Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

các rào cản kĩ thuật của Mỹ đối với mặt hàng thủy hải sản Việt Nam xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.6 KB, 36 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, với sự hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, kinh
tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và phát triển. Trong đó, lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc
biệt là nhóm ngành thủy hải sản đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và luôn được coi là
lĩnh vực kinh tế trọng điểm. Do vậy, chính phủ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để giúp
các doanh nghiệp nước ta xuất khẩu các mặt hàng này ra nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. Tuy
nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều rào cản áp lực do Mỹ đặt
ra, một trong số đó là rào cản kỹ thuật.
Vậy Mỹ đã đặt ra các rào cản kỹ thuật nào và làm thế nào để các doanh nghiệp Việt
Nam vượt qua các rào cản này? Để đi sâu tìm hiểu về vấn đề đó, nhóm 6 xin trình bày đề
tài “Trình bày các rào cản kĩ thuật của Mỹ đối với mặt hàng thủy hải sản Việt Nam
xuất khẩu”.

2


Chương 1:
TỔNG QUAN CHUNG
1.1. Lý thuyết chung
1.1.1. Khái niệm
-

về các rào cản kỹ thuật trong thương mại của Mỹ

Rào cản kỹ thuật trong thương mại là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp
dụng đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập


khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (còn được gọi chung là các biện pháp

-

kỹ thuật – biện pháp TBT)
Rào cản kỹ thuật là những biện pháp kỹ thuật cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng trong
nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong nước song có thể gây trở ngại cho thương
mại quốc tế do việc đưa ra những quy định quá mức cần thiết hoặc không phù hợp với các
định chế của hiệp định TBT.
1.1.2. Phân loại rào cản kỹ thuật
Hiệp định về rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO quy định rào cản kỹ
thuật được phân ra thành 3 loại như sau:
- Những quy định kỹ thuật: đó là những quy định mang tính bắt buộc về tiêu chuẩn
vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc biệt là các tiêu chuẩn vệ sinh
thực phẩm, vệ sinh phòng dịch đối với động thực vật tươi sống, tiêu chuẩn bảo vệ môi
trường sinh thái đối với các máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ… Nếu các sản
phẩm nhập khẩu không đáp ứng được các quy định kỹ thuật sẽ không được phép bán trên
thị trường.
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật: Ngược lại với các quy định kỹ thuật, các tiêu chuẩn kỹ
thuật đưa ra với tính chất khuyến nghị, tức là các sản phẩm nhập khẩu được phép bán trên
thị trường ngay cả khi sản phẩm đó không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn: là các thủ tục kỹ thuật như kiểm tra, thẩm tra,
thanh tra và chứng nhận về sự phù hợp của sản phẩm với các quy định, tiêu chuẩn kỹ
thuật
Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế thường gồm những hình thức như:
-

Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, vệ sinh an toàn dịch tễ
Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường
Các yêu cầu về nhãn mác

Các yêu cầu về đóng gói, bao bì
3


-

Phí môi trường
Nhãn sinh thái
1.1.3. Các rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với ngành thủy sản nhập khẩu
- Hàng rào kỹ thuật thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ rất khắt khe. Hàng rào kỹ

thuật trong thương mại hiện tồn tại với mọi ngành sản xuất, nhưng nó đặc biệt tác động
lớn đối với quá trình trao đổi những sản phẩm nông sản chế biến, trong đó có thủy sản.
- Trên thực tế, thuỷ sản nhập vào thị trường Mỹ không quản lý bằng hạn ngạch mà
quản lý bằng hai biện pháp chủ yếu: Thuế nhập khẩu thuỷ sản và kiểm soát chặt chẽ bằng
các biện pháp kỹ thuật: vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường đánh bắt và nuôi trồng.
- Trong tất cả các quốc gia trên thế giới, thị trường Mỹ được đánh giá là một trong
những thị trường khó tính nhất, không chỉ bởi người tiêu dùng rất khắt khe, mà còn vì các
luật lệ, các quy định kỹ thuật đặt ra đối với hàng hoá nhập khẩu rất cao.
- Luật Thực phẩm của Mỹ đã quy định rằng: "Các thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ
không chỉ là đối tượng chịu thuế nhập khẩu mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất
lượng và phẩm cấp để đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn".
- Mặt khác, không phải mọi doanh nghiệp có hàng thuỷ sản đều có thể đưa hàng
vào Mỹ. Mọi tiến trình nhập khẩu thủy sản vào Mỹ đều phải trải qua hai bước: Bước 1,
doanh nghiệp tự mình hoặc thông qua nhà nhập khẩu gửi chương trình kiểm soát an toàn
trong chế biến thuỷ sản để cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp nhận từng
doanh nghiệp. Bước 2, công nhận ở cấp quốc gia thông qua ký kết văn bản ghi nhớ giữa
FDA và cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát vệ sinh an toàn ở nước xuất khẩu.
- Theo đó, các tiêu chuẩn kỹ thuật thủy sản nhập khẩu vào Mỹ được chia thành 3 nhóm
chính:

 Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn (Sanitary and phytosanitary): Luật thực

phẩm, Đạo luật chống khủng bố sinh học. Các quy định này được đưa ra để bảo
vệ sức khỏe của người, vật nuôi và cây trồng.
 Các biện pháp đối với người tiêu dùng: Các biện pháp quy định về chất lượng và

an toàn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói, thuốc trừ sâu, hàm lượng dinh
4


dưỡng và tạp chất. Các quy định này có thể cho phép một quốc gia sử dụng các
rào cản nhằm đảm bảo hàng hóa an toàn.
Các biện pháp thương mại: Các biện pháp được thực hiện nhằm ngăn chặn gian



lận thương mại bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài chính, các tiêu chuẩn
nhận dạng và các tiêu chuẩn đo lường.
- Sự trỗi dậy của các hàng rào kỹ thuật vô hình trong thương mại đã tạo ra một môi
trường thương mại không tích cực, thông thoáng. Trong khi các rào cản kỹ thuật trong
thương mại có cơ sở khoa học thì rất nhiều hàng rào khác lại không có cơ sở và chúng
được sử dụng ngày càng nhiều để hạn chế tự do thương mại. Nên Mỹ đã gia tăng đáng kể
việc giám sát nhập khẩu tại các cửa khẩu dẫn đến kết quả là danh mục sản phẩm nhập
khẩu bị giám sát đã không ngừng tăng lên.

1.2. Tổng quan về tình hình nhập khẩu thủy sản vào Mỹ
- Là một nước xuất khẩu hải sản lớn nhất thế giới đồng thời cũng là nước nhập
khẩu hải sản lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Nhật Bản, Mỹ được coi là một trong những thị
trường nhập khẩu hải sản hấp dẫn hàng đầu trên thế giới. Người Mỹ có thu nhập cao và
nhu cầu sử dụng thực phẩm rất đa dạng. Vì thế giá hải sản ở nước này thông thường ở

mức rất cao.
Bảng 1.1: Sản phẩm thủy sản nhập khẩu của Mỹ, T1-T10/2016
(ĐVT: Khối lượng = tấn, Giá trị = nghìn USD)
Khối lượng

HS

Sản phẩm

Tổng

0306

Giáp xác

Giá trị

T1T10/2015

T1T10/2016

Tăng,
giảm (%)

T1T10/2015

T1T10/2016

Tăng,
giảm (%)


2.133.754

2.207.033

3,4

15.530.921

16.016.783

3,1

483.083

502.785

4,1

5.243.504

5.491.976

4,7

5


0304


Cá phile/cắt
khúc tươi/ướp
lạnh/đồng lạnh

1605

Giáp xác và
nhuyễn thể
chế biến

0302

Cá tươi
nguyên con

1604

Cá chế biến

0307

Nhuyễn thể

0303

646.133

656.119

1,5


4.562.231

4.662.923

2,2

190.337

192.408

1,1

2.093.770

1.999.331

-4,5

178.487

189.896

6,4

1.422.561

1.652.513

16,2


271.766

259.488

-4,5

1.259.516

1.165.730

-7,4

123.920

125.069

0,9

761.663

779.063

2,3

Cá nguyên con
đông lạnh

118.189


143.121

21,1

499.257

560.687

12,3

0305

Cá hun khói,
cá nướng

30.784

33.953

10,3

246.600

247.124

0,2

0301

Cá sống


-

-

-

55.527

63.655

14,6

0308

Thủy sinh
khác

5.117

5.149

0,6

29.948

35.389

18,2


- Nhận thấy, việc nhập khẩu thủy sản của Mỹ liên tục gia tăng.
- Các nguồn cung ứng thủy sản nhập khẩu vào Mỹ trong 2015-2016 là:

Bảng 1.2: Nhập khẩu thủy sản của Mỹ, T1-T10/2016
(ĐVT: Khối lượng = tấn, Giá trị = nghìn USD)
Khối lượng
Nguồn cung

Giá trị

T1T10/2015

T1T10/2016

Tăng,
giảm
(%)

T1T10/2015

T1T10/2016

Tăng,
giảm (%)

TG

2.133.754

2.207.033


3,4

15.530.921

16.016.783

3,1

Canada

278.455

296.251

6,4

2.495.271

2.745.474

10,0
6


Trung Quốc

455.239

453.111


-0,5

2.146.511

2.045.916

-4,7

Indonesia

145.816

151.476

3,9

1.425.999

1.376.990

-3,4

Thái Lan

176.786

175.658

-0,6


1.123.017

1.097.135

-2,3

Chile

134.654

137.758

2,3

1.160.981

1.288.777

11,0

Ấn Độ

122.426

134.445

9,8

1.125.208


1.255.753

11,6

Việt Nam

183.279

209.018

14,0

1.075.249

1.148.199

6,8

Ecuador

109.520

94.814

-13,4

757.959

675.121


-10,9

Mexico

55.616

60.910

9,5

465.690

440.388

-5,4

Na Uy

46.453

53.354

14,9

369.150

470.381

27,4


Nga

18.554

24.605

32,6

248.375

324.159

30,5

Nhật Bản

17.544

18.072

3,0

259.864

266.473

2,5

Philippines


35.690

31.002

-13,1

218.454

190.438

-12,8

Peru

25.522

23.655

-7,3

188.116

178.723

-5,0
Nguồn: USDA

7



Chương 2:
THỰC TRẠNG VỀ CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI
MẶT HÀNG THỦY – HẢI SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU
2.1. Giới thiệu chung về ngành sản xuất và xuất khẩu thủy-hải sản ở VN
2.1.1. Năng lực và tiềm lực của ngành
* Vị trí và vai trò của ngành xuất khẩu thủy hải sản trong nền kinh tế Việt Nam:
-

Ngành sản xuất thủy hải sản với vấn đề tăng trưởng kinh tế
Trong năm 2015 với mức độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, sản lượng khai thác

và giá trị xuất khẩu tăng mạnh. Ngành thủy sản ngày càng được xác định rõ là một trong
những hướng ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay. Ngành thủy
sản thật sự là một nghành kinh tế mũi nhọn đóng góp 4 – 5% vào GDP. Ngành thủy sản
đóng góp khá mạnh mẽ vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nói chung ở Việt Nam.
- Ngành xuất khẩu thủy sản với sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế:

Ngành thủy sản từ một ngành tự cung tự cấp trở thành một ngành có khả năng phát
triển kinh tế hàng hóa. Phát triển nuôi trồng thủy sản sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho nhân dân.
- Ngành xuất khẩu thủy sản với vấn đề xã hội:

Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống của cộng đồng đánh bắt
và nuôi trồng thủy hải sản, góp phần xóa đói giảm nghèo. Ổn định xã hội và an ninh quốc
gia. Cải thiện tiêu chuẩn dinh dưỡng của người dân bằng cách cung cấp cá và hải sản cho
tiêu dùng nội địa. Tăng xuất khẩu để thu ngoại tệ.
* Tiềm năng của ngành xuất khẩu thủy hải sản
Tháng đầu năm 2015, xuất khẩu (XK) thủy sản đã tăng nhẹ (4,4%) so với cùng kỳ
năm 2014 và đạt 3,686 tỷ USD. Tuy vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng từ quý 2 trở đi,

XK thuỷ sản đã có những dấu hiệu thuận lợi hơn đối với những mặt hàng chủ lực, nhất là
tôm và cá tra.
Ở thị trường Mỹ, từ cuối tháng 4, nhu cầu NK đã tăng trở lại giúp cho giá tôm từ
các nguồn cung chính tăng lên. Tôm Việt Nam XK sang Mỹ vốn tương đối thuận lợi trong
8


những tháng đầu năm, với nhu cầu NK của thị trường này tăng lên, hy vọng sẽ còn thuận
lợi hơn nữa. Mặt khác, những khó khăn của một số nguồn cung chủ lực, cũng góp phần
không nhỏ cho việc XK tôm vào Mỹ trong những tháng cuối năm.
Do động đất, dịch bệnh nên sản lượng tôm của Ecuador bị giảm mạnh, ảnh hưởng
lớn tới nguồn cung tôm của nước này cho thị trường Mỹ. Ấn Độ vừa bị Bộ Thương mại
Mỹ (DOC) tăng thuế NK trung bình từ 2,96% lên 4,98%. Thái Lan đang bị giảm uy tín
trên thị trường tôm thế giới… Dự báo sản lượng tôm thế giới năm nay sẽ giảm, khiến cho
giá tôm tăng 10-15%, là cơ hội tốt để Việt Nam tăng giá trị XK tôm.
Trong khi đó, trong tháng 7/2016, Việt Nam và Mỹ đã đạt được giải pháp song
phương để giải quyết tranh chấp trong các vụ kiện của Việt Nam về thuế chống bán phá
giá (CBPG) mà Mỹ áp dụng đối với sản phẩm tôm của Việt Nam. Đây là 1 tin vui đối với
các doanh nghiệp XK tôm của Việt Nam.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ
20/12/2015, cũng có tác động tích cực đến XK tôm. Vì theo Hiệp định này, hạn ngạch
thuế quan (thuế suất 0%) cho tôm Việt Nam XK sang Hàn Quốc là 10.000 tấn trong năm
đầu tiên (tăng đều 10% sau mỗi năm và từ năm thứ 6 trở đi duy trì ở mức 15.000 tấn).
Hạn ngạch này rõ ràng mang lại lợi thế cho tôm Việt Nam hơn rất nhiều so với hạn ngạch
thuế quan trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (5.000 tấn cho 10 nước
ASEAN).
Theo VASEP, với phần lớn các mặt hàng thủy sản chủ lực khác, thị trường XK
trong những tháng cuối năm 2016 cũng hứa hẹn nhiều khởi sắc. Vì vậy, VASEP đã đưa ra
dự báo như sau: XK tôm cả năm sẽ đạt 3 tỷ USD, tăng 10% so năm 2015; cá ngừ đạt 500
triệu USD, tăng 10%; mực, bạch tuộc đạt 450 triệu USD, tăng 5%… Riêng cá tra, có thể

giảm 4%, chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD. Với nhiều mặt hàng có khả năng tăng trưởng giá trị
XK như trên, dự kiến cả năm 2016, XK thủy sản sẽ đạt 7,1 tỷ USD, tăng 8% so với năm
2015. Cái khó của Việt Nam trong XK thủy sản cuối năm 2016 là thiếu hụt nguồn nguyên
liệu tôm, cá tra do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn hồi đầu năm. Nguyên liệu hải
9


sản cũng bị ảnh hưởng do khai thác biển gặp khó khăn vì chi phí cao, công nghệ bảo quản
chưa được cải thiện nhiều, giá bán không bù đắp giá vốn cho ngư dân.
Chính vì vậy, để đảm bảo đủ nguồn hàng hóa cần thiết, đáp ứng nhu cầu của các
nhà NK, chắc chắn các DN thủy sản Việt Nam sẽ phải tiếp tục đẩy mạnh NK thủy sản
nguyên liệu. Dự kiến trong cả năm nay, các DN sẽ NK khoảng 1 tỷ USD thủy sản nguyên
liệu, tập trung vào các mặt hàng cá ngừ, tôm thẻ chân trắng, mực, bạch tuộc và cá biển.
2.1.2. Sản lượng qua các năm
Bảng 2.1: Sản lượng thủy sản của Việt Nam từ 2005-2015 (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
Sản lượng

2005

2006

2007

2008

2009

2010


2011

2012

2013

2014

2015

2016

Khai thác

1995

2001

2060

2130

2280

2420

2200

2633


2710

2918

3026

3135

Nuôi trồng

1437

1694

2100

2450

2570

2706

3000

3112

3340

3393


3533

3623

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2016 ngành thủy sản trải qua nhiều thăng trầm với
những bất lợi từ yếu tố thời tiết, dịch bệnh, rào cản thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ
đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngành
thủy sản vẫn ghi nhận nhiều thành tựu. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt hơn 6,7 triệu tấn,
trong đó, khai thác gần 3,2 triệu tấn, nuôi trồng trên 3,6 triệu tấn, diện tích nuôi trồng đạt
1,3 triệu ha, kim ngạch xuất khẩu khoảng 7 tỷ USD. Thủy sản vẫn là mũi nhọn của ngành
nông nghiệp.

10


2.1.3. Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong gần 20 năm
qua. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp 550 triệu USD năm 1995 đã có những
bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân 15,6%/năm và
đã đạt 7,8 tỷ USD năm 2014. Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một
trong 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn
thủy sản toàn cầu.
Cơ hội:

-

+ Xuất khẩu 1.000 “công” cá tra phi lê: Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị
cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ cuối năm 2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn
Dũng đã chứng kiến lễ ký kết hợp đồng cung cấp phát triển sản phẩm thủy sản giữa Công
ty TNHH Thủy sản Biển Đông với Công ty H2Origins Seafood Inc (Hoa Kỳ). Hai bên sẽ

hợp tác cùng phát triển thị phần tại thị trường Mỹ nhằm đạt tăng trưởng trên 300 triệu
USD doanh số trong hơn 36 tháng tới; gia tăng thị phần cá tra phi lê liên kết đến trên
40%; hợp tác chia sẻ thông tin phát triển thị trường và nhu cầu giá cả thị trường; đồng
thời cùng nhau phát triển sản phẩm thủy sản mới chất lượng tốt nhất cho thị trường Mỹ.
Đặc biệt, H2Origins sẽ mua tối thiểu từ 750 đến 1.000 containers sản phẩm cá tra phi lê
trong vòng 4 quý tới trị giá 60 triệu USD; H2Origins cũng sẽ phát triển thương hiệu cá tra
phi lê của Biển Đông và quản lý các hoạt động bán hàng liên quan đến thương hiệu này
tại Mỹ.
Với sự sụt giảm 6,5% của xuất khẩu (XK) cá tra trong năm 2015 và chưa có nhiều
phục hồi trong tháng 1/2016 thì sự kiện này có thể xem là bước khởi đầu tích cực trong
năm nay của XK thủy sản nói chung và XK cá tra nói riêng của Việt Nam tại thị trường
Hoa Kỳ. Thực tế, không chỉ với cá tra, nhiều chuyên gia kinh tế còn đánh giá năm 2016
XK tôm sang thị trường này cũng có nhiều cơ hội. Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và
xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ông Nguyễn Hoài Nam - cho rằng: Với Hoa Kỳ,
các sản phẩm tôm tươi/đông lạnh đã có thuế 0%, sản phẩm tôm chế biến có lộ trình 5 năm
đưa thuế về 0%. Tuy nhiên, khi TPP khi có hiệu lực thì tôm Việt Nam sẽ có lợi thế hơn so

11


với 6 nước cạnh tranh chính là Argentina, Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines và
Indonesia khi 6 nước này không có FTA với Hoa Kỳ.
+ Nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu: Để XK cá tra và tôm sang thị trường
Hoa Kỳ tăng trưởng trở lại trong năm 2016, các doanh nghiệp XK thủy sản đã có kiến
nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm có những giải pháp cụ thể để
giải quyết các khó khăn về: Chương trình thanh tra cá da trơn (Farm Bill) tại thị trường
Mỹ, nhanh chóng trình Chính phủ ban hành Nghị định cá tra thay thế Nghị định số
36/2014/NĐ-CP để tránh gián đoạn XK cá tra. Đối với sản xuất tôm, Bộ cần có những
giải pháp để hạ giá thành nuôi, tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm thấp, tăng chất
lượng con giống để có sản lượng và giá nguyên liệu ổn định. Về lâu dài, muốn vượt qua

thách thức khi hội nhập và tận dụng được những cơ hội, ông Nguyễn Hoài Nam khuyến
cáo: “Vấn đề căn bản là chúng ta phải có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng tốt. Vì
hầu hết các dòng sản phẩm nguyên liệu đều được đưa về 0% ngay khi các FTA có hiệu
lực, trong khi các dòng sản phẩm giá trị gia tăng đều phải có lộ trình”.
+ Trước những thời điểm hiệp định thương mại chưa được kí kết doanh nghiệp
Việt Nam xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ rất khó khăn và phải cạnh tranh không bình
đẳng với các doanh nghiệp nước khác cùng có mặt trên thị trường Hoa Kỳ. Đặc biệt hàng
hoá Việt Nam phải chịu mức thuế rất cao. Khi ký kết Hiệp định trở nên có hiệu lực các trở
ngại bị dỡ bỏ, doanh nghiệp Việt Nam được bình đẳng như các doanh nghiệp nước khác
khi tiếp cận Hoa Kỳ bởi lẽ Việt Nam được hưởng điều kiện thương mại bình thường từ
phía Hoa Kỳ trong đó quan trọng là các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được cắt
giảm đáng kể.
+ Tăng cường thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ từ Hoa Kỳ và các điều kiện
để nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Nhiều
nước và đặc biệt là các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo và Thái
Lan sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam vì hàng hoá sản xuất ở Việt Nam sẽ được xuất
khẩu vào Hoa Kỳ.
+Thúc đẩy quá trình đổi mới đất nước, đặc biệt là đổi mới cơ chế và hành chính.
Chính việc thực hiện cam kết và mở cử thị trường Việt Nam theo lộ trình của hiệp định đã
12


ký sẽ là chất xúc tác thúc đẩy quá trình điều chỉnh, đỏi mới cơ chế chính sách luật pháp và
thực tiễn hoạt động kinh tế của đất nước làm cho các hoạt động trở nên năng động, mềm
dẻo hơn thích ứng với thông lệ và tập quán quốc tế, cũng như các nguyên tắc, quy định
của Hoa Kỳ.
+ Khi Việt Nam gia nhập vào ASEAN và hội nhập quốc tế WTO, APEC đã thúc
đẩy tự do hoá thương mại đầu tư giữa các quốc gia với nguyên tắc: thương mại không
phân biệt đối xử dưới 2 hình thức đãi ngộ Tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia, thương mại
được tự do hơn, tăng cường bình đẳng cạnh tranh, công bằng khuyến khích phát triển cải

cách kinh tế.
-

Thách thức:
Bên cạnh những cơ hội mà hiệp định thương mại Việt-Mỹ mở ra nó còn đặt ra cho

Việt Nam những khó khăn, thách thức đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân ta trong
sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong kinh tế quốc tế
+Việc hưởng thụ quy chế MFN chưa phải là điểm quyết định để tăng khả năng
cạnh tranh đối với hàng thuỷ sản Việt Nam vì Hoa Kỳ đã áp dụng quy chế MFN với rất
nhiều nước trong thành viên WTO.
+ Tiêu chuẩn chất lượng các mặt hàng Việt Nam xuất vào các nước công nghiệp
phát triển đều phải đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO hoặc tiêu chuẩn tương đương các nước như
Đức, Nhật bản hay Hoa Kỳ. Đây là một khó khăn lớn đối với mặt hàng thuỷ sản Việt
Nam. Bên cạnh Việt Nam sẽ phải đối mặt cạnh tranh với những mặt hàng hoá cùng loại
với các nước châu Á khác trong khi sức cạnh trạnh của hàng hoá Việt Nam còn rất yếu về
cả chất lượng, giá cả và mẫu mã. Hiện nay có khoảng hơn 100 nước xuất khẩu thuỷ sản
sang Hoa Kỳ trong đó có các nước có truyền thống lâu đời như Thái Lan với tôm sú đông,
đồ hộp hải sản hay Canada với tôm hùm và cua…sự cạnh tranh sẽ càng quyết liệt hơn.
+ Hơn nữa thị trường Hoa Kỳ quá xa so với nước ta về khoảng cách địa lí nên chi
phí vẩn chuyển và bảo hiểm chuyên chở hàng hoá cũng rất lớn điều này làm cho chi phí
kinh doanh từ Hoa Kỳ sang Việt Nam cũng tăng lên. Thời gian vận chuyển đã làm cho
hàng tươi sống giảm về chất lượng, tỷ lệ hao hụt tăng lên. Đây cũng là nhân tố khách
quan làm giảm tính cạnh trạnh của hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa kỳ.
13


+ Thị trường Hoa Kỳ đòi hỏi sản phẩm nhập khẩu phải có chất lượng tốt, đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm nên họ đã đặt ra những luật lệ rất nghiêm ngặt về vấn đề này:
hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ rất khắt khe so với nhiều thị trường khác. Sự hiểu biết

của các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam về thị trường Hoa Kỳ còn quá ít. Chính vì vậy
nếu không nghiên cứu tìm hiểu rõ thì doanh nghiệp nước ta sẽ phải gánh chịu nhiều thua
thiệt nặng nề trong kinh doanh.

2.2. Các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với mặt hàng thủy hải sản Việt Nam
xuất khẩu
2.2.1. Quy định của Hoa Kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm
2.2.1.1. Tiêu chuẩn HACCP
Tiêu chuẩn HACCP (Hazzard Analysis Control Critical Point - Hệ thống phân tích
mối nguy và điểm kiểm soát giới hạn) nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng
thực phẩm thông qua việc phân tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại
các điểm kiểm soát giới hạn.
Doanh nghiệp muốn xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ phải gửi kế hoạch, chương
trình HACCP sang Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). FDA kiểm tra từng lô
hàng nhập khẩu, nếu phát hiện lô hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ bị
từ chối nhập khẩu, trả về nước hoặc tiêu hủy tại chỗ, mọi chi phí phát sinh do doanh
nghiệp chịu, tên doang nghiệp sẽ được đưa vào mục "cảnh báo nhanh" trên Internet. Nếu
5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp bị giữ lại ở cảng nhập khẩu để kiểm tra theo chế độ
tự động đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, doanh nghiệp làm đơn đề nghị sẽ được FDA xóa tên
khỏi danh mục cảnh báo nhanh.
2.2.1.2. Luật bảo vệ người tiêu dùng thủy sản thương mại
Theo luật này, Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Dịch vụ sức khỏe và Con người
xây dựng cơ sở vật chất nhằm tạo ra hệ thống nhập khẩu thủy sản an toàn hơn. Hai bộ
được yêu cầu kiểm tra và thực hiện kiểm nghiệm đối với thủy sản nhập khẩu, thanh tra
các cơ sở sản xuất ở nước ngoài, thực hiện trợ giúp kĩ thuật và đào tạo cho chính phủ và
các cơ sở sản xuất ở nước ngoài, tăng cường nhập khẩu từ các nước có quá trình duy trì
các tiêu chuẩn vệ sinh cao.
14



Luật cho phép tăng cường số lượng và năng lực các phòng kiểm nghiệm thuộc Cơ
quan quản lí Đại dương và khí quyển quốc gia (NOAA) có tham gia chương trình thanh
tra thủy sản của Cục nghề cá biển Hoa Kỳ. Một khoảng ngân sách là 15 triệu USD hàng
năm sẽ được cấp cho giai đoạn 2009-2013 để thực hiện các điều khoản trong Luật.
2.2.1.3. Quy định về sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản ở Hoa Kỳ
Theo luật của FDA, ở nhiều nước khác trong nuôi trồng thủy sản trừ những loại
kháng sinh bị cấm còn lại đều được được sử dụng. Ngược lại, ở Hoa Kỳ, trừ những loại
kháng sinh được phép sử dụng, các loại kháng sinh khác đều bị cấm. Hiện tại chỉ có 6 loại
kháng sinh được sử dụng tại Hoa Kỳ. FDA chỉ rõ các loại kháng sinh đó do công ty dược
phẩm nào cung cấp và quy định cụ thể đối tượng, điều kiện và cách thức sử dụng của từng
loại, cụ thể:
- Chorionic gonadotropin
- Formalin solution
- Tricaine methanesulfonate
- Oxytetracyline
- Sulfamerazine
- Hỗn hợp sulfadimethoxine/ ormetoprim
Ngoài ra, FDA còn đưa một danh mục 18 loại khác không phải kháng sinh hiện
đang được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Danh mục này gồm:
Axit acetic
Calcium chloride
Calcium oxide
Carbon dioxide gas
Fuller’s earth
Tỏi (cả củ)
Hydrogen peroxide
Ice
Hành (cả củ)

Papain

Potassium chloride
Povidone iodine
Sodium bicarbonate
Sodium chloride
Sodium sulfite
Thiamine hydrochloride
Axit uric và tannic
Magnesium sulfate

Nếu sản phẩm bị phát hiện là có dư lượng kháng sinh không được phép sử dụng thì
sẽ bị cấm bán ở các bang để phát hiện ra và cấm nhập khẩu trong một thời gian. Tất cả hồ
sơ và thông tin liên quan đến phân phối, mua bán thủy sản hoặc tất cả các loại thực phẩm
15


có chứa thủy sản nhập khẩu từ nước có sản phẩm liên quan phải được lưu giữ trong 2 năm
và sẵn sang để kiểm tra.
2.2.1.4. Dự luật H.R.3610
Dự luật này còn được gọi là Luật an toàn nhập khẩu thực phẩm và dược phẩm năm
2007, nhằm siết chặt hơn việc kiểm soát an toàn thực phẩm và dược phẩm nhập khẩu vào
Hoa Kỳ. Luật gồm 114 điều, bao gồm những quy định sau:
+ Thu phí sử dụng khi nhập khẩu
Khi nhập khẩu các lô hàng thực phẩm và dược phẩm thì sẽ phải thu phí sử dụng,
phí này được dùng cho việc thuê thêm nhân viên kiểm tra tại cảng nước xuất khẩu và
nhập khẩu, tăng cường nhân lực và trang thiết bị cho các phòng kiểm nghiệm.
+ Hạn chế số cảng nhập thực phẩm
Việc nhập thực phẩm có thể bị hạn chế vào một số cảng nhất định, nơi mà FDA
trang bị đầy đủ nhân lực và thiết bị để tiến hành kiểm tra.
+ Kiểm soát các nhà nhập khẩu
Nhà nhập khẩu tại Hoa Kỳ sẽ phải bị kiểm tra, bắt buộc, phải lưu trữ các chi tiết và

chứng từ cần thiết để truy nguyên nguồn gốc sản phẩm nhập khẩu và xuất khẩu lên trình
chính phủ các tài liệu về đảm bảo an ninh hệ thống cung cấp.
+ Tiền phạt
Nếu nhà nhập khẩu bị phát hiện nhập khẩu các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc
và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Luật thực phẩm và dược
phẩm sẽ bị phạt tiền lên đến 500.000 USD.
+ Quyền triệu hồi
Dự luật đề xuất việc trao quyền độc lập để ra lệnh triệu hồi các lô sản phẩm cho
FDA thay vì do nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà phân phối thực phẩm quyết định. Đây
sẽ là lời cảnh báo với các nhà nhập khẩu khi họ buộc phải xem xét điều chỉnh bản "Kế
hoạch quản lí triệu hồi" của họ.
+ Yêu cầu chứng nhận
FDA quy định các quốc gia và cơ sở sản xuất thực phẩm có hệ thống đảm bảo an
toàn thực phẩm phù hợp với hệ thống của Hoa Kỳ, cấp code cho các cơ sở này và tăng
cường mức độ kiểm tra các lô hàng nhập khẩu hơn nhiều lần so với trước đây.
16


+Hạn chế sử dụng oxit cacbon và bắt buộc ghi nhãn
Quy định ghi nhãn dự kiến bắt buộc như sau: "LƯU Ý AN TOÀN: Oxit cacbon đã
được sử dụng để tạo màu cho sản phẩm này. Không nên chỉ dựa vào màu sắc và thời hạn
để đánh giá độ tươi của sản phẩm. Phải loại bỏ các sản phẩm có mùi khó chịu, bị nhầy
nhớt hoặc bao gói bị bục."
2.2.2. Quy định của Hoa Kỳ về bảo vệ môi trường và nguồn lợi
Dưới đây là các quy định về một số luật chủ yếu nhằm bảo vệ môi trường có sử
dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu để ép các chính phủ nước ngoài áp dụng những thông
lệ bảo vệ cá heo, hải sản, chim rừng và các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Luật bảo vệ động vật biển có vú năm 1972: Luật này cấm nhập khẩu động vật biển
có vú và các sản phẩm của loài động vật này, cấm nhập khẩu cá và các sản phẩm chế biến
từ cá được đánh bắt bằng kĩ thuật dẫn đến làm chết hoặc bị thương nghiêm trọng các loài

động vật có vú ở đại dương vượt quá mức tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Năm 1984, luật này
sửa đổi yêu cầu từng nước muốn xuất khẩu cá ngừ sang Hoa Kỳ phải cung cấp chứng từ
chứng minh nước đó đã áp dụng chương trình bảo tồn cá heo tương ứng chương trình của
Hoa Kỳ.
Luật bảo tồn cá heo quốc tế: Năm 1992 Hoa Kỳ ban hành Luât bảo tồn cá heo
quốc tế. Luât này ủy quyền cho Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ ký kết các thỏa thuân quốc
tế tạm ngừng trên phạm vi toàn cầu trong thời gian ít nhất là 5 năm từ ngày 1/3/1994 do
cố ý bao vây cá heo bằng lưới quét trong khi đánh bắt cá ngừ.
Đạo luật năm 1973 về các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng: Luật này cho
phép Bộ Nội Vụ Hoa Kỳ được quyền cấm nhập khẩu một số loài hoặc họ động vật được
coi là có nguy cơ tuyệt chủng
Luật bảo vệ động vật hoang dã: Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành một số Luật bảo
vệ động vật hoang dã trong nhóm luật bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên
thiên nhiên
Luật thực thi cấm đánh bắt ngoài khơi xa bằng lưới quét: Luật này được ban hành
năm 1992 nhằm hỗ trợ việc thực thi trên phạm vi quốc tế Nghị quyết của Liên hợp quốc
cấm đánh bắt cá bằng lưới quét trên quy mô lớn ở ngoài khơi sau ngày 31/12/1992.
17


Gần đây, Luật công Hoa Kỳ 101-162 cấm nhập khẩu tôm đánh bắt tự nhiên từ các
khu vực trên thế giới, nên việc đánh bắt đó có thể gây nguy hiểm hoặc đe dọa rùa biển, trừ
những nước được chứng nhận đã yêu cầu tàu thuyền đánh bắt tôm cua của họ sử dụng các
thiết bị xua đuổi rùa biển. Các tàu thuyền đánh bắt tôm của Hoa Kỳ cũng phải đáp ứng
yêu cầu tương tự.
2.2.3. Quy định của Hoa Kỳ về kiểm dịch
Quy định về phụ gia
Theo luật FDA, bất kì chất nào được sử dụng trong sản xuất, chế tạo, đóng gói, chế
biến, xử lý, bao gói, vận chuyển hoặc lưu giữ thực phẩm đều có thể coi là phụ gia thực
phẩm, trừ các chất được các chuyên gia công nhận là an toàn, các chất được sủ dụng phù

hợp với phê chuẩn trước đó của FDA theo Luật kiểm tra sản phẩm gia cầm và Luật kiểm
tra thịt.
Việc phê chuẩn của FDA đối với chất phụ gia được tiến hành qua các nghiên cứu
và thí nghiệm khoa học. Khi FDA phê duyệt trước khi đưa hàng vào lưu thông trên thị
trường đối với một chất phụ gia, FDA cũng đồng thời nghiên cứu và thí nghiệm khoa học.
Khi FDA phê duyệt trước khi đưa hàng vào lưu thông trên thị trường đối với một chất phụ
gia, FDA cũng đồng thời đưa ra các quy định cho phép và giới hạn sử dụng chất phụ gia
có trong thực phẩm. Một chất được phép sử dụng theo các quy định về phụ gia thực phẩm
vẫn phải tuân theo quy định chung của Luật FDCA (Luật về thực phẩm, dược phẩm Mỹ).
Quy định về phẩm màu thực phẩm
Phẩm màu thực phẩm có thể là thuốc nhuộm, chất nhuộm, hoặc các hóa chất khác,
được sản xuất tổng hợp hay bào chế từ thực vât, động vật, khoáng sản, hoặc các nguồn
khác mà tạo ra màu khi được trộn vào hoặc phủ lên thực phẩm. Thực phẩm chứa các chất
phẩm màu chưa được xác nhận là an toàn đối với một mục đích sử dụng nhất định theo
các điều kiện của FDA thì bị coi là giả, kém phẩm chất theo Luật FDCA. Trừ những
trường hợp đặc biệt, tất cả các loại màu phải được FDA kiểm tra và chứng nhận trước khi
đưa vào chế biến thực phẩm. Việc chứng nhận của FDA không giới hạn riêng đối với các
nhà sản xuất Hoa Kỳ. FDA có thể xem xét chứng nhận theo yêu cầu của nhà sản xuất
nước ngoài hoặc của người đại diện tại Hoa Kỳ. Việc chứng nhận phẩm màu do một cơ
quan nước ngoài tiến hành không được chấp nhận thay thế cho chứng nhận FDA. Nếu
18


cần, người kinh doanh có thể gửi yêu cầu chứng nhận phẩm màu hay yêu cầu cung cấp
thông tin liên quan đến thủ tục chứng nhận cho Phòng kỹ thuật màu (Division of Color
Technology) thuộc FDA.
2.2.4. Quy định về nhãn mác xuất xứ
Luật pháp Hoa Kỳ quy định các nhãn hiệu hàng hóa phải được đăng ký tại Cục Hải
quan Hoa Kỳ. Đạo luật về nhãn hiệu năm 1946 cấm nhập khẩu những sản phẩm làm nhài
theo những thương hiệu đã đưuọc đăng ký tại Hoa Kỳ, hoặc tương tự đến mức gây nhầm

lẫn. Hàng hóa mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký
bản quyền đều bị cầm nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Nếu nhãn hàng có ghi bằng tiếng nước ngoài, thì trên nhãn đó vẫn phải ghi cả bằng
tiếng Anh tất cả các thông tin theo quy định. Tất cả thực phẩm nhập khẩu phải ghi bằng
tiếng Anh tên nước xuất xứ. Điều luật 21 CFR-101 quy định chi tiết về kích cỡ, thể loại,
vị trí… của các thông tin ghi trên nhãn như:
+ Tên và địa chỉ đầy đủ của người sản xuất, người đóng gói hoặc người phân phối.
Có thể không cần ghi địa chỉ nếu công ty đó có tên niêm yết trong thành phố đó, hoặc có
tên trong danh bạ điện thoại. Nếu thực phẩm không phải do người công ty có tên trên
nhãn hàng sản xuất thì tên công ty phải ghi thêm “manufactured for” sản xuất cho,
“distributed by” phân phối bởi, hoặc các chữ tương tự.
+ Ghi chính xác số lượng thực phẩm bên trong. Khối lượng phải theo đơn vị đo
lường Anh – Hoa Kỳ là pound (1pound = 0,454 kg), và ga lông Hoa Kỳ (1 ga lông = 3,79
lít). Hệ đo lường Mét có thể được ghi thêm cùng với hệ đo lường Anh – Hoa Kỳ. Luật có
các quy định cụ thể, chi tiết về vị trí, kích cỡ… và cách ghi trọng lượng tịnh.
+ Tên thông thường của sản phẩm phải đưuọc ghi trên mặt chính, cùng với hình
dạng sản phẩm ví dụ như: thái miếng, nguyên con, thái lát…
+ Các thành phần ghi trên nhãn của một thực phẩm là các chất đưuọc dùng làm
nguyên liệu trộn vào khi chế biến sản phẩm đó.
Ngoài ra, nhãn hàng thực phẩm phải có thông tin về dinh dưỡng nhằm giúp cho
người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm phú hợp và tốt cho sức khỏe của mình. Điều luật 21
CFR-101 quy định rất cụ thể và đầy đủ các thông tin cần có trên nhãn hàng. Các quy định
về ghi thành phần dinh dưỡng đã đưuọc sửa đổi bổ sung đầy đủ hơn từ năm 1993. Những
19


điều khoản và yêu cầu mới có hiệu lực từ 8/5/1994. Yêu cầu tối thiểu đưuọc quy định
trong điều luật 21 CFR-101.9 bao gồm các nội dung như sau:
+ Liều lượng dùng và số lần dùng của mỗi đơn vị bao gói.
+ Tổng lượng calo và lượng calo từ chất béo mỗi lần dùng.

+ Tổng lượng chất béo và chất béo no (saturated) tính theo gam, tổng lượng
cholesterol và natri (miligram), tộng lượng carbonhydrate, dietary fiber, đường và protein
tính bằng gam mỗi lần dùng.
+ Phần trăm của tất cả các thành phần liệt kê tình theo tỷ lệ cần cho cơ thể trong
một ngày trên cơ sở lượng calo cần thiết hàng ngày là 2.000 calo.
+ Tỷ lệ % trong mức khuyến cáo tiêu thụ hàng ngày của Hoa Kỳ của một số loại
vitamin và chất kháng của một lần dùng.
+ Ghi các giá trị cần hàng ngày, các trị giá kiến nghị tính bằng gam hoặc minigam
tùy theo từng thành phần như đối với chất béo, chất béo no, cholesterol, natri… cùng với
lượng calo trên gam đối với chất béo, carbohydrate và protein.
+ Các chất dinh dưỡng khác được coilaf thành phần cơ bản trong thức ăn của
người có thể được liệt kê nếu những chất này chiếm ít nhất 2% tỷ lệ khuyến cáo tiêu thụ
hàng ngày của Hoa Kỳ.
Quy định mới của Hoa Kỳ về nhãn hàng sản phẩm:
Kể từ ngày 1/1/2016, bất kỳ loại thực phẩm nào có chứa các thnahf phần trong đó
có protein trong cá và thủy sản có vỏ sẽ phải đưuọc ghi nhãn rõ ràng theo quy định mới
của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)
Theo quy định của Luật ghi nhãn dị ứng thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng
2004 (FALCPA), các nhà sản xuất buộc phải ghi rõ bằng tiếng Anh tất cả các thành phần
có chứa protein xuất xứ từ sữa, trứng, cá, thủy sản giáp xác, quả hạch, lạc/đậu phộng, lúa
mì và đậu nành trên nhãn sản phẩm. Tên của các nguồn gây dị ứng được ghi đằng sau
dòng chữ “contains” (có chứa) và đặt sau hoặc liền kề danh mục cá thành phần thực
phẩm.
2.2.5. Quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
Quy định 21 CFR 103-169 nêu chi tiết các tiêu chuẩn thực phẩm của FDA. Tiêu
chuẩn về nhận diện sản phẩm (standards of identify) định nghĩa các loại thực phẩm, xác
20


định tên gọi, các thành phần và các yêu cầu về nhãn mác. Tiêu chuẩn về chất lượng

(standards of quality) là các tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng trên mức yêu cầu theo luật
FDCA. Không nên lẫn lộn các tiêu chuẩn chất lượng của FDA với các phẩm cấp sản
phẩm nông nghiệp cảu Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (US DA) và các phẩm cấp thủy sản của
Bộ Nội vụ (US DI). Tiêu chuẩn đổ đầy (fill-of-container standards) quy định phải đóng
đầy đến mức nào và cách đo như thế nào.
Nếu nhập khẩu một loại thực phẩm đã có tiêu chuẩn nhận diện sản phẩm đưuọc
ban hành thì phải tuân theo mọi quy cách nêu trong tiêu chuẩn đó. Nếu thực phẩm nhập
khẩu không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn đổ đầy, bạn cần ghi trên nhãn
hàng là hàng tiêu chuẩn phụ (substandard). FDA không yêu cầu ghi phẩm cấp của US DA
hoặc US DI trên nhãn hàng thực phẩm, nhưng nếu trên nhãn hàng có ghi các phẩm cấp
này thì sản phẩm phải phù hợp với các quy cách của phẩm cấp đó. Điều kiện “Funcy”
hoặc “Grade A” chỉ được ghi trên nhãn hàng của các sản phẩm thỏa mãn các quy cách của
US DA đối với phẩm cấp đó.
Quy định đối với thực phẩm đóng hộp
Các cơ sở sản xuất và xuất khẩu nước ngoài nếu muốn xuất khẩu các loại thực
phẩm đóng hộp có hàm lượng axit thấp và thực phẩm axit hóa phải đăng ký và thông báo
với FDA về quy trình sản xuất đối với từng loại sản phẩm của mình trước khi giao hàng
sang Hoa Kỳ, nếu không hàng đến cảng sẽ không được phép nhập khẩu vào Hao Kỳ. Sau
khi đăng ký, FDA sẽ cấp cho cơ sở sản xuất Sổ đăng ký Cơ sở đóng hộp thực phẩm (FCE
No) và ghi tên cơ sở trong danh sách các cơ sở nước ngoài đã đăng ký với FDA. Các nhà
nhập khẩu Hoa Kỳ có thể yêu cầu FDA cung cấp danh sách này để họ liên hệ hoặc có căn
cứ để ký hợp đồng nhập khẩu.
Tuy nhiên, hàng thuộc diện phải đăng ký theo quy định này phải chịu sự kiểm tra
của FDA tại cảng đến Hoa Kỳ theo luật FDCA trước khi được phép nhập khẩu vào thị
trường.
Mục đích của việc đăng ký này là nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh tác hại
của các loại vi khuẩn gây hại hoặc các độc tố của chúng.
2.2.6. Quy định của Hoa Kỳ liên quan đến bình đẳng thương mại
2.2.6.1. Chống bán phá giá
21



Quy định những biện pháp trừng phạt đối với một quốc gia, hay một doanh nghiệp
đã bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn giá thành của sản phẩm đó. Luật chống bán
phá giá còn cho phép các ngành của Hoa Kỳ được đệ trình khiếu nại về hoạt động bán phá
giá ở nước thứ ba.
Luật thuế chống phá giá được sử dụng rộng rãi hơn luật thuế chống trợ giá. Thuế
chống phá giá được áp dụng đối với hàng nhập khẩu khi nó được xác định là hàng nước
ngoài được bán phá giá vào Hoa Kỳ, hoặc sẽ bán phá giá ở Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá
trị thông thường. Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ
thấp hơn giá bán của hàng hóa đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ 3 thay thế thích hợp.
2.2.6.2. Chống cạnh tranh không bình đẳng
Quy định về những biện pháp cấp bách mà một quốc gia nhập khẩu được phép áp
dụng để chống lại nước xuất khẩu, khi họ đã có những hành động hỗ trợ các nhà sản xuất
của mình về tiền vốn, thiết bị, hoặc trợ giá bán cho nhà sản xuất để sản phẩm đó được
xuất khẩu với giá thấp hơn giá thành thực tế của nó.
2.2.6.3. Chống vi phạm sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thương
hiệu của hàng hóa
Bao gồm các quy định thủ tục tiếp nhận đăng ký độc quyền về những phát minh,
sáng kiến, kiểu dáng công nghiệp, độc quyền về thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa của
quốc gia hay của hãng sản xuất kèm theo những biện pháp trừng phạt đối với các trường
hợp vi phạm.

2.3. Tác động của rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với mặt hàng thủy hải sản Việt
Nam xuất khẩu
2.3.1. Tác động tích cực


Việc đối mặt với rào cản kỹ thuật đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho ngành thủy sản Việt
Nam đổi mới phát triển. Trước đây, chất lượng sản phẩm thủy sản nói chung và các sản

phẩm chế biến xuất khẩu còn thấp, chưa có nhiều tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, các
doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu xuất khẩu theo quan điểm “bán cái mình có”, chủ yếu
xuất khẩu các mặt hàng khai thác điều kiện tự nhiên hoặc các mặt hàng sơ chế có giá trị
thấp. Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp đã thay đổi quan điểm của mình, “bán cái khách
22


hàng cần”, quan tâm và đáp ứng nhu cầu thị trường là chiến lược hàng đầu của các doanh
nghiệp. Do đó ngành thủy sản Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống luật pháp,
thành lập các cơ quan chuyên quản lý kiểm soát chất lượng thủy sản đảm bảo tiêu chuẩn


Hoa Kỳ, góp phần nâng cao vị thế của ngành thủy sản trên thị trường.
Rào cản kỹ thuật đã mở ra cơ hội nâng cao chất lượng, tạo điều kiện nâng cao năng lực
cạnh tranh của sản phẩm thủy sản xuất khấu cũng như sản phẩm thủy sản tiêu thụ trong
nước. Hiện nay thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có mặt trên hơn 130 quốc gia và vùng
lãnh thổ đặc biệt là ở tại Hoa Kỳ, trở thành 1 trong 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn

nhất thế giới.
− Rào cản kỹ thuật góp phần tích cực vào quá trình bảo vệ môi trường thông qua việc thực
hiện các biện pháp nhằm vượt qua rào cản trong quá trình chế biến thủy sản xuất khẩu bởi
lý do hàng năm trung bình lượng rác thải ngành thủy sản thải vào môi trường rất lớn dù
một phần đã được xử lý vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu thủy sản sang
Hoa Kỳ phải không ngừng đầu tư vào quá trình xử lý rác thải, giảm ảnh hưởng tới môi


trường để vượt qua các rào cản về môi trường của Hoa Kỳ.
Tạo điều để Việt Nam hoàn thiện hệ thống luật pháp về các tiêu chuẩn và quy định đối
với hàng thủy sản xuất khẩu như Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, ban hành các quy chế
như “Bảo vệ môi trường trong công nghiệp chế biến thủy sản” và “Quy chế bảo vệ môi

trường vùng nuôi tôm tập trung” và ngoài ra còn thực hiện kiểm soát dư lượng hóa chất
độc hại trên cái loại sảm phẩm thủy sản nhằm chủ động đáp ứng các tiêu chuẩn của Hoa
Kỳ.
2.3.2. Tác động tiêu cực
Rào cản kỹ thuật tạo ra tác động tiêu cực là hạn chế thủy sản Việt Nam thâm nhập
vào thị trường Hoa Kỳ do không vượt qua được các rào cản vì nhiều nguyên nhân chủ
quan hay khách quan như:



Nước ta còn thiếu vơn, trình độ khoa học công nghệ thấp, thiếu trình độ quản lý và kinh
nghiệm, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khan rất lớn khi đối mặt với rào cản
kỹ thuật của Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở khoa học công nghệ tiên tiến như các tiêu
chuẩn HACCP, kiểm soát dư lượng kháng sinh và các chất độc hại trong sản phẩm thủy
sản…
23




Các doanh nghiệp xuất khẩu thiếu chủ động trong việc tìm hiểu các rào cản của thị
trường Hoa Kỳ và đáp ứng nó hay đúng hơn đa phần doanh nghiệp Việt Nam không chủ
động nghiên cứu trước các rào cản nhằm đảm bảo sản xuất và xuất khẩu phù hợp tiêu
chuẩn của Hoa Kỳ mà chỉ khi sản phẩm không được nhập hay bị trả về mới chịu nghiên

cứu tìm hiểu.
− Thị trường Hoa Kỳ luôn không ngừng đổi mới các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, nâng
cao và đưa ra nhiều tiêu chuẩn mới, hạ thấp ngưỡng phát triển dư lượng kháng sinh và
hóa chất được sử dụng phổ biến trong sản phẩm thủy sản, tạo thêm rào cản với mặt hàng
này của Việt Nam. Hiện nay các rào cản thuế quan đang dần được dỡ bỏ thì các rào cản

kỹ thuật càng trở thành một biện pháp phi thuế quan hữu hiệu mà Hoa Kỳ dựng lên nhằm
bảo hộ nền sản xuất trong nước.

2.4. Đánh giá chung về việc vượt qua các rào cản kỹ thuật của Mỹ của hàng
thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
2.4.1. Kết quả đạt được


Trong những năm gần đây, chất lượng thủy sản Việt Nam đã có chuyển biến tích cực do
nhiều văn bản pháp luật quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tương đương với các tiêu
chuẩn của Hoa Kỳ đã được ban hành và thực hiện. Bên cạnh đó, Việt Nam kiên quyết đấu
tranh chống lại các hành động gian lận thương mại của các doanh nghiệp, vì vậy các
doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản tăng cường kiểm soát quản lý chất lượng
chặt chẽ ngay từ khâu kiểm định chất lượng sản phẩm, thu mua, chế biến. Hiện nay có 3
doanh nghiệp thủy sản ở thành phố Hồ Chí Minh được công nhận đủ điều kiện xuất khẩu
cá chép vào Hoa Kỳ đó là công ty cổ phần Sài Gòn cá kiểng, Trại cá cảnh Châu Tống,
Trại cá cảnh Võ Văn Sinh do cá của các cơ sở này an toàn với dịch bệnh virus SVC.
Ngoài ra cũng có một số doanh nghiệp khác của Việt Nam được phán quyết không áp

thuế bán phá giá hoặc hưởng mức thuế chống bán phá giá rất thấp là 0,52%
− Một số doanh nghiệp đầu ngành đã tạo được nguồn cung ổn định, quy trình sản xuất khép
kín, tạo được uy tín với các đối tác nước ngoài. Cụ thể như doanh nghiệp Minh Phú
(MPC) luôn đứng đầu trong danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của cả nước
và là doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam. Quy trình sản xuất của MPC đang

24


dần được khép kín từ khâu sản xuất giống nuôi ban đầu đến xuất khẩu các sản phẩm đầu
ra, là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được cấp chứng nhận GLOBAL GAP.

− Tiếp đến là cá ngừ, cá ngừ Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 100 thị trường trong đó 10
thị trường chính chiếm hơn 85% tổng giá trị xuất khẩu, bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, EU,
ASEAN, Tây Ban Nha, Israel, Canada…
− Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam. Hiện Mỹ đang nhập
khẩu nhiều các loại sản phẩm philê/ thăn cá ngừ đông lạnh của Việt Nam hơn so với
trước. Tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này sang đây cả năm 2015 đạt hơn 101,7 triệu
USD, tăng gần 51% so với cùng kỳ năm 2014. 9 tháng đầu năm 2016, tổng giá trị xuất


khẩu cá ngừ sang Mỹ đạt 144,5 triệu USD, tăng nhẹ 2,2 % so với cùng kỳ năm trướcI
Sản phẩm cá tra, cá ba sa vẫn luôn được khách hàng ưa chuộng nhờ vị ngon, dễ chế biến
và giá cả phù hợp. Mỹ là thị trường lớn thứ hai nhập khẩu cá tra của Việt Nam với kim
ngạch đạt 344, 3 triệu USD chỉ sau EU. Mặc dù vẫn luôn phải đối diện với việc áp thuế
chống bán phá giá tại thị trường Mỹ cùng với các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật

tiêu chuẩn khắt khe.
− Thủy sản Việt Nam đang từng bước thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khâu từ giống, nhập
khẩu nguyên liệu, việc sử dụng các loại thuốc, hóa chất kháng sinh và thức ăn sử dụng
trong nuôi trồng, bảo quản cũng như chế biến thủy sản.
Nguyên nhân của những kết quả trên có thể kể đến là:


Chính phủ, các cơ quan, bộ ngành thủy sản nỗ lực triển khai rộng rãi chương trình kiểm
soát dư lượng hóa chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản, sử dụng hóa chất, thuốc kháng
sinh và các chất bảo quản khác. Bộ Thủy sản tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ các thiết

bị kiểm tra dư lượng kháng sinh cho các trung tâm kiểm tra thuộc Bộ
− Nhiền Doanh nghiệp đã nhận thức được sự cần thiết của việc tuân thủ các quy định của
thị trường Hoa Kỳ nói riêng và các tiêu chuẩn quốc tế nói chung vì vậy đã chủ dộng đổi
mới dây chuyền sản xuất, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩ theo ISO, phát triển

năng lực hệ thống thanh tra, kiểm soát.
− Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VASEP cung cấp thông tin cho doanh nghiệp
nhanh chóng, đại diện cho lợi ích doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp vượt qua các rào
cản kỹ thuật của Hoa Kỳ. Ngoài ra, Hiệp hội đại diện cho doanh nghiệp kiến nghị với
chính phủ để đưa ra những chính sách phù hợp để đáp ứng rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ,
tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
25


×