Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng tăng trưởng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh thực hiện cơ chế đặc thù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 176 trang )

   
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
­­­­­­­­­­

LÊ TRƯƠNG HẢI HIẾU

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH 
THỰC HIỆN CƠ CHẾ ĐẶC THÙ 

           

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

                
                                                    

TP. Hồ Chí Minh, năm 2020



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
­­­­­­­­­­

LÊ TRƯƠNG HẢI HIẾU

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH 
THỰC HIỆN CƠ CHẾ ĐẶC THÙ



Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 9310102
           

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. ĐINH SƠN HÙNG
2. PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN  

TP. Hồ Chí Minh, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả  xin cam đoan Luận án “Nâng cao chất lượng tăng trưởng trên địa bàn 
thành phố  Hồ  Chí Minh trong bối cảnh thực hiện cơ  chế  đặc thù”  là công trình 
nghiên cứu độc lập của riêng tác giả  dưới sự  hướng dẫn khoa học của TS. Đinh Sơn 
Hùng và PGS.TS.Nguyễn Minh Tuấn. 
Ngoại trừ  những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong Luận án này, không có 
nghiên cứu nào của tác giả  khác được sử dụng trong Luận án này mà không được trích  
dẫn theo đúng quy định. Tác giả  cam đoan rằng toàn phần hay phần lớn Luận án này 
chưa từng được công bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở nơi khác.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 04 năm 2020
Tác giả Luận án
            

                                                                                     Lê Trương Hải Hiếu



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
ABSTRACT
 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

:   Hiệp   hội   các   quốc   gia   Đông   Nam   Á   (Association   of   Southeast   Asian 
Nations)

CBXH

: Công bằng xã hội

CLTT

: Chất lượng tăng trưởng

CNTB  

: Chủ nghĩa tư bản

CNTT 


: Công nghệ thông tin

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

EU

: Liên minh Châu Âu (European Union)

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

GDP

: Tổng thu nhập quốc nội (Gross Domestic Product)

GRDP            : Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product)
GS

: Giáo sư

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KCN


: Khu công nghiệp

KCX

: Khu chế xuất

KHCN

: Khoa học công nghệ

KT ­ XH

: Kinh tế ­ xã hội

KTCT 

: Kinh tế chính trị

KTQT 

: Kinh tế quốc tế

KTTĐPN

: Kinh tế trọng điểm phía Nam

LLSX

: Lực lượng sản xuất


NQTW

: Nghị quyết Trung ương

ODA

: Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( Official Development Assistance)

QHSX 

: Quan hệ sản xuất

TFP

: Nhân tố năng suất tổng hợp

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TS

: Tiến sĩ

TTKT

: Tăng trưởng kinh tế

UBND


: Uỷ ban Nhân dân


USD

........................................................................................................: Đô la Mỹ

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 4.1: Tổng các dự án và vốn đầu tư giai đoạn 2011 – 2018........................82
Bảng 4.2: Giá trị giải ngân các dự án ODA giai đoạn 2013 – 2018....................83
Bảng 4.3: Số lượng và vốn đăng kí của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố giai  
đoạn 2013 – 2018.................................................................................87
Bảng 4.4: Số lượng lao động được giải quyết việc làm và chỗ  làm mới được tạo ra 
trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2013 – 2018....................................90
Bảng 4.5: Số lượng hộ nghèo qua các năm 2013 – 2018.....................................91
Bảng 4.6: Nguồn vốn huy động và số lượng hộ nghèo được giải quyết vay vốn 
giai đoạn 2013 – 2018..........................................................................92
Bảng 4.7: Kinh phí cho việc hỗ trợ người nghèo giai đoạn 2013 – 2018...........93
Bảng 4.8: Số lượng các di tích được xếp hạng cấp quốc gia và thành phố 
giai đoạn 2013 – 2017..........................................................................95
Bảng 4.9: Lượt khách viếng thăm các di tích giai đoạn 2012 – 2018.................96
Bảng 4.10: Số lượng sinh viên được đào tạo nghề theo trình độ trình độ 
giai đoạn 2013 – 2017..........................................................................98
Bảng 4.11: Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề giai đoạn 2013 – 2018..................98
Bảng 4.12: Số lượng trường, lớp phổ thông tại 24 quận, huyện 
giai đoạn 2012 – 2018..........................................................................99
Bảng 4.13: Tỷ lệ học sinh được đi học ở các độ tuổi giai đoạn 2014 – 2018....99
Bảng 4.14: Lộ trình thực hiện đề án trong giai đoạn 2014 – 2017....................100
Bảng 4.15: Số lượng và tỷ lệ học sinh, sinh viên ngoài công lập 
giai đoạn 2012 – 2018........................................................................101

Bảng 4.16: Số lượng giường bệnh và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi 
giai đoạn 2013 – 2018........................................................................105


TÓM TẮT
ĐỀ TÀI: “Nâng cao chất lượng tăng trưởng trên địa bàn thành phố Hồ Chí 
Minh trong bối cảnh thực hiện cơ chế đặc thù”
Để  thực hiện đề  tài nghiên cứu trên tác giả  đã nghiên cứu tổng quan một số  
công trình tiêu biểu liên quan đến đề  tài luận án, từ  đó xác định khoảng trống trong  
nghiên cứu, đồng thời có sự kế  thừa và phát triển các công trình nghiên cứu liên quan  
đến đề  tài. Tiếp theo, tác giả  đã phân tích rõ cơ  sở  lý luận để  nghiên cứu đề  tài bao  
gồm: những khái niệm và nội dung cơ  bản của tăng trưởng và nâng cao chất lượng  
tăng trưởng, đặc biệt là lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm của Đảng và  
Nhà nước về  nâng cao chất lượng tăng trưởng, phù hợp với chuyên ngành Kinh tế  
chính trị, đồng thời tác giả cũng nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về nâng cao  
chất lượng tăng trưởng, để  từ  đó rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố  Hồ  Chí  
Minh. Tiếp theo, tác giả đã xác định phương pháp luận nghiên cứu và các phương pháp  
nghiên cứu cụ  thể, nhằm phục vụ  cho việc nghiên cứu đề  tài luận án. Trên cơ  sở  
phương pháp nghiên cứu, tác giả  đi sâu phân tích thực trạng chất lượng tăng trưởng  
trên địa bàn thành phố  Hồ  Chí Minh trong giai đoạn 2011 – 2018, trên các lĩnh vực cơ  
bản, bao gồm: chất lượng tăng trưởng kinh tế; chất lượng giải quyết các vấn đề  xã  
hội, đảm bảo an sinh xã hội; chất lượng bảo vệ môi trường, đảm bảo sự cân bằng về  
môi trường, sinh thái; chất lượng thể chế kinh tế; chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.  
Từ  đó, rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế  và nguyên nhân, đồng thời xác  
định những vấn đề đặt ra cần giải quyết để nâng cao chất lượng tăng trưởng trên địa  
bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù. Trên  
cơ  sở  phân tích rõ thực trạng chất lượng tăng trưởng trên địa bàn thành phố  Hồ  Chí  
Minh thời gian qua, tác giả  đã đề  xuất những định hướng, mục tiêu và giải pháp để  
nâng cao chất lượng tăng trưởng trên địa bàn thành phố  Hồ  Chí Minh trong thời gian  
tới, bao gồm: nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng tăng trưởng bảo vệ môi trường;  

nhóm giải pháp nâng cao chất lượng thể  chế  kinh tế; nhóm giải pháp nâng cao chất  
lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo tác  
giả, những giải pháp trên, nếu được thực hiện tốt sẽ  góp phần nâng cao chất lượng  
tăng trưởng trên địa bàn thành phố  Hồ  Chí Minh trong bối cảnh thực hiện cơ  chế,  
chính sách đặc thù.
Từ khóa: Chất lượng tăng trưởng, Phát triển thành phố Hồ Chí Minh, Cơ chế đặc thù, 
Cơ chế đặc thù cho thành phố Hồ Chí Minh, Phát triển thành phố Hồ Chí Minh.


ABSTRACT
TOPIC: “Improving the quality of growth in Ho Chi Minh city in the context 
of implementing a specific mechanism”
In order to carry out the research project, the author has reviewed an overview of  
some typical works related to the thesis topic, thereby identifying gaps in the research, and  
at the same time inheriting and developing the technologies. Research process related to  
the topic. Next, the authors have analyzed the theoretical basis to study the topic including:  
the basic concepts and contents of growth and improving the quality of growth, especially  
the theory of Marxism ­ Lenin and the Party and State's views on improving the quality of  
growth, consistent with the major of Political Economics, and the author also studies the  
experience of some countries on improving the quality of growth, to from That will draw  
lessons for Ho Chi Minh city. Next, the author has determined the research methodology  
and specific research methods, in order to serve the research of the thesis topic. Based on  
the   research   methodology,   the   author   goes   into   depth   analysis   of   the   growth   quality  
situation in Ho Chi Minh City in the period of 2011 ­ 2018, in basic fields, including: the  
quality of economic growth; quality of solving social problems, ensuring social security;  
quality of environmental protection, ensuring ecological and ecological balance; quality of  
economic   institutions;   quality   of   human   resource   training.   From   there,   draw   out   the  
achieved results, limitations and causes, and identify the issues that need to be addressed to  
improve the quality  of growth in Ho Chi Minh City in the context of implementing the  
mechanism. specific books. On the basis of clearly analyzing the actual quality of growth in  

Ho   Chi   Minh   City   in   recent   years,   the   author   has   proposed   orientations,   goals   and  
solutions to improve the quality of growth in Ho Chi Minh City in the coming time, include:  
groups of solutions to improve the quality of environmental protection growth; group of  
solutions to improve the quality of economic institutions; solutions to improve the quality of  
human resources, especially the development of high quality human resources. According  
to the author, the above solutions, if implemented well, will contribute to improving the  
quality of growth in Ho Chi Minh City in the context of implementing specific mechanisms  
and policies.
Keywords: Growth quality, Ho Chi Minh City Development, Specific Mechanism, Specific 
Mechanism for Ho Chi Minh City, Ho Chi Minh City Development.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nâng cao chất lượng tăng trưởng là mục tiêu quan trọng của hầu hết các quốc gia,  
đặc biệt là đối với các nước kém phát triển hoặc đang phát triển vì điều đó sẽ tạo điều  
kiện để khắc phục tình trạng đói nghèo, kém phát triển, cải thiện, nâng cao đời sống vật 
chất lẫn đời sống tinh thần cho người dân, góp phần giải quyết tốt những vấn đề xã hội,  
đồng thời bảo vệ môi trường, sinh thái. Tuy nhiên, những mặt trái của tăng trưởng nhanh  
đối với một số  quốc gia như  tăng trưởng kinh tế  một cách nhanh chóng dẫn đến tình 
trạng tàn phá tài nguyên, môi trường sinh thái, thể chế kinh tế và chính trị không ổn định,  
phân hoá giàu nghèo tăng, sự phát triển của văn hoá ­ xã hội không theo kịp tăng trưởng 
kinh tế… Trước tình hình đó, các quốc gia trong quá trình hoạch định các chính sách phát 
triển luôn chú trọng đến chất lượng tăng trưởng (CLTT), làm sao để  vừa tăng trưởng 
kinh tế  (TTKT) nhanh, vừa có thể  phát triển một cách bền vững và vừa giải quyết hài 
hòa giữa tăng trưởng nhanh nhất với chất lượng tăng trưởng, đồng thời giải quyết tốt 
các vấn đề xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, gìn giữ và phát triển môi trường sinh thái, xây 
dựng một thể chế kinh tế ổn định, hiệu quả. 
Thành phố  Hồ  Chí Minh (TP.HCM) là một trong những trung tâm kinh tế  quan  
trọng nhất của Việt Nam, chiếm 0,6% diện tích và hơn 7,8 % dân số cả nước, đồng thời  

là hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN). Hiện TP.HCM đóng góp  
hơn 65% GRDP của Vùng KTTĐPN và đóng góp hơn 20% GDP của cả  nước. Tốc độ 
TTKT của thành phố  Hồ  Chí Minh trong hơn 30 năm vừa qua từ  khi đổi mới đến nay 
luôn cao hơn từ  1,5 đến 1,8 lần so với tốc độ  TTKT chung của cả  nước, từ  đó đã góp  
phần đưa thành phố  trở  thành đầu tàu kinh tế  của cả  nước, là “cực tăng trưởng” lớn 
nhất, là trung tâm kinh tế  lớn và quan trọng nhất của cả  nước. Tuy nhiên, vì nhiều 
nguyên nhân khác nhau, thời gian qua kinh tế TP.HCM vẫn chủ yếu là thực hiện phương 
thức tăng trưởng theo chiều rộng, theo số lượng và chủ yếu là mở rộng quy mô. Phương  
thức tăng trưởng này tuy có những  ưu điểm nhất định trong việc đạt mục tiêu về  tăng 
tốc độ và quy mô về GDP nhưng trong dài hạn và khi nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu  


vào kinh tế quốc tế, cạnh tranh ngày càng thêm gay gắt thì phương thức tăng trưởng chủ 
yếu theo chiều rộng, theo số lượng sẽ bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy chuyển đổi phương 
thức tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, theo số lượng sang ph ương th ức tăng trưởng  
chủ yếu theo chiều sâu và chất lượng là yêu cầu khách quan và cấp bách khi thế giới và  
Việt Nam bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ  tư. Đồng thời, nâng cao chất  
lượng tăng trưởng kinh tế  là nội dung “hạt nhân’’ hàng đầu của tái cấu trúc kinh tế 
TP.HCM cũng như kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, với vai trò là Thành phố lớn của cả nước và cùng với Hà Nội, Đà Nẵng 
đang có nhiều khó khăn, vướng mắc, hạn chế  về  thẩm quyền, về  thể  chế  trong giải  
quyết các vấn đề đô thị, môi trường, hạ tầng giao thông, kinh tế ­ xã hội (KT – XH) rất  
cần có sự  phân quyền và các cơ  chế  chính sách đúng mức để  giải quyết nhanh các nhu  
cầu vừa bức xúc trước mắt, vừa cơ bản lâu dài của các Thành phố lớn. 
Khoảng 10 năm gần đây, các nhà khoa học và quản lý ở Việt Nam đã đề  cập đến 
chất lượng tăng trưởng kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội (CBXH) và phát triển bền 
vững nhưng về lý luận, trả lời cho câu hỏi: Thế nào là chất lượng tăng trưởng kinh tế?  
Thế nào là công bằng xã hội? Thế nào là phát triển bền vững? Xác định nội dung, tiêu chí 
của chất lượng tăng trưởng kinh tế, của công bằng xã hội và phát triển bền vững như 
thế nào? Mối quan hệ giữa chất lượng tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và phát  

triển bền vững diễn ra và thực hiện thế  nào?...vẫn còn nhiều quan điểm rất khác nhau. 
Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ  công bằng xã hội và phát 
triển bền vững là những mục tiêu có quan hệ mật thiết, quan hệ biện chứng với nhau và 
cần đạt được đó là những mục tiêu song song, đồng thời trong mọi kế hoạch, mọi chiến 
lược phát triển kinh tế ­ xã hội ở Việt Nam, cũng như ở TP.HCM trong giai đoạn mới khi  
thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Về thực tiễn hiện nay cơ chế, giải  
pháp, điều hành để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội 
và phát triển bền vững chưa đồng bộ, chưa hiệu quả. TP.HCM là một trong những trung 
tâm kinh tế lớn nhất cả nước, vì vậy nếu TP.HCM nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh  
tế, đảm bảo công bằng xã hội và phát triển bền vững một cách hiệu quả  thì sẽ  có tác 
động tích cực đến nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế,  thực hiện công bằng xã hội 
và phát triển bền vững của cả nước. 


Đại hội Đại biểu Đảng bộ  Thành phố  lần thứ  X (2015 ­ 2020) đã xác định 7 
chương trình đột phá để phát triển Thành phố, trong đó có “Chương trình nâng cao chất 
lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế  Thành phố  đáp  ứng yêu cầu hội 
nhập”. Với mục tiêu tập trung nguồn lực phát triển nhanh các ngành kinh tế  có hàm 
lượng khoa học ­ công nghệ (KH ­ CN) cao, giá trị gia tăng cao, mô hình tăng trưởng kinh  
tế phát triển theo chiều rộng về số lượng được chuyển đổi sang mô hình phát triển theo  
chiều sâu, có chất lượng, hiệu quả cao, bền vững. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc  
tế  (KTQT) ngày càng được mở  rộng, việc TP.HCM thực hiện thí điểm cơ  chế, chính  
sách phát triển TP.HCM theo Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội  
(Nghị quyết số 54 của Quốc Hội) để nâng cao CLTT là vô cùng cần thiết, để thành phố 
xứng đáng là trung tâm kinh tế  của cả  nước, đồng thời cũng để  thực hiện Nghị  quyết  
Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ X (2015 ­ 2020) đảm bảo vừa tăng trưởng 
kinh tế  nhanh, vừa nâng cao chất lượng tăng trưởng, góp phần nâng cao đời sống vật  
chất, đời sống tinh thần của Nhân dân thành phố, giải quyết tốt các vấn đề  xã hội, bảo  
vệ  môi trường sinh thái và xây dựng cơ chế, chính sách phát triển kinh tế  ổn định, hiệu 
quả. 

Nghị quyết số 54 của Quốc Hội ban hành đến nay được 3 năm, Thành phố đã triển  
khai Kế hoạch số 171/KHTU ngày 28/12/2017, các chương trình, đề án, kế hoạch để thực  
hiện và Hội đồng Nhân dân (HĐND) Thành phố chuẩn bị ban hành nhiều Nghị quyết liên  
quan đến Nghị quyết số 54 của Quốc hội. Nhìn chung việc vận dụng và triển khai Nghị 
quyết ở bước đầu, nhiều chương trình, đề án đang nghiên cứu, nhiều vấn đề, nội dung  
mới có liên quan đến Luật, Nghị  định, Thông tư  hiện hành nên việc áp dụng thí điểm 
cũng phải nghiên cứu, so sánh, cân nhắc, lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan và xin chỉ 
đạo của Trung  ương, Chính phủ....Do vậy, việc nghiên cứu sâu, đầy đủ, đồng bộ  mối  
quan hệ giữa chất lượng tăng trưởng kinh tế  và cơ  chế  đặc thù mà Quốc Hội cho phép  
vận dụng trên địa bàn Thành phố  là cần thiết. Từ  đó mới khái quát lại những kết quả,  
các mặt được, hạn chế, các nội dung cần bổ  sung, hoàn thiện, góp ý để  hoàn thiện cơ 
chế thí điểm đặc thù và sơ kết, tổng kết vấn đề nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế 
trên địa bàn Thành phố  sau khi có triển khai cơ  chế  đặc thù này. Đồng thời sau hơn 30  
năm đổi mới chất lượng tăng trưởng kinh tế  trên địa bàn Thành phố  vẫn chưa tương  


xứng với tiềm năng, lợi thế  vốn có, chưa khai thác hết nguồn lực hiện có, đặc biệt là  
nguồn lực về  đất đai, nhân lực, chất xám, công nghệ  của Thành phố, chất lượng tăng 
trưởng kinh tế  Thành phố  còn chưa đạt yêu cầu và bị  kìm hãm bởi cơ  chế, chính sách 
chưa phù hợp trong thực tiễn của một Thành phố  lớn có quy mô về  dân số  hơn 10 triệu 
người. Nghị quyết số 54 của Quốc Hội ban hành sẽ  tạo điều kiện thuận lợi cho Thành 
phố  trong việc khai thác nguồn lực (nhất là nội lực từ  đất đai, chất xám, tri thức, công  
nghệ...). Do vậy, cần phải nghiên cứu để  phát huy, vận dụng vào việc nâng cao CLTT  
kinh tế  Thành phố. Đó là lý do tác giả  chọn đề  tài nghiên cứu:  “Nâng cao chất lượng 
tăng trưởng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh thực hiện cơ chế 
đặc thù”. Làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế  chính trị  (KTCT), để  phân 
tích, nghiên cứu và đánh giá thực chất CLTT của thành phố thời gian qua. Từ đó, đề xuất 
các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao CLTT trên địa bàn TP.HCM trong bối cảnh  
thực hiện cơ chế đặc thù từ đầu năm 2018 đến nay và sơ kết ­ tổng kết để kiến nghị các  
cấp có thẩm quyền vận dụng cho giai đoạn 2020 đến 2025 và tầm nhìn 2030.

2. Tiếp cận nghiên cứu
Hiện nay, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về CLTT, mỗi cách tiếp cận có ưu  
và nhược điểm riêng. Sau khi nghiên cứu, tác giả  nhận thấy có 2 hướng tiếp cận chủ 
yếu về chất lượng tăng trưởng: 
­ Một là, tiếp cận chất lượng tăng trưởng theo những đặc trưng của phát triển bền  
vững bao gồm: nâng cao CLTT kinh tế, gắn với giải quyết tốt các vấn đề  xã hội, đảm  
bảo an sinh xã hội, bảo vệ và phát triển môi trường, sinh thái, xây dựng cơ  chế  kinh tế 
ổn định, hiệu quả.
­ Hai là, tiếp cận đánh giá chất lượng tăng trưởng thuần túy về  mặt kinh tế, dựa  
trên cơ  sở  phân tích, đánh giá các yếu tố  đầu vào tác động đến TTKT, dưới dạng như 
hàm sản xuất tổng quát, biểu thị mối quan hệ phụ thuộc giữa đầu ra với các nhân tố đầu  
vào.
Tác giả  đã lựa chọn hướng nghiên cứu của luận án theo hướng phát triển bền 
vững, để  nghiên cứu chất lượng tăng trưởng, vì theo hướng tiếp cận này tác giả  có thể 
phân tích, đánh giá được chất lượng tăng trưởng trên các phương diện cơ bản sau:
­ Đánh giá chất lượng tăng trưởng bao hàm những yếu tố  nâng cao chất lượng  


TTKT và năng lực cạnh tranh của kinh tế TP.HCM.
­ Đánh giá chất lượng tăng trưởng về  các yếu tố  xã hội như: việc làm, xoá đói  
giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
­ Đánh giá chất lượng tăng trưởng về đảm bảo môi trường, sinh thái.
­ Đánh giá CLTT gắn với xây dựng thể chế kinh tế ổn định, hiệu quả.
3. Mục tiêu, giả thiết và câu hỏi nghiên cứu của luận án
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận án là làm rõ cơ  sở  lý luận và thực tiễn về  CLTT trên địa bàn 
TP.HCM trong những năm qua. Từ  đó, đề  xuất những định hướng và giải pháp nhằm 
nâng cao CLTT của Thành phố, trong bối cảnh thực hiện cơ chế đặc thù theo Nghị quyết  
54 của Quốc Hội giao cho TP.HCM thí điểm từ  2018 đến nay và đến giai đoạn 2020 – 
2025, tầm nhìn 2030. 

Để thực hiện mục tiêu trên, luận án cần giải đáp các câu hỏi sau:
Thực trạng CLTT trên địa bàn TP.HCM thời gian qua như thế nào? Những kết quả 
đạt được và nguyên nhân? Những hạn chế  và nguyên nhân? Những vấn đề  đặt ra về 
nâng cao CLTT trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn từ 2011 ­ 2018? 
Những định hướng và giải pháp nào để  nâng cao CLTT trên địa bàn TP.HCM,  
trong bối cảnh thực hiện cơ chế đặc thù từ giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn 2030?
3.2. Giả thiết nghiên cứu
3.2.1. Lý thuyết và thực tiễn đã chỉ ra những mô hình tăng trưởng khác nhau. Mỗi  
mô hình đều có những  ưu, nhược điểm, có những  ưu thế  và thế  mạnh riêng. Nhưng  ở 
góc độ của phát triển kinh tế hiện nay và căn cứ vào thực tiễn TP.HCM thì mô hình tăng 
trưởng bền vững tỏ ra có nhiều lợi thế và phù hợp với kinh tế TP.HCM.
3.2.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế  TP.HCM thực hiện theo hướng tiếp cận  
theo hướng những đặc trưng của phát triển bền vững, tiến bộ  công bằng xã hội và gắn 
với cơ chế đặc thù mà Nghị quyết 54 của Quốc hội đã giao cho Thành phố thế nào? 
3.2.3. Chất lượng tăng trưởng kinh tế  TP.HCM được đo lường và biểu hiện trên 
các khía cạnh;
Duy trì tốc độ tăng trưởng cao hợp lý và ít thay đổi trong thời gian dài.
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện  


đại (theo ngành và lĩnh vực, theo thành phần kinh tế)
Năng suất các nhân tố tổng hợp cao (TFP) và đóng góp tỷ trọng ngày càng lớn vào 
tốc độ tăng GRDP của Thành phố.
Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế TP.HCM bằng việc nâng cao hiệu quả,  
năng suất các yếu tố đầu vào. Theo dạng hàm sản xuất tổng quát và biểu hiện mối quan  
hệ phụ thuộc giữa đầu ra với các nhân tố đầu vào: Y=Fi (i=1, n).
Tăng trưởng gắn với đảm bảo nâng cao hiệu quả  kinh tế  và năng lực cạnh tranh  
của nền kinh tế (các yếu tố về hiệu quả như năng suất lao động, GRDP/người, tỷ trọng 
vốn đầu tư toàn xã hội/GRDP...)
Tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững. 

Chất lượng tăng trưởng và công bằng xã hội là những nội dung “hạt nhân” của phát triển  
bền vững.
Tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện mở rộng dân chủ và tiến bộ công bằng xã  
hội, đây là cốt lõi của sự phát triển. Chất lượng tăng trưởng và công bằng xã hội có quan 
hệ mật thiết, hỗ tương lẫn nhau, là điều kiện tiền đề của nhau.
Công bằng xã hội được thực thi đầy đủ  trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị  và xã 
hội. Công bằng xã hội trong kinh tế biểu hiện tập trung ở những phương diện chính, như 
sau: thứ  nhất, mức sống, mức hưởng thụ  của mỗi thành viên trong xã hội do tài năng,  
đóng góp, cống hiến của họ cho xã hội quyết định, thứ  hai, mọi doanh nghiệp không kể 
thuộc thành phần kinh tế  nào cũng được tạo cơ  hội, điều kiện để  phát triển, để  cạnh 
tranh bình đẳng với nhau, thứ ba, mọi công dân đều được tạo điều kiện và cơ  hội như 
nhau để  cống hiến, để   làm việc và phát huy năng lực đảm bảo thỏa mãn tốt nhất nhu  
cầu, phát huy hết tiềm năng, trí lực, thể  lực để  nâng cao mức sống, mức hưởng thụ và 
đóng góp nhiều nhất cho xã hội.
3.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu, giả thiết nghiên cứu trả lời những câu hỏi sau đây:
Mô hình tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế  TP.HCM sẽ có nội dung 
cụ thể, tiêu chí so sánh như thế nào?
Nội dung của công bằng xã hội, phát triển bền vững và mối quan hệ  giữa chất  
lượng   tăng   trưởng   kinh   tế   với   công   bằng   xã   hội,   phát   triển   bền   vững   trên   địa   bàn 


TP.HCM biểu hiện như thế nào?
Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội và phát triển  
bền vững trên địa bàn TP.HCM thời gian qua thế nào? Những kết quả  nào sẽ  đạt được  
và nguyên dân là gì? Đang có những tồn tại, hạn chế gì? Nguyên nhân của những tồn tại,  
hạn chế đó?
Những định hướng và giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh 
tế và thực hiện công bằng xã hội trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn  
2030 và trong bối cảnh thực hiện cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 54 của Quốc hội giao  

cho TP.HCM làm thí điểm từ năm 2018 đến nay. Mối quan hệ và sự tác động của cơ chế 
đặc thù để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Thành phố ra sao?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu 
Nghiên cứu thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội  
và phát triển bền vững trên địa bàn TP.HCM trên các phương diện: cơ cấu kinh tế, hiệu  
quả kinh tế, an sinh xã hội, hiệu quả quản lý Nhà nước, tình trạng thất nghiệp, phân cực 
giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, môi trường đầu tư và phát triển, bảo vệ môi trường 
sinh thái và giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu.
Phân tích đánh giá các chỉ tiêu, các nội dung chất lượng tăng trưởng kinh tế, công 
bằng xã hội và phát triển bền vững trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2013 ­ 2018 và trong  
chừng mực nhất định có so sánh các chỉ  tiêu đồng nhất này với cả  nước. Nhận định 
những thành tựu, hạn chế và rút ra nguyên nhân của thành tựu, hạn chế đó.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
­ Về thời gian: giới hạn nghiên cứu của luận án tập trung chủ  yếu vào phân tích 
thực trạng chất lượng tăng trưởng trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011 – 2018.
­ Về không gian: luận án tập trung nghiên cứu trên phạm vi TP.HCM.
Nguồn số liệu nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất, đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ các cuộc điều tra khảo sát mức  
sống của người dân trên địa bàn thành phố  giai đoạn 2011 – 2018, của Cục thống kê 
TP.HCM, các số  liệu trong niên giám thống kê TP.HCM qua các năm, số  liệu tổng hợp  
của Sở Lao động ­ Thương binh ­ Xã hội, Ban chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo thành phố, Sở 


Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Giáo dục và Đào tạo...
Thứ  hai, đề  tài sử  dụng nguồn số liệu sơ cấp thông qua việc tiến hành điều tra,  
khảo sát và xin ý kiến của các chuyên gia trên địa bàn TP.HCM về các vấn đề có mối liên  
hệ với kinh tế, phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống, an sinh xã hội, giáo dục, y tế, môi 
trường, cơ chế, chính sách… trên địa bàn TP.HCM. Qua đó, có được đánh giá thực tế hơn  
về những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. 



5. Những điểm mới của Luận án
Một là,  kế  thừa và phát triển các công trình nghiên cứu trước đây, luận án khái  
quát hóa để hình thành (xây dựng) khung lý luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế, công 
bằng xã hội và phát triển bền vững, đề xuất mô hình tăng trưởng kinh tế cho TP.HCM và  
nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Hai là, luận án phân tích, đút kết các bài học kinh nghiệm của các nước như Nhật 
Bản, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan và Pháp trong việc nâng cao CLTT, qua đó tham  
khảo những kinh nghiệm thành công và không lặp lại những sai lầm mà các nước khác  
đã trải qua để làm rõ mục đích và yêu cầu nghiên cứu của luận án.
Ba là, luận án phân tích, đánh giá bức tranh tổng quát CLTT trên địa bàn TP.HCM, 
trước hết là về CLTT kinh tế thông qua các chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế, năng suất tổng  
hợp về  hiệu quả  sử dụng các nguồn lực, chuyển dịch cơ  cấu kinh tế, chất lượng giải  
quyết các vấn đề  xã hội thông qua giải quyết việc làm, nâng cao phúc lợi xã hội, đảm 
bảo an sinh xã hội, chất lượng môi trường thông qua việc đảm bảo môi trường, sinh thái, 
giảm ô nhiễm môi trường, chất lượng thể  chế  thông qua việc cải cách hành chính,  ổn 
định kinh tế vĩ mô, thực thi chính sách. Trên cơ sở đó, chỉ ra những thành tựu đạt được và 
những tồn đọng, mâu thuẫn đang đặt ra về CLTT của thành phố giai đoạn 2011 ­ 2018.
Bốn là, trên cơ sở khái quát lý thuyết và thực tiễn CLTT ở TP.HCM thời gian qua,  
kết hợp các bài học kinh nghiệm của các nước, luận án đã đề  ra hệ  thống các định 
hướng và giải pháp cơ  bản góp phần nâng cao CLTT  ở  TP.HCM trong bối cảnh thực  
hiện thí điểm cơ  chế, chính sách đặc thù mà Nghị  quyết số  54 của Quốc hội giao cho  
TP.HCM làm thí điểm, sự  tác động của cơ  chế  đặc thù để  nâng cao   CLTT  kinh tế  và 
chuyển đổi mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án  
gồm năm chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến Luận án.
Chương 2: Cơ  sở  lý luận về  chất lượng tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng 

trưởng và cơ chế đặc thù.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu của Luận án.


Chương 4: Thực trạng chất lượng tăng trưởng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 
giai đoạn 2011 – 2018.
Chương 5: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng trên địa bàn  
thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù.


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu các công trình khoa học ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án, 
tác giả nhận thấy có các công trình tiêu biểu sau:
­ Công trình nghiên cứu: “Đánh giá mô hình tăng trưởng kinh tế TP.HCM giai đoạn 
1990 – 2010. Định hướng và giải pháp hoàn thiện mô hình tăng trưởng đến năm 2020”  
Hoàng Thị  Chỉnh, Trường Đại học Kinh tế  TP.HCM 2011,  đứng  ở  góc độ  của kinh tế 
phát triển, tác giả  khái quát lại những mô hình tăng trưởng kinh tế  của TP.HCM giai  
đoạn 1990 – 2010, đánh giá những  ưu, nhược điểm, thành tựu, hạn chế  của những mô  
hình tăng trưởng của TP.HCM. Từ đó tác giả đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả, chất  
lượng tăng trưởng kinh tế  TP.HCM giai đoạn sau năm 2010. Những giải pháp nâng cao 
hiệu quả, chất lượng tăng trưởng do tác giả  đề  xuất tuy chưa đầy đủ  nhưng vẫn có ý  
nghĩa tham khảo cho những công trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế  thành phố  Hồ 
Chí Minh.
­ Công trình nghiên cứu: “Quan điểm và giải pháp đảm bảo sự gắn kết giữa tăng 
trưởng kinh tế và tiến bộ  công bằng xã hội” Hoàng Đức Thân. Hà nội 2010, Công trình  
nghiên cứu trình bày lý luận về  sự  gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế  và tiến bộ, công 

bằng xã hội. Đánh giá khái quát thực trạng gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế  và tiến bộ 
công bằng xã hội ở Việt Nam, Đề xuất giải pháp và quan điểm bảo đảm gắn kết hợp lý  
giữa phát triển kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở  nước ta giai đoạn 2011­2020. Dù 
mới trình bày một cách sơ  lược nhưng những nội dung về  lý luận gắn kết giữa tăng  
trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội được trình bày trong công trình nghiên cứu  
vẫn có ý nghĩa tham khảo về mặt lý luận cho những đề tài nghiên cứu có liên quan.
­ Công trình nghiên cứu “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã  
hội  ở  Việt Nam trong thời kỳ  đổi mới ­ Vấn đề  và giải pháp” Nguyễn Thị  Nga, Học 
viện Chính trị  Quốc gia Hồ  Chí Minh 2006, Tác giả  trình bày lý luận về  quan hệ  giữa  
tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. Phân tích sự 


gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường  
định hướng xã hội chủ  nghĩa  ở  nước ta hiện nay. Từ đó đưa ra một số  giải pháp nhằm  
kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định 
hướng XHCN  ở Việt Nam. Dù chưa làm rõ được tiêu chí định hướng XHCN trong quan  
hệ tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội nhưng nội dung nghiên cứu về lý luận quan 
hệ  giữa tăng trưởng kinh tế  với công bằng xã hội vẫn gợi ra cho những nghiên cứu có 
liên quan hướng tiếp cận về  mặt lý thuyết quan hệ  giữa tăng trưởng kinh tế  với công  
bằng xã hội ở Việt Nam.
­ Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh  
tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế  TP.HCM theo hướng cạnh tranh giai đoạn  
2011 ­ 2020 và tầm nhìn 2025” Lương Minh Cừ, Đào Duy Huân, Trường Đại học Tài  
chính Marketing, 2013, đề tài tổng quan lý thuyết về chuyển đổi mô hình kinh tế, chuyển  
dịch cơ cấu kinh tế một vùng, một địa phương, đồng thời đánh giá quá trình chuyển dịch  
cơ  cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế  TP.HCM trong thời gian vừa  
qua. Đề  tài nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiệu quả  các chính sách và giải pháp hỗ  trợ 
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế TP.HCM giai đoạn 
2006­ 2011. Dựa vào việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đưa ra các quan điểm, 
mục tiêu và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh 

tế TP.HCM giai đoạn 2011 ­ 2020 và tầm nhìn 2025. Kết quả nghiên cứu mang tính tổng  
quan về  lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế 
của vùng, lãnh thổ, địa phương mà đề tài thực hiện được là nghiên cứu có ý nghĩa tham  
khảo để xây dựng khung lý luận của các đề tài nghiên cứu có liên quan.
­ Công trình nghiên cứu: “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Lý thuyết và 
thực tiễn  ở  TP.HCM” Đỗ  Phú Trần Tình. Công trình nghiên cứu đã trình bày một cách  
khái quát lý thuyết tăng trưởng và công bằng xã hội, đồng thời áp dụng lý thuyết để đánh 
giá thực trạng tăng trưởng kinh tế  và công bằng xã hội trên địa bàn TP.HCM. Dù nội 
dung nghiên cứu mới giới thiệu được một cách tính sơ lược những vấn đề cơ bản về lý 
luận tăng trưởng và công bằng xã hội nhưng đó có thể  coi là những gợi ý về  việc xây 
dựng khung lý luận khi nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng 
xã hội; “Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trên địa bàn TP.HCM giai 


đoạn 1994 – 2008” Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 11/2009.  Bài viết đã đánh giá TTKT  
và công bằng xã hội thông qua các chỉ tiêu như việc làm, thu nhập bình quân đầu người,  
hệ  số  GINI và khảo sát đánh giá của người dân hệ  thống y tế, giáo dục, nhà  ở... Đồng  
thời, bài viết cũng đề xuất một số giải pháp. Tuy nhiên, bài viết chỉ đánh giá CLTT kinh 
tế   ở  góc độ  công bằng xã hội chứ  chưa đề  cập đến những vấn đề  khác như  năng suất  
lao động tổng hợp hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh, tiến bộ xã hội, đảm bảo môi  
trường sinh thái…
­ Công trình nghiên cứu: “Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt  
Nam” Đinh Quang Ty, Hoàng Đức Thân. Công trình nghiên cứu trình bày thực trạng tăng 
trưởng kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam, vạch ra những thành tựu, hạn chế 
về  tăng trưởng kinh tế  và tiến bộ  công bằng xã hội  ở  Việt nam. Kết quả  nghiên cứu, 
phân tích về  hiện trạng tăng trưởng kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội trong công trình  
nghiên cứu là gợi ý bổ  ích về  hướng tiếp cận thực tiễn tương đối đa chiều của những  
đề tài nghiên cứu có liên quan.
­ Công trình nghiên cứu: “Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 
đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế”. Tạp chí: “Những vấn đề  kinh tế  và chính trị  thế 

giới” Bùi Quang Bình. Công trình nghiên cứu vạch rõ sự cần thiết khách quan phải thực  
hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội  
nhập kinh tế quốc tế. Kết quả nghiên cứu là gợi ý về việc lựa chọn mô hình tăng trưởng  
kinh tế Việt Nam để nâng cao hiệu quả, chất lượng tăng trưởng gắn với hội nhập kinh  
tế quốc tế và chỉ rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với mở rộng quan hệ kinh tế 
quốc tế.
­ Nghiên cứu: “Mô hình tăng trưởng kinh tế   ở  Việt Nam từ  đổi mới đến nay ­ 
Những thành tựu và hạn chế” Trương Bá Thanh, Bùi Quang Bình, Thông tin khoa học xã 
hội 2014. Kết quả  nghiên cứu vạch ra những tồn tại, hạn chế của các mô hình kinh tế 
Việt Nam, qua đó chỉ  ra sự  cần thiết phải lựa chọn một mô hình tăng trưởng mới để 
nâng cao hiệu quả  và chất lượng tăng trưởng. Kết quả  nghiên cứu là gợi ý bổ  ích về 
hướng tiếp cận, tìm kiếm một mô hình tăng trưởng phù hợp với điều kiện mới của kinh 
tế Việt nam và thế giới.
­ Nghiên cứu: “Gắn tăng trưởng kinh tế  với tiến bộ  và công bằng xã hội nhằm 


giảm thiểu sự phân cực giàu nghèo” Lý Thu Huệ, Quản lý Nhà nước 2014, số  222. Nội 
dung nghiên cứu làm rõ sự  cần thiết khách quan tăng trưởng kinh tế  phải gắn liền với 
tiến bộ  công bằng xã hội như  một giải pháp hạn chế  sự  phân cực giàu nghèo trong xã 
hội. Nội dung nghiên cứu gợi ý rằng phải kết hợp chặt chẽ giải pháp tăng trưởng kinh tế 
với chính sách xã hội.
­ Nghiên cứu: “Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội và bảo 
vệ môi trường” Vũ Văn Tự, Môi trường 2014, số 2. Nội dung nghiên cứu vạch rõ sự cần 
thiết phải kết hợp chính sách tăng trưởng kinh tế  với chính sách xã hội và bảo vệ  môi 
trường. Nội dung nghiên cứu là gợi ý bổ  ích về  hướng tiếp cận nghiên cứu phát triển  
bền vững.
­ Nghiên cứu: “Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  và thực hiện công bằng xã hội  ở 
Việt Nam bằng phát triển kết cấu hạ tầng  ở nông thôn” Vũ Xuân, Tiến bộ  khoa học và 
công nghệ  Đại học Đà Nẵng 2014, số 4, Nội dung nghiên cứu chỉ  ra mối quan hệ giữa  
tăng trưởng kinh tế  và thực hiện công bằng xã hội với phát triển hạ  tầng kỹ  thuật  ở 

nông thôn, đây là mối quan hệ hỗ tương là điều kiện, tiền đề của nhau và phản ánh lẫn  
nhau. Muốn tăng trưởng kinh tế và đồng thời thực hiện công bằng xã hội phải chú trọng  
giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế ­ xã hội và cơ sở hạ tầng kinh tế ­ kỹ thuật ở 
nông thôn. Có thể nói rằng luận điểm này gợi ra những ý tưởng về  điều kiện đảm bảo  
tăng trưởng kinh tế  với biện pháp hạn chế  sự  phân cực giàu nghèo giữa nông thôn với  
thành thị.
­ Công trình nghiên cứu: “Một số  vấn đề  xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ 
giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ở  nước ta ­ Thực trạng  
và khuyến nghị”, Mai Ngọc Cường, Kinh tế và phát triển 2013, số 196, Tiếp cận từ khía  
cạnh xã hội, tác giả  đánh giá hiện trạng tăng trưởng kinh tế  và thực hiện công bằng xã  
hội ở nước ta thời gian qua, từ đó tác giả đề xuất những giải pháp để vừa thúc đẩy tăng  
trưởng kinh tế vừa thực hiện có hiệu quả tiến bộ, công bằng xã hội ở nước ta trong thời  
gian tới. Mặc dù những phân tích, đánh giá về  hiện trạng tăng trưởng kinh tế  và thực  
hiện tiến bộ  công bằng xã hội cũng như  nghiên cứu những giải pháp mới chỉ ở  mức sơ 
khai và chưa đầy đủ, nhưng nội dung nghiên cứu của tác giả  cũng gợi ra những ý tưởng 
khác cho những cho những công trình nghiên cứu có liên quan đến tăng trưởng và công 


bằng xã hội.
­ Nghiên cứu: “Lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 –  
2020”. Nguyễn Công Mỹ, Quản lý kinh tế  2012, số  45, Trên cơ  sở  đánh giá hiện trạng 
tăng trưởng kinh tế  Việt Nam thời gian vừa qua, tác giả  chỉ  ra những tồn tại, hạn chế 
của mô hình tăng trưởng hiện hữu và đề  xuất lựa chọn mô hình tăng trưởng hướng tới  
hiệu quả và cạnh tranh. Đây là gợi ý bổ ích về hướng tiếp cận nâng cao chất lượng tăng 
trưởng.
­ Công trình nghiên cứu: “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam ­ Thực trạng và 
lựa chọn cho giai đoạn 2011­ 2016”, Nguyễn Đình Cung, Tài chính 2012, số 1, Trên cơ sở 
phân tích những ưu điểm, tồn tại hạn chế của các mô hình tăng trưởng đã qua, tác giả đề 
nghị  lựa chọn mô hình tăng trưởng mới ­ tăng trưởng theo chất lượng. Những giải pháp 
nâng cao chất lượng tăng trưởng được đề  xuất trong công trình nghiên cứu là gợi ý bổ 

ích cho những công trình nghiên cứu có liên quan đến chất lượng tăng trưởng.
­ Nghiên cứu: “Bảo đảm gắn kết chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công 
bằng xã hội trong chiến lược phát triển  ở  nước ta đến năm 2020”, Nguyễn Hữu Dũng,  
Phát triển kinh tế  2011, số  163, Tác giả  giới thiệu và làm rõ, đồng  thời khẳng định sự 
đúng đắn khi chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội của Việt Nam đến năm 2020 phải bao 
gồm hai chiến lược đồng thời là chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược phát triển xã 
hội. Nói cách khác chiến lược phát triển của đất nước phải bao gồm hai nội dung có 
quan hệ biện chứng với nhau, đó là phát triển kinh tế và chiến lược phát triển xã hội. Vì 
vậy, những công trình nghiên cứu liên quan phải cụ  thể  hóa các giải pháp để  thúc đẩy  
tăng trưởng và thực hiện công bằng xã hội
­ Nghiên cứu: “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế  và phát triển văn hóa, thực 
hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong thời kỳ quá độ”, Phạm Xuân Nam, Tạp chí Cộng  
sản 2011, Từ  những hướng tiếp cận khác nhau, tác giả  khẳng định quan hệ  biện chứng  
giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, đồng thời cho rằng phát triển văn hóa là  
điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Nói cách khác, 
nội dung nghiên cứu tác giả nhấn mạnh vai trò của phát triển văn hóa trong tăng trưởng  
kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.
­ Công trình nghiên cứu: “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: thực trạng và sự 


lựa chọn cho thời gian tới” Quách Đức Phát, Tài chính 2010, số  6, Trên cơ  sở  đánh giá  
thành tựu và những tồn tại, hạn chế của mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian  
qua, tác giả khẳng định Việt Nam tất yếu phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế 
theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Kết quả nghiên cứu là gợi ý  
bổ ích cho những công trình nghiên cứu liên quan đến chất lượng tăng trưởng.
­ Nghiên cứu: “Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở  nước ta trong  
thực hiện các chính sách kinh tế ­ xã hội” Nguyễn Tiệp, Nghiên cứu kinh tế  2010, số  9,  
Tiếp cận từ chính sách kinh tế ­ xã hội tác giả làm rõ vai trò của việc hình thành và đưa 
các chính sách kinh tế ­ xã hội vào thực tiễn có hiệu quả, hiệu lực sẽ vừa thúc đẩy tăng  
trưởng kinh tế vừa thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.

­ Nghiên cứu: “Vai trò của nhà nước trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế  với 
công bằng xã hội ở nước ta hiện nay” Trần Thành: Triết học 2006, số 2, Trên cơ sở phân 
tích chức năng, vai trò của Nhà nước trong việc ban hành cơ chế, chính sách kết hợp tăng 
trưởng kinh tế  với công bằng xã hội. Tác giả  phân tích, đánh giá hiện trạng việc thực 
hiện vai trò của Nhà nước Việt Nam trong việc tạo điều kiện, môi trường kết hợp tăng 
trưởng kinh tế với công bằng xã hội và đề xuất biện pháp Nhà nước cần hoàn thiện để 
thực hiện tốt vai trò kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Việt Nam thời  
gian tới
­ Nghiên cứu: “Quá trình nhận thức của Đảng về gắn tăng trưởng kinh tế với thực  
hiện công bằng xã hội” Hoàng Ngọc Hòa, Tạp chí Lịch sử Đảng 2006, số  12, điểm qua  
một cách khái quát những quan điểm, thực hiện tăng trưởng gắn với công bằng xã hội  
của Đảng, tác giả chứng minh rằng Đảng luôn nhất quán trong thực hiện tăng trưởng kết  
hợp với công bằng xã hội và quá trình gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã 
hội không ngừng được hoàn thiện. Nội dung nghiên cứu của tác giả  gợi ra rằng: nhận  
thức là một quá trình nhưng phải không ngừng suy nghĩ, tìm tòi để hoàn thiện nhận thức  
và thực thi giải pháp.
­ Công trình nghiên cứu: “Vận dụng các mô hình toán trong phân tích và dự  báo 
kinh tế”. Chủ  biên PGS.TS.Nguyễn Thị  Cành, Nhà xuất bản Thống kê 1999, công trình  
nghiên cứu giới thiệu những những mô hình toán chủ yếu và khả năng vận dụng nó trong 
những nền kinh tế khác nhau cũng như nghiên cứu nền kinh tế cấp địa phương. Nội dung 


×