1. H50: Xe tăng lần đầu tiên được anh sử dụng trong Chiến tranh thế giới
thứ nhất:
- Minh họa cho bài giảng khi dạy mục II – Những diễn biến chính của chiến
sự.
- GV cho HS quan sát bức ảnh rồi nhấn mạnh: “Đây là lần đầu tiên trong lịc
sử quân sự thế giới, liên quân Anh – Pháp có một thứ vũ khí kinh khủng làm
đảo lộn thế trận, gây cho đối phương những tổn thất to lớn cả về vật chất lẫn
tinh thần. Đứng trên nhũng “con quái vật” có vỏ thép dày, đạn bắn không
thủng lại, được trang bị cả trung liên và pháp, cơ động trên mọi đại hình,
lính Đức đã xô nhau bỏ chạy tán loạn”.
2. H51: Đức kí Hiệp định đầu hàng, kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất.
- GV sử dụng bức ảnh để minh họa cho nục II, ý 2 – Giai đoạn 1917 – 1918.
- Đây là bằng chứng của việc kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đức,
Áo, Hung đã phải kí hiệp định đầu hàng phe Hiệp ước.
3. H52: Những người nông dân Nga đầu thế kỉ XX.
- Sử dụng khi dạy mục I, ý 1 – Tình hình nước Nga trước cách mạng.
- GV: Cho HS quan sát bức ảnh, sau đó đưa ra nhận xét của mình về tình
hình nước Nga những năm đầu thế kỉ XX. GV gợi mở bằng các câu hỏi:
+ Những người nông dân phải kéo thùng gỗ phản ánh điều gì?
+ Tình hình nước Nga nói trên sẽ dẫn đến hệ quả gì?
- Bằng các gợi mở trên, HS nhận xét tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước
Nga và đó là nguyên nhân dẫn tới phong trào đấu tranh của nhân dân chống
lại chế độ Nga hoàng.
4. H53: Cuộc tổng bãi công ở Pê-tơ-rô-grat (tháng 2/1917).
- Sử dụng khi dạy mục I, ý 2 – Cách mạng tháng Hai năm 1917.
- GV hướng dẫn HS quan sát bức ảnh, kết hợp với đọc SGK (phần kênh chữ)
để khai thác nội dung. GV gọi ý các câu hỏi:
+ Lực lượng tham gia cuộc tổng bãi công là những ai?
+ Tại sao cuộc tổng bãi công chính trị dẫn trở thành khởi nghia vũ
trang?
+ Thái độ củ binh lính trước khí thế cách mạng của quần chúng như
thế nào?
+ Cuộc tổng bãi công cuối cùng đạt được kết quả gì?
+ Tại sao gọi cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản
(Cách mạng tư sản kiểu mới)?
- Sau khi HS lần lượt trả lời các câu hỏi, GV lược thuật ngắn gọn cuộc Tổng
bãi công của 9 vạn nữ công nhân tại Pê-tơ-rô-grat và ảnh hưởng của nó tới
các cuộc bãi công, khởi nghĩa sau đó. Cuối cùng GV nêu kết quả, ý nghĩa
của cách mạng tháng Hai và giải thích tại sao gọi đậy là cuộc cách mạng dân
chủ tư sản.
5. H54. Cuộc tấn công cung điện Mùa Đông.
- Sử dụng khi dạy mục I, ý 3 – Cách mạng tháng Mười năm 1917.
- GV: hướng dẫn quan sát, gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Các em biết gì về địa điểm, qui mô của Cung điện Mùa Đông?
+ Tại sao quân khởi nghĩa lại phải tấn công Cung điện Mùa Đông?
+ Khí thế cách mạng thể hiện như thế nào trong bức ảnh?
+ Kết quả cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông?
- Sau khi HS trả lời, GV tiến hành tường thuật một cách ngắn gọn, sinh động
cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông đêm 25/10 (7/11).
6. H55. Một trung đoàn Hồng quân năm 1919.
- Sử dụng khi dạy mục II, ý 2 – Chống thù trong gngoaifcuar nhân Xô Viết
từ 1918 – 1920.
- GV hướng dẫn HS quan sát bức tranh. Khi thác nội dung bằng các câu hỏi
sau:
+ Em có nhận xét gì về những người lính trong ảnh?
+ Tinh thần kỉ luật trong quân đội được thể hiện như thế nào?
+ Vì sao nước Nga Xô Viết cần thiết phải tăng cường xây dựng lực
lượng quân đội?
+ vai trò của Hồng quân Xô viết đối với sự nghiệp đấu tranh chống
thù trong giặc ngoài?
- GV miêu tả và kết luận.
7. H57: Lược đồ nước Nga Xô viết chống thù trong giặc ngoài 1918 –
1920.
- Sử dụng khi dạy mục II, ý 2 – Chống thù trong giặc ngoài.
- Lược đồ được phóng to.
- Gv giải thích các kí hiệu của lược đồ và hướng dẫn Hs theo hai cách sau:
* Cách 1: Yêu cầu Hs đọc SGK, quan sát lược đồ và lên bảng trình bày
ngắn gọn diễn biến của cuộc đấu tranh (trên lược đồ đã có những mốc thời
gian ghi chiến thắng của quân đội Xô viết. Sau đó Gv thuật lại một cách
ngắn gọn.
* Cách 2: Gợi ý HS quan sát (trước khi lược thuật), khai thác nội dung bằng
các cau hỏi:
+ Lực lượng các nước đế quốc tấn công nước Nga Xô viết từ những
hướng nào?
+ Quân nổi loạn trong nước là bọn nào? Tại sao chúng lại câu kết với
nhau?
+ Trước hoàn cảnh khó khăn, chính quyền Xô viết đã có những biện
pháp gì?
+ Kết quả, ý nghĩa của cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài?
- Sau đó GV thuật lại một cách ngắn gọn để HS thấy được toàn cảnh cuộc
đấu tranh. Cuối cùng Gv sử dụng câu hỏi trong SGK: Vì sao nhân dân Xô
viết bảo vệ được thành quả Cách mạng tháng Mười?
8. H 58: Áp phích năm 1921: “Chúng ta tuyên chiến với hậu quả của chiến
tranh”
- Sử dụng khi dạy mục I – Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục
kinh tế (1921 – 1925).
- GV hướng dẫn HS khai thác nội dung áp phích bằng các câu hỏi:
+ Áp phích trên nói lên điều gì?
+ Những người nông dân sống trong cảnh đói rét phản ánh điều gì?
Tại sao các nhà máy, xí nghiệp bị hoang tàn?
+ Hình ảnh người nông dân, công nhân, chiến sĩ ; tay búa, tay rìu thể
hiện quyết tâm gì?.
9. H59: Nhà máy thủy điện Đơ-nhi-ép, khởi công năm 1927, là nhà máy
thủy điện lớn nhất châu Âu thời đó, được đưa vào hoạt động tháng
10/1932 và H 60 – Máy kéo ở một nông trang tập thể năm 1936.
- Sử dụng khi dạy mục II – Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
- GV hướng dân HS khai thác bằng các câu hỏi:
+ Nhà máy thủy điện Đơ-nhi-ép được xây dựng và đưa vào hoạt động
nói lên điều gì về nền công nghiệp Liên Xô?
+ Nhà máy thủy điện Đơ-nhi-ép có tác động như thế nào tới các lĩnh
vực khác?
+ Máy kéo được sử dụng trong nông trang nói lên điều gì? Nó có vai
trò và tác động gì đến đời sống kinh tế và năng suất lao động của xã hội?
10. H61: Một đường phố ở Béc-lin trong cao trào cách mạng 1918 – 1923.
- Sử dụng khi dạy mục I, ý 2 – Cao trào cách mạng 1918 – 1923. Quốc tế
Cộng sản thành lập.
- Gv cho HS quan sát ảnh và nêu một số câu hỏi:
+ Vì sao trong những năm 1918 – 1923, một cao trào cách mạng lại
diễn ra ở châu Âu, đặc biệt là Đức?
+ Tại sao năm 1918, ở nước Đức lại lâm vào cuộc khủng hoảng toàn
diện?
+ Cuộc đấu tranh của nhân dân Đức diễn ra như thế nào?
+ Hình ảnh những người khởi nghĩa trên đường phố Béc-lin thể hiện
khí thế cách mạng như thế nào?
+ Kết quả của cách mạng tháng 11 – 1918 ở Đức là gì? Ý nghĩa của
nó?
+ Thành quả cách mạng cuối cùng rơi vào tay giai cấp nào?