Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Hình tượng người phụ nữ trong jane eyre (charlotte bronte)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 68 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

LÊ THỊ HỒNG HẠNH

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG JANE EYRE
(CHARLOTTE BRONTE)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

HÀ NỘI, 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

LÊ THỊ HỒNG HẠNH

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG JANE EYRE
(CHARLOTTE BRONTE)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. ĐỖ THỊ THẠCH

HÀ NỘI, 2018




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa Ngữ Văn Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2, tổ bộ môn Văn học nƣớc ngoài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô trong
khoa, tổ và đặc biệt là cô Đỗ Thị Thạch - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi
hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn sự ủng hộ, động viên của gia đình, bạn bè đã đồng hành
và chia sẻ cùng tôi trong thời gian vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Lê Thị Hồng Hạnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận tốt
nghiệp này là kết quả của quá trình nghiên cứu mà bản thân tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn của cô Đỗ Thị Thạch cũng nhƣ các thầy cô giáo trong tổ
Văn học nƣớc ngoài, khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
Những nghiên cứu này không hề trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các
tác giả khác.
Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Lê Thị Hồng Hạnh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 5
5. Phạm vi khảo sát ........................................................................................... 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5
7. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chƣơng 1: ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU
THUYẾT JANE EYRE ...................................................................................... 6
1.1. Khái niệm nhân vật và hình tƣợng nhân vật .............................................. 6
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học .................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm hình tƣợng nhân vật ............................................................... 7
1.2. Tác giả Charlotte Bronte và tiểu thuyết Jane Eyre .................................... 8
1.3. Đặc điểm nhân vật nữ trong tiểu thuyết Jane Eyre .................................. 11
1.3.1. Nhân vật ích kỉ, khắt khe ...................................................................... 11
1.3.2. Nhân vật ân cần, chu đáo ...................................................................... 14
1.3.3. Nhân vật có cá tính mạnh mẽ và tinh tế nhạy cảm ............................... 20
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 27
Chƣơng 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG TIỂU THUYẾT JANE EYRE ........................................................... 29
2.1. Nhân vật đƣợc khắc họa thông qua miêu tả ............................................. 29
2.1.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật .................................................................. 29
2.1.2. Miêu tả hành động nhân vật .................................................................. 33
2.2. Nhân vật đƣợc khắc họa thông qua ngôn ngữ.......................................... 37
2.2.1. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................ 37



2.2.1.1. Đối thoại ............................................................................................. 37
2.2.1.2. Độc thoại nội tâm ............................................................................... 43
2.2.2. Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện ................................................................... 45
2.3. Nhân vật đƣợc khắc họa thông qua các mối quan hệ............................... 48
2.3.1. Quan hệ với nhân vật khác .................................................................... 48
2.3.2. Quan hệ với ngoại cảnh......................................................................... 52
2.4. Nhân vật đƣợc khắc họa thông qua những tình huống thử thách ............ 56
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 59
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lý do khoa học
Charlotte Bronte (1816 -1855) là một hiện tƣợng văn học sáng chói của
nền văn học phƣơng Tây. Bà là một nhà văn nữ tài giỏi nhƣng lại có cuộc đời
thật trắc trở. Suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình Charlotte phải chứng kiến sự
ra đi của tất cả những ngƣời thân trong gia đình khi còn rất trẻ, ngay cả bà
cũng mắc bệnh lao phổi và ra đi ở tuổi 38 khi sự nghiệp đang ở đỉnh cao.
Ngay từ nhỏ đã phải chịu cảnh mất mát nên trong Charlotte Bronte đã
dần hình thành ý thức tự lập. Bà cùng các em học tập chăm chỉ và trong họ đã
dần cảm thấy có ý hƣớng viết văn. Charlotte học hành tiến bộ và đƣợc làm cô
giáo. Bà bắt đầu liên hệ với các văn sĩ để tìm hƣớng đi văn chƣơng. Ban đầu
bà còn gặp rất nhiều khó khăn, thi sĩ Robert Shoutley đã viết cho bà một lá
thƣ với lời khuyên thẳng thắn rằng: “Cô chỉ là một phụ nữ, và địa hạt văn
chương không có chỗ cho phụ nữ. Người phụ nữ tốt chỉ nên rèn luyện để trở
thành vợ và mẹ đồng thời hãy xem việc viết lách như để trang điểm cho đời
sống mà thôi…”.
Nhƣng bà không hề nản lòng mà vẫn tiếp tục viết. Những biến cố trong

cuộc đời đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của bà sau này. Ví dụ nhƣ cái
chết của chị gái Maria - ngƣời mà Charlotte rất yêu quý và coi nhƣ ngƣời mẹ
thứ hai của mình, ngƣời chị gái đƣợc bà diễn tả là nhân vật Halen trong cuốn
tiểu thuyết Jane Eyre; hay ta còn bắt gặp chính hình bóng của bà ở trong cuốn
tiểu thuyết này.
Những sáng tác của Charlotte mang vẻ đẹp của thiên nhiên nƣớc Anh, có
những đam mê và đau đớn của tình yêu, một niềm khao khát sống tự do của
ngƣời phụ nữ ở một thời đại mà họ chƣa đƣợc nhìn nhận từ thiên tài cho đến
con ngƣời xã hội là sự bình đẳng cùng nam giới.

1


Từ bao đời nay phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong
cả văn học. Họ là một nguồn cảm hứng vô tận để các nhà văn khám phá và
thể hiện. Phụ nữ Anh cũng không nằm ngoài vị trí đó. Trong những sáng tác
của mình Charlotte chủ yếu nói về ngƣời phụ nữ và tác phẩm thành công hơn
cả của Charlotte Bronte mà ta không thể không nhắc đến đó là cuốn tiểu
thuyết Jane Eyre. Cuốn tiểu thuyết này nói về cuộc đời và tình yêu của một cô
gái độc lập, chỉ tuân theo ý hƣớng và tình yêu tuyệt đối của chính mình, kết
thúc là một cuộc hôn nhân sau bao khó khăn trở ngại. Tác phẩm mang tính nữ
quyền và đã đƣa tên tuổi của Charlotte Bronte rực rỡ từ đây. Việc nghiên cứu
hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong kiệt tác Jane Eyre sẽ giúp cho chúng ta hiểu
thêm về những ngƣời phụ nữ “nhỏ bé” lúc bấy giờ.
1.2. Lý do sƣ phạm
Văn học nƣớc ngoài, cụ thể là văn học Anh đã có mặt trong chƣơng trình
dạy học Ngữ Văn ở trung học phổ thông từ rất lâu khoảng từ 1954 cho đến
nay. Việc đƣa văn học nƣớc ngoài vào giảng dạy ở nhà trƣờng phổ thông nói
riêng và văn học Anh nói chung giúp cho các em học sinh có thể mở rộng tầm
nhìn, có điều kiện tiếp xúc với những tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Việc tìm hiểu tiểu thuyết của Charlotte Bronte giúp ngƣời giáo viên có
những hiểu biết sâu sắc về con ngƣời cùng những mối quan hệ của họ và về
xã hội nƣớc Anh. Từ đó ngƣời giáo viên có thể định hƣớng, mở rộng khi dạy
những tác phẩm của văn học Anh nhƣ kịch của U.Sêchxpia. Hơn nữa, qua
việc tìm hiểu tiểu thuyết này, giáo viên còn có thể giúp các em biết trân trọng,
gìn giữ những nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Hình tƣợng ngƣời
phụ nữ trong Jane Eyre (Charlotte Bronte)” với hi vọng có thể khám phá về
vẻ đẹp của con ngƣời và đất nƣớc Anh.

2


2. Lịch sử nghiên cứu
Ra mắt bạn đọc từ năm 1847, đã gần hai thế kỷ trôi qua, cuốn tiểu
thuyết nổi tiếng của nhà văn Charlotte Bronte cho tới nay vẫn chƣa bao giờ
hết sức hấp dẫn. Jane Eyre đƣợc xem là một tác phẩm bí ẩn của nền văn học
thế giới và đã đƣợc khá nhiều các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng nhƣ ở
Việt Nam tìm hiểu ở những khía cạnh khác nhau.
Cuốn tiểu thuyết Jane Eyre đã ra đời cách đây rất lâu và đƣợc sự đón
nhận nồng nhiệt của độc giả cũng nhƣ các nhà nghiên cứu. Trên thế giới chắc
chắn đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm này. Nhìn chung thì
cuốn tiểu thuyết đƣợc đánh giá rất cao. Tuy nhiên, do có hạn về ngoại ngữ
chƣa đáp ứng đƣợc nên chúng tôi chỉ có thể khảo sát tài liệu tiếng Việt và
những tài liệu dịch ra tiếng Việt.
Về tác giả Charlotte Bronte, trong lời giới thiệu của cuốn Jane Eyre do
tác giả Trần Anh Kim dịch có viết: “Mác đã đặt tên bà cùng với Dickenx,
Thackơre, Elizabet Gaxken, mà ông gọi là “trường phái xuất sắc của tiểu
thuyết gia Anh hiện đại”. Cống hiến quan trọng nhất của họ theo ý Mác, là
bằng những “miêu tả sắc nét và hùng hồn”, họ đã “phát hiện ra cho thế giới

thấy nhiều sự thật chính trị và xã hội hơn là tất cả các nhà chính trị, nhà báo
và nhà luân lý cộng lại” [1.1].
Trên trang mạng VNEXPRESS của Việt Nam có bài báo của Hà Linh
với tựa đề “Charlotte Bronte từng bị đe dọa về Jane Eyre”. Bài báo nói về
việc nhà văn có thể đã sửa một số phần trong truyện để làm vừa lòng ông hiệu
trƣởng Lowood - ngôi trƣờng đƣợc xem là giống trại nuôi dƣỡng trẻ em mồ
côi trong tác phẩm. Ông hiệu trƣởng đã viết thƣ để đe dọa sẽ kiện Charlotte vì
tội phỉ báng và vu khống ngôi trƣờng. Thế nhƣng không bao giờ Charlotte sửa
truyện và ông hiệu trƣởng cũng không khởi kiện.
Về tác phẩm Jane Eyre, tác giả Michael Alexander trong cuốn Lịch sử
văn học Anh quốc có sự đánh giá cao về tác phẩm Jane Eyre: “Jane Eyre đã
tạo được nhiều ảnh hưởng bởi văn phong gợi cảm và tính nghiêm túc về luân

3


lí trong nội dung câu chuyện. Jane Eyre sử dụng lối mô tả với những đường
nét hấp dẫn, tinh tế mang tính tượng trưng, chẳng hạn như đoạn tả cây dẻ
ngựa trong khu vườn của Rochester và căn phòng màu đỏ tại nhà dì Reed.
Căn phòng kinh khủng ấy là dấu hiệu Gothic của một tác phẩm được sự đam
mê thách thức và tổn thương dẫn dắt. “Ông chủ” của Jane, Creole điên loạn
bị nhốt trên tầng gác, đám cưới bất thành, di sản bất ngờ mà Jane được
hưởng, tiếng gọi thần giao cách cảm, tòa lâu đài bị cháy, tất cả đều là những
hình ảnh của tiểu thuyết Gothic, loại tiểu thuyết mà chị em Bronte đã được
đọc thưở ấu thời. Hơn nữa trong gia đình Bronte, cuộc sống của họ đã mang
những đặc tính Gothic rồi” [8. 418].
Nhà nghiên cứu Đỗ Khánh Hoan có lời nhận xét nhƣ sau khi bàn về nghệ
thuật của tác phẩm Jane Eyre: “Cốt truyện kém vững vàng, song nhân vật
chính đã được tác giả miêu tả tỉ mỉ” [7. 215].
Về luận văn, có công trình mang đề tài là “Jane Eyre từ góc nhìn phân

tâm học” – Trịnh Ngọc Trâm. Luận văn giúp chúng ta hiểu những mối quan
hệ vô thức của nhân vật qua tiến trình liên tƣởng [10].
Nguyễn Thị Phƣơng với công trình là “Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu
thuyết Jane Eyre và Wuthering Heights của hai chị em nhà Bronte”. Luận
văn cho thấy những thành công về nghệ thuật trong tiểu thuyết Jane Eyre
và Wuthering Heights của hai chị em nhà Bronte [9].
Qua thu thập và khảo sát những tài liệu về tác phẩm Jane Eyre, chúng
tôi nhận thấy chƣa có đề tài hay công trình nào chuyên biệt nghiên cứu về
hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Jane Eyre của Charlotte Bronte. Vì vậy, với
khóa luận này ngƣời viết xin đƣợc đề cập và đi sâu vào nghiên cứu hình
tƣợng ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết Jane Eyre để qua đó thấy đƣợc tài
năng, những nét đặc sắc và những quan niệm của tác giả trong việc xây dựng
các nhân vật.

4


3. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài “Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong Jane Eyre
(Charlotte Bronte)” hƣớng tới khẳng định vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ nhỏ bé ngƣời con gái tỉnh lẻ dám đƣơng đầu với số mệnh phũ phàng để bảo vệ phẩm
giá và tự khẳng định địa vị của mình bằng chính cuộc sống lao động lƣơng
thiện. Đề tài góp thêm một hƣớng khám phá tác phẩm và thấy đƣợc tài năng
của Charlotte Bronte cùng những đóng góp của bà với nền văn học nƣớc Anh
nói riêng và nền văn học thế giới nói chung.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết Jane Eyre của Charlotte
Bronte.
5. Phạm vi khảo sát
Khảo sát hình tƣợng ngƣời phụ nữ tập trung trong tiểu thuyết Jane Eyre
của Charlotte Bronte.

Tuy nhiên để tiện cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá, so sánh cũng
nhƣ cho bài khóa luận thêm phong phú chúng tôi có thể mở rộng ra các tác
phẩm khác.
Văn bản chúng tôi sử dụng cho đề tài nghiên cứu này là: Jane Eyre –
Charlotte Bronte, Trịnh Y Thƣ (dịch).
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Vận dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp: khảo sát tác phẩm, phƣơng pháp
phân tích, phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, phƣơng pháp tổng hợp.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khóa luận chia làm
hai chƣơng:
Chƣơng 1: Đặc điểm hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết
Jane Eyre.
Chƣơng 2: Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong tiểu
thuyết Jane Eyre.

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1: ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG
TIỂU THUYẾT JANE EYRE
1.1. Khái niệm nhân vật và hình tƣợng nhân vật
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học
Trong một tác phẩm văn học, nhân vật đóng vai trò rất quan trọng và
đƣợc xem nhƣ là phần hồn của tác phẩm. Nhân vật là đứa con tinh thần mà
nhà văn đã “thai nghén” ra để truyền tải những tƣ tƣởng, những quan điểm
của mình về đời sống xã hội.
Trong tiểu thuyết, nhân vật giữ vai trò rất đặc biệt. Nhân vật nhƣ chiếc
cầu nối các sự kiện, các tình tiết trong tác phẩm. Thông qua nhân vật để nhà

văn truyền tải đƣợc những tƣ tƣởng của mình. Để xây dựng nên một nhân vật
đòi hỏi nhà văn phải có sự sáng tạo để cho ra đƣợc đứa con tinh thần mang
phong cách riêng của mình.
Tô Hoài cho rằng: "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải
quyết hết thảy trong một sáng tác". Trong tác phẩm văn học, nhân vật - con
ngƣời giữ vị trí trung tâm. Khi đọc một tác phẩm văn học, điều đọng lại trong
lòng ngƣời đọc chính là cuộc đời, là số phận, là những tình cảm, cảm xúc của
nhân vật mà tác giả thể hiện.
Trong Từ điển văn học tập 2 của Đỗ Đức Hiếu , Nguyễn Huệ Chi, Phùng
Văn Tửu, các tác giả quan niệm: “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong các
tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề và đến lượt mình nó lại được
các yếu tố có tính hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật đó là
nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học” [6.277].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn
Khắc Phi (đồng chủ biên): “Nhân vật văn học là đơn vị nghệ thuật đầy tính
ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật trong đời sống. Chức năng

6


cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người và thể hiện
quan điểm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người, vì thế
nhân vật luôn gắn liền với chủ đề của tác phẩm” [4.235].
Ta có thể thấy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhân vật văn học.
Nhìn chung ta có thể hiểu nhân vật văn học chính là hình mẫu lý tƣởng mà
nhà văn xây dựng nên nhằm thể hiện chủ đề tƣ tƣởng và dụng ý nghệ thuật
của mình.
1.1.2. Khái niệm hình tượng nhân vật
Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên): “Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của
phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng

tượng, hư cấu nghệ thuật” [4.146]. Ngƣời nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm để
nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tƣ tƣởng và tình cảm của mình. Từ
đó giúp con ngƣời thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan hệ có ý
nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh. Nhƣng khác
với các nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý nghĩ, tình cảm bằng
khái niệm hay bằng định lí, công thức mà bằng “hình tƣợng”. Nghĩa là bằng
cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, hiện tƣợng đáng
làm ta suy nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời, tình ngƣời qua một chất
liệu cụ thể.
Hình tƣợng nghệ thuật là các khách thể đời sống đƣợc nghệ sĩ tái hiện
bằng tƣởng tƣợng, sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực
quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tƣợng nghệ thuật. Bằng chất
liệu cụ thể, nó làm cho ngƣời ta có thể ngắm nghía, thƣởng ngoạn, tƣởng
tƣợng. Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện
xã hội đƣợc cảm nhận. Hình tƣợng có thể tồn tại qua chất liệu vật chất nhƣng

7


giá trị của nó là ở phƣơng diện tinh thần. Nhƣng nói tới hình tƣợng nghệ thuật
ngƣời ta thƣờng nghĩ tới hình tƣợng con ngƣời - hình tƣợng nhân vật.
Hình tƣợng nhân vật là phƣơng tiện đặc thù của nghệ thuật để phản ánh
hiện thực khách quan. Nó phản ánh tính khái quát, tính quy luật của hiện thực
qua hình thức cá thể độc đáo, là sản phẩm sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ, là đứa
con tinh thần của ngƣời nghệ sĩ trong quá trình nhận thức và tái hiện cuộc
sống.
1.2. Tác giả Charlotte Bronte và tiểu thuyết Jane Eyre
Charlotte Bronte là tiểu thuyết gia, là tác giả của những tiểu thuyết đƣợc
xếp vào hàng kinh điển của nền văn học Anh. Bà đƣợc xếp vào trong danh
sách những tiểu thuyết gia nổi tiếng trên thế giới.

Charlotte sinh tại Thornton, Bắc Yorkshire, Anh năm 1816, là con thứ
ba trong gia đình có sáu anh chị em. Bố là Patrick Bronte một mục sƣ gốc
Ireland và mẹ Maria Branwell. Khi Charlotte lên năm tuổi thì mẹ mất vì căn
bệnh ung thƣ. Ông Patrick lúc này phải gánh thêm thiên chức làm mẹ của sáu
đứa con, nhƣng may mắn thay ngƣời chị gái của mẹ Charlotte là bà EliZabett
đã đến ở cùng và san sẻ gánh vác công việc chăm sóc những đứa nhỏ. Bà
EliZabett dạy học vỡ lòng cho lũ trẻ, dạy các cháu gái thêu thùa; bà đã hy sinh
cuộc đời cho các cháu và cũng không tính đến chuyện kết hôn.
Lên tám tuổi, Charlotte cùng ba chi em là Emily, Maria và Elizabeth,
đƣợc gửi đến trƣờng nữ sinh Clergy ở Cowan Bridge, Lancashire. Do điều
kiện sống khó khăn và khắc nghiệt làm sức khoẻ suy giảm nên không lâu sau
hai chị cả Maria và Elizabeth mất vì bệnh lao tháng 5 năm 1826 ngay khi rời
khỏi trƣờng. Cái chết của hai ngƣời chị cả đã khiến Charlotte khủng hoảng
tinh thần trầm trọng.
Trở về lại Haworth, Charlotte và các em: Branwell, Emily và Anne bắt
đầu viết nhật ký về cuộc sống hàng ngày và những cuộc chiến trong tƣởng

8


giữa các vƣơng quốc. Truyện đƣợc trau chuốt tỉ mỉ và tạo cho chị em
Charlotte những kỉ niệm thú vị thời niên thiếu. Điều đó nhƣ bàn đạp chuẩn bị
cho hƣớng đi văn học sau này của chị em nhà Bronte.
Charlotte tiếp tục học tại Roe Head, Mirfield từ năm 1831 đến năm
1832, nơi bà gặp những ngƣời bạn suốt đời, Ellen Nussey và Mary Taylor.
Năm 1833 bà viết tiểu thuyết vừa Chú lùn xanh dƣới bút danh Wellesley.
Charlotte trở thành cô giáo từ năm 1835 đến 1838. Năm 1839 bà có địa vị nhƣ
giáo viên của nhiều gia đình tại Yorkshire, duy trì cho đến năm 1841. Tiếp
sau, Charlotte cùng với Emily sang Brussels học tiếp với mục đích về mở
trƣờng riêng, nhƣng giấc mơ của hai chị em không thành khi họ quay về

Haworth năm 1844. Năm 1846, Charlotte hoàn tất cuốn tiểu thuyết đầu tay
Ông giáo sư nhƣng không đƣợc nhà xuất bản nào in. Tuy vậy bà vẫn bắt tay
vào viết Jane Eyre và xuất bản năm 1847 dƣới bút danh là Currer Bell.
Charlotte là ngƣời có ý chí, nghị lực mạnh mẽ. Sau khi hai ngƣời chị lớn
qua đời bà không những thay các chị trông nom và dạy cho các em nhỏ học
mà còn phát hiện ra năng khiếu văn chƣơng, động viên các em sáng tác. Đã
bƣớc sang tuổi thiếu nữ nhƣng thân thể bà lại gầy gò và có phần “còi cọc”
(chữ mà bà dùng để miêu bản thân) rất hay rụt rè và ngại ngùng trƣớc đám
đông nhƣng trong thân hình “còi cọc” ấy lại chứa đựng trí tuệ và sự nhẫn nại
khác thƣờng. Năm 1831, Charlotte đến học tại trƣờng Roe Head, tại đây bà
đƣợc học và vui chơi cùng các bạn của mình với tâm trạng thoải mái không
nhƣ khi học ở ngôi trƣờng đầu tiên Lowood - nơi gây ra cái chết của hai chị.
Bà đƣợc các cô giáo và bạn học yêu mến, bà cảm thấy thật hạnh phúc đƣợc
học trong ngôi trƣờng này. Năm 1832, Charlotte rời trƣờng và trở về nhà để
dạy cho hai em gái mình. Cuộc sống lúc này bình yên dù có phần hơi đơn
điệu. Công việc hàng ngày của bà là dạy hai em học, rảnh rỗi thì vẽ tranh,
may vá, đọc sách rồi đi dạo cánh đồng hoang cùng với các em.

9


Những ngƣời em của Charlotte lần lƣợt qua đời hết chỉ còn lại mình bà.
Bà đã vƣợt qua nỗi đau buồn bằng việc đi thăm London nhiều lần và tham dự
sinh hoạt trong giới cầm bút gồm các văn sĩ hàng đầu của nền văn học Anh
lúc đó. Năm 1850, bà gặp nữ văn sĩ nổi tiếng Elizabeth Gaskell và hai ngƣời
trở thành bạn bè thân thiết. Chính bà Gaskell là ngƣời viết tiểu sử cho
Charlotte theo lời yêu cầu của mục sƣ Bronte.
Năm 1854, Charlotte kết hôn với ông Arthur Bell Nicholls, trợ tế làm
việc chung với mục sƣ Bronte tại Haworth. Nhƣng định mệnh trớ trêu, lấy
nhau chƣa đầy một năm Charlotte ngã bệnh nặng, có lẽ cũng bị lao phổi. Bà

mất vào 31 tháng Ba năm 1855 khi chƣa tròn 40 tuổi. Vào thời điểm qua đời,
Charlotte Bronte đang là một tác giả lẫy lừng đƣợc độc giả yêu mến và hâm
mộ. Năm 1857, cuốn Ông giáo sư và cuốn tiểu sử do Gaskell biên soạn đƣợc
xuất bản và đƣợc sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả. Từ đó tên tuổi bà càng
lúc càng vang lừng khắp nơi.
Cuốn tiểu thuyết ghi dấu ấn và đem lại thành công vang dội cho
Charlotte Bronte là Jane Eyre. Khi nhắc đến tên bà ngƣời đọc sẽ nhắc ngay
tới cuốn tiểu thuyết này. Tác phẩm thành công ngoài sức tƣởng tƣợng mặc dù
một số nhà phê bình chê cốt truyện thiếu xác thực nhƣng hầu hết đều ca ngợi
và nhờ thế cuốn sách đƣợc nhiều độc giả tìm đọc.
Văn hào William Makepeace Thackeray, một trong những đại văn hào
mà Charlotte vô cùng ngƣỡng mộ đã viết thƣ và dùng những lời lẽ vô cùng
trân trọng để khen ngợi bà. Cuốn Jane Eyre cho đến ngày nay vẫn đƣợc nhiều
ngƣời tìm đọc và đƣợc dịch ra rất nhều ngôn ngữ trên thế giới.
Charlotte đã có đƣợc những đứa con tinh thần vô cùng quý giá. Đầu tiên
là tập thơ Currer, Ellis and Acton Bell (1846); kế tiếp là Jane Eyre (1847);
Shirley (1849); Villette (1853); Giáo sư viết trƣớc Jane Eyre và xuất bản sau
khi chết năm 1857; Emma chƣa hoàn thành Charlotte mới viết 20 trang.

10


1.3. Đặc điểm nhân vật nữ trong tiểu thuyết Jane Eyre
Jane Eyre là một trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng và có tầm ảnh
hƣởng nhất của nền văn học Anh. Cuốn tiểu thuyết ra đời vào năm 1847 đã
gây đƣợc tiếng vang lớn trong nền văn học và đƣa tên tuổi của Charlotte
Bronte đến rộng rãi với công chúng. Tác phẩm đƣợc xem nhƣ là tiếng nói của
ngƣời phụ nữ dám đứng lên chống lại những bất công của xã hội.
Hệ thống nhân vật trong Jane Eyre rất phong phú, bao gồm cả nhân vật
nữ và nhân vật nam. Trong đó, chiếm số lƣợng hơn cả là nhân vật nữ với

khoảng hai mƣơi nhân vật nhƣ: bà Sarah Reed, Jane Eyre, Helen Burns, cô
Temple, chị Bessie, bà Fairfax, những cô tiểu thƣ…họ xuất hiện rải đều trong
17 chƣơng của tác phẩm. Trong số đó có nhân vật Jane Eyre là xuất hiện
xuyên suốt từ đầu cho đến cuối tác phẩm. Những nhân vật nữ đƣợc khắc họa
rõ nét về tính cách, ngoại hình và các mối quan hệ. Với việc xây dựng hệ
thống nhân vật nữ đa dạng, Jane Eyre đã truyền cảm hứng cho những ngƣời
phụ nữ thêm tự tin để có thể đƣơng đầu với những khó khăn thử thách trong
cuộc sống.
Xét theo đặc điểm tính cách của hệ thống nhân vật nữ trong tác phẩm ta
có thể chia ra ba kiểu nhân vật nhƣ sau: nhân vật ích kỉ, khắt khe; nhân vật ân
cần, chu đáo và nhân vật có cá tính mạnh mẽ và tinh tế nhạy cảm.
1.3.1. Nhân vật ích kỉ, khắt khe
Tiểu thuyết Jane Eyre ra đời vào thế kỉ XIX, khi đó nƣớc Anh đang
trong giai đoạn cực thịnh; thế nhƣng xã hội ấy lại không phải là xã hội dành
cho ngƣời nghèo. Mọi quyền lợi đều tập trung vào tầng lớp thƣợng lƣu, vào
những kẻ có nhiều tiền của và coi trọng tiền của. Charlotte đã nhìn thấy đƣợc
bản chất của con ngƣời thuộc tầng lớp này: kiêu kì, tự phụ, ích kỉ. Đối với họ
thì chỉ có tiền là quan trọng nhất và những mối quan hệ của họ cũng chỉ dựa

11


trên đồng tiền. Dƣờng nhƣ tình cảm chân thành giữa họ là không có cho dù
cuộc sống của họ có đủ đầy.
Ngƣời đại diện cho tầng lớp thƣợng lƣu ấy đầu tiên phải nói tới bà Sarah
Reed là ngƣời phụ nữ bản tính vốn cay nghiệt, ích kỉ. Bà Reed với danh nghĩa
là mợ của Jane nhƣng bà ta chẳng khác bà dì ghẻ ác độc trong các câu chuyện
cổ tích. Bà có nhận nuôi Jane bị mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Cũng bởi do thành
kiến với bố mẹ của cô bé mà ngay từ khi nhận nuôi Jane bà Reed đã không ƣa
gì cô bé và luôn đối xử khắt khe. Bà không cho phép Eyre đọc sách, chơi đùa,

lúc nào Jane cũng có thể bị đánh đập, bị tống giam vào buồng tối, bỏ mặc cho
đói và khát. Dƣờng nhƣ bà Reed muốn trút hết cả những bực tức, thù hằn lên
một cô bé vô tội. Những hành động của bà đối với Jane nhƣ vậy mà cô trở
thành trò tiêu khiển của những đứa con nhà Sarah Reed và ngay cả gia nhân
trong nhà cũng ngƣợc đãi hắt hủi cô.
Khi đứa cháu mắc lỗi bà Reed trừng phạt nó bằng cách nhốt vào phòng
tối và bỏ cho đói khát. Năm Jane lên 10 tuổi, bà Reed cảm thấy nhƣ đây là
thời điểm thích hợp để tống cổ cô bé ra khỏi nhà. Do bản tính ích kỉ của mình
mà bà không muốn giữ Jane trong nhà thêm nữa, bà đã gửi Jane vào trại mồ
côi Lowood. Đó là những hình phạt đƣợc cho là quá khắt khe và ích kỉ của bà
Reed. Bản tính ấy của bà đã đè nặng bà cho đến tận cuối đời. Bà đã cảm thấy
day dứt và “trước khi chết, tôi muốn đầu óc mình được thanh thản - điều
chúng ta chẳng mấy khi nghĩ đến lúc khỏe mạnh thì lại đè nặng tâm trí ta vào
lúc hấp hối như tôi bây giờ”. Dƣờng nhƣ những việc làm của bà đã thôi thúc
bà bày tỏ nỗi niềm trong lòng mình: “Thế đấy, tôi đã hai lần làm điều không
phải với cô để giờ đây phải lấy làm ân hận” [2.280].
Nhân vật tiếp theo cũng mang nét tính cách khắt khe đó là cô Scatcherd cô giáo lịch sử ở trƣờng Lowood: “Cô Scatcherd nóng tính lắm - đằng ấy nhớ
cẩn thận đừng có chọc giận cô ấy” [2.61]. Cô ấy sẵn sàng đuổi học sinh trong

12


lớp ra ngoài chịu phạt với những lỗi lầm rất nhỏ hoặc không đáng kể. Cô để ý
tới những hành động nhỏ nhất của học sinh và luôn tỏ vẻ khó chịu: “Burns,
trò đang đứng quẹo chân kìa, xoay chân thẳng ra ngay. Burns, trò giương
cằm ra trông khó coi quá, hạ cằm xuống ngay. Burns, tôi yêu cầu trò ngẩng
đầu lên. Tôi không chấp nhận trò đứng trước mặt tôi với thái độ như thế…”
[2.64]. Mặc cho học sinh có chăm chỉ học bài và nhớ bài đến đâu nhƣng cô
vẫn tìm ra một cái cớ để có thể bắt lỗi và trách mắng: “Đồ con gái bẩn thỉu,
đáng tởm! Sáng nay trò đã không rửa móng tay!” [2.64]. Và cô giáo ấy có thể

trừng phạt lỗi lầm của học sinh bằng cách phạt roi. Cô Scatcherd nghiêm khắc
nhƣ vậy một phần cũng muốn rằng học sinh của mình tốt hơn và hoàn thiện
hơn cả về tri thức lẫn nhân cách.
Cô ngƣời hầu Abbot trong tác phẩm tuy không đƣợc xuất hiện nhiều
nhƣng mỗi lần xuất hiện của cô cũng đủ cho ngƣời đọc thấy đƣợc sự ích kỉ và
chỉ biết tuân theo lời của chủ nhân đó là bà Reed. Chị Abbot luôn có thái độ
khinh thƣờng và có những lời nói chỉ trích về thân phận của Jane: “Cô Eyre,
chẳng qua là vì lòng tử tế bà chủ mới nuôi nấng cô cùng các con bà, nhưng
cô chớ lầm tưởng mình ngang hàng với cô cậu chủ Reed. Các cô cậu ấy sẽ là
những người giàu có, còn cô thì sẽ chẳng có xu nào đâu; phận của cô là phải
khiêm nhường và cố gắng làm vừa lòng các cô cậu ấy” [2.16]. Và lại có
những lời đƣợc coi là nguyền rủa: “Chúa sẽ trừng phạt nó: có lẽ Người sẽ
đánh chết nó trong lúc nó nổi cơn tam bành…” [2.16].
Một ngƣời phụ nữ chỉ xuất hiện rất ít nhƣng giữ vai trò rất quan trọng
trong tác phẩm đó là “Ngƣời vợ điên” của ông Rochester tên là Bertha
Mason. Nhân vật này xuất hiện tạo nên những tình huống thử thách để nhờ đó
làm phát triển tình cảm giữa Jane với ông chủ Rochester và cũng là rào cản
đẩy họ ra xa nhau rồi khi biến mất lại thành cầu nối tình yêu giữa hai ngƣời.
Nhân vật này đã có hai lần muốn giết ngƣời. Lần thứ nhất là muốn thiêu cháy

13


ông Rochester và lần thứ hai là muốn giết hại Jane khi cô chuẩn bị kết hôn với
chồng của mình. Hai lần ám hại đó của ngƣời đàn bà điên ấy không thành.
Ngƣời đàn bà ấy tuy đầu óc không còn đƣợc tỉnh táo nhƣng những hành động
của bà cho thấy bà đang căm phẫn trƣớc sự phản bội. Mặc dù không đƣợc coi
là vợ của Rochester nữa nhƣng bà ta vẫn không muốn chồng của mình có
đƣợc hạnh phúc.
Charlotte đã rất tỉ mỉ trong việc xây dựng hình tƣợng những nhân vật với

nét tính cách ích kỉ, khắt khe. Tác giả đã khắc họa thật chân thực mà qua đó
ngƣời đọc đã có đƣợc những hình dung cụ thể nhất về nhân vật. Qua việc sử
dụng thủ pháp kể và tả mà những đặc điểm của nhân vật đã đƣợc bộc lộ rất rõ
và sinh động.
1.3.2. Nhân vật ân cần, chu đáo
Nhân vật đầu tiên mà chúng ta phải nhắc đến đó là chị Bessie chị xuất
hiện với hình ảnh cằn nhằn mắng mỏ. Chị Bessie là ngƣời hầu trong nhà bà
Sarah Reed. Chị là ngƣời hiểu chuyện và luôn đối xử đúng mực. Chị cũng rất
nghiêm khắc và nhắc nhở với những hành động không đúng của Jane khi Jane
phản ứng không đúng với chủ nhân của mình: “Này cô, cô nên nhớ là cô phải
chịu ơn bà Reed vì đã nuôi nấng mình; bà ấy mà đuổi cô đi thì cô sẽ phải vào
nhà tế bần đấy” [2.16]. Chị Bessie dành sự quan tâm chu đáo tới Jane và lòng
thƣơng hại cho số phận của cô bé: “Chị Abbot này, cô Jane cũng đáng thương
mà”. Chị dành những lời quan tâm và động viên kịp thời tới Jane khi cô bé bị
bệnh. Đôi lúc lén mọi ngƣời để quan tâm tới cô tiểu thƣ không may mắn:
“Đôi khi giữa buổi tiệc chị tranh thủ chạy lên tìm cái đê khâu hay cái kéo,
hoặc đem cho tôi món gì đó để ăn khuya - một cái bánh sữa hay bánh kem rồi ngồi xuống giường đợi tôi ăn hết để dém chăn cho tôi, hôn tôi hai cái và
nói, chúc ngủ ngon, cô Jane” [2.35]. Ngoài những lúc chị Bessie nghiêm
khắc thì chị rất tốt bụng và chu đáo. Về bản chất chị là cô gái tốt, bởi làm gì

14


cũng rất giỏi, thêm vào đó chị lại có tài kể chuyện. Chị Bessie rất thƣơng yêu
Jane từ khi Jane còn ở dinh thự Gateshead cho tới khi Jane đã tới trƣờng
Lowood để học. Thời gian trôi qua chị Bessie vẫn nhớ về cô chủ nhỏ và có
lần đã lặn lội đƣờng xa để tới trƣờng Lowood thăm Jane vì biết Jane sắp đi
làm cô giáo ở một nơi rất xa. Chị dành những lời khen ngợi không ngớt khi
biết Jane trƣởng thành và ngày càng giỏi giang: “Ôi, cô Jane, cô quả là một
thiếu nữ giỏi giang! Tôi đã biết thể nào cũng vậy mà: cô sẽ tiến xa cho dù

mấy người họ hàng của cô có nhận ra hay không” [2.109]. Cho dù Jane đã
lớn nhƣng Bessie vẫn giữ thói quen cũ là có những lời quan tâm tới Jane và
chị cảm thấy vui khi Jane đƣợc đối xử tử tế và nhận đƣợc sự ƣu ái của mọi
ngƣời.
Cô Temple là cô giám thị trong trƣờng Lowood. Ngay từ đầu xuất hiện
ngƣời đọc đã thấy cô Temple rất quan tâm tới cô học sinh mới đến: “Đứa trẻ
này còn bé thế kia mà đã bị gửi đi một mình” và “Nên cho con bé đi ngủ sớm
thì hơn; trông nó có vẻ mệt rồi. Em có mệt không?...Và chắc chắn cũng đói
bụng rồi” [2.53]. Cô Temple thật chu đáo và quan tâm những vấn đề nhỏ
nhất. Chính bởi vậy mà cô nhận đƣợc sự kính trong đặc biệt của các em học
sinh và cô giáo trong trƣờng. Mỗi khi cô cất tiếng nói thì lời nói ấy có trọng
lƣợng vô cùng. Cô quan tâm đến cả bữa ăn của học sinh và lo lắng cho sức
khỏe của các em. Khi biết đƣợc các em phải dùng bữa sáng với cháo khê, cô
nhẹ nhàng nói: “Sáng nay các em đã phải ăn một bữa sáng không thể nào
nuốt nổi, chắc các em đã đói bụng lắm; cô đã yêu cầu nhà bếp làm bánh mì
và pho mát cho tất cả các em ăn trưa” [2.58] và cô sẽ chịu trách nhiệm về
việc đó bởi cô tự ý quyết định. Theo lời nhận xét của học sinh thì cô Temple
là ngƣời rất tốt bụng và cô sẽ cảm thấy đau lòng nếu nghiêm khắc với bất cứ
ai ngay cả những học sinh hƣ nhất trƣờng. Với những học sinh làm sai thì cô
nhắc nhở nhẹ nhàng và ban thƣởng cho những ai có thành tích tốt. Không chỉ

15


ân cần chu đáo mà những điều cô dạy cho học sinh đều là những điều mới mẻ
tạo nên sự thích thú và không bị nhàm chán cho các em. Cô là ngƣời có trách
nhiệm với những việc mình đã làm. Bởi vì những đặc ân mà cô làm đối với
các em học sinh mà cô đã bị ông Brocklehurst dò xét. Cô sẵn sàng nhận lỗi về
mình và tỏ thái độ không đồng tình về thái độ quá khắt khe của ông
Brocklehurst: “Khuôn mặt cô vốn trắng như cẩm thạch lúc này lại toát lên vẻ

lạnh lùng và cứng rắn y như loại đá ấy, nhất là miệng cô, mím chặt như thể
phải dùng đến cái đục của nhà điêu khắc mới cạy ra được, còn cặp lông mày
thì từ từ nhíu lại khiến vẻ mặt cô trở nên nghiêm nghị như hóa đá” [2.76].
Ông Brocklehurst càng tỏ thái độ nghiêm khắc thì cô Temple lại càng điềm
tĩnh và tỏ thái độ không mấy quan tâm. Quả là phong thái của con ngƣời đứng
đầu. Khi học sinh mắc lỗi cô an ủi, động viên. Cô có niềm tin sâu sắc về con
mắt nhìn ngƣời của mình. Cô lắng nghe tâm sự của Jane khi em đó bị ông
Brocklehurst buộc tội và an ủi em ấy để giúp em tìm ra cách giải quyết vấn
đề: “Jane này, em cũng biết, hay ít ra là giờ cô sẽ nói cho em biết, rằng khi
có một người bị buộc tội gì đó thì họ vẫn luôn có quyền lên tiếng để biện minh
cho chính mình. Em bị buộc tội dối trá, vậy thì em hãy cố gắng hết sức để tự
bào chữa với cô. Em hãy kể lại tất cả những gì mà em vẫn nhớ là sự thật,
nhưng không được thêm thắt hay nói quá lên điều gì” [2.85].
Lời động viên và khích lệ kịp thời của cô Temple đã giúp Jane đƣợc
minh oan trƣớc mọi ngƣời. Với tất cả các em học sinh cô đều có thái độ ân
cần và chu đáo. Cô có dành một sự quan tâm đặc biệt cho một em học sinh
tên là Helen Burns. Cô thƣờng trò chuyện, chỉ bảo rất tận tình với cô học trò
này. Cô có sự chăm sóc đặc biệt với cô học sinh ấy. Phải chăng cô đã biết là
cô học sinh này mang trong mình căn bệnh lao phổi và không thể sống lâu dài
ở trên cõi đời nữa. Cô Temple cho phép em đó đƣợc nghỉ ngơi ở trong phòng
của mình. Cô không hề lo sợ căn bệnh của em ấy có thể lây qua mình. Sự

16


quan tâm và chăm sóc của cô Temple với học sinh thật khiến bạn đọc phải
cảm động. Theo lời của Jane Eyre thì sau nhiều năm trôi qua cô Temple vẫn
là cô giám thị của trƣờng, những điều mà cô dạy dỗ đều đã mang lại thành
quả cho các em học sinh và đặc biệt là đói với Jane. Jane cảm thấy hạnh phúc
với cuộc sống ở bên cạnh cô và tình cảm mà cô dành cho là niềm an ủi của

Jane trong suốt quãng đời mà Jane học ở Lowood. Với Jane thì cô Temple
vừa là ngƣời mẹ, vừa là cô giáo về sau còn là bạn đồng hành. Thời gian trôi
đi, con ngƣời cũng phải có cuộc sống mới, cô Temple lập gia đình chồng cô là
một mục sƣ xuất sắc và xứng đáng với cô. Quả là ngƣời tài giỏi, tốt bụng thì
sẽ gặp đƣợc những điều tốt đẹp và may mắn.
Cô Miller – cô trợ giáo cô giáo cũng rất quan tâm đến các em học sinh.
Ngay khi tiếp nhận học sinh mới cô tất bật dẫn em đó đi ổn định nơi ăn chốn
ở và những công việc cá nhân. Công việc thƣờng ngày của cô Miller là nhắc
nhở nề nếp của học sinh và hỗ trợ giảng dạy trong trƣờng. Nhân vật này xuất
hiện cũng khá ít nhƣng chúng ta cũng thấy đƣợc sự quan tâm chu đáo của cô
dành cho các em học sinh. Bắt gặp hình ảnh cô là chúng ta lại thấy sự tất bật
hay những câu nói ngắn gọn mà dứt khoát nhƣng có hiệu lực mạnh mẽ: “Các
lớp trưởng! Thu sách cất đi; Các lớp trưởng! Đi lấy khay ăn!; Tất cả về
lớp…”. Cô giữ vai trò duy trì nề nếp và ổn định trật tự cho trƣờng.
Rời không gian của trƣờng Lowood để tới không gian của dinh thự
Thornfield. Ở dinh thự ấy có bà quản gia tốt bụng tên là Fairfax. Ngay từ
những cử chỉ đầu tiên của bà ta đã nhận thấy bà là ngƣời rất chu đáo với câu
hỏi quan tâm cô gia sƣ trẻ - Jane Eyre: “Cô có khỏe không, cô giáo thân mến?
Tôi e là cô đã phải trải qua một chuyến đi chán ngắt; John đánh xe chậm lắm.
Chắc cô bị lạnh rồi; cô lại đây ngồi gần lò sưởi này” [2.113]. Tiếp đến là
những hành động và cử chỉ quan tâm rất chu đáo “gỡ khăn san và tháo dây
mũ” cho Jane và dặn dò ngƣời làm pha rƣợu nóng cho cô gia sƣ. Bà tiếp đón

17


cô gia sƣ nhƣ một vị khách đặc biệt và tạo nên không khí gần gũi giữa hai
ngƣời.
Ở một ngôi nhà ấm cúng khác cũng có một bà quản gia rất chu đáo và
hiểu chuyện đó là bà Hannah. Bà là một ngƣời rất cẩn trọng và điều đó đƣợc

biểu hiện khi bà cƣơng quyết không cho ngƣời lạ mặt vào nhà giữa nửa đêm.
Mặc cho ngƣời khách lạ kia là một cô gái yếu ớt đang phải gồng mình chống
lại với thời tiết giá lạnh ngoài kia. Bà làm nhƣ vậy là bởi muốn đảm bảo an
toàn cho hai cô chủ của mình. Bà lo sợ họ sẽ bị nguy hiểm hay là gặp những
chuyện không hay. Nhƣng dù thế bà vẫn rủ lòng thƣơng và cho ngƣời khách
lạ đó một chút bánh và một chút tiền. Bà có thái độ rất cƣơng quyết và nhất
định không cho ngƣời khách lạ vào nhà: “Cô chẳng chết đâu. Tôi sợ cô còn
đang có âm mưu gì nữa kia, nên mới lảng vảng quanh nhà người ta vào giờ
này. Nếu có đồng bon nào - đám đào tường khoét vách ấy chẳng hạn - đang
rình rập gần đâythì ra mà bảo chúng là nhà chúng tôi không chỉ có phụ nữ
đâu; chúng tôi còn có đàn ông, chó dữ và cả sung nữa đấy” [2.397]. Bà nói
vừa dứt lời liền đi vào đóng sập của lại và cài then. Quả là một thái độ kiên
quyết và cứng nhắc. Đó cũng là phẩm chất mà một ngƣời gia nhân cần phải
có để bảo vệ đƣợc ngôi nhà của chủ nhân mình.
Khi ngƣời khách lạ đƣợc chủ nhân của ngôi nhà mời vào bà Hannah vẫn
giữ thái độ cẩn trọng và dò xét. Ngƣời khách lạ ấy đã phải dầm mƣa rét ở
ngoài tròi mấy ngày liền và giờ đây cô ấy đã đƣợc gia đình tốt bụng cƣu
mang. Hai cô chủ trong ngôi nhà ấy là Mary và Diana cũng đã rất nhiệt tình
tiếp đón và cƣu mang vị khách tội nghiệp. Cách mà Mary quan tâm vị khách
đó là “bẻ một ít bánh mì, nhúng vào sữa và đút vào miệng”, Mary không
ngần ngại mà chăm sóc cho cô gái ấy và còn nhắc nhở “Cô cố ăn đi” - câu
nói đầy giản dị và toát lên tình ngƣời đầy ấm áp. Những ngƣời phụ nữ trong

18


gia đình ấy thật ân cần và chu đáo. Họ giúp vị khách thay trang phục ƣớt sũng
rồi đƣa cô ấy tới giƣờng nghỉ ngơi.
Trong thời gian vị khách nghỉ ngơi bà Hannah vẫn thƣờng xuyên vào
phòng thăm nom, một phần là để dò xét về cô gái lạ. Bởi vì bà vẫn còn sự

hoài nghi và lo sợ về ngƣời khách này. Do danh tính và thông tin về cô gái
này vẫn là những điều mơ hồ. Và với bản tính của một bà quản gia thì bà cần
phải đảm bảo an toàn cho chủ nhân của mình. Cho đến khi vị khách lạ nói
chuyện chia sẻ với bà thì bà mới cảm thấy yên tâm khi để cô ở lại căn nhà
này. Bà nói ra lý do đã đuổi khách đi giữa trời tối lạnh giá rằng: “Cũng là
chuyện khó xử cho tôi. Nhưng tôi làm gì khác được? Tôi lo cho hai cô chủ trẻ
tội nghiệp thôi mà! Họ chỉ còn mỗi một mình tôi trông nom. Tôi phải cảnh
giác chứ” [2.406]. Hành động đó của bà đã nhận đƣợc lời khen ngợi: “Điều
đó chứng tỏ bà là người làm thật thà và trung thành. Tôi thực lòng nghĩ về bà
như thế, mặc dù bà đã khiếm nhã khi gọi tôi là ăn xin” [2.406]. Ngƣời quản
gia trung thực ấy đã nhận ra là mình đã sai khi đã đuổi một cô gái đáng
thƣơng vào trời tối mƣa và xin lỗi vị khách tội nghiệp: “Tôi sẽ không như vậy
nữa đâu. Cậu St. John cũng bảo tôi như thế và tôi thấy mình sai rồi” [2.406].
Với hành động đó hai ngƣời trở nên thân mật và gần gũi nhau hơn, họ trở
thành hai ngƣời bạn thân thiết.
Về phần hai cô tiểu thƣ thì họ cảm thấy vị khách lạ rất ấm áp và vì thế
mà họ đã có những thái độ quan tâm và tiếp đón rất tận tình. Đặc biệt hai cô
tỏ ra rất quan tâm tới sứ khỏe của vị khách lạ - Jane Elliott: “Đáng lẽ cô phải
đợi tôi cho phép mới được xuống nhà chứ. Trông cô vẫn còn xanh lắm, gầy
rộc nữa! Thật tội nghiệp cô gái bé nhỏ” [2.407]. “Cô xuống bếp làm gì chứ.
Đây đâu phải chỗ của cô…cô là khách và khách thì phải ở trên phòng khách”
[2.408].

19


×