BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--- oOo ---
NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG
TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NHỎ VÀ VỪA DO CÁ
NHÂN LÀM CHỦ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
“LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ”
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--- oOo ---
NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG
TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NHỎ VÀ VỪA DO CÁ
NHÂN LÀM CHỦ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán (Hướng nghiên cứu)
Mã ngành: 8340301
“LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ”
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VĂN TÙNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
"LỜI CAM ĐOAN”
Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố tác động đến chất lượng
thông tin báo cáo tài chính của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ tại thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Văn Tùng.
Các nội dung tham khảo từ các nguồn tài liệu khác đều được ghi rõ nguồn
trích dẫn. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào từ trước tới nay.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Hà
“MỤC LỤC”
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC PHỤ LỤC
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 3
2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 3
2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4
4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 4
4.2 Đối tượng khảo sát .................................................................................... 4
4.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 4
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 5
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU......................... 6
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ....................................................................... 6
1.2 Các nghiên cứu trong nước ..................................................................... 11
1.3 Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu ........ 17
1.3.1 Nhận xét các nghiên cứu trước ............................................................. 17
1.3.2 Xác định khoảng trống nghiên cứu ....................................................... 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 20
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................. 21
2.1 Các khái niệm .......................................................................................... 21
2.1.1 Thông tin ............................................................................................ 28
2.1.2 Báo cáo tài chính................................................................................. 21
2.1.3 Chất lượng thông tin báo cáo tài chính ................................................ 22
2.1.3.1 Theo quan điểm của hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) . 22
2.1.3.2 Theo quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ
(FASB) ........................................................................................................ 23
2.1.3.3 Theo quan điểm của dự án hội tự của FASB và IASB (2010) ......... 23
2.1.3.4 Theo luật kế toán Việt Nam............................................................ 24
2.1.4 Công ty TNHH Một thành viên ........................................................... 25
2.1.5 Công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ ........................................... 25
2.1.6 Doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................................................... 27
2.2 Các lý thuyết nền ..................................................................................... 27
2.2.1 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependency Theory) ......... 27
2.2.2 Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory) ........................................ 28
2.2.3 Lý thuyết tín hiệu (Signalling Theory) ................................................ 28
2.3 Đặc điểm hoạt động của công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ tác
động đến CLTT BCTC của doanh nghiệp ............................................... 30
2.3.1 Chủ sở hữu công ty ............................................................................. 30
2.3.2 Trách nhiệm tài sản ............................................................................. 30
2.3.3 Cơ chế huy động vốn .......................................................................... 31
2.4 Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính từ cơ
sở lý thuyết ................................................................................................. 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 33
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 34
3.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 34
3.2 “Xây dựng mô hình nghiên cứu” ............................................................ 35
3.3 “Phương pháp nghiên cứu định tính”..................................................... 37
3.3.1 “Tham khảo chuyên gia” ..................................................................... 37
3.3.2 “Xây dựng giả thuyết nghiên cứu” ...................................................... 38
3.3.3 “Căn cứ xây dựng thang đo” ............................................................... 43
3.3.4 “Mã hóa thang đo ................................................................................ 45
3.4 “Phương pháp nghiên cứu định lượng” .................................................. 47
3.4.1 “Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát” ...................................................... 47
3.4.2 Xác định kích thước mẫu” ................................................................... 47
3.4.3 Thu thập kết quả phản hồi” ................................................................. 48
3.4.4 Thu thập, phân tích dữ liệu” ................................................................ 48
3.4.4.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo” ....................................................... 48
3.4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA”................................................. 49
3.4.4.3 Phân tích hồi quy đa biến .............................................................. 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3” ………..……………………...……………………..52
CHƯƠNG 4: “KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN”.......................... 53
4.1 “Kết quả nghiên cứu định tính” .............................................................. 53
4.2 “Kết quả nghiên cứu định lượng” ........................................................... 57
4.2.1 “Thống kê mô tả mẫu khảo sát” ........................................................... 57
4.2.1.1 “Thông tin các đối tượng khảo sát” ................................................ 57
4.2.1.2 “Thống kê mô tả biến quan sát” ……….…………………………..60
4.2.1.3 “Chất lượng thông tin BCTC của các Công ty TNHH MTV nhỏ và
vừa do cá nhân làm chủ tại TP.HCM” ......................................................... 62
4.2.2 “Đánh giá độ tin cậy thang đo” ........................................................... 63
4.2.3 “Phân tích nhân tố khám phá EFA đánh giá giá trị thang đo” ............... 68
4.2.3.1 “Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập”......... 68
4.2.3.2 “Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc”.... 70
4.2.4 “Phân tích hồi quy đa biến”................................................................... 72
4.3 “Bàn luận về kết quả nghiên cứu” ........................................................... 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ……………………………………………………….83
“CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ” ................................................. 84
5.1 Kết luận ................................................................................................... 84
5.2 Một số kiến nghị ..................................................................................... 85
5.2.1 Nâng cao nhận thức tuân thủ pháp luật của chủ DN ............................ 85
5.2.2 Nâng cao năng lực nhân viên kế toán, ứng dụng công nghệ thông tin
hỗ trợ bộ phận kế toán ................................................................................. 86
5.2.3 Tăng cường thanh tra, kiểm định chất lượng phần mềm kế toán ........ 86
5.2.4 Tăng cường sự tương tác giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý doanh
nghiệp…. …….. .......................................................................................... 86
5.3 Đóng góp của nghiên cứu ....................................................................... 87
5.4 Những hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu tiếp theo ............ 87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .................................................................................. 88
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nội dung
BCTC
“Báo cáo tài chính”
CNTT
“Công nghệ thông tin”
CL
“Chất lượng”
CLTT
“Chất lượng thông tin”
DN
“Doanh nghiệp”
FASB
“Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ”
HĐQT
“Hội đồng quản trị”
KTTC
“Kế toán tài chính”
IASB
“Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính quốc tế”
MTV
“Một thành viên”
NC
Nghiên cứu
NCĐT
“Nghiên cứu định tính”
NCĐL
“Nghiên cứu định lượng”
PMKT
“Phần mềm kế toán”
QSH
“Quyền sở hữu”
QMNVV
“Quy mô nhỏ và vừa”
SPSS
“Statistical Package for the Social Sciences”
TT
“Thông tin”
TNHH
“Trách nhiệm hữu hạn”
TP.HCM
“Thành phố Hồ Chí Minh”
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nhân tố tác động đến CLTT BCTC từ cơ sơ lý thuyết
.................................................................................................................... 32
Bảng 3.1: Bảng mã hóa thang đo ......................................................................... 45
Bảng 4.1: Bảng mức độ đồng ý với chất lượng thang đo ..................................... 60
Bảng 4.2: Bảng phân tích thực trạng CLTT BCTC .............................................. 62
Bảng 4.3: Bảng phương sai trích biến độc lập ..................................................... 62
Bảng 4.4: Ma trận xoay ....................................................................................... 70
Bảng 4.5: Bảng phương sai trích biến phụ thuộc ................................................. 71
Bảng 4.6: Bảng ma trận tương quan ................................................................... 72
Bảng 4.7: Bảng tóm tắt mô hình ......................................................................... 73
Bảng 4.8: Bảng phân tích hồi quy ANOVA ........................................................ 74
Bảng 4.9: Bảng trọng số hồi quy ........................................................................ 74
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
HÌNH VẼ
Hình 3.1: Khung nghiên cứu của luận văn .......................................................... 34
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất..................................................... 36
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu chính thức ........................................................... 42
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ về giới tính người khảo sát ................................................. 57
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ về trình độ của người khảo sát ............................................ 58
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ về vị trí công tác tại đơn vị của người khảo sát ................... 58
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ về lĩnh vực hoạt động của đơn vị ........................................ 59
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ về vốn điều lệ của đơn vị .................................................... 59
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ về số lao động bình quân/năm tại các đơn vị khảo sát ......... 60
Biểu đồ 4.7: Biểu đồ tần suất phần dư chuẩn hóa ................................................. 75
Biểu đồ 4.8: Biểu đồ tần suất P-P lot ................................................................... 76
Biểu đồ 4.9: Biểu đồ phân tán giữa phần dư với giá trị dự đoán ........................... 76
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: “Bảng tóm tắt các công trình nghiên cứu trước đây”
Phụ lục 2: “Danh sách chuyên gia”
Phụ lục 3: “Dàn bài phỏng vấn chuyên gia”
Phụ lục 4: “Danh sách các cá nhân và công ty được khảo sát”
Phụ lục 5: “Bảng câu hỏi khảo sát”
Phụ lục 6: “Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu gốc xuất ra từ phần mềm SPSS”
TÓM TẮT
Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam những năm
gần đây có hàng chục ngàn DN quy mô nhỏ và vừa ngừng hoạt động rút lui khỏi thị
trường, một phần là do CLTT BCTC không đáng tin cậy nên không huy động được
vốn đầu tư và vốn vay. Vấn đề CLTT BCTC đã được tìm hiểu, nghiên cứu ở nhiều
bài báo, công trình nghiên cứu trước, nhưng chỉ tập trung ở các DN lớn, DN niêm
yết, DN nhỏ và vừa, mà chưa được tiến hành nghiên cứu tại loại hình Công ty
TNHH MTV nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ, là loại hình DN giải thể nhiều nhất
rất cần được tìm hiểu và nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu: Đo lường và xác định mức độ tác động của các nhân tố đến
CLTT BCTC của các công ty TNHH MTV nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ tại
TP.HCM. Từ đó, đề xuất các hàm ý quản trị nhằm góp phần nâng cao CLTT BCTC
của các DN này.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để
xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC. Phương pháp nghiên cứu định
lượng được sử dụng để đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT
BCTC.
Kết quả nghiên cứu: Kết quả phân tích hồi quy với 245 mẫu khảo sát từ các công
ty TNHH MTV nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ tại TP.HCM chỉ ra rằng: Hành vi
quản trị lợi nhuận của chủ DN, hỗ trợ từ phía chủ DN, năng lực nhân viên kế toán,
chất lượng phần mềm kế toán, thời gian hoạt động của DN, tất cả 5 nhân tố đều có
tác động đến CLTT BCTC.
Hàm ý: Bổ sung thêm lý thuyết mô hình về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC,
trong bối cảnh các Công ty TNHH MTV nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ. Đồng
thời giúp chủ DN có định hướng nâng cao CLTT BCTC tại DN, nhằm mục đích
thu hút vốn đầu tư và vốn vay để tiếp tục kinh doanh, tránh bị đào thải khỏi nền
kinh tế.
Từ khóa: Chất lượng thông tin báo cáo tài chính, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công
ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ, thành phố Hồ Chí Minh.
ABSTRACT
Reason for writing: In the context of economic circumstances over recent years,
tens of thousands of small and medium-sized enterprises are giving up and leaving
the economy every year. One of the reasons is the quality of financial statement
information is not accurate. Previous studies have been done for quality of financial
statements information. However, most of studies has focused on large companies,
listed companies, small and medium-sized enterprises rather than single-member
limited liability company.
Research objectives: Measure and determine the impact of factors that affect to
quality of financial statement information in small and medium-sized singlemember limited liability company in Ho Chi Minh city. Since then, it can help to
propose methods of management in order to improve quality of financial statement
information in those companies.
Research methods: Qualitative research methodologies was used to identify all
factors that impact on quality of financial statement information. Quantitative
research methodologies was used to measure the impact of the factors that affect
the quality of financial statement information.
Research result: The returned analysis data from 245 surveys from small and
medium-sized single-member limited liability company in Ho Chi Minh city
showed that: earnings manangements of business owners, support from business
owners, accountants competencies, accounting softwares, firm age all influence the
quality of financial statement information.
Conclusion and Implications: This study contributes to model theory about
quality of financial statements information in the context of small and mediumsized single-member limited liability company. Beside that, this study also help
business owners to prepare and improve their financial statements to attracting and
raising more financial capital and prevent business failure.
Keywords: Quality of financial statements information, small and medium-sized
enterprises, single-member limited liability company, Ho Chi Minh city.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. “Lý do chọn đề tài nghiên cứu”
Hội nghị Trung ương lần thứ năm khóa XII, Ban chấp hành trung ương Đảng
đã ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW 2017 về việc phát triển kinh tế tư nhân trở
thành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nền kinh tế thị trường với nhiều cơ
hội kinh doanh, cũng phát sinh nhiều rủi ro đối với các DN. Sự khó khăn của tình
trạng thành lập hàng trăm ngàn DN mỗi năm, và sự cạnh tranh không ngừng của
hàng triệu DN lớn và lâu năm, thì các DN tư nhân, nhỏ lẻ với số vốn hoạt động ít ỏi,
lại càng phải có những hoạt động, đối sách nhằm tạo lòng tin và nâng cao giá trị của
DN mình trên thương trường.
Theo số liệu thống kê của Cục quản lý đăng ký kinh doanh trên trang Web
Cổng thông tin quốc gia về đăng ký DN, trong năm 2018, cả nước có 131.275 DN
thành lập mới, DN ngừng hoạt động rút khỏi thị trường là 88.865 DN. Năm 2019 cả
nước có 138.139 DN thành lập mới, DN ngừng hoạt động rút khỏi thị trường là
89.282 DN. Trong đó, loại hình Công ty TNHH MTV là loại hình DN được thành
lập nhiều nhất, luôn giữ vị trí đứng đầu trong tổng số lượng các loại hình DN được
thành lập, trung bình mỗi tuần trong cả nước có trên 1.000 DN là Công ty TNHH
MTV được thành lập. Tuy nhiên loại hình Công ty TNHH MTV này cũng là loại
hình DN giải thể nhiều nhất. Tại TP. Hồ Chí Minh, nơi luôn giữ vững vị trí đầu tàu
nền kinh tế cả nước, số liệu thống kê trong tháng 10 năm 2018: TP.HCM là tỉnh
thành dẫn đầu trong cả nước về số DN hoàn thành thủ tục giải thể với 3.382 DN.
Về DN ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, TP.HCM có đến 14.918
DN, chiếm 27,66% trong tổng số 53.937 DN trong cả nước. Trong cả năm 2019,
TP.HCM thuộc khu vực Đông Nam Bộ có số lượng giải thể nhiều nhất nước với
6.385 DN, chiếm 37,9% cả nước.
Theo các chuyên gia kinh tế, có hai nguyên nhân giải thích cho việc có nhiều
DN thuộc loại hình Công ty TNHH MTV giải thể, đó là: (1) Các cá nhân có vốn
muốn tự mở DN tự kinh doanh và tự quản lý, tuy nhiên năng lực quản lý, điều hành
của các cá nhân chủ DN còn kém, thiếu cơ chế quản lý; (2) Các DN nhỏ vốn ít, việc
2
tiếp cận nguồn vốn vay gặp khó khăn, thông tin DN cung cấp thông qua BCTC
chưa tạo được uy tín và sự tin tưởng của các đơn vị cho vay, nhà đầu tư, nên việc
huy động nguồn vốn cho kinh doanh gặp khó khăn. Theo Viện trưởng viện nghiên
cứu quản lý kinh tế Trung ương Trần Thị Hồng Minh trong một bài tổng kết tháng
11 năm 2018 nhận định: “Doanh nghiệp thiếu minh bạch về tài chính làm giảm mức
độ tín nhiệm”.
Nhìn chung nguyên nhân các chuyên gia kinh tế trong nước đưa ra là do thông
tin DN cung cấp thông qua BCTC còn thấp, một trong những giải pháp giúp loại
hình công ty TNHH MTV nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ có thể tồn tại, duy trì và
phát triển đó chính là nâng cao năng lực quản lý và tiếp cận được các nguồn vốn
đầu tư. Tự bản thân các DN này phải giới thiệu, quảng cáo bản thân DN tới các đối
tác, nhà đầu tư, hoặc những người quan tâm muốn tiếp cận DN, đó chính là thông
qua BCTC của DN. Thông tin trên BCTC giúp mọi người có nhu cầu hiểu rõ hơn về
lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình thu chi của DN như thế nào, để từ
có rút ra những quyết định hữu ích phục vụ nhu cầu đầu tư của họ. Để được tin
tưởng, CLTT trên BCTC của DN phải được đảm bảo. Theo Arrow (1972), thông tin
trên BCTC là phương tiện hữu ích giúp DN đưa tín hiệu, quảng bá hình ảnh của
mình tới các nhà đầu tư. Redman (1992) cho rằng thông tin chưa thể hiện tính chính
xác và đầy đủ thì có thể gây ra sự bất lợi trong vị thế cạnh tranh của tổ chức và dẫn
đến việc ra quyết định sai. Wang và cộng sự năm 1998 đề cập: “Thông tin có chất
lượng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào thành công của tổ chức,
các thông tin tốt sẽ giúp DN phát triển tốt và ngược lại”. Theo Joseph & ctg (2002)
nhận định rằng khả năng cạnh tranh của tổ chức bị đe dọa khi TT kế toán cung cấp
nghèo nàn, ít ỏi. Trong thời đại chi phối bởi thông tin, CLTT là mối quan tâm hàng
đầu của phần lớn các tổ chức (Mouzhi Ge, 2009), Gelimas (2012) nhận định thông
tin kế toán được sử dụng để giúp người dùng đưa ra những quyết định có ích.
Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu về CLTT
BCTC tại các DN, tuy nhiên các nghiên cứu trước chỉ dừng lại ở phạm vi DN nhỏ
và vừa, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về CLTT BCTC tại DN thuộc loại hình
3
công ty TNHH MTV nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ, một loại hình thành lập nhiều
nhất và cũng giải thể nhiều nhất trong những năm gần đây. Vì thế, nghiên cứu được
thực hiện nhằm bổ sung thêm bằng chứng về CLTT BCTC trong bối cảnh các công
ty TNHH MTV nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ. Đồng thời nhằm tìm hiểu sâu hơn
về CLTT BCTC, làm rõ hơn về thực trạng CLTT BCTC tại các DN thuộc loại hình
công ty TNHH MTV chỉ do duy nhất một cá nhân làm chủ, kết quả BCTC dễ dàng
bị chi phối theo ý định cá nhân chủ DN, góp phần tìm ra giải pháp khắc phục nhằm
nâng cao CLTT BCTC, giúp DN huy động được nguồn vốn, góp một phần giảm
thiểu tình trạng nhiều DN thuộc loại hình Công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ
đóng cửa, giải thể hàng loạt, tác giả chọn đề tài: “Các nhân tố tác động đến chất
lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ tại thành phố Hồ Chí Minh”.
2. “Mục tiêu nghiên cứu”
2.1 “Mục tiêu tổng quát”
Đo lường và xác định mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC của
các công ty TNHH MTV nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ tại TP.HCM. Từ đó, đề
xuất các khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao CLTT BCTC của các công ty này.
2.2 “Mục tiêu cụ thể”
- Xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC của các công ty TNHH MTV
nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ tại TP.HCM.
- Xác định mức độ tác động của từng nhân tố đến CLTT BCTC của các công ty
TNHH MTV nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ tại TP.HCM.
3. “Câu hỏi nghiên cứu”
- Các nhân tố nào tác động đến CLTT BCTC của các công ty TNHH MTV nhỏ và
vừa do cá nhân làm chủ tại TP.HCM?
- Mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC của các công ty TNHH MTV
nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ tại TP.HCM như thế nào?
4
4. “Đối tượng và phạm vi nghiên cứu”
4.1 “Đối tượng nghiên cứu”
CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC của các công ty TNHH
MTV nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ tại TP.HCM.
4.2 “Đối tượng khảo sát”
Các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kế toán, BCTC, các lãnh đạo, kế toán, kiểm
toán tại công ty TNHH MTV nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ tại TP.HCM.
4.3 “Phạm vi nghiên cứu”
Nghiên cứu tại các công ty TNHH MTV nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ tại
TP.HCM.
5. “Phương pháp nghiên cứu”
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, bao gồm nghiên cứu định
tính và nghiên cứu định lượng.
- Nghiên cứu định tính (NCĐT): Tham khảo từ các NC trước có liên quan đến
các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC, từ đó hệ thống hóa các lý thuyết nền liên
quan để đề xuất mô hình cho nghiên cứu. Sau đó tác giả thảo luận với các chuyên
gia, những người có chuyên môn, kinh nghiệm liên quan đến đề tài nhằm xác định
các nhân tố tác động đến CLTT BCTC tại các công ty TNHH MTV nhỏ và vừa do
cá nhân làm chủ tại TP.HCM, tiến hành xây dựng mô hình NC chính thức. Từ đó
giúp trả lời câu hỏi nghiên cứu đầu tiên là “Các nhân tố nào tác động đến CLTT
BCTC của các công ty TNHH MVT nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ tại TP.HCM?”.
Sau khi tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, điều chỉnh các giả thuyết cho phù hợp,
tham khảo thang đo từ những NC trước, tiến hành lập bảng câu hỏi khảo sát trực
tiếp, gửi email, thư tín cho các chủ sở hữu, giám đốc, kế toán tại các công ty TNHH
MTV nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ tại TP.HCM nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp để
phục vụ cho bước NCĐL.
- Nghiên cứu định lượng (NCĐL): Kết quả thu được từ NCĐT làm cơ sở nền
tảng để tác giả tiến hành NCĐL. Phương pháp NCĐL nhằm đánh giá độ tin cậy
của thang đo, đánh giá giá trị của thang đo nhằm kiểm định các nhân tố tác
5
động đến CLTT BCTC tại các công ty TNHH MTV nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ
tại TP.HCM. Đồng thời phân tích hồi quy nhằm đo lường mức độ tác động của
từng nhân tố đến CLTT BCTC ở mức độ nào thông qua phần mềm SPSS 22.0. Từ
đó giúp trả lời được câu hỏi nghiên cứu thứ hai là “Mức tác động của các nhân tố
đến CLTT BCTC của các công ty TNHH MTV nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ tại
TP.HCM như thế nào?”.
6. Đóng góp của luận văn
- Đóng góp về mặt lý thuyết: Bổ sung thêm lý thuyết mô hình về các nhân tố tác
động đến CLTT BCTC, trong bối cảnh nghiên cứu tại các công ty TNHH MTV nhỏ
và vừa do cá nhân làm chủ tại TP.HCM.
- Đóng góp về mặt thực tiễn: Nghiên cứu xác định được các nhân tố có tác động
đến CLTT BCTC của các công ty TNHH MTV nhỏ và vừa do cá nhân làm chủ tại
TP.HCM. Từ đó biết được nhân tố nào giúp tăng CLTT BCTC, nhân tố nào tác
động làm giảm CLTT BCTC nhằm đưa ra các khuyến nghị giúp chủ công ty có
định hướng cho việc nâng cao CLTT BCTC của đơn vị, qua đó góp phần đáp ứng
nhu cầu sử dụng TT trên BCTC của nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Mặt khác,
kết quả của NC là bản tài liệu có giá trị cho những cá nhân, tổ chức có quan tâm
trong cùng lĩnh vực.
7. “Kết cấu của luận văn”
Kết cấu của luận văn, ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo
và các Phụ lục, nội dụng chính của luận văn được kết cấu bởi 5 chương:
- “Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu”
- “Chương 2: Cơ sở lý thuyết”
- “Chương 3: Phương pháp nghiên cứu”
- “Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận”
- “Chương 5: Kết luận và kiến nghị”
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC
[1]. Hongjiang Xu và cộng sự năm 2003: “Key issues of accounting information
quality management: Australian case studies”.
Nghiên cứu về các vấn đề quản lý CLTT kế toán ở các DN tại Australia. Xem
xét các tình huống với các nhóm đối tượng gồm: Đối tượng sản xuất TT kế toán, đối
tượng quản lý hệ thống, đối tượng dùng TT, quản lý cấp cao.
Phương pháp NCĐL với mẫu khảo sát được lấy tại 4 DN ở Australia. Kết quả:
“Nhân tố con người, nhân tố về hệ thống, nhân tố về tổ chức, nhân tố bên ngoài
(thay đổi công nghệ, chính sách) thực sự có tác động đến CLTT BCTC.
Nghiên cứu còn tồn tại hạn chế do chưa xây dựng được thang đo cũng chưa
kiểm định được kết quả nghiên cứu. ”
[2]. Nesrine Klai và Abdelwahed Omri năm 2011: “Corporate Governance and
Financial Reporting Quality: The Case of Tunisian Firm”.
Nghiên cứu bàn về vấn đề quản trị công ty và CLTT BCTC tại các công ty ở
Tunisia. Tác giả cho rằng:
“Tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài, yếu tố gia đình trị, tỷ lệ sở hữu của cổ
đông lớn, việc kiểm soát của các tổ chức tài chính và nhà nước có liên quan tác
động tới CLTT BCTC”.”
Mô hình hồi quy được dùng để kiểm định bốn giả thuyết. Kết quả NC cho
thấy: Phần lớn các công ty ở Tunisia thiếu tính độc lập của ban giám đốc, quyền sở
hữu tập trung vào một cá nhân, tổ chức ở mức độ rất cao. Có mối quan hệ giữa ban
quản trị và CLTT BCTC. Sự kiểm soát của nhà nước vào các tổ chức tài chính
mang lại CL tốt hơn cho BCTC. Ngược lại sự kiểm soát của các cổ đông lớn, các
gia đình trị nước ngoài tại các công ty ở Tunisia làm giảm CLTT BCTC.”
Nghiên cứu còn nhiều hạn chế, chỉ tập trung vào khảo sát HĐQT và cơ cấu sở
hữu của các công ty đã được niêm yết ở Tunisia từ 1997 - 2007. Nghiên cứu đề xuất
7
cần được mở rộng khảo sát nhiều công ty ở Tunisia như các ngân hàng để có thêm
biến khảo sát hoặc thước đo khác về CLTT, đồng thời đề nghị điều tra liên kết quản
trị công ty với CLTT kế toán ở các thị trường mới nổi khác.
[3]. Al-Hiyari và công sự năm 2013: “Factors that Affect Accounting Information
System Implementation and Accounting Information Quality: A Survey in University
Utara Malaysia”.
Mục đích của NC là đánh giá CLTT kế toán tại đại học Utara Malaysia. Nhân
tố:“Nguồn lực con người, sự cam kết từ phía các nhà quản lý, vận hành hệ thống TT
kế toán và CL dữ liệu được tác giả phân tích. CLTT kế toán được tác giả xác định
qua: tính chính xác, tính kịp thời, tính đầy đủ và tính nhất quán.”
Dữ liệu thu từ 119 học viên đang học tại trường Đại học Utara Malaysia. Các
học viên này đang công tác và có kinh nghiệm làm việc: từ 1 tới 5 năm chiếm
72,2%; từ 5 tới 10 năm chiếm 17,4%, từ trên 10 năm chiếm 10,4% tại các DN. Mô
hình của Al-Hiyari và cộng sự năm 2013 gồm 3 biến độc lập,1 biến phụ thuộc, 1
biến trung gian. Kết quả của phân tích hồi quy cho thấy có mối quan hệ có ý nghĩa
giữa nhân tố nguồn lực con người, CL hệ thống TT kế toán với CLTT kế toán.
Hạn chế của NC là chỉ khảo sát giới hạn tại đại học Utara Malaysia, kiến nghị
tương lai các NC khác mở rộng thêm các yếu tố được đề xuất, sử dụng các bằng
chứng định tính nhằm cải thiện phương pháp NCĐL trong bối cảnh thực tế.
[4]. Jouini Fathi năm 2013: “The Determinants of the Quality of Financial
Information Disclosed by French Listed Companies”.
Tác giả NC các nhân tố có tác động đến CLTT BCTC được công bố của các
công ty niêm yết tại Pháp. Để kiểm tra mối quan hệ giữa cơ chế quản trị và CLTT,
mẫu NC là 101 công ty niêm yết ở Pháp từ năm 2004 đến năm 2008.
Thống kê mô tả, hồi quy tuyến tính bội được dùng trong NC. Kết quả cho thấy:
“Quy mô hội đồng quản trị, tỷ lệ tham gia của các thành viên tại các cuộc họp
HĐQT, loại hình công ty kiểm toán, tình trạng niêm yết là các nhân tố có tác động
cùng chiều với CLTT tài chính.”
8
Hạn chế của nghiên cứu là việc sử dụng chỉ số công bố như là thước đo CLTT
công bố. Tác giả đề xuất các NC trong tương lai nên tổng hợp thông tin NC từ các
phương tiện truyền thông hoặc internet. Sử dụng báo cáo hàng năm có thể giới hạn
phần nào phạm vi công bố TT tài chính của DN.
[5] Olowokure, Tanko, Nyor năm 2015: “Firm Structural Characteristics and
Financial Reporting Quality of Listed Deposit Money Banks in Nigeria”
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được khảo sát từ 13 ngân hàng ở Nigeria
trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2014. Mục đích của NC muốn xác định các
nhân tố tác động đến CL BCTC tại các ngân hàng.
Phương pháp NC tương quan được sử dụng, với kết quả từ phân tích hồi qui
bội NC kết luận rằng: Quy mô DN, đòn bẩy vốn không phải là yếu tố quan trọng
quyết định CL BCTC. Nhân tố tuổi của DN có ý nghĩa tích cực đến CL BCTC ở
mức ý nghĩa 10%, không phải là 5% nên không có tác động đáng kể.
Hạn chế của NC là số lượng mẫu nhỏ, kết quả nghiên cứu chưa đại diện được
cho tổng thể mẫu trong cả nước.
[6]. Hoglund và cộng sự năm 2016: “Financial reporting quality and outsourcing
of accounting tasks: Evidence from small private firms”.
Nghiên cứu điều tra xem liệu CL BCTC ở các DN nhỏ có sự khác nhau hay
không giữa việc thuê kế toán bên ngoài và việc DN thực hiện kế toán nội bộ. Sử
dụng cơ sở dồn tích làm thước đo cho CL BCTC và mẫu khảo sát được gửi email
tới 8.414 công ty TNHH nhỏ tại Phần Lan vào tháng 2 năm 2015. Bảng câu hỏi tác
giả thiết kế để khảo sát gồm tiếng Phần Lan, tiếng Thụy Điển và tiếng Anh. Trong
đó có 1.253 địa chỉ không hợp lệ, cỡ mẫu còn lại 7.010 mẫu. Kết quả NC cho thấy
rằng:“CL BCTC khi thuê kế toán bên ngoài có CL cao hơn với việc thực hiện kế
toán nội bộ. Kế toán bên ngoài hoạt động như là một người giám sát bên ngoài quy
trình BCTC của công ty và do đó giảm được hành vi cơ hội. Kế toán thuê ngoài có
hiểu biết pháp luật hiện hành hơn kế toán nội bộ trong công ty. Hơn nữa các công ty
dịch vụ kế toán có chuyên môn trong ngành kế toán hơn dẫn đến CL của BCTC cao
9
hơn. Trình độ kế toán, thời gian thuê dịch vụ kế toán, quy mô công ty dịch vụ kế
toán cũng có ảnh hưởng đến CL của BCTC.”
Quá trình thu thập dữ liệu và phân tích kết quả nghiên cứu còn nhiều hạn chế:
“(1) Việc đo lường CL của BCTC gặp phải một số chỉ trích, (2) Việc đo lường chỉ
tập trung trên cấp độ tổng hợp của chất lượng BCTC, (3) Chỉ phân tích dữ liệu trong
một phạm vi quyền hạn, (4) Chỉ tập trung vào lập bản đồ CL BCTC tổng thể trong
các công ty thuê ngoài và không thuê ngoài dịch vụ kế toán.”
[7]. Nelsi Wisna năm 2018:“Factors Affecting The Quality Of Accounting
Information”.
Đối tượng khảo sát trong NC này là các trưởng phòng, đội ngũ kế toán, tài
chính tại tối thiểu 59 DN nhà nước ở Bandung, Indonesia, có sử dụng hệ thống TT
kế toán để xử lý việc kế toán trong DN. Dữ liệu được thu thập bằng cách gửi email
đến các đối tượng được khảo sát.
Kết quả NCĐL với mô hình NC gồm có 5 biến, trong đó có ba biến độc lập là:
“Phong các lãnh đạo, quản trị tri thức, đào tạo nhân lực, 1 biến phụ thuộc: CLTT kế
toán và 1 biến trung gian: Hệ thống thông tin kế toán.”
Nghiên cứu mới chỉ xây dựng được mô hình NC, giả thuyết NC và phương
pháp phân tích. Chưa đưa ra được kết quả NC, những đóng góp cũng như hạn chế
cho các NC về sau.
Nghiên cứu về các đặc tính chất lượng của Báo cáo tài chính
[1]. Gregory J. Jonas và Jeannot Blanchet năm 2000: “Assessing Quality of
Financial Reporting”.
Gregory J. Jonas và Jeannot Blanchet tiến hành NC nhằm mục đích phát triển
một mô hình hoàn chỉnh hơn hỗ trợ kiểm toán viên và các thành viên trong ủy ban
kiểm toán đánh giá về CL BCTC. Khung NC gồm nhiều tiêu chí đánh giá các đặc
điểm của BCTC được phát triển từ FASB, các ủy ban và tổ chức trước đó.
Nghiên cứu xây dựng thang đo gồm nhiều biến quan sát đo về các đặc điểm:
10
“Thích hợp (12 biến), đáng tin cậy (14 biến), có thể so sánh (2 biến), nhất quán (2
biến), rõ ràng dễ hiểu (5 biến).”
Hạn chế của NC là tác giả mới xây dựng thang đo nhưng chưa tiến hành kiểm
định thang đo, khảo sát lấy số liệu.
[2]. Beest và công sự năm 2009: “Quality of Financial Reporting: measuring
qualitative characteristics”.
Nghiên cứu đã dựng lên công cụ đo lường để đánh giá toàn diện về CL BCTC.
Dùng 231 báo cáo hằng năm từ các công ty đã được niêm yết trên thị trường chứng
khoán Hoa Kỳ, Anh, Hà Lan từ những năm 2005 đến 2007.
Thang đo tác giả xây dựng dùng 21 biến quan sát, dựa trên các tiêu chí về CL
BCTC được công bố bởi FASB và IASB năm 2008. Đo lường đặc tính của BCTC
như:“Thích hợp (được đo bởi 4 biến quán sát), trình bày trung thực (được đo bởi 5
biến quan sát), có thể hiểu được (được đo bởi 5 biến quan sát), có thể so sánh (được
đo bởi 6 biến quan sát), kịp thời (được đo bởi 1 biến quan sát).”
Hạn chế NC là số lượng mẫu tương đối nhỏ, nghiên cứu thực hiện trong tương
lai nên sử dụng mẫu lớn hơn để có thể cung cấp bổ sung thêm cho NC những hiểu
biết sâu sắc hơn về đánh giá CL BCTC.
[3] Geert Braam và Ferdy van Beest năm 2013: “Conceptually-Based Financial
Reporting Quality Assessment. An Empirical Analysis on Quality Differences
Beetween UK Annual Reports and US 10-K Reports”.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm cho thấy sự khác biệt giữa CLTT BCTC theo
khuân mẫu FASB và IASB. Dữ liệu khảo sát được lấy từ báo cáo thường niên của
70 DN ở Anh và 70 DN ở Mỹ năm 2010, được phân tích dựa trên 33 chỉ số đo
lường chất lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng tổng thể BCTC theo
ISAB ở Anh tốt hơn, có tính thích hợp, trung thực, dễ hiểu hơn FASB ở Mỹ. Tuy
nhiên BCTC được trình bày theo FASB lại có khả năng so sánh cao hơn IASB.
11
Nghiên cứu còn hạn chế ở hai điểm, một là tính chính xác và độ tin cậy của 33
chỉ số đo lường chưa thực sự cao. Hai là sử dụng dữ liệu chéo làm giảm tính khái
quát của kết quả nghiên cứu.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC
[1]. Nguyễn Bích Liên năm 2012: “Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng
CLTT kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực DN (ERP)
tại các DN Việt Nam”.
Để tiến hành nghiên cứu, tác giả khảo sát 18 DN Việt Nam có sử dụng hệ thống
ERP. Tác giả xây dựng mô hình NC các nhân tố tác động đến CLTT kế toán gồm
có:(1) Chính sách nhân sự và quản lý thông tin cá nhân, (2) Kinh nghiệm, phương
pháp tư vấn triển khai và chất lượng dữ liệu, (3) Thử nghiệm hệ thống ERP và huấn
luyện nhân viên, (4) Năng lực, cam kết của ban quản lý và kiến thức của nhà tư vấn
triển khai, (5) Kiểm soát đảm bảo hệ thống ERP tin cậy, (6) CL phần mềm ERP.”
Phương pháp so sánh, suy diễn và định lượng được tác giả sử dụng cho NC.
Kết quả phân tích cho thấy tất cả 6 nhân tố NC đưa ra ban đầu đều ảnh hưởng
CLTT kế toán trong môi trường ERP tại các DN Việt Nam.
Hạn chế của NC là các mẫu khảo sát có một số ít ở Hà Nội, còn lại tập trung
nhiều ở TP.HCM.
[2]. Võ Văn Nhị & Trần Thị Thanh Hải năm 2013: “Một số ý kiến về chất lượng
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”.
Bài báo của tác giả cho thấy có hai nhóm nhân tố tác động đến chất lượng
BCTC tại các DN nhỏ và vừa. Nhóm nhân tố bên trong DN gồm: Công tác tổ chức
quản lý, người làm công tác kế toán. Nhân tố bên ngoài DN gồm: Khung pháp lý về
kế toán cho DN nhỏ và vừa, đối tượng sử dụng thông tin và nhu cầu thông tin. Tổng
kết, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng BCTC tại các DN nhỏ và
vừa như: Hoàn thiện các quy định pháp lý về lập và trình bày BCTC, tăng cường
vai trò quản trị DN trong kiểm soát và đánh giá chất lượng BCTC.
12
[3]. Cao Nguyễn Lệ Thư năm 2014: “Đánh giá các nhân tố bến trong DN tác động
đến CLTT kế toán trên DMCT của các DN niêm yết ở sở giao giao dịch chứng
khoán TP.HCM”.
Nghiên cứu khảo sát 119 DN niêm yết trên sàn giao dịch tại TP.HCM. Mô hình
xây dựng 11 nhân tố bên trong DN có tác động đến CLTT kế toán trên BCTC gồm:
“Quy mô DN, thời gian hoạt động của DN, kết cấu vốn của nhà nước, tách biệt chức
danh chủ tịch HĐQT với giám đốc, tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành DN,
quy mô HĐQT của DN, khả năng sinh lời, sự tồn tại của ban kiểm soát, đòn bẩy tài
chính, khả năng thanh toán hiện hành, tài sản cố định.”
Phương pháp NCĐT và NCĐL được dùng trong NC, từ kết quả mô hình hồi quy
tuyết tính bội, NC cho thấy CLTT kế toán trên BCTC của các DN niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán ở TP.HCM bị ảnh hưởng bởi 3 nhân tố bên trong DN, đó là:
“Quy mô DN, tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành DN, kết cấu vốn
của nhà nước”.
Nghiên cứu cũng giống như nhiều NC trước đây, vẫn tồn tại các hạn chế đó là:
“(1) Sử dụng chỉ số công bố TT làm thước đo CLTT kế toán công bố, (2) Số lượng
mẫu tương đối nhỏ, thời gian nghiên cứu ngắn chưa bao hàm hết nhân tố ảnh
hưởng, (3) Thiếu nhân tố kiểm soát nội bộ chưa đưa vào mô hình.”
[4]. Phan Minh Nguyệt năm 2014: “Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến CLTT kế toán trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở Việt
Nam”.
Với kết quả khảo sát từ 145 công ty niêm yết ở Việt Nam, tác giả tiến hành xây
dựng mô hình nghiên cứu gồm 7 nhân tố có khả năng tác động đến CLTT BCTC,
đó là:“Nhà quản trị công ty, việc lập và trình bày BCTC, chi phí và lợi ích khi lập
BCTC, trình độ nhân viên kế toán; mục đích lập BCTC, thuế, rủi ro trong việc kiểm
toán BCTC của công ty kiểm toán đối với công ty niêm yết.”
Kết quả NCĐT và kết quả NCĐL cho thấy chỉ còn 5 nhân tố có ảnh hưởng đến
CLTT:“Nhà quản trị công ty, việc lập và trình bày BCTC, chi phí và lợi ích khi lập