Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ bài ca trái đất của định hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.63 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
==    ==

NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TẬP THƠ BÀI CA TRÁI ĐẤT
CỦA ĐỊNH HẢI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

HÀ NỘI – 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
==    ==

NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TẬP THƠ BÀI CA TRÁI ĐẤT
CỦA ĐỊNH HẢI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ NHÀN

HÀ NỘI – 2018




LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc
tới TS Nguyễn Thị Nhàn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa
Giáo dục Mầm non – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm giúp đỡ
em những kiến thức chuyên môn cần thiết trong quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn
động viên, giúp đỡ cho em hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Xuân Hòa, ngày tháng 05 năm 2018
Người thực hiện

Nguyễn Thị Bích Hạnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin khẳng định: Đề tài “Giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ Bài ca
trái đất của Định Hải” là của riêng tôi, không trùng lặp với bất kì công trình
nào đã công bố. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Xuân Hòa, ngày tháng 05 năm 2018
Người thực hiện

Nguyễn Thị Bích Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. GIÁ TRỊ NỘI DUNG TẬP THƠ BÀI CA TRÁI ĐẤT ................ 6
1.1.Thế giới xung quanh trẻ thơ ........................................................................ 6
1.1.1. Thế giới đồ vật ..................................................................................... 6
1.1.2. Thế giới loài vật................................................................................. 8
1.1.3. Thiên nhiên và cảnh vật ..................................................................... 12
1.2. Cuộc sống của trẻ thơ ............................................................................... 19
1.2.1. Trẻ em và những trò chơi ................................................................... 19
1.2.2. Trẻ em và cuộc sống học tập, sinh hoạt thường ngày ....................... 23
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 33
CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TẬP THƠ BÀI CA TRÁI ĐẤT ........ 35
2.1. Thể thơ ..................................................................................................... 35
2.1.1. Thể thơ bốn chữ ................................................................................. 38
2.1.2.Thể thơ năm chữ.................................................................................. 40
2.1.3. Thể thơ lục bát ................................................................................... 43
2.1.4. Các thể thơ khác ................................................................................ 46


2.2. Ngôn ngữ thơ............................................................................................ 47
2.2.1. Ngôn ngữ thơ hóm hỉnh ..................................................................... 47
2.2.2. Ngôn ngữ thơ bình dị ......................................................................... 49
2.3. Một số biện pháp tu từ ............................................................................. 51
2.3.1. Biện pháp nhân hóa ........................................................................... 52

2.3.2. Biện pháp so sánh .............................................................................. 54
2.3.3. Biện pháp điệp từ, điệp ngữ ............................................................... 55
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 58
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................
PHỤ LỤC ............................................................................................................


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Từ khi đất nước thống nhất đến nay, các sáng tác cho thiếu nhi ngày
càng trở nên đa dạng, phong phú, sinh động hơn. Bên cạnh những cây bút tiêu
biểu có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi như: Phạm Hổ, Tô Hoài, Võ
Quảng,…ta phải nói đến Định Hải - một nhà thơ tiêu biểu trong nền văn học
thiếu nhi Việt Nam. Ông đã có những thi tập, những vần thơ tinh tế, ngộ nghĩnh,
những lời thơ đẹp cho trẻ em.
Những sáng tác của Định Hải khiến người đọc cảm nhận được tâm hồn,
tình cảm, tài năng nhà thơ dành cho các bạn nhỏ. Tác giả thực sự hóa thân vào
thế giới nội tâm của trẻ thơ để hiểu tình cảm của các em. Thơ của ông mang
đến những cảm xúc chân thành, bình dị, gần gũi, thân quen với tâm hồn trẻ thơ,
thắp lên những ước mơ, những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp, góp phần
giáo dục cho các em những phẩm chất, những đức tính tốt. Cho đến nay, Định
Hải đã sáng tác nhiều thể loại cho thiếu nhi như: truyện ngắn, truyện thơ, thơ,
hoạt cảnh, viết lời cho các bộ phim hoạt hình... Ở mỗi thể loại ông đều để lại
những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả - đặc biệt là những độc giả nhí.
1.2. Tập thơ Bài ca trái đất là tập thơ tiêu biểu của Định Hải dành cho thiếu
nhi. Tập thơ được giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1984 và được in với
số lượng lớn trong Tủ sách vàng của nhà xuất bản Kim Đồng năm 1997. Đến
với tác phẩm này, độc giả nhỏ tuổi sẽ bắt gặp những hồn thơ tinh tế, vui tươi,
ngộ nghĩnh mà không kém phần xúc động. Bên cạnh đó, tập thơ còn cho thấy

cuộc sống của các loài vật, cũng như thế giới thiên nhiên tươi trẻ, những mối
quan hệ thân thiết gắn bó. Từ đó khơi gợi tình yêu con người, tình yêu loài vật
và tình yêu cuộc sống đối với trẻ thơ.
1.3. Việc nghiên cứu tập thơ Bài ca trái đất vẫn còn những khoảng trống.
Điều đó đã gợi cho tác giả khóa luận tiếp tục tìm hiểu sâu hơn, tìm hiểu toàn

1


diện hơn giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ. Hơn nữa, là một giáo viên mầm
non tương lai, việc tìm hiểu vẻ đẹp của tác phẩm văn chương giúp bản thân tôi
trau dồi kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn phong phú. Những bài thơ của Định Hải
là món quà đẹp dành cho trẻ mầm non. Qua những trang thơ ấy, trẻ thêm yêu
cuộc sống xung quanh, yêu bạn bè. Bên cạnh đó, thơ ca còn giúp giáo dục nhận
thức, bồi dưỡng lòng nhân ái, giáo dục thẩm mĩ, rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ
và phát triển nhân cách cho trẻ thơ.
Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài Giá trị nội dung và nghệ thuật
trong tập thơ Bài ca trái đất của Định Hải làm đối tượng nghiên cứu cho khóa
luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bút danh của Định Hải được khẳng định qua những tập thơ dành cho thiếu
nhi. Ông đã sáng tác những thể loại văn học khác nhau dành cho độc giả nhỏ
tuổi như: truyện ngắn, truyện thơ, thơ, hoạt cảnh, viết lời cho các bộ phim hoạt
hình... Ở mỗi thể loại, ông đều để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc
giả. Song, thành công và gần gũi hơn cả là những sáng tác thơ viết cho thiếu
nhi. Những cảm xúc chân thành, bình dị, gần gũi, thân quen đối với tâm hồn
trẻ thơ đã được Định Hải mang đến qua những vần thơ. Định Hải đã từng tâm
sự: “Nỗi đam mê thôi thúc, nói đúng hơn là đối tượng này luôn đem đến cho
tôi mạch nguồn dạt dào cảm xúc”. Và với ông: “Được suốt đời làm thơ cho các
em- đó là niềm hạnh phúc to lớn nhất mà tôi ao ước”. Qua quá trình tiếp cận,

tìm hiểu, chúng tôi thấy giới nghiên cứu đã có những ý kiến nhận xét, đánh giá
về sáng tác thơ của Định Hải, về tác phẩm Bài ca trái đất. Sau đây, khóa luận
xin nêu ra những ý kiến tiêu biểu:
- Nhà thơ Tô Hà đã nhận xét, đánh giá về tập thơ Bài ca trái đất của Định
Hải. Theo Tô Hà, tập thơ đã khai thác các khía cạnh: hồn nhiên, ngộ nghĩnh và
giàu tưởng tượng của trẻ em, nhận thức của các em về mối quan hệ gia đình, ý

2


thức lao động và tình cảm bạn bè. Đồng thời, Tô Hà đã nhận xét: “Điều đáng
ghi nhận so với các tập thơ trước như: Chồng nụ chồng hoa, Hươu cao cổ, qua
tập thơ này, rõ ràng bạn đọc thấy Định Hải thoải mái, phòng khoáng hơn, suy
ngẫm, trăn trở hơn, tuy vẫn là anh, với giọng thơ đôn hậu, so với cách nhìn
tinh tế, với đằng sau những câu thơ đôi khi ánh lên nụ cười hóm hỉnh” (Báo
Văn nghệ số 37, ngày 8-9-1984).
- Qua bài viết Nhà thơ Định Hải (Tạp chí nhà văn, 6-2001), tác giả Nguyễn
Trọng Hoàn đã nhận xét, đánh giá khá đầy đủ về Định Hải và quá trình sáng
tác thơ cho thiếu nhi của ông. Ông đưa ra nhận định về sự hồn nhiên ngộ nghĩnh
mà Định Hải đã thể hiện qua tập thơ Bài ca trái đất.
Nguyễn Trọng Hoàn đã nhận xét: “Cảm hứng trùm lên nội dung các tác
phẩm viết cho thiếu nhi của thơ Định Hải là tình yêu thương con người, tình
yêu thiên nhiên, tình yêu loài vật. Trong thơ ông, khát vọng lớn nhất của tuổi
thơ là khát vọng hòa bình, là tình hữu nghị”.
Ngoài ra ta có thể thấy một số lời bình của các tác giả về một số bài thơ
tiêu biểu của Định Hải như: lời bình về bài thơ Cần trục và mặt trăng (Bình
thơ cho học sinh Tiểu học) của Phạm Khải; lời bình về bài thơ Cái võng của
Văn Giá.
- Các nhà nghiên cứu, phê bình đã có lời bình, đánh giá, nhận xét về thơ
viết cho thiếu nhi của Định Hải, nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên

cứu giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ Bài ca trái đất của ông một cách cụ
thể, sâu sắc và toàn diện. Tôi thấy tập thơ Bài ca trái đất đã lôi cuốn các bạn
đọc trong đó có tôi bởi chính sự trong sáng, những ước mơ, khát vọng hồn
nhiên của cuộc sống trẻ thơ. Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đánh giá về thơ
Định Hải, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu cụ thể, sâu sắc hơn giá trị nội dung và
nghệ thuật của tập thơ Bài ca trái đất.

3


3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ Bài ca trái đất của Định
Hải.
- Qua việc tìm hiểu tác phẩm để khẳng định giá trị của tập thơ đối với việc
giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non.
- Nghiên cứu đề tài này giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về thơ Định Hải viết
cho thiếu nhi và trau dồi kiến thức văn học cho bản thân.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Khảo sát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật tập thơ Bài ca trái đất của
Định Hải, (NXB Kim Đồng, 2005)
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ Bài ca trái đất của Định
Hải.
- Khóa luận khảo sát 48 bài thơ trong tập thơ Bài ca trái đất, NXB Kim
Đồng, 2005.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Giá trị nội dung tập thơ Bài ca trái đất.
- Giá trị nghệ thuật của tập thơ Bài ca trái đất: thể thơ, ngôn ngữ thơ, các
biện pháp nghệ thuật.

6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp nghiên cứu tác phẩm theo thể loại
- Kết hợp các thao tác khoa học và các phương pháp khác: Bình giảng,
phân tích, thi pháp học…

4


7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của
khóa luận gồm 2 chương sau:
Chương 1: Giá trị nội dung tập thơ Bài ca trái đất
Chương 2: Giá trị nghệ thuật tập thơ Bài ca trái đất

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. GIÁ TRỊ NỘI DUNG TẬP THƠ BÀI CA TRÁI ĐẤT
1.1.Thế giới xung quanh trẻ thơ
1.1.1. Thế giới đồ vật
Với Bài ca trái đất, Định Hải đã dắt các em vào một thế giới bè bạn hồn
nhiên, ngộ nghĩnh. Trong thế giới sinh động ấy, những cây cối, con vật, và đặc
biệt là những đồ vật cũng được Định Hải thổi thêm luồng sinh khí. Điều đó làm
cho bức tranh về cuộc sống thêm sinh động, có hồn. Nhìn thế giới bên ngoài
bằng con mắt trẻ thơ giàu trí tưởng tượng, Định Hải đã vẽ nên một thế giới bè
bạn ngộ nghĩnh, đó là thế giới bè bạn của những đồ vật, những người bạn đồ
vật gần gũi, thân thiện trong cuộc sống của trẻ thơ. Một số bài thơ tiêu biểu
trong tập thơ Bài ca trái đất thuộc chủ đề này là: Cái võng, Đèn xanh đèn đỏ,

Gạch đỏ,…
Bài thơ Cái võng mở ra một không gian vắng lặng, yên lành với sự êm ả
của buổi trưa, bóng lá rợp xuống sân râm mát. Hình ảnh chiếc võng đang chao
nghiêng êm ái như người đang “thức” ru bé ngủ, đưa em bé vào trong giấc ngủ
say. Chiếc võng đã trở thành người bạn, người chị, người mẹ thân thương của
em bé để nâng niu, giữ giấc ngủ say cho bé:
Đều đều võng đưa
Giữa trưa êm ả
Ru bé ngủ say
Sân tròn bóng lá.

Bé ngủ ngon quá
Đẫy cả giấc trưa
Bé ơi! Cái võng
Thức hoài đưa đưa…

6


Từ những đồ vật quen thuộc trong cuộc sống, Định Hải đã làm “lạ hóa”
chúng, khiến cho chúng thật hồn nhiên và lung linh. Đèn xanh, đèn đỏ hay
những viên gạch đều là những vật vô tri vô giác, nhưng với Định Hải, tất cả
đều có hồn, có tính cách riêng.
Những hình dạng, màu sắc của viên gạch được Định Hải miêu tả rõ nét
trong bài Gạch đỏ. Chúng vui vẻ, lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười giống như
tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ:
Phóc!
Phóc!
Phóc!
Phóc!

A, gạch ra rồi!
Áo hồng sắc lửa
Lanh canh tiếng cười.
Hai ánh đèn xanh, đèn đỏ của giao thông hiện đại rất gần gũi với cuộc sống
của các em. Đèn đỏ, đèn xanh như những người bạn đồng hành cùng các bé.
Đèn đỏ nhắc nhở các bạn chớ phạm luật đi đường. Đèn xanh như người bạn
thân thương báo cho bé mỗi bước đi bình yên. Các bạn là những người bạn tốt,
giúp ích cho đời. Bài thơ còn giáo dục các bạn nhỏ khi tham gia giao thông trên
đường phải đi đúng tín hiệu đèn giao thông:
Dung dăng dung dẻ
Vui vẻ đi chơi
Đèn đỏ báo rồi
Bạn chờ tí nhé!
Dung dăng dung dẻ
Vui vẻ đi chơi

7


Đèn xanh đã mời
Bạn ơi, đi nhé!
(Đèn xanh, đèn đỏ)
Hình ảnh chiếc mo cau ruột trắng phau ngạt ngào hương thơm, những nắm
cơm nếp cái mẹ nắm dẻo thơm ngào ngạt, đó chính là hình ảnh chân thực chứa
đựng bao tình cảm của trẻ thơ:
Ôi thương thương
Bàn tay mẹ
Từng nắm cơm
Nuôi con khỏe
Từ tấm bé

Lớn lên người
Mẹ yêu ơi!
Mo cau trắng
Bao nhiêu nắm
Bấy nhiêu thương!
(Chiếc mo cau)
Như vậy, trong suốt tập thơ Bài ca trái đất của Định Hải người ta thấy ranh
giới giữa người và đồ vật đều bị xóa bỏ. Hay nói đúng hơn, trong con mắt của
Định Hải không hề tồn tại ranh giới giữa người và vật mà chỉ có một thế giới
duy nhất - đó là thế giới bè bạn.
1.1.2. Thế giới loài vật
Trong thế giới của mình, các em còn có những người bạn động vật tinh
nghịch, ngộ nghĩnh, đem lại cho các em nhiều điều bổ ích và những niềm vui.
Định Hải đã viết về những người bạn động vật nhỏ bé này bằng chính sự cảm
nhận hồn nhiên của các em. Thế giới loài vật thân quen, gần gũi với trẻ thơ

8


trong cuộc sống thường ngày. Đó là một chú mèo con, là một con chó, có khi
lại là hình ảnh một con chuồn chuồn kim,…
Những bài thơ tiêu biểu tái hiện thế giới loài vật trong Bài ca trái đất: Chú
mèo con, Chuồn chuồn kim, Chim non tập chuyền, Tiếng chim chích chòe,
Hươu cao cổ, Cuốc mẹ, cuốc con,…
Từ chuyện con chó và con mèo, con thì “thích leo cao”, con lại “hay nằm
đất” nhưng chúng lại rất thân thiết với nhau, từ hình ảnh con hươu cao cổ có
móc câu, gật gật đầu và chăm làm việc,… các em đã đặt ra vô vàn câu hỏi ngộ
nghĩnh. Những câu hỏi đậm chất hồn nhiên, độc đáo và những câu trả lời cũng
vô cùng nhí nhảnh:
Chú mèo thoăn thoắt

Sắp bắt được mồi
Ơ! Chú nhầm rồi
Chú vờn đuôi chú!

Hỏi chú xem thử
Chơi trò gì kia?
Mèo cười tung ria:
Đuôi…thằng chuột đấy!
(Chú mèo con)
Hay:
Con chó và con mèo
Hai đứa rất thân nhau
Khi ra sân vào bếp
Lúc tha thẩn bờ ao.

9


(Con chó và con mèo)
Trẻ nhỏ đang gọi các con vật như thể những con vật đó là những người bạn
thân thiết, gần gũi của mình vậy:
“Chuồn chuồn kim ơi, chuồn chuồn kim
Bé đang đi tìm, đang đi tìm”
(Chuồn chuồn kim)
Không chỉ vui vẻ và ngộ nghĩnh, những người bạn động vật của các em rất
nhí nhảnh, hồn nhiên và còn không quên công ơn chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ.
Từ những chú chim non chuyền cành ríu rít, theo cha mẹ chuyền hết cành la lại
đến cành bổng, mà giờ đây khôn lớn bay cao hơn vươn xa hơn bay khắp đồng
rộng, khắp bốn mùa hoa trái lại luôn nhớ về những ngày thơ bé theo mẹ tập
chuyền ríu rít trên các cành cây:

Nhớ ngày
Thơ bé
Theo mẹ
Tập chuyền
Cành la
Cành bổng
Xập xòe
Bay lên…
(Chim non tập chuyền)
Từ chỗ coi những con vật nuôi gần gũi, thân thiết như những người bạn
của mình, các em cũng đã dành cho chúng những tình cảm yêu thương và sự
quan tâm chăm sóc. Qua đó, ta thấy tấm lòng của trẻ thơ thật hồn nhiên và cũng
thật đẹp.

10


Không chỉ có những hình ảnh gần gũi thân quen, đó còn là những người
bạn của núi rừng đi vào trong thơ của trẻ. Đó là chú hươu cao cổ có dáng hình
kỳ lạ như ‘‘cái móc câu’’, “gật gật đầu’’ ngộ nghĩnh :
Hươu cao cổ
Có móc câu
Gật gật đầu
Trông ngộ nhỉ?
(Hươu cao cổ)
Những loài chim đồng nội để lại trong tâm hồn trẻ thơ những rung động
khó quên. Bài thơ Cuốc mẹ, cuốc con như một kỷ niệm đẹp về tình quê, tình
bạn bè; một cảm nhận tinh tế, xúc động về loài chim có trong chuyện ngày xưa :
Một đêm về nhà bạn
Ở miền quê ruộng đồng

Bao nhiêu năm hò hẹn
Hôm nay vui thỏa lòng.

Chợt nghe tiếng chim cuốc
‘‘Chiếp chiếp’’ trong giỏ tre
Tiếng chim non thảng thốt
Rạn nứt cả đêm hè.

Lại nghe ngoài bờ ruộng
Tiếng cuốc mẹ héo hon !
Gần quá mà xa quá :
Cuốc mẹ và cuốc con !
Bên cạnh cuộc sống sinh hoạt của thiên nhiên cuộc sống sinh hoạt của các
loài vật cũng được Định Hải miêu tả một cách chân thực, sống động. Cảnh sinh

11


hoạt của các loài vật được miêu tả trong dáng vẻ của những con vật ngộ nghĩnh,
cũng như tình cảm gắn bó của chúng với nhau. Đó là tình cảm yêu thương, gắn
bó của đôi bạn thân Bê Vàng và Dê Trắng (Gọi bạn) :
Bê Vàng đi tìm cỏ
Lang thang quên đường về
Dê Trắng thương bạn quá
Chạy khắp nẻo tìm Bê.
Theo cách lý giải của nhà thơ, chính tình bạn đã theo bê suốt đời, trong
tiếng gọi đặc trưng của loài:
Đến bây giờ, Dê Trắng
Vẫn gọi hoài: -Bê! Bê!...
(Gọi bạn)

Bài thơ Chú bò xe cát hiện lên cho ta thấy hình ảnh một chú bò cần cù,
chăm chỉ. Đi qua mùa xuân rồi sang hạ, thu, đông chú vẫn “xe cát và xe cát”.
Chú bò hiện lên trong dáng vé kiên nhẫn đến lạ kì:
Giữa phố đông vui, chú bò lim dim mắt
Vẫn lặng im như cát thế mà đi
Mà thành phố cứ nguy nga lên mãi
Lớn lên từ những hạt cát li ti…
1.1.3. Thiên nhiên và cảnh vật
Thiên nhiên là thế giới kỳ diệu và có sức hấp dẫn từ xưa đến nay. Thiên
nhiên luôn tỏa ra một sức cuốn hút khiến người ta mê say và muốn khám phá
nó. Thế giới thơ Định Hải tái hiện những cảnh vật và thiên nhiên sinh động.
Bức tranh thiên nhiên hiện lên thật phong phú. Định Hải khám phá thế giới
một cách tự nhiên. Thiên nhiên hiện lên như chính chiếc áo mà tạo hóa đã sẵn
có bao đời nay cho nó. Thông qua những vần thơ của mình, Định Hải muốn các
em nhận ra rằng, mọi thứ đều có linh hồn và sự sống.Vì vậy, các em hãy xem

12


chúng như những người bạn, hãy biết nâng niu và chăm sóc chúng như chính
những người bạn của mình. Những bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Bài ca trái
đất thuộc chủ đề này là: Tiếng chim buổi sáng, Tiếng gà mở cửa, Cây chò hiệp
sĩ, Bao nhiêu điều lạ, Tặng cơn mưa, Cây sấu, Biển tình, Hoa phượng - Nhạc
ve,…
Các bài thơ: Tiếng chim buổi sáng, Tiếng chim mở cửa, Cây chò hiệp sĩ,
Cái ngọn, Với cây em trồng là những bài thơ viết vừa đẹp vừa gần gũi với cách
nói, cách nghĩ của các em.
Trong bài thơ Tiếng chim buổi sáng, sự tinh tế, trong trẻo, nhẹ nhàng của
âm thanh cuộc sống được tác giả thể hiện qua những câu thơ sau:
Tiếng chim lay động lá cành

Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm.
Bài thơ về tiếng chim buổi sáng của Định Hải là bài thơ lục bát đẹp. Như
đâu đây văng vẳng lời ca tiếng hát của con trẻ trong buổi sáng sớm. Tiếng chim
gần gũi, thân quen, gợi sự suy ngẫm liên tưởng phong phú, đã làm nên một thế
giới sống động. Tình yêu thiên nhiên ở đây lắng kết trong suy tưởng mà vẫn
không phai mờ những hình ảnh chân thực lãng mạn.
Bài thơ Tiếng gà mở cửa là âm thanh đánh thức cả không gian bừng tỉnh,
sự sống sinh sôi. Sau tiếng gà một ngày mới bắt đầu. Từ xóm thôn đến vườn
nhà, đến ruộng đồng, đến sông biển, núi rừng,…tất cả đều căng tràn sự sống.
Tràn ngập không gian là âm thanh tiếng gà - âm vang hối hả của cuộc sống
Tiếng gà gõ cửa
Tiếng gà thổi bùng bếp lửa.
Ở đó “bếp lửa” được “thổi bùng”; những khóm hồng rung rinh, những
chùm ớt chín đỏ, những ngọn tre vươn lên trời xanh:

13


Tiếng gà lảnh lói
Đỏ rói vầng đông
Tiếng gà rung khóm hồng
Tiếng gà chín tươi chùm ớt
Giọt sương mai nhảy nhót
Ngọn tre lên vút
Trời xanh trong.
Tiếng gà khiến mặt sông dài rộng, những cánh buồm căng gió, những ngọn
sóng xô bờ, những đồi cây trở gió,…Và ở đó có người mẹ, người cha mở ra
chân trời, tương lai tươi đẹp:

Tiếng gà loang dài mặt sông
Đàn cá nghe
Đùa tung nước mát
Cánh buồm nghe
Nở nang lồng ngực
Sóng cũng đua vồ vập
Vỗ dội về chân mây.
Những màu sắc của hoa phượng đỏ, những âm thanh râm ran của tiếng ve
được Định Hải miêu tả rõ nét trong bài thơ Hoa phượng - Nhạc ve. Âm thanh
và màu sắc của mùa hè thật khéo kết đôi, chúng gắn bó với nhau giống hệt như
những người bạn thân thiết vậy:
Bỗng dàn ve im bặt
Thấy không kìa, bạn ơi?
Hoa như buồn xị mặt
Bởi thế mới là đôi!
Khi hoa phượng tàn rồi
Chẳng còn nghe ve hát

14


Và nắng hè cũng tắt
Bởi thế mới là đôi!
Bởi thế mới là đôi!...
Trong bài Cây chò hiệp sĩ, thông qua việc miêu tả cây chò, tác giả còn giúp
các em biết yêu quý thiên nhiên, yêu quý cái đẹp của tạo hóa tặng cho con
người. Cây chò lâu năm đã trải qua những trận bão lớn và mưa to nhưng vẫn
kiên trì chống chọi. Hình ảnh phi thường đó thật giống với người khổng lồ với
sức khỏe dẻo dai, sức mạnh to lớn mà không có gì làm lay chuyển được:
Cây mọc từ bao giờ

Mà đã hơn nghìn tuổi
Cây như người khổng lồ
Trước bão lay mưa xối.
Những hình ảnh thật sinh động giúp bạn đọc tưởng tượng các sự vật xung
quanh dường như gần gũi, thân thiết với cuộc sống của con người. Để rồi tình
yêu thiên nhiên đã khiến ông nhìn “cây chò” như một người hiệp sĩ bảo vệ cả
khu rừng, và còn là niềm tin của cuộc đời:
Cây chò nhiều tuổi thế
Vóc dáng vẫn trẻ tươi
Bởi chò là hiệp sĩ
Niềm tin của cuộc đời.
Bài thơ Cúc Phương tả âm thanh của thiên nhiên đem về giữa đất trời, hòa
quyện vào đó là hình ảnh tươi đẹp của muôn hoa đua nở:
Ngược dòng về với rừng xưa
Sao rừng trẻ thế, rừng chưa biết già
Chạm tay những bướm cùng hoa
Kim-dao-cổ-tích xưa mà còn đây?

15


Thu-hải-đường nở thơ ngây
Lắng nghe ốc biển ở đây thầm thì…
Viết về thiên nhiên, thơ Định Hải còn cho thấy sự sống động, sắc nét với
những lời ca nhẹ nhàng. Cảnh vật không lạ nhưng mang màu sắc riêng.
Cảnh sắc mùa xuân trong thơ của ông mang đến một vẻ đẹp lãng mạn bởi
những đặc trưng quen thuộc của nó. Đó là cánh én báo mùa xuân, chim én báo
hiệu xuân sang. Mùa xuân đẩy lùi giá lạnh, mưa giăng. Đất trời khoác màu áo
mới. Ở đó “ngày hửng nắng”, “nụ đào đỏ thắm”, “trời xanh êm mát”:
Dẫn lối mùa xuân sang

Dưới trời xanh êm mát.
(Bé gọi chim trinh sát)
Đọc thơ ông ta không chỉ thấy đơn thuần những sự vật thân thuộc hàng
ngày mà còn cảm nhận được tình yêu của nhà thơ dành cho thiên nhiên. Đó còn
là những cảm xúc, muốn níu giữ, tiếc nuối cho một tuổi thơ đẹp lại trôi qua
nhanh quá. Tuổi thơ đi qua mà hương vị như còn ở lại. Đó là cái hương vị của
mùi mưa, mùi lá cây trở mình còn vương vấn trong cõi ngẩn ngơ của đất trời:
Tôi rất thích cầu vồng
Nối cơn mưa và nắng
Nối bầu trời – mặt biển
Tôi nghĩ về tuổi thơ
Tuổi thơ như cổ tích
Như đi trên cầu vồng…
(Tặng cơn mưa)
Trong thơ Định Hải, thế giới hiện tại có biết bao điều mới lạ mà các em rất
muốn tìm hiểu, khám phá… Chính vì hiểu được tâm lý và nhu cầu của lứa tuổi,
nhà thơ đã dẫn dắt các em đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, phát hiện ra
16


những điều mới mẻ trong cuộc sống hàng ngày. Đó là những bài học về thế giới
tự nhiên và môi trường xung quanh. Những thú vị được thể hiện tài tình qua
bài thơ Bao nhiêu điều lạ…. Thực ra những điều kỳ lạ đó chỉ là những việc làm,
những quy luật tạo hóa. Một khoảnh khắc nào đó ta bỗng nhận ra những điều
tuyệt vời nhưng vô cùng giản dị trong đời sống, trong đất trời và cảnh vật xung
quanh:
Én: báo mùa xuân sang
Đất: cho hoa nở thành âm thanh
Bàn tay: vỗ lên thành âm thanh
Tết: lòng người xốn xang

Gió: khiến khăn quàng tung bay
Để mở mang khái niệm về hiện tượng tự nhiên, Định Hải viết bài thơ
Chuồn chuồn. Thông qua đó, nhà thơ cùng trẻ học cách phân biệt hiện tượng
tự nhiên mưa và nắng:
Chuồn chuồn bay thấp
Trời sắp mưa tuôn
Mái mây nghiêng sập
Vẫn rợp cánh chuồn.

Chuồn lên cao rộng
Nâng bổng trời quang
Dệt tơ nắng óng
Vẫy sóng lúa vàng.
Với trẻ thơ, thế giới thực lại vô cùng mới lạ, thú vị và hấp dẫn. Nhắm mắt
vào và mở mắt ra lại gặp một điều khiến các em phải thốt lên ngạc nhiên. Đó
chính là logic của sự ngây thơ. Nó hòa nhập thế giới thơ của Định Hải với thế
giới trẻ thơ làm một.

17


Trong bài thơ Cái ngọn nhà thơ Định Hải đã kể hàng loạt cái ngọn: ngọn
cỏ, ngọn mâm xôi, ngọn tre, ngọn cau. Đây là những ngọn thực vật quen thuộc
với mọi người. Nhưng qua cái nhìn ấm áp của nhà thơ đã có sự chọn lọc nâng
dần lên về chiều cao từ ngọn cỏ đến ngọn tre và cao vút là ngọn cau. Riêng
ngọn mâm xôi gợi cho các em vẻ đẹp phồn thực của đời sống nông thôn gắn bó
với con sông làng, với văn minh lúa nước:
Ngây thơ ngọn cỏ ngoan hiền
Ngọn mâm xôi đỏ dọc triền sông quê
Ngọn tre cong đón chim về

Ngọn cau múa gió say mê suốt đời
Tiếp đó, tình cảm của nhà thơ được hóa thân vào: Ngọn gió, ngọn nguồn,
ngọn khói, ngọn lửa, ngọn đèn. Đây là những hình ảnh rất gợi cảm, nồng ấm
tình người và lung linh ảo ảnh phù hợp với vị trí tưởng tượng và hay đòi cắt
nghĩa của các em, kiểu như: “Ngọn cỏ ấp ủ trong mây” hay “Ngọn lửa thắp
sáng trời sao”.
Từ cao vời của vũ trụ là ngọn gió, là trời sao, nhà thơ lại hướng cho các em
về với hình ảnh ngọn đèn thân thuộc “Ngọn đèn lặng lẽ soi vào sách em”. Đây
là nơi hội tụ để rồi tỏa sáng tri thức, một cách giáo dục rất tự nhiên đến với các
em bằng tấm lòng đồng cảm.
Bài thơ không có bóng dáng con người mà ta thấy xuất hiện lên con người
Việt Nam anh dũng, bất khuất chống giặc ngoại xâm từ hình ảnh: “Ngọn chông
canh giữ xóm làng” đến hình ảnh cuối cùng của bài thơ “Sáng ra ngọn gió bùng
lên ngọn cờ”, thì tình yêu Tổ Quốc đã được nâng lên bằng biểu tượng thiêng
liêng - biểu tượng ngọn cờ, quốc kỳ của đất nước.
Nhà thơ Định Hải có sự liên tưởng tài tình từ: “Miệt mài ngọn bút đêm
đêm” đến “Sáng ra ngọn gió bùng lên ngọn cờ” để cho ngọn cờ chính là cái
ngọn cao nhất, đẹp nhất, thiêng liêng nhất.

18


Đọc bài Với cây em trồng, ta sẽ thấy được sự gần gũi của trẻ với thiên nhiên
xung quanh. Cây lớn lên là quy luật, cũng là ước mơ giản dị hồn nhiên của trẻ
thơ. Các em giục giã, gọi mời cây hãy mau mau lớn lên nhanh chóng. Đi qua
mùa hạ, đi qua mùa xuân, cây vươn cành lớn lên theo năm tháng. Cả khu vườn
hiện lên một vẻ đẹp bình dị có bướm dập dìu, ong tíu tít, chim hót líu lo suốt cả
ngày:
Có bướm dập dìu
Có ong tíu tít

Có chim ríu rít
Đang hát chung lời:
Lớn nữa, cây ơi!
Lớn nữa, cây ơi!
Bằng những vần thơ giản dị, tiếng gọi trìu mến thân thương, Định Hải
không chỉ vẽ lên một bức tranh thiên nhiên sống động muôn màu sắc mà qua
đó còn muốn các em nhận ra rằng, vạn vật đều có linh hồn và sự sống. Vì vậy,
các em hãy xem chúng như những người quen, những người bạn, hãy biết nâng
niu và chăm sóc chúng như chính bản thân mình:
Đi qua mùa xuân
Đi qua mùa hạ
Vươn cành, đan lá
Cùng bạn múa chơi
Lớn lên, cây ơi!
Lớn lên, cây ơi!
1.2. Cuộc sống của trẻ thơ
1.2.1. Trẻ em và những trò chơi
Nói về thế giới bè bạn trong thơ Định Hải, ta còn thấy nổi bật lên trong đó
là vẻ đẹp của những trò chơi trong cuộc sống của trẻ. Định Hải viết về những
trò chơi của trẻ thơ thật gần gũi, sinh động như chính các em đang chơi vậy.

19


×