Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

tiểu luận tín dụng ngân hàng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam eximbank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.44 KB, 48 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa, hệ thống ngân hàng thương mại
cũng ngày càng phát triển và trở thành những trung gian tài chính luân chuyển vốn từ
nơi thừa sang nơi thiếu, đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp, tiêu dùng của
các cá nhân, …
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa phát triển
nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh là rất lớn, tích lũy
không kịp để mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, đời sống của người dân ngày
càng được nâng cao làm cho nhu cầu tiêu dùng, mua sắm cũng tăng theo, trong khi
các nguồn thu chưa kịp đáp ứng. Vì vậy, các doanh nghiệp và cá nhân cần sử dụng
vốn tín dụng để thực hiện mục đích của mình. Ở nước ta hiện nay, chỉ có hoạt động tín
dụng của các ngân hàng thương mại là phổ biến nhất, ngày càng phát triển, hoàn thiện
và thực hiện tốt chức năng luân chuyển vốn tín dụng.
Hoạt động này cũng được xem là một trong những hoạt động chủ chốt của mỗi
ngân hàng thương mại. Việc cấp tín dụng của các ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế và việc làm, đáp ứng nhu cầu kịp thời về số lượng và chất lượng vốn cho khách
hàng, đồng thời đem lại nguồn lợi nhuận quan trọng nhất cho ngân hàng.
Để có thể hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại, đặc
biệt là tình hình hoạt động tín dụng hiện nay, nhóm đã thực hiện tìm hiểu thực trạng
hoạt động tín dụng và cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Eximbank Việt Nam để hoàn
thiện đề tài “Hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam
Eximbank”.
Dù đã nhận được sự chỉ bảo, góp ý, hướng dẫn tận tình của giảng viên bộ môn,
song do thời gian và hiểu biết của nhóm còn hạn chế nên bài tiểu luận không tránh
khỏi có những thiếu sót. Kính mong các cô giáo giúp đỡ để nhóm tác giả có thể hoàn
thiện bài tiểu luận này.
Xin chân thành cảm ơn!

1



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam EXIMBANK
1.1.1. Đôi nét về ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam được thành lập vào
ngày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên
gọi đầu tiên là Ngân hàng XuấtNhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank),
là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992,
Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép
Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng
VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank).
Tên đầy đủ (Tiếng Việt): Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam
Tên gọi tắt: Vietnam Eximbank
Tên giao dịch: Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank
Hội sở: Tầng 8, văn phòng số L8-01-11+16, tòa nhà Vincom Center, số 72 Lê
Thánh Tôn và 47 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt
13.317 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn
nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Hiện nay, ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động
rộng khắp cả nước với Hội Sở đặt tại TP. Hồ Chí Minh, 01 văn phòng đại diện tại Hà
Nội và 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Vietnam
Eximbank đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.
1.1.2. Sự phát triển và những thành tựu đạt được
Giai đoạn 1990 – 2005
Năm 1991 và năm 1992 được Ngân hàng Nhà Nước và Bộ Tài Chính tín nhiệm
giao thực hiện một phần chương trình tài trợ không hoàn lại của Thụy Điển cho các
đơn vị Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu.

Năm 1993, tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ điện tử của Ngân hàng Nhà
Nước Việt Nam. Đồng thời, Vietnam Eximbank được chọn để thực hiện chương trình
viện trợ của chính phủ Thụy Sĩ, và bản thân Ngân hàng cũng nhận được một phần
viện trợ từ chương trình này.

1


Năm 1995 là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành vượt trội của
Vietnam Eximbank:
-

Vietnam Eximbank là thành viên Hiệp hội các định chế tài trợ phát triển
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ADFIAP).

-

Được Ngân hàng Nhà Nước chọn là Ngân hàng đầu mối tham gia chương
trình hàng đổi hàng với Indonesia theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Thương Mại
Việt Nam với Phòng Thương Mại và Công Nghiệp nước cộng hòa
Indonesia.

-

Đã thành lập phòng kinh doanh ngoại hối (dealing room) sử dụng hệ thống
giao dịch Ruters.

-

Được chọn là 1 trong 6 Ngân hàng Việt Nam tham gia thực hiện Dự án hiện

đại hoá Ngân hàng (Bank Modernization Project) do Ngân hàng Nhà Nước
Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng Thế Giới – World Bank.

-

Đã được hai tổ chức thẻ tín dụng lớn nhất thế giới là Master Card
International và Visa International chấp nhận làm thành viên chính thức
(principal member).
Đã tham gia vào hệ thống SWIFT (Tổ chức viễn thông tài chính liên Ngân
hàng toàn cầu) từ năm 1995.

-

Năm 1997, trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Mastercard.
Năm 1998, trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Visa.
Năm 2003, triển khai hệ thống thanh toán nội hàng trực tuyến toàn hệ thống.
Năm 2005, Eximbank kết nối thành công hai hệ thống thanh toán thẻ nội địa
Vietcombank – Eximbank và là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ thanh
toán Quốc tế mang thương hiệu Visa Debit.
Giai đoạn 2006 – 2012
Năm 2006, Eximbank đạt được những giải thưởng lớn như “Thương hiệu mạnh
Việt Nam 2005”, giải cúp vàng thương hiệu Việt trong cuộc bình chọn CÚP VÀNG
TOPTEN THƯƠNG HIỆU VIỆT và đã vinh dự được nhận bằng khen do Ngân hàng
Standard Chartered Bank trao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế.
Năm 2007, Eximbank ký kết hợp tác chiến lược với 17 đối tác trong nước và
các đối tác đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với
ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật Bản
Năm 2008 là năm thứ 4 Eximbank được người tiêu dùng toàn quốc bình chọn
danh hiệu “Thương hiệu mạnh Việt Nam”, được Wachovia Bank N.A New York trao


1


tặng bằng khen về “Thanh toán Quốc Tế Xuất Sắc”. Trong năm này, vốn điều lệ của
ngân hàng đã tăng lên 7.220 tỷ đồng.
Năm 2009, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award)
năm 2009 do ngân hàng Standard Chartered Bank trao tặng. Eximbank tiếp tục tăng
vốn điều lệ lên 8.800 tỷ đồng, chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao Dịch Chứng
Khoán TP.HCM.
Năm 2010, tiếp tục được Ngân hàng Standard Chartered Bank trao tặng Giải
Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award. Ngoài ra, Eximbank đoạt giải thương
thương hiệu chứng khoán uy tín năm 2010 và nhận giải thưởng "Báo cáo thường Niên
Xuất sắc nhất năm 2010” do Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và báo Đầu tư
Chứng khoán trao tặng. Eximbank tăng vốn điều lệ lên 10.560 tỷ đồng.
Năm 2011 là năm thứ 3 liên tiếp NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award) do Ngân hàng Standard
Chartered Bank trao tặng và là năm thứ 10 liên tiếp nhận giải “Thanh toán quốc tế
xuất sắc” năm 2010 do Ngân hàng HSBC trao tặng. Eximbank tăng vốn điều lệ lên
12.355 tỷ đồng, được tạp chí The Banker chọn vào Top 1.000 ngân hàng hàng đầu thế
giới và Top 25 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh nhất 2010.
Năm 2012, bên cạnh việc giữ vững các danh hiệu đã đạt được, Eximbank nhận
thêm nhiều giải thưởng như: giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu Asian và thương hiệu
Asian do Bộ Công thương tổ chức, giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam”
2012 do Tạp chí AsiaMoney trao tặng và là Top 20 sản phẩm dịch vụ Vàng 2012 do
cục Sở hữu trí tuệ tổ chức. Eximbank chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu
mới.
Giai đoạn 2013 – nay
Trong những năm này, khi mà cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày
càng nhiều, NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam vẫn luôn giữ vững phong độ
và liên tục đạt các giải thưởng lớn: “Thanh Toán Xuyên Suốt” (STP Award), “Thanh

toán quốc tế xuất sắc”, “Báo cáo thường niên Tốt nhất năm”, “Ngân hàng nội địa tốt
nhất Việt Nam”, …
Đặc biệt, năm 2015, Eximbank và Infosys ký kết triển khai giải pháp phần
mềm Infosys Finacle Core Banking, tạo bước đột phá trong việc khai thác và phát
triển thêm nhiều sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại.
1.1.3. Điểm qua tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2016 – 2018
Tổng giá trị huy động vốn của Eximbank có giá trị tăng qua từng năm nhưng
tốc độ tăng trưởng (so với năm trước đó) có biểu hiện giảm rõ rệt vào năm 2018.
Nguyên nhân của sự giảm sút này là do trong năm này thị trường có nhiều tác động
gây bất lợi cho công tác huy động vốn của Eximbank (như Chiến tranh thương mại
Mỹ - Trung, các bước đi trong chính sách điều chỉnh lãi suất của Fed, …) cũng như sự
1


cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại. Những con số cụ thể được thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 1. 1 Tình hình huy động vốn cảu Eximbank 2016 – 2018
2016

2017

2018

Tổng huy động vốn (tỷ VNĐ)

102.351

117.540

118.694


Tốc độ tăng trưởng (%)

4,0%

14,8%

1,0%

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2016, 2017, 2018)
Nhóm khách hàng cá nhân vẫn là nguồn tiền huy động quan trọng nhất của
Eximbank với tỉ lệ chiếm trên 70% vốn huy động của toàn hệ thống. Đối với huy động
vốn cá nhân, Eximbank đã luôn chủ động, kịp thời trong các chính sách huy động vốn,
phù hợp với chính sách của Ngân hàng nhà nước và với xu hướng thị trường. Bên
cạnh đó, Eximbank không ngừng phát triển nền tảng khách hàng, dựa trên việc cải
tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp cho khách hàng tiện ích tối đa với sự
kết hợp công nghệ hiện đại, nhằm đạt được sự hài lòng của khách hàng khi giao dịch
tại Eximbank. Đồng thời triển khai các chương trình khuyến mãi huy động vốn, bên
cạnh 15 sản phẩm đáp ứng nhu cầu gửi tiền đa dạng của khách hàng nhằm giữ vững
quy mô vốn huy động.
Sự nỗ lực giữ vững và thúc đẩy quy mô vốn huy động từ khách hàng cá nhân
của Eximbank được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2. Quy mô huy động vốn từ KHCN giai đoạn 2016 – 2018
2016

2017

2018

Số dư (tỷ VNĐ)


77.010

87.607

85.559

Tỷ lệ trong tổng vốn huy động (%)

75%

75%

72%

Số lượng khách hàng (triệu người)

1.085.687

1.176.133

1.300.000

Tăng trưởng lượng khách hàng (%)

7,4%

8%

9%


(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2016, 2017, 2018; tự tổng hợp)
1.1.4. Điểm qua hoạt động tín dụng của Eximbank trong giai đoạn 2016 – 2018
Trong năm 2016, bên cạnh việc đào tạo và phát triển đội ngũ bán hàng RBO có
nghiệp vụ chuyên sâu, am hiểu thị trường nhằm đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán
lẻ, Eximbank tiếp tục triển khai các chương trình cho vay mua nhà, mua ô tô, sản xuất
kinh doanh, tiêu dùng… với lãi suất ưu đãi, tập trung vào phân khúc khách hàng cá
nhân có nguồn thu nhập ổn định. Đến 31/12/2016, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
là 39.840 tỷ đồng, tăng 3.855 tỷ đồng (tương đương 11%) so với 2015, chiếm tỷ trọng

1


46% trên tổng dư nợ hệ thống. Trong đó, dư nợ bán lẻ đạt 35.678 tỷ đồng và tăng
3.983 tỷ so với năm 2015.
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân năm 2017 có mức tăng trưởng khá
(22%) so với năm 2016, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 48.587 tỷ đồng. Để đạt
được kết quả trong hoạt động cấp tín dụng, khối khách hàng cá nhân đã triển khai các
chương trình khen thưởng đội ngũ cán bộ bán hàng tại các Chi nhánh/Phòng giao
dịch, các chương trình thúc đẩy tăng dư nợ cho vay ngắn hạn và triển khai các sản
phẩm cho từng phân khúc khách hàng và các chính sách lãi suất ưu đãi cho khách
hàng cá nhân.
Năm 2018, đối với khách hàng cá nhân, Eximbank đã triển khai khá tốt các
chương trình, sản phẩm kích thích tăng trưởng tín dụng như tập trung mở rộng cho
vay sản phẩm phục vụ cho mục đích vay phi bất động sản, tăng cường công tác bán
chéo sản phẩm, triển khai chương trình khách hàng VIP, xây dựng phát triển đội ngũ
bán hàng, khảo sát, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cho vay phù hợp theo từng
phân khúc khách hàng trên từng địa bàn, … Tuy nhiên, dưới sự biến động của nguồn
vốn huy động dẫn đến phải kiềm chế tăng trưởng tín dụng, nên tăng trưởng tín dụng
trong năm 2018 còn chậm (chỉ tăng 2,7% so với năm 2017).

Bảng 1.3. Tình hình hoạt động tín dụng của Eximbank (2016 – 2018)
2016

2017

2018

Tổng dư nợ cho vay (tỷ đồng)

86.891

101.324

104.043

Cho vay KHCN (tỷ đồng)

39.840

48.587

Tăng trưởng cho vay KHCN (%)

11%

22%

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2016, 2017, 2018; tự tổng hợp)
1.2. Quy trình tín dụng
1.2.1. Một số khái niệm

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn hoặc tài sản
từ ngân hàng thương mại cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản
chi phí nhất định dựa trên nguyên tắc hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho bên
cho vay (ngân hàng thương mại) khi đến hạn thanh toán.
Quy trình tín dụng (do ngân hàng thiết lập) là tập hợp các nguyên tắc theo một
trình tự các bước phải tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một vòng quay của
vốn tín dụng nhằm thực hiện hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của
ngân hàng.
1.2.2. Quy trình tín dụng tổng quát
1.2.2.1. Bước 1 – Lập hồ sơ tín dụng

1


Về mặt kinh tế, trong giai đoạn này, quan hệ tín dụng chưa hình thành nhưng là
giai đoạn quan trọng vì là bước đầu phân tích dựa trên những nguồn thông tin từ tài
liệu, giấy tờ của khách hàng cung cấp. Đây là giai đoạn cần thiết để quan hệ tín dụng
lành mạnh được thiết lập.
Việc lập hồ sơ tín dụng đơn giản hay phức tạp phụ thuộc chủ yếu vào:
● Loại hình khách hàng: tổ chức hay cá nhân
● Quan hệ với ngân hàng: lần đầu hay đã có quan hệ từ trước
● Độ tín nhiệm của khách hàng: cho vay tín chấp, phải có tài sản bảo đảm
hay bảo lãnh của bên thứ ba
● Thời hạn cho vay, phương thức cho vay, phương thức trả nợ
Tùy theo các yếu tố trên mà cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ
tín dụng với những thông tin yêu cầu khác nhau, nhìn chung chủ yếu bao gồm:
● Hồ sơ pháp lý
✔ Tùy theo loại hình khách hàng mà hồ sơ pháp lý có thể khác
nhau. Các ngân hàng có quy định cụ thể hồ sơ pháp lý đối với
từng loại hình khách hàng.

✔ Mục đích: chứng minh năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự
của khách hàng
✔ Đối với các tổ chức kinh tế: quyết định thành lập; giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh; quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán
trưởng; giấy chứng nhận đăng lý mã số thuế; giấy phép kinh
doanh, hành nghề; mẫu dấu và chữ ký người chịu trách nhiệm
trước pháp luật; …
✔ Đối với cá nhân: chứng minh nhân dân; sổ hộ khẩu; đăng ký kết
hôn/ chứng minh độc thân/ ly hôn; xác nhận của cơ quan địa
phương về nơi cư trú; …
● Hồ sơ vốn vay
✔ Giấy đề nghị vay vốn: do khách hàng lập theo mẫu của ngân
hàng
✔ Phương án/ dự án vay vốn và trả nợ: được lập theo mẫu của ngân
hàng nhằm thuyết minh năng lực sử dụng vốn và trả nợ.

1


⮚ Đối với vay ngắn hạn (vốn lưu động): phương án sản xuất
kinh doanh; kế hoạch vay vốn, trả nợ; hợp đồng mua bán
hàng hóa; giấy phép xuất nhập khẩu; …
⮚ Đối với vay trung, dài hạn: dự án đầu tư; quyết định phê
duyệt dự án đầu tư; tổng dự toán đầu tư và quyết định phê
duyệt; quyết định giao đtá, cho thuê đất, nhà xưởng, …;
các tài liệu liên quan đến thi công công trình, dự án; …
● Hồ sơ tài chính
✔ Đối với doanh nghiệp thường gồm:
⮚ Báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết

minh tài chính), được kiểm toán (nếu có), phải là bản
chính có đủ chữ ký và đóng dấu xác thực của doanh
nghiệp. Thời gian là quý gần nhất và 3 năm liên tục cận
kề.


Các chứng từ khác: sổ kế toán, các tờ khai thuế Giá trị gia
tăng, các biên bản của cơ quan thuế, kiểm toán (nếu có)

✔ Đối với cá nhân thường là:
⮚ Giấy xác nhận lương
⮚ Sao kê tài khoản ngân hàng
⮚ Sổ bảo hiểm
● Hồ sơ tài sản bảo đảm
✔ Phụ thuộc vào từng loại tài sản bảo đảm mà ngân hàng có những
yêu cầu về hồ sơ khác nhau
✔ Tài sản bảo đảm có thể là: tiền, vàng, giấy tờ có giá; bất động
sản; động sản; hàng hóa, nguyên vật liệu; quyền tác giả, quyền sở
hữu trí tuệ; quyền đòi nợ; …
✔ Lưu ý về giấy chứng nhận quyền sở hữu/ quyền sử dụng đối với
tài sản đồng sở hữu
● Các hồ sơ khác (nếu có): ngân hàng cho vay quan tâm chủ yếu tới một
số loại giấy tờ sau

1


✔ Sao kê dư nợ/ sao kê giao dịch vay tiền tại các tổ chức tín dụng
khác
✔ Sao kê tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng khác

✔ Hợp đồng tín dụng và các phụ lục đính kèm
1.2.2.2.

✔ Hợp đồng bảo đảm và các phụ lục đính kèm
Bước 2 – Phân tích tín dụng

Giai đoạn lập hồ sơ tín dụng kết thúc bằng việc tiếp nhận hồ sơ tín dụng. trên
cơ sở hồ sơ tín dụng, ngân hàng đánh giá sơ bộ các vấn đề để đưa ra quyết định ban
đầu về việc từ chối ngay hay tiếp tục phân tích tín dụng.
Nếu tiếp tục, ngân hàng sẽ thực hiện bước tiếp theo là phân tích tín dụng –
phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả
năng trả nợ và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi.
Phân tích tín dụng nhằm mục đích: tìm hiểu thông tin, hạn chế tình trạng thông
tin không cân xứng, hạn chế rủi ro ngân hàng; đánh giá chính xác mức độ rủi ro của
khách hàng vay vốn; đánh giá chính xác nhu cầu vay vốn của khách hàng.
● Cơ sở phân tích tín dụng:
✔ Hồ sơ tín dụng
✔ Phỏng vấn khách hàng vay vốn
✔ Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn
✔ Nguồn thông tin bên ngoài (CIC, cơ quan thuế, …)
✔ Thông tin lưu trữ tại chính ngân hàng
● Nội dung phân tích tín dụng là phân tích toàn diện mọi mặt đối với
khách hàng nên những nội dung phân tích trong giai đoạn này về cơ bản
là giống nhau và thường gồm những nội dung sau:
✔ Đánh giá năng lực pháp lý
✔ Uy tín, tính cách (sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng)
✔ Năng lực tài chính
✔ Năng lực kinh doanh
✔ Môi trường kinh doanh


1


✔ Phương án sản xuất kinh doanh
✔ Bảo đảm tiền vay
● Kết quả phân tích tín dụng:
✔ Kết quả của quá trình phân tích tín dụng là “Tờ trình thẩm định”
– phản ánh toàn diện các kết quả phân tích tín dụng đối với khách
hàng
✔ Tờ trình thường bao gồm các nội dung lớn như sau:
⮚ Thẩm định khách hàng
⮚ Đánh giá phương án/ dự án đề xuất vay vốn
⮚ Đánh giá biện pháp bảo đảm
⮚ Đánh giá lợi ích, rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro
1.2.2.3.

⮚ Kết luận và đề xuất
Bước 3 – Quyết định tín dụng

Ngay sau khi hoàn thành “Tờ trình thẩm định”, việc quyết định tín dụng sẽ
được thực hiện, thể hiện sự chấp nhận hay từ chối cho vay của ngân hàng.
Quyết định tín dụng là một quá trình bao gồm thông tin đầu vào, xử lý thông
tin (phương pháp và năng lực phân tích), sản phẩm đầu ra là quyết định tín dụng. Vì
vậy, bên cạnh việc có phương pháp và năng lực phân tích tốt thì chất lượng thông tin
là cơ sở phân tích tín dụng rất quan trọng.
● Cơ sở ra quyết định tín dụng thường dựa trên những thông tin sau:
✔ Hồ sơ tín dụng
✔ Kết quả phân tích tín dụng của cán bộ tín dụng (bước 2)
✔ Thông tin của nền kinh tế tại thời điểm hiện tại
✔ Chính sách tín dụng của ngân hàng

✔ Nguồn cho vay của ngân hàng khi ra quyết định
● Nội dung ra quyết định chủ yếu gồm có:
✔ Mức cho vay: được xác định dưa trên các yếu tố
⮚ Nhu cầu vay cần thiết và hợp lý

1


⮚ Khả năng hoàn trả nợ từ các nguồn thu
⮚ Giá trị và loại tài sản bảo đảm, biện pháp bảo đảm tiền vay
⮚ Khả năng nguồn vốn của ngân hàng
⮚ Các giới hạn cho vay tối đa
✔ Mục đích vay vốn:
⮚ Quyết định cho vay phải đúng mục đích xin vay của khách
hàng
⮚ Không được cho vay để thực hiện các hoạt động bị pháp
luật cấm
✔ Thời hạn cho vay: được xác định căn cứ vào các yếu tố:
⮚ Đề nghị và khả năng trả nợ của khách hàng
⮚ Thời hạn người sử dụng cần sử dụng vốn vay
⮚ Thời gian hoạt động còn lại của doanh nghiệp
⮚ Tính chất nguồn vốn của ngân hàng
✔ Phương thức cho vay: dựa vào thỏa thuận giữa ngân hàng và
khách hàng
✔ Lãi suất cho vay và phí được xác định dựa vào:
⮚ Lãi suất huy động bình quân
⮚ Chi phí hoạt động của ngân hàng
⮚ Mức độ rủi ro của từng khoản tín dụng
⮚ Chi phí VTC, ROE dự kiến
⮚ Lãi suất cho vay của đối thủ cạnh tranh

1.2.2.4.

⮚ Lãi suất trung bình trên thị trường
Bước 4 – Giải ngân

Giải ngân là nghiệp vụ ngân hàng cấp tiền vay cho khách hàng theo quy định
của hợp đồng tín dụng đã được ký kết.
● Cơ sở giải ngân:
1


✔ Kế hoạch sử dụng vốn đã nêu trong hợp đồng tín dụng
✔ Tài liệu liên quan đến sử dụng tiền vay: Hợp đồng cung ứng vật
tư, hàng hóa dịch vụ; Bảng kê các khoản chi tiết, kế hoạch chi
phí, biên bản nghiệm thu …
● Nội dung giải ngân:
✔ Hình thức:
⮚ Cấp tiền thuần túy
⮚ Cấp tiền có điều kiện
✔ Phương pháp:
⮚ Giải ngân bằng tiền mặt
1.2.2.5.

⮚ Giải ngân bằng chuyển khoản
Bước 5 – Giám sát và thu nợ

Giám sát tín dụng là khâu khá quan trọng nhằm mục đích bảo đảm tiền vay
được sử dụng đúng mục đích cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn
chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này.
Nội dung giám sát tín dụng gồm có:

● Kiểm tra việc sử dụng vốn vay đúng mục đich, bao gồm: kiểm tra qua
hồ sơ chứng từ, kiểm tra tài sản hình thành từ vốn vay tại hiện trường,
kiểm tra qua báo cáo tài chính, …
● Kiểm tra việc thực hiện các cam kết của khách hàng
● Kiểm tra tài sản bảo đảm nợ vay (bao gồm cả việc định giá lại tài sản
nếu cần thiết)
Đối với việc thu nợ, 3 khâu quan trọng cần lưu ý gồm:
● Thu nợ gốc và lãi: khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả nợ đầy đủ và đúng
hạn (gốc và lãi) cho ngân hàng theo quy định của hợp đồng tín dụng.
Phương thức thu hồi nợ gốc và lãi do ngân hàng và khách hàng thỏa
thuận với nhau.
● Phân loại nợ: để nắm bát kịp thời và có biện pháp phòng ngừa rủi ro tín
dụng, ngân hàng thực hiện giám sát tình hình hoạt động của khách
hàng, đồng thời thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro tín dụng.

1


● Xử lý nợ có vấn đề:
✔ Tuân thủ quy tắc tận thu càng nhiều và càng nhanh càng tốt

1.2.2.6.

✔ Nếu khách hàng có thiện chí và tiềm năng trả nợ sau này, ngân
hàng có thể lựa chọn biện pháp khai thác
Bước 6 – Thanh lý hợp đồng tín dụng

Thanh lý tín dụng là hành vi giải trừ các nghĩa vụ và quyền lợi của các bên
tham gia hợp đồng tín dụng.

Hai hình thức thanh tín dụng là thanh lý mặc nhiên và thanh lý bắt buộc:
● Thanh lý tín dụng mặc nhiên: chấm dứt hiệu lực của hợp đồng khi khoản
nợ đã được hoàn trả đầy đủ
● Thanh lý tín dụng bắt buộc: ngân hàng dựa vào cơ sở pháp lý để tìm
kiếm các nguồn bù đắp nhằm xử lý nợ do khách hàng không tự giác thực
hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng
1.3. Cơ cấu tổ chức, phòng ban thực hiện quy trình tín dụng
1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy hiện tại của Eximbank
Sau 28 năm hình thành và phát triển, NHTM Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt
Nam – Eximbank – đã xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý, làm việc một cách hợp lý,
hiệu quả trong từng thời kỳ.
Cơ cấu bộ máy quản lý cấp cao hiện tại của Eximbank bao gồm:
● Hội đồng Quản trị:
✔ Chủ tịch – Thành viên Hội đồng Quản trị độc lập: Lê Minh Quốc
✔ Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị: Đặng Anh Mai, Yasuhiro Saitoh
✔ Thành viên kiêm Tổng Giám đốc: Lê Văn Quyết
✔ Thành viên: Cao Xuân Ninh, Lương Thị Cẩm Tú, Ngô Thanh
Tùng, Hoàng Tuấn Khải, Nguyễn Quang Thông, Yutaka
Moriwaki
● Ban Kiểm soát:
✔ Trưởng Ban Kiểm soát: Trần Ngọc Dũng
✔ Thành viên: Đặng Hữu Tiến, Phạm Thị Mai Phương, Trịnh Bảo
Quốc

1


● Ban Điều hành:
✔ Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc: Lê Văn
Quyết

✔ Phó Tổng Giám đốc Thường trực: Nguyễn Cảnh Vinh
✔ Phó Tổng Giám đốc: Trần Tấn Lộc, Đào Hồng Châu, Đinh Thị
Thu Thảo, Võ Quang Hiển, Nguyễn Hướng Minh, Văn Thái Bảo
Nhi
✔ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính: Nguyễn Hồ
Hoàng Vũ
✔ Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng Kế toán tài chính: Nguyễn
Ngọc Hà
Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy hiện tại của Eximbank:

1


Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Văn phòng HĐQT

Các hội đồng ủy ban
Tổng Giám đốc
Các hội đồng ủy ban
Các Phó Tổng Giám đốc

Kế toán trưởng

Giám đốc tài chính

Phòng liên minh

Khối khách hàng doanh nghiệp


Phòng pháp chế và tuân thủ

Khối khách hàng cá nhân

Trung tâm tín dụng

Khối kinh doanh tiền tệ

Văn phòng đại diện tại
Hà Nội

Khối kế hoạch và tài chính
Khối quản lý rủi ro

Ban dự án Tái cấu trúc
và chiến lược

Khối công nghệ thông tin và vận
hành
Khối nguồn nhân lực
Khối hỗ trợ
Khu vực

Văn phòng khu vực
Chi nhánh, phòng giao dịch
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Eximbank

1



(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2018 của Eximbank)
1.3.2. Các phòng ban thực hiện quy trình tín dụng tại Eximbank
Để thực hiện hoàn tất một quy trình tín dụng, các phòng ban trong mỗi ngân
hàng đều phải liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau trong từng khâu, từng giai đoạn của quy
trình ấy.
Tuy nhiên, một số phòng ban mấu chốt, liên quan trực tiếp đến việc thực hiện
quy trình tín dụng gồm:
● Trung tâm tín dụng
✔ Làm nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông
tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý của ngân hàng
✔ Cung cấp các thông tin cần thiết, phục vụ cho quy trình tín dụng
của ngân hàng
● Khối khách hàng doanh nghiệp
✔ Gồm các phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là
các doanh nghiệp
✔ Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản
phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn
của Eximbank đối với khách hàng doanh nghiệp
✔ Trực tiếp tìm kiếm, quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp
● Khối khách hàng cá nhân
✔ Gồm các phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là
các cá nhân
✔ Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản
phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn
của Eximbank đối với khách hàng cá nhân
✔ Trực tiếp tìm kiếm, quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân
● Khối quản lý rủi ro

✔ Có nhiệm vụ tham mưu cho các phòng ban liên quan cấp tín dụng
về công tác quản lý rủi ro của ngân hàng

1


✔ Quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư nhằm bảo
đảm tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng
✔ Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề
nghị cấp tín dụng
✔ Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các
hoạt động của ngân hàng
Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, khối công nghệ thông tin
và vận hành cũng đóng một vai trò thiết yếu trong quy trình tín dụng của các ngân
hàng nói chung và Eximbank nói riêng. Khối này liên tục được ban lãnh đạo ngân
hàng quan tâm, phê duyệt nâng cấp, cải tiến để giúp cho các quy trình của ngân hàng
vận hành một cách trơn tru, nhanh chóng và chính xác nhằm cải thiện, nâng cao chất
lượng dịch vụ cũng như hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

1


CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT
NHẬP KHẨU VIỆT NAM EXIMBANK
2.1. Một số sản phẩm tín dụng
Với thế mạnh về thương hiệu bên cạnh thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình
cùng khả năng đáp xử lý hồ sơ nhanh, thủ tục giao dịch đơn giản, lãi suất và phí dịch
vụ cạnh tranh, Eximbank đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị
trường tín dụng.
Một số sản phẩm tín dụng phổ biến của Eximbank:

● Cho vay thế chấp: Ngân hàng EximBank hiện tung ra thị trường có 10 hình
thức của sản phẩm vay thế chấp, với mức lãi suất ưu đãi cùng hạn mức vay
và thời gian vay linh hoạt. Các hình thức vay thế chấp EXIMBANK gồm
có:
Sản phẩm

Lãi suất

Vay tối đa/năm

Thời hạn

Vay du học

9%

100% chi phí

10 năm

Vay thế chấp mua
xe

7.5%

90% nhu cầu

120 tháng

Vay tiêu dùng


6.5%

Linh hoạt

15 năm

Vay thế chấp mua
nhà

6.5%

70% giá trị nhà

20 năm

Thấu chi có đảm
bảo

8%

500 triệu

500 triệu

Vay thế chấp để
kinh doanh

6.5%


Linh hoạt

1 năm

Vay cầm cố sổ tiết
kiệm, giấy tờ có
giá trị

8%

Linh hoạt

Linh hoạt

Vay xây dựng, sửa
chữa nhà

6.5%

70% giá trị tài sản
đảm bảo

20 năm

Vay hỗ trợ tiểu

8%

500 triệu


36 tháng

1


thương
Vay ưu đãi mua xe
Thaco

9%

Linh hoạt

60 tháng

Điều kiện cho vay thế chấp của Eximbank: để được vay thế chấp EximBank,
khách hàng cần đảm bảo những điều kiện sau đây:
-

Là công dân Việt Nam nằm trong độ tuổi lao động.

-

Có thu nhập ổn định hay có nhu cầu mua nhà riêng, xây hoặc sửa chữa lại
nhà cửa.

-

Chứng minh được nguồn thu nhập (3 triệu đồng trở lên/ tháng) và đủ khả
năng tài chính để hoàn trả khoản vay.


-

Không có lịch sử tín dụng xấu.
Có tài sản đảm bảo

Lợi ích khi vay thế chấp: lãi suất với mức ưu đãi thấp, chỉ từ 6.5% – 9% mỗi
năm.
Thời hạn cho vay: trung hạn hoặc dài hạn, tối đa lên tới 20 năm.
Hạn mức cho vay: tùy thuộc vào nhu cầu và giá trị tài sản thế chấp của khách
hàng, tối đa là 70% giá trị tài sản thế chấp.
Không tốn bất kỳ khoản phí nào, không mất phí thẩm định hồ sơ
Thời gian giải ngân nhanh chóng ngay sau khi hồ sơ được duyệt.
Trả góp theo dư nợ giảm dần, kỳ trả góp có thể do khách hàng quyết định lựa
chọn.
● Vay thấu chi:
Tiện ích sản phẩm:
-

Đáp ứng nhanh nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt trong ngắn hạn với thủ tục
nhanh chóng.

-

Khách hàng sử dụng vốn vay như tiền gửi sẵn có trên tài khoản.

-

Không phải xuất trình chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay.
Hạn mức thấu chi cao với lãi suất cạnh tranh và phí hợp lý.


Loại tiền cho vay: VND.

1


Thời hạn duy trì hạn mức: không quá 03 năm, định kỳ tối thiểu 12 tháng/lần
Eximbank sẽ phân tích, thẩm định khách hàng để xem xét, quyết định việc tiếp tục
duy trì HMTD.
Thời hạn cho vay theo từng lần rút vốn: tối đa 07 ngày làm việc, trong thời hạn
vay, EXIMBANK tự động thu nợ ngay khi tài khoản tiền gửi bên vay có tiền.
Phương thức cho vay: theo hợp đồng tín dụng hạn mức.
Hình thức bảo đảm nợ vay: EXIMBANK và khách hàng thỏa thuận.
Điều kiện: Doanh nghiệp có quan hệ tiền gửi thường xuyên với EXIMBANK
và hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.
● Vay tín chấp:
Cho vay cán bộ nhân viên không tài sản đảm bảo
Ưu đãi đặc biệt:
-

Không cần tài sản đảm bảo.

-

Thủ tục đơn giản, lãi suất hấp dẫn, giải ngân ngay khi khách hàng có nhu
cầu.

-

Không thu phí thẩm định.

Tặng bảo hiểm người vay trong suốt thời gian vay.

Đối tượng khách hàng:
-

Khách hàng đang công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp có nguồn thu nhập
ổn định từ lương.
Có độ tuổi hiện tại cộng thời gian vay không quá tuổi về hưu theo quy định.

Mức cho vay: lên đến 10 lần thu nhập của khách hàng.
Thời gian vay: lên đến 48 tháng.
Lãi suất cho vay: cạnh tranh và có hai hình thức cho khách hàng lựa chọn:
-

Lãi tính theo dư nợ ban đầu.
Lãi tính theo dư nợ thực tế của khách hàng.

Phương thức trả nợ: Lãi và gốc trả hàng tháng.
2.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng
2.2.1. Một số vấn đề liên quan đến cho vay tiêu dùng tại Eximbank
● Nguyên tắc vay vốn: khách hàng vay vốn của Ngân hàng phải đảm bảo các
nguyên tắc sau:
1


-

Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

-


Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng.

-

Việc đảm bảo tiền vay phải đúng quy định.

● Điều kiện vay vốn:
-

Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.

-

Tuổi từ đủ 18 trở lên và không quá 60 tuổi.

-

Khách hàng đứng tên trực tiếp để cho vay phải có đủ năng lực hành vi
dân sự, có hộ khẩu thường trú hoặc có KT3. Tuy nhiên EximBank vẫn
thực cho vay đối với các vùng lân cận

-

Khách hàng đến vay phải trình bày mục đích và phương án sử dụng vốn
rõ ràng, cụ thể. Trong trường hợp khách hàng vay vốn để bổ sung vốn
kinh doanh đòi hỏi phải có giấy phép kinh doanh.

-


Khách hàng chứng minh được nguồn thu nhập ổn định để đảm bảo được
khoản nợ phải trả hàng tháng gồm có gốc và lãi hoặc lãi đối với loại
hình trả nợ gốc cuối kỳ trả lãi hàng tháng.

-

Điều quan trọng là người đứng đơn vay phải có tài sản thế chấp để đảm
bảo món nợ vay.

-

Giá trị ngân hàng cho vay không vượt mức quy định là 70%/ giá trị tài
sản thế chấp. Tuy nhiên trong việc cho vay CBTD phải chủ động và ước
lượng giá trị để đề xuất cho vay ở mức an toàn khi nguồn trả nợ thứ nhất
của khách hàng không còn khả năng thì nguồn trả thứ hai đảm bảo được
khoản vay đó.

● Đối tượng cho vay: cho vay tiêu dùng gồm các loại hình như sau: cho vay
sửa chữa nhà, cho vay xây dựng nhà mới, cho vay mua xe và mua vật dụng
gia đình....
● Mức cho vay:
-

Sổ tiền cho vay tối thiểu là 10 triệu đồng;

-

Sổ tiền cho vay tối đa tuỳ thuộc vào nhu cầu vay vốn, tài sản bảo đảm và
khả năng trả nợ của khách hàng.


● Thời hạn cho vay:

1


-

Theo quy định của EximBank về thời hạn cho vay cá nhân là 10 năm.
Khi khách hàng tới xin vay vốn CBTD xem xét mức thu nhập của khách
hàng như thế nào để tư vấn cho khách hàng chọn thời hạn vay thích hợp.
Để đảm bảo được khả năng trả nợ và để ngân hàng thu được vốn gốc.

-

Đối với cho vay bổ sung vốn kinh doanh thời hạn cho vay là 12 tháng.

● Quy định về lãi suất, phương thức trả nợ:
-

Nếu là cho vay vốn tiêu dùng thì vốn góp và lãi trả hàng tháng.

-

Tuy nhiên cũng có những trường hợp vay tiêu dùng với thời hạn ngắn
hơn 12 tháng khách hàng có thể trả lãi hàng tháng vốn gốc trả cuối kỳ.

-

Neu trường hợp khách hàng có tiền trả dần nợ gốc sẽ giảm được lãi hàng

tháng và thời hạn trả nợ.

-

Lãi suất cho vay theo biểu lãi của Ngân hàng Thương Mại cổ Phần Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam công bố hiện hành.

-

Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn ghi trên Hợp đồng tín
dụng

● Xử lý nợ quá hạn :
-

Quá 02 tháng kể từ ngày chuyển nợ quá hạn nếu khách hàng không trả
được nợ mà không được EIB đồng ý cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì
Eximbank được quyền thông báo thu hồi nợ trước hạn đối với toàn bộ
phần nợ gốc chưa thanh toán.

-

Sau 30 ngày kể từ ngày ra thông báo mà khách hàng không trả được nợ
thì Eximbank được quyền áp dụng các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo
để thu hồi theo quy định của pháp luật.

● Trả nợ trước hạn:
-

Khách hàng vay có thể trả nợ trước hạn cho EIB. Khi trả nợ trước hạn,

EIB và khách hàng thỏa thuận về các khoản phí, tiền phạt do trả nợ
trước hạn.

-

Hiện nay thì để thuận tiện cho khách hàng thì EIB không phạt khi KH
trả nợ trước hạn.

2.2.2. Quy trình thực hiện:
● Các bước thực hiện:

1


-

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng:
o Nhu cầu khách hàng đề nghị vay bao nhiêu? Phương án sử dụng
vốn - các tài liệu thuyết minh cho phương án như hợp đồng kinh
tế, hóa đơn, giấy đặt cọc...
o Yêu cầu KH nộp bản photo Hộ khẩu thường trú, CMND, Giấy
chứng nhận độc thân hay giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận
nghề nghiệp, giấy phép hoặc giấy đăng ký kinh doanh,...

-

Bước 2: Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn:
o Giấy đề nghị vay vốn.
o Phương án kinh doanh nếu KH vay vốn nhằm bổ sung vốn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc phương án vay vốn mua nhà/

đất nếu KH vay vốn để mua nhà đất. Neu với mục đích tiêu dùng
thì làm giấy đề nghị vay vốn kiêm khế ước trả nợ.

-

Bước 3: Thẩm định tài sản thế chấp:
o Hẹn KH ngày giờ để đi thẩm định. Báo cho khách biết tên, số
điện thoại của cán bộ tín dụng đi định giá tài sản.
o CBTD đi thẩm định tài sản thế chấp và khả năng trả nợ của khách
hàng.
o CBTD làm báo cáo thẩm định tín dụng đề xuất số tiền, thời gian,
lãi suất cho vay cùng phương án trả nợ của khách hàng lên
Trưởng phòng tín dụng duyệt, sau đó trình lên Ban giám đốc
duyệt.

-

Bước 4: Công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo.
o Sau khi có báo cáo thẩm định tín dụng được duyệt cho vay,
CBTD báo cho khách hàng đi xác nhận tình trạng nhà, đất.
o CBTD lập Hợp đồng tín dụng (4 bản), Hợp đồng thế chấp (5
bản), Biên bản Xác định trị giá tài sản thế chấp hay bảo lãnh (3
bản), Đăng ký Giao dịch đảm bảo (1 bản).
o Trình Trưởng phòng và Ban giám đốc.
o Sau đó nhập Corebank lấy sổ hợp đồng tín dụng, ghi sổ HĐTC
lấy số HĐTC.

1



o

Hẹn khách hàng ớ phòng công chứng, hướng dẫn khách hàng
đem đầy đủ hồ sơ nhà, CMND và 1 bản photo hồ sơ nhà, photo
CMND.

o Sau khi công chứng, thì đi đăng ký giao dịch đảm bảo.
-

Bước 5: Lưu hồ sơ nhà.
o CBTD lập khế ước nhận nợ và trình trưởng phòng và ban giám
đốc ký, nhập Corebank lấy số khế ước nhận nợ, đóng dấu, chuyển
hồ sơ cho Kế toán tín dụng giải ngân.
o Lập biên bản giao nhận hồ sơ nhà bản chính, tiến hành niêm
phong gửi phòng ngân quỹ.

-

Bước 6: Thu lãi và tất toán hợp đồng
o Theo dõi và kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay: hàng tháng trước
khi đến hạn CBTD nhắc nhớ khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn.
o Khách hàng trả xong nợ gốc và lãi -> tất toán hợp đồng

● Chuẩn bị hồ sơ đi công chứng và chuẩn bị hồ sơ đăng ký giao dịch đảm
bảo:
-

Chuẩn bị hồ sơ công chứng:
o Phiếu yêu cầu công chứng
o Giấy ủy quyền, mẫu chữ ký của lãnh đạo

o Giấy giới thiệu của Ngân hàng cấp cho CBTD
o HĐTC(05 bản), HĐTD(04 bản), Biên bản định giá nhà(3 bản),
giấy xác nhận tình trạng nhà
o Hồ sơ nhà bản gốc và 01 bản photo(khách hàng mang theo)
o Hộ khẩu, CMND, Giấy kết hôn( hoặc giấy xác nhận độc thân)
của người thế chấp, bảo lãnh.

-

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo:
o Giấy giới thiệu của Ngân hàng cấp cho CBTD
o Biên nhận theo mẫu (02 bản)

1


o Đơn đăng ký GDĐB (02 bản)
o Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh( 01 bản)
o Hồ sơ nhà bản gốc và 01 bản photo
o Giấy xác nhận tình trạng nhà(nếu yêu cầu)
-

Nơi công chứng: việc công chứng được thực hiện tại một trong 6 phòng
công chứng nhà nước tùy theo địa điểm TSĐB.

● Lưu giữ hồ sơ:
-

CBTD liệt kê toàn bộ hồ sơ gồm:
o Biên bản thẩm định giá (01 bản),

o Hợp đồng thế chấp/bảo lãnh (01 bản),
o Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp /bảo lãnh.
o Bản chính toàn bộ giấy tờ nhà

-

CBTD trình lãnh đạo phòng kiếm hồ sơ và niêm phong tại phòng Ngân
Quỹ và lãnh đạo phòng Ngân Quỹ sẽ ký xác nhận vào sổ lưu giữ hồ sơ.

● Quản lý khách hàng theo định kỳ để thu nợ và lãi:
-

Định kỳ CBTD phải theo dõi tình hình tài chính, tình hình sử dụng vốn
vay của khách hàng.

-

Thường khi gần đến ngày đóng lãi CBTD phải thông báo và nhắc nhở
cho khách hàng ngày nộp lãi cùng với số tiền khách hàng phải nộp.

● Khách hàng tất toán hợp đồng:

1

-

CBTD thông báo cho bộ phận kế toán tín dụng biết khách hàng tất toán
hợp đồng để thu nợ và lãi còn lại của khách hàng.

-


Nhận hồ sơ từ phòng Ngân Quỹ, trả hồ sơ cho khách hàng

-

Lập giải chấp gửi phòng công chứng, UBND phường

-

Lập xóa đăng ký giao dịch đảm bảo (UBND quận, huyện hoặc Sở tài
nguyên môi trường)


×