Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN biện pháp tổ chức hoạt động thể dục AEROBIC cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi đạt hiệu quả cao tại trường mầm non thị trấn bến sung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.49 KB, 19 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN BẾN SUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG AEROBIC
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 -6 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TẠI
TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN BẾN SUNG.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hảo
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thị trấn Bến Sung
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

NHƯ THANH NĂM 2018


MỤC LỤC
MỤC

NỘI DUNG

TRANG

A

MỞ ĐẦU

2


I
II
III
IV
B

LÝ DO CHON ĐỀ TÀI
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2
3
3
3
3

I
II

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC CHO TRẺ 5 -6 LÀM QUEN VỚI
THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU AEROBIC Ở TRƯỜNG MÀM NON
THỊ TRẤN BẾN SUNG.

3
4

1

2
III
1

Thực trạng
Kết quả, hiệu quả của thực trạng

4
5
5
6

2
3
4
5
6
7
IV

CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Tổ chức cho trẻ làm quen với các động tác cơ bản của
aerobic.
Lắng nghe các bản nhạc và trực tiếp quan sát luyện tập các
bài aerobic qua các công nghệ thông tin.
Tổ chức hoạt động aerobic thông qua hoạt động thể dục
buổi sáng.
Tổ chức hoạt động aerobic thông qua việc lồng ghép vào
các hoạt động học .

Tổ chức hoạt động aerobic thông qua các hội thi và ngày
hội ngày lễ ở trường.
Biện pháp tham mưu với nhà trường mua sắm đồ dùng,
học liệu.
Phối kết hợp với phụ huynh học sinh.
HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ
NHÀ TRƯỜNG.

9
10
11
13
15
15
16

C

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

17

I
II

KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo


17
17
18

1


A. MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong thời kỳ đất nước đổi mới hiện nay Đảng ta tiếp tục phát triển hơn nữa
tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề sức khỏe của con người Đại hội Đảng lần thứ
VIII 1996 đã chỉ ra rằng: “Sức khỏe được tăng cường, thân thể tráng kiện vừa là
nhu cầu cuộc sống của mỗi con người, của toàn dân, vừa là nhân tố làm ra của
cải vật chất và tinh thần cho đất nước” [1]. Vì vậy phát triển trí tuệ và thể lực là
vấn đề vô cùng quan trọng để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Từ nhiều năm gần đây thể dục aerobic là bộ môn đang dần dần quen thuộc
với lứa tuổi mầm non nó không chỉ gúp trẻ phát triển về mặt thể lực mà nó còn
giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của việc học aerobic cũng như giúp trẻ mạnh dạn tự
tin thể hiện bản thân khi đứngtrước đông người. Thấy được ý nghĩa quan trọng
đó đối với trẻ năm 2012 sở giáo dục và đào tạo đã mở chuyên đề aerobic áp
dụng vào trường mầm non để trẻ có cơ hội làm quen và phát triển cả về thể chất
lẫn tinh thần. Không những vậy hiện nay thể dục aerobic được rất nhiều các bậc
phụ huynh quan tâm và lựa chọn cho con em mình luyện tập nhằm tăng cường
về sức khỏe và giảm tình trạng lười vận động ở trẻ.
Hiện tại cho thấy thể dục aerobic đã được sự quan tâm rất cao ở mọi lứa
tuổi đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non với những lợi ích mà aerobic mang lại cho
thấy đây là một trong những môn thể thao có ích cho lứa tuổi mầm non.Vậy
aerobic là gì? “Aerobic còn gọi là thể dục thẩm mỹ là tổng hợp với các chuyển
động cơ thể,bước chân theo nhạc với sự bắt nhịp của giáo viên hướng dẫn” [2].

Aerobic giúp tăng cường khả năng tuần hoàn máu đến các cơ, tăng khả năng đốt
cháy chất béo trong quá trình tập luyện, tăng cường tốc độ hồi phục sau quá
trình luyện tập. Tác dụng cuả aerobic là tác động tích cực đến hệ thống tuần
hoàn và hô hấp, vì vậy aerobic rất tốt cho quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên
để trẻ hiểu và yêu thích thể dục aerobic là cả một vấn đề mà chúng ta cần phải
quan tâm.
Song tực tế thể dục aerobic chưa thực sự đến gần với tất cả các trẻ một số
trẻ còn chưa được tiếp xúc với một bài aerobic chọn vẹn, đa số trẻ cón rụt dè
nhút nhát chưa giám thể hiện bản thân, quan trọng là nhiều bậc phụ huynh còn
không hiểu được aerobic là gì, giáo viên còn chưa có chuyên môn về lĩnh vực
này...Thực trạng tổ chức hoạt động aerobic cho thấy đa số trẻ rất yêu thích hoạt
động này. Hầu hết trẻ chưa hiểu nhiều về aerobic vì trẻ không có nhiều điều kiện
để tiếp cận với aerobic.
Là một giáo viên mầm non với tuổi nghề còn trẻ và cũng là một người rất
yêu thích bộ môn aerobic b, đã từng dành nhiều thời gian nghiên cưú bộ môn
này. Đặc biệt đã từng được tham gia lớp tập huấn thể dục aerobic cho trẻ mẫu
giáo 5 tuổi của SGD-ĐT năm 2012. Hơn nữa bản thân đã từng có nhiều cơ hội
trải nghiệm, đồng hành với một số nhóm trẻ qua bộ môn aerobic. Hiểu được tâm
lý của trẻ và thấy được tầm quan trọng của thể dục aerobic đối với sự phát triển
của trẻ là rất cần thiết.

2


Tuy nhiên làm thế nào để tất cả trẻ thực sự hiểu, yêu thích và đều được trải
nghiệm bộ môn này, vì vậy bản thân tôi đã trăn trở, nghiên cứu và suy nghĩ
nhiều thời gian, làm thế nào để trẻ có thể thể hiện được các động tác cơ bản và
một số bài tập aerobic đơn giản theo khả năng và bằng chính sự yêu thích của
mình, giúp trẻ đến gần hơn với thể dục aerobic.
Hơn hết yêu cầu đổi mới trong giáo dục mầm non đã xác định quan điểm

giáo dục cốt lõi là “lấy trẻ làm trung tâm”, vì vậy đòi hỏi giáo viên phải biết sử
dụng các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực nhằm giúp trẻ phát huy được
khả năng vốn có. Đồng thời giáo viên phải có khả năng đa dạng hóa các hình
thức tổ chức cũng như đổi mới hoạt động giáo dục và sử dụng các biện pháp đổi
mới nhằm nhằm thu hút trẻ vào các hoạt động.Vì những lý do đó tôi đã quyết
định nghiên cứu đề tài: “Biện pháp tổ chức hoạt động aerobic cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Thị Trấn Bến Sung”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài:“ Biện pháp tổ chức hoạt động aerobic cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Thị Trấn Bến Sung”. nhằm
mục đích đưa ra một số biện pháp để giúp trẻ làm quen với thể dục aerobic một
cách tốt nhất.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về: “Biện pháp tổ chức hoạt động aerobic cho trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Thị Trấn Bến Sung”.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết:
2. Phương pháp thực hành.
3. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
a)Phương pháp trò chuyện, đàm thoại trực tiếp.
b) Phương pháp ghi chép.
c)Phương pháp điều tra khảo
sát. d)Phương pháp trải nghiệm.
4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Phát triển thể lực,rèn luyện thể dục thể thao là một trong những yếu tố vô
cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo. Sinh thời Bác
Hồ kính yêu đã nói “ Giữ gìn dân chủ xây dựng nước nhà,gây đời sống mới,

việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công” [1]. Nói đến sự phát triển của xã
hội không thể không nói đến vai trò đặc biệt quan trọng của thể dục thể thao và
aerobic là một trong những môn thể dục thể thao đang được sự quan tâm thu hút
của nhiều lứa tuổi trong đó có lứa tuổi mầm non nền tảng tương lai của đât
nước. Aerobic giúp tăng cường sức khỏe lưu thông khí huýêt giúp cơ thể thêm
dẻo dai, đặc biệt aerobic kết hợp với các nền nhạc vui nhộn, vũ điệu sôi động
khiến trẻ hứng thú trong quá trình luyện tập làm cho tác dụng của việc luyện tập
3


càng có hiệu quả. Đối với trẻ mầm non việc giúp trẻ có thói quen luyện tập thể
dục thể thao là rất khó vì vậy aerobic là một bộ môn dễ thu hút trẻ vào quá trình
luyện tập, việc kết hợp các động tác với âm nhạc khiến trẻ quên đi sự cứng nhắc
của các động tác thể dục, không những vậy aerobic còn có khả năng tạo không
khí vui tươi, hứng thú cho trẻ trong các hoạt động vui chơi và học tập. Aerobic
có thể giúp trẻ trở nên mạnh dạn tự tin hơn,trẻ có thể tự tin thể hiện mình trước
đám đông, trẻ có khả năng phát triển về tai nghe âm nhạc thông qua việc kết hợp
động tác với tiết tấu âm nhạc.
Không những vậy aerobic còn giúp cho trẻ có tinh thần đoàn kết trong
mỗi bài tập, trẻ có cơ hội được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, trẻ biết yêu cái đẹp
qua các giai điệu của trong mỗi bài hát, bản nhạc, đặc biệt giúp trẻ biết được ý
nghĩa của việc luyện tập thể dục thể thao và yêu thích thể dục aerobic. Tất cả
đều hướng đến mục đích cuối cùng là phát triển toàn diện cho trẻ cả về thể chất
lẫn trí tuệ.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI LÀM
QUEN VỚI THỂ DỤC AEROBIC Ở TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN BẾN SUNG.

1.Thực trạng:
Năm học 2017 – 2018, tôi được Hiệu trưởng nhà trường phân công dạy lớp
5-6 tuổi A. Trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với thể dục aerobic, tôi

thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi
- Trường mầm non thị trấn Bến Sung là trường nằm ở trung tâm của huyện,
có bề dày về thành tích trong công tác chăm sóc-giáo dục trẻ; nhiều năm liền
được UBND Tỉnh công nhận đơn vị hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ; được Thủ
tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua. Trường có phòng học rộng rãi, thoáng mát, có
đầy đủ các thiết bị, đồ dùng cần thiết phục vụ cho tổ chức các hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ nói chung.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, tạo điều kiện
trong công tác chuyên môn để bản thân phấn đấu trong công tác chăm sóc giáo
dục trẻ.
- Giáo viên trong nhóm có trình độ trên chuẩn 100%; bản thân đã nhiều
năm phụ trách lớp 5-6 tuổi nên hiểu rõ tâm sinh lý, nhu cầu của trẻ trong độ tuổi
này
- Các cháu đến lớp đều, đông đủ và đặc biệt hứng thú khi mỗi lần tham gia
hoạt động làm quen thể dục aerobic của trường cũng như của lớp.
- Là khu vực trọng điểm của huyện, có trình độ dân trí cao, do đó mỗi lần tổ
chức hoạt động thể dục aerobic đều nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các
bậc phụ huynh.
b. Khó khăn:
Ngoài những thuận lợi đã nêu trên trong quá trình thực hiện bản thân tôi còn
gặp phải những khó khăn và hạn chế sau:

4


- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thể dục aerobic
được đầu tư mua sắm tương đối đầy đủ song vẫn còn chưa đáp ứng được tính
hấp dẫn và sự đồng bộ cho trẻ.
- Trẻ ra lớp đông, thời gian phụ vụ chăm sóc, giáo dục trẻ trên lớp chiếm

nhiều thời gian nên thời gian cho trẻ được làm quen với thể dục aerobic rất ít.
- Ở độ tuổi này trẻ rất hiếu động nên việc đưa trẻ vào đội hình đội ngũ
theo quy định của thể dục aerobic bước đầu còn gặp nhiều khó khăn.
- Phần nhiều trẻ không có năng khiếu và ít được tiếp xúc với aerobic nên
trẻ còn bỡ ngỡ và rụt dè.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng.
Từ thực trạng tổ chức hoạt động ở lớp tôi phụ trách, tôi tiến hành khảo
sát và thu được kết quả như sau:
Bảng khảo sát thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trẻ đạt

Số
STT

Nội dung khảo sát

trẻ
sát
khảo

Số Tốt
trẻ
%
Tỉ lệ

Số

Khá

trẻ


Tỉ

lệ
%

Số TB
trẻ
%
Tỉ lệ

Trẻ chưa
đạt
Tỉ
Số
lệ
trẻ
%

Trẻ nắm vững một số
31
7
23
9
2 1 32
5 16
kỹ năng cơ bản về thể
9 0
dục aerobic.
2

Trẻ mạnh dạn, tự tin
31
6
19
8
2 1 32
7 23
tham gia vào các hoạt
6 0
động thể dục aerobic.
Có khả năng đếm nhịp 31
2 1 35
3
6
19
7
7 23
và cảm nhận âm nhạc.
3 1
4
Hứng thú tích cực
31
tham gia hoạt động thể
9
29
10 23 8
26
4
12
dục aerobic.

Từ kết quả khảo sát thực trạng trên bản thân tôi đã tìm tòi và đưa ra các
giải pháp, biện pháp để giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động với thể dục aerobic
ở trường mầm non Thị Trấn Bến Sung.
1

III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

1. Tổ chức cho trẻ làm quen với các động tác cơ bản của aerobic.
Bộ môn aerobic là một bộ môn không dễ dàng với tất cả các trẻ nó cũng
không quen thuộc với hầu hết trẻ và cũng là bộ môn đòi hỏi về mặt năng khiếu,
thể hiện hình thể. Để cho tất cả trẻ đều có thể tham gia và làm quen với bộ môn
này. Trước tiên giáo viên phải cho trẻ làm quen với các động tác cơ bản, cụ thể
là 7 động tác cơ bản của thể dục aerobic đối với trẻ mầm non. Đầu tiên phải giúp
trẻ hiểu được aerobic là gì và ý nghĩa của nó mang lại lợi ích gì đối với sức khỏe
của con người.

5


Để thực hiện tốt 7 động tác cơ bản của thể dục aerobic dành cho lứa tuổi
mầm non, giáo viên sẽ hướng dẫn lần lượt từng động tác, mỗi buổi chỉ nên cho
trẻ làm quen từ 1 đến 2 động tác nhằm tránh trẻ khó nhớ và dẫn đến nhàm chán.
Khi hướng dẫn cho tre giáo viên cần hướng dẫn một cách từ từ bằng cách phân
tích kĩ từng động tác sau đó cho trẻ thực hiện nhiều lần các động tác cùng cô.
Khi trẻ đã ghi nhớ được các bước thuần thục, giáo viên sẽ tiến hành tập động tác
kết hợp với nhịp đếm vỗ tay,có thể hướng dẫn trẻ vừa tập vừa đếm theo nhịp,
sau khi trẻ đã nhuần nhuyễn có thể cho trẻ tập ghép với nhạc.
Đây là công đoạn khó nhất để giúp trẻ dần hoàn thiện một bài aerobic ở mức
đơn giản, yêu cầu trẻ phải cảm thụ được tiết tấu âm nhạc có khả năng cảm nhạc
thì việc luyện tập sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

Sau đây là nội dung 7 bước cơ bản cho trẻ làm quen [3] .
* Diễu hành (March ).
Mô tả và yêu cầu kĩ thuật: Di chuyển với mức độ dùng sức nhỏ, tiếp đất từ mũi
chân – mu bàn chân – gót chân.
-Chân trước: gập khớp gối và hông.
-Chuyển động rõ từ ngón chân ,mắt cá, xương bánh chè, gót chân.
-Tổng các chuyển động là hướng lên trên.
-Tay tự do (có thể kết hợp nhiều kiểu tay).
Thưc hiện:
TTCB: Đứng thẳng hai tay chống hông.
Nhịp 1: chân trái tiếp đất đạp nhẹ, chân duỗi.
Nhịp 2 : Đổi chân.
Trình tự tập luyện với nhạc: cho 1 lần 8 nhịp.
Tập với nhịp đếm, vỗ tay.
Vừa tập vừa đếm, tập với nhạc đếm, tập với nhạc...
Các phương án phát triển.
-Thay đổi hướng di chuyển của chân, thân...
-Thay đổi việc phối hợp của tay.
* Chạy bộ ( Jog )
Mô tả và yêu cầu kĩ thuật: Di chuyển với sự tác động lực cao, trong đó đầu gối
cân thẳng bên dưới hoặc phía dưới khớp háng.
Thực hiện:
TTCB: hai tay chống hông.
Nhịp 1 hơi bật nhẹ, trọng tâm trên chân phải, chân trái gập gối phía sau, gót
cao ngang và gần chạm mông .Thân thẳng.
Nhịp 2: Đổi chân.
Trình tự tập luyện với nhạc : cho 1 lần 8 nhịp.
Tập với nhịp đếm, vỗ tay.
Vừa tập vừa đếm , tập với nhạc đếm, tập với nhạc...
*Cách quãng (Skip- Đá lăng trước).


6


Mô tả và yêu cầu kĩ thuật: Chuyển động với tác động lực cao ( hoặc thấp) kết
hợp với những chuyển động duỗi được điều khiển của đầu gối và gập hông (Mắt
cá có thể ở tư thế duỗi hoặc gập).
Thực hiện :
TTCB : Đứng thẳng thân, 2 tay chếch dưới ngang.
Nhịp 1: hơi bật nhẹ trọng tâm ở chân trái, gập gối chân phải (gẩn vuông góc),
mũi chân duỗi, hai gối sát nhau.
Nhịp 2 : Lăng cẳng chân trái ra trước, duỗi mũi chân.
Nhịp 3 : Đổi chân. Hơi bật nhẹ trọng tâm ở chân phải, gập gối chân trái (gần
vuông góc), mũi chân duỗi, hai gối sát nhau.
Nhịp 4 : Lăng cẳng chân phải, duỗi mũi chân.
Trình tự tập luyện với nhạc:
Tập với nhịp đếm, vỗ tay.
Vừa tập vừa đếm, tập với nhạc đếm, tập với nhạc...
*Nâng gối (Kneelift).
Mô tả và yêu cầu kĩ thuật: Nâng đầu gối với góc ở khớp háng tối thiểu là 90 độ.
Mũi chân có thể duỗi thẳng.
Thực hiện:
TTCB : 2 tay chống hông (dọc thân).
Nhịp 1: Hơi bật nhẹ, nâng gối trái lên cao, trước (cao hơn hông), mũi chân
duỗi, trọng tâm trên chân phải.
Nhịp 2: Đổi chân. Hơi bật nhẹ, nâng gối phải lên cao, trước.(Cao hơn hông)
mũi chân duỗi, trọng tâm trên chân trái.
Trình tự tập luyện với nhạc:
- Tập với nhịp đếm, vỗ tay.
-Vừa tập vừa đếm, tập với nhạc đếm, tập với nhạc...

* Đá cao (Kick).
Mô tả và yêu cầu kĩ thuật: Chuyển động với sự dùng sức lớn hoặc nhỏ. Xuất
phát từ gập khớp háng với một chân thẳng. Mắt cá có thể ở tư thế duỗi hoặc gập
ở độ cao khác nhau của bàn chân.
Thực hiện :
TTCB : Đứng thẳng hai tay chống hông (hoặc chếch dưới)
Nhịp 1 : Hơi bật nhẹ, đồng thời đá chân trái ra trước, cao, duỗi mũi chân ,
thân thẳng. Yêu cầu cao hơn vai.
Nhịp 2: Hạ chân về tư thế chuẩn bị.
Nhịp 3: Hơi bật nhẹ, đồng thời đá chân phai ra trước, cao. Duỗi mũi chân ,
thân thẳng. Yêu cầu cao hơn vai.
Nhịp 4: Hạ chân về TTCB.
Trình tự tập luyện với nhạc:
- Tập với nhịp đếm, vỗ tay.
-Vừa tập vừa đếm, tập với nhạc đếm, tập với nhạc...
* Bật dạng (Jack ).

7


Mô tả và yêu cầu kĩ thuật: Chuyển động với các động lực cao trong đó hai chân
dạng hoặc khép ( Mở hoặc đóng sang bên) từ khớp háng. Trọng tâm ở gần hai
chân. Đầu gối phải mềm và cân thẳng với hai bàn chân.( Hơi xoay mở gối ra
ngoài) và hơi khuỵu gối.
Thực hiện:
TTCB: Đứng thẳng hai tay chống hông.
Nhịp: Bật nhẹ, hai chân mở rộng bằng vai, khuỵu gối đùi và gối tạo thành góc
lớn hơn 90 độ ( Mở hai bàn chân tạo thành 120 độ), thẳng lưng. Nhịp 2: Bật nhẹ
trở về nhịp 1.
Trình tự tập luyện với nhạc:

- Tập với nhịp đếm, vỗ tay.
-Vừa tập vừa đếm, tập với nhạc đếm, tập với nhạc...
* Bước rộng ( Lunge)
Mô tả và yêu cầu kĩ thuật: Chuyển động với sự sử dụng sức lớn từ khớp háng
mở và khép ( đóng ) Hai chân theo đường chéo. Đầu gối chân trước khuỵu với
theo bàn chân. Hai chân song song, hai đầu gối và bàn chân cùng trên mặt
phẳng.
Thực hiện:
TTCB : Đứng thẳng hai tay chống hông,hai bàn chan khép.
Nhịp 1 : Hơi xoay người sang phải, chân trái đưa ra sau, thẳng gối, đặt cả bàn
xuống sàn. Hai bàn chân nằm trên đường thẳng.
Nhịp 2: thu chân sau xoay người chính diện về TTCB.
Trình tự tập luyện với nhạc:
- Tập với nhịp đếm,vỗ tay.
-Vừa tập vừa đếm, tập với nhạc đếm, tập với nhạc...

(Cô hướng dẫn trẻ làm quen với các động tác cơ bản)
8


Trên đây là 7 động tác cơ bản của thể dục aerobic dành cho lứa tuổi mầm
non là bài học đầu tiên giú trẻ làm quen với aerobic giáo viên phải luôn kiên trì
luyện tập cho trẻ, khi trẻ đã thành thạo các động tác thì cô sẽ cho trẻ ghép từng
động tác với nhạc một cách tự nhiên và thoải mái không gò ép, không nôn nóng
và không đòi hỏi ở trẻ để trẻ thể hiện theo khả năng của mình.
Khi trẻ đã thực sự thuần thuộc và thấy yêu thích thể dục aerobic thì giáo
viên sẽ tăng dần độ khó đối với trẻ giúp trẻ thể hiện được kĩ thuật theo năng
khiếu của từng trẻ. Những trẻ có năng khiếu cô sẽ chú ý tăng độ khó của động
tác và yêu cầu về kĩ thuật cao hơn còn nhừng trẻ không có năng khiếu cô luyện
tập theo khả năng và uốn nắn trẻ dần dần. Như vậy sẽ giúp trẻ đến gần với

aerobic một cách tự nhiên và yêu thích aerobic một cach thưc sự. Qua việc
hướng dẫn 7 động tác cơ bản cho thấy trẻ rất hứng thú,tập chung, chú ý và mang
lại hiệu quả rất tốt.
2. Lắng nghe các bản nhạc và trực tiếp quan sát luyện tập các bài aerobic
qua các công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin là phương tiện hiện đại cung cấp đầy đủ thông tin cần
thiết cho con người. Hiện nay công nghệ thông tin như máy tính, máy chiếu,
tivi, mạng iternet ... là những phương tiện phổ biến được sử dụng rộng rãi,
thường xuyên trong các nhà trường. Vì vậy thông qua công nghệ thông tin cũng
là một biện pháp để giúp trẻ làm quen với thể dục aerobic nhờ chính các công
nghệ thông tin này.
Để trẻ hiểu và hình thành được những kiến thức ban đầu về aerobic, một
trong nhừng biện pháp giúp trẻ làm quen có hiệu quả đó là cho trẻ lắng nghe
những bản nhạc, trực tiếp xem các bài tập aerobic thông qua tivi, máy chiếu,
mạng internet...Lắng nghe các bản nhạc aerobic trẻ sẽ dần dần có những sự cảm
thụ của riêng mình về âm nhạc đặc biệt la những bản nhạc vui nhộn có tiết tấu
nhanh và dứt khoát. Trước tiên nên cho trẻ nghe những giai điệu bài hát quen
thuộc, gần gũi để trẻ dễ dàng cảm nhận hơn, khi trẻ đã quen thuộc với giai điệu
tập cho trẻ cách vỗ tay theo tiết tấu nhịp điệu của bài hát. Nhằm giúp trẻ cảm
nhận bản nhạc một cách tốt nhất, sẽ rất có lợi cho việc làm quen và luyện tập
aerobic.
Ngoài việc cho trẻ lắng nghe các bản nhạc aerobic thì việc cho trẻ trực tiếp
quan sát các bài tập aerobic thiếu trẻ sẽ hình dung được phần nào về aerobic là
gì. Không chỉ lắng nghe nhạc và quan sát hình ảnh mà trẻ còn có thể thực hành
tập luyện bằng cách bắt trước theo các động tác mà trẻ xem và quan sát được
theo cách mà trẻ cảm nhận.
Từ những nhận định sơ đẳng ban đầu tuy đơn giản nhưng sẽ góp phần rất lớn
vào việc làm quen và hình thành thể dục aerobic ban đầu cho trẻ. Trẻ sẽ không bị
bỡ ngỡ mơ hồ khi tiếp xúc với aerobic ở bất cứ tình huống nào.Sẽ thực sự góp phần
vào việc hình thành nhiều kĩ năng cho trẻ cho trẻ, trong đó có kĩ năng luyện tập

aerobic cho trẻ ở trường mầm non và thực hiện biện pháp “lắng nghe các bản nhạc
và trực tiếp quan sát luyện tập các bài aerobic qua các công nghệ

9


thông tin”.là yếu tố quan trọng không chỉ phát triển thể lực mà còn giúp phát
triển toàn diện cho trẻ.

( Trẻ nghe nhạc và theo dõi các bài tập aerobic qua tivi )
3. Làm quen aerobic thông qua hoạt động thể dục buổi sáng.
Thể dục buổi sáng là một hoạt động quen thuộc không thể thiếu trong một
ngày hoạt động của trẻ. Là hoạt động đầu tiên trong ngày của trẻ giúp trẻ có tinh
thần và sức khỏe cho một ngày mới. Đây là hoạt động tập thể mà tất cả trẻ đều
tham gia vì vậy đây là điều kiện rất tốt để lồng ghép thể dục aerobic vào giờ thể
dục buổi sáng. Thời điểm này tinh thần của trẻ đang rất thoải mái vì vậy có thể
cho trẻ làm quen với một số động tác aerobic đơn giản một cách tự nhiên theo
khả năng của trẻ, không gò épvà không mang tính chất áp đặt trẻ lồng ghép các
động tác đơn giản vào các bản nhạc sôi động, các bài khởi động một cách nhẹ
nhàng hoặc những bài hát thiếu nhi quen thuộc theo từng chủ đề một cách phù
hợp.
Ví dụ: * Đối với chủ đề: Thế giới động vật cho trẻ kết hợp động tác với bài.
-Con heo đất.
-Con cào cào.
-Chú Voi con ở Bản Đôn.
-Hai con Thằn Lằn con...
* Đối với chủ đề: Hiện tượng tự nhiên kết hợp với bài.
10



-Nắng sớm.
-Trời nắng trời mưa.
-Bé yêu biển lắm...

( Cô và trẻ khởi động trên nền nhạc aerobic )
Tương tự mỗi một chủ đề lại lựa chọn những bài hát, bản nhạc vừa vui
nhộn vừa phù hợp để trẻ làm quen.Cứ như vậy mỗi buổi sáng cho trẻ làm quen
với những động tác dễ, rồi tăng dần độ khó ,khi trẻ đã quen thì sẽ cho trẻ ghép
thành bài hoàn chỉnh theo khả năng của từng trẻ.
“làm quen ở mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp”. Điều quan trọng
ở việc cho trẻ làm quen với aerobic qua giờ thể dục buổi sáng, đây là thời điểm
mà tất cả trẻ đều tham gia là điều kiện tốt để cô có thể hướng dẫn cho tất cả trẻ
cũng như tất cả trẻ đều có cơ hội làm quen với bộ môn thể dục aerobic. Đặc biệt
là hoạt động tập thể nên sẽ giúp cho những trẻ rụt dè, nhút nhát mạnh dạn thể
hiện mình hơn khi trẻ hoạt động theo nhóm hoặc một mình.
Vì vậy cho trẻ làm quen với aerobic qua hoạt động thể dục sáng giúp trẻ bắt
đầu được làm quen với thể dục aerobic ở mức độ ban đầu, từ đó tạo cho trẻ sự
hứng thú và yêu thích aerobic qua giờ thể dục buổi sáng hình thành cho trẻ
những kĩ năng ban đầu để gúp trẻ hoạt động thể dục aerobic một cách tốt nhất.
4. Tổ chức hoạt động aerobic thông qua việc lồng ghép vào các hoạt động
học.

11


Tổ chức hoạt động học có chủ đích nhằm mục đích cung cấp cho trẻ những
kiến thức mới và trẻ được trải nghiệm qua các hoạt động mà cô tổ chức, các kiến
thức cung cấp sẽ được cũng cố lại bằng các trò chơi các hoạt động, mỗi một hoạt
động đều nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức cụ thể.
Để giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách chọn vẹn mà không cảm thấy áp lực

hay nhàm chán chúng ta có thể lồng ghép thể dục aerobic một cách khéo léo vào
trong bài học nhằm tạo thêm không khí cho tiết học cũng như giúp trẻ có thời
gian thư giãn nhẹ nhàng để chuyển tiếp hoạt động.
Aerobic không chỉ có thể áp dụng vào các môn học thuộc thể lực như thể
dục buổi sáng hay các giờ thể dục có chủ đích mà aerobic có thể lồng ghép một
cách nhẹ nhàng vào tất cả các hoạt động học. Bằng những thủ thuật khéo léo
giáo viên có thể đưa bộ môn aerobic qua các hoạt động chuyển tiếp hoặc qua
hoạt động gây hứng thú tùy theo cách tổ chức của giáo viên sao cho hợp lí với
từng chủ đề từng nội dung kiến thức của bài học mà cô cần truyền tải.
Ví dụ: Thông qua hoạt động KPKH đề tài “ Làm quen với một số côn
trùng”sau khi đã cho trẻ làm quen xong với con ong để chuyển sang làm quen
với con cào cào cô chuyển hoạt động như sau: Lắng nghe lắng nghe, cô cháu
mình sẽ cùng lắng nghe một đoạn nhạc sôi động về một con vật rất gần gũi quen
thuộc và cùng làm những động tác vui nhộn về con vật đó nhé! ( cho trẻ tập một
đoạn các động tác aerobic kết hợp lời bài hát con cào cào).
- Chúng mình vừa được thể hiện một số động tác, vũ điệu của bài hátgì?
- Bài hát nói về con vật gì?
- Con cào cào bay cao bay xa và khỏe đẹp là nhờ siêng tập thể dục thể thao đấy.
- Bây giờ chúng mình sẽ cùng khám phá thêm về con cào cào nhé...
Hoặ ví dụ: Qua giờ hoạt động thể dục trước khi thực hiện vận động cơ bản
cho trẻ tập một số động tác trên nền nhạc aerobic kết hợp với một số động tác cơ
bản của aerobic hoặc với bài tập phát triển chung cũng có thể lựa chọn một số
bài nhạc bài hát vui nhộn phù hợp với chủ đề đang học lồng ghép cùng với các
động tác aerobic đơn giản, qua việc áp dụng như vậy vừa giúp trẻ tiếp thu đầy
đủ kiến thức bài học, vừa giúp trẻ được tiếp xúc làm quen với một số động tác
aerobic.
Ngoài ra với việc lồng ghép aerobic vào hoạt động âm nhạc cũng rất phù
hợp với tính chất của môn học này.
Ví dụ: Qua tiết tổng hợp chủ đề về hiện tượng tự nhiên cô sẽ giới thiệu ba
đội tham gia biểu diễn trong buổi giao lưu văn nghệ, một đội sẽ biểu diễn hát

múa “Nắng sớm”, một đội hát vận động bài “Trời nắng trời mưa” và một đội sẽ
thể hiện hát kết hợp với các động tác, vũ điệu aerobic qua bài “Bé yêu biển
lắm”. Tương tự đối với những môn học khác giáo viên cũng có thể linh hoạt đưa
thể dục aerobic vào thời điểm hợp lí của từng hoạt động tổ chức. Với việc thực
hiện biện pháp này đã mang lại hiệu quả rất cao, vừa tạo không khí vui tươi vừa
làm sinh động thêm tiêt dạy giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động học một
cách tự nhiên và cũng nhằm mục đích phát triển thể lực, tạo nhiều cơ hội giúp
trẻ đến gần hơn với thể dục aerobic một cách hiệu quả nhất.
12


(Tổ chức lồng ghép aerobic trong hoạt động âm nhạc)
5. Tổ chức hoạt động aerobic thông qua các hội thi và ngày hội ngày lễ ở
trường.
Tổ chức hoạt động aerobic thông qua các hội thi và các ngày hội ngày lễ ở
trường. Đây là cơ hội để trẻ được tham gia trải nghiệm, thể hiện khả năng của
bản thân từ đó rèn luyện cho trẻ có ý trí phấn đấu hơn nữa ở các cuộc thi cao
hơn ở cấp huyện, cấp tỉnh. Thông qua các cuộc thi tạo cho trẻ tính kiên trì, phấn
đấu, thấy được khả năng của mình, của bạn để nổ lực, cố gắng vươn lên thể hiện
mình.
Trẻ học hỏi được nhiều điều thông qua bạn bè, qua sự hướng dẫn của cô.
Thông qua các hội thi trẻ không chỉ được rèn luyện một cách toàn diện về thể
lực, kiến thức, năng khiếu …mà còn hình thành cho trẻ rất nhiều kĩ năng khác
giúp cho quá trình phát triển của trẻ.

13


( Trẻ luyện tập aerobic chuẩn bị hội thi )
Qua một số hội thi có thể tổ chức cho trẻ thi đấu các tiết mục aerobic giữa

các lớp đối với cấp trường, giũa các trường đối với cấp huyện và hơn nữa là hôị
thi cấp tỉnh.
Ví dụ như hội thi “Bé khỏe, bé ngoan”, hội thi “Bé thông minh nhanh trí”,
gần đây nhất là hôi thi “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”... Có
những hội thi trẻ được thi đấu các tiết mục aerobic hoặc biểu diễn văn nghệ các
bài aerobic. Từ đó trẻ có cơ hội thể hiện trước đám đông và hơn nữa tinh thần
thi đấu sẽ giúp trẻ cố gắng luyện tập rèn luyện vượt lên những khó khăn.
Ngoài các hội thi do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức giáo viên có
thể tạo thêm các hội thi nhỏ của lớp lồng ghép qua các giờ học hoặc tổ chức ở
các hoạt động khác tạo thêm nhiều cơ hội để trẻ được trải nghiệm và thể hiện
mình. Bên cạnh đó việc lồng ghép hoạt động aerobic vào các ngày hội ngày lễ ở
trường mầm non là cơ hội rất tốt để trẻ được tham gia hoạt động này một cách
thường xuyên hơn.
Ví dụ: Qua ngày hội đến trường của bé, ngày tết trung thu, ngày mùng
1/6, lễ tổng kết năm học…Có thể kết hợp việc lồng ghép thể dục aerobic vừa tạo
nên những tiết mục sôi động, vừa để trẻ có cơ hội luyện tập và biểu diễn
aerobic.Qua đó giáo viên sẽ có điều kiện phát hiện được những trẻ có năng
khiếu để rèn luyện thêm cho trẻ nhằm mục đích phát triển thể lực và một số kỹ
năng cơ bản cho trẻ thông qua việc tập luyện aerobic.
14


Là một giáo viên có cơ hội tìm hiểu và được phân công tập luyện cho trẻ
tham gia vào một số hội thi và đã nhiều năm liên tục đạt được những giải cao
cấp huyện, cấp tỉnh, cho thấy được sự cố gắng, nỗ lực của trẻ và đặc biệt là hiệu
quả của aerobic mang lại rất cao qua mỗi cuộc thi. Từ đó có thể khẳng định
được aerobic có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
6. Biện pháp tham mưu với nhà trường mua sắm đồ dùng, học liệu.
Để thực hiện có hiệu quả đối với việc giúp trẻ làm quen với thể dục aerobic
nói riêng và đặc biệt là phát triển thể lực một cách tốt nhất cho trẻ. Làm thế nào

để có đủ điều kiện để phục vụ cho hoạt động rèn luyện thể dục thể thao.
Tôi đã mạnh dạn tham mưu với nhà trường mua sắm thêm trang thiêt bị cho
hoạt đông luyện tập aerobic cũng như học tập thể dục như: mua sắm thêm bông
múa, vòng thể dục,trang phục thể dục thể thao, mua thêm xốp trải nền cho trẻ
luyện tập và một số đồ dùng khác phục vụ cho hoạt động của trẻ.
Bên cạnh việc tham mưu với nhà trường mua sắm đồ dùng, tôi còn tham
mưu thông qua các ngày lễ, ngày hội, để thi đua lập thành tích chào mừng bằng
cách: Sưu tầm đồ dùng, học học liệu để làm thêm một số đồ dùng cần thiết phục
vụ cho hoạt động aerobic.
Ngoài ra bổ sung thêm một số tài liệu về aerobic để giáo viên được nghiên
cứu, tham khảo.
Làm tốt công tác này sẽ tạo thêm điều kiện để hoạt động thể dục aerobic
được áp dụng cho trẻ một cách tốt nhất.
7. Công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh.
Hiện nay rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm đến việc rèn luyện và
hoc tập aerobic. Cụ thể co rất nhiều các bậc phụ huynh đăng kí cho con em mình
hoc ở các lớp học bên ngoài.
Tuy nhiên có những phụ huynh phần nào hiểu được ý nghĩa của việc
luyện tập aerobic và nhiều phụ hunh còn mơ hồ chưa hiểu. Nhưng hầu hết đại đa
số các bậc phụ huynh không hiểu aerobic là gì. Vì vậy để phụ huynh hiểu và
quan tâm nhiều hơn giúp trẻ phát triển đúng hướng thì cần phát huy hơn nữa
công tác phối hợp với phụ huynh.
Cụ thể trao đổi giải thích cho các bậc phụ huynh hiểu được ý nghĩa của aerobic
là gì? Học tập và rèn luyện như thế nào là đúng cách và khoa học.
Hướng dẫn cho phụ huynh cách thức rèn luyện aerobic ngay tại nhà mà vẫn
đạt hiệu quả cao.
Ví dụ: như hướng dẫn phụ huynh cách luyện tập một số bài aerobic trên
truyền hình một cách bài bản, phù hợp với lứa tuổi, chương trình giáo dục đối
với trẻ, luyện tập theo đúng quy trình một bài aerobic.
Liên lạc, trao đổi, trò chuyện với phụ huynh qua các giờ đón trả trẻ, qua

mạng và điện thoại về những thông tin ở trường và ở nhà của trẻ. Từ đó tạo cho
mối liên hệ, phối kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh trở nên gần gũi nhằm mục
đích giúp trẻ không chỉ phát triển về thể lực mà hoàn thiện về nhân cách một
cách toàn diện.

1
5


IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC, BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.

* Đối với bản thân:
Bản thân luôn thường xuyên trau dồi kiến thức được, học tập kỹ năng, rèn
luyện thể dục thể thao và chuyên môn nghiệp vụ . Đã từng tham gia lớp tập huấn
về aerobic do sở giáo dục tổ chức nên đảm bảo kiến thức để hướng dẫn trẻ một
cách tốt nhất.
* Đối với phụ huynh:
Với việc kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và gia đình giúp trẻ tiến bộ lên
rất nhiều, trẻ đảm bảo hơn về sức khỏe,nhanh nhẹn, hoạt bát, mạnh dạn, tự tin
hơn.
Phụ huynh nhiệt tình hướng dẫn con ở nhà và quan tâm con hơn đến tình
hình con ở lớp.
* Đối với trẻ:Trẻ tự tin thể hiện bản thân trước đông người.
Trẻ yêu thích thể dục thể thao và aerobic hiểu được việc luyện tập thể dục
là có lợi cho sức khỏe.
Với những biện pháp trên tôi đã áp dụng thực hiện trên trẻ một cách linh
hoạt và thu được kết quả như sau:
Bảng khảo sát kết quả sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Số

STT

1

2

3

Nội dung khảo sát
Trẻ nắm vững một số kỹ
năng cơ bản về thể dục
aerobic.
Trẻ mạnh dạn, tự tin
tham gia vào các hoạt
động thể dục aerobic.
Có khả năng đếm nhịp
và cảm nhận âm nhạc.

Trẻ đạt

Trẻ chưa
đạt

trẻ
Tốt
khảo Số
trẻ
sát

Tỉ lệ

%

Số
trẻ

Tỉ
lệ

Số
trẻ

Tỉ
lệ

Số
trẻ

Tỉ
lệ

31

48

12

3

4


1

0

0

0

0

0

0

15

Khá

TB
%

8

31

14

45

11


3

14

45

12

3
8

%

2

6

5

31

%

1
9

5

1

6

Hứng thú tích cực tham
gia hoạt động thể dục 31
15 48
12
38 4
12 0
0
aerobic.
Với kết quả trên cho thấy khả năng phát triển trẻ về việc làm quen với thể
dục aerobic tăng lên rõ rệt, trẻ rất hứng thú tham gia vào hoạt động thể dục thể
thao một cách hiệu quả.
4

16


C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
I. KẾT LUẬN:

Rèn luyện thể dục aerobic nói riêng và hoạt động thể dục thể thao nói
chung là vấn đề hết sức quan trọng đối với việc phát triển toàn diện cho trẻ. Là
một trong những yếu tố cần được quan tâm hàng đầu.
Song song với giáo dục về trí tuệ là giáo dục về thể chất cho trẻ.phát huy
được vai trò của việc luyện tập thể dục aerobic giúp trẻ nâng cao sức khỏe rèn
luyện thân thể thêm dẻo dai,tập cho trẻ có tính kiên trì, cố gắng, phấn đấu vượt
lên khó khăn để thể hiện mình.
Việc áp dụng aerobic vào các hoạt động cho thấy hiệu quả của cá giờ hoạt
động trở nên sinh động, trẻ hứng thú và tích cực hoạt động hơn, mang lại hiệu

quả cao một cách rõ rệt, cụ thể trẻ luôn tỏ ra hứng thú, tích cực tham gia các
hoạt động aerobic một cách thoải mái, mạnh dạn tự tin thể hiện bản thân bằng
các hoạt động aerobic trước đông người... Cho thấy việc tổ chức hoạt động
aerobic là rất quan trọng và cần thiết với việc phát triển của trẻ.
II. KIẾN NGHỊ:

- Cần tổ chức một số lớp tập huấn cho giáo viên về thể dục aerobic để giúp
giáo viên nắm được một số kiến thức cơ bản về bộ môn này.
-Nên đưa vào hoạt động thể dục sáng một hệ thống các bài aerobic theo chủ
đề để cô cùng trẻ luyện tập vào giờ thể dục sáng.
-Có kế hoặch luyện tập cụ thể hoạt động aerobic phù hợp cho từng độ tuổi
ngoài giờ học trẻ có thể tập phục vụ cho các chương trình văn nghệ, các hội thi
hoặc các buổi giao lưu giũa các khối ,lớp...
-Làm các đồ dùng tự tạo như bông múa, hoa lụa, hoa giấy vòng thể
dục...phục vụ thêm cho các hoạt động của trẻ.
Trên đây là một số biện pháp đúc rút của bản thân trong quá trình cho trẻ
mẫu giáo5-6 tuổi làm quen với thể dục aerobic ở trường mầm non thi trấn Bến
Sung với mong muốn giúp trẻ mầm non những thế hệ tương lai của đất nước
phát triển toàn diện về nhân cách của trẻ sau này.
Vì vậy rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, cùng với hội đồng
khoa học các cấp để giúp tôi có những kinh nghiệm bổ ích, góp phần vào sáng
kiến kinh nghiệm của bản thân cũng như có thêm những kiến thức cho công tác
chăm sóc giáo dục trẻ ngày một tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Như Thanh, ngày 25 tháng 3 năm
2018 Cam kết không coppy, sao chép
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tôi viết
không coppy, sao chép của người khác.
Người viết


17


Hoàng Thị Chung

Nguyễn Thị Hảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trích: Toàn văn lời kêu gọi tập thể dục của Hồ Chủ Tịch tháng 3/1946.
2. Bài viết aerobic là gì? Báo thể thao 2017 vn.com
3. Tài liệu tập huấn dạy thể dục aerobic cho trẻ 5 tuổi của SGD-ĐT tháng
8/2012.
NH
Ư

T
A
H
N
M
2

18



×