Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN một số biện pháp rèn đọc cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng phân môn tập đọc ở lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.62 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU :........................................................................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài :...................................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu :............................................................................................................. 2
1.3. Đội tượng nghiên cứu:.............................................................................................................. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................................... 2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN.......................................................................................................... 3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:.................................................................... 3
2.2.Thực trạng của vấn đề:.............................................................................................................. 4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để rèn đọc cho học sinh:................................................. 5
2.4. Hiệu quả củ sáng kiến:........................................................................................................... 19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:....................................................................................................... 20
+ Kết luận............................................................................................................................................... 20
+ Kiến nghị............................................................................................................................................. 20


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Tập là một phân môn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong chương trình giảng
dạy môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học .Học tốt tập đọc không những giúp cho học
sinh rèn luyện kỹ năng đọc –nghe - nói –viết mà còn tạo điều kiện cho học sinh
học tốt các môn học khác trong bộ môn Tiếng Việt.Tập đọc là một phân môn
không thể thiếu đối với học sinh tiểu học,nó là một công cụ,là chìa khóa, là
phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức của loài người .Nó là môn mang tính
chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ
trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh (Về phát âm ,từ ngữ, câu văn),kiến
thức ban đầu về văn học đời sống giáo dục thẩm mỹ. Phân môn tập đọc đặt ra
một nhiệm vụ quan trọng.Trong các giờ tập đọc học sinh biết đọc diễn cảm bài
văn ,bài thơ ,đã tạo cho các em hứng thú say mê và để lại một vốn văn học cho
các em .Mặt khác nó còn có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỹ cảm,giúp các
em hiểu được cái đúng ,cái đẹp ,cái tinh tế của nghệ thuật ngôn từ. Học đọc


đồng thời các em học cách nói, cách viết một cách trong sáng, có nghệ thuật góp
phần không nhỏ vào việc rèn luyện cách suy nghĩ diễn đạt . Đọc một cách có ý
thức sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc.
Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái
thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgíc, cũng như tư duy
trìu tượng.
Những điều trên khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và phát triển
một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Là người giáo
viên nếu chỉ bằng lòng với những kiến thức mình đã có được ở trong trường học
và lượng kiến thức đã được tiếp thu chuyên đề thì đó sẽ là một điều đáng tiếc.
Theo tôi, một mặt phải nắm chắc được yêu cầu của cả cấp học, lớp học. Mặt
khác, phải tiếp tục tìm tòi phương pháp, hình thức tổ chức cụ thể cho từng tiết
học của mỗi phân môn. Sau một tiết dạy, phải tự đúc rút được kinh nghiệm để
rồi tìm ra những cái hay hơn và mạnh dạn tổ chức các hoạt động dạy- học theo
quy trình hợp lý, linh hoạt có sáng tạo nhằm đổi mới phương pháp dạy- học đạt
hiệu quả cao trong giảng dạy.
Quá trình dự giờ và công tác và rút kinh nghiệm qua các đợt thực hiện
chuyên đề tôi thấy chất lượng đọc của học sinh còn yếu. Đặc biệt trong tình hình
hiện nay, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi tri thức con người ngày
càng cao. Trong đó, ngôn ngữ nói và viết là rất cần thiết cho mỗi người , mỗi
thành công không phải tự nhiên có được, mà phải trải qua một quá trình rèn
luyện kiên trì ngay từ đầu.Việc dạy tập đọc cho học sinh bên cạnh những thành
công còn có nhiều hạn chế như : Học sinh chúng ta chưa đọc được như mong
muốn , kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình
thành kỹ năng đọc .Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri
thức ,tư tưởng tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc
.Trong khi dạy nhiều giáo viên chưa thực sự phát huy hết khả năng của mình để
làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh,làm thế nào đề các em
1



đọc nhanh hơn, hay hơn diễn cảm hơn, làm thế nào để các em hiểu văn bản được
đọc, làm thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu . Xuất phát từ những
thiếu sót và vướng măc trong quá trình giảng dạy tôi đã đi sâu nghiên cứu
“Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng phân
môn Tập đọc ở lớp Ba”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp cho các em ở bậc tiểu học nói chung, lớp Ba nói riêng, rèn được kỹ
năng đọc và cảm thụ tốt bài văn, bài thơ, góp phần hình thành nhân cách con
người một cách toàn diện
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các kỹ năng đọc đối với yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 3 theo chuẩn
kiến thức- kỹ năng.
Nghiên cứu kỹ các giải pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học
Hưng Lộc 2, huyện Hậu Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
- Phương pháp thực nghiệm.

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận:
Hoạt động trong giờ Tập đọc đó là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở
là việc tiếp nhận thông tin, dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác. Đọc được
xem là hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau, là cơ chế sử dụng mật
mã gồm hai phương diện. Một là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã

chữ âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói âm
thanh. Thứ hai là sự vận dụng tư tưởng, tình cảm sử dụng bộ mã chữ - nghĩa (tức
là mối quan hệ giữa các con chữ và lý tưởng). Khái niệm chứa đựng bên trong
để nhớ và hiểu được nội dung những gì đã đọc được.Mục tiêu cuối cùng của
phát triển kỹ năng đọc là đạt đến sự tổng hợp giữa những mặt riêng lẻ của quá
trình đọc
Dạy tập đọc là dạy đọc đúng, từ đọc đúng sẽ đi đến đọc đúng, đọc hiểu,
chính đọc hiểu là mục tiêu cuối cùng của dạy tập đọc.Phương pháp dạy tập đọc
phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học. Nó liên quan mật thiết đến vấn đề
ngôn ngữ học như vấn đề chính âm, chính tả, chữ viết, ngữ điệu (thuộc ngữ âm
học) vấn đề dấu câu, các kiểu câu (thuộc ngữ pháp học), vấn đề nghĩa của câu,
đoạn, bài. Việc hình thành kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm và đọc hiểu phải dựa
trên những tiêu chuẩn đánh giá một văn bản, tính chính xác, tính đúng đắn, tính
thẩm mỹ, dựa trên những đặc điểm kiểu ngôn ngữ, của phong cách chức năng,
các thể loại văn bản được dùng làm ngữ liệu ởTiểu học.Hướng đẫn học sinh đọc
diễn cảm phải dựa trên những hiểu biết văn học, tính hình tượng, tính tổ chức
cao và tính hà súc đa nghĩa của nó.Với học sinh lớp Ba, đặc điểm tâm lý ở lứa
tuổi này đã bắt đầu chuyển giai đoạn từ nhận thức cảm tính sang màu sắc lý tính
nhiều hơn. Vì vậy trong mục tiêu, yêu cầu của dạy tập đọc cũng được nâng cao
lên, đó là học sinh ngoài đọc đúng, đọc hay, các em còn phải rèn kĩ năng đọc
thầm, đọc hiểu đọc cảm thụ tốt nội dung văn bản. Ở giai đoạn này ngôn ngữ của
các em rất phát triển, cùng vốn ngôn ngữ thì tư duy của các em cũng rất phong
phú, đa dạng, có tính sáng tạo, tưởng tượng cao. Chính vì vậy rèn cho các em kĩ
năng đọc, đặc biệt là kĩ năng cảm thụ văn bản tốt để các em có thể đọc diễn cảm
văn bản, để phát huy tối đa hiệu quả một giờ dạy tập đọc đó chính là mục tiêu
của mỗi chúng ta. đó là công cụ của học sinh tiếp cận thế giới, tiếp cận với tri
thức nhân loại.
Tất cả những vấn đề trên là cơ sở vững chắc và có ý nghĩa to lớn đối với
học sinh Tiểu học. Nắm vững được điều này giáo viên sẽ tạo điều kiện để học
sinh tiếp thu kiến thức một cách thoải mái, chủ động và nắm chắc các kĩ năng

dạy phân môn Tập đọc, từ đó phát huy tính tích cực của các em, nâng cao hiệu
quả giờ học. Hơn nữa, tuổi của các em ở Tiểu học là tuổi chơi mà học, học mà
chơi. Các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên mức độ tập trung
chú ý lâu chưa bền vững, ngồi lâu trong một tiết học nếu không thay đổi hình
thức tổ chức dạy học chắc các em sẽ không thấy thoải mái. Bởi vậy, cần có
3


những biện pháp tổ chức hoạt động dạy và học linh hoạt để các em có cơ hội
vừa học, vừa vận động cơ thể. Thông qua trò chơi để học và trong một giờ học,
mỗi em được gọi ít nhất hai lần đứng dậy phát biểu ý kiến để có cơ hội thay đổi
tư thế. Học phân môn Tập đọc, việc đọc đúng,đọc hiểu và cảm thụ là hai khâu
có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp
cho việc đọc diễn cảm được tốt. Ngược lại việc đọc diễn cảm giúp cho cảm thụ
bài văn về những cái hay,cái tinh tế ,những tình cảm tốt đẹp về văn bản mình đã
đọc
2.2. Thực trạng dạy và rèn đọc cho học sinh ở trườngTiểu học Hưng Lộc 2 :
+ Đối với giáo viên :
- Giáo viên nắm rõ tầm quan trọng của việc dạy Tập đọc ở Tiểu học. Giáo
viên đã chú trọng phương pháp dạy học mới. Đảm bảo quy trình tiết dạy, chú ý
luyện phát âm cho học sinh, đã giúp học sinh hiểu nội dung bài học.
- Một số giáo viên chuẩn bị bài còn phụ thuộc nhiều vào câu hỏi sách giáo
khoa, gợi ý sách giáo viên và sách bài soạn. Chính vì vậy bài dạy mang tính áp
đặt đơn điệu ,chưa phù hợp với đối tượng học sinh, làm cho học sinh tiếp thu
một cách thụ động, ghi nhớ máy móc lời giảng của giáo viên
- Quá trình hướng dẫn học sinh đọc cảm thụ chưa quán xuyến tất cả các loại
đối tượng mà chỉ tập trung chú ý đến học sinh giao nhiệm vụ luyện đọc cá nhân
hoặc đọc để tìm hiểu bài
- Việc chọn từ giải nghĩa ở một số giáo viên còn lúng túng, chưa phân biệt
được từ khó cần cung cấp và từ chọn cần để giảng về nội dung và nghệ thuật.

Giảng từ chưa kết hợp với giảng ý và gắn với văn cảnh cụ thể.
- Một số giáo viên lại biến giờ Tập đọc thành giờ “Giảng văn” nặng nề,
không phù hợp đối tượng học sinh. Giọng đọc của nhiều giáo viên chưa thực sự
hay, còn mang nặng giọng địa phương, chưa chú trọng việc nhấn giọng ở những
từ ngữ mang tính gợi tả, gợi cảm. Thời gian luyện đọc ít, áp đặt cách đọc để học
sinh phải đọc thụ động, ít gợi ý để học sinh khám phá, tìm hiểu cách đọc, dẫn
đến hiệu quả được trong giờ tập đọc chưa cao. Chưa chú ý đến việc dạy cho học
sinh ngắt, nghỉ và giọng đọc của bài, đặc biệt là chưa dành thời gian cho học
sinh được đọc diễn cảm bài văn, bài thơ.
- Phương tiện trực quan chủ yếu trong tiết Tập đọc là ngôn ngữ của giáo viên
và bài tập đọc trong sách giáo khoa, tranh màu phóng to minh họa và một số vật
thật hoặc mô hình để giảng từ và ý chưa được sử dụng thường xuyên, triệt để.
- Chưa chú ý đến việc dạy cho học sinh ngắt, nghỉ và giọng đọc của bài, đặc
biệt là chưa dành thời gian cho học sinh được từ đọc đúng dẫn đến đọc hay bài
văn, bài thơ.
+ Thực trạng việc đọc của học sinh:
Học sinh nhìn chung ít học phân môn tập đọc ở nhà. Nếu có thì học sinh cũng
chưa biết cách đọc, chỉ đọc bài một cách qua loa,chiếu lệ chưa có sự chuẩn bị
chu đáo
Đến lớp nhiều em chưa phát huy vai trò của cá nhân trong quá trình luyện
đọc nhất là đọc thầm (Vì đòi hỏi tính tự giác là chủ yếu, trong lúc học sinh khác
4


đọc thành tiếng thì một số em chưa theo dõi) quá trình đọc thành tiếng của bạn
là thời gian “nghỉ ngơi’’của một số em khác
- Tuy nhiên ở trường Tiểu học hiện nay, trong một lớp trình độ học sinh
không đồng đều. Có học sinh đọc đúng, nhanh, đọc hay nhưng cũng không ít
học sinh đọc còn ngắc ngứ, lý nhí, không biết ngắt nghỉ khi gặp dấu câu, không
hiểu được sắc thái tình cảm điều đó dẫn đến việc cảm nhận văn bản còn hạn chế.

Đặc biệt học sinh lớp 3B ở trường tôi, học sinh thường phát âm sai ở những
tiếng có âm đầu như l/n, s/x, t/ch, vần ăn/ ăng
- Phần đọc hiểu nắm nội dung bài ở một số học sinh còn khó khăn.
* Kết quả thực trạng:
Ngay từ đầu năm (năm học: 2016 – 2017), sau quá trình tìm hiểu thực tế tôi
tiến hành điều tra kết quả học tập của học sinh lớp 3B trường Tiểu học Hưng
Lộc 2, tôi nhận thấy: Các em mới chỉ dừng lại ở việc đọc to nhưng mức độ đọc
lưu loát còn một số em vẫn chưa đạt yêu cầu, các em còn đọc nhát gừng, đọc lặp
từ, thêm từ, bớt từ đọc sai về các lỗi phát âm. Số em đọc đúng đọc trôi chảy
,ngắt nghỉ đúng chưa đạt. Mức độ đọc đọc hay chỉ có rất ít em đạt được. Các em
chưa thể hiện rõ giọng đọc của từng thể loại như thơ, văn bản kịch… Đặc biệt
vẫn còn một số học sinh không biết thế nào là đọc hay. Ngay từ đầu năm học tôi
đã phân loại để nắm được trình độ của học sinh, từ đó có kế hoạch luyện đọc cho
từng em. Tôi đã thống kê chất lượng đọc của học sinh lớp 3B như
sau:
Lớp Sĩ
Chất lượng, mức độ đọc
Số
Tỷ lệ
số
lượng
3B
30 Đọc đúng trôi chảy,rõ ràng, ngắt nghỉ đúng
19
63,7%
Đọc hiểu
13
43,3%
Đọc hay
4/30

13,3%
Như vậy chất lượng đọc thực tế cho thấy còn thấp. Đặc biệt là các kỹ năng
đọc trong tiết học tập đọc. Để khắc phục tình trạng này, tôi đã tìm ra một số giải
pháp rèn đọc nhằm nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh khối lớp 3 trong tiết Tập
đọc đạt hiệu quả cao. Giải quyết vấn đề này, tôi khảo sát năng lực đọc của học
sinh trong khối lớp Ba để tìm ra nguyên nhân và giải pháp rèn kỹ năng đọc qua
mỗi tiết dạy để giúp học sinh đọc đúng, trôi chảy, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng, hiểu
và cảm thụ được bài văn, bài thơ. Giúp cho giáo viên dạy tốt phân môn Tập đọc
khối lớp 3 và nhân rộng trong nhà trường.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để rèn đọc cho học sinh:
*.Giáo viên cần nắm và nghiên cứu kỹ nội dung chương trình SGK Tiếng
Việt Lớp 3 đặc biệt là phân môn Tập đọc.
Nội dung chương trình sách giáo khoa gồm có các : Phân môn,đơn vị
học ,cấu trúc của một đơn vị học
Phân môn: Phân môn tập đọc rèn cho học sinh kỹ năng : Đọc –nghe- nóiviết. Bên cạnh đó thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi,
những bài tập khai thác nội dung bài đọc Phân môn tập đọc cung cấp cho học
5


sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội con người, cung cấp vốn từ vốn diễn
đạt những hiểu biết về tác phẩm văn học đề tài cốt truyện nhân vật, góp phần rèn
luyện nhân cách cho học sinh
Ngoài việc nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa thì trong dạy
học, để tổ chức các hoạt động dạy học tốt phải xác định đúng mục tiêu của phân
môn đó, của từng bài cụ thể. Xác định càng rõ ràng, đúng đắn thì tổ chức các
hoạt động sẽ tốt.
Để tổ chức các hoạt động dạy - học phân môn Tập đọc thì trước hết phải bố
trí thời gian nghiên cứu hệ thống chủ điểm trong SGK Tiếng Việt, nghiên cứu kĩ
từng tiết học, sự phân bố các bài tập đọc ở mỗi đơn vị học, phải xác định rõ vị trí
của từng bài trong chương trình, bài đó thuộc thể loại văn bản nào (Văn xuôi,

thơ, văn bản hành chính ) bài đó thuộc chủ đề gì? Bài trước đó là bài nào? Bố trí
như vậy sẽ tạo nên một số thuận lợi sau:
* Xác định rõ được vị trí của từng bài sẽ giúp người giáo viên xác định rõ
được mục tiêu đúng, giọng đọc của từng bài và mức độ yêu cầu học sinh học
xong bài đó đọc với giọng như thế nào? Với bài học này học sinh thường phát
âm sai tiếng nào(Do ảnh hưởng của phương ngữ) và cần hướng dẫn học sinh
luyện đọc như thế nào cho chuẩn.
Ví dụ: Bài “ Người mẹ” là bài dạy thuộc tiết thứ ba, tuần 4, chủ đề “ Mái
ấm”- Chủ đề thứ ba của TV3 (Tập một). Chính vì thế, yêu cầu học sinh đọc
thành tiếng ở mức độ: Biết thể hiện giọng đọc như :Ở đoạn 1: Giọng đọc hồi
hộp, dồn dập thể hiện tâm trạng hoảng hốt của người mẹ khi bị mất con. Nhấn
giọng các từ ngữ: hớt hải, thiếp đi, nhanh hơn gió, chẳng bao giờ trả lại, khẩn
khoản cầu xin. Đoạn 2 và đoạn 3: Giọng thết tha thể hiện sự sẵn lòng hy sinh
của người mẹ trên đường đi tìm con. Nhấn giọng các từ ngữ: không biết, băng
tuyết bám đầy, ủ ấm, ôm ghì, đâm, nhỏ xuống ,đâm chồi nảy lộc, nở hoa Đoạn
4: Đọc chậm rõ ràng từng câu. Giọng thần chết ngạc nhiên. Giọng người mẹ khi
nói câu“ Vì tôi là mẹ” điềm đạm khiêm tốn; Khi yêu cầu Thần Chết “ hãy trả
con cho tôi ! ”- dứt khoát. Chú ý đọc các từ ngữ mới các từ dễ sai do ảnh hưởng
phương ngữ như: Hớt hải, khẩn khoản,lã chả, lạnh lẽo ( SGV có thể yêu cầu các
từ khác như: thiếp đi, áo choàng, mấy đêm ròng giáo viên cần chắt lọc từ ngữ
khó đọc theo đặc điểm của địa phương lớp mình phụ trách không nhất thiết theo
SGV, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ cho hợp lý.
Nhưng tới bài “ Hũ bạc của người cha” (Tiết thứ nhất,của tuần 15 thuộc
chủ đề: Anh em một nhà) ở mức độ bài này yêu cầu học sinh ở mức độ cao hơn
đó là biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với các lời nhân vật (Giọng ông lão
,giọng người kể ) đọc đúng lời của nhân vật( giọng ông lão) khuyên bảo( khi đưa
tiền cho con ra đi tập kiếm lấy cơm ăn; nghiêm khắc ( khi vứt nắm tiền xuống
ao); cảm động( khi thấy con đã biết quý đồng tiền làm nên nhờ lao động); ân cần
trang trọng lời nói với con ở cuối truyện khi trao hũ bạc cho. Giọng kể của người
dẫn chuyện: chậm rãi, khoan thai, hồi hồi hộp cùng với sự phát triển tình tiết

truyện
6


* Nghiên cứu được mục đích, yêu cầu của từng bài dạy thì sẽ lựa chọn được
các biện pháp, hình thức tổ chức phù hợp với tiết dạy, lựa chọn được đồ dùng
nào sẽ phục vụ cho từng hoạt động trong tiết dạy.
* Rèn luyện giọng đọc mẫu của giáo viên.
Quá trình dạy tập đọc giáo viên đọc mẫu tốt cũng góp phần đáng kể trong
việc rèn đọc cho học sinh rất nhiều. Bởi vì, các em luôn luôn lấy giọng đọc của
thầy cô giáo làm mẫu. Bởi vậy, trước giờ Tập đọc, giáo viên phải nghiên cứu nội
dung, cách đọc và tập đọc nhiều lần.
+ Có thể đọc mẫu trong các trường hợp:
- Đọc mẫu toàn bài để gây hứng thú cho học sinh.
- Đọc mẫu âm, vần, tiếng khó.
- Đọc câu, đoạn giúp học sinh nhận xét, giải thích tìm ra cách đọc.
Tùy theo từng bài mà giáo viên đọc mẫu cả bài hoặc một đoạn, nhưng trước
hết người giáo viên phải đọc đúng, ngoài ra còn phải đọc diễn cảm tốt bài văn,
bài thơ. Muốn vậy giáo viên phải rèn luyện kỹ năng đọc cho mình một cách
nghiêm túc, giáo viên phải nghiên cứu kỹ cách đọc từng bài, và luyện đọc nhiều
lần trước khi đến lớp. Luyện đọc diễn cảm sao cho mỗi bài đọc của giáo viên
xứng đáng là bài đọc mẫu cho học sinh. Muốn đọc mẫu tốt tôi nghĩ giáo viên
phải rèn luyện công phu cả về giọng đọc kỹ năng đọc và cảm thụ văn học. Bản
thân người đọc phải hiểu kỹ bài văn bài thơ để cảm thụ tác phẩm một cách sâu
sắc, tinh tế và nhờ nó sẽ tìm được giọng đọc phù hợp. Để đọc mẫu tốt bài văn
cần tiến hành như sau:
+Trước khi soạn bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần , đọc cảm xúc của tác
giả khi viết bài văn bài thơ đó.
+Xác định sắc thái giọng đọc tùy theo đối tượng miêu tả,tính cách của từng
nhân vật trong văn bản.Tập ngắt nhịp theo dấu hiệu ngữ pháp.Tìm từ nhấn giọng

. Từ thể hiện cảm xúc tâm trạng
Ví dụ: Đọc bài: “Người lính dũng cảm” (TV3 – T1) giọng đọc phù hợp với
từng nhân vật .
Giọng đọc người dẫn chuyện: Gọn, rõ, nhanh. Nhấn giọng tự nhiên ở những
từ ngữ : Hạ lệnh ,ngập ngừng,,chui, chối tai .
Giọng viên tướng :Tự tin, ra lệnh.
Giọng chú lính nhỏ: rụt rè bối rối ở phần đầu truyện chuyển thành quả quyết
( trong lời đáp: Như vậy là hèn) ở cuối truyện.
Giọng thầy giáo: lúc nghiêm khắc, lúc dịu dàng buồn bã .
Khi đọc giáo viên cũng phải chú ý đọc đúng đến các câu mệnh lệnh câu hỏi
.Lời viên tướng :Vượt rào,/ bắt sống lấy nó!//- Chỉ những thằng hèn mới
chui. - Về thôi !( mệnh lệnh, dứt khoát)
.Lời chú lính nhỏ: Chui vào à?( Rụt rè ,ngập ngừng) -Ra vườn đi!( Khẽ rụt
rè) - Nhưng như vậy là hèn( quả quyết )
Ví dụ: Khi chuẩn bị dạy bài “Ai có lỗi?” (Tiếng việt 3, tập 1 Trang 12). chuẩn
bị cho việc dạy bài này tôi nghĩ mình phải rèn giọng đọc cho mình như sau:
Đọc câu chuyện nhiều lần .
7


Nghiên cứu kỹ nắm chắc ý nghĩa câu chuyện là phải biết nhường nhịn
bạn ,nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn .
Nghiên cứu các loại sách tham khảo mình sẽ xác định được giọng cần đọc
Giọng nhân vật “tôi” ( En –ri- cô) ở đoạn 1 đọc chậm rãi , nhấn giọng các
từ: nắn nót,nguệch ra, nổi giận ,càng tức kiêu căng.
Đọc nhanh căng thẳng hơn (ở đoạn 2- hai bạn cãi nhau), nhấn giọng ở các
từ ngữ: trả thù , đẩy , hỏng hết , giận đỏ mặt. Lời Cô –rét-ti bực tức.
Trở lại chậm rãi, nhẹ nhàng (ở đoạn 3) khi En –ri-cô hối hận, thương bạn
muốn xin lỗi bạn,nhấn giọng các từ: lắng xuống ,hối hận.
Ở đoạn 4 và 5: Nhấn giọng ở các từ : ngạc nhiên, gây ra, ôm chầm.....Lời

Cô - ret - ti dịu dàng. Lời của bố En – ri - cô nghiêm khắc.
Với cách xác định như vậy, việc đọc lại bài thơ nhiều lần cộng với sự
chuyển giọng linh hoạt, tôi nghĩ mình có thể tự tin hơn khi thể hiện giọng đọc
của mình trước lớp.
Qua việc đọc mẫu tốt của giáo viên sẽ giúp học sinh hứng thú học tập và
tự tin hơn khi đọc.
*Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh:
Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác,
không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần và tiếng. Đọc
đúng bao gồm: Phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
+ Cách thực hiện: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện:
Trước khi lên lớp, giáo viên dự kiến các lỗi của học sinh trong lớp dễ mắc.
Những từ, những câu khó trong bài để luyện đọc.
.Luyện đọc đúng các tiếng có âm đầu dễ lẫn là s/x, l/n, tr/ch: sung sướng,,
sản xuất lặng lẽ, lần lượt, lạnh lùng, len lách, loanh quanh, lúp xúp, sắc nắng,
da trắng, đêm trăng, trong vắt, chiến tranh, chiêng trống …
.Đọc đúng các tiếng có chứa vần khó đọc: khuôn,cuộn tròn, tựu trường
Lưu luyến, loanh quanh, loay hoay, khuynh hướng .
. Đọc đúng các tiếng có thanh ngã và thanh hỏi: nghĩ ngợi quyến rủ, trỗ,
lão, rong ruổi, nẻo, vỗ, vỡ,… Phần luyện đọc này phải kết hợp luôn trong phần
đọc cá nhân.
Ví dụ: Khi dạy bài: “ Chú sẻ và bông hoa bằng lăng” ( TV3 - T1)
Học sinh A đọc đoạn 1, học sinh B nhận xét: Phát hiện bạn đọc sai “ sẻ
lon,bằng năng, lở hoa,”Giáo viên cho học sinh A đọc lại cho đúng: “sẻ non,
bằng lăng, nở hoa,” sau đó giáo viên gọi 3 đến 4 em hay mắc lỗi phát âm sai
phụ âm đầu l/n như trên đọc lại.
Ngoài việc luyện cho học sinh biết cách phát âm đúng, giáo viên còn phải
chú trọng cách nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở chấm phẩy, dấu hai chấm. Đặc
biệt phải hướng dẫn học sinh ngắt hơi ở các cụm từ ngữ để tách ý. Có nhiều cách
để hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ đúng:

Ví dụ 1: Khi đọc bài: “ Chiếc áo len” (TV3 - T1). Học sinh đọc:
Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông/ ấm áp/ Lan ân hận quá.// Em
muốn ngồi dậy xin lỗi mẹ/ và anh,/ nhưng lại xấu hổ vì mình / đã vờ ngủ.
8


Áp mặt xuống gối,/em mong trời mau sáng để nói với mẹ : //“con không thích
chiếc áo ấy nữa. / Mẹ hãy để tiền mua chiếc áo ấm / cho cả hai nh em”.//
+ GV giúp học sinh sửa lại bằng cách cho học sinh nhận xét: trình chiếu
câu văn đã ngắt sẵn như sau:
Nằm cuộn tròn/ trong chiếc chăn bông ấm áp,/ Lan ân hận quá. //Em muốn
ngồi dậy/ xin lỗi mẹ và anh,/ nhưng lại xấu hổ/ vì mình / đã vờ ngủ.//
Áp mặt xuống gối,/ em mong trời mau sáng/ để nói với mẹ: // “con không
thích chiếc áo ấy nữa. // Mẹ hãy để tiền/ mua chiếc áo ấm / cho cả hai nh
em”.//
+ Sau đó yêu cầu học sinh đọc lại để so sánh hai cách đọc cách nào đúng.
Các em đều thống nhất là đọc theo cách thứ hai mà giáo viên đã trình chiếu sẵn
câu văn trên màn hình .
Rồi yêu cầu học sinh đọc lại với giọng nhẹ nhàng, ngắt đúng nhấn giọng
ở các từ in đậm. Đặc biệt câu nói của Lan khi học sinh thể hiện sự ân hận, có
như vậy mới biểu đạt được trạng thái cảm xúc của tác giả
Ví dụ 2: Trong bài: “ Giọng quê hương ” ( TV3 - T1).
Học sinh đọc như sau: Mẹ tôi/ là người miền trung….//Bà đã qua đời đã
hơn tám mươi năm rồi.//
- Giáo viên đọc lại câu văn và yêu cầu học sinh lắng nghe, phát hiện chỗ cô giáo
ngắt giọng: Mẹ tôi là người miền trung..// Bà đã qua đời/ đã hơn tám mươi năm
rồi.//
Sau đó giáo viên yêu cầu 3 em đọc lại câu văn trên. Từ đó giúp học sinh
phát hiện và ngắt nghỉ đúng .
Ví dụ 3: Đối với câu: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy

nảy trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng’’
( Nhớ lại buổi đầu đi học –TV3 – T1).
- Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn câu văn yêu cầu một học sinh giỏi lên
bảng đánh dấu chỗ ngắt nghỉ và đọc để các bạn trong lớp nhận xét, thống nhất
cách đọc đúng như sau:“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy/
nảy trong lòng tôi/ như mấy cánh hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang
đãng.//
Đối với những bài thơ, GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ cần đúng với nhịp thơ.
Ví dụ 4: -Với bài Quê hương, nhịp thơ phổ biến là 2/4 và 4/2. Giáo viên kết
hợp nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua
giọng đọc
Quê hương/ là con diều biếc /
Tuổi thơ/ con thả trên đồng/
Quê hương là con đò nhỏ/
Êm đềm khua nước /ven sông.//
Quê hương/ nếu ai không nhớ/
Sẽ không lớn nỗi/ thành người.// (Quê hương TV3-T1)
-Với bài: Nhà bố ở, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc thể hiện tâm
trạng ngạc nhiên, ngỡ ngàng của bạn nhỏ ở miền núi lần đầu tiên về thăm bố ở
thành phố. Giọng đoc thong thả, chậm rãi theo bước chân của Páo ( khổ 1) ;
9


ngạc nhiên, háo hức( các khổ thơ 2,3,4),Tha thiết tình cảm nhớ quê nhà khổ thơ
cuối . VD ở khổ thơ : Con đường sao mà rộng thế /
Sông sâu/ chẳng lội được qua /
Người,/ xe / đi như gió thổi /
Ngước lên /mới thấy mái nhà.//
-Với khổ thơ trên giáo viên cần hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng
giữa các dòng

-Với những bài thơ có thể thơ tự do, giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý
tới vần nhịp để ngắt nghỉ đúng và nhấn giọn một số từ ngữ:
“ Chim đừng hót nữa,//
Chín lặng trong vườn,/
Bà em ốm rồi./
Bà mơ tay cháu/
Lặng/ cho bà ngủ//
Quạt /đầy hương thơm.//”
Hoa cam,/ hoa khế
(Quạt cho bà ngủ TV3-T1)
Như vậy, từ một số biện pháp trên giáo viên đã giúp học sinh dần dần có ý
thức tìm hiểu giọng đọc, cách đọc đúng và tự tin hơn khi đọc.
*Hướng dẫn tốc độ đọc cho học sinh:
Như chúng ta đã biết, đối với học sinh Tiểu học đọc lưu loát là nói đến phẩm
chất đọc về mặt tốc độ, đọc không ê a, ngắc ngứ. Tốc độ đọc nhanh chỉ thực hiện
khi đã đọc đúng, khi đọc phải chú ý xác định tốc độ để cho người nghe hiểu kịp
được. Nhưng đọc nhanh ở đây không phải là đọc liến thoắng. Tốc độ đọc thành
tiếng của lớp 3 yêu cầu tối thiểu là 70 tiếng / phút.
+ Cách thực hiện:
- Hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ bằng cách giáo viên đọc mẫu hoặc
chọn học sinh đã đọc tốc độ chuẩn đọc mẫu để tất cả học sinh đọc thầm theo.
Ngoài ra, dùng biện pháp đọc tiếp nối trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của giáo
viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ
Ví dụ: Khi học sinh đọc cá nhân toàn bài hoặc một khổ thơ, một đoạn văn
giáo viên đều nhắc cả lớp đọc thầm theo.
Giáo viên còn gây hứng thú cho học sinh bằng những trò chơi như: Thi đọc
tiếp sức, đọc thơ truyền điện,… Kết thúc chơi bao giờ giáo viên cũng cho học
sinh chọn và tuyên dương nhóm đọc đúng nhất, nhanh nhất, giỏi nhất và gợi ý
rút kinh nghiệm về cách đọc. Mặt khác muốn học sinh đọc lưu loát, đúng tốc độ
cần có sự chuẩn bị bài ở nhà tốt, học sinh phải được đọc trước nhiều lần. Em nào

đọc còn chậm giáo viên giúp học sinh đọc tốt hơn.
*Rèn cho học sinh đọc có ý thức (đọc hiểu).
Để giúp học sinh đọc cảm nhận văn bản, hiểu văn bản thì trong giờ Tập đọc
giáo viên phải chú ý rèn luyện khả năng đọc hiểu cho học sinh. Đó là vấn đề cần
thiết, quan trọng đối với học sinh lớp 3. Có hiểu nội dung bài văn, bài thơ thì
mới có cách đọc đúng, đọc hay được. Việc luyện đọc hiểu thường được thực
hiện trong bước đọc thầm.
Sự thực đọc thầm có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng ở chỗ nhanh hơn đọc
thành tiếng từ 1,5 đến 2 lần. Nó có ưu thế hơn hẳn để tiếp nhận, thông hiểu nội
dung văn bản vì người ta không phải chú ý đến việc phát âm, chỉ tập trung để
10


hiểu nội dung điều mình đọc. Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng
thông hiểu nội dung văn bản đọc. Do đó, dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý
thức đọc hiểu. Kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ,
câu, đoạn, bài tức là toàn bộ những gì mà các em đọc được.
+ Cách thực hiện:
- Kết hợp chặt chẽ việc tìm hiểu bài với việc luyện đọc. Giáo viên cho học
sinh đọc đến đâu tìm hiểu bài đến đó. Không tách rời hai khâu tìm hiểu bài và
rèn đọc.
Ví dụ: Khi dạy bài: “ Quê hương ” (TV3-T1) của nhà thơ Đỗ Trung Quân.
Sau khi cho học sinh đọc thầm 3 khổ thơ đầu bài thơ, giáo viên cho học sinh tìm
hiểu nội dung: Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương ? Qua việc học sinh
đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm theo các em mới cảm nhận được hình ảnh gắn
liền với quê hương đó là: (Chùm khế ngọt, đường đi học rợp bướm vàng bay,
con diều biếc thả trên cánh đồng, con đò nhỏ khua nước ven sông, cầu tre nhỏ,
nón lá nghiêng che, đêm trăng tỏ hoa cau rụng trắng ngoài hè).
Tiếp đó, giáo viên yêu đọc thầm toàn bộ bài thơ để các em cảm nhận được
đó là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng lớn khôn, giống như người mẹ đã

sinh thành và nuôi dưỡng ta. Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người.
Như vậy từ việc đọc văn bản các em mới hiểu được nội dung của văn bản và
ngược lại có hiểu được nội dung của văn bản thì các em mới đọc đúng, đọc hay
được.
- Trong mỗi giờ tập đọc tôi yêu cầu HS đọc thành tiếng kết hợp với đọc thầm
nhiều lần. Đồng thời tôi giao nhiệm vụ cho HS trong khi đọc thầm để kiểm tra
kỹ năng đọc hiểu.
+ Đọc thầm lần 1: Kết hợp khi đọc nối tiếp từng đoạn.
+ Đọc thầm lần 2: Kết hợp khi 1 bạn đọc cả bài.
+ Đọc thầm lần 3: Khi giáo viên đọc diễn cảm. ( lần 2)
+ Lần 4 đọc thầm kết hợp với thành tiếng khi tìm hiểu bài.
+ Lần 5 đọc thầm kết hợp với khi luyện đọc lại.
Như vậy việc đọc thầm kết hợp với việc đọc cá nhân thành tiếng được
luyện nhiều lần, kết hợp nhuần nhuyễn trong một tiết học Tập đọc. Hoạt động
“Tìm hiểu bài” có kết hợp luyện đọc đoạn bài. Các hoạt động được tổ chức diễn
ra một cách nhẹ nhàng, các hoạt động được lồng ghép vào nhau hỗ trợ cho nhau.
- Để giúp học sinh đọc hiểu tốt, giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi bổ sung,
thêm một vài câu hỏi ở trong sách giáo khoa phù hợp với từng bài học để học
sinh nêu được nội dung, nghệ thuật từng bài.
Ví dụ: Khi tìm hiểu bài “Con cò” (TV3-T1), giáo viên đặt các câu hỏi sau:
Em hãy đọc thầm bài văn, tìm những chi tiết nói về con cò bay trong khung
cảnh thiên nhiên như thế nào ? (Con cò bay trong một buổi chiều rất đẹp yên
tĩnh: cánh đồng phẳng lặng, bát ngát xanh ; ...Tìm những chi tiết nói lên dáng
11


vẻ thong thả ,nhẹ nhàng của con cò ? (....) . Em cần làm gì để giũ mãi cảnh

đẹp được tả trong bài ? (....) Thông qua 3 câu hỏi tìm hiểu bài học sinh có thể
cảm nhận được bức tranh đồng quê Việt Nam rất đẹp và thanh bình. Con người
cũng phải biết giữ gìn cảnh đẹp thanh bình ấy. Ngoài việc đọc thầm để hiểu và
cảm được nội dung các câu hỏi trong bài giáo viên cũng cần phải giúp học sinh
hiểu các từ mới thông qua cách luyện đọc và tìm hiểu bài.
Hoặc đối với bài : ‘Bài hát trồng cây TV3 – T2)
Ai trồng cây
Ai trồng cây
Người đó có tiếng hát
Người đó có ngọn gió
Trên vòm cây
Rung cành cây
Chim hót lời mê say.
Hoa lá đùa lay lay.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm và phát hiện ra các từ ngữ được lập lại
trong bài thơ.Việc lập lại từ ngữ đó như một điệp khúc trong bài nhấn mạnh ý
mọi người hãy hăng hái trồng cây. Đó là giá trị của biện pháp nghệ thuật.
Như vậy tất cả những cách thực hiện trên nhằm giúp học sinh hiểu nội
dung nghệ thuật của văn bản để có cách đọc đúng vươn tới mức độ cao hơn đó
là đọc hay.
Ví dụ :bài “ Nhà rông ở tây nguyên” (TV3-T1) Hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa
một số từ mới xen kẽ các hoạt động, ngay phần giới thiệu bài đã giúp học sinh
hiểu nghĩa “ Nhà rông”. Trong phần tổ chức đọc đoạn, cần đề cập tới 2 từ khó
đó là : “rông chiêng”, “ nông cụ”, các từ còn lại chuyển sang hoạt động “Tìm
hiểu bài”. Cụ thể:
+ Hoạt động tìm hiểu bài, tổ chức học sinh dựa vào hệ thống câu hỏi SGK và
bổ sung thêm ý nhằm giúp học sinh phát hiện rõ và minh bạch trong câu trả lời
sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, học sinh tìm hiểu nội dung bài qua các
hình thức như: Thảo luận, phiếu học tập, trò chơi...
+ Ngoài ra chụp một số hình ảnh Nhà rông trình lên màn hình cho học sinh

được biết, hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ bằng trực quan cụ thể, giúp học
sinh hiểu nghĩa từ:“nhà rông’’

12


( Ảnh nhà rông ở Tây nguyên)

Qua bức tranh sinh động được giáo viên trình chiếu ở trên giúp học sinh
không những hiểu về từ ngữ mà còn giúp học sinh rõ được hình ảnh“Nhà
rông”. Rõ ràng học sinh phải động não và nói bằng lời của mình, thông qua đó,
Học sinh biết được một kiểu nhà của các dân tộc, nhà rông là nhà công cộng của
buôn làng. Nhà rông có đặc điểm riêng biệt so với các loại nhà mà các em
thường thấy .
Ví dụ: Khi học bài : “Ngày hội rừng xanh” ( TV3 - T2) có các câu thơ:
“Tre /trúc/ thổi nhạc sáo /
Khe suối /gảy nhạc đàn/
Cây/ rủ nhau thay áo /
Khoác bao màu tươi non .//”
Tôi hướng dẫn học sinh tìm và phát hiện cách sử dụng từ ngữ của tác giả, ở
đây không đơn thuần tác giả dùng từ tả hoạt động của sự vật và con vật mà đã sử
dụng biện pháp nhân hóa làm cho cây cối cũng thay áo, cũng đàn sáo như con
người để thể hiện sự sinh động đáng yêu của các con vật trong ngày hội ở rừng
xanh. Đó là giá trị của biện pháp nghệ thuật.
Như vậy, tất cả những cách thực hiện trên nhằm giúp cho học sinh hiểu nội
dung, nghệ thuật của văn bản để có cách đọc đúng và vươn tới mức độ cao hơn
đó là đọc hay đọc ( diễn cảm.)
*Rèn kỹ năng đọc hay cho học sinh:
Đọc hay(diễn cảm) là một yêu cầu đặt ra khi đọc những câu văn hoặc các
yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ

điệu, chỗ ngừng, nghỉ, cường độ…để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác
giả đã gửi gắm trong bài đọc. Đồng thời thể hiện được sự thông hiểu, cảm thụ
13


của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ
cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát.
* Cách tiến hành: Tôi đã thực hiện qua các bước:
Bước1: Nội dung của bài đọc đã quy định ngữ điệu của nó nên tôi yêu cầu
học sinh không bao giờ áp đặt sẵn giọng đọc của mỗi bài mà tôi khuyến khích
các em tự tìm hiểu và nêu cách đọc và đọc trên cơ sở hiểu từ, hiểu nghĩa. Giáo
viên chỉ là người lắng nghe, sửa cách đọc cho từng học sinh. Giáo viên nên
khuyến khích, động viên học sinh cố gắng đọc diễn cảm dưới nhiều hình thức
khác nhau để tạo sự hứng thú trong giờ học.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Con cò ” ( TV3 - T2).
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp và tự phát hiện ra giọng đọc phù hợp
của bài văn: Toàn bài đọc với giọng tả nhẹ nhàng, có nhịp điệu đọc nhấn giọng
những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, làm nổi bật hình ảnh duyên dáng của con cò.
Con cò bay là là ,rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất ,dễ dãi tự nhiên như
mọi hoạt động của tạo hóa.Nó thong thr đi trên doi đất .
Rồi nó lại cất cánh, bay nhẹ như chẳng ngờ, không gây một tiếng động
trong không khí
Hay bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh’’ tôi hướng dẫn học sinh theo cánh
đọc như : Khuyến khích học sinh đưa ra phương án đọc. Rồi sau đó giáo viên
chốt phương án đúng và cho học sinh luyện
“ Đoàn quân đột ngột chuyển mạnh. // Những rặm rừng đỏ lên vì bom
Mỹ.//Những rặm rừng xám đi vì chất đọc hóa học Mỹ // Những rặm rừng đen
lại,/ cây cháy thành than chọc lên nền trời mây..//Tất cả ,/ tất cả/ lướt qua rất
nhanh.//
Đọc vói giọng đau xót căm thù : Nhấn giọng các từ ngữ tố cáo tội ác chiến

tranh hủy diệt của giặc Mỹ
Cứ cuối mỗi giờ tập đọc, giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn (hoặc
khổ thơ) mà em thích và nói lên lí do vì sao mình lại thích đoạn văn, khổ thơ đó.
Hoặc tổ chức thi đọc diễn cảm, đọc phân vai( Đối với các tác phẩm có nhiều
lời hội thoại như bài: “ Nhà bác học và bà cụ”, hay bài “Ở lại với chiến khu”
( TV3-T2).
Bởi thế mà trong giờ Tập đọc của lớp 3B (tôi áp dụng dạy thực nghiệm) các
em rất thích tham gia đọc diễn cảm.
Bước 2: Đọc hay chỉ có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc hay yêu
cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm… phù hợp với từng ý cơ
bản của bài đọc, với kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở từ
ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả. Để đọc hay người đọc
phải làm chủ được chỗ ngắt giọng làm chủ được tốc độ đọc, làm chủ được
cường độ và ngữ điệu. Vì vậy, ở mỗi bài tập đọc giáo viên cần quan tâm hướng
dẫn học sinh phát hiện cách đọc diễn cảm, qua ý đồ nghệ thuật, bằng cách tự các
em tìm tòi, khám phá và tranh luận.
Ví dụ: Bài “Anh đom đóm ” (TV 3- T1). Các em đã ngắt nhịp và nhấn
giọng như sau:
14


“Mặt trời gác chú /
Đi suốt một đêm /
Bóng tối tan dần,/
Lo cho người ngủ...//
Anh Đóm chuyên cần/
Từng bước /từng bước /
Lên đèn đi gác.//
Vung ngọn đèn lồng /
Theo đàn gió mát /

Anh đóm quay vòng/
Đóm đi rất êm,/
Như sao bừng nở ...”
Qua cách đọc ngắt nhịp và nhấn giọng như thế giúp các em cảm nhận
được Bài thơ “Anh Đom đóm” thuộc thể thơ 4 chữ mang âm hưởng của một bài
đồng giao vui nhộn tươi mát hồn nhiên, khi đọc các em cần thể hiện âm điệu của
một bài ca tuổi thơ nhí nhảnh, tình cảm đối với cuộc sống của loài vật ở làng
quê về ban đêm rất đẹp và sinh động . Nếu đoạn thơ có nhiều ý hóm hỉnh ,vui vẻ
cần đọc nhấn giọng ở một số từ ngữ kèm theo cử chỉ, nét mặt để thể hiện săc
thái đó .Thể tự do học sinh phát hiện nhịp đọc là rất khó. Bởi vậy giáo viên cần
hướng dẫn cụ thể cho học sinh
Hoặc trong bài thơ “Mặt trời xanh của tôi” ( TV3 - T2)
Rừng cọ ơi! /Rừng cọ! /
Lá đẹp /lá ngời ngời
Tôi yêu thường vẫn gọi /
Mặt trời xanh của tôi.//
Với cách đọc như thế học sinh có thể cảm nhận được tình cảm của tác giả
đối với rừng cọ của quê hương. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện
với người thân (Rừng cọ ơi! Rừng cọ!)Tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời
ngời sức sống. Hình ảnh “Mặt trời xanh của tôi” đã bọc lộ rõ tình cảm yêu mến
và tự hào của tác giả về rừng cọ của quê hương.
Hay: Trong bài : “ Bàn tay cô giáo” (TV3-T2). Có câu thơ:
Chiếc thuyền xinh quá ! Đây là câu cảm giáo viên cần hướng dẫn các em
giọng đọc bất ngờ, nhấn giọng ở từ “xinh quá!” thể hiện sự thán phục.
Mặt khác, thể hiện giọng đọc phù hợp với nhân vật cũng là bước thành
công trong quá trình đọc hay. Các loại hình văn bản trong các bài tập đọc lớp 3
là thơ văn xã hội khoa học, văn bản khoa học tự nhiên, truyện kể, kịch.Trong đó
truyện kể và kịch thường xuất hiện nhiều nhân vật. Chính vì vậy để nâng cao
chất lượng đọc cho học sinh lớp 3, điều không thể xem nhẹ là luyện đọc cho hoc
sinh có giọng đọc phù hợp vớ từng nhân vật.

Ví dụ: Đọc bài: “ Ở lại với chiến khu” (TV3 - T2)
+ Giọng xúc động, thể hiện thái độ sẵn sàng, chịu đựng gian khổ, kiên quyết
sống chết cùng chiến khu của các chiến sĩ nhỏ tuổi
+Giọng đau xót căm thù :Những dặm rừng đỏ lên vì bom Mỹ .// Những dặm
rừng xám đi vì chất độc hóa học Mỹ”.( Trên đường Hồ Chí Minh)
+Giọng chậm rãi khoan thai: “Thì ra/ hai pho tượng ấy nặn bằng bột chè
lam.//” ( Ông tổ nghề thêu)
+Giọng phấn chấn của bà cụ : “Thế nào già cũng đến...Nhưng ông phải làm
nhanh lên nhé, kẽo tuổi già chẳng được bao lâu đâu.” ( Nhà bác học và cụ già)
+ Giọng âu yếm ân cần của ngựa Cha: “ con trai à, / con phải đến bác thợ rèn
để xem lại bộ móng. // Nó cần thiết cho cuộc đua / hơn là bộ đồ đẹp.//
15


+ Giọng tự tin chủ quan của ngựa Con “ Cha yên tâm đi. // Móng của con
chắc chăn lắm. // Con nhất định sẽ thắng mà ! // ( Cuộc chạy đua ở trong rừng)
+ Giọng thể hiện cảm xúc lưu luyến: “Đã đến lúc chia tay. / Dưới làn tuyết
bay mù mịt,/ các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến, / cho đến khi xe của
chúng tôi / khuất hẳn trong dòng người / và xe cộ tấp nập / của thành phố câu
Âu hoa lệ, / mến khách.” //(Gặp gỡ ở lúc Xăm – Bua)
+Giọng hoảng hốt vội vã: “Chàng hoảng hốt,/ chạy tới khóm lau nằm trên bãi,/
nằm xuống,/ bới cát phủ lên mình để ẩn trốn.// (Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử)
Như vậy để hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng giọng nhân vật, giáo viên
phải giúp các em tìm hiểu bài tốt để nắm được đặc điểm, tính cách nhân vật. Từ
đó luyện cho các em có giọng đọc tốt, phù hợp với từng nhân vật, thay đổi và
đan xen cách đọc để tạo không khí sinh động hào hứng cho giờ học.
*Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng :
Chúng ta biết rằng, vốn sống, vốn hiểu biết, vốn từ ngữ của học sinh tiểu
học còn hạn chế. Các bài Tập đọc mà học sinh được học có tác dụng mở rộng
tầm hiểu biết, tầm nhìn về tự nhiên và đời sống, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và

nhân cách cho học sinh. Việc sử dụng đồ dùng trực quan sẽ có tác dụng minh
họa cho lời giới thiệu, lời giảng, giải thích cho học sinh các nội dung khi tìm
hiểu bài trong phân môn Tập đọc. Không những các bài tập đọc là truyện kể
hoặc kịch, hay các văn bản thơ, văn bản khoa học, văn bản miêu tả, đều rất cần
đến tranh ảnh minh họa, học sinh sẽ hứng thú hơn và hiểu, cảm thụ bài tập đọc
nhanh hơn, tốt hơn. Tuy nhiên trong khi dạy Tập đọc tùy vào nội dung từng bài
mà giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp, lựa chọn việc sử
dụng đồ dùng dạy học để hiệu quả giờ dạy cao hơn. Để giúp học sinh hiểu bài và
gây hứng thú khi học, giáo viên cần lựa chọn việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong giờ lên lớp. Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc: Cửa Tùng (TV3- T1)
+ Giới thiệu bài: GV trình chiếu toàn cảnh hình ảnh Cửa Tùng và giới thiệu:

16


(Đây là hình ảnh Cửa Tùng một Cửa biển đẹp nhất của miền Trung nước ta)
+ Khi tìm hiểu bài:GV nêu câu hỏi,học sinh trả lời nội dung câu hỏi, kết hợp sử
dụng hình ảnh để minh họa:
Ví dụ: Sắc màu nước biển của Cửa Tùng có gì đẹp?(Thay đổi ba lần trong
ngày): “ Bình minh mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển
,nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa nước biển xanh lơ, và khi chiều tà thì
đổi sang màu xanh lục.” Giáo viên trình chiếu hình ảnh mà học sinh nêu trên để
minh họa. Hình ảnh “nét đặc biệt của sắc màu nước biển Cửa Tùng” được
minh họa:

Hình ảnh nước biển lúc bình minh

17



Hình ảnh nước biển ban trưa

Hình ảnh nước biển lúc chiều tà

18


(Từ việc quan sát hình ảnh học sinh cảm nhận được nét riêng biệt mà chỉ có
ở cửa Tùng mới có.Qua đó giúp học sinh thấy được vẻ đẹp kỳ diệu của thiên
nhiê n càng yêu thiên nhiên hơn và cảm thụ tốt bài tập đọc).
Như vậy áp dụng công nghệ thông tin vào dạy tập đọc sẽ giúp cho học giáo
viên minh họa được những hình ảnh mà mình giới thiệu, lời giảng, giải thích cho
học sinh một cách dễ dàng hơn, vừa cụ thể, sinh động, thực tế mà không mất
nhiều công sức, không tốn kém về kinh tế… Học sinh hứng thú, thu hút vào bài
một cách nhẹ nhàng hơn và cảm nhận được tình cảm đối với bài thơ, bài văn,
câu truyện, kịch hay văn bản khoa học … từ đó mà thể hiện giọng đọc hay hơn
và đọc diễn cảm tốt hơn.
*Đổi mới cách đánh giá học sinh và hình thức xây dựng đề kiểm tra định kỳ
phân môn tập đọc theo thông tư 22:
+Đổi mới cách đánh giá:
Đánh giá bao gồm tất cả các cách thức giáo viên thu thập và sử dụng các
loại thông tin định tính định lượng thu thập được trong quá trình giảng dạy trên
lớp học nhằm đưa ra phán xét, nhận định, quyết định. Các thông tin này cũng
chính học sinh sử dụng để cải tiến việc học tập, đồng thời giúp giáo viên hiểu
học trò mạnh điểm gì, yếu điểm gì để lập kế hoạch giảng dạy và điều chỉnh việc
giảng dạy. Để giúp các em có được tình cảm, xúc cảm, mỗi khi đọc một bài tập
đọc, hay có niềm tin khi đứng lên đọc bài thì giáo viên dùng lời nói của mình
nhận xét phát hiện ra lỗi và sửa lỗi của mình khi đọc bài đọc hoặc giáo viên giúp
học sinh tự đánh giá phát hiện ra lỗi của mình hay nhận xét cách đọc cách trả lời
câu hỏi của bạn để điều chỉnh theo yêu cầu đề ra.

Ví dụ : Khi dạy bài : “Hai Bà Trưng” (TV3-T2) Khi học sinh tìm hiểu câu hỏi:
Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa ? Nên cho học
sinh thảo luận nhóm đôi về câu hỏi này. Học sinh được khuyến khích nói ra
những suy nghĩ của cá nhân, từ quá trình nói ra đó, giáo viên biết được những
suy nghĩ đúng sai. Hay học sinh được nhận xét, thảo luận tranh luận về các ý
nghĩ, giúp các em phát huy tối đa sự sáng tạo trong ý tưởng. Trên cơ sở đó cô
biết từng học sinh trong lớp đang nghĩ gì.Từ việc làm trên giáo viên có thể biết
được học sinh hoạt động thế nào tích cực đến đâu. Đây cũng chính là cách thức
đánh giá dạy học.
+ Đổi mới hình thức xây dựng đề kiểm tra định kỳ:
Như chúng ta biết đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu đột phá nhằm thúc đẩy
các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức
hoạt động dạy học, đổi mới quản lý. Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá
theo hướng vì sự tiến bộ của người học, như là quá trình thúc đẩy học tập bền
vững, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên
tích cực hơn nhiều. Đánh giá bao gồm tất cả các cách thức giáo viên thu thập và
sử dụng các loại thông tin định tính định lượng thu thập được trong quá trình
giảng dạy trên lớp học nhằm đưa ra phán xét, nhận định, quyết định.Các thông
tin này cũng chính học sinh sử dụng để cải tiến việc học tập , đồng thời giúp
19


giáo viên hiểu học trò mạnh điểm gì, yếu điểm gì để lập kế hoạch giảng dạy và
điều chỉnh việc giảng dạy ..
Theo thông tư 30 việc ra đề kiểm tra cho học sinh chỉ ở các mức độ sau: Học
sinh nhận biết hoặc nhớ nhắc lại kiến thức đã học .Học sinh biết nối, sắp xếp lại
các kiến thức kỹ năng đã học để giải quyết các tình huống tương tự tình huống
vấn đề đã học. Học sinh biết vận dụng giải quyết vấn đề mới .
Đối với thông tư 22: việc ra đề kiểm tra cho học sinh chỉ ở các mức độ sau:
Học sinh nhận biết hoặc nhớ nhắc lại kiến thức đã học. Hiểu kiến thức kỹ năng

đã học.Trình bày giải thích kiến thức theo cách hiểu của cá nhân.Vận dụng kiến
thức kỹ năng để để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập
cuộc sống .Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề mới hoặc đưa ra
những vấn đề phản hồi hợp lý trong học tập trong cuộc sống một cách linh hoạt .
Xuất phát từ những điểm mới của thông tư 22 để nâng cao chất lượng dạy
học môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn tập đọc giáo viên cần triệt để việc áp
dụng thông tư 22 về đổi mới hình thức xây dựng đề kiểm tra định kỳ để nâng
cao chất lượng dạy và học
Ví dụ: Đề kiểm tra môn tiếng việt cuối kì II. ( Phần Phụ Lục)
Như vậy từ cách đổi mới đánh giá học sinh đến đổi mới hình thức xây
dựng đề kiểm tra định kỳ sẽ giúp cho giáo viên thiết lập được một môi trường
tương tác giúp học sinh học tập tiến bộ hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong một khoảng thời gian không dài, với các biện pháp nêu trên, tôi thấy
kết quả khả quan, hiệu quả giờ dạy của giáo viên được nâng lên rõ rệt. Học sinh
hứng thú học tập tích cực hơn, các em mạnh dạn tự tin hơn khi đọc bài. Số em
đọc chưa đạt yêu cầu không còn nữa. Số em đọc đúng đọc hay , đọc diễn cảm và
hiểu văn bản được tăng lên rất nhiều so với đầu năm. Qua việc đánh giá từ
những tiết tập đọc trên lớp, kết quả phân môn tập đọc của lớp 3B do tôi trực tiếp
thực nghiệm giảng dạy đã đạt được như sau:
Sĩ số
Chất lượng, mức độ đọc
Số lượng
Tỷ lệ
Lớp
Trôi chảy, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng
30/30
100%
3B
30 Đọc hiểu

28/30
93,3%
Đọc hay
21/30
70,0%
Kết quả trên cho thấy, những biện pháp mà tôi đã áp dụng trong quá trình
rèn đọc cho học sinh trong giờ Tập đọc lớp 3 phần nào có giá trị ứng dụng trong
thực tế. Để việc rèn đọc cho học sinh đạt kết quả cao, giáo viên phải biết kết hợp
các biện pháp và sử dụng có hiệu quả, có hệ thống kế hoạch đã vạch ra.
Từ kết quả thực nghiệm trên, tôi tiếp tục chỉ đạo nhân rộng các biện pháp
trên ở phân môn Tập đọc khối 3 trong thời gian tiếp theo để nâng cao chất lượng
đọc trong toàn trường,đặc biệt là học sinh khối lớp Ba

20


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
+ Kết luận
Qua thực tế rèn đọc cho học sinh lớp 3, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Người giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, vốn ngôn ngữ văn
học phong phú, vốn sống thực tế và đặc biệt là phải luyện cho mình có giọng
đọc hay, truyền cảm.
- Coi trọng việc đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm của học sinh.Trong giờ Tập
đọc không biến giờ Tập đọc thành tiết giảng văn mà chú ý rèn đọc cho học sinh,
tạo cho các em tính tự tin và ý thức rèn đọc. Coi trọng khâu đọc hiểu và đọc diễn
cảm. Không cảm thụ hộ học sinh, không áp đặt cách đọc, giọng đọc mà các em
tự tìm ra cái hay, cái đẹp trong từng văn bản, tự các em tìm ra cách đọc hay nhất
phù hợp với nội dung từng bài. Giáo viên tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc khi
dạy học, không cảm thụ hộ học sinh, không bắt buộc học sinh đọc một cách đọc
mà giáo viên đưa ra. Ngoài ra giáo viên còn giúp học sinh khơi gợi cảm xúc, ý

tưởng độc đáo của các em để các em tự tìm ra cách đọc. Người giáo viên phải
hết sức coi trọng hoạt động dạy học của học sinh tập trung hướng vào người học,
phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên có nghệ thuật sư phạm để hướng
dẫn mỗi cá nhân học sinh chiếm lĩnh tri thức. Không tỏ thái độ nôn nóng, cáu
gắt mà luôn tạo ra không khí vui tươi thoải mái trong tiết học để các em thấy
rằng đó là một “sân chơi” bổ ích và lý thú chứ không phải là giờ học căng
thẳng. Giáo viên phải triệt để sử dụng đồ dùng trực quan hỗ trợ cho việc tìm
hiểu bài, tổ chức các hình thức học tập linh hoạt, sáng tạo.Thực hiện có hiệu quả
thông tư 22 để tạo ra hoạt động tương tác tích cực trong hoạt động dạy và học
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
+Kiến nghị:
+ Phòng GD& ĐT nên tổ chức thường xuyên những hội thảo chuyên đề đi sâu
vào từng phân môn. Các cụm trường: Tổ chức chuyên đề để tạo điều kiện cho
giáo viên được thực hành dạy và học hỏi, nâng cao tay nghề.
Trên đây là những giải pháp của bản thân trong quá trình “ Rèn đọc cho học
sinh nhằm nâng cao chất lượng phân môn tập đọc ở lớp 3.” Tôi rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để đề
tài được hoàn chỉnh hơn, các giải pháp trên mang tính khả thi hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hậu Lộc, ngày 15 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác..
Người thực hiện

21



Nguyễn Thị Tuyết
PHẦN PHỤ LỤC
A. KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc hiểu, Luyện từ và câu: Thời gian 30
phút * Đọc thầm đoạn văn sau:
"Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt
được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những chiếc
hoa đỏ hồng. Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê. Trong vòm cây, tiếng
đàn sáo về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một
buổi đàn ca liên hoan sắp bắt đầu… Nghe chúng mà xốn xang, mãi không chán.
Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có câu chuyện riêng của mình, giữ
mãi trong lòng, nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, ai cũng lắm
lời, bất chấp bạn có chú ý lắng nghe hay không."
Theo BĂNG SƠN

* Em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. (0,5 điểm) Cây gạo bắt đầu nở hoa vào mùa nào ?(M1)
A. Mùa xuân.
đông.

B. Mùa hạ.

C. Mùa thu.

D. Mùa

2. (0,5 điểm) Khi cây gạo nở hoa, loài chim nào về tụ họp đông vui ? (M1)
A. Chim én.

B. Chim sáo.
C. Nhiều loài chim.
3. (0.5 điểm) Vì sao hoa gạo làm thay đổi cảnh làng quê? (M2)
A. Vì cây gạo đứng ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê.
B. Vì hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê.
C. Vì cây gạo bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ
hồng. 4.(0.5 điểm) Tìm từ ngữ miêu tả âm thanh của đàn sáo?(M2)
………………………………………………………………………………
5. (1 điểm) Nêu nội dung đoạn văn trên ? ( M3)
………………………………………………………………………………
6. (1 điểm) Dựa vào nội dung đoạn văn trên, em hãy viết 2 đến 3 câu nói lên
cảm nhận của mình về mùa xuân.(M4)
………………………………………………………………………………….
22


7. (0.5 điểm) Bộ phận nào trong câu “ Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ
móng” trả lời câu hỏi để làm gì?(M1)
A. con
B. đến bác thợ rèn
C. để xem lại bộ móng
8.(0.5 điểm):Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau:(M2)
- Trái nghĩa với gần: ..................................
- Các thiên thể ban đêm lấp lánh trên bầu trời:.........................
9. (1 điểm) Trong câu “Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có câu
chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng, nay mới được thổ lộ cùng
bạn bè, nên ai cũng nói, ai cũng lắm lời, bất chấp bạn có chú ý lắng nghe
hay không.”, đàn chim được nhân hóa bằng cách nào ?(M3)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

II. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Thời gian cho mỗi em khoảng 2 phút.
Giáo viên kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng (kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng)
đối với từng học sinh qua các bài tập đọc đã học ở sách Tiếng Việt 3 - Tập 2.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/Phương pháp dạy Tiếng Việt 3: Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu
Tỉnh, Đặng Kim Nga.
2/ Sách giáo viên Tiếng Việt 3 /Tập 1
3/ Sách giáo viên Tiếng Việt 3 /Tập2
4/ Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 /Tập 1
5/ Sách giáo khoa Tiếng Việt 3/ Tập 2
6/ Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3/ Tập 1,2
7/ Tài liệu về TT 22.
8/ Tập chí giáo dục tiểu học.
9/ Cảm thụ văn học Tiểu học/ Lê Hữu Tỉnh, Lê Phương Nga

24


×