Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Giá trị nội dung và nghệ thuật tập những truyện hay viết cho thiếu nhi – phong thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.45 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

TRẦN THỊ DUNG

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TẬP NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT
CHO THIẾU NHI – PHONG THU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành:Giáo dục mầm non

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======

TRẦN THỊ DUNG

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TẬP NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT
CHO THIẾU NHI – PHONG THU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành:Giáo dục mầm non
Người hướng dẫn khoa học

TS. DƯƠNG THỊ THÚY HẰNG

HÀ NỘI - 2018




LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại học
sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục mầm non. Đặc biệt em xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô - TS.Dương Thị Thúy Hằng, người đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập để hoàn thành khóa luận
này!
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Sinh viên


LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo của cô – TS.Dương Thị Thúy Hằng.
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Kết quả
nghiên cứu không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Nếu sai, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018

Sinh viên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................3
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ......................................................................4

5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................5
6. Bố cục khóa luận ............................................................................................5
NỘI DUNG ........................................................................................................6
CHƯƠNG 1: GIÁ TRỊ NỘI DUNG TẬP NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO
THIẾU NHI – PHONG THU .............................................................................6
1.1 Tác giả Phong Thu và tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi ..............6
1.1.1 Tác giả Phong Thu ....................................................................................6
1.1.2 Tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi – Phong Thu ..........................11
1.2 Những nội dung cơ bản trong tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi –
Phong Thu ........................................................................................................12
1.2.1 Tình cảm gia đình....................................................................................12
1.2.2 Tình cảm bạn bè ......................................................................................19
1.2.3 Thế giới tự nhiên .....................................................................................24
1.2.3.1 Thế giới thực vật ..................................................................................25
1.2.3.2 Thế giới động vật .................................................................................28
1.2.4 Những bài học giáo dục nho nhỏ ............................................................31
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TẬP NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT
CHO THIẾU NHI – PHONG THU..................................................................35
2.1 Thể loại .......................................................................................................35
2.1.1 Truyện đồng thoại ...................................................................................35


2.1.2 Truyện ngắn hiện đại ............................................................................. 39
2.2 Ngôn ngữ nghệ thuật ..................................................................................42
2.2.1 Ngôn ngữ kể chuyện ...............................................................................43
2.2.2 Ngôn ngữ đối thoại..................................................................................46
2.3 Giọng điệu nghệ thuật ................................................................................48
2.3.1 Giọng đôn hậu .........................................................................................49
2.3.2 Giọng hóm hỉnh, hài hước......................................................................50
KẾT LUẬN ......................................................................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................56


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nhà văn Phong Thu là một trong số ít ỏi những cây bút cả đời dành
trọn vẹn tâm sức viết cho trẻ em. Ông từng tâm sự, từ khi bắt đầu cầm bút ông
đã viết cho thiếu nhi và cứ thích viết mãi. Phong Thu cũng bộc bạch rằng, ông
thích viết về thiếu nhi bởi vì nó hợp với cái "tạng" của mình: "Viết về thế giới
của thiếu nhi nó trong trẻo, hiền lành, vui vẻ, nhân hậu nên tôi thích viết hơn
và việc viết với tôi dễ hơn vì mình có nhiều vốn sống. Còn thế giới của người
lớn vốn nhiều gai góc, buồn phiền nên tôi không thích viết bằng. Hơn nữa,
"sân" dành cho thiếu nhi vốn ít người viết, nên khi đã chìm đắm trong thế giới
ấy rồi, tôi cứ một mình một ngựa rong ruổi suốt chừng ấy năm thôi. 55 năm
qua, tôi chưa bao giờ ngưng nghỉ!". Chưa bao giờ Phong Thu thấy mảng đề tài
này cũ, không thấy mình bị cùn mòn và tình yêu với con trẻ trong ông chưa
bao giờ vơi. Nhiều tác phẩm của ông đã trở nên quen thuộc với thiếu nhi và
cũng đem đến cho ông hàng chục giải thưởng như "Hoa mướp vàng" (Giải
Nhất cuộc thi viết cho thiếu nhi do Hội Nhà văn, NXB Kim Đồng và Ủy ban
Thiếu niên Nhi đồng Việt Nam tổ chức); tập truyện "Điểm 10" (Hội Văn học
nghệ thuật Hà Nội); kịch bản phim hoạt hình "Cá sấu ngứa răng" (Bông Sen
Bạc Liên hoan phim Việt Nam năm 1970). Nhắc tới nhà văn Phong Thu là
nhắc tới những tác phẩm viết cho thiếu nhi, như: Đi tìm việc tốt, Cây bàng
không rụng lá, Bồ nông có hiếu, Xe lu và xe ca… Đồng thời, ông cũng là tác
giả lời thơ của nhiều ca khúc thiếu nhi nổi tiếng: Bác Hồ - người cho em tất
cả, Sao Nhi đồng chăm ngoan, Năm cánh sao vui, Hoa thơm tặng chú thương
binh…
1.2. Năm 2014, tâp Những truyện hay viết cho thiếu nhi – Phong Thu
được nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành. Tập truyện bao gồm 50 truyện tiêu
biểu của Phong Thu trong suốt hành trình sáng tác hơn sáu mươi năm cho trẻ

1


em. Đến với tập truyện, bạn đọc sẽ được gặp lại nhiều tác phẩm gắn liền với
tên tuổi của Phong Thu trong nhiều thập kỉ: Bồ nông có hiếu, Cái cúc màu
xanh, xe Lu và xe ca, Truyện cổ tích bên cửa sổ… Bên cạnh đó, độc giả cũng
được khám phá sâu hơn những tác phẩm khác của Phong Thu. Các câu chuyện
có “hình hài” nhỏ xinh, dễ hiểu, được kể bằng lối văn nhẹ nhõm, hóm hỉnh, dễ
hiểu. Đó thực sự là món quà tinh thần quý giá đối với các em.
Tìm hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của tập “Những truyện hay viết
cho thiếu nhi” của Phong Thu sẽ góp phần hiểu hơn về thế giới nghệ thuật
trong các sáng tác viết cho trẻ em của cây bút nhiệt huyết và tài năng trên văn
đàn văn học trẻ em Việt Nam này. Vì vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn đề
tài “Giá trị nội dung và nghệ thuật tập Những truyện hay viết cho thiếu
nhi – Phong Thu”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi bàn về Phong Thu và các tác phẩm viết cho trẻ em của ông, nhìn
chung, nhiều bài viết, ý kiến đều ghi nhận những đóng góp của ông đối với
văn học trẻ em Việt Nam.
Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn khẳng định: “Một sự đánh giá khách quan về
tiến trình văn học cho thiếu nhi từ Cách mạng tháng Tám cho đến nay, không
thể bỏ qua Phong Thu”.
Về đặc điểm cũng như vị trí các tác phẩm của Phong Thu viết cho trẻ em,
nhà văn Phạm Quang Đẩu khái quát: “Văn phong chuẩn mực, cốt truyện dung
dị đời thường, giàu tính giáo dục luân lý, đạo đức, nên không lạ khi một số tác
phẩm của Phong Thu từ nhiều năm nay qua các lần cải cách giáo dục luôn
hiện diện trong bộ sách giáo khoa phổ thông tiểu học, trung học”. Điểm nổi
trội mà bạn đọc có thể dễ dàng nhận thấy qua mỗi trang văn chính là: “giản
dị, trong sáng, kết cấu truyện mạch lạc, hợp lý, chặt chẽ. Và nói văn là người,


2


qua tiếp xúc, tôi còn học được sự trung thực, thẳng thắn trong ứng xử và lòng
say mê, tận tụy, hết lòng với nghề của thầy”.
Trong lời giới thiệu tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi – Phong Thu,
trang tiki.vn có viết: “Bằng một giọng văn giản dị, mộc mạc, tuyển tập Những
truyện hay viết cho thiếu nhi của Phong Thu là những câu chuyện về các bạn
nhỏ, những cây cối trong vườn, các con vật gần gũi sẽ đem đến cho những
độc giả nhí một thế giới tuổi thơ ý nghĩa, chan chứa yêu thương. Đó là những
câu chuyện: Cây bàng không rụng lá, Hoa nhớ mẹ, Truyện cổ tích bên cửa
sổ,Bồ Nông có hiếu, Quà gửi bố, Nhát đinh của bác thợ… Không quá thiên về
những chi tiết và cấu tứ, truyện của Phong Thu như một lát cắt thanh mảnh,
trong trẻo của cuộc sống, gắn với trẻ thơ. Nhiều truyện như là chuyện kể, cứ
thủ thỉ, rủ rỉ, tâm tình. Đọc ông, trẻ con đã thích, người lớn cũng thấy mình
trẻ lại”.
Tuy nhiên, cho đến hiện nay, chưa có tìm hiểu, nghiên cứu nào bàn một
cách hệ thống về giá trị nội dung và nghệ thuật tập truyện này nói riêng, cũng
như các sáng tác viết cho trẻ em của Phong Thu nói chung. Từ đây, chúng tôi
quyết định lựa chọn đề tài “Giá trị nội dung và nghệ thuật tập Những truyện
hay viết cho thiếu nhi – Phong Thu”. Chúng tôi hi vọng rằng, từ đây, chúng
tôi thâm nhập một cách hiệu quả vào thế giới nghệ thuật trong sáng tác cho trẻ
em của tác giả Phong Thu. Đồng thời, việc tìm hiểu về giá trị nội dung và
nghệ thuật trong tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Phong Thu cũng
sẽ giúp ích cho chúng tôi trong quá trình hoạt động chuyên môn sau này.
3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận bước đầu tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của tập Những
truyện hay viết cho thiếu nhi – Phong Thu. Thông qua truyện ngắn, Phong
Thu cung cấp cho các em những kiến thức về thế giới xung quanh, thấy được
vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, từ đó giáo dục cho các em yêu thiên nhiên,

3


yêu cuộc sống, yêu con người. Trên cơ sở đó, khóa luận bước đầu chỉ ra
những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của sáng tác Phong Thu cho trẻ em. Từ đó,
khóa luận khẳng định những đóng góp của Phong Thu đối với sự phát triển
văn học trẻ em Việt Nam.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
4.1 Đối tượng
- Một số truyện ngắn viết cho thiếu nhi của nhà văn Phong Thu trong tập
Những truyện hay viết cho thiếu nhi.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Giá trị nội dung và nghệ thuật tập Những truyện
hay viết cho thiếu nhi – Phong Thu”, chúng tôi tập trung khảo sát 23 truyện
ngắn của Phong Thu viết cho thiếu nhi được in trong tập Những truyện hay
viết cho thiếu nhi, Nhà xuất bản Kim Đồng, năm 2014:
1) Cây bàng không rụng lá (Mùa xuân 1968)
2) Bồ Nông có hiếu
3) Đi tìm việc tốt (5 – 1964)
4) Hoa mướp vàng (Mùa thu 1967)
5) Mẹ tôi
6) Trò chơi của bố
7) Con cóc
8) Quà gửi bố
9) Cháu trai ông đánh giậm
10) Vườn ông vườn xuân ( Mùa xuân 1995)
11) Người học trò lễ phép
12) Cánh buồm trên sông
13) Chú bé ống nước
14) Đuôi ngắn tai dài

4


15) Con vẹt nghèo
16) Xe Lu và xe Ca
17) Thờn Bơn méo miệng
18) Chim Sâu xử án
19) Quạ là quạ
20) Hoa nhớ mẹ
21) Chuyến bay của người lái số hai
22) Cá sấu ngứa răng
23) Ông già và nụ hoa
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp phân tích tổng hợp
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2
chương:
Chương 1: Giá trị nội dung trong tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi –
Phong Thu
Chương 2: Giá trị nghệ thuật trong tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi –
Phong Thu

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIÁ TRỊ NỘI DUNG TẬP NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT
CHO THIẾU NHI – PHONG THU

1.1 Tác giả Phong Thu và tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi
1.1.1 Tác giả Phong Thu
Nhà văn Phong Thu tên thật là Nguyễn Phong Thu, sinh ngày 10 tháng 4
năm 1934. Ông sinh ra và lớn lên tại xã Kiên Trung, huyện Kiến Xương, tỉnh
Thái Bình. Ông là một trong số những cây bút cả đời dành trọn vẹn tâm sức
viết cho trẻ em, ông dành tình cảm đặc biệt cho con trẻ ngay từ những ngày
tháng còn ngồi trên ghế nhà trường. Ông sống thật đam mê, đầy lí tưởng với
nghề dạy học và trở thành thầy giáo trẻ năm 18 tuổi. Với 12 năm làm thầy
giáo đầy nhiệt huyết Phong Thu đã dành 4 năm dạy lớp vỡ lòng và cấp I, ông
vô cùng thấu hiểu tâm lí trẻ nhỏ khi trực tiếp tiếp xúc, cùng học, cùng chơi với
các em. Từ đó mà nhà văn Phong Thu có một nguồn cảm hứng để viết nên
những trang sách dành cho trẻ em vô cùng gần gũi, chân thực nhưng vẫn đầy
mới mẻ và sâu sắc.
Phong Thu với lòng yêu nghề
Ông từng nói: “Nhà văn, cây bút nào thích viết cho thiếu nhi thì viết.
Song chuyện viết cho thiếu nhi – suốt đời cứ thui thủi vậy thôi! Nhuận bút thì
rẻ, sách in thì khó. Bỏ tiền ra in, dù chỉ vài trăm đến một nghìn cuốn, không
biết bán vào đâu?” [7;551]. Ở đây nhà văn Phong Thu cho rằng viết cho thiếu
nhi phải xuất phát từ niềm đam mê, lòng yêu trẻ nhỏ, sự thôi thúc của tâm hồn
chứ không phải mục đích mưu sinh hay mưu cầu danh tiếng. Ông coi lòng yêu
nghề là một trong những tiêu chí quan trọng bậc nhất của một người cầm bút,
đặc biệt là người cầm bút viết cho trẻ em. Nhà văn Phong Thu phải thật sự yêu
nghề, thật sự tâm huyết thì mới giành trọn vẹn tài năng để viết cho trẻ em
6


trong suốt cuộc đời. Mỗi câu chuyện ông viết cho trẻ em đều xuất phát từ lòng
say mê nghề nghiệp, niềm cảm hứng và tình yêu vô bờ dành cho trẻ nhỏ.
Chính tình yêu nồng đượm, sự hồn nhiên ngây thơ, trong trẻo của trẻ nhỏ là
nguồn cảm hứng vô tận của nhà văn Phong Thu, khiến ông trở thành một nhà

văn dành trọn cả đời viết nhiều và viết hay cho thiếu nhi một cách tự nhiên,
gần gũi và vô tư.Truyện ngắn phong thu viết cho thiếu nhi thể hiện sự khám
phá cái đẹp theo con mắt hồn nhiên, ngộ nghĩnh của trẻ thơ. Mỗi khi cầm bút
viết cho thiếu nhi ông đều hóa thân thành những tâm hồn trẻ thơ đang chơi
đùa, cùng nhau khám phá đầy thú vị, màu sắc và tươi mới. Điều đó khiến cho
những câu chuyện đặc sắc giành cho thiếu nhi ra đời mang đậm chất văn
Phong Thu.
Phong Thu với tình yêu trẻ con vô bờ
“Hãy viết những điều mà các em cần, các em thích. Nếu thế thì phải hiểu
chúng nó” [7;385] – đây chính là chân lí mà nhà văn Phong Thu đã đúc kết ra
được sau hàng mấy chục năm nghiên cứu và viết cho thiếu nhi. Ông xác định
rõ thiếu nhi phải là đối tượng tiếp nhận chứ không đơn giản là đối tượng miêu
tả. Truyện viết cho thiếu nhi trước hết và chủ yếu là dành cho thiếu nhi đọc.
Người cầm bút viết cho thiếu nhi phải thực sự trở thành người bạn thân thiết,
yêu mến của trẻ nhỏ. Để làm được điều đó người cầm bút phải hiểu được tâm
lí trẻ nhỏ, hiểu được các em muốn gì, cần gì, thích gì ở những trang viết vủa
mình. Nếu trẻ nhỏ không thích những trang viết của mình, những trang viết ấy
không đáp ứng được nhu cầu của các em thì như nhà văn Phong Thu chia sẻ:
“ Thật là đau khổ khi chính mắt mình trông thấy những trang viết của mình
được các e cầm lên, đưa mắt ngó qua một thoáng, chăm chú một lúc, lật vài
trang rồi vứt toạch xuống bàn (hoặc xuống chiếu)” [7;381]. Cách tốt nhất và
hiệu quả nhất để khắc phục được điều này là phải hiểu các em, mà muốn hiểu
được các em thì phải sống cùng với các em, cùng học cùng chơi với các em.
7


Người viết cho thiếu nhi phải nắm bắt được nhịp điệu cuộc sống của trẻ nhỏ,
mà cuộc sống và tâm hồn trẻ thì thay đổi nhanh chóng từng ngày. Bắt được
nhịp sống của trẻ, hiểu được tâm hồn trẻ, biết được trẻ muốn gì là điều không
hề dễ dàng. Thế nhưng nhà văn Phong Thu đã làm được, ông đã sống với cuộc

sống của trẻ em để có thể viết được câu chuyện gần gũi, dung dị dành cho các
em mà các em vô cùng say mê, yêu thích . Điều đó thể hiện ở việc đón đọc và
tiếp nhận của trẻ nhỏ với những tác phẩm đặc sắc của ông.Những câu chuyện
ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng trẻ nhỏ và nhà văn Phong Thu luôn có
một vị trí trong tâm hồn trẻ thơ Việt Nam qua các thế hệ.
Phong Thu với tài kể chuyện
Để viết được một câu chuyện dành cho trẻ nhà văn Phong Thu đã xác
định rõ mục đích viết cái gì, viết như thế nào với nội dung và hình thức thể
hiện rõ ràng. Phong Thu đã chia sẻ kinh nghiệm viết văn kể chuyện của mình:
“Khi viết bất cứ một bài gì (kể cả bài thơ) tôi coi việc chuẩn bị ấy là viết
trước ở trong đầu” [5;105]. Khi chuẩn bị viết một câu truyện ông luôn đặt ra
câu hỏi: Định viết câu chuyện gì? Chuyện ấy ra sao? Cuối cùng là thế nào?
Nhờ tài năng và lòng yêu trẻ vô bờ của nhà văn Phong Thu đã mang đến cho
các em những câu chuyện về thế giới trẻ thơ vô cùng thú vị: những con vật,
loài vật gần gũi trong cuộc sống hàng ngày, những trò chơi đặc sắc. Những
câu chuyện của ông viết rất phù hợp với nhận thức của trẻ góp phần mở mang
hiểu biết, làm giàu vốn tri thức trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Phong Thu
đã hóa thân thành những người bạn gần gũi thân thiết, người kể chuyện thủ
thỉ, tâm tình với trẻ nhỏ, dẫn dắt trẻ khám phá những điều thú vị, cùng các em
trò chuyện với cỏ cây, hoa lá, con vật, đồ vật để tìm hiểu cái hay, cái đẹp
xung quanh cuộc sống. Những câu chuyện của ông là những bức tranh thiên
nhiên nhiên vô cùng tươi đẹp đầy hình ảnh, màu sắc và âm thanh, đưa các em
đến một thế giới đầy mới lạ và hấp dẫn, ở đó các em được tự khám phá, được
8


thể hiện giúp các em yêu cuộc sống, yêu con người hơn. Không chỉ vậy, mỗi
trang viết của nhà văn Phong Thu là một bài học giáo dục ý nghĩa và sâu sắc
nhưng vô cùng đơn giản, gần gũi giúp trẻ nhỏ dễ dàng tiếp thu.
Sự nghiệp sáng tác của Phong Thu

Chính nhờ tài năng, trí tuệ, niềm đam mê lớn và tình cảm đặc biệt dành
cho trẻ em của nhà văn Phong Thu đã mang lại cho ông một sự nghiệp viết
sách cho trẻ em vô cùng đáng ngưỡng mộ. Trải qua hơn 50 năm viết văn, làm
thơ, viết kịch bản phim hoạt hình, tính đến thời điểm này, nhà văn Phong Thu
đã có 75 đầu sách, trong đó có hơn 60 đầu sách là viết về “Thế giới trẻ thơ”.
Trong hàng ngàn tác phẩm viết cho trẻ em của ông có rất nhiều tác phẩm được
chọn in trong sách giáo khoa từ những năm 1965 cho đến tận bây giờ như Xe
lu và xe ca, Bàn tay mẹ, Chim sẻ, Cua đồng thức giấc…
Truyện ngắn đầu tiên trong sổ tay của Phong Thu viết năm 1948, đó là
tác phẩm Lòng mẹ và truyện Hoa. Kể từ đó những câu truyện giành cho thiếu
nhi của ông lần lượt ra đời và thu hút được nhiều sự yêu mến, đón đọc của các
bạn nhỏ. Ông trở thành cán bộ nghiên cứu Vụ Sư phạm, Bộ Giáo dục Việt
Nam.
Năm 1964 Phong Thu chuyển công tác từ Bộ Giáo dục sang làm việc tại
báo Thiếu niên và gắn bó ở đây 20 năm. Ông trở thành cây bút trụ cột, số một
của Thiếu niên Tiền phong trong những năm 70 và đầu những năm 80. Trong
hai thập kỉ ấy nhà văn Phong Thu đã giành hết sức tâm huyết và trí tuệ để
sang tác ra những tác phẩm đặc sắc cho trẻ em, không lúc nào ông buông lơi
ngòi bút. Những tác phẩm của ông vẫn thường xuyên xuất hiện trên mặt báo
ngay cả khi ông chuyển sang làm việc tại Viện Nghiên cứu Thanh niên(1983),
hay cả khi ông về hưu(1995).Là trưởng ban văn nghệ Báo Thiếu niên Tiền
Phong, ông có số lượng bài báo rất nhiều nhưng ông vẫn là một nhà văn
không xa lạ trong làng văn.Ông tập hợp những truyện in báo để gửi đến các
9


Nhà xuất bản, đó thường là những truyện rất ngắn dành cho thiếu nhi của ông.
Mỗi dịp Nguyên đán Phong Thu lại gửi truyện, hay là mẩu sưu tầm, có khi là
một bài thơ rất ngắn… đến bất kì tờ báo nào có trang giành cho thiếu nhi.Cứ
thế ông trở thành nhà văn thân thuộc đối với trẻ nhỏ.

Năm 1974, Phong Thu theo học khóa 7 – khóa cuối cùng của lớp viết
văn Quảng Bá. Năm 1980, ông trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Ông
đã miệt mài, say mê với cây bút của mình để những con số thống kê số bài
viết của ông trở thành những con số đáng ngưỡng mộ: “Năm 1997: 208 bài
báo; 1998: 212 bài; 1999: 200 bài” [6;368]. Ông là cộng tác viên thường
xuyên của rất nhiều tờ báo: Thiếu niên Tiền phong, Văn nghệ, Nhi đồng,
Nhân dân, Giáo dục và thời đại, Phụ nữ, An ninh thủ đô, Người Hà Nội, Sức
khỏe và đời sống…
Năm 2000, Nhà xuất bản Kim Đồng đã in cuốn Cây bàng không rụng lá
của nhà văn Phong Thu. Cuốn sách nằm trong Tủ sách vàng gồm có hơn 100
truyện ngắn dày gần 500 trang. 15 năm sau (2015) cuốn sách Cây bàng không
rụng lá được Nhà xuất bản Kim Đồng mua lại bản quyền và in, cuốn sách đạt
được vị trí số 25011 trong danh sách những cuốn sách hay đáng đọc nhất dành
cho thiếu nhi trong năm 2015. Ngoài ra, trong năm 2000 nhiều cuốn sách tiêu
biểu của Phong Thu cũng được xuất bản như: Hoa nhớ mẹ ( Nhà xuất bản
Kim Đồng), Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám(
chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục), Chè sương (Nhà xuất bản thanh niên), Kể
chuyện truyền thống đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (Nhà xuất bản
Trẻ)…
Trong hơn nửa thế kỉ cầm bút của mình, nhà văn Phong Thu đã được
nhiều thành tựu quý giá trong sự nghiệp văn chương của mình. Đó là 14 lần
đạt giải thưởng,hầu hết là các giải thưởng chính thức, giải cao do Nhà xuất
bản Kim Đồng và hội nhà văn Việt Nam trao tặng. Điều đó đã nói lên tài năng
10


và chất lượng sáng tác của nhà văn Phong Thu. Nhà văn Phạm Quang Đẩu một học trò cũ của ông đã khẳng định: “Trong kho tàng văn học của Phong
Thu lấp lánh nhiều hạt vàng lắm, nhiều truyện viết cho thiếu nhi của Phong
Thu đủ sức chịu sự tàn phá của thời gian” [3;6].
1.1.2 Tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi – Phong Thu

Tập “Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Phong Thu” được Nhà xuất
bản Kim Đồng in và xuất bản năm 2014.Nhà văn Phong Thu có lẽ lạ đối với
các bạn đọc trẻ thế kỉ 21, nhưng vô cùng thân thuộc đối với thế hệ trước.
Những tác phẩm của ông, qua thời gian vẫn bền bỉ dấu ấn khó phai trong lòng
bạn đọc, nó đủ sức chịu sự tàn phá của thời gian. Tập truyện đã mang lại cho
chúng ta một tuổi thơ kì diệu. Những mẩu truyện gieo vào tâm hồn trẻ thơ ý
nghĩa nhân văn về tình bạn, tình cảm gia đình, lòng nhân ái một cách rất nhẹ
nhàng nhưng lại hiệu quả. Bằng một giọng văn mộc mạc, giản dị, tuyển tập
“Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Phong Thu” là những câu chuyện về
các bạn nhỏ, những cây cối trong vườn, các con vật gần gũi sẽ mang đến cho
các em một tuổi thơ thật ý nghĩa, chan chứa yêu thương. Đó là Cây bàng
không rụng lá giáo dục các em biết yêu thiên nhiên, yêu lao động; Đó là
Những hạt bỏng ngô giúp các em hiểu rằng cuộc sống này tràn đầy tình yêu
thương; Hay Cánh buồm trên sông kể cho các em nghe một tình bạn thật đẹp
và trong trẻo, đáng trân trọng. Tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của
Phong Thu cho các em thấy được cả một thế giới bao la với những hình ảnh
đẹp đẽ, sinh động. Mang đến cho các em niềm đam mê văn học, có thể nhận
ra cái hay, cái đẹp trong mỗi câu chuyện. Qua đó các em còn biết tự khám phá
ra cái đẹp của thế giới xung quanh, cảm nhận cuộc sống một cách vô tư, hồn
nhiên, trong sáng. Không quá thiên về những chi tiết và cấu tứ, truyện của
Phong Thu như một lát cắt thanh mảnh, trong trẻo của cuộc sống, gắn với trẻ
thơ. Nhiều truyện như là chuyện kể, cứ thủ thỉ, rủ tỉ, tâm tình. Đọc truyện của
11


ông trẻ con đã thích, người lớn cũng thấy mình trẻ lại, bởi “Ai cũng có ngày
bé. Ngày bé tự nhiên có. Rồi ngày bé tự nhiên đi và để lại nhiều kỉ niệm. Tôi
viết với lòng mong muốn được cùng các em giữ lấy ngày bé đáng yêu, đáng
quý ấy” – Phong Thu.
1.2 Những nội dung cơ bản trong tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi

– Phong Thu
1.2.1 Tình cảm gia đình
Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.
Một trong những điểm tựa quý giá nhất của con người đó chính là tình cảm
gia đình. Tình cảm gia đình là thứ tồn tại mãi mãi, bởi nó thuộc về thế giới
tinh thần, là những gì cao quý và bền vững nhất. Nó sẽ chẳng bao giờ biết mất
khi con người ta biết trân trọng và nâng niu nó. Tình cảm gia đình có thể giúp
con người vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi cho ta sự
an ủi, niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những khó khăn ấy một cách dễ dàng.
Đối với trẻ nhỏ, chỉ có gia đình mới mang lại cho trẻ sự yên bình và tin tưởng
nhất. Gia đình chính là “xã hội” đầu tiên mà trẻ tiếp xúc, là trường học đầu
tiên trong cuộc đời trẻ. Đối với trẻ nhỏ, gia đình là môi trường có tác động to
lớn đến sự hình thành và phát triển về mọi mặt của trẻ: thể chất, trí tuệ, đặc
biệt là tình cảm đạo đức. Tổ ấm của trẻ thơ chính là gia đình, tình cảm gia
đình có ý nghĩa to lớn như vậy là bởi gia đình được xây dựng trên cơ sở của
tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của những người có quan hệ ruột thịt. Gia
đình là cái nôi văn hóa đầu tiên mà trẻ nhỏ học được bao điều hay, lẽ phải,
học được cách yêu thương người khác từ chính những tình cảm mà ông bà,
cha mẹ dành cho trẻ.
Từ tình cảm, tình yêu thương mà những người thân trong gia đình dành
cho các em mà các em dễ dàng cảm nhận được thế nào là tình yêu thương, các
em dễ dàng học được cách yêu thương người khác như chính cách ông bà, cha
12


mẹ đã yêu thương các em. Tình cảm gia đình, tình yêu thương giữa cha mẹ
với con cái, giữa ông bà với cháu, tình anh em là một tình cảm thiêng liêng và
quý báu đã được Phong Thu thể hiện rõ nét trong những truyện ngắn trong tập
Những truyện hay viết cho thiếu nhi của ông. Đó là những truyện: Bồ nông có
hiếu, Trò chơi của bố, Cháu trai ông đánh giậm, Vườn ông vườn xuân, Nhớ

bà,Quà gửi bố, Cháu nhớ ông ông nhớ cháu,…
Tình cảm thiêng liêng nhất của con người có lẽ là tình mẫu tử. Mẹ là
người mang nặng đẻ đau, nuôi nấng mỗi chúng ta khôn lớn, mẹ hi sinh vất vả,
tần tảo sớm hôm vì con. Năm tháng trôi qua, khi con lớn khôn sẽ không thể
nào quên được lòng mẹ gian khó ngày đêm vì con, càng lớn những đứa con sẽ
càng thấm thía, thấu hiểu lòng mẹ. Và chú Bồ Nông trong câu truyện Bồ Nông
có hiếu cũng đã hiểu được sự vất vả, tận tụy của mẹ và chú đã dành tình cảm,
báo đáp lại mẹ thật đáng quý và cảm động.Câu chuyện Bồ Nông có hiếu là
một câu chuyện cảm động thể hiện tình cảm của đứa con có hiếu đối với mẹ
của mình.Tình cảm gia đình đã đáng quý, trong lúc khó khăn hiểm nguy nó
còn đáng quý hơn, trong lúc khó khăn tình cảm ấy trở nên nồng nàn và sâu sắc
hơn. Bởi gia đình là điểm tựa giúp con người vượt qua mọi chuyện. Hai mẹ
con nhà Bồ Nông cũng vậy, gặp năm nắng chói chang, thời tiết khô hạn mọi
nhà Nông phải rời phương Nam lên phương Bắc tránh nóng. Hai mẹ con Bồ
Nông chẳng may gặp nạn, nắng chói mắt mẹ Bồ Nông đâm phải cành tre, bị
thương không thể bay đượn. Chú Bồ Nông nhỏ phải ở lại chăm sóc mẹ, đợi
mẹ hồi phục mới có thể đi tiếp. Hình ảnh Bồ Nông nhỏ bé ban ngày thì dìu
dắt mẹ đi tìm chỗ mát mẻ đi tránh nóng. Canh một, canh hai trong hun hút
đêm sâu chú Bồ Nông lặn lội trên đồng cạn, ao khô mò mẫm để tìm bắt mồi,
được con nào chú cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Có hôm đến canh một
canh, canh hai Bồ Nông vẫn chẳng bắt được gì, định quay về nhưng nghĩ tới
mẹ chú lại gắng gượng mò thêm để kiếm thức ăn cho mẹ. Nói đến đây mới
13


thấy tấm lòng hiếu thảo mà Bồ Nông dành cho mẹ thật lớn lao. Vất vả là thế,
càng chăm sóc mẹ Bồ Nông càng thương mẹ nhiều hơn khi nghĩ lại dạo anh
em nhà Bồ Nông còn bé, mẹ còm cõm lặn lội đi kiếm thức ăn nuôi đàn con
đến rạc người. Mỗi bận trở về mẹ há mỏ cho các con ăn no mà bụng mẹ thì
vẫn cồn lên. Càng nghĩ chú càng thương mẹ, và càng có động lực để kiếm mồi

để chăm sóc mẹ hơn. Chú Bồ Nông trong câu chuyện thật hiếu thảo, thương
mẹ và hiểu chuyện. Ngày này tiếp ngày nọ, đêm này tiếp đêm kia chú Bồ
Nông cứ dùng miệng đựng thức ăn để nuôi mẹ qua trọn mùa hè đến mùa thu.
Cho đến khi mẹ khỏi ốm, nhìn thấy mẹ vỗ cánh bay lên được thì thân hình chú
đã còm nhom,nhẹ bẫng, cái mỏ to hơn người… Mặc dù thế, đôi mắt của Bồ
Nông vẫn long lanh hớn hở vì mẹ đã khỏi bệnh. Lòng hiếu thảo của chú bồ
nông dành cho mẹ khiến cho người khác phải cảm phục và noi theo. Câu
truyện Bồ nông có hiếu là câu truyện giải thích cho các em nhỏ hiểu vì sao cái
miệng của loài bồ nông lại chảy sệ và rộng như cái túi một cách tự nhiên và
chan chứa tình cảm. Cái túi ở miệng bồ nông mãi mãi tồn tại, là kỉ niệm của
tình mẫu tử làm xúc động sâu xa lòng người. “Cái túi” ấy nhẹ nhàng nhắc nhở
các em biết yêu thương, hiếu thảo với mẹ - người đã vất vả hi sinh vì mình.
Nói về sự hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ, thì truyện ngắn Quà
gửi bố lại là tấm lòng hiếu thảo của những đứa con hồn nhiên, trong sáng dành
cho bố của mình. Đó là câu chuyện của những đứa trẻ có bố đi xa và tất cả
đều muốn có quà gửi bố. Đứa thì muốn gửi tặng bố thuốc lào, đứa thì muốn
tặng bố chiếc khăn thêu, đứa thì muốn gửi cho bố những quả trứng gà. Đúng
là những đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên và có tình yêu dành cho bố của mình
cũng vô tư, trong trẻo đúng như lứa tuổi của các em. Và tất cả các em đã
thống nhất chọn món quà tặng bố chính là điểm mười. Món quà này chắc chắn
bố mẹ nào cũng thích. Những đứa trẻ hồn nhiên cùng nhau “bàn cách” kiếm
điểm mười tặng bố. Thế nhưng đến ngày hẹn thì chỉ có 2 bạn đạt được điểm
14


mười. Thế nhưng hai bạn nhỏ vẫn không bỏ cuộc mà nghĩ cách giúp tất cả các
bạn trong nhóm đều đạt được điểm mười để gửi tặng bố ở nơi xa.Đó là những
bạn học khá hơn cùng giúp đỡ các bạn học kém hơn tiến bộ. Tuy có chút rắc
rối nhưng ít lâu sau tất cả bốn bạn nhỏ đều có điểm mười để bỏ vào phong thư
gửi tặng cho bố. Lứa tuổi của các em hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng nhưng

cũng chan chứa tình cảm dành cho người bố của mình. Chính tình cảm ấy đã
giúp các em chăm chỉ, nỗ lực và đã tiến bộ hơn trong học tập. Tình cảm gia
đình, lòng hiếu thảo đối với cha của bốn em nhỏ trong câu chuyện Quà gửi bố
của Phong Thu thật dễ thương, trong trẻo như chính lứa tuổi của các em, câu
chuyện sẽ là những tấm gương để các độc giả nhỏ tuổi noi theo.
“Làng… nhắc nhở đến rặng cây và vòm xanh bao quanh những ngôi
nhà thấp lè tè, sập sè trong khóm lá. và nhẹ vẫy trên thinh không trắng lóa
những cánh cò. Chỉ cần nhớ lại chừng ấy, đã thấy lòng dịu êm bâng
khuâng…”[3;89].
Tại sao ai cũng thấy “Quê hương là chùm khế ngọt”, tai sao quê hương
lại ngọt ngào, dịu êm đến vậy? Bởi vì quê hương có gia đình – nơi chan chứa
tình cảm, tình yêu thương. Tình cảm gia đình là thứ tồn tại mãi mãi, bởi nó
thuộc về thế giới tinh thần, là những gì cao quý và bền vững nhất. Ngay cả khi
người thân trong gia đình mất đi, thì thứ tình cảm thiêng liêng ấy vẫn tồn tại,
khắc sâu, thứ tình cảm ấy vẫn có sức mạnh phi thường, vẫn là niềm tin, hi
vọng, sự an ủi giúp con người vượt qua khó khăn hay đôi khi tình cảm dành
cho người thân đã mất là những kí ức, hoài niệm xa xôi. Đó cũng chính là câu
chuyện, tình cảm của đứa cháu nhỏ dành cho người ông đã mất của mình
trong truyện ngắn Cháu trai ông đánh giậm của nhà văn Phong Thu. Tất cả
những kí ức của người cháu nhỏ về ông của mình đều qua lời kể của bố:
“- Ông nội con làm nghề gì?
- Đánh giậm.”
15


Đó là câu chuyện của một vùng quê Thái Bình còn đang trong thời chiến.
Cậu học trò bâng khuâng hình dung lại thời của ông nội theo lời kể của bố.
Ông nội cậu bé làm nghề đánh giậm vì ruộng đất không có, nhà cửa thì chỉ là
túp lều. Nghề đánh giậm của ông nội có thể nuôi bố của cậu bé sống sót qua
nạn đói khó khăn.

“Quê hương… nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”.
Nhưng cậu học trò nhỏ ấy luôn nhớ, luôn chắp ghép lại những hình ảnh
của ông nội qua lời kể của bố rằng:
“… mãi từ ngày xưa có người đánh giậm…
Người ấy là ông tôi…
Con trai người đánh giậm là bố tôi…
Và tôi là cháu ông đánh giậm”. [3;93]
Tình cảm gia đình đúng là thứ trường tồn vĩnh cửu, ngay cả khi người
thân trong gia đình mất đi thứ tình cảm ấy vẫn tồn tại thiêng liêng. Dù ông nội
không còn nhưng đứa cháu nhỏ vẫn dành tình cảm cho ông nội mình, vẫn tự
hào về nghề nghiệp của ông nội với bạn bè, vẫn nhấn mạnh “Và tôi là cháu
ông đánh giậm”. Đứa cháu ấy vẫn nhớ ông của mình, dù có đôi chút tiếc nuối
“Giá ông tôi còn sống,thấy tôi đã bắt đầu lớn, chắc ông tôi vui lắm”[3;93]
nhưng dù sao những hình ảnh về ông nội vẫn là những kí ức êm đềm và dịu
ngọt như bóng tre xanh đầu làng, như chùm khế ngọt của quê hương.
Cũng là câu chuyện về tình cảm của đứa cháu dành cho ông, câu chuyện
Vườn ông vườn xuân của nhà văn Phong Thu kể về hình ảnh của ông nội trong
mắt của người cháu. Người cháu sinh ra ở thành phố nơi lấp lánh điện đèn,
nay được về quê nội, bà nội còn đó nhưng ông nội mất khi bố còn bé xíu.
Cháu chẳng biết được mặt ông nội ra sao nhưng cũng phần nào hình tượng
được người ông nội của mình qua lời kể của bà. Bởi mọi thứ - vườn nhà ông,
16


mọi cây cối do tay ông vun trồng ngày càng tốt tươi. Cứ nhìn vào mỗi loại cây
và theo lời kể của bà, đó là cây mít “Ông mất từ ngày nó chưa ra quả”,đó là
cây nhãn “Lúc ông đi nó mới cao bằng cháu”, cây sung ông trồng cạnh bờ ao,
ông uốn xuống để cho cá ăn sung, rồi “Tre ông trồng đấy, ông định làm cái
bếp. Trẻ chưa kịp đánh cây thì ông ra đồng nằm ”, cạnh đó là cây táo, “táo có

gai nhưng quả nó lành. Muốn ăn phải chọc cho rơi xuống, không trèo được,
không lo trẻ bị ngã. Vì thế ông trồng cho vui vườn” [3;99]. Mỗi loại cây người
ông trồng đều có chủ ý và sắp xếp khoa học, tre thì dùng làm bếp, cây sung
ông uốn xuống ao cho cá ăn, cây mít ông trồng cạnh bể nước cho mát mà
không sợ bị ủng lá khi rơi xuống bể,… Hình ông người ông cần mẫn, vun xới
cây trong vườn cứ hiện về trước mắt cháu qua lời kể của người bà. Ông còn
trồng rất nhiều loại rau loại thuốc dùng để ăn hoặc dùng khi ốm đau. Vào
vườn của ông, đứa cháu đã hình dung ra ông đã trồng cây, cặm cụi, vun xới ra
sao. Trong lời kể của bà, mỗi cây trong vườn đều có một kỉ niệm để khi bà
nhìn vào đó ông vẫn thấp thoáng đâu đây. Bởi thế, dù cháu có lớn khôn, đi xa
đến đâu, mỗi khi trở về nhà, nhìn thấy cây vườn vẫn xanh tươi thì hình bóng
ông không thể nhạt nhòa, hình ảnh ông vẫn còn vẹn nguyên trong trái tim
người cháu. Câu chuyện tạo cho trẻ những cảm xúc rất nhẹ nhàng về tình cảm
gia đình, tình cảm giữa đứa cháu với ông bà, giúp các em dần hình thành tình
cảm tốt đẹp với những người thân trong gia đình.
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ tràn đầy tình cảm yêu
thương và trách nhiệm. Công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ với con
cái lớn lao như trời, như biển và khó có lời nào diễn tả được. Người ta thường
nói “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, thế nhưng người cha,
người mẹ trong truyện ngắn Phong Thu lại không như thế, người cha trong
Trò chơi của bố lại rất hiền, rất khéo léo và thấu hiểu con. Bố dạy con mọi
điều hay lẽ phải trong cuộc sống, từ cách xưng hô, dùng câu nói thưa gửi với
17


mọi người xung quanh một cách tinh tế. “Bố” không giảng đạo lí, “bố” không
dùng roi vọt mà “bố” dạy con qua các “trò chơi”. Người bố chơi với con như
những người bạn, chơi với con một cách hồn nhiên, ở đó người cha uốn nắn
cho con từng chữ, từng lời: “Bố có rất nhiều việc phải làm, mà hình như bố
không lẫn, không quên, kể cả những trò chơi… Như hôm nay, hai bố con lại

chơi “ăn cỗ”.
- “Bác” ăn gì nào? – Hường hỏi.
Bố dịu dàng: - “Bác” phải hỏi “tôi” là “tôi” xơi gì chứ?
- Vâng ạ. “Bác” xơi gì ạ?
- Dạ, “bác” cho tôi bát bún mì!
Hường dừng tau lau “bát đĩa”: - Không có món nào như thế đâu ạ.
-À! Vâng “tôi” nhầm, cảm ơn “bác”…
Lát sau, hai bố con đổi cho nhau.
- Dạ, xin “bác” bát mì bún.
- Món ấy không có đâu ạ.
- “Bác” cho miến vậy.
- Mời “bác”.
Hương đưa tay ra cầm lấy cái chén nhựa.
- Ấy “bác” phải đỡ bằng hai tay. “Tôi” đưa cho bác bằng hai tay cơ
mà…” [3;53]. Trò chơi mà bọn trẻ con thường chơi với nhau với cái tên “trò
chơi giả vờ”, trẻ ở tuổi này muốn làm người lớn nên chúng thường chơi
những trò chơi có hoạt động giống người lớn. Bởi thế, người bố biến thành
người bạn và chơi “đồ hàng” cùng con một cách khéo léo. Những trò chơi
tưởng như đơn giản, chỉ là câu nói thưa gửi hàng ngày mà người bố vẫn giao
tiếp, nay chơi với con, cho con biết giao tiếp lịch sự, khi con mời khách “Bác
ăn gì nào?” thì người bố nhắc khéo với con phải nói là “Bác xơi gì nào?”
mới đúng, mới lịch sự. Cứ như thế, trò chơi nhẹ nhàng lắm nhưng nhiều bài
18


học quý báu cho con, con thích thú chơi bao nhiêu thì con có nhiều kĩ năng
sống bấy nhiêu, từ đó, tình cảm của cha con ngày càng gắn bó, sâu đậm hơn.
Có thể nói rằng đây là một người cha tuyệt vời, yêu thương con vô bờ. Tình
cảm gia đình, tình cảm cha con có thể giúp cho những đứa con phát triển, tiến
bộ hơn là vì vậy.

Như vậy, truyện ngắn Phong Thu là những câu chuyện về tình cảm gia
đình, về lòng hiếu thảo đáng cảm động của con cái dành cho mẹ, là tình yêu
trong trẻo, hồn nhiên dành cho cha, hay tình cảm chan chứa dành cho ông bà
dù đã mất, tình yêu vô bờ của ông bà, cha mẹ dành cho những đứa con. Tất cả
tạo cho các độc giả nhỏ những cảm xúc rất nhẹ nhàng giúp càng em dần hình
thành những tình cảm tốt đẹp, dần học cách yêu thương những người thân
trong gia đình.
1.2.2 Tình cảm bạn bè
Tình bạn vốn là thứ tình cảm thiêng liêng đáng được trân trọng. Không
chỉ có tình cảm gia đình, truyện ngắn Phong Thu còn mang tới cho các em
những truyền thống quý báu về cách ứng xử trong các mối quan hệ trong cuộc
sống. Với trẻ thơ không chỉ có những người thân trong gia đình mà khi đến
trường các em được gặp gỡ, tiếp xúc với bạn bè ở trường, lớp, làng, xóm.
Truyện ngắn Phong Thu phản ánh tình bạn bè thắm thiết keo sơn, giúp đỡ
nhau khi khó khăn, cùng nhau tiến bộ: Cánh buồm trên sông, Quà gửi bố, mẹ
tôi, xe lu và xe ca,Cá sấu ngứa răng…
Dũng cảm, kiên cường và đoàn kết trong tình bạn
Trẻ em luôn có nhu cầu hòa nhập – chơi cùng nhau thành một “xã hội trẻ
em” nhỏ bé. Ở đó, trẻ được vui chơi cùng bạn bè, được thể hiện tài năng, bản
lĩnh và niềm đam mê. Để rồi tình bạn thời thơ ấu luôn luôn in dấu trong suốt
cuộc đời trẻ thơ. Trong truyện Cá sấu ngứa răng, tình bạn giữa Thỏ, Dê
Khoang, Cún con và Khỉ con thật cảm động. Dê Khoang không may bị rơi
19


×