Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN một số biện pháp quản lý, chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học thành tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.12 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘTSỐBIỆNPHÁPQUẢNLÝ,CHỈĐẠOGIÁODỤCĐẠOĐỨC
CHOHỌCSINH TRƯỜNGTIỂUHỌCTHÀNHTÂM

Người thực hiện: Hoàng Thị Huyền
Chức vụ:
Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thành Tâm
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA, NĂM 2017


TT
1.
1. 1.
1. 2.
1. 3.
1. 4.
2.
2.1.
2. 2.
2. 3.
2.3. 1.
2. 3. 2.
2. 3. 3.



2. 3. 4.
2. 3. 5.
2. 3. 6.
2. 4.
3.
3. 1.
3. 2.

MỤC LỤC
NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Cơ sở lí luận.
Thực trạng công tác giáo dục đạo đức những năm trước
khi áp dụng sáng kiến.
Các giải pháp thực hiện.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy, Chi bộ,
Ban giám hiệu nhà trường với công tác giáo dục đạo đức
cho học sinh.
Xây dựng quy chế, kế hoạch tổ chức thực hiện.
Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao nhận
thức cho giáo viên về công tác giáo dục đạo đức; kỹ
năng hoạt động của các tổ chức, đoàn thể nhà trường;
tuyên truyền vận động phụ huynh và học sinh tham gia
vào quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức.

Phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng và cá
nhân trong giáo dục đạo đức (Đây vừa là giải pháp, vừa
là khâu quyết định đến hiệu quả giáo dục đạo đức cho
học sinh).
Bảo đảm tốt cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu
quả giáo dục đạo đức và công tác thi đua khen thưởng.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận.
Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Danh mục sáng kiến.

Trang
2
2
3
3
3
3
3
5
8
8
8
10

12

16
16
16
18
18
19
20
21

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng,
có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Câu nói trên đã khẳng định giá
trị cơ bản của một con người đó là tài và đức. Trong nền giáo dục truyền thống,
cha ông ta luôn đặt vấn đề giáo dục đạo đức lên trước “ Tiên học lễ, hậu học
văn”. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giáo dục đào tạo nhằm xây
dựng những con người mới Việt Nam XHCN “vừa hồng, vừa chuyên”.
Bám sát mục tiêu Nghị quyết
số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013
của Ban chấp hành TW8 (khoá XI)
về “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo” đã đề ra là:
“Đối với giáo dục phổ thông, tập
trung phát triển trí tuệ, thể chất,
hình thành phẩm chất, năng lực
công dân, phát hiện và bồi dưỡng
năng khiếu, định hướng nghề

nghiệp cho học sinh. Nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo
đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập
suốt đời”[1]
Ở bậc giáo dục Tiểu học, đa
số học sinh phát triển về mặt
tâm sinh lý chưa ổn định, mới
bắt đầu bước vào giai đoạn của
quá trình tích lũy kiến thức,
chưa tự ý thức được vấn đề tự
học tập, rèn luyện về đạo đức.
Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh
mẽ của nền khoa học công nghệ
và thông tin hiện đại cùng những
tác động tiêu cực của xã hội đã
có ảnh hưởng không nhỏ
đến quá trình hình thành phẩm Bác Hồ thăm lớp học vỡ lòng ở Hàng
chất, nhân cách của học sinh.
Than (Hà Nội)
Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy, hiện nay, một bộ phận học sinh do chưa
được quan tâm giáo dục, rèn luyện nên có những hành vi vi phạm các chuẩn
mực đạo đức như: Bạo lực học đường, đe dọa hành hung thầy cô giáo, quay cóp
1Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, BCHTW8 (khoá XI)

2


bài, bỏ học, có lời nói và hành động hỗn láo với ông bà, cha mẹ và những người
xung quanh, đua đòi theo tác phong, lối sống hưởng thụ, buông thả … Mặt khác,

điều kiện kinh tế địa phương và gia đình một số học sinh còn nhiều khó khăn,
nhân dân chủ yếu sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp, nhiều gia đình phải gửi
con cho ông bà để đi làm ăn xa, điều kiện chăm sóc, dạy dỗ con cái hạn chế.
Một số cán bộ quản lý và giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong công tác, chưa
thật sự là tấm gương sáng về đạo đức cho học sinh noi theo, đã làm ảnh hưởng
không nhỏ đến quá trình dạy dỗ học sinh.
Nhận thức vị trí, ý nghĩa việc giáo dục đạo đức cho học sinh từ những vấn
đề nêu trên, đầu năm học 2015 – 2016, tôi đã nghiên cứu và đề xuất áp dụng
sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo giáo dục đạo đức
cho học sinh trường Tiểu học Thành Tâm”. Sáng kiến đã được kiểm nghiệm
có hiệu quả thực tế, được tập thể Ban giám hiệu và giáo viên trường Tiểu học
Thành Tâm đánh giá cao.
1. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức ở trường Tiểu học Thành Tâm
để từ đó tìm ra các biện pháp quản lý, chỉ đạo giáo dục đạo đức để nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường.
1. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Hệ thống biện pháp quản lý, chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trường
Tiểu hoc Thành Tâm
1. 4 . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp thống kê tổng hợp, thống kê kết quả.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2. 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Có nhiều quan niệm và cách định nghĩa khác nhau về đạo đức, song, có thể
thâu tóm một cách khái quát: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội gồm những
chuẩn mực và quy tắc ứng xử, giúp cho con người tự giác điều chỉnh hành vi
trong các mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với tự

nhiên xã hội.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đạo đức như gốc của cây, như nguồn của
sông, cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông
cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có
đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được
nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một
công

3


việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ
hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”[1]
Hay “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới, là một sự
nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc
đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng
và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng,
mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”[2]
Trong trường Tiểu học, giáo dục đạo đức là quá trình hình thành tình cảm,
niềm tin và hành động tích cực cho học sinh thông qua tác động tâm lý, ý thức
và hoạt động thực tiễn. Yêu cầu đặt ra đối với giáo viên phải nắm chắc đặc điểm
tâm sinh lý lứa tuổi, cá tính, điều kiện hoàn cảnh sống của từng đối tượng học
sinh để có biện pháp giáo dục đạo đức phù hợp theo phương châm “kiên trì,
thường xuyên, liên tục”; nhằm đạt mục tiêu: Chuyển hoá những nguyên tắc,
chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học
sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ứng xử, ý thức tự
giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của
pháp luật, hương ước làng xã...
Quá trình quản lý, giáo dục đạo đức cần thực hiện đầy đủ, tuần tự 5 bước
tiến hành gồm:

- Xây dựng, triển khai kế hoạch, phân công phụ trách.
- Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên.
- Làm công tác bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí.
- Tổ chức hoạt động thực tiễn.
- Kiểm tra đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng
điển hình tiên tiến trong giáo dục đạo đức.
Trong đó, nhà trường phải có kế hoạch tổng thể trong từng giai đoạn, kế
hoạch chi tiết cho từng năm, từng học kỳ; nội dung tập huấn, bồi dưỡng giáo
viên phải thực sự, thực tế, gắn sát với đối tượng giáo dục đạo đức; vật chất, kinh
phí đủ theo yêu cầu trên cơ sở tận dụng, củng cố cái cũ, bổ sung cái mới (tranh
ảnh, băng đĩa hình, pano, khẩu hiệu…). Đồng thời tổ chức các hoạt động thực
tiễn thường xuyên, liên tục theo hướng sơ kết nội dung (hoạt động) trước, triển
khai nội dung (hoạt động) tiếp theo, tạo được không khí thi đua sôi nổi trong
mỗi cá nhân (giáo viên, học sinh) và giữa các lớp, các khối trong toàn trường;
kiểm tra giám sát chặt chẽ, đánh giá thực chất, rút kinh nghiệm kịp thời (trong
ngày, tuần, tháng, học kỳ, năm, giai đoạn; động viên, khích lệ, uốn nắn, nhắc
nhở).
1
2

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.253
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.283).

4


2. 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NHỮNG
NĂM TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN:
Thành Tâm là một xã thuộc huyện miền núi nằm ở phía Bắc huyện Thạch
Thành, phía Đông Nam giáp xã Hà Long huyện Hà Trung- Thanh Hóa, phía

Đông Bắc giáp Thị trấn Vân Du, Xã có 15 thôn với 1.488 hộ/6.155 nhân khẩu;
có 3 dân tộc sinh sống gồm: Kinh, Mường, Thái, trong đó dân tộc Mường chiếm
khoảng 2/3 dân số. Nền kinh tế của xã chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông
nghiệp, với mức tăng trưởng khá, tỷ lệ hộ nghèo chỉ chiếm 3,2% tổng số hộ dân
(48 hộ); xã đã đạt chuẩn Nông thôn mới với 19/19 tiêu chí; có 6/15 thôn đạt
chuẩn Nông thôn mới; 11/15 thôn đạt danh hiệu “Làng văn hoá” cấp huyện; đời
sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao; quốc
phòng, an ninh, chính trị được giữ vững; cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư
củng cố, xây dựng mới, nhất là hệ thống công sở, trường lớp.
Tuy nhiên, với quy hoạch công nghiệp, Công ty may S&H Vina Hàn
Quốc đứng chân trên địa bàn xã (giáp ranh với các trường học), số người lao
động ở các địa phương lân cận tập trung về với số lượng lớn (hơn 6.000 công
nhân) nên dễ nảy sinh những vấn đề phức tạp, nhạy cảm tác động đến tâm lý,
nhận thức, đạo đức của giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, những khó khăn
trong cuộc sống của nhân dân, những tác động của nền kinh tế và cơ chế thị
trường, biến đổi môi trường, khí hậu, tệ nạn xã hội cũng có ảnh hưởng không
nhỏ đến quá trình quản lý, giáo dục đạo đức cho học sinh.
Trường Tiểu học Thành Tâm, là một trường hiện đang có nhiều thuận lợi,
được cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và Hội cha mẹ học sinh thường
xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác giáo dục của nhà trường. Về chuyên môn, trường luôn nhận được

Học sinh trường chuẩn bị tham gia hoạt động chào mừng Xã
Thành Tâm đón danh hiệu “Nông thôn mới” (tháng 3/2017)

5


quan tâm chỉ đạo kịp thời của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện; có bề dày
thành tích trong sự nghiệp giáo dục và các hoạt động khác. Đội ngũ cán bộ, giáo

viên cơ bản đủ theo biên chế (25 đồng chí), trình độ năng lực chuyên môn vững,
phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác giáo dục. Chi bộ nhà
trường có 20 đảng viên. Nề nếp dạy học được duy trì nghiêm túc, học sinh phần
lớn chăm ngoan, công tác xã hội hoá giáo dục địa phương khá phát triển, cha mẹ
học sinh có nhiều quan tâm đến việc quản lý và giáo dục con em.
Trường có tổng số 15 lớp
với 413 học sinh (có 274 HS =
63,7% là con em dân tộc Mường,
học sinh nghèo 18); 25 CBGV,
CNV (CBQL = 3, GV văn hóa =
16, GV dạy các môn đặc thù = 4,
kế toán = 1; Thư viện = 1; trình
độ đào tạo bậc Đại học = 18,
Cao đẳng = 4, Trung cấp = 3;
Đảng viên = 20).
Cơ sở vật chất của trường cơ bản đảm bảo phục vụ tốt cho việc tổ chức
hoạt động dạy và học. Trường nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động tiên
tiến. Đội ngũ cán bộ, giáo viên phần lớn tuổi đời còn trẻ, nhiều kinh nghiệm,
giảng dạy nhiệt tình, tâm huyết với nghề, đoàn kết, có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác quản lý; giảng dạy và giáo dục.
Những kết quả nhà trường đạt được trong thời gian qua tương đối toàn
diện và đã được cấp uỷ, chính quyền, nhân dân địa phương, Phòng Giáo dục và
Đào tạo huyện ghi nhận. Song, công tác quản lý giáo dục đạo đức của trường
còn có những hạn chế nhất định:
- Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức trong nhà trường còn chung
chung, có nội dung hoạt động chưa được chú trọng. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
chưa mang tính đồng bộ cao; hình thức, nội dung, phương pháp tiến hành chưa
được đổi mới thường xuyên, còn có biểu hiện “vết mòn, lối cũ”, không mang
tính chuyên biệt, chưa bám sát những thay đổi của các vấn đề thực tiễn đặt ra
trong từng giai đoạn, năm học mà mới chỉ thực hiện nội dung chủ yếu qua

chương trình dạy học môn giáo dục đạo đức.
- Các hoạt động ngoại khoá được tổ chức thường xuyên nhưng hiệu quả
mang lại chưa cao. Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động còn gặp
nhiều khó khăn.
- Công tác kiểm tra đánh giá kết quả, xếp loại thi đua còn giản đơn, còn
có biểu hiện mang tính thành tích (Chủ yếu giáo viên tự kiểm tra đánh giá kết
quả; hoạt động của trực ban, đội cờ đỏ trong theo dõi các hoạt động còn hạn chế,
nhận xét, xếp loại chung chung; công tác chủ nhiệm lớp chưa có chiều sâu; sinh

6


hoạt tập thể tổ chức còn ít hoặc mang tính phong trào). Số ít giáo viên trẻ còn
thiếu kinh nghiệm trong tiếp cận, giáo dục, nhắc nhở, giúp đỡ học sinh trong học
tập rèn luyện đạo đức hoặc chưa chuẩn mực trong lời nói, việc làm, chưa thực sự
là tấm gương sáng, toàn diện để học sinh noi theo.
- Tập thể CBGV nhà trường phần lớn không phải là người địa phương nên
phần nào chưa am hiểu sâu sắc về phong tục, tập quán. Một số giáo viên từ cấp
2 chuyển sang việc nắm bắt tâm lý lứa tuổi tiểu học chưa sâu sát.
- Đối với gia đình học sinh: Hầu hết đã quan tâm chăm lo quản lý, giáo
dục con em (Tỷ lệ đạt được chiếm khoảng 3/4 tổng số gia đình học sinh). Số còn
lại do điều kiện kinh tế, mối quan hệ hôn nhân gia đình, nhận thức …nên mức
chăm lo giáo dục con em nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng có phần còn hạn
chế. Thậm chí, có gia đình còn phó mặc cho nhà trường, hoặc chỉ coi trọng về
giáo dục kiến thức cơ bản.
- Về học sinh: Ngoài những đặc điểm chung về tâm sinh lý của lứa tuổi
Tiểu học, học sinh trường Tiểu học Thành Tâm cơ bản chăm ngoan, sống có ý
thức, có kỷ luật.
Tuy nhiên, từ những vấn đề bất cập đã nêu về đặc điểm kinh tế xã hội, an
ninh chính trị địa phương, điều kiện hoàn cảnh gia đình tác động, do đó vẫn còn

một số ít học sinh chưa nhận thức rõ về học tập và rèn luyện đạo đức, còn có
những biểu hiện về lời nói và hành động chưa phù hợp chuẩn mực chung như:
Nói tục, chửi bậy; ăn quà vặt; một số có tư tưởng ham chơi, đua đòi trong cách
ăn mặc, làm đẹp theo phong cách thanh thiếu niên hư hỏng ngoài xã hội. Thậm
chí, còn có học sinh cá biệt không muốn nghe lời dạy bảo, nhắc nhở của cha mẹ,
thầy cô và mọi người xung quanh… Những biểu hiện đó nếu không được uốn
nắn, chấn chỉnh kịp thời sẽ có tác động tiêu cực đến các học sinh khác, làm ảnh
hưởng đến kết quả giáo dục và thành tích chung của nhà trường. Do đó, việc
theo dõi, tổ chức các hình thức, biện pháp giáo dục nhằm xây dựng, nâng cao
phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh là vấn đề quan trọng và hết sức cần
thiết trong giai đoạn hiện nay.
- Trong lãnh đạo, chỉ đạo, Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm nhiều
mặt từ Đảng bộ, chính quyền xã, song, có nội dung, có mặt chưa toàn diện. Bên
cạnh đó, trước yêu cầu phát triển của nền giáo dục và những tiêu chí đặt ra trong
xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội địa phương, tạo cho nhà trường có
những chi phối, đôi khi là sức ép về mũi nhọn văn hóa. Đây là đặc điểm tác
động, tạo sự cân nhắc để cấp uỷ, Ban giám hiệu nhà trường chú trọng trong công
tác tham mưu cho địa phương về xã hội hóa giáo dục.
* Nguyên nhân của những hạn chế trên là:
+ Điều kiện kinh tế, mặt trái của xã hội và cơ chế thị trường tác động đến
nhận thức, tâm tư, tình cảm của cả giáo viên, các bậc phụ huynh và học sinh.

7


+ Việc triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh đã được thực
hiện, tuy nhiên, nội dung, hình thức tổ chức chưa phong phú, chưa sáng tạo;
phân phối thời gian tổ chức hoạt động ngoại khoá chưa nhiều, chưa hợp lý, do
đó, chất lượng, hiệu quả đạt được chưa cao.


Hội nghị giao ban hàng
tuần tại trường Tiểu
học Thành Tâm.

+ Sự phối hợp giữa nhà trường với các cơ quan, các tổ chức chính trị xã
hội,với Hội cha mẹ học sinh ở địa phương trong công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh chưa thường xuyên.
+ Công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, biểu dương, khen
thưởng tiến hành chưa kịp thời, do đó, chưa tạo động lực khích lệ giáo viên và
học sinh trong quá trình giáo dục, học tập đạo đức.
2. 3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
2. 3. 1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp uỷ, chi bộ, Ban giám
hiệu nhà trường với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Đề cao vai trò của Cấp uỷ, chi bộ trong
xác định chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo
xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện; chú
trọng xác định những chủ trương, giải pháp có
tính lâu dài, bền vững, kế thừa, phù hợp thực tiễn
theo từng giai đoạn, từng đối tượng giáo viên và
học sinh (giáo viên mới, cũ; có kinh nghiệm,
chưa có kinh nghiệm; học sinh từng lứa tuổi,
từng điều kiện hoàn cảnh…).


- Làm tốt công tác phân công, gắn trách
nhiệm của cấp uỷ, Ban giám hiệu, giáo viên chủ
nhiệm về chỉ đạo, quản lý và phụ trách từng nội
dung trong tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức
cho học sinh. Lấy chất lượng giáo dục đạo đức
học sinh làm một kênh thông tin để đánh giá, nhận xét, phân loại chất lượng

hoàn thành nhiệm vụ trong từng tháng, kỳ học và cả năm của cán bộ, giáo viên
phụ trách.
Ví dụ: Nghị quyết lãnh đạo thường kỳ của Chi bộ phải xác định nội dung,
biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, phân công
cấp uỷ viên phụ trách hoạt động giáo dục đạo đức; hàng tháng đánh giá, phân
loại giáo viên, đảng viên trên cơ sở kết quả giáo dục, trong đó có nội dung giáo
dục đạo đức cho học sinh.
2. 3. 2. Xây dựng quy chế, kế hoạch tổ chức thực hiện.
Quá trình xây dựng quy chế, kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh
bám sát, quy định, hướng dẫn của ngành giáo dục, những vấn đề thực tiễn nảy
sinh của xã hội, địa phương và nhà trường, bảo đảm nguyên tắc “Cụ thể, đồng
bộ, thiết thực, hiệu quả”. Trong đó, chú trọng tính đồng bộ phối hợp giữa Ban
-

8


giám hiệu với các tổ chuyên môn, bộ phận hành chính, các đoàn thể: Công đoàn,
Chi đoàn, Đội thiếu niên nhi đồng, Hội cha mẹ học sinh.
- Quy chế, kế hoạch tổ chức thực hiện được kế thừa những chủ trương,
giải pháp, những kinh nghiệm rút ra từ việc tổ chức giáo dục đạo đức cho học
sinh của thời điểm, giai đoạn trước, đồng thời thể hiện đầy đủ nội dung, thời
gian, biện pháp, khối (lớp, đoàn thể) tổ chức thực hiện, người phụ trách, công
tác bảo đảm vật chất cho các hoạt động tiếp theo.
Thực tiễn cho thấy, nếu xây dựng được quy chế chặt chẽ gắn với phát huy
tốt vai trò quản lý, điều hành kế hoạch của Ban giám hiệu nhà trường thì mới
phát huy tốt được hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức, tránh được bệnh hình
thức, qua loa, đại khái.
* Ví dụ về một số nội dung xác định trong Quy chế:
+ Việc giáo dục đạo đức phải được tiến hành thường xuyên, gắn giữa giáo

dục các bài học theo SGK với tổ chức các hoạt động NGLL.
+ Sau mỗi tuần học, vào ngày giao ban, GVCN phải nắm và báo cáo với
BGN về chất lượng công tác giáo dục đạo đức cho HS do mình phụ trách, tập
trung vào những HS cá biệt, HS có hoàn cảnh khó khăn tác động đến học tập,
những vấn đề nảy sinh về tư tưởng, ý thức chấp hành nền nếp, kỷ luật của HS.
+ Mỗi kỳ học, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp phải tổ chức được ít
nhất 01 buổi gặp mặt, trao đổi, bàn bạc, nắm tình hình và thống nhất về nội
dung, hình thức quản lý, giáo dục học sinh. Trường hợp cần thiết, giáo viên chủ
nhiệm có thể mời phụ huynh học sinh đến trường hoặc giáo viên chủ nhiệm trực
tiếp đến gia đình học sinh để trao đổi về các nội dung có liên quan trong quá
trình giáo dục.
+ Việc tổ chức các hoạt động NGLL như: Tổ chức các cuộc thi, giao lưu,
kể chuyện, tổ chức các sân chơi phải có sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, Tổng phụ
trách đội chủ trì, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên đặc thù phối hợp để tổ chức,
gắn với phát huy vai trò hoạt động của Sao nhi đồng, Đội cờ đỏ.
+ Việc biểu dương tập thể lớp, khối hoặc giáo viên, học sinh làm tốt công
tác giáo dục,học tập và nêu gương về đạo đức phải được tiến hành thường xuyên
hàng tuần vào giờ chào cờ hoặc sau một hoạt động cụ thể. Mỗi kỳ học phải tiến
hành sơ kết công tác giáo dục đạo đức (1 phần trong báo cáo tổng kết kỳ học
hoặc năm học, không làm báo cáo riêng), biểu dương, khen thưởng giáo viên và
học sinh, lấy chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh làm một kênh thông tin
để đánh giá chất lượng giáo viên, đảng viên.
* Ví dụ về xây dựng kế hoạch cho 1 hoạt động cụ thể.
Kế hoạch tổ chức giáo dục đạo đức cho HS theo chủ đề “Đền ơn, đáp
nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” nhân dịp kỷ niệm ngày TB-LS (27/7/2016).
- Mục đích: Tổ chức hoạt động thiết thực giúp cho GV và HS nhận thức
sâu sắc, trân trọng, biết ơn sự cống hiến to lớn, những đóng góp hy sinh cao cả

9



của các anh hùng, liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, các gia đình có công với cách
mạng trong các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc (chống Pháp, chống Mỹ),
trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (Biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc) và
làm nhiệm vụ quốc tế tại hai nước Lào, Campuchia anh em để mang lại nền độc
lập dân tộc, cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
- Yêu cầu: Tổ chức các hoạt động cụ thể, thiết thực, phù hợp thực tiễn nhà
trường và địa phương; phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu, Liên đội nhà
trường với Hội Cựu chiến binh và tổ chức Đoàn thanh niên xã, thôn trên địa bàn.
- Nội dung hoạt động:
+ Sáng ngày 27/7/2016 tập trung học sinh tại sân trường trường tuyên
truyền về ý nghĩa lịch sử ngày Thương binh,Liệt sỹ hàng năm; lựa chọn, chỉ
định 1 giáo viên kể về tấm gương chị Võ Thị Sáu, 1 học sinh kể về tấm gương
Nguyễn Bá Ngọc, 1 học sinh đọc bài thơ “Lượm”; mời 1 đại biểu Cựu chiến
binh kể chuyện truyền thống về một trận đánh và những tấm gương hy sinh anh
dũng của bộ đội, dân công hỏa tuyến …
+ Sau khi tổ chức các hoạt động tập trung, các khối cử đại diện GV và HS
phối hợp với BCH Đoàn xã và Chi đoàn các thôn thăm, tặng quà, tổ chức lao
động như: Quét dọn nhà cửa, sân vườn, trồng cây, chăm bón rau… giúp các gia
đình TB-LS, các gia đình có công với cách mạng. Cụ thể:
Khối 2: Hoạt động tại thôn Nông Lý (1 Phó Hiệu trưởng phụ trách).
Khối 3: Hoạt động tại thôn Ngọc Tân (Hiệu trưởng phụ trách).
Khối 4: Hoạt động tại thôn Quỳnh Lâm (1 Phó Hiệu trưởng phụ trách).
Khối 5: Hoạt động tại thôn Tân Thịnh (Tổng phụ trách đội phụ trách).
- Đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động.
+ BGH và Tổng phụ trách đội cùng Giáo viên chủ nhiệm các khối thống
nhất đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình tổ chức hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa”,
“Uống nước, nhớ nguồn” (về lãnh đạo, chỉ đạo, nội dung, hình thức, phương
pháp tổ chức, hiệu quả đạt được…), bình chọn, biểu dương những khối lớp, cá
nhân làm tốt, phê bình, uốn nắn những lời nói, hành động chưa đúng mực trong

quá trình tổ chức hoạt động.
2. 3. 3.Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức
cho giáo viên về công tác giáo dục đạo đức; kỹ năng hoạt động của các tổ
chức, đoàn thể nhà trường; tuyên truyền vận động phụ huynh và học sinh
tham gia vào quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức.
- Quán triệt đầy đủ tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013
của Ban chấp hành TW8 (khoá XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo” đến toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường, tập trung vào mục tiêu giáo
dục cho bậc học phổ thông, gắn với các nội quy, quy định, Thông tư của ngành
về giáo dục đạo đức cho giáo viên và học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, cần
tăng cường tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên và học sinh

10


nhà trường thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhằm xây dựng ý
thức, trách nhiệm trong tự học tập, rèn luyện và thực hành đạo đức theo gương
Bác Hồ vĩ đại.
- Nhà trường đã tổ chức cho toàn thể CBGV, nhân viên và học sinh xem
những băng hình nói về thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt
là những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác qua lời kể của Giáo sư
Hoàng Chí Bảo - Chuyên viên Hội đồng Lý luận Trung ương nói chuyện với các
cơ quan, đơn vị địa phương trong cả nước. Qua đó làm cho mỗi CBGV, nhân
viên và học sinh thấm nhuần tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người, từ đó tự
giác trong ý thức và hành động làm theo đạt hiệu quả cao.
- Quá trình tập huấn, bồi
dưỡng cán bộ, giáo viên tập
trung vào nội dung nghiên cứu
về chuyên môn, nắm bắt đặc

điểm tình hình, phong tục tập
quán địa phương, điều kiện hoàn
cảnh gia đình, tâm lý lứa tuổi
học sinh, phương pháp tiếp cận
với từng đối tượng: Cha mẹ, ông
bà, người thân và bản thân học
sinh (Trên thực tế đây vừa là quá
trình bồi dưỡng nhưng cũng vừa
là quá trình trao đổi, rút kinh
nghiệm giữa các cán bộ, giáo
viên nhà trường trong quản lý,
giáo dục đạo đức, kiến thức cho
học sinh).

Ví dụ: Nhà trường đã
chỉ đạo CBQL phụ trách
chuyên môn lên kế hoạch từng
tuần, tháng, định kỳ, năm học
để bồi dưỡng các chuyên đề
cho giáo viên như: Sinh hoạt
chuyên môn theo hướng đổi
mới, sinh hoạt sư phạm
chuyên đề, cập nhật đổi mới
phương pháp dạy học, tập
huấn cách đánh giá, xếp loại
học sinh).

Hội nghị giáo viên triển khai kế hoạch, bồi
dưỡng nội dung, hình thức, phương pháp
giáo dục đạo đức tại trường Tiểu học Thành

Tâm (năm 2015).

Cô giáo Phạm Thị Bích Phương – Chủ
nhiệm lớp 1B tổ chức học nhóm tiết Đạo
đức trong giờ học chính khóa. tháng
12/2016

11


- Vận động và tổ chức các buổi gặp mặt, trao đổi, tuyên truyền cho phụ
huynh học sinh những nội dung, chủ trương, biện pháp của nhà trường, những
vấn đề cần phối hợp trong tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh, tạo sự đồng
thuận trong quá trình tổ chức thực hiện. Tập trung vào những quy chế, quy định
của nhà trường, những dấu hiệu nhận biết về các hành vi đạo đức, những vấn đề
thực tiễn tác động đến đạo đức của học sinh, các biện pháp phối hợp, trao đổi,
nắm bắt diễn biến tư tưởng, hành vi đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ Đoàn, đội về nội dung, hình
thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức. Chú trọng
về hình thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động thực tiễn như: Xây dựng mô hình
“Đôi bạn cùng tiến”, “Nhóm văn hoá học đường”; tổ chức các hoạt động thi
tìm hiểu, giao lưu kiến thức, sân khấu hoá, xử lý tình huống về đạo đức, pháp
luật, kỹ năng sống …
2. 3. 4. Phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng và cá nhân
trong giáo dục đạo đức (Đây vừa là giải pháp, vừa là khâu quyết định đến
hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh).
- Đối với Ban giám hiệu:
+ Theo sự phân công của cấp uỷ, ngoài việc phụ trách chuyên môn, từng
thành viên BGH phải phát huy tốt trách nhiệm cá nhân trong phụ trách theo dõi,
chỉ đạo, tổ chức giáo dục đạo đức cho cả giáo viên, cán bộ, nhân viên thuộc

quyền và học sinh của nhà trường. Trong đó, tập trung theo dõi, chỉ đạo duy trì,
đổi mới hình thức, phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Đạo đức
gắn với các môn học khác có liên quan, bổ trợ cho giáo dục đạo đức như: Môn
Tiếng Việt; Tự nhiên - xã hội; Hát nhạc; Mỹ thuật…, chú trọng khâu soạn giáo
án, tổ chức các hoạt động bổ trợ, trực quan trong quá trình giảng dạy.
+ Trong quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ giáo viên, cấp ủy và Ban
giám hiệu phải luôn quán triệt sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
"Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức. Ví như bảo học trò
phải dậy sớm mà giáo viên thì trưa mới dậy. Cho nên thầy giáo, cô giáo phải
gương mẫu"[1]
Từ lời dạy trên, bên cạnh giáo dục về kiến thức văn hoá, đã động viên,
phát huy và đề cao ý thức, trách nhiệm của giáo viên, nhất là vai trò làm gương,
nêu gương về đạo đức, cho học sinh noi theo.
- Chỉ đạo đội ngũ giáo viên làm tốt công tác phối hợp với các bậc phụ
huynh trong công tác quản lý, giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Đối với giáo viên:
+ Từ kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm
của giáo viên trong quá trình giảng dạy đạo đức cho học sinh. Làm tốt công tác
phối kết hợp với gia đình, địa phương, người thân, bạn bè của học sinh để nắm
bắt tâm tư, tình cảm, những vấn đề về diễn biến tư tưởng, đạo đức của học sinh;
kết hợp chặt chẽ giữa quán triệt thực hiện chỉ đạo của cấp uỷ, Chi bộ, Ban giám
1Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12


hiệu với sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể, đồng nghiệp, gia đình và địa
phương để thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
+ Thường xuyên nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo những nội dung, hình thức
phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, gắn giáo dục

đạo đức theo chương trình cơ bản với tổ chức các hoạt động thực tiễn để rèn
luyện đạo đức cho học sinh như: Đặt tình huống sân khấu hoá ngay tại lớp học
cho học sinh tham gia xử trí tình huống; tổ chức lao động, sinh hoạt tập thể…
+ Giáo viên phải thực sự gần gũi, yêu thương, chia sẻ, tạo sự công bằng
để học sinh tin yêu, quý mến, đồng thời luôn phải tự giác học tập, rèn luyện, nêu
gương về đạo đức ở mọi lúc, mọi nơi cho học sinh noi theo.
- Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội trong và ngoài nhà
trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
* Với các tổ chức chính trị xã hội địa phương:
+ Nhà trường phối hợp tốt với các tổ chức chính trị xã hội địa phương như:
Đoàn thanh niên, phụ nữ, Hội CCB để tuyên truyền về các vấn đề đạo đức, nội
dung tổ chức các hoạt động thực tiễn trên địa bàn như: Tuyên truyền pháp luật về
GTĐB, phòng chống tệ nạn xã hội…, tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt
của HS trong rèn luyện đạo đức để động viên, khích lệ HS và gia đình, địa phương.
+ Để đạt được hiệu quả toàn diện trong giáo dục đạo đức cho học sinh, vấn
đề mấu chốt là nhà trường mà trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm, phải nắm chắc được
điều kiện hoàn cảnh gia đình, tâm tư, tình cảm, tính cách, ý thức nề nếp sinh hoạt,
học tập của học sinh, nhất là khi hết giờ học tập ở trường trở về với gia đình, do đó,
việc liên hệ với gia đình thường xuyên là hết sức cần thiết. Ngoài việc lập sổ liên
lạc theo quy định, giáo viên chủ nhiệm bằng mọi kênh thông tin khác như liên lạc
qua thư điện tử, điện thoại, thông qua người thân, bạn bè cùng thôn xóm để nắm về
tư tưởng, đạo đức của học sinh. Tuỳ từng đối tượng học sinh để giáo viên bố trí thời
gian đến thăm gia đình, tìm hiểu hoàn cảnh, động viên học sinh, thể hiện sự quan
tâm gần gũi của giáo viên, nhà trường với gia đình và bản thân học sinh.
+ Thông qua buổi lễ tổng kết năm học nhà trường đã tổ chức bàn giao học
sinh cho Chi đoàn địa phương trong thời gian nghỉ hè nhằm đảm bảo tính liên
tục trong tổ chức các hoạt động cho học sinh. Đồng thời nhà trường phối hợp
với gia đình và các cơ quan chức năng địa phương quản lý tốt các điểm Internet
công cộng nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh tham gia chơi các nội dung thiếu
lành mạnh.

+ Căn cứ vào từng thời điểm, nhiệm vụ, Ban giám hiệu chỉ đạo tổ chức
Đoàn, Đội nhà trường phối hợp với các tổ chức Đoàn thanh niên, CCB địa
phương, xây dựng kế hoạch hoạt động tuyên truyền, giáo dục và tiến hành các
hoạt động thực tiễn qua đó, giáo dục, nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức
xây dựng đạo đức cho học sinh như: Tổ chức kể chuyện truyền thống, những
tấm gương dũng cảm, gương người tốt, việc tốt trong các dịp kỷ niệm ngày giải
phóng Điện Biên, giải phóng Miền Nam, ngày thành lập Quân đội, ngày hội
QPTD, ngày TB-LS, ngày thầy thuốc, ngày Nhà giáo Việt Nam.

13


+ Ban giám hiệu làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa
phương, đồng thời tuyên truyền, vận động các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn
thể địa phương, Hội cha mẹ HS trong việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm
tốt mọi điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất cho các hoạt động.
* Với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:
+ Đề cao vai trò của tổ chức Công đoàn nhà trường trong bảo vệ quyền
lợi, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong quá trình tuyên truyền, giáo dục,
quản lý, rèn luyện đạo đức cho giáo viên.
+ Phát huy tốt vai trò Đoàn, Đội trong tổ chức tập hợp, quản lý, giáo dục
thanh thiếu niên, nhi đồng và tổ chức các hoạt động giáo dục thực tiễn. Trong
đó, làm tốt công tác tham mưu cho Ban giám hiệu để tổ chức các hoạt động
ngoại khoá, góp phần nâng cao nhận thức và hiệu quả giáo dục, rèn luyện đạo
đức như: Tổ chức các sân chơi thi tìm hiểu, giao lưu kiến thức văn hoá, văn nghệ
lồng ghép các chủ đề về đạo đức; lao động, thăm hỏi, tặng quà gia đình chính
sách, người có công, người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi, bạn học có hoàn
cảnh khó khăn, chăm sóc cây trồng, vật nuôi v.v… Xây dựng và thực hiện tốt
các mô hình “Đôi bạn cùng tiến”, “Nhóm văn hoá học đường”; phát động
phong trào “Học tập và nêu gương đạo đức” trong học sinh; tổ chức các hoạt

động thi tìm hiểu, giao lưu kiến thức, sân khấu hoá, xử lý tình huống về đạo đức,
pháp luật, an toàn giao thông, phòng chống đuối nước, kỹ năng sống … Đặc
biệt, thời điểm hiện nay đã làm tốt công tác tuyên truyền, phòng chống bạo lực
học đường và xâm hại, quấy rối tình dục trẻ em.
+ Kế hoạch hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội được xây dựng chặt chẽ,
đầy đủ nội dung, không chồng chéo với thời gian biểu, chương trình giáo dục cơ
bản, bảo đảm vừa phát huy được hiệu quả hoạt động, vừa hoàn thành nhiệm vụ
giáo dục theo quy định.
* Một số hoạt động thực tiễn đã tổ chức trong giáo dục đạo
đức cho HS:
( Ban giám hiệu chỉ đạo
Tổng phụ trách Đội phối hợp với
cán bộ thư viện chuẩn bị nội
dung, hướng dẫn và tổ chức cho
học sinh kể chuyện về tấm
gương đạo đức Bác Hồ vào giờ
chào cờ đầu tuần. Đây là hoạt
động ý nghĩa sâu sắc giúp cho
học sinh vừa hiểu biết về thân
thế, sự nghiệp Hồ Chí Minh, vừa
cảm nhận và làm theo tấm gương
Kể chuyện về tấm gương, đạo đức Bác Hồ
trong giờ chào cờ tuần đầu tháng 4 năm 2016.
đạo đức của Người.
( Hàng tuần trực ban, Liên đội,
giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho
14
Sinh hoạt dưới cờ với chủ đề “Đoàn kết, yêu Học sinh khối lớp 3 trong giờ
lao động tổng dọn thương, giúp đỡ lẫn nhau” năm 2015.


vệ sinh, thu gom rác trong khuôn viên trường.


học sinh toàn trường lao động, tổng dọn vệ sinh trong khuôn viên trường với
công việc vừa sức để tạo cảnh quan nhà trường sạch đẹp, môi trường giáo dục
trong lành. Giúp học sinh biết yêu lao động, biết yêu lớp, yêu trường và biết quý
trọng thành quả của bản thân, biết hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để hoàn
thành tốt công việc của mình.

Giáo viên và học sinh trường Tiểu học
Thành Tâm tham gia giao lưu “Câu lạc bộ
trí tuệ tuổi thơ năm 2016”.

Tổ chức tặng quà cho học sinh nghèo vượt
khó tại trường Tiểu học Thành Tâm đầu năm
học 2015 – 2016.

( Tổ chức sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề, chủ điểm
vào các buổi chào cờ đầu tuần giúp các em hình thành các kỹ năng sống như: kỹ
năng ứng xử, giao tiếp, mạnh dạn trước đông người qua đó cũng hình thành niềm
tin về đạo đức cho học sinh và đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
( Tổ chức cho học sinh tham
gia giao lưu Câu lạc bộ Toán - Tiếng
Việt - Tiếng Anh với trường bạn nhằm
nâng cao kiến thức tạo sự gắn kết, giúp
đỡ lẫn nhau trong các nhóm học sinh,
tạo một sân chơi bổ ích cả về kiến thức,
kỹ năng ứng xử văn hóa. Đây là một
hoạt động có ý nhĩa thiết thực, giúp học
sinh nâng cao kỹ năng, bồi dưỡng kiến

thức trong quá trình học tập.
(+) Với tinh thần tương thân,


tương ái; lá lành đùm lá rách, lá rách ít
đùm lá rách nhiều, nhà trường đã tổ
chức các hoạt động từ thiện như: Ủng
hộ, chia sẻ với các bạn học sinh nghèo,
ủng hộ lũ lụt, áo ấm tặng bạn, mua tăm
ủng hộ người mù, ủng hộ người khuyết
tật, những người có số phận kém may
mắn trong cuộc sống. Qua hoạt động
này, giúp các em biết chia sẻ và giúp đỡ
khi người khác gặp khó khăn.

(+) Tuyên truyền, kể chuyện
truyền thống, tổ chức cho học sinh đến thăm và tặng quà cho các gia đình liệt sỹ,
thương binh, bệnh binh nhân dịp ngày 27/7 tại các thôn trong xã Thành Tâm.
Đây là hoạt động giúp cho GV và HS nhận thức sâu sắc, trân trọng, biết ơn sự
cống hiến và những hy sinh cao cả của các anh hùng, liệt sỹ, thương binh, bệnh
binh, các gia đình có công với cách mạng.
2. 3. 5. Bảo đảm tốt cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí, ngân sách được
phân bổ và các nguồn thu theo quy định, kết hợp huy động các nguồn lực khác
để bảo đảm tốt cơ sở, vật chất cho giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói
riêng. Trong đó, quan tâm đầu tư mua sắm sách báo, tranh ảnh, in ấn tài liệu, tờ

15



rơi bổ trợ, trang trí phòng học theo chủ đề giáo dục đạo đức, mua các ấn phẩm,
băng đĩa hình, phim về tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các câu
chuyện cổ tích, các trích đoạn phim hoạt hình nói về đạo đức, lối sống.
- Quan tâm xây dựng cảnh quan môi trường, kẻ vẽ, treo cắm tranh ảnh,
pano, khẩu hiệu có nội dung giáo dục đạo đức trong khuôn viên trường.
2. 3. 6. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả
giáo dục đạo đức và công tác thi đua, khen thưởng.
- Theo phân công, cấp uỷ, Ban giám hiệu thường xuyên theo dõi, chỉ đạo,
hướng dẫn giáo viên, các tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch giáo dục đạo đức,
không để xảy ra tình trạng xem nhẹ hoặc bỏ qua các nội dung giáo dục đạo đức.
- Thực hiện đúng kế hoạch và quy chế về sơ kết, tổng kết, rút kinh
nghiệm, biểu dương, khen thưởng kịp thời nhân rộng điển hình tiên tiến các tập
thể, cá nhân có thành tích về giáo dục, học tập và nêu gương về đạo đức (Rút
kinh nghiệm thường xuyên trong giao ban hàng tuần; tổ chức sơ kết vào cuối
học kỳ 1; tổ chức tổng kết vào cuối năm học).
Ví dụ: Trong năm học nhà trường đã động viên, khen thưởng những cá
nhân, tổ chức đạt thành tích thi đua như: Thi đua chào mừng các ngày lễ lớn,
Cuộc thi Nữ sinh xuất sắc nhân dịp 8/3,thi Rung chuông vàng dịp 26/3 với
trường bạn; Thi Vở sạch chữ đẹp 2 học kỳ; thi trang trí lớp học; thi TDTT, giao
lưu các câu lạc bộ, thi tiếng hát và kể chuyện về Bác Hồ…
2. 4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN:
Thông qua đánh giá của tập thể Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường về
việc triển khai thực hiện sáng kiến kinh nghiệm nêu trên trong năm học 2015 –
2016 cho thấy:
- Công tác giáo dục đạo đức của nhà trường được củng cố và đi vào hoạt
động có nề nếp, đã xây dựng được đội ngũ giáo viên có trách nhiệm, nhiều đồng
chí có tính sáng tạo trong đổi mới nội dung và hình thức giáo dục đạo đức, phong
trào tự học tập, rèn luyện, nêu gương về đạo đức trong giáo viên ngày càng sôi nổi,
tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 20/20

đ/c = 100% (03 HTXSNV = 15%); đoàn viên xuất sắc 4/5 đ/c = 80%.
- Phong trào học tập và nêu gương về đạo đức trong học sinh đã được
nhân rộng khắp trong các khối học, mô hình “Đôi bạn cùng tiến” đạt hiệu quả
trên 90% so với tổng số học sinh; có 45/52 = 87% “Nhóm văn hoá học đường”
đạt được 3 tiêu chí: Đoàn kết, chăm ngoan, sôi nổi. Chất lượng học tập của học
sinh chuyển biến rõ rệt, năm học 2015 – 2016 có 7 học sinh đạt tiêu chuẩn giỏi
cấp tỉnh, 64 học sinh giỏi cấp huyện, có 213/413 số học sinh được xếp loại hoàn
thành tốt nội dung học tập các môn học = 51,57%.
- Cấp uỷ, chính quyền địa phương và hội phụ huynh học sinh đánh giá cao
về chất lượng, sự chuyển biến về giáo dục đạo đức cho học sinh, mối quan hệ
giữa nhà trường và gia đình học sinh ngày càng gắn kết hơn.
- Từ việc thực hiện tốt kế hoạch về bảo đảm cơ sở vật chất cho giáo dục
đạo đức, hiện nay, hệ thống tủ sách đạo đức của nhà trường đã được bổ sung
nhiều đầu sách, báo, băng hình có giá trị về giáo dục đạo đức; hệ thống cảnh

16


quan nhà trường được củng cố. Sau những giờ học chính khóa học sinh được
đến với thư viện để tìm hiểu thêm về sách chuyện, khoa học bổ ích…
SO SÁNH KẾT QUẢ GIÁO DỤC
NĂM HỌC 2014 – 2015 VÀ 2015 – 2016
TT
1

2

Nội dung

Năm học

2014 - 2015

Nề nếp lớp
- Lớp xuất sắc
- Lớp tiên tiến
Xếp loại môn Toán
- Hoàn thành
- Chưa hoàn thành

3

4

Xếp loại môn Đạo đức
- Hoàn thành
- Chưa hoàn thành
Xếp loại môn Tiếng việt
- Hoàn thành
- Chưa hoàn thành

5

Đánh giá về Năng lực
- Đạt
- Chưa đạt

6

Đánh giá về Phẩm chất
- Đạt


- Chưa đạt
7
Chất lượng giáo dục
- Học sinh giỏi cấp tỉnh
- Học sinh giỏi cấp huyện
- Học sinh hoàn thành tốt nội dung
học tập các môn học
Xây dựng trường học thân
8
thiện, học sinh tích cực

Năm học
2015 – 2016

Tăng Giảm

11 lớp/ 17 lớp
= 64,7%
6 lớp/ 17 lớp

12 lớp/15 lớp
= 80,0%
3 lớp/15 lớp

15,3%

405/406 học sinh
= 99,75%
1/406 học sinh

= 0,25%

413/413 học sinh
= 100%
0

406/406 học sinh
= 100%
0

413/413 học sinh
= 100%
0

405/406 học sinh
= 99,75%
1/406 học sinh
= 0,25%

413/413 học sinh
= 100%
0

0,25%

404/406 học sinh
= 99,5%
2/ 406 học sinh
= 0,5%


413/413 học sinh
= 100%
0

0,5%

406/406 học sinh
= 100%
0

413/413 học sinh
= 100%
0

5 học sinh
46 học sinh
160 học sinh

7 học sinh
64 học sinh
213 học sinh

Đạt

Đạt

0,25%
0,25%

0,25%


0,5%

02 HS
18 HS
53 HS

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3. 1. Kết luận:
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng
của nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với sự phát triển của
nền khoa học công nghệ và thông tin hiện đại, các tầng lớp nhân dân có cơ hội,
điều kiện thuận lợi để tiếp cận, hiểu biết, chắt lọc những tinh hoa về đạo đức con

17


người, đạo đức xã hội với các nền văn hóa đa dạng, phong phú của các quốc gia,
dân tộc, thông qua mạng Internet, báo chí, truyền hình… Song, mặt trái của nó
cũng mang lại hậu quả hết sức khó lường, nhất là đối với thế hệ trẻ có tính tò
mò, hiếu động nhưng lại chưa có đủ nhận thức, kiến thức để phân biệt được phải
trái, đúng sai, dễ bị tiêm nhiễm, lôi kéo vào thực hiện những hành vi phi đạo
đức. Trong khi đó, hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và quần
chúng có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống đã trở thành
“tấm gương xấu” tác động trực tiếp đến mọi người xung quanh trong đó có học
sinh. Do đó, vấn đề quản lý, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung, cho học
sinh bậc tiểu học nói riêng là hết sức cần thiết, cần phải khẳng định: Học sinh
phải có đạo đức tốt mới có nền tảng để hình thành kiến thức tốt. Vì vậy, cấp ủy,
Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh phải không ngừng nêu
cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ để quản lý và giáo dục đạo đức cho

học sinh đạt hiệu quả cao.
Trên cơ sở sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn năm
học 2015 – 2016 tại trường Tiểu học Thành Tâm, bản thân rút ra
một số kinh nghiệm sau đây:
- Trước hết, cấp ủy, Ban giám hiệu cần phải thường xuyên nghiên cứu,
nắm chắc những quan điểm, đường lối của Đảng, những quy định mới của pháp
luật Nhà nước có liên quan đến công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức
nói riêng, những vấn đề nảy sinh tác động để xác định chủ trương, giải pháp
lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện trong phạm vi nhà trường. Vai trò lãnh đạo,
chỉ đạo quyết định đến nề nếp chất lượng giáo dục đạo đức ở trường học.
- Phải làm tốt công tác xây dựng các quy chế, kế hoạch chặt chẽ, phù hợp
thực tiến nhà trường, quán triệt, tổ chức triển khai, phân công phụ trách cụ thể.
Kế hoạch năm hay học kỳ phải thể hiện rõ: Nội dung giáo dục, tổ chức các hoạt
động; thời gian, địa điểm; lực lượng, đối tượng tham gia; người phụ trách; vật
chất, kinh phí bảo đảm.
- Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục, xây dựng đạo đức, bồi dưỡng
nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà
trường, gắn chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức để đánh giá phân
loại chất lượng giáo viên, đảng viên, đoàn viên. Chú trọng thực hiện tốt công tác
biểu dương, nêu gương, khen thưởng giáo viên làm tốt để động viên, khích lệ.
- Trong quá trình thực hiện, cấp ủy, Ban giám hiệu vừa tham gia tổ chức thực
hiện kế hoạch, vừa giám sát, kiểm tra, hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên trong quá trình
thực hiện để nâng cao hiệu quả, tránh tình trạng khoán trắng cho giáo viên.
- Tổ chức hoạt động phải thường xuyên, liên tục, rút kinh nghiệm, điều
chỉnh, bổ sung nội dung, hình thức kịp thời, đánh giá đúng thực chất, không
chạy theo thành tích, không để hiện tượng “vết mòn, lối cũ” trong tổ chức các
hoạt động giáo dục đạo đức.
- Thường xuyên làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng xây dựng,
nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, các phong


18


trào hoạt động góp phần giáo dục, nâng cao ý thức và hành vi đạo đức cho cả
học sinh và giáo viên.
3. 2. Kiến nghị:
- Các cấp trong ngành giáo dục thường xuyên làm tốt công tác sơ kết,
tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các bậc
học. Trên cơ sở đó, biên tập tài liệu, chuyên đề cơ bản; tổ chức tập huấn, nhân
rộng những mô hình mới, cách làm hiệu quả cho cán bộ, giáo viên các trường,
tập trung vào nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng kế hoạch, tổ chức các
hoạt động giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh.
- Quan tâm bảo đảm tốt hơn nữa về trang thiết bị tuyên truyền, giáo dục
cho các trường học như máy chiếu, tivi màn hình lớn (55” – 60”), các loại tài
liệu, sách báo, băng hình có liên quan đến giáo dục đạo đức cho học sinh
Mặc dù đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công biện pháp quản lý,
chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường Tiểu học Thành Tâm nhưng
thời gian nghiên cứu chưa nhiều, trình độ năng lực có hạn nên vẫn còn nhiều vấn
đề mà tôi chưa đề cập hết được. Kính mong Hội đồng khoa học các cấp góp ý,
bổ sung để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn chỉnh và có tính khả thi cao, góp
phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học
Thành Tâm nói riêng và học sinh bậc học Tiểu học nói chung.
Tôi xin chân thành cảm ơn./
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thạch Thành, ngày 20 tháng 5 năm 2017
HIỆU TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT


Đỗ Văn Lượng

Hoàng Thị Huyền

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. [1] Hồ Chí Minh toàn tập (2011), NXB Chính trị quốc gia.
2. [2] Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, BCHTW8 (khoá XI).
3. [3] Báo cáo tổng kết năm học 2014 – 2015 và 2015 – 2016 của trường Tiểu
học Thành Tâm.

19


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Hoàng Thị Huyền
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Thành Tâm
Cấp đánh giá
TT
1

Tên đề tài SKKN
Phương pháp dạy học đọc hiểu

xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Phòng GD&ĐT

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc
C)
B

Năm học
đánh giá
xếp loại
2003- 2004

20


2
3
4
5
6

cho học sinh lớp 3.
Một số phương pháp dạy học
hình bình hành và hình thoi cho
học sinh lớp 4.
Kinh nghiệm khắc phục một số
sai lầm của học sinh lớp 5 khi
giải toán về tỉ số phần trăm.

Nâng cao kỹ năng giải toán
chuyển động đều cho học sinh
khá giỏi lớp 5.
Nâng cao kỹ năng giải toán
chuyển động đều cho học sinh
khá giỏi lớp 5.
Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo
giáo dục đạo đức cho học sinh
trường Tiểu học Thành Tâm.

Phòng GD&ĐT

B

2004- 2005

Phòng GD&ĐT

A

2009- 2010

Phòng GD&ĐT

A

2013- 2014

Sở GD&ĐT


C

2013- 2014

Phòng GD&ĐT

A

2016- 2017

21



×