Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Giá trị nội dung và nghệ thuật tập những truyện hay viết cho thiếu nhi nguyễn huy tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.03 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
=====o0o=====

NGUYỄN THỊ HẰNG

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TẬP
NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI
NGUYỄN HUY TƯỞNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

HÀ NỘI , 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
=====o0o=====

NGUYỄN THỊ HẰNG

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TẬP
NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI
NGUYỄN HUY TƯỞNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

Người hướng dẫn khoa học:
TS. DƯƠNG THỊ THÚY HẰNG

HÀ NỘI , 2018




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Dương Thị Thúy Hằng người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục
Mầm non - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính mong
nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn.
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo - TS. Dương Thị Thúy
Hằng.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu không trùng lặp với kết quả của tác giả nào khác.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày…..tháng….năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: GIÁ TRỊ NỘI DUNG TẬP NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT
CHO THIẾU NHI - NGUYỄN HUY TƯỞNG ............................................... 6
1.1. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng và tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi. 6
1.1.1. Cuộc đời - sự nghiệp ............................................................................... 6
1.1.2. Tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Nguyễn Huy Tưởng............ 8
1.2. Những giá trị nội dung cơ bản trong tập Những truyện hay viết cho thiếu
nhi - Nguyễn Huy Tưởng .................................................................................. 8
1.2.1. Đề tài ....................................................................................................... 9
1.2.1.1. Đề tài lịch sử ........................................................................................ 9
1.2.1.2. Đề tài cuộc sống thường nhật............................................................. 17
1.2.1.3. Đề tài “chuyện cổ viết lại” ................................................................. 20
1.2.2. Nhân vật ................................................................................................ 28
1.2.2.1. Nhân vật lịch sử ................................................................................. 28
1.2.2.2. Nhân vật người thật việc thật ............................................................. 31
1.2.2.3. Nhân vật trong truyện cổ viết lại........................................................ 33
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TẬP NHỮNG
TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI - NGUYỄN HUY TƯỞNG ........ 38
2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 38


2.1.1. Miêu tả ngoại hình ................................................................................ 38
2.1.2. Miêu tả tâm lí ........................................................................................ 39
2.2. Ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................................ 41

KẾT LUẬN .................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Với 48 tuổi đời, 20 năm cầm bút tính từ tác phẩm đầu tay Vũ Như
Tô (1941), nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã để lại một sự nghiệp văn chương
tuy không đồ sộ về số lượng nhưng lớn lao về tầm vóc, có ảnh hưởng sâu
đậm, tạo một dấu ấn, một phong cách riêng mà có lẽ thiếu đi những tác phẩm
ấy bạn đọc khó có thể hình dung một cách trọn vẹn về một giai đoạn, thời kỳ
văn học dân tộc đầy những biến động, thăng trầm nhưng cũng rất sôi động,
rực rỡ. Ông đồng thời cũng là một cây bút tài hoa trong mảng truyện viết cho
trẻ em, người đã gieo vào tâm trí trẻ nhỏ những câu chuyện lịch sử thần kì,
những câu chuyện cổ tích "vừa lạ lùng xanh biếc, vừa mênh mông những
tưởng tượng kì ảo mà trong đó chất chứa cả một kho vàng ngọc những tình
cảm yêu thương, những lòng tin, những chí khí dời núi lấp biển của người
Việt Nam, của truyền thống Việt Nam" (Tô Hoài). Ở cương vị là một trong
những người sáng lập ra nhà xuất bản Kim Đồng, trên từng trang viết cho
thiếu nhi, Nguyễn Huy Tưởng luôn mong muốn có thể mang đến cho thế hệ
trẻ “những câu trong sáng nhất đời văn”, những tình cảm nhân ái, vị tha, cao
thượng. Sinh thời ông ý thức một cách rõ ràng về thiên chức của người nghệ
sĩ với quan niệm tiến bộ, rất nhân văn: Phàm văn chương mục đích thứ nhất là
để dạy dỗ thiếu niên… cốt làm sao cho bao giờ họ cũng có một tấm lòng bồng
bồng, bột bột, mà vẫn biết lẽ phải, và biết thương nhau. Truyện viết cho thiếu
nhi của Nguyễn Huy Tưởng đa dạng, phong phú về đề tài, phong cách thể
hiện, nhưng ấn tượng bao trùm, xuyên suốt là lòng yêu nước thiết tha, niềm tự
hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc, là tình nghĩa thủy chung, khát
khao hạnh phúc, tin tưởng vào sự chiến thắng của chính nghĩa với gian tà.
1.2. Năm 1966, tập Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng

được xuất bản, nhận được sự trân trọng và ưu ái của độc giả ở nhiều lứa tuổi.
1


Nhiều năm trôi qua, nền văn học của thiếu nhi nước ta đã có nhiều phát triển.
Đội ngũ viết cho thiếu nhi ngày một đông thêm, đề tài cũng ngày càng mở
rộng. Song vị trí mà Nguyễn Huy Tưởng và tập Truyện viết cho thiếu nhi của
ông đạt được rất vững chắc. Năm 2015, trên cơ sở bổ sung thêm ba truyện
ngắn viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng thời kì trước Cách mạng
tháng Tám, nhà xuất bản Kim Đồng đã tập hợp lại thành tập Những truyện
hay viết cho thiếu nhi - Nguyễn Huy Tưởng. Đọc tập truyện này, chúng ta có
thể dễ dàng nhận thấy Nguyễn Huy Tưởng viết cho thiếu nhi từ rất sớm (bắt
đầu bằng truyện Cô bé gan dạ 1940, trước cả tiểu thuyết đầu tay Đêm hội
Long Trì 1942). Và ông đã duy trì công việc yêu thích này trong suốt những
năm kháng chiến và sau hòa bình lập lại, cho đến lúc cuối đời. Tập Những
truyện hay viết cho thiếu nhi - Nguyễn Huy Tưởng thực sự là một món quà
tinh thần đầy đủ, quý giá cho bạn đọc nhỏ tuổi.
1.3. Là sinh viên năm cuối ngành Giáo dục Mầm non, chúng tôi nhận
thấy rất rõ những giá trị tinh thần mà văn học có thể đem đến cho trẻ em lứa
tuổi mầm non. Khi đọc tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Nguyễn
Huy Tưởng, chúng tôi càng hiểu rõ điều này. Chúng tôi cũng cho rằng việc
khám phá về thế giới nhân vật trong một tác phẩm tự sự sẽ là một trong
những con đường hữu hiệu để tìm hiểu sâu hơn về thế giới nghệ thuật trong
tác phẩm tự sự ấy, từ đó có thể rút ra những điều bổ ích cho riêng mình. Trên
cơ sở đó, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Giá trị nội dung và nghệ
thuật trong tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Nguyễn Huy Tưởng”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Huy Tưởng là một tên tuổi xuất sắc của văn học Việt Nam hiện
đại, với những tác phẩm nổi tiếng đã được khẳng định cùng thời gian như:
Đêm hội Long Trì, Vũ Như Tô… Không chỉ thành danh ở sáng tác dành cho

người lớn, Nguyễn Huy Tưởng còn là một cây đại thụ trong văn học trẻ em
2


Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, nhiều nhà văn, độc giả… đã đánh
giá cao về những đóng góp mà Nguyễn Huy Tưởng mang đến cho văn học trẻ
em Việt Nam.
Năm 1966, khi viết Lời giới thiệu cho tập Truyện viết cho thiếu nhi của
Nguyễn Huy Tưởng, nhà văn Tô Hoài nhận xét: “Nguyễn Huy Tưởng viết cho
các em ít. Nhưng những tác phẩm của anh để lại thật đã giá trị”. Tác giả Dế
mèn phiêu lưu kí cũng khẳng định thêm: “Trong văn học cho thiếu nhi của ta,
kể chuyện lịch sử và cổ tích, cho đến bây giờ, chưa ai chuyên và đã thành
công như Nguyễn Huy Tưởng”. Những đánh giá đầy trân trọng, đề cao của Tô
Hoài - một tên tuổi nổi bật của văn học trẻ em Việt Nam - đã cho thấy những
đóng góp không thể phủ nhận của Nguyễn Huy Tưởng.
Sau đó, Phạm Hổ, một trong những nhà văn gạo cội chuyên viết truyện
cho thiếu nhi đã có lý khi nhận xét: “Trong câu văn của Nguyễn Huy Tưởng,
chúng ta không bao giờ thấy lộ ra bóng dáng của điều ác mặc dù anh có miêu
tả kẻ ác với tất cả lòng căm ghét- nhưng căm ghét không có nghĩa là ác. Nói
rõ hơn: điều ác không có ở trong lòng anh. Văn anh là yêu thương, là đầm
ấm, là bao dung… Rõ ràng đọc Nguyễn Huy Tưởng, càng thấy yêu văn và
càng thấy yêu người” (Chân dung Nguyễn Huy Tưởng - nhà văn tài hoa, Văn
học quê nhà).
PGS.TS Nguyễn Thị Huế trong bài viết “Thế giới cổ tích của Nguyễn
Huy Tưởng” đã khẳng định: “Được viết ra do nguồn truyện kể dân gian
nhưng mỗi truyện của ông đều chứa đựng một cách cô đọng những lý tưởng
đạo đức và thẩm mỹ truyền thống nhưng đồng thời đã được ông đem thêm
vào đó luồng không khí mới của văn chương và của tư tưởng thời đại, tạo nên
những tác phẩm có sức hấp dẫn đối với mọi đối tượng bạn đọc”.
Trong bài viết “Tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng trong nhà trường

phổ thông”, TS Nguyễn Thị Tuyết Minh cũng cho rằng mỗi trang sách của
3


Nguyễn Huy Tưởng trong nhà trường phổ thông đã đánh thức trái tim, suy
nghĩ của học sinh về truyền thống lịch sử của cha ông, sức sống của dân tộc.
Không những thế, những trang sách còn mang tới cho học sinh phổ thông bài
học nhận thức và ứng xử trong nhiều mối quan hệ của con người như tình
cảm gia đình, tình anh em, tình bạn bè, tình đồng chí, cộng đồng…
Nhìn chung, các tìm hiểu, nghiên cứu về truyện viết cho thiếu nhi của
Nguyễn Huy Tưởng đều gặp nhau ở việc khẳng định các giá trị mà Nguyễn
Huy Tưởng đã đạt được. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy việc tìm hiểu về giá
trị nội dung và nghệ thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy
Tưởng còn có những khoảng trống. Từ đây, chúng tôi thực hiện đề tài: “Giá
trị nội dung và nghệ thuật tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi Nguyễn Huy Tưởng”.
3. Mục đích nghiên cứu
Trước hết, chúng tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ
thuật của tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Nguyễn Huy Tưởng.
Trên cơ sở đó, chúng tôi một lần nữa chỉ ra những giá trị giáo dục tích cực mà
tập truyện có thể đưa lại đối với trẻ em nói chung, trẻ em lứa tuổi mầm non
nói riêng.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung vào tìm hiểu các tác phẩm trong tập Những truyện
hay viết cho thiếu nhi - Nguyễn Huy Tưởng. Trong quá trình tìm hiểu, khóa
luận ít nhiều có sự đối chiếu, so sánh với những tác phẩm khác của Nguyễn
Huy Tưởng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng những phương pháp như sau:
Phương pháp thống kê phân loại.
Phương pháp phân tích, tổng hợp.

Phương pháp đối chiếu, so sánh.
4


6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận
được chia thành 2 chương như sau:
Chương 1: Giá trị nội dung tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi Nguyễn Huy Tưởng
Chương 2: Một số đặc điểm nghệ thuật của tập Những truyện hay viết
cho thiếu nhi - Nguyễn Huy Tưởng

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIÁ TRỊ NỘI DUNG TẬP NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT
CHO THIẾU NHI - NGUYỄN HUY TƯỞNG
1.1. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng và tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi
1.1.1. Cuộc đời - sự nghiệp
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 tại làng
Dục Tú, phủ Từ Sơn, nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông
đến với văn học như một lẽ tự nhiên: “Phận sự một người tầm thường như tôi
muốn tỏ lòng yêu nước thì chỉ có việc viết văn quốc ngữ thôi” (nhật ký ngày
19-12-1930, khi 18 tuổi). Thời kỳ đầu, ông chủ yếu viết tiểu thuyết và kịch về
đề tài lịch sử (Đêm hội Long Trì, An Tư, Cột đồng Mã Viện, Vũ Như Tô). Sau
Cách mạng tháng Tám, ông hướng ngòi bút vào các đề tài thời sự, phục vụ
công cuộc cách mạng và kháng chiến, trong đó có mảng đề tài xuyên suốt là
cuộc kháng chiến bảo vệ Thủ đô mà ông theo đuổi cho tới lúc cuối đời
(Những người ở lại, Lũy hoa, Sống mãi với Thủ đô).
Ông cũng là một trong những cây bút hàng đầu viết cho các em ngay từ

buổi đầu hình thành nền văn học thiếu nhi dưới chế độ mới (Tìm mẹ, An
Dương Vương xây thành Ốc, Con cóc là cậu ông Giời, Hai bàn tay chiến sĩ,
Kể truyện Quang Trung, Lá cờ thêu sáu chữ vàng).
Nguyễn Huy Tưởng từng tham gia Truyền bá quốc ngữ, được giác
ngộ cách mạng và sớm trở thành một trong những thành viên đầu tiên của tổ
chức Văn hóa cứu quốc trong phong trào Việt Minh. Tháng 8 năm 1945, ông
được cử đi dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào, đại biểu văn hóa. Cách mạng
thành công, Nguyễn Huy Tưởng là một trong những người lãnh đạo chủ chốt
của Hội Văn hóa cứu quốc. Ông được bầu vào Quốc hội khóa I, đại biểu tỉnh
Bắc Ninh.
6


Toàn quốc kháng chiến, Nguyễn Huy Tưởng tham gia xây dựng Hội
Văn nghệ Việt Nam, tiền thân của các hội văn học nghệ thuật sau này, đồng
thời là một trong những người sáng lập báo Văn nghệ và Nhà xuất bản Văn
nghệ ngay trong buổi đầu kháng chiến.
Hòa bình lập lại, Nguyễn Huy Tưởng làm giám đốc Nhà xuất bản Kim
Đồng mới thành lập (1957). Bằng tài năng và tâm huyết, ông không chỉ kêu
gọi bạn bè, đồng nghiệp viết cho các em, mà còn tự mình đóng góp nhiều tác
phẩm đặc sắc thuộc các thể loại kể chuyện cổ tích và lịch sử trong những năm
ít ỏi còn lại của đời mình.
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 ở Hà Nội khi mới
48 tuổi, để lại nhiều bản thảo dở dang, nhiều tác phẩm đang ấp ủ.
Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về
văn học nghệ thuật. Tên ông được đặt cho nhiều đường phố, trường học trong
cả nước, và Câu lạc bộ Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng là câu lạc bộ đầu
tiên thuộc loại này mang tên ông.
Những tác phẩm chính:
Vũ Như Tô (1943)

Đêm hội Long Trì (1942)
An Tư (1943)
Bắc Sơn (1946)
Sống mãi với Thủ đô (1961)
Tìm mẹ (1954)
Lá cờ thêu sáu chữ vàng (1960)
Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Huy Tưởng bao gồm nhiều thể loại:
kịch, tiểu thuyết, ký sự, truyện thiếu nhi… Các trang viết của ông luôn thấm
đẫm mối quan tâm về sức sống của dân tộc, về sự trường tồn của văn hóa dân
tộc. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Nguyễn Minh Châu, trong bài Bên

7


nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, cùng ngắm hồ Gươm, đã có cảm nghĩ về ông
như sau: “Nghĩ về ông, bao giờ tôi cũng tưởng tượng ra một nhà văn đồng
thời là một nhà văn hóa”.
1.1.2. Tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Nguyễn Huy Tưởng
Tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Nguyễn Huy Tưởng tập
hợp những truyện cổ tích và lịch sử quen thuộc của ông, và cả một số truyện
được phát hiện gần đây.
Trong tập truyện, Nguyễn Huy Tưởng đã hòa nhập cái tôi của mình với
nhân vật, cho dù là trong hoàn cảnh nào, trong nhân vật nào. Mỗi câu chuyện
lại có một ý nghĩa riêng, cái hay riêng của nó, hấp dẫn chúng ta từ những
trang đầu tiên đến trang cuối cùng tác phẩm. Độc giả sẽ được biết câu chuyện
cô bé gan dạ tên Thứ đã vượt lên sự ngu muội, mê tín của dân làng như thế
nào? Hay chuyện thằng Nhà và con Gạo vượt bao gian khổ để đi tìm mẹ của
mình ra sao? Và cả sự quả cảm anh dũng của chiến sĩ Bẩm dù bị đốt dụi cả
đôi bàn tay vẫn kiên quyết đi theo cách mạng, đi theo Đảng để chiến đấu
chống quân giặc, đem lại hòa bình cho chúng ta ngày hôm nay. Đặc biệt, một

trong những tác phẩm viết cho thiếu nhi thành công nhất của Nguyễn Huy
Tưởng được in trong tập này chúng ta không thể bỏ qua đó là Lá cờ thêu sáu
chữ vàng dù chỉ với một đoạn trích cũng đã khắc họa lên được người anh
hùng Trần Quốc Toản, tuổi còn trẻ nhưng tinh thần yêu nước và ý chí quật
cường thì không thua kém bất cứ ai…
Bằng ngòi bút thấm đượm tình yêu thương của một người cha, người
ông, những tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng đã dẫn dắt các em đến với
những khái niệm cơ bản về lịch sử, đất nước, con người…
1.2. Những giá trị nội dung cơ bản trong tập Những truyện hay viết cho
thiếu nhi - Nguyễn Huy Tưởng
Truyện của Nguyễn Huy Tưởng đa dạng, phong phú về đề tài, phong
cách thể hiện, nhưng ấn tượng bao trùm, xuyên suốt là lòng yêu nước thiết
8


tha, niềm tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc, là tình nghĩa thủy
chung, khát khao hạnh phúc, tin tưởng vào sự chiến thắng của chính nghĩa với
gian tà. Dựa vào nội dung có thể chia tập truyện thành 3 loại lớn: truyện lịch
sử, truyển cổ viết lại và truyện viết về gương người thật, việc thật. Ở thể loại
truyện nào, Nguyễn Huy Tưởng cũng để lại cho các em niềm thích thú, say mê,
nhen nhóm và truyền cho các em lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương, đất nước.
1.2.1. Đề tài
1.2.1.1. Đề tài lịch sử
Nguyễn Huy Tưởng - nhà chép sử bằng các tác phẩm văn học. Nhà
nghiên cứu - nhà phê bình văn học, tiến sĩ Nguyên An đã từng nhận xét: “Nếu
không có Nguyễn Huy Tưởng thì văn học hiện đại Việt Nam, nhất là ở mảng
lịch sử - truyền thống, sẽ vơi đi sự bề thế, vẻ kỳ vĩ, tráng lệ và chất bi thương
hào hùng”. Nguyễn Huy Tưởng đã dành rất nhiều thời gian trong cuộc đời
mình để sáng tác về các đề tài lịch sử, trong đó nổi lên các tác phẩm như
Chiếc bánh chưng, An Dương Vương xây thành Ốc, Kể chuyện Quang Trung,

Lá cờ thêu sáu chữ vàng…
Với câu chuyện Chiếc bánh chưng, Nguyễn Huy Tưởng đã đưa độc
giả trở lại những ngày đầu dựng nước của dân tộc Việt Nam, giúp chúng ta
hiểu được nguồn gốc của chiếc bánh chưng ngày Tết cũng như ý nghĩa thiêng
liêng của nó. Hành trình làm được chiếc bánh chưng dâng lên vua cha của
hoàng tử út là cả một câu chuyện đầy cảm động cùng với tấm lòng thấu trời
xanh, và sự giúp sức của những người nông dân chân chất mộc mạc. Vua
Hùng đời thứ sáu quyết định chọn người kế ngôi, ông đưa ra thử thách là mỗi
người con phải tìm cho được một vật phẩm thật đặc biệt để dâng lên vào ngày
Tết, người nào có vật phẩm đặc biệt nhất sẽ được chọn làm Thái tử. Trong khi
hai mươi lăm người anh trai của mình thì đi khắp trời bể tìm những đồ quý
hiếm, tất cả đều một lòng muốn kế ngôi thì hoàng tử út lại chỉ đau đáu muốn

9


dâng lên cha một món quà để tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn công sinh thành và
dưỡng dục của cha mẹ “ta không có ý tranh giành, chỉ muốn nhân dịp tỏ tấm
lòng biết cái ơn to như trời đất của cha mẹ, khiến các anh không khinh bỉ vợ
chồng ta và coi nghề nông là một nghề cao quý” [7;32].
Bằng tấm lòng hiếu thảo, sự chân chất, mộc mạc, gắn bó với dân cày
của Hoàng tử út đã cảm động được đến trời xanh, Ngọc hoàng đã phái người
con gái tên Uyên xuống để giúp đỡ hoàng tử làm ra được thứ bánh đặc biệt
nhất từ một vật phẩm rất gần gũi với người nông dân đó là gạo.
“Mỗi nàng tiên lấy một chiếc muôi vàng để xúc gạo và đỗ, gắp mỡ
bằng đôi đũa ngọc, gói lá dong lại; tay tiên thoăn thoắt, chỉ chớp mắt đã
thành một chiếc bánh vuông rất đẹp” [7;35]. Những chiếc bánh chưng đầu
tiên được làm nên từ những đôi bàn tay khéo léo, từ những nguyên liệu rất đỗi
giản dị mà trong nhà người nông dân nào cũng có đó là gạo, là đỗ xanh, là
miếng thịt mỡ và vài chiếc lá dong.

Chiếc bánh thì nhỏ bé, nguyên liệu thì bình dân nhưng lại mang trong
mình một ý nghĩa vô cùng to lớn “Bánh gói này gọi là bánh chưng, nó biểu
hiện đất; bánh tròn này, gọi là bánh giầy, nó biểu hiện trời, ngụ ý coi công ơn
cha mẹ như trời đất. Em chắc không có vật phẩm nào quý hơn vì không có vật
phẩm nào có ý nghĩa sâu xa như thế cả” [7;37]. Cuối cùng với chiếc bánh
chưng và bánh giầy ấy, hoàng tử út đã không chỉ nhận được sự hài lòng từ
vua cha mà còn làm tất thẩy từ các anh đến văn võ bá quan trong triều đều
tâm phục khẩu phục. Thế mới thấy, bậc làm cha làm mẹ chẳng mong con cái
báo đáp vàng bạc gì mà cốt chỉ ở tấm lòng, chỉ cần con cái hiếu thảo, luôn
nghĩ đến cha mẹ là họ đã mãn nguyện rồi.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, phong tục làm bánh chưng, bánh giầy
ngày Tết vẫn được giữ nguyên vẹn, cho thấy được tinh thần dân tộc, tình
nghĩa thủy chung đáng quý của nhân dân ta. Câu chuyện ngắn gọn, giản dị
10


nhưng có sức hấp dẫn lớn đỗi với người đọc bởi đã nói lên mong ước bình dị,
cao cả mà muôn đời người dân hy vọng: đất nước có vua sáng, tôi hiền, đời
sống dân tình ấm no, yên vui, hạnh phúc.
An Dương Vương xây thành Ốc là câu chuyện thấm đẫm chất thơ và
sắc màu cổ tích. Hình ảnh Thục phán An Dương Vương với khát vọng xây
Loa thành, nhờ sự giúp sức của thần núi Thất Diệu, Thần Kim Quy chống lại
sự phá hoại của Kê tinh, tất cả đượm một sắc màu huyền ảo, hư hư, thực thực
tạo nên chất men say cho người đọc. Ngược dòng lịch sử về thời Âu Lạc, đất
nước ta đang phải điêu đứng khi quân giặc Triệu Đà chỉ còn cách thành chưa
đến sáu mươi dặm, quân ta thì đánh trận nào thua trận đó, Thục Phán ngày
đêm không ngủ lo lắng khôn nguôi. Nhưng lẽ phải ắt được trời xanh giúp đỡ,
vào một đêm tiết xuân ấm áp, An Dương Vương đã có một giấc mơ kỳ lạ,
trong mơ thần núi Thất Diệu hiện ra và chỉ cách giúp cho nhà vua có thể đánh
thắng được quân xâm lược “Muốn đánh Triệu Đà phải xây thành Ốc”

[7;135]. Nhà vua như được mở cờ trong bụng, nhưng vẫn lo lắng là liệu chỉ
xây thành có thắng được quân địch hùng mạnh như thế.
“Thành này không có bốn cửa đông, tây, nam, bắc. Quân Triệu Đà
không biết đánh vào chỗ nào. Thành này có nhiều lần tường. Quân Triệu Đà
có trèo thì sức nào trèo hết được. Thành này chỉ có một con đường đi vào,
càng đi vào càng heo hút, thẳm cùng. Vào không dễ mà ra. Vào ít thì không
có sức mà đánh, vào nhiều thì tắc nghẽn. Nhà vua đắp được thành này thì
đánh được Triệu Đà. Đấy gọi là thành Ốc” [7;136]. An Dương Vương cảm
thấy chút được một gánh nặng lớn trong lòng, ông vui sướng, với thành này
quân và dân ta có thể đánh thắng được Triệu Đà, giữ được hòa bình cho đất
nước. Dưới sự giúp sức của thần núi và các nàng tiên, An Dương Vương cùng
các binh sĩ tiến hành xây thành ngay đêm hôm sau.
Nhưng đường đến thành công nào dễ dàng, cái ác luôn rình rập xung
quanh chúng ta, chỉ đợi chúng ta sơ hở là chúng sẽ tấn công ngay tức khắc
11


“Trên gò Ông Cô, có con Kê Tinh. Nguyên nó là một con gà sống trốn nhà đi
rồi chết trên gò này. Nó hóa thành tinh” [7;139] “Nó còn đang suy tính chưa
biết làm thế nào để phá thành Ốc thì chợt nghe các nàng tiên thì thầm nói
chuyện. Các nàng giục nhau làm mau kẻo gà gáy không đắp xong thành thì
ngày mai lại phải làm lại. Kê tinh bỗng cất lên một tiếng cười rùng rợn. Nó
vỗ hai cánh hôi mò đầy bụi bậm, nghển cỏ lên, rẩu mỏ ra, lấy hết gân sức gáy
một tiếng dài vang động đêm khuya” [7;140]. Tất thảy công sức đắp thành
đều tan biến, ba đêm liền cứ đắp được một nửa thì tiếng gà hung ác kia lại
kêu, đoạn thành đắp được lại sụp xuống rồi biến mất. Nhà vua cùng binh lính
và dân chúng thì lo lắng khôn nguôi, con Kê Tinh gian ác thì cười thầm đắc
trí. Nhưng chính những lúc khó khăn như thế, chúng ta lại được chứng kiến
một tinh thần đoàn kết dân tộc tuyệt vời của nhân dân ta, tất cả mọi người khi
biết chuyện tiếng gà gáy, không ai nhắc nhở ai cùng đồng lòng giết hết gà

sống trong nhà, chẳng mấy chốc đất Phong Khê không còn một con gà sống
nào, nhà vua hết sức cảm động trước tấm chân tình ấy.
Hết lần này đến lần khác Kê Tinh làm sụp thành Ốc, nó lấy làm đắc ý,
nhưng ở đời cái xấu xa làm sao chiến thắng được chính nghĩa, trong lúc khó
khăn ấy thần Kim Quy đã ra mặt giúp đỡ An Dương Vương, Kê Tinh bị giết
chết, thành Ốc được xây xong, Kim Quy còn tặng lại cho nhà vua chiếc móng
để làm vũ khí mà đánh giặc.
Trải qua bao nhiêu khó khăn khi Kê Tinh phá hoại, nhưng với ý chí
quyết tâm, tấm lòng vì dân vì nước của nhà vua, cuối cùng Loa thành cũng
dần dần xuất hiện với cảnh rực rỡ huy hoàng, khẳng định sức mạnh và truyền
thống đoàn kết, nhân văn của nhân dân ta, “Nhân dân trông thấy cái thành kỳ
lạ, chỉ một đêm xây xong, rủ nhau chạy tới xem. Ai nấy reo hò, nhảy nhót.
Mặt trời mùa xuân từ từ lên, chiếu rực rỡ những bức tường xoáy vòng tròn
như trôn ốc, cao chót vót và đỏ ối như son. Tiếng gà đó đây vẫn gáy vang
lừng, tiếng gà không lạnh giá, nhưng nóng hổi, vui vầy.” [7;149]
12


Viết về lịch sử dân tộc, Nguyễn Huy Tưởng đã dùng nhiều trang phục
dựng những trận đánh oanh liệt, oai hùng của dân tộc. Trong Kể chuyện
Quang Trung, ông mang chúng ta quay về vương triều Tây Sơn, nơi diễn ra
cuộc chiến thần tốc của đoàn quân áo vải đã đánh bại quân Thanh, dẹp yên
tập đoàn Lê Chiêu Thống. Từ một người nông dân áo vải, Nguyễn Huệ bằng
ý chí hơn người của mình đã tập hợp những hào kiệt ở Tây Sơn đạp đổ bọn
vua chúa chia cắt giang sơn, tiêu diệt ba vạn quân Xiêm La xâm lược, đốt
cháy những tàu chiến của giặc lăm le xâm lược nước Nam, và giờ đây ông
đang dẫn đoàn quân của mình đánh dẹp Tôn Sĩ Nghị.
Kinh thành Thăng Long lúc bấy giờ đang vô cùng loạn lạc. Tết nhất
đến nơi nhưng khắp kinh thành chỉ là màn khói đen kịt, xác người chất như
đống, Lê Chiếu Thống mang trong mình dòng máu nước Nam, nhưng lại tiếp

tay cho giặc làm đủ những chuyện tàn ác trên đời, đốt nhà, giết hết những
trung thần còn sót lại, lòng căm giận của dân chúng đối với hắn không để đâu
hết “Người dân kinh thành nghẹn ngào, uất ức, oán giận Chiêu Thống, hại
dân, làm nhục lây đến mọi người trong nước.” [7;186] Lê Chiêu Thống hống
hách được như thế là nhờ có quân của Tôn Sĩ Nghị, hắn chính là một con cáo
già, kẻ đã quăng cho Chiêu Thống một cái danh An Nam quốc vương rồi
đứng đằng sau chỉ đạo hết mọi chuyện triều chính. Hắn cậy mình có quân
đông, có súng thần công, bởi thế hắn cứ nằm trong phủ mà vểnh râu nghĩ rằng
không ai có thể động đến được một sợi lông chân của mình. Thân là một
người con dân đất Việt, không ai là có thể bình tĩnh trước những tội ác man
dợ của Lê Chiêu Thống và Tôn Sĩ Nghị, lòng căm phẫm còn ngùn ngụt hơn
những đám cháy mà chúng tạo ra, những kẻ bán nước hại dân như thế há nào
lại được sống yên ổn mà hưởng vinh hoa phú quý. Không! Dân ta quyết
không thể để chúng tác oai tác quái như thế được. Lưới trời lồng lộng, tuy
thưa mà khó lọt, quân địch dù có mạnh đến đâu thì chúng vẫn mãi mãi chỉ là
13


những kẻ đi xâm lược, chúng đi cướp những thứ vốn ban đầu không phải của
chúng, đã là cướp thì làm gì có chuyện đúng, mà phàm cái gì sai, đi ngược với
đạo lý thì không thể tồn tại được.
Thấu được sự cực khổ mà người dân kinh thành đang phải chịu đựng,
hơn nữa núi non bờ cõi nước Nam không thể để người ngoài vào xâm phạm,
binh đoàn áo đỏ của Quang Trung đã tức tốc hành quân ngày đi đêm không
ngủ, trèo đèo lội suối, tất cả chỉ một lòng tiến về phía trước, càng nhanh càng
tốt để đánh đuổi quân thù.
Tết là dịp để mọi người cùng quây quần bên nhau, cùng nhau ăn bữa
cơm, uống chén rượu rồi nói vài ba câu chuyện của năm cũ, cả năm ai ai cũng
vất vả làm ăn, có nhiều người phải đi xa nhà để kiếm sống, chỉ có dăm ba
ngày Tết là có thể nghỉ ngơi để sum họp với người thân, bạn bè. Vậy mà các

tướng sĩ của đoàn quân Tây Sơn năm đó đã không thể nào đón Tết trọn vẹn
“Vậy ta phải kéo quân đi ngay. Nhưng ta nghĩ cả năm chỉ có ba ngày Tết,
quân ta không được ăn Tết thì ta cũng không đang tâm. Cho nên hôm nay, ta
cho tướng sĩ ăn Tết trước. Đúng giao thừa ta khởi hành. Ta hẹn với các ngươi
ngày khai hạ sẽ lại ăn Tết to ở Thăng Long” [7;191]. Đêm đó, các tướng sĩ
cười đùa vui vẻ, họ hát hò nhảy múa cùng nhau, ai ai cũng đang mơ màng về
một chiến thắng sắp tới, đối với họ có lẽ ăn Tết sớm hay muộn vài hôm cũng
không sao, việc cấp bách hơn cả vẫn là đánh đuổi quân thù.
Nhờ sự hy sinh thầm lặng đó, chỉ sau ba ngày hành quân, quân ta đã tới
được đồn Hà Hồi sớm hơn dự kiến, Quang Trung dụng binh như thần, chẳng
tốn một binh lính nào mà vẫn tóm gọn được hết quân địch ở đồn Hà Hồi.
Chiếm được Hà Hồi quân ta hừng hực khí thế chiếm đánh Ngọc Hồi, nhờ sự
góp sức của nhân dân, quân ta đánh quân địch tan tác, khiến chúng phải giơ
tay xin hàng. Đánh thắng được hai đồn bốt chủ chốt của địch, binh sĩ càng
hăng tiến thẳng tới kinh thành để bắt giặc. Tới khi quân ta tới nơi quân giặc
14


mới biết, chúng trở tay không kịp, chúng run sợ nên nháo nhào chạy trốn,
chúng giẫm đạp lên nhau mà chạy, người chết vô số kể, Tôn Sĩ Nghị nghe tin
mà không tin vào tai mình, hắn sốc vô cùng, chỉ kịp chạy trốn với manh áo
mỏng “Viên tướng dìu được Tôn Sĩ Nghị tới bờ sông Nhị Hà, thì đã thấy quân
sĩ khắp nơi ùn ùn chạy tới, tranh nhau sang cầu phao trước. Viên tướng thét
đã khản cổ mà không ai chịu nhường cho soái phủ sang song trước. Hàng
nghìn, hàng vạn quân Thanh chen nhau, xô nhau, chửi nhau, đánh nhau,
mạnh ai nấy chạy” [7;225].
Quân ta đại thắng, đất nước lại hòa bình, các binh sĩ lại tưng bừng đón Tết
như lời hẹn của Quang Trung, giờ đây ai ai cũng nâng nâng vui như hội, không
biết họ đang say vì men rượu hay men chiến thắng đây, có lẽ là do cả hai.
Suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, trải qua bao nhiều triều đại, nhưng có

lẽ Nguyễn Huy Tưởng vẫn dành nhiều tình cảm nhất đối với vương triều nhà
Trần, điều này được thể rõ nét trong các tác phẩm của ông. Đọc Lá cờ thêu
sáu chữ vàng có thể thấy, Nguyễn Huy Tưởng đã dành nhiều công sức để
khắc họa được hình ảnh Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản tuổi trẻ tài cao, ý chí
hơn người đã viết lên thiên anh hùng ca trong lịch sử dân tộc. Trong tập
Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Nguyễn Huy Tưởng, tuy nhà xuất bản
chỉ đưa một đoạn trích ngắn của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng nhưng
cũng đủ để độc giả mường tượng được hình ảnh của người anh hùng trẻ tuổi.
Quân Nguyên Mông đang lăm le xâm lấn bờ cõi nước ta, có lẽ lúc này
chàng trai đất Việt nào cũng muốn được xông pha ra chiến trường để giết
giặc. Hoài Văn cũng thế, chàng hăng say tập luyện ngày đêm chỉ mong được
ra trận để đánh giặc cứu nước, nhưng chàng còn trẻ võ nghệ còn chưa tinh
thông, mưu trí thì còn chưa bằng người nên chú của chàng - Chiêu Thành
Vương không muốn chàng xông pha vào chốn nguy hiểm “Chú mong cháu
khôn lớn, trở thành người tôi hiền tướng giỏi. Nhưng nay cháu còn nhỏ, chưa
15


lượng sức mình mà cứ đi đánh giặc, thì e rằng sẽ chuốc lấy cái hại vào mình.
Chú nói thế để cháu biết bụng chú” [7;233]. Chiêu Thành Vương quả là một
vị vua hiền từ và tài giỏi lại thấu hiểu lòng người, biết rằng không chỉ vì nói
dăm ba câu mà Hoài Văn sẽ đồng ý rút lui nên đã đứng ra tỉ thí cùng chàng,
nếu chàng thắng sẽ cho chàng đi ra trận, nhưng kết quả Hoài Văn thua cả ba
trận tỉ thí.
Quân giặc ngày càng tới gần, Chiêu Thành Vương dựng cờ chiêu mộ
binh sĩ, bao nhiêu trai tráng trong làng đều đồng lòng đi theo ngọn cờ của
Thành Vương lên đường, Hoài Văn buồn rầu “Trai tráng đi theo chú hết rồi.
Lấy đâu ra quân nữa?” [7;235]. Trong suy nghĩ của chàng trai đôi mươi vẫn
còn sự ngây thơ và bồng bột của tuổi trẻ, chàng sợ nếu mình không nhanh lên
sẽ chẳng còn ai theo mình, không có quân thì làm sao mà đi đánh giặc được,

chỉ nghĩ đến đấy lòng chàng đã trùng xuống, nhưng khi nghe người tướng già
mách nước chàng lại vui vẻ ngay trở lại. Hoài Văn nghĩ ngay đến việc mình
cũng cần phải có một lá cờ giống chú mình để chiêu mộ binh sĩ “Ta sẽ viết
chữ gì trên lá cờ của ta? Chữ phải đề phải quang minh chính đại như ban
ngày. Chữ đề phải là một lời thề quyết liệt. Chữ đề phải làm cho quân sĩ phấn
khởi, cho kẻ địch kinh hồn.” [7;236] Hoài Văn cứ trầm ngâm suy nghĩ, suy
nghĩ mãi, trống đã điểm canh ba nhưng chàng vẫn chưa ngủ. PHÁ CƯỜNG
ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN, Hoài Văn sung sướng thét lớn, nhìn sáu chữ mình
vừa nghĩ ra lời thì đanh thép mà ý thì hùng hồn, chàng nhờ mẹ thêu cho mình
lá cờ với sáu chữ mình vữa nghĩ ra đó. Trên thế giới này có lẽ không ai
thương con bằng mẹ, mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày mới được nhìn
thấy mặt con, sẽ không có một thứ tình cảm nào có thể sánh bằng tình mẫu tử.
Mẹ Hoài Văn rất thương con trai mình, khi Hoài Văn thức thì bà cũng sẽ chưa
ngủ, vậy mà bà không hề cản con mình khi muốn xông pha chiến trường,
không phải bà không sợ sẽ mất đứa con trai yêu quý của mình, mà bà hiểu
16


những thứ mà con trai mình muốn, hơn nữa đất nước đang lâm nguy, bà
không muốn con trai mình phải áy náy điều gì. Đêm đó, bà chong đèn, lúi húi
thêu sáu chữ bằng những sợi chỉ vàng trên một tấm lụa đỏ thấm. Sau này,
người đời sau vẫn mãi nhắc nhớ về lá cờ đó và nhớ một trận đánh oanh liệt
trong lịch sử đất nước.
Viết về lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng không lệ thuộc máy móc vào
những sự kiện mà luôn tinh nhạy, biết nảy ra trong vô vàn những chi tiết, sự
kiện lịch sử, những tình huống, câu chuyện đặc sắc, gợi mở nhiều thú vị để
gây dựng, bồi đắp, tổ chức, sắp xếp thành một tác phẩm hoàn chỉnh, giúp trẻ
thơ tiếp cận một cách dễ dàng lịch sử, hiểu lịch sử để từ đó thêm yêu, thêm
quý lịch sử nước nhà. Nhận xét về những tác phẩm viết cho thiếu nhi của
Nguyễn Huy Tưởng, nhà văn Tô Hoài nhận định "Trong văn học cho thiếu

nhi của ta, kể chuyện lịch sử và cổ tích, cho đến bây giờ, chưa ai chuyên và
đã thành công như Nguyễn Huy Tưởng". Đó là một nhận xét xác đáng, ghi
nhận những thành tựu và đóng góp to lớn của Nguyễn Huy Tưởng cho văn
học thiếu nhi Việt Nam.
1.2.1.2. Đề tài sống thường nhật
Viết về người thật việc thật, Nguyễn Huy tưởng bám sát vào thực tế sôi
động của đất nước những năm kháng chiến chống Pháp, ghi lại kịp thời những
hình ảnh cao đẹp, những tấm gương tiêu biểu. Viết về những tấm gương
người thật, việc thật Nguyễn Huy Tưởng tôn trọng đến từng chi tiết nhỏ để rồi
mỗi câu chuyện hiện lên như một thước phim gây nhiều cảm xúc. Nhân vật
trong tác phẩm đều gắn liền với những hoàn cảnh cụ thể, được đặt trong nhiều
mối quan hệ với nhân dân, quần chúng, trong bối cảnh chiến tranh cách mạng.
Có một kiểu tra tấn hết sức dã man tàn bạo mà các chiến sĩ cách mạng
của chúng ta đã phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh chống Pháp đó là bị
thiêu sống hai bàn tay, chắc hẳn không còn từ gì xấu xa hơn để nói về tính vô
17


đạo đức trong màn tra tấn này. Chiến sĩ Bẩm trong Hai Bàn tay chiến sĩ cũng
đã phải chịu đựng sự tra tấn man rợ đấy.
Chiến sĩ Bẩm sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, anh chưa bao
giờ nghĩ sẽ tham gia cách mạng, nhưng khi thấy quê hương mình bị giặc Pháp
tàn phá, anh đã quyết định đi theo tiếng gọi của Đảng tham gia vào chống phá
địch bảo vệ quê hương. Trong một lần địch càn quét Bẩm bị bắt, anh bị giam
vào trong một cái buồng bé tí cùng bao người dân vô tội, một cái buồng mà
chỉ tưởng tượng thôi cũng khiến chúng ta rùng mình “Buồng giam thì hẹp,
người thì đông như nêm cối, không xê đi xích lại được. Người ta ỉa đái ngay
tại chỗ. Mùi hôi thối nặng nề đến nỗi bọn lính ngụy tới gần đều phải bịp mũi,
nhổ nước bọt.” [7;152]. Trong một không gian kinh khủng như thế, hàng
chục người già, trẻ, lớn, bé vẫn phải chịu đựng. Giá như họ có sức mạnh, có

vũ khí trong tay chắc chắn họ sẽ vùng lên ngay lập tức.
“Bàn tay ta làm nên tất cả - Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” (Bài
ca vỡ đất - Hoàng Trung Thông) qua câu thơ ta có thể thấy đôi bàn tay có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi người, nó chi phối rất nhiều hoạt động
của cơ thể, khi sinh ra mà thiếu mất đôi bàn tay đã là một sự thiệt thòi rất lớn
so với người bình thường, vậy mà chiến sĩ Bẩm của chúng ta từ một người
bình thường có đôi bàn tay tay lành lặn, anh đã dùng đôi tay ấy làm biết bao
việc có ích cho đời, giờ đây anh sắp phải chứng kiến một lũ man rợ thiêu sống
bàn tay mình.
“Lửa đã cháy bùng lên ở hai bàn tay Bẩm. Lửa phừng phừng. Khói đen
cuồn cuộn bốc lên. Bẩm nhắm nghiền mắt lại. Mặt anh đã rát. Hai bàn tay bị
đốt quẫy quẫy. Anh thít lên. Hai hàm răng anh nghiến lại. Thịt anh cháy xèo
xèo, khét khét như mùi súc vật bị thui.” [7;157]. Đôi bàn tay Bẩm đang cháy,
đau rát lắm, nhưng anh không rơi một giọt nước mắt nào. Bởi thứ anh thấy
bây giờ chỉ là ánh sáng của Đảng, anh càng có niềm tin mạnh mẽ vào cách
18


mạng. Dù thế nào anh cũng sẽ nhất quyết không khai bất cứ một thông tin gì
cho quân địch biết.
Mặc dù đôi bàn tay đã bị thiêu trụi ngón nhưng ý chí của Bẩm thì vẫn
phừng phừng, bởi Bẩm được nghe lời tiếp sức của đồng chí bí thư “Đừng lúc
nào nản. Còn sống là còn chiến đấu. Còn một ngón tay cũng vẫn phục vụ
được.” [7;160]. Ngay cả lúc Bẩm dường như không còn cơ hội để sống trước
dòng nước chảy siết, hay lúc cả một đàn quạ đen sì rúc vào bàn tay bị đốt
cháy của anh mà mổ thịt, anh vẫn kiên trì chịu đựng đến cùng để sống, bởi
anh còn muốn chiến đấu, còn muốn giết hết lũ giặc cướp nước, giết hết lũ
phản động. Tội ác của quân Pháp và lũ phản động đối với nhân dân ta dù có
hàng nghìn hàng vạn năm nữa cũng không thể rửa sạch được, chúng đã không
chỉ đến xâm lược mà còn thẳng tay giết người cướp của, hãm hiếp phụ nữ,

nhưng chúng sẽ mãi mãi không bao giờ đạt được ý muốn của chúng vì bên ta
là chính nghĩa, vì dân ta sẽ đứng lên và chiến đấu đến cùng.
Giây phút Bẩm vượt qua được cái chết và tìm về gặp mẹ, hai mẹ con
gặp nhau trong nước mắt thật xúc động. Có người mẹ nào mà không đau xót
khi nhìn thấy đôi bàn tay bị thiêu cháy của con, nhưng bà không khuyên con
bà hãy lẩn trốn đừng tham gia cách mạng nữa, mà bà còn giúp Bẩm liên lạc
lại với các đồng chí và liên lạc thông tin cho Bẩm hoạt động. Trong chiến
tranh có rất nhiều bà mẹ Việt Nam anh hùng như thế, họ sẵn sàng hi sinh vì sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc mà chẳng mong được đền đáp, những điều đó thật trân
quý biết bao.
Ngày xưa với đôi tay lành lặn Bẩm đi hoạt động khó một, thì giờ đây
với đôi bàn tay bị thiêu rụi, Bẩm hoạt động khó gấp năm gấp mười, nhưng
không có phút giây nào anh nhụt chí, bỏ cuộc. Anh nung nấu ý tưởng đào một
cái hầm để ẩn nấp, đôi bàn tay chỉ còn đúng hai ngón, một ngón cái và một
ngón trỏ, dụng cụ chỉ là những mảnh sành, nhưng rồi ngày này qua ngày nọ,
19


×