Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ảnh hưởng của hiệp định evfta đến ngành nhập khẩu ô tô về việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.86 KB, 11 trang )

1. Đặt vấn đề
Ngành Công nghiệp ô tô tại Việt Nam được xem là một trong những chiến lược quan
trọng và là nền kinh tế mũi nhọn của Việt Nam hiện nay. Hiện nay, Việt Nam áp dụng chính sách
thuế quan với ô tô quá cao, khiến cho giá ô tô tại Việt Nam cao gấp từ ba đến bốn lần so với giá
xe nước ngoài như Pháp, Mỹ, Nhật Bản,... Vì vậy, Việt Nam đang đứng đầu thế giới về giá thành
ô tô cao nhất thế giới
Theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), sau khi chính thức có hiệu
lực, hai bên sẽ cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa có xuất xứ từ bên còn lại sao
cho phù hợp.
2. Tổng quan về Hiệp định Thương Mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Theo EVFTA, Ban Sơ thẩm sẽ gồm 9 thành viên, Ban Phúc thẩm gồm 6 thành viên, trong
đó 1/3 mang quốc tịch Việt Nam, 1/3 mang quốc tịch Châu Âu và 1/3 thành viên còn lại mang


quốc tịch của quốc gia thứ ba. Các thành viên sẽ do Ủy ban Thương mại – được thành lập theo
Hiệp định – bổ nhiệm dựa trên cơ sở đồng thuận giữa hai bên. Mỗi vụ việc sẽ được xét xử bởi
tiểu ban (division) là nhóm 03 người, với quy định tỉ lệ thành viên tương tự như trên (Điều 12,
13, Chương 8 EVFTA).

Hiệp định gồm 17 chương, 2 nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các
nội dung chính là:
Thương mại hàng hóa
EU và Việt Nam đã cam kết thỏa thuận một số vấn đề về thuế quan xuất nhập khẩu các
loại mặ hàng giữa hai bên. Cụ thể là, EU sẽ xóa bỏ khoảng 85,6% thuế nhập khẩu về Việt Nam,
sau 7 năm sẽ xóa bỏ khoảng 99,2% dòng thuế. Về phía Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan
với 48,5% số dòng thuế . Sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là
khoảng 98,3% số dòng thuế.
Thương mại dịch vụ và đầu tư
Cam kết của Việt Nam và EU đều hướng đến việc tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở,
thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp cả hai bên. Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết
thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm: một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ




viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối... Đồng thời, hai bên cũng đưa ra cam kết về đối
xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư và nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà
nước.
Mua sắm của Chính phủ
Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính
phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như: Đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện
tử để đăng tải thông tin đấu thầu,... EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực
thi các nghĩa vụ này.
Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu
cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước.
Hiệp định IPA
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định IPA có các cam kết nhằm đảm bảo an toàn cho
vốn và tài sản của nhà đầu tư như đối xử công bằng và thỏa đáng, bảo hộ an toàn đầy đủ cho nhà
đầu tư nước ngoài.
Hiệp định IPA cam kết không trưng thu quốc hữu hóa trái pháp luật tài sản của nhà đầu tư
và bồi thường thỏa đáng trong trường hợp trưng thu, quốc hữu hóa; Cam kết bồi thường cho nhà
đầu tư trong trường hợp tài sản của nhà đầu tư bị phá hoại do việc dùng vũ lực không cần thiết


trong trường hợp chiến tranh; Cam kết cho phép nhà đầu tư tự do chuyển vốn và lợi nhuận ra
nước ngoài.

3. EVFTA và ảnh hưởng đến ngành nhập khẩu ô tô từ EU về Việt Nam
3.1. Tổng quan về tình hình nhập khẩu ô tô tại Việt Nam.
Biểu thuế Xuất nhập khẩu bao gồm 6 loại thuế: Thuế nhập khẩu thông thường, Thuế nhập
khẩu ưu đãi, Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế bảo vệ môi trường

Bảng 1: Biểu thuế nhập khẩu ô tô về Việt Nam năm 2019



Bảng 2: Biểu đồ sản lượng ô tô nhập khẩu từ 3 thị trường chính thuộc EU những năm gần đây

Tuy chưa có lợi thế về thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN, tuy nhiên, thị trường
xe nhập khẩu từ EU về Việt Nam vẫn có dấu hiệu tích cực, đặc biệt là từ thị trường Đức.
Cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 5 cho thấy Việt Nam nhập khẩu 655 ô tô
nguyên chiếc từ Đức với tổng kim ngạch 47,5 triệu USD.
Trong khi đó kết quả tương ứng ở thị trường Anh và Pháp lần lượt là 232 xe, 15,8 triệu
USD; 15 xe, 1,5 triệu USD.
Có thể thấy trị giá xe nhập khẩu bình quân từ EU nằm ở phân khúc cao tại Việt Nam.


Trong đó, bình quân ô tô nhập khẩu từ Đức là hơn 72.500 USD/xe (chưa tính thuế); thị
trường Anh là hơn 68.000 USD/xe; thị trường Pháp là 100.000 USD/xe.
So sánh với mức bình quân xe nhập từ 2 thị trường lớn nhất là Thái Lan và Indonesia chỉ
trên dưới 20.000 USD/xe có thể thấy được sự chênh lệch lớn.
Ngoài ô tô nguyên chiếc, mỗi năm Việt Nam còn chi hàng trăm triệu USD nhập khẩu linh
kiện, phụ tùng ô tô từ một số thị trường lớn thuộc EU.
Lớn nhất là thị trường Đức với kim ngạch 72,6 triệu USD trong 5 tháng đầu năm nay và
172,7 triệu USD vào năm 2018.
Thị trường nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô lớn thứ 2 của Việt Nam tại EU là Hà Lan
với kim ngạch 20,2 triệu USD 5 tháng đầu năm nay và đạt 66 triệu USD vào năm ngoái.
Với kim ngạch nhập khẩu ô tô nằm ở phân khúc cao như vậy, tuy nhiên Việt Nam lại vẫn
chịu mức thuế nhập khẩu cao. Việc hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) được
ký kết sẽ đem lại tín hiệu tích cực cho ngành xuất nhập khẩu ô tô tại Việt Nam.
3.2. Ảnh hưởng của EVFTA đến nhập khẩu ô tô về Việt Nam
3.2.1. Ảnh hưởng tích cực:



Là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, sau khi ký kết, EVFTA được kỳ vọng sẽ
thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU nói chung và hoạt động nhập khẩu ô tô từ EU vào
Việt Nam nói riêng.
Theo cam kết trong EVFTA, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường cho ô tô nhập khẩu từ châu
âu với mức thuế suất ưu đãi đến 0%. Cụ thể gồm:
 Ô tô phân phối lớn (trên 2500 cm3 với xe chạy dầu diesel, trên 3000 cm3 đối với xe
chạy xăng) sẽ có thuế nhập khẩu về 0% sau 9 năm.
 Các loại ô tô khác được áp dụng lộ trình cam kết giảm thuế trong vòng 10 năm

 Các loại phụ tùng ô tô sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 7 năm

Không chỉ ô tô nhập khẩu nguyên chiếc mà ngày cả phụ tùng cũng được xoá bỏ thuế theo
cam kết trong EVFTA. Điều này mở ra cơ hội rất lớn cho ô tô nhập khẩu từ EU khi các dòng xe
nhập khẩu từ các nước này hầu hết là xe hạng sang, siêu sang với giá bán cao sẽ được hưởng lợi
lớn. Chẳng hạn một chiếc xe siêu sang có giá 300.000 USD hiện chịu thuế nhập khẩu 70%, thuế
tiêu thụ đặc biệt 150%, thuế giá trị gia tăng 10%, thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Về lý thuyết,
chiếc xe này sẽ có giá sau thuế khoảng 1,25 triệu USD; sau khi thuế nhập khẩu giảm về 0%,
chiếc xe này sẽ có giá khoảng 900.000 USD, giảm hơn 300.000 USD (khoảng 7 tỉ VNĐ). Trong
những năm gần đây, thuế nhập khẩu xe ô tô từ các nước trong khu vực ASEAN giảm khiến cho
giá xe ô tô giảm dẫn đến sự chuyển dịch trong nhu cầu đi lại của người dân, ngày càng nhiều


người có nhu cầu mua xe ô tô. Sau khi ký kết EVFTA, ta có thể hi vọng điều tương tự sẽ diễn ra
với thị trường ô tô nhập khẩu từ các nước EU

3.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực:
Thứ nhất, đối với việc nhập khẩu, việc giảm thuế quan mặc dù khiến giá thành nhập khẩu
các dòng xe giảm sâu, song sẽ không làm tăng đáng kể nhập khẩu các sản phẩm được lắp ráp từ
châu Âu, bởi lợi ích của việc cắt giảm thuế quan có thể bị tác động mạnh do chi phí vận chuyển
quá cao. Khi thuế nhập khẩu giảm nhưng thuế tiêu thụ đặc biệt cao, cộng với nhiều loại chi phí

khác khiến giá xe từ châu Âu sẽ giảm nhưng khó giảm mạnh như mong đợi của người tiêu dùng.
Thứ hai, ngành công nghiệp ô tô nội địa sẽ phải cạnh tranh rất khốc liệt ngay trên chính
địa phận quốc gia của mình. Ảnh hưởng từ EVFTA sẽ làm giá nhập khẩu các dòng xe từ Châu
Âu giảm xuống rõ rệt. Cụ thể, theo Hiệp định EVFTA, giai đoạn đầu ngay khi có hiệu lực,
EVFTA sẽ xóa 65% thuế nhập khẩu hàng EU xuất sang Việt Nam. Đối với khoảng 1,7% số dòng
thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn
ngạch thuế quan theo cam kết WTO. Ngược lại, ở thời điểm đầu có hiệu lực, 71% thuế quan
hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ được gỡ bỏ. Tối đa sau 7 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập
khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Việc


cắt giảm thuế nhập khẩu chắc chắn sẽ giúp giá xe nhập từ EU giảm mạnh. Hệ lụy dẫn đến việc
các dòng xe trong nước sẽ bị yếu thế. Nếu ngành công nghiệp ô tô nội địa Việt Nam không phát
triển và đưa ra hoạch định về những chính sách mới khả quan , thị trường sẽ có khả năng rơi vào
tay xe nhập khẩu, và từ 2025 trở đi, mỗi năm Việt Nam sẽ phải chi khoảng 12 tỷ USD để nhập
khẩu ô tô, đáp ứng nhu cầu trong nước. Cán cân thương mại chắc chắn sẽ thâm hụt lớn.

4. Lời kết
4.1. Về tầm quan trọng của EVFTA
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã được ký kết và dự báo sẽ đem
đến những tác động rõ rệt và tích cực đối với cả nền kinh tế Việt Nam và 28 quốc gia thuộc Liên
minh châu Âu. Với EVFTA, Việt Nam đã thực hiện bước đi quan trọng để tạo động lực cho các
doanh nghiệp EU tiếp cận với thị trường Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực xuất khẩu ô tô mà
còn mở ra sân chơi mới cho các doanh nghiệp EU đầu tư vào Việt Nam, nhất là các ngành công
nghiệp, dịch vụ. Đồng thời, EVFTA cũng làm đa dạng hóa đối tác thương mại đầu tư, thị trường
xuất nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào một khu vực cụ thể, góp phần vào xây dựng thể chế thị
trường hiện đại, hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
4.2. Định hướng trong tương lai



Có thể khẳng định, hiệp định thương mại tự do là một hiệp định hiện đại, phù hợp với thế
kỷ 21 với rất nhiều điểm mạnh để hướng tới tương lai đầy triển vọng. EVFTA là hiệp định tốt
nhất và đầy tham vọng mà EU đã ký với Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong hoàn thiện nền
tảng hợp tác toàn diện của Việt Nam - châu Âu.
Về mặt chiến lược, việc đàm phán và thực thi Hiệp định EVFTA gửi đi một thông điệp
tích cực về quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới trong bối cảnh tình hình kinh tế địa chính trị đang có nhiều diễn biến phức tạp và khó đoán
định. Đồng thời, hàng hóa, dịch vụ từ EU nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tạo ra một sức ép cạnh
tranh để doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh của mình.
Về nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên
liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU. Đặc biệt, các doanh
nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ/kỹ thuật cao từ các
nước EU, qua đó để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm của mình.
Đối với riêng ngành nhập khẩu ô tô, hiệp định cũng mang tới cơ hội cho người tiêu dùng
Việt Nam được trải nghiệm các dòng xe sang cao cấp với chất lượng đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn
đảm bảo mức giá hợp lý.

Tài liệu tham khảo


1.

/>
2.

trung tâm WTO: />
3.
4.



Website VIAC: />Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 20/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Công

5.

Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định Thương mại tự do

8.

giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu
UN Comtrade Database: />Market Access Map: />Nghị định số 150/2017/NĐ-CP Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu và các nước thành

9.

viên giai đoạn 2018 – 2022.
Bộ Công Thương, Toàn văn hiệp định Tự do thương mại Việt Nam-EU

6.
7.



×