trọng tâm cần tập trung giải
quyết, đó là, hoàn thiện chính sách và bộ máy quản lý nhà nước đối với chuyển giá, đẩy
nhanh việc thực hiện cơ chế thỏa thuận giá trước, hoàn thiện và tăng cường triển khai các
biện pháp nghiệp vụ, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan hữu quan như: CQT, cơ
quan hải quan, sở kế hoạch đầu tư...
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, luận án cũng không thể tránh khỏi một số
hạn chế nhất định, đó là:
- Do quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI là một vấn đề rất
nhạy cảm nên tác giả luận án không thể thu thập được đầy đủ thông tin về kết quả quản lý
nhà nước đối với hoạt động này. Một số thông tin, theo yêu cầu của người cung cấp, tác giả
luận án cũng không thể ghi cụ thể nguồn cung cấp, tên doanh nghiệp có biểu hiện vi
phạm…
- Quá trình nghiên cứu luận án chủ yếu thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
tính, chưa áp dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng nên chưa thể có những kết luận
về tác động của quản lý đến hiệu quả thu hút FDI hay chiều hướng và mức độ tác động của

các yếu tố đến hoạt động quản lý nhà nước…
Đây là những vấn đề đặt ra cho tác giả luận án trong quá trình thực hiện các nghiên
cứu tiếp theo.



×